8. Kết cấu của luận văn
3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Như đã nêu ở mục đối tượng nghiên cứu, tác giả lựa chọn khu vực nghiên cứu là huyện Thanh Trì, một huyện ven đô thường chịu tác động nhiều nhất của hiện tượng ngập lụt.
Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nôi, giáp các quân: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây), Huyện Gia lâm và tỉnh Hưng Yên (ranh giới tự nhiên là Sông Hồng) (phía Đông), Thường Tín và Thanh Oai (phía Nam). Huyện bao gồm các xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Vĩnh Quỳnh, Văn Điển và Yên Mỹ. Là khu nằm ở hữu ngạn sông Hồng, Thanh Trì có địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm [43].
Dân số của huyện vào khoảng 198.706 người (2009), với mật độ khoảng 3.145 người/km2, đa phần là sản xuất nông nghiệp gồm: lúa, ngô, đỗ, rau xanh cung ứng cho khu vực nội thành [43].
Trên địa bàn huyện hiện nay được bố chí nhiều công trình thủy lợi như: Đập điều tiết Thanh Liệt nằm trên sông Tô Lịch; hồ điều hòa Yên Sở và trạm bơm Yên Sở. Đây là hai công trình đầu mối của hệ thống thoát nước Hà Nội ra sông Nhuệ, sông Đáy và sông Hồng, ngoài ra còn có trạm bơm Đông Mỹ nhưng hiện nay ít sử dụng [43].
Do là địa bàn trọng yếu trong công tác thoát lũ cho khu vực nội thành, huyện Thành Trì thường xuyên bị ngập do các hệ thống tiêu thoát hiện nay không đảm bảo tiêu thoát kịp trước những trận mưa lớn bất thường xảy ra [43].
53
Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Trì – Nguồn GIS Downappz - Internet