Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 35)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Kinh tế xã hội

a. Kinh tế

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong tổng GDP của cả Việt Nam là 13,4 triệu.Hà Nội là một trong những địa phương nhận được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước

27

ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố với gần 300.000 lao động. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút tới gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội [41].

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố vẫn còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư [8] [21].

Giai đoạn phát triển của đầu những năm 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính và chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như

28

gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà…cũng dần phục hồi và phát triển [20] [41].

b. Dân số lao động và việc làm

Theo các thống kê trong lịch sử thì dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích là 152 km2. Đến năm 1961, thành phố được mở rộng với diện tích lên tới 584 km² và dân số là 91.000 người. Năm 1976, từ khi quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai thì diện tích đất tự nhiên là 2.136 km² và dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn và đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,23 triệu dân. Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2011, tổng dân số Hà Nội là 6.870.200 người, trong đó dân số thành thị là 2.585.536 người, nông thôn là 4.285.200 người. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 38% trên tổng số dân của Hà Nội. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 1999 - 2011 là 2%. Mật độ dân số là 2.063 người/km2. Mật độ dân số hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 2.063 người/km2, nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 38.963 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất mật độ không tới 1.000 người/km2. [8] [1] [21].

Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, tạo ra các dòng di cư đến thành phố Hà Nội tìm việc làm ngày càng lớn, làm cho tốc độ tăng cơ học luôn lớn hơn vùng đồng bằng sông Hồng. Số người cư trú không được đăng ký quản lý ngày một tăng, đây đang là sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội. Luồng nhập cư vào khu vực đô thị trung tâm (khu vực Hà Nội cũ) từ tất cả các tỉnh, thành trong cả nước nhưng chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc,

29

nhiều nhất là dân các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và khu Bốn cũ. Ngoài ra họ còn tập trung đến các khu đô thị mới và một số vùng ven đô, nơi có nhiều cơ hội việc làm. Số lượng dân cư nông thôn quanh khu vực đô thị do không đủ diện tích đất sản xuất nông nghiệp nên nông dân có xu hướng dịch chuyển vào khu vực đô thị với tốc độ cao, mục đích tìm việc làm [1][11].

Hiện tượng di cư nội tỉnh cũng tạo ra luồng dịch cư đáng kể của một bộ phận dân chúng. Giải pháp thoát khỏi sự chật chội và nêm cứng trong khu vực đô thị cũ bằng cách người dân đã chuyển đến các quận mới được thành lập (Long Biện, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy) hoặc vùng ngoại thành ven đô.

Hiện nay mật độ dân số Hà Nội, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội thành và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình là 1.875 người/km² nhưng quận Đống Đa mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó ở những huyện như ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, mật độ không tới 1.000 người/km². Sự khác biệt giữa nội thành và huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện giáo dục, y tế... Về cơ cấu dân số, theo số liệu ngày 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh với tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Mường, Dao, Tày chiếm 0,9% [29] [41].

c. Diễn biến đô thị hóa

Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội nói riêng. Hà Nội đã được mở rộng để xứng tầm thủ đô quốc gia đang trên đà phát triển cao. Nhiều vùng ven đô, ngoại thành cũ nay được nằm trong quy hoạch của các đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị mới của thủ đô trong tương lai gần [29].

Trong quá trình đô thị hóa, những nhân tố như sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất đô thị, sự hình thành các khu công nghiệp mới, quá trình nhập cư của dân cư ngoại tỉnh, quá trình chuyển cư dãn dân nội thành, quá trình tự chuyển đổi nghề nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp… là những yếu tố tác động rất lớn đến đời sống của nguời

30

dân vùng các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội. Dân số cơ học tăng nhanh cộng với đô thị hóa mạnh đã tác động sâu sắc tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện ven đô, nhưng cũng đang nảy sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý dân cư ở huyện các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội. Thời gian qua, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay dổi, hệ thống đuờng làng, ngõ xóm đuợc nâng cấp, đời sống sinh hoạt đô thị dần thay thế thói quen của nguời nông dân… Tuy nhiên sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng đã đẩy cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đuờng, bệnh viện, truờng học vào tình trạng quá tải [9][10][29].

Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội đô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển đó cũng kéo theo những hệ lụy mang tính tiêu cực. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thuờng xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật độ dân số quá cao khiến những dân cư nội ô phải sống trong tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3m² một nguời [15] [29].

d. Tình trạng nhập cƣ

Hà nội là thủ đô cả nước, với các mạng lưới dịch vụ thuận tiện, hiện đại, có nhiều cơ hội thuận lợi trong đào tạo, nghề nghiệp… nên đã tạo sức hút lớn dân cư từ các nơi về định cư. Tỉ lệ nhập cư vào Hà Nội có xu hướng ngày càng tăng. Theo số liệu trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Thủ đô Hà Nội” của Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Điệp, đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 26, thì năm 1999 tỉ lệ nhập cư vào Hà Nội là 2.12%, đến năm 2004 tỉ lệ là 2,96%, năm 2005 là 3.56%, bình quân mỗi năm Hà Nội tăng lên khoảng 55.000 người, trong đó di dân khoảng 22.000 người (chiếm 40%) và ¾ trong số này là di cư vào nội thành. Người di cư vào Hà Nội tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao

31

động, trong đó nhóm 20 đến 29 tuổi chiếm hơn 50%, từ 30 đến 39 tuổi chiếm hơn 6% [9] [11].

Theo ngành chức năng, các tiêu chuẩn về mức sống, chất lượng sống của người nhập cư kém người bản địa. Cụ thể, người nhập cư vào Hà Nội tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao động, trong đó nhóm tuổi từ 20 đến 29 chiếm hơn 50%, 30-34 tuổi chiếm 14% và 35-39 tuổi chiếm hơn 6%. Có hơn 80% người nhập cư khẳng định tình trạng công việc cũng như thu nhập của họ tốt hơn nhiều so với khi ở quê, nhưng ít có điều kiện tích lũy, khiến họ dễ gặp khó khăn khi có đột biến về kinh tế xã hội. Người nhập cư và nhóm người khác có sự khác nhau trong cơ cấu nghề nghiệp. Người nhập cư chiếm 24,2% với các nghề thủ công có kỹ thuật, 11% trong nhóm ''thợ kỹ thuật vận hành, lắp ráp máy móc thiết bị (cao hơn so với người bản địa, tương ứng là 17,5% và 8,9%). Hiện, người nhập cư là lao động cơ bản của nhiều ngành công nghiệp ở Hà Nội, nhất là các ngành dệt may, sản xuất hàng gia dụng, bán hàng, thợ cơ khí, thực phẩm chế biến, dịch vụ vận tải. Đặc biệt, hơn 82% số người nhập cư cho biết, họ là những người làm việc được trả lương, đã nhận được phụ cấp từ nơi làm việc. Nhà ở là lĩnh vực người nhập cư còn khó khăn, vì có tới 49% ở nhà thuê hoặc nhà trọ, trong khi nhà ở của bản thân chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, người nhập cư ở nhà của bố mẹ 13,4%, ở nhờ người thân hoặc họ hàng 5,6% [9].

Bảng 2.4. Tỉ suất nhập cƣ vào Hà Nội giai đoạn 2005 – 2013 (%)

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 CẢ NƯỚC 5,0 7,5 6,0 8,7 9,7 10,4 7,2 8,8 Đồng bằng sông Hồng 2,5 3,4 2,5 3,2 3,5 4,5 2,7 3,6 Hà Nội 13,8 14,8 10,7 13,1 10,8 11,0 6,1 7,7 Hà Tây 2,2 2,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hiện tượng di dân nhập cư vào thành phố chủ yếu tăng mạnh ở các vùng ven đô như các huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Bởi vì, ở những khu vực này thường giá nhà thuê rẻ, chi phí sinh hoạt thấp, họ có thể tập trung trong các khu trọ hoặc

32

sinh sống thành các khu ổ chuột công việc chủ yếu là buôn bán hàng rong, làm thuê, thu mua phế liệu, khá giả hơn là buôn bán tạp hóa. Đặc biệt các khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Kim Ngưu, hai bên bờ các con sông thường hình thành các khu nhà tạm bợ, họ thường gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt hằng ngày bằng việc xả rác thải bừa bãi. Lượng người nhập cư tăng lên nhanh chóng, thông thường là lực lượng lao động thời vụ hoặc tạm trú. Theo thống kê của huyện Thanh Trì, tính riêng xã Tả Thanh Oai, trong số 23 nghìn người sinh sống thì có tới 5 nghìn người là tạm trú đến làm ăn, chưa kể số lượng người chưa đăng ký tạm trú, lao động thời vụ [23].

Hiện tượng người dân di cư từ khu vực nông thôn ra thành phố không phải là ngẫu nhiên mà trên thế giới đã diễn ra từ lâu và ở Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đây là một xu thế tất yếu của cuộc sống, rất khó kiểm soát triệt để bằng những biện pháp hành chính, quy định pháp lý thuần túy [8][23].

e. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế 2001 – 2010 của Thành Phố Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 11%/năm, trong giai đoạn 2011 – 2015 thành phố phấn đấu đạt tăng trưởng 12 – 13%/năm, đến 2010 phấn đấu đạt 9.5 – 10%/năm. Hiện nay GDP bình quân dầu người của thành phố đạt khoảng 2.000USD, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 – 7.500 USD và năm 2030 đạt trên 16.000USD, đóng góp vào GDP chung của cả nước năm 2020 khoảng 16% và năm 2030 hơn 18% [41].

Theo báo cáo, đối với cơ cấu kinh tế hiện nay khu vực có tỷ trọng cao nhất là khu vực kinh tế dịch vụ đóng góp khoảng 52,5% GDP; công nghiệp xây dựng 41,4% và nông lâm thủy sản chiếm 6,1%, kế hoạch đến năm 2020 – 2030 thành phố phấn đấu đưa tỷ trọng dịch vụ và xây dựng lên cao, giảm bớt tỷ trọng về nông nghiệp cụ thể năm 2020, tỷ trọng dịch vụ đạt 55,5-56,5% công nghiệp – xây dựng đạt 41-42% và nông nghiệp 2-2,5%. Ðến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ

33

đạt 58,5-59,4%, công nghiệp – xây dựng đạt 39,6-40,3% và nông nghiệp đạt 1,0- 1,2% [41].

Đối với vấn đề đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2030 đạt 65 đến 68%, quy hoạch các khu đô thị mới vệ tinh, giải quyết vấn đề giãn dân trong khu vực nội thành, di chuyển các đơn vị hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Đối với vấn đề lao động và việc làm, thành phố phấn đấu đến năm 2030 giải quyết được 15,5 đến 16 vạn công ăn việc làm mỗi năm, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt khoảng trên 55% vào năm 2015 và trên 70 % vào năm 2020.

Đối với giáo dục đào tạo, thành phố phấn đấu đến năm 2020 có trên 65 đến 70% số trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; phấn đấu nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng giáo dục lên mức hiện đại; đổi mới phương thức dạy và học; thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế trong giáo dục phổ thông. Xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn, giáo viên ngoại ngữ có trình độ cao.

Đối với vấn đề y tế sức khỏe, thể dục thể thao, năm 2012 đạt 100% xã, phuờng đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2015 đạt tỷ lệ 35 giường bệnh/1 vạn dân và năm 2020 đạt khoảng 42 giường bệnh/1 vạn dân. Phát triển hệ thống cấp nuớc, đảm bảo 100% các hộ gia đình (cả đô thị và nông thôn) sử dụng nước sạch. Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thuờng xuyên tăng đạt 37-

Một phần của tài liệu Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)