1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những bất cập của pháp luật về bao thanh toán ở việt nam, nêu giải pháp hoàn thiện

20 935 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 44,99 KB

Nội dung

Phân tích những bất cập của pháp luật về bao thanh toán ở việt nam, nêu giải pháp hoàn thiện

LỜI MỞ ĐẦU Trong giao dịch mua bán hàng hóa, đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế, một trong những mối quan tâm của bên bán là làm sao có thể nhận được tiền nhanh chóng để tiếp tục quay vòng vốn kinh doanh Ngoài các phương thức thanh toán truyền thống, được coi là an toàn như thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C) hay nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection – D/C) với đòi hỏi bên mua (với sự hỗ trợ của ngân hàng phục vụ bên mua) phải sẵn sàng một khoản tiền để thanh toán, thì có một phương thức khác, mà theo đó, bên bán sau khi giao hàng có thể chuyển nhượng quyền đòi nợ của mình cho tổ chức tín dụng gọi là nghiệp vụ bao thanh toán Lợi ích của hoạt động bao thanh toán rất đa dạng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp nhà sản xuất có vốn để tiếp tục hoạt động, duy trì được mức nhân công và quy mô sản xuất; giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thời vụ tiến hành hoạt động sản xuất quanh năm, tránh hiện tượng sa thải công nhân khi hết thời vụ; giúp doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn,… từ đó, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển Từ lâu, bao thanh toán đã là một khái niệm quen thuộc trong giới tài chính thế giới và là công cụ tài chính hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trên thế giới hiện có hơn 1.768 đơn vị bao thanh toán đang hoạt động Tuy nhiên, đối với Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi Để nghiệp vụ bao thanh toán thực sự phát triển ở Việt Nam, trước hết, đòi hỏi phải xây dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện, vững chắc, tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng khi thực hiện hoạt động này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành Quy chế cho hoạt động bao thanh toán cùng các văn bản hướng dẫn Song, trong quá trình áp dụng, bộc lộ một số những hạn chế nhất định cần khắc phục Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề 1 tài: “Phân tích những bất cập của pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam, nêu giải pháp để hoàn thiện” Trong quá trình làm bài, khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong thầy, cô đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! 2 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN 1 Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, những người thực hiện việc mua bán và luân chuyển hàng hoá khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã Cùng với sự phát triển toàn cầu của ngành công nghiệp Anh vào thế kỷ 14 – 15, hình thức đại lý bao thanh toán bắt đầu trở nên phổ biến và lan rộng khi họ dần tin cậy vào khả năng trả nợ của người mua trong nước mà họ giao dịch cùng, họ bắt đầu cấp tín dụng cho người ủy nhiệm mình để được hưởng hoa hồng cao hơn Tuy nhiên, đến thế kỷ XX, bao thanh toán mới thực sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Mỹ, việc giao cho đại lý bao thanh toán chuyên trách việc quản lý và thu tiền từ việc bán hàng hay cung ứng dịch vụ cho các tổ chức tín dụng là nền tảng yên tâm để các nhà sản xuất, phân phối hàng hóa hay cung ứng dịch vụ chỉ cần tập trung vào hoạt động sản xuất, bán hàng và cung ứng dịch vụ giúp nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ, đem lại lợi ích đáng kể về kinh tế cho nhà sản xuất Có thể nói, việc kết hợp sử dụng bao thanh toán trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ứng dụng ở Mỹ trong thời gian này đã tạo nên sự chuyên nghiệp hóa và phát triển đột phá cho nền kinh tế Mỹ Dần dần, hoạt động bao thanh toán phát triển và là kết hợp của các dịch vụ như tài trợ vốn, đánh giá rủi ro tín dụng, quản lý sổ sách, thu hộ, tư vấn,… Từ khi mới ra đời, doanh số nghiệp vụ bao thanh toán rất ít Nhưng qua thời gian, doanh số này đã ngày một tăng lên Số lượng đơn vị tham gia thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tăng lên nhanh chóng Tính từ lúc bắt 4 đầu hình thành với chỉ một vài đơn vị bao thanh toán thì tính đến cuối năm 2005, trên thế giới đã có hơn 1.003 đơn vị bao thanh toán với doanh số đạt hơn 1.016 tỷ EUR Việc gia tăng số lượng đơn vị bao thanh toán và doanh số bao thanh toán đã nói lên tính ưu việt của nghiệp vụ này Lịch sử hình thành nghiệp vụ bao thanh toán đã có từ lâu đời và được áp dụng rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên, đối với Việt Nam, nghiệp vụ này vẫn còn khá mới mẽ trong hoạt động ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung 2 Khái niệm và phân loại bao thanh toán 2.1 Khái niệm bao thanh toán Do nghiệp vụ bao thanh toán có quá trình lịch sử lâu đời nên định nghĩa nghiệp vụ này cũng hết sức đa dạng - Theo Từ điển kinh tế (Dictionary of Economie - Christopher Pass & Bryan Lones), “Nghiệp vụ bao thanh toán là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ - factor firm) mua lại các khoản nợ của một công ty với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của món nợ đó Lợi ích của công ty bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đến lúc con nợ trả nợ, hơn nữa lại ữánh được những phiền toái và các chi phí trong việc theo đuổi các con nợ chậm trả - Theo Từ điển thuật ngữ Ngân hàng - Hans Klaus thì “Nghiệp vụ bao thanh toán là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ Một công ty chuyển toàn bộ hay một phần khoản nợ cho một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ, thông thường là một công ty trực thuộc ngân hàng) Công ty này đảm nhận việc thu các khoản nợ và theo dõi các khoản phải thu để hưởng thủ tục phí và có lúc ứng trước các khoản nợ Thông thường, công ty mua nợ phải chịu rủi ro mất khả năng thanh toán của 5 món nợ” - Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới FCI (Factors Chain International) thì định nghĩa nghiệp vụ bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ bao thanh toán (factor) với người cung ứng hàng hoá dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hoá (seller) Theo như thoả thuận factor sẽ mua lai các khoản phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hoá (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor) - Theo Công ước về bao thanh toán quốc tế của UNIDROIT 1988 (UNIDROIT Convention on International Factoring 1988), nghiệp vụ bao thanh toán được định nghĩa như là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng Theo đó, tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng (gồm cho vay và ứng trước tiền), quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng - Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, nghiệp vụ bao thanh toán là “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng” Như vậy, định nghĩa về bao thanh toán theo pháp luật Việt Nam khá hẹp, chỉ nhấn mạnh đến bản chất tín dụng thông qua việc tài trợ cho bên bán 6 từ việc nhượng chuyển nhượng khoản phải thu, còn không chú ý đến các hoạt động khác cũng được coi là thuộc về nghiệp vụ bao thanh toán như cho vay, thu hộ, quản lý các khoản phải thu và bảo hiểm rủi ro khi bên trả tiền không thanh toán Như vậy, bản chất của bao thanh toán theo pháp luật Việt Nam là chuyển nhượng quyền đòi nợ theo hợp đồng mua bán hàng hóa Dịch vụ từ bên bán hàng (hoặc bên xuất khẩu) cho tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng sẽ có quyền đòi nợ từ bên mua hàng (hoặc nhà nhập khẩu) theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ 2.2 Phân loại bao thanh toán Dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau mà ta có những cách phân loại bao thanh toán khác nhau, ta có thể phân loại bao thanh toán theo phạm vi thực hiện, theo tính chất hoàn trả của khoản tài trợ hoặc theo tính chất tài trợ a Phân loại theo phạm vi thực hiện Theo phạm vi thực hiện, nghiệp vụ bao thanh toán được chia là: bao thanh trong nước và bao thanh toán quốc tế b Phân loại theo tính chất có hoàn trả của các khoản tài trợ Theo khả năng đảm bảo quyền lợi của tổ chức tín dụng, bao thanh toán được chia làm 2 laoi là bao thanh toán có truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi - Nghiệp vụ bao thanh toán có truy đòi là hình thức bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bến bán hàng, khi bến mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu Đây là nghiệp vụ bao thanh toán cung cấp vay các chức năng của nghiệp vụ bao thanh toán, trừ chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng Nghiệp vụ bao thanh toán miễn truy đòi là nghiệp vụ bao thanh toán cung cấp chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng Đơn vị bao thanh toán phải 7 chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với rủi ro không thu được tiền thanh toán, với điều kiện không có ữanh chấp giữa người bán và người mua Đơn vị bao thanh toán không có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước hay đã thanh toán cho người bán hàng và phải thanh toán vay đủ 100% giá trị hóa đơn Nghiệp vụ bao thanh toán vay đủ và bao thanh toán đến hạn chính là bao thanh toán miễn truy đòi c Phân loại theo tính chất tài trợ Theo tính chất tài trợ, bao thanh toán được chia là: bao thanh toán chiết khấu và bao thanh toán đến khi đáo hạn Bao thanh toán chiết khấu là hình thức bao thanh toán mà đơn vị bao - thanh toán sẽ chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn Bao thanh toán cho đến khỉ đáo hạn là hình thức bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán trả cho khách hàng của đơn vị bao thanh toán giá mua các khoản bao thanh toán khi đáo hạn d Phân loại theo phương thức Phân loại theo phương thức bao thanh toán thì bao thanh toán gồm bao thanh toán từng lần, bao thanh toán theo hạn mức và đồng bao thanh toán 3 Khung pháp lý điều chỉnh về bao thanh toán ở Việt Nam hiện nay 3.1 Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính có thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán chịu sự chi phối chủ yếu của các hệ thống văn bản sau: - Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 8 1997 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 - Quyết định của Thông đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004 - Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 26 tháng 6 năm 2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng - Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước - Văn bản số 991/NHNN-TTGSNH ngày 19/02/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động bao thanh toán quy định tại Quy chế hoạt động bao thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc NHNN Tuy nhiên, ngoài quy chế hoạt động bao thanh toán thì các hệ thống văn bản khác chỉ quy định phạm vi, đối tượng, cách thức hoạt động chung cho các tổ chức tín dụng mà không đề cập cụ thể đến một loại hình nghiệp vụ cụ thể nào cả, đặc biệt là đối với nghiệp vụ bao thanh toán 3.2 Quy định cụ thể về hoạt động bao thanh toán theo pháp luật Việt Nam Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về 9 việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước thì: - Các hình thức bao thanh toán được phép: Bao thanh toán nội địa và bao thanh toán quốc tế - Các loại hình bao thanh toán được phép: Bao thanh toán có truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi - Phương thức bao thanh toán: Bao thanh toán từng lần; Bao thanh toán theo hạn mức và Đồng bao thanh toán (hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng, trong đó, một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán) - Các tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh; Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính - Các khoản phải thu không được bao thanh toán: (i) Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày; (ii) Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm; (iii) Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp; (iv) Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận có ữanh chấp; (v) Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; (vi) Các khoản phải thu đã được gán nỢ hoặc cầm cô", thế chấp; (vii) Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng - Bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán: Đơn vị bao thanh toán và bến bán hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán Các hình thức bảo đảm bao gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định 10 của pháp luật CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1 Tình hình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam Thực sự thì không phải đến thời điểm ban hành quy chế bao thanh toán chúng ta mới thực hiện nghiệp vụ này Ở Việt Nam, hoạt động bao thanh toán đã từng được các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện nhưng chủ yếu dưới hình thức của một hợp đồng tín dụng do pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về hoạt động bao thanh toán Thực tế, năm 2001, ngân hàng Techcombank đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán Tuy nhiên, lúc đó, Techcombank chỉ thực hiện bao thanh toán cho duy nhất một doanh nghiệp đó là nhà sản xuất và xuất khẩu Foocosa và cũng chỉ giới hạn một mặt hàng duy nhất là mì tôm Foocosa là doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyến vào thị trường Nga Đây có thể là một điều kiện tốt để Techcombank thực hiên thí điểm nghiệp vụ bao thanh toán Vì Nga là nước có quan hệ thương mại với Việt Nam lâu dài Các doanh nghiệp nhập khẩu Nga có uy tín lớn trong giới 11 doanh nghiệp thế giới, và đặc biệt là có rất nhiều doanh nghiệp của người Việt Nam hoạt động trên đất Nga Tuy nhiên, lúc đó, Techombank đã thực hiện nghiệp vụ này rất hạn chế Techcombank chỉ thực hiện hình thức tài trợ truy đòi, hợp đồng tài trợ phải được tiến hành ba bên trên cơ sở hợp đồng ngoại thương Ngoài ra, Techcombank chỉ mới áp dụng bao thanh toán trả ngay, thời hạn tài trợ giới hạn từ 30-45 ngày, bằng khoảng thời gian vận chuyển từ cảng Việt Nam sang Nga Trong khi đó, lẽ ra, bao thanh toán phải là phương thức cho thanh toán trả chậm Hơn nữa, phí bao thanh toán lại quá cao, khoảng 6-10% / năm Tất cả những điều này đã làm cho doanh nghiệp không mấy mặn mà với nghiệp vụ bao thanh toán Mặt khác, khung pháp lý quy định về lĩnh vực này vẫn còn quá chung chung, hạn chế, gây tâm lý e ngại, sợ rủi ro đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp Sau một thời gian thực hiện thì nghiệp vụ bao thanh toán đã khiến không ít các doanh nghiệp chán nản, mất lòng tin May thay, nhờ xu thế hội nhập nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính tín dụng nói riêng, đã khơi ngòi cho nghiệp vụ bao thanh toán phát triển và khung pháp lý cũng được quan tâm, xây dựng cụ thể hơn, tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi tồn tại một số hạn chế nhất định Cho đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cung cấp nghiệp vụ bao thanh toán, điển hình như các ngân hàng Ngoại Thương (VCB), Á Châu (ACB), Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIM Bank), Phương Đông (OCB), Nam Á, Việt Á và Công ty tài chính dầu khí (PVFC) Ngoài ra, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đã lần lượt được cấp giấy phép 12 thực hiện nghiệp vụ này như như Citi Bank, Deusche Bank, HSBC, ANZ, FENB, UFJ Bank Tuy đã được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, thế nhưng, đa số các ngân hàng vẫn chưa chính thức triển khai nghiệp vụ này, hoặc nếu có cũng chỉ là những hoạt động cầm chừng và nặng về hình thức hơn là chất lượng dịch vụ Cho đến nay, chỉ có một số tổ chức tín dụng trong nước tham gia vào mạng lưới bao thanh toán quốc tế Còn doanh số giao dịch thì vẫn còn rất khiêm tốn, đối tượng khách hàng thì hạn chế trong phạm vi một số khách hàng quen thuộc Thực trạng này là do còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập đã hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán trên thị trường tài chính Việt Nam Trong đó, bất cập về khung pháp lý điều chỉnh là một trong những rào cản lớn khiến bao thanh toán vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam 2 Một số những bất cập trong quy định của pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế 1096, nhưng nội dung của quy chế này còn quá chung chung Quy chế chỉ đề cập đến những khái niệm, nguyên tắc, điều kiện thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán mà không quy định cụ thể đến những trường hợp phát sinh thực tế Cho đến nay vẫn chưa có những văn bản quy định cụ thể hay hướng dẫn thi hành quyết định này Điều này đã dẫn đến nhiều hạn chế nhất định cho việc triển khai nghiêp vụ bao thanh toán ở nước ta Cụ thể như: + Quy chế bao thanh toán không đề cập đến “khoản phải thu trong tương lai”, tức khoản phải thu sẽ hình thành khi người bán chuyển giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng đã giao kết Ngoài ra, quy trình hoạt động bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế này cho thấy đơn vị bao 13 thanh toán chỉ có thể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại Điều này sẽ hạn chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại (nhưng không có sự hiện diện của thương phiếu) hay khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định, và đơn vị bao thanh toán có thể chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ lúc nào sau khi hợp đồng bao thanh toán được giao kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng này + Mặt khác, trong quy định về các khoản phải thu phát sinh từ giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp (khoản 3 điều 19 quy định các khoản phải thu được bao thanh toán “phát sinh từ giao dịch thỏa thuận không có tranh chấp”) Theo điều khoản quy định này thì điều hiển nhiên là tổ chức bao thanh toán sẽ không chấp nhận thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán cho những khoản phải thu đang bị tranh chấp Nhưng quy định lại không nêu rõ trường hợp: Nếu khoản phải thu này sau khi đã được ngân hàng tài trợ lại phát sinh tranh chấp khi đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm rủi ro này Đây là một trong những vấn đề gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi đưa nghiệp vụ bao thanh toán vào áp dụng + Thêm vào đó, điều quan trọng nhất khi thực hiện sản phẩm bao thanh toán là phải xác định được “giá mua khoản phải thu” Tuy nhiên, quy chế bao thanh toán hiện tại lại không đề cập vấn đề này Khi không có văn bản hướng dẫn cụ thể thì các tổ chức tín dụng thực hiện bao thanh toán sẽ định giá mua các khoản phải thu hoàn toàn dựa trên tình hình thực tế và mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống Nghĩa là các đơn vị bao thanh toán khác nhau sẽ định “giá mua các khoản phải thu” khác nhau trong cùng một giao dịch Điều này sẽ hạn chế khả năng cung cấp vốn cho bên bán hoạt động đồng thời cũng 14 tạo nên sự không nhất quán trong tiến trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán + Cuối cùng là, về vấn đề hoạch toán kế toán cho nghiệp vụ này, các đơn vị bao thanh toán sẽ phải hạch toán kế toán cho nghiệp vụ này như thế nào khi chưa có văn bản hướng dẫn những chuẩn mực hạch toán kế toán chung cho nghiệp vụ bao thanh toán, làm cho các tổ chức tín dụng lúng túng trong cách thức thực hiện Điều này dẫn đến kết quả là tuy cùng một bản chất sự việc nhưng cách phản ánh của các đơn vị trên sổ sách kế toán lại khác nhau Từ đó, gây khó khăn cho các cơ quan ban ngành hữu quan trong việc kiểm soát nghiệp vụ bao thanh toán CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN Ở VIỆT NAM Nghiệp vụ bao thanh toán được vận hành dưới sự điều chỉnh của QĐ 1096/2004/QĐ-NHNN quy định về một số điều liên quan đến nghiệp vụ bao thanh toán Quyết định này ra đời được xem như một cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cung ứng nghiệp vụ bao thanh toán Tuy nhiên, như đã đề cập ở Chương 2, quy chế này còn quá chung chung mà lại chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn việc triển khai nghiệp vụ Vì thế, điều đầu tiến Chính phủ cần làm là phải ban hành các thông tư, văn 15 bản hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng thương mại có thể triển khai nghiệp vụ dễ dàng hơn Điển hình như: + Cần quy định về các khoản phải thu phát sinh từ giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp: cần đưa ra những quy định cụ thể rõ ràng về việc xử lý khi có tranh chấp xảy ra Điều này sẽ tạo tâm lý an tâm cho tổ chức tín dụng khi triển khai nghiệp vụ + Về việc chuyển giao quyền đòi nợ: Việc chuyển giao quyền đòi nợ hiện nay chưa được pháp luật quy định rõ ràng Một câu hỏi đặt ra là, thực chất việc chuyển giao quyền đòi nợ hiện nay có được pháp luật Việt Nam thừa nhận hay không? Trên thực tế, việc thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận của các bên liên quan và không dựa trên một quy định nào của luật pháp về chuyển giao quyền đòi nợ Điều này đã tạo tâm lý e ngại cho các tổ chức túi dụng khi đưa nghiệp vụ bao thanh toán vào áp dụng Để nghiệp vụ này sớm được phát triển thì đòi hỏi Chính phủ phải tạo hành lang pháp lý trong việc quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc chuyển giao quyền đòi nợ cần có những quy định về các chứng từ liên quan đến chuyển giao quyền đòi nợ Một điều mà các cơ quan Ngân hàng Nhà Nước cần làm là thành lập những bộ phận chuyên trách nghiên cứu về nghiệp vụ tài chính mới này, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công nghiệp vụ bao thanh toán trên thế giới, đồng thời nghiên cứu kỹ những quy định quốc tế về nghiệp vụ bao thanh toán, như Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế, Công ước liên hiệp quốc UNCITRAL về việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế, và luật các Hiệp hội như các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế GRIF của FCI và các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế GRIF của IFG Từ đó, soạn thảo những quy định, hướng dẫn phù hợp áp dụng vào thực tiễn nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam 16 Bên cạnh đó, cần thiết phải quy định về quản lý rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán Rủi ro chủ yếu trong nghiệp vụ bao thanh toán thường xuất phát từ phía người mua (nhà nhập khẩu), nghĩa là khi người mua không có khả năng hoàn trả cho một khoản nợ thương mại mà ngân hàng đã tài trợ cho người bán Vì thế, cần có những quy định để hạn chế rủi ro Một trong những nghiệp vụ mà ngân hàng có thể sử dụng để hạn chế rủi ro chính là việc sử dụng các công cụ bảo hiểm Có thể nói, công ty bảo hiểm là công cụ tốt nhất cho nghiệp vụ bao thanh toán trong việc phòng ngừa rủi ro Tuy nhiên, hiện nay thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn yếu so với thị trường bảo hiểm thế giới, và sản phẩm bảo hiểm cho các khoản tài trợ ngân hàng chưa đa dạng, các công ty bảo hiểm vẫn chưa thực hiện bảo hiểm cho nghiệp vụ bao thanh toán Vì thế, nhằm làm giảm rủi ro cho tổ chức bao thanh toán khi thực hiện nghiệp vụ, chính phủ cần ban hành các quy định về việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro ữong bao thanh toán, cho phép các công ty bảo hiểm thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm bao thanh toán Có thể thực hiện các hình thức bảo hiểm như sau: + Bảo hiểm toàn bộ: Đơn vị bao thanh toán có thể tiến hành mua bảo hiểm toàn bộ cho khoản bao thanh toán Khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ chịu toàn bộ rủi ro Do đó, đơn vị bao thanh toán sẽ hạn chế được rủi ro + Bảo hiểm chia sẽ tổn thất: Đơn vị bao thanh toán thực hiện việc mua bảo hiểm theo phần trăm Nghĩa là khi tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm chỉ chịu một phần tổn thất theo tỷ lệ phần trăm đã thực hiện việc bảo hiểm, phần còn lại là do tổ chức bao thanh toán gánh chịu + Bảo hiểm vượt tổn thất: Đơn vị bao thanh toán quy định sô" tổn thất có thể gánh chịu do rủi ro gây ra là bao nhiêu trên giá trị một khoản bao thanh toán, phần còn lại sẽ mua bảo hiểm Khi rủi ro xảy ra, đơn vị bao thanh toán sẽ chịu tổn thất trên mỗi khoản phải thu tối đa trên số tiền đã thỏa thuận và công ty bảo hiểm sẽ chịu bất kỳ phần tổn thất nào vượt quá thỏa thuận đó + Bảo hiểm vượt quá tổn thất tổng thể: Đơn vị bao thanh toán có thể thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm tổn thất tổng thể trong một năm Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ đơn vị bao thanh toán trong trường hợp có sự tích tụ quá lớn các tổn thất trong năm bất kỳ Đơn vị bao thanh toán sẽ thỏa thuận với công ty bảo hiểm một giá trị tổn thất trong năm và nếu toàn bộ tổn thất 17 nợ khó đòi vượt quá giá trị đã thỏa thuận thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán phần vượt đó Bân cạnh đó, về vấn đề hạch toán kế toán cho nghiệp vụ bao thanh toán Cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn những chuẩn mực hạch toán kế toán chung cho nghiệp vụ bao thanh toán để các tổ chức tín dụng không gặp phải lung túng khi thực hiện Điều này sẽ giúp cho các đơn vị bao thanh toán có sự hạch toán đồng nhất trong cùng một khoản mục kế toán, tạo điều kiện cho các cơ quan ban ngành hữu quan dễ dàng thực hiện công việc kiểm soát nghiệp vụ bao thanh toán Trên đây là một vài giải pháp giúp hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh về hoạt động bao thanh toán Việc đưa ra một cơ chế cụ thể trong việc giải quyết các khâu trong hoạt động bao thanh toán, tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng tham gia thực hiện hoạt động này KẾT LUẬN Với quá trình lịch sử phát triển lâu đời và những điểm ưu việt nhất định, nghiệp vụ bao thanh toán đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong hoạt động tài chính ngân hàng Nghiệp vụ này không chỉ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng, đơn vị bao thanh toán mà còn nâng cao hình ảnh của quốc gia có nghiệp vụ này phát triển 18 Việt Nam gia nhập vào WTO đồng nghĩa với việc phải mở cửa thị trường tài chính cho các tổ chức tài chính nước ngoài mang các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, cách quản lý hiện đại vào cạnh tranh Nghiệp vụ bao thanh toán đã phát triển ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng vẫn còn là thị trường mới ở Việt Nam, vì thế có sự chếnh lệch trong cạnh ữanh giữa ngân hàng thương mại Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài Hiện nay, tuy rằng đã có nhiều ngân hàng thương mại trong nước thấy được triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán và đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động Tuy nhiên, để nghiệp vụ bao thanh toán thực sự phát triển thì đòi hỏi phải có chiến lược cụ thể ữong từng giai đoạn và cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan Thách thức đặt ra cho các ngân hàng thương mại hiện nay là phải tìm ra hướng đi riêng phù hợp với thị trường tài chính Việt Nam nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp nghiệp vụ bao thanh toán tốt nhất Dựa trên những cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bao thanh toán, những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn, Luận văn đã đề ra các giải phát nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán, tạo cơ sở để nghiệp vụ này trở thành một nghiệp vụ tài chính chủ lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong một tương lai gần 19 ...tài: ? ?Phân tích bất cập pháp luật bao toán Việt Nam, nêu giải pháp để hồn thiện? ?? Trong q trình làm bài, khó tránh khỏi thiếu sót định Kính mong thầy, đóng góp ý kiến để viết hồn thiện Em xin... thức bao toán mà đơn vị bao toán trả cho khách hàng đơn vị bao toán giá mua khoản bao toán đáo hạn d Phân loại theo phương thức Phân loại theo phương thức bao tốn bao tốn gồm bao tốn lần, bao toán. .. đồng bao toán Khung pháp lý điều chỉnh bao toán Việt Nam 3.1 Hệ thống văn pháp luật điều chỉnh hoạt động bao toán Việt Nam Hiện nay, Việt Nam, ngân hàng thương mại cơng ty tài có thực nghiệp vụ bao

Ngày đăng: 20/10/2015, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w