Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về chất lượng các khóa tập huấn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 88)

Bảng 4.11. Tốc độ phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng cấu Số lượng cấu Số lượng cấu 13/12 14/13 Bình quân

(con) (%) (con) (%) (con) (%) I. Tổng đàn bò 1705 100,0 2188 100,0 2457 100,0 128,33 112,29 120,04 1.Bò khai thác sữa 957 56,13 1123 51,33 1137 46,28 117,35 101,25 109,00 2.Bò hậu bị (*) 380 22,29 328 14,99 441 17,95 86,32 134,45 107,73 3.Bê tơ (**) 368 21,58 737 33,68 879 35,78 200,27 119,27 154,55

( Nguồn: Chi hội chăn nuôi bò sữa) Chú thích: (*):từ 11 tháng tuổi đến trước đẻ

(**): dưới 6 tháng tuổi

Qua bảng số liệu 4.6, ta thấy tốc độ phát triển bò sữa thay đổi liên tục qua các năm, mỗi giai đoạn khác nhau lại có tốc độ phát triển khác nhau. Bò khai thác sữa có xu hướng giảm dần qua các năm. Giai đoạn bò hậu bị có xu hướng giảm từ năm 2012 đến 2013 nhưng lại tăng lên vào năm 2014. Giai đoạn bê con hướng sữa có tốc độ phát triển tăng lên liên tục trong vòng 3 năm trung bình đạt 154,55%.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu bò sữa theo giai đoạn phát triển từ năm 2012 – 2014

Qua bảng đồ thị 4.3 miêu tả cơ cấu, số lượng bò sữa thuộc các giai đoạn phát triển qua các năm 2012, 2013 và 2014 cho thấy bò khai thác sữa luôn chiếm từ lệ cao nhất trong mỗi năm. Từ năm 2013 có sự hoán đổi vị trí giữa tỷ lệ bò hậu bị và

bê tơ. Tỷ lệ bò khai thác và bò hậu bị trong mỗi năm đều giảm và được thay thế bằng tỷ lệ bê con hướng sữa. Sự gia tăng của tỷ lệ bê hướng sữa cho thấy dấu hiệu của việc tăng đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ.

4.4.3.3 Quy mô chăn nuôi bò sữa tại xã Tản Lĩnh

Qua tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò sữa của các hộ được điều tra cho thấy quy mô chăn nuôi của mỗi hộ là khác nhau. Dựa theo tình hình chung của xã tôi chia ra thành 3 nhóm quy mô để tiến hành điều tra:

- Nhóm hộ chăn nuôi từ 1 đến 2 con: thuộc quy mô nhỏ (QMN), đây là nhóm các hộ mới tham gia chăn nuôi hoặc có nguồn lực kinh tế yếu. Các hộ này kinh nghiệm chăn nuôi ít và nguồn vốn hạn chế nên không dám mạo hiểm chăn nuôi nhiều.

- Nhóm chăn nuôi từ 3-7 con: nhóm quy mô vừa (QMV), đây là nhóm phổ biến nhất. Đa số các hộ thuộc xã Tản Lĩnh nằm trong nhóm này vì số lượng bò phù hợp với quy mô hộ.

- Nhóm chăn nuôi từ 8 con trở lên: nhóm quy mô lớn (QML), số lượng hộ nằm trong quy mô này không nhiều, đây là các hộ có kinh nghiệm lâu năm, có nguồn lực về kinh tế. Với quy mô lớn tổng chi phí bỏ ra là không nhỏ nhưng nếu tính cho từng con thì chăn nuôi với quy mô lớn lại tiết kiệm hơn chăn nuôi nhỏ lẻ.

Quy mô chăn nuôi tại xã Tản Lĩnh hiện nay được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:

Bảng 4.12. Quy mô chăn nuôi bò sữa ở các nông trại xã Tản Lĩnh năm 2014

STT Chỉ tiêu Số nông trại

CNBS Cơ cấu (%)

Tổng số hộ 519 100,00

1 Quy mô nhỏ 87 16,76 2 Quy mô vừa 329 63,39 3 Quy mô lớn 103 19,85

( Nguồn: Chi hội chăn nuôi bò sữa)

Qua bảng số liệu ta thấy, quy mô chăn nuôi nhỏ năm 2014 chiếm tỷ lệ ít nhất 16,76%, có xu hướng chuyển sang quy mô lớn hơn. Quy mô từ 3 đến 7 con chiếm tỷ lệ lớn nhất 63,39%. Quy mô vừa chiếm tỷ lệ lớn nhất là do có sự tăng đan tại các nông hộ, thứ nhất là do các hộ có thêm bê con nên hộ giữ lại để nuôi lấy sữa, thứ

hai là hộ nhập thêm bò từ nơi khác về nuôi. Quy mô chăn nuôi từ 8 con trở lên ở mức độ trung bình chiếm 19,85%. Như vậy ta thấy tại địa phương này thay vì chăn nuôi quy mô nhỏ từ 1 đến 2 con, người dân đã mạnh dạn mở rộng quy mô hơn. Đa số các hộ được hỏi đều mong muốn phát triển hơn nữa để tiến tới quy mô lớn nhưng gặp phải khó khăn về vốn và quỹ đất nên chưa thực hiện được.

Đề tài tiến hành điều tra quy mô của 90 nông trại chăn nuôi bò sữa từ năm 2012 đến năm 2014 và kết quả được thống kê như sau:

Bảng 4.13. Chăn nuôi bò sữa của các nông trại ở các thôn nghiên cứu điểm theo quy mô giai đoạn 2012 – 2014

Quy mô chăn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

Số hộ nuôi (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ nuôi (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ nuôi (hộ) Cơ cấu (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 Bình quân Quy mô nhỏ 27 30,00 16 17,78 8 8,89 59,26 50 54,43 Quy mô vừa 54 60,00 63 70,00 68 75,56 116,67 107,94 112,22 Quy mô lớn 9 10,00 11 12,22 14 15,56 122,22 127,27 124,72 ( Nguồn: UBND xã Tản Lĩnh)

Bảng số liệu trên cho thấy, năm 2012 số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 27 hộ chiếm 30%, năm 2013 giảm xuống còn 16 hộ chiếm 17,78% và năm 2014 tiếp tục giảm còn 8 hộ chiếm 8,89%. Quy mô nhỏ là quy mô duy nhất trong xã có số hộ giảm dần qua các năm, hầu hết các hộ sang năm mới đã thoát khỏi quy mô chăn nuôi từ 1 đến 2 con nhưng lại có thêm hộ mới tham gia chăn nuôi bò sữa. Đây là hiện tượng tất yếu xảy ra khi mà ngành chăn nuôi bò sữa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Nhóm quy mô vừa tăng mạnh nhất trong 3 nhóm: năm 2012 là 54 hộ chiếm 60% đến năm 2014 tăng lên 68 hộ chiếm 75,56%, bình quân 3 năm tăng 12,22%. Số hộ chăn nuôi có quy mô lớn trước đây luôn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất thì năm 2014 đã hoán đổi vị trí cho quy mô nhỏ với 14 hộ chiếm 15,56%, bình quân 3 năm tăng 24,72%. Nhưng đa phần các hộ chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ thường chỉ mở rộng quy mô lên 3 đến 7 con và giữ vững quy mô này, ít hộ có khả năng mở rộng từ 8 con trở lên nên nhóm quy mô này vẫn chiếm mức chưa cao.

Qua đây ta thấy tại xã Tản Lĩnh đã diễn ra sự tăng đàn mở rộng sản xuất trong vòng 3 năm gần đây nhưng số lượng bò tăng chưa đáng kể. Hầu hết các nông trại còn rụt rẻ trong việc chuyển đổi quy mô chăn nuôi. Những hộ đầu tư thêm do nguồn vốn còn hạn chế nên mới chỉ đầu tư từ 1 đến 2 con. Số hộ chăn nuôi trên 10 đang trên đà phát triển. Các cấp chính quyền địa phương cần huy động thêm nhiều

nguồn vốn vay không lãi suất giúp người dân có vốn, mạnh dạn đầu tư tăng đàn phát triển kinh tế của hộ.

4.4.3.4 Cơ cấu giống bò sữa tại xã Tản Lĩnh

Theo tìm hiểu, tại xã Tản Lĩnh hiện nay đang chăn nuôi các giống bò gồm: bò HF thuần, bò lai HF, bò lai Sind. Bò lai HF được chia thành 3 nhóm: F1, F2 và F3. Trong đó, F1 lai với tỷ lệ 50%, F2 là 75% và F3 là 85%. Thực tế tại thời điểm này, người chăn nuôi bò sữa ưa chuộng giống bò lai HF nhất vì sản lượng sữa tương đối ổn định qua các chu kì vắt sữa. Qua điều tra các nông trại, ta có kết quả thống kê số lượng mỗi giống bò nuôi trong hộ như sau:

Bảng 4.14. Số lượng giống bò tại các nông trại điều tra

Giống bò Số lượng (con) Cơ cấu (%)

Tổng đàn bò 426 100,00

Lai HF 294 69,01

Bò HF thuần 97 22,77

Bò lai Sind 35 8,22

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua khảo sát cho thấy, đàn bò sữa của 90 hộ điều tra tại xã Tản Lĩnh hiện nay chủ yếu là bò lai HF (Holstein Friesian) chiếm 69,01% tổng đàn bò. Số lượng bò HF thuần chủng chiếm khoảng 22,77% tổng đàn bò, còn lại là bò lai Sind chiếm 8,22%. Hiện nay người chăn nuôi có xu hướng nuôi bò lai HF nhằm nâng cao chất lượng sữa. Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đàn bò, các thôn cũng đã chuẩn bị bò tơ để thay thế bò già nhằm phát triển quy mô đàn ổn định.

Khảo sát ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng giống bò ta thu được kết quả sau:

Bảng 4.15. Đánh giá của các nông trại về chất lượng giống bò

Giống bò Tốt Bình thường Không tốt

Số lượng ý kiến Cơ cấu (%) Số lượng ý kiến Cơ cấu (%) Số lượng ý kiến Cơ cấu (%) Bò lai HF 75 83,3 15 16,67 0 0,00 Bò HF thuần 17 18,88 31 34,45 42 46,47 Bò lai Sind 5 5,56 12 13,33 73 81,11

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng điều tra ta thấy, phần lớn người dân đánh giá giống bò lai HF hiện nay đang phát triển tốt (tỷ lệ đánh giá tốt chiếm 83,3%). Theo nhận xét của người dân, bò lai HF tuy có sản lượng sữa thấp hơn bò HF thuần nhưng sản lượng sữa /chu kì vắt sữa tương đối đều, một chỉ tiêu quan trọng nữa mà người dân đánh giá bò lai HF tốt là sự thích nghi cao của giống này so với điều kiện thời tiết, khí hậu tại các vùng nuôi. Mặt khác, kỹ thuật chăm sóc của giống bò này tương đối dễ dàng và ít bệnh hơn so với bò thuần HF.

Một trong những vấn đề đặc biệt lưu ý trong quản lý là hiện nay giống bò của Việt Nam được đánh giá về hiệu quả chăn nuôi khá thấp (81,11% ý kiến đánh giá không tốt). Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng sữa/chu kì vắt sữa của giống bò Việt Nam không nhiều, bên cạnh đó chu kì vắt sữa của giống bò Việt Nam ngắn hơn so với bò lai HF và HF thuần. Đánh giá về giống bò HF thuần đa số người dân đều cho rằng đây là giống bò có sản lượng sữa cao nhưng lại đòi hỏi sự chăm sóc chu đáo, nên chỉ hợp với mô hình trang trại lớn hoặc phát triển bò sữa theo hình thức công ty.

Kết luận, giống bò được người dân xã Tản Lĩnh lựa chọn để chăn nuôi nhiều nhất là giồng bò lai HF. Tuy lượng sữa vắt ra không nhiều bằng giống HF thuần nhưng bò lai HF lại có chu kì vắt sữa nhiều hơn và sản lượng sữa/chu kì đều đặn và khả năng thích nghi cao nên không đòi hỏi chăm sóc kĩ càng. Sự chênh lệch về năng suất cũng làm cho giống bò lai Sind gần như được ít hộ quan tâm đến vì mang lại hiệu quả kém. Các ban ngành chức năng cần cân đối lại số lượng giống bò trên toàn

xã, khuyến khích và áp dụng các biện pháp giúp người dân chăn nuôi bổ sung giống bò HF thuần và lai Sind nhằm tạo sự đồng đều giữa các giống bò.

4.4.3.5 Công tác quản lý giống bò sữa

Bảng 4.16. Công tác quản lý giống tại các nông trại

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Tổng số nông trại 90 100,00

Có sổ theo dõi bò cái 81 90,00 Có sổ theo dõi thời gian

thụ tinh bò 63 70,00 Tinh bò đực được kiểm

định 58 64,44

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Biểu đồ 4.2: Công tác quản lý giống bò tại các nông hộ

Thực tế khảo sát về công tác quản lý giống bò tại các nông hộ được thể hiện qua biểu đồ 4.2. Hiện nay có 90% nông hộ có sổ theo dõi cá thể để quản lý giống. Còn lại hầu như bò cái nuôi trong nông hộ quy mô nhỏ không có sổ ghi chép vì vậy không được quản lý giống và gia phả của bò cái. Bên cạnh đó, tinh bò đực HF được nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 64,44% số hộ cho rằng tinh bò đực mình mua đã được các cơ quan chức năng của nhà nước kiểm định và được mua từ công ty sữa IDP, còn lại 35,56% số hộ không biết việc mình mua tinh bò để thụ tinh đã

được kiểm định hay chưa. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khoảng 70% số bò cái thụ tinh đã có sổ theo dõi thời gian thụ tinh, 30% còn lại các nông hộ chưa có sổ theo dõi thụ tinh bò. Kết quả là đàn bò cái được lai tạo thiếu kiểm soát, chất lượng con giống có nguy cơ giảm thấp. Biểu hiện bên ngoài là bò khó nuôi, bị bệnh nhiều, đặc biệt bệnh viêm vú ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Trên địa bàn xã Tản Lĩnh hiện nay, các cán bộ kiểm tra của nhà máy sữa thường xuyên kiểm tra con giống định kì tại các nông hộ với tần suất 1-2 lần/tháng. Cán bộ quản lý áp dụng hình thức kiểm tra bằng sổ theo dõi bò cái, căn cứ vào giấy gieo tinh của cánh bộ dẫn tinh viên.

Hàng năm, để kiểm soát số lượng và quản lý giống bò sữa tại địa phương, các phòng ban chức năng đã thực hiện bấm mã số tai bò và cấp phiếu cá thể cho từng con bò. Qua việc nhận dạng bằng con giống và màu sắc của con bò, người dân sẽ kê khai số lượng bò sau khi nhận dạng vào hợp đồng với công ty sữa, việc làm này có sự giám sát của cán bộ công ty sữa và cán bộ Trạm phát triển chăn nuôi Ba Vì. Sau đó, phòng kinh tế huyện Ba Vì phối hợp với Trạm phát triển chăn nuôi Ba Vì thực hiện bấm mã số và cấp phiếu cá thể cho bò. Công việc này được áp dụng với 100% hộ chăn nuôi theo hình thức bắt buộc. Nhờ công tác triển khai sâu rộng nên các cán bộ địa phương đã quản lý được không chỉ những nông hộ nuôi nhiều bò, mà những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ 1-2 con cũng được thực hiện. Nhưng do theo thời gian, số tai thường hay bị gãy và rơi, cùng với đó khó khăn gặp phải là số lượng bê tơ sinh ra, bò bị bệnh dịch chết, hoặc việc nông hộ muốn tăng đàn nên nhập thêm giống bên ngoài nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các cấp quản lý đã thực hiện bấm số tai và cấp phiếu cá thể bổ sung 1-2 lần/năm nhưng hầu như vẫn không đầy đủ vì chăn nuôi bò sữa là ngành có số lượng bồ biến động không ngừng.

Tóm lại, hiện nay xã Tản Lĩnh đang thực hiện quản lý giống theo 3 cách: sử dụng sổ theo dõi bò cái, có sổ theo dõi thời gian thụ tinh bò và kiểm định tinh bò đực. Để kiểm soát số lượng bò, cán bộ xã đã thực hiện bấm mã số lên tai bò và cấp phiếu cá thể cho bò. Các công việc này đang diễn ra một cách hiệu quả và giúp cán bộ thực hiện quản lý bò sữa một cách khoa học. Tuy nhiên, địa phương cần tăng cường thực hiện bấm mã số lên tai bò và cấp phiếu cá thể cho bò bổ sung nhiều đợt

trong một năm để tránh tình trạng rơi rụng thất lạc và kiểm soát được lượng bò mới nhập và bê tơ một cách tốt nhất.

4.4.4 Công tác thú y trong chăn nuôi bò sữa

Hộp 4.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân về công tác thú y Bò nhà tôi dễ bị mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa thay đổi đột ngột nhiệt độ hoặc khi đến dịch. Bò sữa là giống vật nuôi nhạy cảm do sợ rủi ro nên tôi không dám tự ý chữa trị và phải nhờ đến cán bộ thú y có tay nghề cao. Nhưng khi đến mùa dịch họ đều rất bận và lượng cán bộ thú y còn ít nên khi tôi nhờ họ không thể đến kịp thời được. Tôi thường phải thuê cán bộ thú y xã khác hoặc bác sĩ thú y tự do đến chữa cho bò.”

Nguồn: Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Hát Giang)

Trong chăn nuôi bò sữa, việc xây dựng đội ngũ cán bộ thú y và quản lý công tác thú y là vấn đề rất quan trọng. Ngoài việc các yếu tố nội tại của hộ chăn nuôi bò sữa thì mạng lưới thú y góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, tạo sự yên tâm cho nông hộ. Như vậy, công tác thú y đóng góp vào quyết định thành bại trong chăn nuôi bò sữa. Hàng năm, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đều tổ chức các lớp đào tạo thú y mới và nâng cao cho cán bộ cơ sở làm công tác thú y trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w