Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

vào ngành dầu khí.

1.Đặc điểm của ngành dầu khí.

“Dầu khí là thuật ngữ gọi tắt cho “dầu mỏ” và “khí đốt”. Chúng là những hợp chất hữu cơ tự nhiên. Riêng khí đốt còn gọi là khí tự nhiên. Khí này tồn tại cùng với dầu thô gọi là “ khí đồng hành”. Dầu khí không chỉ là nhiên liệu mà còn là nguyên liệu nên nó ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế thế giới. Khác với than đá, hay các khoáng sản khác, việc thăm dò – khai thác chế biến phân phối dầu thô đã rất nhanh chóng mang tính toàn cầu. Do đó về mặt công nghệ, trình độ công nghiệp dầu khí ở tất cả các nước đều gần như nhau, không phân biệt đó là nước phát triển cao hay lạc hậu.

Ngành dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn không những thăm dò, khai thác mà còn phải chế biến từ dầu thô trở thành dầu tinh. Theo thông lệ, ngành dầu khí được chia là ba nhóm loại hình hoạt động gọi là thượng nguồn, trung nguồn, và hạ nguồn. Nhóm thượng nguồn gồm các hoạt động nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ. Nhóm trung nguồn gồm các hoạt động tàng trữ vận chuyển, và nhóm hạ nguồn gồm các hoạt động xử lý, chế biến ( lọc dầu, hoá dầu, hoá khí ) và phân phối. Ba

nhóm này có những đặc điểm riêng nhưng gắn kết với nhau tạo thành một vòng khép kín của một ngành công nghiệp hoàn chỉnh.

Trong ngành công nghiệp dầu khí để khai thác được một tấn sản phẩm thì phải mất nhiều năm từ việc thăm dò khai thác, khảo sát địa chất công trình, thẩm định trữ lượng, đánh giá tiềm năng, phát triển đưa mỏ vào khai thác cũng phải qua rất nhiều công đoạn. Thêm vào đó điều kiện địa lý thiên nhiên ngày càng xấu đi, việc khai thác vận chuyển đòi hỏi chi phí tăng nhanh. Nói cách khác, đối với ngành dầu mỏ càng khai thác được nhiều thì ngày càng khó khai thác. Một vấn đề nữa của ngành dầu khí là công nghệ rất hiện đại, vốn đầu tư cực kỳ lớn, rủi ro cao, lợi nhuận nhiều và tính quốc tế cao. Vì các đặc điểm đó mà cho đến giữa thế kỷ 20, ngành này hoàn toàn nằm trong tay các nước phát triển cao, cùng các tập đoàn siêu quốc gia mang tính độc quyền. Cho nên các quốc gia đang phát triển dù có một tiềm năng lớn về tài nguyên dầu khí thì vấn đề phát triển dầu khí vẫn còn khó khăn.

2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam Nam

Từ nhiều năm nay dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nước. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thềm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư có hạn. Vì vậy vấn đề huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí không những phục vụ cho lĩnh vực thăm dò khai thác dầu thô, mà điều quan trọng nữa là chúng ta cần vốn để trang bị công nghệ, kiến thức tơi tinh lọc dầu. Khi đó mới hy vọng đất nước đi theo con đường CNH-HDH mà ngành dầu khí là ngành dẫn đầu.

Nếu đặt nền kinh tế Việt Nam trong quỹ đạo kinh tế thế giới: ta thấy hiện nay năng lượng và nhiên liệu luôn được coi là đầu tàu cho sự phát triển kinh

tế-xã hội, vậy mà vẫn chưa tìm ra một năng lượng, nhiên liệu nào thay thế than, dầu khí. Cơ quan thông tin năng lượng quốc tế EIA nhận định tiêu thụ dầu thô và nhiên liệu dạng lỏng trên thế giới sẽ tăng lên 88,2 triệu

thùng/ngày trong năm nay và 89,6 triệu thùng/ngày trong năm 2012, so với năm 2010 là đạt 87,4 triệu thùng/ngày.Mức tiêu thụ ở trên đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu năm 2010 tăng 2,7 triệu thùng/ngày, tức 3,1% so với năm 2009, gấp đôi mức tăng bình quân của 10 năm qua.

Trữ lượng dầu mỏ của thế giới đạt 1,383 nghìn tỷ thùng tính đến cuối năm 2010, tăng 6 tỷ thùng, do các mỏ dầu mới phát hiện có trữ lượng lớn hơn mức tiêu thụ.

Trong khi đó, trữ lượng khí đốt toàn cầu tăng từ 186,6 nghìn tỷ mét khối trong năm 2009 lên 187,1 nghìn tỷ mét khối năm 2010.Lượng khí đốt tiêu thụ trong năm 2010 đạt 3.169 tỷ mét khối, tăng 7,4% so với năm 2009, trong sản lượng khai thác khí tăng 7,3% lên 3.193,3 tỷ mét khối.

Thực tế là hiện nay, giá dầu thô biến đổi thất thường. Tại thời điểm hiện tại giá dầu đang ở mức cao, nhìn chung xoay quanh mức từ 80$ - 100$, có những thời điểm vượt qua mốc 100$, hay xuống dưới mức 80$. Nguyên nhân khiến cho giá dầu tăng mạnh là do tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dầu thô, đặc biệt là ở châu á và Nhật Bản. Dự báo giá dầu thô vẫn có thể tăng trong thời gian tới do sự thiếu hụt nguồn năng lượng thay thế, sự cạn kiệt của chính nguồn năng lương này.

Chính vì nhu cầu dầu trên thế giới ngày một tăng lên Việt Nam cần có sự ưu tiên trong vấn đề khai thác dầu khí, nguồn năng lượng mà thiên nhiên ban tặng.

Một thực tế ở Việt Nam hiện nay trong vấn đề phát triển ngành dầu mỏ là: Chúng ta chỉ mới tập trung thăm dò và khai thác dầu khí, còn khâu chế biến thành dầu tinh chúng ta còn hạn chế, do đó xảy ra hiện tượng bán dầu

thô với giá rẻ và sau đó mua lại dầu tinh với giá đắt. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là ta chưa có nguồn vốn đủ lớn để tập trung công nghệ và trí tuệ chế biến dầu tinh. Mặt khác nếu chỉ riêng vấn đề khai thác thăm dò và khai thác chúng ta vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị. Vì vậy việc huy động vốn vào ngành dầu khí là việc cần thiết.

Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w