1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay

97 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC CAO TRUNG HIẾU ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ ĐỐI VỚI NGẬP LỤT Ở HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC CAO TRUNG HIẾU ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ ĐỐI VỚI NGẬP LỤT Ở HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay” là nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Trong luận văn có sử dụng các tài liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng, số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu là các số liệu chính thống. Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2014 Tác giả Cao Trung Hiếu i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Khoa Sau Đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu tại Khoa. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Tân Triều, Tả Thanh Oai, xã Thanh Liệt, và các đơn vị đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa phương. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, người Thầy đã tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình tôi học tập tại Khoa Sau đại học và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, đã giúp đỡ, động viên tôi học tập và nghiên cứu. Trong luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý quý báu của các Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp những người quan tâm đến nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nôi, ngày 08 tháng 12 năm 2014 Tác giả Cao Trung Hiếu ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 3 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu ....................................................................... 4 6.2. Phương pháp quan sát .................................................................................... 4 6. 3. Phương pháp phỏng vấn sâu ......................................................................... 5 7. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................... 5 8. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 7 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về ngập lụt và di cư.................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về ngập lụt và di cư ................................ 14 1.2. Các khái niệm làm việc ................................................................................ 18 CHƢƠNG 2: BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................................................... 21 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội ... 21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 21 2.1.2. Kinh tế xã hội ............................................................................................ 26 iii 2.2. Hiện trạng thoát nước của thành phố Hà Nội .............................................. 34 2.3. Biến đổi khí hậu ........................................................................................... 36 2.3.1. Biến đối khí hậu ở Việt Nam .................................................................... 37 2.3.2. Biến đổi khí hậu khu vực Hà Nội.............................................................. 38 2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Hà Nội ........................................... 40 2.5. Ngập lụt tại thành phố Hà Nội ..................................................................... 42 2.6. Thiệt hại ngập lụt đối với TP Hà Nội ........................................................... 46 CHƢƠNG 3: ỨNG PHÓ CỦA NGƢỜI DÂN NHẬP CƢ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................................................. 52 ĐỐI VỚI NGẬP LỤT GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 .............................................. 52 3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu .......................................................................... 52 3.2. Tình hình ngập lụt tại huyện Thanh Trì ....................................................... 53 3.3. Tình hình nhập cư ở huyện Thanh Trì ......................................................... 54 3.4.Nguồn lực và hoạt động phòng chống lụt bão của chính quyền địa phương 56 3.5. Ứng phó của người dân nhập cư với ngập lụt .............................................. 66 3.5.1. Chuẩn bị ứng phó của người dân nhập cư ................................................ 67 3.5.2. Ứng phó của người dân nhập cư khi xảy ra ngập lụt ................................ 70 3.5.3. Người dân nhập cư khắc phục hậu quả sau khi ngập................................ 75 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81 PHỤ LỤC ......................................................................................................... ..85 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BPCLB Ban phòng chống lụt bão IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu GIS Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý UBND Ủy ban nhân dân WB World Bank – Ngân hàng thế giới v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Trung bình nhiệt độ và lượng mưa khu vực Hà Nội 2008 ............... 22 Bảng 2.2. Một số đặc trưng mực nước sông Hồng thời khì 1956 – 2010......... 25 Bảng 2.3. Các thông số một số hồ đập lớn trong Hà Nội ................................. 26 Bảng 2.4. Tỉ suất nhập cư vào Hà Nội giai đoạn 2005 – 2013 (%) .................. 31 Bảng 2.5. Hiện trạng phân vùng tiêu và hình thức tiêu .................................... 35 Bảng 2.6. Mực nước hiện trạng và cho phép tại các vị trí trên sông ................ 36 Bảng 2.7. Tình hình gập lụt tại thành phố Hà Nội từ 1984 – 2008................... 43 Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng điểm úng ngập ứng với các trận mưa từ 50mm đến 100 mm trong 8 năm (từ năm 2003 đến 2010)........................................... 44 Bảng 2.9. Thống kê lượng mưa tháng 10/2008 ................................................ 45 Bảng 2.10. Thiệt hại về nhà của và vật dụng tháng 10/2008 ............................ 47 Bảng 2.11. Thiệt hại về Nông nghiệp tháng 10/2008 ....................................... 47 Bảng 2.12. Thiệt hại về thủy sản tháng 10/2008............................................... 48 Bảng 3.1. Tổng số lượng di cư thuần tuý trong 5 năm 2003-2007 của 29 quận/huyện ........................................................................................................ 55 Bảng 3.2. Vật tư phương tiện phòng chống lụt bão của Huyện năm 2012 ....... 61 Bảng 3.3. Công tác chuẩn bị cứu trợ của các xã năm 2012 .............................. 63 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Số lượng các trận lụt được báo cáo trên toàn cầu ................................ 7 Hình 1.2. Bản đồ nguy cơ ngập lụt thế giới ........................................................ 8 Hình 2.1. Mối quan hệ giữa khí nhà kính và sự biến động của nhiệt độ toàn cầu......37 Hình 2.2. Xu thế nhiệt độ giai đoạn 1900 – 2002 tại Hà Nội................................. 39 Hình 2.3. Biến động lượng mưa trung bình năm giai đoạn 1886 – 2001 ........... 40 Hình 2.4. Kịch bản nhiệt độ tại trạm Hà Đông – Hà Nội ................................... 41 Hình 2.5. Kịch bản lượng mưa tại trạm Hà Đông – Hà Nội ............................... 41 Hình 2.6. Bản đồ độ sâu ngập lụt cực đại khu vực nội thành Hà Nội trong trận ngập lụt từ 31/10-2/11/2008 ............................................................................... 42 Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Trì ..................................................................... 53 Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban phòng chống lụt bão huyện Thanh Trì...... 58 Hình 3.3. Hình ảnh trước nhà chị Nguyễn Thị Mai ........................................... 69 Hình 3.4. Hình ảnh trước nhà chị Lê Thị Bình ................................................... 69 Hình 3.5. Hình ảnh trước nhà số 35 Ngõ 168 Tả Thanh Oai ............................. 70 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Biến đổi khí hậu (BĐKH) được nhân loại đánh giá là một trong những thách thức lớn nhất thế kỷ 20, đồng thời là một hiểm họa tiềm tàng đối với loài người trong tương lai, bởi vì nó đang đe dọa xóa bỏ những thành quả nhiều năm trong công cuộc chống đói nghèo, cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và sự phát triển con người cả hiện nay và các thế hệ mai sau. Tác động của BĐKH làm gia tăng số lượng và mức độ khắc nghiệt của những thiên tai hiện hữu như bão, lũ, lụt, hạn hán, v.v... Đối với khu vực nông thôn BĐKH làm cho người nông dân ở những nước nghèo trên thế giới cũng như ở nước ta trở nên trắng tay sau nhiều năm lao động vất vả, cực nhọc. Nóng lên toàn cầu và sự dâng lên của mực nước biển làm tăng diện tích ngập lụt, xâm nhập mặn và xói lở ở những vùng đồng bằng châu thổ có thể làm cho người nông dân mất đi cơ hội sản xuất, nguồn sinh sống duy nhất của họ. Đối khu vực thành phố, đặc biệt là các thành phố ở những nước đang phát triển khi cơ sở hạ tầng còn đang thấp kém, dân số quá đông, dẫn đến việc thích ứng với các hiện tượng bất thường của thời tiết còn rất yếu kém. Ví dụ như, năm 2008 sau trận mưa lịch sử chưa từng thấy trong vòng 40 năm qua đã làm cho thành phố Hà Nội ngập lụt nghiêm trọng, dẫn đến sự xáo trộn mạnh mẽ trong đời sống của cư dân thành phố, giá cả các mặt hàng thức phẩm gia tăng đột biến do khan hiếm, dịch bệnh sau lũ hoành hành dẫn đến sự quá tải ở các bệnh viên, các vấn đề về môi trường chở nên nghiêm trọng, cuộc sống bị xáo trộn đặc biệt với nhóm người nghèo thu nhập thấp [22]. Năm 2011 lũ lụt khủng khiếp xảy ra ở Thái Lan làm 500 người chết, thiệt hại lên đến 5 tỉ đô la, các thành phố lớn trong đó có thủ đô Băng Cốc bị tê liệt hoàn toàn, sự xáo trộn mạnh mẽ trong đời sống người dân xảy ra nghiêm trọng dẫn tới sự bất đồng lớn giữa người dân với chính phủ trong việc tiêu thoát lũ khi chính phủ kiên quyết không xả lũ để bảo vệ các khu công nghiệp và trung tâm thủ đô. Ngoài những trận lũ lụt lịch sử được nêu trên, hằng năm các thành phố trên thế giới vẫn phải đối mặt với rất 1 nhiều các vấn đề nảy sinh khi đứng trước các hiện tượng thiên tai cực đoan, gây không ít những khó khăn và thiệt hại cho dân cư khu vực thành phố [40]. Trước tình hình như vậy, thích ứng với BĐKH là yêu cầu bức thiết đối với tất cả các nước, song đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thích ứng với BĐKH nhằm ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu của BĐKH đối với các hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, đồng thời khai thác những cơ hội thuận lợi, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững. Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trong cả nước. Tính đến nay, dân số của Hà Nội gần 6,9 triệu người, với tốc độ tăng bình quân 192.000 người/năm, trong đó tăng cơ học khoảng 63%, chủ yếu là dân di cư từ nông thôn ra đô thị. Mật độ dân cư đông tập trung chủ yếu ở các quận nội thành, nhất là khu vực đô thị “lõi” (với 4 quận nội thành cũ là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa), tạo nên nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, nhất là tạo nên sức ép rất lớn đối với môi trường sinh thái, sự quá tải các hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu dân sinh. Hơn nữa, mật độ dân số đông, với tỷ lệ người nhập cư cao dẫn đến công tác ứng phó với các thiên tai hiệu quả còn hạn chế, còn mang tính tự phát và không đồng bộ [29]. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, diễn biến của các hiện tượng thời tiết cực đoan là rất bất thường, khó dự đoán. Trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua cũng đã xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, nhất là cộng đồng người nhập cư. Một trong những hiện tượng thời tiết tiêu cực dễ nhận thấy là tình trạng mưa lớn gây ngập lụt cục bộ, đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, sức khỏe của người dân và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của Thành phố. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, phát triển chưa đồng bộ, người dân thành phố hầu như ít có kinh nghiệm thích ứng với lũ lụt, mặt khác các hiện tượng bất thường như mưa lớn trước kia ít xảy ra nay lại thường xuyên xuất hiện. Vì vậy, khả năng thích ứng với thiên tai ở thành phố đặc biệt là thích 2 ứng với lũ lụt còn rất yếu kém, cho nên rất cần có những đánh giá cụ thể về khả năng thích ứng của người dân ở khu vực thành phố, qua đó để có những biện pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng dân cư thành phố, đặc biệt là nhóm người nghèo, có thu nhập thấp. Việc lựa chọn đề tài “Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay” là do những vấn đề được nêu ở trên. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thực trạng, khả năng ứng phó với hiện tượng ngập lụt của bộ phận người dân nhập cư tại một số địa điểm trên khu vực thành phố Hà Nội đồng thời đề xuất những phương án tối ưu có thể áp dụng vào thực tế nhằm cải thiện khả năng thích ứng với các hiện tượng bất thường của thiên nhiên có thể xảy ra. 2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Cách thức ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Khách thể nghiên cứu: - Các thành viên thuộc Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, xã. - Người dân nhập cư trong khu vực nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian: Nghiên cứu được khú trú trên địa bàn Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội Về phạm vi thời gian: Bắt đầu từ 2012 4. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng ngập lụt và tác động của ngập lụt đến đời sống của người dân nhập cư. Thứ hai, tìm hiểu cách thức ứng phó với ngập lụt của người dân nhập cư trên địa bàn nghiên cứu. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng ngập lụt tại Hà Nội đang xảy ra như thế nào ? 3 Câu hỏi 2: Tác động của ngập lụt đến đời sống của người dân nhập cư như thế nào ? Câu hỏi 3: Người dân nhập cư ở địa phương ứng phó với ngập lụt như thế nào ? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm khai thác những tài liệu có sẵn từ các tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến ngập lụt thành phố và cách thức ứng phó, ngoài ra tác giả còn sử dụng tài liệu từ các báo cáo liên quan đến kinh tế xã hội, phòng chống lụt bão của địa phương. Những tài liệu mà tác giả phân tích sẽ có liên quan tới luận văn này như về phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu các trường hợp tương tự hay các số liệu phục vụ cho nghiên cứu. 6.2. Phƣơng pháp quan sát Phương pháp quan sát được tác giả sử dụng trong nghiên cứu nhằm ghi chép, mô tả, phân tích đánh giá các yếu tố liên quan đến ứng phó với ngập lụt của người dân nhập cư, cụ thể là: Thứ nhất, mục tiêu tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập, ghi chép thông tin về người nhập cư trong khu vực nghiên cứu bao gồm, điều kiện sống cơ bản, mức độ quan tâm của chính quyền địa phương... qua đó có cái nhìn tổng quan về đời sống của bộ phận người nhập cư trong khu vực. Thứ hai, đối tượng tác giả quan sát ghi chép thông tin là công tác chuẩn bị ứng phó với ngập lụt của Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, thị trấn, xã trong khu vực nghiên cứu, trong đó có công tác thành lập Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, các công tác chuẩn bị vật tư, công tác tuyên truyền. Thứ ba, tác giả quan sát trong suốt quá trình thu thập thông tin về chuẩn bị ứng phó, ứng phó khi xảy ra ngập và xử lý sau khi ngập của bộ phận người dân nhập cư trên địa bàn nghiên cứu. 4 6. 3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Ngoài phương các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đây là phương pháp chủ yếu tác giả sử dụng để tìm hiểu cách thức ứng phó với ngập lụt của người dân nhập cư trên địa bàn. Trước khi phỏng vấn, tác giả đã định hướng trước được những nội dung cần hỏi, cần thu thập thông qua đề cương phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn tác giả tiến hành phỏng vấn một cách linh hoạt đối với từng trường hợp, thông tin phỏng vấn được tác giả ghi chép dưới dạng văn bản. Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện 22 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó các đối tượng được phỏng vấn bao gồm: Thứ nhất, cán bộ thuộc Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, xã, nhằm tìm hiểu thông tin về tình hình ngập lụt, nguồn lực, cách thức hoạt động của Ban phòng chống lụt bão các cấp (7 cuộc phỏng vấn). Thứ hai, tác giả phỏng vấn sâu đối với bộ phận người dân nhập cư, nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề như: Việc chuẩn bị ứng phó trước khi ngập; Thường làm gì khi xảy ra ngập và sau khi ngập họ thường làm những việc gì (15 cuộc phỏng vấn). Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã được người cung cấp thông tin cho phép ghi chép lại toàn bộ cuộc phỏng vấn, với mục đích phục vụ nghiên cứu và đảm bảo tính khuyết danh, tác giả đã đổi tên và sử dụng những tên tác giả gán cho từng trường hợp phỏng vấn. Do đó, tên của những người trả lời phỏng vấn sử dụng trong nghiên cứu này không phải là tên thật. 7. Ý nghĩa của nghiên cứu Đối với khu vực đô thị, mức độ tác động ngập lụt không mãnh mẽ như những khu vực khác, tuy nhiên việc thường xuyên ngập đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Trong luận văn này, mục tiêu được xác định là đánh giá được khả năng ứng phó với ngập lụt của người dân, tác giả mong muốn nghiên cứu này sẽ là một kênh thông tin cung cấp cho các cấp cơ sở 5 có được cái nhìn tổng quát về công tác tự ứng phó của người dân trên địa bàn, qua đó dựa trên ý kiến của cộng đồng dân cư, chính quyền và người dân sẽ có những biện pháp nhằm cải thiện khả năng ứng phó trước vấn đề ngập lụt. 8. Kết cấu của luận văn Để làm sáng tỏ vấn đề, bố cục luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương này nói những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về vấn đề ngập lụt đô thị; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhập cư tại Hà Nội Chương 2: Biến đổi khí hậu và ngập lụt ở Thành phố Hà Nội. Nội dung chính của chương này nói về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Hà Nội và tình hình diễn biến ngập lụt ở Hà Nội trong thời gian gần đây. Chương 3: Ứng phó của người dân nhập cư ở Thành phố Hà Nội đối với ngập lụt giai đoan 2008 – 2012. Chương này nói về kết quả nghiên cứu về ứng phó của bộ phận người dân nhập cư đối với ngập lụt tại khu vực nghiên cứu. Nội dung của đề tài tác giả xin được trình bày chi tiết dưới đây: 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về ngập lụt và di cƣ Hiện nay ngập lụt đô thị là một trong những vấn đề phổ biến và đáng quan ngại nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Theo nghiên cứu về ngập lụt đô thị của 3 tác giả Jha, Bloch và Lamond, dựa trên các dữ liệu từ Trung tâm EM-DAT (Emergency Events Database), chỉ trong vòng 2 thế kỷ qua, số lượng các trận ngập lụt đô thị toàn cầu đã tăng lên đáng kể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội và môi trường (Jha, Bloch and Lamond 2012) [30]. Hình 1.1. Số lƣợng các trận lụt đƣợc báo cáo trên toàn cầu (Nguồn: EMDAT/CRED internet) Trong bối cảnh phát triển quá nhanh của nền kinh tế dẫn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng chưa phù hợp, hơn nữa sự bất thường của các hiện tượng thời tiết do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra dẫn đến thách thức về ngập lụt đô thị ngày càng gia tăng. Theo tổng hợp của các nhà nghiên cứu gồm: Jha, Bloch và Lamond trong vòng 2 năm 2010 – 2011, nhiều trận lũ lụt tàn phá đã xảy ra dọc theo lưu vực sông tại Pakistan vào tháng 10/2010; tại Queensland, Australia, Nam Phi, Sri Lanka và Philippines vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011; trận lụt 7 xảy ra cùng với dòng bùn chảy tại vùng Serrana của Brazil vào tháng 1/2011; trận lụt tiếp theo đợt sóng thần do động đất tại khu vực ven biển đông bắc của Nhật Bản vào tháng 3/2011; trận lụt dọc theo sông Mississippi vào giữa năm 2011; trận lụt do hậu quả của cơn bão trên bờ biển phía Đông nước Mỹ vào tháng 8/2011; trận lụt tại tỉnh Sindh phía Nam của Pakistan vào tháng 11/2011 và trên khu vực rộng lớn của Thái Lan, bao gồm cả Bangkok vào tháng 10 và 11/2011 [30]. Hình 1.2. Bản đồ nguy cơ ngập lụt thế giới - Nguồn:World Resouce Institute (WRI) (2012) Internet [45]) Lũ lụt là hiện tượng thiên tai phổ biến nhất trong các thảm họa từ thiên nhiên. Đặc biệt, theo báo cáo của Adam B.Smith (NOAA- National Climatic Data Center, Asheville, North Carolina) và Richard W.Kaiz (National Center for Atmospheric Research, Boulder, Colorado) trong vòng 20 năm qua, số trận lụt được báo cáo đã tăng lên một cách đáng kể. Số người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và thiệt hại về kinh tế và bảo hiểm cũng đều gia tăng. Tính riêng năm 2011, có 178 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Tổng số người bị thiệt mạng trong những năm ngoại lệ như 1998 và 2001 là trên 40 triệu người. Số người bị thiệt mạng trực tiếp do lũ lụt tăng chậm hoặc thậm chí giảm dần theo thời gian, phản 8 ánh việc chúng ta đã thực hiện có hiệu quả các biện quản lý rủi ro ngập úng. Mặc dù đây là một điều đáng khích lệ, nhưng số người bị thiệt mạng vẫn còn cao tại các nước đang phát triển, nơi ngập úng gây ảnh hưởng một cách không cân đối tới người nghèo và người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em [30]. Do dân số đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng dân số thế giới, ngập lụt đô thị sẽ chiếm một phần lớn hơn trong tổng tác động của lũ lụt. Ngập lụt đô thị do đó sẽ trở nên nguy hiểm hơn và việc quản lý sẽ trở nên tốn kém hơn do hầu hết dân số sinh sống ở khu vực đô thị. Điều này gây ảnh hưởng đến tất cả các loại quy mô định cư: trong khi vào năm 2030 dự đoán có khoảng 75 khối dân cư với quy mô trên 5 triệu người, dân số đô thị ở tất cả các loại quy mô dự kiến cũng sẽ tiếp tục tăng. Đến năm 2030, đa phần dân số thành thị trên thực tế sẽ sinh sống tại các thị trấn và thành phố có quy mô dân số dưới 1 triệu người nơi thể chế và cơ sở hạ tầng đô thị ít có khả năng đối phó [30]. Để ứng phó với vấn đề ngập lụt ở các đô thị, trên thế giới hiện nay có rất nhiều nghiên cứu phục vụ cho vấn đề này. Ví dụ như: Tập hợp các nghiên cứu trong cuốn “Cities and Flooding, a guide to integrated Urban flood risk managament for the 21st century” của nhóm tác giả Abhas K Jha, Robin Bloch, Jessica Lamond. Khẳng định, lũ lụt là kết quả của sự kết hợp các hiện tượng khí tượng thủy văn như lượng mưa cực đoan và dòng chảy, tuy nhiên cũng có thể do các hoạt động của con người như lũ lụt có thể là kết quả của sự phát triển không đồng bộ, không có kế hoạch trong vùng lũ. Thay đổi sử dụng đất không hợp lý cũng là một nguyên nhân, sự phát triển quá nóng của các đô thị làm giảm tính thấm nước của đất, tăng dòng chảy mặt, trong nhiều trường hợp hệ thống thoát nước không được thiết kế để ứng phó với các dòng chảy tăng cường. Trên thế giới, những người di chuyển từ nông thôn lên thành phố thường định cư ở những khu vực có độ tiếp xúc cao với lũ lụt, thiếu cơ chế tự bảo vệ trước lũ lụt là nguyên nhân chính dẫn đến tính dễ bị tổn thương của đối tượng này [30]. 9 Theo nghiên cứu “Urban flood Management”của Carlos E.M. Tucci and Juan Carlos Bertoni nghiên cứu cho Brazil, cho thấy Brazil là một trong những quốc gia tiên tiến ở châu Mỹ Latinh trong việc phân tích và xử lí các vấn đề về hệ thống thoát nước thành phố, họ nghiên cứu các trường hợp ở các thành phố Estrela, União da Vitoria / Porto União, Curitiba và Porto Alegre. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân ngập lụt chủ yếu là do xây dựng cơ sở hạ tầng không phù hợp, ví dụ như trước khi chưa có con đập Foz de Areia và COPEL thì không có lũ lụt xảy ra sau khi con đập được hoàn thành vào năm 1983 thì thành phố Porto União thường xuyên xảy ra ngập lụt, hiện tượng ngập lụt đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là tầng lớp người nghèo và vô gia cư ở những khu vực thành phố này. Những biện pháp xử lý vấn đề được nghiên cứu đưa ra là khoanh vùng các khu vực ngập lụt, bố trí lại cơ sở hạ tầng, xây dựng đê bao và hệ thống thoát nước hợp lý [32]. Theo nghiên cứu “Adapting to climate change in Urban areas” David atterthwaite, Saleemul Huq, Mark Pelling, Hannah Reid and Patricia Romero Lankao. Nghiên cứu cho rằng nhóm người nghèo ở khu vực thành thị phần lớn cuộc sống của họ buộc phải thích nghi với sự biến đổi của điều kiện kinh tế, việc ưu tiến các điều kiện kinh tế có ý nghĩa sống còn đối với họ. Nghiên cứu chỉ ra những khu định cư có thu nhập thấp có nguy cơ bị lũ lụt thường phải thích nghi tạm thời và vĩnh viễn không sẵn sàng di chuyển đến những nơi an toàn hơn, bởi vì những khu vực đó liên quan đến cơ hội thu nhập của họ, việc di chuyển họ đến những địa điểm mới an toàn phải kèm theo việc cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ [33]. Nghiên cứu về nhóm người thu nhập thấp trong “Low – income households’ adaptation to flooding in Indore, India” SOURCE: Stephens, Carolyn, Rajesh Patnaik and Simon Lewin (1996) London School of Hygiene and Tropical Medicine, London, 51 pages. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nhiều cộng đồng có thu nhập thấp tại Indore, lũ lụt được coi là một sự kiện theo mùa tự nhiên, và các hộ gia đình thực hiện các bước để hạn chế thiệt hại nó. Những 10 người sinh sống trên những khu đất tiếp giáp với những con sông nhỏ và những nơi có cống thoát nước lớn thường là những nơi nguy hiểm, nhưng những khu vực này được coi là lợi thế đối với họ bởi vì những nới này nó gần gũi với những công việc kiếm sống của họ (nhiều người kiếm sống bằng nghề thu gom rác thải), những khu vực này đất đai thường rẻ hơn, việc gắn kết cộng đồng và gia đình do đặc thù về sinh hoạt được gắn kết hơn. Việc thích nghi với lũ lụt được những hộ gia đình này thực hiện cả hai thích nghi là tạm thời và vĩnh viễn, bao gồm những việc như nâng cấp nền nhà, sân, sử dụng vật liệu chống lụt, việc lừa chọn nội thất thiên về tháo lắp vận chuyển dễ dàng, dây điện được đặt cao trên mức lũ, tấm lợp không được gắn trực tiếp vào nhà đảm bảo khả năng loại bỏ nó khi nhà bị ngập cao, nhiều gia đình có chuẩn bị sẵn vali, túi đựng săn sàng di chuyển nếu nguy hiểm khẩn cấp. Người dân ở khu vực này cũng thiết lập và phát triển hệ thống cảnh báo, xây dựng kế hoạch dự phòng cho việc sơ tán đến nơi an toàn, những kinh nghiệm trong việc sơ tán cũng được đúc kết thành kinh nghiệm, ví dụ như người già và trẻ em được sơ tán đến nơi an toàn trước, các vật dụng điện tử được di chuyển sau, đồ gia dụng và quần áo được di chuyển sau cùng, việc thực hiện từng bước này sẽ dễ dàng và nhanh trong hơn tránh được thiệt hại do lụt. Người dân cũng có kinh nghiệm hơn trong việc tận dụng sự hỗ trợ từ phía nhà nước, điều này là động lực lớn cho người dân trong việc xây dựng nhà ở tại những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước lũ lụt [37]. Trong Luận án tốt nghiệp: Hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đến di cư “Understanding the Effect of Climate Change on Human Migration” của tác giả Sabine Perch-Nielsen, dưới sự hướng dẫn của Prof. Dr. Dieter Imboden Michèle Bättig, luận văn được thực hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ (Department of Environmental Sciences Swiss Federal Institute of Technology), tác giả cho biết, trong hai thập kỷ vừa qua một số nhà nghiên cứu sự di cư hàng loạt như là một hệ quả của biến đổi khí hậu, những nghiên cứu đó đã thúc đẩy rất nhiều các nghiên cứu khác liên quan đến biến đổi khí hậu và sự di dân trong đó có Luận văn của tác giả. Nghiên cứu của tác giả làm rõ mối quan 11 hệ của biến đổi khí hậu và di dân bằng cách (i) khảo sát khả năng kết nối giữa các mô hình toán học về khí hậu và các mô hình về di dân; (ii) Phát triển 04 mô hình khái niệm quan trọng nhất kết nối giữa biến đổi khí hậu và di cư; (iii) Đánh giá sự đóng góp của cả hai phương pháp. Phần đánh giá này trong giai đoạn đầu tiên tác giả thấy mô hình khí hậu và mô hình di cư khác nhau hoàn toàn, mô hình khí hậu và mô hình toán, lý ba chiều phức tạp, còn mô hình di cư có tính chất thực nghiệm, phi không gian và thời gian. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng mô hình khí hậu chưa được lồng ghép vào mô hình di cư. Vì vậy, tác giả đã lồng ghép và phát triển thành 04 mô hình tác giả gọi là “Mô hình kết nối” bằng cách lồng ghép 4 yếu tố khí hậu mô hình khí hậu gồm: Nước biển dâng, lốc và xoáy thuận nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán vào mô hình di cư. Kết quả tác giả nhận định: Có mối liên hệ giữa di cư và biến đổi khí hậu, nhưng biến đổi khí hậu không thể kích thích di cư hàng loạt. Hạn hán có thể dẫn đến di cư đáng kể, đối với lốc, bão, xoáy thuận nhiệt đới và lũ lụt ít gây ra di cư dài hạn, còn đối với nước biển dâng tác giả không có đủ thông tin rõ ràng để đánh giá ảnh hướng tới di cư. Cuối cùng tác giả nhận định, kết quả không thể bao hàm hết được các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, kết quả đánh giá mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép 4 yếu tố nguy hiểm của khí hậu vì thế cần có những nghiên cứu thêm [38]. Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến di dân và xung đột “Assessing the Impact of Climate Change on Migration and Conflict” của nhóm tác giả gồm: Clionadh Raleigh, Lisa Jordan and Idean Salehyan của Phòng nghiên cứu phát triển xã hội Ngân hàng Thế giới WB. Kết quả khẳng định biến đổi khí hậu đang và sẽ mang lại những thay đổi đáng kể trong vấn đề di cư trên toàn thế giới. Sự gia tăng đột ngột của các mối nguy hiểm có nguồn gốc từ môi trường và thiên tai, dự tính sẽ làm thay đổi các hình thức di cư điển hình của cộng đồng và của mỗi quốc gia. Kết quả khẳng định được chứng minh qua 05 kết luận chính của nghiên cứu: (i) Các thảm họa khác nhau có khả năng đáng kể trong việc kích thích di cư; (ii) Sinh kế của cá nhân hay cộng đồng bị đe dọa bởi những rủi ro do môi trường, điều này còn phụ thuộc vào tài sản của cá nhân 12 hoặc cộng đồng, lao động di cư từ nông thôn lên thành thị phổ biến ở các nước kém phát triển thường là di cư tạm thời và nội bộ, chủ yếu là để kiếm công ăn việc làm và gia tăng thu thập, bởi vì đa dạng nguồn thu nhập là con đường chủ yếu để giảm thiểu nguy cơ gia tăng các mối nguy hiểm có nguồn gốc khí hậu; (iii) Trong giai đoạn suy thoái môi trường như nhiễm mặn đất, suy thoái đất, hiện tượng phổ biến nhất là gia tăng các hình thức di cư lao động, bởi vì bằng cách đó sẽ có nguồn tiền gửi về cho gia đình ngay lập tức đề giảm bớt gánh nặng do suy thoái môi trường; (iv) Với sự khởi nguồn của thảm họa bất ngờ hay sự hiện diện liên tục của một thảm họa truyền thống (như hạn hán, lũ lụt, nạn đói) cộng đồng dân cư sẽ tham gia vào các mô hình di dân kiểu di dân bị nạn. Các đặc tính của di cư bị nạn rất khác nhau đối với từng quốc gia bởi mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng và do khác biệt về địa lý, tuy nhiên có một điểm khá chung đó là người di cư phải lựa chọn một trong các kiểu cứu trợ đó là: 1 – Phụ thuộc vào mạng cứu trợ xã hội, 2- Phụ thuộc vào các cơ quan có khả năng viện trợ và có phương án tái định cư, 3 – chuyển đến các nơi ở tập trung chờ được hỗ trợ định cư tạm thời hoặc lâu dài, sự lựa chọn đầu tiên phổ biến trong khi có thiên tai, lựa chọn thứ 2 phổ biến trong các trường hợp xảy ra khủng hoảng môi trường như nước biển dâng, ở các quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; (v) Di cư môi trường là kiểu di cư nội bộ và ngắn hạn, khả năng tạo thành xung đột là rất ít. Tuy nhiên, sẽ làm xáo trộn nhân khẩu, đô thị nông thôn [39]. Nghiên cứu Biến đổi khí hậu và đô thị hóa: Tác động và ý nghĩa đối với quản lý đô thị - “Climate change and urbanization: Effects and implications for urban governance” của tác giả David Satterthwaite. Tác giả nhận định rằng: Biến đổi khí hậu tác động lên khu vực đô thị có nhiều khả năng sẽ ngày càng tăng. Đối với khu vực dân cư nghèo, một số tác động trực tiếp, ví dụ như lũ lụt xảy ra thương xuyên, nguy hiểm hơn, một vài tác động gián tiếp như giảm nguồn cấp nước sạch cho khu vực dân cư nghèo, BĐKH gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, làm giá lương thực tăng, gây thiệt hại tài sản của các hộ gia 13 đình nghèo hoặc làm gián đoạn nguồn thu nhập của người nghèo, người dân nhập cư [34]. Ngoài những nghiên cứu trên, còn rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu, ngập lụt đô thị đến di dân như: Tác động của ngập lụt đến di dân nội bộ ở Pakistan “Internally Displaced People and the Human Impact” hay nghiên cứu di dân nông thôn – đô thị ở Guwaihaiti - Ấn Độ “The Rural – Urban migration pattern in Guwahaiti’s environment” của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế - The Center for Strategic and International Studies. Hay tập hợp rất nhiều nghiên cứu trong cuốn “Forced Migration review – Adapting to Urban displacement” của Trung tâm nghiên cứu người tị nạn - Refugee Studies Centre – Đại học Oxford. Tất cả những nghiên cứu trên đều tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến di dân trong bối cảnh con người bị tác động bởi các mối nguy hiểm xuất phát từ tự nhiên như ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, thay đổi sử dụng đất, v.v…[36,37] Như vậy, từ những nghiên cứu trên thế giới chúng ta có thể nhận xét rằng: Thứ nhất, thành phố là nơi mà người dân nhập cư từ khu vực nông thôn lên sinh sống và lao động là thực trạng chung trên thế giới. Thứ hai, việc phát triển quá nhanh và quá nóng ở các thành phố, kết hợp với sự quy hoạch không phù hợp đã làm tăng nguy cơ ngập lụt, ô nhiễm môi trường đối với khu vực này; Thứ ba, người dân có thu nhập thấp và người dân nông thôn chuyển lên khu vực thành phố kiếm sống là những bộ phận bị tổn thương nhất trước vấn đề như ngập lụt, ô nhiễm môi trường…, việc hỗ trợ của các cấp nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định đời sống của bộ phận dân cư này. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về ngập lụt và di cƣ Các đô thị ở Việt Nam hầu hết cơ sở hạ tầng đều lạc hậu, hệ thống thoát nước không đảm bảo tiêu thoát nhanh, hơn nữa Việt Nam lại thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nên lượng mưa rất lớn từ 1500 – 2000 mm/năm. Vì vậy, việc ngập lụt ở khu vực thành phố là thường xuyên xảy ra. Ở các đô thị Việt Nam, tỉ lệ người dân từ khu vực nông thôn đổ lên thành phố lao động rất là đông, những 14 đối tượng này thường là thu nhập thấp, không có nhà cửa, nếu ngập lụt xảy ra, việc bị ảnh hưởng thiệt hại đối với những đối tượng này là rất cao. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến những đối tượng này, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đế dự báo ngập lụt, tác động của ngập lụt một cách chung chung, chưa đi sâu vào từng đối tượng cụ thể. Trong ấn phẩm “Sống chung với lũ” của nhóm tác giả Michael DiGregorio, Huỳnh Cao Vân, các tác giả nghiên cứu cộng đồng dân cư thuộc địa bàn Quy Nhơn tỉnh Bình Định trong đợt lũ lụt gây ra bởi cơn bão Marinae. Nghiên cứu này với nội dung lũ lụt do bão Mirinae ở ngoại ô thành phố Quy Nhơn đã chỉ ra rằng cư dân ở đây quen với mùa lụt và đã có cách ứng xử với cả các rủi ro lẫn lợi ích trong mùa ngập lụt trải qua nhiều thế hệ. Nguời dân cũng nhận biết được những đổi thay gần đây trong khu vực như các đập dâng, đuờng xá, cầu cống và đê điều được xây mới, cũng như các vùng thoát lũ đang bị san lấp để phát triển đô thị. Họ nghĩ rằng các dự án mới này cộng với việc chính quyền chưa cung cấp kịp thời những cảnh báo bão thích đáng là những nhân tố chủ yếu làm nghiêm trọng thêm ảnh huởng của bão Mirinae, chứ không phải là số luợng và mức độ nghiêm trọng của bão được dự đoán ngày càng tăng làm họ chịu thiệt hại do bão. Các bằng chứng cho thấy những ý kiến của người dân đã đúng [27]. Trong nghiên cứu “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị” của tác giả Đặng Đình Khá, Khoa Khí tượng thủy văn hải dương học, Đại học Khoa học Tự nhiện, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai phương pháp là dùng mô hình thủy văn xây dựng bản đồ ngập lụt và phương pháp khảo sát phỏng vấn thực địa nhằm xây dựng bản đồ tổn thương cho khu vực nghiên cứu. Kết quả, tác giả đã đánh giá được mức độ tổn thương và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao sức chống chịu với lũ lụt cho khu vực này [12]. Theo kết quả của Viện chuyển đổi môi trường và xã hội – quốc tế trong nghiên cứu “Nghiên cứu điển hình về khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” 15 tại Đà Nẵng nghiên cứu áp dụng đối với các đối tượng như lãnh đạo địa phương, người dân, phụ nữ, các kinh nghiệm về xây dựng nhà cửa chống bão lụt, các phương pháp truyền thông như giáo dục v.v…,qua đó đúc kết được các bài học và kinh nghiệm trong quá trình phòng chống lụt bão và khuyến nghị nhân rộng mô hình tại địa phương và làm tham khảo cho các địa phương khác [28]. Trong nghiên cứu “Mô phỏng ngập lụt Hà Nội năm 2008 và đề xuất một số giải pháp thoát úng cục bộ” của nhóm tác giả Phạm Mạnh Cồn, Đặng Đình Khá, Đặng Đình Đức, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Quang Hà và Trần Ngọc Anh, bằng việc sử dụng mô hình MIKE FLOOD kết hợp với MIKE URBAN mô phỏng trận ngập lụt ngày 31/10/2008. Kết quả cho thấy, do năng lực tiêu thoát chưa đáp ứng được của các tuyến cống từ trung tâm đến hệ thống 4 sông lớn nội thành Hà Nội. Do vậy, nhằm giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ, cần có thêm các giải pháp tăng cường và mở rộng các tuyến thoát nước hiện nay từ trung tâm thành phố ra sông Tô Lịch, Lừ và Sét. Các kết quả mô phỏng cho 3 kịch bản đề xuất đã chứng minh hiệu quả tiêu thoát úng cục bộ và đồng thời không làm tăng cường mức độ ngập lụt ở các khu vực khác [7]. Trong ấn phẩm “Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Báo cáo tham luận này nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, di cư, tái định cư tại Việt Nam. Báo cáo nhận định: (i) Động lực di cư phụ thuộc vào những khó khăn hoặc cơ hội kinh tế, mạng lưới xã hôi, tình hình chính trị và áp lực môi trường, trong đó có áp lực về biến đổi khí hậu. Di cư được cho là giải pháp tiềm năng để đối phó và giảm nhẹ tác động của các hiểm họa khí hậu và mang lại lợi ích với đối tượng dễ bị tổn thương. (ii) Khó khăn về kinh tế và sinh kế là động lực trực tiếp dẫn đến di cư, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò hàng đầu trong các nguyên nhân cơ bản của di cư. (iii) Các hình thức phát triển không bền vững cộng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng là nguyên nhân làm suy thoái môi trường và đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng di cư. (iv) Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy di cư có thể giúp nâng cao khả năng chống chịu cho người 16 dân và cộng đồng, đây được coi là một giải pháp thích ứng hiệu quả và đa dạng hóa nguồn sinh kế. Nhiều bằng chứng tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng người dân tái định cư vẫn di dời đi nơi khác để tìm kiếm cơ hội việc làm và điều kiện sống tốt hơn. Nhìn một cách tổng thể, di cư và tái định cư có thể mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Nó có thể tạo ra nhiều cơ hội và sinh kế mới cũng như nâng cao khả năng chống chịu, nhưng cũng tạo ra những tổn thương mới, chẳng hạn như người nhập cư tại các đô thị đối mặt với hệ thống cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt xuống cấp và giá cả sinh hoạt tăng cao [13]. Theo Nghiên cứu “Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội - vấn đề đặt ra và giải pháp” của TS. Đinh Văn Thông - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng di dân ngoại tỉnh nhập cư vào thành phố Hà Nội, ngoài những mặt tích cực như phần bổ sung nguồn lực lao động cho thành phố, đặc biệt là thúc đẩy phát triển ngành kinh tế dịch vụ, ngoài ra họ tham gia vào phát triển khu vực phi kết cấu góp phần thỏa mãn nhu cầu về các ngành nghề như: mộc, nề, rèn, …Cung cấp các mặt hàng lương thực và thực phẩm. Ngoài những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực như để gia tăng sức ép về việc làm; gây quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở; tình trạng di dân có nguy cơ gây ra mất trật tự công cộng và gia tăng sức ép về quản lý cho các cấp chính quyền của thành phố [18]. Từ những tập hợp nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể nhận xét rằng: Thứ nhất, việc nghiên cứu về ngập lụt, ngập lụt đô thị ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào việc cảnh báo ngập lụt bằng việc xây dựng bản đồ ngập từ các mô hình thủy văn; Thứ hai, việc nghiên cứu về vấn đề di cư, nhập cư mới chỉ nghiên cứu đưa ra nguyên nhân của việc di cư, nhập cư, việc nghiên cứu sự ứng phó với các tai biến của người dân nhập cư như ngập lụt chưa nhiều. Trong nghiên cứu “Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay” ngoài việc chỉ ra thực trạng ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nghiên cứu con đi sâu vào phân tích ứng phó của người dân nhập cư với ngập lụt trong giai đoạn 2008 - 2012. 17 1.2. Các khái niệm làm việc Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng một số khái niệm làm việc sau đây: Biến đổi khí hậu: Theo IPCC (2007) biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết thông qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động về các thuộc tính của nó, được duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ và dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất [35]. Người dân nhập cư: Theo Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Người dân nhập cư hay còn gọi là người di cư đến là người đến nơi mới để sinh sống [19]. Ngập lụt: Là hiện tượng nước ngập trên một khoảng diện rộng trong một thời gian dài, nguyên nhân do mưa lớn nước không tiêu thoát kịp, hoặc do nước tràn vào vùng trũng từ các con sông. Ngập lụt thường xảy ra ở các vùng đất trũng với năng lực tiêu thoát nước kém, hiện tượng ngập lụt thường gây xáo trộn đời sống dân sinh và gây ô nhiễm môi trường tại nơi xảy ra ngập [27]. Ứng phó với ngập lụt: Là các hành động nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động có hại của ngập lụt [27]. Trên thế giới có nhiều cách khác nhau ứng phó với ngập lụt, ví dụ tại một số vùng như Queensland (Australia) thường bị lũ lụt, chính phủ nước này thường khuyến cáo dân cư khu vực này nên di tản đến nới khác; đối với các quốc gia giàu có họ thường có dư nguồn tài chính cho việc ứng phó và khắc phục với thiên tai lũ lụt ví dụ như Hà Lan, với hệ thống đê ngăn nước biển, họ có những mô hình nhà “lưỡng cư” có thể nổi khi bị ngập nước, hệ thống nước sinh hoạt và hệ thống gas được đặt trong các ống cơ động, v.v… Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, vấn đề ngập lụt thành phố là một trong những vấn đề bức xúc trong quy hoạch phát triển của các đô thị trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp của BĐKH hiện nay. Ở Việt Nam, vấn để ngập lụt do triều cường 18 thường xuyên xảy ra ở các thành phố khu vực phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ …, đã trở thành vấn đề của xã hội. Tại Hà Nội, sau những trận mưa to là hầu hết các tuyến đường đều ngập sâu, giao thông hỗn loạn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của đại bộ phận dân chúng. Từ xưa người dân Việt Nam thường có câu “Sống chung với lũ” để nói lên rằng lũ lụt xảy ra thường xuyên, việc thích nghi, thích ứng “sống chung” với nó đã trở thành những kinh nghiệm dân gian. Đối với vấn đề ngập lụt ở các thành phố hiện nay, việc sống chúng với ngập cũng chính là quan điểm của đa số người dân, họ biết rằng khu vực họ sinh sống đã ngập, đang ngập và sẽ còn ngập trong thời gian tới, những biện pháp ứng phó mang tích chất thô sơ, cục bộ, vẫn được tiến hành mỗi khi có ngập và những quan điểm về ngập úng đã trở thành bình thường trong cộng đồng, thì việc xáo trộn đời sống xã hội khi ngập vẫn còn trong mức chịu đựng giới hạn của người dân vùng ngập [27]. Trên quan điểm lý thuyết chung, ứng phó là bao gồm các biện pháp giảm thiểu và các biện pháp thích ứng. Tuy nhiên các quan điểm về ứng phó cũng có nhiều điểm khác nhau, đó là đối với các nước phát triển, với khoa học kỹ thuật cao, việc ứng phó với ngập thường sử dụng các biện pháp công trình, các biện pháp này chủ yếu nhằm giảm thiểu ngập lụt và thường do chính phủ hay các nhà quản lý đô thị đảm nhiệm; đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, biện pháp giảm thiểu ngập có vẻ yếu kém hơn, các biện pháp ứng phó chủ yếu là các biện pháp thích ứng trong đó biện pháp thích ứng dựa vào cộng đồng là được phát triển, tức là người dân sẽ là người chủ động trong công tác ứng phó, điều này đòi hỏi người dân phải được trang bị các kiến thức liên quan đến ứng phó trong đó kiến thức bản địa và kinh nghiệm dân gian được phát huy. Tuy nhiên hiện nay, trước sự biến đổi không có quy luật của thời tiết có nguyên nhân từ BĐKH, việc các thiên tai xảy ra trong đó hệ quả xảy ra ngập lụt ngày càng gia tăng đòi hỏi cơ quan quản lý phải có kế hoạch ứng phó và sự gắn kết giữa các cấp chính quyền và người dân, giữa người dân với người dân càng phải trở nên thiết thực hơn nhằm tăng hiệu quả trong công tác ứng phó với ngập lụt [22]. 19 Tiểu kết: Từ việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề ngập lụt, biến đổi khí hậu và di cư trên thế giới và ở Việt Nam, đều cho thấy tác động của biến đổi khí hậu và mức độ ngập lụt ở các thành phố trên thế giới ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh sự biến động phức tạp của các hiện tượng thời tiết. Ở Việt Nam các nghiên cứu về ngập thành phố cũng được nghiên cứu nhiều, đối với thành phố Hà Nội sau trận lụt lịch sử cuối năm 2008, các nghiên cứu về mô phỏng ngập lụt và lượng giá tổn thất về ngập lụt được quan tâm hơn. Về vấn đề di cư, những nghiên cứu đã chứng minh được rằng, sự di cư có mối liên hệ với sự gia tăng của các hiện tượng thiên tai và suy thoái môi trường. 20 CHƢƠNG 2 BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°15' đến 106°02' kinh độ Đông; phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phía Nam tiếp giáp với Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông tiếp giáp với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và phía Tây tiếp giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn [41]. b. Địa hình Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm bên hữu ngạn sông Đà, ở hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các khu vực của các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Ba Vì chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m [41]. c. Khí hậu Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè thì nóng và mưa nhiều, còn mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt, với hiện tượng mưa phùn. Hà Nội thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Do tác động của biển, độ ẩm và lượng mưa trung bình tại Hà Nội khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 21 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 19,6ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 thì thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng đã ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1026, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức cao kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C [41]. Bảng 2.1. Trung bình nhiệt độ và lƣợng mƣa khu vực Hà Nội 2008 Khí hậu của Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Max 19 19 22 27 31 32 32 32 31 28 24 22 Min 14 16 18 22 25 27 27 27 26 23 19 16 Lượng mưa 20.1 30.5 40.6 80 195.6 240 320 340.4 254 100.3 40.6 20.3 Nguồn [41] Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm của các khu vực thuộc Hà Nội dao động khoảng 83 - 85%. Sự biến đổi về độ ẩm giữa các tháng không nhiều. Ba tháng mùa xuân là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình đạt khoảng 87 - 89%. Các tháng cuối thu và đầu mùa đông là thời kỳ hanh khô nhất, độ ẩm có thể xuống dưới 80%. Độ ẩm ngày cao nhất là 98%, độ ẩm ngày thấp nhất là 64%. Lượng bốc hơi trung bình năm giữa các khu vực biến đổi không nhiều, dao động trong khoảng 800mm đến dưới 1000mm. Các tháng đầu mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm; các tháng cuối đông và mùa xuân (tháng 1 đến tháng 4) có lượng bốc hơi nhỏ nhất là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm không khí tương đối cao [41]. Hà Nội có lượng mưa khá lớn so với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phân bố lượng mưa trong địa bàn biến đổi theo không gian, thời gian, chịu ảnh hưởng mạnh của đặc điểm địa hình và hướng gió. Mưa ở khu vực đồng bằng nhỏ hơn vùng núi. Ba Vì là trung tâm mưa lớn nhất Hà Nội, với tổng lượng mưa 22 trung bình năm đạt 2100mm. Khu vực đập Đáy là nơi ít mưa nhất, với tổng lượng mưa trung bình chỉ đạt 1500mm. Tại khu vực đồng bằng, lượng mưa tăng dần từ Bắc xuống Nam. Các trận mưa lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng tương đối đồng đều. Số ngày mưa trung hình hàng năm khoảng 130 đến 140 ngày. Mỗi năm có 5-10 ngày mưa có cường độ mưa từ 50-100mm, trong đó 2-3 ngày mưa có cường độ mưa lớn hơn 100mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đạt đến 300550mm. Trong tương lai, theo kịch bản khí hậu đến năm 2050 và 2100, lượng mưa còn tăng 5-15% [6][41]. d. Thủy văn Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà. Đây là hai con sông lớn của miền Bắc, sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội từ huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp với Hưng Yên. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Tây thành phố. Sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở phía Bắc tại huyện Ba Vì. Ngoài ra chảy qua địa phận Hà Nội còn có nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích. Hệ thống sông ngòi chảy qua Hà Nội mang đến cho thành phố nhiều lợi ích như cung cấp nước, phù sa, tiêu thoát nước và cải thiện vi khi hậu cho thành phố. Tuy nhiên, do độ dốc của sông quan vùng Hà Nội nhỏ (đặc biệt đối với khu vực đô thị trung tâm) nên nó cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng ngập úng vào mùa mưa lũ làm thiệt hại đến người và tài sản [17][41]. Các con sông nhỏ chảy trong đô thị trung tâm của Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét. Đây là những hệ thống tiêu thoát nước chính của khu vực. Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, phần lớn các sông chảy trong đô thị trung tâm đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m3 nước thải. Sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m3 mỗi ngày. Tương tự sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000m3. 23 Hà Nội là một thành phố có nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội đô, Hồ Tây có diện tích lớn nhất khoảng hơn 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Ngoài ra, những hồ đầm lớn khác như khu vực Đồng Mô, Suối Hai, Xuân Khanh, Vân Trì, Linh Đàm…[17].  Sông Hồng Sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội dài khoảng 118km có lưu lượng bình quân hàng năm 2640m3/s với tổng lượng nước khoảng 85.5 triệu m3 độ dốc qua Hà Nội rất nhỏ chỉ khoảng 23cm/ km, đây là nguyên nhân khu vực Hà Nội nước lũ sông Hồng thường lên nhanh. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 10, mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau [17].  Sông Đà Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội dài khoảng 31km từ Đá Chông đến Trung Hà. Chế độ dòng chảy không khác nhiều so với các chi lưu lớn nhưng nó ảnh hướng lớn đến quy luật phân bố dòng chảy của sông Hồng. Đoạn chảy qua Hà Nội khá rộng và sâu. Mực nước mùa kiệt thấp hơn mực nước canh tác từ 4 đến 5m, về mùa lũ thì cao hơn từ 3 đến 4m [17].  Sông Đáy Là một phần phụ lưu tự nhiên của sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận Hà Nội dài khoảng 110km. Lưu vực sông Đáy dài, hẹp, quanh co uốn khúc, về mùa lũ mực nước sông Đáy lên cao nhưng thoát chậm. Trước khi xây dựng đập sông Đáy, sông có chức năng phân lũ lớn cho sông Hồng (điển hình là trận lũ tháng 8/1932, sông Đáy tải một lượng nước lớn cho sông Hồng, với lưu lượng là 2850m3/s - ứng với mực nước +11.9m tại Hà Nội). Khi đập Đáy được xây dựng 1937, công trình đã giải cứu tích cực cho Thủ Đô Hà Nội trong những năm lũ lớn 1940, 1945, 1947 và 1971 [17].  Sông Nhuệ Sông Nhuệ dài 74km nối liền với sông Hồng qua cống Liên Mạc, nối với sông Đáy qua cống Lương Cổ. Sông Nhuệ là trục chính tưới tiêu và thoát lũ, 24 ngoài ra còn một số con sông nhỏ có chức năng thoát nước cho Hà Nội như sông Tô Lịch (dài 13.5km), sông Kim Ngưu (dài 11.9km), sông Sét (dài 6.7km), sông Lừ (dài 6.8km), tất cả tạo thành mạng lưới các con sông bé vừa cung cấp nước tưới vừa thoát lũ cho khu vực thành phố [17] [24]. Bảng 2.2. Một số đặc trƣng mực nƣớc sông Hồng thời khì 1956 – 2010 Trạm Z (m) Sơn Tây Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 TB 5.92 5.98 5.27 5.49 6.44 8.94 Max 8.63 8.46 9.15 7.63 11.87 13.03 Min 4.63 4.33 3.96 3.84 3.57 3.98 TB 3.2 2.92 2.67 2.90 3.47 3.98 Max 5.58 5.15 6.06 4.81 8.90 10.22 Min 2.26 2.08 1.73 1.83 1.90 2.02 Trạm Sơn Tây Hà Nội Tháng 7 8 9 10 11 12 Năm TB 10.83 11.53 10.55 8.93 7.70 6.54 7.81 Max 14.52 16.29 14.60 13.20 12.52 9.57 16.29 Min 6.70 7.63 7.13 6.70 5.60 4.88 3.57 TB 7.93 8.70 7.67 6.00 4.88 3.78 5.04 Max 12.05 14.13 11.95 10.43 9.52 6.76 14.13 Min 3.77 4.88 4.54 4.15 3.20 2.63 1.73 Nguồn Sở xây dựng Hà Nội e. Hệ thống hồ đầm Ngoài hệ thống sông, Hà Nội còn có nhiều hồ đầm, hệ thông kênh tưới tiêu chằng chịt. Hệ thống ao hồ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, cung cấp nước tưới tiêu, làm hồ điều tiết nước trong mùa lũ, tạo cảnh quan thiên nhiên, điều hòa khí hậu. 25 Bảng 2.3. Các thông số một số hồ đập lớn trong Hà Nội TT Tên Hồ Địa Điểm Lƣu vực Diện tích (ha) (106m3) (ha) 930 Hmax 500 9 – 10 1 Hồ Tây 2 Đồng Quang Sóc Sơn 3 Vân Trì Đông Anh 260 4 Yên Sở Thanh Trì 130 3.87 4.5 5 Đồng Mô Sơn Tây 9650 1000 86 24.5 6 Hồ Suối Hai Ba Vì 6070 960 48 7 Xuân Khanh Sơn Tây 104 6.2 20 8 Đại Lải Xuân Hòa 525 29.7 21.5 9 Đầm Vạc Vĩnh Yên 200 Mỹ Đức 542 10 Quan Sơn Hà Nội Dung tích 575 6012 2.0 3.2 22.2 12.5 11 Văn Sơn 8.0 7.5 Chương Mỹ 80 4.0 5.8 13 Đồng Xương Chương Mỹ 90 14 12.0 19200 6400 115 12 Tân Xã 14 Hòa Bình Hòa Bình Nguồn Sở xây dựng Hà Nội Theo dữ liệu GIS (HAIDEP) đã xác định có khoảng 900 hồ có diện tích từ 1ha trở lên trong phạm vi Hà Nội cũ. Trong đó đáng kể là Hồ Tây rộng 500ha, đầm Vân Trì 270ha, hồ Linh Đàm 78ha, hồ Định Công 25ha, hồ Bẩy Mẫu 22ha, hồ Yên Sở 136 ha. Các hồ chính trong nội thành đều đã phát triển thành công viên, các hồ ngoại thành đều được sử dụng kết hợp với nuôi cá [17]. 2.1.2. Kinh tế xã hội a. Kinh tế Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong tổng GDP của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước 26 ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố với gần 300.000 lao động. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút tới gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội [41]. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố vẫn còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư [8] [21]. Giai đoạn phát triển của đầu những năm 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính và chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như 27 gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà…cũng dần phục hồi và phát triển [20] [41]. b. Dân số lao động và việc làm Theo các thống kê trong lịch sử thì dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích là 152 km2. Đến năm 1961, thành phố được mở rộng với diện tích lên tới 584 km² và dân số là 91.000 người. Năm 1976, từ khi quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai thì diện tích đất tự nhiên là 2.136 km² và dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn và đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,23 triệu dân. Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2011, tổng dân số Hà Nội là 6.870.200 người, trong đó dân số thành thị là 2.585.536 người, nông thôn là 4.285.200 người. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 38% trên tổng số dân của Hà Nội. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 1999 2011 là 2%. Mật độ dân số là 2.063 người/km2. Mật độ dân số hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 2.063 người/km2, nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 38.963 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất mật độ không tới 1.000 người/km2. [8] [1] [21]. Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, tạo ra các dòng di cư đến thành phố Hà Nội tìm việc làm ngày càng lớn, làm cho tốc độ tăng cơ học luôn lớn hơn vùng đồng bằng sông Hồng. Số người cư trú không được đăng ký quản lý ngày một tăng, đây đang là sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội. Luồng nhập cư vào khu vực đô thị trung tâm (khu vực Hà Nội cũ) từ tất cả các tỉnh, thành trong cả nước nhưng chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc, 28 nhiều nhất là dân các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và khu Bốn cũ. Ngoài ra họ còn tập trung đến các khu đô thị mới và một số vùng ven đô, nơi có nhiều cơ hội việc làm. Số lượng dân cư nông thôn quanh khu vực đô thị do không đủ diện tích đất sản xuất nông nghiệp nên nông dân có xu hướng dịch chuyển vào khu vực đô thị với tốc độ cao, mục đích tìm việc làm [1][11]. Hiện tượng di cư nội tỉnh cũng tạo ra luồng dịch cư đáng kể của một bộ phận dân chúng. Giải pháp thoát khỏi sự chật chội và nêm cứng trong khu vực đô thị cũ bằng cách người dân đã chuyển đến các quận mới được thành lập (Long Biện, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy) hoặc vùng ngoại thành ven đô. Hiện nay mật độ dân số Hà Nội, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội thành và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình là 1.875 người/km² nhưng quận Đống Đa mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó ở những huyện như ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, mật độ không tới 1.000 người/km². Sự khác biệt giữa nội thành và huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện giáo dục, y tế... Về cơ cấu dân số, theo số liệu ngày 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh với tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Mường, Dao, Tày chiếm 0,9% [29] [41]. c. Diễn biến đô thị hóa Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội nói riêng. Hà Nội đã được mở rộng để xứng tầm thủ đô quốc gia đang trên đà phát triển cao. Nhiều vùng ven đô, ngoại thành cũ nay được nằm trong quy hoạch của các đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị mới của thủ đô trong tương lai gần [29]. Trong quá trình đô thị hóa, những nhân tố như sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất đô thị, sự hình thành các khu công nghiệp mới, quá trình nhập cư của dân cư ngoại tỉnh, quá trình chuyển cư dãn dân nội thành, quá trình tự chuyển đổi nghề nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp… là những yếu tố tác động rất lớn đến đời sống của nguời 29 dân vùng các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội. Dân số cơ học tăng nhanh cộng với đô thị hóa mạnh đã tác động sâu sắc tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện ven đô, nhưng cũng đang nảy sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý dân cư ở huyện các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội. Thời gian qua, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay dổi, hệ thống đuờng làng, ngõ xóm đuợc nâng cấp, đời sống sinh hoạt đô thị dần thay thế thói quen của nguời nông dân… Tuy nhiên sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng đã đẩy cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đuờng, bệnh viện, truờng học vào tình trạng quá tải [9][10][29]. Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội đô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển đó cũng kéo theo những hệ lụy mang tính tiêu cực. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thuờng xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật độ dân số quá cao khiến những dân cư nội ô phải sống trong tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3m² một nguời [15] [29]. d. Tình trạng nhập cƣ Hà nội là thủ đô cả nước, với các mạng lưới dịch vụ thuận tiện, hiện đại, có nhiều cơ hội thuận lợi trong đào tạo, nghề nghiệp… nên đã tạo sức hút lớn dân cư từ các nơi về định cư. Tỉ lệ nhập cư vào Hà Nội có xu hướng ngày càng tăng. Theo số liệu trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Thủ đô Hà Nội” của Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Điệp, đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 26, thì năm 1999 tỉ lệ nhập cư vào Hà Nội là 2.12%, đến năm 2004 tỉ lệ là 2,96%, năm 2005 là 3.56%, bình quân mỗi năm Hà Nội tăng lên khoảng 55.000 người, trong đó di dân khoảng 22.000 người (chiếm 40%) và ¾ trong số này là di cư vào nội thành. Người di cư vào Hà Nội tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao 30 động, trong đó nhóm 20 đến 29 tuổi chiếm hơn 50%, từ 30 đến 39 tuổi chiếm hơn 6% [9] [11]. Theo ngành chức năng, các tiêu chuẩn về mức sống, chất lượng sống của người nhập cư kém người bản địa. Cụ thể, người nhập cư vào Hà Nội tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao động, trong đó nhóm tuổi từ 20 đến 29 chiếm hơn 50%, 30-34 tuổi chiếm 14% và 35-39 tuổi chiếm hơn 6%. Có hơn 80% người nhập cư khẳng định tình trạng công việc cũng như thu nhập của họ tốt hơn nhiều so với khi ở quê, nhưng ít có điều kiện tích lũy, khiến họ dễ gặp khó khăn khi có đột biến về kinh tế xã hội. Người nhập cư và nhóm người khác có sự khác nhau trong cơ cấu nghề nghiệp. Người nhập cư chiếm 24,2% với các nghề thủ công có kỹ thuật, 11% trong nhóm ''thợ kỹ thuật vận hành, lắp ráp máy móc thiết bị (cao hơn so với người bản địa, tương ứng là 17,5% và 8,9%). Hiện, người nhập cư là lao động cơ bản của nhiều ngành công nghiệp ở Hà Nội, nhất là các ngành dệt may, sản xuất hàng gia dụng, bán hàng, thợ cơ khí, thực phẩm chế biến, dịch vụ vận tải. Đặc biệt, hơn 82% số người nhập cư cho biết, họ là những người làm việc được trả lương, đã nhận được phụ cấp từ nơi làm việc. Nhà ở là lĩnh vực người nhập cư còn khó khăn, vì có tới 49% ở nhà thuê hoặc nhà trọ, trong khi nhà ở của bản thân chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, người nhập cư ở nhà của bố mẹ 13,4%, ở nhờ người thân hoặc họ hàng 5,6% [9]. Bảng 2.4. Tỉ suất nhập cƣ vào Hà Nội giai đoạn 2005 – 2013 (%) 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 CẢ NƯỚC 5,0 7,5 6,0 8,7 9,7 10,4 7,2 8,8 Đồng bằng sông Hồng 2,5 3,4 2,5 3,2 3,5 4,5 2,7 3,6 Hà Nội 13,8 14,8 10,7 13,1 10,8 11,0 6,1 7,7 Hà Tây 2,2 2,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hiện tượng di dân nhập cư vào thành phố chủ yếu tăng mạnh ở các vùng ven đô như các huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Bởi vì, ở những khu vực này thường giá nhà thuê rẻ, chi phí sinh hoạt thấp, họ có thể tập trung trong các khu trọ hoặc 31 sinh sống thành các khu ổ chuột công việc chủ yếu là buôn bán hàng rong, làm thuê, thu mua phế liệu, khá giả hơn là buôn bán tạp hóa. Đặc biệt các khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Kim Ngưu, hai bên bờ các con sông thường hình thành các khu nhà tạm bợ, họ thường gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt hằng ngày bằng việc xả rác thải bừa bãi. Lượng người nhập cư tăng lên nhanh chóng, thông thường là lực lượng lao động thời vụ hoặc tạm trú. Theo thống kê của huyện Thanh Trì, tính riêng xã Tả Thanh Oai, trong số 23 nghìn người sinh sống thì có tới 5 nghìn người là tạm trú đến làm ăn, chưa kể số lượng người chưa đăng ký tạm trú, lao động thời vụ [23]. Hiện tượng người dân di cư từ khu vực nông thôn ra thành phố không phải là ngẫu nhiên mà trên thế giới đã diễn ra từ lâu và ở Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đây là một xu thế tất yếu của cuộc sống, rất khó kiểm soát triệt để bằng những biện pháp hành chính, quy định pháp lý thuần túy [8][23]. e. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế 2001 – 2010 của Thành Phố Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 11%/năm, trong giai đoạn 2011 – 2015 thành phố phấn đấu đạt tăng trưởng 12 – 13%/năm, đến 2010 phấn đấu đạt 9.5 – 10%/năm. Hiện nay GDP bình quân dầu người của thành phố đạt khoảng 2.000USD, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 – 7.500 USD và năm 2030 đạt trên 16.000USD, đóng góp vào GDP chung của cả nước năm 2020 khoảng 16% và năm 2030 hơn 18% [41]. Theo báo cáo, đối với cơ cấu kinh tế hiện nay khu vực có tỷ trọng cao nhất là khu vực kinh tế dịch vụ đóng góp khoảng 52,5% GDP; công nghiệp xây dựng 41,4% và nông lâm thủy sản chiếm 6,1%, kế hoạch đến năm 2020 – 2030 thành phố phấn đấu đưa tỷ trọng dịch vụ và xây dựng lên cao, giảm bớt tỷ trọng về nông nghiệp cụ thể năm 2020, tỷ trọng dịch vụ đạt 55,5-56,5% công nghiệp – xây dựng đạt 41-42% và nông nghiệp 2-2,5%. Ðến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ 32 đạt 58,5-59,4%, công nghiệp – xây dựng đạt 39,6-40,3% và nông nghiệp đạt 1,01,2% [41]. Đối với vấn đề đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2030 đạt 65 đến 68%, quy hoạch các khu đô thị mới vệ tinh, giải quyết vấn đề giãn dân trong khu vực nội thành, di chuyển các đơn vị hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đối với vấn đề lao động và việc làm, thành phố phấn đấu đến năm 2030 giải quyết được 15,5 đến 16 vạn công ăn việc làm mỗi năm, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt khoảng trên 55% vào năm 2015 và trên 70 % vào năm 2020. Đối với giáo dục đào tạo, thành phố phấn đấu đến năm 2020 có trên 65 đến 70% số trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; phấn đấu nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng giáo dục lên mức hiện đại; đổi mới phương thức dạy và học; thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế trong giáo dục phổ thông. Xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn, giáo viên ngoại ngữ có trình độ cao. Đối với vấn đề y tế sức khỏe, thể dục thể thao, năm 2012 đạt 100% xã, phuờng đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2015 đạt tỷ lệ 35 giường bệnh/1 vạn dân và năm 2020 đạt khoảng 42 giường bệnh/1 vạn dân. Phát triển hệ thống cấp nuớc, đảm bảo 100% các hộ gia đình (cả đô thị và nông thôn) sử dụng nước sạch. Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thuờng xuyên tăng đạt 3738% năm 2020. Phấn đấu xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu liên hợp thể thao phục vụ nhân dân. Vấn đề giao thông công cộng được thành phố quan tâm chú trọng, với cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông còn đang hạn chế, không đồng bộ, việc phát triển phương tiên giao thông công cộng của thành phố là cần thiết, tuy nhiên việc định hướng phát triển còn đang khiêm tốn chỉ đạt 30 – 45% nhu cầu đi lai của người dân vào 2020, việc phát triển giao thông công cộng còn gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch của thành phố phải đồng bộ với nhau. Về vấn đề vệ sinh môi trường, việc phát triển hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phấn đấu đạt 80%, hệ thống xử lý và thu gom nuớc thải các khu cụm 33 công nghiệp, làng nghề đạt 100% đến năm 2020. Nâng chỉ tiêu đất cây xanh công viên đạt 10-15m2/người vào năm 2030 [41]. Từ những con số định hướng về phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội cho ta thấy được, việc định hướng phát triển còn đang ở mức khiêm tốn, việc định hướng phát triển kinh tế chưa thấy quan tâm nhiều đến lĩnh vực an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề môi trường của thành phố, trong khi đó trên thế giới hiện nay xu thế phát triển đô thị xanh, đô thì bền vững, các lĩnh vực của thành phố đặc biệt là các thủ đô phát triển theo chiều hướng là trung tâm chính trị, văn hóa, việc phát triển kinh tế chỉ tập trung đến khu vực dịch vụ, việc phát triển hệ thống cơ quan hành chính, các khu vực giáo dục chưa được nêu rõ, việc giảm bớt phân tình trạng phân hóa giàu nghèo cũng chưa được quan tâm một cách đúng mức. 2.2. Hiện trạng thoát nƣớc của thành phố Hà Nội Theo đánh giá hiện trạng thoát nước của thành phố Hà Nội của Ban quản lý dự án thoát nước thì hầu hết các khu vực của thành phố tiêu thoát nước ra bên ngoài đều phụ thuộc vào hướng tiêu thoát của hệ thống thủy lợi, riêng đối với khu vực nội thành tiêu thoát nước đô thị chủ động hơn. Để giảm thiểu vấn đề ngập lụt, hiện nay thành phố đã có nhiều dự án quy hoạch tiêu thoát nước và thủy lợi như Quy hoạch chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho từng tuyến đê có sông trên địa bàn Hà Nội, Quy hoạch tiêu thoát nước sông Nhuệ, sông Đáy, Quy hoạch hệ thống thủy lợi Hà Nội, toàn bộ nội dung các quy hoạch này đều nhằm mục đích chính là giảm thiệu ngập úng và tiêu thoát, xử lý nước sinh hoạt cho thành phố [17]. 34 Bảng 2.5. Hiện trạng phân vùng tiêu và hình thức tiêu TT Vùng tiêu Diện tích tiêu (ha) Cần tiêu Động lực Tự chảy 1. Bắc Hà Nội 46.739 25.727 21.012 2. Tả Đáy 95.326 81.628 13.698 3. Hữu Đáy 70.561 57.895 12.666 Đô thị Sông tiếp nhận Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn Đuống, Cầu Bây, Bắc Hưng Hải, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê, Hồng Đô thị trung tâm, Hồng, Nhuệ, Đáy Phú Xuyên Sơn Tây, Hòa Lạc, Quốc Oai, Tích, Bùi, Đáy Xuân Mai, Chúc Sơn, Phúc Thọ Nguồn Chi cục Thủy lợi [16] Đối với hệ thống tiêu thoát nước hiện nay có hai hướng tiêu thoát chính, đó là: Tiêu thoát vào các hệ thống sông lớn chảy qua địa phận thành phố như sông Hồng, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Nhuệ…, tuy nhiên vấn đề tiêu thoát vào các con sông này lại phụ thuộc rất lớn vào khu vụ hạ nguồn trên địa bàn các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh; hướng tiêu thứ hai là tiêu vào các con sông nội địa như sông Tích, Sông Bùi, sông Tô Lịch, sông Cầu Bây, những con sông này hiện nay tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng, rác thải sinh hoạt và bồi lắng bùn đã làm cho năng lực tiêu thoát nước chở nên rất kém, mưa lớn có thể gây tràn bờ không tiêu thoát được. Về hình thức tiêu thoát nước hiện nay chỉ có 2 hình thức là tự chảy vào các con sông lớn tuy nhiên khả năng này kém vì còn phụ thuộc vào lưu lượng ở hạ lưu. Hình thức thứ 2 là tiêu cưỡng bức, theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi, Hà Nội có khoảng 455 máy bơm tiêu nước, tuy nhiên hệ số tiêu thoát còn thấp, không giải quyết nhanh được ngập khi mưa lớn xảy ra [16][17][24]. 35 Bảng 2.6. TT Tên trạm Mực nƣớc hiện trạng và cho phép tại các vị trí trên sông Thuộc sông Mực nước tính theo Mực nước cho điều kiện hiện trạng (m) phép (m) 1. Tiên Trượng Tích 7,28 6,75 2. Ba Thá Đáy 6,32 5,89 3. TL Hà Đông Nhuệ 7,64 5,00 4. Đồng Quan Nhuệ 6,34 4,90 5. Phú Cường Cà Lồ 8,56 8,54 6. Đặng Xá Ngũ Huyện Khê 8,22 6,90 7. Hồ Yên Sở Tô Lịch 8h - năm 2010 có tới 14 điểm ngập >5 h Hệ thống thoát nước của Hà Nội không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước khi xảy ra các trận mưa lớn chính là hiện trạng của hệ thống thoát nước hiện nay. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay khi thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp Hà Nội thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa lớn. Trong lịch sử có nhiều trận ngập lụt lớn như các năm 1984, 1994 xảy ra trên địa bàn, tuy nhiên điển hình nhất vẫn và trận ngập lụt cuối tháng 10 năm 2008, kể từ sau trận ngập lụt lịch sử này, vấn đề ngập lụt đã trở thành chủ đề được quan tâm của người dân, ví dụ điển hình của trận ngập tháng 10/2008. Từ ngày 30/10 đến 1/11/ 2008 trên toàn miền Bắc xảy ra trận mưa lớn, theo các chuyên gia khí tượng thủy văn đây là trận mưa lịch sử lớn nhất trong vòng 100 năm tính đến thời điểm đó, với lượng mưa đo được trên 500 mm, tại Hà Đông gần 1000 mm, tại trạm Láng là trận mưa có tổng lượng mưa 24 giờ đứng thứ 2 sau trận mưa ngày 10/11 năm 1984 (394.9 mm) [16][17]. 44 Bảng 2.9. Thống kê lƣợng mƣa tháng 10/2008 19h, 30/10- 19h, 31/10- 19h, 1/11- 19h, 31/10 19h, 1/11 19h, 2/11 347 128.1 88.1 563.2 Hà Đông 514.2 186.4 112.3 812.9 Hà Nội 308.4 167.7 64.9 541 Thượng Cát 326.1 179.9 87.2 593.2 Kim Anh 207.6 126.1 54.5 388.2 Sóc Sơn 238 111 63 412 Trâu Quỳ 350.7 172.4 110.3 633.4 Đông Anh 380 126 60 566 Liên Mạc 233.3 131.9 60.2 425.4 Thanh Trì 321.8 117.1 61 499.9 Tên trạm Láng Tổng Nguồn Công ty thoát nƣớc Hà Nội Theo báo cáo của UBND thành phố, mưa lớn khu vực nội thành tại thời điểm ngày 31/10 đã có 90 điểm ngập úng cục bộ, có độ sâu trung bình từ 0.3 đến 0.8 m. Đặc biệt có điểm ngập sâu từ 1 đến 1.2m như Thái Hà, Trường Chinh, Giáp Bát; khu vực Tân Mai, Định Công ngập từ 1 đến 2.5m. Đến ngày 2/11 còn 48 điểm ngập, trạm bơm Yên Sở phải đắp bờ chống ngập cho các máy bơm. Quan ngày 3/11 khu vực nội thành vần còn 44 điểm dân cư vẫn còn ngập nước. Do mưa lớn trên diện rộng nên khu vực ngoại thành bị ngập nặng, có tới 54.356 ha diện tích trồng cây vụ Đông, hoa màu bị ngập, 94.407 ha thủy sản bị mất trắng, 2.718 ha lúa bị ngập úng, 28.747 hộ dân bị ngập úng [16]. Về thiệt hại, đã có 20 người chết, 2 người bị thương, 7 nhà bị đổ, 9.100 m tường rào bị sập, 90 địa điểm ngập, 6.400 gia súc chết, hệ thống giao thông bị ngập úng hầu hết xuống cấp và hư hỏng. Hậu quả của ngập úng gây ách tắc giao thông trong thành phố, nhiều cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình bị ngập úng hư hại, nhiều tầng hầm nhà chứa, bến bãi bị ngập gây thiệt hại không nhỏ về tài sản [21]. 45 2.6. Thiệt hại ngập lụt đối với TP Hà Nội Ngập lụt ở Hà Nội chỉ đơn thuần là lượng mước mưa lớn không thể tiêu thoát kịp, không trở thành thảm họa như lũ lụt, ngập lụt ở khu vực khác như miền Trung, mức độ thiệt hại về người rất ít, tuy nhiên nếu ngập nặng, mức độ thiệt hại về kinh tế thường rất lớn, bởi vì vật chất và cơ sở hạ tầng của thành phố thường có giá trị kinh tế lớn, mặt khác do khả năng tiêu thoát của một số nơi của thành phố còn kém, dẫn đến ngập thường xuyên hơn, thậm chí ngập ngay khi có những cơn mưa xảy ra chỉ một vài tiếng. Với vấn đề ngập úng xảy ra như vậy, tác động của nó đến đời sống sinh hoạt của người dân sẽ được tổng hợp dưới dây: Thiệt hại về người Ngập lụt ở Hà Nội chủ yếu gây xáo trộn đời sống dân sinh là chủ yếu, tuy nhiên vấn đề gây thiệt hại đến tính mạng con người vẫn có thể xảy ra, đặc biệt điển hình là trận ngập lụt cuối tháng 10/2008, Hà Nội dẫn đầu các địa phương chịu ảnh hưởng của trận mưa lớn miền Bắc về số người thiệt mạng (20 người chết). Nguyên nhân dẫn đến tử vong trực tiếp là do nước ngập, gián tiếp là do bị thương không cấp cứu kịp, do điện giật, trẻ em cảm lạnh, người già ốm yếu … Thiệt hại kinh tế Thiệt hại nhà cửa, vật dụng và phương tiện đi lại Ngập lụt lâu ngày thường làm hư hỏng các vật dụng như hệ thống cửa gỗ, cửa sắt, đồ dùng bằng gỗ công nghiệp, sụt lún nền nhà, đặc biệt là chi phí sửa chữa các phương tiện giao thông đối với phương tiện xe máy dao động khoảng vài trăm nghìn/xe, đối với phương tiện ô tô thiệt hại do bị ngập nước với con số rất lớn thậm chí lên đến vài trăm triệu nếu bị ngập vào động cơ, các cơ sở hạ tầng, kho tàng, bến bãi bị thiệt hại nặng nề về hàng hóa bị ngập, nhà xưởng bị sụt nền móng phải dừng hoạt động để sửa chữa. Ví dụ theo ước lượng tính toán của một số nghiên cứu ước tính thiệt hại về nhà cửa và phương tiện đi lại trong đợt ngập 2008 đã lên tới trên 700 tỷ đồng [16] [21]. 46 Bảng 2.10. Thiệt hại về nhà của và vật dụng tháng 10/2008 Khoản mục ĐVT Kí hiệu Số lƣợng Chi phí Thiệt hại ( triệu đồng ) ( triệu đồng ) Nhà cửa bị ngập Nhà A1 78000 2.5 195000 Nhà bị đổ sập Nhà A2 7 50 350 Thiệt hại của cải cái A3 78000 1.5 117000 Phương tiện đi lại cái A4 - - 424000 Tổng thiệt hại 736 350 Nguồn Nguyễn Thị Thu Trang [16] Nông nghiệp, thủy sản Hà Nội có các vùng rộng lớn ngoại thành là đất nông nghiệp và thủy sản, đây là khu vực cung cấp các loại rau quả, lương thực thực phẩm cho khu vực nội thành, mưa lớn gây ngập lụt cũng tác động mạnh đến khu vực này, đặc biệt việc xả nước thoát ngập từ nội thành ra khu vực này sẽ làm tình trạng ngập nặng thêm. Đối với các loại rau quả, hoa màu, việc mưa lớn hay ngập úng thì khả năng mất trắng là rất lớn, thiệt hại của khu vực này sẽ nhanh trong tác động đến khu vực tiêu thụ sản phẩm, việc khan hiếm hàng hóa sẽ đẩy giá cả lên cao gấp nhiều lần trong thời gian dài. Bảng 2.11. Thiệt hại về Nông nghiệp tháng 10/2008 Loại cây Diện tích bị ngập Giá bình quân Thiệt hại ( ha ) ( triệu đồng/ha ) ( triệu đồng ) Lúa 3101 16.97 52623.97 Ngô và đậu tương 40950 9.95 407452.5 Rau màu 11500 71 816500 Hoa quả 2596 25 64900 Hoa cây cảnh 707 90.65 64089.55 Cây khác 3910 15 58650 Thổng thiệt hại 1 464 216.02 Nguồn Nguyễn Thị Thu Trang [21] 47 Các khu vực Yên Sở, Thanh Trì là những khu vực nuôi thủy sản lớn, được xem là vựa cá của thủ đô, trận ngập năm 2008 đã làm cho khu vực chăn nuôi thủy sản này thiệt hại nặng nề, hầu như mất trắng Bảng 2.12. Thiệt hại về thủy sản tháng 10/2008 Kí Diện tích Thiệt hại TB Thiệt hại hiệu (ha ) (triệu đồng/ha ) ( triệu đồng ) Thiệt hại nuôi trồng thủy sản C1 13660 80 1092800 Thiệt hại khai thác thủy sản C2 13660 1.37 18714.2 Thiệt hại đầm nuôi thủy sản C3 13660 15 204900 Khoản mục Thổng thiệt hại = C1 + C2 + C3 1316414.2 Nguồn Nguyễn Thi Thu Trang [21] Thiệt hại cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc Ngập lụt nhiều ngày sẽ làm cho hệ thống hạ tầng giao thông bị hư hỏng nặng, những con đường thường xuyên bị ngập thường nhanh xuống cấp hơn do đặc tính bị dòn khi ngập nước của nhựa đường, khi ngập kết hợp với tải trọng giao thông sẽ làm cho mặt đường bị bong tróc, xuất hiện ổ gà, ổ voi gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Khi xảy ra ngập, điện sinh hoạt thường bị cắt để đảm bảo an toàn, việc cắt điện ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đặc biệt là việc đình trệ sản xuất ở các khu công nghiệp ngoại thành và các bệnh viện. Trong trận ngập 10/2008, theo thông kê có 2000 trạm điện của Công ty Điện lực Việt Nam bị ngập trong đó có 463 trạm không vận hành được (quận Hoàng Mai 101 trạm; Thanh Xuân 32 trạm; Long Biên 40 trạm; Đống Đa 30 trạm; Hai Bà Trưng 23 trạm; Ba Đình 10 trạm; Thanh Trì 25 trạm và khu vực Hà Tây cũ còn 169 trạm chưa có điện vì trạm 220kV Hà Đông bị ngập trong nước). Do đó, Cty điện lực Hà Nội phải sa thải các trạm ra khỏi hệ thống khiến nhiều hộ dân tại TP.Hà Đông, tại các huyện thuộc Hà Tây cũ và các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Trì, Từ Liêm, Đống Đa bị mất điện. Các địa điểm bị ngập nặng nhất là Hoàng Mai, Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên [21]. 48  Ảnh hưởng xã hội Ách tắc giao thông Giao thông ở Hà Nội với những ngày bình thường vào giờ cao điểm thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông, với lượng phương tiện giao thông rất lớn, và hệ thống giao thông yếu kém việc ách tắc giao thông sẽ trầm trọng hơn khi xảy ra ngập do các cung đường bị ngập không thể đi lại được buộc người tham gia giao thông phải đổ dồn về những con đường không ngập. Giá cả biến động Giá cả thị trường biến động là mối quan tâm của đại bộ phận người dân thành phố khi xảy ra ngập lụt, việc các chợ, siêu thị đóng cửa do ngập, mất điện, việc khan hiếm nguồn hàng khu vực ngoại thành cũng bị ngập không cung cấp được cho nội thành đã đẩy giá thành các mặt hàng thực phẩm lên cao gấp nhiều lần những ngày thường, người dân nội thành thường có tâm lý chuẩn bị các yếu phẩm như nến, thực phẩm phòng trường hợp mưa lớn xảy ra. Tuy nhiên một điều ngược lại với nội thành là khu vực ngoại thành nơi cũng cấp các nguồn hàng cho khu vực nội thành giá cả lại hạ thấp xuống rất nhiều, bởi vì mưa lớn khiến người dân khu vực này phải thu hoạch ồ ạt không tiêu thụ kịp. Khan hiếm nước sạch và dịch vụ công ích Ngập lụt không chỉ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, giao thông, giá cả biến động ... mà nó còn gây ra khan hiếm nước sạch và các dịch vụ công ích, mưa lớn gây ngập thường phải cắt điện để đảm bảo an toàn điện lưới, việc này đồng nghĩa với việc các nhà máy cấp nước ngừng hoạt động. Mặt khác, đa số việc dự trữ nước sinh hoạt của người dân thành phố thường là các bể nước ngầm dưới nền nhà, do vậy khi nước ngập vào nhà lượng nước này không sử dụng được, hơn nữa người dân thành phố thường tự phải giải quyết các vấn đề về nước sạch, rác thải, v.v... do tính cộng đồng không cao như khu vực nông thôn, nên người dân thành phố thường phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty cung cấp dịch vụ, do đó nhu cầu về nước sạch đối với người dân là khẩn cấp trong những ngày xảy ra ngập lụt. 49 Dịch bệnh Thời gian trong và sau khi ngập nước là cơ hội cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, côn trùng hay các loại động vật có nọc độc cắn, bị thương do tai nạn. Theo thống kê của một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cho thấy, sau một tuần thoát khỏi cảnh ngập nước, số bệnh nhân đến khám bệnh có xu hướng gia tăng. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều phải đối mặt với tình trạng số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết vào điều trị gia tăng sau ngập lụt, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến của bất cứ loại bệnh nào, cũng chưa có dịch bệnh bùng phát. Ngành Y tế đã cố gắng hết sức để kiểm soát được tình hình dịch bệnh, dù nguy cơ bùng phát các dịch bệnh sau lũ lụt là rất lớn. Đáng lo ngại nhất vào thời điểm này là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có khuẩn tả, vì hiện nay các bệnh viện của thành phố và một số bệnh viện huyện đều đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy cấp đến điều trị. Cùng với đó, tại hầu hết địa bàn có ổ dịch tả trước đây như Hoàng Mai, Thanh Xuân đều bị ngập nặng. Nước thải từ ao, cống rãnh tràn vào nhà dân, thậm chí nhiều bể nước sinh hoạt của dân đã bị ngấm nước thải nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh của nhiều người vẫn còn rất kém. Môi trường Vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ rất trầm trọng sau khi nước ngập rút, việc nước thải dưới cống đùn lên và lan ra khắp vùng ngập, rác thải từ các bãi chứa cuốn theo nước đổ dồn về vùng ngập, vùng ngoại thành bị ngập sẽ gặp phải vấn đề phế thải từ các chuồng trại chăn nuôi, rác thải sinh hoạt của người dân, xác động vật chết, chất thải từ các nhà máy chế biến, kho thuốc bảo vệ thực vật …vấn đề ô nhiễm môi trường thường đi kèm theo dịch bệnh xuất hiện sau đó [21]. Tiểu kết: Từ việc nghiên cứu tài liệu và tổng hợp những nghiên cứu về Biến đổi khí hậu ở Hà Nội cho thấy, tình hình biến đổi khí hậu ở Hà Nội phù hợp với xu hướng chung là nhiệt độ có xu hướng tăng dần qua các năm, lượng mưa biến động theo xu hướng tăng lên. Biến đổi khí hậu trong tương lai theo kịch bản cho 50 khu vực Hà Nội vẫn theo xu hướng tăng nhiệt độ và tăng lượng mưa theo các kịch bản trong giai đoạn 2020 – 2100. Đối với ngập lụt Hà Nội không có xu hướng giảm, tình trạng ngập lụt chưa được cải thiện do cơ sở hạ tầng không đồng bộ và yếu kém, những tác động của ngập lụt đối với đời sống của người dân thủ đô ngày càng rõ nét, nhất là những tác động về kinh tế, giao thông và sức khỏe cộng đồng. 51 CHƢƠNG 3 ỨNG PHÓ CỦA NGƢỜI DÂN NHẬP CƢ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI NGẬP LỤT GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu Như đã nêu ở mục đối tượng nghiên cứu, tác giả lựa chọn khu vực nghiên cứu là huyện Thanh Trì, một huyện ven đô thường chịu tác động nhiều nhất của hiện tượng ngập lụt. Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nôi, giáp các quân: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây), Huyện Gia lâm và tỉnh Hưng Yên (ranh giới tự nhiên là Sông Hồng) (phía Đông), Thường Tín và Thanh Oai (phía Nam). Huyện bao gồm các xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Vĩnh Quỳnh, Văn Điển và Yên Mỹ. Là khu nằm ở hữu ngạn sông Hồng, Thanh Trì có địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm [43]. Dân số của huyện vào khoảng 198.706 người (2009), với mật độ khoảng 3.145 người/km2, đa phần là sản xuất nông nghiệp gồm: lúa, ngô, đỗ, rau xanh cung ứng cho khu vực nội thành [43]. Trên địa bàn huyện hiện nay được bố chí nhiều công trình thủy lợi như: Đập điều tiết Thanh Liệt nằm trên sông Tô Lịch; hồ điều hòa Yên Sở và trạm bơm Yên Sở. Đây là hai công trình đầu mối của hệ thống thoát nước Hà Nội ra sông Nhuệ, sông Đáy và sông Hồng, ngoài ra còn có trạm bơm Đông Mỹ nhưng hiện nay ít sử dụng [43]. Do là địa bàn trọng yếu trong công tác thoát lũ cho khu vực nội thành, huyện Thành Trì thường xuyên bị ngập do các hệ thống tiêu thoát hiện nay không đảm bảo tiêu thoát kịp trước những trận mưa lớn bất thường xảy ra [43]. 52 Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Trì – Nguồn GIS Downappz - Internet 3.2. Tình hình ngập lụt tại huyện Thanh Trì Theo báo cáo trong các Kế hoạch Phòng chống lụt bão của UBND huyện thì Thanh Trì là một vùng trũng của thành phố Hà Nội huyện có nhiều con sông chảy qua như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Tích, sông Lừ, những con sông này đều là đường tiêu thoát nước chính của khu vực nội thành. Trên địa bàn huyện có tuyến đê chính là Đê Hữu Hồng có chiều dài 7 km có 03 xã ngoài đê là Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc, đều là những xã thấp trũng, khi lũ sông Hồng lên cao đều phải sơ tán dân vào khu vực trong đê; tuyến đê thứ hai là đê sông Nhuệ dài 4 km bên hữu và 9 km bê tả ngạn, các tuyến đê xung yếu này thường bị sạt lở mạnh như: Năm 2008 sạt lở 35m đoạn qua Duyên Hà; lũ năm 2005 nước sông tràn vào bên trong đê ở đoạn trạm bơm Siêu Quần và thân bờ tả sông Nhuệ; tháng 8/2006 lũ trên sông Nhuệ gây tràn bờ vào xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa; lũ năm 2007 xảy ra sụt, sạt lở 11 hộ dân hai bên bờ sông Nhuệ ở xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa; lũ 2008 xảy ra sạt lở ở bờ sông Nhuệ đoạn Đội 2 Tả Thanh Oai; đợt mưa lớn tháng 11/2008 gây ngập úng lớn trên địa bàn huyện, toàn tuyến bờ sông Nhuệ bị ngập tràn, các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng, 53 Hữu Hòa nhiều đoạn ngập sâu từ 1 – 1.5m; lũ tháng 8/2010 đã gây ngập nặng toàn huyện. Việc ngập do mưa lớn thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện một số điểm ngập thường xuyên là khu vực Triều Khúc của xã Tân Triều, khu vực Thanh Liệt, khu vực dọc đường tỉnh lộ 70, xã Tả Thanh Oai, là những khu vực dễ ngập nhất trên địa bàn [24] [26]. 3.3. Tình hình nhập cƣ ở huyện Thanh Trì Như đã nêu ở phần trên, Thủ Đô là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, do vậy lượng người từ các khu vực khác di cư đến Hà Nội sinh sống và học tập là một điều tất yếu, người di cư lên thành phố chủ yếu là kiếm việc làm và học tập, lực lượng này thường là người có thu nhập thấp, vì thế nhập cư thường tăng mạnh ở khu vực ven đô như Từ Liêm, Thanh Trì, bởi vì những khu vực này chi phí sinh hoạt thấp, lại tập trung các nhà máy và khu công nghiệp. Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Ngọc Quỳnh, trong giai đoạn 2003 - 2007 thì lượng di cư (di cư = nhập cư – xuất cư) của huyện Thanh Trì là 49408 người, đứng thứ 2 sau huyện Từ Liêm là 63730 người. Họ có thể tập trung trong các khu trọ hoặc sinh sống thành các khu ổ chuột, công việc chủ yếu là buôn bán hàng rong, làm thuê, thu mua phế liệu, khá giả hơn là buôn bán tạp hóa. Đặc biệt các khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Kim Ngưu, hai bên bờ các con sông thường hình thành các khu nhà tạm bợ, họ thường gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt hằng ngày bằng việc xả rác thải bừa bãi. Lượng người nhập cư tăng lên nhanh chóng, thông thường thì là lao động thời vụ hoặc tạm trú. Theo thống kê của huyện Thanh Trì, tính riêng xã Tả Thanh Oai có 23 nghìn người sinh sống thì có tới 5 nghìn người là tạm trú đến làm ăn, chưa kể số lượng người chưa đăng ký tạm trú, lao động thời vụ [1]. 54 Bảng 3.1. Tổng số lƣợng di cƣ thuần tuý trong 5 năm 2003-2007 của 29 quận/huyện Hà nội mở rộng Tổng số Nam Nữ 1 Quận Ba Đình 8,898 4,366 4,532 2 Quận Tây Hồ 11,216 5,600 5,616 3 Quận Hoàn Kiếm - 3,519 - 1,764 - 1,755 4 Quận Hai Bà Trưng 13,053 6,604 6,449 5 Quận Đống Đa 10,283 5,032 5,251 6 Quận Thanh Xuân 22,707 11,428 11,279 7 Quận Cầu Giấy 21,374 10,474 10,900 8 Quận Long Biên 18,704 9,101 9,603 9 Quận Hoàng Mai 37,757 19,259 18,499 10 Huyện Sóc Sơn 1,423 701 723 11 Huyện Đông Anh 25,364 12,642 12,722 12 Huyện Gia lâm 7,251 3,544 3,708 13 Huyện Từ Liêm 63,730 31,081 32,649 14 Huyện Thanh Trì di 24,726 24,682 15 Thị xã Hà Đông 2,430 1,207 1,223 16 Thị xã Sơn Tây 756 373 383 17 Huyện Ba Vì - 1,032 - 485 - 547 18 Huyện Phúc Thọ - 1,602 - 783 - 819 19 Huyện Đan Phượng 882 439 443 20 Huyện Thạch Thất 1,762 850 912 21 Huyện Hoài Đức 293 150 143 22 Huyện Quốc Oai - 35 - 64 - 71 23 Huyện Chương Mỹ - 79 - 85 - 94 24 Huyện Thanh Oai - 4,110 - 1,971 - 2,139 25 Huyện Thường Tín - 441 - 220 - 221 26 Huyện Mỹ Đức - 658 - 332 - 326 27 Huyện Ứng Hòa - 3,130 - 1,501 - 1,629 28 Huyện Phú Xuyên - 1,354 - 625 - 729 29 Huyện Mê Linh 4,749 3,150 1,599 Nguồn: Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Ngọc Quỳnh 55 3.4. Nguồn lực và hoạt động phòng chống lụt bão của chính quyền địa phƣơng Như đã nêu ở phần trên, bằng việc điều tra khảo sát, phỏng vấn, với mục đích nghiên cứu cách thức ứng phó với ngập lụt của người dân nhập cư trên địa bàn huyện Thanh Trì – Khu vực tác giả khu trú trong nghiên cứu. Với nhận định, đối tượng người nhập cư thường là đối tượng dễ bị tổn nhất trong khu vực đô thị trước những biến động về kinh tế xã hội cũng như những biến động liên quan đến thay đổi điều kiện tự nhiên, khí hậu. Trong công tác ứng phó với các biến động mang tính xã hội, việc chung tay giải quyết các vấn đề luôn cần có sự kết hợp tham gia giữa người dân và chính quyền địa phương. Trong công tác phòng chống lụt bão cũng vậy, việc kết hợp giữa chỉ đạo của chính quyền và hành động của người dân càng tốt thì kết quả giảm nhẹ thiên tai sẽ càng hiệu quả. Bằng việc khảo sát thông tin đối với chính quyền và người dân nhập cư, tác giả đã nhận được kết quả, là một kênh thông tin kết nối giữa chính quyền địa phương và người dân trong khu vực nghiên cứu, qua đó có những sự gắn kết có hiệu quả hơn trong công tác phòng chống tác động của ngập lụt. Dưới đây là kết quả khảo sát mà tác giả đã thực hiện. a. Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực Công tác ứng phó với lụt bão, úng ngập và giảm nhẹ thiên tai tại một khu vực, đòi hỏi phải có sự tham gia kết hợp giữa chính quyền và người dân địa phương, trong đó chính quyền đại diện là Ban phòng chống lụ bão các cấp đóng vai trò chỉ đạo và điều phối. Để đảm bảo liên kết với người dân địa phương, nhằm ứng phó kịp thời trước diễn biến của thiên tai, cơ cấu của Ban phòng chống lụt bão của huyện Thanh Trì đã được bố trí một cách phù hợp, đơn giản và tránh sự chống chéo, đảm bảo sự chỉ đạo và báo cáo xuyên suốt. Với đặc trưng là một huyện vùng trũng của Thành phố, nhiệm vụ phòng chống lụt bão, ngập úng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của chính quyền và người dân địa phương huyện Thanh Trì. Để làm tốt công tác này Ban phòng chống lụt bão của huyện 56 được thành lập vào đầu tháng 5 hàng năm, sau khi thành lập, Ban chỉ huy thường chia làm 02 cụm chỉ huy và 03 tiểu ban, bao gồm: Cụm số 1 phụ trách các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Yên Mỹ; Cụm sô 2 phụ trách các xã Đông Mỹ, Vạn Phúc, Duyên Hà. Các tiểu ban bao gồm: Tiểu ban kỹ thuật tiền phương; Tiểu ban Hậu phương sản xuất khắc phục hậu quả sau lũ, bão, ngập; Tiểu ban vật tư, phương tiện, đời sống, hậu cần. Ngoài ra ban phòng chống lụt bão còn thành lập các đội thanh niên xung kính tập trung nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, úng ngập và giảm nhẹ thiệt hại, các đội thanh niên này được giao cho các UBND xã lựa chọn mỗi xã 10 đội viên. Về cơ cấu tổ chức lãnh đạo của Ban phòng chống lụt bão Huyện do Chủ tịch huyện làm Trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo các phòng kinh tế, nông ngiệp, văn hóa xã hội, đoàn thanh niên…, với trình độ 100% đã qua đào tạo các lớp chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác phòng chống lụt bão và thương xuyên được tham gia các lớp tập huấn,diễn tập về phòng chống lụt bão. Các bộ trong ban phòng chống lụt bão cấp xã bao gồm cán bộ lãnh đạo các ban, các trưởng thôn, bí thư, công an, hợp tác xã, đội thanh niên xung kích, và người dân địa phương. Ban phòng chống lụt bão luôn luôn được tập huấn và đảm bảo quân số trong mùa mưa bão. (Đ/c Chủ tịch huyện kiêm Trưởng Ban PCLB huyện). Như vậy, từ những thông tin về cơ cấu tổ chức của Ban phòng chống lụt bão huyện do đồng chí Trưởng ban cung cấp, chúng ta có thể thấy được, việc tổ chức thành lập Ban đúng hạn định, kịp thời trước tháng 5 hàng năm (trước mùa mưa bão), việc thành lập các Tiểu ban nhằm tăng cường khả năng hoạt động của Ban là hợp lý, đầy đủ bao gồm cả đội xung kích, sẵn sàng cơ động ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Tất cả những thông tin trên chúng ta có thể nhận định được rằng, Ban phòng chống lụt bão huyện Thanh trì, có cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý và chuyên nghiệp. 57 TRƯỞNG BAN PCLB HUYỆN Chủ tịch UBND PHÓ BAN Phó Chủ tịch UBND PHÓ BAN Phó Chủ tịch UBND Ủy viên Phụ trách đê điều Ủy viên thường trực TrP Kinh tế Ủy viên Phụ trách vật tư Ủy viên Phụ trách cứu hộ Ban chỉ huy PCLB Xã Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã Trưởng thôn Đội xung kích I Đội xung kích II Hội phụ nữ phụ trách hậu cần Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban phòng chống lụt bão huyện Thanh Trì Nguồn Ban PCLB huyện Theo thông tin từ Đồng chí Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban PCLB huyện cho biết ở trên, chúng ta có thế thấy được Ban chỉ huy PCLB chủ yếu là các lãnh đạo nòng cốt của các phòng ban có trình độ cao về văn hóa và quản lý. Đối với Ban phòng chống lụt bão cấp xã, thị trấn, đứng đầu là Chủ tịch xã, thị trấn, thành viên là các trưởng thôn, công an, dân quân, thanh niên, hội phụ nữ 58 …, đều là những người được lựa chọn dựa trên tiêu chí có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, lãnh đạo. Điều này cũng được Đồng chí Chủ tịch kiêm Trưởng ban PCLB xã Tả Thanh Oai cho biết: Trước mùa mưa bão hàng năm Huyện thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, sau khi có chỉ thị từ Huyện, cấp xã cũng tiến hành họp và thành lập Ban phòng chống lụt bão của xã, bao gồm trưởng ban là Chủ tịch xã, phó ban là Phó chủ tịch, các ủy viên là bên công an, dân quân, phụ nữ, đoàn thanh niên và các trưởng, phó của các thôn. (Đ/c Chủ tịch UBND, kiêm Trưởng PCLB xã Tả Thanh Oai). Như vậy, từ những thông tin trên cho chúng ta thấy, mặc dù thiên tai tại các khu vực đồng bằng nằm sâu trong nội địa như Hà Nội thường xảy ra ít hơn các khu vực vùng ven biển và vùng đồi núi, tuy nhiên công tác phòng chống lụt bão vẫn được các cơ quan chức năng thực hiện một cách nghiêm túc, với việc thành lập Ban phòng chống lụt bão, phân công trách nhiệm, chuẩn bị chu đáo phương tiện kỹ thuật và con người đã cho thấy rõ điều đó. b. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo Trong công tác ứng phó với thiên tai và phòng chống lụt bão, chính quyền địa phương đóng vai trò lãnh đạo, chỉ huy, kết hợp với nhân dân cùng xây dựng các phương án, kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng chuẩn bị cho việc ứng phó với các tình huống xảy ra. Xác định được những ảnh hưởng to lớn của thiên tai đến đời sống kinh tế xã hội, Huyện Thanh Trì luôn đặt công tác phòng chống lụt bão là một nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm trong các hoạt động của địa phương, cùng với sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ban, ngành, cơ quan của huyện. Trong đó, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đứng đầu là chủ tịch UBND Huyện Thanh Trì làm trưởng ban, luôn luôn đảm bảo công tác chỉ huy kịp thời, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên phụ trách từng mặt công tác cụ thể như: Kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi trước mùa mưa bão; Xây dựng kế hoạch phương án trước mùa mưa bão; tổ chức lực lượng, chuẩn bị vật tư phương tiện hậu cần; tập huấn triển khai các phương án, xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng do lũ lụt, ngập úng trên địa bàn, đồng thời sẵn sàng chi viện ứng cứu theo điều động của UBND và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các xã, thị trấn và các cơ 59 quan đơn vị trên địa bàn luôn quán triệt một cách sâu sắc và nghiêm túc thực hiện chỉ tạo từ cấp trên, luôn chủ động xây dựng và triển khai các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống, khắc phục kịp thời hậu quả nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ta. Các cấp luôn xác định công tác PCLB là nhiệm vụ thực hiện cả năm và trọng tâm là mùa mưa bão từ tháng 5 đến tháng 10, với mục tiêu đảm bảo đê kè, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại, đảm bảo ổn định là phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, Ban PCLB chúng tôi luôn luôn đề cao nhiệm vụ, với phương châm 4 tại chỗ : 1 – Chỉ đạo tại chỗ; 2 – Vật tư phương tiện tại chỗ; 3 – Biện pháp kỹ thuật tại chỗ; 4 – Đời sống hậu cần tại chỗ, luôn luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn huyện. (Đ/c Chủ tịch UBND huyện kiêm Trưởng Ban PCLB huyện). Từ những thông tin Đ/c Chủ tịch UBND Huyện cung cấp, cho chúng ta thấy việc chỉ huy, chỉ đạo trong công tác phòng chống lụt bão của huyện Thanh Trì luôn đảm bảo quy tắc thống nhất và xuyên suốt đó là toàn bộ các Tiểu ban, các Cụm, các Ban phòng chống lụt bão cấp xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban phòng chống lụt bão cấp Huyện, tất cả các đơn vị trực thuộc đều phải lập kế hoạch báo cáo chi tiết các phương án hoạt động trước khi mùa mưa bão đến, những bản kế hoạch chi tiết này giúp Ban phòng chống lụt bão huyện có thể kiểm soát được toàn bộ các hoạt động của các đơn vị trực thuộc nhằm chủ động trong công tác chỉ huy, tránh bị thụ động trong các tình huống khẩn cấp xảy ra. Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi phải lập và báo cáo phương án phòng chống lụt bão hàng năm, tiến hành phân công nhiệm vụ, chuẩn bị vật tư phương tiện và tiến hành diễn tập các tình huống cứu trợ và các phương án hộ đê, phương án tiêu thoát nước…Mọi hoạt động của chúng tôi đều phải lập báo cáo gửi cấp trên (Đ/c Chủ tịch kiêm Trưởng ban PCLB xã Đông Mỹ). c. Công tác chuẩn bị phƣơng án vật tƣ – phƣơng tiện Huyện chúng tôi là khu vực ven đê sông Hồng, huyện có khoảng 7 km đê và có ba xã ngoài đê là xã Yên Mỹ, Đông Mỹ và Vạn Mỹ. Vì vậy, trong vật tư, phương tiện chuẩn bị phòng chống lụt bão của Huyện luôn có nhiều chủng loại 60 trong đó có cả vật tư, phương tiện hộ đê. Bảng chi tiết về vật tư phương tiện Anh có thể xem trong Phương án phòng chống lụt bão các năm gần đây, tôi sẽ cung cấp cho Anh (Đ/c Trưởng phòng Kinh tế huyện thành viên BPCLB huyện). Như vậy từ thông tin của Trưởng phòng kinh tế cho biết, các loại vật tư, phương tiện phục vụ công tác PCLB luôn được huyện Thanh Trì chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, đảm bảo số lượng và chất lượng và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Bảng 3.2. Vật tƣ phƣơng tiện phòng chống lụt bão của Huyện năm 2012 Loại vật tƣ Đơn vị Theo phƣơng án Vật tƣ ký hợp đồng Đã có trách nhiệm Vật tƣ Cát vàng M2 80 35 200 Đá dăm M2 80 35 200 Đất dự trữ M2 1.000 10.000 2.000 Tre cây Cây 700 – 5.400 0 2.000 Bao tải Cái 8.000 12.700 0 Bạt Cuộn 30 30 0 Ô tô ben Chiếc 6 Máy súc Chiếc 2 Máy cẩu Chiếc 2 Máy phát điện Chiếc 1 4 Thuyền Chiếc 20 20 Xuồng máy Chiếc 2 2 Quang sọt đôi 300 350 Cuốc xẻng Cái 150 200 Thùng lý sủi cái 3 3 Phao cứu sinh cái 110 Áo phao áo 40 Phƣơng tiện Dụng cụ Nguồn Ban PCLB Huyện [3] 61 d. Công tác hậu phƣơng cứu trợ Trong công tác phòng chống lụt bão, công tác hậu phương cứu trợ đóng góp phần hết sức quan trọng, nhận thức được điều này công tác hậu phương được của huyện Thanh Trì luôn được Ban PCLB chuẩn bị một cách kỹ càng, với nhiệm vụ phân công giao phó rõ ràng đến từng cấp cơ sở. Toàn bộ công tác hậu phương, hậu cần cứu trợ được Ban chỉ huy PCLB giao cho thường trực Ban chỉ đạo kết hợp với các tiểu ban đời sống, và các cơ sở y tế luôn sẵn sàng mọi công tác di dời, chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men đề phòng mọi tình huống có thể xảy ra. Căn cứ vào tình hình thời tiết diễn biến trong các năm và nhận định tình hình trên địa bàn huyện và căn cứ vào các tình huống thiên tai có thế xảy ra như: Ngập úng khi nước sông lên cao, mưa to trên diện rộng kéo dài ngày gây ngập khu vực ngoài đê làm nhà cửa, hoa màu, đời sống nhiều hộ dân bị ảnh hưởng; tình huống xạt lở bở sông đe dọa hệ thống đê; tình huống ngập lụt trên diện rộng toàn huyện; tình huống vỡ đê sông Nhuệ làm thiệt hại về người và tài sản. Căn cứ vào các tình huống trên, UBND Huyện, Ban phòng chống lụt bão chỉ đạo chuẩn bị các phương tiện, vật chất, hàng cứu trợ khẩn cấp, lãnh tạo phân cho Phòng Kinh tế có nhiệm vụ ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng hàng hóa, phương tiện vận chuyển trên địa bàn khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, đáp ứng phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo hàng hóa tiêu dùng đối với người dân bị ảnh hưởng. Về công hậu phương cứu trợ thì có ba mảng: Thứ nhất là địa điểm sơ tán, thường là những nơi cao ráo, rộng như các trường học, các khu vực trong đê; thứ 2 là về lương thực và thực phẩm, nước uống, gồm mì tôm, nước thì UBND giao cho phòng kinh tế ký hợp đồng với các công ty trên địa bàn như Công ty Thương mại Hà Nội Hapro; thứ 3 là phương tiện vận chuyển, chủ yếu là huy động xe của UBND, của Công an huyện và quân sự huyện. Đối với công tác hậu phương cứu trợ, chúng tôi luôn luôn đảm bảo về người lẫn vật chất, sẵn sàng cứu trợ, sơ tán khi có trường hợp khẩn cấp do thiên tai xảy ra, không để xảy ra các trường hợp bị đói, rét trong trường hợp bị cô lập do ngập lụt. (Đ/c Trưởng phòng Kinh tế huyện thành viên BPCLB huyện). 62 Bảng 3.3. Công tác chuẩn bị cứu trợ của các xã năm 2012 Hàng cứu trợ TT Địa điểm sơ tán Tổng số dân Mì ăn liền Nƣớc uống (thùng) (thùng) I Xã Yên Mỹ 1 Trụ sở UBND xã 700 729 350 2 Trường tiểu học Yên Mỹ 800 843 400 3 Trường THCS Yên Mỹ 800 843 400 4 Đê Yên Mỹ 500 521 250 II Xã Duyên Hà 1 Trụ sở UBND xã 700 729 350 2 Trường tiểu học Duyên Hà 800 843 400 3 Trường THCS Duyên Hà 800 843 400 4 Đê sông Hồng 500 521 250 III Xã Vạn Phúc 1 Trụ sở UBND xã 700 729 350 2 Trường tiểu học Vạn Phúc 800 843 400 3 Trường THCS Vạn Phúc 800 843 400 4 Đê sông Hồng 500 521 250 IV Xã Hữu Hòa 1 Trụ sở UBND xã 500 521 250 2 Trường tiểu học Hữu Hòa 1500 1565.5 750 3 Trường THCS Hữu Hòa 1500 1565.5 750 V Xã Đại Áng 1 Trụ sở UBND xã 500 521 250 2 Trường tiểu học Đại Áng 1500 1565.5 750 3 Trường THCS Đại Áng 1500 1565.5 750 Nguồn Ban PCLB [3] 63 e. Công tác diễn tập Tuy không phải là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng trầm trọng bởi thiên tai, nhưng công tác diễn tập phòng chống lụt bão của huyện Thanh Trì vẫn được diễn ra hàng năm, ở tất cả các cấp, các đơn vị trên toàn địa phương. Công tác diễn tập trước mùa mưa bão là một yếu tố quan trọng trong công tác phòng chống lụt bão, diễn tập các tình huống xảy ra sẽ tránh được các trường hợp thụ động, qua diễn tập sẽ rút ra các bài học kinh kiệm, phát hiện các điểm yếu kém để bổ sung giúp cho công tác phòng chống lụt bão kịp thời, hiệu quả. (Đ/c Phó chủ tịch, thành viên Ban PCLB huyện) Theo các Báo cáo của Ban phòng chống lụt bão thì công tác diễn tập diễn ra trước tiên là phải căn cứ vào tình hình diễn biến mưa lũ được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, sau là nhận định đặc điểm tình hình trên địa bàn huyện, dự kiến các tình huống có thể xảy ra. Ban PCLB huyện thực hành diễn tập trước mùa mưa bão đến. Các tình huống thường xuyên được diễn tập qua các năm bao gồm:Tình huống thứ nhất - Ngập úng khi nước sông lên cao, mưa to trên diện rộng: Lũ sông Hồng lên cao, kéo dài gây ngập lụt khu vực ngoài đê, mưa to trên diện rộng dễ gây ngập úng đời sống nhân dân bị ảnh hưởng; Tình huống thứ 2 - Sạt lở bờ sông, diễn biến dòng chảy sông Hồng, sông Nhuệ gây sạt lỡ bờ sông, sập đổ nhà cửa thiệt hại về người và vật chất, ánh hưởng đến khu vực dân cư bị sạt lở; Tình huống thứ 3 - Ngập lụt trên diện rộng, khi lũ các sông lên cao làm đê điều có nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng, cùng với mưa to dài ngày gây ngập lụt diện rộng, nhiều công trình hạ tầng bị hư hại, giao thông bị chia cắt, gây thiệt hại lớn cho người và tài sản; Tình huống thứ 4 - Vỡ đê sông Nhuệ, nước sông gây ngập lụt trên diện rộng, nhiều công trình hạ tầng bị hư hỏng, giao thông bị chia cắt, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Tất cả những tình huống trên luôn được Ban chỉ huy PCLB huyện chỉ đạo từ cấp huyện đến cấp thôn thực hiện một cách nghiêm túc, đúc rút kinh nghiệm 64 ngay sau khi kết thúc các buổi diễn tập (Ban PCLB huyện - Báo cáo phòng chống lụt bão các năm) [2][3][4][26]. f. Công tác tuyên truyền Nhằm nâng cao nhận thức và tránh tư tưởng chủ quan lơ là mất cảnh giác; tự giác chủ động trong mọi tình huống diễn biến phức tạp của thời tiết; tích cực tham gia chuẩn bị các phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn đê kè, tính mạng và tài sản của nhân dân; tích cực chống úng, tiêu thoát nước nhanh đảm bảo đời sống sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Công tác tuyên truyền phòng chống lụt bão, úng ngập và tìm kiếm cứu nạn luôn được Chính quyền huyện quan tâm. Công tác tuyên truyền về phòng chống lụt bão được UBND và Ban phòng chống lụt bão kết hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy và Ban chỉ hủy tìm kiếm cứu nạn thực hiện . (Đ/c Phó chủ tịch, thành viên Ban PCLB huyện). Đối với nội dung công tác tuyên truyền, Ban PCLB kết hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy biên soạn nội dung và thực hiện Chúng tôi được UBND huyên giao nhiệm vụ kết hợp với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn, về nội dung tuyên truyền như: Tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức kinh tế chính trị, xã hội, kinh tế, đoàn thể quần chúng, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện và mọi người dân trên toàn huyện hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện những quy định của Nhà nước và Thành phố về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai, lụt, bão, úng ngập và tìm kiếm cứu nạn; Nội dung tuyên truyền về phòng chống lụt bão, chúng tôi thực hiện bao gồm: Luật đê điều; pháp lệnh phòng chống lụt bão; các văn bản pháp quy của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Các văn bản của Thành ủy và UBND Thành phố, huyện Thanh Trì về công tác phòng chống lụt bão. Tuyên truyền về quy định thành lập và sử dụng quỹ phòng chống thiên tai của huyện. Tuyên truyền về mức độ phức tạp, diễn biến bất thường của mưa, lũ, bão, vận động nhân dân đồng thời tổ 65 chức hướng dẫn biện pháp chủ động chuẩn bị, tự tổ chức phòng chống thiên tai cho gia đình mình và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai, lụt bão của địa phương theo phương châm 4 tại chỗ. Trong quá trình tuyên truyền chúng tôi luôn nêu bật được kết quả, bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai, cỗ vũ, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo của nhân dân huyện Thanh Trì; Về phương thức tuyên truyền có thể tiến hành thông qua sinh hoạt Đảng, chính quyền, đoàn thể. Ban Tuyên giáo phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của nhà nước về nhiệm vụ phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đến từng các đơn vị xã. Chúng tôi kết hợp với Đài phát thanh và truyền thanh cơ sở mở các chuyên mục phản ánh thường xuyên về công tác chuẩn bị phòng, chống lụt bão, thiên tai; các bản tin, bài tuyên truyền phổ biến pháp luật về đê điều, về tình hình thiên tai, luôn được đài phát thanh tăng cường phát báo. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với Ban văn hóa đặt in ấn, các Pano, áp phíc tuyên truyền (Đ/c Trưởng ban Tuyên Giáo huyện, Thành viên ban phòng chống lụt bão huyện). Như vậy, từ những thông tin của các thành viên trong Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, xã cung cấp bên trên cho ta thấy, tuy huyện Thanh Trì không phải là địa phương bị ảnh hưởng khốc liệt của thiên tai, hiện tượng ngập úng cục bộ cũng chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt trong thời gian ngắn nhưng công tác phòng chống lụt bão của huyện luôn được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ công tác vật tư cho đến các đợt tập huấn, chuẩn bị địa điểm sơ tán, diễn cập các tình huống có thể xảy ra. Điều này chứng tỏ sự quan tâm một cách thiết thực của chính quyền đối với người dân địa phương trong công tác phòng chống thiên tai. 3.5. Ứng phó của ngƣời dân nhập cƣ với ngập lụt Việc tìm hiểu về ứng phó của bộ phận người dân nhập cư được tác giả thực hiện thông qua phỏng vấn sâu, theo như khái niệm thì ứng phó là gồm hai quá trình đó là thích ứng và giảm thiểu tác động của ngập lụt, việc tìm hiểu về ứng phó được chia làm ba tiêu mục cần tìm hiểu đó là: Chuẩn bị ứng phó 66 (Chuẩn bị phương tiên, vật chất trước khi ngập…); Ứng phó khi xảy ra ngập (Các hành động diễn ra khi bị ngập nhằm giảm thiểu tác động); Khắc phục hậu quả sau khi ngập (Các hành động diễn ra sau khi ngập). Kết quả khảo sát như sau: 3.5.1. Chuẩn bị ứng phó của ngƣời dân nhập cƣ Qua tìm hiểu một số người nhập cư trên địa bàn huyện Thanh Trì những nơi thường xuyên xảy ra ngập như khu vực Tân Triều, khu vực Tả Thanh Oai về công tác chuẩn bị ứng phó với ngập, với những câu hỏi xoay quanh vấn đề bị ảnh hưởng bới ngập và chuẩn bị vật tư phương tiện dụng cụ ứng phó với tác động của ngập, kết quả cho thấy phần lớn người được hỏi có chuẩn bị chống ngập chủ yếu tập trung vào các đối tượng lao động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán tự do. Anh Nguyễn Văn Mạnh trước kia bán hàng tạp hóa ở đường Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân, do khu đó giải phóng mặt bằng làm chung cư, anh chuyển về thuê cửa hàng tại đường Triều Khúc, anh cho Mạnh cho biết tại khu vực đường Triều Khúc hễ cứ mưa to là ngập nặng, gia đình anh rất vất vả mỗi khi mưa to do gia đình anh buôn bán, hàng hóa chủ yếu là lương thực thực phẩm như gạo,lạc, dỗ, bánh kẹo, đồ khô và dụng cụ sinh hoạt, vì vậy khi xảy ra ngập phải chuyển đồ lên cao, nhà chỉ có hai vợ chồng, con còn nhỏ nên mỗi khi ngập đặc biệt là vào ban đêm, việc thu dọn hàng hóa khiến anh chị có đêm phải thực trắng, anh Mạnh cho biết, để ứng phó với ngập anh đã thuê thợ hàn làm một cái giá bằng sắt chắc chắn, cao để đặt hàng hóa lên đó, khi có mưa ngập cũng không lo nước ngập lên, anh còn cho biết thêm, anh còn chuẩn bị một tấm bạt rứa rộng mua ở chợ Hà Đông, nếu trường hợp mưa to bị ngập anh sử dụng che chắn trước cửa nhà, tránh trường hợp ô tô chạy qua, nước dạt, xô vào nhà gây hỏng cửa cuốn. (Anh Nguyễn Văn Mạnh – Quê Nam Định – Nghề nghiệp bán hàng tạp hóa - Trú tại số 123 đường Triều Khúc.) Trường hợp cũng buôn bán hàng tạp hóa như gia đình anh Mạnh là anh Bùi Đình Tuấn thuê nhà 2 tầng bán hàng tạp hóa ở khu vực Tả Thanh Oai, anh Tuấn cũng cho biết: Khu dọc đường Tả Thanh Oai cũng thường xuyên bị ngập nặng khi xảy ra mưa to. Anh cũng cho biết, gia đình anh rất vất vả khi xảy ra 67 ngập thường xuyên vào mùa hè, anh cho biết, khi ti vi hoặc loa xã thông báo sắp có mưa to hoặc có bão sắp vào, anh thường mua 3 bao tải cát, ít gạch, khi có mưa là anh đắp một cái bờ cao trước nhà, ngăn nước và rác trôi vào, anh cho biết việc này cũng khá hữu ích khi ngăn được bùn bẩn từ cống đùn lên, nhưng không ngăn hoàn toàn được nước Anh Bùi Đình Huấn – Quê Yên Nghĩa, Hà Đông – Nghề nghiệp buôn bán – Trụ tại số 37, đường Tả Thanh Oai, Thanh Trì. Trường hợp giữa anh Mạnh và anh Tuấn chúng ta thấy có những điểm khá giống nhau đó là việc tìm các cách làm sao giảm thiểu thiệt hại của ngập, thông qua việc chuẩn bị các công cụ, dụng cụ ứng phó, hai trường hợp điều làm công việc là buôn bán kinh doanh hàng tạp hóa, họ có những cách thức chủ động như nghe ngóng thông tin thời tiết, bố trí hàng hóa, vật dụng lên cao, sử dụng các công cụ như bạt, bao tải cát, gạch nhằm ngăn nước vào nhà. Tuy nhiên, thay vì chuẩn bị một số dụng cụ để ngăn nước trước khi ngập, để ứng phó với ngập một cách dài hạn, do không chịu đựng được với hiện tượng ngập, một số người buôn bán đã có biện pháp là xây một bức ngăn trước nhà. Tôi thuê tầng dưới của nhà người thân ở đây để bán hàng gia dụng, mỹ phẩm, tuy nhiên khu này cứ mưa là ngập vào tận nhà, ô tô đi qua nước xô vào bung cả cửa kính, tôi xin phép chủ nhà cho xây một bức ngăn trước nhà, giờ thì mưa to cũng không ngập nữa (Chị Nguyễn Thị Mai – Quê Nam Định – Bán hàng mỹ phẩm số 78 Triều Khúc). Hình 3.3. Hình ảnh trƣớc nhà chị Nguyễn Thị Mai - Nguồn tác giả 68 Tương tự trường hợp chị Mai ở Triều Khúc, chị Bình ở dọc con đường đó cũng thuê tầng dưới để bán hàng ăn sáng, chị Bình cũng đã xin chủ nhà cho xây bức ngăn trước cửa nhà để ngăn nước ngập vào nhà. Ở đây ngập lắm anh ơi, em thuê nhà cô em, bà ấy có căn nhà này cho sinh viên thuê 2 tầng bên trên, em thuê cô tầng dưới làm quán bán hàng ăn sáng, khu này ngập lắm, khi ngập thì cống đùn lên toàn bùn, hôi thôi không chịu được, em phải thuê thợ xây đắp cho em cái gờ trước cửa cao hơn 20 phân để ngăn nước vào, giờ thì không sợ ngập nữa. (chị Lê Thị Bình – Quê Hà Nam – Bán hàng ăn số 175 Tả Thanh Oai). Hình 3.4. Hình ảnh trƣớc nhà chị Lê Thị Bình – Nguồn Tác giả Phỏng vấn một số nhóm sinh viên thuê trọ tại khu vực Tả Thanh Oai các em cho biết. Chúng em là sinh viên của trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp, khu vực dọc đường Tả Thanh Oai hay xảy ra ngập khi mưa, trường các em cũng bị ngập sân trường nước đền đầu gối chân, chúng em phải lội dọc đường này đi học, khu trọ nhà em cũng ngập sâu, nước vào tận trong nhà, đồ đạc phải kê cao hết. Khi được hỏi các em có chuẩn bị gì trước khi ngập không, các em cho biết, không có chuẩn bị gì cả, chúng em chỉ góp ý mãi chủ nhà mới sửa mái nhà cho đỡ bị dột khi mưa to thôi, còn ngập thì vẫn thế, cứ mưa là ngập, ông chủ nhà lấy tôn hàn trước cửa nhà cho rác không trôi vào thôi, còn ngập thì nhà chủ nước chỉ vào đến sân, nhà ông ấy nền cao nên nước không vào nhà. (Nhóm sinh viên, thuê trọ tại số nhà 35 ngõ 168 Tả Thanh Oai). 69 Hình 3.5. Hình ảnh trƣớc nhà số 35 Ngõ 168 Tả Thanh Oai – Nguồn Tác giả Như vậy, xoay quanh các câu chuyện về sự chuẩn bị ứng phó với ngập của bộ phận người dân nhận cư sinh sống trên địa bàn huyện Thanh Trì mà tác giả thu thập, có thể thấy rằng, việc chuẩn bị ứng phó chỉ xuất hiện ở các đối tượng kinh doanh buôn bán, bởi vì nếu không chuẩn bị thì ngập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa, tài sản của họ. Đối với các đối tượng không hoạt động kinh doanh như sinh viên thì cam chịu với ngập, họ không có cách gì để ứng phó với ngập bởi vì phụ thuộc vào gia đình chủ nhà, tình trạng không có tài sản gì bị ảnh hưởng bởi ngập thì đối tượng này cũng không cần phải có phương án chuẩn bị để ứng phó với ngập, có chăng chỉ sử dụng các vật dụng có sẵn để ngăn bớt nước vào nhà như gạch, quần áo cũ, cát, v.v… 3.5.2. Ứng phó của ngƣời dân nhập cƣ khi xảy ra ngập lụt Thông qua những câu chuyện tác giả thực hiện phỏng vấn sâu liên quan đến việc chuẩn bị ứng phó với ngập lụt ở mục trên chúng ta thấy, công tác chuẩn bị ứng phó chỉ xuất hiện ở các đối tượng kinh doanh buôn bán, việc chuẩn bị dụng cụ, phương tiện ứng phó sơ sài, chủ yếu để tránh cho tài sản khỏi bị ngập ướt, ngăn cản nước và rác thải trôi vào nhà. Để tìm hiểu rõ hơn về cách thức ứng phó khi xảy ra ngập như thế nào, tác giả đã phỏng vấn với những câu hỏi liên quan đến các hoạt động của đối tượng người nhập cư trong lúc xảy ra ngập với 70 kết quả được thể hiện thông qua những câu chuyện mà tác giả đã thu thập được dưới dây. Anh Lê Quang Chung cho biết, dọc đường Triều Khúc, nước thường ngập sâu có nới lên tới nửa mét, các nhà dọc khu vực này hầu hết đều bị nước ngập vào nhà hết, với gia đình anh, việc bán hàng xảy ra nhiều khó khăn khi bị ngập. Anh cho biết nước ngập vào thì phải bảo đảm hàng hóa không bị nước vào, tuy nhiên vật dụng trong nhà ở tầng dưới cũng phải kê cao, đặc biệt là các thiết bị điện và các dụng cụ bằng gỗ công nghiệp. Việc quan trọng nhất khi nước sắp vào nhà là anh ngắt cầu dao tổng điện của ngôi nhà mặc dù mất điện, cho an toàn, vì nhà có nhiều ổ cắm gần nền nhà, nước ngập vào rất nguy hiểm, sau đó anh chị vận chuyển hết hàng hóa như gạo, mỳ tôm, bánh kẹo, đồ khô lên trên tầng 2 và cầu thang, nếu trời vẫn tiếp tục mưa to có thể ngập nặng, thì sử dụng tấm ván anh đã chuẩn bị sẵn để kê các sập hàng, cài vào cái gờ đã được làm sẵn ở mép cửa, sau đó lấy bạt phủ ra bên ngoài dùng, rồi dùng gạch chèn các mép lại, việc làm này anh cho biết là ngăn nước mang tính tạm thời để bùn với dầu nhớt của cửa hàng sửa xe máy cách đây 2 nhà không bị trôi vào nhà. Khi được hỏi có được hỗ trợ gì từ chính quyền hay hàng xóm, khu phố trong khi ngập hay không, anh cho biết, không có hỗ trợ gì, khu này nhà ai cũng ngập như ai, mọi việc tự gia đình xử lý, loa phóng thanh của thôn có thông báo về tình trạng thời tiết, thông báo điểm ngập và một số chú ý đến an toàn về điện, (Anh Lê Quang Chung, Quê Nam Định – Bán hàng tạp hóa, trú tại số 57 đường Triều Khúc). Qua câu chuyện của anh Chung, chúng ta có thể nhận thấy được 3 điểm chính mà gia đình anh đã làm khi xảy ra ngập, đó là: Đảm bảo an toàn về điện khi ngập, đây là việc làm rất quan trọng; việc thứ hai, gia đình anh vận chuyển hàng hóa lên vị trí cao để tránh bị ngập; việc thứ ba là sử dụng vật dụng (tấm ván, bạt, gạch) để ngăn nước và phế thải trôi vào nhà, sự hỗ trợ từ cộng đồng là không có, chính quyền địa phương không có hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ về mặt tin tức thông qua bản tin của loa truyền thanh. 71 Một câu chuyện tương tự với gia đình anh Chung là gia đình chị Vũ Thị Tâm ở đường Tả Thanh Oai: Chị Tâm cho biết, gia đình chị thuê cửa hàng bán tạp hóa và rau quả ở khu vực này, việc bán hàng của chị khá suôn sẻ vì nơi đây rất đông sinh viên học ở trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hà Nôi thuê trọ, chị thuê cửa hàng của gia đình người quen trong làng, tuy nhiên gia đình chị khá vất vả nếu bị mưa to vì ngập. Khi được hỏi gia đình anh chị phải làm gì khi bị ngập vào nhà, chị cho biết khi ngập vào thì chủ yếu là phải kê hàng lên cao, nhiều lúc trời sắp mưa to, chồng chị phải dùng xe máy trở mấy bao gạo vào trong nhà cô ở trong làng, còn rau quả thì đưa lên sạp cao, sau đó hai vợ chồng xếp gạch có sẵn trong nhà và xin cát cho vào bao tải để ngăn nước vào nhà, đồ dùng trong nhà bếp cũng được kê lên cao hết. Việc có được hàng xóm hỗ trợ không khi ngập chị cho biết là không có, vì họ đi làm hoặc là họ phải ở nhà chống ngập nhà họ, nhà chị không có bất cứ sự hỗ trợ nào ngoài sự hỗ trợ của con trai người Cô mà chị thuê nhà, khi ngập chị thường gọi điện sang hỗ trợ. Khi được hỏi có sự hỗ trợ của chính quyền không, chị cho biết cũng không có. Khi được hỏi về hệ thống loa phát thanh có thông báo gì không, chị cho biết là có thông báo về tình hình mưa bão và ngập, một số thông tin về chú ý đến an toàn như chú ý về thiết bị đị điện và thông báo các điểm ngập sâu, tránh qua lại (chị Vũ Thị Tâm, quê Thường Tín – bán hàng rau quả , trú tại 43 Tả Thanh Oai). Qua hai câu chuyện về người nhập cư đến địa phương làm nghề buôn bán tự do, chúng ta có thể thấy, việc bị ngập úng đã gây ra nhiều khó khăn cho họ, việc ứng phó với ngập mang tính bất khả kháng, họ tìm mọi cách để không bị nước ngập ảnh hưởng đến hàng hóa, sự cố gắng ngăn nước vào nhà chủ yếu bằng các vật dụng thô sơ. Việc một số gia đình thay vì chuẩn bị các dụng cụ ứng phó, một số người giải quyết ngập bằng cách xây bức ngăn trước nhà chứng tỏ rằng các khu vực này thường ngập thường xuyên và việc ảnh hưởng của ngập lụt đến đời sống của họ là khá phổ biến. 72 Đối với một số đối tượng không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, việc bị ngập ảnh hưởng thế nào và họ xử lý khi ngập ra sao, sẽ được làm rõ qua các câu chuyện dưới đây. Gia đình anh Thành chuyển về đây sinh sống được gần 4 năm, anh cho biết khu này ngập nhưng nước không ngập vào nhà anh, do nhà anh cao, tuy nhiên ngập cũng ảnh hưởng đến gia đình anh, khi ngập vợ chồng anh không thể sử dụng xe máy đi làm được, phải chờ nước tiêu hết mới đi, đôi khi có việc gấp anh phải lội dọc đường bị ngập ra cầu Tó bắt taxi đi làm, có đợt đi làm không ngập nhưng khi về mưa to anh phải gửi xe ở ngoài đề về nhà. (Anh Nguyễn Quang Thành – Viên Chức - quê Bắc Ninh, số 134, ngõ 167 Tả Thanh Oai). Trường hợp anh Nguyễn Thế Bình là nhân viên bán hàng của công ty Hapromark, cửa hàng Bình ổn giá nơi anh làm việc tại số 3 đường Tả Thanh Oai, anh cho biết, khi ngập anh phải tìm đường tránh ngập để đi làm, vì do đặc thù công việc anh không thể xin nghỉ được, nhiều hôm mưa to tầm 3, 4 giờ sáng là sáng mai nước vẫn ngập, anh phải lội nước đi bộ cả ki lô mét để đến cửa hàng . (Anh Nguyễn Thế Bình, quê Đan Phượng – Nhân viên bán hàng, trọ tại nhà số 94 ngõ 356 Tả Thanh Oai) Một số trường hợp là sinh viên, việc bị ngập cũng bị ảnh hưởng. Theo nhóm sinh viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hà Nội thuê trọ tại nhà số 137 ngõ 81 cho biết, mưa vừa thì ngước ngập vào đến sân, mưa to là nước ngập vào nhà, bọn em không có biện pháp gì ngăn nước cả, chỉ có mang hết đồ lên giường lên bàn, đưa máy tính lên giường để tránh ngập, mưa to chủ nhà chỉ nhắc nhở là chú ý ổ cắm điện, nhiều hôm đi học mà bị mưa to là phải xin về để kê đồ. Các em cho biết ngập không ảnh hưởng lắm, chủ yếu là thực phẩm tăng giá đôi chút, không ảnh hưởng lắm (Nhóm sinh viên – Thuê nhà tại số 137 ngõ 81 – Tả Thanh Oai). Qua các câu chuyện trên chúng ta thấy, khi xảy ra ngập một số gia đình hoạt động trong kinh doanh buôn bán, thường phải chịu tác động của ngập lụt hơn, trong lúc ngập họ có những hành động mang tính giảm nhẹ tác động của 73 ngập đến tài sản, và điểm quan trọng là trong khi ngập có xuất hiện những tình tiết mang tính kinh nghiệm như chú ý đến nguồn điện để đảm bảo an toàn tính mạng. Đối với những đối tượng là người không có những hoạt động kinh doanh việc ảnh hưởng của ngập ít hơn, việc quan tâm chính của họ là tránh ngập để đến nơi làm việc, các đối tượng thuê trọ như sinh viên, người làm thuê họ hầu như không có hành động nào trong việc ứng phó với ngập, bởi vì ngập không ảnh hưởng đến họ về mặt tài sản, có chăng những hành động nhỏ trong lúc ngập là thu dọn đồ đạc lên cao để tránh ẩm ướt. Chị Thu là lao động tự do (bán hàng rong), thuê trọ tại khu vực Triều Khúc cho biết, nơi chị thuê trọ cũng bị ngập nước vào khi mưa lớn, việc ngập chỉ ảnh hưởng đến chị là trong những hôm ngập chị không thể đi bán hàng được, nước ngập vào nhà thì chị phải kê một số đồ đạc lên bàn, bởi vì chị không các tài sản có giá trị, việc ngập vào nhà không có gì nghiêm trọng lắm, xóm trọ nhiều lần đề nghị là tu sửa, nâng nền nhà trọ lên, nhưng nhà chủ không có động thái gì. (Chị Trần Thị Thu, Quê Nam Định – Bán hàng rong, trú tại số nhà 92 ngõ 94 đường Triều Khúc). Như vậy, thông qua các câu chuyện mà tác giả thu thập bằng cách trao đổi với các đối tượng là người nhập cư về những hành động để ứng phó với ngập khi có ngập xảy ra tác giả nhận thấy. Đối với các đối tượng nhập cư thuê cửa hàng buôn bán kinh doanh hàng tạp hóa, đối với đối tượng này là hoạt động trong không gian cố định (tại nhà) việc ngập lụt xảy ra khi mưa họ thường có những hành động chủ động để ngăn ngừa thiệt hại khi ngập như kê cao hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, việc ngăn nước vào nhà bằng các dụng cụ chuẩn bị hay có sẵn và có những hành động mang tính kinh nghiệm như chú ý an toàn về điện, điều này chứng tỏ, những đối tượng này đã khá quen với vấn đề ngập, vấn đề ngập chỉ làm xáo trộn đời sống và hoạt động kinh doanh của họ, việc ngập thường xuyên đôi khi khiến họ có lợi trong việc bán hàng, như tăng giá một số mặt hàng. Đối với những đối tượng thuê trọ như sinh viên hay lao động tự do, làm thuê, bán hàng rong, việc ngập lụt làm xáo trộn ngày lao động, ít hoặc không có 74 những hành động gì trong khi xảy ra ngập, bởi đặc thù họ đi thuê trọ, tài sản không có gì để lo sợ bị ngập ảnh hưởng, việc ngập trong thời gian ngắn không có ảnh mạnh đến đối tượng này. Vấn đề về sự hỗ trợ của cộng đồng khi xảy ra ngập, trong các câu chuyện mà tác giả trao đổi đều không thấy rõ, công tác chống ngập chủ yếu là họ hành động, hàng xóm, cộng đồng xung quanh không có trợ giúp gì, việc hỗ trợ của chính quyền địa phương không có trực tiếp, chỉ có việc tuyên truyền gián tiếp qua hệ thống loa truyền thanh về tình hình ngập và một số chú ý khi ngập. 3.5.3. Ngƣời dân nhập cƣ khắc phục hậu quả sau khi ngập Một vấn đề mà tác giả quan tâm nữa là vấn đề những hành động sau khi ngập, bởi vì sau khi ngập thường là các vấn đề về môi trường, do rác thải và bùn từ cống rãnh thường kéo theo nước ngập đùn lên, ô nhiễm sau khi ngập hay xảy ra các đợt dịch như sốt, đau mắt đỏ…, thông qua một số câu chuyện tác giả tổng hợp với những câu hỏi xung quanh các hành động sau khi xảy ra ngập. Anh Lê Quang Nam cho biết, sau khi ngập hết, gia đình anh chị phải quét dọn hết nước thải đọng trong nhà, thu dọn, lau chùi, thau rửa các vật dụng bị ngập nước, kiểm tra các thiết bị điện xem có bị ướt không. Khi được hỏi về có tham gia với tổ dân phố thu dọn, xử lý môi trường không, anh cho biết là không có tham gia, thông thường sau khi ngập tổ dân phố có đi phun thuốc khử trùng hay diệt muỗi gì đó. (Anh Lê Quang Nam, Buôn bán trú tại số 78 - Triều Khúc) Câu chuyện về các hoạt động sau khi ngập đã xảy ra, tương tự như anh Nam, anh Tuấn cũng cho biết. Sau khi ngập chủ yếu là quét dọn xung quanh nhà, nơi ở, thau rửa lại bể nước bị ngập vì gia đình anh có bể ngầm dự trữ, nước vào nhà thường phải hút cạn bể 3 khối nước bỏ đi. Anh cũng cho biết, sau khi ngập đường xá thường bẩn, dân phố không có huy động người dân tham gia xử lý, thu dọn, thường thì các hộ dân ở đây tự thu dọn khu vực xung quanh nhà nơi họ sinh sống (anh Hoàng Đình Tuấn, buôn bán – trú tại số 91Triều Khúc). Đối với vấn xử lý sau khi ngập của một số người nhập cư ở khu vực dọc đường Tả Thanh Oai thì có phần khác biệt hơn một chút đối với khu vực ở Triều 75 Khúc, người dân ở khu vực Tả Thanh Oai cho biết, khu vực họ sinh sống là dọc sông Tô Lịch, ngày bình thường, nước và rác thải rất bẩn, khi bị ngập thì rác và nước thải tràn lên đường, công rãnh ở đây cũng không được cải tạo, bùn rất nhiều, do vậy việc ô nhiễm sau khi ngập là nghiêm trọng, việc xử lý sau khi ngập ở khu vực này thường vất vả, tốn kém hơn. Anh Công cho biết, dọc đường này sau khi ngập là nhầy nhụa lắm, đường này xuống cấp hỏng nhiều, nước đọng ở các ổ gà, hôi tanh và bẩn thỉu, sau khi ngập một số gia đình dọc đường này có dùng máy bơm, phun rửa đường. Khi được hỏi có những biện pháp nào xử lý sau khi ngập không, anh.. cho biết, chỉ có biện pháp là bơm nước thau rửa, và sử dụng vôi bột rắc khắp nơi, xã cũng có cho người đi phun thuốc diệt trùng sau khi ngập, nhưng ngập nhẹ thì không có. (Anh Trịnh Văn Công, số 234 đường Tả Thanh Oai). Những việc xử lý sau khi ngập không chỉ có ở những gia đình bị ngập vào nhà, đối với những gia đình không bị ngập thì việc xử lý môi trường cũng có diễn ra, câu chuyện của anh Thọ. Anh cho biết, ngập lụt không ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình anh, do nhà anh cao nên nước không ngập vào nhà, nước chỉ ngấp ghé đầu ngõ, sau khi ngập thì người dân trong ngõ cùng nhau quét dọn, chùi rửa. (Anh Lê Bá Thọ, số 211, Tả Thanh Oai). Từ những câu chuyện mà tác giả thu thập về những hoạt động xảy ra sau khi ngập, có thể thấy rằng, sau khi ngập chủ yếu là vấn đề về môi trường, những việc làm chủ yếu làm thu dọn, lau chùi, thau rửa đồ dùng, chú ý đến các thiết bị điện, việc tham gia vào với cộng đồng xử lý rác thải, bùn bẩn cũng có xuất hiện ở một số người dân. Đối với những đối tượng buôn bán, việc xử lý sau khi ngập có phần vất vả hơn, bởi vì họ đã có khoảng thời gian trước khi ngập khá vất vả khi phải vật lộn chống ngập không để ảnh hưởng đến hàng hóa, những hành động của họ chủ yếu chỉ là dọn sạch khu vực xung quanh nhà nơi họ sinh sống và buôn bán. Đối với sự hỗ trợ của chính quyền sau khi ngập, chúng ta cũng thấy có xuất hiện một số trường hợp cho biết, chính quyền có hỗ trợ trong việc phòng 76 chống dịch thông qua việc vệ sinh dịch tễ bằng công tác phun thuốc khử trùng nơi khu vực bị ngập. Tiểu kết Chương 3 với hai nội dung chính: Một là công tác ứng phó với thiên tai, ngập lụt của Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, thị trấn, xã. Hai là ứng phó của ngập lụt của bộ phận người nhập cư trên địa bàn huyện Thanh Trì, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp với phỏng vấn sâu kết quả cho thấy: Ban phòng chống lụt bão cấp huyện và cấp xã luôn được thành lập đúng thời gian (trước tháng 5 hàng năm) quy cách, cách thức hoạt động tốt, từ khâu thành lập, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị trang thiết bị, diễn tập và tuyên truyền, Ban phòng chống lụt bão đều thực hiện đúng quy trình mặc dù địa phương có ít thiên tai, nhưng hoạt động của Ban vẫn đảm bảo công tác chuẩn bị tốt. Đối với ứng phó của người dân nhập cư, công tác ứng phó từ khâu chuẩn bị đến đối phó với ngập khi xảy ra ngập chủ yếu tập trung ở các đối tượng nhập cư làm nghề kinh doanh buôn bán, các đối tượng không kinh doanh như lao động làm thuê, nhân viên công ty, hay sinh viên thuê trọ, việc ứng phó với ngập không có hành động cụ thể. 77 KẾT LUẬN 1. Kết luận Trong những năm gần đây với sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế, lượng người nhập cư đổ ra thành phố sinh sống ngày môt tăng lên, những vấn đề bất cập trong đời sống sinh hoạt tại thành phố đã gây không ít khó khăn đối với những đối họ trong đó có vấn đề ngập lụt thường xuyên tại khu vực sinh sống. Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước và là một trong những thành phố có lượng người nhập cư cao nhất cả nước. Trong những năm qua trước sự biến động mãnh mẽ của đô thị hóa, kết hợp với sự phức tạp của các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là hiện tượng mưa lớn, vấn đề ngập úng trên diện rộng ở các khu vực trũng thấp đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đặc biệt trong những năm từ sau trận lụt lịch sử tháng 10 năm 2008 trở lại đây, vấn đề ngập lụt thành phố đã trở thành một vấn đề thời sự, dành được sự quan tâm đặc biệt trong đại bộ phận dân chúng. Từ những kết quả nghiên cứu trong luận văn này, chúng ta có thể tổng kết lại một số vấn đề như sau: Thứ nhất, đối với vấn đề biến đổi khí hậu, ngập lụt và vấn đề nhập cư Tác giả đã thu thập các thông tin và số liệu từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo của các ban ngành như Chi cục Thủy Lợi, Sở Xây dựng…, kết quả cho thấy, tình hình ngập lụt ở Hà Nội nói chung và Thanh Trì nói riêng diễn ra trầm trọng hơn, với diễn biến số điểm ngập ngày càng tăng, thời gian ngập ngày càng lâu hơn, trong khi đó nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Hà Nội cho kết quả giống như với xu thế chung là nhiệt độ tăng và lượng mưa biến động bất thường. Thông tin về người nhập cư, từ việc tổng hợp các nghiên cứu, kết quả chỉ ra rằng, việc nhập cư vào các thành phố lớn là tất yếu, mức độ di dân lớn nhất ở các nước đang phát triển, việc di cư có những mối liên quan đến tình hình biến đổi khí hậu. Ở Hà Nội, người nhập cư chủ yếu là tìm kiếm việc làm, học tập, người nhập cư đa phần là các thành phần nghèo, có thu nhập thấp, điều kiện sinh 78 sống tạm bợ, họ tập trung nhiều ở các vùng ven nội đô như Từ Liêm, Thanh Trì, bởi khu vực này chi phí sinh hoạt rẻ hơn khu vực nội thành. Thứ hai, tác động của ngập lụt đến người nhập cư Thông qua những câu chuyện tác giả phỏng vấn, ngập lụt có tác động đến bộ phận người nhập cư, đặc biệt là đối với những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán tạp hóa, ngập lụt gây ra khá nhiều khó khăn cho họ trong công việc và đời sống. Đối với các đối tượng là lao động tự do, sinh viên, ngập lụt thường làm xáo trộn ngày công lao động, ngập thường làm biến động giá cả thị trường lương thực thực thực phẩm ảnh hướng đến những đối tượng thu nhập thấp hay sống phụ thuộc gia đình như sinh viên. Thứ ba, về vấn đề ứng phó với ngập lụt của người nhập cư Tác giả phỏng vấn sâu đối đối với hai đối tượng, một là cán bộ trong Ban phòng chống lụt bão của huyện, và xã, hai là người dân nhập cư trên khu vực Thanh Trì nơi thường xảy ra ngập như Triều Khúc, Tả Thanh Oai. Kết quả đạt được như sau: + Đối với Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, xã kết quả cho thấy việc tổ chức của Ban là rất tốt, từ việc thành lập Ban đúng hạn định cho đến phân công nhiệm vụ, chuẩn bị vật tư phương tiến, diễn tập và tuyên truyền, mọi việc đều hoạt động tốt, công tác chuẩn bị chu đáo, diễn tập đầy đủ các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn, công tác tuyên truyền sâu rộng, mục tiêu tuyên truyền rõ ràng. + Đối với ứng phó của người dân nhập cư trên địa bàn, kết quả phỏng vấn cho thấy, việc ngập úng xảy ra có tác động tiêu cực đến bộ phận người nhập cư, đặc biệt là các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực buôn bán kinh doanh theo hình thức bán hàng tạp hóa, đối tượng này thường có những hành động chuẩn bị, quá trình ứng phó và sau ứng phó có kinh nghiệm hơn, việc chuẩn bị ứng phó và cách thức ứng phó trong lúc ngập có kinh nghiệm hơn, các đối tượng lao động tự do, sinh viên thuê trọ, những hành động ứng phó không hoặc ít suất hiện. 79 + Đối với công tác hỗ trợ, ứng phó của chính quyền, và cộng đồng trong khi ngập hầu như rất ít, việc hỗ trợ chỉ mang tính gián tiếp qua phương tiền truyền thanh, không có trực tiếp hỗ trợ, sau khi ngập lụt qua, công tác vệ sinh môi trường đơn thuần chỉ có việc phun thuốc diệt trùng, diệt muỗi, có biện pháp khắc phục nào đối với tình trạng ngập úng ở địa phương. 2. Kiến nghị Từ những kết quả được nêu ở trên cho chúng ta thấy rằng, việc ngập úng vẫn diễn ra sau mỗi trận mưa, người dân và chính quyền vẫn bế tắc trong việc giảm ngập và tiêu thoát nước, các biện pháp thích ứng là ưu tiên hàng đầu trong ứng phó với ngậplụt. Tuy nhiên, việc ứng phó với ngập lụt của bộ phận người nhập cư và người dân địa phương chưa mang tính chất cộng đồng, sự quan tâm từ các cấp chính quyền chưa đúng mức. Việc đơn phương ứng phó thường không đạt kết quả tốt, mang lại nhiều khó khăn cho người dân vùng ngập, đặc biệt là người dân nghèo. Qua kết quả nghiên cứu trên, tác giả có một số kiến nghị sau: Chính quyền địa phương nên có các kế hoạch cải tạo các đường cống thoát nước trước mùa mưa bão, việc này có thể huy động nguồn nhân lực từ chính người dân tham gia. Có thể thành lập các tổ công tác ứng phó với ngập tại mỗi khu phố, khu dân cư thường xảy ra ngập, tổ này có nghĩa vụ hỗ trợ người dân trong công tác ứng phó khi xảy ra ngập. Tổ chức các cuộc họp thường xuyên hơn trong vấn đề vệ sinh, môi trường tránh để trường hợp xả rác thải bừa bãi gây ùn tắc các tuyến cống thoát nước của khu dân cư. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh (2011), “Dự báo dân số Hà Nội phục vụ xây dựng chiến lược dân số trong thời kỳ mới”, Tạp chí dân số Việt Nam số 4, trang 97. 2. Ban Phòng chống lụt bão huyện Thanh trì (2011), Báo cáo công tác phòng chống lụt bão năm 2011 3. Ban Phòng chống lụt bão huyện Thanh trì (2012), Báo cáo công tác phòng chống lụt bão năm 2012. 4. Ban Phòng chống lụt bão huyện Thanh trì (2013), Báo cáo công tác phòng chống lụt bão năm 2013. 5. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (1998), Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm, NXB Nông Lâm. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội. 7. Phạm Mạnh Cồn, Đặng Đình Khá, Đặng Đình Đức, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Quang Hà và Trần Ngọc Anh (2013), “Mô phỏng ngập lụt Hà Nội năm 2008 và đề xuất một số giải pháp thoát úng cục bộ”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học tư nhiên và Công nghệ, tập 29 số 2S (2013), trang 8 – 6. 8. Cục Thống kê Hà Nôi (2012), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê 9. Phạm Thị Hồng Điệp (2010), “Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh số 26, trang 189 – 196. 10.Đinh Quang Hà (2013), “Ảnh hưởng của di dân tự do tới kinh tế - xã hội Hà Nội”, Tạp chí Dân số và phát triển số 12, tr 135. 11.Đinh Quang Hà (2014), Di dân tự do nông thôn – Đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội, Luận văn tiến sỹ xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 81 12.Đặng Đình Khá (2011), Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Khí tượng thủy văn hải dương học, Đại học Khoa học tự nhiện, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13.Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2014), “Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Giảm nhẹ mức độ phơi bày trước hiểm họa và tổn thương từ khí hậu cực đoan thông qua di cư tự do và di dân theo định hướng”, 33 trang. 14.Nguyễn Đức Ngữ (2010), “Biến đổi khí hậu toàn cầu một thách thức với sự phát triển bền vững Hà Nội”, Hội thảo khoa học Quốc tế 1000 năm Thăng long - Hà Nội. 15.Phòng dân số, Ban Kinh tế và Phúc lợi xã hội - Thư ký Liên Hợp quốc (2008), Biến đổi khí hậu và đô thị hóa: Tác động và ý nghĩa đối với quản lý đô thị. 16.Sở xây dựng Hà Nội (2012), Quy hoạch thoát nước Thủ Đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Báo cáo chính. 17.Sở xây dựng Hà Nội, Ban QLDA thoát nước Hà Nội (2008), Báo cáo kết quả thực hiện dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và tình hình triển khai thoát nước nằm cải thiện môi trường Hà Nội giai đoạn 2. 18.Đinh Văn Thông (2013), “Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội - vấn đề đặt ra và giải pháp”, Hội thảo Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình. 19.Tổng Cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Quỹ dân số Liên hợp quốc (2011), Dân số học, Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân số-kế hoạch hoá gia đình. 20.Tổng cục Thống kê (2010), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001 - 2010, NXB Thống kê. 21.Nguyễn Thị Thu Trang (2009), Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008, Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân 22.Phan Trần Kiều Trang (2013), Thiết kế đô thị thích ứng vấn đề ngập lụt Trường hợp ở Rotterdam, Hà Lan . Khoa Kiến trúc, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. 82 23.UBND Huyện Thanh Trì (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012. 24.UBND Huyện Thanh Trì (2012), Phương án phòng chống lụt bão cho toàn tuyến gia cố bờ đê sông nhuệ, huyện Thanh Trì. 25.UBND Huyện Thanh Trì (2013), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013. 26.UBND Huyện Thanh Trì (4/2014), Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện công tác PCLB năm 2013. 27.Huỳnh Cao Vân, Michael DiGregorio (2012), Sống chung với lũ, Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội Quốc tế, Boulder, Colorado, Hoa Kỳ. 28.Viện chuyển đổi môi trường và xã hội - quốc tế (2013), Nghiên cứu điển hình về khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. 29.Nguyễn Hoàng Yến (2011), Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ ngành sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Mã số: 60 85 15 Tài liệu tiếng Anh 30.Abhas Kjha, Robin Bloch Jessica Lamond (2012), Cities and Flooding A Guide to Integrated Urban Flood Risk Management for the 21st Century, The World bank. 31.Adam B. Smith, Richard W. Katz (2013), U.S. Billion-dollar Weather and Climate Disasters: Data Sources, Trends, Accuracy and Biases, Nat Hazards DOI 10.1007/s1069-013-0566-5 32.Carlos E.M. Tucci and Juan Carlos Bertoni (2007),“Urban Flood Management” WMO/TD - No. 1372”. 33.David atterthwaite, Saleemul Huq, Mark Pelling, Hannah Reid and Patricia Romero Lankao (2012), “Adapting to Climate Change in Urban Areas”, Human Settlements Discussion Paper Series, Climate Change and Cities – 1. 34.David Satterthwaite (2008), Climate change and Urbanization: Effect and implication for Urban governance. IIED, United Nations. 83 35.IPCC (2007), Climate change 2007: Impact, Adaptation and Vulnerability, Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. 36.Rebecca Anne Dixon and Ambassador Teresita Schaffer, (2010), Pakistan Floods: Internally Displaced People and the Human Impact, Center for Strategic & International Studies. 37.Stephens, Carolyn, Rajesh Patnaik and Simon Lewin (1996), “Low – income households’ adaptation to flooding in Indore, India”,London School of Hygiene and Tropical Medicine, London, 51 pages. 38.Sabine Perch-Nielsen (2004) “Understanding the Effect of Climate Change on Human Migration”, Diploma Thesis Department of Environmental Sciences Swiss Federal Institute of Technology. 39.The World Bank (2012), Report: Assessing the Impact of Climate Change on Migration and Conflict. 40.Wiboon Sanguanpong (2011), “ Report: 24/7 Emergency Operation Center for Flood, Storm and Landslide”, Director General of Department of Disaster Prevention and Mitigation, Thai Lan Danh mục Website 41.Hanoi.gov.vn 42.http://vi.wikipedia.org 43.http://thanhtri.hanoi.gov.vn/ 44.http://ipcc.ch 45.http://wri.org 46.http://www.ncdc.noaa.gov/ 84 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số hình ảnh tác giả thu thập đƣợc khi xảy ra ngập lụt ở Thanh Trì 85 Phục lục 2 ĐỀ CƢƠNG PHỎNG VẤN – DÀNH CHO BAN PCLB A. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Anh chị có thể cho biết họ tên 2. Anh chị có thể cho biết tuổi 3. Anh chị cho biết nghề nghiệp, chức vụ 4. Anh chị có thể cho biết trình độ học vấn B. THÔNG TIN VỀ NGẬP LỤT – THIÊN TAI 5. Anh chị có thể cho biết địa phương anh chị có những loại thiên tai gì ? 6. Anh chị có thể cho biết tình trạng ngập lụt trên địa bàn trong những năm gần đây ? 7. Những tác động của ngập lụt đối với người dân địa phương như thế nào ? 8. Anh chị có thể cho biết, Ban phòng chống lụt bão được thành lập khoảng thời gian nào ? 9. Anh chị có thể cho biết cơ cấu của Ban phòng chống lụt bão gồm những thành phần nào? 10. Anh chị có thể cho biết về cách thức hoạt động của Ban ? như về công tác chuẩn bị, công tác diễn tập, công tác tuyên truyền, công tác ứng phó ? 11. Theo anh chị Ban phòng chống lụt bão đã hoạt động tốt, có hiệu quả hay chưa ?, những điểm mạnh, điểm yếu của Ban gồm những gì ? 86 Phụ lục 3 ĐỀ CƢƠNG PHỎNG VẤN – NGƢỜI NHẬP CƢ A. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Anh/chị có thể cho biết tên ? 2. Anh/ chị bao nhiêu tuổi ? 3. Trình độ văn hóa của anh chị ? 4. Quê quán anh/chị ở đâu ? 5. Anh chị đến địa phương khoảng thời gian nào ? 6. Anh chị có đăng ký tạm trú hoặc nhập khẩu tại địa phương không ? B. THÔNG TIN VỀ NGHỀ NGHIỆP – MỨC SỐNG 7. Anh chị làm nghề gì ? 8. Thu nhập anh chị khoảng được bao nhiêu ? 9. Những khó khăn trong công việc của anh chị là gì ? C. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG NGẬP LỤT 10. Anh chị cho biết nơi anh chị sinh sống có bị ngập lụt không ? 11. Tình trạng ngập có thường xuyên không ? mức độ ngập như thế nào ? 12. Anh chị có biết vì sao lại ngập như vậy không ? D. ỨNG PHÓ VỚI NGẬP 13. Anh chị có bị ảnh hưởng bởi ngập không ? 14. Anh chị có chuẩn bị phương tiện dụng cụ gì để đối phó với ngập không ? 15. Trong lúc ngập thì anh chị thường làm những công việc gì ? làm như thế nào ? 16. Sau khi ngập anh chị thường làm những công việc gì ? 17. Anh chị có được hỗ trợ gì từ chính quyền địa phương không ? 18. Sự giúp nhau của hàng xóm, cộng đồng thế nào trong ứng phó với ngập ở nơi anh chị sinh sống. 87 THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Cao Trung Hiếu Ảnh cá nhân Điện thoại: Địa chỉ email: catuhi@gmail.com Đơn vị công tác hiện tại: Từ khoá: Ngập lụt Thanh Trì, người nhập cư, ứng phó với ngập lụt ở Thanh Trì Keywords: Thanh Tri flooding, immigration, response to flooding in Thanh Tri 88 [...]... và nhập cư tại Hà Nội Chương 2: Biến đổi khí hậu và ngập lụt ở Thành phố Hà Nội Nội dung chính của chương này nói về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Hà Nội và tình hình diễn biến ngập lụt ở Hà Nội trong thời gian gần đây Chương 3: Ứng phó của người dân nhập cư ở Thành phố Hà Nội đối với ngập lụt giai đoan 2008 – 2012 Chương này nói về kết quả nghiên cứu về ứng phó của bộ phận người dân nhập cư đối với ngập. .. các tai biến của người dân nhập cư như ngập lụt chưa nhiều Trong nghiên cứu Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay ngoài việc chỉ ra thực trạng ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nghiên cứu con đi sâu vào phân tích ứng phó của người dân nhập cư với ngập lụt trong giai đoạn 2008 - 2012 17 1.2 Các khái niệm làm việc Trong nghiên... của ngập lụt đến đời sống của người dân nhập cư Thứ hai, tìm hiểu cách thức ứng phó với ngập lụt của người dân nhập cư trên địa bàn nghiên cứu 5 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng ngập lụt tại Hà Nội đang xảy ra như thế nào ? 3 Câu hỏi 2: Tác động của ngập lụt đến đời sống của người dân nhập cư như thế nào ? Câu hỏi 3: Người dân nhập cư ở địa phương ứng phó với ngập lụt như thế nào ? 6 Phƣơng... cụ thể về khả năng thích ứng của người dân ở khu vực thành phố, qua đó để có những biện pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng dân cư thành phố, đặc biệt là nhóm người nghèo, có thu nhập thấp Việc lựa chọn đề tài Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay là do những vấn đề được nêu ở trên Nghiên cứu này sẽ cung... năng ứng phó với hiện tượng ngập lụt của bộ phận người dân nhập cư tại một số địa điểm trên khu vực thành phố Hà Nội đồng thời đề xuất những phương án tối ưu có thể áp dụng vào thực tế nhằm cải thiện khả năng thích ứng với các hiện tượng bất thường của thiên nhiên có thể xảy ra 2 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Cách thức ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt trong bối. .. cho thấy tác động của biến đổi khí hậu và mức độ ngập lụt ở các thành phố trên thế giới ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh sự biến động phức tạp của các hiện tượng thời tiết Ở Việt Nam các nghiên cứu về ngập thành phố cũng được nghiên cứu nhiều, đối với thành phố Hà Nội sau trận lụt lịch sử cuối năm 2008, các nghiên cứu về mô phỏng ngập lụt và lượng giá tổn thất về ngập lụt được quan tâm... xảy ra trong đó hệ quả xảy ra ngập lụt ngày càng gia tăng đòi hỏi cơ quan quản lý phải có kế hoạch ứng phó và sự gắn kết giữa các cấp chính quyền và người dân, giữa người dân với người dân càng phải trở nên thiết thực hơn nhằm tăng hiệu quả trong công tác ứng phó với ngập lụt [22] 19 Tiểu kết: Từ việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề ngập lụt, biến đổi khí hậu và di cư trên thế giới và ở Việt... niệm làm việc sau đây: Biến đổi khí hậu: Theo IPCC (2007) biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết thông qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động về các thuộc tính của nó, được duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ và dài hơn Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do bên ngoài,... ghép 4 yếu tố khí hậu mô hình khí hậu gồm: Nước biển dâng, lốc và xoáy thuận nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán vào mô hình di cư Kết quả tác giả nhận định: Có mối liên hệ giữa di cư và biến đổi khí hậu, nhưng biến đổi khí hậu không thể kích thích di cư hàng loạt Hạn hán có thể dẫn đến di cư đáng kể, đối với lốc, bão, xoáy thuận nhiệt đới và lũ lụt ít gây ra di cư dài hạn, còn đối với nước biển dâng tác giả... lớn đối với môi trường sinh thái, sự quá tải các hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu dân sinh Hơn nữa, mật độ dân số đông, với tỷ lệ người nhập cư cao dẫn đến công tác ứng phó với các thiên tai hiệu quả còn hạn chế, còn mang tính tự phát và không đồng bộ [29] Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, diễn biến của các hiện tượng thời tiết cực đoan là rất bất thường, khó dự đoán Trên địa bàn thành ... GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC CAO TRUNG HIẾU ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ ĐỐI VỚI NGẬP LỤT Ở HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI... di cư, nhập cư nghiên cứu đưa nguyên nhân việc di cư, nhập cư, việc nghiên cứu ứng phó với tai biến người dân nhập cư ngập lụt chưa nhiều Trong nghiên cứu Ứng phó người dân nhập cư ngập lụt Hà. .. nhập cư ngập lụt Hà Nội bối cảnh biến đổi khí hậu nay việc thực trạng ngập lụt bối cảnh biến đổi khí hậu nay, nghiên cứu sâu vào phân tích ứng phó người dân nhập cư với ngập lụt giai đoạn 2008

Ngày đăng: 20/10/2015, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w