ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIẾT GIANG THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIẾT GIANG THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập HÀ NỘI - 2013 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ViÕt Giang 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ 6 1.1. Khái quát chung về thừa kế 6 1.1.1. Khái niệm thừa kế 6 1.1.2. Quyền thừa kế 7 1.1.3. Quan hệ pháp luật thừa kế 9 1.2. Khái niệm thừa kế thế vị và những trường hợp phát sinh thừa kế thế vị 10 1.2.1. Khái niệm thừa kế thế vị 10 1.2.2. Những trường hợp phát sinh thừa kế thế vị 11 1.3. Khái quát quá trình phát triển các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam 12 1.3.1. Giai đoạn trước năm 2005 12 1.3.2. Giai đoạn sau năm 2005 16 Chương 2: THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT 18 DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 2.1. Nguyên tắc và điều kiện hưởng thừa kế thế vị 18 2.1.1. Nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị 18 2.1.1.1. Thừa kế thế vị không phát sinh trên cơ sở thừa kế theo di chúc 18 2.1.1.2. Người thừa kế phải là con cháu trực hệ của người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản 19 2.1.1.3. Người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa 20 4 kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết 2.1.1.4. Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà bố, mẹ họ được hưởng nếu còn sống 22 2.1.2. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị 23 2.2. Quan hệ pháp luật thừa kế thế vị 24 2.2.1. Chủ thể thừa kế thế vị 24 2.2.2. Di sản thừa kế thế vị 29 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế vị 31 2.3. Các trường hợp được hưởng và loại trừ thừa kế thế vị 35 2.3.1. Các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị 35 2.3.1.1. Thừa kế thế vị theo quan hệ huyết thống 35 2.3.1.2. Thừa kế thế vị theo quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng 37 2.3.2. Các trường hợp loại trừ thừa kế thế vị 42 2.3.2.1. Trường hợp vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 42 2.3.2.2. Trường hợp người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản 48 2.3.2.3. Trường hợp người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng di sản 51 Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP 55 LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 3.1. Thực trạng áp dụng các quy định về thừa kế thế vị ở nước ta 55 3.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 57 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị 57 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 72 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, được Quốc hội khóa 11 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Chế định này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ thừa kế - một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng lớn và đa dạng, phong phú thì cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp về thừa kế di sản do người chết để lại. Thừa kế có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị là một trường hợp phát sinh từ thừa kế theo pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có quy định về thừa kế thế vị, nhưng trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp thì vấn đề giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị vẫn là một vấn đề phức tạp mà không phải lúc nào Tòa án cũng có thể giải quyết được "thấu tình đạt lý". Sở dĩ còn tồn tại những vấn đề này là do thừa kế thế vị liên quan đến nhiều mối quan hệ như: quan hệ giữa cha mẹ với con đẻ, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quan hệ giữa con riêng của vợ chồng với bố dượng, mẹ kế… nên việc hiểu và áp dụng những quy định này trong việc giải quyết phân chia di sản liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập về cả lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" làm luận văn thạc sĩ luật học để đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật. Trong một chừng mực nhất định, tác giả mong muốn từ việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề về hiệu lực 6 điều chỉnh cũng như góp phần hoàn thiện hơn các quy phạm pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thừa kế thế vị là một nội dung quan trọng trong các quy định pháp luật về thừa kế. Liên quan đến vấn đề này từ trước đến nay đã nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau của các tác giả như: Luật sư Lê Kim Quế có cuốn sách "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế"; Tiến sĩ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biền có cuốn sách "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế"; Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Trung Tập có 2 cuốn sách "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 từ trước đến nay" và "Luật thừa kế Việt Nam"; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện có cuốn sách "Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Bắc về "Vấn đề thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của Chế Mỹ Phương Đài về "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của Lê Đức Bền "Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam"... Ngoài ra, còn có nhiều bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành luật như: Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Trung Tập có bài "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại", Tạp chí Toà án số 24/2005; tác giả Thái Công Khanh có bài "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Điều 679 Bộ luật Dân sự về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16 năm 2006… Nhìn chung, những công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả nêu trên đều có ý nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở phạm vi phân tích một số quy định về thừa kế trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990 hay trong Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, còn về vấn đề thừa kế thế vị thì các công trình, bài viết trên mới chỉ đề cập đến như một phần của công trình nghiên cứu hay chỉ xem xét ở một khía cạnh, góc độ nhỏ 7 lẻ, cá biệt mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về nội dung quy định về thừa kế thế vị. Việc chọn đề tài "Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" để làm luận văn thạc sĩ luật học không có sự trùng lặp nào đối với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. Tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung quy định về thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định này, từ đó đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn những quy định pháp luật về thừa kế thế vị. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Làm rõ một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị: khái niệm, chủ thể thừa kế thế vị, di sản thừa kế thế vị, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế vị, điều kiện và nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị. - Làm rõ sự hình thành và phát triển của các quy định về thừa kế thế vị trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay. - Phân tích các trường hợp được thừa kế thế vị và các trường hợp không được thừa kế thế vị, so sánh các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 với các quy định pháp luật trước đó về vấn đề này để thấy được tính kế thừa, phát triển cũng như tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các quy định về thừa kế thế vị. - Làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quy định pháp luật về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005, có so sánh với các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, tập 8 trung nghiên cứu các quy định từ năm 1995 đến nay, đặc biệt là quy định về thừa kế thế vị của Bộ luật Dân sự năm 2005. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật. Đặc biệt là các quan điểm của Đảng và Nhà nước về sở hữu tư nhân, về thừa kế trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập. Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp... 6. Tính mới và những đóng góp của luận văn Trên cơ sở phân tích nội dung quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005, có so sánh với các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị ở Việt Nam từ trước đó, tác giả nêu ra những bất cập còn tồn tại trong quy định về thừa kế thế vị trong pháp luật hiện hành, đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nói chung và quy định về thừa kế thế vị nói riêng. Luận văn đề ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị sẽ có ý nghĩa thiết thực, giúp cho những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị một cách đúng đắn nhất, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 9 Chương 1: Một số vấn đề về thừa kế và thừa kế thế vị. Chương 2: Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005. Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị và phương hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005. 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ 1.1.1. Khái niệm thừa kế Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thừa kế là tất yếu của xã hội tư hữu. Trong nghiên cứu của mình Ph.Ăngghen đã viết: Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với mẹ [1, tr. 79]. Theo quan niệm truyền thống, thừa kế được hiểu là việc người đang còn sống thừa hưởng tài sản của người đã chết. Theo Từ điển Tiếng Việt thì: "Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho" [14, tr. 972]. Theo Từ điển Luật học thì: "Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật" [45, tr. 486]. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại Học Luật Hà Nội định nghĩa: "Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống" [42, tr. 123]. Như vậy, theo cách hiểu, định nghĩa trên thì bản chất của thừa kế chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của người chết cho tổ chức, cá nhân có quyền hưởng thừa kế và người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đó là sự tiếp nối giữa việc để lại di sản của người đã chết với việc nhận di sản của người còn sống và sự tiếp nối này luôn làm phát sinh các quan hệ sở hữu về tài sản. Do 11 vậy, thừa kế và sở hữu luôn tồn tại song song, gắn bó và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thừa kế là một phạm trù kinh tế vì nó luôn gắn với tài sản và quyền sở hữu tài sản. Thừa kế cũng là một phạm trù pháp luật vì nó phản ánh và điều chỉnh quan hệ xã hội trong việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang người còn sống. Phạm trù pháp luật và kinh tế lại mang tính lịch sử, phản ánh đầy đủ bản chất của xã hội tư hữu, có giai cấp, nên thừa kế xuất hiện, tồn tại cùng với sự xuất hiện, phát triển của xã hội có giai cấp và dựa trên cơ sở tư hữu về tài sản (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến xã hội hiện đại ngày nay), thể hiện quan điểm của một giai cấp nhất định trong xã hội có Nhà nước. Nhà nước điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội bằng pháp luật, trong đó có quan hệ thừa kế. 1.1.2. Quyền thừa kế Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu của cá nhân. Quyền sở hữu của cá nhân là cơ sở của việc thừa kế. Hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội. Quyền sở hữu là cơ sở của quyền thừa kế, còn quyền thừa kế lại chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu mới. Quyền sở hữu và quyền thừa kế song song tồn tại trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định, nhưng thông thường thì pháp luật quy định cá nhân có quyền sở hữu trước, sau đó pháp luật mới quy định cho họ quyền thừa kế. Trong chế độ xã hội phong kiến và tư bản, giai cấp bóc lột chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội nên di sản họ truyền lại cho con cháu không những là quyền lực kinh tế mà còn cả quyền lực chính trị để duy trì sự áp bức bóc lột của giai cấp đó đối với giai cấp khác. Ở nước ta, quyền thừa kế được coi là một phương tiện bảo vệ quyền sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân gia đình... Như vậy, có thể nói quyền thừa kế là một bộ phận của chế định thừa kế. Nó bảo hộ quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản của mình. Thừa kế là 12 sự chuyển dịch tài sản từ người chết sang người sống. Do đó, về lý luận thì quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền và nghĩa vụ, phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Theo nghĩa hẹp thì quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Theo đó công dân có quyền để lại tài sản cho người khác, nhận tài sản, từ chối nhận di sản, khởi kiện hoặc không khởi kiện về thừa kế. Tuy nhiên, quyền thừa kế của công dân theo nghĩa hẹp này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Quyền thừa kế vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Theo nghĩa chủ quan: quyền thừa kế chính là quyền của con người, quyền của người để lại di sản và quyền của người hưởng di sản. Người để lại di sản có quyền lập di chúc, chỉ định người hưởng di sản, còn người hưởng di sản có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo nghĩa khách quan: quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh quan hệ giữa người để lại di sản với người hưởng di sản. Quyền thừa kế ở phương diện khách quan mang tính quyết định đối với quyền thừa kế ở phương diện chủ quan. Nghĩa là, pháp luật quy định cho cá nhân (chủ thể) trong quan hệ thừa kế được hưởng các quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Mỗi nhà nước có những quy định về vấn đề sở hữu và thừa kế khác nhau. Quy định về thừa kế do quy định về sở hữu quyết định và thường tồn tại một cách tương ứng với nhau. Mối quan hệ giữa sở hữu và thừa kế phát sinh trong xã hội có liên quan mật thiết với nhau, song song tồn tại cùng nhau. Do đó, quyền sở hữu và quyền thừa kế cũng có mối quan hệ hết sức mật thiết và chặt chẽ. Pháp luật quy định chế độ sở hữu về tài sản của cá nhân, quy định quyền của cá nhân đối với tài sản của mình, trong đó có quyền thừa kế. Vì 13 vậy, quyền thừa kế luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc, luôn là phương tiện để duy trì và củng cố quyền sở hữu. Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật" [27]. Như vậy, quy định này tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình theo ý chí của họ thông qua việc lập di chúc. Trường hợp người đó không thể hiện ý chí để định đoạt tài sản hoặc sự định đoạt đó không phù hợp pháp luật thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định quyền để lại thừa kế của cá nhân, đồng thời quy định bất kỳ một cá nhân nào cũng có quyền hưởng di sản thừa kế. Việc để lại di sản thừa kế và nhận di sản thừa kế là hai mặt đối lập nhưng thống nhất với nhau và là hai yếu tố cấu thành nên quyền thừa kế, phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người chết sang người còn sống. 1.1.3. Quan hệ pháp luật thừa kế Quan hệ pháp luật thừa kế là một loại quan hệ pháp luật, nhưng quan hệ pháp luật thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản giữa người có quyền hưởng di sản và người không có quyền hưởng di sản. Do đó, quan hệ pháp luật thừa kế cũng có chủ thể, khách thể và nội dung của nó. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật thừa kế đều hướng tới khách thể của quan hệ này là di sản do người chết để lại và các chủ thể này đều có những quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Dựa trên các quy định pháp luật về thừa kế thì trong mỗi quan hệ pháp luật thừa kế, các chủ thể tham gia vào quan hệ này lại có các quyền và nghĩa vụ khác nhau, phụ thuộc vào di sản do người chết để lại hay nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (nếu có). Do đó, di sản có vai trò quan trọng trong quan hệ pháp luật thừa kế, là đối tượng để các chủ thể hướng tới và là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ này. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 14 thì: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác" [27], mà theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [27]. Do đó, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác, là toàn bộ vật, tiền, giấy tờ có giá thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Như vậy, quan hệ pháp luật thừa kế có đặc điểm của quan hệ vật quyền, là một quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. 1.2. KHÁI NIỆM THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ NHỮNG TRƢỜNG HỢP PHÁT SINH THỪA KẾ THẾ VỊ 1.2.1. Khái niệm thừa kế thế vị Theo nghĩa triết tự thì thế vị là sự thay thế vị trí. Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội thì "Thừa kế thế vị là thừa kế bằng việc thay vị trí để hưởng thừa kế" [42, tr. 125]. Theo cách hiểu trên thì thừa kế thế vị có thể được hiểu là việc một người theo quy định pháp luật được thay thế vị trí của một người đã chết để hưởng di sản thừa kế của một người khác chết sau người đã chết đó. Nghiên cứu thừa kế dưới góc độ quan hệ pháp luật thì người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp người được thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Pháp luật đã quy định việc dịch chuyển di sản thừa kế trong các trường hợp này gọi là thừa kế thế vị. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn 15 sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [27]. Theo quy định này, thừa kế thế vị thực chất là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, hoặc cụ nội, cụ ngoại, nếu bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với những người nói trên. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn quy định tại Điều 678 về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27] và quy định tại Điều 679 về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27]. Theo các quy định này thì con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau; con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 676, Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. 1.2.2. Những trƣờng hợp phát sinh thừa kế thế vị Theo quy định tại các điều luật nêu trên, thừa kế thế vị chỉ đặt ra với các chủ thể là cháu, chắt và chỉ phát sinh trong trường hợp sau đây: - Thừa kế thế vị của cháu: Phát sinh khi bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Chỉ khi thuộc một trong hai trường hợp này thì con được thay vị trí bố hoặc mẹ để hưởng di sản thừa kế, tức là cháu của người để lại di sản được hưởng thừa kế di sản của ông bà. 16 - Thừa kế thế vị của chắt: Phát sinh trong khi ông bà chết trước cụ, cha hoặc mẹ chết sau ông bà nhưng lại chết trước hay chết cùng thời điểm với cụ - người để lại di sản. Do đó, tương tự như trường hợp thừa kế thế vị của cháu, khi thuộc một trong các trường hợp này thì con của người cha hoặc người mẹ đã chết đó (tức chắt của người để lại di sản) được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt (tức cháu của người để lại di sản) được hưởng nếu như còn sống. Tuy nhiên để được thừa kế thế vị thì cháu, chắt phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố hoặc mẹ mình (hoặc ông, bà) được hưởng nếu còn sống. Thừa kế thế vị phản ánh đúng thực tế xã hội, bảo vệ trực tiếp quyền lợi của cháu, chắt để có thể hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ. Quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất "thế vị" của cháu, chắt đối với bố hoặc mẹ của mình để nhận di sản thừa kế từ ông bà hoặc các cụ. 1.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM Thừa kế là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật dân sự của mỗi quốc gia. Theo các giai đoạn lịch sử khác nhau, với mỗi chế độ xã hội khác nhau thì quy định pháp luật cũng có sự khác nhau và quy định về thừa kế thế vị không phải là ngoại lệ. Ở nước ta, quy định về thừa kế thế vị xuất hiện khá sớm và ngày càng được hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử và ở mỗi giai đoạn khác nhau thì quy định về thừa kế thế vị lại có những biểu hiện riêng biệt. Có thể chia pháp luật thừa kế thế vị của Việt Nam thành hai giai đoạn như sau: Giai đoạn trước năm 2005 và giai đoạn sau năm 2005. 1.3.1. Giai đoạn trƣớc năm 2005 Pháp luật về thừa kế xuất hiện từ rất sớm trong pháp luật Việt Nam. Từ thời phong kiến, mỗi triều đại đều có những quy định về thừa kế trong hệ thống pháp luật, nhưng quy định pháp luật về thừa kế thế vị thì chưa có. Khi 17 xã hội Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến thì pháp luật nước ta mang sắc thái hoàn toàn khác so với trước đó. Những biểu hiện trong bản chất của pháp luật chính là tính giai cấp của nó và pháp luật Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là minh chứng cho điều này. Ở giai đoạn này, pháp luật Việt Nam theo khuôn mẫu pháp luật của nước Pháp, pháp luật thừa kế trong các văn bản luật dân sự của Việt Nam trong giai đoạn này cũng không nằm ngoài điều đó. Quy định về thừa kế thế vị lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam là quy định từ Điều 337 đến Điều 343 Dân luật Bắc Kỳ, từ Điều 332 đến Điều 338 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật đều quy định: "Các con của người để lại di sản; con trai, con gái được chia đều nhau. Nếu có người con nào chết trước thì con cháu của người ấy thế vị". Theo các quy định nói trên thì thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với hàng thừa kế thứ nhất. Theo các giai đoạn lịch sử, quy định về thừa kế thế vị ngày càng được hoàn thiện ở các văn bản pháp luật sau này. Sau năm 1945, quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở nước ta bước sang một bước ngoặt mới. Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 97/SL sửa đổi bổ sung một số quy lệ và chế định trong dân luật (sau đây gọi là Sắc lệnh 97) ghi nhận một số điểm quan trọng trong lĩnh vực thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Sắc lệnh 97 quy định con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ, con nuôi không chỉ có quyền thừa kế theo pháp luật của cha nuôi, mẹ nuôi mà còn có quyền thừa kế theo pháp luật của cha đẻ, mẹ đẻ và của những người khác cùng huyết thống. Trên cơ sở đó, sắc lệnh này quy định người đang là con nuôi của người khác mà chết trước cha mẹ đẻ, thì các con của người đó được thừa kế thế vị. Có thể nói quy định này là đóng góp và tiến bộ lớn nhất của sắc lệnh 97, thể hiện đúng bản chất chế độ xã hội dân chủ, công bằng của Nhà nước ta sau Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1956, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 1742-BNC ngày 18/9/1956 (sau đây gọi là Thông tư 1742) để hướng dẫn một số vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. Tuy thông tư này chưa quy định cụ thể về thứ 18 bậc thừa kế nhưng theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này đã xác định rõ vợ chồng hoặc các con của người chết là những người thừa kế hàng đầu, cháu chắt của người chết có quyền thay mặt cho cha mẹ đã chết trước ngày mở thừa kế. Như vậy, thông tư này quy định về thừa kế thế vị chỉ giới hạn trong phạm vi những người thân thích bậc dưới thuộc dòng máu trực hệ, tức là cháu, chắt của người để lại di sản. Năm 1957, Chỉ thị số 772/CT-TATC ngày 10/07/1957 của Tòa án nhân dân tối cao ra đời đã quy định không dùng pháp luật cũ làm căn cứ cho việc xét xử của các tòa án kể từ năm 1957. Như vậy, đến thời điểm này không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định về việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị. Năm 1968, Thông tư số 594/TT-NCLP ngày 27/08/1968 của Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế" (sau đây gọi là Thông tư 594) ra đời để giải quyết yêu cầu thực tiễn xét xử. Thông tư này quy định: "Trong hàng thừa kế thứ nhất, nếu người con lại chết trước người để lại di sản, thì những con cháu người này được thay mặt bố, mẹ đã chết trước" [32]. Theo đó, người đang làm con nuôi người khác không được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại trong trường hợp cha mẹ đẻ của họ chết trước ông, bà. Nhưng con của người đang làm con nuôi của người khác lại có quyền thừa kế thế vị nếu người con nuôi đó chết trước cha, mẹ nuôi. Tuy nhiên, quy định này chỉ được pháp luật thừa nhận như một nguyên tắc chứ không được coi là văn bản pháp luật quy định toàn diện và khái quát về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Năm 1980, Thông tư số 81/TT-TANDTC ngày 24/07/1981 của Tòa án nhân dân tối cao ra đời đã hướng dẫn chi tiết về việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế. Thông tư này chỉ quy định cháu được thừa kế thế vị bố, mẹ để hưởng di sản của ông, bà mà không quy định thừa kế thế vị của chắt, nhưng thông tư này thể hiện sự hoàn thiện hơn rất nhiều so với Thông tư 1742 và Thông tư 594 trong quy định về thừa kế thế vị do Thông tư 1742 và Thông 19 tư 594 chỉ quy định thừa kế thế vị trong phạm vi những người cùng dòng máu trực hệ, còn Thông tư số 81 lại quy định thừa kế thế vị đối với cả con nuôi. Năm 1990, Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 ra đời thì ở Việt Nam mới có một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao điều chỉnh riêng về lĩnh vực thừa kế. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng quy định về thừa kế thế vị, bởi vì đây là lần đầu tiên thừa kế thế vị được quy định thành một điều luật riêng với những bổ sung phù hợp với thực tế xã hội. Pháp lệnh Thừa kế đã dành Điều 26 quy định về thừa kế thế vị như sau: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [12]. Năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên của Việt Nam được ban hành. Theo đó, quyền thừa kế của công dân Việt Nam được pháp điển hóa một cách cụ thể. Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 1995 là sự kế thừa, sửa đổi, bổ sung hầu hết các quy định của pháp luật thừa kế trước đó đặc biệt là kế thừa Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Theo đó, Điều 24 của pháp lệnh thừa kế năm 1990 đã được sửa đổi, bổ sung thành Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 1995. Điều luật này quy định các trường hợp thừa kế theo pháp luật của Điều 24 của pháp lệnh thừa kế 1990, nhưng có bổ sung thêm trường hợp: "Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc". Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về thừa kế thế vị như sau: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống" [23] Như vậy, đây là quy định toàn diện nhất về thừa kế thế vị từ trước đó đến thời 20 điểm này (so với các Thông tư số 1742, Thông tư 594, Thông tư số 81 và Pháp lệnh Thừa kế năm 1990). Bộ luật này chính là thành tựu lớn nhất của pháp luật Việt Nam trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những nguyên tắc thừa kế quy định trong Bộ luật này nhằm bảo vệ quyền bình đẳng, tự nguyện của công dân tham gia quan hệ thừa kế di sản và quyền được hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 là bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở nước ta, khắc phục kịp thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của pháp luật về thừa kế trong các giai đoạn trước đó. 1.3.2. Giai đoạn sau năm 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 là sự kế thừa và hoàn thiện Bộ luật Dân sự năm 1995 và quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật này nói riêng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 như sau: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [27]. So với Bộ luật Dân sự năm 1995 thì Bộ luật Dân sự năm 2005 bổ sung thêm quy định về trường hợp thừa kế thế vị của cháu, chắt khi cha hoặc mẹ của cháu, chắt chết cùng một thời điểm với ông bà hoặc các cụ. Quy định bổ sung này đã trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích của cháu, chắt và tránh được trường hợp di sản của ông, bà hoặc các cụ được chia cho người khác. Điều đáng nói là Bộ luật Dân sự năm 2005 còn có một số điều luật liên quan đến quy định về thừa kế thế vị tại các Điều 641, Điều 678, Điều 679. Theo đó, bộ 21 luật này quy định con nuôi, con riêng cũng có quyền thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ, của cha dượng và mẹ kế. Có thể nói, sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu mốc quan trọng trong pháp luật thừa kế nói chung và quy định về thừa kế thế vị nói riêng ở nước ta. Bộ luật này là sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn khi nền kinh tế đất nước ta đang bước sang giai đoạn mới và có hàng loạt bộ luật mới ra đời ở các lĩnh vực khác nhau như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005... Từ khi ra đời có hiệu lực pháp luật đến nay, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đi vào thực tiễn cuộc sống. Những dự liệu trong các quy định về thừa kế thế vị của bộ luật này đã thể hiện được bản chất của "Thừa kế thế vị", thể hiện được triết lý nhân văn về thế vị của người Việt Nam là sự tiếp nối, chuyển dịch tài sản từ thế hệ này sang thế hệ khác không chỉ dựa trên mối quan hệ huyết thống mà còn dựa trên quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, ý thức pháp luật luôn đi sau ý thức xã hội nên trong quá trình áp dụng các quy định của bộ luật này đã biểu hiện một số hạn chế và nảy sinh những vướng mắc nhất định trong thực tiễn xét xử. Đó là những hạn chế trong cách hiểu về việc quy định tại Điều 677 có được coi là thế vị đến vô hạn hay không? có nên quy định thừa kế thế vị vô hạn không? Đó là cách hiểu khác nhau về thừa kế thế vị trong các trường hợp cụ thể của con nuôi, con riêng, con được sinh ra theo phương pháp khoa học... Đó là cách hiểu khác nhau về thừa kế thế vị khi vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nói khác đi, mặc dù thừa kế thế vị chỉ là một chế định nhỏ của pháp luật thừa kế và Bộ luật Dân sự năm 2005 là một bộ luật khá hoàn thiện về lĩnh vực dân sự, trong đó các quy định về thừa kế thế vị đã có những bước hoàn thiện rõ nét so với các quy định pháp luật trước đó về vấn đề này, nhưng liên quan đến thừa kế thế vị vẫn còn khá nhiều cách hiểu khác nhau cần được nghiên cứu, tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan hơn và góp phần hoàn thiện chế định này. 22 Chương 2 THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 2.1. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN HƢỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ 2.1.1. Nguyên tắc hƣởng thừa kế thế vị Thừa kế thế vị là một phần của pháp luật thừa kế. Do vậy, thừa kế thế vị phải phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Theo đó, thừa kế thế vị tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản sau đây: - Thừa kế thế vị không phát sinh từ di sản chia theo di chúc. - Người thế vị phải là con cháu trực hệ của người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. - Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. - Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống. 2.1.1.1. Thừa kế thế vị không phát sinh trên cơ sở thừa kế theo di chúc Nguyên tắc này có thể hiểu ngắn gọn là thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với phần di sản chia theo pháp luật mà không phát sinh đối với quan hệ thừa kế theo di chúc. Nói khác đi, con cháu của người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc không được thế vị cha, mẹ mình để hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Nguyên tắc này được thể hiện rõ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Những người thừa kế theo di chúc đều 23 chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế" [27] thì thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, nguyên tắc này còn được thể hiện tại Điều 641 Bộ luật Dân sự năm 2005 với quy định: Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng một thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này [27]. Như vậy, theo nguyên tắc này thì trong trường hợp người được thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì con cháu của người đó không được thế vị để hưởng di sản đó. Di sản đó sẽ được chia cho những người thừa kế khác thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di chúc. Điều này hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế là tôn trọng ý chí của người để lại di sản. 2.1.1.2. Người thừa kế phải là con cháu trực hệ của người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi xác định được chính xác chủ thể thế vị thì mới đảm bảo được việc chia thừa kế thế vị chính xác và bảo đảm được đúng bản chất của thừa kế thế vị. Khái niệm "con" ở đây bao gồm cả con đẻ, con nuôi, con riêng, con trong giá thú hay con ngoài giá thú... Điều này được cụ thể hóa tại các Điều 678, Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quyền thừa kế thế vị của con nuôi đối với cha mẹ nuôi và của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế. Mối quan hệ thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự Việt Nam được xác định dựa trên quan hệ huyết thống, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Nói cách khác, khái niệm "con" trong Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 để chỉ tất cả 24 những người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất và con riêng của người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Còn cách hiểu đối với khái niệm "cháu" tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng tương tự cách hiểu này. 2.1.1.3. Người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Đây là nguyên tắc quan trọng và cơ bản đối với pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Sở dĩ như vậy vì thừa kế là sự chuyển dịch tài sản từ người chết sang cho người đang sống. Nếu người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì việc chuyển dịch tài sản sẽ mất đi tính chất và ý nghĩa của việc thừa kế. Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết" [27]. Theo đó, có hai vấn đề cần được hiểu rõ khi tiếp cận nguyên tắc này. Đó là hiểu như thế nào về điều kiện người thừa kế thế vị "phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế" và "một thai nhi sẽ được thừa kế thế vị trong trường hợp nào?" Quy định điều kiện người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế được coi là điều kiện cần, phản ánh năng lực chủ thể của người thừa kế. Tuy nhiên, một người còn sống vào thời điểm mở thừa kế không đồng nghĩa với việc người đó có đủ năng lực chủ thể thừa kế. Nói khác đi, đây chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ của người thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Một người đang sống có thể không có năng lực chủ thể thừa kế trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì mọi cá nhân đều có năng lực 25 pháp luật như nhau và năng lực pháp luật đó có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Khái niệm "chết" được nói đến ở đây bao gồm chết theo nghĩa sinh học và chết khi bị tuyên bố chết theo Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005. Điều đáng lưu ý là nếu cá nhân thuộc diện những người không được quyền hưởng di sản do vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì dù còn sống cũng không được hưởng di sản thừa kế thế vị. Như vậy, sự sống sinh học của một cá nhân không phải là điều kiện cần và đủ cho năng lực thừa kế của chủ thể đó và việc một cá nhân mất năng lực chủ thể thừa kế chỉ xảy ra trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định và chỉ có hiệu lực trong mối quan hệ pháp luật thừa kế. Do vậy, khi tiếp cận nguyên tắc này cần xác định chính xác điều đó để tránh tình trạng chia thừa kế thế vị sai do xác định sai diện thừa kế. Năng lực thừa kế càng khó xác định khi chủ thể đó là một thai nhi chưa được sinh ra. Vậy hiểu như thế nào cho đúng quy định của Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005? Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 3. Năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết [27]. Như vậy, theo quy định này thì thai nhi (người chưa được sinh ra) thì không có năng lực pháp luật dân sự, nên không có năng lực thừa kế nói chung và năng lực thừa kế thế vị nói riêng. Tuy nhiên, nếu thai nhi đó được thành thai trước khi mở thừa kế, được sinh ra và còn sống (dù là sau thời điểm mở thừa kế) thì vẫn có quyền hưởng di sản. Nhưng xác định như thế nào là "sinh ra và còn sống" sau thời điểm mở thừa kế cũng không phải dễ dàng vì có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra được một khoảng thời gian nhất định thì bị 26 chết do nhiều lý do khác nhau. Về vấn đề này, hiện tại được xác định theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo đó, trẻ em sinh ra sẽ được đăng ký khai sinh nếu sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên. Việc đăng ký khai sinh là cơ sở pháp lý để xác định sự tồn tại của một trẻ sơ sinh đồng thời xác định trẻ em đó có thể có đủ năng lực thừa kế theo pháp luật. Do đó, theo những quy định trên thì có thể hiểu một người thành thai trước thời điểm mở thừa kế, sinh ra sau thời điểm mở thừa kế và sống được hơn 24 giờ sau khi sinh thì phải được khai sinh. Sau khi đứa trẻ đã được khai sinh thì sẽ được hưởng thừa kế thế vị, nếu sau đó đứa trẻ này bị chết vì lý do nào đó thì những người thừa kế của đứa trẻ này được hưởng thừa kế phần di sản của đứa trẻ này được hưởng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, hiện vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể nên vẫn còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Trường hợp trẻ em sinh ra sau 24 giờ, đã được khai sinh nhưng chết ngay sau đó thì việc xác lập năng lực thừa kế trong trường hợp này có ý nghĩa thực tế hay không hay chỉ tạo ra rắc rối cho trong việc phân chia di sản thừa kế?... 2.1.1.4. Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà bố, mẹ họ được hưởng nếu còn sống Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xác định di sản thừa kế thế vị. Theo đó người thừa kế thế vị là "cháu", "chắt" không hưởng di sản với tư cách là người ở hàng thừa kế thứ 2 và thứ 3 của người để lại di sản. Người thừa kế trong trường hợp này chỉ được hưởng phần di sản đáng ra cha, mẹ họ được hưởng nếu còn sống, tức là được hưởng thừa kế cùng hàng với những người thừa kế cùng hàng của cha, mẹ họ. Điều này là hợp lý vì thừa kế thế vị là "thế chân" để hưởng di sản chứ không đồng nghĩa với thừa kế theo hàng. Tuy nhiên, theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "cháu", "chắt" chỉ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống. Nhưng nếu trường hợp cha mẹ của những người này từ khi còn sống đã 27 có hành vi vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 và là người không được quyền hưởng di sản thì "cháu", "chắt" có được hưởng thừa kế thế vị hay không? trường hợp từ khi còn sống thi cha, mẹ của "cháu", "chắt" đã có văn bản từ chối nhận di sản của người để lại di sản thì "cháu", "chắt" có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Do pháp luật chưa có quy định cụ thể về các trường hợp này nên hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc "cháu", "chắt" có được hưởng hay không được hưởng thừa kế thế vị trong các trường hợp này. 2.1.2. Điều kiện hƣởng thừa kế thế vị Thừa kế thế vị phải tuân theo các nguyên tắc chung của thừa kế, nhưng ngoài ra để được hưởng thừa kế thế vị thì người thừa kế còn phải thỏa mãn các điều kiện riêng theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo quy định này thì thừa kế thế vị chỉ đặt ra trong trường hợp một người chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đó đều phát sinh thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị chỉ thật sự phát sinh khi con, cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản. Về nguyên tắc, những người có quyền thừa kế của nhau chết cùng một thời điểm thì không được thừa kế của nhau theo quy định tại Điều 641 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, Điều 677 lại là ngoại lệ của Điều 641, tức là trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu của người để lại di sản được hưởng thừa kế thế vị. Trường hợp chắt thừa kế thế vị cũng tương tự như vậy. Theo đó, điều kiện tiên quyết trước hết để thế vị là con của người để lại di sản phải chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng thừa kế thế vị. Tương tự, khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, sau đó cháu của người để lại di sản lại chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng thừa kế thế vị. Nếu không có điều kiện này thì không có thừa kế thế vị. Điều này hoàn toàn hợp lý vì thừa kế thế vị là việc 28 con thế vị bố, mẹ để nhận di sản thừa kế, nếu như bố, mẹ không chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì bố, mẹ vẫn nhận di sản thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. 2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT THỪA KẾ THẾ VỊ Nhận thức từ góc độ lý luận thì thừa kế thế vị là một quan hệ pháp luật. Do vậy thừa kế thế vị mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật nói chung. Nghiên cứu thừa kế thế vị dưới góc độ một quan hệ pháp luật dân sự sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về nó như: chủ thể, khách thể, nội dung... để từ đó thấy được nét riêng so với các quan hệ pháp luật khác với những vấn đề cần đáng quan tâm. 2.2.1. Chủ thể thừa kế thế vị Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế thế vị như sau: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [27]. Theo đó, pháp luật quy định chủ thể thừa kế thế vị gồm hai đối tượng là cháu hoặc chắt của người để lại di sản. Tuy nhiên, vấn đề chủ thể thừa kế thế vị không đơn giản chỉ dừng lại ở đó mà đặt ra một số vấn đề đáng quan tâm khác khi tìm hiểu và nghiên cứu như: năng lực của các chủ thể đó được xác định như thế nào? Các chủ thể này có đồng nhất với những người thừa kế là "cháu", "chắt" ở hàng thừa kế thứ 2 và thứ 3 của người để lại di sản hay không? Việc quy định về chủ thể hưởng thừa kế thế vị của pháp luật hiện nay đã thật sự phù hợp hay chưa và cần quy định như thế nào để phù hợp với thực tiễn cuộc sống? 29 Khi xét đến chủ thể của thừa kế thế vị thì hiển nhiên chủ thể đó phải là cá nhân chứ không thể là cơ quan, tổ chức. Điều này có nguyên nhân từ bản chất triết lý của thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là mối quan hệ thừa kế trong đó sự chuyển dịch tài sản từ người chết sang người sống được căn cứ trên các mối quan hệ huyết thống, quan hệ chăm sóc và quan hệ nuôi dưỡng. Các mối quan hệ đó không tồn tại giữa cá nhân người để lại di sản với cơ quan, tổ chức. Do vậy, không thể phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế thế vị với cơ quan, tổ chức. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan niệm của người phương đông và tư duy pháp luật của các nhà làm luật là nhằm bảo vệ quyền lợi của người thân thích nhất của người chết, tránh trường hợp di sản của người chết được chuyển sang chủ thể khác không có mối quan hệ thân thích nào trong khi người thân thích lại không được hưởng di sản đó. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều được hưởng thừa kế theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Chỉ những cá nhân có đủ năng lực chủ thể thừa kế mới được thế vị để thừa kế. Theo đó, một cá nhân sẽ được thừa kế thế vị khi cá nhân đó là cháu, chắt trực hệ của người để lại di sản mà bố hoặc mẹ của họ đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản đó. Cá nhân đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế. Nói cách khác, một cá nhân sẽ được hưởng thừa kế thế vị khi đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện hưởng thừa kế thế vị đã nêu và phân tích ở mục I của chương này. Tuy vậy, việc xác định chủ thể thừa kế thế vị trong một số trường hợp vẫn rất khó khăn do có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau. Đó là việc xác định thừa kế thế vị trong các trường hợp: con sinh ra theo phương pháp khoa học; con riêng với bố dượng, mẹ kế; thừa kế thế vị khi có yếu tố con nuôi… Hiện nay việc sinh con theo phương pháp khoa học đã và đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó bảo đảm tính khoa học, tính nhân văn sâu sắc khi đáp ứng yêu cầu làm cha, làm mẹ một cách chính đáng của công dân. Con sinh ra theo phương pháp khoa học là con được sinh ra do được thụ tinh nhân 30 tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Vấn đề đặt ra là thừa kế thế vị phát sinh trong trường hợp nào: giữa con sinh ra theo phương pháp khoa học với người cho tinh trùng hay giữa người con đó với người cha, người mẹ thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản? Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề khá phức tạp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Thông thường vấn đề này được xác định theo kết quả giám định gen. Tuy nhiên, trong trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học thì việc xác định cha, mẹ, con lại dựa trên mối quan hệ hôn nhân của người mẹ sinh ra đứa trẻ. Sinh con theo phương pháp khoa học là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Việc sinh con đó nếu là của cặp vợ chồng vô sinh thì được pháp luật mặc nhiên thừa nhận họ là cha mẹ của đứa trẻ được sinh ra vì việc sinh con trong trường hợp này cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng thì mới được thực hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc con được sinh ra theo phương pháp khoa học có quan hệ với cha mẹ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như quan hệ của con đẻ với cha mẹ đẻ. Vì vậy, họ có quyền thừa kế của nhau, cháu sẽ được thừa kế thế vị của ông bà và chắt được hưởng thừa kế thế vị của các cụ nếu phù hợp với điều kiện được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Đối với mối quan hệ giữa người con sinh ra theo phương pháp khoa học với người cho tinh trùng thì không đặt ra vấn đề thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Sở dĩ như thế vì theo quy định của pháp luật, danh tính của người cho tinh trùng được bảo mật và không đặt ra vấn đề xác định cha con giữa người được sinh ra theo phương pháp khoa học với người cho tinh trùng. Điều này là phù hợp với quan niệm đạo đức và tập quán của người Việt Nam, phù hợp với thực tế cuộc sống. Việc bảo mật danh tính của người cho tinh trùng là cần thiết để bảo đảm hạnh phúc gia đình của người này. Vấn đề xác định chủ thể thừa kế thế vị càng khó khăn hơn khi liên quan đến con riêng và cha dượng, mẹ kế. Mặc dù vấn đề này đã được quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng chưa được cụ thể rõ ràng 31 để có cách hiểu thống nhất. Theo Điều 679 thì: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27]. Theo quy định này thì con riêng có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật và được hưởng thừa kế thế vị của bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì con riêng không thuộc hàng thừa kế nào trong ba hàng thừa kế theo pháp luật do hàng thừa kế thứ nhất chỉ quy định đối tượng "con" bao gồm có "con đẻ" và "con nuôi" của người chết chứ không có quy định về "con riêng của bố dượng, mẹ kế" và con riêng cung không thuộc hai hàng thừa kế còn lại. Do đó, khi tranh chấp thừa kế xảy ra thì "con riêng của bố dượng, mẹ kế" thuộc hàng thừa kế nào thì hiện tại chưa có quy định cụ thể và hướng dẫn về điều này, dẫn đến thực tế còn nhiều lúng túng về cách hiểu và áp dụng điều luật này. Ngoài ra, việc hiểu như thế nào là có "quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con" giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì hiện tại chưa có hướng dẫn như thế nào thì được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con và chỉ quy định về nghĩa vụ, quyền chăm sóc nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con; thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng bao lâu, mức độ cung cấp tài chính để nuôi dưỡng như thế nào thì được coi là có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế? Do những vấn đề này chưa có hướng dẫn nên hiện tại các Tòa án vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau và cách áp dụng khác nhau. Nói đến chủ thể thừa kế thế vị không thể không đề cập đến trường hợp có yếu tố con nuôi. Con nuôi là một chế định khá phức tạp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đối với thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi càng trở nên phức tạp. Nói vậy bởi khi xác định chủ thể thừa kế trong trường hợp này là rất khó. Cái khó thứ nhất là ở chỗ xác định trong mối quan hệ với cha mẹ đẻ hay với cha mẹ nuôi thì người con nuôi được thừa kế thế vị? Cái khó thứ hai là khi 32 người con nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha mẹ nuôi thì con của người con nuôi đó (con đẻ hoặc con nuôi) có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Trên thực tế vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng hiện tại cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên thực tế vẫn còn cách hiểu và áp dụng khác nhau của các Tòa án dẫn đến đường lối xét xử còn chưa thống nhất. Các chủ thể của thừa kế thế vị đã được xác định trong cả những trường hợp đặc biệt nói trên. Tuy vậy, cái khó khi tiếp cận vấn đề này là ở chỗ chủ thể thừa kế thế vị có đồng nhất với chủ thể thừa kế theo hàng hay không? Nói khác đi là cần phân biệt "cháu", "chắt" được hưởng thừa kế thế vị khi nào và khi nào thì được hưởng thừa kế theo hàng thứ hai, hàng thứ ba của ông, bà, cụ. Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự hàng thừa kế do pháp luật quy định" [27]. Theo nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng thừa kế gần hơn loại hàng thừa kế xa hơn. Thừa kế theo hàng mang tính chất tuyệt đối. Theo Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai và chắt thuộc hàng thừa kế thứ ba của người để lại di sản. Khoản 3 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản" [27]. Do vậy, cháu chỉ được hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế của ông, bà nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và chắt chỉ được hưởng thừa kế theo hàng thử ba của các cụ nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai vì các lý do quy định tại khoản 3 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, quy định về thừa kế thế vị là quy định khác biệt nên cháu, chắt hưởng thừa kế của ông, bà, các cụ với tư cách thừa kế thế vị không phụ thuộc vào việc hàng thừa kế trước còn hay không còn người thừa kế. Cháu, chắt hưởng 33 thừa kế thế vị nếu như cha, mẹ của cháu, chắt đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản. Như vậy, khi thừa kế thế vị, cháu, chắt hưởng di sản với tư cách "thế chân" của cha, mẹ mình - một trong những người thừa kế ở hàng thừa kế trước mình. Do đó, trong trường hợp này cháu, chắt sẽ có tư cách hưởng di sản như những người đồng thừa kế cùng hàng thừa kế với cha mẹ của mình. Nói cách khác, thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo hàng, nhưng căn cứ trên mối liên hệ giữa các hàng thừa kế để xác định mối quan hệ thừa kế thế vị. Việc phân biệt tư cách thừa kế của cháu, chắt trong hai trường hợp nói trên là cần thiết để đảm bảo quyền thừa kế của công dân, tránh gây nhầm lẫn, rắc rối khi phân chia di sản liên quan đến thừa kế theo hàng và thừa kế thế vị. Việc quy định con, cháu có thể thế vị cha, mẹ hoặc ông, bà để nhận di sản từ ông, bà, hoặc các cụ là hợp đạo lý của người Việt Nam khi bảo đảm di sản của người chết được truyền lại cho những người thân thích nhất của mình. Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định thừa kế thế vị đối với cháu, chắt mà không đặt ra vấn đề thừa kế thế vị đối với những đối tượng khác như: chút, chít... trong khi thực tiễn có thể xảy ra trường hợp mà chút, chít có thể được hưởng thừa kế thế vị (hiện tại những đối tượng này cũng chưa được quy định là những người thừa kế theo hàng). Do vậy, thiết nghĩ trong vấn đề chủ thể thừa kế thế vị cần có cái nhìn thực tiễn, khách quan và mở rộng hơn về chủ thể, tránh máy móc, gò bó để xác định chính xác và đầy đủ diện thừa kế thế vị, đảm bảo được lợi ích của công dân. 2.2.2. Di sản thừa kế thế vị Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác" [27]. Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [27]. Như vậy, di sản là toàn bộ vật, tiền, giấy tờ có giá thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã 34 chết, quyền về tài sản của người đó. Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác. Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động...); tài sản được tặng cho; tài sản được thừa kế; tư liệu sản xuất; tư liệu sinh hoạt riêng... Phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác bao gồm cả sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng và sở hữu chung theo phần với người khác. Di sản thừa kế thế vị cũng được xác định dựa trên các căn cứ quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005, nhưng di sản thừa kế thế vị có thể là toàn bộ hoặc chỉ là một phần di sản của người chết để lại phụ thuộc vào những người thừa kế cùng hàng với cha, mẹ của cháu hoặc chắt là một người hay nhiều người vì đây chỉ là phần di sản mà cha, mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống. Do vậy, khi tìm hiểu về di sản thừa kế thế vị thì vấn đề đặt ra là phần di sản mà cháu hoặc chắt được thế vị có gì khác so với phần di sản mà cháu, chắt được hưởng ở hàng thừa kế thứ 2, hàng thừa kế thứ 3? Theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cháu được thừa kế thế vị phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống và chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Phần di sản đó cháu hoặc chắt nhận không phải với tư cách của mình mà với tư cách của cha, mẹ mình. Còn khi cháu, chắt hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ 2, thứ 3 của ông, bà và các cụ thì hưởng thừa kế di sản với tư cách của chính mình được hưởng chứ không phải với tư cách "thế chân" của người khác. Cháu, chắt nhận di sản thừa kế thế vị của cha mẹ mình sẽ có tư cách như những đồng thừa kế cùng hàng thừa kế với cha, mẹ mình. Còn nếu cháu, chắt nhận di sản theo hàng thừa kế thì tư cách của họ không ngang bằng với tư cách của những đồng thừa kế khác cùng hàng thừa kế với cha, mẹ mình do thuộc hàng thừa kế sau. 35 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời thừa kế thế vị Cháu, chắt khi thừa kế thế vị cũng có những mối quan hệ nhất định về quyền và nghĩa vụ đối với người để lại di sản như những người thừa kế trong pháp luật thừa kế nói chung. Cháu, chắt có quyền thừa kế, quyền nhận di sản hay từ chối nhận di sản thừa kế, có quyền khởi kiện liên quan đến thừa kế thế vị… Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại" [27]. Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Người thừa kế có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này" [27]. Phần thứ tư của Bộ luật Dân sự năm 2005 bao gồm các quy định về thừa kế, nên theo quy định này khi thừa kế thế vị thì cháu, chắt được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Tuy nhiên, quyền sở hữu của cháu, chắt trong trường hợp này chỉ xác lập đối với phần di sản mà cháu chắt được thừa kế thế vị, tức là phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống. Cũng trong phạm vi di sản được hưởng đó, cháu, chắt có trách nhiệm phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2005: 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế. 36 3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân [27]. Theo quy định này thì người thừa kế thế vị có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, thừa kế thế vị là trường hợp thừa kế tương đối khác biệt với các trường hợp thừa kế khác, nhưng về cơ bản các chủ thể thừa kế thế vị có các quyền và nghĩa vụ tương tự như những người thừa kế khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi thừa kế thế vị là nếu một cá nhân vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì con của người đó có được hưởng thừa kế thế vị nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 hay không. Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận tất cả mọi công dân đều có quyền thừa kế, nhưng có một số trường hợp cá biệt công dân sẽ không được thừa kế. Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; 37 c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép, hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản [27]. Theo quy định này thì những người thuộc các đối tượng trên đương nhiên không được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu những người này chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì con của những người này có được thừa kế thế vị theo Điều 677 hay không thì hiện tại pháp luật chưa có quy định về vấn đề này. Chính vì vậy, hiện nay có nhiều quan điểm trái chiều xung quanh vấn đề này, đặc biệt là hai quan điểm dưới đây: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong trường hợp này cháu không được thừa kế thế vị. Bởi vì thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Cơ sở thừa kế thế vị của cháu, chắt là dựa vào quyền thừa kế theo pháp luật của bố hoặc mẹ của người cháu, chắt này nếu còn sống được hưởng. Vì vậy, những người này không thể được hưởng thừa kế thế vị của ông, bà nếu cha hoặc mẹ của họ khi còn sống không có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của ông bà do đã bị tước quyền hưởng thừa kế. Quan điểm thứ hai cho rằng: Trong trường hợp này cháu vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế của ông bà với tư cách thừa kế thế vị cha hoặc mẹ của mình khi cha hoặc mẹ của mình chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với 38 ông, bà và nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được thừa kế thế vị di sản thừa kế, trừ khi chính người con, cháu ấy cũng bị tước quyền thừa kế. Quan điểm này cho rằng thừa kế thế vị là để bảo vệ trực tiếp quyền lợi của cháu, chắt và tránh trường hợp di sản được truyền cho người khác không phải người thân thích nhất. Một người vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì không ảnh hưởng gì đến tư cách của con, cháu của người vi phạm đó vì bản thân những người con, cháu này không vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 và họ cũng không bị Tòa án tước quyền thừa kế hay bị người để lại di sản truất quyền thừa kế. Do vậy quyền lợi của con, cháu của người vi phạm trong trường hợp này cần được bảo vệ và họ vẫn phải được hưởng thừa kế thế vị. Như vậy, có thể thấy cả hai quan điểm trên cùng nêu ra được các căn cứ để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ cơ sở lý luận đã phân tích và thực tế cuộc sống thấy rằng trong hai quan điểm trên thì quan điểm thứ hai là có cơ sở và tích cực hơn, phù hợp với bản chất cũng như triết lý về thừa kế thế vị hơn do thừa kế thế vị luôn lấy lợi ích của cháu, chắt làm mục tiêu để hướng tới. Khi bố, mẹ của cháu, chắt vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cháu, chắt không có lỗi và cũng không bắt buộc phải chịu trách nhiệm về hành vi của bố, mẹ mình. Thực tế có nhiều trường hợp con, cháu của người vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 không hề mong muốn cha, mẹ mình có những hành vi đó nhưng lại không ngăn cản được hành vi này vì nhiều lý do. Ngoài ra, đối chiếu với pháp luật một số nước trên thế giới cũng đã có những quy định cho phép cháu, chắt hưởng di sản thừa kế thế vị của ông, bà hoặc các cụ kể cả trong trường hợp cha mẹ của họ không được hưởng thừa kế. Điều 727 Bộ luật Dân sự của nước Pháp quy định những người không xứng đáng được hưởng di sản thừa kế thì bị pháp luật truất quyền thừa kế. Điều 730 của Bộ luật này quy định các con của người thừa kế không xứng đáng thừa kế sẽ không bị truất quyền thừa kế do lỗi của người cha. Điều 1606 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan 39 cũng quy định những trường hợp bị loại trừ khỏi việc thừa kế vì không xứng đáng và Điều 1607 của Bộ luật này quy định: "Hiệu lực của việc loại trừ khỏi việc thừa kế là mang tính cá nhân. Những con cháu của người thừa kế bị loại trừ vẫn được thừa kế như thể người thừa kế đó đã chết..." [4, tr. 457]. Do vậy, với những phân tích trên thì trong trường hợp này quyền lợi của cháu, chắt cần được bảo vệ và điều này cũng phù hợp với thực tiễn cuộc sống, pháp luật nhiều nước trên thế giới. Như vậy, xét một cách khách quan thì việc quy định quyền thừa kế thế vị của cháu, chắt trong trường hợp cha, mẹ của cháu, chắt bị truất quyền thừa kế là hoàn toàn có cơ sở và hợp logic. Tuy nhiên, để có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật cần thì cần thiết phải có quy định hướng dẫn chi tiết khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng đã phân tích trên. 2.3. CÁC TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC HƢỞNG VÀ LOẠI TRỪ THỪA KẾ THẾ VỊ 2.3.1. Các trƣờng hợp đƣợc hƣởng thừa kế thế vị Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quan hệ thừa kế thế vị phát sinh dựa trên các mối quan hệ là quan hệ huyết thống và quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Do đó, một người để được hưởng thừa kế thế vị của người khác thì phải có quan hệ huyết thống hay quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người đó. 2.3.1.1. Thừa kế thế vị theo quan hệ huyết thống Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [27]. 40 Theo quy định này thì chủ thể thừa kế thế vị chỉ gồm hai đối tượng là cháu hoặc chắt của người để lại di sản. * Thừa kế thế vị của cháu Theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 nêu trên thì cháu chỉ được hưởng phần di sản mà cha đẻ hoặc mẹ đẻ của cháu được hưởng nếu còn sống nếu thuộc trường hợp: - Cha đẻ hay mẹ đẻ của người cháu chết trước ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của người đó. - Cha đẻ hay mẹ đẻ của người cháu chết cùng một thời điểm với ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của người đó. Theo quy định này thì chỉ khi cha đẻ hay mẹ đẻ của người cháu chết trước hay chết cùng thời điểm với ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của người đó thì cháu mới được hưởng thừa kế thế vị di sản của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại phần di sản mà cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người cháu được hưởng nếu còn sống. Còn nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người cháu chết sau ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của người cháu thì người cháu sẽ không được hưởng thừa kế thế vị; khi đó di sản của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của người cháu sẽ được giải quyết theo các quy định pháp luật về thừa kế. Người cháu chỉ có thể được hưởng thừa kế di sản theo di chúc của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại nếu có di chúc hoặc được thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa kế nếu hàng thừa kế trước mình không còn ai. * Thừa kế thế vị của chắt Cũng theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 nêu trên thì chắt chỉ được hưởng phần di sản mà cha đẻ hoặc mẹ đẻ của chắt được hưởng nếu còn sống khi thuộc các trường hợp: - Ông nội, bà nội hay ông ngoại, bà ngoại của chắt chết trước cụ nội, cụ ngoại của chắt; cha đẻ hay mẹ đẻ của chắt chết sau ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của chắt nhưng lại chết trước cụ nội, cụ ngoại của chắt. 41 - Ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của chắt chết trước cụ nội, cụ ngoại của chắt; cha đẻ hay mẹ đẻ của chắt chết sau ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của chắt nhưng lại chết cùng thời điểm với cụ nội, cụ ngoại của chắt. Theo quy định này thì chắt chỉ được thừa kế thế vị khi ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của chắt chết trước cụ nội, cụ ngoại của chắt; cha đẻ hay mẹ đẻ của chắt chết sau ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của chắt, nhưng lại chết trước hay chết cùng thời điểm với cụ nội, cụ ngoại của chắt. Như vậy, cháu, chắt chỉ được thừa kế thế vị khi thuộc trường hợp pháp luật đã quy định nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, ngoài hai chủ thể được thừa kế thế vị là cháu, chắt theo quy định pháp luật thì đã phát sinh trường hợp thừa kế thế vị đến cả chút, chít…, nhưng khi giải quyết vấn đề này thì do pháp luật không có quy định nên Tòa án cũng không thể bảo vệ quyền lợi cho những người này được, dẫn đến quyền lợi của họ không được bảo đảm. 2.3.1.2. Thừa kế thế vị theo quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng Ngoài trường hợp thừa kế thế vị theo quan hệ huyết thống theo Điều 677 thì Bộ luật Dân sự năm 2005 còn quy định về trường hợp thừa kế thế vị theo quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng tại Điều 678 quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và Điều 679 quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. * Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27]. Theo Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật thì: 42 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản [27]. Như vậy, theo các quy định này thì con nuôi là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cha mẹ nuôi, ngoài việc được hưởng thừa kế thế vị của cha đẻ, mẹ đẻ thì còn được hưởng thừa kế thế vị của cha nuôi, mẹ nuôi. Người đang làm con nuôi hưởng thừa kế thế vị của cha mẹ đẻ mình căn cứ vào quan hệ huyết thống giữa họ. Con nuôi hưởng thừa kế thế vị của cha nuôi, mẹ nuôi lại căn cứ vào quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa họ. Điều này hoàn toàn hợp lý, hợp tình bởi việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ, con giữa các bên, các bên có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương lẫn nhau như quan hệ ruột thịt không chỉ trên thực tế mà còn được ghi nhận về mặt pháp lý thông qua các quy định về nuôi con nuôi tại Hiến pháp, Luật nuôi con nuôi, các văn bản luật và dưới luật khác. 43 Tuy nhiên, các quy định nói trên vẫn còn rất chung chung, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, bởi lẽ căn cứ xác định mối quan hệ thừa kế thế vị là quan hệ huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng. Về mặt pháp lý thì quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ đẻ của người nhận nuôi không có mối quan hệ huyết thống cũng như quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng. Khi một người nhận nuôi con nuôi thì giữa họ và người con nuôi đó phát sinh quan hệ cha, mẹ, con; còn đối với các thành viên trong gia đình của người nhận nuôi con nuôi thì không đương nhiên phát sinh mối quan hệ pháp lý nào. Theo quy định tại điểm đ, mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 (gọi tắt là Nghị quyết số 02/HĐTP) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì: "Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nuôi dưỡng và cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi" [34]. Do vậy, giữa con nuôi và cha mẹ đẻ của người nhận nuôi không có quan hệ thừa kế thế vị. Nếu trong trường hợp cha mẹ đẻ của người nhận nuôi muốn để lại di sản cho người con nuôi của con mình thì chỉ có thể để lại di sản theo di chúc. Khi con nuôi chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi thì con của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Theo quy định tại điểm b, mục 5 Nghị quyết số 02/HĐTP nêu trên thì: Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi mẹ nuôi thì con của người con nuôi (tức cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha (hoặc mẹ) của cháu được hưởng nếu cha (hoặc mẹ) của cháu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nếu con của người con nuôi cũng chết trước người để lại di sản thì cháu của người con nuôi đó (tức chắt của cha nuôi,mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha hoặc mẹ của chắt nếu còn sống được hưởng [34]. Hiện nay nghị quyết này đã hết hiệu lực pháp luật, nhưng hướng dẫn này vẫn được kết hợp với Điều 677 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải 44 thích cho Điều 678 của bộ luật này. Tuy nhiên, theo hướng dẫn này khái niệm "con" của người con nuôi chưa được xác định rõ ràng nên có thể hiểu bao gồm cả con nuôi và con đẻ dẫn đến nhiều quan niệm, ý kiến trái chiều nhau. Xuất phát từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn, dễ thấy rằng con đẻ của người con nuôi có quyền hưởng thừa kế thế vị. Khi một người nhận con nuôi đồng nghĩa với việc quan hệ cha, mẹ, con giữa họ và người con nuôi được xác lập. Giữa người con nuôi và cha nuôi mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha đẻ, mẹ đẻ với con ruột. Mối quan hệ đó không chỉ là quan hệ thực tế mà còn được ghi nhận bằng căn cứ pháp lý nhất định. Pháp luật quy định giữa người nhận con nuôi và người con nuôi được hưởng thừa kế nói chung và thừa kế thế vị của nhau nói riêng. Do đó, con đẻ của người con nuôi cũng được coi như cháu của người nhận nuôi cha mẹ mình. Nói khác đi thì giữa con đẻ của người con nuôi và người nhận nuôi con nuôi có mối quan hệ pháp lý như ông bà với cháu ruột. Mối quan hệ này tuy không được quy định cụ thể nhưng được hiểu gián tiếp qua mối quan hệ như cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ giữa người nhận nuôi và người con nuôi đã được pháp luật xác lập. Chính vì vậy giữa con đẻ của người con nuôi và người nhận nuôi con nuôi có quyền hưởng thừa kế của nhau. Con đẻ của người con nuôi có quyền thế vị cha, mẹ của mình để thừa kế di sản thừa kế của người nhận nuôi cha, mẹ mình. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa con nuôi của người con nuôi với người nhận nuôi con nuôi thì khác hẳn nên vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp này cần được xem xét. Con nuôi của người con nuôi chỉ có mối quan hệ với người nhận nuôi mình nên chỉ có thể thừa kế di sản của người này. Con nuôi của người con nuôi không có bất kỳ mối quan hệ pháp lý nào với các thành viên còn lại trong gia đình của người nhận nuôi mình. Điều này được quy định khá rõ trong Nghị quyết số 02/HĐTP: "Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nuôi dưỡng" [34]. Theo đó, con nuôi không có quan hệ pháp lý bắt buộc nào đối với người nhận nuôi của cha nuôi, mẹ nuôi 45 mình dù mối quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi mình với người nhận nuôi họ được pháp luật thừa nhận như cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. Quan hệ giữa người con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi mình và quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi mình với người nhận nuôi cha mẹ nuôi mình là hai mối quan hệ độc lập nhau cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn. Người con nuôi không có nghĩa vụ coi người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của mình là ông bà và ngược lại. Giữa họ không có quan hệ huyết thống hay quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Do đó, với những phân tích trên thì giữa con nuôi của người con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi không thể có quan hệ thừa kế thế vị. Nhưng theo quy định pháp luật hiện hành đã phân tích ở trên thì khái niệm "con" của người con nuôi chưa được xác định rõ ràng nên có thể hiểu bao gồm cả con nuôi và con đẻ nên dẫn đến nhiều quan điểm và cách áp dụng khác nhau. Nếu thực tế giữa họ có mối quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng và muốn để lại di sản cho nhau thì có thể thực hiện bằng việc định đoạt trong di chúc. Điều này sẽ phù hợp hơn với lý luận cũng như thực tiễn cuộc sống, đảm bảo được bản chất cũng như triết lý về thừa kế thế vị trong pháp luật Việt Nam. * Thừa kế thế vị của con riêng với bố dượng, mẹ kế Điều 679 Bộ luật Dân sự năm quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27]. Theo quy định này thì con riêng và bố dượng, mẹ kế không được hưởng di sản thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng trừ khi giữa họ có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con. Quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế được pháp luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì "Bố dượng mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình" và "Con riêng có nghĩa vụ và 46 quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc bố dượng, mẹ kế cùng chung sống với mình" [24]. Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng được thể hiện ở những mối quan hệ như: Không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng của vợ hay của chồng với các con chung của họ. Bố dượng, mẹ kế coi con riêng của vợ, của chồng như con ruột của mình và không dừng lại ở mặt hình thức mà thể hiện trên thực tế nghĩa vụ đó. Về phía người con riêng của vợ, của chồng cũng phải thể hiện trên thực tế nghĩa vụ của người con với bố dượng, mẹ kế như chính cha mẹ ruột của mình. Như vậy, để con riêng và bố dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau nói chung hay con riêng muốn được thừa kế thế vị của bố dượng, mẹ kế nói riêng thì cả hai bên phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, quy định nói trên cũng chưa cụ thể để xác định như thế nào là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế. Điều này dẫn đến có nhiều quan điểm đưa ra như: Thời gian chăm sóc nuôi dưỡng nhau bao lâu thì được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế? Không sống chung nhưng chu cấp đầy đủ kinh tế thì có được gọi là chăm sóc nuôi dưỡng không?... Do vậy mà ở mỗi trường hợp nhất định và với những quan điểm nhất định mà chủ thể thừa kế thế vị giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế là khác nhau. 2.3.2. Các trƣờng hợp loại trừ thừa kế thế vị 2.3.2.1. Trường hợp vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; 47 c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép, hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản [27]. Theo quy định này thì những người thuộc các đối tượng trên đương nhiên không được hưởng di sản thừa kế. Về bản chất đây là những người mà đáng lẽ họ được hưởng di sản nhưng vì họ có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Vì vậy, họ không phải là người thừa kế của người để lại di sản. Về các trường hợp cụ thể: - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó (điểm a, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005). Theo quy định này một người có một trong những hành vi nêu trên sẽ không được quyền hưởng di sản khi bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, nếu người thừa kế có một trong những hành vi nêu trên nhưng không bị Tòa án kết án về hành vi đó thì họ vẫn được hưởng di sản. Tuy nhiên, cần làm rõ quy định của điều luật về các hành vi nêu trên để từ đó xác định người thừa kế không được quyền hưởng di sản trong những trường hợp cụ thể nào: Một là, hành vi "cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản". Theo quy định này, có thể hiểu một người khi thực hiện hành vi nêu trên với lỗi cố ý mà bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên họ sẽ không có quyền hưởng di sản, nhưng nếu họ thực hiện hành vi 48 nêu trên với lỗi vô ý thì dù họ có bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật đi chăng nữa thì họ cũng không bị tước quyền hưởng di sản. Hay nói cách khác, họ không thuộc sự điều chỉnh của điều luật. Yếu tố lỗi trong hành vi này mang tính quyết định đến việc người đó có được hưởng hay không được hưởng di sản. Hai là, hành vi "ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó". Có thể hiểu việc ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người để lại di sản là những hành vi đối xử trái pháp luật, thiếu đạo đức, thường được thực hiện thông qua một số hành động như chửi mắng, nhục mạ, đánh đập, thiếu sự chăm lo về mặt vật chất, xúc phạm đến danh dự… đối với người để lại di sản, làm cho người để lại di sản đau đớn về mặt tinh thần, thể xác. Tuy nhiên, các hành vi nêu trên ở mức độ nào mới được coi là nghiêm trọng, điều này chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Nhưng nếu người nào có hành vi nêu trên thì tuy theo mức độ của hành vi đó thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương xứng và Tòa án sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi này khi xét xử vụ án. Đương nhiên, nếu người thừa kế có hành vi nêu trên sẽ không có quyền hưởng di sản. - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (điểm b, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005). Nuôi dưỡng được hiểu là sự chăm lo về mặt vật chất giữa người này đối với người kia. Nghĩa vụ nuôi dưỡng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, ông bà nội, ông bà ngoại với cháu. Như vậy, người thừa kế bị coi là có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng khi luật Hôn nhân và gia đình quy định họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ đó. Những người được xác định là có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản đã được nêu ở trên sẽ không có quyền hưởng di sản nếu sự vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng bị coi là nghiêm trọng. 49 Trong trường hợp này, căn cứ duy nhất để người thừa kế không được quyền hưởng di sản là sự vi phạm nghiêm trọng của họ về nghĩa vụ nuôi dưỡng cho dù hành vi đó không bị kết án bằng một bản án của Tòa án. Để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi này, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Nhưng xét trên góc độ thực tế thì đối với những trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có khả năng nuôi dưỡng người để lại di sản, mặc dù biết nghĩa vụ phải thực hiện, nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng làm cho người để lại di sản lâm vào tình trạng đói rách, khổ sở, nguy hiểm đến tính mạng… thì cần coi những người này đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng và không được quyền hưởng di sản của người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Còn đối với trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mặc dù biết nghĩa vụ phải thực hiện việc nuôi dưỡng người để lại di sản, nhưng lại không có khả năng để thực hiện thì cũng không nên coi những trường hợp này là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng. - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng (điểm c, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005). Theo quy định này thì người thừa kế trong trường hợp này ngoài việc thực hiện hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác với động cơ, mục đích để hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền hưởng thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản. Trường hợp người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhưng không nhằm mục đích hưởng di sản của người thừa kế đó thì cũng không bị tước quyền hưởng di sản. Nếu người thừa kế chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người thừa kế khác thì cũng không bị tước quyền thừa kế của người để lại di sản. Vì vậy, việc giải quyết về thừa kế trong trường hợp này cần căn cứ vào bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã xác định rõ về động cơ của người phạm tội để quyết định người có hành vi này có quyền hưởng di sản hay không. 50 - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản (điểm d, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005). Quy định này liệt kê các hành vi có sự tác động đến ý chí của người lập di chúc (người để lại di sản). Tuy nhiên, đối với việc thực hiện các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc sẽ làm cho di chúc không có hiệu lực và phát sinh việc thừa kế theo pháp luật. Đối với hai hành vi còn lại là sửa chữa di chúc, hủy di chúc sẽ làm phát sinh một vụ kiện tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Đối với hành vi lừa dối người để lại di sản trong việc lập di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Đây là hành vi cung cấp thông tin sai sự thật làm cho người để lại di sản tin vào thông tin đó mà lập một di chúc trái với ý nguyện đích thực của mình. Hệ quả của việc "lừa dối" là làm cho di chúc không có hiệu lực, nhưng nếu hành vi trên được thực hiện bởi người thừa kế theo luật thì Tòa án sẽ tuyên bố tước bỏ quyền thừa kế của người đó, còn nếu hành vi trên được thực hiện bởi người thừa kế được chỉ định trong di chúc thì Tòa án sẽ tuyên bố di chúc vô hiệu và di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Hành vi trên được thực hiện với mục đích nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì người thực hiện hành vi lừa dối sẽ không được quyền hưởng di sản. Do vậy, nếu người thừa kế có thực hiện hành vi lừa dối nhưng không nhằm mục đích để mình được hưởng thì có bị tước quyền hưởng di sản hay không? Theo quy định trên thì người thừa kế trong trường hợp này không bị tước quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng chỉ cần có hành vi lừa dối người để lại di sản trong việc lập di chúc đã làm cho di chúc không hợp pháp, thì dù có hay không có động cơ hưởng di sản thì người đó cũng phải tước quyền hưởng di sản. 51 Đối với hành vi cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc. Đây là hành vi có tác động trực tiếp đến ý chí của người để lại di sản trong việc định đoạt tài sản trong di chúc. Hành vi này có thể được thực hiện bởi người thừa kế theo pháp luật hoặc người thừa kế sẽ được chỉ định trong di chúc, dù được thực hiện bởi ai thì hành vi này là hành vi trái pháp luật và người thực hiện hành vi sẽ phải bị tước quyền hưởng di sản. Đối với hành vi giả mạo di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản, được hiểu là người đó đã mạo danh người để lại di sản trong việc lập di chúc theo ý chí của mình nhằm thay thế di chúc đã có hoặc để cho những người khác tưởng lầm rằng có di chúc. Với hành vi này, người thực hiện đã cố ý định đoạt tài sản hoàn toàn trái với ý chí của người để lại di sản. Do đó, người thực hiện bất kể là ai, người thừa kế theo pháp luật hoặc là người khác đều phải bị tước quyền hưởng di sản. Đối với hành vi sửa chữa di chúc là hành vi của một người trong việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của di chúc mà người để lại di sản đã lập. Người thực hiện hành vi này mặc dù đã được người để lại di sản định đoạt tài sản cho mình nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này, thông thường là nhằm mục đích có lợi cho mình trong việc hưởng di sản. Hành vi này đã xâm phạm đến ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt tài sản của người lập di chúc, đồng thời xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của những người thừa kế khác. Vì thế, người thực hiện hành vi này sẽ bị tước quyền hưởng di sản. Đối với hành vi hủy di chúc là hành vi của một người đã tiêu hủy di chúc của người để lại di sản làm cho di chúc đó không còn tồn tại. Thông thường, người thực hiện hành vi này là người thừa kế theo pháp luật, nhưng theo di chúc đã lập của người để lại di sản thì họ không được hưởng di sản hoặc được hưởng ít hơn so với di sản được hưởng nếu được chia theo pháp luật. Vì vậy, người thực hiện hành vi này với mục đích tiêu huỷ di chúc, làm 52 luật di chúc không còn tồn tại trên thực tế và việc thừa kế đương nhiên được giải quyết theo pháp luật và họ sẽ được hưởng di sản. Người thực hiện hành vi này sẽ không được quyền hưởng di sản. Như vậy, tương tự đối với người hưởng thừa kế thế vị, khi người này vi phạm các quy định này thì đương nhiên không được hưởng di sản thừa kế, nên khi cha hoặc mẹ của những người này chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì trường hợp này sẽ không phát sinh thừa kế thế vị do người thừa kế thế vị thuộc trường hợp không được hưởng di sản. Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ của người được thế vị vi phạm các quy định này thì khi những người này chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì con của những người này có được hưởng thừa kế thế vị theo Điều 677 hay không? Do hiện tại pháp luật chưa có quy định và hướng dẫn về vấn đề này nên hiện có nhiều cách hiểu và quan điểm về việc con của những người này có được hưởng thừa kế thế vị hay không. Theo khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Những người quy định tại khoản 1 Điều 643 vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc" [27]. Như vậy, pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi công dân nói chung và quyền thừa kế của người thừa kế nói riêng, nhưng những hành vi được coi là trái pháp luật, trái đạo đức xã hội cần được lên án và người thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị hạn chế quyền lợi của mình. Đồng thời, pháp luật luôn tôn trọng ý chí của người có quyền, cho phép người để lại di sản có quyền quyết định cho người thừa kế hưởng hoặc không được hưởng di sản mặc dù đã biết người đó đã thực hiện hành vi trái pháp luật trong một số trường hợp trên. 2.3.2.2. Trường hợp người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản Pháp luật quy định công dân có quyền thừa kế, trong đó có quyền được nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản do người khác để lại. 53 Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc từ chối nhận di sản như sau: 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. 3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế [27]. Theo quy định này thì từ chối nhận di sản là quyền của người thừa kế, nhưng người thừa kế chỉ được thực hiện quyền này trong một thời hạn nhất định, đồng thời phải đảm bảo về trình tự, thủ tục do luật định và không được từ chối trong trường hợp có mục đích nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý liên quan đến phần di sản mà người thừa kế từ chối. Phần di sản mà người thừa kế đã từ chối sẽ được chia đều cho những người thừa kế khác. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đều dễ dàng xác định được việc từ chối nhận di sản của người thừa kế là không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Do đó, pháp luật cần quy định thêm về những trường hợp nếu người thừa kế đã từ chối nhận di sản nhưng có căn cứ xác định rằng người thừa kế đó phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản đã đến hạn của mình thì việc từ chối nhận di sản đó sẽ bị huỷ bỏ và phần di sản mà 54 người thừa kế đã từ chối vẫn phải được coi là của họ và sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ mà họ phải thực hiện đối với người khác. Theo quy định trên thì hình thức từ chối nhận di sản phải bằng văn bản và người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản biết. Quy định này dẫn đến có nhiều cách làm khác nhau khi thực hiện việc từ chối nhận di sản. Người thừa kế sau khi đã thể hiện ý chí "từ chối nhận di sản" của mình trong văn bản thì họ có thể báo cho các đối tượng trên bằng miệng hoặc bằng văn bản biết về việc họ đã từ chối. Do đó, để văn bản từ chối di sản có giá trị về mặt pháp lý, cần thiết quy định bổ sung về văn bản từ chối nhận di sản phải được chứng nhận hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời văn bản đó phải được lập thành nhiều bản có giá trị như nhau và người đã từ chối nhận di sản phải gửi văn bản đó cho những người được xác định theo khoản 2 Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005. Ngoài ra, việc từ chối nhận di sản cũng chỉ được thực hiện trong thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế, nên chỉ trong thời hạn này thì người thừa kế mới có quyền từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, trên thực tế thì thời hạn này chỉ phù hợp với trường hợp thừa kế theo pháp luật, còn đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì thời hạn này không phù hợp do người được hưởng thừa kế theo di chúc không phải lúc nào cũng là người giữ di chúc, nên họ chỉ có thể được biết việc mình được hưởng di sản theo di chúc khi di chúc được công bố. Tuy nhiên, Điều 672 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc công bố di chúc cũng không quy định thời hạn phải công bố di chúc là bao lâu kể từ thời điểm mở thừa kế, nên sẽ có trường hợp người giữ di chúc cố tình không công bố di chúc trong thời hạn này khi việc công bố di chúc không có lợi cho họ, nên thời hạn này cần được xác định kể từ khi công bố di chúc để đảm bảo quyền của người thừa kế. Do đó, trước tiên pháp luật cần quy định rõ thời hạn phải công bố di chúc nếu người để lại di sản có di chúc, 55 sau đó quy định về thời hạn từ chối nhận di sản được thực hiện trong thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế nếu người để lại di sản không có di chúc, còn nếu có di chúc thì thời hạn này được tính từ ngày công bố di chúc. Thực tế, người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản hoặc chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật và ngược lại. Pháp luật cũng không quy định về trường hợp người đã từ chối nhận di sản có quyền hủy bỏ việc từ chối nhận di sản nếu di sản chưa được chia hay không? Nếu ngay từ khi còn sống mà con của người để lại di sản đã có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của cha mẹ thì khi người con này chết trước cha mẹ mình thì cháu, chắt của người đó có được thế vị cha, mẹ mình để hưởng thừa kế thế di sản của ông bà hoặc các cụ không? Do đó, để phù hợp với các quy định pháp luật về ý chí tự do, tự nguyện của các chủ thể khi xác lập các quan hệ dân sự, đồng thời dự liệu được các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn, cần bổ sung thêm quy định: trong thời hạn từ chối nhận di sản và khi di sản chưa được chia, người thừa kế đã từ chối nhận di sản có quyền hủy bỏ việc từ chối đó; nếu con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối nhận di sản của bố, mẹ thì cháu, chắt không được hưởng thừa kế thế vị. Như vậy, tương tự đối với trường hợp của người thừa kế thế vị, việc người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản thừa kế cũng phải đảm bảo về trình tự, thủ tục do luật định và không được từ chối trong trường hợp có mục đích nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Khi đã đảm bảo các quy định này thì việc từ chối nhận di sản được chấp nhận và vấn đề thừa kế thế vị sẽ được loại trừ. 2.3.2.3. Trường hợp người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng di sản Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của công dân, trao cho họ quyền định đoạt sản của mình cho người khác trước khi chết, đồng thời cũng trao cho họ quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật của mình 56 thông qua việc lập di chúc. Do vậy, truất quyền hưởng di sản là một trong những quyền năng của người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết và việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế được thể hiện thông qua di chúc. Người để lại di sản có thể định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản của mình thông qua di chúc và người được chỉ định hưởng di sản theo di chúc có thể là bất kỳ ai. Tuy nhiên, người để lại di sản cũng có quyền truất quyền hưởng di sản của người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của mình bằng việc ghi rõ tên người đó trong di chúc. Như vậy, khi một người lập di chúc ghi rõ tên người thừa kế không được hưởng di sản thì người đó bị coi là người bị truất quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định thế nào là truất quyền hưởng di sản, nên để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế và việc áp dụng quy định pháp luật về vấn đề này được thống nhất, có hiệu quả nhất thì việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế cần phải được quy định rõ ràng, xác định rõ thế nào là người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản theo di chúc và người thừa kế không được hưởng di sản theo di chúc. Cụ thể: - Về người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản theo di chúc: Đây là người thừa kế theo pháp luật bị người lập di chúc ghi rõ trong di chúc về việc truất quyền hưởng di sản của họ. Tuy nhiên, người thừa kế có bị mất tư cách của người thừa kế theo pháp luật toàn bộ hay một phần lại phụ thuộc vào hiệu lực của di chúc. Nếu di chúc bị vô hiệu toàn bộ thì việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế không phát sinh, nên tư cách người thừa kế theo pháp luật của người bị truất quyền hưởng di sản không bị ảnh hưởng. Còn nếu trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hoặc chỉ có hiệu lực một phần thì những phần vô hiệu của di chúc không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản, tư cách người thừa kế theo pháp luật của người thừa kế sẽ bị mất do bị truất quyền. Nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc 57 không có hiệu lực sẽ được chia theo pháp luật, nhưng người thừa kế theo pháp luật đã bị truất quyền hưởng di sản thì không được hưởng di sản. - Về người thừa kế không được hưởng di sản theo di chúc: Đây là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc không được người lập di chúc chỉ định là người được hưởng di sản trong di chúc hoặc người lập di chúc đã định đoạt hết tài sản của mình cho người thừa kế khác. Như vậy, mặc dù người lập di chúc không truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật này trong di chúc và tư cách người thừa kế theo pháp luật của những người này cũng không bị mất, nhưng những người này cũng không được hưởng di sản vì di sản đã được định đoạt cho người khác. Do đó, chỉ trường hợp có một phần di sản được chia theo theo pháp luật thì những người này mới được hưởng di sản theo quy định. Việc thống nhất vấn đề trên sẽ giúp cho việc áp dụng quy định về việc truất quyền hưởng di sản được chính xác và thống nhất, nhưng cần thiết phải có quy định cụ thể về việc truất quyền hưởng di sản để xác định rõ những người bị truất quyền hưởng di sản là những người đã bị người lập di chúc ghi rõ tên trong di chúc không được hưởng di sản. Như vậy, nếu người không có quyền hưởng di sản là những người do pháp luật quy định và dự liệu thì người bị truất quyền hưởng di sản là người không được hưởng di sản do ý chí của người để lại di sản quyết định thông qua việc lập di chúc, ghi rõ tên người không được hưởng di sản trong di chúc. Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản nên việc người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của một người nào đó sẽ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của một số người, đặc biệt là cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động thì Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: 58 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động [27]. Theo quy định này thì những người này sẽ được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật và được gọi là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Quy định này vừa đảm bảo bổn phận, trách nhiệm của người để lại di sản, vừa phù hợp với đạo đức, truyền thống gia đình Việt Nam. Tương tự như vậy, đối với người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng di sản, nếu những người này đã bị người lập di chúc ghi rõ tên trong di chúc thì những người này bị coi là người bị truất quyền hưởng di sản. Tùy thuộc vào di chúc có hiệu lực toàn bộ hay hiệu lực một phần, di chúc có bị vô hiệu hay không mà người thừa kế thế vị có thể được hưởng hay không được hưởng thừa kế thế vị, trừ trường hợp quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 nêu trên. 59 Chương 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở NƢỚC TA Những quy định về pháp luật thừa kế hiện hành đã góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quan hệ xã hội ngày càng phát triển phong phú và đa dạng, nên các tranh chấp về thừa kế cũng có chiều hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung. Do đó, số vụ việc dân sự (trong đó có các tranh chấp về thừa kế và thừa kế thế vị) mà ngành Tòa án thụ lý và giải quyết ngày càng tăng. Điều này phản ánh đúng thực trạng cuộc sống đang diễn ra rất phức tạp do các tranh chấp về thừa kế thường liên quan đến di sản, mà di sản thừa kế hiện nay không chỉ đơn thuần là các tài sản phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt mà là các tài sản có giá trị lớn như nhà, đất, vốn đầu tư, cổ phần, cổ phiếu... phản ánh các mâu thuẫn thực tế trong đời sống nhân dân. Trong những năm gần đây, vấn đề cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, trong đó Tòa án được xác định là trung tâm của hệ thống tư pháp, nên công tác xét xử của ngành Tòa án luôn được quan tâm, chú trọng để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình giải quyết các vụ án (trong đó có các tranh chấp về thừa kế và thừa kế thế vị) thì các Tòa án vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót này bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. 60 Nguyên nhân khách quan là do các quy định pháp luật về dân sự nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng còn chưa hoàn thiện, nhiều văn bản pháp luật ban hành rất lâu nhưng không có văn bản hướng dẫn hoặc chậm có văn bản hướng dẫn, nhiều văn bản pháp luật được ban hành sau nhưng lại có nội dung không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản pháp luật được ban hành trước đó… dẫn đến trong cách hiểu và áp dụng quy phạm pháp luật còn không thống nhất, chưa chính xác. Trong khi đó, tính chất của các tranh chấp dân sự ngày càng phức tạp, đa dạng và đòi hỏi việc giải quyết các tranh chấp của Tòa án phải nhanh chóng, chính xác và đúng đắn, nên không tránh khỏi những khuyết điểm, sai sót trong quá trình giải quyết các vụ án. Nguyên nhân chủ quan là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực của đội ngũ những người làm công tác xét xử có phần còn hạn chế, không đồng đều giữa các vùng miền. Nhiều trường hợp người làm công tác xét nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, áp dụng sai các quy định của pháp luật về nội dung và tố tụng, cá biệt là việc hiểu sai tinh thần của điều luật dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vụ án… dẫn đến có những phán quyết không chính xác, không đảm bảo quyền lợi của đương sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới so với các quy định về thừa kế thế vị trong các văn bản pháp luật trước đó. Bộ luật này đã dành trọn Điều 677 để quy định về thừa kế thế vị và để tránh sự lúng túng trong cách áp dụng luật trên thực tế thì Bộ luật này còn dành Điều 678 và Điều 679 để cụ thể hóa các trường hợp thừa kế thế vị đặc biệt là: Thừa kế thế vị giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng; thừa kế thế vị giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi. Đây là một bước tiến mới khi ghi nhận quyền thừa kế về mặt pháp lý của các đối tượng đặc biệt như: con nuôi, con riêng... Quy định trên là một điều chỉnh hợp lý và cần thiết cho Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 1995. Bởi vì, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, sự gia tăng của dân số, phương tiện giao thông 61 cũng không ngừng gia tăng… Nhiều tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của nhiều người và trường hợp nhiều người gặp rủi ro cùng một thời điểm là điều không hiếm gặp. Thực tế có trường hợp con, cháu của người để lại di sản có thể chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, nên quy định này đã thực sự có tính thực tiễn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích đáng của công dân nói chung và của cháu, chắt của người để lại di sản nói riêng. Mặc dù các quy định về thừa kế thế vị của Bộ luật Dân sự năm 2005 là một sự tiến bộ so với các quy định trước đó, nhưng các quy định này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cả về mặt lý luận và thực tiễn, nên trong thực tế áp dụng các quy định này thì các Tòa án vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng các quy định này trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị do cách hiểu và áp dụng các quy định này còn chưa thống nhất, dẫn đến tình trạng nhiều vụ án vẫn bị kháng nghị và hủy án để xét xử lại với các lý do như: xác định di sản thừa kế thế vị không đúng; xác định người thừa kế thế vị không đầy đủ hoặc không đúng; xác định quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng không chính xác…. 3.2. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị Thừa kế thế vị là trường hợp đặc biệt và ít gặp trong thực tế, nhưng lại là một phần quan trọng của chế định thừa kế. Tuy nhiên, các quy định về thừa kế thế vị hiện nay trong Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn còn những tồn tại và bất cập đáng kể. Điều đó đặt ra yêu cầu về mặt lý luận cần phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho ngành Tòa án trong việc giải quyết các vụ án về thừa kế thế vị. Như đã phân tích ở các chương trước, xung quanh Điều 677, Điều 678, Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. 62 Có thể khái quát được những vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị theo từng điều luật như sau: Về quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 Theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị của ông, bà nội, ngoại hoặc của các cụ nội, ngoại với điều kiện: - Cha hoặc mẹ của cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà nội, ngoại. - Cháu hoặc chắt chỉ được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà hoặc của các cụ phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống. Về điều kiện thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì điều kiện đầu tiên là phụ thuộc vào sự kiện pháp lý phát sinh một cách khách quan, sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà nội ngoại hoặc các cụ nội, ngoại là điều kiện để cháu được thừa kế thế vị. Tuy nhiên, điều luật này còn quy định cháu hoặc chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, quy định trên nếu hiểu theo câu chữ thì cháu hoặc chắt không được hưởng thừa kế thế vị nếu cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt còn sống cũng không có quyền hưởng thừa kế do bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, mặc dù đã có điều kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà nội ngoại hoặc các cụ nội, ngoại. Do đó, quy định này có phần không hợp lý, bởi vì: - Nội dung điều luật đã không có sự kế thừa bản chất của các quy định về thừa kế từ trước đến nay là di sản của thế hệ trước được dịch chuyển cho thế hệ sau, trong trường hợp thế hệ trước qua đời. Mục đích thừa kế là nhằm 63 bảo vệ khối di sản của thế hệ trước sau khi chết được để lại cho các con, các cháu có quan hệ huyết thống xuôi. Các cháu hoặc các chắt được hưởng thừa kế thế vị nhận di sản của ông, bà nội, ngoại hoặc của các cụ nội, ngoại là căn cứ vào sự kiện cha hoặc mẹ của cháu đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông bà, hoặc các cụ nội, ngoại. Đây là quy định phù hợp với sự kiện pháp lý cho cháu được thừa kế thế vị và cũng đồng thời là điều kiện để chắt được thừa kế thế vị. Như vậy, quy định về việc cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau và phạm sai lầm trong việc phân chia di sản thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cháu hoặc chắt không được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà nội, ngoại hoặc của các cụ nội, ngoại? - Nếu hiểu Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 như cách trình bày trên là không phù hợp với bản chất pháp luật thừa kế nói chung và những quy định về thừa kế thế vị nói riêng. Bởi vì, theo quy định tại Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định" [27]. Như vậy, thừa kế thế vị là trình tự nhận di sản khi có sự kiện con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng chết vào một thời điểm với người để lại di sản thì cháu hoặc chắt nội, ngoại của người đó được thừa kế thế vị kế. Do đó, thừa kế thế vị không thể hiểu là thừa kế theo pháp luật mà phải hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo điều kiện, trình tự hàng thừa kế và những người thừa kế trong cùng hàng nếu được hưởng di sản thì mỗi người được hưởng phần di sản ngang nhau, không phân biệt giới tính, độ tuổi, có năng lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự, không phân biệt con đẻ với con nuôi, con trong giá thú với con ngoài giá thú, với điều kiện người thừa kế theo hàng phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản và người đó có quyền hưởng di sản, không từ 64 chối quyền hưởng di sản. Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo pháp luật mà là thừa kế do pháp luật quy định và tất cả những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung nhau phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu khi còn sống được hưởng. Các cháu hoặc các chắt của người để lại di sản hưởng thừa kế thế vị, không thể hiểu là thừa kế theo trình tự hàng vì nếu hiểu như vậy thì cháu hoặc chắt của người để lại di sản đã hưởng ngang hàng với những người được nhận di sản theo pháp luật và mỗi người trong số họ cũng được hưởng phần di sản ngang bằng với những người thừa kế theo hàng được hưởng. Vì những lý do trên, điều kiện của cháu hoặc của chắt được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà hoặc của các cụ trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hoặc cùng chết vào một thời điểm với ông, bà hoặc các cụ nội, ngoại. Hơn nữa, thừa kế theo pháp luật là một hình thức thừa kế, còn thừa kế thế vị không phải là hình thức thừa kế mà là một điều kiện để cháu hoặc chắt của người để lại di sản thay thế vị trí của người cha hoặc người mẹ đã chết trước hoặc cùng chết vào một thời điểm với ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại để hưởng di sản của ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại. - Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc tước quyền thừa kế của những người không được quyền hưởng di sản do đã có một trong các hành vi theo quy định này. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì những người này "vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc" [27]. Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm chỉ được áp dụng đối với chính người thừa kế theo pháp luật trong hàng được hưởng di sản mà có những hành vi trái pháp luật này thì người đó không được quyền hưởng di sản. Người nào có hành vi trái pháp luật thì người đó phải gánh chịu trách nhiệm do pháp luật quy định về hành vi đó, nên các cháu hoặc các chắt của người để lại di sản không thể phải gánh chịu trách nhiệm do hành vi của cha, mẹ mình gây ra. Quyền thừa kế thế vị của các cháu hoặc các chắt nội, ngoại không thể bị pháp luật tước bỏ khi mà 65 giữa cha, mẹ và các con trách nhiệm hoàn toàn độc lập nhau về hành vi của mình. Vì những căn cứ trên nên hiểu Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế là: Cháu nội, cháu ngoại hoặc chắt nội, chắt ngoại của người để lại di sản được thừa kế thế vị với điều kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại cho dù khi cha, mẹ, của cháu hoặc của chắt khi còn sống đã có một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005. Có quy định như vậy mới đảm bảo sự nhất thể hóa hệ thống pháp luật của Nhà nước ta nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Tránh sự đồng nhất hành vi trái pháp luật của người thừa kế theo trình hàng với những quy định về thừa kế thế vị đối với các cháu hoặc các chắt của người để lại di sản. Hành vi trái pháp luật của người là cha, là mẹ trong quan hệ thừa kế theo trình tự hàng với quy định về thừa kế thế vị của các cháu, các chắt không thể đồng nhất với nhau. Nếu chỉ hiểu một cách máy móc là cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng di sản thì cho dù cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt tuy có chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nội ngoại hoặc các cụ nội, ngoại thì cháu cũng không được thừa kế thế vị là trái với bản chất của pháp luật thừa kế hiện đại và trái với truyền thống, tập quán, quan niệm về thừa kế thế vị trong nhân dân. Ngoài ra, Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng chỉ quy định chủ thể thừa kế thế vị chỉ là cháu, chắt, nhưng người để lại di sản còn có chút, chít... và trên thực tế xảy ra trường hợp cả con, cháu, chắt của người để lại di sản cùng chết trước hay chết cùng người để lại di sản. Tuy nhiên, do pháp luật không quy định chút, chít… của người để lại di sản sản được hưởng thừa kế thế vị, nên khi xảy ra những trường hợp này thì Tòa án không có căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho những người thừa kế của họ. Về quy định tại Điều 678 và Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 Đây là hai điều luật quy định về quyền thừa kế thế vị của con nuôi với cha mẹ nuôi và quyền thừa kế thế vị của con riêng với bố dượng, mẹ kế; bảo 66 vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng đặc biệt như: con riêng, con nuôi... Tuy nhiên, quy định của hai điều luật này hiện còn đang rất chung chung và chưa có hướng dẫn hoặc có hướng dẫn nhưng chưa cụ thể dẫn đến cách hiểu và áp dụng các quy định này còn khác nhau. Theo Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ Luật này" [27]. Theo quy định này thì con của người con nuôi vẫn được thừa kế thế vị khi người con nuôi đó chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi đó. Con nuôi của người con nuôi đó cũng được thế vị để hưởng di sản của người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của mình do Điều 676 và Điều 677 Bộ luật Dân sự năm chỉ quy định là "con" mà không xác định rõ là con đẻ hay con nuôi. Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương 2 thì giữa con nuôi của người con nuôi và người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của người đó không có bất kỳ mối quan hệ huyết thống hay chăm sóc, nuôi dưỡng nào, nên theo các quy định trên thì con nuôi của người con nuôi đó vẫn được hưởng thừa kế thế vị khi cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của người đó. Do đó, đây là một quy định bất hợp lý, thiếu cơ sở và còn gây khá nhiều tranh cãi, nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc hiểu và áp dụng quy định này của các Tòa án vẫn có sự khác nhau, không thống nhất. Theo Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Con riêng, cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế của nhau và còn được thừa kế theo Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27]. Theo quy định này, cơ sở để cho thừa kế thế vị giữa các đối tượng này là "quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con". Vấn đề quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con cái được quy định tại Chương IV Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Tuy nhiên, quy định này chưa xác định rõ như thế nào thì được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng 67 nhau như cha con, mẹ con và chỉ quy định về nghĩa vụ, quyền chăm sóc nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con. Hiện tại, cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng bao lâu, mức độ cung cấp tài chính để nuôi dưỡng như thế nào thì được coi là có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế? Việc "nuôi dưỡng" này có đồng nghĩa với việc "cấp dưỡng" theo Luật hôn nhân và gia đình hay không? Trường hợp con có nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ nhưng vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng thì có được thừa kế thế vị hay không… Do những vấn đề này chưa có hướng dẫn nên tại các Tòa án vẫn còn nhiều cách hiểu và cách áp dụng khác nhau. Như vậy, Điều 678 và Điều 679 của Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là quy định chung chung này đã tạo ra những cách hiểu trái chiều dẫn đến sự không thống nhất trong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn. Chính vì vậy mà quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng được đề cập trong các điều luật nói trên đôi khi không được bảo đảm và thiếu sự công bằng, bình đẳng giữa các vụ việc hay ngay trong cùng một vụ việc cụ thể. Tữ những vấn đề bất cập trong các quy định pháp luật về thừa kế thế vị nêu trên thấy rằng cần thiết phải có sự sửa đổi các quy định tại các Điều 677, 678 và Điều 679 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để có cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị được thống nhất, đúng đắn, bảo vệ được quyền lợi của công dân. Để hiểu rõ hơn sự cần thiết đó, xin nêu ra một số vụ án cụ thể để chứng minh về sự bất hợp lý trong các quy định này: Vụ án thứ 1: Vụ án "Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là Chị Ngô Thị Cẩm V, bị đơn là ông Ngô Tấn L và bà Phan Thị S. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết: Vợ chồng cụ Ngô Văn P (chết năm 1975) và cụ Nguyễn Thị T (chết năm 1995) có 04 người con gồm: Ông Ngô Tấn L (bị đơn), bà Ngô Thị N (chết năm 1982, có 03 người con là Lê Thị Mỹ H, Lê Thị Mỹ D và Lê Thị 68 Kim G), ông Ngô Tấn C (chết năm 1983, có 01 người con là chị Ngô Thị Cẩm V - nguyên đơn), bà Ngô Thị M. Sinh thời, cụ P và cụ T tạo lập được một số tài sản gồm 2 thửa đất số 349, diện tích 5.887m2 và thửa đất số 984, diện tích 5.362,5m2, hai thửa đất này do cụ T đứng tên trong sổ mục kê. Cụ P, cụ T chết đều không để lại di chúc. Sau khi cụ T chết thì di sản trên do ông L và vợ là bà Phan Thị S quản lý. Chị V (con ông C) khởi kiện ông L và bà S yêu cầu được chia di sản thừa kế của cụ P, cụ T theo pháp luật. Ông L không nhất trí yêu cầu chia thừa kế của chị V do thửa đất số 349 cụ T đã giao cho vợ chồng ông sử dụng từ năm 1990, nên đất này không phải là di sản thừa kế của cụ T; còn thửa đất số 984 là của cụ T đăng ký kê khai và đứng tên trong sổ mục kê 299, nhưng cụ T cũng đã giao cho vợ chồng ông sử dụng từ năm 1990, năm 1997, thì bà S đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 984. - Tại bản án dân sự sơ thẩm số 279/2009/DSST ngày 16/10/2009, Tòa án nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã quyết định: + Chia diện tích đất tại thửa số 349 và 948 cho ông L và chị V mỗi người được 1/2. + Ghi nhận chị V bồi hoàn giá trị cây trồng và chi phí đầu tư trên đất cho ông L, bà S là 71.372.651 đồng. - Sau khi xét xử sơ thẩm, ông L và bà S có đơn kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân huyện Cai Lậy đã kháng nghị bản án sơ thẩm. - Tại bản án dân sự phúc thẩm số 190/2010/DSPT ngày 03/4/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang quyết định: Giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm. - Sau khi xét xử phúc thẩm, ông L có đơn khiếu nại. - Ngày 25 tháng 12 năm 2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có Quyết định kháng nghị số 532/2012/KN-DS kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên. 69 - Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao sau đó đã xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Cai Lậy xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật. Nhận xét: Hai thửa đất 349, 984 là di sản của cụ P, cụ T. Cụ P chết năm 1975, cụ T chết năm 1995, đến năm 2003 chị V mới có đơn khởi kiện chia di sản do cụ P và cụ T để lại, nhưng thời hiệu khởi kiện chia thừa kế di sản của cụ P đã hết và phần di sản của cụ P do ông L đang trực tiếp quản lý, sử dụng nên ông L được tiếp tục quản lý, sử dụng. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định toàn bộ hai thửa đất trên là di sản của mình cụ T là không đúng, phải xác định ½ tài sản này là di sản của cụ T mới đúng. Ông L, bà M, ông C, bà N là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T. Tuy nhiên, ông C và bà N đã chết trước cụ T nên theo quy định pháp luật thì con ông C là chị V, con bà N là chị H, chị D, chị G là các cháu của cụ T sẽ được hưởng thừa kế thế vị di sản do cụ T để lại tương ứng với phần di sản nếu ông C và bà N còn sống được hưởng. Bà M và chị H, chị D, chị G là những người thuộc diện thừa kế, phải tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, phải chịu án phí đối với phần tài sản được chia theo quy định pháp luật nếu được Tòa án chia thừa kế. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không chia thừa kế cho bà M, và chị H, chị D, chị G mà chỉ chia cho ông L và chị V hưởng thừa kế là không đúng. Như vậy, trong vụ án này Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã xác định di sản thừa kế thừa kế thế vị không đúng, xác định người thừa kế thế vị không đúng, dẫn đến quyết định của bản án không chính xác. Vụ án thứ 2: Vụ án "Tranh chấp thừa kế" giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Văn D, bị đơn là bà Nguyễn Thị T. 70 Nội dung vụ án và quá trình giải quyết: Cố Nguyễn Văn B (chết năm 1987), có vợ là cố Nguyễn Thị H (chết năm 1955) có 1 người con là cụ Nguyễn Hữu K (chết năm 1972). Cụ K có vợ là cụ Nguyễn Thị C chết trước cụ K (không rõ năm), sinh được 2 người con gái là bà Nguyễn Thị M, bà Nguyễn Thị T. Bà M (chết năm 1985), có con là anh Nguyễn Văn D (nguyên đơn). Còn bà T không lấy chồng, ở cùng với cụ K và cố B. Sinh thời cố B có tạo lập được một ngôi nhà 5 gian trên diện tích đất 300m2 tại Thanh Xuân, Hà Nội. Cố B, cụ K chết đều không để lại di chúc. Nhà đất là di sản do cố B để lại vẫn do bà T quản lý sử dụng. Anh D khởi kiện bà T xin chia thừa kế di sản là nhà đất do cố B để lại đang do bà T quản lý, sử dụng; anh xin được hưởng phần di sản thừa kế của mẹ anh là bà M. Bà T không nhất trí yêu cầu xin chia thừa kế của anh D do bà đã quản lý, sử dụng nhà đất nhiều năm và đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất. - Tại bản án dân sự sơ thẩm số 201/2010/DSST ngày 30 tháng 9 năm 2010, Tòa án nhân dân Quận Thanh Xuân đã nhận định: Bà T là người ở cùng cố B, cụ K tại nhà đất này nhiều năm. Quá trình sử dụng đã sửa chữa nhà, kê khai đóng thuế đất. Từ khi bà M là mẹ anh D còn sống cũng không có tranh chấp gì. Bà T đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, nên yêu cầu của anh D là không có căn cứ chấp nhận. Từ đó, quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của anh D. - Sau khi xét xử sơ thẩm, anh D có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. - Tại bản án dân sự phúc thẩm số 25/2011/DSPT ngày 22 tháng 1 năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định: Giữ nguyên bản án sơ thẩm. - Sau khi xét xử phúc thẩm, anh D có đơn khiếu nại. 71 - Ngày 20 tháng 2 năm 2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Quyết định kháng nghị số 31/2012/KN-DS kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên. - Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao sau đó đã xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Quận Thanh Xuân xét xử sơ thẩm lại theo quy định pháp luật. Nhận xét: Trong vụ án này, các đương sự tranh chấp di sản do cố B để lại là ngôi nhà 5 gian trên diện tích đất 300m2 tại Thanh Xuân, Hà Nội. Cố B có con là cụ K, nhưng cụ K lại chết trước cố B. Do đó, theo quy định pháp luật thì các con của cụ K là bà M, bà T là cháu cố B được hưởng thừa kế thế vị phần di sản của cụ K nếu còn sống được hưởng. Tuy nhiên, bà M chết sau cụ K nhưng lại chết trước cố B, nên theo quy định pháp luật thì anh D là chắt của cố B được hưởng thừa kế thế vị phần của mẹ anh là bà M nếu còn sống được hưởng. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm bác yêu cầu khởi kiện của anh D là không đúng quy định pháp luật do không xác định anh D là người thừa kế thế vị của bà M, xác định không đúng di sản thừa kế thế vị. Do đó, trong vụ án này Tòa án phải chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh D, chia di sản thừa kế của cố B cho hai người là bà T và anh D, nhưng phải xem xét trích chia công sức bảo quản, duy trì di sản cho bà T. Vụ án thứ 3: Vụ án "tranh chấp thừa kế" giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Q và bị đơn là anh Nguyễn Văn T. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết: Năm 1960, ông A kết hôn với bà B và sinh được chị Q năm 1961. Năm 1965, bà B chết, ông A và bà B không có tài sản gì. Năm 1977, ông A kết hôn với bà K, chị Q vẫn ở cùng ông A và bà K, được bà K chăm sóc, nuôi 72 dưỡng. Năm 1978, bà K sinh được anh T. Năm 1979, Chị Q lấy chồng và sống cùng gia đình chồng từ đó. Quá trình chung sống, ông A và bà K có tạo lập được một căn nhà 2 tầng trên diện tích đất 50m2 tại Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 2002, ông A chết có để lại di chúc định đoạt tài sản của mình cho bà K, nên không có tranh chấp gì về tài sản của ông A. Năm 2008, bà K chết không để lại di chúc. Sau khi bà K chết, chị Q yêu cầu chia di sản thừa kế do bà K để lại do anh T đang quản lý. Anh T không nhất trí chia thừa kế theo yêu cầu của chị Q và cho rằng chỉ có anh mới được hưởng di sản thừa kế, chị Q không được hưởng di sản thừa kế do bà K để do không phải là con đẻ của bà K. - Tại bản án dân sự sơ thẩm số 56/2011/DSST ngày 05 tháng 8 năm 2011, Tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy đã chấp nhận yêu cầu của chị Q, chia cho chị Q được hưởng 1/2 di sản thừa kế do bà K để lại, do bà K và chị Q có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con theo quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005. - Sau khi xét xử sơ thẩm, anh T có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm do Tòa án sơ thẩm xác định chị Q được thừa kế theo quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là không đúng do chị Q chỉ sống cùng mẹ anh trong thời gian hơn 1 năm và chị Q đã lớn và đi làm công nhân, đã có thu nhập nên mẹ anh là bà K không phải nuôi dưỡng, chăm sóc chị Q. - Tại bản án dân sự phúc thẩm số 275/2011/DSPT ngày 22 tháng 11 năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định: Giữ nguyên bản án sơ thẩm do bà K và chị Q có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau theo quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nhận xét: Vụ án này sau khi xét xử có nhiều quan điểm đánh giá Tòa án xử đúng, sai khác nhau. Có quan điểm cho rằng chị Q không được hưởng di sản 73 thừa kế của bà K, có quan điểm cho rằng chị Q được hưởng di sản thừa kế của bà K. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt và quan trọng là xác định giữa bà K và chị Q có quan hệ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con theo quy định tại điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 hay không. Tuy nhiên, do hiện tại pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể như thế nào có quan hệ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con để được hưởng thừa kế thế vị… Do đó, việc xét xử của Tòa án trong trường hợp này đúng hay sai vẫn còn nhiều tranh cãi và còn mang tính chủ quan. Do vậy, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn về vấn đề này để việc hiểu và áp dụng quy định này được thống nhất, đúng đắn nhất. Vụ án thứ 4: Vụ án tranh chấp thừa kế giữ nguyên đơn là ông Vũ Văn M, ông Vũ Văn N với bị đơn là bà Ngô Thị D, chị Hoàng Thị H, Nguyễn Thị Y. Nội dung vụ việc và quá trình giải quyết: Vợ chồng cụ Vũ Văn A và cụ Nguyễn Thị B sinh được 1 người con là ông Vũ Văn C. Cụ B đã chết sau khi sinh ông C, cụ A không lấy ai và nuôi dưỡng ông C, đồng thời tạo lập được một khối tài sản lớn. Ông C lấy vợ là bà D (bị đơn) và sinh con là anh Vũ Văn K. Anh K sau đó lấy chị H (bị đơn) và sinh con là Vũ Văn S. S lấy vợ là Y (Bị đơn) và sinh con là Vũ Văn T. Trong một lần cả gia đình đi du lịch, do ô tô gặp tai nạn nên cụ A, ông C, anh K và S phải vào Bệnh viện cấp cứu. Ông C chết trước đó một ngày, hai ngày sau anh K chết, ngày thứ 4 thì S cũng qua đời và cụ A sau đó cũng mất. Sau khi cụ A chết thì anh ruột và em ruột của cụ A là ông M, ông N khởi kiện do bà D (vợ ông C), chị H (vợ anh K), Y (vợ S) là những người đang quản lý di sản do cụ A để lại yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ A. - Tại bản án dân sự sơ thẩm số 61/2010/DSST ngày 18 tháng 3 năm 2010, Tòa án nhân dân Quận Hai bà Trưng đã xác định cụ A chết không để lại di chúc nên di sản của cụ A sẽ được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ 74 nhất của cụ A không còn ai và cũng không có người thừa kế thế vị, hàng thừa kế thứ 2 của cụ A chỉ còn ông M và ông N. Từ đó, quyết định chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn, giao di sản của cụ A cho ông M và ông N và trích một phần nhỏ công sức quản lý di sản cho bà D, chị H, Y. - Sau khi xét xử sơ thẩm, không nhất trí với quyết định của bản án sơ thẩm nên bà D có đơn kháng cáo. - Tại bản án dân sự phúc thẩm số 167/2010/DSPT ngày 02 tháng 7 năm 2010, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định: Giữa nguyên bản án sơ thẩm. Nhận xét: Trường hợp này theo quy định pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ A chỉ có ông C. Tuy nhiên, ông C đã chết trước cụ A, nên theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì con ông C là anh K (cháu cụ A) sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông C, nhưng anh K cũng đã chết sau khi ông C mất, nên theo quy định pháp luật thì S (là chắt cụ A) sẽ được hưởng thừa kế thế vị thay anh K. Nhưng S cũng đã chết sau khi anh K mất, nhưng con của S là T (là chút của cụ A) không được hưởng thừa kế thế vị di sản của cụ A do pháp luật không quy định chút là chủ thể được hưởng thừa kế thế vị. Do hàng thừa kế thứ nhất của cụ A không còn ai và cũng không có người thừa kế thế vị, nên di sản thừa kế của cụ A sẽ được chia theo pháp luật và chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 2 của cụ A là cụ M và cụ N, trong khi con dâu, cháu dâu, chắt dâu là bà D, chị H, Y và đặc biệt chút nội của cụ A là T không được hưởng thừa kế di sản của cụ A. Do đó, trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã xét xử và phân chia thừa kế đúng pháp luật. Như vậy, qua ví dụ này cho thấy quy định chỉ cho cháu, chắt được hưởng thừa kế thế vị là quy định không còn phù hợp, nên quy định này cần phải được sửa đổi cho phù hợp thực tế cuộc sống, cho phép thừa kế thế vị đối với cả chút, chít… và thừa kế thế vị đến vô hạn với thế hệ sau, để đảm bảo di 75 sản của người chết được để lại cho người thân thích nhất của họ, đúng với bản chất của quan hệ thừa kế. Vụ án thứ 5: Vụ án tranh chấp yêu cầu hưởng di sản thừa kế kế vị giữa với nguyên đơn là chị Phạm Ánh N và bị đơn là bà Phạm Thị T. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết: Vợ chồng cụ Phạm Công M và Nguyễn Thị G có tài sản là căn nhà 6 tầng trên diện tích 53,7m2 tại ngõ 630 đường Trường Chinh, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Vợ chồng cụ M có hai người con là ông Phạm Công C, thương binh hạng 3/4 (bố đẻ N), bị tâm thần bỏ nhà đi từ năm 1994 (bị tòa án tuyên bố chết năm 1998) và bà Phạm Thị T. Năm 2004, vợ chồng cụ M lập di chúc để lại toàn bộ diện tích đất và căn nhà cho con gái là bà T sau khi hai cụ qua đời, di chúc được lập tại phòng công chứng theo đúng quy định pháp luật, khi đó bà T hứa miệng sẽ cho chị N một khoản tiền để chị N làm vốn làm ăn. Năm 2006, vợ chồng cụ M chết. Sau đó, bà T không thực hiện lời hứa cho chị N tiền và đối xử tệ bạc với chị N. Chị N đã khởi kiện bà T yêu cầu chia di sản thừa kế do ông bà nội chị là cụ M, cụ G để lại. - Tại bản án dân sự sơ thẩm số 217/2012/DSST ngày 12 tháng 11 năm 2012, Tòa án nhân dân Quận Đống Đa đã quyết định bác yêu cầu của chị N, công nhận di chúc của cụ M và cụ G có hiệu lực pháp luật, giao toàn bộ di sản của cụ M, cụ G cho bà T. - Sau khi xét xử sơ thẩm, chị N đã có đơn kháng cáo không nhất trí án sơ thẩm. - Tại bản án dân sự phúc thẩm số 34/2013/DSPT ngày 12 tháng 3 năm 2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định sửa án sơ thẩm, buộc bà T phải chia 1/3 di sản của cụ M và cụ G cho chị N là người thừa kế vị của 76 ông C do ông C là con của cụ M, cụ G nhưng không có khả năng lao động, nên ông C là người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của cụ M, cụ G. Nhận xét: Bản di chúc do của cụ M và cụ G lập hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, thời điểm vợ chồng cụ M và cụ G lập di chúc cho bà T được hưởng toàn bộ nhà và đất vào năm 2004 thì ông C (bố chị N) chưa bị Tòa án tuyên bố đã chết, mà đến năm 2008 thì ông C mới bị Tòa án tuyên bố đã chết. Ông C là thương binh thời kháng chiến chống Mỹ, bị chấn thương sọ não dẫn đến bị tâm thần và mất khả năng lao động. Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì dù cụ M và cụ G đã truất quyền hưởng di sản của ông C, không cho ông C hưởng tài sản của mình theo di chúc thì ông C vẫn được hưởng 2/3 kỷ phần của một suất thừa kế theo pháp luật do ông C là con của cụ M và cụ G, tuy đã thành niên nhưng lại mất khả năng lao động. Ông C đã bị Tòa án tuyên bố chết trước khi cụ M và cụ G chết, theo quy định pháp luật thì chị N là người được hưởng thừa kế thế vị của ông C phần di sản của ông C được hưởng nếu còn sống bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Người được thừa kế theo pháp luật của cụ M và cụ G chỉ có hai người con là bà T và ông C, nên có hai suất thừa kế theo pháp luật. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của chị N và không chia thừa kế cho chị N là không đúng do xác định không đúng người được thừa kế thế vị, dẫn đến chia thừa kế không đúng. Tòa án cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, buộc bà T phải chia 1/3 giá trị di sản của cụ M và cụ G cho chị N là đúng pháp luật. 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nêu trên cho thấy chế định thừa kế thế vị cần phải được hoàn thiện và khắc phục những bất cập này để việc áp dụng các 77 quy định này trong thực tiễn đạt hiệu quả, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tốt hơn. Quá trình tìm hiểu về chế định thừa kế thế vị cho thấy những hạn chế đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, sai lầm và vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị, quyền lợi của công dân không được bảo đảm. Do đó, để góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng, xin đề xuất một số kiến nghị như sau: Về Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005: Như đã nêu ở các phần trước, Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 trong thực tế áp dụng còn có nhiều bất cập, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng điều luật này còn khác nhau. Cụ thể: - Theo quy định của Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện nay thì chỉ có cháu và chắt của người để lại di sản được thừa kế thế vị. Tuy nhiên, trong dòng trực hệ của người để lại di sản còn có chút, chít... nhưng với quy định pháp luật hiện nay thì chút, chít sẽ không có cơ hội thừa kế thế vị di sản của cụ, kị của mình. Thực tế đã có trường hợp xuất hiện quan hệ thừa kế thế vị của chút, chít để hưởng di sản do cụ, kị để lại như đã nêu tại vụ án thứ 4 ở mục 3.2.1. Tuy nhiên, pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội và dự liệu các quan hệ có thể xảy ra trong xã hội, nên để áp dụng pháp luật được thống nhất và đảm bảo quyền lợi của người thừa kế thì pháp luật cần thiết có quy định cho chút, chít... hưởng thừa kế thế vị khi có đủ điều kiện cần thiết và theo đó thế hệ sau được thừa kế thế vị đến vô hạn. - Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện nay chưa dự liệu khả năng con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối nhận di sản của bố, mẹ hoặc bị bố, mẹ truất quyền thừa kế di sản thì cháu có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Trong khi đó Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005 lại quy định người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Thực tế có rất nhiều trường hợp đã từ chối nhận di sản thừa kế của cha, mẹ mình hay bị cha, mẹ 78 mình truất quyền thừa kế. Do vậy, việc quy định thêm trường hợp này là rất cần thiết, nên trong trường hợp này cần quy định con của người đã từ chối nhận di sản hay bị truất quyền thừa kế thì không được thừa kế thế vị để hưởng di sản của người để lại di sản vì khi một người đã từ chối nhận di sản hay đã bị truất quyền hưởng di sản thì tư cách thừa kế của người từ chối nhận di sản hay bị truất quyền hưởng di sản không còn nữa và điều đó xuất phát từ ý chí chủ quan của người thừa kế hoặc người để lại di sản thừa kế. - Trường hợp con của người để lại di sản khi còn sống có hành vi vi phạm Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cháu vẫn có quyền được thế vị cha, mẹ mình để hưởng di sản của ông, bà. Tương tự như thế thì chắt cũng được hưởng di sản thừa kế thế vị. Sở dĩ cần quy định về trường hợp này vì hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn về vấn đề này. Mặt khác, việc cháu, chắt được thừa kế thế vị trong trường hợp này là quyền và lợi ích chính đáng cần được bảo vệ vì cháu, chắt không có lỗi, không phải chịu trách nhiệm về hành vi của cha, mẹ mình đã thực hiện trước đó. Do đó, với những bất cập trên thì để quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 được hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn và tránh việc hiểu, áp dụng không đúng quy định này, đảm bảo quyền lợi của người thừa kế thế vị, điều luật này cần bỏ cụm từ: "thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống" (đoạn 1) và cũng bỏ cụm từ tương tự tại đoạn 2 đối với chắt. Theo đó, Điều 677 cần được sửa đổi, bổ sung lại như sau: "1. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hưởng di sản của ông, bà; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hưởng di sản của các cụ. Tương tự như vậy, thừa kế thế vị đến vô hạn với thế hệ sau. 2. Nếu cha hoặc mẹ của cháu, chắt khi còn sống đã có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này thì cháu, chắt vẫn được 79 thừa kế thế vị trừ khi chính bản thân người cháu, chắt này có hành vi vi phạm quy này. 3. Nếu con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối nhận di sản của bố, mẹ hoặc bị bố, mẹ truất quyền hưởng di sản thì cháu, chắt không được hưởng thừa kế thế vị". Về Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005 Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện nay quy định con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng di sản thừa kế của nhau và còn được thừa kế theo Điều 676 và Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Quy định này rất chung chung gây nhiều quan điểm trái chiều khi áp dụng. Thực tế, hiện tại Nghị quyết số 02/1990/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế đã hết hiệu lực pháp luật, nhưng tinh thần hướng dẫn tại điểm b khoản 5 Nghị quyết số 02/1990/HĐTP này vẫn được vận dụng trong cách hiểu và áp dụng điều luật này. Tuy nhiên hướng dẫn này cũng không quy định rõ khái niệm "con của người con nuôi" trong trường hợp này là con nuôi hay con đẻ hay bao gồm cả con nuôi và con đẻ của người con nuôi nên gây nhiều tranh cãi và mâu thuẫn trong quá trình áp dụng Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005. Ở phần 2.2.1 của chương 2 về chủ thể thừa kế thế vị đã phân tích những hạn chế và những quan điểm khác nhau trong cách hiểu và áp dụng điều luật này. Trên cơ sở đó, cần phải có quy định cụ thể về vấn đề thừa kế giữa con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi và Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005 nên được sửa đổi, bổ sung như sau: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng di sản thừa kế của nhau theo Điều 676 của Bộ luật này. Trong trường hợp người con nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha nuôi và mẹ nuôi thì chỉ con đẻ của người con nuôi đó được thừa kế thế vị để nhận di sản của người để lại di sản". 80 Việc sửa đổi điều luật này theo nội dung trên tránh được cách hiểu khác nhau về con nuôi hay con đẻ được hưởng thừa kế thế vị, xác định rõ chủ thể thừa kế thế vị của người con nuôi chỉ là con đẻ của người con nuôi. Trong trường hợp người con nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi thì con nuôi của người con nuôi đó không được thừa kế thế vị để hưởng di sản thừa kế của người nhận nuôi cha mẹ nuôi mình. Về Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về mối quan hệ thừa kế giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng. Đây là điểm tích cực khi ghi nhận về mặt pháp lý để bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của con riêng. Quy định này góp phần củng cố mối quan hệ tình cảm giữa các chủ thể nói trên. Tuy nhiên, hiện nay quy định tại Điều 679 cũng có những tồn tại giống như quy định tại Điều 678 của Bộ Luật này. Đó là việc quy định của điều luật này còn chung chung, không xác định rõ thế nào là "có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con". Mặc dù, Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định về vấn đề nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ chồng nhưng điều luật này cũng không quy định cụ thể về vấn đề này dẫn đến còn nhiều cách hiểu và áp dụng quy định này trong quá trình xét xử các vụ án tại Tòa án hiện nay. Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì con riêng và bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau, nếu họ không cùng chung sống thì không có nghĩa vụ này. Tuy nhiên thực tế có trường hợp không sống chung nhưng lại cung cấp tài chính để nuôi dưỡng và có trường hợp sống chung nhưng lại không thực hiện đúng nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó, cần thiết phải quy định nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng không phụ thuộc vào nơi cư trú của họ. Để xác định trong trường hợp nào thì con riêng được thừa kế thế vị của cha dượng, mẹ kế và được thừa kế thế vị thì phải cần một phía có thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con hay bắt buộc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng đó là từ hai phía. Mặt khác, trường hợp khi còn sống 81 thì người con riêng của vợ hoặc của chồng thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha kế, mẹ kế nhưng lại bị kết án do vi phạm một trong các hành vi quy định tại các điểm a, c, d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 đối với cha dượng, mẹ kế thì khi người con riêng đó chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha dượng, mẹ kế thì con của người con riêng đó vẫn được thừa kế thế vị của ông bà là cha dượng, mẹ kế của bố, mẹ mình. Do đó, Điều 679 Bộ luật Dân sự cần được sửa đổi như sau: "Con riêng và cha dượng, mẹ kế không phụ thuộc vào nơi họ cư trú, nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con từ một phía hoặc từ cả hai phía thì được thừa kế di sản của nhau theo quy định của Điều 676. Con hoặc cháu của người con riêng đó còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này". 82 KẾT LUẬN Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, chế định thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội. Thừa kế thế vị là một phần quan trọng của pháp luật thừa kế. Thừa kế thế vị trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cháu, chắt của người để lại di sản, tránh được trường hợp di sản thừa kế được chia cho người không thân thích nhất của người để lại di sản. Ngay từ sau năm 1945, quy định về thừa kế thế vị đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam. Quy định này được hoàn thiện dần qua từng giai đoạn lịch sử và qua từng văn bản pháp luật liên quan đến thừa kế và đến khi Pháp Lệnh thừa kế năm 1990 được ban hành thì thừa kế thế vị đã được quy định thành riêng một điều luật. Sau đó, quy định này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong Bộ luật Dân sự năm 1995 và hoàn thiện hơn trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Không phủ nhận rằng Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có những quy định cụ thể, chi tiết, có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các quy định về thừa kế thế vị trước đó và nó đã có tác động tích cực trong việc giải quyết các vụ về thừa kế thế vị trong thực tiễn. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực này thì các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng thực tế như đã phân tích trong phần nội dung luận văn. Do đó, các quy định này cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Qua việc tìm hiểu các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, tác giả đã cố gắng làm rõ thừa kế thế vị dưới góc độ một quan hệ pháp luật, so sánh các quy định về thừa kế thế vị của Bộ luật Dân sự năm 2005 với các quy định về thừa kế thế vị trước 83 đó để thấy được sự kế thừa và phát triển của chế định này. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị, từ đó rút ra những bất cập, tồn tại của các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. Tác giả cũng tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những bất cập, tồn tại trong các quy định về thừa kế thế vị, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định thừa kế thế vị trong tương lai. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên vấn đề thừa kế thế vị được nghiên cứu dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học, nguồn tài liệu tham khảo không nhiều, nên trong một chừng mực nhất định tác giả mong muốn từ việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề về hiệu lực điều chỉnh cũng như góp phần hoàn thiện hơn các quy phạm pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng ở nước ta. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931). 3. Bộ dân luật Trung Kỳ (1936). 4. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (1956), Thông tư 1742-BNC ngày 18/9 hướng dẫn một số vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hà Nội. 6. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định sửa đổi, bổ sung một số quy lệ và chế định trong dân luật. 7. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12 về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội. 8. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam, bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Ngọc Điện (2012), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội. 13. Trần Thị Huệ (2011), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Namnhững vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 14. Bùi Thị Tuyết Khanh (Chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt , Nxb Thanh niên, Hà Nội. 85 15. Thái Công Khanh (2006), "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện điều 679 Bộ luật Dân sự năm về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tòa án nhân dân, (16). 16. Hoàng Thế Liên (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 18. Lê Kim Quế (2001), 110 câu hỏi - đáp pháp luật về thừa kế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 20. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 21. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 22. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 23. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 24. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 25. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 26. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 27. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 28. Phùng Trung Tập (2005), "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại", Tòa án nhân dân, (24). 29. Phùng Trung Tập (2010), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 30. Phùng Trung Tập (2010), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 31. Tòa án nhân dân tối cao (1957), Chỉ thị số 772/CT-TATC ngày 10/7 về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến, Hà Nội. 86 32. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, Hà Nội. 33. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội. 34. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội. 35. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2007, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2008, Hà Nội. 38. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2009, Hà Nội. 39. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2010, Hà Nội. 40. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2011, Hà Nội. 41. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2012, Hà Nội. 42. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích luật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Nguyễn Minh Tuấn (2009), Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 44. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội. 87 [...]... phần hoàn thiện chế định này 22 Chương 2 THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005 2.1 NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN HƢỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ 2.1.1 Nguyên tắc hƣởng thừa kế thế vị Thừa kế thế vị là một phần của pháp luật thừa kế Do vậy, thừa kế thế vị phải phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng Theo đó, thừa kế thế vị tuân theo 4 nguyên tắc... là Bộ luật Dân sự năm 2005 còn có một số điều luật liên quan đến quy định về thừa kế thế vị tại các Điều 641, Điều 678, Điều 679 Theo đó, bộ 21 luật này quy định con nuôi, con riêng cũng có quy n thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ, của cha dượng và mẹ kế Có thể nói, sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu mốc quan trọng trong pháp luật thừa kế nói chung và quy định về thừa kế thế vị. .. nhau về thừa kế thế vị khi vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 Nói khác đi, mặc dù thừa kế thế vị chỉ là một chế định nhỏ của pháp luật thừa kế và Bộ luật Dân sự năm 2005 là một bộ luật khá hoàn thiện về lĩnh vực dân sự, trong đó các quy định về thừa kế thế vị đã có những bước hoàn thiện rõ nét so với các quy định pháp luật trước đó về vấn đề này, nhưng liên quan đến thừa kế thế vị vẫn... sản thừa kế, có quy n khởi kiện liên quan đến thừa kế thế vị Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quy n và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại" [27] Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Người thừa kế có quy n xác lập quy n sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này" [27] Phần thứ tư của. .. thứ tư của Bộ luật Dân sự năm 2005 bao gồm các quy định về thừa kế, nên theo quy định này khi thừa kế thế vị thì cháu, chắt được xác lập quy n sở hữu đối với tài sản thừa kế theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng Tuy nhiên, quy n sở hữu của cháu, chắt trong trường hợp này chỉ xác lập đối với phần di sản mà cháu chắt được thừa kế thế vị, tức là... hàng thứ ba của ông, bà, cụ Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự hàng thừa kế do pháp luật quy định" [27] Theo nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất có quy n hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng thừa kế gần hơn... di sản thừa kế theo hàng thừa kế của ông, bà nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và chắt chỉ được hưởng thừa kế theo hàng thử ba của các cụ nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai vì các lý do quy định tại khoản 3 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 Tuy nhiên, quy định về thừa kế thế vị là quy định khác biệt nên cháu, chắt hưởng thừa kế của ông, bà, các cụ với tư cách thừa kế thế vị không... luật thừa kế Do vậy, khi tiếp cận nguyên tắc này cần xác định chính xác điều đó để tránh tình trạng chia thừa kế thế vị sai do xác định sai diện thừa kế Năng lực thừa kế càng khó xác định khi chủ thể đó là một thai nhi chưa được sinh ra Vậy hiểu như thế nào cho đúng quy định của Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005? Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: 1 Năng lực pháp luật dân sự của cá... được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27] Theo quy định này thì con riêng có quy n được hưởng thừa kế theo pháp luật và được hưởng thừa kế thế vị của bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì con riêng không thuộc hàng thừa kế nào trong ba hàng thừa kế theo. .. hội bằng pháp luật, trong đó có quan hệ thừa kế 1.1.2 Quy n thừa kế Quy n thừa kế là một trong những quy n cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Quy n thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với quy n sở hữu của cá nhân Quy n sở hữu của cá nhân là cơ sở của việc thừa kế Hình thức sở hữu quy t định việc thừa kế trong xã hội Quy n sở hữu là cơ sở của quy n thừa kế, còn quy n thừa kế lại chính ... ngi khỏc theo di chỳc hoc theo mt trỡnh t nht nh, ng thi quy nh phm vi quyn v ngha v, phng thc bo v cỏc quyn v ngha v ca ngi tha k Theo ngha hp thỡ quyn tha k l quyn ca ngi li di sn v quyn ca... theo quy nh ti Phn th t ca B lut ny" [27] Phn th t ca B lut Dõn s nm 2005 bao gm cỏc quy nh v tha k, nờn theo quy nh ny tha k th v thỡ chỏu, cht c xỏc lp quyn s hu i vi ti sn tha k theo cỏc quy. .. trỡnh phỏt trin cỏc quy nh phỏp lut v tha k th v Vit Nam 12 1.3.1 Giai on trc nm 2005 12 1.3.2 Giai on sau nm 2005 16 Chng 2: THA K TH V THEO QUY NH CA B LUT 18 DN S VIT NAM NM 2005 2.1 Nguyờn tc