Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam

2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam

Từ nhiều năm nay, dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thêm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư của ta có hạn. Tuy vậy, đến nay vốn đầu tư vào ngành dầu khí đã đạt mức độ đáng kể.

• Ta xem tổng vốn đầu tư vào ngành khai khoáng mà khai thác dầu khí là chủ yếu, cớ cấu nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước và nguồn vốn không thuộc khu vực Nhà nước ( bao gồm vốn khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Qua bảng số liệu các năm sau:

Bảng 2:

Năm Tổng vốn đầu tư Vốn thuộc khu vực Nhà nước Vốn ngoài quốc doanh Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Giá thực tế 2005 26780 100 13624 50.9 13156 49.1 2007 37794 100 15225 40.3 22569 59.7 2008 50214 100 16290 32.4 33924 59.1 2009 59754 100 19265 32.2 40489 67.8 2010 70823 100 21213 30 49610 70

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng vốn đầu tư vào ngành có xu hướng tăng nhanh và tăng vượt bậc vào năm 2010, nguồn vốn từ cả hai khu vực tăng mạnh cho thấy sự quan tâm của nhà nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành. Khu vực ngoài nhà nước qua các năm thì vốn càng chiếm tỉ trọng lớn cho thấy sức hấp dẫn của ngành với các đối tác, từ năm 2005 chưa đến 50% thì đến năm 2010 đã chiếm 70%.

Nhìn chung, ngành dầu khí ngày càng thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào ngành từ lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến lĩnh vực chế biến, lọc hoá dầu. Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động.

Một ngành công nghiệp muốn phát triển, nhất là ngành công nghiệp mũi nhọn như ngành dầu khí rất cần nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Và thực tế, những năm gần đây để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài,

pháp luật Việt Nam đã thông thoáng đối với đầu tư nước ngoài nên vốn FDI vào lĩnh vực dầu khí tăng nhanh.

Bảng 3: thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khai thác dầu khí

Năm 2007 2008 2009 2010

Số dự án 16 7 10 20

Số vốn( triệu $) 262,3 307 397 621

Trong số các ngành kinh tế, ngành công nghiệp dầu khí có số vốn trực tiếp thực hiện lớn nhất. Bảng trên cho ta thấy số vốn cũng như số dự án đầu tư không ngừng tăng lên và dự đoán còn tăng mạnh trong năm 2011, cho ta thấy dấu hiệu rất tích cực vào việc thu hút vồn FDI vào ngành, cho thấy sự nỗ lực của ngành cũng như chính phủ.

Như vậy: Nguồn vốn huy động được vào ngành dầu khí ở Việt Nam trong thời gian qua là những con số không nhỏ, từ đó đã mang lại những kết quả khả quan trong ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng. Song ngành dầu khí như ta đã thấy đặc điểm của công nghiệp dầu khí là cần vốn lớn, chịu nhiều rủi ro, hơn nữa Dầu khí còn là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam và tiềm năng vốn có của thiên nhiên ban tặng. Việt Nam trong thế kỷ 21 này cần có nhiều biện pháp để huy động vốn vào ngành dầu khí.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w