1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án tích hợp môn hóa 8 bài 12 – tiết 17 sự BIẾN đổi CHẤT

12 3,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 113 KB

Nội dung

- Biết vận dụng các kiến thức các môn học như: sinh học, vật lí, địa lí...để phân biệt các hiện tượng xung quang ta là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học..  Đặt vấn đề 1 phút: Tro

Trang 1

Ngày soạn: 25/9/2013

Bài 12 – Tiết 17: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học

- Biết vận dụng các kiến thức các môn học như: sinh học, vật lí, địa lí để phân biệt các hiện tượng xung quang ta là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học

2 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét hiện tượng

- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa

- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong đời sống

3 Thái độ:

- Hăng say yêu thích học tập bộ môn hóa học

- Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và giải thích các hiện tượng trong đời sống

- Có ý thức bảo vệ môi trường

II Chuẩn bị:

1 Chuẩn bị của GV:

- Hóa chất: Muối ăn, nước, đường

- Dụng cụ: kẹp gỗ, ống nghiệm, đèn cồn

- Video thí nghiệm sắt bột tác dụng với lưu huỳnh bột, video hiện tượng thủy triều, hiện tượng băng tan

- Máy chiếu, 4 phiếu học tập 1; 4 phiếu học tập 2; 4 bảng phụ

Phiếu học tập 1:

đổi – yếu tố biến đổi TN1: Sự

biến đổi

của nước

Quan sát hình vẽ trên màn hình và nhận xét

sự biến đổi của chất?

TN2: Sự

biến đổi

của gỗ

Quan sát hình vẽ trên màn hình và nhận xét

sự biến đổi của chất?

TN3: Sự Hòa tan muốn ăn vào

Trang 2

biến đổi

của muối

ăn

nước, sau đó đun ống dung dịch muối ăn cho đến khi muối bay hơi hết

Phiếu học tập 2:

Thí nghiệm 2: Đốt

cháy đường

- Lấy đường vào 2 ống nghiệm (1) và (2)

+ Ống nghiệm (1) dùng để đối chiếu

+ Đun nóng đáy ống nghiệm (2)

Quan sát và nhận xét hiện tượng

Bảng phụ:

Hiện tượng sấm chớp

Hiện tượng thức ăn để

lâu ngày bị ôi thiu

Hiện tượng thủy triều

Hiện tượng băng tan

Quá trình quang hợp

của cây xanh

2 Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài ở nhà

III Tiến trình dạy học:

1 Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số: 8B:

2 Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình dạy học.

3 Bài mới:

Trang 3

Đặt vấn đề (1 phút): Trong tự nhiên các chất luôn xảy ra quá trình biến

đổi như: cơm đem ủ men chuyển thành rượu, nước để trong ngăn đá chuyển thành nước đá vậy sự biến đổi của các chất nói trên thuộc hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học, bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

Bài 12 – Tiết 17: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Hiện tượng vật lí (12 phút)

GV Yêu cầu học sinh hoạt

động theo nhóm 2 bàn, thời

gian 7 phút:

+ Quan sát hình ảnh và tiến

hành làm thí nghiệm

+ Nhận xét sự biến đổi chất

của các chất trong mỗi thí

nghiệm?

+ Hoàn thành các thông tin

vào phiếu học tập

GV chiếu phiếu học tập và

các hình ảnh có liên quan

GV thu phiếu học tập của 2

nhóm HS để chữa, yêu cầu

đại diện nhóm trình bày kết

quả

GV chiếu đáp án lên màn

hình để các nhóm đối chiếu

kết quả

HS hoạt động theo nhóm: quan sát hình ảnh, tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn

và hoàn thành phiếu học tập

Đại diện nhóm trình bày kết quả

I.Hiện tượng vật lí:

1 Thí nghiệm:

Đáp án phiếu học tập 1:

Tên TN Cách tiến hành Nhận xét Sơ đồ quá trình biến đổi –

yếu tố biến đổi TN1: Sự

biến đổi

Quan sát hình vẽ trên màn hình và

-Nước từ thể rắn chuyển thành thể

Nước ↔ Nước ↔ Nước (rắn) (lỏng) (khí)

Trang 4

của nước nhận xét sự biến

đổi của chất?

lỏng, từ thể lỏng chuyển thành thể khí (hơi) và ngược lại

- Nước vẫn giữ nguyên là nước ban đầu

=>Nước chỉ biến đổi về trạng thái

TN2: Sự

biến đổi

của gỗ

Quan sát hình vẽ trên màn hình và nhận xét sự biến đổi của chất?

-Từ thanh gỗ đóng thành bàn ghế gỗ

Thanh gỗ → bàn ghế gỗ

=>Gỗ chỉ biến đổi về hình dạng

TN3: Sự

biến đổi

của muối

ăn

Hòa tan muốn ăn vào nước, sau đó đun ống dung dịch muối ăn cho đến khi muối bay hơi hết

- Muối ăn từ thể rắn tan vào trong nước chuyển thành dung dịch muối ăn, đun nóng nước bay hơi hết lại thu được muối ăn ở thể rắn

- Muối ăn vẫn giữ nguyên là muối

ăn ban đầu

Muối ăn -> muối ăn -> muối ăn (rắn) (dung dịch) (rắn)

=> Muối ăn chỉ biến đổi về trạng thái

GV: Vậy qua các ví dụ

trên em có nhận xét gì về

sự biến đổi của các chất?

GV: Sự biến đổi của các

chất như trên gọi là hiện

tượng vật lí Vậy hiện

tượng vật lí là gì?

GV: Chốt kiến thức và

đưa ra khái niệm về hiện

tượng vật lí

HS trả lời: Các chất chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

HS trả lời

2 Nhận xét:

- Các chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

3 Kết luận:

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi

mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu (chỉ có sự thay đổi về hình dạng, trạng thái, không sinh ra

Trang 5

GV: Vận dụng kiến thức

vừa tìm hiểu, em hãy làm

bài tập sau:

Bài tập 1: Hãy xác định

đâu là hiện tượng vật lí

trong các hiện tượng sau:

a) Cồn để trong lọ không

kín bị bay hơi

b) Sắt để lâu trong không

khí bị gỉ tạo thành chất

mới màu đỏ

c) Hòa tan axit axêtic vào

nước được dung dịch axit

axêtic loãng dùng làm

giấm ăn

d) Dây sắt bị cắt nhỏ

thành từng đoạn và tán

thành đinh

GV gọi học sinh lên bảng

làm, các học sinh khác

nhận xét và bổ sung

GV: Các hiện tượng vật

lí là: a, c, d Vậy hiện

tượng b thuộc loại hiện

tượng gì? Chúng ta hãy

cùng tìm hiểu phần tiếp

theo

HS: Vận dụng kiến thức

và làm bài tập

chất mới)

Hoạt động 2: Hiện tượng hóa học (12 phút)

GV: Giới thiệu các hóa

chất cần dùng trong thí

nghiệm giữa sắt bột tác

dụng với lưu huỳnh bột

=> Yêu cầu HS nhận xét

màu sắt của các hóa chất

- Yêu cầu HS đọc cách

tiến hành thí nghiệm

GV: Chiếu video thí

nghiệm giữa sắt bột và

- HS quan sát hóa chất và nhận xét màu sắc của hóa chất

- 1 HS đọc to, rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm

- HS xem video và nhận

II Hiện tượng hóa học:

1 Thí nghiệm:

a) Thí nghiệm 1:

- Cách tiến hành:

- Hiện tượng:

Trang 6

lưu huỳnh bột.Yêu cầu

HS quan sát và nhận xét

hiện tượng?

GV: Giải thích tại sao

hỗn hợp lưu huỳnh bột

và sắt bột ban đầu bị nam

châm hút, còn sau khi

đun nóng lại không bị

nam châm hút

GV: Từ thí nghiệm trên

em có nhận xét gì về sự

biến đổi của các chất?

GV: Nhận xét và chốt

kiến thức

GV: Hướng dẫn HS tiến

hành thí nghiệm 2: Hình

thức: hoạt động nhóm 2

bàn, thời gian: 4 phút

+ Làm thí nghiệm đốt

cháy đường

+ Quan sát thí nghiệm và

nhận xét hiện tượng xảy ra?

+ Hoàn thiện vào phiếu

bài tập

GV: Thu phiếu học tập

của 2 nhóm để chữa và

đối chiếu kết quả

- Yêu cầu đại diện các

nhóm trình bày kết quả

- Đại diện các nhóm khác

nhận xét và bổ sung

xét hiện tượng xảy ra:

+ Hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh ban đầu bị nam châm hút

+ Hỗn hợp nóng đỏ lên

và chuyển dần sang màu xám đen khi đun nóng

+ Sản phẩm không bị nam châm hút

- HS vận dụng kiến thức môn vật lí để giải thích:

Trong hỗn hợp ban đầu

có chứa sắt là kim loại có

từ tính -> bị nam châm hút Còn khi đun nóng phản ứng đã xảy ra, sinh

ra chất mới màu xám đen không có từ tính ->

không bị nam châm hút

HS: Từ thí nghiệm rút ra nhận xét

- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và hoàn thiện phiếu học tập

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung

-Nhận xét: Hỗn hợp sắt bột và lưu huỳnh bột khi nung nóng đã tạo ra chất mới là sắt (II) sunfua =>

có sự thay đổi về chất.

b) Thí nghiệm 2:

- Cách tiến hành:

- Hiện tượng:

- Nhận xét:

Trang 7

GV: Chiếu đáp án đúng

để HS đối chiếu

Đáp án phiếu học tập 2:

Thí nghiệm 2: Đốt

cháy đường

- Lấy đường vào 2 ống nghiệm (1) và (2)

+ Ống nghiệm (1) dùng để đối chiếu

+ Đun nóng đáy ống nghiệm (2)

Quan sát và nhận xét hiện tượng

- Đường màu trắng chuyển dần thành màu đen (than), đồng thời

có những giọt nước ngưng tụ trên thành ống nghiệm

- Đường đã biến đổi thành chất mới

là than và nước

GV: Qua các thí nghiệm

trên em có nhận xét gì về

sự biến đổi của các chất?

GV: Vậy các quá trình

biến đổi trên có phải là

hiện tượng vật lí không?

Tại sao?

GV: Thông báo: Các

hiện tượng nêu trên là

các hiện tượng hóa học,

vậy hiện tượng hóa học

là gì?

GV: Nhận xét và chốt

kiến thức

GV: Từ các ví dụ và

những nhận xét ở trên,

em hãy nêu dấu hiệu để

phân biệt hiện tượng vật

lí và hiện tượng hóa học?

HS: Rút ra nhận xét

HS trả lời: Các quá trình trên không phải hiện tượng vật lí vì các quá trình trên đều sinh ra chất mới

HS trả lời

HS trả lời: Dấu hiệu để phân biệt hai hiện tượng

là có chất mới sinh ra hay không? (Hiện tượng vật lí không sinh ra chất mới, hiện tượng hóa học

có sinh ra chất mới.)

2 Nhận xét:

- Các chất đã biến đổi thành chất khác

3 Kết luận:

- Hiện tượng hóa học là chất biến đổi có tạo ra chất khác

Hoạt động 3: Luyện tập – củng cố (18 phút)

Trang 8

GV: Vận dụng các kiến

thức đã biết để làm bài

tập sau:

GV: Chiếu đề bài tập 2

lên màn hình

Bài tập 2: Hãy cho biết

các hiện tượng dưới đây

đâu là hiện tượng vật lí,

đâu là hiện tượng hóa

học? Giải thích?

1) Hiện tượng sấm chớp

2) Hiện tượng thức ăn để

lâu ngày bị ôi thiu

3) Hiện tượng thủy triều

4) Hiện tượng băng tan

5) Quá trình quang hợp

của cây xanh

GV: Yêu cầu HS hoạt

động theo nhóm 2 bàn,

thời gian 5 phút Vận

dụng các kiến thức của

các môn: vật lí, sinh học,

địa lí, hóa học để giải

thích từng hiện tượng

Hoàn thiện kết quả vào

bảng phụ

GV treo kết quả của các

nhóm lên bảng, gọi đại

diện 1 nhóm trình bày

kết quả Các nhóm khác

nhận xét, bổ sung

GV chiếu hình ảnh từng

hiện tượng và giải thích

để học sinh đối chiếu kết

quả

1) Hiện tượng sấm chớp:

GV: Chiếu hình ảnh tia

chớp, yêu cầu HS vận

dụng kiến thức môn vật lí

- HS vận dụng kiến thức môn vật lí để giải thích

- HS vận dụng kiến thức

để giải thích và xác định

Trang 9

đã được học để giải thích

và xác định xem đây

thuộc loại hiện tượng gì?

GV: Nhận xét và chốt

kiến thức

2) Hiện tượng thức ăn để

lâu ngày bị ôi thiu:

GV: Chiếu hình ảnh thức

ăn bị ôi thiu Dựa vào

kiến thức môn sinh học

và hóa học để giải thích

và xác định xem đây

thuộc loại hiện tượng gì?

GV chốt đáp án lên màn

hình

3) Hiện tượng thủy triều:

GV: Yêu cầu HS xem

đoạn video kết hợp với

kiến thức môn vật lí và

địa lí để giải thích và xác

định loại hiện tượng?

GV: Chốt đáp án trên

màn hình

GV: Hiện tượng thủy

triều xảy ra thường

xuyên và tuân theo quy

luật nhất định Khi nước

thủy triều dâng cao đến

đỉnh điểm thì sẽ xảy ra

hiện tượng triều cường

Ở nước ta hiện tượng

triều cường xảy ra nhiều

nhất ở Thành phố Hồ Chí

Minh và gây ra hậu quả

nghiêm trọng đối với đời

sống của người dân nơi

đây

GV: chiếu một số hình

ảnh những ảnh hưởng

loại hiện tượng

- HS xem video và vận dụng kiến thức các môn địa lí và vật lí để giải thích

-HS: Xem video và vận dụng kiến thức môn vật lí

để giải thích và xác định loại hiện tượng

Trang 10

của triều cường đến đời

sống của người dân

4) Hiện tượng băng tan:

GV: Chiếu video về hiện

tượng băng tan, yêu cầu

học sinh kết hợp với kiến

thức môn vật lí để giải

thích và xác định hiện

tượng băng tan thuộc vào

hiện tượng gì?

GV: Chốt đáp án trên

màn hình

GV: Các hiện tượng như

băng tan hay hiện tượng

triều cường hiện nay xảy

ra ngày càng nhiều, ảnh

hưởng lớn đến đời sống

của con người và sinh vật

trên Trái Đất Tất cả

những hiện tượng đó đều

do ảnh hưởng bởi sự biến

đổi khí hậu, hiện tượng

hiệu ứng nhà kính làm

cho Trái Đất ngày càng

nóng lên Vậy nguyên

nhân nào khiến Trái Đất

nóng lên?

GV: Chiếu hình ảnh các

nguyên nhân chính khiến

Trái Đất nóng lên

GV: Vậy chúng ta phải

có những biện pháp nào

để hạn chế sự nóng lên

của Trái Đất?

GV: Chiếu hình ảnh một

số các hoạt động nhằm

bảo vệ Trái Đất

GV: Tại sao trồng nhiều

cây xanh lại giúp bảo vệ

- HS trả lời

- HS trả lời

HS xem hình ảnh và kết hợp kiến thức môn sinh học để giải thích hiện tượng và xác định loại hiện tượng

Trang 11

Trái Đất?

5) Quá trình quang hợp

của cây xanh:

GV: Ở cây xanh đã xảy

ra quá trình quang hợp

giúp làm sạch bầu không

khí Vậy hiện tượng

quang hợp của cây xanh

thuộc hiện tượng vậy lí

hay hiện tượng hóa học?

GV: Chiếu hình ảnh mô

tả quá trình quang hợp

của cây xanh Yêu cầu

học sinh vận dụng kiến

thức môn sinh học để

giải thích và xác định

loại hiện tượng?

Đáp án bảng phụ:

Hiện tượng sấm chớp Hiện tượng vật lí Khi hai đám mây mang điện tích

trái dấu tiến sát lại gần với nhau

sẽ xảy ra sự phóng tia lửa điện xuống mặt đất -> đó là tia chớp

Sự phóng tia lửa điện với nhiệt

độ cao làm dãn nở đột ngột không khí xung quanh -> gây ra tiếng nổ lớn gọi là sấm

=>hiện tượng sấm chớp ko sinh

ra chất mới

Hiện tượng thức ăn để

lâu ngày bị ôi thiu

Hiện tượng hóa học Khi thức ăn để lâu ngày trong

không khí, dưới tác động của các

vi khuẩn gây hại sẽ bị phân hủy,

Trang 12

ôi thiu biến đổi thành chất khác Hiện tượng thủy triều Hiện tượng vật lí Do sự thay đổi lực hấp dẫn từ

Mặt Trăng và các thiên thể khác (Mặt Trời) tại một điểm bất kì trên bề mặt của Trái Đất trong khi Trái Đất quay => không sinh ra chất mới

Hiện tượng băng tan Hiện tượng vật lí Dưới tác dụng của nhiệt độ do

Trái Đất ngày càng nóng lên khiến cho băng tan chảy không ngừng

=>Chỉ có sự thay đổi về trạng thái

Quá trình quang hợp

của cây xanh

Hiện tượng hóa học - Dưới tác dụng của ánh sáng,

chất diệp lục cây xanh lấy khí

CO2 của không khí và nước để tổng hợp nên tinh bột và khí oxi

=>Hiện tượng quang hợp của cây xanh có sinh ra chất mới là O2 và tinh bột

4 Hướng dẫn về nhà: (1 phút)

- Học thuộc bài

- Làm bài tập 2, 3 – SGK trang 47

- Học trước bài: Phản ứng hóa học

5 Nhận xét – rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Ngày đăng: 22/10/2015, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w