1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ngành than việt nam

14 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 151,11 KB

Nội dung

Phân tích ngành than Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thanh Liêm Học viên thực hiện Lớp : Nguyến Tiến Chương : K26.QTR.ĐN PHÂN TÍCH NGÀNH THAN VIỆT NAM 1. Định nghĩa và mô tả ngành: 1.1 Định nghĩa ngành: Ngành than là một ngành bao gồm các công ty cung cấp các sản phẩm than cho thị trường trong nước và ngoài nước. Sản xuất ra các sản phẩm than như: than đá, than mỡ, than non, than xương , than Antraxit, than bùn… đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho các ngành khác , đặc biệt là điện, phân bón, giấy, xi măng – những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất. 1.2 Mô tả ngành: Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy , các xác cây cối thực vật được nước và bùn lưu giữ khỏi bị oxi hóa và phân hủy bởi sinh vật mà hình thành nên than đá ngày nay. Thành phần chính của than là chất Carbon , ngoài ra còn có các chất khác như lưu huỳnh, nên Than có tính năng là đốt cháy tốt và sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy Than là nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Than đang được khai thác từ các mỏ Than lộ thiên hay các hầm lò nằm sâu dưới lòng đất. Than được phân thành bốn loại chính: than non, subbituminous, hắc ín, than và giá trị than được xác định bởi số lượng các-bon mà nó chứa. Đặc điểm riêng của ngành than là ngành sản xuất đặc biệt , nó khai thác tài nguyên không tái tạo được của quốc gia phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội. 1 Phân tích ngành than Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam National Coal - Mineral Industries Group- Vinacomin), tên viết tắt tiếng Việt là TKV, là một tập đoàn công nghiệp quốc gia của Việt Nam, với lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản. Tập đoàn được thành lập năm 2005, trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam gồm có gần 30 cơ sở: Công ty CP than Cao Sơn , Công ty CP than Cọc Sáu, Công ty than Dương Huy, Công ty CP than Đèo Nai, Công ty than Hà Lầm, Công ty CP than Hà Tu, Công ty than Hạ Long, Công ty than Hòn Gai, Công ty than Khe Chàm, Công ty TNHH MTV than Mạo Khê, Công ty than Mông Dương, Công ty CP than Núi Béo, Công ty than Quang Hanh, Công ty CP than Tây Nam Đá mài, Công ty than Thống Nhất, Công ty than Uông Bí, Công ty than Vàng Danh, Công ty CP Than miền Nam, Công ty CP Than miền Trung, Công ty Than Cửa Ông,… Tính chung 9 tháng đầu năm, tiêu thụ than toàn tập đoàn ước đạt 28,15 triệu tấn. Doanh thu ước đạt 66.521 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước và bằng 64% kế hoạch năm nay. Trong đó, doanh thu bán than đạt 37.681 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ và bằng 62% kế hoạch năm. Theo thống kê năm 2010 của BP năng lượng khảo sát , kết thúc 2009 Việt Nam có lượng dự trữ than đá là 150 triệu tấn , đưa vào sản xuất được 45 triệu tấn chiếm 0,73% của tổng số thế giới. Từ những năm trước Việt Nam chủ yếu sản xuất than để xuất khẩu , tuy nhiên đến năm 2010 kế hoạch này đã thay đổi , hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu than trong nước. Theo số HASC thống kê được , sản lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 2003 – 2009 như sau: 2 Phân tích ngành than Từ biểu đồ trên cho thấy lượng than sản xuất ra trong 3 năm trở lại đây khá đều không có nhiều sự đột biến , nhưng lượng than xuất khẩu gần bằng 50% lượng sản xuất được là một thực trạng đáng lo ngại cho ngành than Việt Nam. Ngành than trong năm 2009 sản xuất 43 triệu tấn than ( tăng 9,8% so với năm 2008) , trong đó xuất khẩu chiếm hơn một nửa ( 25,2 triệu tấn , tăng 28% ). Mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng đáng kể, giá trị xuất khẩu lại giảm 7%. Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu than lớn nhất, chiếm đến 81% tổng khối lượng than và 70% tổng giá trị than xuất khẩu của Việt Nam. Cũng trong thời gian thống kê này , sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119,89%. Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam dự đoán tăng trong những năm tiếp theo , do trong thời gian vừa qua Chính phủ đã phê duyệt xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điên tại cá địa phương . Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, phân bón, xi măng, giấy và phục vụ xuất khẩu . Ngành điện hiện tiêu thụ tới 32% sản lượng tinh hết 7 tháng đầu năm 2009. Các sản phẩm chủ yếu của Vinacomin bao gồm: than nguyên khai sản xuất: 44,06 triệu tấn, đạt 100% kế hoạch, bằng 91% so với 2011; Than sạch 39,6 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch và bằng 89% so với thực hiện năm 2011. Than tiêu thụ: 39,38 triệu tấn, bằng 103% kế hoạch và bằng 88% so với năm 2011 (trong đó xuất 3 Phân tích ngành than khẩu 14,38 triệu tấn, bằng 102,8% kế hoạch và bằng 85% so với năm 2011; Tiêu thụ trong nước 25 triệu tấn, bằng 104% kế hoạch và bằng 90% so với năm 2011). 2. Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường toàn cầu 2.1 Phân tích môi trường vĩ mô đến sự phát triển của ngành: a. Nhân tố kinh tế: Suy thoái nền kinh tế : Với sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ kéo theo một loạt những vấn đề ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới. Suy thoái kinh tế toàn cầu đang là một vấn đề nóng bỏng, đặc biệt trong tài chính, đầu tư và xuất khẩu. Ở nước ta nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nền kinh tế thế giới, do đó chính phủ phải không ngừng có các biện pháp điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và ngành than nói riêng:  Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong 6 sáu tháng đầu năm 2013 ước tính là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57% (số liệu của cả năm 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%). Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên.  Điều này cho phép ngành tận dụng được lao động dư thừa với chi phí lao động cho toàn ngành là không cao và đó là điểm thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Suy thoái nền kinh tế khiến cho nhu cầu về năng lượng gỉam mạnh. Đồng thời giá than và giá các loại khoáng sản giảm nhanh chóng. Việc giảm giá than này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp ngành than do lợi nhuận những năm trước đây của các doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nguồn xuất khẩu.  Đây chính là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp trong tập đoàn than. 4 Phân tích ngành than  Lãi suất: Do tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế thế giới, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao, thị trường đầu ra bị thu hẹp, giá cả giảm mạnh... đã làm cho các doanh nghiệp ngành điều gặp rất nhiều khó khăn về vốn.  Đây là đe dọa lớn của ngành Than Việt Nam, điều này sẽ làm cho khả năng sinh lợi của ngành thấp.  Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: Có thể thấy rằng trong những năm gần đây đã có những bước đi dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế, trở thành điểm đến hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy phải chịu chung tình trạng suy giảm của nền kinh tế thế giới nhưng với tiềm năng và thị trường tiêu thụ lớn nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ, điều đó mang lại cái nhìn lạc quan cho các nhà đầu tư , nó tạo ra cơ hội để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam thúc đẩy ngành phát triển. b. Nhân tố chính trị - pháp luật: - Chính sách thuê: Kể từ ngày 15/2/2009 Bộ tài chính quyết định thuế xuất khẩu các loại mặt hàng than giảm xuống chỉ còn 10% thay thế cho mức 20% . Việc này tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư cho ngành than. Đây được coi là biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh gặp khó khăn. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu than. - Sự bình ổn: nước ta có một nền an ninh, chính trị ổn định. Hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện , phản ánh được tâm tư , nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm trong việc đầu tư phát triển ngành. Đầu tư váo các dự án mới. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp. c. Nhân tố công nghệ: Đây là nhân tố có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. 5 Phân tích ngành than Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ khai thác, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầm lò ; tập trung vào việc cơ giới hóa hầm lò , chống lò và khấu than để giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh công nghiệp . Đồng bộ và hiện đại hóa dây chuyền công nghệ sàng tuyển, chế biến, vận tải và hệ thống cảng rót than, giảm thiểu tác động môi trường, sinh thái. Giá bán của than phụ thuộc vào chất lượng than thương phẩm. Muốn có chất lượng than tốt thì dây chuyền khai thác và chế biến than phải hiện đại. Trên thế giới áp dụng công nghệ mới vào khai thác hầm lò tạo hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chất lượng than tốt. Đây là mối đe dọa với các doanh nghiệp . Vì nếu sử dụng công nghệ cũ thì hiệu quả kinh tế thu được từ việc khai thác và bán nguyên liệu này không được cao. d. Nhân tố môi trường văn hóa xã hội: * Nhân tố tự nhiên: - Khác với các ngành công nghiệp sản xuất khác , ngành công nghiệp khai thác bị ảnh hưởng và chịu tác động rất lớn bởi nhân tố tự nhiên, bất kì một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất , quy định khai thác - vùng chưa ổn định… Địa hình và khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác than. Hàng năm do điều kiện khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa , các mùa trong năm có sự khác biệt: mùa khô và mùa mưa, chất lượng cũng như sản lượng khai thác bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên việc đối diện với mức tổn thất cao trong khai thác là không tránh khỏi nó làm ảnh hưởng tới doanh thu của ngành. Hệ số bóc quyết định đến giá thành của than. Thời tiết mưa nhiều sẽ làm quá trình khai thác than bị ảnh hưởng, dễ gây sụt lở, tai nạn trong các mỏ khai thác. 6 Phân tích ngành than - Các mỏ than ngày càng xuống sâu, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, khối lượng công việc lớn làm cho giá thành của than tăng lên, đây trở thành - thách thức đối với ngành. Ô nhiễm môi trường: việc khai thác than đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực mỏ và các vùng lân cận. Môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá hủy . Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn , bằng khoảng 5% tổng giá thành than. Trong quá trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải : đất đá ( mỗi năm trên 50 triệu m3); nước thải mỏ ( hàng trăm triệu m3/ năm), khí thải và các phế liệu , phế thải sản xuất khác , đồng thời chiếm và phá hủy nhiều diên tích đất ( hàng trăm ngàn ha ), rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều  lũ quét, ảnh hưởng tới quá trình khai thác than. 2.2 Phân tích môi trường toàn cầu: - Gia nhập tổ chức WTO đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành than . - Bị ảnh hưởng bởi suy thoái nền kinh tế toàn cầu - Việc nhập khẩu than ngày một khó hơn do nhu cầu sử dụng than trên thế giới tăng và giá cả cũng ngày một cao. Các điều khoản đàm phán mua than ngày càng khó khăn và bất lợi cho người mua; đồng thời các nhà cung cấp luôn từ chối bán than dài hạn trong khi đó việc xuất khẩu nguyên liệu thô với giá rẻ mạt.  Các tác động của môi trường vĩ mô đặt ra cho ngành than rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để tiến tới trở thành một ngành công nghiệp phát triển đồng bộ và tập trung. 3. Phân tích tính hấp dẫn ngành: 3.1 Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh:  Đối thủ tiềm ẩn: 7 Phân tích ngành than - Dự án đầu tư cho ngành không cần đòi hỏi lượng vốn quá lớn , thời gian thi công nhanh , do đó việc khai thác diễn ra rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây với sự tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp hay các thể tự phát . Rải rác khắp Việt Nam có rất nhiều các mỏ than lộ thiên do đó việc khai thác than rất dễ dàng , bởi vậy diễn ra tình trạng khai thác than trái phép ngày càng nhiều , và có rất nhiều các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành vì cơ hội lợi nhuận rất lớn. - Hơn nữa do trữ lượng cũng như trình độ công nghệ của ngành còn lạc hậu do đó năng suất khai thác thấp , nếu việc khai thác không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước sẽ dẫn đến tình trạng Việt Nam phải nhập khẩu than, do đó áp lực với công ty nước ngoài là rất lớn. - Với chính sách ưu đãi thuế của chính phủ thì ngành than có nhiều lợi thế so với các ngành khác do đó sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong ngành khai thác muốn mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất kinh doanh.  Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đặc thù về khối lượng sản phẩm là rất lớn nên chi phí cho công tác vận chuyển thường là rất lớn , để đảm bảo lợi nhuận cho mình thường các doanh nghiệp chọn những nhà cung cấp thuận tiện nhất , do vậy các doanh nghiệp trong ngành thường có một vài khách hàng chính phù hợp với điều kiện vị trí địa lý, cũng chính vì thế mà mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành không cao.  Năng lực thương lượng của người mua : Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Họ có thể gây sức - ép về giá cho các doanh nghiệp. Khách hàng lớn nhất là Trung Quốc Các công ty nhiệt điện, giấy, xi măng, phân bón : Trên thị trường nội địa , ngành điện là ngành tiêu thụ lớn nhất ( trung bình 17% tổng cầu ) . Với tiềm năng hạn chế về thủy điện và nguồn khí đốt tại Việt Nam , vai trò nhiệt điện chạy bằng than sẽ ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng 8 Phân tích ngành than lớn . Ngoài ra, các ngành tiêu thụ than khác như xi măng, phân, giấy, hóa chất … cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này hứa hẹn sức cầu “ khổng lồ” về than trong thập kỉ tới ; tạo ra cơ hội lớn cho ngành khi muốn tăng năng suất lao động.  Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Do than là khoáng sản không thể phục hồi được, do đó việc khai thác phụ thuộc vào trữ lượng của đất nước. Tiềm năng than của Việt Nam được dự báo là rất lớn , bể than Đông Bắc khoảng 10 tỷ tấn và bể than đồng bằng Sông Hồng khoảng 210 tỷ tấn. -  Các sản phẩm thay thế: Với mục đích sử dụng là tạo ra năng lượng nhiệt , do vậy hiện nay có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế được cho than : dầu khí, gỗ, năng lượng mặt trời , và đặc biệt là năng lượng nguyên tử do đó nếu như giá than quá cao nhiều doanh nghiệp cũng sẽ chuyển sang dùng nguồn năng lượng khác vì thế - cạnh tranh giữa các ngành là rất cao . Ga, Khí hóa lỏng ngày càng được sử dụng nhiều. Sử dụng năng lượng mặt trời , sức gió tạo ra nguồn năng lượng mới, sạch. Tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm thay thế này đòi hỏi các nhà máy phải có trình độ công nghệ tiên tiến , trong khi đó hiện nay trình độ công nghệ của các nhà máy nước ta còn lạc hậu do đó trong thời gian tới việc chuyển sang dùng sản phẩm thay thế là khó khăn.  Dựa vào các điều kiện phát triển của ngành than và khả năng trăng trưởng trong tương lai có thể thấy rằng ngành than hiện nay có tính hấp dẫn rất cao , thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. PHÂN TÍCH SWOT: Điểm mạnh: Điểm yếu 9 Phân tích ngành than Công nghệ khai thác lạc hậu so với thế giới - Hệ thống kiểm soát tổ chức còn kém - Khả năng tài chính hạn hẹp - Chủ yếu bán và xuất khẩu nguyên liệu thô Cơ hội: Thách thức: - Nhu cầu sử dụng than ngày - Than là nguồn tài nguyên càng tăng không tái sinh - Chưa có sản phẩm thay thế - Điều kiện khai thác mỏ ngày hoàn hảo càng gặp khó khăn ( địa hình, - Có các chính sách ưu đãi của thời tiết ) nhà nước - Yêu cầu chất lượng than ngày - Tiềm năng về khoáng sản lớn càng cao - Việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt. - Sử dụng, khai thác nguồn lao động với giá rẻ Khả năng huy động vốn Độc quyền phân phối than trong nước - 3.2 Phân tích nhóm ngành: Xem xét điều kiện thực tế của ngành có hai tiêu chí: chất lượng và quy mô sản xuất. - Nhóm I : bao gồm các doanh nghiệp: : Công ty CP than Cao Sơn , Công ty CP than Cọc Sáu, Công ty than Hạ Long. Đây là các công ty có nguồn vốn lớn đầu tư vào hoạt động sản xuất với quy mô lớn và sản phẩm đạt chất lượng cao. Đồng thời, các công ty trong nhóm này luôn cố gắng gia tăng sản - lượng của mình để đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế. Nhóm II : nhóm các công ty có vốn đầu tư hạn chế gồm: Công ty than Quang Hanh, Công ty CP than Tây Nam Đá mài, Công ty than Uông Bí, Công ty than Vàng Danh. Đây là những công ty có nguồn vốn nhỏ, hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ. 10 Phân tích ngành than Bản đồ chiến lược Nhóm I: Cao Sơn , Nhóm II: Chất lượng Cọc Sáu, Quang Hanh, Hạ Long. Uông Bí, Vàng Danh Qui mô sản xuất 3.2 Phân tích chu kỳ ngành: Ngành Than ở Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển lâu dài và đến nay nó đang trong giai đoạn tăng trưởng vì nhu cầu tiêu dùng Than không ngừng được tăng lên qua từng năm , cùng với sự phát triển của nền kinh tế , gia tăng dân số thì việc tiêu thụ năng lượng nói chung và nguồn Than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể trong tương lai , khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ các nguồn năng lượng trong đó than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại.Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020 , nhu cầu tiêu thụ Than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình quân là 2,2%/ năm , trong đó khu vực châu Á vẫn được dự báo là khu vực có tốc độ gia tăng và sử dụng Than nhanh nhất trong những năm tới , với mức tăng lượng sử dụng 25%/ năm và đến năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường. 11 Phân tích ngành than Phát sinh Tăng trưởng 4. Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ngành: Đối với ngành than, các lực lượng dẫn dắt quan trọng nhất trong ngành bao - gồm: Đầu tư đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu được tổng công ty Than đặc biệt quan tâm, nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, tài sản sẵn có nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất ; cải thiện điều kiện làm việc cho lao động; giảm thiểu ô nhiễm môi trường ; nâng cao chất lượng Than nguyên khai, Than sạch và tỷ lệ thu hồi Than đồng thời tăng năng suất lao động , giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của thị trường . Tại các mỏ lộ thiên , công nghệ xuống sâu đã được áp dụng và ngày càng hoàn thiện hơn đồng thời các mỏ được trang bị máy xúc thủy lực và áp dụng công nghệ xúc chọn lọc nên giảm thiểu được hệ số bóc đất ở một số mỏ. Bên cạnh việc đầu tư đổi mới cho công nghệ khai thác Than, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cải tạo, thay đổi công nghệ sàng tuyển để phù - hợp với yêu cầu của khách hàng. Song song vói việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành Than của Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường , bởi có “ thị trường là có tất cả ” . Tổng công ty đã kiên trì xây dựng ngành Than, trước hết là trật tự trong kinh doanh than, đổi mới tổ chức, quản lý và phương pháp kinh doanh Than của hệ 12 Phân tích ngành than thống các công ty Than trong nội địa, hoàn thiện và phát triển cách thức quản lý trong công tác tiếp thị và giao dịch xuất nhập khẩu Than. Bằng việc phát triển thị trường sản phẩm chính là cách để tháo gỡ đầu ra và cân bằng cung cầu than trên thị trường.  Các lực lượng dẫn dắt ngành Than bao gồm cải tiến sản phẩm, cải tiến công nghệ, chiến lược Marketing và phân phối. Các lực lượng này chính là các nguyên nhân của sự thay đổi môi trường và cấu trúc của ngành này. 5. Các nhân tố then chốt để thành công:  Sản phẩm có chất lượng tốt: ít khói , nhiệt lượng tỏa ra cao, hàm lượng Nitơ và Lưu huỳnh thấp , ít gây ô nhiễm môi trường.  Khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các khâu thăm dò, khai thác, chế biến , sàng tuyển , vận chuyển và phân phối.  Công tác quản lý trong doanh nghiệp được nâng cao, chặt chẽ làm giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và tổn thất than trong quá trình khai thác , tàng trữ than.  Nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật cao, có năng lực. 6. TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH THAN TRONG TƯƠNG LAI Than là một ngành then chốt đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngành than nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước . Theo chỉ đạo mới của nhà nước tới năm 2020 , định hướng đến năm 2030 thì một số đề án về thăm dò , khai thác , chế biến và sử dụng than đồng bằng sông Hồng đang được đưa vào hoạt động .Bên cạnh đó tiếp tục bổ sung thăm dò và thăm dò mới các vùng than Bình Minh, Khoái Châu trên diện tích 85,5 km2 tỉnh Hưng Yên và dải Đông Triều – Phả Lại Hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nhanh ngành Than để đáp ứng với nhu cầu trong nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nên đã dự kiến đến năm 2015 : 50 – 55 triệu tấn ; năm 2020: 50 – 60 triệu 13 Phân tích ngành than tấn ; năm 2025: 70 – 75 triệu tấn . Định hướng phát triển nói trên là cần thiết, nhất là nhữnng năm tới khi các dự án nhiệt điện , sản xuất xi măng có công suất lớn trên địa bàn đi vào hoạt động thì sức tiêu thụ của các hộ này cũng cần tới 14 – 15 triệu tấn than/ năm Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất ( trung bình 35% tổng cầu ) . Theo quy hoạch phát triển của ngành điện , trong năm tới , Việt Nam sẽ phát triển thêm 3000 MW nguồn nhiệt điện than và tối thiểu 4500 – 5500 MW nguồn nhiệt điện trong năm năm tiếp theo với dự kiến tốc độ tăng trưởng của điện khoảng 7,5% – 8%/ năm cùng nhiều dự án về điện đang được triển khai. Ngoài ra, các ngành tiêu thụ khác như giấy, xi măng, hóa chất … cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này hứa hẹn sức cầu khổng lồ trong thập kỉ tới. 14 [...].. .Phân tích ngành than Bản đồ chiến lược Nhóm I: Cao Sơn , Nhóm II: Chất lượng Cọc Sáu, Quang Hanh, Hạ Long Uông Bí, Vàng Danh Qui mô sản xuất 3.2 Phân tích chu kỳ ngành: Ngành Than ở Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển lâu dài và đến nay nó đang trong giai đoạn tăng trưởng vì nhu cầu tiêu dùng Than không ngừng được tăng lên qua từng năm , cùng... dụng Than nhanh nhất trong những năm tới , với mức tăng lượng sử dụng 25%/ năm và đến năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường 11 Phân tích ngành than Phát sinh Tăng trưởng 4 Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ngành: Đối với ngành than, các lực lượng dẫn dắt quan trọng nhất trong ngành bao - gồm: Đầu tư đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu được tổng công ty Than. .. trong kinh doanh than, đổi mới tổ chức, quản lý và phương pháp kinh doanh Than của hệ 12 Phân tích ngành than thống các công ty Than trong nội địa, hoàn thiện và phát triển cách thức quản lý trong công tác tiếp thị và giao dịch xuất nhập khẩu Than Bằng việc phát triển thị trường sản phẩm chính là cách để tháo gỡ đầu ra và cân bằng cung cầu than trên thị trường  Các lực lượng dẫn dắt ngành Than bao gồm... tổn thất than trong quá trình khai thác , tàng trữ than  Nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật cao, có năng lực 6 TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH THAN TRONG TƯƠNG LAI Than là một ngành then chốt đối với nền kinh tế Việt Nam Ngành than nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước Theo chỉ đạo mới của nhà nước tới năm 2020 , định hướng đến năm 2030 thì một số đề án về thăm dò , khai thác , chế biến và sử dụng than đồng... bổ sung thăm dò và thăm dò mới các vùng than Bình Minh, Khoái Châu trên diện tích 85,5 km2 tỉnh Hưng Yên và dải Đông Triều – Phả Lại Hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nhanh ngành Than để đáp ứng với nhu cầu trong nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nên đã dự kiến đến năm 2015 : 50 – 55 triệu tấn ; năm 2020: 50 – 60 triệu 13 Phân tích ngành than tấn ; năm 2025: 70 – 75 triệu tấn ... nghệ khai thác Than, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cải tạo, thay đổi công nghệ sàng tuyển để phù - hợp với yêu cầu của khách hàng Song song vói việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành Than của Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường , bởi có “ thị trường là có tất cả ” Tổng công ty đã kiên trì xây dựng ngành Than, trước hết... địa bàn đi vào hoạt động thì sức tiêu thụ của các hộ này cũng cần tới 14 – 15 triệu tấn than/ năm Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất ( trung bình 35% tổng cầu ) Theo quy hoạch phát triển của ngành điện , trong năm tới , Việt Nam sẽ phát triển thêm 3000 MW nguồn nhiệt điện than và tối thiểu 4500 – 5500 MW nguồn nhiệt điện trong năm năm tiếp theo với dự kiến tốc... tiêu thụ năng lượng nói chung và nguồn Than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể trong tương lai , khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ các nguồn năng lượng trong đó than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại.Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020 , nhu cầu tiêu thụ Than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình... đa cơ sở vật chất, tài sản sẵn có nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất ; cải thiện điều kiện làm việc cho lao động; giảm thiểu ô nhiễm môi trường ; nâng cao chất lượng Than nguyên khai, Than sạch và tỷ lệ thu hồi Than đồng thời tăng năng suất lao động , giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của thị trường Tại các mỏ lộ thiên , công nghệ xuống sâu đã được áp dụng và ngày... Marketing và phân phối Các lực lượng này chính là các nguyên nhân của sự thay đổi môi trường và cấu trúc của ngành này 5 Các nhân tố then chốt để thành công:  Sản phẩm có chất lượng tốt: ít khói , nhiệt lượng tỏa ra cao, hàm lượng Nitơ và Lưu huỳnh thấp , ít gây ô nhiễm môi trường  Khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các khâu thăm dò, khai thác, chế biến , sàng tuyển , vận chuyển và phân phối ... sau: Phân tích ngành than Từ biểu đồ cho thấy lượng than sản xuất năm trở lại nhiều đột biến , lượng than xuất gần 50% lượng sản xuất thực trạng đáng lo ngại cho ngành than Việt Nam Ngành than. .. đến 81% tổng khối lượng than 70% tổng giá trị than xuất Việt Nam Cũng thời gian thống kê , sản lượng tiêu thụ than Việt Nam tăng 119,89% Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ than Việt Nam dự đoán tăng năm... nghiệp phát triển đồng tập trung Phân tích tính hấp dẫn ngành: 3.1 Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh:  Đối thủ tiềm ẩn: Phân tích ngành than - Dự án đầu tư cho ngành không cần đòi hỏi lượng

Ngày đăng: 22/10/2015, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w