1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiển xã hội trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

126 624 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN NGỌC HẠNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN NGỌC HẠNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Túy THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM Đ OAN Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đƣợc tập hợp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chƣa từng đƣợc ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Bắc Giang, ngày .... tháng .... năm 2014 Tác giả luận văn Trần Ngọc Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Tác giả Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả . Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Túy - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân t năng của huyện Hiệp Hòa đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình cung cấp tài liệu thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tác giả luận văn. Bắc Giang, ngày .... tháng .... năm 2014 Tác giả luận văn Trần Ngọc Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM Đ OAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ......................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI ............................................................................. 5 1.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội .................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của Bảo hiểm xã hội .............................. 5 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm tổ chức và hoạt động Quỹ bảo hiểm xã hội ........ 12 1.2. Quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội .............................................................. 16 1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội .................... 16 1.2.2. Những nghiệp vụ chủ yếu trong quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ........ 29 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội .................... 32 1.3.1. Hệ thống pháp luật, quy định về Bảo hiểm xã hội ................................ 32 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý, chi trả Bảo hiểm xã hội ................................ 32 1.3.3. Đặc điểm đối tƣợng hƣởng chế độ Bảo hiểm xã hội ............................ 33 1.3.4. Quy trình và thủ tục chi trả Bảo hiểm xã hội ........................................ 33 1.3.5. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ...................................................................................................... 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3.6. Phối hợp trong công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ..................... 35 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội của một số địa phƣơng trong nƣớc ........................................................................................................ 36 quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Vụ Bản, tỉnh 1.4.1 Nam Định ........................................................................................................ 36 1.4.2. Xuyên, Tỉnh An Giang .................................................................................. 37 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................... 39 1.4.4. Những b Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang .................................................................... 40 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................. 42 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 43 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 43 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 43 2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................... 43 2.2.2. Thu thập thông tin ................................................................................. 44 2.2.3. Xử lý thông tin ...................................................................................... 45 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích .......................................................................... 45 2.2.5. Các chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 47 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................. 49 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HIỆP HÕA, TỈNH BẮC GIANG ............. 51 3.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang............ 51 3.1.1. Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa. .......................... 51 3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa. .......... 51 3.1.3. Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa. ....................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.2. Thực trạng công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013.................................................... 57 3.2.1. Hệ thống các văn bản về Bảo hiểm xã hội đang đƣợc triển khai tại huyện Hiệp Hòa............................................................................................... 57 3.2.2. Đặc điểm về đối tƣợng tham gia và hƣởng Bảo hiểm xã hội ............... 58 3.2.3. Kết quả công tác chi trả Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2013 ........... 59 3.3. Đánh giá công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 66 3.3.1. Đánh giá về hệ thống văn bản quy định quản lý Bảo hiểm xã hội ....... 66 3.3.2. Đánh giá về tổ chức bộ máy - nhân sự quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa ................................................................................... 68 3.3.3. Đánh giá về quản lý đối tƣợng hƣởng Bảo hiểm xã hội ....................... 71 3.3.4. Đánh giá về việc lập, chấp hành và quyết toán chi Bảo hiểm xã hội ... 73 3.3.5. Đánh giá về tổ chức các quy trình, thủ tục nghiệp vụ trong công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ................................................................................... 76 3.3.6. Đánh giá về tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ......................................................................................... 77 3.3.7. Đánh giá về ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ......................... 78 3.3.8. Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Hiệp Hòa....................................... 80 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 82 3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 82 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 83 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................. 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HIỆP HÕA,TỈNH BẮC GIANG .................................................. 89 4.1. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa đến năm 2020 .... 89 4.1.1. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020 ...... 89 4.1.2. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ....................................................................................................... 90 4.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 92 4.3. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ............................................................... 93 4.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý đối tƣợng hƣởng Bảo hiểm xã hội .......... 93 4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và chi Bảo hiểm xã hội ................ 94 4.3.3. Hoàn thiện công cụ quản lý công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ............. 96 4.3.4. Hoàn thiện quy trình chi trả của Bảo hiểm xã hội Hiệp Hòa ................ 97 4.3.5. Hoàn thiện sự phối hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và chính quyền địa phƣơng ............................................................................................ 99 4.3.6. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và quyết toán chi 100 4.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang .................................................. 101 4.4.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam .......................................... 101 4.4.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang .................................. 103 4.4.3. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa ................................ 104 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ................................................................................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHXH TN : Bảo hiểm xã hội tự nguyện BHYT : Bảo hiểm y tế CHLB : Cộng hoà Liên Bang HCSN : Hành chính sự nghiệp ILO : Tổ chức Lao động quốc tế KCN : Khu công nghiệp LLVT : Lực lƣợng vũ trang MSLĐ : Mất sức lao động NHNN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NLĐ : Ngƣời lao động NQD : Ngoài quốc doanh NSDLĐ : Ngƣời sử dụng lao động NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc TNLĐ - BNN : Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số lƣợng các đối tƣợng hƣởng BHXH hàng năm tại huyện Hiệp Hòa ................................................................................ 58 Bảng 3.2: Diễn biến tình hình chi trả BHXH giai đoạn 2011-2013 ......... 59 Bảng 3.3: Tình hình chi trả chế độ hƣu trí giai đoạn 2011-2013 ............. 62 Bảng 3.4: Chế độ trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng ............................................ 63 Bảng 3.5: Diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp một lần giai đoạn 2011-2013 .............................................................................. 65 Bảng 3.6: Diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn ................ 65 Bảng 3.7: Đánh giá về hệ thống pháp luật và văn bản quản lý ................ 67 Bảng 3.8: Tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang ................................................................ 69 Bảng 3.9: Kết quả nghiên cứu quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH ............. 71 Bảng 3.10: Đánh giá quy trình chi trả tại huyện Hiệp Hòa ..................... 76 Bảng 3.11: Đánh giá về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý chi trả tại BHXH huyện Hiệp Hòa ................................................ 78 Bảng 3.12: Sự phối hợp trong công tác quản lý chi trả BHXH ............... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý chi bảo hiểm xã hội ................................................ 19 Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy BHXH cấp huyện................................................ 23 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH huyện Hiệp Hòa ...................... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo hay bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tham gia BHXH, ngƣời lao động yên tâm cống hiến và không phải lo lắng nhiều về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất, công tác, sinh hoạt. Hoạt động của ngành BHXH rất đa dạng và phong phú bao gồm: Thu BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN, thu BHXH, BHYT tự nguyện, chi trả các chế độ chính sách nhƣ: Ốm đau, thai sản, DSPHSK, hƣu trí, tử tuất…, cấp sổ BHXH và thẻ BHYT… BHXH là loại hình mang tính xã hội. Trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao ngành BHXH luôn hƣớng vào mục tiêu chủ yếu sau: Giải quyết đúng chế độ chính sách, chi trả kịp thời và đầy đủ các chế độ BHXH cho NLĐ, đảm bảo quyền lợi về khám chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Sử dụng quỹ BHXH hợp lý và đúng mục đích. Quỹ BHXH là nguồn tài chính lớn hình thành từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đƣợc tồn tại lại, nguồn tài chính này tƣơng đối nhàn rỗi vì có thể tính toán tƣơng đối chính xác nhu cầu chi BHXH, chi phí quản lý. Để bảo toàn và phát triển nguồn quỹ nhàn rỗi này BHXH đem đầu tƣ lại cho nền kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 tế trong các chƣơng trình dự án kinh tế - xã hội sẽ phát huy tác dụng lớn và mang lại hiệu quả, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nƣớc. Để BHXH tồn tại và phát triển tác dụng của mình thì mục tiêu đầu tiên là đảm bảo cân đối và tăng trƣởng quỹ BHXH. Trong các khâu để đảm bảo cân đối và tăng trƣởng quỹ BHXH thì công tác chi trả các chế độ BHXH đóng vai trò rất quan trọng. Để làm tốt công tác chi BHXH là cả nỗ lực, phối hợp và cố gắng của tất cả các khâu trong ngành BHXH. Riêng đối với BHXH huyện Hiệp Hòa thời gian qua công tác chi trả BHXH đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Nhƣng để thực hiện tốt mục tiêu của công tác chi trả BHXH đó là chi đúng, chi đủ, chính xác, kịp thời đến tận tay đối tƣợng hƣởng thì việc quản lý chi trả các chế độ BHXH vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” sẽ góp phần giúp BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả BHXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2011 - 2013. - Định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 * Đối tượng nghiên cứu Là công tác quản lý chi trả BHXH: Trong đó các khách thể là NLĐ, NSDLĐ, hộ gia đình, cán bộ hƣu trí, … * Phạm vi nghiên cứu Số liệu,tài liệu đánh giá thực trạng là các hoạt động của BHXH - Thời gian: Giai đoạn 2011 - 2013. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, có ý nghĩa thiết thực cho công tác chi BHXH trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và đối với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự. Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và NSDLĐ, góp phần đảm bảo cân đối và tăng trƣởng quỹ BHXH, BHYT, BHTN. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của đề tài bao gồm 4 chƣơng. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả bảo hiểm xã hội Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của Bảo hiểm xã hội 1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trƣờng hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, BHXH đã mở ra hƣớng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ NLĐ đóng góp mà giới chủ và Nhà nƣớc cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này đƣợc thể hiện rõ nét: mọi ngƣời, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, ngƣời khoẻ - ngƣời yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì mục đích chung. Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nƣớc Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nƣớc giành đƣợc độc lập ở Châu Á, châu Phi và vùng Caribê. BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và đƣợc tất cả các nƣớc thừa nhận là một trong những quyền con ngƣời. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết đƣợc BHXH. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của NLĐ và đƣợc thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con ngƣời nhƣ trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan Bảo hiểm xã hội từ cách tiếp cận này, có thể nêu khái niệm về BHXH nhƣ sau: Theo tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, 1948 thì: “BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không đƣợc sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho NLĐ và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.[5] Ngoài ra từ các giác độ khác, cũng có thể có những khái niệm khác nhau về BHXH. - Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ NLĐ, sử dụng tiền đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và đƣợc sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nƣớc, nhằm trợ cấp vật chất cho ngƣời đƣợc bảo hiểm và gia đình trong trƣờng hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thƣờng do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết. - Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những ngƣời tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội… Từ những khái niệm của nhiều nƣớc trên thế giới thì ở Việt Nam luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đƣa ra khái niệm về BHXH nhƣ sau: Tại Điều 3 Luật BHXH số 71/ 2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Các khái niệm trên đều có những điểm chung nhất định đó là đều thể hiện những nội dung cơ bản về BHXH: - BHXH là một loại hình bảo hiểm mang tính xã hội rất cao. Vì vậy, tổ chức BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. - Đối tƣợng của BHXH là thu nhập của NLĐ, nhƣng ngƣời đƣợc bảo vệ không chỉ có NLĐ mà cả gia đình của họ. Vì vậy, BHXH đã, đang và sẽ bảo vệ cho tất cả các thành viên trong cộng đồng xã hội. - Tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ BHXH bao gồm cả NLĐ và NSDLĐ. Quỹ BHXH đƣợc hình thành và sử dụng luôn có sự hỗ trợ và bảo hộ của Nhà nƣớc. - Rủi ro và sự kiện trong BHXH đều liên quan đến thu nhập của NLĐ. Đó là các rủi ro nhƣ: Ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, tuổi già về hƣu, chết… Mục đích của BHXH là góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 1.1.1.2. Bản chất của Bảo hiểm xã hội * Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Theo Điều 2 Luật BHXH số 71/ 2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006: Đối tƣợng tham gia BHXH là NLĐ và NSDLĐ và có sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nƣớc. Theo luật BHXH thì NLĐ và NSDLĐ là đối tƣợng bắt buộc tham gia BHXH với mức đóng và mức hƣởng theo quy định của luật BHXH. Đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện: Áp dụng cho những NLĐ có lƣơng và những ngƣời làm công việc lao động tự do. NLĐ tự do ngƣời ta tự bỏ một khoản tiền của mình có để đóng góp vào quỹ BHXH mà không có sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nƣớc. Đối tƣợng tham gia BHXH là NSDLĐ và Nhà nƣớc. NSDLĐ tham gia BHXH là do họ thấy đƣợc những quyền lợi của bản thân mình bên cạnh đó họ là những đơn vị, những cơ quan sống và làm việc theo những quy định của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 Nhà nƣớc, của Chính Phủ đề ra. Họ muốn công việc của mình đạt kết quả tốt thì một trong những nhân tố làm nên thành công đó là phải quan tâm đến lợi ích của NLĐ. Đối với đối tƣợng là Nhà nƣớc thì họ tham gia với tƣ cách là chủ sở hữu lao động đối với tất cả NLĐ hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. * Bản chất của BHXH BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh đƣợc. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú. Thực chất BHXH là sự tổ chức “đền bù” hậu quả của những “rủi ro xã hội” hoặc các sự kiện bảo hiểm. Sự đền bù này đƣợc thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP, đƣợc xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH nhƣ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, già yếu, chết... Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những ngƣời khỏe mạnh chia sẻ cho ngƣời ốm đau, bệnh tật; giữa những ngƣời trẻ cho ngƣời già; giữa những ngƣời không sinh đẻ (nam giới) và ngƣời sinh đẻ (nữ giới); giữa những ngƣời có thu nhập cao và ngƣời có thu nhập thấp... Dƣới góc độ kinh tế, BHXH là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho NLĐ khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động. Có nghĩa là tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho NLĐ khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm vi BHXH. Dƣới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những NLĐ xuất phát từ lợi ích chung của họ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Dƣới góc độ xã hội, BHXH đƣợc hiểu nhƣ là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ khi thu nhập của họ bị giảm hay mất. Thông qua đó bảo vệ và phát triển lực lƣợng lao động xã hội, lực lƣợng sản xuất, tăng năng suất lao động ổn định trật tự xã hội. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu về công tác quản lý chi trả BHXH của BHXH cấp huyện, do đó, một số bản chất của công tác quản lý chi trả BHXH đối với cấp huyện đƣợc trình bày khái quát nhƣ sau. * Đối với công tác quản lý của BHXH huyện, nội dung công tác chi trả bảo hiểm -Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thƣơng tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho NLĐ do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trƣờng hợp BHXH tỉnh uỷ quyền; -Chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng phí cho các đối tƣợng hƣởng hàng tháng trên địa bàn huyện; -Chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ có hồ sơ đề nghị giải quyết hƣởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (NLĐ bảo lƣu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trƣớc thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ,…). * Đối với công tác quản lý chi trả Đối tƣợng BHXH cấp huyện quản lý chi trả là quản lý toàn bộ hoạt động của BHXH bao gồm cả quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng thụ, quản lý điều kiện, mức hƣởng của từng đối tƣợng tham gia BHXH. 1.1.1.3. Vai trò của Bảo hiểm xã hội * Đối với ngƣời lao động: BHXH đã trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ gặp rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Bên cạnh đó BHXH cũng là cơ hội để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 mỗi ngƣời thực hiện trách nhiệm tƣơng trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Từ đó các rủi ro trong lao động sản xuất và trong đời sống NLĐ đƣợc khống chế và dàn trải. Hậu quả của rủi ro đƣợc hạn chế và đƣợc khắc phục kịp thời. Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe doạ cuộc sống của mỗi ngƣời gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên bất ngờ không lƣờng trƣớc đƣợc nhƣng xét trên bình diện xã hội, rủi ro là một tất yếu không thể tránh đƣợc. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với con ngƣời và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của BHXH. - Thứ nhất: BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho NLĐ và gia đình họ. Khi tham gia BHXH, NLĐ phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH, khi gặp rủi ro, bất hạnh nhƣ: ốm đau, thai sản, TNLĐ làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời. Do vậy thu nhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhờ có chính sách BHXH mà họ đƣợc nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống. - Thứ hai: Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo đƣợc tâm lý an tâm, tin tƣởng. Khi đã tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân và giúp họ tiết kiệm đƣợc những khoản tiền nhỏ, đều đặn ổn định để có nguồn dự phòng cần thiết để chi cho lúc hết tuổi lao động và lúc MSLĐ, TNLĐ-BNN…Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên về mặt tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già…Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình NLĐ, nhất là trẻ em, những ngƣời tàn tật, thân nhân của họ là ngƣời hết tuổi lao động mà không có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 nguồn thu nhập nhƣ: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ chồng; bố mẹ vợ cũng đƣợc hƣởng những khoản trợ cấp nhất định. * Đối với xã hội - Thứ nhất: Tăng cƣờng mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với NSDLĐ và NLĐ, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có đƣợc trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. NLĐ tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. NSDLĐ tham gia BHXH là để tăng cƣờng tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ nhƣng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân văn sâu sắc của BHXH. - Thứ hai: BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho những ngƣời khó khăn có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con ngƣời giúp họ hƣớng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tƣ tƣởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố tạo nên sự hoà đồng cho mọi ngƣời, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi ngƣời hƣớng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên. - Thứ ba: BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tƣơng thân tƣơng ái của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng, giúp đỡ những ngƣời khó khăn, bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con ngƣời, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững. - Thứ tƣ: BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho NLĐ. Trên giác độ kinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này NLĐ đƣợc thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 Chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống NLĐ, trợ giúp NLĐ khi gặp rủi ro: ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng nhƣ sớm có việc làm.... Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, nhất là chế độ hƣu trí, góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Chính sách BHXH, BHYT góp phần ổn định và nâng cao chất lƣợng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của NLĐ trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển. BHXH, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nƣớc, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cƣ, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nƣớc, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm tổ chức và hoạt động Quỹ bảo hiểm xã hội 1.1.2.1. Khái niệm Quỹ bảo hiểm xã hội Theo Luật BHXH quy định thì Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách nhà nƣớc. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ là dùng để chi trợ cấp cho NLĐ, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH là những ngƣời tham gia đóng góp để hình thành quỹ nhƣ NSDLĐ, NLĐ, Nhà nƣớc.[6] * Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: - NSDLĐ đóng theo quy định của luật BHXH: NSDLĐ đóng góp một phần quỹ BHXH cho NLĐ một mặt sẽ tránh đƣợc những thiệt hại to lớn nhƣ đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ mặt khác nó giảm bớt đi sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ và thợ. - NLĐ đóng theo quy định của luật BHXH: NLĐ đóng góp một phần vào quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 - Hỗ trợ của nhà nƣớc: Nhà nƣớc tham gia đóng góp một phần vào quỹ BHXH trên cƣơng vị của ngƣời quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Do mối quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thể tự giải quyết đƣợc. Nhà nƣớc buộc phải tham gia nhằm điều hoà mọi mâu thuẫn của hai bên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật. Không chỉ có nhƣ vậy nhà nƣớc còn hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH giúp cho hoạt động BHXH đƣợc ổn định. - Các nguồn thu hợp pháp khác (như các cá nhân, tổ chức từ thiện ủng hộ…). * Sử dụng quỹ Quỹ BHXH đƣợc lập ra nhằm mục đích đảm bảo các nhu cầu về BHXH, đảm bảo đủ chi trả các trợ cấp BHXH cho những ngƣời thụ hƣởng hiện tại và những ngƣời sẽ thụ hƣởng trong tƣơng lai. Tỷ lệ, mức độ và các khoản chi trả cho các chế độ BHXH phụ thuộc vào chính sách BHXH của mỗi quốc gia đƣợc luật pháp hoá, phù hợp với các quy định của các công ƣớc quốc tế, Đồng thời, để các hoạt động của cả hệ thống BHXH diễn ra bình thƣờng, cần phải có các hoạt động quản lý mà chi phí đƣợc lấy từ quỹ BHXH. Có thể tổng quát hoá cá khoản chi của quỹ BHXH nhƣ sau: Chi trả các trợ cấp BHXH: Đây là khoản chi chủ yếu của quỹ BHXH. Tuỳ theo quy định của từng nƣớc, các chế độ trợ cấp BHXH có thể khác nhau. Tuy, có thể có các loại trợ cấp sau: + Các trợ cấp ngắn hạn: dùng để chi cho các chế độ ngắn hạn nhƣ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, BHYT, thất nghiệp; trợ cấp gia đình … + Các trợ cấp dài hạn: dùng để chi trả các chế độ dài hạn nhƣ hƣu trí; tử tuất, TNLĐ - BNN nặng; Các trợ cấp này đƣợc xác định theo những căn cứ kinh tế - xã hội và các điều kiện sinh học của mỗi nƣớc trong giai đoạn nhất định và đƣợc pháp luật quy định. - Chi phí quản lý: Đây là khoản chi cho các hoạt động thƣờng xuyên của tổ chức BHXH, bao gồm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 + Chi lƣơng cho đội ngũ làm công tác BHXH trong toàn hệ thống; + Chi phí nghiệp vụ BHXH; + Chi nghiên cứu khoa học BHXH; + Chi phí hành chính (điện, nƣớc, văn phòng phẩm, …); + Chi phí mua sắm, sửa chữa,… - Chi phí đầu tƣ: khoản chi này để đảm bảo các hoạt động đầu tƣ phần nhàn rỗi cảu quỹ BHXH đƣợc diễn ra bình thƣờng và đạt hiệu quả cao. Về mặt kế toán, khoản chi này có thể lấy trong tổng thu đƣợc từ lợi nhuận đầu tƣ. - Chi dự phòng: Đây là khoản dự trữ có thể phát sinh trong năm ngoài dự liệu. - Những chi phí khác có liên quan đến hoạt động BHXH. 1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ bảo hiểm xã hội mang đầy đủ những đặc trƣng cơ bản nhất của một quỹ, ngoài ra do đặc thù của BHXH mà quỹ BHXH có những đặc trƣng riêng sau: - Quỹ BHXH là quỹ an toàn về tài chính. Nghĩa là, phải có một sự cân đối giữa nguồn vào và nguồn ra của quỹ BHXH. Chức năng của BHXH là đảm bảo an toàn về thu nhập cho NLĐ và để thực hiện đƣợc chức năng này, BHXH phải tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ mất an toàn về tài chính. Để tạo sự an toàn này, về nguyên tắc tổng số tiền hình thành nên quỹ phải bằng tổng số tiền chi ra từ quỹ. Tuy nhiên, không phải cứ đồng tiền nào vào quỹ là đƣợc dùng để chi trả ngay (nếu vậy đã không tồn tại cái gọi là quỹ BHXH) mà phải sau một khoảng thời gian nhất định, đôi khi tƣơng đối dài (như đối với chế độ hưu trí) số tiền ấy mới đƣợc chi ra, cùng thời gian ấy đồng tiền luôn biến động và có thể bị giảm giá trị do lạm phát, điều này đặt ra yêu cầu quỹ BHXH không chỉ phải bảo đảm về mặt số lƣợng mà còn phải bảo toàn về mặt giá trị. Điều đó lý giải tại sao trong điều 40 Điều lệ BHXH nƣớc ta quy định “ Quỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 BHXH đƣợc thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trƣởng theo quy định của chính phủ”. - Tính tích luỹ. Quỹ BHXH là “của để dành” của NLĐ phòng khi ốm đau, tuổi già... và đó là công sức đóng góp của cả quá trình lao động của NLĐ. Trong quỹ BHXH luôn tồn tại một lƣợng tiền tạm thời nhàn rỗi ở một thời điểm hiện tại để chi trả trong tƣơng lai, khi NLĐ có đủ các điều kiện cần thiết để đƣợc hƣởng trợ cấp (chẳng hạn như về thời gian và mức độ đóng góp BHXH). Số lƣợng tiền trong quỹ có thể đƣợc tăng lên bởi sự đóng góp đều đặn của các bên tham gia và bởi thực hiện các biện pháp tăng trƣởng quỹ. - Quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. Tính hoàn trả thể hiện ở chỗ, mục đích của việc thiết lập quỹ BHXH là để chi trả trợ cấp cho NLĐ khi họ không may gặp các rủi ro dẫn đến mất hay giảm thu nhập. Do đó, NLĐ là đối tƣợng đóng góp đồng thời cũng là đối tƣợng nhận trợ cấp. Tuy nhiên, thời gian, chế độ và mức trợ cấp của mỗi ngƣời sẽ khác nhau, điều đó phụ thuộc vào những rủi ro mà họ gặp phải cũng nhƣ mức độ đóng góp và thời gian tham gia BHXH. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, mặc dù nguyên tắc của BHXH là có đóng - có hƣởng, đóng ít- hƣởng ít, đóng nhiều- hƣởng nhiều nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là những ngƣời có mức đóng góp nhƣ nhau sẽ chắc chắn đƣợc hƣởng một khoản trợ cấp nhƣ nhau. Trong thực tế, cùng tham gia BHXH nhƣng có ngƣời đƣợc hƣởng nhiều lần, có ngƣời đƣợc hƣởng ít lần (với chế độ ốm đau), thậm trí không đƣợc hƣởng trợ cấp. - Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nƣớc. Mỗi sự vận động của nền kinh tế - xã hội đều tác động đến quỹ BHXH. Có những nhân tố tác động trực tiếp đến quỹ BHXH nhƣ: Việc làm, thu nhập, tình trạng sức khỏe… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 1.2. Quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội 1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội 1.2.1.1. Khái niệm Chi bảo hiểm xã hội Chi BHXH là việc các cơ quan Nhà nƣớc (cụ thể là cơ quan BHXH) sử dụng số tiền thuộc nguồn quỹ BHXH để dùng chi trả cho các hoạt động của BHXH cụ thể nhƣ sau: - Chi trợ cấp các chế độ BHXH. - Chi phí quản lí bộ máy BHXH. - Chi đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH. Quá trình sử dụng quỹ BHXH mà phần sử dụng nhiều nhất là để chi trả cho các chế độ còn phụ thuộc vào việc thành lập quỹ theo phƣơng thức nào? Nếu chỉ thành lập một quỹ BHXH tập trung thống nhất thì việc chi trả cũng phải đảm bảo tính thống nhất theo nội dung chi. Điều đó có nghĩa là tất cả các nguồn thu BHXH đều đƣợc tập trung để hình thành một quỹ, sau đó quỹ đƣợc sử dụng để chi các chế độ, chi quản lý và đầu tƣ. Phƣơng thức này rất đơn giản và tác dụng chủ yếu là quản lí quỹ đƣợc tập trung, cho nên dễ dàng điều tiết giữa các chế độ BHXH trong quá trình chi trả. Nếu quỹ BHXH đƣợc hình thành theo 2 loại: quỹ BHXH ngắn hạn, quỹ BHXH dài hạn thì việc chi trả và quản lí chi sẽ cụ thể hơn. Quỹ BHXH ngắn hạn nhƣ: Ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN. Nguồn quỹ này sẽ đƣợc cân đối từng năm, thậm chí có thể hình thành ngay trong từng doanh nghiệp để chi trả trực tiếp. Quỹ BHXH dài hạn đƣợc sử dụng để chi trả cho các chế độ dài hạn nhƣ: hƣu trí, tử tuất. Nguồn quỹ này phải đảm bảo cân đối trong nhiều năm và dùng tài khoản cá nhân trong quá trình chi trả là sát thực tế nhất. Phƣơng thức này đảm bảo cho công tác chi trả sát thực tế và đúng mục đích hơn. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho NLĐ thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia chế độ BHXH dài hạn. Nếu quỹ BHXH đƣợc thành lập theo từng chế độ: quỹ ốm đau, thai sản, hƣu trí...(hay còn gọi là quỹ BHXH thành phần), thì việc chi trả sẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 càng trở nên đơn giản hơn và đảm bảo đúng mục đích. Nội dung chi trả gắn liền với nội dung kinh tế, xã hội của từng chế độ hoặc từng nhóm chế độ. Chính vì vậy, mỗi chế độ có thể hình thành một quỹ và mỗi loại quỹ sẽ đƣợc hạch toán độc lập, bảo tồn và tăng trƣởng quỹ. Phƣơng thức này có ƣu điểm là dễ dàng cân đối thu chi từ đó góp phần xác định mức đóng và mức hƣởng trong từng chế độ một cách chính xác. Ngoài việc chi trả trợ cấp theo chế độ BHXH, quỹ BHXH còn đƣợc sử dụng cho chi phí quản lí nhƣ tiền lƣơng cho những ngƣời làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác... Phần quỹ nhàn rỗi phải đƣợc đem đầu tƣ sinh lợi. Mục đích đầu tƣ quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trƣởng nguồn quỹ. Quá trình chi trả BHXH phải đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời. Đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình chi trả đƣợc thuận lợi và đúng với qui định của các văn bản hƣớng dẫn chi các chế độ BHXH do BHXH Việt Nam qui định trong điều lệ BHXH mà Quốc hội ban hành. Việc chi BHXH trƣớc hết phải tuân theo nguyên tắc chi đúng đối tƣợng tức là thuộc đối tƣợng nào thì chi cho đối tƣợng đó, thu ở chế độ nào thì chi cho chế độ đó. Theo tính toán của BHXH Việt Nam thì đến năm 2020, cơ bản NSNN không còn phải bao cấp, vì cán bộ, công chức, NLĐ đã tham gia đóng góp xây dựng quỹ BHXH. Lƣợng tiền tồn tích lũy để giành của NLĐ để sau này về hƣu, hiện nay đã đƣợc trên 49 nghìn tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Chính phủ nguồn quỹ BHXH tồn tích bƣớc đầu, đầu tƣ có hiệu quả nhƣ mua công trái, cho các ngân hàng vay để sinh lời... nhờ đó đã có một số dự án lớn đã đƣợc triển khai nhƣ trƣờng học, bệnh viện, đƣờng sá... Các dự án này đã tạo việc làm cho hàng vạn NLĐ, từ đó NLĐ tiếp tục tham gia BHXH, phát triển nguồn quỹ, góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 1.2.1.2. Khái niệm Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội Đối với hoạt động chi BHXH cũng cần có quản lý chi trả BHXH, đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Theo quyết định 488/QĐ-BHXH ban hành ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 23/05/2012, “Quản lý chi trả BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH. Các hoạt động đó đƣợc thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nƣớc và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt đƣợc mục tiêu chi đúng đối tƣợng, chi đủ số lƣợng và đảm bảo đến tận tay đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng đúng thời gian quy định”.[7] Dƣới đây là sơ đồ quản lý chi BHXH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 Bộ Tài chính Ngân sách Nhà nƣớc 1 Bảo hiểm xã hội Việt Nam Quỹ Bảo hiểm xã hội 2 4 4 Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng Đơn vị sử dụng lao động và NLĐ Đơn vị sử dụng lao động, NLĐ 3 4 4 Bảo hiểm xã hội quận, huyện 6 5 Đại lý chi trả ở phƣờng, xã 7 Đối tƣợng hƣởng BHXH thƣờng xuyên hàng tháng Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý chi bảo hiểm xã hội (1): Theo quy định hiện hành, Ngân sách Nhà nƣớc cấp đủ kinh phí cho BHXH Việt Nam để chi trả cho các đối tƣợng đang hƣởng các chế độ BHXH từ 01/01/1995 trở về trƣớc. Hàng năm căn cứ vào số đối tƣợng đang hƣởng các chế độ BHXH có mặt đến cuối năm trƣớc và chế độ đƣợc hƣởng của từng loại đối tƣợng, BHXH Việt Nam phải lập dự toán chi BHXH cho các đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 tƣợng để trình Hội đồng Quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra và tổng hợp vào tổng dự toán NSNN để trình Quốc hội. Căn cứ vào dự toán đƣợc Quốc hội phê chuẩn, hàng quý, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi BHXH (phần do NSNN đảm bảo) cho BHXH Việt Nam để có nguồn kinh phí chi cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH. Khi kết thúc năm kế hoạch, BHXH Việt Nam phải tổng hợp báo cáo quyết toán chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nƣớc cấp) do BHXH các huyện và BHXH các tỉnh đã thực chi để gửi Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính kiểm tra và quyết định phê duyệt chi BHXH của toàn ngành. (2): Hàng tháng, BHXH Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh, thành phố thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ trên cơ sở các chế độ, chính sách mà NLĐ đƣợc hƣởng. BHXH tỉnh đƣợc mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" và chỉ đƣợc phép sử dụng tiền trong tài khoản để chi trả cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH quận, huyện để có nguồn kinh phí chi cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do BHXH huyện trực tiếp quản lý. Một tài khoản mở ở Kho bạc Nhà nƣớc để tiếp nhận kinh phí hạn mức do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tƣợng đang đƣợc hƣởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01/01/1995 trở về trƣớc (là các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do NSNN đảm bảo). Một tài khoản mở ở Ngân hàng No và PTNT để tiếp nhận kinh phí do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH phát sinh từ 01/01/1995 trở đi (là các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH đảm bảo). (3): Tƣơng tự nhƣ BHXH tỉnh, BHXH quận, huyện đƣợc mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chuyên chi BHXH cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do BHXH huyện quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 (4): BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ do NLĐ và NSDLĐ lập gửi đến, thực hiện thẩm định, quản lý và tổ chức chi trả cho đối tƣợng đƣợc hƣởng. (5, 6, 7): Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH thƣờng xuyên hàng tháng. Các đối tƣợng đƣợc quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hƣởng, do chết) và tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hoặc phƣờng). Yêu cầu của việc chi trả cho các đối tƣợng này là phải đầy đủ, đến tận tay ngƣời đƣợc hƣởng và trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày vào một thời điểm cố định trong tháng. Việc chi trả cho các đối tƣợng hoàn toàn bằng tiền mặt, do đó công tác quản lý tiền mặt (trong quá trình nhận từ Ngân hàng, Kho bạc, vận chuyển đến từng phƣờng, xã, tổ dân phố; trong lúc chi trả cho từng ngƣời) là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt quan tâm (thông thƣờng BHXH huyện phải thuê lực lƣợng công an ở địa phƣơng bảo vệ). Căn cứ vào giấy báo đối tƣợng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác), hết thời hạn hƣởng (tuất, mất sức lao động) và đối tƣợng chết. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải điều chỉnh và lập danh sách chi tiết từng đối tƣợng, phân theo từng loại chế độ (lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức lao động, TNLĐ - BNN, tuất) và trên từng địa bàn huyện, phƣờng (hoặc xã), tổ dân phố. BHXH tỉnh chuyển tiền và danh sách cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ BHXH cho BHXH quận, huyện để làm căn cứ chi cho đối tƣợng. 1.2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội Cơ quan BHXH là tổ chức sự nghiệp có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các chế độ BHXH theo quy định của Nhà nƣớc thông qua hệ thống văn bản pháp quy về BHXH, với nhiệm vụ chủ yếu quản lý nghiệp vụ BHXH gồm: quản lý đối tƣợng, quản lý thu BHXH, quản lý chi trả các chế độ cho NLĐ,… Việc chi trả các chế độ BHXH thƣờng đƣợc cơ quan BHXH tổ chức theo mô hình thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trong đó cơ quan BHXH Trung ƣơng sẽ có trách nhiệm hƣớng dẫn, xét duyệt, cấp phát nguồn kinh phí để chi trả; còn cơ quan BHXH địa phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tƣợng hƣởng BHXH theo đúng chế độ, chính sách và quy định của cơ quan BHXH Trung ƣơng. Tuỳ theo số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH, loại hình BHXH, tính chất các loại trợ cấp, có nƣớc lập thêm Hội đồng quản trị cơ quan BHXH. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ định hƣớng và thông qua ngân sách, thẩm định kế hoạch hàng năm, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của toàn ngành nói chung và của công tác chi trả BHXH nói riêng. Thông thƣờng, cơ quan BHXH tổ chức thực hiện chi trả BHXH có một Giám đốc và các Phó giám đốc. Căn cứ vào nhiệm vụ hoạt động thƣờng có Giám đốc phụ trách tài chính, chuẩn bị ngân sách, điều hành công tác kế toán và kiểm soán nội bộ; Phó giám đốc phụ trách nguồn thu, đăng ký những ngƣời đƣợc bảo hiểm và những NSDLĐ đóng BHXH cho NLĐ; còn một Phó giám đốc phụ trách mảng chính sách. Cũng theo đó sẽ hình thành các bộ phận chức năng nhƣ: Bộ phận kế hoạch tài chính, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận thu, bộ phận chi… Đối với cấp quản lý chi tại BHXH cấp huyện, các bộ phận chịu trách nhiệm chi bảo hiểm gồm Bộ phận Kế toán Chi, chịu quản lý trực tiếp của Giám độc BHXH huyện. Bên cạnh đó trong công tác quản lý chi còn có sự tham gia của các bộ phận nhƣ: Bộ phận Một cửa, Bộ phận Kiểm tra nội bộ, Bộ phận Chế độ chính sách. Các bộ phận đƣợc quản lý bởi các Phó Giám đốc BHXH cấp huyện theo sự phân cấp quản lý nhƣ sơ đồ dƣới đây. Giám Đốc Phó Giám đốc Bộ phận G/định Phó Giám đốc BP Sổ BHXH cửa tâm Học liệu – Đại BPhọc Thẻ BHYT SốBP hóaMột bởi Trung Thái Nguyên Bộ phận CĐCS BP Thu BH BP Kế toán-Chi Hành chính BP Kiểm tra NB http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy BHXH cấp huyện Nhƣ vậy, quá trình quản lý chi tại BHXH cấp huyện cần sự phối hợp của gần nhƣ toàn bộ các bộ phận trong cơ cấu tổ chức tại BHXH huyện. Do đó trong quá trình thực hiện công tác quản lý cũng nhƣ công tác chi thì khâu quan trọng là sự gắn kết, liên kết giữa các bộ phận này. Điều này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Giám đốc, các Phó Giám đốc quản lý các bộ phận trong việc trao đổi, kiểm tra kết quả làm việc của các bộ phận mà mình quản lý một cách hiệu quả. 1.2.1.4. Vai trò của quản lý chi Bảo hiểm xã hội + Đối với NLĐ: BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân NLĐ cũng nhƣ gia đình họ khi gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập, từ đó tạo ra tâm lý yên tâm ổn định trong cuộc sống cũng nhƣ trong lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. + Đối với NSDLĐ: BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, giúp NSDLĐ đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, nhiều khi là rất lớn để thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống, từ đó góp phần ổn định môi trƣờng lao động, ổn định xã hội, nâng cao trách nhiệm của NLĐ, nâng cao năng suất lao động. + Đối với Nhà nƣớc: BHXH là công cụ quan trọng giúp Nhà nƣớc thực hiện chức năng xã hội đƣợc tốt hơn nhằm đạt tới mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội: Thông qua các quy định về BHXH đối với NLĐ và NSDLĐ, Nhà nƣớc thực hiện việc điều tiết lợi ích, quyền lợi của các bên. Nói cách khác, Nhà nƣớc sử dụng pháp luật để can thiệp vào mối quan hệ chủ - thợ, đảm bảo những quyền lợi xã hội cho NLĐ tạo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 nghĩa vụ của công dân, phân phối lại thu nhập, từ đó phát huy tốt nhân tố con ngƣời, kết hợp tốt giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội. BHXH không những trợ giúp đắc lực cho Nhà nƣớc phân phối lại thu nhập, điều tiết lợi ích các bên, mà BHXH còn là kênh huy động vốn có hiệu quả cung cấp nguồn tiền tệ lớn cho việc đầu tƣ phát triển đối với nền kinh tế và cũng chính điều này là sự đảm bảo cho quỹ BHXH đƣợc bảo toàn và phát triển tránh sự trƣợt giá của đồng tiền theo thời gian. 1.2.1.5. Các chức năng, nhiệm vụ của quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội cấp huyện * Chức năng - Hoạch định: BHXH cấp huyện thể hiện chức năng hoạch định trong việc xây dựng kế hoạch công tác chi của quỹ BHXH trong đó chủ yếu là kế hoạch về số lƣợng tiền, số lƣợng đối tƣợng chi trả theo từng tháng để báo cáo lên BHXH cấp tỉnh. Để làm đƣợc điều này, BHXH cấp huyện hàng tháng cần thực hiện công tác tính toán nhu cầu sử dụng kinh phí của quỹ BHXH một cách chi tiết bằng việc quản lý một cách chính xác số lƣợng tăng, giảm của các đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH trên địa bàn huyện. - Tổ chức: Chức năng tổ chức trong quản lý chi trả BHXH đƣợc thể hiện qua công tác điều hành các thành viên của BHXH huyện thực hiện các công việc nhƣ phân công tổ chức công việc từng thành viên, bố trí nhân sự cho các công việc liên quan đến hoạt động quản lý chi bao gồm kiểm tra đối tƣợng, thực hiện chi trả, thực hiện công tác nhận tiền từ quỹ BHXH của tỉnh. Các thành viên của BHXH huyện chịu trách nhiệm quản lý từng phần việc đƣợc giao và tuân thủ theo đúng kế hoạch công tác chi của BHXH huyện về thời gian, về số lƣợng đối tƣợng, số lƣợng tiền. - Điều hành: Chức năng điều hành trong quản lý chi trả BHXH chủ yếu đƣợc thực hiện bởi Giám đốc và hai Phó Giám đốc phụ trách. Trong đó Giám đốc thực hiện công tác điều hành đối với hoạt động chung của BHXH huyện, ngoài ra còn điều hành trực tiếp Bộ phận Kế toán - Chi trả, Bộ phận Hành chính, các Phó Giám đốc tùy theo vị trí của mình sẽ thực hiện công tác điều hành các bộ phận trong thẩm quyền quản lý thực hiện các công việc nhƣ ghi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 nhận về số lƣợng đối tƣợng tăng giảm hàng tháng, liên kết với các đại lý, các cơ sở trong việc thực hiện công tác chi trả BHXH. - Kiểm tra: Chức năng kiểm tra đƣợc thực hiện bởi một hay nhiều thành viên trong BHXH huyện. Các thành viên thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trong các khâu của công tác chi gồm có kiểm tra rà soát số lƣợng đối tƣợng, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra hoạt động của các nhân viên BHXH trong việc thực hiện công tác chi, kiểm tra mức độ an toàn trong quá trình thực hiện công tác chi. * Nhiệm vụ Theo Quyết định 4857- QĐ-BHXH ban hành ngày 21/10/2008 đã nêu rõ nhiệm vụ của công tác quản lý chi trả đối với BHXH cấp huyện nhƣ sau: - Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp. - Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế. - Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phƣờng, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã, phƣờng, thị trấn theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của BHXH tỉnh. - Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. -Tổ chức quản lý, lƣu trữ hồ sơ các đối tƣợng tham gia và hƣởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. - Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT. - Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, quyền đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. 1.2.1.6. Nội dung quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội + Công tác lập kế hoạch: Hàng quý, năm các đơn vị sử dụng ngân sách, các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nƣớc lập kế hoạch chi tiền mặt với Kho bạc Nhà nƣớc. Cơ quan BHXH tổng hợp, lập kế hoạch chi BHXH với Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa nơi đơn vị mở tài khoản chi tiền gửi, kế hoạch chi tiền mặt cho BHXH bao gồm: Chi trả tiền lƣơng hƣu cho các đối tƣợng thuộc NSNN cấp; Chi trả BHXH cho các đối tƣợng thuộc nguồn quỹ BHXH quản lý. Đối với BHXH cấp huyện, công tác lập kế hoạch đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau: Hàng tháng cán bộ chi trả của xã, thị trấn tổng hợp những đối tƣợng tăng, giảm theo mẫu biểu của cơ quan BHXH rồi gửi về bộ phận chế độ chính sách của BHXH huyện. Theo Quy định thì từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng cán bộ chính sách của BHXH huyện tổng hợp số liệu (là đối tƣợng tăng, giảm) rồi chuyển số liệu về phòng chế độ chính sách BHXH tỉnh. Phòng chế độ chính sách BHXH tỉnh Bắc Giang tổng hợp số liệu tăng, giảm của các huyện, thành phố gửi đến sau đó tính toán ra số tiền phải trả ( số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 tiền chi hàng tháng + số tiền chi đối tƣợng tăng - số tiền đối tƣợng chết )gửi về Ban kế hoạch tài chính của BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam căn cứ kế hoạch chi của BHXH tỉnh rồi chuyển nguồn kinh phí về cho BHXH tỉnh. Đến đây sẽ hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi của BHXH cấp huyện. + Công tác thực hiện kế hoạch Công tác thực hiện kế hoạch chi trả BHXH cấp huyện đƣợc thực hiện nhƣ sau: BHXH cấp tỉnh (cụ thể phòng KHTC) căn cứ vào số liệu từ phòng chế độ chính sách BHXH tỉnh chuyển sang nhƣ danh sách chi trả, số tiền phải trả rồi chuyển nguồn kinh phí và danh sách chi về cho BHXH cấp huyện. BHXH cấp huyện nhận danh sách chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH hàng tháng và nguồn kinh phí chi. BHXH cấp huyện đối chiếu số liệu trên danh sách chi với nguồn kinh phí nhận rồi lập kế hoạch chi đồng thời thực hiện công việc liên hệ với Ngân hàng và các cơ quan hữu quan thực hiện công tác chi bảo hiểm. Công việc bao gồm: 1.Đăng ký với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện nơi mở tài khoản chi của BHXH huyện bằng văn bản kế hoạch rút tiền làm 02 ngày. 2.Thông báo bằng công văn giấy mời, điện thoại cho các xã, thị trấn ( đại lý) lên BHXH huyên lĩnh tiền. 3.Đại lý chi trả của xã sẽ nhận danh sách chi trả của xã mình rồi làm thủ tục tạm ứng kinh phí chi tƣơng ứng với số tiền trên danh sách ( mẫu C73HD tạm ứng)từ bộ phận kế toán tài chính của BHXH huyện sau khi đƣợc ký duyệt, đại lý xuống bộ phận thủ quỹ lĩnh tiền. 4.Các đại lý thông báo cho các tổ trƣởng của từng khu để các tổ trƣởng thông báo đến từng đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng khi đi lĩnh tiền mang theo CMTND về tại hội trƣờng của UBND xã để lĩnh tiền.Ai không đi lĩnh đƣợc thì phải có giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phƣơng. Công tác chi trả của xã thƣờng diễn ra 2,3 ngày mới hoàn tất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 5.Sau khi cấp phát xong đại lý mang danh sách chi trả về BHXH huyện bộ phận kế toán để làm thủ tục quyết toán ( Mẫu C74 - HD ). Kế toán sẽ kiểm tra danh sách chi trả chữ ký nhận tiền, giấy ủy quyền lĩnh thay...đối chiếu số tiền tạm ứng với tiền quyết toán. Sau đó kế toán viết phiếu chi hoa hồng cho đại lý (0.3% x số tiền thực chi), đại lý mang các thủ tục nhƣ danh sách chi, phiếu lĩnh hoa hồng đã đƣợc ký duyệt xuống bộ phận quỹ lĩnh tiền. Thủ quỹ có trách nhiệm tổng hợp danh sách đã quyết toán rồi đƣa vào kho lƣu trữ. + Công tác quyết toán chi BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH huyện thực hiện . - Hàng tháng lập 2 bộ gồm : báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách thu hồi kinh phí chi quản BHXH, danh sách đối tƣợng chƣa nhận hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách báo giảm hƣởng BHXH. Trong đó một gửi BHXH tỉnh trƣớc ngày 30 hàng tháng, một bộ lƣu lại huyện. - Hàng quý căn cứ để chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức ; lập 2 bản báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức kèm theo danh sách đối tƣợng nghỉ hƣởng chế độ tính đến tháng cuối quý trên địa bàn huyện quản lý. Một bản lƣu lại huyện, bản còn lại gửi BHXH tỉnh trƣớc ngày 5 đầu tháng sau. BHXH tỉnh lập báo cáo quyết toán trên cơ sở tổng hợp quyết toán của BHXH các huyện, thị và việc chi thực tế của BHXH tỉnh : - Lập 2 bộ báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH tách nguồn đảm bảo, kèm theo biểu thuyết minh đối tƣợng tăng (giảm) hƣởng BHXH do 2 nguồn đảm bảo. Một bộ gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam, một bộ lƣu lại tỉnh. - Hàng tháng, căn cứ vào danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH của BHXH các huyện, thị lập biểu tổng hợp không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH toàn tỉnh và lƣu lại tỉnh. - Hàng quý, tổ chức xét duyệt báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức do BHXH huyện duyệt chi báo cáo chi trả trực tiếp cho các đối tƣợng BHXH tỉnh quản lý để lập : 2 bản báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 2 bản báo cáo thu hồi kinh phí (nếu có) và biểu thống kê số chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức, một bản lƣu lại BHXH tỉnh, một bản gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam trƣớc ngày 15 tháng đầu của quý sau. - Hàng quý BHXH tỉnh lập báo cáo tổng hợp đóng BHYT cho đối tƣợng hƣởng BHXH theo quy định, để làm căn cứ thanh toán và cuối năm thanh lý hợp đồng BHYT. + Công tác kiểm tra giám sát Hàng quý, BHXH tỉnh xét duyệt, quyết toán chi các chế độ BHXH cho BHXH huyện theo các chế độ kế toán quy định. Đồng thời căn cứ vào kết quả thẩm định của các đối tƣợng hƣởng chế độ, chính sách BHXH do phòng chế độ chính sách chuyển đến, Phòng Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm kiểm tra trƣớc khi chuyển tiền cho BHXH huyện hoặc chủ sử dụng lao động chi trực tiếp cho đối tƣợng hƣởng BHXH. Đối với công tác kiểm tra nội bộ tại BHXH huyện, cán bộ kiểm tra sẽ tiến hành các hoạt động đánh giá về độ chính xác trong các thông tin báo cáo lên BHXH cấp tỉnh về số lƣợng tăng giảm đối tƣợng, số tiền chi trả theo các đối tƣợng đã báo cáo, đồng thời kiểm tra hiệu quả làm việc của các cá nhân, các bộ phận trong BHXH huyện và báo cáo kết quả này lên Giám đốc BHXH. Hàng tháng cán bộ kiểm tra tại BHXH huyện thực hiện công tác này tại tất cả các Bô phận liên quan đến hoạt động chi trả BHXH. 1.2.2. Những nghiệp vụ chủ yếu trong quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội Công tác quản lý chi trả BHXH bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau đây: 1.2.2.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội Đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ BHXH bao gồm: - Đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng: Đối tƣợng này lại bao gồm hai loại: + Những ngƣời về hƣu trƣớc 1/1/1995 do NSNN đảm bảo. Hàng năm, NSNN chuyển kinh phí của đối tƣợng này sang quỹ BHXH, BHXH Việt Nam có trách nhiệm chi trả đến tay đối tƣợng đƣợc hƣởng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 + Đối tƣợng về hƣu từ ngày 1/1/1995 trở đi: đối tƣợng này do quỹ BHXH đảm bảo. - Đối tƣợng hƣởng chế độ tử tuất: Đối tƣợng này có các loại trợ cấp chính: trợ cấp tiền mai táng phí, trợ cấp tiền tuất một lần và trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân ngƣời bị chết theo quy định. - Đối tƣợng hƣởng trợ cấp ốm đau và thai sản. - Đối tƣợng hƣởng trợ cấp TNLĐ - BNN. - Từ năm 2009 trở đi có thêm đối tƣợng hƣởng trợ cấp thất nghiệp. Nhƣ vậy Quản lý đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH là quản lý về số lƣợng các đối tƣợng theo các nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH đã quy định, sự tăng giảm của các đối tƣợng trong từng nhóm. 1.2.2.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng của các đối tượng được hưởng Điều kiện và mức hƣởng các chế độ BHXH đƣợc Nhà nƣớc quy định cụ thể trong luật BHXH. Vì vậy, khi tính toán mức hƣởng của từng đối tƣợng, cán bộ BHXH phải căn cứ vào những quy định cụ thể của luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật BHXH để tính toán mức hƣởng cụ thể cho từng ngƣời. Điều kiện hƣởng chế độ BHXH sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị của quỹ BHXH từ đó quyết định tới việc cân đối quỹ. Bởi vì khi điều kiện hƣởng chế độ BHXH tƣơng đối rộng cũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tƣợng, nhiều trƣờng hợp đƣợc thụ hƣởng các chế độ BHXH. Nhƣ vậy số tiền chi từ quỹ BHXH sẽ nhiều. Ngƣợc lại khi điều kiện hƣởng BHXH chặt chẽ thì số đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng từ quỹ BHXH chắc chắn sẽ ít hơn. Mức hƣởng cao hay thấp cũng ảnh hƣởng khá nhiều đến việc cân đối quỹ BHXH. Để đánh giá mức hƣởng cao hay thấp cần phải căn cứ vào mức tiền lƣơng, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Quản lý điều kiện hƣởng và mức hƣởng là quản lý về sự phù hợp của các điều kiện và mức chi trả đối với từng đối tƣợng, kiểm tra hồ sơ đề nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 hƣởng chế độ BHXH của các đối tƣợng phát sinh, kiểm tra sự thay đổi về chế độ hƣởng, mức hƣởng đối với các đối tƣợng đang quản lý. 1.2.2.3. Quản lý việc chi trả cho từng loại đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội Hiện nay theo Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tổ chức chi trả cho 5 chế độ chính thức riêng biệt bao gồm: - Chế độ hƣu trí - Chế độ tử tuất - Chế độ ốm đau - Chế độ thai sản. - Chế độ TNLĐ - BNN. BHXH Việt Nam phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp đến tay tất cả các đối tƣợng đủ số lƣợng, đảm bảo thời gian quy định thông qua BHXH tỉnh, TP và BHXH quận, huyện. Quản lý chi trả bao gồm nhiều công tác, ngoài hoạt động quản lý chi trả trong tổ chức BHXH cấp huyện, thì công tác chi trả còn làm nhiệm vụ quản lý công tác chi trả tiền BHXH đến tận tay ngƣời hƣởng theo đúng thời gian và đúng số lƣợng chi trả. 1.2.2.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế Bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê Thực hiện tốt việc lập các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả trợ cấp BHXH, đặc biệt là các chỉ tiêu thống kê... sẽ giúp cho công tác quản lý chi trả BHXH đƣợc tốt hơn. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ BHXH là công việc đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nhằm đảm bảo sự chính xác trong công tác quản lý về số lƣợng và lƣợng tiền chi trả. Đây là một hoạt động nhằm giúp lãnh đạo BHXH huyện theo dõi đƣợc các số liệu chính xác về công tác chi trả, từ đó có thể thực hiện công tác kiểm tra giám sát cũng nhƣ điều hành một cách hiệu quả hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội 1.3.1. Hệ thống pháp luật, quy định về Bảo hiểm xã hội Hiện nay, việc chi BHXH đƣợc thực hiện theo luật BHXH Việt Nam. Luật BHXH ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện chính sách BHXH nói chung cũng nhƣ công tác chi trả BHXH nói riêng. Trên cơ sở quy định của Luật BHXH, hƣớng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, BHXH Việt Nam đã ra Quyết định số 845/2009/QĐ-BHXH ngày 18/6/2009 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc, trong đó quy định rõ về nội dung chi trả các chế độ BHXH, hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH, quản lý chi trả các chế độ BHXH.... Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm tƣơng đối đầy đủ nhƣng vẫn chƣa có tính đồng bộ. Vì vậy, hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH thì cần sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ. 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý, chi trả Bảo hiểm xã hội Tổ chức bộ máy quản lý, chi trả BHXH đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý chi trả BHXH. Việc thực hiện tổ chức bộ máy chi trả BHXH đƣợc phân cấp chi trả theo quy định của BHXH Việt Nam một cách cụ thể và rõ ràng. Phân cấp chi trả đƣợc BHXH Việt Nam quy định cụ thể về quản lý nguồn kinh phí, phân cấp rõ trách nhiệm giữa cơ quan BHXH các cấp trong công tác quản lý chi trả, cấp phát kịp thời nguồn kinh phí, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH với các cán bộ đại diện chi trả. Tuy nhiên ngoài việc tổ chức bộ máy thực hiện công tác chi trả theo quy định của BHXH Việt Nam thì công tác tổ chức bộ máy cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng. Ngoài ra, bộ máy quản lý đƣợc hoạt động có hiệu quả cao thì đội ngũ đại lý chi trả bảo hiểm cần phải có thái độ nhiệt tình, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chi trả góp phần quan trọng trong việc thực thi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 chính sách BHXH nói chung cũng nhƣ công tác chi trả bảo BHXH nói riêng tại địa phƣơng. 1.3.3. Đặc điểm đối tượng hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội Công tác quản lý chi trả BHXH chịu ảnh hƣởng bởi các đặc điểm của đối tƣợng hƣớng chế độ, trong đó có các đặc điểm về nhân khẩu học nhƣ nơi cƣ trú, giới tính, độ tuổi và các đặc điểm về nơi công tác, chế độ bảo hiểm tham gia. Điều này cho thấy công tác quản lý chi trả cần phải có sự quản lý chặt chẽ với từng đối tƣợng có những đặc điểm riêng, từ đó phân loại đối tƣợng, chia nhóm để thực hiện công tác quản lý một cách dễ dàng hơn. 1.3.4. Quy trình và thủ tục chi trả Bảo hiểm xã hội 1.3.4.1. Chi trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội thường xuyên: chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp và tử tuất hàng tháng Hiện nay tại các tỉnh và các huyện thƣờng áp dụng phƣơng thức chi trả cho đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH thông qua đại lý chi trả. Hàng năm, cơ quan BHXH tại các huyện ký kết hợp đồng trách nhiệm với cá nhân làm đại lý chi trả do UBND các xã, phƣờng giới thiệu. Căn cứ số tiền phải chi trả theo danh sách do BHXH huyện giao cho đại lý, thủ quỹ chi tạm ứng tiền cho cán bộ đại lý chi trả. Sau khi nhận tiền tại cơ quan BHXH về đại lý tiến hành chi trả cho các đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH. Sau mỗi đợt chi trả, đại lý chi trả có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan BHXH. Cụ thể nhƣ sau: Hàng tháng từ ngày 01 đến ngày 05 BHXH huyện nhận kinh phí, danh sách và file dữ liệu do BHXH tỉnh cấp về; từ ngày 05 đến ngày 10 BHXH huyện thực hiện đăng ký kế hoạch rút tiền với Ngân hàng, lập phiếu chi cho đại lý tạm ứng kinh phí chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH cho đối tƣợng thụ hƣởng (mẫu C73-HD); trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận tiền từ BHXH, đại lý thực hiện chi trả cho đối tƣợng đảm bảo an toàn, đến tay ngƣời hƣởng. Chậm nhất trƣớc ngày 15 hàng tháng đại lý chi trả lập biểu báo cáo quyết toán chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH (mẫu C74-HD), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 lập mẫu số 8a-CBH danh sách đối tƣợng chƣa nhận lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH (nếu có) nộp về BHXH huyện. 1.3.4.2. Chi trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội ngắn hạn: chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Việc chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn đƣợc thực hiện theo đúng quy định. NSDLĐ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của NLĐ đủ điều kiện hƣởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DS-PHSK. Căn cứ hồ sơ hƣởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DS-PHSK của NLĐ, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí của quỹ BHXH bằng 2% quỹ tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH của một quý đƣợc giữ lại để chi trả kịp thời cho NLĐ có đủ điều kiện hƣởng và lƣu giữ hồ sơ, chứng từ theo qui định; lập mẫu số C66a-HD, C67a-HD, C68a-HD, C69a-HD, C70a-HD, kèm theo hồ sơ của từng NLĐ, file dữ liệu gửi cơ quan BHXH; Căn cứ mẫu số C71-HD do cơ quan BHXH thông báo, NLĐ thực hiện nộp tiếp tiền BHXH bằng số chênh lệch thừa cho cơ quan BHXH vào tháng đầu quý sau trong trƣờng hợp số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền đƣợc giữ lại. Nhận kinh phí từ cơ quan BHXH bằng số chênh lệch thiếu trong trƣờng hợp số tiền quyết toán lớn hơn số tiền đƣợc giữ lại. 1.3.5. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý, điều hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh hay quản lý nào của doanh nghiệp hoặc của tổ chức. Sự phát triển của công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng trong quản lý và giúp cho hoạt động quản lý đảm bảo tính chính xác cao hơn, dễ kiểm soát hơn và thông tin quản lý đƣợc cập nhật một cách nhanh chóng hơn rất nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 Nhận thức đƣợc vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý chi trả bảo hiểm xã hội: quản lý đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng. BHXH Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu xây dựng đề án rà soát hồ sơ và số tiền hƣởng, đảm bảo cho đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH phải có đủ hồ sơ pháp lý. Tiếp đó, BHXH Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng chƣơng trình công nghệ thông tin để quản lý đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH hàng tháng. Đến ngày 20/12/2004, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2057/QĐ-BHXH Quy định quản lý, khai thác, sử dụng chƣơng trình ứng dụng xét duyệt và quản lý đối tƣợng BHXH (BHXHSOFT-01) nhằm thống nhất việc xét duyệt hồ sơ và quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH bằng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của toàn ngành. Đến năm 2009, BHXH Việt Nam đã đƣa vào ứng dụng trong toàn ngành chƣơng trình kế toán BHXH (VSA) để hạch toán kế toán và quản lý chi trả BHXH. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả BHXH đã có những tác dụng và hiệu quả rất lớn nhƣ: quản lý chính xác đối tƣợng hiện có, mức lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH của từng loại đối tƣợng, in danh sách chi trả hàng tháng kịp thời...Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều chỉnh lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH cho đối tƣợng khi có quyết định của nhà nƣớc kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hƣởng rất lớn tới công tác quản lý chi trả BHXH. 1.3.6. Phối hợp trong công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội Việc phối hợp trong công tác quản lý chi trả BHXH có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động chi trả BHXH. Công tác chi trả BHXH cần đƣợc sự phối hợp chặt chẽ của các xã, phƣờng tại các địa phƣơng, giữa bảo hiểm cấp huyện và các đại lý chi trả bảo hiểm. Mục đích của việc phối hợp là nhằm bao quát, kiểm tra, nắm bắt tình hình, quản lý theo dõi đối tƣợng, chỉ đạo công tác chi trả từ huyện đến xã, hƣớng dẫn và trực tiếp phối hợp với các ban đại diện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 trong quá trình chi trả chƣa đƣợc thực hiện sâu sát. Ngoài ra, công tác phối hợp với các xã phƣờng tại các địa phƣơng giúp cho các cơ quan kiểm tra, thanh tra có thể giải quyết đƣợc các vụ việc: khiếu nại, tố cáo trong thời gian nhanh nhất và chính xác nhất nhờ quá trình đi sâu vào cơ sở để kiểm tra nắm bắt tình hình của đối tƣợng… 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội của một số địa phƣơng trong nƣớc quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Vụ Bản, tỉnh 1.4.1 Nam Định Năm 2013, kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản tiếp tục có bƣớc phát triển, là điều kiện cơ bản để tăng cƣờng thực hiện các hoạt động xã hội, trong đó có việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện, BHXH huyện thƣờng xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. BHXH huyện đã tiếp nhận, quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định các nguồn kinh phí để chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH, BHYT. Tổng số tiền chi BHXH, BHYT năm 2013 là 172 tỷ đồng. BHXH huyện luôn đảm bảo ổn định lịch chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH thƣờng xuyên từ ngày 5 đến mùng 10 hằng tháng, trung bình số tiền chi 1 tháng hơn 13 tỷ đồng, đảm bảo an toàn, chi đúng kỳ, đủ số tiền, tận tay đối tƣợng. Việc giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT luôn đƣợc quan tâm thực hiện tốt. Công tác chi trả trực tiếp cho đối tƣợng đến thanh toán chế độ BHXH 1 lần khi nghỉ hƣu, trợ cấp nghỉ việc 1 lần, mai táng phí, khám chữa bệnh BHYT đƣợc BHXH huyện tập trung làm tốt, không để đối tƣợng chờ đợi lâu, không gây phiền hà, đảm bảo đúng chế độ và quyền lợi cho ngƣời tham gia BHXH, BHYT. Các chế độ hƣu trí, tử tuất, TNLĐ- BNN trên địa bàn huyện và việc thẩm định xét duyệt các chế độ BHXH ngắn hạn đƣợc thực hiện đúng quy định, tạo thuận lợi cho NLĐ, các đơn vị sử dụng lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 đến giao dịch dễ dàng, nhanh gọn, đúng thời gian, góp phần đảm bảo đời sống cho NLĐ khi ốm đau, rủi ro, hết tuổi lao động. Số ngƣời hƣởng chế độ trong năm là 7.572 ngƣời, trong đó 6.061 ngƣời hƣởng BHXH hằng tháng, 731 ngƣời hƣởng trợ cấp 1 lần, 300 lƣợt ngƣời hƣởng trợ cấp BHTN, 289 lƣợt ngƣời hƣởng chế độ thai sản, 101 lƣợt ngƣời hƣởng chế độ ốm đau, 90 lƣợt ngƣời hƣởng chế độ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe. Công tác giám định BHYT luôn đƣợc chú trọng. BHXH huyện thƣờng xuyên phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện thực hiện ký hợp đồng khám chữa bệnh ngay từ đầu năm; làm tốt công tác tƣ vấn, tuyên truyền chính sách BHYT, hƣớng dẫn thủ tục cho ngƣời bệnh có BHYT khi đi khám chữa bệnh thuận lợi. Năm 2013, có 127.383 lƣợt ngƣời đƣợc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT với số tiền 9,6 tỷ đồng. Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tham gia, trong năm BHXH huyện Vụ Bản đã tiến hành 36 cuộc kiểm tra tại các ban đại diện chi trả và 4 cuộc kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động. Kết quả kiểm tra cho thấy, các ban đại diện chi trả đã thực hiện tốt việc chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, thanh quyết toán kịp thời với BHXH huyện; các đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện tốt việc trích nộp BHXH, BHYT, BHTN. Bằng sự nỗ lực vƣợt khó, bề dày kinh nghiệm và sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, BHXH huyện Vụ Bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. 1.4.2. quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ở thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang Thực hiện các qui định của pháp luật BHXH về công tác chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn, BHXH thành phố đã tổ chức tốt công tác chi trả phục vụ các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH, góp phần vào sự ổn định tình hình kinh tế - chính trị trên địa bàn, cụ thể nhƣ : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 Đã quán triệt cho toàn thể CB, CCVC thực hiện tốt theo quy định về công tác chi trả, đồng thời phân công, phân nhiệm rạch ròi trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân thực hiện công tác chi trả, kiểm tra, theo dõi phối hợp chi trả, bảo vệ tiền mặt trong các ngày chi trả… Đã làm tham mƣu với UBND thành phố, BHXH tỉnh về thực hiện công tác chi trả. Tổ chức triển khai đầy đủ các quy định về chi trả các chế độ BHXH. Trong đó: Phối hợp tốt với UBND phƣờng, xã tổ chức công tác chi trả BHXH hàng tháng an toàn, bao gồm, kế hoạch rút tiền mặt, giao nhận tiền mặt đảm bảo chi trả cho đối tƣợng, không để lƣợng tiền tồn lớn qua đêm, UBND phƣờng, xã có phƣơng án bảo quản tiền mặt trong những ngày chi trả (qui định cho đại diện chi trả báo cáo lượng tiền chi, tồn trong ngày để ký gửi tại quỹ UBND phường, xã), đồng thời cử ngƣời có uy tín, trách nhiệm thực hiện công tác chi trả, một số UBND phƣờng, xã còn cử ngƣời bảo vệ đảm bảo tốt cho công tác rút tiền mặt trong những ngày chi trả xem đây là nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần bảo đảm tình hình an ninh xã hội của địa phƣơng. Hiện nay, có 3/13 phƣờng, xã đảm nhận quản lý kinh phí chi trả qua tài khoản của phƣờng nhƣ : Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Long (quyết toán với kế toán phường như sử dụng kinh phí của phường). BHXH thành phố Long Xuyên ký hợp đồng với 05 ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, phối hợp với UBND phƣờng, xã tổ chức theo dõi chặt chẽ kinh phí chi trả qua tài khoản ATM cho gần 900/3.320 đối tƣợng hƣởng BHXH. Công tác chi trả trực tiếp tại BHXH thành phố đƣợc bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, an toàn. Phối hợp tốt với Ngân hàng, Kho bạc kiểm tra, đối chiếu, quản lý chặt chẽ số liệu thu, chi BHXH đúng theo quy định. Bên cạnh đó, BHXH Thành phố đã thực hiện tốt công tác kiểm tra việc chi trả tại phƣờng xã, kịp thời hỗ trợ các đại diện chi trả khi gặp khó khăn, vƣớng mắc. Ngoài ra, mỗi kỳ điều chỉnh lƣơng, trợ cấp BHXH, cấp phiếu ghi rõ số tiền đối tƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 đƣợc hƣởng theo quy định mới, để đối tƣợng dễ dàng kiểm tra chế độ của mình trong quá trình chi trả (kể cả đối tượng lĩnh qua tài khoản ATM). Đã thực hiện tốt kế hoạch phối hợp với Công an Thành phố trong công tác bảo vệ, vận chuyển tiền mặt về địa bàn phƣờng, xã trong những ngày chi trả. Ngoài ra, BHXH Thành phố còn quan tâm đến công tác tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ chi trả cho đại diện chi trả phƣờng, xã kịp thời theo các quy định hiện hành, qua đó, các đại diện chi trả đã nắm bắt các quy định mới để tổ chức tốt công tác chi trả trên địa bàn. Công tác báo tăng, giảm đối tƣợng thụ hƣởng đƣợc đại diện chi thực hiện kịp thời, đúng quy định (kiểm soát chắt chẽ đối tượng hưởng như: di chuyển, tăng mới hoặc từ trần ). Qua các đợt kiểm tra chƣa phát hiện sai sót. Hiện nay, trên địa bàn thành phố long xuyên bình quân một tháng có gần 6.500 đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH hàng tháng. Trong đó, đối tƣợng hƣởng BHXH thƣờng xuyên hàng tháng trên 3.300 đối tƣợng, hƣởng BHXH 1 lần gần gần 200 đối tƣợng, ốm đau- thai sản trên 60 lƣợt ngƣời, thất nghiệp gần 150 đối tƣợng. Bình quân chi 1 tháng trên 12 tỷ. Đạt đƣợc kết quả trên là nhờ làm tốt công tác tham mƣu, tổ chức, phối hợp trong công tác triển khai thực hiện công tác chi trả, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức, viên chức BHXH Thành phố đã giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn. 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Trong những năm qua huyện Đồng Hỷ đã đạt nhiều thành tích trong công tác thu và công tác chi. Đặc biệt là công tác chi trả BHXH huyện Đồng Hỷ làm rất tốt và đạt hiệu quả cao năm 2013. BHXH huyện Đồng Hỷ đã quản lý trên 6000 đối tƣợng hƣởng các chế độ với doanh số chi lên đến 15 tỷ mỗi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 tháng. Công tác quản lý đối tƣợng hƣởng các chế độ, BHXH huyện Đồng Hỷ làm tƣơng đối tốt là do đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan trong huyện. Bên cạnh đó BHXH huyện Đồng Hỷ luôn tổ chức sát sao các đợt thanh tra, kiểm tra đến từng xã và từng đại diện chi trả tại các xã, thị trấn. Việc quản lý quỹ tiền mặt và đảm bảo tiền chi ra theo đúng quy định. Hiện nay BHXH huyện Đồng Hỷ đang thực hiện phƣơng thức chi trả hàng tháng là ký hợp đồng với các đại diện chi trả các xã, thị trấn do UBND xã, thị trấn đứng ra bảo lãnh còn chi BHXH 1 lần là do cán bộ kế toán của đơn vị chi trực tiếp đến tận tay đối tƣợng hƣởng. Do có sự quản lý chặt chẽ trong các khâu chi nên những năm qua BHXH luôn làm tốt công tác chi góp phần rất lớn vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chi của toàn tỉnh. BHXH huyện Đồng Hỷ xây dựng đƣợc cơ chế thông tin thƣờng xuyên, gắn bó giữa BHXH huyện với các đại lý chi trả và chính quyền huyện trong việc triển khai công tác chi trả bảo hiểm an toàn. Hàng tháng BHXH huyện đều đề nghị lãnh đạo huyện bố trí công an huyện thực hiện công tác an ninh, bảo đảm an toàn cho xe chở tiền sau khi BHXH rút tiền tại ngân hàng. Đồng thời đội ngũ công an xã, phƣờng thị trấn cũng luôn túc trực bảo vệ địa điểm chi trả bảo hiểm. Đây là một sự liên kết rất hiệu quả trong công tác chi trả bảo hiểm tại huyện Đồng Hỷ. Trong công tác quản lý chi trả BHXH còn thực hiện rất tốt công tác quyết toán, trong đó bố trí hai nhân viên có trình độ kế toán tốt, đảm nhận nhiệm vụ làm báo cáo, hồ sơ thanh quyết toán, có sự kiểm tra chéo để giảm thiểu sai sót. Điều này giúp cho công tác quyết toán chi trả tại BHXH đƣợc thực hiện rất nhanh và chính xác. 1.4.4. Những b về quản lý chi trả cho Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang công tác chi trả huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, TP Long Xuyên tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 An Giang, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên : nhất: , H và quyền lợi cho ngƣời tham gia BHXH. hai: Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động BHXH, trong đó có công tác chi trả thông qua việc định hƣớng, xây dựng pháp luật, chính sách đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó cần phải xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp trục lợi BHXH. ba: Công tác chi trả BHXH phải đƣợc quản lý chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng để đảm bảo nguyên tắc về chi đó là chi đúng, chi đủ, nhanh chóng, kịp thời đảm bảo quyền lợi cho ngƣời thụ hƣởng. tư: Thực hiện thu - chi minh bạch các khoản đóng góp BHXH thông qua hệ thống ngân hàng. năm: Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác chi trả BHXH rất chặt chẽ, hiệu quả và thƣờng xuyên, cơ chế phối hợp của họ đƣợc đặt trên cơ sở thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. sáu: Cần đẩy mạnh cải cách hành chính để có quy trình chi trả BHXH thuận lợi nhất cho ngƣời thụ hƣởng. Cán bộ làm công tác quản lý chi trả BHXH phải đƣợc đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng, hiệu quả công việc, xử lý công việc một cách linh hoạt. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời tham gia BHXH hiểu và tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Trong nội dung Chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã thực hiện đƣợc các công việc sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH, khái niệm, vai trò, bộ máy tổ chức, chức năng công tác chi trả BHXH. Nêu lên các nội dung của công tác quản lý chi trả tại BHXH cấp huyện theo quy định hiện nay của BHXH Việt Nam. - Nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý chi trả BHXH gồm các nguyên tắc bên trong và bên ngoài. - Nêu lên các bài học kinh nghiệm của công tác quản lý chi trả BHXH một vài huyện nhƣ huyện Vụ Bản - Nam Định, thành phố Long Xuyên - An Giang, Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý chi trả của BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua nhƣ thế nào? - Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang nhƣ thế nào? - Để hoàn thiện quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2020 cần phải có những giải pháp gì? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu đƣợc tiến hành trên toàn bộ huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, bao gồm các xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. Tại địa bàn huyện Hiệp Hòa có tất cả 25 xã và 1 thị trấn. Nhƣng do điều kiện có hạn, tác giả sẽ lựa chọn nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH tại một số xã đại diện trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Căn cứ và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những điểm chung điểm riêng của từng xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đảm bảo đại diện đƣợc cho toàn bộ các xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tác giả sẽ lựa chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện. Đó là xã Bắc Lý ở vùng phía Bắc, xã Hùng Sơn ở vùng Giữa và xã Hoàng An ở vùng phía Nam, những xã này có thể đại diện cho từng vừng và cho huyện. Căn cứ vào kết quả khảo sát nghiên cứu, tác giả sẽ khái quát đƣợc thực trạng quản lý chi trả BHXH cho toàn huyện. Để đảm bảo độ chính xác cao và đảm bảo đƣợc tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn phƣơng pháp phát phiếu điều tra khảo sát. Trong luận văn của mình, tác giả phát phiếu điều tra tại 3 xã Bắc Lý, Hùng Sơn và Hoàng An của huyện Hiệp Hòa. Số phiếu mà tác giả tiến hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 khảo sát nghiên cứu dự kiến là 210 mẫu.Mỗi xã điều tra 70 mẫu.Đối tƣợng điều tra là những ngƣời thụ hƣởng các chế độ BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Sau khi thu thập phiếu điều tra, qua kiểm tra có 10 phiếu không đạt yêu cầu, chúng tôi đã loại ra. Số phiếu đảm bảo độ tin cậy còn lại là 200 phiếu đƣợc đƣa vào xử lý để phân tích. 2.2.2. Thu thập thông tin Thông tin đƣợc tác giả tiến hành thu thập bằng hai phƣơng pháp chủ yếu là thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp 2.2.2.1. Thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp là các thông tin mà tác giả tiến hành thu thập tại các cơ quan Thống kê, các trƣờng đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những cơ quan đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong nƣớc, các tài liệu nƣớc ngoài có liên quan tới đề tài bao gồm: cơ sở lý thuyết liên quan tới đề tài, các nghiên cứu đi trƣớc về quản lý chi trả BHXH tại các tỉnh và các huyện trên cả nƣớc, các số liệu về công tác chi trả và quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua các báo cáo quyết toán hàng năm của huyện giai đoạn (2011-2013). 2.2.2.2. Thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp đƣợc tác giả tiến hành thu thập bằng cách phỏng vấn chuyên gia là những ngƣời trực tiếp làm công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Thông qua việc tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả xác định đƣợc chính xác các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Từ các thông tin sơ cấp tác giả sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn các đối tƣợng nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa thông qua kết quả của phiếu điều tra khảo sát. Bao gồm: nhóm cán bộ hƣu trí, NLĐ hƣởng các chế độ ngắn hạn, nhóm đại lý chi trả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 cấp xã. Phỏng vấn đƣợc thực hiện trên 210 đối tƣợng đang hƣởng các chế độ BHXH trên địa bàn ba xã Bắc Lý, Hùng Sơn và Hoàng An của huyện Hiệp Hòa, trong đó số phiếu thu về có 10 phiếu không hợp lệ. Các phiếu hợp lệ đƣợc tổng hợp dữ liệu để tiến hành phân tích. 2.2.3. Xử lý thông tin Để tiến hành xử lý thông tin tác giả sẽ tiến hành xử lý bằng hai phƣơng pháp chủ yếu sau: xử lý bằng phần mềm Excel và xử lý bằng hệ thống bảng biểu. 2.2.3.1. Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel Sau khi gửi bảng câu hỏi đến các đối tƣợng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu trả lời sai và không hợp lệ tác giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Trong phần này, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu, tìm ra những mặt đạt đƣợc và hạn chế trong quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Căn cứ vào kết quả điều tra, tác giả sẽ thống kê đƣợc số liệu và tỷ lệ chính xác về từng ƣu nhƣợc điểm của công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 2.2.3.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị Ngoài việc xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel, tác giả còn tiến hành tổng hợp thông tin thu thập đƣợc bằng các bảng biểu và đồ thị để ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận với các số liệu và dễ dàng đánh giá so sánh các số liệu hơn. 2.2.4. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tổ thống kê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Từ đó nhận biết đƣợc thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ phƣơng pháp này có thể tìm ra sự liên quan giữa các nhân tố tác động đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu về sự biến động của số đối tƣợng và số tiền qua 3 năm nghiên cứu. Cho thấy đƣợc sự biến động về số ngƣời và số tiền qua 3 năm tăng hay giảm. Mức độ thay đổi nhƣ thế nào? - Phương pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích mức điểm đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trong đó, mức điểm đánh giá trong khảo sát đƣợc đƣa ra là thang điểm 5 mức độ- thang đo Liker thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu dạng này. Thang đo đƣợc chia ra làm 05 mức độ tƣơng ứng với đánh giá của đối tƣợng khảo sát là: 1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Bình thƣờng 4- Đồng ý 5- Hoàn toàn đồng ý. Sau khi có đƣợc tổng hợp kết quả đánh giá, việc phân tích đƣợc thực hiện thông qua kết quả mức điểm trung bình cho mỗi đánh giá thông qua 200 ý kiến trả lời. Mức điểm trung bình đƣợc tính theo công thức sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 Trong đó: M là điểm trung bình. Pi là điểm đánh giá tƣơng ứng với các giá trị từ 1 đến 5. Ki là số ngƣời đánh giá các mức điểm Pi tƣơng ứng. Sau đó giá trị trung bình đƣợc đánh giá theo các mức sau: + Từ 1,00 đến 1,80: Mức yếu + Từ 1,81 đến 2,60: Mức kém + Từ 2,61 đến 3,40: Bình thƣờng. + Từ 3,41 đến 4,20: Mức khá + Từ 4,2 đến 5,00: Mức tốt Đây là mức điểm trung bình đƣợc đánh giá theo tác giả Josep Stander (1992), trong nghiên cứu đánh giá về sự hứng thú trong công việc của nhân viên ngành ngân hàng tại Mỹ. Tác giả đã chia mức điểm thang đo liker 5 mức độ theo 5 mức đánh giá nhƣ trên. 2.2.5. Các chỉ tiêu phân tích 2.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác chi trả Bảo hiểm xã hội. * Số tiền chi trả BHXH - Kết quả chi trả BHXH của các chế độ nhƣ: Hƣu trí - tử tuất; mất sức lao động; TNLĐ - BNN; chi BHXH 1 lần; chi trợ cấp các chế độ ngắn hạn (Ốm đau, thai sản, DSPHSK): Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền chi trả BHXH đối tƣợng hƣởng hƣu trí - tử tuất, MSLĐ, TNLĐ - BNN, chi BHXH 1 lần, chi trợ cấp các chế độ ngắn hạn ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang qua từng năm và cả trong giai đoạn nghiên cứu. *Sự biến động về số ngƣời hƣởng chế độ BHXH Biến động về số ngƣời hƣởng BHXH = Số ngƣời kỳ này Số ngƣời kỳ trƣớc x 100 Cách tính: Sự biến động về số tiền chi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 Tỷ lệ biên động số tiền chi BHXH Số tiền kỳ này = Số tiền kỳ trƣớc x 100 * Tốc độ tăng số tiền chi BHXH Tốc độ tăng số tiền chi BHXH Số tiền chi kỳ này = Số tiền chi kỳ trƣớc x 100 2.2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tổ chức công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội - Quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH Quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH là cơ sở, điều kiện để đảm bảo công tác chi trả các chế độ BHXH đƣợc an toàn, thuận lợi, chính xác, đúng quy định. - Bộ máy tổ chức quản lý công tác chi trả BHXH: Là các cá nhân thực hiện công tác quản lý cũng nhƣ thực hiện công tác chi trả BHXH của BHXH huyện. - Năng lực, trình độ chuyên môn của con ngƣời làm công tác chi trả BHXH: Đây là yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả công việc quản lý chi trả của BHXH. - Quy trình chi và phƣơng thức chi trả BHXH: Quy trình và phƣơng thức chi trả BHXH đã đƣợc quy định rõ tại các văn bản ban hành của BHXH Việt Nam, việc thực hiện quy trình và phƣơng thức chi trả một cách đầy đủ, chính xác có vai trò trợ giúp công tác quản lý chi trả BHXH và công tác giám sát đối với hoạt động chi của BHXH các cấp. - Phối hợp trong công tác chi trả BHXH: Công tác chi trả bao gồm việc thực hiện nhiều hoạt động của các bộ phận liên quan của BHXH huyện cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng, ngân hàng...Do đó sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các bộ phận có vai trò giúp cho công tác chi trả diễn ra không chỉ an toàn hơn mà còn giảm bớt thời gian và sai sót. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 + Hệ thống các văn bản của nhà nƣớc, các văn bản chỉ đạo của ngành. Bao gồm luật BHXH, các nghị định, thông tƣ các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết của ngành. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả BHXH Áp dụng phần mềm kế toán VSA, phần mềm quản lý đối tƣợng BHXH, phần mềm xét duyệt các chế độ ngắn hạn... + Cơ sở hạ tầng: Đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc để đảm bảo an toàn cho việc bảo vệ nguồn kinh phí đƣợc cấp phục vụ cho công tác chi trả. + Các trang thiết bị, máy móc Đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác chuyên môn nhƣ: Máy tính, máy đếm tiền, két sắt, hệ thống chống trộm... TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Trong nội dung chƣơng 2 của luận văn, tác giả đã trình bày khái quát các nội dung sau: - Tiến hành xây dựng Câu hỏi nghiên cứu để định hƣớng các vấn đề cần phải giải quyết và trả lời trong nội dung nghiên cứu này. - Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu gồm phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu, thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, xử lý thông tin, trong đó có nêu lên cụ thể các phƣơng pháp xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. - Nêu lên các phƣơng pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu này, gồm phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp luận kinh tế và một vài phƣơng pháp khác. - Đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá để phản ánh đƣợc thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HIỆP HÕA, TỈNH BẮC GIANG 3.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 3.1.1. Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa. Theo Điều 5 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phƣơng thì BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có vị trí, chức năng sau: BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Bắc Giang, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang. BHXH huyện Hiệp Hòa có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009, Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương). 3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa. Theo Điều 6 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phƣơng thì BHXH huyện Hiệp Hòa có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang kế hoạch phát triển BHXH huyện Hiệp Hòa dài hạn, ngắn hạn và chƣơng trình công tác năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52 - Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. - Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những ngƣời tham gia bảo hiểm theo phân cấp. - Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp. - Hƣớng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. - Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT do phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định. - Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp. - Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi ngƣời có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT. - Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, các nhân làm đại lý chi trả do UBND xã, phƣờng, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT xã, phƣờng, thị trấn theo chỉ đạo hƣớng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Giang. - Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hƣớng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Giang; tổ chức bộ phận tiếp nhận và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 trả kết quả giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “1 cửa” tại cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa. - Tổ chức quản lý, lƣu trữ hồ sơ các đối tƣợng tham gia và hƣởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định. - Tổ chức chƣơng trình hƣớng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Hòa, với các tổ chức cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. - Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT . - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc đóng, quyền hƣởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. - Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH. - Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. 3.1.3. Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa. Xác định đƣợc vai trò, vị trí của công việc, việc xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao đã đƣợc lãnh đạo BHXH tỉnh rất quan tâm. Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Hiệp Hòa ngày càng hoàn thiện. Hiện nay tổng số cán bộ, công chức, viên chức, HĐLĐ của BHXH huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang gồm 18 ngƣời (trong đó, 16 cán bộ có trình độ đại học và 02 cán bộ trình độ trung cấp. BHXH huyện Hiệp Hòa có 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ theo sơ đồ 3.1. Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận Bộ phận thu “1 cửa” Bộ phận chế độ Bộ phận Kế toán BHXH Bộ phận Bộ phận giám định cấp sổ, BHYT thẻ Bộ phận Bộ phận Bộ phận CNTT kiểm tra Bảo vệ, tạp vụ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH huyện Hiệp Hòa Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp - Giám đốc : chỉ đạo chung trực tiếp phụ trách tài chính kế toán, hành chính tổ chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 - Phó giám đốc: phụ trách bộ phận chế độ chính sách, giám định BHYT, bộ phận một cửa - Phó giám đốc : phụ trách bộ phận cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT., bộ phận thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, BHXH tự nguyện - Bộ phận Kế toán: 02 cán bộ( 1 kế toán trƣởng , 1 ké toán viên ) Nhiệm vụ: tổng hợp sổ liệu thu, chi của tất cả các bộ phận trong cơ quan Trực tiếp chi trả các chế độ chính sách: chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả BHXH 1 lần cho đối tƣợng đóng BHXH, BHYT trên 25 năm với nữ, trên 30 năm với nam (theo Đ54 luật BHXH) chi BHXH 1 lần cho đối tƣợng có thời gian tham gia đóng BHXH, BHYT không đủ điều kiện để giải quyết hƣởng chế độ hàng tháng ( Điều 55 luật BHXH ) - Bộ phận Chế độ chính sách: 02 cán bộ Nhận hồ sơ, chứng từ ( sổ BHXH, quyết định nghỉ việc, đơn đề nghỉ giả quyết chế độ, giấy khai sinh, giấy chứng sinh…..) theo quy định của cơ quan BHXH từ bộ phận một cửa chuyển đến. căn cứ các giấy hẹn trả kết quả cho đối tƣợng, bộ phận chính sách sẽ tính toán trên phần mềm chế độ để ra số tiền phải trả cho đối tƣợng, (quyết định hƣởng có mẫu của BHXH). Sau khi tính toán xong bộ phận chính sách trình ký giám đốc duyệt sau đó chuyển sang bộ phận kế toán chi tiền theo đúng nhƣ giấy hẹn. riêng đối với chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK thi tổng hợp mỗi quỹ 1 lần. -Bộ phận thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, BHXH tự nguyện: 04 cán bộ +Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa có hơn 400 đơn vị đóng trên địa bàn có tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mỗi cán bộ đƣợc phân một mảng phụ trách khác nhau: 2 đồng chí phụ trách khối hành chính sự nghiệp, 01 đồng chí phụ trách khối doanh nghiệp, 01 đồng chí phụ trách khối y tế xã phƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56 Bộ phận thu cũng tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ (quyết định tăng lƣơng, quyết định điều động cán bộ, …….. từ bộ phận một cửa chuyển đến. Căn cứ vào giấy hẹn trả kế quả cho đơn vị bộ phận thu sẽ nhập các số liệu vào phần mềm thu BHXH tính toán số tiền đơn vị phải nộp BHXH, BHYT, BHTN……sau đó đối chiếu với chứng từ nộp tiền của từng đơn vị thì sẽ biết đƣợc chính xác số tiền nộp thiếu hay nộp đủ - Bộ phận thủ quỹ: 01 cán bộ Thực hiện chi tiền khi có phiếu chi đã ký duyệt của chủ tài khoản và kế toán trƣởng - Bộ phận một cửa: 01 cán bộ Tiếp nhận tất cả các hồ sơ, giấy tờ….từ đối tƣợng, kế toán của đơn vị, của ngƣời dân….theo quy định. Sau khi nhận chứng từ đầy đủ bộ phận một cửa phân loại ra xem hồ sơ, giấy tờ cần giải quyết là của bộ phận nào có trách nhiệm giải quyết. quá trình bàn giao cho từng bộ phận đều có sổ sách ký giao nhận. - Bộ phận giám định BHYT: 02 cán bộ Bộ phận này hoạt động độc lập tại bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa. Có chức năng thẩm định tất cả những đối tƣợng có thẻ BHYT khi khám bệnh tại bệnh viện. có phần mềm viện phí. Hàng quý quyết toán với bệnh viện đa khoa số tiền BHYT mà cơ quan BHXH phải trả sau khi đƣợc thẩm định.bộ phận này cũng chuyển chứng từ mẫu biếu quyết toán KCB BHYT đã đƣợc BHXH và BVĐK thống nhất về bộ phận ké toán để hạch toán. - Bộ phận tổ chức hành chính: 01 cán bộ Giúp Giám đốc mua sắm trang thiết bị, VPP,phụ trách mảng hậu cần của cơ quan sau khi có ý kiển chỉ đạo của Giám đốc. - Bộ phận kiểm tra: 01 ngƣời. Định kỳ hàng tháng bộ phận này lập kế hoạch kiểm tra các bộ phận trong cơ quan: (các bộ phận đã chuyển trả kết quả cho bộ phận một cửa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 nhƣ trong giấy hẹn chƣa?.......kiểm tra công tác chi trả xem bộ phận kế toán đã thực hiện đầy đủ quy trình chi trả chƣa?....ngoài ra còn giám sát các đồng chí làm đại lý chi trả. Có chi đúng, đủ cho đối tƣợng không? Có thu phí chi trả tiền cho đối tƣợng không ? có báo cáo đối tƣợng đang hƣởng chế độ chết không….? - Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: 01 ngƣời. Bộ phận này cũng tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, từ bộ phận một cửa chuyển đến rồi phối hợp với bộ phận thu BHXH xem dữ liệu thu BHXH, BHYT của ngƣời A, ngƣời B….. có chƣa? Để tiến hành cấp sổ BHXH, thẻ BHYT………..hoặc chốt sổ để giải quyết chế độ. Bàn giao cho bộ phận một cửa để trả. 3.2. Thực trạng công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013 3.2.1. Hệ thống các văn bản về Bảo hiểm xã hội đang được triển khai tại huyện Hiệp Hòa - Văn bản số 999/QĐ - BHXH: Ban hành quy định hoạt động đại lý thu BHXH,BHYT - Văn bản số 3648/BHXH-BT:V/v ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh,sinh viên. - Văn bản số 3510/BHXH-BT V/v thực hiện BHYT cho ngƣời dân tộc thiểu số tại các thôn đặc biệt khó khăn và ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo. - Văn bản số 3439/BHXH-TCCB: V/v tham gia góp ý dự thảo quy chế tuyển dụng viên chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam - Văn bản số 944/QĐ-BHXH: Về việc sửa đổi,bổ sung một số điều quả quy chế đào tạo,bồi dƣỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 133/QĐ-BHXH ngày 07/02/2013 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 - Quyết định 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phƣơng. - Quyết định số 845/2009/QĐ - BHXH ngày 18/06 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Quyết định số 488/2012/QĐ - BHXH ngày 23/05 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội. - Quyết định số 777/QĐ - BHXH ngày 17/5/2010 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hƣởng các chế độ BHXH. 3.2.2. Đặc điểm về đối tượng tham gia và hưởng Bảo hiểm xã hội BHXH huyện Hiệp Hòa hàng năm quản lý khoảng 60.000 đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BHXH. Các đối tƣợng có số lƣợng cụ thể hàng năm nhƣ sau. Bảng 3.1: Số lƣợng các đối tƣợng hƣởng BHXH hàng năm tại huyện Hiệp Hòa Đơn vị tính: Người Đối tƣợng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 40,569 40,368 41,242 4,578 4,628 4,843 3,467 3,240 4,234 Đối tƣợng trợ cấp ngắn hạn 11,164 14,280 14,998 Tổng cộng 59,778 62,516 65,317 Đối tƣợng hƣu trí Đối tƣợng MSLĐ, trợ cấp tuất và trợ cấp TNLĐ-BNN Đối tƣợng chi trả một lần Nguồn: Báo cáo tổng kết BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn năm 2011-2013 Nhƣ vậy có thể thấy, đối tƣợng chủ yếu của BHXH huyện Hiệp Hòa là đối tƣợng hƣu trí, chiếm đa phần số lƣợng các đối tƣợng hƣởng BHXH của huyện. Bên cạnh đó, đối tƣợng trợ cấp ngắn hạn cũng chiếm số lƣợng cao và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 tăng lên theo thời gian. Đối tƣợng trợ cấp ngắn hạn chủ yếu là đối tƣợng thai sản, ốm đau và nghỉ dƣỡng sức, số lƣợng đối tƣợng gia tăng cho thấy số lƣợng ngƣời tham gia BHXH cũng đã gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là đối tƣợng phụ nữ trong thời kỳ thai sản và ngƣời dân muốn tham gia bảo hiểm. Đối tƣợng chi trả một lần và đối tƣợng MSLĐ, tuất thƣờng, TNLĐBNN hiện nay chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số đối tƣợng mà BHXH huyện Hiệp Hòa quản lý thời gian qua, đồng thời các đối tƣợng này có sự tăng giảm số lƣợng khá thất thƣờng, cho thấy công tác quản lý đối với các đối tƣợng này cần có sự chú trọng và cập nhật thƣờng xuyên. 3.2.3. Kết quả công tác chi trả Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2013 3.2.3.1. Diễn biến tình hình chi trả Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2013 Để đánh giá diễn biến tình hình chi BHXH giai đoạn 2011-2013, tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu 3.2 dƣới đây: Bảng 3.2: Diễn biến tình hình chi trả BHXH giai đoạn 2011-2013 Tổng số Năm Trong đó NSNN đảm bảo Lƣợt Số tiền ngƣời (triệu (lƣợt) đồng) 2011 59.778 128.384 40.952 2012 62.516 161.680 2013 65.317 Cộng 187.611 Quỹ BHXH đảm bảo Lƣợt Số tiền ngƣời (triệu (lƣợt) đồng) 74.260 18.826 54.124 40.616 87.134 21.900 74.546 189.934 40.219 96.155 25.098 93.779 479.998 121.787 257.549 65.824 222.449 Lƣợt ngƣời Số tiền (lƣợt) (triệu đồng) Nguồn: Báo cáo tổng kết BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn năm 2011-2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 Căn cứ vào bảng số liệu 3.2 cho thấy tổng chi BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đƣợc chia thành hai nhóm: do NSNN đảm bảo và do quỹ BHXH đảm bảo và đang có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm qua. Thứ nhất, xét về tổng số lƣợt chi trả hàng năm của BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Tổng số lƣợt chi cho BHXH tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, tổng số lƣợt chi là 59.778 lƣợt ngƣời thì sang tới năm 2012, tổng số lƣợt chi là 62.516 lƣợt ngƣời, tăng 2738 lƣợt ngƣời. Đạt tốc độ tăng 4,6% so với năm 2011. Nguyên nhân của số lƣợt chi trả tăng là do số lƣợt ngƣời trong độ tuổi nghỉ chế độ cao, Trong khi đó, số lƣợt do NSNN đảm bảo lại có xu hƣớng giảm qua các năm. Năm 2011, số lƣợt do chi trả do NSNN đảm bảo là 40.952 lƣợt và số lƣợt chi trả do quỹ BHXH đảm bảo là 18.826 lƣợt ngƣời thì sang tới năm 2012, số lƣợt chi trả do NSNN đảm bảo lại có xu hƣớng giảm còn 40.616 lƣợt và số lƣợt chi trả do quỹ BHXH đảm bảo lại tăng lên đến 21.900 lƣợt. Năm 2013, xét về tổng số lƣợt chi trả cũng tăng khá mạnh ở mức 65.317 lƣợt. Tuy nhiên, số lƣợt chi do NSNN đảm bảo lại giảm xuống còn 40.219 lƣợt và số lƣợt chi trả do quỹ BHXH đảm bảo tăng mạnh lên đến 25.098 lƣợt. Thứ hai, xét về tổng số tiền chi trả hàng năm của BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Do tổng số lƣợt chi trả tăng nên số tiền chi trả cũng tăng khá mạnh qua các năm. Năm 2011, tổng số tiền chi trả cho BHXH đạt mức 128.384 triệu đồng thì sang tới năm 2012 tổng số tiền chi trả tăng lên đến 161.680 triệu đồng và năm 2013 tổng số tiền chi trả tăng lên đến 189.934 triệu đồng. Nguyên nhân của số tiền chi trả tăng là do tổng số lƣợt chi trả tăng qua các năm, nhà nƣớc điều chỉnh mức lƣơng hƣu. Mặc dù số lƣợt chi trả do NSNN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 đảm bảo có xu hƣớng giảm nhƣng số tiền chi trả do NSNN đảm bảo lại có xu hƣớng tăng qua các năm. Đồng thời số tiền chi trả do BHXH đảm bảo cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, số tiền chi trả BHXH do NSNN đảm bảo là 74.260 triệu đồng thì sang tới năm 2012 số tiền chi trả BHXH do NSNN đảm bảo là 87.134 triệu đồng. Số tiền chi trả BHXH do NSNN tiếp tục tăng vào năm 2013 và đạt mức 96.155 triệu đồng. Số tiền chi BHXH do quỹ BHXH đảm bảo cũng tăng mạnh. Năm 2011, số tiền chi do quỹ BHXH đảm bảo đạt mức 54.124 triệu đồng và năm 2012 số tiền chi do quỹ BHXH đảm bảo đạt mức 74.546 triệu đồng và năm 2013, số tiền chi do quỹ BHXH đảm bảo đạt mức 93.779 triệu đồng. Qua phân tích tổng nguồn chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho thấy nguồn chi BHXH tăng khá mạnh trong thời gian qua. Nguyên nhân của nguồn chi tăng là do số lƣợt ngƣời tăng kéo theo tổng số tiền chi tăng. Tuy nhiên, số lƣợt ngƣời do NSNN đảm bảo lại có xu hƣớng giảm còn số lƣợt ngƣời do quỹ BHXH đảm bảo chi trả lại có xu hƣớng tăng qua các năm qua. Điều này cho thấy, BHXH ngày càng khẳng định đƣợc vai trò của nó. Việc chi trả BHXH có vai trò đảm bảo đời sống cho các đối tƣợng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Số liệu trên cũng cho thấy, quỹ BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ngày càng tăng trƣởng mạnh, là tiền đề để cơ quan bảo hiểm chi trả kịp thời, đầy đủ và đúng đối tƣợng đảm bảo mục tiêu cần đối quỹ BHXH và giảm dần sự cấp phát của NSNN để chi trả BHXH. Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, BHXH huyện Hiệp Hòa cũng đã tiến hành đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc phát triển đồng bộ trong toàn hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 thống BHXH, nên tổng số chi cho BHXH cũng tăng lên khá mạnh. Tuy nhiên, trong luận văn, tác giả sẽ tập trung vào phân tích công tác chi trả BHXH theo mục đích là chi cho các chế độ: hƣu trí, MSLĐ, tuất hàng tháng, TNLĐ- BNN hàng tháng, trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu, trợ cấp TNLĐ- BNN một lần, tuất một lần, mai tang phí, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, chi dƣỡng sức. Để dễ dàng theo dõi các khoản mục chi này tác giả sẽ tiến hành chia thành các nhóm: chi trả chế độ hƣu trí; chi trả chế độ trợ cấp MSLĐ, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ- BNN hàng tháng; chi trả chế độ trợ cấp một lần, chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn. Để thấy rõ hơn tình hình quản lý trả BHXH cho một số đối tƣợng BHXH chúng ta nghiên cứu các nội dung sau. 3.2.3.2. Diễn biến tình hình chi trả chế độ hưu trí Để đánh giá kết quả chi trả chế độ hƣu trí trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2013, tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu 3.3 dƣới đây. Bảng 3.3: Tình hình chi trả chế độ hƣu trí giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Số tiền 2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 104.764 - - 2012 127.535 22.771 21,7% 2013 151.200 23.665 18,6% Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa- tỉnh Bắc Giang Có thể nói số tiền chi trả chế độ hƣu trí trên địa bàn huyện Hiệp Hòa chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số chi của BHXH huyện Hiệp Hòa. Trong giai đoạn 2011-2013, tổng số tiền chi trả cho chế độ hƣu trí chiếm khoảng 80% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 tổng số tiền phải chi trả. Số tiền phải chi trả cho chế độ hƣu trí cũng có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, tổng số tiền phải chi trả cho chế độ hƣu trí là 104.764 triệu đồng thì sang tới năm 2012 số tiền phải chi trả lên đến 127.535 triệu đồng, tăng 22.771 triệu đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 21,7%. Năm 2013, số tiền phải chi trả là 151.200 triệu đồng tăng 22.665 triệu đồng so với năm 2012 và tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 18.6%. Nguyên nhân của số tiền tăng là do số ngƣời trong chế độ hƣu trí trên địa bàn huyện cũng tăng khá mạnh trong giai đoạn này. Theo quy đinh mới của nhà nƣớc ban hành chính sách về tinh giản biên chế nhƣ Nghị định 132/2009/NĐ-CP ngày 08/08/2009 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, theo đó NLĐ nếu đủ 55 tuổi đến dƣới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dƣới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, không bị trừ tỷ lệ lƣơng hƣu do việc nghỉ hƣu trƣớc tuổi; các chế độ chính sách BHXH đối với cán bộ công chức cấp xã cũng đƣợc bổ sung nhƣ cộng nối thời gian tham gia bộ đội, công an với thời gian tham gia công tác xã.... Chính vì vậy, số ngƣời tham gia BHXH đến tuổi và đủ điều kiện nghỉ hƣu ngày càng nhiều. 3.2.3.3. Diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng Tổng số tiền chi trả chế độ trợ cấp MSLĐ, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ- BNN hàng tháng cũng có xu hƣớng tăng mạnh trong thời gian qua. Bảng 3.4: Chế độ trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng Đơn vị :Triệu đồng Năm Nội dung chi Mất sức lao động Tuất hàng tháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tai nạn lao động -BNN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 2011 9.010 1.299 260 2012 10.800 1.685 356 2013 12.958 1.979 423 Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa- tỉnh Bắc Giang Căn cứ vào bảng 3.4 cho thấy năm 2011 tổng số tiền trợ cấp MSLĐ là 9.010 triệu đồng thì sang tới năm 2012 tổng số tiền trợ cấp MSLĐ tăng lên đến 10.800 triệu đồng và năm 2013 số tiền trợ cấp MSLĐ là 12.958 triệu đồng. Cùng với số tiền tăng của trợ cấp MSLĐ là trợ cấp tuất hàng tháng. Số tiền chi cho trợ cấp tuất hàng tháng của BHXH năm 2011 là 1.299 triệu đồng, số tiền chi cho trợ cấp tuất hàng tháng của BHXH năm 2012 là 1.685 triệu đồng và năm 2013 tăng lên đến 1.979 triệu đồng. Mặc dù số vụ TNLĐ - BNN tại huyện Hiệp Hòa đang có xu hƣớng giảm qua các năm qua tuy nhiên số tiền chi trả tại huyện lại có xu hƣớng tăng. Năm 2011, số tiền mà BHXH chi cho TNLĐ – BNN ở mức 260 triệu đồng thì năm 2012 số tiền là 356 triệu và năm 2013 là 423 triệu đồng. Nhƣ vậy, có thể nói số tiền chi cho trợ cấp MSLĐ, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng đang có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do số đối tƣợng hƣởng trợ cấp đang có xu hƣớng tăng và do chế độ điều chỉnh tiền tăng lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc. 3.2.3.4. Diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp một lần Cũng giống nhƣ với kết quả chi trả các chế độ khác, chi trả trợ cấp một lần của BHXH cũng có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm qua. Nguyên nhân chủ yếu cũng xuất phát từ số lƣợt chi tăng lên và sự điều chỉnh về chính sách chế độ tiền lƣơng của Chính phủ. Bảng số liệu 3.5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 dƣới đây cho thấy nội dung chi trợ cấp một lần của BHXH huyện Hiệp Hòa trong giai đoạn vừa qua. Bảng 3.5: Diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp một lần giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng Trợ cấp BHXH một lần 1.613 2.772 2.901 Năm 2011 2012 2013 Nội dung chi Trợ cấp Trợ cấp khi TNLĐ nghỉ hƣu BNN 1 lần 1.224 15 2.234 214 2.324 89 Tuất 1 lần Mai Táng phí 790 2.569 1.685 507 923 968 Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa- tỉnh Bắc Giang Căn cứ vào bảng 3.5 cho thấy, các khoản trợ cấp một lần đƣợc chia thành các loại trợ cấp nhỏ: trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp khi nghỉ hƣu, trợ cấp TNLĐ- BNN một lần, mai táng phí. Nhìn chung các loại trợ cấp này đều có xu hƣớng tăng qua các năm. 3.2.3.5. Diễn biến chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn (ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức) Các khoản trợ cấp ngắn hạn: trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dƣỡng sức tuy là các chế độ trợ cấp ngắn hạn nhƣng luôn đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa quan tâm. Các quy trình chi trả, thanh quyết toán luôn luôn đƣợc đổi mới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp, giúp họ nhanh chóng bình phục sức khỏe để ổn định công việc. Diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn có xu hƣớng tăng mạnh trong các năm qua. Trong những năm qua, diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn đƣợc thể hiện ở bảng 3.6 dƣới đây. Bảng 3.6: Diễn biến tình hình chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm Nội dung chi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 2011 Trợ cấp ốm đau 998 Trợ cấp thai sản 7.867 Chi dƣỡng sức 38 2012 1.380 10.352 245 2013 1.343 13.341 58 Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang Qua bảng 3.6 cho thấy tình hình chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011, trợ cấp ốm đau là 998 triệu đồng thì năm 2012, trợ cấp ốm đau là 1.380 triệu đồng và năm 2013 giảm nhẹ còn 1.343 triệu đồng. Trợ cấp thai sản liên tục tăng qua các năm qua. Năm 2011, trợ cấp thai sản là 7.867 triệu đồng thì sang tới năm 2012 trợ cấp thai sản tăng lên đến 10.352 triệu đồng và năm 2013 trợ cấp thai sản tăng lên đến 13.341 triệu đồng. Tình hình chi dƣỡng sức thì có sự thay đổi tăng giảm qua các năm. Năm 2011 chi dƣỡng sức chỉ chiếm 38 triệu đồng nhƣng năm 2012 chi dƣỡng sức là 245 triệu đồng và năm 2013 số tiền chi dƣỡng sức giảm mạnh xuống còn 58 triệu đồng. Qua các kết quả phân tích các nội dung chi BHXH ở trên cho thấy tình hình chi từ quỹ bảo hiểm đang có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm qua. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của quỹ BHXH huyện Hiệp Hòa, đảm bảo đƣợc các nguồn chi kịp thời góp phần ổn định cuộc sống cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ chi trả tạo nên sự ổn định xã hội. 3.3. Đánh giá công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 3.3.1. Đánh giá về hệ thống văn bản quy định quản lý Bảo hiểm xã hội Hệ thống văn bản quy định về BHXH là một bộ khung, bộ tiêu chuẩn mà căn cứ vào đó cán bộ của BHXH sẽ tuân thủ các quy định này để thực hiện hoạt động công tác quản lý chi trả BHXH tại địa phƣơng mình. Đối với bộ khung này, nếu quy định càng chi tiết, càng chính xác thì công tác quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 càng dễ dàng, giảm thiểu đƣợc các sai sót và thắc mắc của ngƣời hƣởng chế độ đối với công tác quản lý chi của BHXH. Bảng 3.7: Đánh giá về hệ thống pháp luật và văn bản quản lý Chỉ tiêu Câu hỏi khảo sát Hệ thống văn bản quy định về BHXH đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa cung cấp và hƣớng dẫn đầy đủ đến mọi đối tƣợng của BHXH Hệ thống văn Hệ thống văn bản quy định về BHXH hiện nay có sự đồng bộ và thống nhất cao bản Những đối tƣợng BHXH khi có những thắc mắc về hệ thống văn bản quy định của BHXH thì đều đƣợc BHXH huyện giải đáp đầy đủ Thang điểm 1 2 3 4 5 Tổng số 32 41 73 36 18 200 2,84 35 43 71 28 23 200 2,81 37 41 69 28 25 200 2,82 Trung bình thắc mắc này Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2014 Nhìn chung khi đánh giá về hệ thông văn bản pháp luật, đối tƣợng phỏng vấn đánh giá chƣa tốt với mức điểm đánh giá cho ba nhóm chỉ tiêu đều dƣới mức trung bình là 3 điềm. Đối với tiêu chí Hệ thống văn bản quy định về BHXH đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa cung cấp và hƣớng dẫn đầy đủ đến mọi đối tƣợng của BHXH, mức điểm đánh giá là 2.84, điều này phản ánh thực tế hiện nay, BHXH huyện chƣa thực hiện tốt công tác hƣớng dẫn đối với các đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền lợi bảo hiểm về các quy định và chính sách, đặc biệt là các quy định mới, do đó khiến cho đối tƣợng đƣợc hƣớng không có đầy đủ sự hiểu biết về quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của mình, điều này ảnh hƣởng tới hiệu quả công tác quản lý chi của BHXH huyện Hiệp Hòa. Đối với tiêu chí Hệ thống văn bản quy định về BHXH hiện nay có sự đồng bộ và thống nhất cao, mức điểm trung bình là 2.81, điều này thể hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 đƣợc sự không đồng tình cao của ngƣời đƣợc hỏi khi đánh giá về tính đồng bộ của các văn bản quy định về BHXH. Thực tế cũng cho thấy, các văn bản của BHXH đƣợc ban hành khá thƣờng xuyên nhƣng lại có sự chồng chéo, nhiều văn bản quy định rất khác nhau giữa những lần ban hành về cùng một công tác bảo hiểm. Dẫn đến tình trạng quản lý khó khăn và ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi cũng không rõ cần phải áp dụng theo những quy định nào đối với bản thân. Đối với tiêu chí Những đối tƣợng BHXH khi có những thắc mắc về hệ thống văn bản quy định của BHXH thì đều đƣợc BHXH huyện giải đáp đầy đủ thắc mắc này, điểm trung bình là 2.82, điều này cho thấy công tác giải quyết thắc mắc về các quy định của BHXH cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng hiện nay đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện chƣa tốt. Một phần hạn chế từ việc các quy định phức tạp, không đồng bộ, chồng chéo, gây khó khăn đối với bản thân cán bộ. Hơn nữa, các cán bộ BHXH chƣa ý thức đƣợc rõ ràng vai trò của việc cung cấp thông tin về quy định đối với ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi cũng rất quan trọng trong công tác quản lý chi trả của BHXH, vì nếu có đƣợc đầy đủ thông tin, ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi sẽ chủ động thực hiện các công việc, thủ tục cần thiết trƣớc khi đƣa tới BHXH, giúp giảm thiểu thời gian xử lý của cán bộ BHXH, giúp tăng hiệu quả công việc. Do đó, trong thời gian tới, BHXH huyện cần chú trọng tới việc hoàn thiện tốt việc cung cấp thông tin về văn bản quy định của BHXH đối với đông đảo đối tƣợng đƣợc hƣớng để tăng hiệu quả công tác quản lý chi của BHXH huyện Hiệp Hòa. 3.3.2. Đánh giá về tổ chức bộ máy - nhân sự quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 Để đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu 3.8 dƣới đây: Bảng 3.8: Tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang 1 Thang điểm 2 3 4 0 32 87 0 0 máy quản Nhân viên BHXH có thái độ lý, chi trả nhiệt tình, trách nhiệm trong 25 Thang đo khảo sát Câu hỏi khảo sát Nhân viên BHXH có nghiệp vụ tốt 5 Tổng số Trung bình 49 32 200 3,41 95 63 42 200 3,74 48 76 27 24 200 2,89 39 92 31 24 200 3,06 Nhân viên BHXH có kinh nghiệm trong việc thực hiện Tổ chức bộ BHXH quản lý và chi trả BHXH công việc Tổ chức bộ máy BHXH tại huyện Hiệp Hòa đáp ứng đƣợc thực tế yêu cầu của công tác 14 BHXH tại địa phƣơng Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2014 Công tác tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đƣợc đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu. Thứ nhất, đánh giá về nghiệp vụ của Nhân viên chi trả. Nhìn chung nghiệp vụ của nhân viên chi trả vẫn chƣa đạt đƣợc sự đồng thuận cao của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Có 32/200 phiếu lựa chọn phƣơng án không hài lòng, 87 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập và 81/200 phiếu lựa chọn phƣơng án hài lòng và hoàn toàn hài lòng. Kết quả thu thập cho mức điểm trung bình là 3.41. Nhƣ vậy đánh giá chung với mức điểm này thì nhân viên BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có chuyên môn nghiệp vụ nhìn chung mới ở mức độ khá. Vì vậy, cần tiếp tục bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ BHXH tại huyện Hiệp Hòa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 Thứ hai, đánh giá về kinh nghiệm của nhân viên BHXH trong công tác quản lý và chi BHXH. Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá khá cao, trong tổng 200 phiếu lựa chọn thì không có phiếu nào lựa chọn phƣơng án không hài lòng và rất không hài lòng. Số phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập tƣơng đối cao chiếm 95 phiếu tƣơng ứng với 47.5% và có tới 103 phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn hài lòng và hài lòng. Nhƣ vậy kinh nghiệm của nhân viên BHXH về công tác quản lý chi trả BHXH đạt đƣợc sự hài lòng cao của ngƣời phỏng vấn. Chính điều này nâng mức điểm trung bình lên 3,74 điểm. Đây là một trong những dấu hiệu tốt trong công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa. Thứ ba, về thái độ phục vụ của nhân viên trong công việc. Chỉ tiêu này vẫn còn nhiều hạn chế. Khi phỏng vấn về sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của nhân viên BHXH tại huyện Hiệp Hòa cho thấy sự hài lòng của ngƣời đƣợc phỏng vấn chƣa cao. Tỷ lệ lựa chọn phƣơng án 1 và 2 lên đến 73 phiếu tƣơng ứng với 36.5%. Trong khi đó, tỷ lệ ngƣời lựa chọn phƣơng án 4 và 5 là 51/200 phiếu chỉ đạt mức 25.5%. Vì vậy mức điểm trung bình của chỉ tiêu này rất thấp mới chỉ đạt đƣợc 2,89 điểm. Qua kết quả này phần nào phản ánh đƣợc thái độ của nhân viên BHXH tại huyện Hiệp Hòa vẫn chƣa có sự nhiệt tình trách nhiệm trong công việc. Vì vậy, cần có các giải pháp để nâng cao sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên. Thứ tƣ, công tác tổ chức bộ máy BHXH tại huyện Hiệp Hòa nhìn chung là đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý chi trả BHXH tại địa phƣơng nhƣng vẫn chƣa cao. Mức điểm trung bình của phƣơng án này là 3,06 điểm. Trong đó, số phƣơng án lựa chọn hài lòng và rất không hài lòng là 53/200 phiếu. Có 55 phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn hài lòng và hài lòng. 92 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập. Vì vậy, để công tác quản lý chi trả BHXH nói riêng và công tác quản lý BHXH nói chung tại huyện Hiệp Hòa đạt tỷ lệ cao cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy quản lý BHXH tại huyện nhiều hơn nữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 Từ đây có thể thấy, thực trạng về cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự quản lý của BHXH huyện Hiệp Hòa là còn hạn chế, điều này ảnh hƣởng khá lớn tới hiệu quả công tác quản lý chi trả BHXH của huyện. Vì thế trong thời gian tới, BHXH huyện cần chú trọng khắc phục triệt để những tồn tại này. 3.3.3. Đánh giá về quản lý đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội Để đánh giá kết quả nghiên cứu quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu 3.9 dƣới đây. Bảng 3.9: Kết quả nghiên cứu quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH Thang đo khảo sát Câu hỏi khảo sát Công tác quản lý đối tƣợng hƣớng bảo hiểm đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện đúng quy trình Quản lý đối tƣợng hƣớng bảo hiểm xã hội 1 Thang điểm 2 3 4 0 0 89 68 43 200 3,77 34 78 47 31 200 3,28 42 69 43 28 200 3,11 Công tác quản lý đối tƣợng hƣớng bảo hiểm đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa thực 10 hiện chính xác, không bỏ sót đối tƣợng BHXH huyện tiến hành sửa chữa những sai sót trong quá 18 trình quản lý đối tƣợng một cách nhanh chóng, hợp lý 5 Tổng Trung số bình Nguồn: Tổng hợp từ kế quả điều tra của tác giả năm 2014 Căn cứ vào bảng số liệu 3.9 cho thấy công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH nhìn chung đƣợc đánh giá ở mức độ khá và tốt. Thứ nhất, về việc thực hiện đúng quy trình của công tác quản lý đối tƣợng hƣởng bảo hiểm. Chỉ tiêu này đạt điểm trung bình khá cao ở mức 3.77 điểm. Bảng số liệu tổng hợp cho thấy không có phƣơng án nào lựa chọn thang điểm rất không hài lòng và không hài lòng. Có tới 89/200 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập, số phƣơng án lựa chọn hài lòng và rất hài lòng chiếm tổng số là 111/200 phiếu chiếm 55.5%.Tỷ lệ này tƣơng đối cao. Đặc biệt không có phƣơng án nào lựa chọn thang điểm 1 và 2 tức là không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 có phƣơng án nào rất không hài lòng và không hài lòng với sự lựa chọn này. Vì vậy mà thang điểm trung bình tƣơng đối cao. Nhƣ vậy có thể nói BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện tƣơng đối tốt về quy trình của công tác quản lý đối tƣợng bảo hiểm. Thứ hai, trong công tác quản lý các đối tƣợng hƣởng BHXH thì không thể không đề cập tới vấn đề sai sót hoặc bỏ qua các đối tƣợng hƣởng BHXH. Công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH huyện Hiệp Hòa đƣợc đánh giá mở mức độ tƣơng đối khá. Tuy nhiên, số lƣợng phƣơng án lựa chọn mức độ rất không hài lòng và không hài lòng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Số phiếu lựa chọn phƣơng án rất không hài lòng chiếm tỷ lệ là 10/200 phiếu tƣơng ứng với 5%. Số phiếu lựa chọn phƣơng án không hài lòng là 34/200 phiếu chiếm tỷ lệ là 17%. Có tới 78 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập chiếm tỷ lệ 39%. Số phiếu lựa chọn phƣơng án hài lòng và rất hài lòng là 78 phiếu. Kết quả này kéo theo điểm trung bình ở mức chƣa cao và đạt 3,28 điểm. Do vậy, có thể nói công tác quản lý đối tƣợng bảo hiểm tại huyện Hiệp Hòa vẫn chƣa đƣợc chính xác cao và vẫn còn bỏ sót đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Vì vậy BHXH huyện Hiệp Hòa cần quan tâm hơn nữa để công tác quản lý đối tƣợng bảo hiểm đạt đƣợc độ chính xác cao và đem lại sự hài lòng cao hơn cho đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Thứ ba, về việc tiến hành sửa chữa những sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng một cách nhanh chóng và hợp lý. Số điểm trung bình của chỉ tiêu này đạt 3,11 điểm. Với mức điểm trung bình này cho thấy công tác quản lý BHXH tại huyện Hiệp Hòa về sửa chữa các sai sót chƣa đạt đƣợc sự hài lòng cao của các đối tƣợng đƣợc quản lý. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy có tới 18 phiếu lựa chọn phƣơng án rất không hài lòng, 42 phiếu lựa chọn phƣơng án không hài lòng. Nhƣ vậy, tổng số phiếu lựa chọn phƣơng án rất không hài lòng và không hài lòng là 60/200 phiếu, chiếm tới 30% số phiếu lựa chọn. Số phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập là 69/200 chiếm tỷ lệ 34.5%. Số phiếu lựa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 chọn phƣơng án rất hài lòng và hài lòng mới chỉ đạt 71 phiếu tƣơng ứng với tỷ lệ 35.5%. Kết quả này cho thấy bảo hiểm xã hội cần phải quan tâm hơn nữa trong việc sửa chữa các sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng một cách nhanh chóng và hợp lý để công tác quản lý BHXH tại huyện Hiệp Hòa ngày càng đƣợc hoàn thiện tốt hơn nữa, xây dựng và mở rộng đƣợc quỹ BHXH cho huyện góp phần vào việc xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội cho tỉnh Bắc Giang. 3.3.4. Đánh giá về việc lập, chấp hành và quyết toán chi Bảo hiểm xã hội Công tác lập, chấp hành và quyết toán chi đang đƣợc thực hiện tại BHXH huyện Hiệp Hòa nhƣ sau. * Lập kế hoạch Chi BHXH Ngày 20 hàng tháng cán bộ chính sách của BHXH Hiệp Hòa tổng hợp số liệu ( là đối tƣợng tăng, giảm của 26 xã, thị trấn gửi đến rồi chuyển số liệu về phòng chế độ chính sách BHXH tỉnh Bắc Giang. Phòng chế độ chính sách BHXH tỉnh Bắc Giang tổng hợp số liệu tăng, giảm của 10 huyên, thành phố gửi đến sau đó tính toán ra số tiền phải trả ( số tiền chi hàng tháng + số tiền chi đối tƣợng tăng - số tiền đối tƣợng chết)gửi về Ban kế hoạch tài chính của BHXH việt Nam. BHXH Việt Nam căn cứ kế hoạch chi của BHXH tỉnh Bắc Giang rồi chuyển nguồn kinh phí về cho BHXH tỉnh Bắc Giang. BHXH Bắc Giang (cụ thể phòng KHTC) căn cứ vào số liệu từ phòng chế độ chính sách BHXH Bắc Giang chuyển sang nhƣ danh sách chi trả, số tiền phải trả rồi chuyển nguồn kinh phí và danh sách chi về cho BHXH huyện Hiệp Hòa. * Thực hiện kế hoạch Chi BHXH Chi trả BHXH cũng đƣợc thực hiện bằng chuyển khoản. Hàng tháng, căn cứ vào bản sao quyết định hƣởng chế độ BHXH và danh sách của đối tƣợng tăng, giảm do phòng Quản lý chế độ Chính sách chuyển sang và danh sách báo giảm do BHXH huyện gửi đến, phòng Kế hoạch Tài chính kiểm tra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 lại số liệu (đối tƣợng, số tiền) để lập danh sách chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, tổng hợp danh sách chi trả, danh sách đối tƣợng hƣởng trợ cấp một lần và truy lĩnh, lập chi tiết cho từng đối tƣợng và tách riêng thành 2 nguồn (ngân sách Nhà nƣớc, Quỹ BHXH). (1) BHXH huyện chi trả cho các đối tƣợng là NLĐ đang làm việc gồm: đối tƣợng hƣởng trợ cấp một lần theo Điều 28 Điều lệ BHXH, ngƣời bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hƣởng chế độ 1 lần, mai táng phí, tuất một lần và trợ cấp một lần đối với ngƣời nghỉ hƣu có trên 30 năm đóng BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động thuộc BHXH tỉnh tổ chức quản lý thu và ghi sổ BHXH. Đồng thời BHXH huyện thực hiện uỷ nhiệm chi cho kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN &PTNT huyện Hiệp Hòa theo yêu cầu. (2) Kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN & PTNT huyện Hiệp Hòa thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của BHXH tỉnh về kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN&PTNT của huyện. (3) BHXH huyện có thể trực tiếp hoặc thông qua đại lý chi trả cho NLĐ đang làm việc đƣợc BHXH tỉnh uỷ quyền và các đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH một lần thuộc các đơn vị BHXH huyện trực tiếp quản lý. (4) Hoặc có thể uỷ nhiệm chi cho Kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN&PTNT các huyện chuyển tiền về tài khoản của đơn vị sử dụng lao động. (5) Các đơn vị sử dụng lao động trực tiếp chi trả cho các đối tƣợng. * Lập báo cáo thanh quyết toán chi: - BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH huyện thực hiện . + Hàng tháng lập 2 bộ gồm: báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách thu hồi kinh phí chi quản BHXH, danh sách đối tƣợng chƣa nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách báo giảm hƣởng BHXH. Trong đó một 1 gửi BHXH tỉnh trƣớc ngày 30 hàng tháng, một bộ lƣu lại huyện. + Hàng quý căn cứ để chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức ; lập 2 bản báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức kèm theo danh sách đối tƣợng nghỉ hƣởng chế độ tính đến tháng cuối quý trên địa bàn huyện quản lý. Một bản lƣu lại huyện, bản còn lại gửi BHXH tỉnh trƣớc ngày 5 đầu tháng sau. BHXH tỉnh lập báo cáo quyết toán trên cơ sở tổng hợp quyết toán của BHXH các huyện, thị và việc chi thực tế của BHXH tỉnh: + Lập 2 bộ báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH tách nguồn đảm bảo, kèm theo biểu thuyết minh đối tƣợng tăng (giảm) hƣởng BHXH do 2 nguồn đảm bảo. Một bộ gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam, một bộ lƣu lại tỉnh. + Hàng tháng, căn cứ vào danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH của BHXH các huyện, thị lập biểu tổng hợp không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH toàn tỉnh và lƣu lại tỉnh. + Hàng quý, tổ chức xét duyệt báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức do BHXH huyện duyệt chi báo cáo chi trả trực tiếp cho các đối tƣợng BHXH tỉnh quản lý để lập : 2 bản báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức ; 2 bản báo cáo thu hồi kinh phí (nếu có) và biểu thống kê số chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức, một bản lƣu lại BHXH tỉnh, một bản gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam trƣớc ngày 15 tháng đầu của quý sau. + Hàng quý BHXH tỉnh lập báo cáo tổng hợp đóng Bảo hiểm y tế cho đối tƣợng hƣởng BHXH theo quy định, để làm căn cứ thanh toán và cuối năm thanh lý hợp đồng Bảo hiểm y tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76 3.3.5. Đánh giá về tổ chức các quy trình, thủ tục nghiệp vụ trong công tác chi trả Bảo hiểm xã hội Để đánh giá quy trình chi trả BHXH, tác giả đánh giá quy trình chi trả thông qua chi trả BHXH thƣờng xuyên và chi trả ngắn hạn. Kết quả của công tác đánh giá quy tình chi trả đƣợc đánh giá thông qua bảng số liệu 3.10 dƣới đây: Bảng 3.10: Đánh giá quy trình chi trả tại huyện Hiệp Hòa Thang đo khảo sát Quy trình chi trả Câu hỏi khảo sát Hoạt động chi trả BHXH thƣờng xuyên diễn ra đúng thời gian, không chậm trễ Chi trả BHXH thông báo cho thƣờng ngƣời đƣợc hƣởng xuyên những thông tin về thời gian chi trả chính xác, không trì hoãn nhiều lần Việc xử lý hồ sơ chi trả ngắn hạn cho các đối tƣợng đƣợc thực hiện nhanh chóng Chi trả Công tác chi trả cho ngắn đối tƣợng hƣởng hạn BHXH ngắn hạn diễn ra chính xác, không gây khó khăn cho ngƣời đƣợc hƣởng 1 Thang điểm 2 3 4 5 15 25 98 32 30 200 3,19 25 32 87 32 24 200 2,99 35 47 79 23 16 200 2,69 32 42 86 26 14 200 2,74 Tổng Trung số bình Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2014 Thứ nhất, về quy trình chi trả thƣờng xuyên. Hoạt động chi trả thƣờng xuyên nhìn chung đƣợc đánh giá là đúng thời gian và không chậm trễ. Số điểm trung bình của chỉ tiêu này đạt 3,19 điểm. Số phiếu lựa chọn phƣơng án rất không hài lòng và không hài lòng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 40/200 phiếu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77 Số phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn hài lòng và hài lòng đạt mức 62/200 phiếu. Kết quả này cho thấy quy trình chi trà thƣờng xuyên cần phải đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa tiến độ chi trả để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi trả BHXH. Muốn hoạt động quản lý chi trả BHXH đạt hiệu quả cao thì cơ quản BHXH cũng cần phải quan tâm tới việc thông báo cho ngƣời đƣợc hƣởng những thông tin về thời gian chi trả chính xác và không trì hoãn nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không đạt đƣợc nhiều sự đồng thuận của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Qua bảng 3.11 cho thấy chỉ tiêu này mới chỉ đạt đƣợc 2,99 điểm nhƣ vậy sự hài lòng của ngƣời đƣợc phỏng vấn vẫn còn ở mức độ rất thấp. Vì vậy muốn đạt đƣợc hiệu quả trong công tác quản lý chi BHXH thì BHXH huyện cần phải quan tâm nhiều hơn nữa việc thông bảo cho những ngƣời đƣợc hƣởng các chế độ về những thông ti và thời gian chi trả chính xác. Thứ hai, về công tác chi trả ngắn hạn. Công tác chi trả ngắn hạn thƣờng là công tác chi trả cho chế độ tử tuất, thai sản, tai nạn lao động…Căn cứ vào bảng số liệu 3.11 cho thấy công tác chi trả ngắn hạn cho các đối tƣợng chƣa đƣợc quan tâm thực hiện một cách nhanh chóng, số điểm trung bình mới chỉ đạt mức 2,69 điểm. Hơn nữa BHXH cũng chƣa quan tâm tới công tác chi trả cho đối tƣợng ngắn hạn. Do đó, số điểm mới chỉ đạt ở mức 2.74 điểm. Đây là một điểm số khá khiêm tốn. Kết quả này cũng cho thấy đây là điểm yếu của công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 3.3.6. Đánh giá về tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong công tác chi trả Bảo hiểm xã hội Trong phân cấp quản lý, BHXH tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi nói chung của BHXH cấp huyện. Đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78 với công tác quản lý chi trả BHXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang hiện nay thực hiện các công tác kiểm tra, kiểm soát nhƣ sau: BHXH tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nghiêm túc các quy định của BHXH Việt Nam về phân cấp quản lý đối với công tác kiểm tra, kiểm soát và giải quyết khiếu nại tố cáo. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chi BHXH ở tỉnh Bắc Giang đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Hàng năm, BHXH tỉnh đều xây dựng kế hoạch kiểm tra. Từ năm 2011 đến năm 2013, BHXH tỉnh đã thực hiện 106 cuộc kiểm tra (có 8 cuộc kiểm tra liên ngành). Trong đó, có 44 cuộc kiểm tra tại BHXH cấp huyện; 30 cuộc kiểm tra tại các xã, phƣờng; 32 cuộc kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh. Nhƣ vậy đối với công tác kiểm tra nội bộ, trong ba năm qua, BHXH tỉnh đã thực hiện 44 cuộc kiểm tra công tác nội bộ tại BHXH cấp huyện, 30 cuộc kiểm tra tại cơ sở BHXH cấp xã, phƣờng. Đây là một con số khá cao, thể hiện sự quan tâm của BHXH tỉnh đối với công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ công tác chi trả của BHXH. Riêng đối với BHXH huyện Hiệp Hòa, hoạt động kiểm tra nội bộ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bởi cán bộ kiểm tra. Các công việc này thực hiện hàng tháng với đầy đủ các hoạt động kiểm tra công việc, sổ sách tại các Bộ phận của BHXH huyện. Hạn chế lớn nhất hiện nay là số lƣợng cán bộ kiểm tra chỉ có 01 cán bộ mà nghiệp vụ tại các bộ phận là đa dạng, yêu cầu có chuyên môn sâu, do đó công tác kiểm tra còn nhiều khó khăn. 3.3.7. Đánh giá về ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Đánh giá về công tác Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả BHXH hiện nay nhƣ sau. Bảng 3.11: Đánh giá về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý chi trả tại BHXH huyện Hiệp Hòa Câu hỏi khảo sát Thang điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tổng Trung http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79 1 2 3 4 5 số bình 0 0 59 85 56 200 3,99 0 0 68 76 56 200 3,94 Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chi trả bảo hiểm giúp Ứng dụng CNTT công tác quản lý và chi trả BHXH chính xác hơn Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chi trả bảo hiểm giúp công tác quản lý và chi trả BHXH đƣợc thực hiện nhanh chóng hơn Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2014 Trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển nhƣ hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Đối với quản lý chi trả bảo hiểm thì việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi trả. Tại địa bàn huyện Hiệp Hòa, cơ quan BHXH huyện cũng chú trọng đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin và công tác quản lý chi trả BHXH cũng nhƣ quản lý chi BHXH. Vì vậy, phƣơng án này cũng đạt đƣợc sự hài lòng cao của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Các mức điểm trung bình đều đạt mức 3.9 trở lên. Trong đó mức điểm trung bình của chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chi trả bảo hiểm đạt đƣợc mức điểm trung bình là 3.99. Các phƣơng án lựa chọn về hài lòng và hoàn toàn hài lòng chiếm tổng số là 141/200 phiếu tƣớng ứng với 70.5%. Các phƣơng án lựa chọn về sự nhanh nhóng hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đạt đƣợc mức độ hài lòng là 3,94 điểm. Số phiếu lựa chọn phƣơng án rất hài lòng và hoàn toàn hài lòng là 132/200 phiếu. Không có phƣơng án nào chọn rất không hài lòng và không hài lòng. Nhƣ vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa góp phần nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý BHXH tại huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 80 3.3.8. Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Hiệp Hòa Sự phối hợp trong công tác quản lý chi trả BHXH đƣợc đánh giá thông qua 3 chỉ tiêu trong bảng 3.12 dƣới đây. Bảng 3.12: Sự phối hợp trong công tác quản lý chi trả BHXH Thang đo Tổng Trung Thang điểm Câu hỏi khảo sát khảo sát số bình 1 2 3 4 5 0 0 111 54 35 200 3,62 0 45 92 42 21 200 3,20 34 47 76 26 17 200 2,73 BHXH huyện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các xã phƣờng, thị trấn trong hoạt động chi trả bảo hiểm BHXH Phối huyện và xã phƣờng thị trấn có những hợp công tác quản lý chi trả BHXH hoạt động trao đổi thông tin hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động chi Các xã phƣơng thị trấn kết hợp tốt với BHXH huyện trong công tác tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại và giải quyết khiếu nại của ngƣời hƣởng quyền lợi bảo hiểm Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2014 Thứ nhất, nhìn chung BHXH huyện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các xã, phƣờng thị trấn trong hoạt động chi trả bảo hiểm. Mức điểm bình quân của chỉ tiêu này đạt 3,62 điểm tƣơng ứng trong đó không có phiếu nào lựa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81 chọn không hài lòng và rất không hài lòng. 111 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập và có 89 phiếu lựa chọn phƣơng án hài lòng và hoàn toàn hài lòng, chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 44.5% tổng số phiếu. Nhƣ vậy có thể nói, BHXH huyện Hiệp Hòa đã quan tâm tới công tác phối hợp với các xã để công tác quản lý chi bảo hiểm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Thứ hai, mặc dù đã có sợi dây phối hợp liên kết giữa BHXH huyện và các xã nhƣng các hoạt động trao đổi thông tin trong quá trính quản lý chi trả của BHXH huyện Hiệp Hòa với các xã vẫn chƣa đạt đƣợc tỉ lệ cao. Số điểm trung bình mới chỉ đạt 3.2 điểm. Nguyên nhân là do số ngƣời lựa chọn phƣơng án hoàn toàn hài lòng và hài lòng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp mới chỉ đạt 63 phiếu chiếm tỷ lệ 31.5%. Số phiếu lựa chọn phƣơng án không hài lòng chiếm tới 45 phiếu và chiếm tỷ lệ 22.5%. Kết quả này cho thấy các thông tin trao đổi thông tin giữa BHXH huyện và xã, phƣờng thị trấn vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình quản lý BHXH. Thứ ba, các xã phƣờng của BHXH vẫn chƣa có sự phối hợp chặt chẽ với BHXH huyện về công tác tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại và giải quyết khiếu nại của ngƣời hƣởng quyền lợi bảo hiểm. Vì vậy mà điểm số trung bình của chỉ tiêu này vẫn rất thấp mới chỉ đạt 2,73. Hầu hết các phƣơng án lựa chọn đều tập trung vào rất không hài lòng và không hài lòng, chiếm tới 77 phiếu, chiếm tỷ lệ 33.5%. Số phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn hài lòng và hài lòng chỉ đạt 43 phiếu. Còn lại là số phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập. Qua đây cho thấy, để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác quản lý chi trả BHXH thì BHXH huyện cần tích cực quan tâm hơn nữa tới công tác phối hợp giữa BHXH huyện và các xã, điều này không chỉ tạo đƣợc sự liên kết giữa BHXH huyện và các xã mà còn là đầu mối để BHXH tìm và giải quyết những thắc mắc của ngƣời dân trong công tác chi trả BHXH một cách nhanh và chính xác nhất góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi BHXH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 3.4.1. Những kết quả đạt được Qua phân tích tình hình thực tế của công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, có thể thấy rằng, trong những năm qua, đội ngũ nhân viên cũng nhƣ ban lãnh đạo BHXH huyện đã không ngừng nỗ lực thực hiện các công việc nâng cao chất lƣợng quản lý, chất lƣợng hoạt động chi trả bảo hiểm trên địa bàn huyện. Cụ thể có thể nói đến những kết quả đó là: Qua ba năm gần đây, có thể thấy số lƣợng và tổng số tiền chi trả cho các đối tƣợng BHXH của huyện Hiệp Hòa tăng lên khá nhanh, điều này đƣa ra một vấn đề nếu nhƣ công tác quản lý không hiệu quả sẽ xẩy ra những sai sót trong quá trình quản lý hoạt động chi. Nhƣng có thể thấy rằng, mặc dù số lƣợng và số tiền chi bảo hiểm hàng năm tăng nhanh, BHXH huyện Hiệp Hòa vẫn thực hiện tốt công tác quản lý chi trả của mình, không để xẩy ra nhiều sai sót về đối tƣợng cũng nhƣ mức chi trả. Quy trình quản lý hoạt động chi bảo hiểm đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện một cách triệt để theo đúng những quy định của BHXH Việt Nam, và những quy định phát sinh theo khu vực quản lý. Đội ngũ nhân viên BHXH có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chi trả và chi trả BHXH cho các đối tƣợng trên địa bàn, xuất phát từ thực tế đa phần nhân viên BHXH của huyện đều là những cán bộ lâu năm, cùng với đội ngũ cán bộ trẻ đƣợc đào tạo bài bản và có sự tích lũy kinh nghiệm qua thực tế. Vì thế, kinh nghiệm trong công tác này của nhân viên BHXH huyện đƣợc ngƣời hƣởng quyền lợi bảo hiểm đánh giá tốt. Hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và chi trả BHXH đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa triển khai từ khá lâu và đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Công tác quản lý đối tƣợng và hoạt động chi đã có sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83 chính xác hơn, nhanh chóng hơn, giúp cho cả cán bộ BHXH và ngƣời hƣởng quyền lợi đều có thể tiết kiệm thời gian thực hiện công việc. Giữa BHXH huyện và các xã, phƣờng, thị trấn đã có những sự phối hợp khá tốt về thời gian, địa điểm chi trả, cũng nhƣ công tác thông báo chi trả cho ngƣời dân trên địa bàn. Điều này giúp cho hoạt động chi trả đƣợc diễn ra an toàn, thuận tiện, ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi không bị gặp khó khăn trong việc thu xếp lĩnh tiền bảo hiểm. Trên đây là những kết quả nổi bật trong công tác quản lý cũng nhƣ thực hiện hoạt động chi của BHXH huyện Hiệp Hòa đƣợc đánh giá qua kết quả phân tích. Bên cạnh những thành tích đó, vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần phải cải thiện gấp rút trong thời gian tới để giúp cho công tác quản lý chi trả BHXH của huyện đƣợc hoàn thiện hơn. 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.4.2.1. Hạn chế - Hệ thống văn bản pháp luật chƣa đƣợc cung cấp và hƣớng dẫn một cách có hiệu quả, đồng bộ đến những đối tƣợng BHXH ở địa phƣơng. - Công tác quản lý đối tƣợng bảo hiểm tại huyện Hiệp Hòa vẫn chƣa đƣợc chính xác cao và vẫn còn bỏ sót đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Hiệu quả quản lý hạn chế với nhiều thiếu sót, sai sót về nghiệp vụ quản lý số lƣợng, thông tin ngƣời đƣợc hƣởng BHXH. -Tổ chức các quy trình, thủ tục nghiệp vụ trong công tác chi trả BHXH còn kém và thiếu hiệu quả. - Công tác lập kế hoạch, triển khai kế hoạch chi tại BHXH huyện Hiệp Hòa còn nhiều hạn chế về vấn đề liên kết giữa các bộ phận, phòng ban trong nội bộ BHXH cũng nhƣ với chính quyền địa phƣơng. - Hoạt động chi trả cho các đối tƣợng hƣởng BHXH còn hạn chế về phƣơng thức và hình thức chi trả, chƣa có đƣợc sự thuận tiện cho ngƣời hƣởng chế độ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84 - Các công cụ quản lý chi chƣa mang lại hiệu quả cao nhất trong việc trợ giúp hoạt động quản lý của nhân viên BHXH. 3.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế Hệ thống văn bản quản lý, quy định về BHXH hiện nay chƣa có sự đồng bộ và thống nhất cao, nhiều văn bản chồng chéo, khiến cho ngƣời thực hiện công tác quản lý BHXH cũng nhƣ ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi không thống nhất đƣợc sử dụng theo văn bản nào, khi mà thông tin về hệ thống văn bản này cũng chƣa đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa giới thiệu cụ thể, cặn kẽ tới ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi. Những thắc mắc của ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi bảo hiểm về những thông tƣ, văn bản quản lý hiện nay chƣa đƣợc nhân viên BHXH giải thích một cách cặn kẽ, dễ hiểu, dẫn đến nhiều khó khăn đối với ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi. Nguyên nhân chính của những vấn đề này là việc BHXH Việt Nam hiện nay chƣa thực sự xây dựng đƣợc hệ thống văn bản quản lý một cách đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, dẫn đến BHXH các địa phƣơng thực sự gặp khó khăn trong công tác triển khai. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý và chi trả BHXH của huyện Hiệp Hòa còn khiêm tốn, diện tích sử dụng nhỏ 1 dãy nhà cấp 4 có 3 phòng làm việc, nhà 2 tầng có 3 phòng làm việc, 1 phòng giám đốc, 1 hội trƣờng thiếu sót nhiều và chủ yếu là các trang bị cũ, chƣa có sự đầu tƣ, nâng cấp. Điều này gây ra khó khăn không nhỏ trong hoạt động thực hiện quản lý cũng nhƣ hoạt động chi trả tại các khu vực xa trung tâm huyện, là nơi đặt trụ sở của BHXH huyện. Công tác chi trả và lên kế hoạch chi trả cho nhóm đối tƣợng hƣởng BHXH thƣờng xuyên đôi khi còn diễn ra chậm trễ, có những lần trì hoãn nhiều lần và thông tin đến với ngƣời hƣởng quyền lợi không chính xác. Việc hoàn thiện hồ sơ chi trả cho nhóm hƣởng BHXH ngắn hạn diễn ra khá lâu, hoạt động chi trả cho nhóm đối tƣợng này cũng chƣa đƣợc sự chính xác cao và đôi khi còn có những khó khăn cho ngƣời hƣởng quyền lợi. Nguyên nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85 về việc chẫm trễ thời gian có thể là do nguồn kinh phí chi trả chƣa đƣợc BHXH cấp trên chuyển về kịp thời, sự phối hợp không tốt giữa BHXH tỉnh và huyện, dẫn đến việc lên kế hoạch chi trả phải bị trì hoãn nhiều lần. Về vấn đề của chi trả cho nhóm ngắn hạn, nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục hiện nay cho đối tƣợng này khá nhiều, ngoài ra quá trình ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi chƣa có sự hiểu biết đầy đủ về những thủ tục mà mình phải chuẩn bị, thực hiện, dẫn đến vấn đề khi đem đến BHXH cần nhiều thời gian để kiểm tra, rà soát, và những thiếu sót này gây ra sự khó khăn trong quá trình chi trả. Hiện nay, việc chi trả bảo hiểm đƣợc thực hiện tại từng địa phƣơng cƣ trú, cụ thể là tại khu vực xã, phƣờng, thị trấn, điều này khiến cho việc phối hợp giữa BHXH và chính quyền địa phƣơng phải đƣợc thực hiện tốt. Tuy nhiên, chỉ có việc phối hợp thôi là chƣa đủ, cần phải có sự trao đổi thông tin thƣờng xuyên và hiệu quả, có sự kết hợp tốt hơn trong công tác tiếp nhận khiếu nại, đơn thƣ của ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi bảo hiểm. Chỉ khi thực hiện tốt việc phối hợp và thông tin này, công tác quản lý chi BHXH mới có đƣợc sự thông suốt từ cấp cơ sở, sự nhanh nhẹn trong việc xử lý thông tin khiếu nại của ngƣời dân. Sự liên kết và tham gia của chính quyền địa phƣơng trong việc đảm bảo an toàn và thuận tiện cho công tác chi của BHXH còn hạn chế. Điều này dẫn đến những vấn đề về an toàn khá nghiêm trọng trong quá trình chi trả BHXH. Hàng tháng vào thời điểm BHXH huyện đi lấy tiền từ ngân hàng, chƣa có đội ngũ công an huyện thực hiện công tác bảo vệ, trong quá trình vận chuyển tiền tới các đại lý cũng không có sự đảm bảo an ninh một cách cần thiết. Nhân viên BHXH đôi khi còn có thái độ làm việc một cách thiếu nhiệt tình, dẫn đến những sai sót và sự thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo sự chính xác của công việc quản lý chi bảo hiểm. Một phần nguyên nhân là do phong cách làm việc quan liêu, cửa quyền vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, và từ những áp lực trong công việc khi đội ngũ nhân sự mỏng, lƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86 ngƣời đƣợc chi trả đông, cơ sở hạ tầng chật hẹp…dẫn đến những sự không tập trung hoàn toàn cho công việc. Điều này cũng giải thích cho việc ngƣời hƣởng quyền lợi bảo hiểm đánh giá sự đáp ứng của tổ chức bộ máy BHXH của huyện còn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế tại địa phƣơng. Mức thu nhập của các đồng chí ký hợp đồng với cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa làm đại lý chi trả còn thấp so với công việc họ đang làm. Bình quân mỗi xã họ phãi quản lý, chi trả cho gần 300 đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH hàng tháng, trong khi đó trên địa bàn cuả mỗi xã, thị trấn diện tích lại rộng do vậy việc quản lý đối tƣợng tăng mới, đối tƣởng giảm chết là hết sức kho khăn.Chính vì lý do nhƣ vậy nó cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc quản lý chi trả BHXH cụ thể làm cho việc báo cáo đối tƣợng Giảm chết cho BHXH huyện sẽ có những tháng ko kịp thời,bõ sót đối tƣợng Thực tế hiện nay, đội ngũ nhân viên BHXH huyện Hiệp Hòa là rất mỏng so với lƣợng công việc quản lý và hoạt động chi trả cho hàng ngàn đối tƣợng hƣởng BHXH của huyện. Điều này dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý chi bảo hiểm. Bên cạnh đó là những khó khăn phát sinh do chủ quan từ chính sách, từ quy trình quản lý. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân nêu trên đã và đang khiến cho công tác quản lý chi của BHXH huyện HIệp Hòa gặp những khó khăn nhất định. Do đó, để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi và hoạt động chi bảo hiểm, đòi hỏi BHXH huyện cũng nhƣ BHXH tỉnh và trung ƣơng cần có những giải pháp nhằm khắc phục tốt những vấn đề trên. Những giải pháp và kiến nghị tới các cấp của BHXH sẽ đƣợc tác giả trình bày cụ thể trong nội dung Chƣơng 4 của luận văn này. Công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH còn chƣa hoàn toàn chính xác, xẩy ra những sai sót nhƣ bỏ sót đối tƣợng, chi nhầm đối tƣợng. Cùng với đó là công tác sửa chữa những sai sót này diễn ra chậm còn nhiều vấn đề gây ra sự bức xúc của ngƣời hƣởng quyền lợi bảo hiểm. Những sai sót thƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87 xuất phát từ lỗi cá nhân, nhƣng công tác xử lý sai sót lại xuất phát từ những quy định, chính sách hay những phong cách làm việc của hệ thống BHXH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 Trong Chƣơng 3 của luận văn này, tác giả đã trình bày các nội dung sau: - Giới thiệu về BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang gồm có các thông tin về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện, bộ máy tổ chức của BHXH huyện Hiệp Hòa. - Trình bày thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang nhƣ các văn bản đang thực thi, đặc điểm đối tƣợng quản lý của BHXH huyện. - Trình bày các số liệu thứ cấp về công tác chi quỹ BHXH cho các đối tƣợng trên địa bàn huyện trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Trong đó có trình bày cụ thể số lƣợng đối tƣợng và khoản chi cho từng nhóm đối tƣợng mà BHXH huyện đang quản lý. - Trình bày các đánh giá dựa trên số liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát 200 đối tƣợng đang quản lý của BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, trong đó đƣa ra các đánh giá về thực trạng từng yếu tố trong hoạt động quản lý chi, đánh giá yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý chi trả của BHXH huyện. - Khái quát lại các nội dung thực trạng bằng việc nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân điểm yếu để có cơ sở trình bày các nội dung giải pháp cũng nhƣ kiến nghị trong nội dung Chƣơng 4 của luận văn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 89 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HIỆP HÕA,TỈNH BẮC GIANG 4.1. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa đến năm 2020 4.1.1. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020 4.1.1.1. Mục tiêu chung Tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hƣớng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lƣợng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lƣợng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội cân đối trong dài hạn, quỹ bảo hiểm y tế cân đối hàng năm. Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tƣợng, đảm bảo chậm nhất đến năm 2015 phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành; mỗi công dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đƣợc cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nƣớc quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế một cách chính xác và thuận tiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90 Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức thực hiện, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin (mạng máy tính, máy chủ, máy trạm, an ninh mạng, trung tâm dữ liệu ngành và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet) để giải quyết các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lộ trình nhƣ sau: - Chậm nhất đến năm 2015 đảm bảo liên thông, kết nối thông tin đƣợc giữa các đơn vị Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, huyện. - Chậm nhất đến năm 2017 liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành Bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nƣớc. - Chậm nhất đến năm 2020 liên thông, kết nối thông tin đƣợc giữa các cơ quan thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc ngành y tế và các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp thuộc ngành lao động. Xây dựng hệ thống trụ sở làm việc khang trang, hiện đại, thuận lợi cho giao dịch và phục vụ; đảm bảo yêu cầu về quy mô và công năng sử dụng lâu dài. 4.1.2. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Để thực hiện mục tiêu BHXH cho NLĐ, định hƣớng phát triển ngành BHXH ở huyện Hiệp Hòa đến năm 2020 phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các quan điểm của BHXH Việt Nam đó là: Thứ nhất: Phát triển ngành BHXH phải theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết các tầng lớp dân cƣ, nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ là điều kiện và cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 91 quan trọng để ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính vì vậy phải thể hiện đƣợc chức năng, quyền lực quản lý xã hội của Nhà nƣớc, nhằm đảm bảo cho mọi ngƣời dân đƣợc bình đẳng về cơ hội, về quyền và nghĩa vụ tham gia và hƣởng thụ các chế độ, chính sách BHXH. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách, chế độ BHXH là thể chế, sự cụ thể hoá chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đảm bảo an toàn cho mọi ngƣời trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Thứ hai: Phát triển ngành BHXH phải vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính sách, chế độ BHXH đƣợc ban hành và tổ chức thực hiện là nhằm huy động mọi tiềm năng của từng cá nhân và tổ chức; vừa để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, vừa để hình thành quỹ BHXH - nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo quyền lợi cho ngƣời đƣợc thụ hƣởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Tài chính BHXH là nguồn vốn lớn để tham gia đầu tƣ phát triển nền kinh tế - xã hội của nƣớc nhà, cho nên, định hƣớng phát triển BHXH phải hƣớng tới vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thứ ba: Thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHXH từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Cụ thể là: Thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nƣớc theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng để tổ chức thực hiện BHXH đối với mọi NLĐ NLĐ và toàn thể nhân dân. Đồng thời, hoạt động quản lý phải đƣợc tiến hành đồng bộ từ khâu ban hành, hƣớng dẫn chế độ chính sách, đến khâu tổ chức thực hiện các chính sách đó. Hệ thống các văn bản phải đồng bộ, không đƣợc chồng chéo, mâu thuẫn, dễ làm, dễ nhớ, dễ kiểm tra. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong quá trình quản lý. Mặt khác, phải phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 92 quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý BHXH. 4.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Nhằm mục đích triển khai rộng rãi chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới mọi đối tƣợng lao động, đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia và thụ hƣởng các chế độ BHXH, vừa nhằm tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, vừa đảm bảo khả năng chi trả của quỹ, BHXH huyện Hiệp Hòa đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tổ chức tốt công tác thu BHXH,BHYT, BHTN tiếp tục khai thác tăng số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tích cực đôn đốc thu BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng , phấn đấu hoàn thành và vƣợt kế hoạch đƣợc giao. - Tổ chức tốt công tác chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH cho đối tƣợng và NLĐ, duy trì ổn định công tác chi trả thƣờng xuyên trƣớc ngày 10 - 15 hàng tháng bằng việc phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn để công tác chi trả đƣợc an toàn. - Tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, đảm bảo các chỉ tiêu về công tác quản lý chi trả nhƣ chi đúng, chi đủ, kịp thời. - Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong đó định hƣớng nâng cao số lƣợng cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát, nâng cao chất lƣợng giám sát với việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá một cách cụ thể đối với từng bộ phận để cán bộ kiểm tra giám sát có thể dễ dàng trong việc đánh giá. - Thực hiện giải quyết dứt điểm công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH cho NLĐ, giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 93 - Duy trì tốt công tác cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa. Đồng thời duy trì tốt công tác quản lí, lƣu trữ hồ sơ đảm bảo thuận tiện, an toàn khi khai thác, đáp ứng mọi yêu cầu của cá nhân và đơn vị về hồ sơ khi cần thiết. - Tổ chức tốt công tác kiểm tra các hoạt động, nhiệm vụ chuyên môn của ngành, kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động và các đại lí chi trả. - Tăng cƣờng công tác kỉ luật, kỉ cƣơng hành chính, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nƣớc và nội quy của cơ quan, phát huy tốt những kết quả đã đạt đƣợc của những năm trƣớc, các bộ phận tham mƣu tốt để thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn. - Giải quyết kịp thời các đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của ngƣời dân theo đúng quy định của pháp luật. - Tiếp tục bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ. công chức, viên chức, đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên chức đều đạt tiêu chuẩn chuyên môn. - Phấn đấu xây dựng đơn vị vững mạnh, ngƣời công chức kiểu mẫu. Thực hiện nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu đƣa BHXH huyện Hiệp Hòa luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc trong những năm tới. - Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo khí thế sôi nổi trong cơ quan, động viên kịp thời tới cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa. 4.3. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 4.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội Đánh giá chung về công tác quản lý đối tƣợng hƣởng bảo hiểm thì có thể thấy rằng, BHXH huyện Hiệp Hòa đã thực hiện công tác quản lý đối tƣợng đúng quy trình, đúng trình tự của BHXH Việt Nam quy định, tuy nhiên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 94 vẫn có những sai sót phát sinh trong quá trình quản lý. Để giảm thiểu những sai sót này, BHXH huyện Hiệp Hòa có thể thực hiện các công việc sau. Thực hiện công tác giám sát, đối chiếu sổ sách thông tin ngƣời đƣợc hƣởng bảo hiểm một cách thƣờng xuyên, tìm hiểu ra đƣợc đối tƣợng nào đang có sai xót trong quá trình quản lý trƣớc khi chi trả, để tránh ngƣời đƣợc hƣởng cảm thấy không hài lòng về công tác chi trả của BHXH huyện. Yêu cầu nhân viên bảo hiểm duy trì tác phong làm việc cầu thị, biết tự nhận sai sót và có kỹ năng giải quyết, khắc phục các sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng hƣởng bảo hiểm. Tránh tình trạng những khiếu kiện của các đối tƣợng phát sinh sai sót bị làm ngơ, xử lý chậm. Hoàn thiện quy trình quản lý, tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm cho đội ngũ nhân viên bảo hiểm một cách liên tục, theo kịp các quy định mà BHXH Việt Nam ban hành. Có những kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên nếu nhƣ thấy quy trình quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH chƣa phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Đối với những đối tƣợng mới phát sinh cần đảm bảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy trình và phải đảm bảo đã qua kiểm tra và qua thẩm định của cơ quan BHXH và các ngành liên quan. Cần phối hợp chặt chẽ với mạng lƣới cộng tác viên và chính quyền địa phƣơng của các xã, thị trấn trong việc quản lý các đối tƣợng giảm (như chết, hết tuổi hưởng). 4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và chi Bảo hiểm xã hội Tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH của huyện Hiệp Hòa hiện nay có một tồn tại lớn đó chính là lƣợng nhân sự còn mỏng so với công việc quản lý và chi trả cho rất nhiều đối tƣợng hƣởng bảo hiểm, và có số lƣợng đối tƣợng gia tăng nhanh chóng. Đồng thời cán bộ bảo hiểm có thái độ làm việc đôi lúc còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không duy trì đƣợc sự tận tụy trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 95 công việc. Do đó, trong thời gian tới, BHXH huyện cần thực hiện một số công việc sau. Lên kế hoạch bổ sung nhân sự trong tổ chức BHXH huyện, trình lên BHXH tỉnh về những khó khăn và khối lƣợng công việc mà mỗi nhân viên BHXH huyện đang đảm nhiệm, từ đó xin cấp trên bổ sung nhân sự qua công tác điều chuyển hoặc tuyển dụng mới. Cần thƣờng xuyên mở hội nghị tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về công tác chi và hoạt động quản lý chi của các chế độ BHXH cho đại diện chi các xã, thị trấn, kế toán của các đơn vị làm công tác BHXH, từ đó rút ngắn đi các công việc mà cán bộ BHXH huyện phải trực tiếp thực hiện. Nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ lẫn tƣ cách, phẩm chất đạo đức nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác chi trả trên địa bàn huyện. Hoạt động này phải đi kèm với công tác giám sát, đánh giá nhân viên BHXH đang thực hiện các công việc bằng biện pháp hỏi ý kiến đánh giá của ngƣời hƣởng quyền lợi bảo hiểm. Từ đó có sự cân nhắc kỷ luật hoặc nhắc nhở cán bộ BH thực hiện tốt và tập trung giữ gìn hình ảnh của bản thân cũng nhƣ của BHXH trong mắt ngƣời dân. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cả nội dung chƣơng trình lẫn phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, hƣớng trọng tâm vào các kiến thức cơ bản chuyên ngành BHXH, nâng cao chất lƣợng lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nƣớc, quản lý ngành trong cơ chế mới, pháp luật, tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng hành chính nghiệp vụ khác. Tổ chức các lớp học thƣờng xuyên các kỹ năng này cho đội ngũ cán bộ BHXH huyện và có sự luân phiên giữa các cán bộ để đảm bảo không ảnh hƣởng đến công việc. Căn cứ vào nhiệm vụ và công việc chuyên môn của từng cán bộ lãnh đạo cần rà soát lại việc bố trí cán bộ, công chức viên chức cho phù hợp với trình độ và năng lực của từng ngƣời . Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 96 cho cán bộ, công nhân viên chức trong ngành, đại diện chi trả trên cơ sở phân phối thu nhập hợp lý, công bằng, làm cho thu nhập của họ là nguồn động lực và mục tiêu phấn đấu của họ. 4.3.3. Hoàn thiện công cụ quản lý công tác chi trả Bảo hiểm xã hội Công cụ quản lý công tác chi Bảo hiểm xã hội bao gồm Hệ thống văn bản, Công nghệ thông tin, Cơ sở vật chất. Trong số đó, mới chỉ có Công nghệ thông tin đang đƣợc áp dụng một cách có hiệu quả làm tăng năng lực quản lý và chi trả của BHXH tại huyện Hiệp Hòa. Các vấn đề khác đang có những khó khăn cần phải đƣợc giải quyết một cách triệt để. Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm về BHXH đến đông đảo nhân dân trong địa bàn huyện thông qua kênh truyền thông của các xã. Ngoài ra, tại trụ sở của BHXH huyện cần cung cấp các văn bản, quy định của BHXH tại khu vực dễ xem, dễ theo dõi, giúp ngƣời dân chủ động tìm hiểu thông tin về chính sách bảo hiểm mới. Có sự kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên về thực tế việc các quy định về BHXH chƣa có sự đồng bộ, thống nhất. Đƣa ra những góp ý về từng vấn đề mà BHXH huyện nhận đƣợc lƣợng phản ánh từ các đối tƣợng nhiều nhất. Điều này giúp cho BHXH tỉnh tổng hợp ý kiến và kiến nghị lên BHXH Việt Nam, từ đó đƣa ra các biện pháp cải tiến quy định phù hợp hơn. Thực hiện cải cách hành chính, triển khai triệt để khâu thu nhận, xử lý hồ sơ, xử lý khiếu nại, thắc mắc của ngƣời dân bằng việc thực hiện quy chế một cửa. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vƣớng mắc đó là cán bộ 1 cửa vẫn còn một số chuyên môn nghiệp vụ không vững chắc nên để cho ngƣời dân khi đến làm việc với cơ quan BHXH vẫn phải đi lại nhiều lần. Vì thế, đòi hỏi vị trí tiếp nhận và xử lý thông tin này phải là cán bộ có nhiều kinh nghiệm, nắm bắt đầy đủ các thông tƣ, quy định của BHXH mới ban hành để có thể chủ động giải quyết những vấn đề của đối tƣợng bảo hiểm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 97 Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác chi trả trƣớc hết cần tuân thủ nghiêm túc các qui định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 777/QĐ - BHXH ngày 17/5/2010 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hƣởng các chế độ BHXH. Để thực hiện giải quyết đúng - đủ - kịp thời các chế độ BHXH đối với NLĐ đồng thời xây dựng hoàn thiện quy chế làm việc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng của cơ quan BHXH, quy định rõ việc tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết các chế độ BHXH, có lịch hẹn làm việc và trả hồ sơ cụ thể cho đối tƣợng bảo hiểm, giúp hạn chế thời gian và công sức đi lại của ngƣời dân. Nâng cao hiện trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý và chi trả BHXH, cụ thể là xin cấp kinh phí đầu tƣ trạng bị thêm phƣơng tiện vận chuyển cán bộ bảo hiểm và tiền phục vụ hoạt động chi trả tại các khu vực. Bổ sung thêm hiện trạng phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ công việc văn phòng nhƣ máy in, máy tính, vì thực tế BHXH huyện chƣa có đƣợc một máy in riêng cỡ lớn phục vụ công việc của mình mà chỉ có một máy in nhỏ đã cũ. 4.3.4. Hoàn thiện quy trình chi trả của Bảo hiểm xã hội Hiệp Hòa Quy trình chi trả của BHXH huyện hiện nay đƣợc đánh giá chƣa cao về thời gian và mức độ chính xác trong hoạt động chi trả, do đó, để đảm bảo tốt hơn hiệu quả quản lý và hoạt động chi của BHXH, đòi hỏi BHXH huyện cần có những giải pháp cụ thể sau. Kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý BHXH tỉnh để lên kế hoạch chi trả chính xác, thông tin đƣợc trao đổi thƣờng xuyên với BHXH tỉnh về dự kiến hoạt động chi trả, để BHXH tỉnh có phƣơng án, kế hoạch chi phù hợp với tình hình của tỉnh. Lựa chọn các mô hình chi trả phù hợp với đặc thù của huyện là có nhiều xã, phƣờng thị trấn, nằm trên một diện tích khá rộng lớn, cũng là huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98 có mật độ dân cƣ cao, gần đƣờng quốc lộ. Với những đặc điểm này, có thể áp dụng mô hình chi trả nhƣ sau: - Mô hình chi trả trực tiếp tại nơi tập trung đông dân cƣ, có nhiều đối tƣợng chi nên mô hình này giúp cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ đƣợc sự biến động tăng, giảm đối tƣợng hƣởng BHXH, thông qua các tổ trƣởng tổ hƣu trí và sự quản lý chi trả trực tiếp của cán bộ công chức viên chức cơ quan BHXH, giúp cơ quan BHXH tổ chức chi trả trực tiếp đến tận tay đối tƣợng hƣởng BHXH đồng thời nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng và thắc mắc khiếu nại của đối tƣợng liên quan đến công tác quản lý chi trả, để kịp thời giải đáp các thắc mắc, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi trái pháp luật (nếu có) trong thụ hƣởng chính sách BHXH thông qua phản ánh, tố giác của đối tƣợng. - Mô hình chi trả thông qua các đại lý chi trả: Việc ở chính quyền địa phƣơng lựa chọn giới thiệu ngƣời để cơ quan BHXH ký hợp đồng đại lý chi trả luôn đảm bảo các điều kiện: Có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm cao; có hiểu biết về công tác quản lý tài chính, tiền mặt; gia đình có kinh tế khá để bố trí làm đại lý chi trả đồng thời lựa chọn địa điểm chi trả thuận lợi, an toàn. Ngoài ra cơ quan BHXH còn ký hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH với UBND xã, phƣờng. Hình thức chi trả này khắc phục đƣợc hạn chế vì biên chế của cơ quan BHXH trong giai đoạn hiện nay, vừa đảm bảo chi trả thuận lợi đối với đối tƣợng hƣởng BHXH thông qua sự quản lý, giám sát và giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng nơi tổ chức chi trả. - Mô hình chi BHXH thông qua thẻ ATM, thông qua hệ thống bƣu điện. Hình thức chi này sẽ giúp cơ quan BHXH không phải trực tiếp cầm tiền đi chi đến tận tay ngƣời hƣởng, giải quyết đƣợc vấn đề về con ngƣời. Nhƣng hình thức chi này có một số hạn chế nhất định đó là: Cán bộ làm công tác chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH của bƣu điện không có chuyên môn nghiệp vụ về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99 BHXH. Vì vậy, mà việc giải thích những vấn đề thắc mắc và những vƣớng mắc của ngƣời hƣởng về các chế độ BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn. - Chi trả trực tiếp tại trụ sở cơ quan BHXH đối với các chế độ nhƣ: Trợ cấp BHXH một lần, Trợ cấp lần đầu, Mai táng phí và tuất một lần... Hình thức chi trả này gắn kết chặt chẽ trong các khâu nhƣ: Bộ phận giải quyết chế độ chính sách với bộ phận KH - TC để khi chế độ chính sách của NLĐ đƣợc giải quyết thì kịp thời chi trả đến tận tay đối tƣợng hƣởng BHXH đảm bảo thuận tiện, chính xác và an toàn. - Chi trả thông qua các đơn vị sử dụng lao động đối với chế độ: ốm đau, thai sản, dƣỡng sức phục hồi sức khỏe... Do đặc điểm của chế độ này thƣờng phát sinh với lƣợng tiền của từng ngƣời ít, địa bàn làm việc của NLĐ không tập trung. Hình thức chi trả này khắc phục đƣợc hạn chế về biên chế của cơ quan BHXH song thông qua hình thức này cũng nêu cao đƣợc vai trò trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động trong việc quản lý ngày giờ công; tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ trong việc nhận trợ cấp và chế độ BHXH đƣợc thụ hƣởng, đảm bảo an toàn về tiền mặt trong tổ chức chi trả. Thực hiện đồng thời các biện pháp chi trả một cách có hiệu quả, đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hiệu quả, cũng nhƣ số lƣợng công việc của từng phƣơng pháp sẽ giúp cho BHXH huyện có sự điều chỉnh lựa chọn phƣơng án phù hợp với điều kiện của huyện cũng nhƣ của ngƣời dân. 4.3.5. Hoàn thiện sự phối hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và chính quyền địa phương Sự phối hợp trong công tác quản lý cũng nhƣ chi trả BHXH giữa cơ quan chuyên trách với chính quyền địa phƣơng là điều thực sự cần thiết để có thể đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động quản lý đối tƣợng hƣởng chế độ cũng nhƣ hoạt động chi trả BHXH hàng tháng. Hiện nay, việc phối hợp giữa hai cơ quan mới chỉ dừng lại đơn thuần trong công tác phối hợp hoạt động chi trả mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 100 còn nhiều hạn chế trong các hoạt động thông tin cũng nhƣ xử lý đơn thƣ kiến nghị của các đối tƣợng bảo hiểm. Do đó trong thời gian tới, cần phải bổ sung hoàn thiện sự phối hợp này. Tăng cƣờng hoạt đông trao đổi thông tin giữa đội ngũ nhân viên bảo hiểm tại cấp xã với BHXH huyện thông qua các báo cáo hàng tuần. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ tập trung cho cán bộ bảo hiểm các xã trong huyện vừa là để nâng cao nghiệp vụ, vừa là để có thể gặp gỡ trao đổi giữa các cán bộ với nhau, giúp họ có sự hỗ trợ tốt hơn trong công việc. Đồng thời hình thành cơ sở tiếp nhận thông tin phản hồi, khiếu nại từ ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi một cách tốt nhất, tại chỗ, để ngƣời dân không phải đến tận cơ quan bảo hiểm huyện mới trình bày đƣợc kiến nghị của mình, vừa giảm áp lực cho BHXH huyện vừa bớt đƣợc thời gian của ngƣời kiến nghị. Với chính quyền cấp xã, mỗi lần làm việc tại cơ sở, cán bộ BHXH huyện phải tăng cƣờng trò chuyện, trao đổi với lãnh đạo xã để có đƣợc những sự giao lƣu, thông tin về tình hình thực hiện công tác bảo hiểm tại các địa phƣơng. Có sự tiếp thu ý kiến đóng góp của lãnh đạo xã phƣờng trong công tác chi bảo hiểm. Lãnh đạo BHXH huyện cũng cần tăng cƣờng hoạt động công tác tại cơ sở, để có sự gắn kết giữa bảo hiểm huyện với chính quyền địa phƣơng. 4.3.6. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và quyết toán chi Hiện nay nhìn chung BHXH huyện Hiệp Hòa đã thực hiện đầy đủ các quy trình về lập kế hoạch, triển khai kế hoạch đối với công tác quản lý chi của BHXH huyện Hiệp Hòa. Tuy nhiên còn một số điểm hạn chế nhƣ công tác lên kế hoạch còn đƣợc triển khai đôi khi chậm so với thời gian định kỳ hàng tháng. Kế hoạch chi có xẩy ra các sai sót về đối tƣợng, về tiền chi hàng tháng. Công tác triển khai kế hoạch gặp nhiều vấn đề liên quan đến an ninh và đảm bảo an toàn trong quá trình chi trả. Do đó trong thời gian tới BHXH huyện Hiệp Hòa cần thực hiện một số công việc sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 101 - Để giảm thiểu sai sót và đẩy nhanh thời gian lên kế hoạch chi trả, BHXH huyện Hiệp Hòa cần có sự chuẩn bị tốt hơn cho công tác lên kế hoạch, trong đó đẩy thời gian hoàn thiện kế hoạch lên ngày 15 hàng tháng, trong thời gian 05 ngày từ ngày 15 đến ngày 20 là công tác kiểm tra kế hoạch của lãnh đạo BHXH huyện trƣớc khi báo lên BHXH tỉnh Bắc Giang. - Đề nghị sự hỗ trợ của chính quyền huyện trong việc đảm bảo an ninh trong quá trình rút và vận chuyển tiền đến các đại lý. Duy trì lực lƣợng an ninh tại các xã phƣờng thị trấn trong suốt quá trình chi trả. Liên hệ với chính quyền xã phƣơng thị trấn bố trí nơi chi trả đảm bảo an toàn, có bố trí công an xã thực hiện việc đảm bảo an ninh. - Quá trình quyết toán chi cần đƣợc thực hiện chính xác thông qua việc bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn kế toán cao, kết hợp với nhân viên hiện tại thực hiện song song hồ sơ quyết toán, sau đó có sự kiểm tra chéo giữa hai nhân viên để giảm thiểu các sai sót. 4.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 4.4.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam Những vấn đề kiến nghị với cơ quan BHXH nhà nƣớc chủ yếu là vấn đề hoàn thiện quy trình quản lý chi, hoàn thiện hệ thống chính sách quy định của bảo hiểm. Cụ thể đó là: Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách quy định một cách thống nhất giữa các văn bản ban hành ở các thời gian khác nhau, tránh tình trạng mỗi văn bản quy định theo một hình thức quản lý khác, khiến cho công tác điều chỉnh quản lý gặp nhiều khó khăn. Nếu nhƣ thay đối phƣơng thức quản lý đƣợc quy định trong các văn bản này thì cần phải có các biện pháp hƣớng dẫn nghiệp vụ cho BHXH các cấp, đồng thời bản thân các quy trình này phải đƣợc xây dựng một cách khoa học, có tầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 102 nhìn xa, tránh hiện trạng vừa mới triển khai theo quy định này lại phải thay đổi theo trình tự khác. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần giữ vai trò chủ chốt trong việc phối hợp với các cơ Bộ ngành có liên quan đến công tác quản lý, chi trả bảo hiểm xã hội nhƣ Bộ Lao động thƣơng bình xã hội, Bộ Y tế để có đƣợc những cơ chế quản lý phối hợp tốt giữa các Bộ ngành liên quan, giúp cho không bỏ sót đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ, và không bỏ sót những chế độ đáng đƣợc hƣởng của ngƣời hƣởng quyền lợi bảo hiểm. Chủ động đề xuất với Chính phủ sớm hình thành bộ phận thanh tra chuyên trách trong công tác Bảo hiểm, để có sự chủ động riêng trong hoạt động giám sát, thanh tra hoạt động của BHXH các địa phƣơng. Đây cũng là một biện pháp có thể giúp cải thiện chất lƣợng công tác quản lý thu và chi của BHXH cấp cơ sở. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cần có những sự trợ giúp BHXH các cấp trong công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý trong công tác quản lý bảo hiểm. Tổ chức đào tạo khả năng sử dụng phần mềm quản lý cho các nhân viên bảo hiểm tại từng địa phƣơng. Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho công tác hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở, để hƣớng tới hình thành hệ thống dữ liệu chung cho tất cả các cơ sở bảo hiểm trên phạm vi cả nƣớc. Hiện nay các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển thêm các chế độ của BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp vì thế lƣợng công việc của ngành là rất lớn nhƣng biên chế thì lại ít cho nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về chuyên môn. Đề xuất trong những năm tới Bộ Nội vụ tăng biên chế cho ngành BHXH. Cũng nhƣ đề xuất tăng các chế độ về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 103 tiền lƣơng, phụ cấp cho đội ngũ nhân viên trong ngành, giúp họ yên tâm thực hiện công tác của mình. 4.4.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang hiện nay cũng cần đƣa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ BHXH cơ sở trong việc thực hiện công tác quản lý chi và hoạt động chi của mình, trong đó chủ yếu là những hỗ trợ về kiến thức nghiệp vụ, hỗ trợ về công tác đào tạo và đầu tƣ Tiếp tục ban hành các văn hƣớng dẫn, chỉ đạo một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng giúp BHXH các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt nghiệp vụ chuyên môn của ngành. Tổ chức công tác đào tạo cán bộ, giám sát, kiểm tra hoạt động của BHXH các huyện, thị xã, thành phố một cách thƣờng xuyên và hiệu quả. Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động nâng cấp hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động quản lý và chi trả bảo hiểm tại các đơn vị BHXH cấp huyện đang quản lý. Đánh giá thực trạng và xem xét nhu cầu thực tế của việc nâng cấp cơ sở vật chất của từng huyện, để đƣa ra phƣơng án lựa chọn địa phƣơng thực hiện việc nâng cấp. Không để xẩy ra tình trạng đầu tƣ không cần thiết, ảnh hƣởng đến nguồn kinh phí của BHXH tỉnh. Hƣớng dẫn nghiệp vụ cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động BHXH cho nhân viên tại BHXH các huyện, hỗ trợ triển khai thí điểm tại các huyện với sự trợ giúp của nhân viên bảo hiểm tỉnh. Tiến tới hoàn thiện mục tiêu toàn bộ BHXH các huyện đều thực hiện tốt quy trình một cửa trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ bảo hiểm của ngƣời dân. Quan tâm chú trọng sát sao hơn nữa đến công tác quản lý đối tƣợng hƣởng. Đặc biệt là những đối tƣợng hƣởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Những trƣờng hợp tăng, giảm hàng tháng nhƣ: Đối tƣợng tăng nghỉ hƣởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 104 các chế độ, chuyển nơi nhận lƣơng hƣu, đối tƣợng chết, đối tƣợng hết tuổi hƣởng. Tránh xảy ra hiện tƣợng lạm dụng, khiếu kiện, hƣởng sai, không đúng theo quy định. 4.4.3. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa Với thực trạng công tác quản lý chi trả và chi của BHXH huyện Hiệp Hòa, có thể thấy rằng, đội ngũ cán bộ và quản lý của BHXH huyện đã có sự nỗ lực cao trong công tác quản lý chi đồng thời không ngừng nỗ lực nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân. Trong giai đoạn tới, để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm tại cơ sở, BHXH huyện Hiệp Hòa cần thực hiện một số công việc nhƣ sau. Trƣớc hết, cần tiếp tục thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên ngành để đáp ứng đƣợc những thay đổi trong công tác quản lý đƣợc quy định bởi BHXH Việt Nam. Tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ bảo hiểm cấp xã, và bản thân các các bộ bảo hiểm huyện để thống nhất quy trình tại tất cả các cấp quản lý, nâng cao hiệu quả của công tác này. Tăng cƣờng phối hợp với chính quyền huyện, chính quyền xã trong việc quản lý đối tƣợng hƣởng bảo hiểm mới phát sinh cũng nhƣ các đối tƣợng đã mất, giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng hƣởng bảo hiểm. Thƣờng xuyên có các hoạt động công tác, giao lƣu tiếp xúc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, của các cán bộ chính quyền địa phƣơng để hoàn thiện và nắm bắt đƣợc chất lƣợng phục vụ của từng cán bộ BHXH huyện. Cần có sự phân công, bố trí cán bộ làm công tác chi một cách hợp lý, và phải đảm bảo là ngƣời đƣợc phân công phải có trình độ chuyên môn vững, nắm chắc những nguyên tắc cơ bản trong thực hiện công tác chi và quản lý chi. Với những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, BHXH huyện cần có những cơ chế khen thƣởng động viên và thăng tiến phù hợp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 105 giúp tạo đƣợc tấm gƣơng trong công tác cho các cán bộ khác trong tổ chức bảo hiểm. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông huyện (Đài TT - TH huyện, Liên đoàn lao động, phòng văn hóa - thông tin...), và truyền thông xã ( hệ thống lao đài truyền thanh) để tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Mỗi khi có những quy định mới về BHXH, cần phải thực hiện công tác tuyên truyền nhanh chóng, nhằm giúp cho ngƣời đƣợc hƣởng có thể tự đối chiếu, chuẩn bị những hồ sơ cần thiết phục vụ việc hƣởng chế độ của mình. Có quy định cụ thể về tác phong, thái độ làm việc của các cán bộ bảo hiểm trong quá trình tiếp xúc với ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi bảo hiểm. Xóa bỏ tƣ duy bao cấp, quan liêu cửa quyền vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ. Thƣờng xuyên lấy ý kiến đánh giá của nhân dân về các cán bộ bảo hiểm phụ trách khu vực, để có thể có những biện pháp nhắc nhở kịp thời đối với các cán bộ bảo hiểm. TÓM TẮT CHƢƠNG 4 Trong nội dung Chƣơng 4 của luận văn, tác giả đã trình bày khái quát các nội dung sau: - Trình bày mục tiêu và định hƣớng hoàn thiện công tác chi tại BHXH huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. - Từ các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu, tác giả lựa chọn xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi tại BHXH huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. - Trình bày một số kiến nghị với BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bắc Giang trong công tác hỗ trợ cũng nhƣ xây dựng chính sách quản lý đối với BHXH cấp huyện trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 107 KẾT LUẬN Công tác quản lý chi trả và hoạt động chi bảo hiểm của BHXH là công tác có ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lợi của ngƣời dân cũng nhƣ ảnh hƣởng tới việc sử dụng kinh phí của BHXH một cách chính xác, hiệu quả. Trong thực tế, nguồn quỹ bảo hiểm đang còn có sự phát triển chậm do ngƣời dân chƣa ý thức đƣợc vai trò và lợi ích của BHXH, thì hoạt động quản lý chi càng thể hiện đƣợc ý nghĩa quan trọng giúp nguồn quỹ BHXH đƣợc sử dụng một cách hiệu quả nhất. Mà đội ngũ quản lý chi trả và chi trả trực tiếp hiện nay chính là BHXH cấp huyện, thị. Từ đó cho thấy, công tác chi của BHXH cấp huyện có vai trò thiết thực nhất trong việc thực hiện quy định của bảo hiểm trong hoạt động chi trả cho ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi. Với đề tài nghiên cứu là Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiểm tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tác giả đã tiến hành hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến công tác quản lý, công tác chi của BHXH hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc các yếu tố có sự ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động quản lý chi của bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, đánh giá mức độ hiệu quả của từng yếu tố trong tình hình hiện nay. Các yếu tố đó là Công tác quản lý đối tƣợng, Tổ chức bộ máy quản lý, Công cụ quản lý, Quy trình chi trả, Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và chính quyền địa phƣơng. Với mỗi yếu tố, tác giả thực hiện công việc đánh giá thông qua khảo sát, điều tra các đối tƣợng hƣởng bảo hiểm trên địa bàn huyện để đƣa ra thực trạng về từng yếu tố. Trong nghiên cứu này, luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chi trả của BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và đã chỉ ra đƣợc thực trạng hiện nay, công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa đang đƣợc thực hiện khá tốt, trong đó có thể kể đến việc thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ quản lý, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 108 đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có kỹ năng xử lý công việc và kiến thức về bảo hiểm tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những vấn đề tồn tại trong hoạt động quản lý chi trả của BHXH huyện Hiệp Hòa, đó là vẫn tồn tại sai sót trong khâu quản lý đối tƣợng và thực hiện chi trả, đôi lúc do áp lực công việc mà nhân viên thể hiện thái độ không tập trung, không nhiệt tình đối với công việc, cơ sở vật chất và hệ thống văn bản quy định về công tác quản lý chi trả và chi BHXH còn rất nhiều bất cập, sự phối hợp giữa BHXH và các cơ quan chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự mang lại hiệu quả về thông tin và sự hỗ trợ tiếp nhận phản hồi của nhân dân. Trƣớc những vấn đề này, luận văn đã đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi của BHXH huyện Hiệp Hòa. Có thể kể đến giải pháp đó là thực hiện việc giám sát, đối chiếu sổ sách thƣờng xuyên hơn, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ đồng thời đào tạo tác phong, văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhân viên bảo hiểm, thực hiện quy trình chi trả hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Hy vọng rằng, những kiến thức và những thực trạng cùng các giải pháp, kiến nghị đƣợc trình bày trong luận văn sẽ đƣợc sử dụng một cách hiệu quả trong công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới, góp phần nâng cao tính thực tiễn của nghiên cứu này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Quyết định 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phƣơng. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Quyết định số 845/2009/QĐ - BHXH ngày 18/06 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Quyết định số 488/2012/QĐ - BHXH ngày 23/05 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, Hà Nội. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Quyết định số 777/QĐ - BHXH ngày 17/5/2010 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hƣởng các chế độ BHXH. 5. Báo Bảo hiểm xã hội số 205-217 năm 2013 6. BHXH huyện Hiệp Hòa (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011. 7. BHXH huyện Hiệp Hòa (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012. 8. BHXH huyện Hiệp Hòa (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013. 9. Bộ lao động Thƣơng binh và xã hội (2007), Thông tƣ 03/2007/TT BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hƣớng dẫn một số điều của nghị định 152/2006/NĐ - CP. 10. Bộ lao động Thƣơng binh và Xã hội (2008), Thông tƣ 19/2008/TT LĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 hƣớng dẫn một số điều của thông tƣ 03/2007/TT - BLĐTBXH ngày 30/01/2007. 11. Bộ tài chính (1996), Quyết định số 1124/1996/QĐ - BTC ngày 12/12 về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán bảo hiểm xã hội. 12. Bộ tài chính (2009), Quyết định số 51/2009/QĐ - BTC ngày 22/06 về việc ban hành chế độ kế toán bảo hiểm xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 111 13. Chính phủ (2006), Nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hƣớng dẫn một số điều của luật BHXH. 14. Đoàn Huy Hải (2011), “ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi tại bảo hiểm xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Kinh doanh công nghệ Hà Nội. 15. Luật BHXH của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006. 16. Thủ tƣớng chính phủ (2001), Quyết định số 37/2001/QĐ - TTg ngày 20/1 về việc nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe cho NLĐ tham gia BHXH. 17. Thủ tƣớng chính phủ (2011), Quyết định 613/QĐ - TTg về việc trợ cấp hàng tháng cho những ngƣời có từ đủ 15 đến dƣới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hƣởng trợ cấp mất sức lao động. 18. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 41/QĐ - TTg ngày 29/3 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 19. Th.s Nguyễn Đình Thu (2010), “Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát triển cùng đất nƣớc”, Tạp chí BHXH số ra ngày 24/08/2010. 20. Hoàng Quốc Việt (2012), “ Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý của BHXH Việt Nam trong công tác quản lý chi bảo hiểm”, Luận văn thạc sỹ kinh tế trƣờng đại học Kinh tế Quốc Dân. 21. Giáo trình bảo hiểm chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Định NXB Đại học kinh tế quốc dân 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 112 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BHXH TẠI HUYỆN HIỆP HÕA TỈNH BẮC GIANG Xin chào ông/bà, Tôi tên là Trần Ngọc Hạnh, học viên Quản lý kinh tếTrƣờng Đại học Kinh tế quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tôi đang tiến hành nghiên cứu nhằm “Hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Đây là bảng câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu luận văn của tác giả. Rất mong ông/bà dành thời gian trả lời các câu hỏi này nhằm mục đích đƣa ra các biện pháp cải thiện về thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH, điều này cũng giúp phục vụ ông/bà tốt hơn trong thời gian tới. Tất cả các thông tin của ông/ bà sẽ đƣợc bảo mật hoàn toàn. I: Phần thông tin cá nhân Họ và tên: .................................................................................................. Độ tuổi:. .................................................................................................... II: Phần khảo sát ý kiến Ông/bà vui lòng khoanh tròn đáp án trả lời tƣơng ứng với sự lựa chọn của ông/bà nhƣ sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Bình thƣờng 4- Đồng ý 5- Hoàn toàn đồng ý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 113 Thang đo khảo sát Câu hỏi khảo sát Công tác quản lý đối tƣợng hƣớng bảo hiểm đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện đúng quy trình Công tác quản lý đối tƣợng hƣớng Quản lý đối bảo hiểm đƣợc BHXH huyện Hiệp tƣợng hƣớng Hòa thực hiện chính xác, không bỏ bảo hiểm xã hội sót đối tƣợng BHXH huyện tiến hành sửa chữa những sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng một cách nhanh chóng, hợp lý Nhân viên BHXH có nghiệp vụ tốt Nhân viên BHXH có kinh nghiệm trong việc thực hiện quản lý và chi trả BHXH Tổ chức bộ máy Nhân viên BHXH có thái độ nhiệt quản lý, chi trả tình, trách nhiệm trong công việc BHXH Tổ chức bộ máy BHYT tại huyện Hiệp Hòa đáp ứng đƣợc thực tế yêu cầu của công tác BHXH tại địa phƣơng Hệ thống văn bản quy định về BHXH đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa cung cấp và hƣớng dẫn đầy đủ đến mọi đối tƣợng của BHXH Hệ Hệ thống văn bản quy định về Công thống BHXH hiện nay có sự đồng bộ và cụ văn thống nhất cao quản lý bản công Những đối tƣợng BHXH khi có tác chi những thắc mắc về hệ thống văn bản trả quy định của BHXH thì đều đƣợc BHXH BHXH huyện giải đáp đầy đủ thắc mắc này Ứng Việc ứng dụng CNTT trong công tác dụng quản lý, chi trả bảo hiểm giúp công CNTT tác quản lý và chi trả BHXH chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Thang điểm 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 114 Cơ sở hạ tầng Chi trả thƣờng xuyên Quy trình chi trả Chi trả ngắn hạn Phối hợp công tác quản lý chi trả BHXH xác hơn Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chi trả bảo hiểm giúp công tác quản lý và chi trả BHXH đƣợc thực hiện nhanh chóng hơn Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động BHXH của huyện là đầy đủ Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động BHXH của huyện là hiện đại Hoạt động chi trả BHXH thƣờng xuyên diễn ra đúng thời gian, không chậm trễ BHXH thông báo cho ngƣời đƣợc hƣởng những thông tin về thời gian chi trả chính xác, không trì hoãn nhiều lần Việc xử lý hồ sơ chi trả ngắn hạn cho các đối tƣợng đƣợc thực hiện nhanh chóng Công tác chi trả cho đối tƣợng hƣởng BHXH ngắn hạn diễn ra chính xác, không gây khó khăn cho ngƣời đƣợc hƣởng BHXH huyện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các xã phƣờng, thị trấn trong hoạt động chi trả bảo hiểm BHXH huyện và xã phƣờng thị trấn có những hoạt động trao đổi thông tin hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động chi BHXH xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp nhịp nhàng, không xẩy ra các sai sót về thời gian, địa điểm chi trả bảo hiểm Các xã phƣơng thị trấn kết hợp tốt với BHXH huyện trong công tác tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại và giải quyết khiếu nại của ngƣời hƣởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 115 quyền lợi bảo hiểm CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ông/ bà! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [...]... gian: Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa,. .. Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 có cơ sở khoa học Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, có ý nghĩa thiết thực cho công tác chi BHXH trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và đối với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp. .. tỉnh Bắc Giang sẽ góp phần giúp BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và... BHXH huyện Hiệp Hòa thời gian qua công tác chi trả BHXH đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể Nhƣng để thực hiện tốt mục tiêu của công tác chi trả BHXH đó là chi đúng, chi đủ, chính xác, kịp thời đến tận tay đối tƣợng hƣởng thì việc quản lý chi trả các chế độ BHXH vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Việc lựa chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc. .. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Khái quát về Bảo hiểm xã hội 1.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của Bảo hiểm xã hội 1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội Năm 1850, lần đầu... về quản lý chi trả BHXH - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2011 - 2013 - Định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa trong thời gian tới 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 * Đối tượng nghiên cứu Là công tác quản lý chi trả. .. huyện Hiệp Hòa, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và NSDLĐ, góp phần đảm bảo cân đối và tăng trƣởng quỹ BHXH, BHYT, BHTN 5 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của đề tài bao gồm 4 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả bảo hiểm xã hội Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Số... góc độ xã hội, BHXH đƣợc hiểu nhƣ là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ khi thu nhập của họ bị giảm hay mất Thông qua đó bảo vệ và phát triển lực lƣợng lao động xã hội, lực lƣợng sản xuất, tăng năng suất lao động ổn định trật tự xã hội Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu về công tác quản lý chi trả BHXH của BHXH cấp huyện, do đó, một số bản chất của công tác quản lý chi trả BHXH... cấp huyện đƣợc trình bày khái quát nhƣ sau * Đối với công tác quản lý của BHXH huyện, nội dung công tác chi trả bảo hiểm -Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thƣơng tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho NLĐ do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trƣờng hợp BHXH tỉnh uỷ quyền; -Chi trả lƣơng... tháng trên địa bàn huyện; -Chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ có hồ sơ đề nghị giải quyết hƣởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (NLĐ bảo lƣu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trƣớc thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ,…) * Đối với công tác quản lý chi trả Đối tƣợng BHXH cấp huyện quản lý chi trả là quản lý ... xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 92 4.3 Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 93 4.3.1 Hoàn thiện công tác quản. .. TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HIỆP HÕA, TỈNH BẮC GIANG 51 3.1 Giới thiệu Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 51 3.1.1 Vị trí, chức Bảo hiểm xã hội huyện Hiệp. .. lớn tới công tác quản lý chi trả BHXH 1.3.6 Phối hợp công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội Việc phối hợp công tác quản lý chi trả BHXH có ý nghĩa lớn hoạt động chi trả BHXH Công tác chi trả BHXH

Ngày đăng: 21/10/2015, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w