báo cáo thực tập tại trung trung tâm nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ tiền giang

33 1.9K 4
báo cáo thực tập tại trung trung tâm nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ tiền giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

II. Tổng quát và kiến thức chuyên ngành các cơ sở thực tập 2.1 Trung Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Và Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang. Hình 7: Trung tâm nghiêng cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ Tiềng Giang Địa chỉ: 555 đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trung Tâm Thông Tin KH&CN được thành lập từ năm 1983 theo quyết định số 66/QĐ-UB ngày 28/5/83 của UBND TP. HCM với tên ban đầu là Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Kỹ Thuật trực thuộc Ban Khoa Học và Kỹ Thuật TP. HCM. Trung tâm đang sử dụng 100% nguồn vốn tư nhân nên hoạt động chủ yếu của trung tâm là sản xuất sản phẩm bán ra thị trường, ít phục vụ cho nghiên cứu: kĩ thuật nuôi trồng nấm; kinh doanh dịch vụ như meo giống và các sản phẩm đi kèm từ nấm như bịt phôi, nấm tươi, nấm khô…Sản xuất những sản phẩm men sinh hóa từ những chủng VSV có lợi để phục vụ cho xử lí môi trường và phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm, là đầu mối tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống. 2.1.1 Kinh nghiệm sản xuất giống và nuôi trồng nấm (Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ KHCN Tiền Giang) 2.1.1.1 Các loại nấm đang được trồng tại trung tâm Nguyên liệu để trồng nấm ở trung tâm chủ yếu là các nguyên liệu rẽ tiền: bã mía, rơm rạ… Trung tâm đang sản xuất và nuôi trồng 6 loại nấm thuộc 3 nhóm: + Nấm cổ truyền + Nấm quý thường dùng sản phẩm, dược phẩm + Nấm cao cấp thường cho giá trị kinh tế cao Các loại nấm đang nuôi trồng ở trung tâm bao gồm: Nấm rơm (Volvariella volvacea), nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida), nấm bào ngư nhật (Pleurotus abalonus), nấm bào ngư xám lai (Pleurotus ostreatus và Pleurotus sajor – caju), nấm linh chi (Ganoderma lucidum), nấm hầu thủ - Monkey Head Mushroom (Hericium erinaceus), nấm bào mèo, nấm bào ngư đùi gà. Các loại nấm đang được nghiên cứu nuôi trồng gồm: nấm bào ngư vua (Pleurotus eryngii), nấm trân châu (Agrocybe aegerita), nấm kim châm (Flammulina velutipes). Trong đó có hai loại nấm được trung tâm trông nhiều nhất là: nấm Linh Chi và nấm Bào Ngư.  Nấm linh chi Là loại nấm dược liệu. Nấm linh chi có thể điều trị một số bệnh như: mất ngủ, cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, giúp ăn ngon, ngủ yên, giảm hàm lượng mỡ trong máu, hạn chế di căn các tế bào ung thư…. Hình 8: Nấm Linh Chi  Nấm bào ngư Là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus. Nấm bào ngư còn có tên là nấm sò, nấm hương trắng, nấm dai, ... Hiện tại trung tâm đang trồng nấm bào ngư trắng, báo ngư xám lai, bào ngư Nhật, bào ngư đùi gà.  Điều kiện nuôi trồng nấm bào ngư - Nhiệt độ: nuôi tơ 27 – 320C, quả thể 28 – 300C. - Độ ẩm: 62 – 65% đối với độ ẩm nguyên liệu sau ủ, nhà trồng 85%. - Ánh sáng: nuôi tơ càng tối càng tốt, ra quả thể: ánh sáng tán xạ + Nấm Bào ngư trắng Ưu điểm: dễ trồng, thơm ngon, thích hợp trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhược điểm: khó vận chuyển, hình dáng không đẹp, khó tiêu thụ nên chỉ tiêu thụ tại chỗ. Hình 9: Nấm bào ngư trắng + Nấm bào ngư nhật Ưu điểm: Chân to, tai dày, ăn rất giòn, vận chuyển dễ dàng và không bị mềm nhũng khi nấu. Nhược điểm: mùi vị, cảm quan, vị ngọt không bằng các loại nấm khác. Bảo quản ở 10oC Hình 10: Nấm bào ngư nhật + Nấm bào ngư xám lai Ưu điểm: ăn rất ngon, ngọt, thơm hơn nấm bào ngư trắng và nhật. Nhược điểm: khó tiêu thụ. Hình 11: Nấm bào ngư xám lai + Nấm bào ngư đùi gà Ưu điểm: + Chân mập, tai dày, vị thơm, ngọt + Có triển vọng trong tương lai, thay thế nắm bào ngư trắng + Dễ vận chuyển Hình 12: Nấm bào ngư đùi gà + Nấm bào ngư vua Nấm bào ngư vua rất được ưa chuộng bởi mùi thơm, vị ngọt, giòn của nó và giá trị dinh dưỡng của nó. Nấm bào ngư vua chứa khoảng 25 % protein, hơn 18 loại axit amin, carbohy drate, nhiều vitamin và các khoáng chất khác. Sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, đau bao tử, rối loạn gan, ung thư,v.v.., đồng thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, điều hòa huyết áp, dễ tiêu hóa và chống lão hóa. Hình 13: Nấm bào ngư vua 2.1.1.2 Sản xuất giống nấm Sản xuất và cung cấp meo giống các loại nấm ăn và nấm dược liệu (nấm rơm, bào ngư, nấm linh chi…  Chuẩn bị nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenlulose như: chủ yếu là mạc cưa cao su, sua đủa và bã mía lấy từ nhà máy đường (cũng tùy thuộc vào thời vụ). Trung tâm thường lấy khoảng 3200 bịch mạc cưa. Meo giống: do trung tâm tự phân lập từ giống gốc. Que cấy bằng thân khoai mì. Nguyên liệu qua xử lý: Gỗ mềm dung máy sàn lấy dạng mịn đem ủ chín 48 - 72h. Phối trộn chất dinh dưỡng cộng với tỉ lệ 6:4 (mạc cưa: bã mía), cho vào túi nilon. Lò sấy khử trùng túi nilon chứa phôi đốt bằng than đá sau đó đem ra ngoài cấy meo giống. Hình 14: Mạc cưa + Bịch phôi + Nồi hấp tuyệt trùng  Cấy giống và ủ sợi tơ nấm Sau khi chuẩn bị bịch phôi, dùng que cấy, cấy truyền phôi nấm sau đó cho vào túi nilon được chuẩn bị trước đó Giai đoạn nuôi ủ tơ nấm: Sạch và thoáng mát, định kỳ được làm vệ sinh bằng formol, khử nước vôi trong, ít ánh sáng nhưng không tối, không bị mưa hoặc nắng chiếu. Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu, sách vở. Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong. Bịch ủ có thể xếp trên kệ hoặc treo trên giàn. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp. Không xếp vào ngăn, tủ quá kín làm tơ bị ngộp. Cứ 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịt nhiễm mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác. Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ. Thời gian nuôi ủ tơ nấm bào ngư khoảng 25 – 30 ngày. Hình 15: Bịch phôi sau khi cấy truyền 2.1.1.3 Quy trình sản xuất giống nấm Hình 16: Sơ đô quy trình sản xuất giống nấm Quy trình nhân giống cấp I: Môi trường thạch nghiêng Giống gốc-> Cấy chuyền-> Nuôi sợi->Tuyển chọn Quy trình nhân giống cấp II: Thóc ngâm 12 giờ ->Luộc chín-> Trộn bột nhẹ 1%-> Đóng chai, thanh trùng-> Cấy giống-> Ươm sợi Quy trình nhân giống cấp III: Xử lý nguyên liệu (cây mì)-> Đóng túi, Thanh trùng-> Cấy chuyền (Giống cấp II)-> Ươm sợi 2.1.1.4 Quy trình nuôi trồng nấm tại Trung tâm Nguyên liệu: Mùn cưa cao su, bã mía… Ngoài ra còn có nguyên liệu phối trộn: Rơm + lục bình (hoặc rơm + bẹ chuối)  Thông thường dùng trồng nấm rơm.  Cách ủ nguyên liệu phối trộn Đầu tiên, ủ riêng rơm và lục bình. Trong lúc ủ phải đảo trộn, rơm đảo một lần, lục bình đảo hai lần. Đối với lục bình khi ủ cần quan tâm đến độ ẩm,do thân lục bình trữ nước nên khi chọn lục bình phải không quá tươi hoặc quá khô. Khi đến lần đảo trộn cuối cùng, trộn hai nguyên liệu này lại. Ba ngày sau khi đảo, bổ sung vôi vào (không nên cho ở giai đoạn đầu), cứ 1tấn rơm dùng 3,5kg vôi.  Quy trình trồng nấm rơm Mùn cưa - Bã mía Ủ nước vôi Chỉnh độ ẩm - Đóng bịch Hấp khử trùng Để nguội - Cấy giống Ươm bịch Hình 17: Quy trình trồng Nấm Chăm sóc thu hái  Giải thích quy trình: Đầu tiên, mùn cưa được qua sàng lọc để loại bỏ những mảnh lớn tránh rách bọc. Nguyên liệu sau khi sàng, được ủ với nước vôi và phân hợp chất magiê, ủ trong một ngày với chiều cao đóng ủ 1m (nếu cao hơn sẽ bị chua) Chỉnh độ ẩm khoảng 60%. Hình 18: Sàn mạc cưa (hình a) – Đóng ủ mạc cưa (hình b) Sau một ngày ủ, phối trộn thêm phụ gia (bắp xay, cám gạo), rồi đóng bịch (1 bịch từ 2,5 – 3kg). Tùy loại nấm mà tỉ lệ phối trộn khác nhau ví dụ như: nấm bào ngư là 2%. Hình 19: Đóng bịch Sau đó, đem hấp thanh trùng bằng nồi hấp ở 100 0C, trong 8 giờ. Hấp thanh trùng chỉ có tác dụng gia nhiệt. Hình 20: Hấp thanh trùng Sau khi hấp, để nguội xuống còn 37 – 38 0C trên giàn, rồi cấy giống vào (trước khi cấy, giống được nhân giống cấp 1, 2, 3 trên cây khoai mì trong phòng nhân giống mới sử dụng), đậy lại bằng giấy báo và dán keo. Đem ươm bịch trong nhà giữ nấm bằng cách treo bịch và chăm sóc cho đến khi thu hái. Đối với nấm linh chi và nấm bào ngư phải được nuôi trong phòng lạnh. Khoảng 20 ngày sẽ ra tơ. Hình 21: Ươm bịch trong nhà ươm Trong thời gian tạo tơ, không được tưới nước trực tiếp lên bịch, chỉ được tưới dưới nền nhà để giữ ẩm và nuôi trồng. Miệng bịch được đậy bằng nút bông, nên khi tơ nấm ra đủ (khoảng 80%) phải tháo nút bông, tưới nước vào khoảng một tuần sẽ cho ra nấm. Khi ra nấm tưới phun sương lên nấm mỗi ngày. Thu hái bằng tay theo từng cụm, hái đúng tuổi và hái cả cụm. Sau khi thu hái, phải vệ sinh chân nấm. Để phân phối đúng thời gian đến nơi tiêu thụ, có thể dùng chất ức chế sinh trưởng nhưng ở trung tâm người ta không sử dụng cách trên mà tính toán thời gian thu hái phù hợp cho đến nơi tiêu thụ.  Lưu ý: Đối với trời nắng gắt tưới 3 lần/ngày và vệ sinh nhà nuôi trồng mỗi đợt một lần để diệt nấm lạ. Khi nuôi trồng các loại nấm phải chú ý đến độ ẩm, mỗi loại có độ ẩm thích hợp. Những bịch saukhi sử dụng đem hấp bỏ tơ nấm và dùng làm môi trường trồng kiểng, gừng. Nấm bào ngư xám thu hái được 5 lần còn linh chi thu hái được 2 lần. 2.2 Khu Nông Nghiệp Công Ngệ Cao Thành Phố Hồ Chí Minh 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ cao là đơn vị vì sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, được thành lập theo Quyết định số 5938/QĐUBND ngày 22/11/2005 của UBND Tp.HCM, nhằm hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Năm 2007, bắt đầu hoạt động và đến năm 2010 thì hoạt động chính thức bao gồm 3 phân khu chức năng chính: trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao (hướng dẫn các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thì ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp), trung tâm khai thác hạ tầng (quản lí tất cả các khuôn viên trừ hệ thống nhà màng), trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (nghiên cứu nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao và chuyển giao công nghệ, phát triển dịch vụ kỹ thuật). Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh có diện tích 88,17 ha với tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, đang xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phục vụ quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà thí nghiệm, hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao cộng nghệ, hệ thống viễn thông, …. Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã phát triển thành một Khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. 2.2.2 Chức năng Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đào tạo nguồn lực phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ. Hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực. Dịch vụ khoa học kỹ thuật. 2.2.3 Nhiệm vụ Xây dựng, triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ nhằm hòan thiện công nghệ sản xuất, lai tạo và thử nghiệm giống mới; nghiên cứu bảo quản và chế biến nông sản. Thực hiện trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chuyển giao công nghệ. Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn để phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao cho ngành nông nghiệp. Thực hiện hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước. Tổ chức sản xuất thử nghiệm, kinh doanh các chế phẩm sinh học, giống cây trồng và nguyên vật liệu nông nghiệp. 2.2.4 Cây trồng ứng dụng công nghệ cao Hệ thống nhà màng nhập từ Isreal sau đó đem về và nhiệt đới hóa cho phù hợp với khí hậu Việt Nam. Hình 22: Hệ thống nhà lưới Hình 23: Mô hình nhà trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao Có tấm lưới tự động để điều chỉnh ánh sáng Giá thể: sơ dừa, vỏ đậu phộng, chế phẩm vi sinh, phân bò. Dưa lưới 1 năm thu hoạch 3-4 vụ, thời gian tăng trưởng 30-40 ngày, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, mỗi trái thu hoạch được từ 1-1,5 kg. Hình 24: Cây dưa lưới và cây và chua bi được trồng dưới ứng dụng công nghệ cao Ngoài ra trung tâm còn trồng các giống Lan như: Lan Mokara, Lan Dendrobium, Lan Rừng, Lan Hồ Điệp. 2.2.5 Quy trình trồng lan Giá thể chủ yếu là mụn dừa. Giá thể được sử dụng 2 – 3 lần và mỗi lần sử dụng phải qua xử lí bằng vôi, thuốc hóa học hay khử trùng. Hình 25: Mụn dừa (Giá thể) Giống sau khi nuôi cấy mô  chuyển ra ngoài, ươm ở nhà mát cách nắng 60 – 70%, cách mưa hoàn toàn, khoảng một tuần cho đến một tháng cho cây thích nghi được với môi trường  chuyển vào chậu nhỏ hoặc vỏ bó dừa nuôi khoảng 3 – 6 tháng  chuyển qua chậu lớn cho phát triển, nuôi đến khi ra hoa. Nếu nhiệt độ cao có thể tưới nước 3 lần/ngày.  Lan Mokara Đối với lan Mokara, giá thể trồng là vỏ đâu phộng. Mất ba năm mới ra hoa, và được nuôi cấy mô phần rễ nhú ra hoặc chồi của Mokara. Mokara cho 5 – 6 chồi/đợt. Điều kiện trồng: + Nhiệt độ: Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ ban ngày không dưới 21 0C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18,50C. + Ánh sáng: Mokara là loài ưa sáng. Ánh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50 – 60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt. + Tưới nước: tưới nước theo mùa. Do Mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường tưới nước để tránh rụng lá và giảm cường độ quang hợp. + Độ thông thoáng: Những vùng thiếu thông thoáng sẽ gây bệnh cho lan. Trường hợp nơi quá thông thoáng như: đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho đất có độ ẩm thấp, cây thoát nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn. Cách trồng: các cây lan Mokara được buột cứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ đậu sao cho gốc lan không chạm vào vỏ đậu. Trồng cây cách cây 30cm. Phòng trừ sâu bệnh: + Thực hiện phun phòng định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. + Thuốc trừ bệnh thường dùng: Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben… + Thuốc sâu: Decis, Bassa, B Thái Lan… Hinh 26: Lan Mokara  Lan Denropium Đối với lan Denropium, giá thể trồng là vỏ đậu phộng + sơ dừa. Mất một đến một năm rưỡi ra hoa một lần và sử dụng đọt non để nuôi cấy mô. Nồng độ đạm, ure, nitơ khi cây còn non cao. Hình 27: Lan Denropium Yêu cầu sinh thái: + Nhiệt độ: Denropium thích vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27 – 32 0C, nhiệt độ ban đêm 16 – 180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá. + Ánh sáng: rất cần ánh sáng (lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời). Ánh sáng quá cao làm cây dễ bị cháy lá, ngược lại thiếu ánh sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa. + Độ ẩm: cần 50 – 80% + Độ thông gió: chọn vị trí làm vườn phải thông thoángđể môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Cách trồng: Denropium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chậu đất. Trồng sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong, trồng chặt và không bị lung lay. 2.2.6 Quy trình trồng cà chua Cà chua được trồng là cà chua bi dài hạn thời gian sinh trưởng khá lâu trên 1 năm và được tưới bằng hệ thống nhỏ giọt. Hình 28: Hệ thống tưới nhỏ giọt cà chua bi Cà chua bi trồng dài hạn thu hoạch mỗi tuần 1 lần, lần đầu tiên thu hoạch năng suất không cao lắm đến lần thứ 3, 4 thì năng suất thu hoạch ổn định hơn. Giá thể trồng cà chua bi gồm phân bò, sơ dừa và trấu với tỉ lệ 1:4:1 và dùng hệ thống tưới nước 8-10 lần/1 ngày. Trong quá trình trồng cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây như bón phân NPK với hàm lượng nhất định. Hình 29: Cây cà chua bi 2.2.7 Quy trình trồng dưa lưới Hạt giống dưa lưới được trồng được nhập từ Đài Loan. Malaysia và Nhật, trước khi trồng cần ngâm hạt giống trong nước với tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh và dùng các biện pháp hóa học phòng trị bệnh trong giai đoạn đầu về sau dùng phương pháp sinh học để phòng trị bệnh thường gặp như phấn trắng và sương mai.....Bên cạnh đó trung tâm còn sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt 8-10 lần/ ngày, đối với cây nhỏ thì 1 lít nước/ ngày và cây lớn là 2 lít và nuôi trái là 2,5-3 lít. Khi thu hoạch trái trọng lượng trung bình mỗi trái là 2,5 kg với giá thành 23 ngàn đồng/1kg. 2.3 Công Ty Ajinomoto Việt Nam Hình 30: Công ty Ajinomoto Biên Hòa – Đồng Nai Địa chỉ:Nhà máy Ajinomoto Long Thành, khu công nghiệp Long Thành, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061.3831289 - 061.3834455 Website: http://www.Aji-no-moto.com.vn 2.3.1 Giới thiệu về công ty Tập đoàn Ajinomoto có 110 nhà máy sản xuất ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hoạt động trong bốn lĩnh vực chính là thực phẩm, acid amin, dược phẩm và các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng với hơn 1.700 sản phẩm các loại, tạo ra hơn 30.000 việc làm và đạt doanh thu hơn 10 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Tập đoàn Ajinomoto với thế mạnh về acid amin chiếm hơn 60% thị phần trên thế giới. Được thành lập từ năm 1991, Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Hiện công ty Ajinomoto Việt Nam có hai nhà máy: Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và Nhà máy Ajinomoto Long Thành được đưa vào vận hành từ tháng 9 năm 2008. Tổng số nhân viên làm việc tại Công ty Ajinomoto Việt Nam lên đến gần 2.000 người. Với sứ mệnh góp phần mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, Công ty Ajinomoto Việt Nam luôn nỗ lực để mang đến nhiều chủng loại sản phẩm gia vị với chất lượng tốt nhất và an toàn, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Nhà máy Ajinomoto Biên hòa – KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai. Tổng diện tích trên 10 hecta. Hiện nay, nhà máy chuyên sản xuất các mặt hàng: Bột ngọt Ajinomoto, xốt Mayonnaise, Nước tương Phú Sĩ, giấm gạo lên men LISA và phân bón hữu cơ sinh học AMI – AMI. Nhà máy Ajinomoto Biên hòa đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 90001:2008, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, và hệ thống quản lí an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007. Nhà máy Ajinomoto Long Thành – KCN Long Thành, Đồng Nai. Diện tích: 9 hecta. Nhà máy được thiết kế theo mô hình sản xuất tiên tiến của tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản, với thiết bị máy móc mới và hiện đại. Hiện nay, nhà máy chuyên sản xuất các mặt hàng: Hạt nêm Aji – ngon, gia vị nêm sẵn Aji – Quick, và hỗn hợp tăng vị bọt ngọt Ajinomoto – Plus. Tháng 10 năm 2009, Trung tâm phân phối miền Nam – Công ty Ajinomoto Việt Nam đã được xây dựng tại nhà máy Ajinomoto Long Thành nhằm đáp ứng mục tiêu thiết lập nền tảng vững mạnh cho hệ thống phân phối trên toàn quốc. 2.3.2 Một số sản phẩm chính của công ty Những sản phẩm của công ty Ajinomoto Việt Nam gồm:  Gia vị Umami: Bột ngọt Ajinomoto, bột ngọt Ajinomoto – Plus. Hình 31: Bột ngọt Ajinomoto (hình a) - Bột ngọt AjinomotoPlus (hình b)  Gia vị dạng hạt: Hạt nêm Aji – ngon từ thịt heo, Aji – ngon từ thịt gà (sản xuất năm 2000), Aji – ngon từ hạt sen (sản xuất năm 2011). Hạt nêm nước hầm xương Aji-ngon là sự kết hợp tinh tế giữa xương ống hầm kỹ và xương sườn Hình 32: Hạt nêm Aji-Ngon  Gia vị dạng lỏng: Giấm gạo lên men (sản xuất năm 2005), nước tương Phú Sĩ (sản xuất năm 2011), sốt Aji – mayo. Hình 33: Giấm gạo lên men – nước tương Phú Sĩ – Sốt Aji-mayo  Thức uống: cà phê lon Birdy đen và cà phê lon Birdy sữa Cà phê lon Birdyđược sản xuất từ những hạt cà phê Robusta đặc biệt nhất và nguồn nguyên liệu sữa tươi Thái Lan và sữa bột nhập từ Úc, đảm bảo không nhiễm melamine, không sử dụng chất tạo màu. Hình 34: Café Birdy  Phân hữu cơ sinh học Ami – Ami Phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI được sản xuất bằng công nghệ lên men vi sinh hiện đại của Nhật Bản, hình thành từ quy trình lên men sản xuất acid amin với nguyên liệu chính là rỉ đường và tinh bột khoai mì. Sau khi ủ lên men rồi ly tâm, dịch lên men được tách ra thành 2 phần: acid amin dùng để phục vụ cho sản xuất thực phẩm và dược phẩm, acid glutamic để sản xuất bột ngọt và phần khác là nước cái. Nước cái chứa rất nhiều đạm vi sinh và thành phần khoáng vi lượng được trung hòa, sau khi được điều chỉnh độ đạm, độ pH,… cho ra thành phẩm phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI dạng lỏng. Hình 35: Phân bón hữu cơ Ami-Ami  Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Ajitein Hình 36: Thức ăn chăn nuôi Ajitein  Gia vị nêm sẵn: + Aji – Quick rau củ, Aji – Quick thập cẩm, Aji – Quick lẩu thái, Aji –Quick canh chua, Aji – Quick bột chiên giòn, Aji – Quick hải sản. Hình 37: Các loại gia vị nêm sẵn 2.3.3 Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto 2.3.3.1 Giới thiệu bột ngọt Ajinomoto Cách đây hành ngàn năm người Nhật bắt đầu dùng rong biển làm thực phẩm, họ phát hiện ra trong loại rong lá còn có một loại gia vị hảo hạn làm cho thức ăn có vị đậm đà. Năm 1980, nhà bác học người Đức Rittenhausen tìm kiếm để xác định cơ cấu của các protein động vật, đặc biệt acid amin và acid glutamic. Tuy nhiên, việc phát hiện ra hoạt chất có trong rong biển làm cho thức ăn có mùi vị ngon là Ikeda. Vào 21/4/1909 ông đã đăng ký patent số 9440 với nhan đề “sản xuất chất liệu gây vị”. Năm 1909 ông hợp tác với nhà kinh doanh Saburosuke Suzuki tạo nên sản phẩm Ajnomoto. Năm 1933 sản lượng bột ngọt tại Nhật đạt 4,5 triệu kg/năm. Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối natri của acid glutamic, một acid amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein) của cơ thể. Công thức C5H8NO4Na Trọng lượng phân tử: 187,13 Nguyên liệu để sản xuất bột ngọt là nguồn nguyên liệu rẽ tiền, dễ trồng và dễ bảo quản trong quá trình vận chuyển. Ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu để sản xuất bột ngọt Ajinomoto là mía đường và khoai mì. Sau quá trình đường hóa tại nhà máy ta thu được dung dịch đường, bổ sung men vi sinh Micrococcus glutamicus và thu hồi acid glutamic. Sau đó, dung dịch được trung hòa bằng soda (natri cacbonat) để tạo dung dịch bột ngọt, tạo hạt và lọc màu bằng than hoạt tính. Nếu hạt bột ngọt vẫn chưa trắng sẽ lọc lại với hạt nhựa resin rồi đem tinh chế. Bột ngọt lúc này sẽ chia làm 5 loại: quá lớn và quá nhỏ sẽ tinh chế lại và đóng gói kích thước nhỏ, loại lớn vừa, trung bình và nhỏ vừa sẽ đóng gói loại 20-25kg. Trước khi xuất vào kho bột ngọt sẽ được kiểm tra chất lượng, nếu không đạt sẽ pha loãng và làm lại. Để tạo ra một mẻ bột ngọt thành phẩm phải mất 14 ngày, trong đó quá trình lên men mất từ 2-3 ngày. 2.3.3.2 Quy trình sản xuất Hình 38: Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto Nguyên liệu (khoai mì, mía) được đưa đến nhà máy, xử lí lấy tinh bột và mật mía đường. Sau đó, bổ sung các vi khuẩn gây men vào, cho lên men tự nhiên khoảng 48-72 giờ, khi đó các vi khuẩn gây men sẽ ăn sạch đường và tạo acid glutamic thải vào dịch lên men. Thu hồi acid glutamic, rồi trung hòa bằng soda tạo muối glutamate có màu đỏ  tẩy màu, lọc với than hoạt tính (than hoạt tính là một phân tử trong cấu trúc có nhiều lỗ hỏng, khi phân tử màu đi qua sẽ bị giữ lại)  muối glutamate màu trắng, còn bã than sẽ được dùng để trung hòa với mẻ sau  cô đặc và kết tinh bằng cách sấy hay ly tâm  tạo hạt và đóng gói. Trong tạo hạt được chia làm năm loại (hạt nhỏ, quá nhỏ, vừa, lớn, quá lớn). Hạt loại vừa và lớn được đóng gói bán ra thị trường, còn hạt loại nhỏ bán cho những cơ sở công nghiệp bánh kẹo, bánh nack, mì gói… Đem đến kho dự trữ và kiểm tra, nếu đạt chuẩn mới được bán ra thị trường còn không đạt phải pha loãng kết tinh lại. Để tạo được sản phẩm bột ngọt người ta mất khoảng 14 ngày. 2.3.3.3 Quy trình sản xuất hạt nêm Aji-ngon Thịt nạc và xương Gia vị Sơ chế Nghiền Dịch chiết nước hầm xương và thịt Đồng hóa Tạo hạt Sấy khô, phun dầu Đóng gói Hình 39: Quy trình sản xuất hạt nêm Aji-Ngon Nguồn nguyên liệu là xương ống, xương sườn, thịt nạc vai và thịt nạc đùi heo được cung cấp từ các công ty uy tín, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhân viên trước khi vào làm việc phải kiểm soát vệ sinh chặt chẽ như: thay quần áo, bịch tóc, thay ủng, rủa tay bằng xà phòng và cồn, qua phòng thổi khí có áp suất thấp (chênh lệch ít so với áp suất không khí) và bắt đầu làm việc. Ngay từ khi nhập vào, nguồn nguyên liệu đã trải qua các khâu kiểm nghiệm chặt chẽ như: kiểm tra ngoại quan, nhiệt độ của khối thịt, của xương. Sau khi đạt, mẫu nguyên liệu được tiếp tục kiểm tra các chỉ tiêu hóa lí và vi sinh tại bộ phận quản lí chất lượng của nhà máy ). Bắt đầu với công đoạn sơ chế, nhiệt độ trong phòng luôn nhỏ hơn 22 0C, sao đó kiểm tra ngoại quan một lần nữa để đảm bảo nguyên liệu sạch và không có tạp chất, mùi. Sau đó, thịt và xương được cân đủ khối lượng bằng cân tự động, xếp vào rỗ riêng và được đưa sang khu vực nấu để sẵn sàng cho công đoạn hầm. Cứ 400kg thịt thì 350kg xương cho một mẻ. Thịt và xương được chuyển qua phòng hầm. Thịt được hầm trong 3giờ để lấy nước, còn phần thịt được xay nhuyễn và trộn cùng phần nước thịt và nước hầm. Xương được hầm trong 1giờ, phần xương còn lại được bán cho các công ty chế biến thức ăn gia súc. Xương ống và xương sườn được chần qua nước sôi và hầm hơn 1 giờ bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 1100C cùng lúc đó thịt cũng được hầm liên tục trong 3 giờ để chiết xuất hết vị ngọt từ xương và thịt, thu được nước hầm xương và nước hầm thịt. Thịt luộc sau khi hầm, được xay khô và nghiền mịn rồi trộn với hỗn hợp nước hầm xương và nước hầm thịt đã được tách mỡ. Sau đó, hỗn hợp nước hầm xương và thịt được cho vào túi thanh trùng ở 85 0C trong vòng 10 phút. Làm nguội, đóng gói (mỗi gói 5kg) và trữ trong kho mát ở 15 0C để bảo quản, rồi chuyển qua công xưởng Aji–ngon cho sản phẩm cuối cùng. 2.3.3.4 Phân bón Ami-Ami Sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học với nguồn nguyên liệu chính là mật rỉ đường và tinh bột khoai mì. Sau khi ủ lên men, dịch lên men được tách thành 2 phần acide amin dùng sản xuất thực phẩm, dược phẩm, axít glutamic để sản xuất bột ngọt và thành phần khác là nước cái. Nước cái chứa nhiều đạm vi sinh và thành phần khoáng vi lượng được trung hòa. Sau khi được điều chỉnh độ đạm, độ pH… cho ra thành phẩm là phân bón hữu cơ sinh học dạng lỏng. Phân bón Ajinomoto đã được khảo nghiệm lần đầu tiên tại viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Thành phần sản phẩm qua phân tích ra thì có: hữu cơ 25-26%, N 4 – 5%, lân thì thấp nhưng có nhiều vi lượng và đặc biệt nhất là acid amin rất tốt cho cây trồng. Khảo nghiệm trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa, AMI - AMI cho hiệu quả rất khả quan, lúa cứng cây, chắc hạt. Tuy nhiên còn một điều khó khăn do đặc thù sản phẩm này là dạng lỏng, vận chuyển khó khăn. Hình 40: Phân bón Ami-Ami  Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học Ami-Ami Hình 41: Quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học Ami-Ami  Giải thích quy trình Nguyên liệu: Tinh bột khoai mì, mật mía được xử lí như mục trên đã nêu. Lên men: Tham gia vào quá trình lên men sản xuất axit glutamic, chủng vi sinh thường sử dụng là: Corynebacterium Glutanicum, Brevibacterium Lactofermentus, Micrococus Glutamicus; nhưng chủ yếu nhất vẫn là chủng Corynebacterium Glutamicum (loại vi khuẩn này đã được nhà vi sinh vật Nhật Bản Kinosita phát hiện từ 1956, có khả năng lên men từ tinh bột, ngô, khoai, khoai mì để tạo ra axit glutamic). Cho chủng vi khuẩn Corynebacterium Glutanicum vào để thực hiện quá trình lên men. Vi khuẩn này sử dụng chất dinh dưỡng và chịu sự tác động các yếu tố khác sẽ sản xuất acid glutamic thừa để tiết ra ngoài cơ thể vào môi trường. Chủng vi khuẩn Corynebacterium Glutanicum được Ajinomoto Việt Nam nhập 8 tháng một lần. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn là 300C, pH=7. Các yếu tố ảnh hưởng: pH, nhiệt độ, hệ thống gió và khuấy, oxy, các chất sinh trưởng. Thu hồi acid glutamic: thu hồi bằng cách kết tinh (tại điểm đẳng điện pi=3,32) sau đó li tâm loại bỏ bã vi sinh vật. Trung hòa: Sử dụng NaOH hoặc Soda để tạo muối (lúc này ta thu được dung dịch bột ngọt). Lọc màu: Sử dụng than hoạt tính hoặc các phương pháp trao đổi ion để loại màu và tạo màu trắng cho bột ngọt. Tinh chế, Sản phẩm: Sau khi có sản phẩm bột ngọt thô, Ajinomoto sàn để phân loại bột ngọt theo kích cở. Để tạo sản phẩm đa dạng và tiện lợi cho người tiêu dùng. 2.4 Công Ty Liên Doanh Nhà Máy Bia Việt Nam Địa chỉ: 170 Lê Văn Khương, Phường Thới An, Quận 12 Tp. HCM. Gần Ngã 4 Tân Thới Hiệp. 2.4.1 Lịch sử phát triển Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam được thành lập vào ngày 9/12/1991, giữa Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty Asia Pacific Breweries Ltd. (“APB”) nay là Công ty Heineken Asia Pacific Pte Limited (Heineken Châu Á Thái Bình Dương). Nhà máy Bia có diện tích 12,7 hecta tọa lạc tại Phường Thới An, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, là một trong những nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Trong nhiều năm qua, VBL được ghi nhận là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ thuế và họat động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao của TP.Hồ Chí Minh. Công ty hiện có hơn 1.600 nhân viên và tạo hàng ngàn việc làm cho các nhà cung cấp và đối tác tại Việt Nam. VBL luôn tích cực trong các họat động xã hội từ thiện, phát triển nguồn nhân lực và luôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Ngoài Nhà Máy tại Quận 12, VBL còn sở hữu các Nhà Máy tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang. Hiện nay, VBL là đơn vị sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger, Tiger Crystal, Desperados, Biere Larue, Biere Larue Export, BGI và Bivina tại Việt Nam. 2.4.2 Các nhãn hiệu Hình 42: Các nhãn hiệu bia (Nguồn: Internet9) 2.4.4 Quy trình sản xuất bia 2.4.3 Nguyên liệu sản xuất bia Hình 43: Nguyên liệu sản xuất bia (Nguồn: Internet) Hình 44: Quy trình sản xuất bia (Nguồn: Internet) 2.5 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hạt Giống Tân Lộc Phát 2.5.1 Sơ lược về công ty Hình 45: Trang trại sản xuất giống của công ty Tân Lộc Phát (Nguồn: Địa chỉ: Chi nhánh tại Thôn Đông Hòa, Xã Tân Hà, Huyện Hàm Tân – Bình Thuận. Internet) Công ty TNHH Hạt Giống Tân Lộc Phát là một công ty chuyên sản xuất và cung ứng hạt giống rau màu với thương hiệu hạt giống “Đồng Tiền Vàng” được thành lập năm 2008 bởi những nhà nông học giàu kinh nghiệm. Họ đến từ cả ba miền của đất nước, gặp nhau ở cùng một niềm đam mê nghiên cứu, chọn tạo hạt giống rau màu. Khởi đầu với vốn liếng cơ bản chính là tâm huyết đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, chỉ hơn 3 năm qua, công ty Tân Lộc Phát đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, hạt giống “Đồng Tiền Vàng” đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước và cả một số nước khác trong khu vực Châu Á, trở thành một cái tên quen thuộc, gần gũi với nhà nông. Tiêu chí hoạt động: “Phát triển theo định hướng bền vững trên cơ sở cung ứng sản phẩm đảm bảo tính an toàn về chất lượng và sự ổn định cho nhà nông, phương thức kinh doanh nhất quán, cụ thể, bảo vệ lợi ích lâu dài cho nhà phân phối”. Công ty trồng với mục đích sản xuất và hậu kiểm Nhằm đáp ứng ngày càng nhiều, càng cao nhu cầu của bà con nông dân và thị trường tiêu dùng, công ty TNHH Hạt Giống Tân Lộc Phát không ngừng đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu để tiếp tục chọn tạo ra nhiều giống rau ưu việt. Hiện nay, công ty đang tiến hành lai tạo một số sản phẩm mới được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu kể cả những thị trường khó tính. Công ty trồng theo mật độ canh tác khác nhau như: cây khỏe trồng thưa, cây yếu trồng gần, cây sai trái trồng dày, cây ít trái trồng thưa. Có 2 loại hàng được công ty áp dụng: + Hàng đơn: hàng cách hàng 1,2m. Chủ yếu áp dụng loại hàng này cho những cây sai trái. + Hàng đôi: hàng cách hàng 3,6 hoặc 4,8m. Các loại giống cây trồng tại công ty: dưa leo, ớt, bí đỏ, bí đao, mướp, khổ qua… Hình 46: Sản phẩm giống khổ qua, bầu và bí của công ty 2.5.2 Quy trình tạo giống lai F1  Sơ đồ tạo giống lai F1 Chuẩn bị cây giống bố mẹ Chuẩn bị đất Trồng cây bố mẹ Chăm sóc(Làm giàn đối với cây họ dưa leo) Khử lẫn Thu hoạch Tách hạt Kiểm tra và đóng gói sản phẩm Hình 47: Sơ đồ tạo giống lai F1  Chuẩn bị cây giống bố mẹ Chọn số lượng hạt cây dòng bố và mẹ sao cho hợp lý. Đem ngâm hạt giống trong nước ấm (tỷ lệ là 2 sôi 3 lạnh). Sau khi ngâm hạt giống chúng ta cho hạt dòng bố mẹ vào bầu và chăm sóc cho đến khi đủ tuổi ra bầu.  Làm đất Ruộng sau thu hoạch sẽ được làm sạch tàn dư bằng cách đốt tàn dư và bón vôi. Sau đó, xới đất, rồi phơi đất một tháng hoặc ít nhất là 10 ngày và lên luống tùy theo loại rau màu: hàng cách hàng 1,2m ( dưa leo, khổ qua,…); 2,4m (bầu, dưa hấu,…). Tiếp tục cày xới lần nữa, rồi trãi phân chuồng lượng vừa đủ phụ thuộc qui trình, phân chuồng trãi khoảng 30cm 2/ha, phân lân 500kg/ha. Kế đến, phủ bạc và đục lỗ, rồi bón lót, bón phân hóa học. Những cây sai trái thì trồng dày, cây khỏe thì trồng thưa. Diệt cỏ bằng cách phun thuốc diệt cỏ và đảm bảo không có cây trồng khác. Bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt trước khi tiến hành màng phủ nông nghiệp, khoảng cách lỗ trên ống dẫn nước là 20cm đến 30cm Chiều dài của màng phủ nông nghiệp tùy theo chiều dài của luống, khoảng cách giữa hai lỗ gần nhau trên màng phủ nông nghiệp là 50 cm, dùng kẹp tre cố định màng phủ nông nghiệp lại. Hình 48: Khoảng cách lỗ trên ống dẫn nước  Trồng cây bố mẹ Khi cây bố mẹ đến tuổi ra bầu thì chúng ta có phun ethrel cho cây mẹ và GA3 cho cây bố với liều lượng thích hợp và trồng xen kẽ nhau (chỉ áp dụng cho các cây họ bầu bí và cây đơn tính khác). Sau khi xuống bầu chúng ta nên tưới đẫm.  Làm giàn (đối với cây họ leo) Tiến hành lên giàn khi cây con đủ lớn. Thiết kế giàn tùy theo các loại rau màu khác nhau để cây phát triển tốt. Hình 49: Giàn dưa hấu (a) – Giàn bí (b)  Chăm sóc Tưới nước, kiểm tra sâu bệnh để phòng và trị. Bón thúc theo các giai của quá trình sinh trưởng của cây để đảm bảo cây phát triển tốt. Chú ý: không nên trồng xen canh cây họ bấu bí và dưa leo đễ tránh bệnh héo xanh.  Khử lẫn Đánh dấu các trái khác dạng như: màu đỏ là trái được thụ và màu xanh là các trái bị sâu hại hay lẫn tạp.  Thu hoạch Khi trái chín tiến hành thu hái các trái đánh dấu màu đỏ và không bị sâu hại. Khoảng 28 ngày sau khi gieo trồng thì dưa leo cho lứa trái đầu tiên.  Tách hạt Trái sau khi hái được ủ 1-2 ngày và đem đi tách thịt quả (có chứa hạt) bằng máy tuốt. Sau đó, đem đi ủ 1-2 ngày rồi rửa sạch và lẩy hạt. Đem hạt vừa lẩy xong đi sấy khô ở nhiệt độ thích hợp.  Kiểm tra và đóng gói Sau khi hạt được sấy khô và để nguội, tiến hành kiểm tra lần cuối để loại bỏ các hạt không đủ sức nẩy mầm. Sau đó cho đóng gói sản phẩm. Quy cách của sản phẩm thường là gói nhôm 100g. Hình 50: Cân và đóng gói sản phẩm 2.6 Viện Pasteur Nha Trang Hình 51: Viện Pasteur – Nha Trang 2.6.1 Lịch sử hình thành Viện Pasteur Nha Trang được thành lập năm 1895. Năm 1975, đất nước được giải phóng. Ngay sau khi tiếp quản, Viện đã hòa vào hệ thống YTDP thuộc Bộ Y tế Việt Nam, quản lý công tác vệ sinh phòng dịch các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đào tạo cán bộ tuyến dưới và nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Pasteur Nha Trang vào các thời kỳ: 1976, 12/1999, 7/2005. 2.6.2 Chức năng Viện Pasteur Nha Trang có chức năng nghiên cứu khoa học về vệ sinh, dịch tễ, phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo chuyên môn tuyến trước, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ chuyên ngành về y tế dự phòng; đề xuất với Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung. 2.6.3 Nhiệm vụ 2.6.3.1 Nghiêng cứu khoa học Nghiên cứu dịch tễ học; giám sát; phòng chống dịch, bệnh mang tính đặc thù và dịch, bệnh mới xuất hiện trong khu vực. Nghiên cứu vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học liên quan đến dịch bệnh. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, bệnh phù hợp với đặc điểm cộng đồng dân cư, điều kiện địa lý, sinh thái trong khu vực. Nghiên cứu, điều tra về sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, xã hội, thảm họa, di biến động dân cư, trình độ dân trí và các bệnh tật mới xuất hiện ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng để đề xuất các biện pháp phòng chống. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành. 2.6.3.2 Đào tạo Tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y tế dự phòng cho các tuyến dưới trong khu vực theo qui định của pháp luật. Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp theo mã ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và được Bộ Y tế phê duyệt. Tham gia với các trường Cao đẳng Y và Đại học để đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành y tế dự phòng. 2.6.3.3 Truyền thông giáo dục Nghiên cứu xây dựng các nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an tòan thực phẩm, dinh dưỡng, sức khỏe lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe học đường phù hợp với tập quán và dân trí cuả nhân dân các tỉnh trong khu vực. Phối hợp với các ơ quan truyền thông đại chúng, các ban, ngành của địa phương và các cơ quan có liên quan để tiến hành công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân về các bệnh, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, sức khoẻ lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe học đường và các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng dân cư trong khu vực. 2.6.4 Labo hóa Kiểm tra tất cả các loại thực phẩm, nước uống đóng chai. Xử lý mẫu: thực hiện phép thử cổ điển (chuẩn độ). Tủ bảo quản mẫu và hóa chất ( có tem hiệu chuẩn hằng năm, kiểm tra định kỳ). Có phòng nhận mẫu riêng. Thiết bị: Tủ mát, tủ ấm, cân kỹ thuật, tủ an toàn sinh học, bộ chưng cất, lò vi sóng (phá mẫu), lò nung (phân tích tro, khoáng), Nồi cách thủy (lấy những chất dễ bay hơi), Cô quay ly tâm, lọc khoáng, Bộ chiết soxhlet: dùng ete đun lên mẫu hòa tan lipid-> chiết lipid (6-12 giờ), Sắc ký lỏng cao áp( xác định nhiều chất: phẩm màu, chất bảo quản), Sắc ký khí phối phổ, Máy đo quang (phân tích hợp chất Nitric, nitrat). Hình 52: Một số thiết bị Labo hóa 2.6.5 Labo Vi sinh Phòng nuôi mẫu: 2-80C; nước, rượu ở nhiệt độ thường. Thiết kế theo hệ thống 1 cửa. Thiết bị: bình đun cách thủy, Tủ ấm, Sinh học phân tử ( PCR thường, Real time PCR, ly tâm, lọc gel). 2.7 Cơ Sở Sản Xuất Nước Mắm Châu Sơn – Nha Trang Hình 53: Bảng hiệu cơ sở sản xuất nước mắm Châu Sơn 2.7.1 Giới thiệu Địa chỉ : 48 Tân Hải . Nha Trang . Khánh Hoà ĐiệnThoại: 058.3881908 Di động: 0914.04738 Fax : 058.3730838 Email: mamchauson@dng.vnn Http://www.mamchauson.com.vn Nước mắm Châu Sơn sản xuất từ nguồn cá cơm Nha Trang, theo phương pháp cổ truyền. Hương vị đậm đà khó quên. Không dùng phụ gia độc hại, không sử dụng hoá chất để bảo quản. Nước mắm là dung dịch đạm, chủ yếu là các acid amin được tạo thành do quá trình thủy phân protein cá nhờ hệ enzym protease có trong cá. Ngoài ra nước mắm còn dùng để chữa một số bệnh như đau dạ dày, phỏng, cơ thể suy nhược, cung cấp năng lượng. Nước mắm được sản xuất ở hầu hết các nước Châu Á. Mỗi nước có kiểu sản xuất khác nhau tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan khác nhau. Cá cơm Nha Trang là loại nguyên liệu chính làm cho nước mắm Nha Trang ngon nổi tiếng. Tuy vậy bí quyết làm được nước mắm ngon còn tuỳ thuộc tay nghề “ gia truyền ”. Nước mắm ngon chủ yếu dựa vào các acid amin là chất đạm trong cá và ure (ure nội sinh). Ngoài ra trong nước mắm còn có vài chục chất khác có thể gây tác động đến cơ thể như: histamin gây dị ứng …hoặc nước mắm kém chất lượng chứa các vi khuẩn gây bệnh…Ure có trong nước mắm là do quá trình sản xuất tự nhiên tạo ra hay còn gọi là đạm cá, nó là một chất tồn tại trong acid amin hầu như không gây hại đến sức khỏe con người vì hàm lượng rất nhỏ. 2.7.2 Quy trình sản xuất nước mắm Hình 54: Quy trình sản xuất nước mắm  Giải thích quy trình Nguyên liệu Cá cơm, cá nục, một phần cá giã (cá tạp) và muối. Chất lượng của nguyên liệu quyết định một phần chất lượng của thành phẩm, vì vậy việc chọn muối và cá trước khi làm nước mắm là rất quan trọng. Muối Hình 55: Muối Loại muối hạt vừa, trắng đục, khô, ít tạp chất, dùng muối cá tốt, cho nước mắm ngon. Theo tỉ lệ ba cá, một muối trộn lẫn thành chượp, cho vào bể xi-măng, gài nén, chiết rút nước liên tục trong 6 tháng thì lấy được mắm. Nếu muối mặn quá sẽ làm cá tê cứng lâu, kéo dài thời gian thủy phân, còn muối nhạt quá cá sẽ thủy phân nhanh đồng thời nước mắm có mùi thối. Chọn cá: Không dùng cá ươn, nên mua cá vừa mẩy mình, đặt cá nằm dán sát vào nhau trong thùng kín đáy. Tránh để cá bị mất nước trong quá trình vận chuyển hoặc tạm chứa chờ xử lý muối… Ủ Ủ khoảng hai ngày. Đây là giai đoạn lên men khô yếm khí có tác dụng phân giải tốt vừa tạo hương vị thơm ngon. Lên men Là quá trình thủy phân protein trong cá nhờ emzyme protease mà sản phẩm cuối cùng là acid amin. Có thể lên men theo ba phương pháp: đánh khuấy, gài nén, hay kết hợp giữa đánh khuấy và gài nén. Bằng phương pháp đánh khuấy cá được trộn đều với muối và cho đủ muối ngay từ đầu hoặc cho muối nhiều lần sau đó cho vào thùng rồi gày nén. Khi cá đã ngấm muối nát đều và chìm xuống, không có hiện tượng trương nổi lên, thịt cá bị xé nát nhưng xương vẫn còn nguyên. Khoảng một tháng sau cá chìm xuống hẳn, nước nổi lên có màu vàng trong, màu của nước mắm chuyển từ màu vàng nhạt sang vàng trong. Sau 6 – 12 tháng chượp đã chính hoàn toàn có thể chiết rút. Chượp Chượp là tên gọi cá đã được trộn muối. Công thức làm chượp là ba cá + một muối, như vậy chượp có tỉ lệ muối từ 25 – 30%. Trộn thật đều đảm bảo cá ăn đủ muối (nếu không đủ sẽ có mùi hôi). Vào chượp: lần lượt nạp chượp vào thùng chứa, xả nước vừa đủ. Sau khi đã nạp hết, phủ lên mặt chượp một lớp muối. Gài nén chượp: dùng thanh dằn, đá dằn để gài nén làm cho cá ép thành một khối, rút ra dịch cá. Sau đó, đổ dịch cá vào phủ mặt chượp nhưng không ngập mặt thùng phòng trường hợp cá no hơi làm tràn nước. Trong 15 ngày đầu kéo rút liên tục để trao đổi dịch cá trong và ngoài nhằm làm tan muối đồng thời để dịch cá có độ mặn cần thiết. Chiết rút Dùng những thanh tre nhỏ bó lại thàng bó (thường gọi là lù) để rút nước mắm cốt. Phần bả, thịt, xương cá chưa thoái hóa ta tiếp tục bổ sung muối vào và tiếp tục lên men nhiều lần để thu dịch nước mắm. Quá trình lên men và chiết rút dừng lại khi tất cả thịt cá phân hủy hoàn toàn. Phối trộn Để thu được nước mắm có hương vị thơm ngon và độ đạm như mong muốn ta phải trộn các loại nước mắm có các độ đạm khác nhau đề ra nước mắm có độ đạm trung bình sau đó vào chai ta được nước mắm thành phẩm. 2.7.3 Thiết bị và máy móc Bể chứa bằng xi-măng. Đá tảng dùng đắp lù (lù là bộ lọc có tác dụng làm trong nước mắm, chặn được xác bã trong quá trình kéo rút). Vỉ tre hoặc chắn miệng lù. Bao sợi thưa phủ mặt lù. Vỉ tre dằn mặt chượp. Thanh dằn bằng đá tảng hay gỗ cứng. Đá dằn để đè chượp không nổi lên. Vòi dẫn bằng ống trúc hay ống nhựa cứng. Mô tơ bôm rút. 2.8 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Liên Doanh Organik Đà Lạt 2.8.1 Giới thiệu Hình 56: Bảng hiệu công ty TNHH liên doanh Organik Địa chỉ: Đà Thọ, xã Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại: (084) 63 2211 516 Fax: (084) 63 3549 008 Website: http://www.organikvn.com/ Trang trại sản xuất của Công ty TNHH liên doanh Organik Đà Lạt do ông Nguyễn Bá Hùng sáng lập nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 16 km và cách thức trồng rau hữu cơ của Organik đang là mô hình hấp dẫn người trồng rau, người tiêu dùng trong và ngoài nước. Năm 2004, doanh nghiệp tư nhân Hùng Thiên do ông thành lập ra đời chuyên sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam. Năm 2007 doanh nghiệp Hùng Thiên đổi tên thành Công ty TNHH liên doanh Organik với mục tiêu: Tạo ra sản phẩm rau sử dụng phân hữu cơ, chất vi sinh. Không sử dụng thuốc trừ sâu. Không sử dụng phân bón hóa học. Đảm bảo xanh sạch, an toàn. Thị trường phân phối của công ty TNHH Organik Đà Lạt: Trong nước và nước ngoài (xuất khẩu sang Tây Đức và Đài Loan) 2.8.2 Các công đoạn cần chuyển đổi và ứng dụng kỹ thuật theo hướng nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất  Lịch sử quản lí và vùng đất sản xuất Khu vực sản xuất hữu cơ phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về đất, nguồn nước theo quy định về dư lượng: Nông dược, Kim loại nặng, Sinh học, Nitrat. Không có nguy cơ bị ô nhiễm bởi nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, giao thông, nước thải sinh hoạt,… Trồng cây chắn bao quanh khu vực sản xuất. Hình 57: Khu vực sản xuất  Giống và cây giống Giống nhập và được khảo sát trước khi đưa vào sản xuất (giống phải đạt chứng nhận hữu cơ)  Tổ chức sản xuất Trồng theo phương pháp luân canh nhằm trách sâu bệnh và các loại côn trùng gây hại. Quy hoạch các vùng sản xuất theo sơ đồ bố trí.  Phân bón và dinh dưỡng Yêu cầu đầu tiên của sản xuất hữu cơ là không được phép sử dụng phân bón vô cơ. Để bù đắp dinh dưỡng cho cây, người dân phải ủ phân compost.  Quản lí và bảo vệ cây trồng Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp -IPM, ICM, BMP, vi sinh vật, thiên địch, chế phẩm trích từ thực vật (tỏi, ớt, một số loại thực vật thiên nhiên, …). -Sử dụng đa dạng sinh học (biodiversity) cho nông trại. -Áp dụng kỹ thuật đấu tranh sinh học bằng các biện pháp sử dụng các loại nấm ký sinh, canh tranh, ký sinh trở lại, … -Sử dụng các loại cây, hoa, xua đuổi côn trùng, cây thân thiện,….  Xử lí nước tưới và hệ thống tưới tiêu Áp dụng biện pháp xử lý nước bằng phương pháp vật lý, hóa học, sinh học, … Mục đích nhằm xử lý các vi sinh vật có hại, rong tảo, kim loại nặng, nông dược thuốc BVTV hóa học để có nước sạch cho cây trồng.  Xử lí chất thải nông nghiệp Cần thiết xây dựng quy trình xử lý “phi tâp trung và tái sử dụng” các chất thải thực vật làm phân bón hữu cơ. Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp sạch và bền vững.  Thu hoạch và đóng gói sản phẩm Rửa rau hữu cơ bằng máy sục khí ozone hay rửa vô trùng ở 400C (Hyro-cooling) mục đích giúp rau giòn hơn, tiêu diệt các loại vi khuẩn như: vibrio, Ecoli, shamonella,… sau cùng đóng gói sản phẩm và đưa vào kho lạnh chứa. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Organik nổi tiếng với thương hiệu rau hữu cơ, sản phẩm chất lượng. Công ty sản xuất rau sạch theo qui trình khép kín, từ khâu hạt giống đến thành phẩm và phân phối đều được sự kiểm soát của công ty. Sản phẩm đa dạng: hiện tại Organik sản xuất khoảng 105 sản phẩm. Thị trường tiêu thụ: trong nước và xuất khẩu. 2.8.3 Quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn và an toàn Kỷ thuật gieo trồng tại Organik Khu sản xuất xa khu dân cư, ít gió, ánh sáng thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt. Sản xuất theo chuỗi: chọn giống đặc biệt, có chất lượng, áp dụng các biện pháp quản lí sâu bệnh, sử dụng nguồn hữu cơ để trồng, sản phẩm sạch và giá trị cao sau thu hoạch. Giống được gieo trên các vĩ mướp cách mặt đất 1,5m (hạn chế sâu bệnh) trong nhà lưới. Dùng bẫy bắt ruồi, bướm và trồng các loại cây xua đuổi một số loại côn trùng chuyên biệt quanh khu sản xuất. Hình 58: Bẫy bắt ruồi Nguồn nước tưới đảm bảo sạch không ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe con người. Một số loại rau áp dụng trồng trong nhà lưới để hạn chế sâu bệnh và quản lí được chất lượng. Hạn chế sử dụng phân và thuốc hóa học thay vào đó dùng phân hữu cơ và thuốc sinh học. Công ty cải tiến chế biến, bảo quản sau thu hoạch theo hướng công nghệ cao và xây dựng chứng chỉ HACCP. Sau khi thu hoạch rau được rửa sạch bằng máy ozone 3 lần. Theo theo rau được chuyển vào phòng đóng gói một cách cẩn thận và đảm bảo sản phẩm sạch. Trong khâu chế biến sử dụng máy hút chân không và làm lạnh để tăng tuổi thọ sản phẩm sau khi thu hoạch. Đóng gói sản phẩm bằng máy. In ngày sản xuất và hạn dùng. Tất cả các khâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. [...]... chống dịch bệnh, chỉ đạo chuyên môn tuyến trước, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ chuyên ngành về y tế dự phòng; đề xuất với Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung 2.6.3 Nhiệm vụ 2.6.3.1 Nghiêng cứu khoa học Nghiên cứu dịch tễ học; giám sát; phòng chống dịch, bệnh mang tính đặc thù và dịch, bệnh mới xuất hiện trong khu vực Nghiên. .. Nghiên cứu vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học liên quan đến dịch bệnh Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, bệnh phù hợp với đặc điểm cộng đồng dân cư, điều kiện địa lý, sinh thái trong khu vực Nghiên cứu, điều tra về sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng Nghiên. .. hòa vào hệ thống YTDP thuộc Bộ Y tế Việt Nam, quản lý công tác vệ sinh phòng dịch các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đào tạo cán bộ tuyến dưới và nghiên cứu khoa học Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Pasteur Nha Trang vào các thời kỳ: 1976, 12/1999, 7/2005 2.6.2 Chức năng Viện Pasteur Nha Trang có chức năng nghiên cứu khoa học về vệ sinh, dịch. .. loại rau áp dụng trồng trong nhà lưới để hạn chế sâu bệnh và quản lí được chất lượng Hạn chế sử dụng phân và thuốc hóa học thay vào đó dùng phân hữu cơ và thuốc sinh học Công ty cải tiến chế biến, bảo quản sau thu hoạch theo hướng công nghệ cao và xây dựng chứng chỉ HACCP Sau khi thu hoạch rau được rửa sạch bằng máy ozone 3 lần Theo theo rau được chuyển vào phòng đóng gói một cách cẩn thận và đảm bảo... tạo kỹ thuật viên trung cấp theo mã ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và được Bộ Y tế phê duyệt Tham gia với các trường Cao đẳng Y và Đại học để đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành y tế dự phòng 2.6.3.3 Truyền thông giáo dục Nghiên cứu xây dựng các nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an tòan thực phẩm, dinh dưỡng,... sử dụng chất tạo màu Hình 34: Café Birdy  Phân hữu cơ sinh học Ami – Ami Phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI được sản xuất bằng công nghệ lên men vi sinh hiện đại của Nhật Bản, hình thành từ quy trình lên men sản xuất acid amin với nguyên liệu chính là rỉ đường và tinh bột khoai mì Sau khi ủ lên men rồi ly tâm, dịch lên men được tách ra thành 2 phần: acid amin dùng để phục vụ cho sản xuất thực phẩm và. .. rau sử dụng phân hữu cơ, chất vi sinh Không sử dụng thuốc trừ sâu Không sử dụng phân bón hóa học Đảm bảo xanh sạch, an toàn Thị trường phân phối của công ty TNHH Organik Đà Lạt: Trong nước và nước ngoài (xuất khẩu sang Tây Đức và Đài Loan) 2.8.2 Các công đoạn cần chuyển đổi và ứng dụng kỹ thuật theo hướng nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất  Lịch sử quản lí và vùng đất sản xuất Khu vực sản xuất hữu cơ... (Nguồn: Internet) 2.5 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hạt Giống Tân Lộc Phát 2.5.1 Sơ lược về công ty Hình 45: Trang trại sản xuất giống của công ty Tân Lộc Phát (Nguồn: Địa chỉ: Chi nhánh tại Thôn Đông Hòa, Xã Tân Hà, Huyện Hàm Tân – Bình Thuận Internet) Công ty TNHH Hạt Giống Tân Lộc Phát là một công ty chuyên sản xuất và cung ứng hạt giống rau màu với thương hiệu hạt giống “Đồng Tiền Vàng” được thành lập... cơ sở cung ứng sản phẩm đảm bảo tính an toàn về chất lượng và sự ổn định cho nhà nông, phương thức kinh doanh nhất quán, cụ thể, bảo vệ lợi ích lâu dài cho nhà phân phối” Công ty trồng với mục đích sản xuất và hậu kiểm Nhằm đáp ứng ngày càng nhiều, càng cao nhu cầu của bà con nông dân và thị trường tiêu dùng, công ty TNHH Hạt Giống Tân Lộc Phát không ngừng đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu để tiếp... khỏe học đường phù hợp với tập quán và dân trí cuả nhân dân các tỉnh trong khu vực Phối hợp với các ơ quan truyền thông đại chúng, các ban, ngành của địa phương và các cơ quan có liên quan để tiến hành công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân về các bệnh, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, sức khoẻ lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe học đường và các biện pháp bảo vệ và ... lực khoa học công nghệ cao sản xuất nông nghiệp 2.2.2 Chức Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông nghiệp Đào tạo nguồn lực phục vụ nông nghiệp công nghệ cao chuyển giao công nghệ. .. (nghiên cứu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao chuyển giao công nghệ, phát triển dịch vụ kỹ thuật) Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí... ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp), trung tâm khai thác hạ tầng (quản lí tất khuôn viên trừ hệ thống nhà màng), trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao (nghiên cứu

Ngày đăng: 23/10/2015, 20:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 12: Nấm bào ngư đùi gà

  • Hình 25: Mụn dừa (Giá thể)

  • 2.3.1 Giới thiệu về công ty

  • 2.3.2 Một số sản phẩm chính của công ty

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan