Hòa chung vào sự phát triển của ngành ngân hàng, Sacombank đã vươn lên trở thành một ngân hàng TMCP hàng đầu về tốc độ tăng trưởng, mạng lưới hoạt động rộng khắp và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Góp phần vào sự thành công đó của Sacombank thì không thể không nhắc đến Chi nhánh Sacombank An Giang
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ VĂN ĐẶNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 05 năm 2010 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Sinh viên thực hiện: ĐỖ VĂN ĐẶNG Lớp: DH7QT. Mã số sinh viên: DQT062180 Giáo viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN XUÂN VINH Long xuyên, tháng 05 năm 2010 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Thạc Sĩ Nguyễn Xuân Vinh (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hồi đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2010 LỜI CẢM ƠN --[\-- Sau hơn hai tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang, đến đây đề tài đã cơ bản hoàn thành, tác giả xin gửi lời cám ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đầu tiên tác giả xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để cho tác giả hoàn thành đề tài này. Đồng thời tác giả cũng biết ơn các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt là Thầy Nguyễn Xuân Vinh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang đã tạo điều kiện cho tác giả được thực tập, học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là các anh chị phòng Cá nhân, phòng Doanh nghiệp và phòng Hỗ trợ. Góp phần hoàn thành cuộc nghiên cứu này thì không thể không kể đến những người bạn của tác giả. Các bạn ấy luôn giúp đỡ, chia sẻ và đóng góp những ý kiến quý giá rất có giá trị cho tác giả. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến những người đã giúp đỡ tác giả . Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai xót trong đề tài này. Rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Sinh viên Đỗ Văn Đặng TÓM TẮT ---\[--- Trong những năm qua, An Giang luôn là tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang cơ bản vẫn ổn định và phát triển. Nhiều lĩnh vực vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhất là trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh và hoạt động của các ngân hàng thương mại này lại góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của An Giang trong những năm qua, trong đó thì có sự đóng góp không nhỏ của Sacombank An Giang mà điển hình là hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Mục tiêu của đề tài này là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Sacombank An Giang trong giai đoạn 2007-2009 để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Đề tài được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp thống kê tổng hợp và so sánh số tương đối, tuyệt đối. Qua kết quả phân tích cho thấy, DSCV doanh nghiệp đã không ngừng tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng DSCV của toàn Chi nhánh. Cụ thể năm 2007 chỉ có 69.122 triệu đồng, chiếm 15,09% thì sang năm 2008 đã tăng lên 203.078 triệu đồng, tức tăng 193,78% và chiếm tỷ trọng là 21,99%. Đến năm 2009 thì cho vay doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng đạt 334.646 triệu đồng, chiếm 30,61%. Chính vì DSCV tăng liên tục đã làm cho dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng tăng theo. Trong đó thì dư nợ của công ty cổ phần là cao nhất, kế đến là công ty TNHH và DNTN, trong những năm qua tại Chi nhánh thì không có sự tham gia vay vốn của công ty hợp danh và hợp tác xã. Trong cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp theo ngành kinh tế thì ngành nông, lâm nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là ngành chế biến thủy sản, ngoài ra còn có các ngành xây dựng, TM – DV. Tuy rằng DSCV và dư nợ của doanh nghiệp tăng mạnh trong các năm qua nhưng DSTN doanh nghiệp lại tăng trưởng chậm hơn. Chính vì vậy đã làm phát sinh nợ quá hạn của cho vay doanh nghiệp trong hai năm 2008 và 2009. Tuy nhiên các khoản nợ quá hạn này chủ yếu đều thuộc nhóm 2 và chiếm tỷ lệ không cao. Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Bên cạnh đó nhờ có đội ngũ CBNV có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh những thành quả đạt được thì hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế như lãi suất cho vay bình quân còn cao hơn các ngân hàng khác. Số lượng nhân viên còn ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Mặc khác, Sacombank An Giang còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng khác cũng như là các ngân hàng nước ngoài khác. Bên cạnh phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp thì đề tài cũng đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Sacombank An Giang, chủ yếu tập trung vào công tác chăm sóc khách hàng. Nhằm mục đích giúp cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa, góp phần đưa Sacombank An Giang trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính tại An Giang. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .1 1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .2 1.4 Phương pháp nghiên cứu .2 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu .2 1.4.3 Phương pháp xử lý số liệu .2 1.5 Ý nghĩa khoa học 2 1.6 Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .4 2.1 Các vấn đề về tín dụng .4 2.1.1 Khái niệm tín dụng 4 2.1.2 Vai trò và chức năng của tín dụng .4 2.1.3 Các loại hình tín dụng 5 2.1.4 Phương thức cho vay .7 2.2 Khái quát về doanh nghiệp 7 2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp 7 2.2.2 Các loại hình doanh nghiệp .7 2.3 Tín dụng doanh nghiệp 11 2.3.1 Khái niệm 11 2.3.2 Nguyên tắc tín dụng .11 2.3.3 Đối tượng cho vay .12 2.3.4 Điều kiện vay vốn 12 2.3.5 Quy định về thông tin tối thiểu cung cấp cho ngân hàng 12 2.3.6 Hồ sơ vay vốn 12 2.3.7 Thời hạn cho vay .13 2.3.8 Mức cho vay, loại tiền vay 13 2.3.9 Lãi suất cho vay .13 2.4 Rủi ro tín dụng 13 2.4.1 Khái niệm 13 2.4.2 Nguyên nhân rủi ro 14 2.4.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng .14 2.5 Một số khái niệm khác .15 2.5.1 Doanh số cho vay 15 2.5.2 Doanh số thu nợ .15 2.5.3 Dư nợ .15 2.5.4 Nợ quá hạn .15 2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp 17 2.6.1 Hệ số thu nợ .17 2.6.2 Vòng quay vốn tín dụng 17 2.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ .17 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SACOMBANK AN GIANG 18 3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 18 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18 3.1.2 Các giải thưởng đã nhận 18 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang 19 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19 3.2.2 Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank An Giang .20 3.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 20 3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang từ năm 2007- 2009 24 3.5 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển năm 2010 của Sacombank An Giang 26 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK AN GIANG 28 4.1 Quy trình cho vay doanh nghiệp .28 4.2 Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp 31 4.2.1 DSCV Doanh nghiệp so với DSCV của toàn Chi nhánh 31 4.2.2 DSCV Doanh nghiệp so với các loại hình cho vay khác .32 4.2.3 DSCV doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 34 4.2.4 DSCV doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 35 4.2.5 DSCV doanh nghiệp theo ngành kinh tế .38 4.3 Phân tích thực trạng thu nợ doanh nghiệp 40 4.3.1 DSTN doanh nghiệp so với DSTN của Chi nhánh 40 4.3.2 DSTN doanh nghiệp so với DSTN của các loại hình cho vay khác 41 4.3.3 DSTN doanh nghiệp theo thời hạn 43 4.3.4 DSTN doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 44 4.3.5 DSTN doanh nghiệp theo ngành kinh tế .46 4.4 Phân tích thực trạng dư nợ doanh nghiệp .48 4.4.1 Dư nợ doanh nghiệp so với tổng dư nợ toàn Chi nhánh 48 4.4.2 Dư nợ doanh nghiệp so với dư nợ của các loại hình cho vay khác .49 4.4.3 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn .51 4.4.4 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp .52 4.4.5 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế 54 4.5 Phân tích thực trạng nợ quá hạn doanh nghiệp 56 4.5.1 Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh .56 4.5.2 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn 57 4.5.3 Nợ quá hạn theo loại hình cho vay 58 4.5.4 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 59 4.5.5 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo nhành kinh tế .59 4.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp .60 4.6.1 Hệ số thu nợ .60 4.6.2 Vòng quay vốn tín dụng 62 4.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn 62 4.7 Một số ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức của hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong thời gian qua .64 4.7.1 Ưu điểm .64 4.7.2 Hạn chế 64 4.7.3 Cơ hội 64 4.7.4 Thách thức .65 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP 66 5.1 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng doanh nghiệp 66 5.2 Giải pháp nâng cao doanh số cho vay doanh nghiệp 66 5.3 Giải pháp nâng cao chất lượng CBTD 67 5.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng .67 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .69 6.1 Kết luận .69 6.2 Kiến nghị .70 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang 24 Bảng 4.1 DSCV Doanh nghiệp so với tổng DSCV toàn Chi nhánh 32 Bảng 4.2 So sánh DSCV Doanh nghiệp với các loại hình cho vay khác .32 Bảng 4.3 DSCV doanh nghiệp theo thời hạn .34 Bảng 4.4 DSCV theo loại hình doanh nghiệp 35 Bảng 4.5 DSCV doanh nghiệp theo ngành kinh tế .38 Bảng 4.6 DSTN doanh nghiệp và DSTN của Chi nhánh .40 Bảng 4.7 DSTN doanh nghiệp và DSTN của các loại hình cho vay khác .41 Bảng 4.8 DSTN của doanh nghiệp theo thời hạn .43 Bảng 4.9 DSTN doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 44 Bảng 4.10 DSTN doanh nghiệp theo ngành kinh tế .46 Bảng 4.11 Dư nợ doanh nghiệp và tổng dư nợ của Chi nhánh .48 Bảng 4.12 Dư nợ doanh nghiệp so với dư nợ của các loại hình cho vay khác .49 Bảng 4.13 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn 51 Bảng 4.14 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp .52 Bảng 4.15 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế 54 Bảng 4.16 Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh 56 Bảng 4.17 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn .57 Bảng 4.18 Hệ số thu hợ của doanh nghiệp và Chi nhánh .61 Bảng 4.19 Vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp và Chi nhánh 62 Bảng 4.20 Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh 63 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang .25 Biểu đồ 4.1 DSCV Doanh nghiệp so với tổng DSCV toàn Chi nhánh 31 Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng DSCV Doanh nghiệp với các loại hình cho vay khác 33 Biểu đồ 4.3 Tỷ trọng DSCV doanh nghiệp theo thời hạn 34 Biểu đồ 4.4 Tỷ trọng DSCV theo loại hình doanh nghiệp .37 Biểu đồ 4.5 Tỷ trọng DSCV doanh nghiệp theo ngành kinh tế 39 Biểu đồ 4.7 Tỷ trọng DSTN của các loại hình cho vay 42 Biểu đồ 4.8 Tỷ trọng DSTN ngắn hạn và trung, dài hạn của doanh nghiệp .43 Biểu đồ 4.9 Tỷ trọng DSTN của các loại hình doanh nghiệp .45 Biểu đồ 4.10 Tỷ trọng DSTN doanh nghiệp theo ngành kinh tế 47 Biểu đồ 4.11 Dư nợ cho vay doanh nghiệp và tổng dư nợ của Chi nhánh .49 Biểu đồ 4.12 Tỷ trọng dư nợ của các loại hình cho vay .50 Biểu đồ 4.13 Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn 51 Biểu đồ 4.14 Tỷ trọng dư nợ của các loại hình doanh nghiệp 53 Biểu đồ 4.15 Tỷ trọng dư nợ của các ngành kinh tế .55 Biểu đồ 4.16 Nợ quá hạn theo loại hình cho vay .58 Biểu đồ 4.17 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 59 Biểu đồ 4.18 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo ngành kinh tế .59 Biểu đồ 4.20 Hệ số thu hợ của doanh nghiệp và Chi nhánh .61 Biểu đồ 4.21 Vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp và Chi nhánh 62 Biểu đồ 4.22 Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh 63 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank An Giang 21 Hình 4.1 Lưu đồ quy trình cho vay doanh nghiệp 30 [...]... về hoạt động của Sacombank chi nhánh An Giang nên đề tài: Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang đã được chọn 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu quy trình cho vay doanh nghiệp tại Sacombank chi nhánh An Giang Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của Sacombank chi nhánh An Giang Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt. .. hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh SVTH: Đỗ Văn Đặng Trang 1 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sacombank An Giang 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Do lĩnh vực kinh doanh của Sacombank An Giang phong phú và đa dạng nhưng thời gian thục tập có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay doanh nghiệp từ năm 2007-2009 của Sacombank chi nhánh An Giang 1.4 Phương... nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang Chương 6: Kết luận và kiến nghị SVTH: Đỗ Văn Đặng Trang 3 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sacombank An Giang CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các vấn đề về tín dụng 2.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể: bên cho vay và bên đi vay Trong đó bên cho vay chuyển giao tiền... nghiệp tại Sacombank An Giang Chương 3: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Sacombank; Ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang và khái quát tình hình hoạt động trong 3 năm (2007-2009) của Sacombank – An Giang Chương 4: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được trình bày trong chương này Nội dung chủ yếu là phân tích và đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang trong... hiện các hoạt động kinh doanh 2.2.2 Các loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Về cơ bản, SVTH: Đỗ Văn Đặng Trang 7 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sacombank An Giang những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do... nợ tại ngân hàng tốt hay xấu Tỷ số này càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại tỷ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao SVTH: Đỗ Văn Đặng Trang 17 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sacombank An Giang CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SACOMBANK AN GIANG 3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP. .. kinh doanh, nhờ vậy mà tổng thu nhập tăng mạnh đạt SVTH: Đỗ Văn Đặng Trang 24 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sacombank An Giang 127.412 triệu đồng tăng 39.251 triệu đồng, tương đương tăng 44,52% so với năm 2008 Đối với một ngân hàng thương mại nói chung và Sacombank An Giang nói riêng thì hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay Vì vậy mà nguồn thu nhập từ lãi cho vay của chi nhánh chi m... đảm bảo cho khách hàng SVTH: Đỗ Văn Đặng Trang 22 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sacombank An Giang - Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng, …theo chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả - Theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo chi nhánh, ... Sacombank là hạt nhân 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank An Giang tọa lạc tại số 56B đường Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Sacombank An Giang khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 03/08/2005 trên cơ sở được nâng cấp từ Văn phòng đại diện và Tổ tín dụng An Giang (trực thuộc chi nhánh. .. để phân tích số liệu 1.5 Ý nghĩa khoa học Hiện nay, tại An Giang, việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp rất đa dạng về chủng loại và có nhiều tổ chức tín dụng tham gia, chính vì thế việc tạo nên một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp là điều mà không phải ngân hàng nào cũng làm được Vì vậy, thông qua việc phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp, Ngân hàng Sacombank