Bảng 3. 4: Phân bổ mẫu điều tra nông trại chăn nuôi bò sữa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 47)

dải trung du đặc biệt giữa một khối núi được hình thành do nâng tân kiến tạo dạng vòm – khối tảng với đỉnh Tản Viên có độ cao 1200m, chuyển rất nhanh xuống đồng bằng trũng Hà Nội cao xấp xỉ 10m qua dải chuyển tiếp nghiêng thoải và đều với địa hình đồi và đồng bằng đồi cao từ 15-35,40m. Nhìn chung, đây là khu vực có địa hình cao đất dốc, đồi núi chiếm từ 35-45%. Tại trung tâm thị xã thì có địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình như vậy giúp cho xã Tản Lĩnh phát triển mở rộng đồng cỏ phục vụ phát triển quy mô chăn nuôi bò sữa một hiệu quả.

3.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

Khí hậu.

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng song Hồng nên Tản Lĩnh chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có nhiệt độ trung bình cả năm là 240C. Lượng mưa khá lớn, nếu ở lân cận đồng bằng thì lượng mưa trong năm vào khoảng 1.800 mm, đến sát chân núi Ba Vì lượng mưa tăng lên đến 1.900 đến 2.000 mm. Cụ thể một năm có 2 mùa rõ rệt:

• Mùa hè bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23-250C, tháng 7 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 37-380C. Tổng lượng mưa là 1832,2 mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa phân bố không đều tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).

• Mùa đông lạnh, mưa ít kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 15,80C. Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

Tài nguyên thiên nhiên

Tản Lĩnh thuộc vùng núi của huyện Ba Vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Đất tự nhiên là 2.774,09ha trong đó đại bộ phận đất đồng cỏ là những đồi phù sa cổ, một ít diện tích còn lại là những đôig phiến thạch sét.

Hệ thống song suối chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì. Về dòng chảy mặt, suối ở đây đều có đặc điểm là ngắn, dốc phù hợp với địa hình và các cấu tạo của đá, tiết diện dọc của suối chưa cân bằng. Dòng chảy ngầm, nguồn nước ngầm trong khu vực được đánh giá là tương đối dồi dào là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho người dân.

Hệ thống thực vật khá phong phú trong đó đáng chú ý ở đây có rất nhiều loại thực vật quý như kim giao, thông đỏ, bách xanh. Về động vật có 45 loài có vú gồm nhiều bộ (gặm nhấm, dơi, linh trưởng). Động vật làm thuốc có 8 loài. Ếch nhái có 15 loài. Hiện đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 hộ, 14 bộ.

Xã Tản Lĩnh được thừa hưởng nhiều điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên vì vậy nơi đây tập trung nhiều khu du lịch điển hình như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn – Suối Ngà, vườn quốc gia Ba Vì…

Tài nguyên rừng, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản không phải là điểm mạng của xã nhưng chúng cũng góp phần làm tăng thêm sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên nơi đây.

Qua điều kiện về khí hậu ta thấy rằng các yếu tố về khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cỏ chăn nuôi bò sữa qua các mùa trong năm, mạch nước ngầm thuận lợi cho việc tưới tiêu khiến việc chăm sóc cỏ dễ dàng hơn. Các điều kiện tự nhiên về tài nguyên cũng góp phần thu hút đầu tư giúp địa phương phát triển chăn nuôi bò sữa hơn.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tản Lĩnh

3.1.2.1Tình hình sử dụng đất đai xã Tản Lĩnh

Tản Lĩnh với tổng diện tích đất tự nhiên là 2774,09 ha. Từ năm 2012 đến nay tình hình sử dụng đất đai có thay đổi nhưng tỉ lệ thay đổi không nhiều. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ta dựa trên số liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của ban Địa Chính xã Tản Lĩnh kết quả cho trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Tản Lĩnh

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu 2013/ 2012 2014/ 2013 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên 2774,09 100,00 2774,09 100,00 2774,09 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 1800,98 664,92 1789,13 64,49 1783,49 64,3 94,34 99,68 99,51 1.Đất lúa nước 483,01 17,41 476,16 17,16 470,57 16,7 98,58 98,83 98,70 2.Đất trồng cây hàng năm còn lại 198,78 7,17 193,78 6,99 193,73 6,98 97,48 99,97 98,72 3.Đất trồng cây lâu năm 425,00 15,32 425,00 15,32 425,00 15,32 100,00 100,00 100,00 4.Đất rừng phòng hộ 75,50 2,72 75,50 2,72 75,50 2,72 100,00 100,00 100,00 5.Đất trồng cỏ 114,7 4,13 108,4 3,91 101,17 3,65 94,51 93,33 93,92 6.Đất rừng sản xuất 433,38 15,62 439,68 15,85 446,91 16,11 101,45 101,64 101,55 7.Đất nuôi trồng thủy sản 31,60 1,14 31,60 1,14 31,60 1,14 100,00 100,00 100,00 8.Đất nông nghiệp khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 100,00 II. Đất phi nông nghiệp 917,11 53,00 982,96 35,43 988,60 35,6 101,22 100,57 103,82 III. Đất chưa sử dụng 2,00 0,07 2,00 0,07 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00

Qua bảng số liệu trên cho thấy đất nông nghiệp luôn chiếm diện tích lớn nhất bởi đây vẫn là vùng đất thuần nông. Cụ thể:

- Đất nông nghiệp: chiếm tỷ trọng cao 64,3% trong cơ cấu sử dụng đất. Diện tích chiếm ưu thế chính qua các năm là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 35% (năm 2012) trong cơ cấu sử dụng đất nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống phát triển kinh tế xã hội của người dân. Năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp tăng so với năm 2012 là 0,43% và có diện tích là 982,96 ha. Năm 2014 diện tích tăng lên 988,6 ha, chiếm 35,6% trong cơ cấu. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp tăng là do tăng diện tích đất phát triển hạ tầng dùng cho phát triển hệ thống đường giao thông, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Diện tích đất chưa sử dụng: từ năm 2012 đến 2013 vẫn duy trì ở mức 2ha và có cơ cấu 0,07% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2014 diện tích dất chưa sử dụng đã hết.

Nhìn chung, sự biến động về đất đai theo xu hướng thuận. Đất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng là dấu hiệu tốt trong vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên đất đai của xã. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng các loại đất trong thời gian qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của xã. Vì thế, trong thời gian tới xã cần có đầu tư hơn nữa để khai thác xử dụng đất.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Tẩn Lĩnh được thể hiện trong số liệu bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động xã Tản Lĩnh

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng cấu Số lượng cấu Số lượng cấu 2013/201 2 2014/201 3 Bình quân I. Dân số 1. Số hộ Hộ 3811 100,00 4096 100,00 4186 100,00 107,48 102,2 104,80 2. Số khẩu Hộ 14.581 100,00 15.914 100,00 16.058 100,00 109,14 100,90 104,94 II. Người lao động trong độ

tuổi lao động Người 10.938 75,02 11.617 72,00 11.952 74,43 106,21 102,88 104,41 1. Lao động nông nghiệp Người 9245 63,40 10.073 63,27 10.422 64,90 108,96 103,46 106,17 2. Lao động phi nông nghiệp Người 1693 11,61 1544 9,70 1530 9,53 91,19 99,09 95,06

Trong sản xuất nông nghiệp lao động có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất và vai trò này càng được thể hiện rõ khi mà việc áp dụng cơ giới hóa, trình độ cơ giới hóa và hiện đại hóa còn thấp.

Tổng số nhân khẩu của toàn xã Tản Lĩnh tính đến năm 2014 là 16.058 khẩu với tổng số hộ tương ứng là 4.186 hộ, so với năm 2013 số nhân khẩu và số hộ đều tăng lên. Xã có hai dân tộc trong đó 90% là dân tộc Kinh còn lại là dân tộc Mường và một số ít dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn xã. Qua tìm hiểu nhận thấy lực lượng lao động trong xã Tản Lĩnh khá dồi dào số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng (năm 2012 là 10.938 người, năm 2013 là 11.617 người, năm 2014 là 11.952 người), chủ yếu là lao động sẵn có. Trong xã người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số lao động phi nông nghiệp, số ít làm nghề khác như công nhân viên chức, tiểu thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần trong khi lao động phi nông nghiệp lại có dấu hiệu tăng. Nguyên nhân do trên địa bàn xã xuất hiện nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, vì vậy một số nông dân chuyển sang làm công việc công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún vẫn có tình trạng dư thừa lao động khi đã hết mùa và thiếu thốn lao động khi trong thời kỳ cao điểm. Đây là đặc điểm chung ở các vùng có nền nông nghiệp là ngành sản xuất chính và cũng là một trong những hạn chế từ việc quản lý lực lượng lao động của xã Tản Lĩnh, do đó các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề này.

3.1.2.3Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

a. Giao thông vận tải và thủy lợi

Giao thông vận tải

Hệ thống cơ sơ hạ tầng trên địa bàn xã đang từng bước được đầu tư nâng cấp và xây mới. Hệ thống giao thông của xã đã được mở rộng và làm mới như đường 87A, đường Ao Vua; đường vườn Quốc Gia được đổ bê tông với chiều dài 2km; hệ thống giao thông trong khu dân cư của xã như thôn Hát Giang, Đức Thịnh,… hệ thống giao thông nội đồng.

Xã Tản Lĩnh có tổng số đường trục liên thôn có 39,635 km trong đó chiều dài đường kiên cố hóa hóa là 21,16km. Hệ thống giao thông liên thôn đang được bổ

sung và hoàn thiện. Một số tuyến đường nội đồng, giao thông nông thôn trong xóm ngõ được vận động nhân dân đi tu bổ, phát quang, đào rãnh thoát nước đảm bảo việc đi lại và mở rộng để phục vụ sản xuất nông nghiệp. UBND xã cũng tham gia hỗ trợ người dân một phần chi phí tu bổ.

Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi được đầu tư tu sửa thường xuyên và kiên cố hóa một phần hệ thống kênh mương thuộc thôn Đức Thịnh, Cẩm Phương … song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới của các khu vực cao dẫn tới vẫn còn tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Xã có 3 hồ đập chính: Ao Vua, Hóc Cua và Đồng Chùa. Bên cạnh đó có 8 hồ đập nhỏ: Hóc Cụt, Đồng Va, Đập Bóng Sữa, Ao Cửa Đình, Đồng Váng, Suối Đỗ, Đập Con, Ao Trạch. Các tuyến kênh mương cả xã có khoảng 70,7km mương chính, mương phụ cả mương tưới tiêu. Có khoảng 16,635 km mương đã được cứng hóa đến cuối năm 2013. Hoạt động nạo vét kênh mương được tiến hành kinh phí do nhà nước hỗ trợ, một phần công do nhân dân bỏ ra. Năm 2013 thời tiết mưa nhiều nên lượng mưa chứa ở các hồ đập đều đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng hoàn thành tốt công tác phòng chống lụt bão.

b. Y tế, giáo dục

Y tế

Xã Tản Lĩnh có 1 trạm y tế phục vụ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hàng năm đã khám chữa bệnh cho khoảng 6500 lượt người (trong đó khám cho trẻ em dưới 6 tuổi có bảo hiểm y tế là 1.770 lần).

Hiện trạm y tế đã được trang bị máy siêu âm, máy xét nghiệm để phục vụ công tác chuẩn đoán và điều trị. Nhờ có thêm các thiết bị hiện đại sức khỏe của người dân trong xã sẽ được chăm sóc tốt hơn, có thể chuẩn đoán kịp thời một số bệnh cho người dân, giảm mức độ nguy hiểm do không phát hiện bệnh kịp thời.

Giáo dục

Hiện xã có trường học thuộc tất cả các cấp từ mầm non cho đến trung học phổ thông, cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục khá đầy đủ. Trang thiết bị phục vụ dạy và học được như bàn, ghế, bảng, hệ thống chiếu sáng, quạt điện, dụng cụ thí

nghiệm, thể dục thể th ao… được đáp ứng đầy đủ cho các môn học. Hiện xã có 3 trường Mầm non công lập, 2 trường Tiểu học, 2 trường Trung học cơ cở và 1trường Trung học phổ thông. Ủy ban nhân dân (UBND) xã và các thôn quan tâm xây dựng quỹ khuyến học, tổ chức phát thưởng khuyến khích động viên các học sinh giỏi các cấp ngành, học sinh nghèo vượt khó để các em phấn đấu có thành tích cao trong học tập. Phong trào thi đua học tốt và dạy tốt trong các nhà trường trong toàn xã được duy trì và hoạt động đều.

c. Công trình điện và thông tin liên lạc

Hệ thống lưới điện đã phủ kín toàn bộ địa bàn xã, 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Dịch vụ bưu chính viễn thông cũng phát triển nhanh, 100% số thôn đã có đầu cáp điện thoại cố định. Kênh thông tin liên lạc qua bưu điện đã tồn tại từ lâu và đến giờ vẫn phát huy tác dụng.

Hiện nay, nằm trong vùng quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các địa phương ở ngoại thành Hà Nội trong đó có xã Tản Lĩnh đang tích cực triển khai hệ thống hạ tầng nông thôn,đặc biệt là về giao thông, thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cũng như quy hoạch các vùng kinh tế, trong đó có việc quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi bò sữa. Nhìn chung với cơ sở vật chất kĩ thuật như điện, đường, trường, trạm của xã khá tốt. Điều này góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Đây cũng là tiền đề quan trọng để ngành bò sữa có bước phát triển vững chắc trong thời gian tới.

3.1.2.4 Tình hình văn hóa - xã hội

Trong những năm gần đây phong trào thi đua gia đình văn hóa, làng văn hóa, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động và được người dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình.

Hệ thống truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để người dân nắm được quyền lợi nghĩa vụ của mình.

Công tác xóa đói giảm nghèo được Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương quan tâm nên số hộ nghèo và cận nghèo đã giảm đi đáng kể. Quỹ vì người nghèo được lập ra nhận được sự ủng hộ từ người dân.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế xã Tản Lĩnh có những chuyển biến đáng kể. Ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ trong sản xuẩ theo hướng thâm canh cao, đa dạng hóa nông sản hàng hóa, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thị trường. Kinh tế xã đã có sự thay đổi rõ nét với chiều hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng (CN – TTCN – XD); thương mại – dịch vụ du lịch. Cơ cấu kinh tế xã được chia thành 3 ngành chính:

• Ngành I: Nông nghiệp

• Ngành II: CN – TTCN – XD

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Tản Lĩnh giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đông) Cơ cấu (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 35,19 100,00 38,25 100,00 40,55 100,00 108,70 106,01 107,35 1.Nông nghiệp 17,24 49,00 17,33 45,30 18,69 46,10 100,49 107,89 104,12 2. Công nghiệp – Tiểu thủ công

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w