Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí :

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

III Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở

2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí :

dầu, chế biến khí để ạo ra được các sản phẩm năng lượng cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nông nghiệp khác.

+ Về phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành pyhần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành. Phấn đấu đến năm 2010, doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 25-30%, đến năm 2015 đạt 30-35% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến năm 2025.

+ Về phát triển khoa học công nghệ: Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hoá nhanh ngành dầu khí; xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và ở nước ngoài.

Thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ với sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của các Bộ, các ngành, các địa phương, sự hợp tác quốc tế trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí : khí :

Mặc dù năm 2006 vừa qua, Bộ Chính trị đã có quyết định số 41-KL- TW ngày 19/01/2006 về phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 . Song để thực hiện được những định hướng

đó, không phải là vấn đề một sớm một chiều. Vì vậy ta cần nắm bắt những cơ hội đồng thời phải vượt qua những thách thức, mới hy vọng đạt được những định hướng đề ra.

Những cơ hội mà ta cần nắm bắt đó là: Hiện nay chưa có một nguồn năng lượng nào thay thế được nguồn năng lượng Dầu khí , cho nên phát triển ngành công nghiệp Dầu khí là vấn đề mà cả thế giới quan tâm, đặc biệt là các nước phát triển . Đối với Việt Nam có các mỏ lớn đã và đang khai thác, nếu ta có các biện pháp, chính sách kêu gọi các nhà đầu tư thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào phát triển ngành Dầu khí nhiều hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của nó. Ngoài ra, như ta đã biết ngành Dầu khí là ngành cần sự đầu tư khoa học công nghệ, mà thế kỷ 21 này là thế kỷ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri trức, rất nhiều công nghệ mới ra đời, làm cho những điều trước đây 10 năm còn cho là viễn tưởng thì nay trở thành hịên thực. Nếu như trước đây vấn đề phát triển các lĩnh vực trong ngành Dầu khí là khó khăn do thiếu máy móc thiết bị thì ngày ngày nay vấn đề khó khăn đó đã được đáp ứng. Điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để có được khoa học công nghệ đó và vận dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình phát triển ngành Dầu khí hiện nay của đất nước.

Cơ hội là vậy, song thách thức cũng không nhỏ. Thực vậy, qua một quá trình tìm kiếm thăm dò, các mỏ Dầu khí ở vị trí địa lý thuận lợi hầu như đã phát hiện gần hết nên địa bàn thăm dò chuyển sang những vùng đầy khó khăn như vùng biển sâu, vùng hoang vu, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Việc khai thác các mỏ hiện đang hoạt động ngày cũng càng khó khăn vì trữ lượng đi vạo cạn kiệt, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ kỹ thuật phức tạp để tăng hệ số thu hồi dầu, tìm thêm các tầng Dầu khí mới thường là ở rất sâu hoặc kích thước bé.

Dầu khai thác được đưa đến các nhà máy lọc dầu để chế biến. Nhưng hiện nay vẫn chưa đủ số nhà máy lọc dầu để đáp ứng hết nhu cầu, gây ra lãng phí.

Tương tự như vậy, việc vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm lọc dầu trong bối cảnh những yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi phải hoán cải hoặc đóng mới các phương tiện vận tải và xây dựng lại kho tàng.

Tất cả những điều đó đòi hỏi phải sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại hơn, đầu tư lớn hơn, bao gồm cả đầu tư phát triển hạ tầng, cho nên giá thành sẽ cao.

Những yếu tố nói trên cộng thêm vói các yếu tố thời tiết, đầu cơ hoặc chính trị càng làm cho giá dầu khí chao đảo, biến thiên không thể kiểm soát được, tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế bình thường.

Thách thức lớn nhất đối với các mục tiêu đã nêu trên là làm sao thông qua công tác thăm dò có thể gia tăng trữ lượng xác minh trong lúc vốn đầu tư cho nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò hạn hẹp và cấu trúc địa chất của ta phức tạp làm cho tiềm năng Dầu khí tích tụ thành mỏ có giá trị thương mại không cao.

Như vậy, nước ta cần có những chính sách, luật lệ và cách thức làm ăn hấp dẫn hơn các nước trong khu vực thì mới có thể thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Một vấn đề hết sức cấp thiết nữa được đặt ra là phải đầu tư cho các đơn vị nghiên cứu, các cộng ty thăm dò khai thác của Việt Nam để họ có thể tiếp thu, sử dụng công nghệ tiên tiến và luôn đổi mới đẻ tự lực phần lớn trong công tác thuộc phạm trù điều tra cơ bản này mới có thể chủ đọng đưa mục tiêu, ước mơ thành hiện thực.

Công nghệ khai thác của ta cần phải nâng cấp toàn diện để đưa hệ số thu hồi dầu lên mức 40-50% hoặc cao hơn như ở các nước khác. Điều này

lại càng đặc biệt có ý nghĩa đối với lượng dầu khổng lồ còn nằm trong móng nứt nẻ, một đối tượng mà sự hiểu biết của chúnh ta còn rất hạn hep, cũng như các mỏ nhỏ, mỏ biên mà sắp tới sẽ đưa vào khai thác.

Đối với khí đốt, chúng ta có may mắn là trữ lượng đã xác minh khá dồi dào. Như thế trong tương lai gần như thách thức lớn không phải ở phía công nghệ mà là thị trường tiêu thụ và vốn đầu tư, đặc biệt cho cơ sở hạ tầng không phải chỉ cho bản thân công nghiệp khí đốt mà cả cho các ngành công nghiệp sử dụng khí đót làm nhiên liệu và nguyên liệu.

Trong lĩnh vực lọc - hoá dầu, dịch vụ, thương mại, cũng như đã đề cập đến ở trên, thach thức lớn nhất vẫn là vốn đầu tư. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Chính phủ cùng với việc công ty tài chính Dầu khí hoạt động hiệu quả cũng như chủ trương cổ phần hoá, thách thức này chắc chắn sẽ được vượt qua và các mục tiêu sẽ thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w