Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 30)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°15' đến 106°02' kinh độ Đông; phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phía Nam tiếp giáp với Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông tiếp giáp với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và phía Tây tiếp giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn [41].

b. Địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm bên hữu ngạn sông Đà, ở hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các khu vực của các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Ba Vì chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m [41].

c. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè thì nóng và mưa nhiều, còn mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt, với hiện tượng mưa phùn. Hà Nội thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Do tác động của biển, độ ẩm và lượng mưa trung bình tại Hà Nội khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3

22

năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 19,6ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 thì thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

Khí hậu Hà Nội cũng đã ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1026, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức cao kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C [41].

Bảng 2.1. Trung bình nhiệt độ và lƣợng mƣa khu vực Hà Nội 2008

Khí hậu của Hà Nội

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Max 19 19 22 27 31 32 32 32 31 28 24 22 Min 14 16 18 22 25 27 27 27 26 23 19 16 Lượng mưa 20.1 30.5 40.6 80 195.6 240 320 340.4 254 100.3 40.6 20.3 Nguồn [41]

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm của các khu vực thuộc Hà Nội dao động khoảng 83 - 85%. Sự biến đổi về độ ẩm giữa các tháng không nhiều. Ba tháng mùa xuân là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình đạt khoảng 87 - 89%. Các tháng cuối thu và đầu mùa đông là thời kỳ hanh khô nhất, độ ẩm có thể xuống dưới 80%. Độ ẩm ngày cao nhất là 98%, độ ẩm ngày thấp nhất là 64%.

Lượng bốc hơi trung bình năm giữa các khu vực biến đổi không nhiều, dao động trong khoảng 800mm đến dưới 1000mm. Các tháng đầu mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm; các tháng cuối đông và mùa xuân (tháng 1 đến tháng 4) có lượng bốc hơi nhỏ nhất - là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm không khí tương đối cao [41].

Hà Nội có lượng mưa khá lớn so với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phân bố lượng mưa trong địa bàn biến đổi theo không gian, thời gian, chịu ảnh hưởng mạnh của đặc điểm địa hình và hướng gió. Mưa ở khu vực đồng bằng nhỏ hơn vùng núi. Ba Vì là trung tâm mưa lớn nhất Hà Nội, với tổng lượng mưa

23

trung bình năm đạt 2100mm. Khu vực đập Đáy là nơi ít mưa nhất, với tổng lượng mưa trung bình chỉ đạt 1500mm. Tại khu vực đồng bằng, lượng mưa tăng dần từ Bắc xuống Nam. Các trận mưa lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng tương đối đồng đều. Số ngày mưa trung hình hàng năm khoảng 130 đến 140 ngày. Mỗi năm có 5-10 ngày mưa có cường độ mưa từ 50-100mm, trong đó 2-3 ngày mưa có cường độ mưa lớn hơn 100mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đạt đến 300- 550mm. Trong tương lai, theo kịch bản khí hậu đến năm 2050 và 2100, lượng mưa còn tăng 5-15% [6][41].

d. Thủy văn

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà. Đây là hai con sông lớn của miền Bắc, sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội từ huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp với Hưng Yên. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Tây thành phố. Sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở phía Bắc tại huyện Ba Vì. Ngoài ra chảy qua địa phận Hà Nội còn có nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích. Hệ thống sông ngòi chảy qua Hà Nội mang đến cho thành phố nhiều lợi ích như cung cấp nước, phù sa, tiêu thoát nước và cải thiện vi khi hậu cho thành phố. Tuy nhiên, do độ dốc của sông quan vùng Hà Nội nhỏ (đặc biệt đối với khu vực đô thị trung tâm) nên nó cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng ngập úng vào mùa mưa lũ làm thiệt hại đến người và tài sản [17][41].

Các con sông nhỏ chảy trong đô thị trung tâm của Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét. Đây là những hệ thống tiêu thoát nước chính của khu vực. Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, phần lớn các sông chảy trong đô thị trung tâm đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m3 nước thải. Sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m3 mỗi ngày. Tương tự sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000m3.

24

Hà Nội là một thành phố có nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội đô, Hồ Tây có diện tích lớn nhất khoảng hơn 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Ngoài ra, những hồ đầm lớn khác như khu vực Đồng Mô, Suối Hai, Xuân Khanh, Vân Trì, Linh Đàm…[17].

Sông Hồng

Sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội dài khoảng 118km có lưu lượng bình quân hàng năm 2640m3/s với tổng lượng nước khoảng 85.5 triệu m3 độ dốc qua Hà Nội rất nhỏ chỉ khoảng 23cm/ km, đây là nguyên nhân khu vực Hà Nội nước lũ sông Hồng thường lên nhanh. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 10, mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau [17].

Sông Đà

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội dài khoảng 31km từ Đá Chông đến Trung Hà. Chế độ dòng chảy không khác nhiều so với các chi lưu lớn nhưng nó ảnh hướng lớn đến quy luật phân bố dòng chảy của sông Hồng. Đoạn chảy qua Hà Nội khá rộng và sâu. Mực nước mùa kiệt thấp hơn mực nước canh tác từ 4 đến 5m, về mùa lũ thì cao hơn từ 3 đến 4m [17].

Sông Đáy

Là một phần phụ lưu tự nhiên của sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận Hà Nội dài khoảng 110km. Lưu vực sông Đáy dài, hẹp, quanh co uốn khúc, về mùa lũ mực nước sông Đáy lên cao nhưng thoát chậm. Trước khi xây dựng đập sông Đáy, sông có chức năng phân lũ lớn cho sông Hồng (điển hình là trận lũ tháng 8/1932, sông Đáy tải một lượng nước lớn cho sông Hồng, với lưu lượng là 2850m3/s - ứng với mực nước +11.9m tại Hà Nội). Khi đập Đáy được xây dựng 1937, công trình đã giải cứu tích cực cho Thủ Đô Hà Nội trong những năm lũ lớn 1940, 1945, 1947 và 1971 [17].

Sông Nhuệ

Sông Nhuệ dài 74km nối liền với sông Hồng qua cống Liên Mạc, nối với sông Đáy qua cống Lương Cổ. Sông Nhuệ là trục chính tưới tiêu và thoát lũ,

25

ngoài ra còn một số con sông nhỏ có chức năng thoát nước cho Hà Nội như sông Tô Lịch (dài 13.5km), sông Kim Ngưu (dài 11.9km), sông Sét (dài 6.7km), sông Lừ (dài 6.8km), tất cả tạo thành mạng lưới các con sông bé vừa cung cấp nước tưới vừa thoát lũ cho khu vực thành phố [17] [24].

Bảng 2.2. Một số đặc trƣng mực nƣớc sông Hồng thời khì 1956 – 2010 Trạm Z (m) Tháng 1 2 3 4 5 6 Sơn Tây TB 5.92 5.98 5.27 5.49 6.44 8.94 Max 8.63 8.46 9.15 7.63 11.87 13.03 Min 4.63 4.33 3.96 3.84 3.57 3.98 Hà Nội TB 3.2 2.92 2.67 2.90 3.47 3.98 Max 5.58 5.15 6.06 4.81 8.90 10.22 Min 2.26 2.08 1.73 1.83 1.90 2.02 Trạm Tháng 7 8 9 10 11 12 Năm Sơn Tây TB 10.83 11.53 10.55 8.93 7.70 6.54 7.81 Max 14.52 16.29 14.60 13.20 12.52 9.57 16.29 Min 6.70 7.63 7.13 6.70 5.60 4.88 3.57 Hà Nội TB 7.93 8.70 7.67 6.00 4.88 3.78 5.04 Max 12.05 14.13 11.95 10.43 9.52 6.76 14.13 Min 3.77 4.88 4.54 4.15 3.20 2.63 1.73

Nguồn Sở xây dựng Hà Nội

e. Hệ thống hồ đầm

Ngoài hệ thống sông, Hà Nội còn có nhiều hồ đầm, hệ thông kênh tưới tiêu chằng chịt. Hệ thống ao hồ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, cung cấp nước tưới tiêu, làm hồ điều tiết nước trong mùa lũ, tạo cảnh quan thiên nhiên, điều hòa khí hậu.

26

Bảng 2.3. Các thông số một số hồ đập lớn trong Hà Nội

TT Tên Hồ Địa Điểm Lƣu vực (ha) Diện tích (ha) Dung tích (106m3) Hmax 1 Hồ Tây Hà Nội 930 500 9 – 10 2.0 2 Đồng Quang Sóc Sơn 575 3.2

3 Vân Trì Đông Anh 260

4 Yên Sở Thanh Trì 130 3.87 4.5

5 Đồng Mô Sơn Tây 9650 1000 86 24.5

6 Hồ Suối Hai Ba Vì 6070 960 48

7 Xuân Khanh Sơn Tây 104 6.2 20

8 Đại Lải Xuân Hòa 6012 525 29.7 21.5

9 Đầm Vạc Vĩnh Yên 200 22.2 10 Quan Sơn Mỹ Đức 542 12.5 8.0 11 Văn Sơn 7.5 12 Tân Xã Chương Mỹ 80 4.0 5.8 13 Đồng Xương Chương Mỹ 90 14 12.0 14 Hòa Bình Hòa Bình 19200 6400 115

Nguồn Sở xây dựng Hà Nội

Theo dữ liệu GIS (HAIDEP) đã xác định có khoảng 900 hồ có diện tích từ 1ha trở lên trong phạm vi Hà Nội cũ. Trong đó đáng kể là Hồ Tây rộng 500ha, đầm Vân Trì 270ha, hồ Linh Đàm 78ha, hồ Định Công 25ha, hồ Bẩy Mẫu 22ha, hồ Yên Sở 136 ha. Các hồ chính trong nội thành đều đã phát triển thành công viên, các hồ ngoại thành đều được sử dụng kết hợp với nuôi cá [17].

Một phần của tài liệu Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)