Đây là Đề tai NCKH sinh viên: Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam,. Giúp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cảng biển, đề xuất các chính sách khai thác hiệu quả cảng biển, đặc biệt là nhóm cảng biển số 5
Trang 1Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNG BIỂN VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM 6
1.1 Cơ sở lý luận về cảng biển 6
1.1.1 Khái niệm, phân loại, chức năng cảng biển 6
1.1.2 Các yêu cầu đối với cảng biển 7
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động khai thác cảng biển 8
1.2 Điều kiện tự nhiên của Việt Nam 9
1.2.1 Vị trí địa lý của lãnh thổ Việt Nam 9
1.2.2 Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam 11
1.2.3 Điều kiện thời tiết khí hậu 14
1.2.4 Điều kiện sông ngòi 15
1.2.5 Điều kiện biển 17
1.3 Điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam 19
1.3.1 Kinh tế xã hội Việt Nam 19
1.3.2 Dân cư và nguồn lao động Việt Nam 24
1.4.Kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới 28
1.4.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 28
1.4.2 Nền kinh tế Việt Nam trong ASEAN và thế giới 30
1.4.3 Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và một số nước lớn 32
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CẢNG BIỂN Ở VIỆT NAM 36
2.1 Tổng quan về cảng biển Việt Nam 36
Nhóm cảng số 1 36
Nhóm cảng số 2 37
Nhóm cảng số 3 38
Nhóm cảng số 4 38
Trang 2Nhóm cảng số 5 39
Nhóm cảng số 6 41
2.2 Tình hình hàng hóa thông qua các cảng biển 41
2.2.1 Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng biển miền Bắc 43
2.2.2 Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng miền Trung 48
2.2.3 Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng biển nhóm 5 Đông Nam Bộ 51
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng biển tại việt nam 57
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 57
2.3.2 Kinh tế xã hội 59
2.3.3 Cơ sở hạ tầng giao thông 61
2.3.4 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động khai thác cảng biển ở Việt Nam 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC 65
CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM 65
3.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp 65
3.1.1 Định hướng phát triển cảng biển tại Việt Nam 65
3.1.2 Định hướng phát triển vận tải biển tại Việt Nam 67
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động cảng biển tại khu vực Đông Nam Bộ 68
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng biển nhóm 5- Đông Nam Bộ 70
3.2.1 Các giải pháp điều chỉnh luồng hàng, bến cảng và phát triển cơ sở hạ tầng kết nối 70
3.2.2 Nhóm giải pháp về chính sách phí, giá dịch vụ 80
3.2.3 Nhóm giải pháp về quản lý hoạt động khai thác 87
3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ khác 91
3.3 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp 94
KẾT LUẬN 97
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong số ít nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc xây dựng cáccảng biển hiên đại phát triển ngành hàng hải Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cónhiều vũng, vịnh, cửa sông nối liền với Thái Bình Dương Thực tế cho thấy, hầu hết cácquốc gia ven biển trên thế giới và trong khu vực đêì trở thành nước có nền kinh tế pháttriển mạnh Đó là nhờ họ biết phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển đúng hướng bởi cảngbiển là đầu mối giao thông như đường sông, đường bộ, đường sắt phục vụ cho việc giaolưu hàng hóa, hành khách giữa các khu vực trong một nước và giữa nước đó với cácnước trên thế giới
Đặc biệt sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự giao lưu hàng hóa đápứng mọi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy việc đổi mới phương pháp quản
lý, đổi mới kỹ thuật Tuy nhiên do cơ chế quản lý cảng biển và cơ sở hạ tầng cảng biểnchưa thống nhất nên hiện nay hệ thống cảng biển Việt Nam còn lạc hậu và chưa thể pháttriển đúng tầm của nó, phần lớn cảng của chúng ta còn nhỏ bé và không hiện đại
Đồng thời, ngay trong khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam là một thành viên, córất nhiều cảng phát triển, là cảng tầm cỡ quốc tế như cảng Kaoshiung (Đài Loan), cảngHồng Kông (Hong Kong), Port Klang (Malaysia),… Trong đó có cảng Singapore làcảng đứng đầu thế giới về số lượng hàng hóa thông qua, và là cảng trung chuyển hàngđầu khu vực Mỗi cảng có vị trí, đường lối, đặc điểm phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn
có những điểm tương đồng mà chúng ta có thể rút ra bài học từ đó phát triển hệ thốngcảng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tựu nhiên và vị trí địa lý đồng thời học hỏi kinhnghiệm và rút ra bài học từ những nước phát triển
Nhìn chung thì hệ thống cảng biển Việt Nam được phân bố tương đối phù hợpvới điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng khu vực Hầu hết các cảng biển ViệtNam hiện có nằm sâu trong các sông vịnh, điều kiện chắn sóng và gió khá tốt Tuynhiên, hệ thống cảng của ta còn gặp nhiều khó khăn Hầu hết các cảng nằm trên cáctriền sông sâu trong phần lục địa, lòng sông hẹp, bị uốn khúc nhiều, sa bồi lớn gây khókhăn cho việc vận hành tàu thủy trên luồng và khả năng nâng cấp, mở rộng hoặc xâymới các cảng nước sâu tại các khu hiện nay chưa có Các cảng miền trung còn chịu ảnhhưởng trực tiếp của thời tiết, hàng năm thường phải ngừng hoạt động cảng 1.5 – 2 tháng
Trang 4do những đợt gió mùa song lớn Do đó vẫn phảo khải sát đánh giá chi tiết về luồng lạch,các điều kiện khai thác, hoạt động cảng để phát triển hệ thống cảng một cách hợp lý.
Tóm lại tác động của tự nhiên, kinh tế xã hội đến sự hính thành và phát triển của
hệ thống cảng biển Việt Nam là có lợi,vị trí địa lý phù hợp cho sự phát triển kinh tế củacác địa phương trong cả nước, nhưng để khai thác được lợi thế đó, hệ thống cảng cầnđược sự chú ý đầu tư , các chính sách phát triển hợp lý và hiệu quả Sự phát triển của hệthống cảng biển là cơ sở để phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam
Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và điều kiệnkinh tế xã hội ảnh hưởng đến hệ thống cảng biển Việt Nam, nhóm tác giả đã chon đề tài
“ Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam” thực hiện với hi vọng sẽ phân
tích được những lợi thế tiềm năng cũng như những khó khăn cho sự phát triển của cácnhóm cảng biển ở Việt Nam, đồng thời tìm ra những giải pháp khả thi để phát triển chonhóm cảng biển số 5 làm bài học kinh nghiệm cho các nhóm các khác của Việt Nam
2 Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở đưa ra những cơ sở lý luận về cảng biển, điều kiện tự nhiên và điềukiện kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời phân tích những yếu tố ảnh hưởng của điềukiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến hoạt động của các nhóm cảng biển ở Việt Nam từ đó
đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động của các nhóm cảng biển ở Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu.
Về mặt không gian: Nghiên cứu tổng quan về hệ thống cảng biển Việt Nam, từ đónghiên cứu thực trạng từng nhóm cảng biển và đề xuất một số giải pháp phát triển cảngbiển nhóm 5
Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập, điều tra được từnăm 2008 đến nay Đồng thời, dựa trên định hướng phát triển của Cảng đến năm 2020
4 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về cảng biển, những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển của các nhóm cảng biển ở ViệtNam
Trang 5Vận dụng những cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp pháttriển hiệu quả và bền vững cho các nhóm cảng biển của Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích tình hình, thu thập dữ liệu thứ cấp
- Phân tích phương pháp chuyên gia, trên cơ sở nhận định đánh giá của các chuyêngia về các mặt, các lĩnh vực của việc phát triển hệ thống cảng biển
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp và phân tích,…
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng và hình vẽ, đề tài kết cấu gồm ba
chương:
Chương I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam
Chương II: Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến hoạt động của các nhóm cảng biển ở Việt Nam
Chương III: Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động của các nhóm cảng biển ở Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNG BIỂN VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lý luận về cảng biển
1.1.1 Khái niệm, phân loại, chức năng cảng biển
a Khái niệm cảng biển:
Cảng biển một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc,bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việcchuyển giao hàng hoá/ hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang cáctàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, và phục vụ tất cả các nhu cầucần thiết của tàu neo đậu trong cảng Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâmcông nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của cả mộtvùng
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựngkết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hànghoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác
+ Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhàxưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, cáccông trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị
+ Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầucảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoatiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác
+ Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác địnhbởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và cácphương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn
b Phân loại cảng biển
* Theo chức năng, nhiệm vụ
+ Cảng tổng hợp quốc gia + Cảng trung chuyển quốc tế
+ Cảng đầu mối khu vực + Cảng địa phương
+ Cảng chuyên dụng
* Theo quy mô
+ Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ choviệc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng
Trang 7+ Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho pháttriển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.
+ Cảng biển loại III: là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động củadoanh nghiệp
c Vai trò của cảng biển
- Cảng biển, với tư cách là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng quốc gia,vừa là đầu mối giao thông, vừa là mắt xích quan trọng kết nối các hệ thống, loại hìnhgiao thông vận tải với nhau
- Là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tải biển sangcác phương thức vận tải khác và ngược lại, qua đó, việc trao đổi, lưu thông hàng hóađược thuận lợi, tiết kiệm Tại cảng biển có cung cấp trang thiết bị phục vụ cho tàu, hànghóa và hành khách đến cảng
- Cảng biển là nhân tố quan trọng trong việc tạo sức hút đầu tư, thúc đẩy pháttriển các ngành kinh tế, là hạt nhân cho việc hình thành nên các vùng kinh tế phát triểncủa các khu vực, của quốc gia
- Các cảng biển cùng với hệ thống giao thông nói chung tạo điều kiện cho giaolưu phát triển kinh tế giữa các địa phương, các vùng, các quốc gia
- Các cảng biển tùy theo chức năng khi định hướng xây dựng còn có những vaitrò cụ thể khác nhau, chủ yếu là phục vụ cho phát triển kinh tế, khi cần có thể là cảngquân sự (quốc phòng), tránh bão
1.1.2 Các yêu cầu đối với cảng biển
Trước đây điều kiện tự nhiên chi phối đến việc lựa chọn nơi xây dựng cảng Với
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay yếu tố điều kiện tự nhiên không còn là điềukiện tiên quyết mà còn có nhiều yếu tố khác tác đọng tới việc hình thành cảng biển nhưyếu tố kĩ thuật yếu tố kinh tế yếu tố chính trị , văn hoá
Về mặt địa lý: Các yếu tố địa lý ảnh hưởng tới việc xây dựng cảng biển có thể tổng hợp
thành 3 nhóm chính:
- Vị trí của cảng về mặt điều kiện tự nhiên của bờ biển và hệ thống giao thôngvùng vào cảng
- Vị trí của cảng so với vùng hậu phương của nó
- Vị trí của cảng so với vùng tiền phương của nó
Việc bố trí, quy hoach khu vực cảng phải đảm bảo sao cho thuận tiện và hiệu quả trongquá trình khai thác cảng
Trang 8Vận tải: đây là nhân tố chủ yếu quyết định việc quy hoạch cảng biển Biết được
vùng giao nhận hàng ở hậu phương cũng như tiền phương cảng và khối lượng hàng hoácần vận chuyển sẽ làm giảm bớt chi phí tìm kiếm trong quá trình vận tải
Lao động: đóng vai trò đáng kể trong việc quy hoạch xây dựng cảng Chi phí
nhân công là chi phí phát sinh tại cảng, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như mức thunhập bình quân của vùng, nguồn lao động, trình độ chuyên môn…
Đất đai: chi phí đất đai ngày càng thể hiện rõ trong vấn đề quy hoạch cảng do
việc mở rộng cảng để tăng lượng hàng lưu thông qua cảng, tăng trọng tải tàu có thể ravào…
Tập trung hoá: là sự giảm chi phí do sự tập trung của các yếu tố liên quan đến
cảng
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động khai thác cảng biển
a Điều kiện thời tiết trên biển và đại dương
Các điều kiện thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến vận tải biển Qua nhiều sự quansát, khảo sát, tính toán người ta nhận thấy rằng các hiện tượng thời tiết cũng có nhữngquy luật và liên quan đến tính chất khí hậu của từng vùng trên Trái Đất Chẳng hạn vùngtrên Ấn Độ Dương thường có gió xoáy từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, vùng biểnArap gió mùa xuất hiện với cường độ mạnh nhất vào khoảng tháng 6 đến tháng 8…haycác yếu tố về hải lưu, hóa tính, sinh tính của nước biển đều ảnh hưởng tới hoạt động vậntải của các tuyến hằng hải cũng như hoạt động khai thác cảng, xếp dỡ hàng hóa, sangmạn hàng hóa
b Vị trí địa lý xây dựng cảng biển
Điều này trực tiếp đến hoạt động khai thác của cảng: khối lượng hàng hóa thôngqua cảng,z quy mô của cảng Vị trí xây cảng thường sẽ nằm ở các khu công nghiệp, cácthành phố lớn, các luồng hàng hải Nơi có quỹ đất rộng cùng với hệ thống luồng lạch đểđảm bảo cho tàu phù hợp với quy mô của cảng có thể vào tác nghiệp tại cảng
c Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống cảng và cầu cảng
- Hệ thống luồng lạch
- Thiết bị xếp dỡ
- Phương tiện vận tải trong cảng
- Ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Trang 9d Điều kiện phát triển kinh tế và lưu thông hàng hoá.
Với lợi thế là một quốc gia ven biển, nằm trên tuyến vận tải biển quốc tế quantrọng, sôi động nhất của khu vực và thế giới, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển cảng biển, vận tải biển và du lịch hàng hải khác, làm động lực để phát triểnkinh tế xã hội bền vững Tuy nhiên, cảng biển không phát huy được hết năng lực do khảnăng tài chính đầu tư vài cảng biển thấp, hệ thống cầu cảng đã mọc lên manh mún, chắp
vá, thiếu đồng bộ
Luật pháp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và cótác động trực tiếp đến sự phát triển của dịch vụ hàng hải và dịch vụ cảng biển
e Tổ chức cơ chế quản lý cảng biển
Trong cơ chế quản lý cảng biển hiện nay đang có sự trùng lặp giữa chức năngquản lý nhà nước và kinh doanh
f Nguồn nhân lực phục vụ cho vận hành cảng biển
Hiện nay nguồn nhân lực trong nước cho vận hành cảng biển và cung ứng cácdịch vụ hàng hải được dự báo là đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượngcao Để đảm bảo nguồn nhn lục cho phát triển cảng biển trong thời gian tới cần cónhứng giải pháp với lộ trình cụ thể nhằm đào tạo và bồi dưỡng kịp thời
1.2 Điều kiện tự nhiên của Việt Nam
1.2.1 Vị trí địa lý của lãnh thổ Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia bán đảo nằm ở cực Đông nam bán đảo Đông Dương, cóphần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′Bắc đến 23°23′ Bắc Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tớinam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km
Phía bắc giáp Trung Quốc, Phía tây giáo Lào và campuchia, Phía đông giáp VịnhBắc Bộ và biển Đông, phía nam giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan
- Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km²
- Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo
- Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ViệtNam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông
- Hệ toạ độ:
Cực Bắc: 23022’B – xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang
Cực Nam: 8030’B – xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau
Trang 10 Cực Đông: 109030’Đ–xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Cực Tây: 102010’Đ – xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên
- Ranh giới giáp với:
Phía bắc giáp với Trung Quốc :
Việt Nam có đường biên giới đất liền với Trung Quốc dài hơn 1.450 km, kéo dài từđông bắc đến tây bắc Tiếp giáp với 7 tỉnh biên giới VN là hai tỉnh Vân Nam và QuảngTây của TQ Khu vực biên giới Việt-Trung được coi là cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc được hiện thực hóa cửa khẩu trêntuyến biên giới Việt – Trung, do vậy các cửa khẩu Việt - Trung không chỉ là cửa ngõgiao lưu của 2 nước mà còn là cửa ngõ phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của cảkhối ASEAN với với các nước khác trên thế giới
Phía đông giáp với biển Đông:
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông, trải rộng từ
vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông, giáp với Thái BìnhDương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương Do vậy đây được xem là vùng biển có hoạtđộng hằng hải nhộn nhịp trên thế giới Ngoài Việt Nam, hơn 90% lượng vận tải thươngmại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đôngnên có thể xem Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với nước ta về địa - chiếnlược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế
- Về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủhướng đông của đất nước
- Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để ViệtNam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trườngkhu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá
- Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tếmũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch
Phía Nam giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan
Phía Tây giáp Campuchia và CHDCND Lào
Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; góp phần nâng cao uy tín và vịthế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới
Trang 11Hiện tại, Việt Nam đã có 71 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào với số vốn gần 500 triệuUSD và trở thành nước lớn thứ hai trong số các nước đầu tư vào Lào Các dự án đầu tưcủa nước ta vào Lào tập trung có hiệu quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng,giao thông vận tải, trồng cây công nghiệp
Hợp tác giữa các địa phương giáp biên được chú trọng thúc đẩy, với việc hìnhthành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia Hợptác an ninh – quốc phòng tiếp tục duy trì tốt với mức độ tin cậy cao
Lượng hàng hóa XNK của Lào và Campuchia thôn qua các hệ thống cảng biểncủa Viêt Nam ngày một ra tăng
1.2.2 Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chấtnhiệt đới ẩm gió mùa
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đaisinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiềuloài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùngphong phú
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thànhcác vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng,ven biển, hải đảo
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hánthường xảy ra hằng năm
Về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng:
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng,tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắcThái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển cácngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhậpvới các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
- Về văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sốnghòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nướcláng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
Trang 12- Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trongCông cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước,
Điều kiện địa hình
a.Đặc điểm chung của địa hình
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam
+ Hướng núi gồm 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung
- Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người:
b Các khu vực địa hình
* Khu vực đồi núi
Chia thành bố vùng như sau:
- Vùng núi Đông Bắc:Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn chụm đầu ở TamĐảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với
3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi songsong và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nângcao ở hai đầu
- Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và các cao nguyên; Khối núi Kon Tum
và khối núi Cực Nam Trung Bộ; và các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông,
Di Linh
Địa hình miền núi tạo ra nhiều thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội:
- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệucho nhiều ngành công nghiệp
- Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới
- Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quýhiếm
- Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành cácvùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồngcây lương thực
Trang 13- Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn
- Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch(tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái
Song:
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại chogiao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn,
lũ quét, xói mòn, trượt lở đất )
- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du
- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và
bề mặt phủ badan cao chừng 200m
- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềmphù sa cổ Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìađồng bằng ven biển miền Trung
Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội:
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây côngnghiệp, cây ăn quả và hoa màu
- Khu vực này cũng có điều kiện phát triển giao thông vận tải và khu dân cư,kinh tế hơn và kiểu địa hình núi
* Địa hình đồng bằng:
Đồng bằng châu thổ sông: Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dầntrên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
Đồng bằng sông Hồng:
Rộng khoảng 15.000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển
và bị chia cắt thành nhiều ô Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không đượcbồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước,vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa
Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ):
Trang 14Rộng 40.000 km2, địa hình thấp, phẳng Trên bề mặt đồng bằng có mạng lướikênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn vềmùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
Do điều kiện có nhiều kênh rạch nên mật độ cầu cống ở đây lớn giao thông chủyếu là giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ Xuất hiện nhiều cảng sông , có736km đường bờ biển nên có nhiều cảng biển lớn có công suất khỏang 1,5 triệu tấn/nămTạo điều kiện phát triển giao thông nội thuỷ.hàn hoá được dỡ khỏi cảng biển , tiếp tụclên các phương tiện nội thuỷ theo các đường sông đi sâu vào trong đất liền để giao hàng
Đồng bằng ven biển miền Trung:
- Có tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiềuđồng bằng nhỏ
- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản,đặc biệt là gạo
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản
- Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp,trung tâm thương mại
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông
Song khu vực đồng bằng này lại hẹp ngang, ngắn và dốc nên hường xuyên chịuảnh hưởng của thiên tai như bão, lụt, hạn hán
1.2.3 Điều kiện thời tiết khí hậu
Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Namphân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm
ấm, bắc trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ mang đặcđiểm nhiệt đới Xích đạo Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lụcđịa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa kiểu khí hậu biển và đại dương
Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miềnkhí hậu phía Nam, miền khí hậu Trường Sơn, và miền khí hậu biển Đông
Do điều kiện thời tiết khí hậu nên đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết ảnh hưởngtới giao thông vận tải
a Chế độ nhiệt
Trang 15Đặc điểm khí hậu Việt Nam là nhiệt độ không khí cao độ ẩm cao và liên tụctrong một thời gian dài, có giông bão mưa nhiều mưa to và tập trung theo mùa vào một
số thời gian trong năm Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam là 22,7 ℃
Nhiệt độ cao có những ảnh hưởng:
+ Xăng dầu bay hơi nhanh và dễ lắng cặn
+ Do nhiệt độ cao lớp nhữa đường dễ chảy , áp lực hơi lốp dễ bị tăng quá mức làm tăngquá trình hao mòn của phương tiện
c Mưa
Lượng mưa nước ta rất lớn trung bình năm 1,700mm Mưa nhiều dễ sinh lụt lội
và tắc nghẽn giao thông Mưa to làm sói mòn đương xá cầu cống hạn chế ngày hoạtđộng của xe
1.2.4 Điều kiện sông ngòi
Việt Nam hiện có 392 con sông, chảy liên tỉnh được đưa vào danh mục quản lýcủa Cục đường sông Việt Nam theo quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của Thủ tướngChính phủ Trong đó, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6 km được xem làtuyến đường sông quốc gia
Mật độ sông, kênh trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km2 Nơi có mật độsông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ Khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45km/km2 Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2
Tổng lưu lượng nước trung bình của các sông và kênh là 26.600 m³/s Trong đó,phần được sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%; phần từ nước ngoài chảy vào ViệtNam chiếm khoảng 61,5% Hệ thống sông Cửu Long chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng15,1% và các con sông còn lại chiếm 24,5%
Việt Nam có 23 sông xuyên biên giới Trong đó có những sông lớn như sôngTiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà
Hướng của các dòng sông Việt Nam chủ yếu chảy từ Tây sang Đông, từ Tây Bắcxuống Đông Nam, từ đất liền ra biển Đông; nhưng cũng có những dòng sông chảy
Trang 16ngược, điển hình như Sê San (còn gọi là Krông Pơ Kô) và Sêrêpôk (còn gọi là Đắk Krô)hình thành ở khu vực Tây Nguyên rồi chảy ngược hướng Tây sang Camphuchia Ởmiền Bắc có sông Kỳ Cùng hình thành ở tỉnh Lạng Sơn chảy ngược theo hướng ĐôngNam – Tây Bắc sang Trung Quốc.
Dọc bờ biển, trung bình cứ 23 km lại có một cửa sông Việt Nam có 112 cửasông lạch đổ ra biển Các cửa sông lớn của Việt Nam thường bắt nguồn từ nước ngoài,phần trung lưu và hạ lưu chảy trên đất Việt Nam
Ba dòng sông rộng nhất là sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu với chiều rộng trungbình khoảng 1 km
Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất là: Sông Hồng dài 551 km(kể cả đoạn từ thượng nguồn về đến Việt Trì với tên gọi sông Thao); sông Đà dài 543km; sông Thái Bình dài 411 km (kể cả dòng chính từ thượng nguồn đến Phả Lại – ChíLinh, Hải Dương với tên gọi sông Cầu); sông Sêrêpôk dài 371 km; sông Bé dài 385 km;sông Chảy dài 303 km
Thuận lợi
+ Điều kiện sông ngòi giúp phát triển hệ thông giao thông vận tải thủy nội địa
+ Cung cấp hệ thống nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như đời
sống của con người
+ Là nguồn cung cấp thủy sản lớn, là điều kiện phát triển nghề nuôi trồng thủy sản + Điều kiện sông ngòi cho phép phát triển ngành công nghiệp thủy điện.
+ Tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ
thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vậnchuyển hàng hóa và hành khách
+ Nước ta lại có nhiều sông vừa lớn vừa dài lại bắt nguồn từ nước ngoài hoặc chảyqua nhiều nước rồi mới về ta như sông Hồng, sông Cửu Long Vì vậy bằng đườngsông ta có thể phát triển giao thông quốc tế rất thuậnlợi
Khó khăn:
+ Đối với phát triển nông nghiệp thì sông ngòi cũng gây không ít khó khăn đó là gâylụt, phá hoại mùa màng
Trang 17+ Đối với phát triển công nghiệp sông ngòi cũng gây không ít khó khăn là: chuyểnđộng nước diễn biến thất thường theo mùa trong đó mùa cạn thường thiếu nước chạymáy thuỷ điện
+ Về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùngcửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông+ Đối với phát triển giao thông sông ngòi cũng gây nhiều khó khăn và điển hình làchuyển động nước diễn biến theo mùa nên mùa cạn thiếu nước không thuận lợi với pháttriển giao thông bằng tàu thuyền lớn, sông ngòi lại phân hoá mạnh theo lòng sông trong
đó sông miền núi thường chảy thẳng, lòng hẹp, bờ cao, nhiều thác ghềnh hạn chế giaothông.Còn sông đồng bằng lại chảy uốn khúc quanh co nên sẽ kéo dài đường vậnchuyển, tốn nhiều thời gian, nhiều nguyên liệu
1.2.5 Điều kiện biển
Nói đến điều kiện biển của Việt Nam phải nhắc tới biển Đông
a.Vị trí địa lý Biển Đông
Biển Đông được bao bọc bởi lục địa Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, lục địaThái Lan và các quần đảo Malaysia, Indonesia, Philippines nên được xem như một biểnkín với hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan Biển Đông là một trong nhữngbiển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương có các số đo như sau:
- Diện tích khoảng 3,4 triệu km2
- Thể tích 3, 938 triệu km3
- Độ sâu trung bình 1.140m, vực sâu nhất 5.016m thuộc rìa lục địa Philippines
- Ranh giới phía Đông Bắc là đường nối điểm cực Bắc đảo Đài Loan kéo vào bờ TrungQuốc, ranh giới phía Nam là khối nâng giữa các đảo Sumantra và Calimantan
b Địa hình thềm lục địa Việt Nam:
Thềm lục địa Việt Nam là phần kéo dài của lục địa ngầm dưới nước, thường tồntại các bồn trầm tích liên quan với các bể chức dầu khí và các vùng tích tụ sa khoáng
Thềm lục địa là vũng biển nông (<200/m) tiếp nhận các sản phẩm lục địa do sông
đổ ra và có nhiều bãi cạn, đảo ven bờ thuận lợi cho việc phát triển các hệ sinh thái Dovậy, thềm lục địa là điểm quần tụ của các loài hải sản và cũng là nơi hoạt động kinh tếsôi động nhất
Thềm lục địa Việt Nam tồn tại ba dạng địa hình:
Trang 18- Lòng chảo vịnh Bắc Bộ nghiêng về phía Đông Nam và thoải phía Việt Nam,thu hẹp ở phía Nam vịnh (Khoảng 16oN)
-Thềm lục địa Trung Bộ hẹp, dốc, phần phía Nam thoải hơn và mở rộng ra phíabiển khơi ở khoảng 10o30’N
- Thềm lục địa Nam Bộ- vịnh Thái Lan thoải và trải dài ra ngoài khơi đảo PhúQuý- Côn Sơn- Phú Quốc hàng trăm hải lý
c Dòng chảy biển Đông
Dòng chảy lớp nước mặt biển Đông là kết quả của quá trình tương tác biển- khíquyển
Dòng chảy quan trắc được trên mặt biển là tổng hợp của ba dòng chảy thànhphần: dòng chảy gió, dòng chảy địa chuyển và dòng chảy thuỷ triều
Tại vịnh Bắc bộ, một hoàn lưu xoáy thuận luôn luôn tồn tại và một dòng chảymạnh hướng về Nam dọc theo bờ biển Vào mùa hè, dưới tác động của gió mùa TâyNam đã hình thành dòng chảy mạnh Tây Nam dọc theo bờ biển Đông Nam Bộ và NamTrung Bộ lên phía Bắc và gặp dòng chảy từ phía Bắc xuống ở khoảng 16°N, sau đóchúng lệch hướng về phía Đông ra vùng biển trung tâm tạo các xoáy qui mô lớn ở phầnphía Bắc và phía Nam Biển Đông
d Thuỷ triều Biển Đông
Chế độ thuỷ triều Biển Đông là kết quả của sóng thuỷ triều từ Thái Bình Dương
và một phần từ Ấn Độ Dương qua các eo biển lớn và bị chi phối bởi các dạng địa hìnhphức tạp của biển
Chế độ thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng và luôn biến động Ở đây cóthể quan trắc thấy cả bốn dạng thuỷ triều: nhật triều đều, nhật triều không đều và bánnhật triều không đều
Tính chất thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam như sau:
-Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có thể chế độ nhật triều và nhật triềukhông đều chiếm ưu thế, độ cao triều biến động trong khoảng 3-4m
-Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình có chế độ nhật triều không đều là chủyếu, trong một tháng chỉ có khoảng 15 ngày quan trắc thấy một lần nước lên và một lầnnước xuống, độ cao mực nước triều cường biến đổi trong khoảng 1,2-2,5 m
-Vùng biển cửa Tùng- Thuận An- Quảng Nam- Đà Nẵng có chế độ thuỷ triềuđược xem là phức tạp nhất vừa thiên về bán nhật triều không đều, trong đó tại điểmThuận An có chế độ bán nhật triều đều
Trang 19-Vùng biển từ Qui Nhơn đến Nha Trang, thuỷ triều lập lại tính chất nhật triềukhông đều, trong tháng có khoảng 18-22 ngày quan trắc thấy một lần nước lên và mộtlần nước xuống, mực nước triều tăng lên 1,2-2,0 m -Vùng biển khu vực Hàm Tân-Vũng Tàu - Cà Mau, thuỷ triều lại có tính chất bán nhật triều không đều, hầu hết cácngày trong tháng quan trắc thấy hai lần nước lên và hai lần nước xuống nhưng khôngđều về biên độ và thời gian
-Vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan) có chế độ nhật triều không đềuchiếm ưu thế, độ cao triều cường không lớn (<1,0 m)
1.3 Điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam
1.3.1 Kinh tế xã hội Việt Nam
Ngày nay, cả thế giới biết đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam như một bằngchứng về sự thành công chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại Tuy vẫn là mộtnước nghèo, nhưng qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh: sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, pháttriển kinh tế đang đẩy mạnh Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hệ thống chính trị
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường Chính trị - xã hội ổnđịnh Quốc phòng và an ninh được giữ vững Vị thế Việt Nam trên trường quốc tếkhông ngừng nâng cao Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế
và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp
Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mớitoàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế Đường lối đổi mới của Đảng
đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ Tuy nhiên,những thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90 (thế
kỷ XX)
* Về công nghiệp.
- Năm 2011 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3695091,9 tỷ đồng Đến năm
2012 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.627.733,1 tỷ đồng, tăng 932.641,2 tỷ đồng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03%
so với năm 2011 trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểmphần trăm
Sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm đang bắt đầu có chuyển biến tíchcực, theo đó chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần, chỉ số tồn kho giảmdần
Trang 20Hình 1.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp thực tế và cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp theo vùng năm 2012
Đồng bằng sông Hồng; 27.51%
Trung du và miền núi phía Bắc; 2.89%
Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc; 9.70%
Tây Nguyên; 0.78%
Đông Nam bộ; 46.25%
Đồng bằng sông Cửu Long; 9.92% Không xác định; 2.94%
Nhận xét: giá trị sản xuất công nghiệp theo thực tế phân theo vùng năm 2012 đạt
4627733,1 tỷ đồng
Cơ cấu trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng không đồng đều nhau:
+ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ đạt tỷ trọng46,24 % tổng cơ cấu của cả nước
+ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất ở vùng Tây Nguyên đạt tỷ trọng0,78 % tổng cơ cấu cả nước
Sự phát triển công nghiệp giữa các vùng còn chênh lệch khá lớn bởi ở các vùngđồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long tập trung các khu công nghiệp lớnnhư KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng, KCN Tiên Sơn, KCN Vĩnh Lộc, KCN SóngThần,….; điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình, là nơi tập trung các công ty lớn thu hútnhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, sẽ có lợi thế để công nghiệp cũng như các ngànhkhác phát triển hơn so với các vùng như Tây Nguyên, Trung Du miền núi Bắc Bộ có ítlợi thế về phát triển công nghiệp
- Các ngành phục vụ trong nước may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, hàng giadụng,… các ngành xuất khẩu chủ lực bao gồm dầu thô, dệt may, da giày, thủy sản, gạo,
…Xuất khẩu như dầu thô hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam,trong đó có các bạn hàng lớn là Australia (trên dưới 30%), Trung Quốc, Singapore (đềutrên dưới 20%) đó là thị trường tiềm năng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung
Trang 21Quốc chắc chắn sẽ giữ được mức ổn định và tăng về giá trị Xuât khẩu dệt may chủ yếusang thị trường Mỹ, EU, Nhật, và hướng tới một số thị trường tiềm năng như TrungQuốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga trong đó Mỹ là thị trường tiêuthụ hàng dệt may lớn nhất thế giới nên sẽ là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam.
Về xuất khẩu gạo, Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam ,Indonesia,Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống
(%)
Hình 1.2 Biểu đồ Tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2013.(%)
Nhận xét: GDP nông nhiệp giai đoạn 2008 – 2013 có sự tăng trưởng không đồng đều.
+ Tăng trưởng GDP nông nghiệp năm 2009 rơi xuống mức thấp nhất (tăng 1,83% sovới năm 2008) chỉ đạt 65% theo kế hoạch
+ Tăng trưởng GDP nông nghiệp năm 2011 cao nhất (tăng 4% so với năm 2009)
Lý do nông nghiệp tăng trưởng chậm trong năm 2009, do nước ta, đặc biệt là TâyNguyên và duyên hải Nam Trung Bộ bị bão lũ gây thiệt hại nặng nề Nhưng nhờ có sự
nỗ lực đẩy mạnh sản xuất của các vùng, miền khác, nhất là đồng bằng sông Hồng vàđồng bằng sông Cửu Long nên nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh và tăng cao nhất vàonăm 2011 Đến năm 2013 GDP nông nghiệp giảm do chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiếtnắng nóng kéo dài đầu năm và xâm nhập mặn ở một số địa phương phía Nam Bên cạnh
đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản
Trang 22phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệuđầu vào tiếp tục tăng cao; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở khắp cácđịa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi.
Nông nghiệp liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thịtrường trong nước Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vựcnông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ cóảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn
* Dịch vụ
Các ngành dịch vụ có giá trị cao như giao thông vận tải, bưu chính viến thông, dulịch,…ngày càng được nhà nước quan tâm và phát triển nhằm nâng cao năng suất thúcđẩy cạnh tranh hơn nữa trong ngành dịch vụ Trong năm 2012 các ngành này cũng đãđạt được doanh thu cao
Bảng 1.1 Doanh thu một số ngành dịch vụ của Việt Nam năm 2012
Hành khách Hàng hóa
Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt:
+ Theo quan điểm của Mác GTVT là một ngành sản xuất vật chất thứ tư ngoàingành công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng Ngành GTVT làm ra một số lượng sảnphẩm lớn cho xã hội
+ Bất cứ một ngành sản xuất nào cũng thông qua 3 giai đoạn của quá trình sảnxuất, ngành GTVT cũng xảy ra 3 quá trình tương tự đó là:
Đối tượng sản xuất của GTVT là vận chuyển hàng hóa và hành khách trongkhông gian và theo thời gian tạo ra sản phẩm vận tải
Tư liệu sản xuất bao gồm: các phương tiện vận tải, các trang thiết bị bảo dưỡngsửa chữa các phương tiện vận tải, các loại nguyên vật liệu
Nguồn lao động của sản xuất vận tải:người điểu khiển phương tiện vận tải, ngườicông nhân bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện vận tải, cán bộ quản lý,…
Như vậy ngành GTVT đầy đủ 3 yếu tố của quá trình sản xuất cho nên đây là mộtquá ngành sản xuất vật chất Song nó lại là một ngành sản xuất vật chất nhưng mangtính chất đặc biệt Bởi đối tượng của ngành GTVT đó là hành khách và hàng hóa được
Trang 23vận chuyển trong không gian và theo thời gian Đây là một đối tượng đặc biệt, đầu vào
và đầu ra của quá trình vận tải không thay đổi
Ngành giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa rất lớncho toàn xã hội
Có thể xem xét sản lượng vận tải của ngành dịch vụ đặc biệt này qua một số con số nhưsau:
Vận tải hành khách
Hình 1.3 Lượng hành khách vận chuyển qua các năm 2008 – 2012
Đơn vị: triệu người
(Nguồn: Niên gián thống kê)
Nhận xét: vận tải hành khách tăng dần qua các năm và khối lượng tăng khá đồng đều từ
1793,5 triệu lượt hành khách lên 2775,9 triệu lượt hành khách (2012)
+ Vận tải hành khách năm 2011 tăng chậm nhất với 160.8 triệu lượt hành khách
so với năm 2010, trong đó khối lượng vận chuyển bằng đương thủy giảm mạnh 15,1triệu hành khách Tuy nhiên đến năm 2012 thì vận tải hành khách đã tăng và tăng nhanhnhất với 299.8 triệu hành khách do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao đặc biệtbằng đường bộ và đường sắt, có nhiều giải pháp thu hút hành khách như phương tiệnvận tải ngày càng tiện nghi hiện đại, giá cả phải chăng, cơ sở hạ tầng hiện đại,… nhưnglượng hành khách vận chuyển qua đường thủy và đường hàng không lại giảm so vớinăm 2011 do gặp nhiều khó khăn
Vận chuyển hàng hóa:
Trang 24Hình 1.4 Khối lượng hàng hóa của các phương thức qua một số năm
0 100000
#REF!
(Nguồn: Niên gián thống kê)
Nhận xét: Khối lượng hàng hóa vận chuyển của cả nước đều tăng qua các năm từ
653235,3 nghìn tấn năm 2008 thì đến năm 2012 lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên959307,7 nghìn tấn, đây là tín hiệu lạc quan trong vận chuyển hành khách
+ Năm 2009, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng chậm nhất với 62287,1 nghìn tấn sovới năm 2008 do hàng hóa vận chuyển qua đường sắt giảm 233.6 nghìn tấn, khối lượnghàng hóa qua các phương thức khác tăng khá chậm chạp
+ Đến năm 2010 khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh 729363.6 nghìn tấn so vớinăm 2009, khối lượng của các phương thức vận tải đề tăng, riêng đường sắt không có sựcải thiện vẫn giảm so với năm trước
1.3.2 Dân cư và nguồn lao động Việt Nam
a Dân cư
*Đặc điểm chung về dân số Việt Nam:
+ Dân số Việt Nam đã đạt 88772,9 nghìn người (năm 2012)
+ Tỷ lệ nam chiếm 49,46 %, nữ chiếm 50,54% (năm 2012)
Dân số nước ta có đặc điểm cần cù, chịu khó, làm việc chăm chỉ, có tính kiên trì,trọng tình nghĩa , như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau…Tuy nhiên, trong
Trang 25việc học hỏi kiến thức bên ngoài, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất vẫnchưa được phát huy cao
Nước ta là nước đông dân đem lại nhiều thuận lợi và khó khăn đến kinh tế - xãhội, đến môi trường:
xã hội khác hạn chế hơn, việc tích luỹ xã hội cũng hạn chế
+ Nguồn lao động nước ta dồi dàonhưng trình đọ còn thấp
+ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Ô nhiểm môi trường
+ Dịch bệnh…
* Mật độ dân số Việt Nam:Theo niên gián thống kê năm 2012 là 268,0 người/km2
Hình 1.5 Mật độ dân số của Việt Nam ở một số vùng
Trang 26+ Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao.
+Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp.Đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là nhữngvùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân
số TB cả nước Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và trung dumiền núi phía bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân sốtrung bình cả nước
Bởi ở đồng bằng do có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địahình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, ) nên tập trung đông dân cư
Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và khả năng khai thác tàinguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao
Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiềulao động , kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diến ra mạnhhơn ở trung du miền núi Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thìngược lại
Trang 27b Nguồn lao động.
Theo niên gián thống kê năm 2012, tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm 58,24%dân số cả nước.Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước
Trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, giảm
so với mức 2,27% năm 2011 Tuy nhiên, tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng sovới một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm2012
Tỷ lệ thất nghiệp giảm do lao động ở khu vực phi chính thức tăng trong nhữngnăm gần đây, liên tục 2 năm tỷ lệ lao động phi chính thức tăng 2% Điều này cho thấymức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nênngười lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việckhông ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh
+ Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạophân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
(Nguồn: niêm giám thống kê)
Tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật và công nhân kỹ thuật không cóbằng cấp chiếm đến 83,54% trong cơ cấu nguồn cung lao động của Việt Nam trong năm
2012 Song số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế,tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động đang cùng tồn tại trong nền kinh tế Ở thành thị,lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9% Sự chênh lệchnày là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của nước
Trang 281.4.Kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới
1.4.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
Tình hình hàng hóa XNK của cả nước, ảnh hưởng nhiều đến khối lượng hànghóa vận chuyển của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là ngành vận tải biển và hoạtđộng khai thác của các cảng biển
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩuhàng hóa cả nước trong tháng 01/2014 đạt 21,48 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước
và giảm 3% so với kết quả thực hiện của tháng 01/2013 Trong đó, kim ngạch xuất khẩuhàng hóa đạt 11,46 tỷ USD, với tốc độ giảm lần lượt là 1,5% và 0,8%; tổng kim ngạchhàng hóa nhập khẩu là 10,02 tỷ USD, giảm 17,8% và giảm 5,5%
Hình 1.6 Biểu đồ kim ngạch hàng hóa XNK của Việt Nam
Nhìn chung thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 1 năm 2014 có giảmđôi chút cho với tháng trước và cùng kỳ năm 2013 Thời gian này thời điểm chuẩn bịnghỉ tết nguyên đán các hoạt động cũng có phần chậm lại nên sự giảm này là khôngđáng lo ngại Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhưng cán cân thương mại lại tăng.Đây là 1 dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam năm 2014 tránh khỏi tình trạngnhập siêu
* Một số mặt hàng xuất khẩu chính bằng đường biển
- Dầu thô lượng dầu thô xuất khẩu đạt 560 nghìn tấn, giảm 17,8% so với tháng12/2013 và giảm 31,5% so với tháng 01/2013.Trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 505triệu USD, giảm 17,4% so với tháng 12/2013 và giảm 31,4% so với tháng 1/2013
Trang 29Hình 1.7 Lượng dầu thô XK bằng đường biển của Việt Nam với một số nước
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
Hình 1.8 Lượng than đá XK bằng đường biển của Việt Nam với một số nước
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
- Gạo: xuất khẩu gạo trong tháng đạt 369 nghìn tấn với trị giá là 176 triệu USD,giảm 4,9% về lượng và giảm 6,0% về trị giá so với tháng 12/2013 So với tháng01/2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 17,1% về lượng và giảm 13,6% về trị giá
Hình 1.9 Sản lương gạo XK bằng đường biển của Việt Nam với một số nước
Trang 30Philippin Trung Quốc Cu Ba Hồng Kong 0
50 100
150
200
250
Tháng 1/2013 Tháng 1/2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo Lượng gạo xuất khẩuchủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long Được vận chuyển bằng đường bộ đến các cảngthuộc nhóm cảng số 5 và xuất khẩu đi các nước Số gạo Trong tháng 1/2014, gạo ViệtNam chủ yếu xuất sang các thị trường: Philippin đạt 204 nghìn tấn, tăng gần 8 lần;Trung Quốc với 65 nghìn tấn, giảm 60,7%; Cu Ba với 22 nghìn tấn, giảm 59,3%; HồngKông với 11 nghìn tấn, giảm 42,4% so với tháng 01/2013
Một số mặt hàng nhập khẩu chính thông qua đường biển.
Các mặt hàng này chủ yếu là: Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; Xăng dầu; Sắtthép; Ô tô Những mặt hàng này do nền công nghiệp trong nước còn chưa sản xuấtđược Hoặc không đủ linh kiện, phụ tùng, nguyên nhân vật liệu, các chi tiết phức tạp đểhoàn thiện sản phẩm Tất cả đều phải nhập khẩu từ nước ngoài Đây là 1 trong nhữngthực trạng đáng buồn của nước ta Lấy ví dụ như ngành công nghiệp ô tô tuy đã đượcnhà nước bảo hộ về thuế, được nhiều chính sách phát triển nhưng ngàng công nghiệpnày vẫn hầu như dậm chân tại chỗ, các nhà máy trong nước chỉ sản xuất được các phụtùng đơn giản của chiếc xe
Phần lớn lớn những mặt hàng này được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hànquốc, Đài Loan, EU Thông qua 2 cảng lớn của cả nước là cảng Hải Phòng và CảngSài Gòn Từ đó phân phối và các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp
1.4.2 Nền kinh tế Việt Nam trong ASEAN và thế giới
Cách đây gần 19 năm, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN Trong 10 nước ASEAN,Việt Nam đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về dân số và là nền kinh tế lớn thứ 5 xét về
Trang 31tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổnđịnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong ba tháng đầu năm 2014, ASEAN vẫntiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn ba của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 4,7 tỉ đô la
Mỹ, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái
Hình 1.10 Biểu đồ kim ngạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo khối
Nhận xét: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN trong những năm
gần đây có xu hướng giảm điều này là do các nước nhập khẩu gạo và gang thép của ViệtNam đã giảm: xuất khẩu gạo sang Indonesia giảm từ 930 nghìn tấn xuống còn 150nghìn tấn; Gang thép giảm 10,8% trong hai tháng đầu năm nay so với cùng kỳ nămngoái có thể do một số nước ASEAN khởi kiện chống bán phá giá đối với thép nhậpkhẩu từ Việt Nam, trong đó có Thái Lan, Indonesia
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN trong ba tháng đầu năm 2014ước đạt 5,1 tỉ đô la Mỹ, chỉ tăng 2,1%
Hình 1.11 Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính theo khối
nước
Trang 3220090 2010 2011 10000
1.4.3 Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và một số nước lớn
Xuất khẩu của nước ta với 1 số thị trường lớn trên thế giới vẫn tăng trưởng ởmức cao trong những năm gần đây, 3 thị trường lớn là Nhật Bản, Hoa Kỳ, CHND TrungHoa
Hình 1.12 Biểu đồ Kim ngạnh xuất khẩu của Việt Nam với một số nước lớn
Trang 3320080 2009 2010 2011 2000
4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
CHND Trung Hoa Nhật Bản Hoa Kỳ
da giày, các loại quặng khoáng sản như than đá, dầu thô
Ngoài Trung Quốc thì còn nhiều thị trường tiềm năng của Việt Nam là Mỹ vàNhật Bản Kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng trong những năm gần đây Tuycác mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông sản và da giày nhưng cũng là nguồn thungoại tệ khổng lồ cho đấy nước Tuy vậy với 1 thịt trường khó tính như Mỹ, chúng tacần khôn khéo hơn tránh bị họ kiện các vụ kiện thương mai về bán phá giá và tồn đọnghóa chất trong các mặt hàng thủy sản, nông sản
Nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây vẫn còn cao, các mặt hàngđược nhập chủ yếu là đồ gia dụng, máy móc thiết bị
Hình 1.13 Biểu đồ giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 1 số nước lớn
Trang 34Ấn Độ Hoa Kỳ
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Giá trị nhập khẩu với Trung Quốc trong những năm gần đây có xu hướng chậmlại so với các thị trường mới nổi như Ấn Độ Điều này có thể do các mặt hàng nhậpkhẩu của Trung Quốc chủ yếu là đồ gia dụng, nông sản Tâm lý của người mua ViệtNam với các mặt hàng Trung Quốc có phần e dè, sau khi phát hiện nhiều lô hàng kémchất lượng của Trung Quốc xuất xang Tuy vận kim ngạch nhập khẩu vẫn còn ở mứccao, do các mặt hàng qua kiểm nghiệm về chất lượng vẫn được tiêu thụ cao với mức giávừa với túi tiền của người dân
* Cơ hội và thánh thức của kinh tế Việt Nam với Trung Quốc
Trung Quốc đã vươn nên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, hiện đang làchủ nợ của nhiều nước Nền kinh tế trẻ này được coi là con hổ của châu Á Việt Nam là
1 nước giáp ranh với Trung Quốc về phía Nam
- Cơ hội:
+ Có cơ hội tiếp cận với 1 thị trường lớn đông dân, nếu hàng hóa được xuất khẩuvới khối lượng lớn sẽ đem lại nguồn thu ngoại tệ khổng lồ
+ Trung Quốc là 1 nước lớn với nền công nghiệp phát triển, điều này giúp chúng
ta có thể tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuận tân tiến Cho phép nước ta có thể đi tắtđón đầu công nghệ mới
+ Các mặt hàng của Trung Quốc sau khi vào Việt Nam sẽ cạnh tranh trực tiếp vớicác mặt hàng trong nước Xét ở phương diện lâu dài thì đó là nguồn động lực giúp tăngsức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Trang 35- Thác thức:
+ Hàng Trung Quốc không qua kiểm soát tràn sang Việt Nam bằng nhiều conđường, các mặt hàng này nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng Phần lớn là mặt hàng cóchất lượng kém hoặc còn có thể chứ chất độc hại
+ Ngành công nghiệp của Việt Nam có thể bị “Khai tử” nếu không cạch tranhđược với hàng hóa Trung Quốc
+ Tình trạng Nhập siêu với Trung Quốc trong những năm gần đây đã trở thànhthách thức lớn với nền kinh tế đang phát triển như nước ta
Trang 36CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM CẢNG BIỂN
Ở VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về cảng biển Việt Nam
Theo Quy hoạch được Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt năm 2011 thì cả nướcgồm có 6 nhóm cảng dọc từ Bắc và Nam Các nhóm cảng theo quy hoạch mới đượcphân theo các cùng kinh tế Quy mô của các nhóm cảng cũng được đồng bộ với đặcđiểm kinh tế xã hội cũng như điều kiện tự nhiên, nhằm tận dụng tối đa sức mạnh củavùng Ngoài các cảng được quy hoạch bộ còn quy hoạch các luồng tuyến vào cảng cũngnhư hệ thống hạ tầng kết nối sau cảng với mạng lưới giao thông vận tải của quốc gia
Nhóm cảng số 1
Nhóm cảng bao gồm các cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố ven biển thuộc khuvực Bắc Bộ: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hải Phòng.Vùng hấp dẫn của cảng bao gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc và một lượng nhất định hàngquá cảnh Trung Quốc
Hình 2.1 Bản đồ nhóm cảng số 1
Trang 37Nhóm cảng số 2
Nhóm bao gồm các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực Bắc Trung Bộ:Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh Phạm vi phục vụ bao gồm các tỉnh trên, đồng thờiđáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển của nước Cộng hòa dân chủ Nhândân Lào (Lào)
Hình 2.2 Bản đồ nhóm cảng số 2
Trang 39Nhóm cảng số 3
Bao gồm cảng biển thuộc các tỉnh và thành phố biển miền Trung Bộ: QuảngNinh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi Phạm viphục vụ bao gồm các tỉnh, thành phố nêu trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biểnquá cảnh của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và vùng Đông Bắc của Vương quốc TháiLan
Hình 2.3 Bản đồ nhóm cảng số 3
Nhóm cảng số 4
Nam Trung Bộ quy hoạch các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực NamTrung Bộ: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận Phục vụ bao
Trang 40gồm các tỉnh trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biển của các tỉnh Tây Nguyên (GiaLai, Kom Tum, Đắc Lắc và một phần tỉnh Lâm Đồng), một số tỉnh phía Nam nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lào) và vùng Bắc của Vương quốc Campuchia(Campuchia).
Hình 2.4 Bản đồ nhóm cảng số 4