Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam
MỤC LỤC PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU .1 PHẦN HAI: NỘI DUNG .4 Chương I: Khái quát chung về đầu tư và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí Việt Nam 4 I / Đầu tư và nguồn vốn đầu tư 4 1.Khái niệm về đầu tư 4 2.Đầu tư phát triển .5 3. Vốn và nguồn vốn .12 II. Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí .26 1.Đặc điểm của ngành dầu khí .26 2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam 27 Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay 29 I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam .29 1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua. .29 2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam .41 II/ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam thời gian qua: .43 1./ Những kết quả đạt được: .43 2/ Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề huy động vốn và phát triển ngành dầu khí ở nước ta .49 III Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam .51 1. Định hướng phát triển ngành Dầu khí những năm tới: 51 2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí : 53 3. Những yêu cầu đặt ra để huy động vốn có hiệu quả: 56 4. Những giải pháp cơ bản để huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam : 58 PHẦN BA: LỜI KẾT .63 PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế khủng hoảng, tuy vậy năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã biết vượt lên khó khan, đạt được một số thành tựu nhất định. Nền kinh tế tiếp tục tăng tưởng tốt, đạt 6.78%, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công 1 nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Việt Nam đã khẳng định mình là một quốc gia ổn định trên con đường phát triển và hội nhập. Trong thành tựu chung của nền kinh tế có sự đóng góp rất quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam. Thời gian gần đây, Dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu Dầu khí chiếm tỷ trọng đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Riêng với ngành Dầu khí Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều, nhưng vốn đầu tư vẫn còn có hạn chế. Thêm vào đó ta nhận thấy ngành công nghiệp Dầu khí thế giới đang đi vào giai đoạn đỉnh để bước sang giai đoạn suy tàn, các cuộc chiến tranh của phương Tây vào Trung Đông đã mang lại những thay đổi to lớn trong bức tranh địa lý - chính trị Dầu khí toàn cầu. Và những gì chúng ta đã và đang thấy trong hoạt động chính trị- quân sự của Mỹ cũng như Phương Tây ở Trung Đông phần nào nói lên tầm quan trọng rất to lớn của năng lượng Dầu khí - vàng đen. Nhận thấy được sự quan trọng như vậy của năng lượng Dầu khí, cùng với tiềm năng Dầu khí ở Việt Nam, thì vấn đề đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt nam là vấn đề đã và đang được quan tâm. Chính vì lẽ đó, mà trong bài viết này em xin trình bày về “Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam”, nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn các hoạt động đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, cũng như sự phát triển ngành Dầu khí nước ta giai đoạn hiện nay, để từ đó có những giải pháp cụ thể thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí. Đưa ngành Dầu khí phát triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có của đất nước. 2 Tuy bài viết đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót cũng như nhiều hạn chế, em mong sự đóng góp của thầy cô giáo để bài viết được hoàn thành tốt hơn. Bài viết được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, Tiến sỹ: Trần Mai Hương. Em xin chân thành cảm ơn cô. 3 PHẦN HAI: NỘI DUNG Chương I: Khái quát chung về đầu tư và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí Việt Nam. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “huy động vốn đầu tư cho sự phát triển ngành Dầu khí”, em xin trình bày những khái niệm cơ bản về đầu tư, đầu tư cho phát triển và các nguồn vốn cơ bản cần huy động cho công cuộc đầu tư. I / Đầu tư và nguồn vốn đầu tư. 1. Khái niệm về đầu tư Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng trong hoạt động đầu tư có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ con người. Còn những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hoặc cũng có thể là tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội. Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hi sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi không chỉ với người bỏ vốn ra mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế cũng được thụ hưởng. 4 Trong hoạt động đầu tư có bao gồm Đầu tư cho tài chính, Đầu tư thương mại và Đầu tư cho phát triển. Đầu tư vào ngành dầu khí là hoạt động thuộc thuộc lĩnh vực Đầu tư phát triển. Vậy Đầu tư cho phát triển là gì? 2. Đầu tư phát triển a. Khái niệm Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trực tiếp không chỉ tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ mà còn duy trì năng lực trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt của đời sống xã hội. Được thể hiện ở chỗ, khi đi vào quá trình vận hành kết quả đầu tư thì máy móc kỹ thuật và khoa học công nghệ phải luôn được bảo dưỡng, nâng cấp để duy trì sản xuất, không những thế mà khoa học công nghệ phải luôn luôn được đổi mới để phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiên đại, để bắt kịp với nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Đầu tư cho phát triển được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. b. Đặc điểm của đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, gồm những đặc điểm chủ yếu sau: + Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi quy mô vốn, vật tư, lao động 5 thường là rất lớn. Khi đi vào vận hành kết quả đầu tư, thì vốn đầu tư là yếu tố nằm đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện. Nó đòi hỏi người chủ đầu tư phải có những biện pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch hợp lý để quản lý vốn một cách chặt chẽ để hoạt động đầu tư có hiệu quả sử dụng vốn cao, tránh thất thoát vốn. + Thời gian thực hiện đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. + Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời gian sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn. Trong suốt quá trình vận hành, các kết quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… + Nếu sản phẩm của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng thì thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên do đó quá trình thực hiện đầu tư và đi vào vận hành kết quả đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện thuỷ văn của địa điểm đó. + Dễ gặp phải rủi ro: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài…nên mức rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. 6 Từ những đặc điểm trên, ta thấy Đầu tư phát triển không những tác động đến nền kinh tế mà còn tác động đến toàn bộ xã hội. Vì vậy mà Đầu tư phát triển có những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. c. Vai trò của Đầu tư phát triển. - Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đầu tư và việc tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Việc gia tăng vốn quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng bình quân cho mỗi lao động. Theo mô hình Harrod-Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần. g = Y Y ∆ = Y Y ∆ × K K ∆ ∆ = K Y ∆ ∆ × Y K ∆ = ICOR 1 × Y 1 Từ đó có thể suy ra: Y ∆ = ICOR 1 × I Trong đó: ∆ Y: là mức gia tăng sản lượng ∆ K: là mức gia tăng vốn đầu tư I : là mức đầu tư thuần K : là tổng quy mô vốn của nền kinh tế Y : là tổng sản lượng của nền kinh tế ICOR: là hệ số gia tăng vốn-sản lượng Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện cũng rất rõ nét trong tiến trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua. Với chính sách đổi mới, các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và nước 7 ngoài ngày càng đa dạng cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt được cũng rất thỏa đáng. - Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong điều hành chính sách đầu tư, nhà nước thể hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như chính sách tài khóa, chính sách tiền tề và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý. Tỷ trọng vốn đầu tư cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và nền kinh tế. Không những thế, giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ dẫn dến hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào, định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn. - Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu. Tác động đến tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không thay đổi. AD=C+ I + G + X – M 8 Trong đó: C: tiêu dùng I: đầu tư G: tiêu dùng của chính phủ X: xuất khẩu M: nhập khẩu + Tác động tới tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…, thể hiện qua phương trình sau: Q= F (K, L, T, R…) Trong đó: K: vốn đầu tư L: lao động T: công nghệ R: nguồn tài nguyên Sự tác động của đầu tư đến cung, cầu được thể hiện qua mô hình sau: 9 D’ D E2 E1 S S’ Eo Qo Q1 Q2 Po P2 P1 Q P Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác nếu tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. - Đầu tư có tác động hai mặt đến tính ổn định của nền kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là lớn hay nhỏ đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi đầu tư tăng lên, cầu của yếu tố đầu tư tăng lên làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng ( giá chi phí vốn, công nghệ, lao động…), đến mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, đầu tư làm cho cầu các yếu tố liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển thu hút nhiều lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Ngược lại khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, các nhà hoặch định chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra chính sách nhằm hạn chế tác động xấu nhằm phất huy tác động tích cực, duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. - Đầu tư có tác động lớn tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. 10 [...]... Vì vậy việc huy động vốn vào ngành dầu khí là việc cần thiết Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam 1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua Ngành dầu khí Việt Nam đến nay về cơ bản đã được xây dựng gần hoàn chỉnh, bao gồm các hoạt động đầu tư thượng nguồn... thiếu hụt nguồn vốn, làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư tới hợp lí II Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí 1.Đặc điểm của ngành dầu khí Dầu khí là thuật ngữ gọi tắt cho dầu mỏ” và khí đốt” Chúng là những hợp chất hữu cơ tự nhiên Riêng khí đốt còn gọi là khí tự nhiên Khí này tồn tại cùng với dầu thô gọi là “ khí đồng hành” Dầu khí không chỉ... nguyên dầu khí thì vấn đề phát triển dầu khí vẫn còn khó khăn 2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam Từ nhiều năm nay dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nước Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thềm lục địa và tiềm năng dầu khí. .. khí của Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư có hạn Vì vậy vấn đề huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí không những phục vụ cho lĩnh vực thăm dò khai thác dầu thô, mà điều quan trọng nữa là chúng ta cần vốn để trang bị công nghệ, kiến thức tơi tinh lọc dầu Khi đó mới hy vọng đất nước đi theo con đường CNH-HDH mà ngành dầu khí là ngành dẫn đầu Nếu đặt nền kinh tế Việt Nam trong... đoàn Dầu khí Việt Nam với tiền thân của nó là “ Tổng cục dầu khí Việt Nam “ hoạt động trong tất cả các khâu từ nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh dầu thô, khí đốt và sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí Một thực tế là Việt Nam có một tiềm năng dầu khí không phải là nhỏ Cùng với việc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, ngành dầu khí Việt Nam cũng từng bước phát triển. .. dò dầu khí đã được Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) triển khai mạnh mẽ trên toàn thềm lục địa Việt Nam với mục tiêu phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác ở trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai thành công các hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài Ở hoạt... nay, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của đất nước, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách của quốc gia, phục vụ Tích cực cho công cuộc phát triển và đổi mới nền kinh tế Việt Nam Ta xem xét tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam qua các lĩnh vực như sau: 1.1 Về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí: Từ những ngày đầu. .. chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm vốn cố định và vốn lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác Nội dung của chỉ tiêu này được thể hiện theo công thức sau: Vốn đầu tư xây Vốn đầu tư phát triển Vốn lưu dựng cơ bản và = chi phí cho sửa + chữa lớn TSCĐ động bổ sung (2) (1) 12 Vốn đầu tư + phát triển khác (3) Bảng 1: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thời kỳ 1995-2009 Đơn vị tính: % Năm 1995... nguồn vốn, ví dụ có thể nhận thấy rõ tâm lí của khu vực tư nhân và người dân chưa tin tư ng vào sự ổn định của nền kinh tế, lo lắng trước nguy cơ lạm phát nên huy động vốn từ nguồn này chưa đúng với tiềm năng của nó 3.2.2 Vốn đầu tư nước ngoài a Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): FDI là nguồn vốn đầu tư vô cùng quan trọng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Tính đến nay, Việt Nam. .. nguồn vốn được đầu tư thì nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể Các số liệu của WB đã cho thấy luồng vốn đầu tư từ các ngân hàng thương mại nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng, WB đã ước tính luồng vốn đầu tư thật sự vào Việt Nam có thể đạt được mức tăng 10%/năm Các kết quả khả quan này, theo các nhà đầu tư nước ngoài, là do môi trường đầu tư ở Việt Nam đã . phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam ..............27 Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam. Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam , nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn các hoạt động đầu tư vào phát triển ngành Dầu