1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân chia di sản thừa kế theo quy định bộ luật dân sự năm 2015 (tt)

21 392 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 460,87 KB

Nội dung

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để làm sáng tỏ một số nội dung về "Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2015" để làm đề tài luận văn thạc s

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khóa học: TS Phạm Kim Anh

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2:………

………

Luận văn này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại: Học viện khoa học xã hội ……… giờ……….ngày …… tháng ………năm…………

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thừa kế là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường làm cho xã hội luôn thay đổi từng ngày, từng giờ nên pháp luật hiện hành vẫn chưa thể dự liệu hết những tình huống xảy ra trên thực tế

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để làm sáng tỏ một số nội dung về "Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2015" để làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng, cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn

1995 khá đầy đủ và hoàn thiện nhất

Các công trình nghiên cứu về thừa kế ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về quyền thừa

kế như: thời điểm mở thừa kế; Di chúc chung vợ chồng; Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc… Một số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh chấp cụ thể như tranh chấp về xác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người thừa

kế thế vị hoặc chủ thể không được thừa kế theo pháp luật Những bài viết có tính chất nghiên cứu này được đăng trong các tạp chí chuyên

Trang 4

ngành luật như: Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật

Tuy nhiên việc nghiên cứu một chế định riêng về phân chia

di sản thừa kế thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu Do vậy, Bộ luật dân sự 2015 vừa ban hành, đã giải quyết được một số vướng mắc trong thực tế về vấn đề thừa kế

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hơn về phân chia di sản thừa kế, tìm hiểu thực tế áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về di sản thừa kế trong hoạt động xét xử của tòa án, tìm hiểu thực tế áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế trong các văn bản Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Bộ luật dân sự

2015 và theo luật Công chứng 2014 Từ đó kiến nghị hoàn thiện chế

định phân chia di sản thừa kế cho phù hợp với tổng thể các quy định

trong bộ luật dân sự và đồng bộ hóa các quy định của ngành luật khác

b Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Làm sáng tỏ các quy định về thừa kế theo Bộ luật dân sự

2005 so với Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

- Phân tích, so sánh mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự với các quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, luật sở hữu trí tuệ, luật công chứng…

- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thừa

kế trong thực tế, phương hướng và cách thức khắc phục Đề xuất một

số ý kiến về việc ban hành các quy định pháp luật liên quan đến thừa

kế

Trang 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

a Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của đảng , Nhà nước ta trong lĩnh vực thừa kế

b Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng ,duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh….Các phương pháp này được sử dụng cụ thể như sau;

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các điều luật được quy định trong

bộ luật dân sự 2015 về thừa kế; các văn bản hướng dẫn về thừa kế; các bản án……

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài luận văn Thạc sỹ“ Phân chia di sản thừa kế theo bộ

luật dân sự 2015” là một công trình nghiên cứu toàn diện về phân

chia di sản thừa kế qua thực tiễn tại các tổ chức hành nghề công chứng

Trang 6

Luận văn đã giúp cho bản thân nâng cao được nhận thức, lý luận thực tiễn đối với các vụ việc về giải quyết phân chia di sản thừa

kế tại cơ quan và có thể làm tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức

muốn tìm hiểu pháp luật về phân chia di sản thừa kế

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm ba phần: Lời mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội chính được lập thành 2 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và qui định của pháp luật về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế

Chương 2 : Thực trạng áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 1.1 Khái niệm về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế

1.1.1 Khái niệm về di sản thừa kế

Hiện nay vấn đề di sản thừa kế được đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Thứ nhất: Vấn đề về nghĩa vụ tài sản của người chết để lại có

nằm trong phạm vi tài sản của người chết hay không ?

- Thứ hai: Vấn đề về tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết

để lại có nằm trong phạm vi tài sản của người chết hay không ?

- Thứ ba: Vấn đề về tài sản của người chết để lại không bao

gồm các khoản nợ mà người để lại di sản

Tóm lại, di sản thừa kế là tài sản, các quyền tài sản, không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người đó để lại cho người thừa kế [ 1, Tr.86]

1.1.2 Khái niệm phân chia di sản thừa kế

Hiện nay do sự phát triển kinh tế, xã hội dẫn đến tài sản tích lũy của mỗi cá nhân và gia đình ngày càng nhiều Vì vậy, các tranh chấp nói chung và các tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế nói riêng ngày càng tăng về số lượng đồng thời mang tính chất phức tạp hơn Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kế giữa các bên chủ thể là xác định di sản và phân chia di sản thừa kế đúng để đảm bảo quyền, lợi ích của những người được hưởng thừa kế

Vậy, phân chia di sản thừa kế là tập hợp các hoạt động nhằm xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người một

có quyền hưởng thừa kế trong khối di sản chung sau khi đã thực hiện

Trang 8

nghĩa vụ tài sản từ di sản Chấm dứt tình trạng nhiều người cùng có quyền được hưởng thừa kế từ một hoặc nhiều tài sản do người chết

để lại [1, tr.183]

1.2 Quy định của pháp luật về di sản thừa kế

1.2.1 Xác định di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 612, BLDS 2015 xác định:“ Di sản bao

gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác ” Tài sản riêng của người chết được

hiểu là phần tài sản mà về phương diện pháp lý không bị chi phối hay phải chịu một ràng buộc nào với các chủ thể khác trong việc

chiếm hữu, sử dụng và thực hiện quyền định đoạt [ 8, Tr.99]

1.2.2 Thành phần của di sản thừa kế

- Phần di sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết

Theo quy định tại Điều 614 BLDS 2015 thì kể từ thời điểm

mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của một người chấm dứt khi người đó chết và được chuyển cho những người còn sống, trừ những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn với nhân thân người chết Vì vậy, thời điểm mở thừa kế là mốc thời gian kể từ lúc đó các quyền tài sản và nghĩa vụ của tài sản của người chết được chuyển cho những người thừa kế của người chết Nói cách khác, kể

từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền tài sản

và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản

- Phần di sản thừa kế dành cho những người hưởng di sản

không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Căn cứ vào khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 quy định:“ Con

chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có

Trang 9

khả năng lao động.” vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba

suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất

đó

- Phần di sản dành cho di tặng

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác, phần di tặng này có hiệu lực cùng với di chúc khi người lập di chúc chết và mặc dù người được di tặng và người được hưởng thừa kế có sự khác nhau về cách thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại nhưng họ đều hưởng một phần di sản của

người chết để lại theo di chúc

- Phần di sản dùng vào việc thờ cúng

+ Di sản thờ cúng là một phần trong khối di sản

+ Phần di sản thờ cúng không được chia

+ Người được giao quản lý di sản thờ cúng nếu không thực hiện đúng di chúc thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản thờ cúng cho những người khác quản lý để thờ cúng

+ Di sản thờ cúng thuộc về người quản lý di sản nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết

+ Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ

để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng

Như vậy di sản thờ cúng là một phần di sản thừa kế sau khi thanh toán xong các khoản nợ liên quan đến di sản

1.3 Phân chia di sản thừa kế

1.3.1 Căn cứ phân chia di sản thừa kề

- Chia theo thỏa thuận giữa những người thừa kế

Trang 10

Theo khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 “Cá nhân, pháp nhân xác

lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở

tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không

vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.” Tòa

án chỉ tham gia giải quyết trong trường hợp những người thừa kế không tìm được tiếng nói chung

- Chia theo ý chí của người lập di chúc

Khoản 1, khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:“ Mọi

người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà

ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; Quyền sở hữu tư nhân

và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” Theo quy định trên thì

mọi công dân có quyền sở hữu hợp pháp về tài của riêng mình và có

quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ

Vậy phân chia di sản theo ý chí định đoạt của người lập di chúc là căn cứ để tiến hành việc phân chia di sản thừa kế, làm phát sinh quyền sở hữa của người có quyền thừa kế

- Chia theo quy định của pháp luật

Điều 194 BLDS 2015 quy định “ Chủ sở hữu có quyền bán,

trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản

Do đó, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

1.3.2 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế

- Nguyên tắc chia theo di chúc

+ Tôn trọng ý chí của người lập di chúc

Trang 11

+ Tôn trọng sự thỏa thuận của những người thừa kế

+ Việc phân chia phải đảm bảo tình đoàn kết trong gia đình

- Nguyên tắc chia theo pháp luật

+ Ưu tiên chia cho những người ở hàng thừa kế trước: + Chia hết cho những người ở hàng thừa kế trước :

+ Chia đều bằng nhau cho những người thừa kế cùng hàng: + Phân chia di sản phải ưu tiên cho một số thành viên trong gia đình

1.4 Hạn chế phân chia di sản thừa kế

Hạn chế phân chia xảy ra các trường hợp sau:

- Theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia

- Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia

di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng

còn sống và gia đình

Kết luận chương 1

Quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về di sản thừa kế nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế Phân chia di sản thừa kế góp phần điều tiết, ổn định các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, là cơ sở pháp lý trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế Mặt khác, phân chia di sản thừa kế còn mang nhiểu ý nghĩa thiết thực như:

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người được hưởng thừa kế

Trang 12

- Quyền thừa kế là quyền cơ bản của công dân, là phương tiện để duy trì, củng cố quyền sở hữu trong xã hội

- Bảo đảm quyền và lợi ích của những người liên quan Việc xác định di sản thừa kế không những bảo đảm quyền và lợi ích của những người hưởng thừa kế mà còn bảo đảm quyền và lợi ích của những người liên quan Bởi trong thực tế có nhiều trường hợp tài sản của một người lại liên quan đến nhiều người khác( Các khoản nợ hoặc tài sản nằm trong khối tài sản chung với người khác)

Trang 13

Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

2.1.Thực trạng áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế

2.1.1 Áp dụng pháp luật phân chia di sản thừa kế

- Áp dụng luật dân sự

Vụ án thứ nhất liên quan đến phân chia di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Căn cứ vào Bản án số 49/DSPT ngày 17-03-2005 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội có nội dung

vụ án như sau:

Nguyên đơn – chị Khổng Bích Liên có đơn và trình bày:

Từ vụ án trên cho thấy chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thường được áp dụng trong thực tế Hiện nay chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chưa được chứng minh rõ ràng, có người cho rằng chế định này là nhằm bảo đảm tối thiểu một số tài sản trong gia đình, cũng có quan điểm cho rằng trong gia đình các con phải kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ Ngược lại cha mẹ phải nuôi dưỡng các con không có khả năng lao động, giữa những người này ngoài nghĩa vụ pháp lý họ còn có nghĩa vụ đạo đức với nhau Do đó, pháp luật quy định trong trường hợp này họ được hưởng kỷ phần nhất định từ di sản của người đã chết

- Áp dụng luật công chứng

Vụ án liên quan đến việc lập di chúc tại cơ quan công chứng Căn cứ vào quyết định số 76/2006/DS-GĐT ngày 14-04-2006 của Tòa án dân sự Tòa án nhận dân tối cao, nội dung vụ án như sau:

Trang 14

Theo trình bày của bà Thông, cụ Liên có 2 người con là Hoa và Thông

Qua vụ án trên chúng ta thấy:

+ Quy định của bộ luật dân sự thừa nhận di chúc có công chứng Việc lập di chúc được tến hành tại cơ quan công chứng (Điều

658 BLDS 2005) Tuy nhiên theo khoản 1, điều 661 BLDS 2005 quy định: Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ của mình để lập di chúc [ 22, Khoản 2, Điều 44 ]

+ Dấu vết duy nhất trên bản di chúc là chữ ký hoặc điểm chỉ Trong vụ án trên di chúc được điểm chỉ dấu vân tay mà không có chữ ký của cụ Liên Tuy chưa có cơ sở để khẳng định đây là dấu vân tay của cụ Liên nhưng tòa sơ thẩm đã thừa nhận di chúc này là của

cụ Liên

+ Căn cứ theo khoản 1 điều 666 BLDS 2005 quy định:“ Kể

từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.” Do đó, nếu bản photocopy có

đủ cơ sở để xác định ý chí và ý nguyện của người lập di chúc thì chúng ta vẫn thừa nhận di chúc

2.1.2 Chia theo di chúc

- Phân chia di sản thừa kế theo di chúc trong trường hợp người để lại di chúc không có nghĩa vụ về tài sản

Người lập di chúc còn có quyền xác định rõ trong di chúc ai

là người được hưởng di sản là hiện vật, cụ thể là hiện vật nào Vì vậy khi di sản dược phân chia các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác

Ngày đăng: 22/11/2017, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w