Bảng 4.17. Tỷ lệ hộ tham gia tiêm phòng cho bò sữa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 84)

(%) 1 Tổng số hộ điều tra 90 100,00 2 Số chuồng trại xây kiên cố 80 88,89

- Xây mới 46 51,11

- Chuồng trại nâng cấp hoặc sửa chữa từ chuồng nuôi lợn

- Chuồng trại giữ nguyên

34 10

37,78 11,11 3 Số chuồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 76 84,44 4 Số chuồng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 14 15,56 5 Số chuồng có đầy đủ trang thiết bị 82 91,11 6 Số chuồng chưa có đầy đủ trang thiết bị 8 8,89 7 Số chuồng nuôi, cất thải được xử lý qua hệ

thống biogas 85 94,45

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy còn nhiều chuồng được nâng cấp từ chuồng chăn nuôi trâu, bò cũ và tận dụng, sửa chữa từ chuồng lợn 55,56%, chuồng xây mới chiếm 51,11%. Tuy nhiên dù nâng cấp, cải tạo hay xây mới thì đa phần các hộ chăn nuôi tại xã Tản Lĩnh đều đáp ứng những tiêu chí sau: xây dựng chuồng bò kiên cố, tường gạch, mái ngói hoặc Fibroximang, diện tích chuồng bò bình quân 6m2/con bò ( tiêu chuẩn 4-6m2), số hộ có chuồng kiên cố như vậy đạt 88,89%. Song trong số các hộ điều tra đủ tiêu chuẩn cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ chiếm 84,44%. Số còn lại là chuồng nuôi chưa đảm bảo về yêu cầu kĩ thuật chiếm 15,56%, số chuồng nuôi này tập trung chủ yếu ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ từ 1-3 con và tập dụng sửa chữa từ chuồng chăn nuôi lợn, nên tường xây cao và kín, không thoáng mát. Ngoài ra còn do vị trí chăn nuôi của chuồng không phù hợp, chuồng nuôi bò còn nuôi chung với chuồng gia súc khác. Số chuồng nuôi có đầu đủ các trang thiết bị như hệ thống chống nóng, quạt, giàn phun mưa trên mái chuồng, hệ thống nước uống có rèm che trước và sau chuồng nuôi vào những ngày mùa đông cũng chiếm tỷ lệ khá cao 91,11% và đa phần tập trung ở những hộ chăn nuôi có quy mô 5 con trở lên.

Thực tế có được những kết quả trên là do sự đầu tư của hai tổ chức: Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội và Công ty cổ phần sữa IDP. Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã thông qua Trạm phát triển chăn nuôi Ba Vì triển khai hỗ trợ sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới chuồng trại đảm bảo kiên cố, đúng kỹ thuật, hỗ trợ hệ thống biogas, hệ thống chống nóng cho bò sữa… đối với các hộ chăn nuôi từ 3 con trở lên. Đồng thời để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, công ty sữa quốc tế IDP – đơn vị thu mua, sản xuất và chế biến sữa tại đây cũng có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Công ty đã cho người chăn nuôi vay vốn không lãi suất để xây dựng hầm biogas, hố phân, cấp xe rùa chở phân… nhằm giúp các hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng sữa. số hộ có hệ thống chất thải được xử lý bằng hệ thống biogas, có dụng cụ để chở phân là 94,45%.

Khảo sát ý kiến đánh giá về tình tình chuồng trại chăn nuôi tại khu vực xã Tản Lĩnh ta thu được kết quả dưới đây.

Bảng 4.9. Đánh giá chuồng trại chăn nuôi bò sữa Đối tượng Rất tốt Tốt Trung bình Xuống cấp Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Cán bộ quản lý 2 20,00 4 40,00 3,00 30 1 10,00 Nông trại CNBS 15 16,67 45 50,00 20 22,22 10 11,11

( Nguồn: Tồng hợp số liệu điều tra)

Ta thấy phần lớn ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân cho rằng hiện nay chuồng trại chăn nuôi ở mức tốt (40% ý kiến cán bộ và 50% ý kiến người dân). Ngoài ra, 20% cán bộ và 16,67% người dân đánh giá chuồng trại ở mức rất tốt, tỷ lệ này chủ yếu nằm ở các nông hộ có quy mô chăn nuôi lớn và được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Tỷ lệ hộ đánh giá chuồng trại chăn nuôi ở địa phương hiện nay xuống cấp là rất thấp, chiếm 11,11% trong số hộ khảo sát.

Theo hợp đồng thu mua sữa đã được kí kết giữa nhà máy sữa và nông hộ chăn nuôi, cán bộ của nhà máy sữa sẽ liên tục kiểm tra cơ sở hạ tầng, chuồng trại chăn nuôi bò sữa. Tần suất kiểm tra được thực hiện 2-3 lần/tháng. Điều này giúp công ty sữa quản lý được công tác chăn nuôi đảm bảo và hiệu quả, đồng thời cũng đánh giá được chất lượng sữa từ các nông hộ để áp dụng giá thu mua thích hợp. Cán bộ quản lý chuyên trách đã thực hiện một cách nghiêm ngặt và từ phía nông hộ hầu như chưa có sai phạm đáng kể xảy ra. Các hành vi không đúng yêu cầu kĩ thuật chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, người dân đã nhanh chóng tiếp thu và sửa chữa.

Như vậy, cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bò sữa tại xã Tản Lĩnh tương đối đầy đủ. Được sự đầu tư của nhà máy sữa IDP, tỷ lệ chuồng trại của hộ chăn nuôi hiện nay đáp ứng yêu cầu kĩ thuật cao và thiết bị hiện đại được sử dụng thường xuyên. Từ chương trình quy hoạch nông thôn mới, đường giao thông trong xã cũng được mở rộng và đi lại thuận tiện hơn. Tuy nhiên, các cán bộ địa phương cần quan tâm hơn nữa tới những hộ mới tham gia chăn nuôi bò sữa và những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, thiếu vốn để cải tạo chuồng trại nhằm giúp họ có điều kiện tốt hơn để phát triển chăn nuôi.

4.4.3 Công tác quản lý giống bò sữa

4.4.3.1 Phân bổ đàn bò của xã Tản Lĩnh

Tản Lĩnh là một trong 3 xã trọng điểm có truyền thống chăn nuôi bò sữa được kế thừa những kinh nghiệm đời trước để lại kết hợp với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động dồi dào. Từ năm 1962 xã bắt đầu chăn nuôi bò sữa, ban đầu số bò mới chỉ là 30 con được nhập từ Trung Quốc. Từ năm 1987 nhập thêm bò Sind và bò Sahiwal từ Pakistan về nuôi ở Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và Trung tâm tin đông viên Môn Ca Đa. Đây là hai trung tâm chăn nuôi bò sữa lớn trên địa bàn xã Tản Lĩnh. Thành phần đàn bò trong xã trở nên đa dạng hơn. Ngày nay trên địa bàn chăn nuôi chủ yếu các giống bò lai giữa bò HF và bò lai Sind với tỷ lệ máu HF khác nhau, nhiều nhất là các giống bò cao sản vì chúng cho năng suất cao, tuy khó khăn trong khâu chăm sóc nhưng nông dân trong xã vẫn có thể khắc phục được.

Tổng số bò sữa của xã Tản Lĩnh hiện tại là 2457 con. Sự phân bổ đàn bò tại các thôn trong xã Tản Lĩnh là khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm chăn nuôi và điều kiện khác nhau của từng thôn. Sự phân bổ khác nhau trong các thôn này là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể kể đến như diện tích đất đai không giống nhau, yếu tố mức độ phát triển của người dân trong các thôn là khác nhau, yếu tố về thời gian chăn nuôi, kinh nghiệm của nông dân khác nhau… và nhiều lí do khác. Hiện nay tất cả 14 thôn trong xã Tản Lĩnh đều có hộ tham gia chăn nuôi bò sữa, có một vài thôn mới tham gia nên số lượng bò sữa chăn nuôi không nhiều.

Bảng dưới đây là danh sách các thôn chăn nuôi bò sữa và sự phân bổ đàn bò của xã năm 2014

Bảng 4.10. Phân bổ đàn bò và số hộ tham gia chăn nuôi bò sữa của xã Tản Lĩnhnăm 2014

STT Thôn Bò sữa Hộ tham gia

Tổng số bò (con) Cơ cấu (%) Số hộ nuôi (hộ) Cơ cấu (%) 1 Hát Giang 534 21,73 96 18,5 5,56 2 Việt Long 442 17,79 91 17,53 4,86 3 Ké Mới 295 12,01 72 13,87 4,1 4 Tam Mỹ 369 15,02 80 15,41 4,61 5 Hà Tân 216 8,79 44 8,48 4,91 6 Đức Thịnh 164 6,67 33 6,36 4,97 7 An Hòa 108 4,40 26 5,01 4,15 8 Cẩm Phương 110 4,48 34 6,55 3,24 9 Yên Thành 37 1,51 12 2,31 3,08 10 Hiệu Lực 13 0,53 8 1,54 1,62 11 Cua Chu 48 1,95 8 1,54 6 12 Hoàng Long 73 2,97 5 0,96 14,6 13 Bát Đầm 23 0,94 5 0,96 4,6 14 Gò Sống 25 1,02 5 0,96 5 Tổng 2457 100,00 519 100,00 4,73

( Nguồn: Chi hội chăn nuôi bò sữa)

Theo bảng số liệu Hát Giang là thôn đi đầu và số lượng đàn bò và số hộ tham gia chăn nuôi bò sữa chiếm tỷ lệ 21,73% tổng số đàn bò của cả xã, có 96 hộ tham gia với tỷ lệ 18,5%. Số lượng bò bình quân/hộ của thôn Hát Giang là 5,56 con, cao hơn mức bình quân của xã là 4,73 con. Sau thôn Hát Giang là một số thôn có lượng

bò thuộc loại cao trong vùng: thôn Việt Long có 442 con bò chiếm 17,79%, thôn Tam Mỹ có 369 con chiếm 15,02%, thôn Ké Mới có 295 con chiếm 12,01%. Số hộ tham gia chăn nuôi của 3 thôn này cũng khá cao lần lượt là 91,80 và 72 hộ. Ngoài 4 thôn có số lượng bò và số hộ tham gia vượt trội hơn hẳn so với các thôn khác thì xã cũng có một số thôn mới tham gia chăn nuôi bò sữa như: Gò Sống, Bát Đầm, Hoàng Long, Hiệu Lực; các thôn này có số hộ tham gia rất ít (5 hộ chăn nuôi). Như vậy, tổng số hộ chăn nuôi trong xã Tản Lĩnh là 519 hộ chăn nuôi bò sữa. Số bò trung bình mà một hộ trong xã chăn nuôi là 4,73 con trong đó cao nhất là thôn Hát Giang ( 5,56 con/hộ) và thấp nhất là thôn Hiệu Lực có 1,62 con/hộ. Đây cũng là một thôn mới chăn nuôi bò sữa vì vậy các hộ tham gia chăn nuôi còn ít chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa dám mâọ hiểm chăn nuôi với số lượng lớn.

4.4.3.2 Phát triển đàn bò sữa trên ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trong ba năm qua, tính từ năm 2012 đến nay, tình hình chăn nuôi bò sữa tròn xã đã có những biến động nhất định. Nhìn chung thì tổng đàn bò và số hộ chăn nuôi trong xã đều tăng nhưng với tốc độ khác nhau qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng ngành chăn nuôi bò sữa tại xã Tản Lĩnh vẫn đang thu hút được sự quan tâm đầu tư phát triển của các cấp, các ngành. Những năm gần đây đời sống của nông dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu của các loại sản phẩm làm từ sữa cũng như về sữa bò theo đó tăng lên. Nhu cầu tiêu thụ sữa bò là rất lớn, nhu cầu về sữa không đủ đáp ứng phải nhập khẩu thêm từ nước ngoài vì vậy nhà nước đang quan tâm đầu tư phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Hạn chế bớt tình trạng nhập khẩu này, người nông dân sản xuất cần mở rộng quy mô chăn nuôi bò sữa của gia đình mình. Qua phỏng vấn đa số các hộ đều muốn mở rông quy mô chăn nuôi nhưng gặp phải khó khăn nên chưa thực hiện được, đặc biệt là khó khăn về vốn, quỹ đất.

Để đánh giá tình hình phát triển của đàn bò sữa trong xã Tản Lĩnh ta tiến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w