Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động xã Tản Lĩnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37)

2002. Số lượng đàn bò sữa có xu hướng giảm nhưng sản lượng sữa giảm không đáng kể cứng tỏ sản lượng sữa/con/năm tăng, cụ thể là năm 1996 sản lượng sữa trung bình 5000kg/con/năm tăng lên 5700 kg/con/năm. Số lượng trang trại cũng giảm dần nhưng số lượng bò sữa gần như ổn định như vậy quy mô trang trại tăng (từ 66 con năm 1996 lên 83 con năm 2005).

Từ những kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa ở Đài Loan, ta thấy được việc quản lý nhà nước trong chăn nuôi bò sữa được thực hiện rất tốt. Nổi bật nhất đó là việc thực hiện áp dụng các chính sách hợp lý và hiệu quả giúp cho việc chăn nuôi bò sữa ở nước này đi đúng hướng và ổn định.

2.2.1.2 Quản lý nhà nước về chăn nuôi bò sữa ở Israel

Israel là đất nước có diều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai ít ( tổng diện tích là 28.000 km2, trong đó một nửa là bán sơn địa), mưa rất hiếm và chỉ có mưa ở miền bắc vào mùa đông. Chính điều kiện đó đã khiến cho việc chăn nuôi bò sữa không thể chăn thả ở đồng cỏ tự nhiên. Tuy nhiên, nhờ áp dụng nhiều biện pháp lai tạo giống hiện đại và quy trình chăn nuôi tiên tiến, được ví tính hóa khiến nghành chăn nuôi bò sữa của Israel luôn đứng vị trí hàng đầu thế giới. Những con bò sữa của Israel cho lượng sữa rất cao, trung bình khoảng 11.000 lít/năm, cá biệt có con cho tới 19.000 lít/năm.

Ở Israel, chăn nuôi bò sữa được thực hiện chủ yếu ở hai mô hình hợp tác xã là Kibbutz và Moshaw. Kibbutz được coi là một đơn vị kinh tế độc lập mang tính hợp tác xã. Ở đó người chăn nuôi làm việc cùng nhau, nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau. Mỗi Kibbutz thường nuôi từ 300 con bò trở lên, mỗi năm sản xuất ra hơn 60% lượng sữa bò của Israel. Moshav là một hình thức liên hiệp các hộ chăn nuôi tại một vùng nhất định, các thành viên ở đây làm việc trong một đơn vị lẻ. Lượng sữa ở Moshav thấp hơn do lượng nuôi ở đây cũng ít hơn so với các Kibbutz. Ngoài ra, còn có một số nhỏ các hộ chăn nuôi cá thể ở các trang trại biệt lập. Những con bò nuôi ở Kibbutz và Moshav luôn có số lượng cao hơn so với các trang trại riêng biệt. Do đó, phần lớn người chăn nuôi thường tham gia các mô hình hợp tác để giảm bớt chi phí và rủi ro.

Mặt khác, để kiểm soát chất lượng đầu vào (con giống) và đầu ra của sản phẩm sữa Israel sử dụng ngân hàng giữ liệu vi tính hóa. Đó là một ngân hàng dữ liệu cho phép sử dụng nội dung và chất lượng, cũng như các thông tin về di truyền, chuồng trại và chăm sóc sức khỏe từng con bò, cụ thể:

• Đối với lĩnh vực giống:

Về tổng thể, đàn bò sữa Israel được lai tạo từ giống bò sữa hostein friesan Israelrael, chúng có đặc điểm thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đa dạng.

Hầu hết đàn bò ở Israel được thụ tinh nhân tạo bằng dòng tinh chọn lọc và kết tinh từ các con bò đực giống Israel. Israel có tiềm năng xuất khẩu tinh chất lượng cao, chủ yếu sang các vùng có diều kiện khí hậu khắc nghiệt.

• Đối với lĩnh vực dinh dưỡng:

Hầu như Israel không có đất trồng cỏ và do hầu hết dĩnh dưỡng đàn bò sữa dựa vào tổng tỉ lệ phối trộn (TMR). Thức ăn này nhìn chung được chuẩn bị trong trung tâm dinh dưỡng vùng của trung ương, phục vụ đàn bò trong khu vực. Chế độ ăn của đàn bò sữa Israel gồm một tỉ lệ cao tương đối các phụ phẩm nông nghiệp và bán thực phẩm, làm giảm giá thành thức ăn trong lúc giảm ô nhiễm môi trường…

• Đối với lĩnh vực công nghệ:

Công nghệ chăn nuôi bò sữa Israel sử dụng công nghệ tiên tiến trong nước đã thay đổi ngành chăn nuôi, đem ngành chăn nuôi đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Hệ thống này chuyển những thông tin liên quan đến hoạt động chung của con bò đến máy tính, kiểm tra bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của con bò…

Phần mềm hệ thống thức ăn ở Israel this toán số lượng lương thực đòi hỏi để mang lại hiệu quả kiểm tra và hiệu quả dinh dưỡng tối ưu. Hướng dẫn thức ăn là một bộ phận cơ động lưu trữ thông tin về quá trình cho ăn, phân phối thức ăn, thông tin được chuyển đến máy tính trung tâm và được dùng để phân tích cách cho ăn.

• Đối với lĩnh vực chế biến sữa:

Khi vắt sữa, sữa được đưa đến một phòng thí nghiệm và kiểm tra chất lượng tiếp tục đưa qua bộ phận xử lý vi sinh rồi mới có thể được chế biến thành bơ, yaourt, fromage hay các sản phẩm sữa khác thong qua hệ thống tự động tổng quát. Israel cung cấp hơn 1000 sản phẩm sữa các loại cho người tiêu dùng.

• Sức sản xuất sữa ở nông trại:

Các nông trại bò sữa được đặt ở Kibbutz (chiếm 60% sản lượng quốc gia) và các Moshav (40% sản lượng quốc gia). Ở 1 Moshav nuôi trung bình khoảng 50 con vắt sữa, trong lúc ở Kibbutz khoảng 300 con.

• Kế hoạch sản xuất sữa:

Sản xuất sữa ở nông trại tùy thuộc quota sản xuất. Những quota này ấn định giá do chính phủ kiểm soát. Những thủ tục này giúp cân bằng sản xuất giữa cung và cầu trong lĩnh vực sản xuất sữa, trong lúc cho phép tiếp tục phát triển và thu lợi nhuận hợp lý.

Như vậy ta thấy, ở Israel tuy địa hình và khí hậu không ủng hộ việc chăn nuôi bò sữa, nhưng nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ - kĩ thuật cao, cùng với sự quan tâm đầu tư của nhà nước, Israel đã đạt được những bước tiến nhất định trong việc cải tạo khắc phục khó khăn và chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả kinh tế cao.

2.2.1.3 Quản lý nhà nước về chăn nuôi bò sữa hữu cơ tại Mĩ

Sữa hữu cơ là cụm từ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Theo quy định của bộ nông nghiệp Mỹ “sữa hữu cơ” là sữa của những con bò phải được chăn thật trên đồng cỏ và phải được ăn thức ăn hữu cơ (thức ăn được sản xuất mà không sử dụng bất kỳ hóa chất nào) và không được điều trị bằng hormone hay kháng sinh. Trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ quản lý tốt có thể giảm thiểu được rất nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe cộng đồng và môi trường với các trang trại chăn nuôi bò sữa thông thường.

Chăn nuôi bò sữa hữu cơ tốt cho người chăn nuôi và có lợi về kinh tế. Cho đến nay, doanh thu hằng năm của sữa hữu cơ trên toàn nước Mỹ ít nhất đạt 750 triêu USD. Tính theo giá trị kinh tế thì chăn nuôi hữu cơ là ngành có nhiều tiềm năng tạo ra nhiều việc làm ở vùng nông thôn. Để chứng minh điều đó đã có một số nghiên cứu về các tác động về mặt kinh tế của sản xuất hữu cơ so với sản xuất thông thường tại hai bang phát triển bò sữa là Vermont và Minnsenota. Qua phân tích hiệu quả kinh tế tại hai bang cho thấy: tại Vermont có 180 trang trại bò sữa hữu cơ đã tạo ra doanh thu 76 triệu USD, tổng số việc làm là 1009 việc tăng 34 triệu USD trong tổng sản phẩm của bang và 26 triệu USD thu nhập tăng đối với người lao động. Có 114 trang trại hữu cơ ở bang Minnesota đã tạo ra doanh thu 76 triệu

USD thu nhập gia tăng cho người lao động. Kết quả thấy rằng tác động về mặt kinh tế của người chăn nuôi hữu cơ lớn hơn so với chăn nuôi thông thường đối với những chủ trang trại có cùng trình độ. Đặc biệt, tại Vermont doanh thu từ các trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ tăng 3% thu nhập người lao đông tăng 39% và việc làm tăng 83% so với trang trại thông thường. Tại Minnesota, các giá trị của trang trại hữu cơ tăng tương ứng là 4,9,11 và 14% so với trang trại thông thường.

Mĩ là một nước phát triển trong việc chăn nuôi bò sữa. Qua việc quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước từ khâu chăn thả đến thức ăn của bò và quản lý tốt dịch bệnh, chăn nuôi bò sữa của Mĩ đã đạt được hiệu quả kinh tế nhất định, mang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động. Cùng với đó, các con số đã chứng minh cho ta thấy chăn nuôi bò sữa là ngành tạo ra doanh thu lớn cho đất nước này.

2.2.2 Quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa ở một số địa phương trong nước

2.2.2.1Quản lý nhà nước về chăn nuôi bò sữa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có truyền thống và có điều kiện chăn nuôi bò. Tuy nhiên hiện nay, trong tổng số đàn bò của ĐBSCL có gần 200.000 con, nhưng chỉ có 1.500 con bò sữa (trong đó 1.000 con ở Long An), sản lượng sữa có 2000 tấn/năm so với sản lượng sữa đạt 52.000 tấn/năm (gấp 25 lần) miền đông Nam Bộ.

Tình trạng trên đặt ra cho các nhà quản lý về chăn nuôi bò sữa ở ĐBSCL nhiều vấn đề cần giải quyết, mặc dù phát triển chăn nuôi bò sữa ở ĐBSCL có nhiều thuận lợi căn bản.

• Có nguồn tiêu thụ hết lượng sữa của nông dân nhờ có nhà máy sữa của Vinamilk ở Cần Thơ. Đây là yếu tố quyết định đầu tiên của sự phát triển bò sữa ở ĐBSCL.

Tuy nhiên cần xác định rõ vùng phát triển bò sữa tốt nhất là trong phạm vi bán kính cách nhà máy tối đa 100-120km. Nơi phát triển bò sữa ở quá xa nhà máy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nhanh sữa tươi về nhà máy.

Ở mỗi vùng, cần tạo lập các trạm lạnh để thu nhận sữa. Những trạm này đảm trách một số xã có đàn bò sữa tối thiểu từ 200-300 con, với lượng sữa từ 1500-2500 lít/ngày, đủ công suất đặt một bồn lạnh. Các hộ nuôi bò sữa cách trạm tối đa 5km, đưa sữa đến trạm tối đa 1 giờ sau khi vắt là tốt nhất. Nếu phát triển bò sữa quá phân tán, các trang trại nuôi bò sữa ở quá xa trạm thu mua sữa, sẽ không thể đảm bảo chất lượng sữa khi giao sữa, do đó dễ bị trừ tiền, giá bán thấp.

• Nguồn vốn

Nuôi bò sữa rất cần có nguồn vốn để mua bò giống (15-20 triệu đồng/con), xây chuồng trại (100.000-200.000đ/m2), trồng cỏ thâm canh 7-10 triệu đồng/ha), thuê các dịch vụ như thụ tinh, thú y, chuyên chở sữa tới nơi bán… Do đó, rất cần có chương trình tín dụng của các ngân hàng, cho nông dân vay vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi.

• Nhiều tỉnh đã có kế hoạch cho vay tín dụng phát triển bò sữa rất mạnh mẽ: Đồng Tháp từ 30-60 tỷ, Cần Thơ từ 3-4 tỷ, Long An từ 1-4 tỷ.

Đây là yếu tố tác dụng đòn bẩy giúp nông dân đủ khả năng tạo lập đàn bò sữa của mình.

• Khoa học công nghệ

Chăn nuôi bò sữa là nghề mới trong nông thôn, nhiều hộ nông dân chưa có hiểu biết đầy đủ về kĩ thuật nuôi bò sữa từ những khâu chọn giống, thụ tinh, vắt sữa, cho ăn theo năng suất sữa và theo giai đoạn (bò vắt sữa, bò cạn sữa, bò tơ, bê con…).

Đứng trước những thuận lợi trên và thực trạng phát triển đàn bò sữa chưa đáp ứng được tiềm năng của khu vực, trong thời gian qua các nhà quản lý chăn nuôi bò sữa pử ĐBSCL đã thực hiện một số biện pháp sau:

a) Nguồn giống bò sữa

• Biện pháp cơ bản, bền vững nhất vẫn là đi từ bò lai Sind, thụ tinh Holsetin Friesian để tạo ra bò lại F1, sau đó là F2-F3. Nếu thiếu bò lai Sind, cần mua them từ MĐNB và đẩy mạnh Sind hóa đàn bò vàng ta.

• Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, coi đây là khâu quyết định để gây tạo giống bò sữa tại địa phương. Cần khẳng định: “Không có thụ tinh nhân tạo, không có giống bò sữa”. ĐBSCL có 200.000 con bò, trong đó có 100.000 bò sinh sản. Tỷ lệ lai Sind chiếm khoảng 30% tức là có 30.000 con bò cái lai Sind đủ tiêu chuẩn để thụ tinh với giống Holstein. Tỉ lệ thụ thai 60%, hàng năm sẽ tạo ra 18.000 bê lai F1, trong đó có 9.000 bê lại F1. Như vậy sau 3 năm, tối thiểu cũng có 7.000 bê cho sữa (2005) và năm 2010 sẽ có đàn bò sữa 35.000 con được gây tạo tại ĐBSCL. Đây là con đường sản xuất giống bò sữa khả thi nhất, bền vững nhất, phù hợp với trình độ của các hộ nông dân, trang trại ở vùng mới nuôi bò sữa.

• Việc nhập bò HF từ úc hoặc mua bò lai F2-F3 từ TP.HCM về chỉ là biện pháp nhất thời trước mắt, nhằm tạo lập các mô hình trình diễn và phải giao cho cơ sở được đầu tư đầy đủ, để đạt hiệu quả cao. An Giang đã nhập 200 con, Cần Thơ nhập 100 con bò HF của úc về nuôi thuần dưỡng tại Trung tâm giống của Công ty

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w