Câu 76. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì ? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã có những tác động gì đối với sự phát triển của xã hội loài người ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006) Hướng dẫn làm bài 1) Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? – Cho đến nay, nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, đó là: + Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII. + Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay. Cuộc cách mạng này đã phát triển qua hai giai đoạn : Giai đoạn thứ nhất : từ những năm 40 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX). Giai đoạn thứ hai : từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghiệp với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật, nên giai đoạn thứ hai gọi là cách mạng khoa học – công nghệ. – Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay không phải là cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như thế kỉ XVIII, mà là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật thành một thể thống nhất. – Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau, mà kết hợp chặt chẽ nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. – Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp : thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn; hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. 2) So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – k ỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản là : – Tự động hoá cao độ với sự ra đời của máy tính điện tử. – Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra một cách rộng lớn và phong phú trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, giúp cho kĩ thuật phát triển là nền móng của tri thức. + Khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hoá, Sinh) là cơ sở lý thuyết cho các ngành khoa học khác, cho kĩ thuật phát triển. + Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã và đang nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới: khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ trụ…Những ngành mới kết hợp khoa học tự nhiên với kĩ thuật mới như điều khiển học, phân tử học. + Giải quyết những vấn đề bức thiết về khoa học – kĩ thuật nhằm đáp ứng cuộc sống của con người trên các phương hướng sau : § Phương hướng tự động hoá và thay đổi cơ bản các điều kiện lao động. § Tìm tòi công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới. § Trị bệnh, ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm, chinh phục vũ trụ để phục vụ cho cuộc sống trên trái đất. 3) Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật – Mặt tích cực : § Đã làm thay đổi cơ bản các yếu tố sản xuất; tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây; sản xuất khối lượng hàng hóa đồ sộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. § Dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa… § Đưa loài người bước sang nền văn minh sau thời kì công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở… § Tạo ra nhiều cơ may (con đường tắt) cho sự phát triển của các quốc gia và dân tộc trên thế giới… – Mặt hạn chế : § Gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên) như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các lOại dịch bệnh… § Sản xuất, chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh. – Kết luận : Con người cần nghiên cứu để khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên, sử dụng những thành tựu của cách mạng khOa học – kĩ thuật vàO mục đích hoà bình, nhân đạo.
Câu 76. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì ? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã có những tác động gì đối với sự phát triển của xã hội loài người ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006) Hướng dẫn làm bài 1) Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? – Cho đến nay, nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, đó là: + Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII. + Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay. Cuộc cách mạng này đã phát triển qua hai giai đoạn : Giai đoạn thứ nhất : từ những năm 40 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX). Giai đoạn thứ hai : từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghiệp với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật, nên giai đoạn thứ hai gọi là cách mạng khoa học – công nghệ. – Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay không phải là cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như thế kỉ XVIII, mà là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật thành một thể thống nhất. – Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau, mà kết hợp chặt chẽ nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. – Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp : thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn; hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. 2) So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – k ỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản là : – Tự động hoá cao độ với sự ra đời của máy tính điện tử. – Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra một cách rộng lớn và phong phú trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, giúp cho kĩ thuật phát triển là nền móng của tri thức. + Khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hoá, Sinh) là cơ sở lý thuyết cho các ngành khoa học khác, cho kĩ thuật phát triển. + Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã và đang nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới: khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ trụ…Những ngành mới kết hợp khoa học tự nhiên với kĩ thuật mới như điều khiển học, phân tử học. + Giải quyết những vấn đề bức thiết về khoa học – kĩ thuật nhằm đáp ứng cuộc sống của con người trên các phương hướng sau : § Phương hướng tự động hoá và thay đổi cơ bản các điều kiện lao động. § Tìm tòi công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới. § Trị bệnh, ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm, chinh phục vũ trụ để phục vụ cho cuộc sống trên trái đất. 3) Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật – Mặt tích cực : § Đã làm thay đổi cơ bản các yếu tố sản xuất; tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây; sản xuất khối lượng hàng hóa đồ sộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. § Dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa… § Đưa loài người bước sang nền văn minh sau thời kì công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở… § Tạo ra nhiều cơ may (con đường tắt) cho sự phát triển của các quốc gia và dân tộc trên thế giới… – Mặt hạn chế : § Gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên) như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các lOại dịch bệnh… § Sản xuất, chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh. – Kết luận : Con người cần nghiên cứu để khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên, sử dụng những thành tựu của cách mạng khOa học – kĩ thuật vàO mục đích hoà bình, nhân đạo. ... trường, lương thực, thực phẩm, chinh phục vũ trụ để phục vụ cho sống trái đất 3) Tác động cách mạng khoa học – kĩ thuật – Mặt tích cực : § Đã làm thay đổi yếu tố sản xuất; tạo lực lượng sản xuất nhiều... : Con người cần nghiên cứu để khai thác hợp lí bảo vệ tài nguyên, sử dụng thành tựu cách mạng khOa học – kĩ thuật vàO mục đích hoà bình, nhân đạo ... Đưa loài người bước sang văn minh sau thời kì công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin khoa sinh hóa làm sở… § Tạo nhiều may (con đường tắt) cho phát triển quốc gia dân tộc giới… – Mặt