Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
1 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***************
BÁO CÁO TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI : THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GVHD: Nguyễn Xuân Thiên
SVTH: Hỏa Thị Hội
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nguyễn Diệu Linh
Lớp : QH2011EKTQT
HÀ NỘI, 2014
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ii
i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
v
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam
1.1.
Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch
1.2.
Vai trò của thu hút FDI đối với phát triển du lịch Việt Nam
1.2.1.
Tăng vốn đầu tư vào các dự án phát triển du lịch
1.2.2.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế.
1.2.3.
Tăng nguồn thu ngân sách của nhà nước.
1.2.4.
Tăng số lượng việc làm và chất lượng đào tạo.
1.3 Kinh nghiệm của Malaixia và Thái Lan về thu hút FDI để phát triển du lịch
1.3.1.
Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư.
1.3.2.
Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư
1.3.3.
Giảm thuế ưu đãi, tài chính tiền tệ.
1.3.4.
Xây dựng cơ sở hạ tầng
1.3.5. Coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
…………………………………………………………………
1.3.6.
Liên kết chặt chẽ với các ngành có liên quan tăng hiệu quả
Chương 2 : Thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam
2.1 Quy mô và xu hướng thu hút các dự án FDI vào phát triển ngành Du lịch Việt Nam
2.1.1 Quy mô các dự án FDI vào phát triển du lịch
2.1.2 Xu hướng thu hút FDI vào phát triển du lịch
2
2.2. Phân tích tác động của các dự án FDI vào phát triển ngành du lịch Việt Nam
2.2.1 Tác động tích cực
2.2.2 Tác động tiêu cực
2.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng và kết quả trên
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
2.3.2 Nguyên nhân khách quan
2.4 Những chính sách đã thực hiện nhằm tăng dòng vốn FDI đầu tư cho phát triển du
lịch, ưu và nhược của các chính sách
2.4.1 Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.
2.4.2 Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý các dự án đầu tư.
2.4.3 Coi trọng công tác quy hoạch phát triển các dịch vụ du lịch xây dựng kế
hoạch thu hút vốn đầu tư (FDI) và tổ chức quản lí giám sát.
2.4.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch.
2.4.5 Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ.
2.4.6 Xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.4.7 Chính sách thu hút nhân tài.
2.4.8 Những chính sách mang tính phổ biến chung.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI cho phát triển
du lịch
3.1 Xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch
3.2 Cải cách thủ tục hành chính( Cải thiện môi trường đầu tư)
3.3 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
3.4 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ.
KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
❖ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
CD
:
Cao đẳng
CN
:
Công nghiệp
DN
:
Doanh nghiệp
DNNN
:
Doanh nghiệp nước ngoài
DTNN
:
Đầu tư nước ngoài
HD
:
Hoạt động
KD
:
Kinh doanh
KHCN
:
Khoa học công nghệ
NDT
:
Nhà đầu tư
PP
:
Phân phối
SX
:
Sản xuất
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
XH
:
Xã hội
4
❖ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ASEAN
:
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FDI
:
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
:
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
OECD
:
Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
R & D
UNESCO
:
Research & Development
Nghiên cứu và phát triển
:
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
WB
:
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WTO
:
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình
Nội dung
Bảng 2.1
FDI phân theo ngành kinh tế năm 2009
17
Bảng 2.2
FDI phân theo ngành kinh tế năm 2010
18
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành giai đoạn
2010 – 2013
Vốn FDI đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống qua các
năm
Bảng 2.3
Bảng 2.4
6
Trang
20
22
7
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
FDI đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đối
với bất kì một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay là nước đang phát triển thì
đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh
tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể huy động từ trong nước hay nước ngoài.
Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn trong
nước là rất thấp bởi tỉ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn
lớn để phát triển kinh tế. Vì thế nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng cho
sự phát triển của nước ta.
Dự án FDI đầu tiên được cấp phép vào năm 1988, với nguồn vốn đầu tư nhỏ,
trong lĩnh vực dịch vụ taxi ở Bà Rịa Vũng Tàu đã khơi dòng cho dòng vốn FDI
chảy vào Việt Nam. 25 năm trước, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ hơn
100 USD/ năm, còn bây giờ đã gấp hơn 10 lần. Có thể nói việc Việt Nam mở cửa
thu hút FDI đã giúp cải cách nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển, kích thích
doanh nghiệp trong nước đổ vốn làm ăn thậm chí còn có thể đã giúp người dân
Việt Nam thay đổi tư duy, thay đổi cách sống và tác phong làm việc. 25 năm trước
Việt Nam ở vị trí rất thấp so với các nước trên thế giới và cả trong khu vực,nhưng
nhờ có FDI Việt Nam đã thay đổi vị thế của mình, các nước đã nhìn Việt Nam
bằng con mắt khác.
Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị xã hội ổn định, an ninh
trật tự tốt nhất Châu Á, là nơi đầu tư an toàn nhất Châu Á Thái Bình Dương với
nhịp độ tăng trưởng đứng thứ 2 sau Trung Quốc và khu vực Đông Á. Đây là lợi
thế to lớn để Việt Nam trở thành điểm đến của FDI quốc tế và là điểm sáng của du
lịch và dịch vụ…
Tuy nhiên nguồn vốn FDI hiện nay đang hướng mạnh vào các ngành chế biến,
chế tạo, xuất hiện ngày càng nhiều ở các dự án công nghệ cao, trong cả lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển R & D, nhưng chưa thấy nguồn vốn FDI đầu tư cho du
lịch nhiều. Du lịch là ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận cao, nhưng chưa đạt được
mức quan tâm đúng mức và cũng bởi chưa có những chính sách thu hút hiệu quả.
8
Trong khi Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch, được thiên nhiên ưu đãi có
nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
Do vậy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào phát triển du lịch ở Việt
Nam là một đề tài mang tính cấp thiết vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.
1.2.Tình hình nghiên cứu
Nhìn chung , các tài liệu, sách, báo, tài liệu trực tuyến về thu hút nguồn vốn FDI
vào các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam có nhiều và phong phú nhưng những tài liệu
đề cập trực tiếp đến thu hút nguồn vốn này vào phát triển du lịch vẫn đang còn hạn
chế.
❖ Nghiên cứu chung về FDI chảy vào Việt Nam, có các tác phẩm sau :
Thu hút FDI “sạch” cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
, Nguyễn
Thị Liên Hoa, Viện nghiên cứu phát triển, T.P Hồ Chí Minh (2009).Đây là
bài nghiên cứu khá đầu đủ và chất lượng, giúp cho người đọc hiểu được thế
nào là FDI “ sạch ”, đồng thời nêu lên một cách khá đầy đủ về thực trạng thu
hút FDI, đặc biệt là FDI “ sạch ” của các ngành kinh tế của nước ta với số
liệu rõ ràng, mạch lạc.Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp mới nhằm tăng
cường hơn nữa ngồn vốn FDI sạch này cho phát triển bền vững nền kinh tế
Việt Nam như: giải pháp thu thuế hoặc phí đối với các doanh nghiệp gây ô
nhiễm môi trường, quy định giới hạn ô nhiễm,nâng cao vai trò của nhà nước
và sự quan tâm của xã hội,…
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kinh nghiệm của một số nước ASEAN :
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam,
Đoàn Thị Thu Hương, Đại học kinh
tế ĐHQGHN (2012 ) – Luận văn thạc sỹ.Bài nghiên cứu đã hệ thống hóa
được một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài,đồng thời phân tích được
một cách khá chi tiết thực trạng thu hút FDI của một số nước ASEAN từ sau
khủng hoảng tài chính 19971998 đến nay và đưa ra một số kiến nghị tham
khảo cho Việt Nam như : duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để nhà đầu tư nước
ngoài yên tâm bỏ vốn vòa Việt Nam, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao kết cấu hạ tầng,… Tuy nhiên, bài viết
còn vướng vào một số nhược điểm, chẳng hạn như cách viết còn dài dòng,
9
❖
nhiều vấn đề không phải trọng điểm nhưng tác giả lại đi sâu quá mức cần
thiết làm cho người đọc không thể hình dung được nội dung bao quát mà
luận văn muốn truyền tải.
Một số hạn chế trong thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam hiện nay,
Ngô
Quang Trung, Trung tâm bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị ĐHQGHN
(2012) – Luận văn thạc sỹ. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã cố
gắng nghiên cứu một số lý luận về FDI ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế
chính trị, đồng thời phân tích thực trạng hạn chế thu hút và sử dụng FDI ở
nước ta, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
tiếp tục phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những hạn chế của
FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Luận văn có ưu điểm là
số liệu nhiều, chi tiết và rõ ràng.Tuy vậy,hạn chế là giải pháp còn chung
chung, không mang tính thực tiễn trong bối cảnh nước ta hiện nay.
Nghiên cứu về du lịch Việt Nam, có các tác phẩm :
Hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và một số nước ASEAN
, Phan
Đăng Hồng Ánh, Đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN (2010)
– Luận văn thạc sỹ. Đây là một đề tài nghiên cứu khá mới mẻ, đã khái quát
được về cơ sở phát triển mối quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và
các nước ASEAN nói chung và một lát cắt cụ thể về hợp tác du lịch giữa
Việt Nam và một số nước ASEAN nói riêng.Tác giả đã đánh giá tổng quát
về thực trạng hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và ASEAN qua
những thuận lợi, khó khăn và triển vọng hợp tác phát triển trong tương lai
giữa Việt Nam và ASEAN trong lĩnh vực du lịch. Từ đó đề xuất giải pháp
nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước ASEAN để khai thác
tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.
Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong quá trình hội nhập quốc tế
, Trần Ngọc
Hương,Trung tâm bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị ĐHQGHN (2012)
– Luận văn thạc sỹ. Luận văn đã góp phần giải quyết được một số vấn đề
như: Hệ thống hoá lý luận du lịch, phát triển du lịch, hội nhập quốc tế, cho
thấy mối quan hệ tác động qua lại giữa hội nhập quốc tế và phát triển du
lịch. Đó là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Hải
Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế thời gian qua. Trên cơ sở tình hình
thực tế, số liệu, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch thành phố
10
Hải Phòng, tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng tình hình thực
trạng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn
20012011. Sau đó đưa ra dự báo phát triển du lịch Việt Nam nói chung và
phát triển du lịch của Hải Phòng nói riêng. Từ thực trạng và yêu cầu phát
triển của ngành du lịch thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc
tế để đề ra phương hướng, biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn thành
phố Hải Phòng trong thời gian tới.Tuy vậy, phải thừa nhận rằng bài phân
tích còn khá sơ sài, nghèo số liệu, phần giải pháp còn mang tính chất chung
chung, nặng về lý thuyết mà thiếu tính thực tiễn.
❖ Nghiên cứu về dòng vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch, có các bài viết
sau :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam
,Võ Hồng Quân
(2011) – Luận văn thạc sỹ. Ngoài việc hệ thống hóa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, luận văn còn có những đóng góp mới như : Phân tích khá đầy đủ thực
trạng thu hút FDI vào ngành du lịch, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc
thu hút FDI, nguyên nhân của những hạn chế đó và đưa ra giải pháp góp
phần phát triển ngành kinh tế du lịch ở Việt Nam hiện nay.Tuy vậy, bài luận
văn còn mang nặng tính lý thuyết, chưa có nhiều số liệu, chưa bám sát vào
thực tiễn, hơn nữa tác giả lại chỉ tập trung phân tích chủ yếu dịch vụ vui chơi
giải trí – một phần của du lịch chứ chưa bao quát được tổng thể thực trạng
FDI vào phát triển du lịch Việt Nam.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch
tỉnh Khánh Hòa
,Nguyễn Tăng Huy, Đại học Đà Nẵng (2011) – Luận văn
thạc sỹ. Luận văn đã đưa ra được khái niệm cơ bản, vai trò, những nhân tố
ảnh hưởng và sự cần thiết của FDI đối với du lịch nói chung và ngành du
lịch Khánh Hòa nói riêng .Từ đó đánh giá được những thành công cũng như
là hạn chế và đó đứa ra được giải pháp nhằm kích thích đầu tư FDI vào Việt
Nam, đặc biệt là vào ngành du lịch. Bài viết cũng đã đưa ra được những kinh
nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và từ đó rút ra
được bài học kinh nghiệm, ngoài ra luận văn còn nêu mục tiêu và định
hướng của ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2015. Tuy những vấn đề được
tác giả đề cập rất chi tiết và rõ ràng nhưng luận văn này vẫn còn điểm hạn
chế là số liệu hơi cũ, cách viết còn đi theo lối mòn, chưa tạp được điểm nhấn
11
đối với người đọc.
Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam
, Phạm
Thanh Tuyền, Đại học kinh tế ĐHQGHN (2012) – Luận văn thạc sỹ . Luận
văn đã đưa ra được sơ lược thực trạng về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào việt Nam trong 1 số ngành dịch vụ như là du lịch , giáo dục ,
ý tế thời gian 2006 – 2011. Từ đó đưa ra những đánh giá, phân tích về thực
trạng tình hình thu hút dòng vốn FDI với sự phát triển kinh tế bền vững , chỉ
ra những điểm tích cực cũng như thiếu tính bền vững còn tồn tại . Sau đó ,
đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập và thúc đẩy quá trình thu hút FDI
hướng tới phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ nói riêng, nền kinh tế Việt
Nam.Tuy nhiên chưa đưa ra được định hướng chính xác và thực tiễn cho
phát triển ngành dịch vụ trong tương lai để thu hút FDI ngày càng mạnh hơn.
Qua các tài liệu trên, chúng ta phần nào đã có được những cái nhìn toàn diện
và sâu sắc về tầm quan trọng của FDI trong phát triển du lịch Việt Nam.
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
2010 đến nay.
Từ đấy tìm ra nguyên nhân khiến cho việc thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển
du lịch chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng cả về mặt chất lượng và số lượng FDI từ
nước ngoài vào phát triển ngành du lịch nước ta.
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Dòng vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu :
+ Không gian : Du lịch Việt Nam
+ Thời gian : Từ năm 2010 đến nay
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
12
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, bài nghiên cứu cần giải quyết một số câu hỏi
chính sau đây :
Câu hỏi 1: Dòng vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam cao hay thấp?
Câu hỏi 2 : Nguyên nhân nào làm cho nguồn vốn FDI chảy vào du lịch còn hạn
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra ?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào làm tăng cả số lượng và chất lượng nguồn vốn FDI đầu
tư vào phát triển du lịch nước ta ?
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như :
+ Thu thập thông tin, số liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp quy nạp
+ Phương pháp diễn dịch
+ Phương pháp định tính và định lượng
1.7. Dự kiến đóng góp của đề tài
Làm rõ thực trạng dòng vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam trong
những năm gần đây.
Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn góp phần làm tăng số lượng và cả
chất lượng của nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch nước ta.
13
NỘI DUNG
Chương 1 : Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam
1.1.Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch
Ngành du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển biến khá rõ rệt và đạt được
một số thành tựu đáng kể. Điển hình như trong một cuộc khảo sát được công bố tại
Hội chợ du lịch diễn ra tại Luân Đôn từ ngày 4 8/11/2013, Việt Nam được đánh
giá là xếp thứ hai Châu Á về tiềm năng phát triển du lịch chỉ sau Trung Quốc. Điều
đó càng chứng tỏ rằng Việt Nam có tiềm năng cũng như là lợi thế rất lớn, cả về địa
chất, kinh tế, xã hội và lịch sử để mở rộng và phát triển du lịch.
Đầu tiên xét về mặt vị trí địa lý và địa hình, Việt Nam nằm ở trung tâm Đông
Nam Á , phía Bắc giáp Trung Quốc , phía nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông giáp
vịnh Bắc Bộ và biển Đông còn phía Tây giáp Lào và Campuchia. Với địa hình vừa
giáp lục địa vừa giáp đại dương, Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về
đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền
đề rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam có
địa hình phong phú và đa dạng với nhiều thể loại như núi, đồng bằng,… tạo nên
nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, Thêm vào đó, Việt Nam còn có đường bờ
biển dài 3260km với nhiều đảo lớn nhỏ như là Cát Bà, Tuần Châu, Côn Đảo, Phú
Quốc ,…đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng nhiều bãi tắm thiên
nhiên đẹp: Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,… , không những thế Việt Nam
còn có nhiều vịnh nổi tiếng đặc biệt vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di
sản thế giới .
Tiếp theo xét về mặt khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng
ở từng vùng lãnh thổ khác nhau : miền bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, bắc
trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ mang đặc điểm
nhiệt đới Xavan, do đó tạo nên nhưng khu du lịch khác nhau tương ứng.
Bên cạnh các khu du lịch tuyệt đẹp, Việt Nam còn có sự đa dạng sinh học khá
cao, có khoảng 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ
xưa và quý hiếm, khoảng hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây
14
thuốc, 100 loài quả rừng ăn được...Về động vật, có khoảng 11.217 loài và phân
loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng
cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua,
nhuyễn thể và thủy sinh vật khác. Bên cạnh đó, còn có tới 10 loài thú đặc trưng của
vùng nhiệt đới như: cheo, đồi, chồn bay, cầy mực, cu li, vượn, tê tê, voi, heo vòi, tê
giác. Ngoài ra, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái san hô,
hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái vùng cát ven biển và hệ sinh thái rừng nhiệt
đới có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.
Đặc biệt, Việt Nam có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyền thống có tiềm năng
phát triển du lịch rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích
và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Đến với
tất cả các làng nghê truyền thống Việt Nam, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng
như những đặc trưng mang đậm nét thôn quê của làng quê Việt. Hiện nay, Việt
Nam có gần 2000 làng nghề thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, may tre
đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Khi đi du lịch ở Việt Nam,
ở mỗi vùng đất trải dài từ Bắc vào Nam, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những
làng nghề truyền thống đăc trưng nổi tiếng từ lâu đời. Điển hình như Hà Nội có
làng gốm Bát Tràng, Bắc Ninh có làng tranh Đông Hồ, Nam Định có làng sơn mài
Cát Đằng hay Đà Nẵng có làng đá mỹ nghệ Non Nước,…Thực tế, số lượng du
khách muốn đến tận các vùng quê của Việt Nam để tìm hiểu về lịch sử, quy trình
làm ra sản phẩm và muốn tận tay làm ra sản phẩm của làng nghề ngày càng tăng
lên do đó sẽ thúc đẩy phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống ngày càng
gia tăng.
Song song với đó, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét
đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng tạo điều kiện phát triển
một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai
Châu. Đến nay, các khu du lịch này thu hút đông đảo du khách không chỉ trong
nước mà còn cả nước ngoài. Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời
với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, do đó đã tạo dựng được một nền văn
hóa phong phú độc đáo với nhiều di tích lịch sử như Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô
Huế, Phố Cổ Hội An,.. là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch.
15
Bên cạnh đó, Việt Nam có chế độ chính trị khá ổn định, chính sách ngoại giao
tương đối tốt. Đồng thời với dân số 88,78triệu người, phần đồng ở độ tuổi lao động
sung sức và lao động giá rẻ. Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động
nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng. Người Việt Nam có truyền thống
lao động cần cù , chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy và đặc biệt là có tinh thân ái,
nhiệt tình, mến khách, sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh
tương đối thấp so với khu vực. Đây là thế mạnh đối với phát triển du lịch Việt
Nam.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê cung cấp, trong tháng 2/2014, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam ước đạt 842.026 lượt, tăng 47,60% so với cùng kỳ năm
2013. Tính chung 2 tháng năm 2014 ước đạt 1.618.200 lượt, tăng 33,40% so với
cùng kỳ năm ngoái. Khách du lịch quốc tế đén Việt Nam chủ yếu từ Đức, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN… Điều đó cho thấy du lịch Việt
Nam đang có chiều hướng phát triển ngày càng tăng. Với những tiềm năng cũng
như lợi thế có được ngành du lịch Việt Nam hoàn toàn có khả năng là ngành đem
lại những lợi ích kinh tế cao cho Việt Nam.
1.2. Vai trò của thu hút FDI đối với phát triển du lịch Việt Nam
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước thì ngành du lịch của Việt Nam đã thu hút
mạnh mẽ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu
hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Do
đó, không thể phủ nhận FDI càng ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ với
phát triển kinh tế Việt Nam nói chung mà còn với phát triển du lịch nói riêng.
1.2.1. Tăng vốn đầu tư vào các dự án phát triển du lịch
Vốn luôn là vấn đề quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung cũng như là
phát triển du lịch nói riêng của mỗi quốc gia. Khi lượng vốn trong nước không đáp
ứng đủ với nhu cầu phát triển thì nền kinh tế sẽ có xu hướng tiếp nhận nguồn vốn
đầu tư từ bên ngoài trong đó có vốn FDI. Đặc biệt, một nước đang phát triển như
Việt Nam thì việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp là vấn đề rất cần thiết vì lượng vốn
trong nước còn nhiều hạn chế. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển
du lịch nhằm hướng tới rất nhiều mục đích như: nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng
sao cho phù hợp với thị yếu của khách du lịch, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên
16
thân thiện, nhiệt tình, năng động, tăng nguồn vốn cho các dự án, tiếp thu các bí
quyết quản lý chuyên nghiệp đến từ các quốc gia khác,…Năm 2011, Chính phủ Hà
Lan đã quyết định đầu tư vào đội du thuyền mới khai trương Life Heritage Resort
Hạ Long. Đây là “ viên gạch đầu tiên” trong chương trình hỗ trợ phát triển du lịch
Việt Nam. Với đội du thuyền gồm 22 chiếc, Life Heritage Resort Hạ Long được
thiết kế để mang lại cho du khách những trải nghiệm rất tiêng, rất khác biệt trên
vịnh biển đẹp tuyệt vời được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Thực tế trong
những năm qua cũng như dự báo cho giai đoạn tới đã khẳng định tầm quan trọng
của FDI với phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Với chủ
trương phát triển ngành du lịch là ngành mũi nhọn của đất nước, thời gian qua du
lịch luôn luôn được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Chính đầu tư
nước ngoài đã giúp chúng ta thay đổi bộ mặt về ngành du lịch, với những khách
sạn cao cấp, những khu du lịch nổi tiếng được khai thác với số vốn chủ yếu từ bên
ngoài hoặc do liên doanh. Nếu trước đây (trước 1986) ngành du lịch chủ yếu là thu
hút khách nội địa với doanh thu rất ít, từ khi có vốn đầu tư nước ngoài chảy vào,
Việt Nam đã có cơ sở vật chất cũng như giao thông vận tải, cùng với các địa điểm
du lịch nổi tiếng để thu hút khách du lịch nước ngoài và thực sự Việt Nam đã để lại
trong mắt bạn bè quốc tế một ấn tượng tốt về con người cũng như cảnh quan thiên
nhiên. Ngày 20/02/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký Quyết định số
280/QĐTTg, phê duyệt danh mục dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ
cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Tổng
mức đầu tư của dự án là 55,08 triệu USD nhằm hỗ trợ ngành du lịch của các tỉnh
khai thác thế mạnh với các sản phẩm du lịch đặc thù để quảng bá và thu hút du
khách quốc tế, giúp các địa phương phát triển kinh tế xã hội bền vững, xóa đói
giảm nghèo. Cũng như các ngành khác, đầu tư nước ngoài đã tạo công ăn việc làm
gián tiếp và trực tiếp giúp Việt Nam khai thác tốt những tiềm năng du lịch đòi hỏi
số vốn lớn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, bên cạnh đó Việt Nam
có khả năng tổ chức tốt các hội nghị cấp cao với những khách sạn 5 sao và có thể
tự hào với Vịnh Hạ Long, Hội An, Phong Nha Kẻ Bàng ,.... với các tour du lịch sự
kiện thành công.
1.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế.
Nhờ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam mà ngành Du
17
lịch đã từng bước phát triển các thị trường gửi khách và nhận khác quốc tế đem lại
một nguồn thu ngoại tệ đáng kể
Bên cạnh đó, nhờ sự hợp tác, liên doanh mà doanh nghiệp trong nước đã có mối
quan hệ làm ăn với các công ty, tập đoàn lớn kinh tế lớn trên thế giới, mở rộng hợp
tác quốc tế để học hỏi các kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các nước này. Tạo tiền
đề cho quảng bá du lịch trên thi trường quốc tế.
1.2.3. Tăng nguồn thu ngân sách của nhà nước.
Nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế của các nhà đầu tư nước ngoài là rất
quan trọng. Thực tế, FDI đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách 14,2 tỷ USD trong
giai đoạn 2001 – 2010 và riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD. Trong khi
đó, du lịch Việt Nam đang có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam, các dự án nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này đang tăng lên đáng kể, nó sẽ
giúp tăng nguồn thu ngân sách cho Chính Phủ.
1.2.4. Tăng số lượng việc làm và chất lượng đào tạo.
Khi có dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam sẽ có nhiều dự án du lịch
được triển khai do đó cần một lượng lớn lao động để tiến hành xây dựng cũng như
là triển khai dự án, sau khi dự án hoàn thành lại cần một lượng lớn lao động khác
với vai trò là các nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực du lịch. Nhân viên là
một yêu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp đặc biệt là
trong lĩnh vực du lịch, khi mà họ là người trực tiếp tiếp xúc, đưa lời chỉ dẫn đến
với khách hàng do đó nhân viên cần được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu để
đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu của khách. Một đất nước muốn phát triển bền
vững phải luôn quan tâm đến dự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bởi đây chính là
những người sẽ quyết định đến vận mệnh quốc gia. Trong lĩnh vực du lịch, vấn đề
đào tạo nhân viên càng phải được chú trọng. Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho các nhân viên, mà trong
nhiều trường hợp có thể sẽ là mới mẻ ở các nước thu hút đầu tư, từ đó tạo ra một
đội ngũ lao động có kỹ năng cho các nước thu hút FDI.
1.3. Kinh nghiệm của Malaixia và Thái Lan về thu hút FDI để phát triển du lịch
FDI có vai trò cực kỳ quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo
18
nhiều cuộc khảo sát, các quốc gia Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,
Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan là các quốc gia liên tục đứng vị trí cao trong bảng
xếp hạng những quốc gia thu hút vốn FDI đứng đầu khu vực Châu Á. Tuy nhiên
trong bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến những chính sách thu hút FDI của Thái
Lan và Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1.3.1. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư.
Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn
giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là
những bí quyết của các nước châu Á thành công nhất
1.3.2. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư
Thủ tục đầu tư ở các nước này đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng
dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến thương
mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến
đầu tư
1.3.3. Giảm thuế ưu đãi, tài chính tiền tệ.
Hầu hết các nước châu Á đều đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫnđối
với các dự án ñầu tư nước ngoài. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 –
8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% ñối với máy móc mà
Thái Lan chưa sản xuất được... Trong khi đó, Malaysia miễn thuế thu nhập và thuế
xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những khu vực mới phát triển sử dụng nhiều
công nhân, sản xuất những hàng hóa được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên
vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi.
1.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là
yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nước Châu Á như Thái Lan,
Malaixia, Trung Quốc, Hàn Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI
từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng,
19
đường giao thông, viễn thông, dịch vụ...nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng
cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình. Malaixia dẫn đầu về cơ sở ha
tầng hiện đại xếp hạng (32/144), tiếp đến là Thái Lan (46/144) Việt Nam đứng ở
̣
cuối bảng khi xếp ở vị ̣
trí 95/144 về kết cấu hạ tầng.
Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ
thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện ñại, thuận lợi cho phát
triển kinh tế và du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông,
bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh
quốc tế.
Mailaysia cũng tập trung nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút FDI.
Chính phủ Malaysia đã đầu tư 184,94 triệu USD vào việc phát triển cơ sở hạ tầng
cho du lịch cho kế hoạch 7 năm (19962000). Giai đoạn 20012005, Chính phủ đầu
tư khoảng 630 triệu đô la Mỹ cho cơ sở hạ tầng du lịch. Theo đó đã chú ý nâng cao
chất lượng các trang thiết bị mạng lưới truyền thông, nâng cấp hệ thống giao thông
và các công trình phúc lợi. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, nhằm tạo môi trường
cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, hơn 4 tỷ RM đã được
dành riêng đầu tư cho việc làm đường sá, cầu cống, đường sắt ,cảng, hàng không
dân dụng. Chính phủ Malaysia đã cho phát triển một số con đường được xem là tốt
nhất Châu Á, một hệ thống đường sắt đường hàng không và thông tin liên lạc có
hiệu quả với 7 sân bay quốc tế hoạt động tại Kuala Lămpơ, Penang, Kota Kinabalu,
Johor Nahru.
1.3.5. Coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nguồn nhân lực chất lươṇg cao là một yếu tố đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài.Malaixia rất coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển kỹ năng người
lao động. Nước này thực hiện trang bi ̣
miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn
phí dạy tin học cho mọi đối tượng,…, dành nhiều ngân sách cho hoạt động R&D
lĩnh vực có đóng góp đáng kể đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực trong dài
hạn của đất nước.Trong khi, Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các
ngành toán, máy tính. Cung cách phục vụ của nhân viên du lịch và người dân Thát
Lan rất cởi mở thân thiện, luôn tươi cười, niềm nở với du khách, hướng dẫn viên
du lịch có phong cách làm việc chuyên nghiệp uyển chuyển, khéo léo thân thiện,
20
tạo thiện cảm với du khách trong đoàn của mình.
1.3.6. Liên kết chặt chẽ với các ngành có liên quan tăng hiệu quả
Ở Thái Lan, xây dựng các tour du lịch có kết hợp tổ chức các điểm điểm dừng
chân với nhiều dịch vụ khép khín. Tại mỗi điểm dừng chân thường là các siêu thị,
trung tâm thương mại, chợ, du khách tha hồ ngắm gian trưng bày phong lan, cây
cảnh, mua sắm trong cửa hàng,….
Ở Malaixia, cũng với chiến lược tương tự nhưng kết hợp du lịch mua sắm với
chữa bệnh là chính. Tại đây có rất nhiều các siêu thị lớn nhỏ dành cho tất cả các
loại khách từ cao cấp đến bình dân. Trong siêu thị có các cửa hàng ăn uống, vui
chơi giải trí, …
Một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình thu hút vốn đầu tư
FDI, cũng như thu hút khách du lịch để thúc đẩy phát triển du lịch
Từ những bí quyết của Thái Lan, Malaixia như đã nêu ở trên, để đẩy mạnh việc
thu hút FDI, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính Phủ cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và đảm
bảo đầu tư lâu dài cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Chính Phủ xây dựng nhiều
chính sách để khuyến khích đầu tư du lịch cũng như có nhiều chính sách hỗ trợ
trong thu hút khách du lịch. Chính Phủ cần đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng
du lịch để tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Đặc biệt là hệ thống phương tiện
giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các công trình nhằm đáp ứng nhu cầu vui
chơi giải trí, nghỉ ngơi cho du khách. Như chúng ta đã biết, du lịch luôn gắn liên
với nhu cầu di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm khác của du khách. Do đó, một
địa điểm sẽ hấp dẫn khách du lịch hơn khi địa điểm đó có hệ thống giao thông vận
tải tiện lợi, phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dịch chuyển giữa các
khu du lịch khác nhau trong cùng một quốc gia. Ngoài sự phát triển của hệ thống
giao thông vận tải, một bộ phận cũng góp phần quan trọng của cơ sở hạ tầng đó là
thông tin liên lạc. Thông tin liên lạc là điều kiện đảm bảo giao lưu cho khách du
lịch trong nước và quốc tế. Tức là, du khách có thể dễ dàng trong việc trao đổi, tìm
hiểu các thông tin về chi phí, dịch vụ… tại địa điểm du lịch mà họ dự định sẽ tới.
Song song với đó là hệ thống cơ sở vật chất như nhà hàng, khách sạn phải luôn
21
hoàn thiện, đổi mới, đa dạng về các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, quảng bá về đất nước bằng nhiều
hình thức khác nhau thông qua việc mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều quốc
gia trên thế giới, quảng cáo trên các đài truyền hình quốc tế lớn, đặc biệt là vấn đề
quảng bá du lịch trên internet nên được coi trọng. Hiện nay, quảng cáo trên internet
không còn quá xa lạ với người Việt Nam, những lợi ích mà nó mang lại là rất to
lớn, lợi ích có thể nhìn thấy rõ nhất khi thực hiện các kế hoạch quảng cáo du lịch
online là doanh nghiệp có thể thống kê được gần đúng khách hàng tiềm năng (nếu
dùng quảng cáo truyền thống, con số này chỉ là ước lệ với sai số lớn). Bên cạnh đó,
giúp người xem có thể tương tác với doanh nghiệp du lịch một cách dễ dàng, gần
gũi đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian, tiền bạc hơn cho doanh
nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Việt Nam là vẫn chưa phát huy
hết tiềm năng của loại hình quảng cáo này vì vây các doanh nghiệp cần phải có sự
điều chỉnh sao cho loại hình quảng cáo này ngày càng phổ biến. Song song với các
loại hình quảng cáo nói trên, Chính Phủ có thể đứng ra mời các nhà báo ở nhiều
quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối với các doanh nghiệp
trong nước, cũng như có cả một hệ thống ấn phẩm sách báo, tranh ảnh, bản đồ giới
thiệu đầy đủ. Bên cạnh đó, luôn có sự nối kết, đầu tư các hoạt động quảng bá du
lịch đi liền với hoạt động quảng bá của các ngành khác.
Thứ ba, ngành du lịch cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp trong từng chi
tiết nhỏ, từ sắp xếp lại lịch trình cho hợp lý, từ sự đón tiếp nồng hậu của mỗi nhân
viên hướng dẫn du lịch, nhân viên khách sạn và cả người dân, cho đến những lời
giới thiệu ngắn gọn mà vô cùng bài bản của mỗi nơi tham quan.
Thứ tư, ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh của mình bằng cách tận dụng
triệt để những lợi thế về thiên nhiên, luôn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn
để thu hút du khách. Bên cạnh đó, cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch như
du lịch biển, du lịch núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du
lịch chữa bệnh, du lịch khám phá… để tạo nên nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc
riêng cho từng địa phương du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.
Thứ năm, ngành du lịch còn liên kết chặt chẽ giữa các ngành nhau để khai thác
dịch vụ du lịch như liên kết với các hãng hàng không, hệ thống bệnh viện, siêu
22
thị…trong đó, các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch phải đảm bảo chất lượng,
giá cả hợp lý và thống nhất. Vì vậy, khi xây dựng chương trình tour du lịch
thường cũng có ñiểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.
Thứ sáu, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo
chuyên ngành du lịch mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập, tăng cường
đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, quan tâm tới đào
tạo kỹ năng nghề du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy được
trang bị đồng bộ, hiện đại. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tổ chức
và quy hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu
phát triển du
lịch từng thời kỳ, tùng vùng, miền. Từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du
lịch hợp với chuẩn hóa khu vực và quốc tế. Hoàn thiện các quy định của pháp luật
để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài
tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường
hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.
Chương 2 : Thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam
2.1. Quy mô và xu hướng thu hút các dự án FDI vào phát triển ngành Du lịch
Việt Nam
2.1.1. Quy mô các dự án FDI vào phát triển du lịch
Tổng quan về FDI phân theo các ngành kinh tế từ năm 2009 đến nay
Trong những năm gần đây, giữa bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn
cầu, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể.Sau khi đạt đỉnh
cao vào năm 2008, thì bắt đầu từ giai đoạn 20092012, nguồn vốn này có dấu hiệu
suy giảm.Tuy nhiên, đến năm 2013, với sự có mặt và giải ngân nhanh chóng của
các dự án lớn như Lọc dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Samsung Thái
Nguyên… được cho là nguyên nhân khá cơ bản khiến kết quả thu hút và giải ngân
vốn FDI năm 2013 vượt mục tiêu đề ra. Còn trong 2 tháng đầu năm 2014, ước tính
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,12 tỷ USD, tăng 6,7%
với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, nguồn vốn FDI lại đang có dấu hiệu lạc quan tăng
23
trở lại.
Phân theo cơ cấu các ngành kinh tế, FDI phân bổ theo các lĩnh vực kinh tế không
có sự đồng đều và đã có sự chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm
2009 sang 2010.
24
FDI PHÂN THEO NGÀNH
Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
32
39
245
74
6
12
Vốn đăng
ký cấp mới
(triệu
USD)
4,982.6
7,372.4
2,220.0
388.3
397.0
291.8
115
26
191.7
109.8
14
5
46.5
74.8
238.2
184.6
16
148
129.0
89.0
1
7
27.9
10.9
156.9
99.9
63
67.6
17
25.5
93.1
16
8
22
5
6
62.4
5.2
14.9
8.4
7.4
8
3
5
0
1
22.5
23.7
7.9
0.0
0.9
84.9
28.9
22.7
8.4
8.3
5
7.9
0
0.0
7.9
1
839
0.0
16,345.4
0
215
0.0
5,136.7
0.0
21,482.1
Số dự
án cấp
mới
Ngành
Dvụ lưu trú và ăn uống
KD bất động sản
CN chế biến,chế tạo
Xây dựng
Khai khoáng
Nghệ thuật và giải trí
Bán buôn,bán lẻ;sửa
chữa
Vận tải kho bãi
SX,pp
điện,khí,nước,đ.hòa
HĐ chuyên môn, KHCN
Thông tin và truyền
thông
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản
Giáo dục và đào tạo
Dịch vụ khác
Cấp nước;xử lý chất thải
Y tế và trợ giúp XH
Hành chính và dvụ hỗ
trợ
Tài chính,n.hàng,bảo
hiểm
Tổng số
Số lượt
Vốn đăng
dự án
ký tăng
tăng
thêm (triệu
vốn
USD)
8
3,811.7
4
236.1
131
749.3
11
99.2
0
0.0
0
0.0
Bảng 2.1 FDI phân theo ngành kinh tế năm 2009
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
25
Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)
8,794.2
7,608.5
2,969.2
487.4
397.0
291.8
Trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008.Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là
lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ
USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu
tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD.Kinh
doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong
năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và
749 triệu USD vốn tăng thêm.
T
H
U
H
Ú
T
Đ
Ầ
U
T
Ư
T
R
Ự
C
T
I
Ế
P
N
Ư
Ớ
C
N
G
26
O
À
I
N
Ă
M
20
10
T
H
E
O
N
G
À
N
H
Tí
n
h
từ
01
/0
1/
20
10
đế
n
21
/1
2/
20
10
27
Số dự
án cấp
mới
T
T
Ngành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
KD bất động sản
CN chế biến,chế tạo
SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa
Xây dựng
Vận tải kho bãi
Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa
Dvụ lưu trú và ăn uống
Giáo dục và đào tạo
HĐ chuyên môn, KHCN
Tài chính,n.hàng,bảo hiểm
Thông tin và truyền thông
Nghệ thuật và giải trí
Nông,lâm nghiệp;thủy sản
Dịch vụ khác
Cấp nước;xử lý chất thải
Hành chính và dvụ hỗ trợ
Y tế và trợ giúp XH
Khai khoáng
Tổng số
Vốn đăng
ký cấp mới
(triệu USD)
27
385
6
141
16
125
33
5
124
1
55
5
11
20
5
5
5
1
2
1
2.5
2.6
2.1
Vốn đăng ký
cấp mới và tăng
thêm (triệu
USD)
6,842.7
5,081.2
2,952.6
1,734.6
879.1
398.0
308.8
112.7
65.5
59.0
71.6
36.2
18.6
15.0
9.1
4.6
4.1
2.1
269
1,365.8
18,595.5
Số lượt
dự án
tăng vốn
6,710.6
4,032.2
2,942.9
1,707.8
824.1
405.0
279.3
105.8
63.6
15.8
70.7
36.2
10.8
12.0
9.1
2.1
1.5
6
199
2
7
3
12
4
2
7
5
7
17,229.6
132.1
1,048.9
9.8
26.8
55.0
7.0
29.5
6.9
1.8
43.3
0.9
8
3
7.8
3.0
969
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Bảng 2.2 FDI phân theo ngành kinh tế năm 2010
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài
Bước từ năm 2009 sang 2010, cơ cấu phân bổ FDI đã có sự thay đổi lớn.Như
vậy, từ vị trí thứ nhất năm 2009 về việc thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài,
thì sang năm 2010, dịch vụ lưu trú và ăn uống đã bị một loạt các ngành khác vượt
qua và chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều như bất động sản,công nghiệp chế biến,sản
xuất phân phối điện…
Trong 12 tháng năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải
ngân được 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, giải ngân của
các nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 8 tỷ USD.
Theo lĩnh vực đầu tư, với 1 dự án
kinh doanh bất động sản có quy mô vốn 4 tỷ USD được cấp vào tháng 12, lĩnh vực
28
kinh doanh bất động sản vươn lên đứng thứ nhất.Trong đó có 27 lượt dự án cấp
mới và 6 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 6,84 tỷ
USD, chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Dự án có quy mô lớn
được cấp phép trong tháng 12 là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ
dưỡng Nam Hội An) vốn đầu tư 4 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại
Quảng Nam.Trong năm 2010, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực thế
mạnh và là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài
luôn duy trì ở vị trí cao. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và
dự án tăng vốn đầu tư trong năm 2010. Có 385 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư
trên 4 tỷ USD và 199 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 1 tỷ USD, tổng vốn
đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5,1 tỷ, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí nước, điều hòa với 6 dự án đầu
tư có tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 2,95 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng
vốn đầu tư đăng ký trong năm 2010.
29
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN
2010 2013
Ngành
Số dự án
cấp mới
1 KD bất động sản
82
9,692.88
26
926.32
10,619.20
1974
24,234.56
1198
16,309.21
40,543.88
29
7,582.24
11
27.19
7,609.33
479
3,210.90
66
333.25
3,544.14
90
1118.8
21
107.07
1225.87
689
1880.19
97
264.15
2144.32
7 Dvụ lưu trú và ăn uống
84
688.88
12
443.37
1132.25
8 Giáo dục và đào tạo
33
228.64
12
114.94
343.57
635
759.93
84
81.07
841.1
10 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm
4
16.4
6
43.8
60.1
11 Thông tin và truyền thông
313
1012.86
54
422.17
1435.04
12 Nghệ thuật và giải trí
32
73.87
7
226.62
300.48
13 Nông,lâm nghiệp;thủy sản
58
167.45
42
168
335.44
14 Dịch vụ khác
45
72.21
16
57.58
129.78
15 Cấp nước;xử lý chất thải
13
383.81
2
0.15
383.96
16 Hành chính và dvụ hỗ trợ
21
10.66
4
4.8
15.46
17 Y tế và trợ giúp XH
21
251.64
4
4.39
256.02
18 Khai khoáng
15
291.15
3
56.71
347.87
4622
51,677.13
1665
19,590.58
71,267.82
TT
2 CN chế biến,chế tạo
3 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa
4 Xây dựng
5 Vận tải kho bãi
6 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa
9 HĐ chuyên môn, KHCN
Vốn đăng Vốn đăng
ký tăng ký cấp mới
thêm
và tăng
(triệu
thêm (triệu
USD)
USD)
Vốn đăng
ký cấp
mới (triệu
USD)
Tổng số
Số lượt
dự án
tăng vốn
Bảng 2.3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành giai đoạn 2010 2013
30
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài
Có thể thấy, trong khoảng từ năm 2010 đến nay, vốn FDI có xu hướng chủ yếu
tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là lĩnh vực có sức hút khá
ổn định với các nhà đầu tư nước ngoài bởi thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và ít
có sự biến động, thu hút tới hơn 50% tổng nguồn vốn FDI với gần 2000 dự án đầu
tư mới. Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với số dự án tuy không
nhiều nhưng lại chủ yếu là các dự án lớn với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 10 tỷ
USD. Bên cạnh đó, cũng có một số lĩnh vực thu hút được số lượng vốn FDI tương
đối,xây dựng,sản xuất và phân phối điện,khí,nước…
Trong 2 tháng đầu năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 14 ngành lĩnh
vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được
nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 62 dự án đầu tư đăng ký mới,
tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 1,178 tỷ USD, chiếm 76,5% tổng vốn đầu tư
đăng ký trong 2 tháng. Lĩnh vực KD bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 278,33 triệu USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực vận tải kho bãi với 9 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 21,75 triệu USD.
Một câu hỏi đặt ra là, vậy nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch diễn biến
như thế nào ?
Vị trí của FDI du lịch
Khái quát về tình hình thu hút FDI vào ngành Du lịch thì từ năm 2000 đến năm
2012, gần 9 tỷ USD vốn FDI đã giải ngân vào ngành du lịch Việt Nam.
Nhìn trong
cơ cấu vốn đầu tư cho tất cả các ngành thì FDI cho du lịch chỉ chiếm một phần rất
nhỏ, nhất là trong những năm gần đây trong nhiều ngành kinh tế khác đang ngày
càng thu hút sự quan tâm chú ý của các NĐT ngoại như lĩnh vực công nghiệp, chế
biến, kinh doanh bất động sản,…
2.1.1.1 Dịch vụ lưu trú và ăn uống
31
32
FDI đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống qua các năm
Năm
Số dự án Vốn đăng Số lượt dự án
cấp
ký
cấp tăng vốn
mới
mới (triệu
USD)
2009
32
4,982.6
8
2010
33
279.3
4
2011
19
252.78
2
2012
2013
Tổng
15
17
116
33.51
123.29
5,671.4
Vốn đăng ký tăng Vốn đăng ký
thêm
cấp mới và
(triệu USD)
tăng
thêm
(triệu USD)
3,811.7
8,794.2
29.5
308.8
222.01
474.80
4
2
20
74.73
117.13
4,255.0
108.23
240.42
9,926.5
Chiếm
tỷ trọng
(%)
40.94%
1.66%
3.23%
0.66%
1.11%
10.7%
Bảng 2.4 Vốn FDI đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống qua các năm
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể rút ra được một số nhận xét quan trong
như sau :
Trong những năm gần đây, số lượng các dự án FDI mới đầu tư vào dịch vị
ăn uống và lưu trú là không nhiều, hơn nữa số lượng các dự án còn có xu
hướng ngày càng giảm dần.Vào năm 2009, dịch vụ này vẫn đứng đầu về tỷ
trọng thu hút vốn FDI với tỷ trọng lên tới 40.94% do có các dự án lớn, bỏ xa
các ngành khác.
Tuy nhiên, tỷ trọng này chỉ còn 1.66% vào năm 2010 thực
sự là một con số gây sốc, mặc dù số lượng các dự án cấp mới không tahy đổi
nhiều.Sang năm 2011, số lượng dụ án giảm mạnh chỉ còn 19 dự án cấp mơi
và từ đó đến nay, tình trạng lẹt đẹt này vẫn chưa thực sự được cải thiện.Như
vậy, từ vị trí thứ nhất năm 2009 về việc thu hút được nhiều nhà đầu tư nước
ngoài, thì sang năm 2010, dịch vụ này đã bị một loạt các ngành khác vượt
qua và chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều như bất động sản,công nghiệp chế
biến,sản xuất phân phối điện… Những năm sau đó, tình trạng vẫn không thể
cải thiện hơn với tỷ trọng nhỏ, thậm chí chỉ chiếm 0.66% tổng số vốn FDI
Việt Nam vào năm 2012.
Phải chăng việc đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn
uống đã không còn sức hút đối với các nhà đầu tư ngoại ?
33
2.1.1.2 Bất động sản du lịch
Bất động sản du lịch đang đi “ giật lùi ”
Chịu tác động của sự đóng băng của thị trường bất động sản, hàng loạt dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng cũng đang hụt hơi.
Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, khó khăn chồng chất khó khăn,
lượng khách du lịch giảm sút, tỉ suất phòng giảm, nhiều dự án đang trong tình trạng
chậm hoặc giãn tiến độ thi công,rồi còn vấn đề về thủ tục pháp lý…
Các dự án bất động sản du lịch đòi hỏi nhà đầu tư có năng lực về tài chính, có đầu
óc dự đoán sự phát triển của thị trường nên nhiều dự án của nhà đầu tư nước ngoài,
mặc dù đăng ký vốn vào loại khủng, có dự án lên đến hàng tỷ USD nhưng không
thực hiện được theo như cam kết, dẫn đến bị thu hồi giấy phép.Sau giai đoạn bùng
nổ 2008 2010 với một số dự án du lịch lên đến hàng tỷ USD, từ năm 2012, giấy
phép đầu tư của một loạt các dự án vào khách sạn và khu nghỉ mát đã bị thu hồi.
Trong số các dự án du lịch đã được thu hồi, có những tên tuổi lớn như Asia Pearl
giá trị 2 tỷ Euro ở Phú Quốc của Trustee Suisse Group (Thụy Sĩ) và công viên giải
trí 1,3 tỷ USD Vũng Tàu của Good Choice (Hoa Kỳ). Ngoài ra, hơn 30 dự án du
lịch tại bán đảo Cam Ranh Bắc (Khánh Hòa) có thể được cũng bị thu hồi do chậm
trễ trong thực hiện
Năm 2011, hoạt động đầu tư khách sạn của Việt Nam chiếm 1,5% trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương, cao hơn Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Malaysia. Tuy
nhiên tính đến quý năm 2012, Việt Nam thậm chí không có tên trong biểu đồ đầu
tư này.
Năm 2012, khách sạn 5 sao có độ chững về công suất phòng và giá thuê. Trung
bình giá phòng đang có chiều hướng đi xuống và giảm công suất 510%. Trước đó,
năm 2011, ngành du lịch vẫn là lựa chọn hàng đầu của các quỹ đầu tư và nhà đầu
tư cá nhân tìm cơ hội kinh doanh. Thế nhưng 12 tháng gần đây, họ không còn xem
ngành này là lĩnh vực hấp dẫn nữa. Việt Nam có lợi thế phong phú về cảnh quan,
đa dạng văn hóa, nhiều di tích lịch sử hấp dẫn nhưng thiếu các dịch vụ bổ trợ.
Thêm vào đó, lượng khách quay lại lần 2, lần 3 khá ít nên tiềm năng của thị trường
này còn hạn chế.Thống kê của Grant Thonrton, Thái Lan có 1819 triệu khách mỗi
34
năm quay trở lại. Trong khi đó, lượng khách trở lại Việt Nam chủ yếu là Việt kiều
và khá thấp.
Các gia đình Việt Nam đi du lịch chỉ đơn thuần để biết, không phải để nghỉ
dưỡng. Mặt khác, Việt Nam còn hạn chế việc sở hữu tài sản đối với người nước
ngoài đã khiến bất động sản du lịch giảm độ hấp dẫn. Hiện các dự án nghỉ dưỡng
tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra và kêu gọi đầu tư. Những
căn biệt thự biển giá một vài triệu USD đã không còn dễ bán như năm 2007 nữa.
Trong suốt năm 2013, rất nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng từ Nam chí Bắc bị thu
hồi, trong đó có nhiều dự án của các nhà đầu tư nước ngoài. Những hình ảnh long
lanh về các dự án này chỉ còn...trên giấy.Một số ví dụ điển hình như,đầu tháng
6/2013, UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư Dự án
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Hòn ngọc châu Á tại Phú Quốc, với vốn đầu tư dự kiến 2
tỷ euro của Tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sĩ) và một đối tác khác trong liên
doanh là công cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới
(VINACONEX R&D). Dự án có các hạng mục quan trọng như khu trung tâm tài
chính, khu phức hợp đô thị du lịch. Tháng 9/2013, UBND tỉnh Bình Định cũng đã
có quyết định chấm dứt hoạt động đối với dự án Hòn ngọc Việt Nam của nhà đầu
tư Nga ALT, vốn đầu tư 125 triệu USD. Dự án được cấp chứng nhận đầu tư vào
năm 2010, dự kiến triển khai xây dựng một khu du lịch, nghỉ dưỡng trên diện tích
125 ha, với các hạng mục như khách sạn, biệt thự, kinh doanh tour du lịch… tại
Khu kinh tế Nhơn Hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai
xây dựng.Ngoài ra còn rất nhiều các dự án bất động sản du lịch khác.
Lượng vốn FDI du lịch hiện nay còn có xu hướng giảm bởi số vốn giải ngân thấp
hơn nhiều so với số vốn đăng kí do có nhiều dự án lớn bị thu hồi giấy phép.Hiện
nay, FDI đang tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo với
hàng loạt các dự án lớn đầy tiềm năng.
Như vậy, qua quá trình phân tích ở trên,
chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng vốn FDI chảy vào du lịch Việt Nam còn thấp
chưa xứng tầm với tiềm năng ngành du lịch của nước ta.
2.1.2. Xu hướng thu hút FDI vào phát triển du lịch
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kế hoạch năm 2014, Việt
Nam sẽ thu hút khoảng 1517 tỷ USD vốn đăng ký và 1112 tỷ USD vốn giải ngân.
35
Tuy nhiên, kế hoạch này được xây dựng từ hồi tháng 9/2013, khi dự kiến vốn FDI
vào Việt Nam năm 2013 chỉ khoảng 16 17 tỷ USD,còn hiện thực là trên 20 tỷ
USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2013 chủ yếu tập trung vào ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo với 16,6 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký; ngành
sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt
2 tỷ USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%. Tiếp sau đó
là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 20 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng
ký cấp mới và tăng thêm 951 triệu USD.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ
tiếp tục tăng bởi khả năng hút vốn FDI của Việt Nam đang rất cao khi TPP được kí
kết sẽ tạo ra những thay đổi trong thương mại, buộc các nhà đầu tư phải bố trí lại
địa bàn và kết cấu sản xuất để tận dụng lợi thế từ TPP. Trong khi đó, Hiệp hội
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) lạc quan cho rằng, rằng nguồn vốn giải
ngân có thể đạt tới 1314 tỉ USD cùng với vốn cấp mới và tăng thêm chắc chắn sẽ
đạt mức gần 22 tỉ USD.Dự báo trong thời gian tới, những lĩnh vực mà các nhà đầu
tư nước ngoài quan tâm tiếp tục là công nghiệp chế biến, chế tạo,tiếp đó là lĩnh vực
sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa, bất động sản...FDI du lịch vẫn chưa
thực sự là lĩnh vực thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài.Nếu
như tồn tại các dự án lớn đầu tư vào FDI du lịch thì cũng chỉ chủ yếu là lĩnh vực
bất động sản du lịch hay dịch vụ vui chơi,giải trí,ăn uống trong khi Việt Nam còn
rất nhiều lĩnh vực khác của ngành du lịch đầy tiềm năng và cũng đang chờ đợi
nguồn vốn đầu tư để phát triển như : du lịch sinh thái,du lịch văn hóa,…
Một số dự án FDI du lịch lớn đang trong quá trình triển khai
Tuy gần đây, bất động sản du lịch đang phải gặp khá nhiều rủi ro khi có nhiều dự
án bị thu hồi giấy phép nhưng bên cạnh đó, chúng ta vẫn choàn toàn có thể lạc
quan rằng tình hình sẽ có những chuyển biến mới trong thời gian tới với hàng loạt
các dự án FDI du lịch lớn đang được triển khai, điển hình như :
➢ Vào cuối năm 2013, Thị trường bất động sản Việt Nam đã chứng kiến một số
giao dịch đáng nể, trong đó có dự án du lịch Lotte Hotels & Resorts (Hàn Quốc)
mua Khách sạn Legend Hotel Saigon trị giá hơn 62 triệu USD.
➢ VIE/031 là dự án “Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du lịch và
36
Khách sạn tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg
(LuxDevelopment) tài trợ. Dự án được triển khai từ năm 2010 đến hết 2014,
với tổng kinh phí gần 4,4 triệu euro, trong đó nguồn tài trợ của
LuxDevelopment là 3,95 triệu euro; nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du
lịch ở các vùng du lịch trọng điểm của Việt Nam.Có 9 đơn vị được hưởng lợi từ
dự án: Trường CĐ Du lịch Hà Nội; CĐ nghề Du lịch và dịch vụ Hải Phòng; CĐ
nghề Du lịch Huế; CĐ nghề Du lịch Đà Nẵng; Trường Trung cấp Du lịch Đà
Lạt; Trung cấp Du lịch Nha Trang; Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn
Saigontourist; CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu; Trường Trung cấp Du lịch Cần
Thơ.Dự án sẽ chú trọng cải thiện năng lực quản lý và vận hành các khách sạn;
tăng cường chất lượng giảng dạy theo các tiêu chuẩn học thuật phù hợp với
những yêu cầu của ngành Du lịch Khách sạn được hiện đại hóa tuân theo các
chính sách và quy định của Chính phủ Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Dự
án, phía Việt Nam đã có đầu tư thêm kinh phí hỗ trợ xây dựng trường tại Huế
và Đà Nẵng.Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên yêu cầu các đơn vị thực hiện dự án
phải nhanh chóng hoàn thành cơ bản các hạng mục vào cuối tháng 6 và sẽ kết
thúc dự án vào cuối năm nay.
➢ Tập đoàn Mỹ đầu tư vào dự án 4 tỷ USD Casino Nam Hội An. Dự án Khu nghỉ
dưỡng cao cấp phức hợp Nam Hội An được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng
12/2010. Đây là dự án có vốn FDI lớn nhất của Việt Nam trong năm đó với
tổng số vốn đăng ký 4 tỷ USD do Genting Berhad Malaysia và Công ty liên
doanh đầu tư Genting VinaCapital làm chủ đầu tư. Dự án Nam Hội An được
xây dựng ở ven biển Quảng Nam (Thăng Bình, Duy Xuyên), quy mô 1.500 ha ,
gồm các hạng mục như khách sạn, resort, biệt thự, khoảng 2.500 căn nhà để bán
và khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài với quy mô 144 bàn chơi
bài lá và 2.000 máy chơi có thưởng. Sau khi tìm được nhà đầu tư mới,
VinaCapital cùng đối tác đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam để
đề xuất các giải pháp phát triển dự án.
➢ VinaCapital đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cho phép điều chỉnh từ Liên
doanh giữa VinaCapital Genting sang liên doanh giữa VinaCapital Peninsula
Pacific. Đồng thời, giảm diện tích xây dựng từ 1.538 hécta xuống 1.000 hécta
và tăng quy mô giai đoạn 1 của dự án lên 500 phòng khách sạn và 90 bàn chơi
bài, cao hơn 20 bàn chia bài so với Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.Hai nhà đầu
37
tư này cũng đề nghị tỉnh bổ sung quyền phát triển và kinh doanh sân golf vào
ngành nghề được phép kinh doanh và giãn tiến độ triển khai dự án để phù hợp
với tình hình thị trường, môi trường đầu tư và những quy định pháp lý kinh
doanh trò chơi có thưởng...Peninsula Pacific và VinaCapital mong muốn ngay
trong nửa đầu năm 2014, có thể hoàn tất việc này và nhận được giấy chứng
nhận đầu tư điều chỉnh, nhằm kịp thời tiến hành xây dựng dự án và đưa vào
hoạt động trong cuối năm 2015.
2.2. Phân tích tác động của các dự án FDI vào phát triển ngành du lịch Việt
Nam
2.2.1. Tác động tích cực
Lượng vốn FDI này đã góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn để phát triển
ngành du lịch. Có thể nói, FDI đóng một vai trò quan trọng, góp phần cải thiện
đáng kể những mặt yếu kém của ngành trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Đến năm 2013, trong điều kiện kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như thu hút FDI đã
có đóng góp lớn cho nền kinh tế.
✓ Trong ngành du lịch, FDI đã góp phần quan trọng trong việc phát triển cơ sở
hạ tầng, giữ gìn và phát triển các điểm du lịch. Nhờ nguồn vốn đầu tư trực
triếp từ nước ngoài và các loại sản phẩm và dịch vụ đã phong phú và đa dạng
hơn rất nhiều dựa trên cơ sở nguồn lực sẵn có giúp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Từ đấy giúp du lịchViệt Nam phát triển cả về cảnh quan và dịch
vụ,thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế hơn.
✓ Cải thiện năng lực quản lý và vận hành của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.Khi hợp tác cùng một
doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng một dự án mới về du lịch, doanh
nghiệp Việt Nam sẽ có có hội tiếp thu kinh nghiệm quản lý,cách điều hành từ
những NDT nước ngoài.
✓ Nâng cao chất lượng nguồ nhân lực và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao
động trong nước.
Tại Quảng Nam, các dự án lớn như Khu du lịch Vitoria Việt
Nam, khách sạn River park, khu du lịch văn hóa làng quê,… đã tạo việc làm
cho hơn 10000 lao động. Đồng thời, khi có các dự án du lịch lớn thì đi kèm
38
cùng chất lượng dịch vụ cao, khi đó đòi hỏi phải tăng cường chất lượng đào
tạo đội ngũ nhân lực theo các tiêu chuẩn học thuật tương thích với yêu cầu của
ngành du lịch – khách sạn quốc tế.
✓ Khu vực FDI và FDI du lịch nói riêng đã đóng góp một phần trong GDP của
nước ta từ việc đầu tư xây dựng các dự án du lịch mới đến việc đóng góp một
phần thuế mỗi năm cho Nhà nước.
2.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những dự án FDI du lịch bền vững, đem lại những lợi ích lớn cho sự
phát triển du lịch và kinh tế thì vẫn có những dự án thiếu bền vững, gây một số ảnh
hưởng tiêu cực như sau:
✓ Các dự án du lịch có thể khiến người dân bị mất đất đai và mất đi cuộc sống
bình thường, trong khi nhiều dự án chưa có sự đền bù thỏa đáng cho họ.
✓ Một số dự án phát triển du lịch chất lượng thấp,thiếu điều phối và lộn xộn sẽ
không nâng cao hình ảnh của Việt Nam là điểm đến du lịch toàn diện và hấp
dẫn.
✓ Khai thác lao động địa phương – do thiếu sự đào tạo chuyên nghiệp,những
công việc chi trả thấp cho dân địa phương trong khi những công việc quản lý
có uy tín hơn và trả lương cao hơn thì dành cho người nước ngoài, lấy đi cơ
hội phát triển của lao động địa phương.
✓ Tăng trưởng lượng khách du lịch đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm
có thể phá hoại sự bảo tồn thiên nhiên.
✓ Tác động đến môi trường : sức ép đến nguồn tài nguyên địa phương như :
năng lượng, thực phẩm, đất đai và nước, có thể gây nên sự ô nhiếm không khí
và rác thải.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng và kết quả trên
Hệ thống cơ sở lưu trú của Việt Nam không chỉ phong phú về số lượng mà chất
lượng cũng ngày càng được nâng cao. Hiện cả nước có 850 khách sạn được xếp
hạng sao (chiếm 45% tổng khách sạn toàn ngành), trong đó có khoảng 110 khách
sạn được xếp hạng từ 3 đến 5 sao.Trong số này có 13 khách sạn 5 sao, 19 khách
sạn 4 sao và 78 khách sạn 3 sao, hầu hết các khách sạn 4 sao, 5 sao đều thuộc về
các doanh nghiệp có vốn FDI.
39
Nhưng nhìn trong cơ cấu vốn đầu tư cho tất cả các ngành thì FDI cho du lịch chỉ
chiếm một phần rất nhỏ. Trong khi đó tính đến hiện tại thì những ngành công
nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn FDI đã đầu tư
vào.
Vậy nguyên do đâu mà Du lịch một ngành Việt Nam có rất nhiều thế mạnh lại
chưa nhận được sự quan tâm đúng mức như vậy?
2.3.1.Nguyên nhân chủ quan
2.3.1.1 Chất lượng đội ngũ nhân lực.
Một đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để một nước và
địa phương vượt qua những hạn chế và khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên khan hiếm và trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Trong khi đó hiện
nay việc thiếu các nhân lực kĩ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lí
cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba. Và sự lạc hậu về trình độ khoa học công
nghệ, sẽ khó lòng đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách có hệ
thống về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Năng lực về ngoại ngữ, kĩ năng
công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế.
Các cơ sở đào tạo kiến thức về du lịch phân bố chưa đồng đều và chủ yếu tập
trung ở các thành phố lớn. Xa hơn, mặc dù hiện nay ta thấy sự bùng nổ về các công
ty lữ hành, tổ chức các tour du lịch nhưng chất lượng phục vụ còn thấp và các công
ty cạnh tranh nhau không lành mạnh làm giảm uy tín nghành du lịch nội địa đối với
các nhà đầu tư nước ngoài.
2.3.1.2 Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Xét về cảnh quan, tài nguyên du lịch của Việt Nam không thua kém các nước
khác trong khu vực. Việt Nam có không ít những cảnh quan, bãi tắm đẹp xếp hạng
tầm cỡ quốc tế. Thế nhưng trên cả nước lại không có một khu du lịch tầm cỡ và tên
tuổi như Pataya, Phuket ( Thái Lan); Sentosa ( Singapor); Bali ( Indonesia) hay
Genting, hay Langkawi ( Malaysia)…
40
Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch,
cũng như tạo ấn tượng đối với các nhà đầu tư, không tạo ra tiếng vang, kéo dài
được thời gian nghỉ ngơi của khách du lịch, không làm tăng chi tiêu của khách du
lịch tại Việt Nam.
Các sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú và đa dạng.Hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng
không chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng du lịch.
Nhìn chung trên cả nước hiện tại chỉ có hai sân bay đáp ứng được khả năng vận
chuyển hành khách trong và ngoài nước là Nội Bài( Hà Nội) và Tân Sơn Nhất( Hồ
Chí Minh).
Hơn nữa công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều, thương mại điện tử
trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa nhà cung cấp dịch vụ và du lịch
cũng chưa được ứng dụng nhiều, quan trọng hơn là các hoạt động xúc tiến du lịch
ở nước ngoài đang còn yếu.
2.3.1.3 Về quản lý du lịch và vai trò của nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Luật du lịch và các
luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu
đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính
sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành
chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy trình
quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém.
Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy
hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng rất yếu. Công tác quản lý và thực
hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong muốn.
Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh du lịch
còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và thiếu tính
bền vững; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp
ứng yêu cầu.
41
Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và trong
nhân dân còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy chịu
tác động của nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu
phát triển.
2.3.1.4 Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối.
Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý.
Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu.
Hình thức đầu tư chưa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế.
Trình độ công nghệ còn yếu kém và lạc hậu. Nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất
lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và công nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn
chế. Thị trường vốn của Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và
vì vậy chưa ổn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết.
Các dòng đầu tư FDI trong du lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào
lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều kiện
liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ.
Sự tự lực khánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của Việt
Nam còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết bên ngoài.
2.3.2.Nguyên nhân khách quan
Khuyết điểm khi tiến hành đầu tư
Các dự án FDI khi tham gia khai thác dịch vụ du lịch lại chưa chú ý đến việc
đảm bảo các lợi ích về kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư, chưa quan tâm đến
các chương trình phát triển cộng đồng, cũng như phát triển nguồn nhân lực…Bên
cạnh đó họ cũng không quan tâm đến hậu quả về mặt xấu xã hội khi đầu tư, khai
thác các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí… Vì vậy khi các nhà đầu tư có ý định
đầu tư vào thị trường Việt Nam thì không phải đều thành công và được chúng ta
chấp thuận bởi phải xem xét kĩ lưỡng từng dự án xem lợi ích và thiệt hại nó mang
lại cho chúng ta là như thế nào, không phải tất cả các dự án đầu tư vào chúng ta
đều chấp nhận một cách ồ ạt.Thế nên những dự án có chất lượng và mang tầm cỡ
42
quy mô còn ít và chưa đáp ứng nhu cầu cũng như nâng tầm du lịch Việt Nam với
các nước bạn trong khu vực.
Bên cạnh đó, thiết nghĩ còn một vấn đề khi các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, đó là
sự đầu tư được phân bổ không đồng đều, các nhà đầu tư tìm kiếm những lĩnh vực
mang lại lợi nhuận cao, hay là chỉ chú trọng đầu tư vào những tỉnh thành có tiềm
năng du lịch lớn mà không chú ý đầu tư để phát triển những dự án nằm trong quy
mô nhỏ,tiềm năng hạn chế hơn. Chính điều này đã làm cho cơ cấu ngành du lịch,
dịch vụ giữa các lĩnh vực chưa được đồng đều, làm gia tăng khoảng cách giầu
nghèo giữa các tỉnh thành ở Việt Nam cũng có thể dẫn đến làm gia tăng nguy cơ
bất ổn nền kinh tế vĩ mô.
Xa hơn là hệ quả môi trường để lại cùng nhiều hệ lụy khác… khi tiến hành đầu
tư mà chính quyền tỉnh nhận thấy cũng có thể hạn chế tần số các dự án FDI đầu tư
vào cho ngành này.
2.4. Những chính sách đã thực hiện nhằm tăng dòng vốn FDI đầu tư cho phát
triển du lịch, ưu và nhược của các chính sách
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thúc đẩy ngành du lịch phát triển vượt bậc, nằm
trong cơ cấu nghành dịch vụ nói chung có mức tăng trưởng âm thì sau 25 năm kể
từ khi nguồn vốn FDI bắt đầu chảy vào Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao. Nghành du lịch là một phần trong cơ cấu ngành dịch vụ có đóng góp cho quá
trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Góp phần
thúc đẩy tăng trưởng các nghành liên quan như nông nghiệp, công nghiệp cũng như
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Giúp xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho đại bộ
phân dân cư.
Vì tầm quan trọng của nó mà Chính phủ mỗi quốc gia phải có những chính sách
định hướng làm sao để tăng cường thu hút được nguồn vốn FDI vào phát triển
ngành du lịch, ngành mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế vĩ mô.
Nhà nước ta đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn FDI, cụ thể như:
2.4.1 Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.
Đào tạo, thu hút đội ngũ lao động có chuyên môn, kĩ năng cao, thông thạo ngoại
43
ngữ… đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các nhà đầu tư nước ngoài.
Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngòai quan tâm là thị trường lao
động ở nước sở tại. Thị trường lao động Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động
trẻ, giá thấp. Tuy nhiên phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới là bí quyết
thu hút các nhà đầu tư Chấu Á thành công nhất. Chính sách thiết thực nhất đó là
đầu tư cho giáo dục.
Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử, 60 năm kháng chiến đô hộ đã làm chậm quá trình
phát triển về mọi mặt, trong đó có giáo dục.Bản chất con người Việt Nam thông
minh, cần cù, chịu khó, nhưng chúng ta chưa tận dụng và khai thác hết nguồn chất
xám quý giá này, Tình trạng chảy máu chất xám từ lâu đã là một vấn đề đáng báo
động.Thế nhưng để giáo dục phát triển thì không thể không đầu tư. Nhà nước ta đã
có những chính sách thiết thực xóa mù, phổ cập giáo dục trung học phổ thông, ưu
tiên, chú trọng đến đạo tạo đại học.Ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng luôn được
quan tâm và củng cố.
Ngày 19/06/2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 99/2012/TT BTC
hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013.
Theo đó, chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục chiếm 20% tổng chi Ngân sách Nhà
nước,chiếm 1/5 tổng Ngân sách.
Bên cạnh đó, Bộ giáo dục luôn ưu tiên phát triển những ngành công nghệ, tin học
hiện đại để bắt kịp xu hướng thế giới.
2.4.2. Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý các dự án đầu tư.
Chính phủ cũng như các cấp chính quyền tỉnh, địa phương cần phải nghiêm ngặt,
chủ động trong việc thu hút các nhà đầu tư, mạnh dạn cấp phép cho những dự án
tiềm năng, có chất lượng cao cũng như thẳng tay thu hồi giấy phép đối với những
dự án FDI chất lượng kém, không đảm bảo tiêu chuẩn.
2.4.3. Coi trọng công tác quy hoạch phát triển các dịch vụ du lịch xây dựng kế
hoạch thu hút vốn đầu tư (FDI) và tổ chức quản lí giám sát.
Thái Lan và Trung Quốc là hai nước thành công trong việc áp dụng chính sách
này.
44
Như Thái Lan, đã có Luật xúc tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào,
ngành nào có nhiệm vụ trong việc xúc tiến đầu tư.
Trung Quốc đã thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn
cho các tỉnh, thành phố, khu tụ trị trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI.Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền riêng
trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đã xác định không gian 7 vùng du lịch đặc trưng, 46 khu du lịch quốc gia, 40
điểm du lịch quốc gia và 12 đô thị du lịch. Cho đến nay, 4/7 vùng du lịch, 63 tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương đã có quy hoạch phát triển du lịch. Nhiều tỉnh
thành đã điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch theo quan điểm mới của chiến lược.
Hầu hết các khu, điểm du lịchquan trọng cũng đã có quy hoạch. Có thể nói, hệ
thống quy hoạch phát triển du lịch trên phạm vi cả nước đã hình thành cơ bản và là
cơ sở định hướng quan trọng cho hoạt động du lịch ở mọi cấp.
2.4.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch.
Từ khi gia nhập WTO đến nay, nước ta đã có một số tiến bộ về kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế, cải cách thủ tục hành
chính… Do vậy, môi trường đầu tư đã dần được cải thiện, nhưng vẫn chưa thật sự
mạnh mẽ. Trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh
doanh toàn cầu được công bố ngày 29/10/2013, Việt Nam đứng thứ 99 trên 189
nền kinh tế. WB nhận định, thứ hạng của Việt Nam không thay đổi, mặc dù từ năm
2005 đến nay đã thực hiện 21 cải cách, nhiều nhất trong khu vực Đông Á Thái
Bình Dương. Tuy vậy, so với các nước trong khu vực, các quốc gia cạnh tranh để
thu hút FDI với Việt Nam, thì việc cải thiện môi trường đầu tư diễn ra chậm chạp
hơn, thậm chí tụt hậu khá xa.
Cần phải đề ra những chính sách có ý nghĩa trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư.
Ví dụ là dự thảo Luật xây dựng một hệ thống pháp luật đất đai trên nguyên tắc đảm
bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để đẩy mạnh thu hút FDI, Chính phủ đã có Nghị quyết số 103 về định hướng nâng
cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới. Nghị quyết 103
đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu
45
quả FDI như tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, sửa đổi chính sách ưu đãi
đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch; điều chỉnh, bổ sung cơ chế,
chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư
vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút
các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam.
Cũng theo các chuyên gia nhận định, khả năng tăng vốn FDI có mối liên quan
chặt chẽ với độ cởi mở của chính sách đất đai. Việc tạo bình đẳng về quyền tiếp
cận đất đai giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ là một bước quan trọng để
tăng vốn FDI trong thời gian tới.
2.4.5 Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 20112020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QDTTg có định hướng điều chỉnh giảm mức
thuế suất chung thuế TNDN theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện
cho DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo các chuyên gia nhận định, chiến lược này là phù hợp, bởi lẽ xét trên bình
diện kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì thuế suất bình quân của các
nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã giảm từ 33% năm
2000 xuống còn 25% năm 2011 (riêng lĩnh vực phi tài chính, thuế suất chỉ 21%);
tại các nước châu Âu, thuế suất bình quân giảm từ 40% còn 23% trong giai đoạn
19952012. Xét trong khối các quốc gia ASEAN, được xem là các quốc gia cạnh
tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc thu hút vốn ĐTNN, mức thuế suất thuế
TNDN của Singapore hiện nay là 17%; Malaysia là 25%,… Vì vậy, trong thời gian
tới, Việt Nam cần phải đẩy nhanh lộ trình giảm thuế suất thuế TNDN.
Theo Khoản 6 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 – Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,
ban hành ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014:
✓ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% kế từ ngày 01/01/2014 và
chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01/01/2016. (Còn hiện tại
thuế suất vẫn là 25%).
✓ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% đối với các doanh nghiệp có
46
tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 20 tỷ.
✓ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò,
khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến
50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Với mức thuế suất hợp lý như thế này sẽ giúp DN có thêm động lực đầu tư, có
thêm lợi nhuận, khi đó DN cũng bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và cũng tạo
một ưu thế lớn đối với Việt Nam trong việc thu hút vốn ĐTNN.
Bên cạnh đó, còn có những chính sách ưu đãi về thuế như ưu đãi về mức thuế
suất, ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế. Chính sách ưu đãi thuế chính là một
nhân tố tác động mạnh đến quyết định đầu tư của các DN có vốn đầu tư nước
ngoài.
Hầu hết các nước Châu Á đều đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối
với các dự án ĐTNN: Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm với DN FDI có vốn trên 50
triệu USD. Thái Lan miễn thuế TNDN từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90%
đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được. ở
Trung Quốc, các dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được ưu
đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền
Trung sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm.
Indonesia miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho
mục đích đầu tư.
Còn ở Việt Nam, việc áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế TNDN mặc dù cũng
phát huy tác dụng trong việc khuyến khích các DN tích cực đầu tư vào các ngành,
nghề đặc biệt cần phát triển, vào các địa phương, vùng, miền khó khăn, đặc biệt
khó khăn, tuy nhiên các ưu đãi này chưa thật sự thu hút những dự án lớn, công
nghệ cao. Vì vậy, chính sách ưu đãi thuế đối với các nhà ĐTNN cần phải thực hiện
có trọng tâm, cần ưu đãi riêng cho các dự án FDI có vốn đầu tư lớn, công nghệ cao.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuế cũng cần phải đảm bảo yếu tố ổn định. Một số
chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế TNDN, trong thời gian qua thường
xuyên thay đổi, làm cho các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc hoạch định chính
sách đầu tư, tạo ra tâm lý lo sợ rủi ro và không ổn định khi đầu tư vào Việt Nam.
47
Vì vậy việc đề ra một chính sách thuế và ưu đãi về thuế cùng những lộ trình cải
cách là hết sức cần thiết để tạo ra sức hút vốn FDI vào phát triển đa dạng các lĩnh
vực kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch.
2.4.6 Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo như các báo cáo đã tổng kết gần đây du khách quốc tế có sự dịch chuyển
sang khu vực châu Á Thái Bình Dương, khiến mức tăng trưởng khách của khu
vực này đã vượt qua châu Mỹ (sau châu Âu), chiếm 22% thị phần toàn cầu và dự
kiến năm 2020 sẽ đạt 27%. Riêng khu vực Đông Nam Á, đến năm 2020 có thể đạt
125 triệu khách quốc tế.
Chúng ta thấy rằng nhu cầu của khách du lịch là rất lớn, nhưng nhìn vào thực tại
cho thấy hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa thể đáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch cũng như thực hiện được mục tiêu 7 triệu 8 triệu lượt khách quốc tế
vào năm 2015.
Vì vậy những chính sách đề ra nhằm nâng cao hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng
là vô cùng quan tr ọng trong thu hút các nhà đầu tư vào du lịch Việt Nam.
2.4.7 Chính sách thu hút nhân tài.
Trên thế giới, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Singapore, Hàn
quốc… đều có chung một chiến lược là thu hút nhân tài, nền kinh tế của họ phát
triển mạnh mẽ chỉ nhờ một phần là nguồn nhân lực trong nước, phần nữa rất quan
trọng chính là nguồn chất xám hút vào từ các nước khác nhờ chính sách ưu đãi, hỗ
trợ đặc biệt hấp dẫn.
Việt Nam cũng luôn chú trọng điều này nhưng vướng mắc của chúng ta chính là
nguồn ngân sách eo hẹp đẫn đến việc thu hút cũng đang còn gặp nhiều khó
khăn.Chủ yếu là dựa vào nguồn nhân lực có điều kiện hoặc được hỗ trợ ra nước
ngoài học tập và quay trở về phục vụ đất nước. Đó cũng là những nghành đặc biệt
như kinh tế, khoa học… còn những nghành liên quan tới dịch vụ, du lịch chưa
được chú trọng đúng mức.
Theo thống kê của Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến nay
có khoảng hơn 70.000 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Họ đến từ hơn 60
quốc gia và vùng lãnh thổ; khoảng 58% đến từ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản,
48
Hàn Quốc, Malayxia…), khoảng 28,5% từ châu Âu (Anh, Pháp…), còn lại từ
các châu lục khác là khoảng 13,5%. Phần lớn người nước ngoài đến từ các quốc
gia có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam.
Về trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, người nước ngoài có trình độ đại học và trên đại
học chiếm 48,3% so với tổng số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có chứng
chỉ, chuyên môn tay nghề chiếm 34,6%, là nghệ nhân, ngành nghề truyền thống
chiếm 17,1%. Cũng theo thống kê này thì lượng người nước ngoài vào Việt Nam
làm việc luôn có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước.
Xingapo lại là quốc gia tiêu biểu cho việc thu hút nguồn nhân lực bên ngoài.
Trước khi đạt trình độ phát triển như hiện nay, Xingapo cũng có xuất phát điểm
thấp, thậm chí tài nguyên thiên nhiên hầu như không có; nếu xét kinh tế, đất nước
này không thể cạnh tranh được với các nước phát triển về thu hút nhân tài. Nhưng
với chính sách mềm dẻo, hợp lý, thực sự cầu thị, tạo môi trường làm việc thuận lợi
tối đa cho nhân tài, Xingapo đã thu hút được một đội ngũ nhân tài hùng hậu từ
khắp nơi trên thế giới. Từ đó, quốc gia này đã đạt sự phồn thịnh như ngày hôm
nay. Đó chính là tấm gương tiêu biểu cho Việt Nam, đất nước đang còn thiếu
những nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau cần học hỏi và áp dụng.
2.4.8 Những chính sách mang tính phổ biến chung.
Ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư khó tính thì ngoài những chính sách mang
tính phổ biến chung do Nhà Nước đề ra thì tùy vào điều kiện địa lý từng vùng,
miền mà chính quyền tỉnh sẽ đề ra những chính sách phù hợp để thu hút mạnh các
dự án đầu tư vừa ích nước, vừa lợi nhà.
Ví dụ điển hình như Chính quyền tinh Hà Nam, chính quyền tỉnh này có cam kết
đảm bảo không mất điện, hay khi các DN, NDT có vướng mắc gì có thể gọi điện
liên hệ trực tiếp với Chủ tịch tinh 24/24h…
+ Đó là quản lý thống nhất chính sách thu hút vốn FDI vào dịch vụ du lịch.
+ Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia cộng đồng vào hoạt động phát triển du
lịch.
49
+ Từng địa phương nâng cao chất lượng,kĩ năng làm việc để đơn giản hóa thủ tục,
quy trình đầu tư, tạo hành lang thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể
tiếp cận dễ dàng hơn.
50
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI cho phát
triển du lịch
3.1. Xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch
Theo Dự thảo của Tổng cục Du lịch về "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", năm 2015 Việt Nam sẽ đón được từ 7
triệu đến 8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32 triệu 35 triệu lượt khách nội địa
doanh thu đạt 18 19 tỷ đồng, đóng góp 6,5 7% GDP của cả nước.
Để thực hiện được mục tiêu, chiến lược tầm nhìn đã đặt ra, cần có chính sách
xúc tiến quảng bá, chiến dịch tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến, xây dựng thương
hiệu của điểm đến du lịch và thương hiệu của các doanh nghiệp du lịch, đo lường
và hiệu chỉnh kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến định vị thương hiệu,
trong đó cần phải khẳng định Việt Nam là thương hiệu quốc gia.Thương hiệu của
điểm du lịch cấp quốc gia và địa phương có vai trò định hướng cho các doanh
nghiệp mở rộng thị trường và mửo rộng các hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu
cầu của thị trường.Xác định đối thủ cạnh tranh, tổ chức lế hội Du lịch Văn hóa do
Chính phủ/ Bộ/ Nghành tổ chức ở nước ngoài, các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam thông qua tổ chức các Hôi nghị,
hội thảo, hội thi chuyên nghành và các sự kiện du lịch khác ở trong và ngoài nước
nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm du lịch Việt Nam.
Quảng bá du lịch Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, kĩ năng xúc tiến du lịch cho
các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ thuộc các doanh nghiệp, Đẩy mạnh
công tác quảng bá du lịch, quảng bá đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau
thông qua việc mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều hơn 37 quốc gia trên thế
giới, quảng cáo trên đài truyền hình quốc tế lớn, Chính phủ đứng ra mời các nhà
báo ở nhiều quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối với các
doanh nghiệp trong nước, cũng như có cả một hệ thống ấn phẩm, sách báo, tranh
ảnh, bản đồ giới thiệu đầy đủ. Bên cạnh đó, luôn có sư kết nối, đầu tư các hoạt
động quảng bá du lịch nối liền với các hoạt động quảng bá của các ngành khác.
51
Mặt khác tăng cường hợp tác giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước với bộ
phận xúc tiến đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài và đưa công tác xúc tiến đi vào
chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Cần đưa ra các hướng dẫn giúp các địa phương hoàn
chỉnh danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với mối quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài và nhu cầu phát triển của địa phương, đề nghị các địa phương nên chọn các
dự án có tính khả thi cao nhất, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư.
3.2. Cải cách thủ tục hành chính( Cải thiện môi trường đầu tư)
Chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và đảm bảo đầu tư
lâu dài cho các nhà đầu tư. Bên cạnh nó, Chính Phủ xây dựng nhiều chính sách để
khuyến khích đầu tư du lịch cũng như có nhiều chính sách hỗ trợ trong thu hút
khách du lịch.
Chính phủ cần đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch để tăng tính hấp dẫn
trong thu hút đầu tư. Điều này muốn nói rằng, trong nhành du lịch cần có sự phân
công và hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp,
song hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn đạt được những kết quả khả quan trên các
mặt như vốn giải ngân, xuất khẩu, nộp ngân sách, tạo việc làm, góp phần cải thiện
cán cân thanh toán và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2006 2010. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
những bất cập trong thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài thời gian qua chậm được
khắc phục. Tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp với kế hoạch còn
diễn ra ở một số địa phương, chất lượng các dự án chưa cao, thiếu sự liên kết giữa
các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư
về tiến độ góp vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công
nghệ, thực hiện nghĩa vụ nói với người lao động và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
Nước chưa tốt, thiếu sự phối hợp giưũa Bộ, Ngành, Địa phương…
Trước tình hình đó, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị
quyết số 13/ NQ CP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịc UBND các tỉnh, thành phố trực
52
thuộc Trung ương quán triệt và tập trung thực hiện công tác quản lý đầu tư nước
ngoài giai đoạn 2011 2020.
Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, nâng
cao hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài, báo cáo Thủ tướng kết quả theo
đúng tiến độ, đồng thời, chỉ đạo các cơ quan xem xét thận trọng quá trình thẩm
định, cấp giấy chứng nhận đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình
triển khai thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng luật cũng như chủ động
phát hiện và xử lý các vấn đề có thể xảy ra khiếu nại, tranh chấp. ( Trích: Chỉ thị
1617/ CT TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguồn: Chinhphu.vn)
3.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Hiện tại
trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai cửa
ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không, chưa có cảng biển đáp ứng yêu
cầu đón tàu du lịch, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du
lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy những
trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần một sự nỗ lực đầu tư trong thời
gian tới.
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh
nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du
lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình
thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi tiếng.
3.4.Chính sách ưu đãi và hỗ trợ.
Môi trường pháp lý có một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu
tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nàh đàu
tư. Thực hiện chính sách ưu đãi chung của Chính phủ, các chính sách ưu đãi đầu
tư, chính sách ưu đãi về thuế…
Chính sách ưu đãi sử dụng về đất, ưu đãi về tiền thuế đất, ưu đãi về giải phóng
mặt bằng, hỗ trợ tiền chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và các chính sách ưu đãi
khác… Tiếp tục thực hiện các chính sách hiện hành trên cơ sở điều chỉnh bổ sung
53
phù hợp với từng gia đoạn.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng nên chú trọng vào những chính sách chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực nghề nghiệp, nâng tầm chất lượng khu
vực và thế giới.
Các tỉnh thành khác có thể tham khảo những giải pháp mà tỉnh Khánh Hòa đã áp
dụng, rất thiết thực và hiệu quả.
Thứ nhất, Chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và đảm
bảo đầu tư lâu dài cho các nhà đầu. Bên cạnh đó, Chính phủ xây dựng nhiều chính
sách để khuyến khích đầu tư du lịch cũng như có nhiều chính sách hỗ trợ trong thu
hút khách du lịch. Chính phủ cần đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch để
tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Điều này muốn nói rằng, trong ngành du
lịch cần có sự phân công và hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, Doanh nghiệp và
người dân.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, quảng bá về đất nước bằng nhiều
hình thức khác nhau thông qua việc mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều quốc
gia trên thế giới, quảng cáo trên các đài truyền hình quốc tế lớn, Chính phủ đứng ra
mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để viết bài và kết
nối với các doanh nghiệp trong nước, cũng như có cả một hệ thống ấn phẩm, sách
báo, tranh ảnh, bản đồ giới thiệu đầy đủ. Bên cạnh đó luôn có sự nối kết, đầu tư các
hoạt động quảng bá của các ngành khác.
Thứ ba, ngành du lịch cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp trong từng chi
tiết nhỏ, từ sắp xếp lại lịch trình cho hợp lí, từ sự đón tiếp nồng hậu của mỗi nhân
viên hướng dẫn du lịch, nhân viên khách sạn và cả người dân, cho đến những lời
giới thiệu mà ngắn gọn, vô cùng bài bản ở mỗi nơi thăm quan.
Thứ tư, ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh của mình bằng cách tận dụng
triệt để những lợi thế về thiên nhiên, luôn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn
để thu hút du khách. Bên cạnh đó cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch như
du lịch biển, du lịch núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du
lịch chữa bệnh, du lịch khám phá…để tạo nên nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc
54
riêng cho từng địa phương du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.
Thứ năm, ngành du cần liên kết chặt chẽ giữa các ngành với nhau để khai thác
dịch vụ du lịch như liên kết với các hãng hàng không, hệ thống bệnh viện, siêu
thị…trong đó, các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch phải đảm bảo chất lượng,
giá cả hợp lý và thống nhất. Vì vậy khi xây dựng các tour du lịch thường cũng có
các điểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại…
Thứ sáu, xen kẽ với các yếu tố văn hóa bản sắc, cần có các cơ sở vật chất du lịch
hiện đại. Tuy nhiên hai vẻ đẹp này cần được hài hòa và nâng tầm với nhau.
Thứ bảy, coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động
ngày càng cao để phục vụ trong ngành.
KIẾN NGHỊ
1.Đối với chính phủ Việt Nam
Thứ nhất, yêu cầu khẩn trương xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác quản lý
Nhà nước về ĐTNN nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư
với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó
vấn đề quan trọng nhất là các bộ, ngành, chính quyền tỉnh, thành phố phải tự nhận
biết những điểm yếu của công chức và bộ máy hành chính đối với việc cải thiện
môi trường đầu tư, nhất là thủ tục hành chính, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp FDI
triển khai dự án và khắc phục khó khăn trong kinh doanh để xử lý nhanh và có kết
quả những vấn đề nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI kiến nghị,loại bỏ tư
duy đối phó trong quản lý hoạt động đầu tư.
Hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm bảo đảm cung
cấp cho nhà đầu tư nước ngoài những điều kiện thuận lợi nhất,tăng cường các
chính sách ưu đãi. Đó là có được mặt bằng sạch, kếtcấu hạ tầng đồng bộ vì trong
thực tế chính do những điều này đã làm cho nhiều dự án có vốn FDI chậm được
triển khai, tỷ lệ giải ngân không cao, chủ đầu tư nản lòng, làm giảm lượng đầu
tư.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hút đầu tư theo hướng minh bạch, rõ ràng,
ổn định, nhất quán, có thể tiên lượng được, phù hợp với giai đoạn tới và cạnh tranh
được với các nước trong khu vực. Một thực tế là hiện nay dòng vốn FDI vào Việt
55
Nam tuy vẫn tăng, nhưng chậm lại so với thời gian trước và đang có xu hướng
chuyển sang các nước khác trong khu vực ít rủi ro và hấp dẫn hơn Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải cải thiện môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn
như cải cách sự rườm rà trong thủ tục hành chính,có những giải pháp hữu hiệu
chống hối lộ, tham nhũng trong đầu tư,bình đẳng DN đầu tư trong nước với DNNN
…, mặt khác, nhanh chóng tìm biện pháp chống lại những hành vi tiêu cực của các
doanh nghiệp có vốn FDI.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án FDI trên địa
bàn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, tìm giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ,
đôn đốc các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai hoặc chưa tuân thủ các cam kết;
đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật,
góp sức xây dựng Việt Nam
thực sự trở thành điểm đến đầu tư an toàn và thành đạt đối với cộng đồng doanh
nghiệp.
Nhà nước cũng cần có các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng phát
triển du lịch,đào tạo nhân lục và xúc tiến quảng bá, nâng cao hình ảnh du lịch Việt
Nam đối với bạn bè quốc tế, góp phần thu hút sự quan tâm của các NDT nước
ngoài đến sự phát triển của du lịch nước ta.
2. Đối với các nhà đầu tư
Khi quyết định đầu tư một dự án mới vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án lớn
như bất động sản du lịch,doanh nghiệp cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ quy trình,
thủ tục đầu tư,tránh tình trạng công trình đã đi vào thi công nhưng lại phải ngưng
trệ vì bị thu hồi giấy phép.
Đồng thời,thực hiện minh bạch trong hoạt động đầu tư để tạo môi trường đầu tư
lành mạnh,trong sạch, tránh việc đổ bộ của các thiết bị, công nghệ lạc hậu được
loại bỏ từ các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
3.Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực du lịch
Các doanh nghiệp cần mở rộng quan hệ hợp tác hơn nữa đối với các nhà đầu tư
nước ngoài, xây dựng hình ảnh đẹp trong con mắt các nhà đầu tư, những mối quan
hệ tốt đẹp này sẽ khiến cho việc kêu gọi nguồn vốn FDI cho các dự án du lịch được
dễ dàng hơn.
56
Tích cực quảng bá rộng rãi du lịch Việt Nam nói chung và thương hiệu doanh
nghiệp nói riêng,khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy được tiềm năng phát
triển của du lịch Việt Nam và sự khả thi khi quyết định đầu tư của họ.
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản du lịch phải cẩn trọng rà
soát lại tình hình. Theo đó, họ cần hiểu được điều gì đang xảy ra trên thị trường và
tác động ra sao, tránh chỉ chạy theo thành tích. Trên cơ sở đó tính toán lại ngân
sách, đối tượng khách, thay đổi cách quản lý sao cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch Việt Nam, FDI
vào một số ngành du lịch điển hình, bài nghiên cứu đã đưa ra một bức tranh khái
quát về tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch trong thời gian 2010 đến nay,
giải thích nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan khiến cho nguồn vốn FDI chảy
vào du lịch còn chưa cao, chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển du lịch của
nước ta.Từ đó đưa ra những đánh giá, phân tích về thực trạng thu hút dòng vốn
FDI vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch trong thời gian qua cũng như
nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập và thúc đẩy quá trình thu hút
FDI hướng tới phát triển ngành du lịch nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung
trong tương lai.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời
gian cũng như khả năng nghiên cứu, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu
sót.Chúng tôi rất mong muốn những ý kiến đóng góp từ phía bạn đọc để bài nghiên
cứu được bổ sung và hoàn thiện hơn.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
❖ Tiếng Việt
1.Nguyễn Phú Bình (2004),
“Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước tạo thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển”
, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
2.Mai Ngọc Cường (2000),
Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực
tiếp của nước ngoài ở Việt Nam
, NXB Chính trị quốc gia
3.Phạm Quang Duy (2004),
“Thương hiệu du lịch Việt Nam trong cạnh tranh và
hội nhập quốc tế”
, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
4.Phạm Thị Khanh (2012
), Phát triển kinh tế dịch vụ Việt Nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế
, NXB Chính TrịQuốc Gia, Hà Nội.
5.Phùng Xuân Nhạ (Chủ biên,2007
),Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam: Chính sách và thực tiễn
, Giáo trình, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
6.Hà Văn Siêu (2010), “
Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020
, tầm nhìn 2030”.
7. Nguyễn Hồng Sơn (Đồng tác giả,2010
), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình Hội nhập Kinh tế Quốc tế
, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
8.Lê Minh Toàn (2004),
Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
, NXB Chính trị
quốc gia
9.Trần Xuân Tùng (2005),
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và
giải pháp
, NXB Chính trị quốc gia
10.Thời báo kinh tế Sài Gòn (07/2009
), Gọi vốn nước ngoài cho 7 dự án du lịch
biển.
11.Tổng cục du lịch (2010),
Báo cáo tóm tắt thành tích 50 năm xây dựng và phát
triển của ngành Du lịch Việt Nam
, Tổng cục du lịch, Hà Nội.
58
12.Tổng cục du lịch (2010),
Báo cáo tổng kết 5 năm ngành du lịch thực hiện nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và phương hướng nhiệm
vụnăm 2011 2015
, Tổng cục du lịch, Hà Nội.
13.Tổng Cục Thống Kê (2011),
Niên giám thống kê
, NXB Thống Kê, Hà Nội.
14.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006),
Giáo trình Kinh tế Du lịch,
NXB Lao
động Xã hội, Hà Nội.
❖ Tiếng Anh
15. Dunning, J. H. (1977).
Trade, location of economic activity and the MNE: a
search for an eclectic approach
.
16. HansRimbert Hemmer, Nguyen thi Phuong Hoa(2002),
Contribution of
Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the
1990s
, Univ. Giessen, Fachbereich Wirtschaftswiss.
17.Hymer, Stephen H. (1960, published 1976),
The International Operations of
National Firms: a Study of Direct Foreign Investment
, Cambridge, MA: MIT
Press.
18.Malesky, E. (2007),
“Provincial Governance and Foreign Direct Investment in
Vietnam”
,
20 Years of Foreign Investment: Reviewing and Looking Forward
(1987–2007)
, Knowledge Publishing House
19.Nguyen, Ngoc Anh & Nguyen, Thang (2007),
Foreign direct investment in
Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across
provinces
,MPRA Paper 1921, University Library of Munich, Germany
20.UNCTAD (2003),
World Investment Report 2003
.
21.Vernon, Raymond (1966)
"International Investment and International Trade in
the Product Cycle”
,Quarterly Journal of Economics, Vol. 80, No. 2, pp. 190–207.
❖ Các Website
22.Website Bộ kế hoạch đầu tư :
http://www.mpi.gov.vn/
59
23.Website Đầu tư nước ngoài :
http://fia.mpi.gov.vn/
24.Website Tổng cục thống kê
:
w
ww.gso.gov.vn/
25.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/
26.
www.vietbao.vn
27.
http://vneconomy.vn/
28.
http://www.moit.gov.vn/
29.
http://www.itdr.org.vn/
30.
http://www.vnrea.vn/
31.
http://www.vietnamtourism.com/
60
61
[...]... Chương 2 : Thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam 2.1. Quy mô và xu hướng thu hút các dự án FDI vào phát triển ngành Du lịch Việt Nam 2.1.1. Quy mô các dự án FDI vào phát triển du lịch Tổng quan về FDI phân theo các ngành kinh tế từ năm 2009 đến nay Trong những năm gần đây, giữa bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng ... xác và thực tiễn cho phát triển ngành dịch vụ trong tương lai để thu hút FDI ngày càng mạnh hơn. Qua các tài liệu trên, chúng ta phần nào đã có được những cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tầm quan trọng của FDI trong phát triển du lịch Việt Nam. 1.3.Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 đến nay. ... du lịch Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ngày càng tăng. Với những tiềm năng cũng như lợi thế có được ngành du lịch Việt Nam hoàn toàn có khả năng là ngành đem lại những lợi ích kinh tế cao cho Việt Nam. 1.2. Vai trò của thu hút FDI đối với phát triển du lịch Việt Nam Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước thì ngành du lịch của Việt Nam đã thu hút mạnh ... mang tính thực tiễn góp phần làm tăng số lượng và cả chất lượng của nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch nước ta. 13 NỘI DUNG Chương 1 : Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam 1.1.Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch Ngành du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển biến khá rõ rệt và đạt được một số thành tựu đáng kể. Điển hình như trong một cuộc khảo sát được công bố tại ... việc thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển du lịch chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng cả về mặt chất lượng và số lượng FDI từ nước ngoài vào phát triển ngành du lịch nước ta. 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Dòng vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam Phạm vi nghiên cứu : + Không gian : Du lịch Việt Nam + Thời gian : Từ năm 2010 đến nay ... liệu hơi cũ, cách viết còn đi theo lối mòn, chưa tạp được điểm nhấn 11 đối với người đọc. Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam , Phạm Thanh Tuyền, Đại học kinh tế ĐHQGHN (2012) – Luận văn thạc sỹ . Luận văn đã đưa ra được sơ lược thực trạng về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt Nam trong 1 số ngành dịch vụ như là du lịch , giáo dục , ý tế thời gian 2006 ... là mới mẻ ở các nước thu hút đầu tư, từ đó tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho các nước thu hút FDI. 1.3. Kinh nghiệm của Malaixia và Thái Lan về thu hút FDI để phát triển du lịch FDI có vai trò cực kỳ quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo 18 nhiều ... tích về thực trạng tình hình thu hút dòng vốn FDI với sự phát triển kinh tế bền vững , chỉ ra những điểm tích cực cũng như thiếu tính bền vững còn tồn tại Sau đó , đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập và thúc đẩy quá trình thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ nói riêng, nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên chưa đưa ra được ... đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Do đó, không thể phủ nhận FDI càng ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ với phát triển kinh tế Việt Nam nói chung mà còn với phát triển du lịch nói riêng. 1.2.1 Tăng vốn đầu tư vào các dự án phát triển du lịch Vốn luôn là vấn đề quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung cũng như là ... hỏi đặt ra là, vậy nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch diễn biến như thế nào ? Vị trí của FDI du lịch Khái quát về tình hình thu hút FDI vào ngành Du lịch thì từ năm 2000 đến năm 2012, gần 9 tỷ USD vốn FDI đã giải ngân vào ngành du lịch Việt Nam. Nhìn trong cơ cấu vốn đầu tư cho tất cả các ngành thì FDI cho du lịch chỉ chiếm một phần rất ... Chương 2 : Thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam 2.1 Quy mô và xu hướng thu hút các dự án FDI vào phát triển ngành Du lịch Việt Nam 2.1.1 Quy mô các dự án FDI vào phát triển du lịch 2.1.2 Xu hướng thu hút FDI vào phát triển du lịch... Chương 1: Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam 1.1 Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch 1.2 Vai trò của thu hút FDI đối với phát triển du lịch Việt Nam 1.2.1... Chương 2 : Thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam 2.1. Quy mô và xu hướng thu hút các dự án FDI vào phát triển ngành Du lịch Việt Nam 2.1.1. Quy mô các dự án FDI vào phát triển du lịch