Ngay từ những năm đầu Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam có hiệu lực, ngành du lịch đã là một trong những ngành đi tiên phong trong thu hút nguồn vốn này, và thực tế trên 10 năm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Xuân Thiên
Hà Nội - 2015
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
1.2 Cơ sở lý luận về thu hút FDI trong ngành du lịch Việt Nam 11
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thu hút FDI trong ngành du lịch 11
1.2.2 Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch 14
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành du lịch 18
1.2.4 Quan điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam 21
1.3 Cơ sở thực tiễn 26
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về thu hút FDI trong ngành du lịch 26
1.3.2 Bài học rút ra 34
CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 36
2.2 Khung phân tích 36
2.3 Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp 37
2.3.2 Phương pháp thống kê 39
2.3.3 Phương pháp so sánh 40
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 43
3.1 Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch và nhu cầu thu hút FDI trong ngành du lịch Việt Nam 43
3.1.1 Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch 43
Trang 43.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất ngành du lịch 48
3.2 Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI trong phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua 52
3.2.1 Thực trạng FDI thu hút vào phát triển ngành du lịch 52
3.2.2 Tình hình triển khai thực hiện vốn đầu tư đăng ký 60
3.3 Đánh giá hoạt động thu hút FDI trong phát triển ngành du lịch 63
3.3.1 Đánh giá thành công của ngành du lịch trong việc thu hút FDI 63
3.3.2 Đánh giá quá trình thu hút FDI vào ngành du lịch theo quan điểm phát triển bền vững 66
3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc việc thu hút FDI trong ngành du lịch 75
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 82
4.1 Mục tiêu và định hướng thu hút FDI vào ngành du lịch (2016 - 2020) 82
4.1.1 Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 82
4.1.2 Định hướng thu hút FDI của ngành du lịch Việt Nam 84
4.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam 86
4.2.1 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước trong việc đẩy mạnh thu hút FDI nói chung 86
4.2.2.Giải pháp cụ thể cho ngành du lịch 93
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao
Trang 6UBND Uỷ Ban Nhân Dân
UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và
Trang 7BẢNG DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 3.1 Khách nội địa Việt Nam từ năm 2007 đến
5 Bảng 3.5 Phân bổ vốn thực hiện trong ngành du lịch
Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư tính đến cuối năm 2009
60
6 Bảng 3.6 10 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các dịch vụ du lịch
ở Việt Nam tính đến năm 2009
61
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất nước Việt Nam tươi đẹp, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, non nước hữu tình Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi trên tuyến giao thông hàng hải của khu vực, là điểm đến kết nối các trung tâm cảng biển hiện đại của thế giới từ Singapore qua Hong Kong Với bờ biển dài hơn 3.200km, sở hữu nhiều vịnh, bãi biển đẹp cùng nhiều thắng cảnh nổi tiếng, nền văn hóa - lịch sử lâu đời, đa dạng và giàu bản sắc , Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều di sản được UNESCO vinh danh như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân Ca quan họ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Hội Gióng, Hát Xoan, Bia tiến sĩ Văn Miếu- Quốc Tử Giám…Với trên 4000 năm lịch sử
và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đề Thám Mỹ Sơn… là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, ngành du lịch được coi là một ngành công nghiệp không khói, ngày càng phát triển, Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên nhiều ưu đãi, con người thân thiện thì du lịch ngày càng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch trong tương lai là du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa
Trang 9dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm sắc văn hóa dân tộc, thân thiện môi trường… đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy thực trạng phát triển du lịch Việt Nam những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy đúng với tiềm năng và nguồn lực vốn có, chưa thể hiện được đẳng cấp chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, thương hiệu, sức cạnh tranh Vốn trong phát triển du lịch là vấn đề rất quan trọng, quyết định lớn đến sự phát triển ngành Do đặc điểm nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư và tái đầu tư trong phát triển du lịch, việc tìm đến những nguồn vốn ngoài nước là thực sự cần thiết Ngay từ những năm đầu Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam có hiệu lực, ngành du lịch đã là một trong những ngành đi tiên phong trong thu hút nguồn vốn này, và thực tế trên 10 năm qua đã cho thấy những lợi ích và thành công to lớn mà FDI đã mang đến cho sự phát triển ngành Tuy vậy, dòng vốn FDI vào ngành du lịch Việt Nam thời gian qua vẫn thiếu tính ổn định và chưa hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu vốn trong nước, do vậy việc tăng cường thu hút FDI phải được đặc biệt chú trọng Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
Đề tài “Thu hút FDI vào phát triển ngành Du lịch ở Việt Nam” phù
hợp với chuyên ngành kinh tế quốc tế
Câu hỏi nghiên cứu:
1) Tại sao cần phải đẩy mạnh thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam? 2) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động như thế nào đến sự phát triển ngành du lịch Việt Nam?
3) Thực trạng FDI trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay như thế nào? 4) Những định hướng và giải pháp nào cần thực hiện nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch Việt Nam?
Trang 102 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam dưới tác động của nguồn vốn FDI Đề tài kiến nghị định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch Việt Nam đưa du lịch Việt Nam phát triển ngang tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được kết quả đạt được của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu
Tìm ra được những tồn tại trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch Việt Nam
Định hướng được giải pháp cho hoạt động thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch Việt Nam
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam
- Phân tích thực trạng cũng như các nhân tố giai đoạn 2008-2013 ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch Từ đó rút ra nhận xét về những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch 2008-2013
- Nêu ra quan điểm và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch đến năm 2020, đồng thời đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
để phát triển ngành du lịch Việt Nam đạt hiệu quả
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu: quá trình thu hút FDI trong ngành du lịch Việt
Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu luận văn
Nội dung : Luận văn tập trung phân tích quá trình thu hút FDI vào ngành
du lịch Việt Nam
Thời gian : từ năm 2008 đến 2013, bởi 2008 là thời điểm một năm sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO
4 Những đóng góp mới của Luận văn
Làm rõ sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành du lịch Việt Nam
Phân tích thực trạng thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch Việt Nam
Từ đó rút ra nhận xét về những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết cấu, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 4 chương :
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam
Chương 2: Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu
Trang 12Chương 3: Phân tích, đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thu hút FDI để phát triển ngành du lịch đã được nhiều học giả và nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm:
P Srinivas Subbarao (2008), A Study on Foreign Direct Investment (FDI) in Indian Tourism, M.R.P.G.College, Vizianagaram Trong nghiên cứu
này, P Srinivas Subbarao chỉ ra nguyên nhân FDI vào du lịch của Ấn Độ
thấp là nhiều loại thuế và mức thuế cao, thủ tục xét duyệt chậm, thuế rượu trong các nhà hàng khách sạn cao Cân nhắc nhu cầu cao FDI và FDI vào ngành du lịch, ông đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch.[24, tr.106]
Nghiên cứu của Saroja Selvanathan, E.A Selvanathan, Brinda
Viswanathan (2009), Causality between Foreign Direct Investment and
Tourism: Empirical Evidence from India điều tra các quan hệ nhân quả giữa
đầu tư trực tiếp nước ngoài và du lịch ở Ấn Độ bằng cách sử dụng các bài kiểm tra quan hệ nhân quả Granger trong một khuôn khổ VAR Một liên kết nhân quả một chiều được tìm thấy từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến du lịch ở
Ấn Độ Điều này giải thích sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực du lịch cũng như FDI ở Ấn Độ trong thập kỷ qua.[22, tr.106]
Aviral Kumar Tiwari (2011) trong “ Tourism, Exports and FDI as a
Means of Growth: Evidence from four Asian Countries, The Romanian Economic Journal June 2011 xem xét các tác động của các nguồn thu từ du
lịch, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của bốn quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nga Bằng cách sử dụng Bảng điều
Trang 14chỉnh kỹ thuật ước lượng trong mô hình tuyến tính, nghiên cứu cho thấy rằng
du lịch có tác động tích cực và FDI có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế trong bốn nước nói trên trong khi tác động của xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng kinh tế là không thuyết phục Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực và vốn vật chất có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các nước này.[25, tr.106]
Akhilesh Sharma, Amar Johri, Ajay Chauhan (2012) trong nghiên cứu
“FDI: An Instrument of Economic Growth & Development in Tourism
Industry”, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 2, Issue 10, October 2012 đề cập đến trường hợp Ấn Độ, các ngành
khách sạn và du lịch đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, mang về doanh thu khổng lồ từ khách du lịch trong nước và nước ngoài tại nhiều nơi của Ấn Độ Du lịch là một trong những máy doanh thu lớn thứ ba
về ngoại hối của Ấn Độ và sử dụng số nhân lực cao nhất Conde Nast Traveler, một trong những tạp chí du lịch nổi tiếng nhất, đánh giá Ấn Độ là một trong những điểm đến nóng nhất trên thế giới Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, Ấn Độ đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch ở Nam Á với 8,9 triệu lượt khách vào năm 2020 Ấn Độ đang dần nổi lên như là nền kinh tế du lịch tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới (8,8% ) trong giai đoạn 2005-2014 Do đó, tìm hiểu những yếu tố quyết định của FDI là rất quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế mới nổi vì FDI tạo nên một tác động lớn hơn đến nền kinh tế của đất nước trong thời gian ngắn và tác động thực sự trong thời gian dài Nghiên cứu này xem xét việc đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp du lịch
Ấn Độ, dòng chảy của nó trong ngành công nghiệp du lịch Ấn Độ và tác động của nó đến nền kinh tế của Ấn Độ.[23, tr.106]
Khi nghiên cứu về tính tất yếu và sự cần thiết thu hút FDI cho ngành du lịch Việt Nam, tác giả Nguyễn Tăng Huy trong đề tài( 2011) "Thu hút vốn
Trang 15đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa", đã tập trung đáng giá những tiềm năng phát triển du lịch ở Khánh Hòa và nhu cầu về vốn cho phát triển ngành du lịch, nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch ; thành công, hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vào du lịch tỉnh Khánh Hòa; đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút FDI để đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.[8,tr.104]
Cũng liên quan đến sự cần thiết thu hút FDI cho ngành du lịch Việt nam, tác giả Nguyễn Thu Hạnh trong đề tài cấp Bộ Công thương (2011)
“Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia Nêu khái niệm mới về sản phẩm
du lịch của khu du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là tập hợp tất cả các cảm xúc đơn lẻ đem lại cho du khách ấn tượng đặc trưng nhất về một khu du lịch biển.[5, tr.104]
" Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đầu năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" của Tổng cục du lịch thuộc Bộ Văn Hóa, Thông tin và du lịch Bài viết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân nhằm có định hướng đúng đắn và phù hợp với giai đoạn phát triển mới là cần thiết.[16, tr.104]
Phạm Thanh Tuyền (2012) "Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam", luận văn thạc sĩ, trường đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội Luận văn khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển bền vững khu vực dịch
vụ, từ đó hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực dịch vụ, chỉ ra
Trang 16những mặt thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực dịch vụ Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) để đáp ứng nhu cầu vốn
và phát triển bền vững khu vực dịch vụ Việt Nam.[19, tr.104]
Lê Huy Hoàng, "Nghiên cứu môi trường FDI ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam", luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2012 Luận văn nghiên cứu môi trường FDI của Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2000 đến 06/2011 để tìm ra những nhân tố thúc đẩy cũng như ảnh hưởng đến việc thu hút thành công FDI của Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam.[7, tr104]
TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ths Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Ths Trần Toàn Thắng, TS Nguyễn Mạnh Hải (2006) " Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" Bài viết này phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu
tư và các tác động tràn.[1, tr.104]
Bùi Hoài Nam (2005) " Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn lại", tạp chí Báo chí và tuyên truyền Bài viết đánh giá kết quả thu hút FDI của Việt Nam, chỉ ra các vấn đề còn hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để thu hút FDI.[10, tr.104]
Võ Hồng Quân (2011) " Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam", luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn phân tích thực trạng FDI vào ngành du lịch Việt Nam, trên cơ
sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam.[12, tr.105]
Trang 17 Bộ Kế hoạch Đầu tư (04/2013) " Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới" Báo cáo đánh giá, tổng kết những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam từ khi gia nhập WTO năm 2007 đến 2011 trên các khía cạnh kinh tế (tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển vùng), ổn định kinh tế vĩ mô( lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, thị trường tài chính, ngân sách nhà nước), xã hội (việc làm, an sinh xã hội, đói nghèo), giáo dục, y tế, môi trường và thể chế.[4, tr.104]
Tài liệu " Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" của Ban biên tập Luật đầu tư chung đề cập đến tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên vào cuối năm 1987 cho đến hết năm 2004, đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và tồn tại của tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn Đầu tư nước ngoài để làm tài liệu tham khảo cho việc ban hành Luật đầu tư chung Tài liệu không chú trọng tới các yếu tố của môi trường đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu
Đào Thị Thanh Thủy(2003) "Thực trạng và giải pháp thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam" Tài liệu sẽ nghiên cứu tình hình FDI vào ngành du lịch Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch.[13, tr.105]
Trang 18 Phùng Xuân Nhạ( 2010) "Điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" Sách đã đưa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng như chính sách FDI ở Việt Nam Đánh giá
về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới Sách cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO.[11, tr.104]
1.2 Cơ sở lý luận về thu hút FDI trong ngành du lịch Việt Nam
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thu hút FDI trong ngành du lịch
1.2.1.1 Khái niệm du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến” Còn theo Luật Du Lịch Việt Nam( 2005), du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định
Các định nghĩa trên chưa thể hiện được tính hai mặt của khái niệm du lịch, đó là du lịch một mặt mang ý nghĩa thông thường là việc đi lại của con người mới mục đích nghỉ ngơi, giải trí,… mặt khác lại được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động gắn với những kết quả kinh tế do chính nó tạo ra
Do đó, một số nhà nghiên cứu đã định nghĩa khái quát về du lịch như sau: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế- kỹ thuật- văn hóa- xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và dân cư bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách”
Trang 19Như vậy, du lịch được xem là sự kết hợp của ba chủ thể cơ bản là: Chủ thể của du lịch( du khách), khách thể du lịch( tài nguyên du lịch) và môi giới
du lịch( ngành, dịch vụ du lịch)
1.2.1.2 Đặc điểm của ngành du lịch ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ
và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm
du lịch phục vụ du khách Theo luật Du lịch,“ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Trong quá trình du lịch, du khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác,…Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức cơ bản Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc- vùng miền, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái
bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch
Ngành du lịch là ngành cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Ngành kinh doanh du lịch có những đặc điểm chung của dịch vụ: Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách Nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gia nhàn rỗi, có thu nhập cao Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại họ sẽ cắt giảm nếu thu nhập bị giảm xuống gồm các đặc điểm của dịch vụ đó là:
Trang 20Tính chất vô hình của dịch vụ: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình( không cụ thể) Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng
cụ thể Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa Tuy nhiên sản phẩm du lịch là không cụ thể nên dễ dàng bị sao chép, bắt chước( những chương trình du lịch, các trang trí phòng đón tiếp…) Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn trong kinh doanh hàng hóa
Tính chất đúng thời điểm và không thể dự trữ, không thỏa mãn hai điều kiện này dịch vụ trở nên không có giá trị
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: không gian, thời gian, trạng thái tâm lý, hoàn cảnh của các bên tham gia… nên chất lượng dịch vụ mang tính chất không đồng đều
Do tính chất không thể dự trữ và không đồng đều nên gặp khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa dịch vụ Tuy nhiên vẫn có thể xác định được một mức độ phục vụ nhất định nào đó bởi vì sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…Do đó về cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một đặc điểm khác:
Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch
Dịch vụ không thể tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo dịch vụ Khác với hàng hóa, dịch vụ là sự gắn chặt song hành giữa dịch vụ với người tạo ra dịch vụ
Tóm lại, những đặc điểm của ngành du lịch đã nêu ở trên tuy tồn tại độc lập nhưng có tác động hỗ trợ lẫn nhau lên sự phát triển du lịch Do vậy, nếu thiếu chỉ một trong những điều kiện đó, sự phát triển của du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút Sự có mặt của tất cả những đặc điểm này đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch
Trang 211.2.2 Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch
Thu hút vốn đầu tư được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu, được các chính phủ các nước đẩy mạnh thực hiện, và quá trình này đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, khu vực, vùng miền Cũng như đối với các ngành kinh tế khác, thu hút vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Để đưa du khách đến với các địa điểm du lịch, trước hết cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông , phương tiện vận chuyển… Muốn giữ chân du khách phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch cho các khu du lịch… Muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn… Do đó, việc xác định quy mô và định hướng đầu tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trường Ở nhiều quốc gia trên thế giới kinh doanh du lịch đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch là “ con gà đẻ trứng vàng” và kinh doanh du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trong tương lai Vì vậy, không ngừng tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch là sự cần thiết khách quan, bởi một số lý do sau:
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển du lịch góp phần: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà Nước
Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế:
Mô hình Harrod- Domar đã chỉ ra rằng vốn đầu tư của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp với tốc độ tăng trưởng: Mức tăng trưởng GDP= vốn đầu tư/ ICOR Muốn tăng trưởng hàng năm với tốc độ cao thì phải tăng mức đầu tư
Trang 22và giảm ICOR xuống hoặc hạn chế không tăng Như vậy thu hút đầu tư sẽ làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên, và do đó sản lượng đầu ra cũng tăng lên sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung
Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh
tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó Đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý Ngành du lịch là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế do đó thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch còn tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu vùng, hình thành và phát huy vai trò của vùng trọng điểm, đồng thời tăng cường tiềm lược kinh tế cho các vùng khó khăn, thúc đẩy mối liên hệ, giao lưu kinh tế liên vùng, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững Định hướng và biện pháp thu hút vốn đầu tư hợp lý còn tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế, và tác động đến mối quan hệ giữa đầu tư khu vực nhà nước và khu vực tư nhân Đầu tư công cộng của Nhà nước phải có tác động lôi kéo, dẫn dắt mà không làm suy giảm, lấn át đầu tư tư nhân
Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng cường khoa học
kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh: thu hút vốn đầu
tư để phát triển ngành du lịch sẽ làm cho trình độ khoa học kỹ thuật của ngành du lịch được tăng lên thông qua các dự án đầu tư được triển khai, thay thế các thiết bị, công nghệ lạc hậu Đối với các nước đang phát triển, mặc dù tích lũy vốn và công nghệ thấp nhưng cũng có những lợi thế của người đi sau tiếp thu, thích nghi và làm chủ công nghệ có sẵn, do đó rút ngắn thời gian và giảm những rủi ro trong áp dụng công nghệ mới Đồng thời thu hút vốn đầu
Trang 23tư vào phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao được trình độ quản lý, năng lực điều hành của một số doanh nghiệp
Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương và tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước: Thu hút vốn đầu
tư còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng: đồng thời tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần tăng thu ngân sách nhà nước
Đối với Việt Nam, những hạn chế về hạ tầng cơ sở du lịch khiến cho chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa cao Hầu hết các sản phẩm cũng như loại hình du lịch còn ở dạng “thô”, chưa độc đáo đa dạng Giá máy bay của Việt Nam còn cao, giá khách sạn còn đắt so với giá mặt bằng trong khu vực, chất lượng dịch vụ vệ sinh chưa đảm bảo dẫn đến các tour du lịch vào Việt Nam đắt, hạn chế lượng khách du lịch vào Việt Nam Đây chính là nguyên nhân làm cho du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch phong phú Trong thời gian tới, Việt Nam cần có vốn để nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch do vậy
là rất lớn Trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cần thiết để phát triển du lịch, chúng ta cần phải quán triệt phương châm: “Huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế” Nguồn vốn trong nước có thể huy động được là ngân sách Nhà nước, là nguồn vốn tư nhân của các doanh nghiệp và nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và trong tương
Trang 24lai của ngành du lịch Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể huy động gồm có:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
ưu đãi; điều kiện cho vay khắt khe, rủi ro của biến động tỷ giá ngày càng cao Hơn nữa, việc nhận ODA đôi khi kèm theo một số điều kiện bất lợi cho nước chủ nhà như: ràng buộc mua hàng, ràng buộc điều kiện chính trị Đồng thời, đây là nguồn vốn phải trả vào một thời hạn qui định nên nếu việc sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng đó là sự lệ thuộc nặng nề vào nước cung cấp ODA Do vậy, nguồn vốn FDI sẽ đóng vai trò chủ đạo FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà còn đi kèm với vốn là cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, năng lực marketing Hơn nữa, FDI không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận đầu tư
Tóm lại, việc huy động nguồn vốn nước ngoài để phát triển du lịch Việt Nam
là cần thiết và việc thu hút FDI là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế phát triển quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trang 251.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành du lịch
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên…
có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư Vì vậy, ảnh hưởng đến việc đầu tư cảu các nhà đầu tư nước ngoài ở nước nhận đầu tư Trong đó, vị trí chiến lược (có cảng biển, có sân bay, có tài nguyên biển,…) là những nhân tố quan trọng nhất tại nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong thu hút FDI
Vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho phát triển du lịch và các ngành dịch vụ du lịch Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển
và trở thành trung tâm hậu cần cho các nước trong khu vực và thế giới và có
vị trí thuận lợi để hội nhập giao thông vận tải với các quốc gia trong khu vực
và trên thế giới Dự trên bản đồ khu vực, Việt nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có bờ biển dài và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
du lịch biển
1.2.3.2 Điều kiện chính trị- xã hội
Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy,
có tiềm năng Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền
và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo cầu nối giao lưu giữa các vùng, miền
Trang 26Tuy có sự phân chia thành các nhóm tài nguyên song các điều kiện đều giữ một vai trò, ý nghĩa nhất định và tác động qua lại đến nhau tác động qua lại đến nhau trong sự phát triển du lịch
An ninh chính trị, xã hội: để du lịch không ngừng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan Sự ổn định chính trị tạo môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh, tác động đến việc thu hút đầu tư và thêm lợi nhuận Trong môi trường đó, các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu lâu dài và ổn định sự hợp pháp của họ Từ đó họ có thể an tâm và tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả
Mức độ an tâm của các nhà đầu tư được củng cố thông qua sự đáng giá
về rủi ro chính trị Các nhà đầu tư thường đánh giá mức độ rủ ro chính trị theo các dạng chủ yếu như: mất ổn định trong nước, xung đột với nước ngoài, xu thế chính trị và khuy hướng kinh tế Tình trạng bất ổn chính trị có thể cản trở đầu tư, dẫn đến hệ thống chính sách và biện pháp không ổn định; đặc biệt, dễ tác động bất lợi đối với nhà đầu tư nếu chính phủ có sự thay đổi về luật đầu
tư, quyền sở hữu tài sản, các chính sách về thuế và nhất là sự thay đổi thể chế chính trị sẽ làm tăng các rủi ro về tài sản…
Bảo đảm xã hội thực chất là tạo ra môi trường văn hóa- xã hội thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư, đó là một bộ phận cấu thành hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế hoạt động có hiệu quả Những vấn đề mà xã hội và nhà nước quan tâm: Dân số, y
tế, giáo dục, thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn, bảo vệ môi trường…
Trang 271.2.3.3 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, các công trình, các phương tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định được dùng làm điều kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt nói chung, bảo đảm sự vận hành liện tục, thông suốt các luồng của cải vật chất, các luồng thông tin và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống
Để thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần phải đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua đó quyết định sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra chuyển đổi cơ bản cơ cấu kinh tế Đặc biệt, là công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân Cần phải phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị,
hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu kinh tế, khu công nghiệp, các khu du lịch,…
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nước ta còn hạn chế, chậm phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư Đó là: hệ thống đường sá, sân bay, cảng biển, kho hàng, xử lý chất thải, hệ thống cung cấp nước sạch, bưu chính viễn thông,… Hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta hiện nay so với nhiều nước trong khu vực còn quá khiêm tốn cũng là yếu tố hạn chế cho các nhà đầu tư
Nhà nước đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời, thúc đẩy sự thu hút FDI
Sự phát triển hạ tầng kinh tế của một quốc gia- nơi tiếp nhận đầu tư luôn
là điều kiện vật chất hàng đầu đề các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai thực tế các dự án đầu tư đã cam kết Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ
Trang 28và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe- nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện, nước đầy đủ và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội; một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác(
y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo,
kỹ thuật…) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao
1.2.4 Quan điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam
1.2.4.1 Quan điểm thu hút FDI
Đánh giá đúng vị trí FDI trong nền kinh tế Việt Nam
FDI là bô ̣ phâ ̣n cấu thành của toàn bô ̣ hoa ̣t đô ̣ng đầu tư của quốc gia mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định FDI không thể thay thế được các nguồn đầu tư khác nhưng có thế ma ̣nh riêng của nó Trong những năm trước mắt , khi nguồn vốn tích lũy từ nô ̣i bô ̣ nền kinh tế còn ha ̣n hẹp, nguồn ODA chưa đáng kể thì FDI giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế
Mă ̣c dù nhiều nước trên thế giới coi FDI như mô ̣t chìa khoá vàng của sự tăng trưởng kinh tế , chúng ta cũng không nên ảo tưởng về tính “màu nhiệm” của FDI gán cho nó một vai trò tích cực tự nhiên bất chấp điều kiê ̣n bên trong
Trang 29của đất nước Chúng ta không được ỷ lại vào FDI mà phải chú ý khai thác tối
đa các lợi thế bên trong FDI giữ vi ̣ trí quan tro ̣ng trong nền kinh tế quốc dân nhưng không phải là nguồn vốn có tính chất quyết đi ̣ nh đối với sự phát triển kinh tế xã hô ̣i
Viê ̣c mở cửa là cần thiết để thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài , là phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế Quan điểm “mở cửa” là quan điểm lâu dài nhất quán , tuy nhiên “mở ” phải có chừng mực nhất đi ̣nh , “mở” nhưng không quên những biê ̣n pháp “che chắn” cần thiết cho an ninh chính tri ̣ , kinh tế xã hô ̣i Viê ̣c che chắn được thực hiê ̣n thông qua mô ̣t hê ̣ thống luâ ̣t , hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách qui đi ̣nh cu ̣ thể về những lĩnh vực được phép đầu tư, hình thức đầu tư và qui định về hoạt động doanh nghiệp Tuy nhiên viê ̣c “che chắn” chỉ mang tính chất ta ̣m thời và nó sẽ thay đổi theo thời gian Cùng với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới , các biện pháp che chắn sẽ được giảm bớt dần
Xét nhu cầu, khả năng và lợi thế của mỗi bên , hợp tác đầu tư giữa nước
ta với nước ngoài thực chất là tìm “điểm gă ̣p nhau” về lợi ích để cùng n hau sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc thoả thuận, tự nguyê ̣n, bình đẳng và cùng
có lợi Bình đẳng ở đây không có nghĩa là ngang nhau , bằng nhau mà là bình đẳng trên cơ sở xác đi ̣nh thoả đáng lợi ích của mỗi bên phù hợp vớ i lợi thế so sánh, phù hợp với tương quan về nhu cầu và khả năng của bên này và bên kia trong hợp tác, có lựa chọn so sánh cái giá phải trả cho các đối tác khác trong cùng một mục tiêu và một thời điểm , có tính đến nhữ ng điều kiê ̣n về môi trường đầu tư
Đứng về lợi ích của nhà đầu tư thì hiệu quả cao nhất là lợi nhuận thu được Do đó thông thường các nhà đầu tư nước ngoài và đôi khi cả Viê ̣t Nam chỉ quan tâm nhiều đến lợi nhuận thu đượ c Trong khi đó , Nhà nước khuyến khích nhiều hay ít một dự án FDI phải mang lại hiệu quả kinh tế xã hội (tạo
Trang 30công ăn viê ̣c làm, góp phần tạo cơ cấu ngành hợp lí ) Vì vậy, trong khi thẩm
đi ̣nh xem xét mô ̣t dự án FDI cần p hải đặt hiệu quả kinh tế xã hội lên trên và coi tro ̣ng đó là phương hướng cơ bản của những biê ̣n pháp khuyến khích đầu
tư
Từ khi Luâ ̣t Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987, FDI vào Viê ̣t Nam được thực hiê ̣n dưới 3 hình thức chủ yếu là : doanh nghiê ̣p liên doanh , hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiê ̣p 100% vốn nước ngoài Những năm đầu, sự phân biê ̣t đối xử giữa 3 hình thức đầu tư này thể hiện khá rõ : hình thức doanh nghiê ̣p liên doanh được ưu đãi nhiều hơn hai hình thức còn la ̣i , hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ được phép ở một số lĩnh vực Đến nay, sự phân biê ̣t đối xử này đã dần dần được xoá bỏ dần Luâ ̣t Đầu tư nước ngoài 1996 sửa đổi năm 2000 ưu đãi như nhau đối với hai hình thức đầu tư liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh
Về phương thức đầu tư , sự ra đời của phương thức đầu tư khu chế xuất năm 1991, luâ ̣t hoá khu chế xuất năm 1992, sự ra đời của phương thức đầu tư khu công nghiê ̣p năm 1994, luâ ̣t hoá khu chế xuất , khu công nghiê ̣p và khu công nghê ̣ cao năm 1996 đã thể hiê ̣n quan điểm đa da ̣ng hoá các phương thức đầu tư của Viê ̣t Nam Trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở ha ̣ tầng , sự ra đời của phương thức đầu tư BOT (Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) năm 1992 và hai phương thức đầu tư BTO (Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh), BT (Xây dựng-chuyển giao) năm 1996 cũng đã tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài
1.2.4.2 Cải thiện môi trường đầu tư
Cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh thông thoáng, các nhóm giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả sẽ là những yếu tố tác động tích cực góp phần vào thành công chung cho môi trường đầu tư Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du
Trang 31lịch Việt Nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước
Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn đạt được những kết quả khả quan trên các mặt như vốn giải ngân, xuất khẩu, nộp ngân sách, tạo việc làm, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những bất cập trong thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài thời gian qua chậm được khắc phục Tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp quy hoạch còn diễn ra ở một số địa phương, chất lượng các dự án chưa cao, thiếu sự liên kết giữa đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước chưa tốt, thiếu sự phối hợp giữa Bộ, ngành, địa phương…
Trước tình hình đó, nhằm tiếp cận đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP, Thủ tướng chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và tập trung thực hiện công tác quản lý đầu tư ngoài giai đoạn 2011-2020
Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn Đầu tư nước ngoài, báo cáo Thủ tướng kết quả theo tiến độ, đồng thời, chỉ đạo các cơ quan xem xét thận trọng quá trình thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đảm bảo các dự án thực hiện đúng tiến độ, đúng cam kết
và pháp luật, cũng như chủ động phát triển và xử lý các vấn đề có thể xảy ra
Trang 32khiếu nại, tranh chấp.( Trích: Chỉ thị 1617/CT-TTg của thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng, nguồn: Chinhphu.vn)
1.2.4.3 Xúc tiến đầu tư
Theo dự thảo của tổng cục Du lịch về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, năm 2015 Việt Nam sẽ đón được từ 7 triệu đến 8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32 triệu- 35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18- 19 tỷ đồng, đóng góp 6,5-7 % GDP của cả nước
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, cần có chính sách xúc tiến quảng
bá, chiến dịch tuyên truyền quản cáo và xúc tiến, xây dựng thương hiệu của điểm đến du lịch và thương hiệu của các doanh nghiệp du lịch; đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch tuyên truyền, quản cáo cáo và xúc tiến định vị thương hiệu trong đó cần phải khẳng định: Việt Nam là thương hiệu của quốc gia Thương hiệu của điểm du lịch cấp quốc gia và địa phương có vai trò định hướng cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường và mở rộng các hoạt động kinh doanh, đáp ứng cầu thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh, tổ chức lễ hội Du lịch- Văn hóa do Chính phủ, bộ, ngành và các sự kiện du lịch khác ở trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm du lịch Việt Nam, quản bá du lịch Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ thuộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch
Thực hiện chính sách ưu đãi chung của Chính phủ; Các chính sách ưu đãi đầu tư, Chính sách ưu đãi về thuế…
Chính sách ưu đãi về sử dụng đất; ưu đãi về tiền thuê đất; Ưu đãi về đền
bù giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; Ưu đãi
về giá tiền thuê đất; Miễn giảm tiền thuê đất; Đền bù giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và các chính sách ưu đãi khác… Tiếp
Trang 33tục thực hiện các chính sách hiện hành trên cơ sở điều chỉnh bổ sung phù hơp với từng giai đoạn
1.2.4.4 Tính bền vững của FDI trong ngành du lịch
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng cho ngành du lịch, nó thúc đẩy tăng trưởng trong ngành du lịch, tạo việc làm cho nhiều lao động đang thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy ngành du lịch phát triển đa dạng, phong phú, phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển
Các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường du lịch mới mẻ là Việt Nam không chỉ là sự thăm dò, tạo dựng từng bước đi ban đầu cho sự phát triển mà trên hết đó là kỳ vọng vào mục tiêu lợi nhuận và lợi nhuận cao Để phát triển ngành du lịch, các nhà đầu tư phải chủ động, tích cực thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn đầu tư; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; thực hiện ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào kinh doanh; tiến hành “ chiêu mộ” nguồn nhân lực tay nghề cao đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh du lịch
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về thu hút FDI trong ngành du lịch
1.3.1.1 Kinh nghiệm thu hút FDI cho ngành du lịch của Thái Lan
Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, tài nguyên…), về xã hội ( một số tập quán, dân số đông và phần lớn sống ở nông thôn, dung lượng thị trường tiềm năng lớn…) và về trình độ phát triển kinh tế (có ưu thế phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, công nghiệp còn ở trình độ phát triển thấp…) Những thập kỉ gần đây, nền kinh tế Thái Lan đã đạt được sự phát triển thuộc loại nhanh trong khu vực, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
Trang 34trong những yếu tố đóng góp tích cực vào thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan trở thành một trong những “ngụi sao” mới của khu vực Đông Á
Để có thể triển khai các dự án đầu tư nhanh, thuận lợi và có hiệu quả, Chính phủ Thái Lan có các chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như ban hành Bộ luật khuyến khích đầu tư quy định chống Quốc hữu hóa và độc quyền Nhà nước, các chính sách ưu đãi về thuế
Thái Lan thường xuyên hoạch định những chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với nội dung hướng vào việc tạo dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, hấp dẫn, có trình độ phát triển cao Đồng thời chủ động định hướng đầu tư thông qua các chính sách khuyến khích đối với từng vùng, từng ngành Bên cạnh đó là khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ
Trong chiến lược phát triển của mình chính phủ Thái Lan đề cao việc nâng cao năng lực quản lí trong công tác khuyến khích đầu tư; tăng cường hiệu quả và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ khép kín, giảm trung gian, loại bớt trở ngại cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chú trọng công tác đào tạo nguồn lực nhân lực, tổ chức đào tạo và đào tạo lại từ cấp Lãnh đạo quản lý cho tới các cán bộ nhân viên nhằm nâng cao tay nghề và năng lực tổng hợp, phân tích dữ liệu, cung cấp dịch vụ, kĩ năng sử dụng công nghệ mới Nâng cấp trang thiết bị làm việc, áp dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ đầu tư, thành lập Ngân hàng cơ sở dữ liệu về đầu tư
Trang 351.3.1.2 Kinh nghiệm thu hút FDI cho ngành du lịch của Lào
Hiện nay, để thu hút FDI, Nhà nước Lào ban hành hàng loạt chính sách quan trọng:
- Tư nhân hóa một số doanh nghiệp Nhà nước thông qua hình thức cổ phần hóa, đồng thời đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài
- Đổi mới cơ cấu tổ chức, đặc biệt chú ý đến vấn đề cán bộ làm việc với nước ngoài
- Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư và sử dụng tài nguyên
- Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi và những bí mật kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài
Trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, Lào chú ý đến việc quảng bá các loại hình du lịch quy mô nhỏ
Trong 10 năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào ngành
du lịch Lào 34 dự án với tổng vốn đầu tư là 605,47 triệu USD Đây là nguồn lực quan trọng để Lào thực hiện các mục tiêu phát triển ngành du lịch
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng được Lào quan tâm, chú trọng Trong những năm vừa qua, với nỗ lực của mình, ngành du lịch Lào đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ
1.3.1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI cho ngành du lịch của Ấn Độ
Trong khi Trung Quốc thu hút FDI nhờ vào nhân công giá rẻ và cơ sở hạ tầng tốt hơn Ấn Độ sở hữu những phương tiện y học tiên tiến hơn, nhiều hệ thống y tế, hệ thống giáo dục và huấn luyện lý tưởng hơn, kỹ thuật tiên tiến
hơn
Trang 36Ấn Độ dẫn đầu thế giới trong thực hành y học phức tạp và từ năm 2006, nhận được hơn 500.000 lượt khách quốc tế đến vì chăm sóc sức khỏe liên quan giải phẩu và du lịch y học Chính sách tự do hóa do chính phủ Ấn Độ
ban hành đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng luồng vốn FDI
FDI ở Ấn Độ cũng được sử dụng như một công cụ phát triển trong công nghệ du lịch 100% FDI được cho phép tự động hóa trong công nghiệp du lịch
Ấn Độ Nhờ số lượng to lớn của FDI, cơ sở hạ tầng du lịch của Ấn Độ và những sản phẩm du lịch sẽ phát triển nhanh chóng
Nền công nghiệp du lịch Ấn Độ đang trải qua một thời kỳ mạnh mẽ của tăng trưởng Chính phủ Ấn Độ, Bộ du lịch, các đại lý du lịch , công ty lữ hành, công ty khách sạn, bệnh viện tư nhân được khám phá ngành công nghiệp du lịch y tế cho những cơ hội to lớn( họ đang tìm kiếm các bệnh viện khu vực đang khai thác các ngành công nghiệp du lịch y tế cho các cơ hội to lớn) Họ đang tìm cách tận dụng những cơ hội bằng cách kết hợp du lịch giải trí phổ biến của đất nước với du lịch y tế Các yếu tố làm cho Ấn Độ là một trong những điểm đến thuận lợi cho du lịch sức khỏe bất đều với chi phí y tế thấp bằng một phần mười chi phí các phương tây Ví dụ: 1 ca phẫu thuật tim
ở Ấn Độ tốn 6000$ còn ở Mỹ là 30.000$, tương tự như ghép tủy xương có giá 26.000$ ở Ấn Độ so với 250.000 $ ở Mỹ Bệnh nhân nước ngoài tụ tập bệnh viện Ấn Độ để được chữa bệnh trước so với danh sách dù chờ đợi và xếp hàng ở quê nhà họ Toàn cầu hóa đã thúc đẩy một nền văn hóa chủ nghĩa tiêu thụ, qua đó thúc đẩy hàng hóa và dịch vụ mà có thể ăn các nguyện vọng phát sinh từ nền văn hóa này Điều này đã có tác dụng của nó trong các lĩnh vực y
tế quá Đây là một số lý do sự phát triển của nền kinh tế phụ vụ:
1 Xu hướng xã hội
2 Xu hướng nhân khẩu học
3 Dịch vụ mới gặp những nhu cầu mới
Trang 37Ấn Độ luôn là trung tâm chăm sóc sức khỏe cho các tour du lịch chăm sóc sức khỏe cho các nước láng giềng Afghanstan, Bangladesh, Pakistan,
Nepal, Bhutan, UAE và Maldives
Ấn Độ đã nổi lên như một trong những điểm đến toàn cầu quan trọng nhất đối với du lịch y tế hoặc đi du lịch chăm sóc sức khỏe Khi ngày càng nhiều bệnh nhân từ Châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia giàu có khác với chi phí y tế rất cao và danh sách chờ đợi lâu dài tìm các lựa chọn hiệu quả ngay lập tức, chi phí thấp, phương pháp điều trị hợp lý Chìa khóa “Mua may bán đất” của ngành công nghiệp du lịch sức khỏe là “ hiệu quả chi phí” của mình
và phối hợp với các điểm tham quan du lịch Với Yoga, thiền, ayurveda, phép chữa đối chứng và các hệ thống khác của thuốc Ấn Độ cung cấp một giỏ độc đáo của dịch vụ cho một cá nhân mà là khó khăn để phù hợp với các quốc gia
khác
Không có nghi ngờ rằng sức hấp dẫn chính của ngành công nghiệp y tế của Ấn Độ là chi phí điều trị thấp Khi bé Noor Fatima, một cô gái hai và một nửa tuổi của Pakistan, đã trải qua thành công một ca phẫu thuật tim hở ở Ấn
Độ, cô mở trang web giới thiệu các tiềm năng của du lịch y tế Năm 2003, số lượng bệnh nhân đến bệnh viện là 5000 và khoảng 1500 đã phải nhập viện Cùng với việc điều trị, thời gian lưu trú của bệnh nhân nước ngoài được thực hiện bởi các bệnh viện chính nó CII cùng với IHCF được làm việc với các công ty lữ hành để thúc đẩy các gói hấp dẫn cho du lịch y tế Năm ngoái, theo ước tính sơ bộ, Ấn Độ đã có thể thu hút khoảng 2,5 vạn bệnh nhân cho đất nước, nhưng có tiềm năng cho nhiều hơn nữa CII và IHCF sẽ thấy một danh sách các bệnh viện có uy tín tại các thành phố lớn có khả năng kết nối không khí tốt, với các chi tiết của các dịch vụ của họ cho chính phủ Các cơ quan thương mại cũng sẽ đề nghị band mức giá thống nhất trong các đặc sản chính,
đó là giá cả chỉ Điều này sẽ tạo điều kiện cho bệnh nhân nước ngoài tìm cách
Trang 38chữa trị ở Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ dự đoán rằng $ 20 tỷ năm ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ có thể tăng trưởng 13 phần trăm trong mỗi sáu năm tới, nhờ du lịch y tế, mà quan sát cho rằng đang phát triển với 35 phần trăm mỗi năm Tại Ấn Độ, các nhóm Apollo một mình cho đến nay đã được xử lý 100.000 bệnh nhân quốc tế, nhiều người trong số họ có nguồn gốc
Ấn Độ Apollo đã tiên phong trong ngành du lịch y tế tại Ấn Độ và thu hút bệnh nhân hình thành khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và Trung Đông Nhóm này đã gắn liền với bệnh viện ở Dubai Một nhóm công ty đang chạy một chuỗi các bệnh viện, hộ tống tuyên bố nó đã tăng gấp đôi số lượng các bệnh nhân ở nước ngoài từ năm 1000 trong 2000-3000 năm nay Tại Ấn Độ truyền thống mạnh mẽ của các hệ thống truyền thống chăm sóc sức khoẻ trong kerala, ví dụ được sử dụng Trung tâm Karala Ayurveda đã được thành lập tại nhiều địa điểm trong thành phố tàu điện ngầm khác nhau, do đó làm nổi bật những ưu điểm của Ayurveda trong quản lý y tế
1.3.1.4 Kinh nghiệm thu hút FDI cho ngành du lịch của Trung Quốc
Để có một nền kinh tế phát triển như ngày hôm nay, trở thành một quốc gia thu hút nguồn vốn FDI đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) và là một thị trường du lịch đầy hấp dẫn, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều cơ chế, chính sách theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong nhiều lĩnh vực, thực hiện triệt để chủ trương mở cửa nền kinh tế
Trung Quốc kiên trì chủ trương mở cửa với phương châm: lấy cái hay của người xưa để sử dụng hôm nay, lấy cái hay của người nước ngoài để sử dụng trong nước, coi thị trường chứng khoán là một công cụ của nền kinh tế, tích cực khai thác kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua đầu tư chứng khoán Để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, Trung Quốc đã
sử dụng sự hấp dẫn của một thị trường rộng lớn đang phát triển, kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, với đội ngũ lao động lành nghề, lương thấp, thu hút các
Trang 39công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào công nghệ cao, đào tạo nhân lực Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm, họ cho rằng nguồn nhân lực đào tạo là yếu tố quan trọng để thu hút các dự án FDI cho sự phát triển Trung Quốc đã đưa rất nhiều cán bộ đi học về quản lý, kinh tế, các loại hình dịch vụ
du lịch mới ở nước ngoài (trong đó có rất nhiều người đi học ở Mỹ), để xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý tốt, chuyên môn cao
Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những thành phố ven biển, ven biên giới và ven sông, đồng thời chú trọng việc quản
lý, quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu du lịch vùng với đặc khu kinh tế Bên cạnh tăng cường thu hút các dự án FDI vào sự phát triển các dịch vụ du lịch ở những nơi có sẵn cảnh quan thiên nhiên phong phú, các dự án quy hoạch tạo vùng du lịch cũng được Trung Quốc coi trọng trong quy hoạch xây dựng các thành phố công nghiệp, xây dựng các thành phố du lịch công nghiệp hiện đại Trung Quốc khuyến khích thu hút các dự án xây dựng các khu du lịch tạo ra nhiều loại hình du lịch mới Thâm Quyến là một ví dụ cụ thể Cách đây vài thập niên, nơi đây vẫn còn là mảnh đất sình lầy, hoang sơ của Trung Quốc nhưng nhờ có chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý như áp dụng các mức giá dịch
vụ thống nhất, các doanh nghiệp có vốn FDI được hưởng mọi quy chế như các doanh nghiệp Trung Quốc, Thâm Quyến đã thu hút được nhiều nhà đầu tư rót vốn vào khiến nó thay da đổi thịt, phát triển với tốc độ “ sư tử bay” Cùng với việc ưu tiên phát triển công nghệ kỹ thuật cao, Thâm Quyến còn chú ý đến các công trình phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch đồ sộ như Trung Hoa cẩm tú; Cửa sổ thế giới; Vườn thực vật; công viên bãi biển thu hút khách
du lịch khắp nơi trên thế giới
“ Cửa sổ thế giới” là khu du lịch văn hóa khá lớn, diện tích tới 480.000 m2, tập trung 118 công trình, gồm các kỳ quan, danh thắng của toàn thế giới được thu nhỏ lại chia theo khu: Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương, châu
Mỹ Đến đây, du khách được thăm tháp Eiffel cao 108 m, rừng Amazon kiều
Trang 40vĩ, Núi Phú Sỹ tuyết phủ Đi thăm quan, du khách có thể đi bộ, xe ô tô, xe lửa nhỏ, xe ngựa cổ xưa hay xe kéo tay thời phong kiến Cửa sổ thế giới còn có những sân khấu rất thích hợp cho các đoàn nghệ thuật đến biểu diễn và cả giáo đường, chùa chiền để du khách vui chơi, nghỉ ngơi và thư giãn
Trung Quốc thực hiện phát triển thị trường thống nhất và mở cửa, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dịch vụ du lịch được đối xử như nhà đầu tư trong nước như thực hiện chế độ một giá đối với nhà đầu tư nước ngoài về giá
vé máy bay, ô tô, tàu phà, thậm chí nhà đầu tư nước ngoài còn được hưởng hệ thống thuế ưu đãi hơn và tư do hơn trong hoạt động kinh doanh so với nhà đầu tư trong nước
Trung Quốc đặc biệt chú trọng khuyến khích đầu tư của Hoa Kiều và người Hoa, huy động nguồn lực của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài với quan điểm thu hút, khuyến khích đầu tư của người Hoa trên cơ sở có lợi cho
họ Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 32 triệu người Trung Quốc ở nước ngoài Phần lớn họ đều làm nghề buôn bán và nhiều người trong số họ là triệu phú, tỷ phú của thế giới Người Hoa và Hoa kiều có số dự trữ ngoại tệ khổng
lồ Số vốn dự trữ của họ ở các nước Đông Nam Á lên đến 237,8 tỷ USD Để tận dụng nguồn vốn khổng lồ này, Trung Quốc đã có những chính sách ưu đãi
để khuyến khích đầu tư của Hoa Kiều như Hoa Kiều có thể đầu tư trong các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc của Trung Quốc; khích lệ cá nhà đầu tư Hoa Kiều đầu tư vào các loại hình dịch vụ du lịch có công nghệ tiên tiến; có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác; Nhà nước bảo vệ tài sản, quyền sở hữu công nghiệp, lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư Hoa Kiều; các doanh nghiệp Hoa Kiều về nước đầu
tư được hưởng chính sách ưu đãi thuế: hai năm đầu miễn thuế, ba năm sau giảm một nữa Với những biện pháp khuyến khích đó, Trung Quốc đã thu hút được nhiều nhà đầu tư của Hoa Kiều, người Hoa Lượng vốn đầu tư của các