1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan niệm của thomas samuel kuhn về cách mạng khoa học trong tác phẩm cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

118 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Công trình Nh ng kiến giải về triết học khoa học Đỗ Anh Thơ, Nxb Hà Nội, 2006, công trình này đã phác hoạ khá chi tiết về sự phát triển của dòng chảy triết học khoa học, những nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và sự độc lập nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền

Nội dung trích dẫn trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Khắc Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học cũng như các thầy cô giáo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình truyền đạt kiến thức và các ạn, đ ng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Đ c iệt, tôi xin ày tỏ lòng iết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền đã hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn này

Để có thể tiếp t c được học hỏi và hoàn thiện hơn n a luận văn này, tôi chân thành mong muốn nhận được sự góp qu áu của qu thầy, cô giáo và các ạn học viên cho ản luận văn này của tôi

Hà Nội, tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Khắc Linh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 8

6 Đóng góp mới của luận văn 9

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9

8 Kết cấu của luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TRIẾT HỌC THOMAS KUHN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM CẤU TRÚC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC 10

1.1 Điều kiện và tiền đề ra đời triết học Thomas Kuhn 10

1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và khoa học 10

1.1.2 Tiền đề l luận của triết học Thomas Kuhn 18

1.2 Khái quát về triết học Thomas Kuhn và tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học 31

1.2.1 Khái quát về triết học Thomas Kuhn 31

1.2.2 Khái quát về tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học 39

Tiểu kết chương 1: 42

Chương 2: NỘI DUNG QUAN NIỆM CỦA THOMAS KUHN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC 43

2.1 Quan niệm về “Mẫu hình” 43

2.2 Quan niềm về bản chất của cuộc cách mạng khoa học 59

2.2.1 Sự khủng hoảng của “mẫu hình” 59

2.2.2 Bản chất của cách mạng khoa học 69

Trang 6

2.3 Các giai đoạn phát triển và cơ chế lựa chọn “mẫu hình” của cộng

đồng khoa học 81

2.3.1 Các giai đoạn phát triển của cách mạng khoa học 81

2.3.2 Cơ chế lựa chọn mẫu hình của cộng đ ng khoa học 86

2.4 Giá trị và hạn chế của quan niệm Thomas Kuhn về cuộc cách mạng khoa học 93

2.4.1 Giá trị 93

2.4.2 Hạn chế 100

KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Triết học phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phát triển gắn liền với việc tìm kiếm các hình thức và hệ chuẩn triết học mới, các hệ chuẩn này đã ra đời trong các trào lưu triết học khác nhau Trong hàng loạt trào lưu triết học đó phải kể đến những trào lưu lớn như: phân tâm học, chủ nghĩa thực dụng, triết học cuộc sống, hiện tượng học, triết học hiện sinh, triết học của khoa học… Sự đa dạng này đã cho thấy “bước ngoặt” diễn ra trong triết học vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cũng như những sự “cách tân” của nó trong vấn đề xác định lại đối tượng và phương pháp của triết học

Đứng trước bối cảnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, triết học phương Tây hiện đại đã đặt ra và giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới mẻ so với triết học duy lý truyền thống Ngoài chủ đề về xã hội, con người, triết học còn nghiên cứu những vấn đề của bản thân khoa học Từ đây

ra đời triết học của khoa học (philosophy of science) nhằm trả lời cho những câu hỏi về bản chất của khoa học, khoa học phát triển như thế nào, khoa học

đi về đâu, vai trò của khoa học trong sự tồn vong của nhân loại Triết học khoa học đặc biệt phát triển vào nửa đầu của thế kỷ XX ở trường phái Câu lạc

bộ Vienne với tân - thực chứng luận, thực chứng luận logic cùng các tên tuổi như Rudolf Carnap, Imre Lakatos Trong nửa cuối thế kỷ XX, triết học khoa học phát triển rực rỡ với sự xuất hiện của ba tên tuổi lớn là Karl Popper (1902

- 1994), Paul Feyerabend (1924 - 1994) và Thomas Kuhn (1922 - 1996)

Trong những năm gần đây ở nước ta, triết học phương Tây hiện đại là một hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm, tuy nhiên nghiên cứu về triết học khoa học vẫn còn khá mới mẻ và chưa có các công trình chuyên biệt

Vì vậy việc đi sâu nghiên cứu về dòng triết học này sẽ góp thêm sự hiểu biết toàn diện về triết học phương Tây hiện đại

Trang 8

Thomas Kuhn là một trong những đại biểu điển hình của khuynh hướng

triết học của khoa học Một trong những tác phẩm lớn của ông là Cấu trúc các

cuộc cách mạng khoa học (The Structure of Scientific Revolutions), được

xuất bản 19621 Sự ra đời của nó đã đặt dấu chấm hết cho nhiều tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ những năm 30 cho đến thời điểm năm 1962 Đồng thời nó cũng mở đầu cho một tư tưởng triết học mới, không nghiêng về phân tích logic và phân tích khái niệm, mà chú trọng hơn đến các điều kiện văn hóa lịch sử, đặc biệt trong việc mô tả sự tiến triển của khoa học

Trong tác phẩm này, Kuhn đưa ra một hình ảnh rõ ràng về sự phát triển của khoa học thể hiện ở quan niệm về cuộc cách mạng khoa học Những quan niệm đó còn có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của tri thức luận và sử học phương Tây hiện đại

Việc nghiên cứu cuốn sách này góp phần làm rõ hơn tư tưởng của một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất thế kỷ XX và cũng làm sáng tỏ những nội dung đóng góp cho sự phát triển của trường phái lịch sử trong triết học khoa học phương Tây Đồng thời, việc đi sâu nghiên cứu quan niệm của Thomas Kuhn về bản chất của cách mạng khoa học giúp trang bị cho chúng ta cách nhìn mở về sự phát triển của tri thức khoa học trong cả lĩnh vực tự nhiên

và xã hội

Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quan niệm của Thomas

Kuhn về cách mạng khoa học trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng

khoa học làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Việc nghiên cứu tư tưởng của Thomas Kuhn và tác phẩm Cấu trúc của

cuộc cách mạng khoa học của ông ở Việt Nam chưa được thực hiện một cách

chuyên sâu, do những điều kiện khách quan và chủ quan Tuy nhiên, hệ thống

1 Lúc đầu được đăng tải như một m c trong ộ Bách khoa thư khoa học thống nhất (International Encyclopedia

Unified Science) do các nhà thực chứng luận của Câu lạc ộ Vienne ấn hành

Trang 9

triết học của nhà triết học khoa học theo chủ nghĩa lịch sử này đã được đề cập đến trong khá nhiều các tác phẩm khảo cứu một cách hệ thống về Triết học phương Tây hiện đại Về các công trình bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Việt có thể kể đến một số tác phẩm sau:

Công trình Triết học phương Tây hiện đại - Từ điển (Lectorxki,

Malakhốp, Philatốp chủ biên, Viện triết học dịch, NXB Khoa học xã hội, 1994) Đây là một tác phẩm từ điển về triết học phương Tây hiện đại, trình bày khá đầy đủ về các trường phái, trào lưu và khái niệm chính trong triết hoc phương Tây, đề cập khá nhiều đến những quan niệm mà Thomas Kuhn đã nhắc đến trong tác phẩm của mình, những phân tích và kiến giải của nhóm các tác giả làm rõ những khái niệm mà lần đầu Kuhn đưa ra

Công trình Lược khảo triết học phương Tây hiện đại (Bùi Đăng Duy,

Nguyễn Tiến Dũng, Nxb Chính trị quốc gia, 2003), với tác phẩm này, các tác giả đã lược khảo toàn bộ lịch sử triết học phương Tây hiện đại, tuy nhiên, do tính chất là công trình lược khảo nên các tác giả không phân tích chi tiết triết học của Thomas Kuhn mà chỉ đề cập ở những khía cạnh cơ bản nhất

Công trình Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI - Triết học phương Tây

hiện đại của Lưu Phóng Đồng, (Lê Khánh Trường dịch, Nxb Lý luận chính

trị, 2004), trong công trình này, tác giả đã lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học mácxít Lưu Phóng Đồng đã lần lượt trình bày dòng chảy triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại, trong đó đề cập khá chi tiết đến những tư tưởng triết học của Thomas Kuhn

Công trình Triết học Mỹ (Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) đã phác họa những nét khai quát về triết học

Mỹ hiện đại với rất nhiều trào lưu, xu thế nghiên cứu triết học khác nhau Do đây là công trình nghiên cứu trên một lĩnh vực rất rộng lớn, khái quát toàn bộ

Trang 10

hệ thống các quan điểm triết học ở Mỹ nên các nghiên cứu về Thomas Kuhn vẫn chỉ dừng lại ở những đánh giá khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể tư tưởng triết học của ông

Công trình Diện mạo triết học phương tây hiện đại (Đỗ Minh Hợp,

Nxb Hà Nội, 2006), trong công trình này tác giả đã phân tích những nét lớn trong tư tưởng triết học của Thomas Kuhn, qua đó giúp người đọc định hình được phần nào những nội dung triết học khoa học của Kuhn

Công trình Nh ng kiến giải về triết học khoa học (Đỗ Anh Thơ, Nxb

Hà Nội, 2006), công trình này đã phác hoạ khá chi tiết về sự phát triển của dòng chảy triết học khoa học, những nội dung quan trọng, chủ đề cho từng thời kỳ, những nhà triết học lớn của trào lưu này trong đó có Thomas Kuhn và đưa ra những luận chứng quan trọng làm rõ những tư tưởng triết học của trường phái triết học khoa học

Cuốn giáo trình Triết học phương Tây hiện đại (Nguyễn Vũ Hảo, Đỗ

Minh Hợp, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009), các tác giả đã trình bày một bức tranh khái quát về triết học phương Tây hiện đại, các trào lưu chính và những bộ mặt triết học nổi bật của triết học phương Tây đương đại Trong tác phẩm này, các tác giả có đề cập đến Thomas Kuhn với những nét phác hoạ về tư tưởng chủ yếu Tuy nhiên do đây

là công trình khái quát, mô tả và liệt kê rất nhiều nhà tư tưởng chủ yếu nên triết học Thomas Kuhn chỉ dừng lại ở mức lược khảo

Ngoài ra còn có những công trình đề cập đến tư tưởng triết học khoa

học như: Nh ng chủ đề cơ ản của triết học phương Tây (Nguyễn Minh Lăng, Nxb Văn hoá thông tin, 2003), Một số học thuyết triết học phương Tây

hiện đại, (Nguyễn Hào Hải,Nxb Văn hoá thông tin, 2001)… Thêm vào đó là

một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về triết học như: “Phương pháp tiếp cận của triết học so sánh Đông -Tây: lịch sử vấn đề và triển vọng” của Nguyễn Vũ Hảo, trên tạp chí Triết học, số 5, 2007…

Trang 11

Tư tưởng triết học của Kuhn và cuốn sách Cấu trúc các cuộc cách

mạng khoa học đã được nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu thế giới đặc

biệt quan tâm Trong các công trình viết về tư tưởng triết học Thomas Kuhn bằng tiếng nước ngoài, có thể kể đến một số tác phẩm đáng chú ý sau:

Cuốn sách Thomas Kuhn (2000) của Alexander Bird Tác giả đã trình

bày một số nội dung cơ bản trong triết học khoa học của Kuhn với những nội dung chính như: Khoa học thông thường và cuộc cách mạng khoa học; hình mẫu; sự nhận thức và thay đổi thế giới; vô ước và ý nghĩa; tiến bộ và tương đối… đồng thời, khẳng định vai trò của Kuhn trong việc phát triển triết học khoa học thông qua tư tưởng và những di sản ông đã để lại Tuy nhiên, một số đánh giá của Bird về Kuhn quá tập trung vào việc dung phương pháp coi trọng sự chặt chẽ và chính xác của triết học phân tích hiện đại để sửa đổi lý thuyết của Kuhn về giáo dân mà quên mất rằng lý thuyết quan trọng nhất của Kuhn nằm ở phần khoa học Do đó, nhiều luận điểm của Bird trong việc đánh giá và phê bình tư tưởng của Kuhn còn thiếu dẫn chứng hợp lý

Trong cuốn sách Bàn về Kuhn (On Kuhn) (2001), Hanne Andersen đã

trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ tiếp cận về triết thuyết của Kuhn nhưng vẫn thể hiện được tầm hiểu biết sâu sắc của tác giả về Thomas Kuhn Tuy nhiên, với dung lượng khoảng 100 trang, tác giả Hanne Andersen - một người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực lịch sử nhận thức của khoa học - chỉ có thể trình bày một cách khái quát và sơ lược tư tưởng của Kuhn về cuộc cách mạng khoa học Cuốn sách thích hợp để làm tài liệu dẫn nhập và bổ sung kiến

thức cơ bản cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về Kuhn

Tác giả Peter Godfrey-Smith trong tác phẩm L luận và thực tiễn: Dẫn

nhập vào triết học của khoa học (Khoa học và các khái niệm cơ ản của nó) (Theory and Reality: An Introduction to the Philosophy of Science (Science and Its Conceptual Foundations series) (2003), đã trình bày tiến trình phát

triển tư tưởng và những tranh luận về khoa học trong suốt 100 năm thông qua

Trang 12

các vấn đề và các tác giả, các nhà tư tưởng tiêu biểu của triết học khoa học Trong số đó có Thomas Kuhn đứng bên cạnh các tên tuổi nổi tiếng khác như Karl Popper, Imre Lakatos, Larry Laudan, Paul Feyerabend Cuốn sách còn tập trung chi tiết vào một số vấn đề cụ thể và đặc thù thuộc chủ nghĩa hiện thực khoa học, lý thuyết về quan sát lade, những diễn giải khoa học và chủ nghĩa suy luận Bayes Cuối cùng, mục tiêu chính của tác giả Godfrey-Smith xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy triết học tự nhiên để giải quyết các vấn đề nêu trên Trong suốt tác phẩm của mình, Godfrey-Smith chỉ ra mối liên hệ giữa các cuộc tranh luận triết học và những thảo luận về khoa học trong những thập kỷ gần đây Những nội dung tư tưởng của Kuhn được tác giả trình bày trong cuốn sách là khoa học thông thường và cuộc cách mạng khoa học

Bài viết của Bojana Mladenovic với tên gọi “Truy tìm trong lịch sử:

Vai trò của lịch sử khoa học trong triết học của Kuhn” (Muckraking in history: The role of the history of science in Kuhn’s philosophy) đăng trên tạp

chí Nhận thức về khoa học năm 2007 đã phân tích sự phát triển và thay đổi

quan điểm về tư tưởng của Kuhn trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lịch

sử và triết học của khoa học Tác giả tái thiết lập mô hình của sự thay đổi

khoa học mà Kuhn trình bày trong tác phẩm Cấu trúc của cuộc cách mạng

khoa học bằng lô-gích diễn giải của những người theo học thuyết của Weber

Theo đó, triết học khoa học và lịch sử của khoa học đều quan trọng và cần được phát triển và bảo vệ như nhau Tuy nhiên, từ những năm 1990, Kuhn lại chuyển sang khẳng định tính ưu việt của triết học trong lịch sử của khoa học đối với việc đáp ứng những thách thức xã hội học mới Mladenovic đã phân tích những thảo luận hiếm hoi của Kuhn về “các nguyên tắc đầu tiên” (first principles) và lập luận rằng chính những điều này đã đánh dấu mốc cho sự chuyển đổi quan điểm của Kuhn Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách đã đã nhấn mạnh những điểm chính mà Kuhn chưa hoàn thiện trong tác phẩm cuối cùng

Trang 13

của ông, nhằm phát triển nhận thức luận và siêu hình học đạt đủ trình độ để tránh thuyết tương đối và có khả năng lựa chọn nhận thức những nhận thức lịch sử thích hợp cho triết học của khoa học Đây là những điểm đáng lưu ý

trong tư tưởng triết học về khoa học của Kuhn

Trong thời gian gần đây, cuốn sách Thế giới biến đổi: Thomas Kuhn và

bản chất của khoa học (2010) do Paul Horwich biên tập đã phân tích và lý

giải những công trình của Kuhn từ cách tiếp cận triết học trong sự so sánh với chủ nghĩa kinh nghiệm và logic thực chứng với tân triết học của khoa học được Kuhn truyền cảm hứng và phát triển từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX Cuốn sách này bao gồm 9 chương có nội dung chính là diễn giải

tác phẩm Cấu trúc của cuộc cách mạng khoa học và một số bài viết khác của

Kuhn với những chủ đề chính như: so sánh một cách có hệ thống những điểm tương đồng và khác biệt trong quan điểm của Kuhn và Carnap; những tranh luận về chân lý tuyệt đối; phân tích và luận giải quan điểm của Kuhn về tính

đa nguyên của thế giới; Điểm nổi bật của cuốn sách là đã giới thiệu được những khái niệm quan trọng mà Kuhn sử dụng trong các tác phẩm của ông, điều này được thực hiện bởi đồng tác giả cuốn sách là Carl Hempel

Có thể thấy, trên bình diện quốc tế, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu khá toàn diện về triết học của Thomas Kuhn Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta, nghiên cứu về triết học khoa học nói chung, triết học Thomas Kuhn nói riêng mới chỉ dừng ở những tài liệu tham khảo chung về lịch sử triết học phương Tây, chưa có những công trình nghiên cứu chuyên biệt Đặc biệt,

đi sâu nghiên cứu về tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học của

Thomas Kuhn thì ngoài lời giới thiệu của dịch giả Chu Lan Đình, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu Vì vậy, luận văn đi sâu nghiên cứu về công trình này, góp một công trình nghiên cứu chuyên biệt về triết học Thomas Kuhn

Trang 14

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 M c đích của luận văn:

Mục đích của luận văn là làm rõ quan niệm của Thomas Kuhn về cuộc

cách mạng khoa học trong tác phẩm Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa

học, từ đó bước đầu đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của quan niệm đó

3.2 Nhiệm v của luận văn:

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Trình bày điều kiện, tiền đề ra đời triết học Th Kuhn và khái quát về

tác phẩm Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học,

- Phân tích làm rõ quan niệm của Thomas Kuhn về mẫu hình, cơ chế lựa chọn mẫu hình, bản chất và các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng

khoa học, trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học,

- Bước đầu đưa ra một số đánh giá về những giá trị và hạn chế của quan

niệm của Kuhn về cuộc cách mạng khoa học trong tác phẩm Cấu trúc các

cuộc cách mạng khoa học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng:

Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm của Thomas Kuhn về cuộc

cách mạng khoa học trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn giới hạn nghiên cứu các quan niệm cơ bản của Thomas Kuhn

về cuộc cách mạng khoa học trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng

khoa học

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở l luận:

Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

về lịch sử triết học; quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của khoa học;

Trang 15

đồng thời kế thừa những công trình nghiên cứu về triết học phương Tây hiện

đại của các học giả trong và ngoài nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn dựa trên những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: kết hợp phương pháp lôgíc

và phương pháp lịch sử, phương pháp văn bản học, phương pháp phân tích và tổng hợp…

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn nghiên cứu chuyên sâu quan niệm triết học khoa học của Thomas Kuhn, lĩnh vực còn chưa được chú ý đúng mức trong nghiên cứu triết học hiện nay của nước ta; đặc biệt là phân tích và đánh giá những quan niệm của Thomas Kuhn về cuộc cách mạng khoa học

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần bổ sung thêm một công trình nghiên cứu chuyên biệt về triết học khoa học của Thomas Kuhn trong nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại ở Việt Nam

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến triết học khoa học phương Tây hiện đại, đặc biệt là đến tư tưởng của Thomas Kuhn; luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảngdạy về triết học phương Tây hiện đại trong các trường Đại học Việt Nam

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 16

NỘI DUNG Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TRIẾT HỌC THOMAS

KUHN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM CẤU TRÚC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC

1.1 Điều kiện và tiền đề ra đời triết học Thomas Kuhn

1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và khoa học

Triết gia Thomas Kuhn đã sống trọn cuộc đời mình trong khoảng thời gian đầy biến động của nước Mỹ ở thế kỷ XX Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của nước Mỹ đã đưa quốc gia này nhanh chóng đạt tới vị thế “siêu cường”, bỏ xa các nước khác (kể cả Tây Âu và Nhật Bản), nơi vẫn chìm trong khủng hoảng, chiến tranh và lạc hậu Thế kỷ XX cũng là thế kỷ đầy những biến đổi quan trọng về chính trị của nước Mỹ, với sự dính líu trực tiếp và gián tiếp vào cả hai cuộc chiến tranh thế giới Thêm vào đó, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, mà nước Mỹ là trọng tâm, đã tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Những đặc điểm quan trọng trên đây cho thấy, thế kỷ XX là một thế kỷ đầy biến động của nước Mỹ

và chính nó đã tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của triết học Thomas Kuhn

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mỹ là nước

có nền kinh tế phát triển hơn cả Trong 30 năm (1865 - 1894), Mỹ từ hàng thứ

tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp (bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh) Sản xuất gang, thép, máy móc… chiếm địa vị hàng đầu thế giới Ngành công nghiệp trở thành đầu tàu lôi kéo sự đi lên của các ngành khác với quá trình tập trung hóa cao độ và hình thành các tập đoàn công nghiệp hay các công ty tập trung Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mỹ đã trở thành vựa lúa và nơi cung

Trang 17

cấp thực phẩm cho châu Âu Ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mỹ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa); có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư Hàng loạt các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn cũng lần lượt

ra đời Sự phát đạt của các công ty cũng như sự thịnh vượng của nền kinh tế

đã đem lại sự giàu có thật sự và nhiều lợi ích cho đa số người dân, đồng thời tạo nên lối sống tiêu dùng của phần lớn công dân Mỹ như là một đặc trưng cho văn hóa quốc gia này

Những năm 20 thế kỷ XX, nước Mỹ bước vào giai đoạn hoàng kim với hàng loạt những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế Sản lượng công nghiệp của Mỹ đã đạt gần ½ sản lượng công nghiệp toàn thế giới Về tài chính, Mỹ nắm hơn 60% dự trữ vàng của thế giới, với mức độ tập trung cao trong công nghiệp, nguồn vốn lớn, Mỹ bắt đầu tăng cường đầu tư ra bên ngoài

Dù là nước tham chiến trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ II, tuy nhiên, do các yếu tố khác nhau, nước Mỹ không bị tàn phá bởi chiến tranh Ngược lại, Mỹ lại là nước thu lợi rất lớn từ cuộc chiến tranh này bằng việc buôn bán vũ khí Dù công nghiệp có đôi phần suy giảm song đã nhanh chóng lấy lại đà phục hồi Sau chiến tranh, nhu cầu tiêu dùng của dân chúng tăng nhanh, thị trường thế giới đang đòi hỏi sự cung ứng hàng hóa rất cao Điều

đó, khiến cho nền kinh tế Mỹ tiếp tục vươn lên nhanh chóng ngay sau chiến tranh Trong khoảng nửa sau những năm 40 thế kỷ XX, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới

Liên tục trong các thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ XX, kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển khá, nhiều ngành sản xuất mới ra đời như khai thác khí đốt, dầu mỏ, công nghiệp hóa học, điện tử, hàng không, năng lượng nguyên tử và khám phá vũ trụ cũng diễn ra sôi nổi và đạt được nhiều thành tựu lớn Công nghiệp điện tử cũng đạt được các thành tựu rất nổi bật Ngành nông nghiệp

Trang 18

Mỹ cũng đã đạt được sự phồn vinh chưa từng có từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Các lĩnh vực mậu dịch và xuất khẩu tư bản ra nước ngoài của Mỹ cũng tăng nhanh chóng trong thời kỳ này

Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã không dưới một lần trải qua những cuộc suy thoái nghiêm trọng Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã phá hủy gần như hoàn toàn nền kinh tế non trẻ của Mỹ Lĩnh vực ngân hàng với bong bóng chứng khoán đã dẫn tới sự sụp đổ của các thế lực tài chính hùng mạnh, lạm phát tiền tệ, các ngân hàng vỡ nợ liên tục, các nghiệp đoàn công nghiệp liên tục phá sản, nông sản số lượng lớn nhưng không có đầu ra trở nên rẻ mạt, trong khi các hàng hóa khác lại khan hiếm trở nên rất đắt đỏ, hàng nghìn thanh niên không có việc làm, đời sống người dân trở nên khó khăn Từ nửa cuối thập kỷ 70 trở đi, kinh tế Mỹ lại phải đối phó với sự suy giảm của nền kinh tế và cạnh tranh mạnh mẽ của các nước khác mới trỗi dậy Nhất là sự đòi hỏi của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã buộc Mỹ nói riêng và thế giới tư bản nói chung phải tính toán lại chiến lược phát triển của mình vì về

cơ bản sự phát triển dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá rẻ

đã không còn là ưu thế vượt trội nữa Chính vì thế, khoa học công nghệ chính

là chìa khóa cho sự phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa của nước Mỹ

Nói chung, “nước Mỹ đã trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới… Như Tocqueville dự đoán, thế kỷ XX là thế kỷ của nước Mỹ Nói

rõ hơn, những năm giữa thế kỷ, nước Mỹ thực sự đi đầu thế giới vào xã hội công nghiệp”[13, tr.78]

Về chính trị, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự phát triển nhanh chóng của phương thức tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản phương Tây tranh giành tìm kiếm những thị trường mới Đồng thời giai đoạn này cũng chứng kiến sự biến chuyển của Mỹ từ một nền cộng hòa non trẻ sang một nước đế quốc với xu hướng mở rộng tầm ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mỹ - La tinh với hàng loạt những quyết sách

Trang 19

như mua lại Alaska từ Nga (1867), kiểm soát Puerto Rico, Guam, Cuba và quần đảo Philippines (sau khi thắng Tây Ban Nha năm 1898), sáp nhập quốc đảo Hawaii (năm 1893), xây dựng kênh đào Panama (năm 1914) nhằm đáp ứng những toan tính về vị trí địa lý… Đồng thời Mỹ cũng dần từ bỏ thế đứng trung lập hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập Mỹ trong ngoại giao thời Thế chiến

1 để chính thức bước vào Thế chiến 2 sau sự kiện Trân Châu Cảng

Nước Mỹ sau chiến tranh Thế giới thứ II là điển hình của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Đặc điểm quan trọng của nền chính trị Mỹ là chế độ hai đảng: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền Dù có những sự khác biệt song thực ra cả hai đều đại diện cho quyền lợi của giai cấp

tư sản Mỹ Chế độ chính trị ở Mỹ là chế độ Tổng thống với quyền lực trực tiếp và rất lớn, nắm cả bộ máy hành pháp và quân sự

Phe xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc do Liên Xô đứng đầu trở thành đối trọng với hệ thống các nước đế quốc đặc biệt là Mỹ

Từ sau Thế chiến thứ II, trật tự 2 cực (Mỹ và Liên Xô) được thiết lập, do dó, nền chính trị Mỹ cũng bị ảnh hưởng và có sự điều chỉnh Nhằm thực hiện việc bao vây, cô lập Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, Mỹ tiếp tục thực hiện “Chính sách ngăn chặn”, mặt khác, “Kế hoạch phục hưng Châu Âu” (Kế hoạch Macsan) ra đời nhằm vực dậy Tây Âu và Nhật Bản

Về xã hội, trong đời sống xã hội Mỹ có sự phân hoá sâu sắc Cá nhân hình thành và được rèn giũa trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đã chứng

tỏ tính độc đáo, tính không lặp lại của mình, song cũng đứng trước những thách thức thường xuyên của quy luật đào thải không thương tiếc Giai cấp tư sản Mỹ tập trung vào các cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, với mục tiêu cải thiện cuộc sống, biến đổi tự nhiên, và củng cố địa vị của mình Tính cách mạng được thay bằng tính biện hộ Hệ thống giá trị văn hóa và đạo đức cũng chuyển đổi cho phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mới, trong đó nhấn mạnh đến tính năng động, sáng tạo, kể cả những biểu hiện “lệch chuẩn”, phá

Trang 20

cách, dám nghĩ dám làm, tính hiệu quả Bên cạnh đó, điều kiện xã hội cũng góp phần hình thành chủ nghĩa vị kỷ và óc thực dụng trong một bộ phận công dân Tính hai mặt của đời sống ngày càng bộc lộ rõ nét, kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt chuẩn mực và giá trị truyền thống

Sự phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, nợ nần,… vẫn là những vấn đề không dễ khắc phục và ngày càng trở thành một trong những nguồn gốc sâu

xa của sự không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội mỹ “Ở Mỹ có khoảng

400 người thu nhập hàng năm từ 185 triệu USD trở lên, rất tương phản với 25 triệu người khác sống dưới mức tối thiểu của người Mỹ”[3, tr 259] Tình trạng bất an trong xã hội Mỹ cũng là điều đáng lo ngại cho người dân Mỹ Tội

ác, bạo lực, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra Xã hội luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và khủng hoảng về niềm tin Sự phân biệt chủng tộc đã khiến xã hội

Mỹ rơi vào những vòng xoáy của sự đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người

da màu và thổ dân bản địa Điều này cũng làm cho xã hội Mỹ rơi vào tình trạng phân hóa gay gắt

Tuy nhiên, về cơ bản xã hội Mỹ vẫn là xã hội tương đối phát triển với tính đa dạng và đời sống cao Từ thành quả trong suốt mấy thập kỷ phát triển kinh tế với những thành tựu vượt bậc, đời sống của đại đa số dân chúng Mỹ

đã được nâng cao rõ rệt Người Mỹ được thụ hưởng mức lương cao, các tiện nghi sinh hoạt, đời sống tinh thần cũng phong phú Thể chế dân chủ phần nào cũng tạo ra một sự bảo vệ nhất định cho người dân Tinh thần dân tộc Mỹ được củng cố và người dân tin tưởng hơn vào tương lai của đất nước mình

Năm 1904, Henry Adam đã mô tả rất chuẩn xác về xã hội nước Mỹ như sau: “Một sự phồn vinh mà trong quá khứ không ai có thể hình dung ra được, một sức mạnh ngoài tầm vóc con người, một tốc độ của sao băng đã tạo ra một thế giới kích thích, dễ cáu gắt, dễ gây nghiện, vô lý và đầy lo âu”[13, tr 38]

Sự phát triển của xã hội tư bản Mỹ trong thế kỷ XX về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đã tác động rất lớn đến địa vị của nước Mỹ

Trang 21

so với các quốc gia khác Để có được sự phát triển nhanh chóng đó, ngoài những điều kiện thuận lợi về đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú (khoáng sản, dầu mỏ…) thì một nguyên nhân rất quan trọng làm điều kiện thúc đẩy toàn bộ nước Mỹ đi lên đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất

Thế kỷ XX loài người đã chứng kiến sự phát triển vũ bão của các ngành khoa học, hàng loạt các phát minh quan trọng làm thay đổi nhận thức

của toàn thế giới Đánh giá về sự phát triển của khoa học, trong tác phẩm Biện

chứng của tự nhiên, Ph Ăngghen đã nói: “sự phát triển của khoa học cũng

vẫn tiến những bước vĩ đại; có thể nói rằng nó lớn lên theo tỷ lệ bình phương của khoảng cách thời gian từ điểm xuất phát của nó; hình như nó muốn vạch cho thế giới thấy rằng sự vận động của cái tinh hoa cao nhất của vật chất hữu

cơ - trí tuệ con người - lại phục tùng một quy luật ngược lại với quy luật vận động của vật chất vô cơ”[1, tr 291] Những năm 40 của thế kỷ XX, nước Mỹ

là trung tâm - nơi xuất hiện hàng loạt các phát minh khoa học quan trọng của thời đại bấy giờ Sự bùng nổ của các phát minh về khoa học và công nghệ đó được gọi là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai So với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần trước, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần này có quy mô rộng lớn, toàn diện và sâu sắc hơn nhiều, đã đem lại những tiến bộ nhảy vọt những thành tựu kỳ diệu, những tác động tích cực và cả những tiêu cực mà loài người chưa thể lường hết được

Trong các năm 1905 và 1915, nhà vật lý học Albert Einstein đã lần lượt công bố phát minh vĩ đại của mình trong vật lý học: thuyết tương đối đặc biệt

và thuyết tương đối tổng quát Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất là không thời gian cũng như giải thích bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng Thuyết tương đối hẹp đã mở ra một chân trời mới,

Trang 22

nó loại bỏ hoàn toàn khỏi khoa học những quan niệm về không gian, thời gian tuyệt đối, khối lượng bất biến… Thuyết tương đối rộng là cơ sở cho các ngành vật lý hiện đại Nó mở ra một hướng nghiên cứu mới: vật lý siêu vĩ mô,

là lý thuyết cơ bản để đưa ra các mô hình về sự hình thành của vũ trụ, dự đoán

về lỗ đen,… Nhờ đó con người đã tiến xa vào vũ trụ, xây dựng được các cách giải thích của sự hình thành thế giới vật chất Thuyết tương đối của Albert Einstein có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gợi mở nhiều lĩnh vực và đẩy tri thức con người lên một tầm cao mới Chính từ nhưng thành tựu quan trọng của Einstein mà các quan niệm về vật lý học đã bị đảo lộn, người ta thấy ở đó một cuộc cách mạng thật sự đánh dấu sự ra đời của vật lý học hiện đại

Đầu thế kỷ XX cũng chứng kiến một phát minh quan trọng khác trong lĩnh vực hóa học Từ việc phát hiện ra phóng xạ trong tự nhiên cho đến việc taọ ra và chứng minh được nó trong phòng thí nghiệm của ba nhà vật lý học Marrie Curie, Pierre Curie và Henri Becquerel có tác động rất lớn đối với các lĩnh vực khác (mà tiêu biểu là y học, vũ khí nguyên tử, …) sử dụng các thành quả trong nghiên cứu về bức xạ Nghiên cứu này đã phá vỡ các quan điểm vật

lý và hóa học trước đây về nguyên tử và hạt nhân nguyên tử

Nhưng thành tựu quan trọng đánh dấu việc ra đời vật lý lượng tử, đã tạo ra không gian nghiên cứu vô cùng mới mẻ cho các nhà khoa học Những hiện tượng ở quy mô nguyên tử và hạ nguyên tử được giải thích đã mở ra những thế giới hoàn toàn khác mà con người chưa giải thích được Thuyết lượng tử xuất hiện, xung khắc với thuyết tương đối và vẫn đưa tới những kết quả hoàn toàn chính xác Điều này đưa tới nhận thức rằng, các lý thuyết khoa học hình thành từ con người, không phải luôn vững bền bất biến như người ta vẫn tin mà có thể sẽ bị thay thế bởi những lý thuyết tốt hơn

Các phát minh khoa học trên đây đã đã làm đảo lộn nhiều tri thức trước

đó Việc ứng dụng kết quả của khoa học đã làm cho loài người chế tạo được nhiều dạng công cụ lao động mới, đưa năng suất lao động lên cao chưa từng

Trang 23

thấy, đồng thời, loài người cũng chế tạo ra những vũ khí giết người hàng loạt (bom nguyên tử, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, vũ khí sinh, hoá học… với lượng chất nổ trong tay, con người có thể phá huỷ được nhiều lần Trái Đất

Mỹ là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học và giáo dục với ngân sách khổng lồ cho lĩnh vực này Mặt khác, Mỹ cũng là nơi tập trung hầu hết những nhà khoa học nổi tiếng của thế giới và có số lượng người làm khoa học đông đảo nhất thế giới Vì lẽ đó, những phát minh quan trọng nhất có tác dụng

“vạch đường” xuất phát từ quốc gia này Những thành tựu khoa học - kỹ thuật

đó không chỉ thúc đẩy kinh tế mỹ phát triển nhanh mà còn có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực khác, kể cả triết học

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật trở thành nhân tố mang tính quyết định đối với thời hiện đại Thông qua những thành tựu khoa học, những khả năng đa dạng của con người tăng lên rất nhiều Vai trò đặc biệt của những thành tựu khoa học trong thời kỳ này phân biệt thời hiện đại với mọi thời đại trước đây Chính những thành tựu đó quy định tính độc đáo của thời hiện đại Khoa học - kỹ thuật phát triển cho phép diễn ra những cuộc cách mạng công nghệ mà bản chất của nó thể hiện ở việc áp dụng và phổ biến các công nghệ được hình thành trên cơ sở thành tựu lý luận mới nhất Không còn gì phải bàn cãi, những công nghệ mới đã làm thay đổi triệt để thế giới của con người và bản thân tính chất của tồn tại người

Tác động xã hội của khoa học - kỹ thuật hiển nhiên đến mức không nhà triết học phương Tây hiện đại nào lại bác bỏ nó Sự khác biệt chỉ xảy ra ở chỗ các khuynh hướng triết học chỉ gắn liền với các đánh giá khác nhau về khoa học - kỹ thuật Họ cũng chỉ ra nguy cơ mà cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đưa đến, đó là: “sự tin tưởng vào sức mạnh toàn năng của những thành tựu khoa học, con người có thể vô tình đánh mất những giá trị nhân văn, như năng lực thấu hiểu và đồng cảm với người thân, khái niệm về cái thiện và cái

ác, điều này kéo theo sự phi nhân văn hoá quan hệ xã hội và quan hệ của các

cá nhân với nhau”[26, tr 16]

Trang 24

Đặc biệt sự phát triển vượt bậc của khoa học và cuộc khủng hoảng về

hệ giá trị trong xã hội phương Tây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những nét sinh động cho triết học phương Tây hiện đại Nội dung của các

tư tưởng triết học thời kỳ này đều là: thái độ lo lắng và quan tâm đến số phận con người và của loài người Sự phát triển của kinh tế, những thành tựu khoa học với cả những tính chất ưu việt của nó đều không làm cho cuộc sống của con người hiện đại trở nên nhẹ nhàng hơn về mặt tâm lý - tinh thần Con người yếu ớt trước những gánh nặng tâm lý - đạo đức của cuộc sống hiện đại, chống lại những cú sốc mà xã hội đưa đến Do vậy, triết học đặc biệt nhấn mạnh đến việc giữ gìn và bảo vệ những giá trị bất biến của còn người là chân

lý, công bằng, cái thiện, cái đẹp, lòng nhân ái, sự đồng cảm Có thể thấy triết học phương Tây hiện đại được đánh dấu bởi khuynh hướng chống lại hình thức cực đoan của triết học duy lý truyền thống, sự sùng bái lý tính, tư duy khoa học, khoa học kỹ thuật trong đời sống con người và xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và ý nghĩa của nó đã đưa đến việc hình thành một lĩnh vực nghiên cứu, một nhánh của triết học đó là triết học khoa học Chính nhu cầu nghiên cứu các chức năng văn hóa - xã hội của của khoa học trong trong viễn cảnh của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò quyết định đối với sự xuất hiện của nó Thomas Kuhn đã nhận thức được nhiều này, và hơn nữa, trong tư tưởng triết học của ông còn chỉ ra tính tương đối của các chuẩn mực về hoạt động nhận thức khoa học Như vậy, chính sự phát triển về kinh tế, những biến động chính trị, văn hóa và đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật là điều kiện cho sự ra đời triết học của Thomas Kuhn

1.1.2 Tiền đề lý luận của triết học Thomas Kuhn

Đặc điểm chính trong tư tưởng triết học của Kuhn là: “phê phán chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa duy lý phê phán của Popper, Kuhn đưa ra phương pháp luận lịch sử khoa học, dựa trên cơ sở mới nhận định về lịch sử

Trang 25

khoa học, theo hướng không chú trọng logic đối tượng của khoa học, mà tới hoạt động nhận thức của khoa học bao gồm cả hoạt động của cá nhân các nhà khoa học, của cộng đồng các nhà khoa học theo một trường phái nào đó”[20,

tr 318] Vì vậy, có thể khẳng định rằng, triết học của Kuhn xuất phát từ 4 tiền

đề lý luận quan trọng là: Chủ nghĩa thực chứng mới; chủ nghĩa duy lý Popper; Chủ nghĩa lịch sử trong triết học khoa học và Lịch sử khoa học

*Chủ nghĩa thực chứng mới

Chủ nghĩa thực chứng mới là một trong những trào lưu cơ bản của triết học thế kỷ XX, ra đời với tư cách là trào lưu có tham vọng phân tích và giải quyết các vấn đề phương pháp luận được đặt ra trong tiến trình của cuộc cách mạng khoa học đầu thế kỷ XX Các vấn đề chính là: vai trò của các phương tiện tượng trưng - ký hiệu trong tư duy khoa học, mối quan hệ giữa lý luận và

cơ sở kinh nghiệm của khoa học, bản chất và chức năng của quá trình toán học hoá và hình thức hoá tri thức…Các nhà thực chứng mới đem khoa học đối lập với triết học, cho rằng chỉ có tri thức khoa học chuyên ngành mới là tri thức duy nhất có thể có “Chủ nghĩa thực chứng mới cho rằng các vấn đề triết học trước đây đều là thứ siêu hình học vô nghĩa dựa trên cơ sở là chúng được hình thành nhờ những thuật ngữ - khái niệm giả danh vì những định nghĩa của chúng không thể kiểm nghiệm được”[35, tr 151] Thực chất, xét theo nghĩa này chủ nghĩa thực chứng mới là sự kế tục các quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm và hiện tượng luận bắt nguồn từ G Bekerley và D.Hium Họ cho rằng đối tượng của triết học phải là ngôn ngữ mà trước hết là ngôn ngữ khoa học, với tư cách là một phương tiện biểu hiện tri thức, là hoạt động nhằm phân tích tri thức đó và cả những khả năng biểu hiện của nó trong ngôn ngữ Đối với các nhà thực chứng mới, siêu hình học không những sai lầm mà còn là vô nghĩa xét từ góc độ các chuẩn mực của logic ngôn ngữ

Chủ nghĩa thực chứng mới mở đầu bằng chủ nghĩa duy thực mới ở Anh

do Bertrand Russell mở đường và tiếp theo là Câu lạc bộ Vienne Những tư

Trang 26

tưởng cơ bản của chủ nghĩa thực chứng mới đã hình thành trong phạm vi hoạt động của nhóm Viene Hầu hết các nhà triết học thuộc nhóm này đều là những người theo chủ nghĩa tự nhiên, những nhà duy khoa học Họ là những nhà duy lý công khai, phần nào hướng về chủ nghĩa duy vật Những thành viên thuộc nhóm này đều tin tưởng tuyệt đối vào khoa học, họ là những nhà duy khoa học, rằng khoa học tự nhiên là thẩm quyền tối thượng Họ bác bỏ

“đối tượng của triết học, coi triết học chỉ là hoạt động phân tích ngôn ngữ, chỉ

là nghiên cứu logic hình thức của khoa học Triết học được xem như lý luận nhận thức hay học thuyết về kết cấu logic của hiện thực trong khoa học”[20,

tr 262] Chủ nghĩa thực chứng mới khẳng định những mệnh đề của logic học

và toán học thực chất là những chân lý cần phải được phân tích Tuy nhiên, quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới về việc loại bỏ siêu hình học ra khỏi tri thức triết học và khoa học đã không được đáp ứng “Các vấn đề siêu hình học không những còn vai trò trong việc xem xét hoạt động sống của con người, bản chất của con người, mà còn để phân tích những vấn đề tri thức luận”[35, tr 152]

Tuy nhiên, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, người ta đã thấy rằng cuộc cách mạng trong triết học mà nội dung cơ bản là đòi hỏi xoá bỏ siêu hình học ra khỏi tri thức triết học đã không được đáp ứng Thomas Kuhn đã phê phán mạnh mẽ quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới đòi thủ tiêu triết học Kuhn cùng các nhà tư tưởng hậu thực chứng cho rằng không thể loại bỏ được triết học, ngược lại đòi khôi phục siêu hình học, bản thể luận Kuhn cùng với các nhà hậu thực chứng khác đã góp phần vào việc đâp tan mọi ảo tưởng về cái chết của triết học Theo Kuhn, các vấn đề siêu hình học vẫn còn có những

ý nghĩa trong việc xem xét hoạt động sống của con người, bản chất của con người và cả việc phân tích những vấn đề tri thức luận

Có thể thấy Kuhn đã khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa thực chứng mới như sau:

Trang 27

Thứ nhất, chủ nghĩa thực chứng cho rằng, các kết cấu hình thức logic vốn là một hình mẫu đối với các hệ thống phương pháp luận, còn sự phân tích ngôn ngữ khoa học về mặt logic và việc xây dựng các mô hình hình thức được coi là công cụ nghiên cứu có ý nghĩa phương pháp luận cơ bản Kuhn lại không hẳn quan tâm đến tính chặt chẽ về hình thức trong hệ thống của mình

mà chủ yếu là sự phù hợp của chúng đối với tri thức khoa học hiện thực, với lịch sử của tri thức đó Như vậy, Thomas Kuhn đã từ bỏ định hướng logic học

ký hiệu của chủ nghĩa thực chứng và quan tâm đến lịch sử khoa học

Thứ hai, giống như các nhà thực chứng mới, Kuhn cũng dành sự quan tâm đối với các vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa phương pháp luận Từ sự kế thừa các quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới, Kuhn đã biến sự nhận biết

và quá trình phát triển của tri thức khoa học thành các vấn đề chủ yếu trong triết học khoa học Kuhn đã khắc phục những quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới đối với việc phân tích cấu trúc của tri thức khoa học Trên thực tế,

sự quan tâm của Kuhn chủ yếu xoay quanh vấn đề học thuyết mới xuất hiện như thế nào và nó đạt tới sự thừa nhận ra sao

Thứ ba, Thomas Kuhn cũng đã bác bỏ quan niệm về ranh giới khắt khe giữa tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm, và cho rằng giữa chúng có sự thâm nhập lẫn nhau tới bước chuyển tuần tự từ một trình độ nhận thức này sang một trình độ nhận thức khác Những người theo chủ nghĩa thực chứng đã tách các dữ kiện khoa học với tư cách cơ sở đáng tin cậy, ổn định của nhận thức khoa học ra khỏi các học thuyết khoa học với tư cách có thể biến đổi và thường chỉ được sử dụng làm công cụ để tiếp nhận các dữ kiện mới Kuhn nhắc tới “sức tải lý luận” của các dữ kiện, chỉ ra rằng để xác định rõ dữ kiện bao giờ cũng cần đến một học thuyết nào đó, do vậy, ở một chừng mực nhất định, dữ kiện luôn phụ thuộc vào học thuyết và thậm chí do nó quy định Dữ kiện được xác định trên cơ sở một học thuyết, còn cái khác với dữ kiện đó sẽ

do một học thuyết khác phát hiện ra Kuhn khẳng định rằng, những người

Trang 28

theo chủ nghĩa thực chứng đã tách quá trình xuất hiện tri thức mới ra khỏi quá trình giải thích nó Còn theo Kuhn, một tri thức mới hình thành và việc giải thích nó là một quá trình thống nhất: “sự xuất hiện và phát triển của một học thuyết khoa học mới đồng thời là quá trình giải thích nó”[30, tr 162] Từ đó, Kuhn khẳng định rằng, sự thay thế các học thuyết thường dẫn tới sự thay thế

cơ sở dữ kiện của khoa học

Thứ tư, Thomas Kuhn đã bác bỏ việc tìm kiếm ranh giới giữa khoa học

và phi khoa hoc (cụ thể là siêu hình học) Các nhà thực chứng logic cho rằng cần phải xác định ranh giới phân định rõ ràng giữa phi khoa học và khoa học (cụ thể là triết học) Họ đã luận chứng cho quan điểm về tính vô nghĩa của những khẳng định siêu hình học và coi một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là loại bỏ siêu hình học ra khỏi khoa học Còn Kuhn bác bỏ luận điểm này và trên cơ sở những hạn chế đã chỉ ra, thực hiện chương trình phục hồi siêu hình học Ông thừa nhận tính có nghĩa của các luận điểm triết học - các luận điểm mà theo định nghĩa là không thể bác bỏ được, và do vậy, mang tính siêu hình

Thứ năm, đối với các quan điểm không quan tâm tới lịch sử khoa học của chủ nghĩa thực chứng mới Kuhn đã đưa ra quan điểm: “nó quan tâm tới lịch sử phát triển khoa học, họ có nghĩa vụ phải nghiên cứu lịch sử xuất hiện

và quá trình phát triển, thay thế các tư tưởng và các học thuyết triết học”[35,

tr 121] Điều này là một đặc điểm mới so với những nội dung của chủ nghĩa thực chứng mới, vốn không quan tâm đến lịch sử, hơn nữa các đại biểu của chủ nghĩa thực chứng logic coi khuôn mẫu về tính khoa học của học thuyết là khoa học toán và cho rằng rút cục thì mọi tri thức khoa học đều phải có hình thức lý thuyết tiên đề hay lý thuyết suy diễn - giả thuyết

Thứ sáu, Kuhn còn thừa nhận rằng, lịch sử khoa học tất yếu có những cải tạo căn bản, cách mạng khi diễn ra việc xem xét lại tri thức mà trước đó đã được thừa nhận và luận chứng - không chỉ các học thuyết mà cả những dữ

Trang 29

kiện, các phương pháp, các quan điểm cơ bản về thế giới quan trong khi chủ nghĩa thực chứng mới lại thừa nhận nguyên tắc tích luỹ Thomas Kuhn muốn nói không phải tới sự phát triển giống như chủ nghĩa thực chứng mới mà tới

sự thay đổi của tri thức khoa học Những nhà chủ nghĩa logic xem sự phát triển của khoa học là sự vận động của lý luận; lý luận không phải là được quy nạp xác nhận mà là được tích luỹ từng bước, tức là được ngụy chứng diễn dịch mà thay thế không ngừng; quá trình vận động giữa chúng đều có thể thay thế một cách hợp lý Khắc phục quan điểm này, Kuhn mô tả sự phát triển của khoa học trên thực tế chỉ là “mẫu hình” trong sự vận động mà có, là sự thay thế của các “mẫu hình”

Như vậy, tư tưởng của Kuhn là sự chỉ ra và khắc phục một số mặt hạn chế đối với chủ nghĩa thực chứng mới Từ lập trường triết học của chủ nghĩa hậu thực chứng, Kuhn đã phê phán những quan điểm của các nhà thực chứng mới, từ đó tiến tới xây dựng những nội dung quan điểm của mình bằng việc phục hồi “siêu hình học” và từ bỏ quan niệm tri thức luận thực chứng mới

* Chủ nghĩa duy l của Karl Popper

Thomas Kuhn là môn đệ của Popper (1902 - 1994) “Chính bản thân Kuhn cũng thừa nhận ông chịu nhiều ảnh hưởng từ triết học của Popper, rằng ông có món “nợ bút nghiên” đối với tư tưởng Popper”[49, tr 148] Trong quan điểm triết học của mình, Kuhn đã kế thừa nhiều ý tưởng trong quan niệm của Popper

Thứ nhất, Kuhn kế thừa ở Popper ở quan điểm về sự phát triển của tri thức khoa học Popper đưa ra nguyên lý bác bỏ, theo đó, “cái gì bác bỏ được thì cái đó có tính khoa học chân chính, đích thực; cái gì không bác bỏ được thì cái đó không có tính khoa học Nguyên tắc này thay thế cho nguyên tắc thực chứng ở cả hai chức năng: vừa là tiêu chuẩn phân ranh giữa khoa học và không khoa học, vừa là nguyên tắc tổ chức lại toàn bộ cơ cấu logic của tri thức khoa học”[20, tr 315] Trong nguyên tắc này, “lý thuyết (lý luận) chỉ

Trang 30

được xem là có tính khoa học trong trường hợp có thể chỉ ra những sự kiện có thể có để phủ chứng hay bác bỏ nó Ngược lại, một lý thuyết không có khả năng phủ chứng, bác bỏ thì lý thuyết đó không thuộc phạm vi khoa học”[34,

tr 178] Ở đây, Kuhn đã tiếp thu quan điểm của Popper về việc coi sự phát triển của khoa học như sự thay thế lý thuyết (cách mà Kuhn gọi là một mẫu hình) này bằng lý thuyết khác Lý thuyết cũ bị bác bỏ và nhường chỗ cho lý thuyết mới, nhờ đó mà khoa học có thể tiến bộ không ngừng

Thứ hai, Kuhn tiếp thu ở Popper quan niệm về tính vô ước giữa các lý thuyết Theo đó, Popper cho rằng, giữa lý thuyết cũ và lý thuyết mới không có mối quan hệ nào, thậm chí phải khác biệt ở mức độ lớn nhất Kuhn cũng đã khẳng định giữa hai mẫu hình nối tiếp nhau, chúng không có mối liên hệ gì

cả, và chúng là vô ước với nhau

Thứ ba, giống như Popper, Kuhn cũng đã phủ nhận hoàn toàn sự tích lũy, sự kế thừa trong sự phát triển của tri thức khoa học Trong quan điểm của Popper, những tri thức con người đạt được trong quá khứ sẽ bị vứt bỏ Sự phát triển là những bước nhảy không ngừng Điều này đã được Kuhn kế thừa rất rõ ràng trong lý luận về cuộc cách mạng khoa học của mình

Thứ tư, Kuhn kế thừa những nội dung trong quan niệm về chủ nghĩa lịch sử từ Popper Theo ông, lịch sử khoa học được biểu thị như lịch sử của những sai lầm Nội hàm quan điểm nguỵ chứng của Poper có quan điểm của chủ nghĩa lịch sử, từ đó Kuhn đã khai phá phương hướng nghiên cứu của quá trình phát triển, xây dựng lại hợp lý cho sự phát triển khoa học Chính điều đó

đã quyết định không gian phát triển của triết học khoa học chủ nghĩa lịch sử

mà Thomas Kuhn sau này đã kế thừa

Thứ năm, trong lý luận của mình, Popper phủ nhận khả năng đạt đến chân lý khách quan trong nhận thức khoa học Điều này được Kuhn phát triển sâu sắc hơn khi đề cấp đến những tiến bộ thông qua cuộc cách mạng “Sự phát triển của của khoa học không có nghĩa là nhận thức của chúng ta về thế

Trang 31

giới trở nên sâu sắc hơn, tiến gần đến chân lý hơn, mà với nghĩa hoàn thiện hơn khả năng giải quyết các vấn đề hóc búa”[39, tr 159]

Tuy nhiên, Thomas Kuhn không chỉ kế thừa, ông cũng là một trong những nhà triết học đưa ra nhận định phê phán có sức nặng nhất đối với hệ thống các quan điểm của Popper

Thứ nhất, Kuhn khẳng định dù Popper là một nhà triết học hậu thực chứng, cũng đứng trên lập trường phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm logic nhưng “trước sau ông vẫn kiên trì lập trường chủ nghĩa logic, tìm cách dùng logic nguỵ chứng để thay thế logic xác nhận”[49, tr 147] Popper đưa ra nguyên lý bác bỏ, song, bác bỏ đồng thời chính là chứng thực, là mặt trái của vấn đề, vậy là ông vẫn tiếp tục chủ nghĩa thực chứng dưới dạng tinh vi Thực chất triết học của ông là duy kinh nghiệm khoa học, coi kinh nghiệm khoa học

là vị quan toà tối cao phán xét về các giả thuyết Về điều này, Thomas Kuhn

đã phê bình chủ nghĩa phủ chứng của Popper, “cho rằng lý luận khoa học trên thực tế không yếu kém như ông hình dung, bởi vì quyết định đúng vận mệnh của lý luận là cộng đồng khoa học, nó có cả hệ thống niềm tin siêu hình học tức là mẫu hình”[49, tr 149] Trong học thuyết của Kuhn, cái quyết định hết thảy là “mẫu hình”, mà “mẫu hình” còn là hình thái cơ bản nhất của sự phát triển khoa học

Thứ hai, phủ nhận tư tưởng “cách mạng thường trực” của Popper, Kuhn cho rằng, sự phát triển của khoa học trải qua 2 giai đoạn chính: tiến hóa

và cách mạng Trong giai đoạn tiến hóa, khoa học được họi là “khoa học chuẩn định” và sự phát triển của nó được thức đẩy bởi những sự kiện mới và nhu cầu giải thích những sự kiện này trong khuôn khổ một hệ chuẩn nhất định “Nếu những sự kiện mới này không phù hợp, thậm chí là mâu thuẫn với

lý thuyết đã được thừa nhận thì lý thuyết đó cũng không bị vứt bỏ Chúng được hoàn thiện và bổ sung các lý thuyết mới cho phép bao hàm được sự giải thích những sự kiện mới đó vào các lý thuyết đã được công nhận”[34, tr

Trang 32

179] Như vậy, một cách thẳng thắn, Kuhn đã chỉ rõ chỗ sai lầm của phương pháp kiểm - sai Hầu hết mọi lý thuyết đều không hoàn chỉnh và đều có thể bị kiểm sai, trong trường hợp đó phải chăng tất cả chúng đều bị vứt bỏ hết Chỉ đến khi những giải pháp hay mọi sự cố gắng nhằm giải thích hoặc điều chỉnh

lý thuyết đều thất bại thì mới đi đến chỗ vứt bỏ toàn bộ lý thuyết hay mẫu hình đó Đây là điểm khác căn bản so với quan niệm của của Karl Popper

Thứ ba, Thomas Kuhn đặt khoa học trong diễn trình lịch sử phát triển năng động hơn là trong một sơ đồ tĩnh tại về sự phát triển của tri thức khoa học (P1→TT→EE→P2) do Popper đưa ra “Chính kích thước lịch sử của khoa học giúp ta đến gần hơn với thực tiễn nghiên cứu, nhất là để có thể giải thích được những khủng hoảng và đột biến trong diễn trình ấy”[46] “Theo Kuhn, ít môn khoa học nào thật sự là "khoa học" theo tiêu chuẩn của Popper Kuhn cho rằng chúng ta không thể so sánh lý thuyết khoa học này với lý thuyết khoa học khác, vì chúng thuộc những phạm trù khác nhau, với những giới hạn khác nhau”[29]

Thứ tư, triết học của Popper và chủ nghĩa kinh nghiệm đều phản đối khuynh hướng chủ nghĩa tâm lý của nhận thức luận cổ điển Họ không chủ trương nghiên cứu vấn đề tri thức khoa học từ góc độ hoạt động của tâm lý của chủ thể nhận thức, do đó mà đề xướng một loại nhận thức luận không có chủ thể nhận thức từ việc nghiên cứu tri thức chủ quan chuyển hướng sang nghiên cứu tri thức khách quan Và điều mà chủ nghĩa lịch sử đã làm đó là mời chủ thể nhận thức đã bị chủ nghĩa thực chứng logic trục xuất trở về trong nghiên cứu triết học khoa học Chỉ có điều tương đối khác biệt, đó là tính chất của chủ thể đã khác nhau Chủ thể hiện tại đã không còn là cá thể mà là tập thể, tức là cả “cộng đồng khoa học” như cách Kuhn gọi Chủ nghĩa logic phủ định đối với chủ nghĩa tâm lý khiến cho nhận thức luận mất chủ thể, còn phủ định của chủ nghĩa lịch sử đối với chủ nghĩa logic thì lại làm cho chủ nghĩa lịch sử mất bất cứ hạn chế nào của nó Từ góc độ trên có thể thấy, Kuhn đã

Trang 33

triệt để phủ định chủ nghĩa logic của Popper và biến nó thành một thứ chủ nghĩa lịch sử mạnh

Tóm lại, từ việc phê phán những quan điểm của Popper, Thomas Kuhn

đã khắc phục một số điểm trong học thuyết của Popper, khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng các nhà khoa học đối với lý luận khoa học, vai trò của “mẫu hình” đối với sự phát triển của khoa học Ngoài những điểm khắc phục, Kuhn cũng thừa nhận tiếp thu nhiều quan điểm của Popper, nhất là quan niệm về vai trò của lịch sử khoa học đối với sự phát triển của nó

* Chủ nghĩa lịch sử trong triết học khoa học

Quan niệm của Kuhn còn xuất phát từ một tiền đề tư tưởng nữa, đó là chủ nghĩa lịch sử trong triết học khoa học Chủ nghĩa kinh nghiệm logic rơi vào khủng hoảng và đặc biệt là sau những đả kích có tính bác bỏ của Popper,

sự thoái lui của nó đã nhường bước cho một chủ thuyết mới - chủ nghĩa lịch

sử Từ cuối thế kỷ XIX, những nhà triết học theo chủ nghĩa lịch sử đã có ý đồ thoát khỏi sự trói buộc của truyền thống lý tính dùng các phương pháp giải thích học để lý giải lịch sử như W Dilthey (1833 - 1911) Triết học của ông tập trung xung quanh tư tưởng phê phán “lý tính lịch sử”, sự phê phán được hiểu là nghiên cứu những điều kiện và giới hạn của nhận thức lịch sử và địa vị đặc thù của nó trong hệ thống tri thức khoa học nói chung Kết cấu của thế giới lịch sử quy định tính đặc thù của nhận thức lịch sử và đến lượt mình, nó lại bị quy định bởi nhận thức đó Nói cách khác, tồn tại lịch sử và nhận thức lịch sử có quan hệ mật thiết với nhau

Trước hết cần lưu ý rằng, khái niệm “lịch sử”, “tính lịch sử” trong khoa học, kể cả trong khoa học tự nhiên không nên đồng nhất với bộ môn sử học thuộc khoa học xã hội Đây là một hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học hiện đại Ở Mỹ, vào những năm 50 của thế kỷ XX, trường phái lịch sử trong triết học khoa học đã hình thành.Việc ra đời của nó nhằm chống lại chủ nghĩa duy lý cổ điển, kể cả câu lạc bộ Vienne, vì các trường phái này chỉ đưa ra một

Trang 34

sơ đồ lý thuyết xơ cứng, trục xuất tất cả mọi quan hệ khỏi chủ thể, có nghĩa là không còn chủ thể, là đánh mất tính lịch sử của nó “Xem xét chủ thể một cách lịch sử người ta sẽ thấy hoạt động của chủ thể trong nhận thức không chỉ

là sự tăng trưởng đơn thuần của tri thức như những cái gì siêu tự nhiên mà là một thiết chế lịch sử - xã hội, là những đối tượng có giá trị học mang tính chất

“miêu tả” tự nhiên, “lịch sử”[10, tr 259] Những nghiên cứu về triết học đã đem lại cho trường phái lịch sử một địa vị rõ rệt trong việc chống lại chủ nghĩa thực chứng mới, phục hồi lại siêu hình học (triết học) trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Theo Kuhn, sự sai lầm trong quan điểm khoa học của chủ nghĩa quy nạp là ở chỗ nó căn bản không phù hợp với tình hình thực tế của sự phát triển lịch sử khoa học, các nhà khoa học trên thực tế luôn không tuân theo một loại quy tắc logic quy phạm và tiêu chuẩn nào để đánh giá lý luận mà căn cứ theo tín niệm lý luận hoặc tiêu chuẩn đặc điểm vốn có của cộng đồng khoa học thời đại mình mà chọn lý luận Ông khẳng định: “Đối với tôi mà nói, sự phát hiện giải thích học không chỉ khiến cho lịch sử càng quan trọng, mà trực tiếp nhất còn có tác dụng quyết định quan điểm khoa học của tôi”[49, tr 144] Giải thích học không chỉ báo cho ông cách đọc đúng mà còn báo cho ông biết tác dụng của đọc sai trong quá trình phát triển khoa học lớn hơn đọc đúng Toàn bộ nghiên cứu của ông đều quán triệt sự thực lịch sử cơ bản cần phải hiểu rõ: tại sao các nhà khoa học hiện đại luôn luôn đọc không hiểu các văn bản xưa? Ví dụ, trong thời gian Kuhn làm tiến sĩ vật lý đã tiếp xúc với các quan nệm vật lý học của Aristotle, ban đầu ông không hiểu, vì Kuhn dùng quan điểm của vật lý hiện đại để lý giải tư tưởng vật lý của Aristotle, nhưng bản thân ông cảm thấy sai lầm trong đó, khiến ông càng đọc càng khó khăn Sau đó, Kuhn nhận thức được rằng, lấy những tri thức khoa học hiện đại, cách

lý giải hiện đại mà đọc cái quá khứ là một loại sai lầm, chỉ có đối với các tác phẩm quá khứ, phải khôi phục được cách đọc quá khứ thì mới có thể nắm bắt

Trang 35

được Quan niệm đó chính là vận dụng phương pháp giải thích học Trong lịch sử, mấu chốt khiến cho nhiều nhà khoa học thu được thành công là ở chỗ,

họ đã vận dụng phương pháp giải thích học vào trong nghiên cứu Cũng từ đó, Kuhn dẫn ra luận điểm triết học khoa học chủ yếu của mình: tái điều chỉnh yêu cầu của nhà lịch sử tái hiện lại quá khứ

Thomas Kuhn đã làm công việc có tính chất khai phá, đánh dấu sự hưng khởi của chủ nghĩa lịch sử trong triết học khoa học phương Tây, hơn nữa, nó còn có thể còn được gọi là làm sống lại chủ nghĩa giải thích và chủ nghĩa lịch sử Người ta gọi sự sống lại đó là “chuyển hướng giải thích học”, đồng thời còn là “chuyển hướng lịch sử học” Nếu gọi triết học khoa học của chủ nghĩa logic là “logic học khoa học”, thì cũng có thể gọi triết học khoa học của chủ nghĩa lịch sử là “giải thích học khoa học”

* Lịch sử khoa học

Trong suốt thời gian trực tiếp nghiên cứu khoa học (đặc biệt là vật lý học) Kuhn đã được tiếp xúc với một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ - môn Lịch

sử khoa học Bản thân Kuhn đã thừa nhận: “Điều làm tôi thực sự ngạc nhiên

là việc tiếp xúc với những lý thuyết khoa học lỗi thời đã làm đảo lộn tận gốc một số quan niệm cơ bản của tôi về bản chất của khoa học và về những lý do dẫn đến những thành công đặc biệt của nó”[30,tr 19] Thông qua môn lịch sử khoa học, Kuhn bắt đầu chuyển dần hướng nghiên cứu của mình từ “vật lý học sang lịch sử khoa học rồi từ những vấn đề lịch sử tương đối đơn giản sang những vấn đề mà chính lúc đầu đã dẫn dắt tôi đến môn lịch sử”[30, tr 20]

Các ý tưởng mà Thomas Kuhn thể hiện về cơ bản đã được hình thành

do ảnh hưởng bởi các nhà lịch sử khoa học trước hết là Alexander Koyré với

tác phẩm Etudes Galiléenes (Nghiên cứu Galile), Emile Meyerson với cuốn sách Identity and Reality (Nhận dạng và thực tế), Hélene Metzent là tác phẩm

Les doctrines chimiques en France du dé ut du XVII à fin du XVIII siècle

(Học thuyết hóa học ở nước Pháp bắt đầu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII) và

Trang 36

Annliese Maier với công trình Die Vorläufer Galileis im 14 Jahrhundert

Một tác phẩm nữa đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành

các tư tưởng của Kuhn về lịch sử khoa học là cuốn sách Great Chain of Being

(Dây chuỗi vĩ đại của sự sống) của tác giả A O Loveioy Thêm vào đó, sự quan tâm cũng như tác động của các “bài viết về tâm lý học tri giác, đặc biệt

là những nghiên cứu của các tác giả tâm lý học hình trạng; các suy ngẫm của

B L Whorf về tác động của của ngôn ngữ lên quan niệm của chúng ta về thế giới; những vấn đề triết học về sự khác biệt giữa phân tích và tổng hợp của

W V O Quine”[30, tr 22] đã có vai trò lớn trong việc hình thành những tư tưởng của Kuhn trong tác phẩm về quá trình phát triển của khoa học

Bản thân Kuhn cũng thừa nhận rằng, mình có được may mắn có trong tay tập chuyên khảo gần như không ai biết đến của Ludwig Fleck mang tựa đề

“Sự phát sinh và phát triển của dữ kiện khoa học” - “tiểu luận đã tiên liệu sớm nhiều ý tưởng của tôi sau này”[30, tr.22]

Tác phẩm của nhà khoa học Ba Lan L.Phlec Sự xuất hiện và phát triển

ằng chứng khoa học đã góp phần quan trọng vào việc đưa ra khái niệm “mẫu

hình” - khái niệm trung tâm trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng

khoa học trong khuôn khổ xã hội học của cộng đồng khoa học “Nhưng quan

trọng hơn là trong hơn một năm sống trong cộng đồng chủ yếu bao gồm các nhà khoa học xã hội, tôi đã gặp phải những vấn đề không lường trước về các khác biệt giữa cộng đồng đó và cộng đồng các nhà khoa học tự nhiên trong đó

có tôi…Qua lịch sử và kinh nghiệm bản thân, tôi vẫn hoài nghi rằng với những vấn đề kiểu như vậy những người làm khoa học tự nhiên dễ gì có được những câu trả lời chính xác hơn và dứt khoát hơn so với những đồng nghiệp của họ về khoa học xã hội… Trong nỗ lực tìm ra căn nguyên của sự khác biệt

ấy, tôi đã dần dần nhận ra vai trò của cái mà tôi gọi là các mẫu hình (paradigm) trong nghiên cứu khoa học”[30, tr 25] Điều này có nghĩa là những phát kiến khoa học được công nhận rộng rãi mang lại trong một thời

Trang 37

gian nào đó những vấn đề và giải pháp cho một cộng đồng khoa học Đến đây, những tư tưởng của Kuhn về các cuộc cách mạng khoa học đã cơ bản hình thành

Như vậy, triết học khoa học của Thomas Kuhn là sự kế thừa những tư tưởng trước đó mà trực tiếp là những tư tưởng của chủ nghĩa hậu thực chứng trong quá trình phê phán chủ nghĩa thực chứng mới Cũng không thể không nhắc đến tư tưởng của Popper với tư cách là tiền đề tư tưởng dẫn đến những quan điểm kháng cự của Thomas Kuhn Từ đây, “Kuhn tập trung vào nghiên cứu lịch sử và hiện trạng của khoa học, từ trong khoa học hướng ra các nhân

tố khác ngoài khoa học như xã hội, tâm lý của nhà khoa học, đòi hỏi và trạng thái tâm lý của tập đoàn các nhà khoa học Việc xác lập triết học Kuhn đánh dấu sự hưng khởi của “trường phái chủ nghĩa lịch sử” trong triết học khoa học phương Tây”[13, tr 766] Đặc biệt, vai trò rất lớn của các nhà lịch sử khoa học với các tác phẩm làm nền tảng dẫn dắt và lôi kéo Thomas Kuhn tham gia vào nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử khoa học

1.2 Khái quát về triết học Thomas Kuhn và tác phẩm Cấu trúc các

cuộc cách mạng khoa học

1.2.1 Khái quát về triết học Thomas Kuhn

* Vài nét khái quát về khuynh hướng triết học của khoa học:

Triết học của khoa học là khuynh hướng triết học nghiên cứu những đặc điểm của hoạt động nhận thức khoa học Với tư cách là một bộ phận của triết học, triết học khoa học hình thành cùng với các lĩnh vực khác như triết học lịch sử, triết học văn hóa, triết học kỹ thuật… Về cơ bản khuynh hướng này được hình thành vào nửa cuối thế kỷ XIX, định hướng vào những đặc điểm của hoạt động nhận thức khoa học Đến giữa thế kỷ XX, chính nhu cầu nghiên cứu các chức năng văn hóa - xã hội của khoa học trong văn cảnh của

sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò quyết định đên sự phát triển của nó như ngày nay

Trang 38

Triết học của khoa học với hệ thống khái niệm của nó và những vấn đề

có tính cốt lõi, được xác định trước hết là một khuynh hướng đặc biệt và chỉ qua đó chúng mới trở thành đối tượng quan tâm của triết học trong các trường phái và các trào lưu khác nhau Với tư cách là một khuynh hướng đặc biệt, triết học khoa học lần đầu tiên được trình bày trong các tác phẩm của Min Gi.X, Auguste Comte, Herbert Spencer… Trong các tác phẩm của họ, nhiệm

vụ phê phán mang tính chuẩn mực đã được thể hiện một cách rõ ràng và đầy

đủ - làm cho hoạt động nhận thức khoa học phù hợp với một lý tưởng phương pháp luận nào đó

Triết học khoa học đã phát triển qua nhiều giai đoạn với những vấn đề

về nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu khác nhau Ở giai đoạn đầu tiên (nửa sau thế kỷ XIX) nó đặt vấn đề trọng tâm vào vào việc nghiên cứu những thủ thuật logic qui nạp và toán lý của nhận thức kinh nghiệm

Giai đoạn thứ hai (30 năm đầu của thế kỷ XX) chủ yếu được xác định bởi sự nghiên cứu các quá trình cách mạng diễn ra trong các cơ sở của khoa học (Makhơ, Plăng, Đuyhem, Einstein…) Ở đây, phạm vi chính của sự phân tích là những nội dung cơ bản của khoa học

Giai đoạn thứ ba (từ những năm 40 cho đến những năm 60 thế kỷ XX)

có thể được xác định là giai đoạn phân tích, chương trình phân tích ngôn ngữ khoa học do chủ nghĩa thực chứng mới đưa ra (nhóm Viên, Cácnáp, Râykhenbắc…) Có thể đưa vào giai đoạn này của triết học khoa học cả quan điểm về logic nghiên cứu khoa học của Karl Popper Triêt học khoa học của chủ nghĩa thực chứng coi nhiệm vụ của mình là loại ra khỏi ngôn ngữ khoa học những khẳng định “khoa học giả danh” và tạo điều kiện để xây dựng một khoa học chuẩn mực dựa trên cơ sở ngôn ngữ của vật lý

Giai đoạn hậu thực chứng trong trong sự phát triển của triết học khoa học gắn liền với việc chú ý đến sự vận động lịch sử của tri thức và việc quan tâm ngày càng lớn đến quyết định luận văn hóa xã hội của nhận thức Sự định

Trang 39

hướng này của triết học khoa học được thể hiện từ những năm 60 của thế kỷ

XX trong bối cảnh phá sản của của những chương trình logic - phương pháp luận - chuẩn mực hóa của chủ nghĩa thực chứng mới Kết quả là xuất hiện những tâm trạng thất vọng về khả năng không những của sự chuẩn mực về mặt logic mà còn của bất kỳ sự chuẩn mực nào đối với quá trình nhận thức nói chung Vào những năm 70, cái chiếm ưu thế trong triết học khoa học là tư tưởng về tính tương đối của các chuẩn mực về hoạt động nhận thức của khoa học được xây dựng bởi Kuhn, Polanhi, Lacatoxơ và những nhà tư tưởng khác

mà quan điểm của họ có thể tương ứng với quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy lý phê phán hay trường phái lịch sử trong triết học khoa học

Sự đa dạng về cách tiếp cận và các quan điểm trong khuôn khổ của triết học khoa học hiện đại cho phép phân loại chúng khi có tính đến những sự khác nhau về đối tượng, phương pháp luận, định hướng thế giới quan nghiên cứu cũng như mối liên hệ của nó với triết học nói chung Người ta xem triết học khoa học là kiểu triết học xây dựng những kết luận của mình dựa trên kết quả và các phương pháp của khoa học (Cacnap, Bunga), là mắt xích gián tiếp giữa khoa học và tri thức nhân văn (France, Vartopxki), là sự phân tích phương pháp luận về khoa học (Hare, Lacatotxo, Laudan)… Loidi Gi đã đưa

ra một sự phân loại đặc biệt đối với những quan niệm về bản chất của triết học khoa học:

a) Triết học khoa học là sự hình thành thế giới quan phù hợp với các lý thuyết khoa học quan trọng nhất hay thậm chí được xây dựng dựa vào chúng;

b) Triết học khoa học là sự vạch ra các tiền đề của tư duy và hoạt động của khoa học;

c) Triết học khoa học là sự phân tích và làm sáng tỏ các khái niệm và các lý thuyết khoa học;

d) Triết học khoa học là phương pháp luận siêu khoa học, nó xác định

sự khác nhau của tư duy khoa học với những phương pháp khác của nhận

Trang 40

thức, những phương pháp nào các nhà khoa học cần sử dụng trong nghiên cứu

tự nhiên, những điều kiện tất yếu nào cần cho tính đúng đắn của sự giải thích khoa học và qui chế nhận thức luận nào cần cho các quy luật và nguyên tắc của khoa học

Hệ vấn đề cốt lõi trong triết học khoa học cũng thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của nó Ở những giai đoạn đầu trong sự tiến hóa của nó thì triết học khoa học tập trung vào những điểm: Tư tưởng về sự thống nhất của tri thức khoa học và nhiệm vụ gắn liền với nó là xây dựng bức tranh khoa học toàn vẹn về thế giới, phân tích các khái niệm quyết định luận, tính nhân quả, mối tương quan giữa những vấn đề không gian và thời gian…; những đặc điểm cấu trúc của nghiên cứu khoa học - mối tương quan giữa phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch, logic và trực giác, phát minh và chứng minh,

lý thuyết và chứng cứ; vấn đề phân định ranh giới giữa khoa học và siêu hình học, siêu hình học và khoa học tự nhiên, tri thức khoa học tự nhiên và tri thức khoa học xã hội

Bắt đầu từ những năm 60 thế kỷ XX, những vấn đề mới mẻ trong triết học khoa học đã xuất hiện và được đặt nên hàng đầu Trong khuôn khổ của sự phê phán chủ nghĩa chính thống - cho rằng về nguyên tắc có thể quy giản các dạng tri thức khác nhau về một cơ sở cho trước, hiển nhiên nào đó, về một số vấn đề nào đó của tri thức - người ta bắt đầu phân tích khái niệm “hệ chuẩn chương trình nghiên cứu khoa học” - khái niệm được dùng để giải quyết một cách khác về căn bản vấn đề cơ sở của tri thức khoa học Xuất phát từ vấn đề cấu trúc của tri thức khoa học, sự phân tích phương pháp luận chuyển sang vấn đề về sự tăng trưởng của nó, các mô hình tiến hóa luận, tích lũy luận về

sự phát triển của khoa học đã xuất hiện và bị bác bỏ Khái niệm tính vô ước được Thomas Kuhn đưa ra để giải thích bản chất của cuộc cách mạng khoa học Khái niệm tính hợp lý khoa học có nội dung mới, dựa vào khái niệm này, triết học khoa học hình thành các tiêu chuẩn về tính khoa học, các chuẩn mực

Ngày đăng: 13/10/2017, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w