chính sách tiền tệ mỹ
Trường Đại học Tài chính-Marketing Chính sách tiền tệ Mỹ Tiểu luận Kinh tế vĩ mô Nhóm 1 3/12/2012 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Mục lục Phần A. Giới thiệu tổng quan I. II. III. IV. Trình bày: Nguyễn Châu Hồng Ngọc và Bảo Huyền Trúc Nghi Chính sách tiền tệ Trang Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Mỹ Trang Giới thiệu về FED Trang Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia Trang Phần B. Tác động của các chính sách tiền tệ I. II. Tác động chung Trang Trình bày: Trịnh Thị Thảo Phương, Phạm Hồng Thúy và Hồ Thị Mỹ Hương Tác động đến cụ thể đến một số ngành Trang 1. Ngành bất động sản Trang Trình bày: Nguyễn Ngọc Quốc Anh và Phạm Duy Thoại 2. Ngành hàng tiêu dùng Trang Trình bày: Phạm Trình Ân Điển 3. Ngành tài chính ngân hàng Trang Trình bày: Nguyễn Thị Quý Ngọc Phần C. Tổng kết và ý kiến chủ quan 2 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 PHẦN A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN I. CHÍNH 1. Khái niệm: - - SÁCH TIỀN TỆ Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô, được chia làm: + Chính sách mở rộng: tăng lượng cung tiền hơn mức bình thường. + Chính sách thu hẹp: giảm lượng cung tiền dưới mức bình thường. 2. Các dạng chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ Mục tiêu lạm phát Mục tiêu mức giá Tổng cung tiền Cố định tỷ giá Bàn vị vàng Biến số tác động Lãi suất của nợ qua đêm Lãi suất của nợ qua đêm Tốc độ tăng cung tiền Tỷ giá Giá vàng Chính sách tổng hợp Thường là lãi suất Mục tiêu dài hạn Cố định tỷ lệ lạm phát Cố định mức giá Cố định tỷ lệ lạm phát Tỷ giá Lạm phát thấp đo bằng giá vàng Thường là tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát ( Trích từ http://vi.wikipedia.org ) - Chính sách tổng hợp được Hoa Kỳ sử dụng từ những năm 1980s cho đến nay, còn có tên là “Taylor Rule” đảm bảo rằng lãi suất của FED (Federal Reserve System - Cục dự trữ liên bang Mỹ) thay đổi thích ứng với các vấn đề lạm phát và sản lượng đầu ra. 3. Các công cụ của chính sách: - - Gồm có 6 công cụ sau: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các ngân hàng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. 3 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 - - - - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Công cụ lãi suất tín dụng:là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất là những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng: là công cụ can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái: là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 20.850 VND/USD). Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, thu hút vốn đầu tư. Về thực chất tỷ giá hối đoái không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Tóm lại, để ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Trong đó có 3 công cụ chính ảnh hưởng đến lượng cung tiền:thay đổi lãi suất chiết khấu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. - Thay đổi lãi suất chiết khấu : + Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường: * Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. * Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, 4 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. - + Do vậy, với một số tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc : - + Các cơ quan hữu trách về tiền tệ (Ngân hàng trung ương và cục tiền tệ) thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó.Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi.Nói cách khác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản.Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này.Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. + Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển. Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở: + Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại trái phiếu và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở.Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. + Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu có hai loại: mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. * Ở Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn. * Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. + Khi ngân hàng trung ương bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường như trái phiếu chính phủ, những nơi khác mua, khi đó ngân hàng trung ương sẽ 5 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 "thu tiền" về theo cơ chế sau: tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu chính phủ bị ngân hàng thương mại ghi nợ và ngân hàng trung ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại ngân hàng trung ương cộng với tiền mặt dự trữ tại két của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. ngân hàng trung ương sử dụng biên pháp này khi muốn thắt chặt tiền tệ. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương mua vào giấy tờ có giá của chính phủ do ngân hàng thương mại bán lại,ngân hàng trung ương sẽ ghi tăng tài khoản tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Khi ngân hàng thương mại bán lại giấy tờ có giá của chính phủ cho ngân hàng trung ương thì ngân hàng trung ương trả tiền cho ngân hàng thương mại bằng cách ghi tăng khoản tiền dự trữ của ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Tiền của ngân hàng thương mại tăng làm cơ sở dẫn đến cung tiền tăng (cung tiền = [tiền mặt + tiền dự trữ (tăng)] x số nhân tiền tệ).Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại có thể dẫn đến ngân hàng trung ương phải in thêm tiền giấy nếu các ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn về tiền giấy và đến ngân hàng trung ương xin rút tiền giấy trong khi tiền giấy của ngân hàng trung ương không đủ đáp ứng. Đây là hoạt động mở rộng tiền tệ của ngân hàng trung ương. II. - TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ MỸ Nền kinh tế của Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường theo định hướng cá nhân và các công ty kinh doanh đưa ra hầu hết các quyết định. Chính phủ liên bang và tiểu bang mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết chủ yếu ở các thị trường tư nhân. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 14.582 tỷ USD, chiếm23,52% của nền kinh tế thế giới (theo Ngân hàng Thế giới ). Nói cách khác, GDP của Hoa Kỳ tăng 3% trong quý IV năm 2011 so với quý trước. Trong lịch sử, từ năm 1947 đến năm 2011, mức tăng trưởng GDP trung bình của Hoa Kỳ là 3,28%, đạt mức cao lịch sử 17,20% tháng 3/ 1950 và mức thấp kỷ lục là -10,40% tháng 3/ 1958.Trong tháng 6/ 2011, FED ước tính GDP của Mỹ tăng trưởng sẽ là 3,5% đến 4,2%,dựa trên tỷ lệ tăng trưởng 3,0% đến 3,5% trong năm 2010.( http://www.bloggingstocks.com) 6 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ (http://www.tradingeconomics.com/united-states) Biểu đồ GDP Mỹ - Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô Mỹ còn thể hiện rõ nét qua tốc độ tăng trưởng GNP (tổng sản phẩm quốc dân) từ năm 1947 – 2011. 7 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 - Quỹ tiền tệ quốc IMF công bố danh sách Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2011 dựa trên số liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010. Theo đó Mỹ giữ vị trí cao nhất với : + Tổng GDP tính theo sự ngang giá của sức mua(PPP):13.860 tỷ USD + Đóng góp của dịch vụ trong GDP: 78,5% + Đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP: 20,6% + Đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP: 0,9% (Nguồn: http://vtc.vn/1-283947/kinh-te/top-10-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-nam2011.htm) Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với những chính sách tiền tệ và tài khóa hợp lý, trong tương lai nền kinh tế vĩ mô của Mỹ được dự đoán sẽ có nhiều cải thiện đáng kể về tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời nâng cao GDP. 8 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 DựbáođiệntửvềnềnkinhtếMỹ (từ 22/ 02/ 2012) ( Theo http://www.e-forecasting.com/US_Economic_Forecasts.htm ) - Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ ( 2008 – 2011 ) Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ cuối cùng đã được báo cáo ở mức 2,9% trong tháng 1/2012. (theo http://www.tradingeconomics.com/united-states) III. GIỚI THIỆU VỀ FED Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Federal Reserve System – Fed ) là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1915 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang ” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1913. 9 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Fed bề ngoài là ngân hàng của chính phủ, bao gồm Hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Fed hiện nay là Ben Bernanke - Chủ tịch thứ 14 của Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 01/01/2006. 1. Vai trò và nhiệm vụ: Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau: - Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn. - Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng. - Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính. - Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia. • Cấu trúc cơ bản gồm: - Hội đồng thống đốc - Ủy ban thị trường - Các Ngân hàng của Fed - Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh) Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội.Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006. - 2. - Hình thức hoạt động: Fed có ba công cụ chính để duy trì kiểm soát việc cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Công cụ quan trọng nhất là hoạt động thị trường mở, hoặc bán và mua chứng khoán chính phủ. Để tăng mức cung tiền, Fed mua chứng khoán chính phủ từ các ngân hàng, các doanh nghiệp khác hoặc các cá nhân, thanh toán cho họ bằng séc (một nguồn tiền 10 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 mới do nó in); khi các tấm séc của Fed được gửi vào ngân hàng, chúng tạo ra lượng dự trữ mới - một phần trong đó ngân hàng có thể cho vay hoặc đầu tư, do đó làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Mặt khác, nếu Fed muốn giảm mức cung tiền, nó bán các chứng khoán chính phủ cho các ngân hàng để thu lại tiền dự trữ từ các ngân hàng. Do mức dự trữ thấp đi, các ngân hàng phải giảm lượng cho vay và do vậy mức cung tiền lập tức giảm theo. - Fed cũng có thể kiểm soát mức cung tiền bằng việc quy định cụ thể lượng tiền dự trữ mà các tổ chức nhận tiền gửi phải dành riêng ra như là lượng tiền mặt trong két của mình hay như tiền đặt cọc tại các ngân hàng dự trữ địa phương. Những yêu cầu tăng lượng dự trữ buộc các ngân hàng phải giữ lại một tỷ lệ tiền lớn hơn trong quỹ của mình, do đó làm giảm mức cung tiền, trong khi các yêu cầu giảm lượng dự trữ vận hành theo chiều ngược lại làm tăng mức cung tiền. Các ngân hàng thường cho nhau vay tiền qua đêm để đáp ứng các yêu cầu dự trữ của mình. Lãi suất cho những khoản vay như vậy, còn gọi là “lãi suất quỹ liên bang”, là thước đo chủ yếu xem mức độ chính sách tiền tệ “chặt” hay “lỏng” như thế nào tại mỗi thời điểm. - Công cụ thứ ba của Fed là tỷ lệ chiết khấu, hay tỷ lệ lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải thanh toán khi vay tiền từ quỹ của các ngân hàng dự trữ. Thông qua việc tăng hoặc giảm tỷ lệ chiết khấu, Fed có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích việc vay tiền và do đó làm thay đổi mức thu nhập của các ngân hàng khi cho vay. - Các công cụ này cho phép Fed mở rộng hay thu hẹp lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế Mỹ. Nếu mức cung tiền tăng thì tín dụng được gọi là nới lỏng. Trong bối cảnh đó, các tỷ lệ lãi suất có xu hướng giảm xuống, chi tiêu cho kinh doanh và tiêu dùng có xu hướng tăng, và việc làm cũng tăng; nếu như nền kinh tế đang hoạt động gần như hết tiềm năng của nó thì quá nhiều tiền có thể sẽ dẫn đến lạm phát, hoặc suy giảm giá trị đồng đôla. Ngược lại, khi mức cung tiền thu hẹp lại thì tín dụng sẽ chặt. Trong bối cảnh đó, tỷ lệ lãi suất có xu hướng tăng, các mức chi tiêu ngưng lại hoặc suy giảm và lạm phát giảm xuống; nếu như nền kinh tế đang hoạt động dưới mức tiềm năng của nó, thì tiền tệ chặt chẽ có thể dẫn đến gia tăng thất nghiệp. - Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm phức tạp thêm khả năng của Fed trong việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm thực thi các mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, tiền tệ có nhiều hình thái khác nhau và thường không rõ chính sách tiền tệ nên nhằm vào loại nào. Dạng cơ bản nhất của tiền gồm có tiền xu và tiền giấy. Tiền xu cũng có nhiều loại khác nhau dựa trên giá trị đồng đôla: đồng penny có giá trị một cent hay một phần trăm của một đôla; đồng nickel bằng 5 cent; đồng dime bằng 10 cent; đồng quarter bằng 25 cent; đồng nửa đôla bằng 50 cent; và đồng một đôla (1USD). Tiền giấy có các loại 1USD, 2USD, 5USD, 10USD, 20USD, 50USD, và 100USD. 11 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 - Một thành phần quan trọng hơn của việc cung tiền là tồn khoản chi phiếu hay tiền vào sổ kế toán giữ lại trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Các cá nhân có thể thanh toán bằng viết séc, với những chỉ dẫn cần thiết cho ngân hàng của họ để thanh toán một số tiền cụ thể cho người nhận séc. Tiền gửi có kỳ hạn cũng giống như tồn khoản chi phiếu ngoại trừ người chủ sở hữu chấp nhận gửi số tiền đó trong một thời hạn định trước; nói chung người gửi có thể rút tiền sớm hơn thời hạn quy định nhưng họ phải trả một khoản tiền phạt và mất đi một ít lãi suất để làm việc đó. Tiền cũng còn gồm cả các quỹ thị trường tiền tệ, đó là cổ phần trong các quỹ góp chung những chứng khoán ngắn hạn, cũng như nhiều loại tài sản khác có thể chuyển đổi dễ dàng ra tiền trong một thời hạn ngắn. - Lượng tiền giữ dưới các dạng khác nhau theo thời gian có thể thay đổi phụ thuộc vào sở thích và các yếu tố khác mà có thể có hoặc không có tầm quan trọng nào đối với nền kinh tế nói chung. Một rắc rối nữa cho nhiệm vụ của Fed là những thay đổi trong việc cung tiền chỉ có tác động đến nền kinh tế sau một khoảng thời gian không biết trước. III. KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CỦA CÁC QUỐC GIA 1. Trung Quốc: Từ năm 1979-2006, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,6 %, đạt mức cao nhất thế giới. Tính riêng năm 2006, GDP đạt 20.940 tỷ NDT (khoảng 2.700 tỷ USD), tăng 10,7%; tổng kim ngạch thương mại đạt 1.760 tỷ USD, tăng 23,8% (là năm thứ 5 liên tiếp tăng trên 20%); FDI thực tế đạt 69,5 tỷ USD; tạo thêm 11,84 triệu việc làm mới; thu nhập bình quân cư dân ở thành thị đạt 11.759 NDT (khoảng 1.500 USD), tăng 10,4%; thu nhập bình quân ở nông thôn đạt 3587 NDT (khoảng 460 USD), tăng 7,4%; sản lượng lương thực đạt 497,4 triệu tấn (năm thứ 3 liên tiếp tăng); dự trữ ngoại tệ hơn 1200 tỷ USD (tính đến hết tháng 4/2007 theo http://www.vnemba.org.cn). Những số liệu trên cho thấy Trung Quốc đã có những chính sách tài khóa và tiền tệ thích hợp góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có những biến động khó lường nên những chính sách của Trung Quốc luôn được đổi mới và có hiệu quả đáng kể. Ngày 19-2-2012 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại xuống còn 20,5%.Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/2. Đây là lần thứ hai trong vòng 3 tháng qua, Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.Tháng 12 năm ngoái, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng với mức giảm 0,5 điểm %. Theo đánh giá của giới phân tích, việc liên tiếp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về tín dụng trong quý I của năm.Nhu cầu đầu tư và tín dụng ở Trung Quốc đang trở lại mức bình thường sau khi chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp. Theo Tổng cục Thống kê quốc gia, nền kinh tế Trung Quốc đạt tăng trưởng 9,2% trong năm 2011, giảm tốc 12 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 do thị trường bên ngoài bị thu hẹp trong khi chính phủ triển khai nhiều biện pháp thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Trung Quốc sẽ tiếp tục những biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, chẳng hạn như tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc cắt giảm lãi suất... Tuy nhiên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ duy trì chính sách kiềm chế thị trường bất động sản tăng nóng, nhằm đưa giá nhà ở về mức hợp lý với đại bộ phận người dân nước này. Thông tin mới nhất về việc sản xuất của nước này đã giảm lần đầu tiên trong vòng hai năm, chủ yếu do những khó khăn từ thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ và châu Âu. Việc sản xuất Trung Quốc suy giảm là một dấu hiệu cực kỳ đáng lo ngại nên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giúp ngân hàng có tiền để cho vay được nhiều hơn,và doanh nghiệp cũng dễ tiếp cận vốn hơn. Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là động thái đầu tiên đã được thực hiện.Động thái này đã được dự báo từ tháng 11 năm ngoái.Theo tính toán thì với việc hạ dự trữ bắt buộc lần này, toàn hệ thống ngân hàng sẽ có thêm khoảng 400 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 63 tỷ USD để cho vay.Đương nhiên, Trung Quốc cũng sẽ phải thận trọng với lượng tiền mặt để không phải hứng chịu hậu quả lạm phát như thời gian vừa qua. Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường liền kề, có nhiều điểm tương đồng và rất nhạy cảm với những động thái điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ hai nước. Vì thế, việc nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc cũng được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế - tài chính Việt Nam quan tâm. 2. Nga: Theo tin từ Bộ Tài chính Nga, Chính phủ nước này đã thông qua dự thảo các định hướng cơ bản cho chính sách tiền tệ - tín dụng năm 2012 và thời kỳ 2013-2014. Trong giai đoạn 3 năm tới, theo dự thảo, Ngân hàng Nga sẽ hoàn thành việc chuyển sang giới hạn lạm phát. Có nghĩa là, trong những năm tới, chính sách tiền tệ - tín dụng của Ngân hàng Nga sẽ tập trung vào việc giảm dần lạm phát, và trong tương lai xa hơn – duy trì tốc độ tăng giá thấp một cách ổn định. Trong khuôn khổ chiến lược này, Ngân hàng Nga đặt ra nhiệm vụ giảm lạm phát xuống còn 4-5% vào năm 2014. Trong năm 2011, phấn đấu đưa mức tăng giá tiêu dùng xuống 7,0% so với 8,8% của năm 2010. Đề cập đến việc sử dụng hệ thống công cụ của chính sách tiền tệ - tín dụng trong trung hạn, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, việc giảm dần sự can thiệp trực tiếp của các cấp quản lý vào quá trình hình thành tỷ giá sẽ nâng cao hiệu quả kênh lãi suất của cơ chế chuyển đổi trong chính sách tiền tệ - tín dụng. Như thế, chính sách quản lý bằng lãi suất sẽ đóng vai trò chính trong cơ chế điều hành tiền tệ - tín dụng. Ngoài ra, tùy thuộc vào việc thực hiện các kịch bản phát triển kinh tế vĩ mô khác nhau có ảnh hưởng tới diễn biến các chỉ số tiền tệ - tín dụng như thế nào, Ngân hàng Nga có kế hoạch áp dụng các công cụ cung cấp tiền mặt cho ngành ngân hàng hay là chấp nhận tính 13 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 thanh khoản tự do của nó, cũng như sử dụng các yêu cầu dự trữ bắt buộc như là một công cụ quản lý tiền tệ - tín dụng và kìm hãm lạm phát. PHẦN B. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I. TÁC ĐỘNG CHUNG 1. Các chính sách tiền tệ và hoạt động tài chính Hoạt động của Fed tiến triển theo thời gian nhằm đáp ứng những sự kiện chính yếu. Quốc hội đã thiết lập Hệ thống dự trữ liên bang vào năm 1913 để tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng và chấm dứt tình trạng hoang mang sợ hãi với ngân hàng như đã từng nổ ra theo chu kỳ trong thế kỷ trước. Do hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1930, Quốc hội đã ủy quyền cho Fed thay đổi các yêu cầu dự trữ và điều tiết các mức tiền bảo chứng của thị trường chứng khoán (lượng tiền mặt mọi người phải trả khi mua chứng khoán bằng tín dụng). Trong nhiều năm của thập kỷ 1970, Fed cho phép mở rộng tín dụng nhanh chóng để phù hợp với mong muốn tiến hành chống lại nạn thất nghiệp của chính phủ. Nhưng do lạm phát tăng cao tàn phá nền kinh tế nên Ngân hàng trung ương đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu vào năm 1979. Chính sách này đã thành công trong việc giảm gia tăng mức cung tiền, nhưng lại góp phần gây ra tình trạng trì trệ kinh tế nặng nề vào các năm 1980 và 1981-1982. Tuy vậy, tỷ lệ lạm phát đã hạ xuống và đến giữa thập kỷ 1980, Fed lại có thể theo đuổi một chính sách mở rộng tiền tệ thận trọng. Nhưng tỷ lệ lãi suất vẫn ở mức tương đối cao do chính phủ liên bang đã vay quá nhiều để trang trải thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ lãi suất rồi cũng giảm dần xuống khi thâm hụt ngân sách giảm đi và cuối cùng biến mất vào những năm 1990. Tầm quan trọng ngày càng tăng của chính sách tiền tệ và vai trò đang mất dần của chính sách tài khóa trong những nỗ lực nhằm ổn định kinh tế phản ánh những hiện thực cả về kinh tế lẫn chính trị. Kinh nghiệm của những năm 1960, 1970 và 1980 cho thấy rằng các chính quyền được bầu một cách dân chủ thường gặp nhiều rắc rối hơn khi sử dụng chính sách tài khóa để chống lạm phát so với chống thất nghiệp. Cuộc chiến chống lạm phát đòi hỏi chính phủ phải tiến hành những hoạt động không được ưa chuộng như giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, trong khi đó các giải pháp chính sách tài khóa truyền thống để chống thất nghiệp lại có xu hướng được ưa chuộng hơn vì chúng đòi hỏi tăng chi tiêu và cắt giảm thuế. Tóm lại, thực tiễn chính trị có thể ủng hộ một vai trò lớn hơn đối với chính sách tiền tệ trong thời kỳ lạm phát. Một nguyên nhân nữa giải thích tại sao chính sách tài khóa lại thích hợp hơn trong việc chống thất nghiệp, trong khi chính sách tiền tệ lại hiệu quả hơn trong việc - - - - 14 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 chống lạm phát. Có một giới hạn đối với mức độ mà chính sách tiền tệ có thể thực thi để khôi phục nền kinh tế sau một giai đoạn suy sụp trầm trọng như giai đoạn mà nước Mỹ đã phải đương đầu vào những năm 1930. Phương sách của chính sách tiền tệ đối với tình trạng suy sụp kinh tế là tăng lượng tiền trong lưu thông, và do đó sẽ giảm tỷ lệ lãi suất. Nhưng một khi tỷ lệ lãi suất đạt đến 0 thì Fed không thể làm gì được nữa. Trong những năm gần đây, nước Mỹ chưa gặp phải tình trạng này, tình trạng mà các nhà kinh tế gọi là “bẫy thanh khoản”, nhưng vào những năm cuối thập kỷ 1990 Nhật Bản đã bị rơi vào tình trạng đó. Nhiều nhà kinh tế cho rằng với một nền kinh tế trì trệ và tỷ lệ lãi suất gần bằng 0 thì chính phủ Nhật Bản phải áp dụng chính sách tài khóa mạnh hơn nữa, nếu cần thiết phải tăng nhanh thâm hụt ngân sách chính phủ với một mức lớn để thúc đẩy chi tiêu mới và tăng trưởng kinh tế. 2. - - - - Nước Mỹ trong 2 cuộc đại khủng hoảng • Cuộc đại khủng hoảng năm 1929 Theo trường phái của kinh tế tiền tệ (monetarist), khủng hoảng là do sự xiết chặt quá mức của cung tiền năm 1930, và rằng Cục dự trữ Liên Bang đã sử dụng sai chính sách tiền tệ, đáng lẽ phải tăng cung tiền, thay vì đã giảm cung tiền. Ngoài ra, các tập đoàn đã sản xuất ồ ạt, trong khi dân chúng không đủ tiền để mua, vì vậy đã dẫn đến cuộc khủng hoảng “thừa”.Chẳng hạn, tại Mỹ sản xuất xe hơi giảm khoảng 75% từ 5 triệu 500000 (1929) xe hơi xuống còn 1 triệu 400000 xe (1932). Giá cổ phiếu của công ty xe hơi GM (General Motors) từ $73 (1929) còn $8 năm 1932. Thị trường chứng khoán kỹ nghệ trung bình (Dow Jones Industrial Average DJIA) DJIA=381 trong tháng 10 năm 1929 sau một thời gian xuống còn 41 vào tháng 6 năm 1932 mất khỏang 90% nghĩa là nếu bỏ ra mua cổ phiếu $10000 năm 1929 thì chỉ còn khoảng $1000 năm 1932. Khi thị trường sụp đổ thì các tay buôn không trả được nợ, nhà băng mất tiền nợ làm cho nhiều người hốt hoảng rút tiền để trong nhà băng ra làm cho nhà băng sập tiệm. Khi khủng hoảng kinh tế năm 1929 xảy ra trong 10 tháng đầu tiên năm 1930 có 744 nhà băng bị phá sản và suốt thập niên 1930 tổng kết có 9000 nhà băng bị phá sản. Năm 1933 các người gửi tiền ở nhà băng mất 140 tỷ đô-la. Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc giảm buôn bán quốc tế sau năm 1930 làm cho khủng hoảng kinh tế càng trầm trọng. Nguyên do là để bảo vệ công nhân Mỹ Quốc, ngày 17 tháng 6 năm 1930, Mỹ Quốc tăng thuế nhập cảng 20000 sản phẩm, vì vậy các nước khác trả đũa Mỹ và làm cho hàng xuất cảng của Mỹ giảm nhiều hơn 50%. Vì vậy nền kinh tế Mỹ càng suy giảm. Trước năm 1930 chỉ số thất nghiệp Mỹ là 7.8%. Sau khi thi hành luật nhập cảng thì thất nghiệp lên 16.3%, năm 1932 lên 23.6%, năm 1933 lên 24.9%. Luật này làm hại nền kinh tế Mỹ và chỉ được bãi bỏ vào năm 1950. 15 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 - - - Chính phủ Mỹ phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc ban hành luật thuế nhập cảng trên 20000 hàng nhập cảng từ khoảng 25% lên 50%, luật ban hành ngày 17 tháng 6 năm 1930 tên là luật Smoot-Hawley Tariff ban hành bởi tổng thống Herbert Hoover. Luật này làm các nước khác trả đũa làm suy thoái thành đại khủng hoảng (Great Depression ) Kết quả là hảng nhập cảng từ Âu châu vào Mỹ từ 1334 triệu đô-la năm 1929 còn 390 triệu năm 1932. Xuất cảng của Mỹ từ 2344 triệu đô-la năm 1929 còn 784 triệu đô-la năm 1932, nóí chung buôn bán trên thế giới giảm 66% từ năm 1929 tới năm 1934. Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt. Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp. Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp. Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục. Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ. Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt. • - - Cuộc khủng hoảng năm 2008 Đến cuối năm 31-12-2008 chỉ số DJIA còn 8776. Trong một năm giảm từ 13338 còn 8776 tức giảm khoảng 35% trong năm 2008. Đây là lần giảm lớn nhất sau kỳ đại khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ năm 1929. Chẳng những Mỹ Quốc và toàn thể thế giới cũng làm như vậy cho nền kinh tế của họ bao gồm Anh $375 tỷ, Đức $700 tỷ, Pháp $400 tỷ, Trung quốc $586 tỷ, Nhật $275 tỷ, Nga $120 tỷ……cũng bỏ tương đương với nhiều trăm tỷ đô-la để cứu trợ nền kinh tế của họ. Để cố gắng giảm thiểu nạn suy thoái kinh tế không trở thành 16 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 đại khủng hoảng kinh tế như trong thời kỳ từ năm 1929 tới năm 1939, Tổng thống Georges W. Bush đã triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Thế giới G20. Hội nghị này bắt đầu ngày 14 tháng 11 năm 2008 tại tòa Bạch Ốc và họp thứ sáu đến thứ bảy 15 tháng 11 năm 2008 gồm trên 20 Tổng thống và Thủ tướng các nước trong đó ngoài Mỹ Quốc còn có các nước sau đây tham gia Hội nghị bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả các nước này chiếm 90% Tổng sản lượng thế giới. - Tình hình phá sản năm 2007-2008 - - - Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Fed đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/200730/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu.Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng. Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008. 17 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 FED tăng mua chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp vào cuối năm 2007 3. Việc vận dụng các chính sách tiền tệ của Mỹ từ năm 2010-2012 a. Giai đoạn năm 2010-đầu năm 2011 - FED thử công cụ rút các gói kích thích kinh tế Fed đã thông báo ba cuộc bán đấu giá đối với các khoản ký gửi ngắn hạn, đồng thời cho biết có thể sẽ tiếp tục thực hiện thêm hai cuộc đấu giá nữa. những cuộc đấu giá này sẽ đem lại cơ hội cho khoảng 8.000 ngân hàng trên toàn nước mỹ lưu các khoản dự trữ tại fed và hưởng lãi suất.Theo kế hoạch, cuộc đấu giá đầu tiên trị giá 1 tỷ usd cho các khoản ký gửi trong 14 ngày sẽ bắt đầu vào ngày 14/6 tới, sau đó các khoản ký gửi thời hạn 28 ngày và 84 ngày sẽ được thực hiện ngay sau đó lần lượt vào các ngày 28/6 và 12/7. Tỷ lệ tối đa tại cuộc đấu giá sẽ không cao hơn tỷ lệ chiết khấu - chi phí của các khoản vay khẩn cấp từ fed.Fed đã mua lại khoảng 1,4 nghìn tỷ usd các khoản nợ liên quan đến thế chấp và 300 tỷ usd các trái phiếu chính phủ dài hạn trong nỗ lực tạo thêm động lực cho nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. bản cân đối thanh thoán của fed đã tăng mạnh từ mức 900 tỷ usd trong giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế diễn ra lên tới 2.300 tỷ usd.Từ đầu năm 2008, fed đã bơm vào hệ thống tài chính khoảng 1.500 tỷ usd và cắt giảm lãi suất xuống mức siêu thấp gần 0% để hỗ trợ quá trình phục hồi của nền kinh tế mỹ sau cuộc khủng hoảng được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ 18 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 cuộc đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước. Chủ tịch fed, ông ben bernanke, từng nhiều lần nhấn mạnh ngân hàng trung ương đã có một chiến lược rút dần các biện pháp kích thích khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, song, chưa đến thời điểm thích hợp để triển khai chúng. b. Giai đoạn năm 2011-đầu 2012 - FED đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng Nhận định không mấy khả quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, các quan chức cấp cao của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã đề xuất áp dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhằm vực dậy nền kinh tế đang sa sút. Trong bản ghi nhớ tại cuộc họp cuối tháng 9 vừa qua của Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - công bố ngày 12/10, các quan chức FED đã trình các nhà hoạch định chính sách một loạt biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đang trì trệ, trong đó có việc đưa ra các mục tiêu cho thị trường lao động FED cũng cam kết tái đầu tư các khoản vay nợ dùng để mua nhà vào thị trường thế chấp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy thị trường bất động sản ảm đạm của nước này. Trước đó, ngày 22/9, FED đã công bố các biện pháp mới để kích thích kinh tế bằng việc tung tiền mua trái phiếu chính phủ dài hạn. FED cho biết sẽ bán 400 tỷ USD trái phiếu kho bạc ngắn hạn để mua số lượng tương đương trái phiếu chính phủ dài hạn tới cuối tháng 6/2012. Mục đích của động thái này là nhằm hạ lãi suất dài hạn đối với mọi khoản vay, từ vay thế chấp đến vay vốn sinh viên, qua đó khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp vay và chi tiêu. Cũng trong biên bản ghi nhớ trên, FED dự báo trong trung hạn, nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng ở mức trung bình, trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng nhẹ, chủ yếu do chính sách tiền tệ, lượng trái phiếu tăng và những cải thiện trong chỉ số niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm nhẹ song dự kiến vẫn ở mức cao cho tới hết năm 2013. FED đồng thời bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ do cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. II. TÁC ĐỘNG ĐẾN MỘT SỐ NGÀNH 1. Ngành bất động sản Lời dẫn:Như chúng ta cũng đã biết, trong suốt một thập kỉ nay, thị trường bất động sản hay nói cách khác là ngành kinh doanh bất động sản nổi lên như một ngành kinh doanh – đầu tư thời thượng. Người ta vẫn hay đồn đại với nhau rằng, kinh doanh bất động sản thì sẽ giàu lên nhanh chóng, lại không phải bỏ đồng vốn, chỉ cần đi vay để đầu tư và sẽ trả lại khi đã kinh doanh có lời. Trên thực tế, đã có rất nhiều người thành công và trở thành những tỷ phú hàng đầu thế giới, tiêu biểu nhất là tỷ phú người Mỹ Donald 19 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Trump. Trump – người có tổng tài sản khoảng 2 tỷ USD, thu nhập ròng trong năm 20102011 là 60 triệu đô la, người sở hữu toà nhà Trump World Tower nổi tiếng tại khu phố Mahattan, người đứng thứ 17 trong top 100 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ và là người có ảnh hưởng tất lớn trong ngành bất động sản tại Mỹ. Nhưng trong khi, có một số người đã phải ngập trong cảnh nợ nần chồng chất rồi tìm đến phương án cuối cùng là tự sát.Theo thống kê cho thấy mỗi ngày có36.000 người Mỹ chết vì tự sát. Một sự kiện khác về thị trường bất động sản gây chấn động toàn cầu đó là sự khủng hoảng trong thị trường nhà đất ở Mỹ, sự rớt giá nhà thê thảm cùng với sự bán tống bán tháo của những nhà đầu tư nhưng vẫn không có ai mua làm cho hàng ngàn người lâm vào cảnh nợ nần mà chính họ không hề có khả năng chi trả cho những khoản nợ đó. Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu ngành kinh doanh bất động sản nói chung hay thị trường bất động sản tại Mỹ nói riêng đã hình thành những “bong bóng nhà đất” như thế nào? Và nguyên nhân chính của sự việc ấy là do sự chi phối đồng tiền của Mỹ – hay nói cách khác là sự nhúng tay của FED (Board of Governors of the Federal Reserve System – Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ) vào thị trường bất động sản đã đẩy nó ra khỏi quá trình phát triển tự nhiên của nó ra sao? => Hậu quả tất yếu là cuộc “Vỡ bong bóng nhà đất tại Mỹ” diễn ra như thế nào ?! Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ! a. Giá trị thật sự của đồng đô la: Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim (United States dollar, ký hiệu: $; mã: USD), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$. Ai trong chúng ta cũng biết, đồng đô la hiện nay (USD) đang chiếm một vị trí quan trong gần như trên toàn thế giới và chí phối gần như toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vậy có ai trong chúng ta đặt ra câu hỏi đâu giá trị thật sự của đồng USD.Sức mạnh của nó ảnh hưởng đến ngành Bất động sản như thế nào ? Các nguyên nhân khiến đồng Đô la nắm giữ vị trí độc tôn trên thị trường: - Mỹ là 1 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Chính ưu thế này đã làm cho đồng USD của Mỹ nghiễm nhiên trở thành 1 loại tiền tệ giữ vị trí độc tôn và chí phối toàn bộ nền kinh tế thế giới. - Hơn thế nữa, giữ vị trí là là nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới đem lại rất nhiều nguồn lợi cho Mỹ. Mỗi một cuộc giao dịch quốc tế diễn ra trên thế giới cho dù có hay không có sự hiện diện của Mỹ nhưng nghiễm nhiên đồng đô la của Mỹ được lấy làm đơn vị tiền tệ giao dịch chung trong cuộc giao dịch đó =>Không cần phải đích thân thực hiện các cuộc giao dịch nhưng sự hiện diện của đồng đô la vẫn tồn tại ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nó được dùng làm phương tiện thanh toán cho các cuộc giao dịch quốc tế. - Giai đoạn 2005-2007, khi mà nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn suy thoái thì Mỹ lại thực hiện 1 động thái hết sức khôn ngoan đó là Gia tăng nhập khẩu. Mỹ lúc này tha hồ in thêm tiền để cho các nước khác vay và tất nhiên là đồng USD của Mỹ tự nhiên sẽ ngày càng rộng lớn trên thế giới. Nhưng chính động thái này làm cho số tiền mà Mỹ bơm ra 20 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 ngoài thị trường các nước ngày càng tăng, làm suy giảm trầm trọng tính thanh khoản của nó. Vì cho đến lúc này, số lượng tiền giấy có mặt trên thị trường của đã quá lớn so với lượng dự trữ vàng của chính phủ. - Ngay trong những cơn khủng hoảng kinh tế(giai đoạn 2005-2007), thay vì FED phải hiểu rằng, để cho nền kinh tế tự suy thoái theo quy luật “Chu kỳ kinh tế” là 1 điều duy nhất làm cho nó khôi phục và phát triển trở lại sau đó. Vì theo chu kì kinh tế, nền kinh tế sau khi chạm đáy sẽ phục hồi và phát triển trở lại. Nhưng chính phủ Mỹ không để điều đó xảy ra(vì nócòn ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào nhà Trắng của các nhà chính trị). Kết quả là FED đã bơm thêm hàng trăm tỷ đô la cho những gói kích cầu kinh tế nhưng ngày càng lúng sâu vào tình trạng thâm hụt ngân sách một cách đáng báo động. Lúc này giá trị đồng tiền của Mỹ đã bị pha loãng đi rất nhiều bới chính những gói kích cầu đó. Như vậy:Giai đoạn 15 năm trở lại đây. Đặc biệt là vào cuối năm 2007 – bùng nổ khủng hoảng kinh tế Mỹ cũng như thế giới. Đã giống lên 1 hồi chuông để cảnh tỉnh cho những chính sách sai lầm của FED, cũng như cho những người thật sự nhạy cảm vềgiá trị thật sự của đồng đô la Mỹ ở đâu ?! b. Diễn biến dẫn đến sự kiện“Vỡ bong bóng nhà đất” tại Mỹ: • Một số khái niệm cơ bản: Bất động sản lại là một loại tài sản đặc thù, mang nhiều tính chất địa phương, và bao gồm nhiều phân khúc thị trường khác biệt: bất động sản du lịch, bất động sản cho vay, bất động sản nhà ở, bất động sản dịch vụ.... Ở đây chúng ta chỉ bàn đến phân khúc nhà ở ( vì nó phản ánh rõ nhất những chính sách tiền tệ bất hợp lý vào phân khúc này của FED khiến nó bùng nổ) “Bong bóng tài sản” xảy ra khi thị giá của một loại tài sản được đẩy quá xa trên giá trị thực sự và bình thường của các tài sản này. Người tham gia thị trường chập nhận đầu tư ở mức giá ảo tưởng này kèm theo là 1 tỷ lệ rủi ro vô cùng lớn. Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending):là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc biệt tại Mỹ. Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime” ở đây liên quan đến vị thế tín dụng của người vay. Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín dụng (tiền sử tín dụng) không tốt, như thường có những khoản thanh toán quá hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra toà, phá sản. • Cuộc bùng nổ giai đoạn 2005-2007: Năm 2002, sau khủng hoảng đầu tư vào các công ty công nghệ cao( bong bóng dot-com), với việc FED đầu tư hàng trăm tỷ USD vào đây và cuối cùng là hoàn toàn vô vọng. Nước Mỹ lẽ ra phải trải qua thời kì khủng hoảng dài hơn nữa. Nhưng tổng thống George Bush thật sự không muốn tình hình kinh tế trở nên ảm đạm vì sẽ ảnh hưởng đến sự tái đắc cử tổng thống của ông ta. Thế là ngài tổng thống cùng các nhà tư vấn của ông ta đã đưa ra chính sách mà người ta ví von là “thang thuốc cũ của Keynes” – với việc chi tiêu “quá trớn” của chính phủ và việc “nới lỏng chính sách tiền tệ” cao chưa từng thấy trong nhiều thế hệ qua. 21 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Kết quả: giai đoạn 2002-2003 là giai đoạn suy thoái ngắn kỉ lục, tuy nhiên cái lợi trước mắt đó kéo theo cái giá về sau rất năng nề. Nước Mỹ trải qua cuộc suy thoái nói trên với việc mất cân bằng lớn hơn trước đó rất nhiều ( điều này lẽ ra không được phép xảy ra). Thay vì thúc đẩy thị trường tăng trưởng thật sự, Mỹ lại lại làm phồng lên 1 loại bong bóng tài sản khác đó chính là” bong bóng nhà đất”. Để vượt qua thời kì khủng hoảng trước đó do công nghệ gây ra, chính phủ đẩy giá nhà đất lên rất cao khiến người dân lầm tưởng đây chính là sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng thật ra, tất cả đều chỉ là ảo ảnh mà thôi. Giá nhà giờ đây đã vượt rất xa giá trị thực sự của nó – báo trước một cuộc đại suy thoái trong tương lai Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ hoạt động cho vay có phần dễ dãi và ồ ạt - được gọi là “cho vay dưới chuẩn” của các ngân hàng đối với người vay tiền mua nhà trả góp với hy vọng sau đó bán đi để kiếm lời. Trong giai đoạn 2004-2006, cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 21% tổng các khoản vay thế chấp, tăng so với mức 9% giai đoạn 1996-2004, trong đó chỉ tính riêng năm 2006 tổng trị giá các khoản vay thế chấp dưới tiêu chuẩn lên đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường cho vay mua nhà của Mỹ.Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Như vậy:Sự phát triển mạnh của hình thức cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục. FED đã sữ dụng biện pháp “ Giảm mức dựtrữ bắt buộc”đồng thời “Hạ lãi xuất cho vay” để gia tăng mức cung tiền tối đa ra ngoài thị trường. Thêm vào đó các nhà chính trị gia của Mỹ đã nhúng tay vào, yêu cầu FED làm việc với các ngân hàng hạ lãi suất xuống mức thấp nhất có thể (trong thời gian vận động bầu cử tổng thống tại Mỹ - giữa năm 2007)nhằm đẩy mạnh tối đa việc chi tiêu cho mua nhà của người dân, các tiêu chuẩn cho vay hoàn toàn được nới lỏng và kèm theo là hội chứng “thích mua nhà” của dân Mỹ. Lãi suất cho vay thấp một cách giả tạo khiến nền kinh tế có vẻ khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện cho các khoản cho vay mua nhà thế chấp với lãi suất được điều chỉnh theo thời gian và các khoản cho vay với lãi suất đầy mời mọc nở rộ. Khiến giá nhà dù cao bất hợp lý nhưng vẫn trông có vẻ chấp nhận được. Trong khoảng thời gian này, việc mua nhà ở Mỹ khá dễ dàng. Người mua chỉ cần trả ngay khoảng 20% giá trị căn nhà, còn lại sẽ trả góp trong vòng 20 năm hoặc lâu hơn. Lãi suất lúc ấy lại rất thấp nên mua xong, cứ cho thuê để lấy tiền trả góp ngân hàng, được giá là bán lại, lấy lời. 22 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Nhưng trên thực tế thị trường lúc nào cũng chịu tác động của quy luật cung cầu. Khi việc mua nhà không phải vì nhu cầu chỗ ở mà sử dụng nó như một công cụ đầu tư thì chắc chắn sau một thời gian xây thêm nhà để bán, thị trường sẽ thừa nhà. Trong khi đó, các ngân hàng của Mỹ vì chạy theo lợi nhuận đã cho vay mua nhà ngay cả với những người có tiền sử tín dụng xấu để hưởng những khoản lãi suất cao. Khi lãi suất được liên tục nâng lên trong những năm gần đây, món nợ vay mua nhà bỗng tăng vọt. Nhiều người mất khả năng chi trả trong khi nhà lại không bán được dễ dàng như trước vì thị trường địa ốc Mỹ rơi vào tình trạng đóng băng. Biểu đồ 1 dưới đây cho thấy lượng cung nhà ở Mỹ tăng vọt bắt đầu từ nửa cuối năm 2005 như là kết quả của quá trình cho vay mua nhà quá “phóng khoáng” của các ngân hàng Mỹ.iểu đồ 1:Lượng cung nhà ở Mỹ giai đoạn 2000-2007 Nguồn: http://www.cuna.org Như đã đề cập, trong giai đoạn gần đây thị trường địa ốc Mỹ lại rơi vào thời kỳ đóng băng, người vay tiền để mua nhà bán kiếm lời lại không thể bán được nhà (biểu đồ 2), trong khi nhu cầu nhà ở lại giảm mạnh (biểu đồ 3), cứ như thế món nợ vay mua nhà bỗng tăng vọt. Đến lúc này các ngân hàng bắt đầu nhận thấy nợ xấu, nợkhó đòi tăng vọt. Số lượng nợ xấu và khách hàng vỡ nợ cứ thế tăng, đẩy các tổ chức cho vay vào cảnh thua lỗ đáng sợ. 23 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Biểu đồ 2: Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 Nguồn: http://www.cuna.org Biểu đồ 3:Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 Nguồn: http://www.cuna.org Từ năm 2006 bắt đầu có những dấu hiệu manh nha của khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới tiêu chuẩn. Chỉ số về cầu nhà trong tương lai của Mỹ liên tục giảm từ tháng 8/2005 ở mức 128,2 xuống còn 89,9 tháng 7/07. Từ tháng 3/2007 nhiều tập đoàn tài chính cho vay thế chấp bất động sản công bố những khoản thu lỗ khoảng 150 tỷ USD từ các khoản nợ xấu, trong đó có hơn 50% liên quan tới các khoản cho vay mua nhà và cắt giảm lao động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên này đã không được chính phủ cũng như giới tài chính Mỹ nhìn nhận đúng mức nên không có giải pháp 24 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 kịp thời. Chỉ đến khi một loạt các “đại gia” ngân hàng như Bear Stearns, Merrill Lynch, Citigroup, Morgan Stanley liên tiếp công bố những khoản thâm hụt tài sản nhiều tỷ USD và tín dụng của Mỹ chao đảo thì tình hình đã trở nên quá muộn. - Tình hình nhà đất ở Mỹ sau khủng hoảng năm 2007: - Theo Cali Today News, khi kinh tế đình đốn thì “nhà giàu cũng khóc”. Quả thế, 5 năm sau khi bong bóng địa ốc vỡ tung, đến lượt các gia đình nhà giàu ở Mỹ mất nhà, và mất rất nhanh. Theo số liệu của Realty Trac, chuyên về thu thập số liệu Foreclosures thì trong năm 2011, có 36,000 căn nhà trị giá trên 1 triệu đô la đã bị nhà băng siết nợ. Tuy con số này chiếm chưa đến 2% tổng số nhà bị siết trên toàn quốc, nhưng hoạt động nhộn nhịp gần đây của thị phần này lại diễn ra náo nhiệt hơn.Tỉ lệ nhà của người giàu ở Mỹ bị nhà băng siết nợ đang gia tăng. 25 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 - - Biểu đồ 4: Thế chấp nợ quá hạn và tịch thu nhà ( 2005 – 2011) (nguồn: http://www.doctorhousingbubble.com) Daren Blomquist, Phó Chủ Tịch của Realty Trac cho hay: “Các tài sản này chiếm phần lớn tổng giá trị của miếng bánh có tên siết nhà” Từ năm 2007 đến nay, số lượng nhà trên 1 triệu đô la bị siết đã gia tăng đến 115%, còn nhà trên 2 triệu đô tăng 273%.Để so sánh, con số nhà trung bình từ 500,000 đô đến 1 triệu đô la bị siết trong cùng thời gian nói trên lại giảm 21%. Những số liệu thống kê của Clear Capital cho thấy, những khu vực có mức tăng giá tốt nhất là vùng Trung Tây và miền Nam nước Mỹ trong khi đó khu vực New Orleans, Cleveland và Columbus lại là những nơi có mức giảm giá mạnh nhất vớihơn hơn 7%.Theo chuyên gia thống kê của Clear Capital, Alex Villacorta, giá sẽ còn giảm từ giờ đến cuối năm nhất là ở những khu vực đang gặp nhiều khó khăn, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình hình sẽ được cải thiện ở những khu vực này. Villacorta nói: “ bức tranh thị trường bất động sản sẽ không chỉ toàn một màu hồng, rõ ràng là một số những khu vực đang gặp khó khăn nhất định, chắc chắn những khó khăn này sẽ còn tồn tại không chỉ trong năm nay mà còn có thể tiếp diễntrong năm 2011 tới đây.” - Trong một báo cáo khác, những con số thống kê cho thấy gần một nửa lượng những ngôi nhà đã giao dịch thành công được bán với giá thấp hơn giá chào bán, trung bình là 7,1%.Những công ty kinh doanh bất động sản thường chủ động giảm giá để thu hút người mua, mức giảm trung bình ước tính vào khoảng 19.092 USD. Giá nhà ở trung bình tại Mỹ trong tháng 8 vừa qua cũng đã giảm 2,1%, xuống còn 249.631 USD/ đơn vị nhà ở. - Theo phó chủ tịch ZipRealty, Leslie Tyler, số lượng nhà mới được đưa vào lưu thông chỉ chiếm dưới 1% trong tổng số nhà được rao bán trong tháng 8. Người bán tỏ ra không mấy hào hứng bởi vì việc áp dụng chính sách tín thuế mới. - Doanh số bán nhà xây mới trong tháng Tám giảm tới 3,3%, chỉ đạt khoảng 295.000 căn, mức thấp nhất trong 6 tháng qua và là mức giảm lớn nhất trong vòng 2 năm qua.Giá trung bình của các ngôi nhà mới xây trong tháng Tám giảm 8,7%, xuống với mức trung bình 168.000 USD/căn, thấp nhất kể từ năm 1996. - Trong tháng Tám, số lượng nhà bị tịch thu gán nợ tăng 7%, cá biệt một số bang còn vượt mức 50%. Tổng số gia đình nhận được giấy báo tịch thu nhà trong tháng là 84.405 hộ, con số lớn nhất tính theo tháng kể từ tháng Tám/2007. Những bang có số lượng giấy báo tịch thu nhà tăng mạnh nhất trong tháng Tám là California (55%), Indiana (46%) và New Jersey (42%). 2. Ngành hàng tiêu dùng 26 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 - - - - - Trong thời đại khoa học-kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, thì việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại sản phẩm phù hợp nhất và giá cả lại phải chăng. Bởi vậy, ngành sản xuất hàng tiêu dùng phát triển với một tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước phát triển, tiêu biểu là Mỹ. Đầu tiên chúng ta cần nói về khái niệm hàng tiêu dùng. Hàng tiêu dùng: Là tất cả các loại hàng hóa có khả năng trao đổi bằng tiền/hàng ngang giá, là đầu ra sản phẩm cuối cùng của các công ty sản xuất để bán lẻ cho công chúng dựa trên nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Hàng tiêu dùng các sản phẩm hữu hình có sẵn để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, hàng tiêu dùng thường được gọi là "hàng hóa cuối cùng". Ví dụ: đồ trang sức, xe hơi, các loại thức ăn, may mặc… Hàng tiêu dùng được chia thành ba tiểu nhóm: hàng tiêu dùng lâu bền, hàng tiêu dùng không bền, và dịch vụ tiêu dùng. +Hàng hóa lâu bền bao gồm các mặt hàng mà tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể, và như vậy nó thường có một mức giá cao hơn do tuổi thọ của chúng và thời gian sản xuất của hàng hoá. Ví dụ: đồ nội thất, xe hơi, nhà. +Hàng tiêu dùng không bền được sản xuất nhằm mục đích sử dụng ngay lập tức hoặc rất sớm trong tương lai. Hàng không bền thường có tuổi thọ khoảng từ vài phút đến ba năm. Ví dụ: các mặt hàng thực phẩm, xăng dầu, các mặt hàng may mặc nhất định, đồ uống…. +Dịch vụ tiêu dùng có thể bao gồm cảnh quan, dịch vụ, salon tóc, hoặc một loạt các dịch vụ sửa chữa. Mỹ hiện tại là một trong những cường quốc trên thế giới về lĩnh vực nghành hàng tiêu dùng. Kinh tế của Mỹ đã đa dạng hơn rất nhiều so với 10 năm trước đây. Càng ngày, các nhà bán lẻ và các công ty bán hàng tiêu dùng Mỹ đã đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm cũng như lực lượng lao động của họ-không chỉ đơn thuần là bán hàng, mà còn phải dựa vào tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng để kích thích nhu cầu mua hàng, phát triển sản phẩm, phục vụ cho các nhu cầu của đời sống hằng ngày. Mỹ là một nhà lãnh đạo thế giới trong nghiên cứu thị trường hàng tiêu dùng, đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiếp thị, và sản xuất. Mỹ cũng cómột lực lượng lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng. Trong năm 2009, thị trường hàng hóa tiêu dùng Mỹ là lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 416 tỷ USD. Tại Mỹ, người tiêu dùng chi tiêu khoảng một nghìn tỷ đô la hàng năm trong lĩnh vực thực phẩm, chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội(GDP). Và có hơn 16,5 triệu người đang làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm. Các công ty Hoa Kỳ làm cho các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng đa dạng. Thị trường Mỹ rộng lớn và cởi mở, người tiêu dùng Mỹ tiếp nhận cả thương hiệu trong nước và nhập khẩu. 27 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 BIỂU ĐỒ VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ SỬ DỤNG NĂNG LỰC. Trên đây là các biểu đồ về tình hình sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ trong giai đoạn 2000-2010. (Theo http://www.federalreserve.gov/releases ) Trong khoảng 10 năm, chúng ta có thể thấy, nền kinh tế của Mỹ cũng có nhiều biến động. Nhìn chung, sản lượng hàng tiêu dùng tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh những năm sản xuất phát triển mạnh (2000, 2006..) thì cũng có những năm sản xuất trì trệ đi xuống do khủng hoảng kinh tế (2009). Tuy nhiên, nhìn chung thì hiện tại nền kinh tế của Mỹ đang dần phục hồi và phát triển. *Biểu đồ 1: sản lượng hàng tiêu dùng bền (durable) và hàng tiêu dùng không bền (nondurable) *Biểu đồ 2: số lượng trang thiết bị qua các nămTăng nhanh chóng… Cụ thể như vào tháng 1 năm 2012 vừa rồi theo văn phòng Thống kê Lao động Mỹ báo cáo. Giá hàng hóa thành phẩm giảm 0,1% trong tháng Mười Hai và chuyển tăng 0,2% trong tháng 1 năm 2012. Ở giai đoạn đầu, chỉ số đối với hàng hóa trung gian giảm 0,4% trong tháng một, và hàng hóa thô tăng 1,5%. Trên cơ sở chưa điều chỉnh, hàng hoá đã hoàn thành chỉ số tiên tiến 4,1%, kết thúc tháng 1 năm 2012, chỉ số nghành hàng tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên 3,6% (Xem bảng số liệu)(http://www.bls.gov/news.release/ppi.nr0.htm) 28 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Table A. Monthly and 12-month percent changes in selected stage-of-processing price indexes, seasonally adjusted Intermediate Crude Finished goods goods goods Change in Except finished goods foods from 12 and months Month Total Foods Energy energy ago (unadj.) 2011 Jan. 0.8 0.4 1.7 0.5 3.6 1.3 3.2 Feb. 1.1 3.5 1.8 0.2 5.4 1.7 3.6 Mar. 0.5 -0.5 2.0 0.3 5.6 1.2 -1.0 Apr. 0.7 0.1 2.0 0.3 6.6 1.3 3.5 May 0.1 -1.2 0.9 0.2 7.1 0.7 -2.8 June 0.1 0.8 -1.2 0.3 6.9 0.2 0.3 July 0.5 1.0 0.2 0.5 7.1 0.4 -0.2 Aug. 0.2 1.0 -0.4 0.2 6.6 -0.5 -0.9 Sept. 0.9 0.5 3.0 0.3 7.0 0.6 1.7 Oct. -0.3 -0.1 -0.7 -0.1 5.9 -0.8 -1.9 Nov. 0.2 1.2 -0.4 0.1 5.7 0.0 2.6 Dec. -0.1 -0.9 -0.4 0.3 4.8 -0.2 -1.5 2012 Jan. 0.1 -0.3 -0.5 0.4 4.1 -0.4 1.5 Nhắc đến ngành sản xuất hàng tiêu dùng thì chúng ta cần nhắc đến cục dự trữ liên bang Mỹ (hay còn gọi là FED-Federal Reserve System). Đây chính là tổ chức đã hai lần liên tiếp hạ lãi suất, tạo ra những hiệu ứng không chỉ riêng cho nền kinh tế Mỹ mà còn cho cả thế giới. Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy trên tờ giấy bạc Mỹ có ký hiệu mẫu tự và số. Ví dụ ký hiệu B và số 2 cho thấy tờ bạc đó do Ngân hàng Dự trữ New York phát hành; G và số 7 là do Ngân hàng Dự trữ Chicago phát hành… Người ta cũng nhầm tưởng FED là một cơ quan nhà nước. Thật ra FED vừa là tư nhân vừa là nhà nước. Nó hoạt động như một doanh nghiệp vì chủ sở hữu cổ phiếu FED là các ngân hàng khác. Nhắc đến FED người ta thường kể về kho vàng Fort Knox; trong khi đây là một doanh trại quân sự, nơi trữ vàng của Mỹ. Vàng của FED nằm ở Ngân hàng Dự trữ New York mà đa phần là vàng của nước ngoài nhờ FED giữ hộ. Chính vì vậy, FED chiếm một phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển nghành hàng tiêu dùng của nước Mỹ thông qua các chính sách, dự luật phát triển, thuế, lãi suất..v…v.. Nó đã giúp cho doanh nghiệp mạnh dạn trong đầu tư cũng như phát triển sản phẩm. 29 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Ví dụ, người vay có thể sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều về vay tiền mua xe ở mức 8% khi tỷ lệ lạm phát gần đến 10% (trong giai đoạn vào cuối những năm 1970) và tăng thêm gần 2% (vào những năm 1990). Trong trường hợp đầu tiên, giá trị tiền mà người vay sẽ trả lại thực sự sẽ thấp hơn giá trị thực của tiền khi nó được vay mượn. Khách hàng vay, tất nhiên, rất thích tình trạng này, từ đó sản xuất của các doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh chóng. Những chính sách phát triển sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ: - - + Phát triển dịch vụ khách hàng. Dịch vụ khách hàng tốt là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào.Bạn có thể cung cấp các chương trình khuyến mãi và giảm giá để mang lại nhiều khách hàng mới như bạn muốn, những khách hàng có thể đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lại, để doanh nghiệp của bạn sẽ có được lợi nhuận lâu dài. Bởi vì khi một thương hiệu đã chiếm được khối óc của người tiêu dùng thì đích đến cho nó là chiếm trái tim của họ. Dịch vụ khách hàng sẽ đem khách hàng quay lại với chúng ta nhiều lần sau đó, có thế họ sẽ không mua ngay lập tức, nhưng sau đó sẽ quay lại và mua với số lượng lớn hơn chúng ta nghĩ… + Chi trả các phí ô nhiễm vì lợi ích công cộng, không bóp méo thương mại quốc tế và đầu tư. +Đẩy mạnh các chính sách mua sắm công cộng và tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ được cung cấp. đồng thời giảm các tác động môi trường đối với sức khỏe, sử dụng thích hợp các phương pháp, tiếp cận khoa học tiên tiến dựa trên nguyên tắc “Một đất nước sẽ có lợi thế tuyệt đối nếu sản lượng trên một đơn vị đầu vào của tất cả các hàng hóa dịch vụ sản xuất cao hơn so với một quốc gia khác.” +Chi phí lãi vay thấp, các khoản đãi được áp dụng cho các doanh nghiệp khi đi vay với số lượng lớn. +Giảm thuế (trong sản xuất, vận chuyện, xuất nhập cảnh v…v..), Hàng tiêu dùng xuất khẩu phải hợp chuẩn. +Đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc tự động hóa cao, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ cao, thu hút, mời gọi các nhân viên có trình độ cao (có chất xám) từ các nước trên thế giới về làm việc cho đất nước bằng các khoản đãi ngộ cao. +Ngành sản xuất của Mỹ dần dần được chuyển đổi tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tinh vi, đòi hỏi số lượng công nhân nhưng phải lành nghề để sản xuất, để giảm chi phí sản xuất, tạo ra giá trị lớn hơn nhiều so với sản xuất bằng thủ công. + Quảng cáo, marketing sản phẩm trên các phương tiện truyền thông (tivi, internet…) để thu hút sự chú ý của khách hàng… Bên cạnh những lời thế cũng như điểm mạnh về sản xuất hàng tiêu dùng của mình, Mỹ cũng như các nước trên thế giới đang vấp phải nhiều chướng ngại trong việc phát triển nghành này, đó là: *Sức mạnh gia tăng của các nhà bán lẻ: Sức mạnh gia tăng của nhà bán lẻ đã chèn ép các công ty sản xuất hàng tiêu dùng về việc kiểm soát giá. Mọi người đều muốn sản phẩm của mình có mặt trong các cửa hàng cho nên họ bị chèn ép giá cả. Các công ty này phải cải thiện cơ cấu chi phí để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nhưng không có khả năng chuyển sự tăng giá 30 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 lên vai của người tiêu dùng. *Giá chứng khoán đắt đỏ: Thương hiệu mạnh và những kết quả tài chính đáng tin cậy có nghĩa là cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng thường được bán ở mức giá cao. Trong trường hợp thị trường tăng trưởng mạnh, chứng khoán của các công ty này thường được bán ở mức giá ẩn chứa mức tăng trưởng không thực. Tốc độ tăng trưởng luôn là thách thức đối với những công ty đã bão hòa cho nên tiếp cận các cổ phiếu này bằng những nguyên tắc tương tự như việc tiếp cận các loại cổ phiếu khác. Theo ông Michael Jenkin, chủ tịch ủy ban OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) về chính sách người tiêu dùng thì “Ngày càng có nhiều sự lựa chọn và phức tạp trên các thị trường đã làm cho nó ngày càng khó khăn cho người tiêu dùng để so sánh và đánh giá giá trị của sản phẩm và dịch vụ” (“More choice and more complexity in many markets have made it increasingly difficult for consumers to compare and assess the value of products and services,” says Michael Jenkin, Chairman of the OECD’s Committee on Consumer Policy.) Đứng trước cơn lốc cạnh tranh của nền kinh tế thời hội nhập WTO, các doanh nghiệp luôn ý thức được về sự sống còn của sản phẩm là do người tiêu dùng quyết định.Vậy nên mỗi ngày trôi qua, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng tăng cao. Các doanh nghiệp phải suy nghĩ để làm thế nào khiến cho sản phẩm của mình có chổ đứng trên thị trường, thu hút khách hàng cũng như gia tăng sức mua của sản phẩm. Đó là vấn đề nan giải mà các công ty, các doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt… Ngành Tài chính ngân hàng Lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn được xã hội quan tâm bởi đây là ngành được tuyển dụng khá lớn do nhu cầu kinh tế phát triển. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển tốt thì phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh.Ở lĩnh vực vĩ mô, ngành Tài chính- Ngân hàng khá quan trọng. Nó liên quan đến hệ điều hành chính sách cơ bản đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Có thể coi lưu chuyển tiền tệ như các mạch máu trong cơ thể, vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Có hai lý do dẫn đến sự lột xác của ngành tài chính ngân hàng sau thập kỷ 1970. Thứ nhất là những phát minh đột phá về lý thuyết options và những công cụ định lượng trong kinh tế học và tài chính học. Giới tài chính từ chỗ hầu như chỉ ra quyết định đầu tư một cách định tính đã du nhập rất nhiều phương pháp định lượng vào quá trình xây dựng portfolio và phân tán rủi ro. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong vài chục năm lại đây cũng giúp phổ biến những công cụ định lượng trong ngành tài chính nhanh hơn và rộng hơn. Thứ hai, trào lưu xóa bỏ những qui định hạn chế và giám sát hệ thống tài chính từ thời Đại Suy thoái 1933 đã được nhân rộng trên toàn thế giới. Quan điểm cho rằng thị trường tự do có thể tự điều chỉnh và đạt được hiệu quả tối ưu nếu nhà nước không can thiệp không chỉ phổ biến trong ngành tài chính mà còn ở mọi lĩnh vực kinh tế khác, không chỉ ở các nước phát triển mà còn được WB và IMF nhân rộng ra các nước đang phát triển. Đỉnh điểm của quá trình xóa bỏ can thiệp này (deregulation) trong giới tài chính là việc chính phủ Clinton năm 1999, với sự ủng hộ QH Mỹ và Federal Reserve của 3. - - 31 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 - - Alan Greenspan. đã xóa bỏ một phần luật Glass-Steagal ngăn cấm các ngân hàng thương mại Mỹ tham gia vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Cho đến trước cuộc khủng hoảng nợ địa ốc dưới chuẩn 2007-2009, ngành tài chính có thể chia làm hai nhánh: các ngân hàng thương mại truyền thống - phần nhàm chán như cách gọi của Krugman, và các ngân hàng đầu tư (bao gồm cả giới hedge funds). Các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng huy động tiết kiệm trong dân và cho vay truyền thống, trong khi đó các ngân hàng đầu tư giúp các doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Giới đầu tư còn có một chức năng quan trọng khác là tạo lập thị trường thứ cấp để tăng thanh khoản và phân tán rủi ro cho các loại sản phẩm tài chính. Trong những năm cuối cùng trước khủng hoảng, các ngân hàng đầu tư còn lấn sân sang khu vực cho vay thương mại thông qua quá trình chứng khoán hóa (securitization) các khoản vay truyền thống để giải phóng vốn cho các ngân hàng thương mại cho những vòng quay cho vay mới. Sự lấn sân này đã tạo ra một loại hình ngân hàng thương mại mới gọi là shadow banking, nghĩa là những thể chế tài chính hoạt động trong bóng tối bên ngoài vòng giám sát của Fed và FDIC. Theo truyền thống, giới doanh nghiệp ở Mỹ có tỷ trọng huy động vốn qua thị trường chứng khoán cao hơn vay thương mại từ ngân hàng. Ngược lại các doanh nghiệp ở châu Âu lục địa và Nhật bản phụ thuộc nhiều hơn vào vốn vay từ các ngân hàng thương mại truyền thống. Do vậy giới ngân hàng đầu tư của các nước Anglo-Saxon cũng phát triển sớm hơn và lớn hơn ở châu Âu. Nhưng khi trào lưu ngân hàng đầu tư phát triển mạnh ở Mỹ, nhất là sau khi các ngân hàng thương mại lớn của Mỹ như Citigroup, JP Morgan, Bank of America được cởi trói bành trướng vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư, các ngân hàng lớn của châu Âu đã không thể chậm chân. Từ đầu thập kỷ 2000 những ngân hàng như UBS, Credit Suisse, Society General, ABN Amro, Dexia, Santander phát triển mạnh mảng ngân hàng đầu tư và đã trở thành những đối thủ đáng gờm cho các ngân hàng đầu tư gạo cội của Mỹ. Trong khi hoạt động của giới ngân hàng thương mại truyền thống (boring banks) được tổ chức chủ yếu theo dạng nút (hub), với mỗi ngân hàng là tụ điểm của rất nhiều doanh nghiệp vay tiền và người dân gửi tiền, hoạt động ngân hàng đầu tư được tổ chức theo dạng mạng lưới. Một ngân hàng đầu tư, mặc dù vẫn cung cấp dịch vụ trực tiếp cho rất nhiều khách hàng nhỏ, có vô số các mối liên hệ trồng chéo nhiều tầng với hầu như tất cả các ngân hàng đầu tư khác trong hệ thống. Đây là điều tất yếu vì mô hình kinh doanh của họ đòi hỏi phải huy động những khoảng vốn rất lớn, đồng thời phải phân tán rủi ro ra một phạm vi rộng hơn giới hạn địa lý thông thường của một ngân hàng thương mại. Các sản phẩm tài chính của giới ngân hàng đầu tư cũng phức tạp hơn nhiều vì chúng được thiết kế cho những nhu cầu huy động vốn và phòng ngừa rủi ro càng ngày càng đa dạng, hầu như các sản phẩm này chỉ được giao dịch giữa các chuyên gia tài chính. Năm 2003, Alan Greenspan lạc quan phát biểu rằng với sự phát triển của thị trường tài chính mà chủ yếu là giới ngân hàng đầu tư, kinh tế Mỹ và thế giới đã bước vào một thời kỳ mới tăng trưởng rất ổn định và lạm phát thấp (Great Moderation era). 32 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Nhưng Paul Krugman có quan điểm ngược lại. Nhà kinh tế đã được giải thưởng Nobel năm 2009 này cho rằng mọi nền kinh tế chỉ cần một hệ thống ngân hàng nhàm chán, thực hiện chức năng trung gian luân chuyển đồng vốn từ người dân gửi tiết kiệm đến các công ty có nhu cầu đầu tư. Krugman hoài nghi về vai trò và lợi ích của giới ngân hàng đầu tư, ông cho rằng hoạt động của giới này không có lợi cho nền kinh tế mà còn tạo tiền đề cho những cuộc khủng hoảng tài chính như cuộc khủng hoảng vừa qua. Cùng quan điểm với Krugman, giáo sư Thomas Philippon của Đại học New York đưa ra bằng chứng cho thấy giai đoạn 1980 đến trước khủng hoảng chi phí (cost) của giới tài chính tăng lên đáng kể trong khi đóng góp của ngành này cho tăng trưởng của toàn nền kinh tế hầu như không tăng. Điều này có nghĩa là hiệu suất của ngành tài chính đã giảm mạnh bất chấp nó áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất và những mô hình toán thống kê vô cùng phức tạp. Philippon chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này là phần lớn đầu tư của ngành tài chính sau thập kỷ 1980 tập trung vào hoạt động mua bán (trading) trên thị trường thứ cấp, nghĩa là chỉ giúp tăng thanh khoản và phân tán rủi ro chứ không giúp phân bổ đồng vốn hiệu quả như trước đây. Khi cuộc khủng hoảng nợ địa ốc dưới chuẩn nổ ra, hàng loạt các ngân hàng đầu tư tên tuổi đã phá sản hoặc điêu đứng, buộc chính phủ các nước phải ra tay trợ giúp. Điều này cho thấy khả năng phân tán rủi ro của hệ thống ngân hàng đầu tư rất hạn chế chứ không như Greenspan và nhiều người khác lạc quan. Một nghiên cứu mới đây của chi nhánh Federal Reserve ở Boston cho thấy 21% giá trị gia tăng mà hệ thống ngân Mỹ hàng đem lại trong giai đoạn 1997-2007 chỉ đơn thuần là tích tụ rủi ro hệ thống. Bởi vậy không kể phần đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của các ngân hàng đầu tư rất nhỏ như Philippon chỉ ra, phần tích tụ rủi ro này đã phải trả giá khi cuộc khủng hoảng nổ ra bằng hàng trăm tỷ đô la cứu trợ. Với Mỹ, luật Dodd-Frank thông qua năm 2010 không ít thì nhiều sẽ hạn chế sự phát triển của các ngân hàng đâu tư. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách thế giới cũng hiểu rằng không có những quĩ venture capital, một nhánh của giới ngân hàng đầu tư, thì có thể thế giới sẽ không có Google hay Facebook, thậm chí không có cả Apple lẫn Microsoft. Một nghiên cứu của ECB cho thấy ảnh hưởng tích cực của giới venture capital và private capital funds vào số lượng bằng sáng chế của các công ty non trẻ. Ngoài ra nếu không có Goldman Sachs hay Morgan Stanley thì General Motors hay Ford có thể không thực hiện được IPO hay phát hành bonds có giá trị hàng tỷ đô la. Những tên tuổi thực dụng như George Soros hay Warren Buffett dù lớn tiếng phê phán các sản phẩm derivatives như là "vũ khí hủy diệt hàng loạt" cũng không ngần ngại tham gia vào thị trường này khi có nhu cầu. Xét cho cùng sự phát triển của mảng ngân hàng đầu tư không những cần thiết mà còn là điều tất yếu. Vấn đề là làm sao để rủi ro hệ thống không tích tụ quá nhiều và cần một sự cân bằng nhất định giữa hai lĩnh vực ngân hàng thương mại truyền thống và ngân hàng đầu tư. • Các công cụ chính sách tiền tệ đã áp dụng với ngành tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ thị trường mở: Sau cuộc suy thoái kinh tế năm 1920-1921, cục dự trữ liên bang Mĩ-NHTW (viết tắt là FED) thiếu vốn nghiêm trọng, nguồn thu nhập trước đó của FED chủ yếu thu từ - 33 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 nghiệp vụ chiết khấu, nhưng do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm lượng tiền vay chiết khấu giảm sút, dẫn tới giảm nguồn thu. FED bí tiền đành buôn bán chứng khoán kiếm lãi để tiếp tục hoạt động của mình. Trong khi thực hiện mua chứng khoán, bỗng nhiên các nhà điều hành thị trường tiền tệ phát hiện thấy dự trữ trong các ngân hàng tăng lên còn các khoản cho vay và tiền gửi tăng lên gấp bội. Kết quả này được FED rút ra một bài học bổ ích từ thực tế vô tình là việc mua bán chứng khoán sinh lãi có thể làm thay đổi cơ số tiền tệ nhạy bén nhất. Thuật ngữ “thị trường mở” lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX khi nghiệp vụ này bắt đầu được thi hành. Các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương Mỹ về thị trường mở so với các công cụ khác có phạm vi rộng nhất vì nước này có thị trường giấy tờ có giá lớn nhất . Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất.Để tăng mức cung tiền, Fed mua chứng khoán chính phủ từ các ngân hàng, các doanh nghiệp khác hoặc các cá nhân, thanh toán cho họ bằng séc (một nguồn tiền mới do nó in); khi các tấm séc của Fed được gửi vào ngân hàng, chúng tạo ra lượng dự trữ mới - một phần trong đó ngân hàng có thể cho vay hoặc đầu tư, do đó làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Mặt khác, nếu Fed muốn giảm mức cung tiền, nó bán các chứng khoán chính phủ cho các ngân hàng để thu lại tiền dự trữ từ các ngân hàng. Do mức dự trữ thấp đi, các ngân hàng phải giảm lượng cho vay và do vậy mức cung tiền lập tức giảm theo. . Trên thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày. Giáo sư Robert Mundell (1985) cũng đưa ra luận thuyết rằng khi sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, mỗi lần như vậy có lẽ chỉ đạt được một mục tiêu duy nhất tại một thời điểm mà thôi. Theo lập luận của ông, không thể tìm cách cùng lúc tác động tới lãi suất nhưng lại theo đuổi chính sách bản vị vàng với đồng tiền. Hoặc là khi đang tìm cách ảnh hưởng lên lãi suất của thị trường, tỉ giá hối đoái sẽ bị ảnh hưởng theo. Ở Mỹ vào năm 2006, Cục dự trữ liên bang đặt ra mục tiêu lãi suất sao cho khi lãi suất của các quỹ FED cao hơn mục tiêu thì người ta sử dụng repo để làm tăng lượng cung tiền; mà repo chính là một hoạt động cho vay từ NHTƯ. Khi lãi suất FED thấp hơn mục tiêu, lượng cung tiền được điều chỉnh giảm cũng thông qua repo, nhưng theo hiệu ứng tạo ra vay. Ở Hoa Kỳ, thường xuyên sử dụng mua lại qua đêm (repos) các tài sản tài chính để tạm thời sinh ra tiền mới, hoặc "repo ngược" để "xóa" bớt tiền tệ. Theo cách khác, FED có thể tạo ra tiền ổn định bằng việc mua ngay các chứng khoán. Trên thực tế hiếm khi FED lại xóa vĩnh viễn một lượng tiền bằng cách bán ngay một lượng chứng khoán đáng kể. Các thương vụ thị trường này được thực hiện trong nhóm gồm khoảng 22 ngân hàng và những nhà buôn tài chính lớn gọi là "nhà giao dịch sơ cấp". Như đã nói kể cả với repo thì tiền được tạo ra cũng ghi nhận bằng phương pháp hệ thống điện tử thông qua tăng dự trữ tại ngân hàng, và phát hành một khoản nợ mới của NHTƯ. Tiền được xóa bớt qua "repo ngược" bằng cách ghi giảm tài khoản dự trữ của một ngân hàng, và xóa bớt một khoản nợ của NHTƯ. FED thực hiện các phương pháp này từ những năm 1920 thông qua Phòng Thị trường Mở tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. 34 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Tuy nhiên FED quyết định duy trì lãi suất thấp gần bằng 0 cho tới cuối năm 2014 nhằm mục đích thúc đẩy đà tăng trưởng ỳ ạch của Mỹ. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang MỹFED tại St. Louis, ông Louis James Bullard cho biết, ông không đồng ý với quyết định này Vị quan chức này cho rằng, FED nên bắt đầu nâng tỷ lệ lãi suất vào năm 2013 khi ông cho rằng, việc duy trì tỷ lệ lãi suất gần bằng 0 trong nhiều năm sẽ không mấy tác dụng để đưa nền kinh tế Mỹ trở lại như trước thời khủng hoảng và còn có thể gây ra “thảm họa”. Ông phát biểu “Ngay cả khi FED tăng lãi suất lên khoảng từ 1-1,5% thì chính sách tiền tệ vẫn còn quá lỏng. Đó là vấn đề nhận thức được mức độ lãi suất bình thường vào đúng thời điểm và tôi không nghĩ rằng chúng ta muốn chờ đợi cho tới khi mọi thứ chính xác như những gì mình muốn”. Trước đó, chủ tịch FED Ben Bernanke đã đưa ra một bản báo cáo đánh giá về triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Mỹ và để ngỏ khả năng có một đợt mua trái phiếu mới để thúc đẩy tăng trưởng, một động thái mà ông Bullard cho biết ông sẽ ủng hộ nếu nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn nữa và nguy cơ giảm phát xuất hiện. FED đã cắt giảm lãi suất xuống gần 0% ba năm trước đây và tung ra chương trình mua trái phiếu trị giá tới 2.300 tỷ USD để kích thích tăng trưởng. Theo ông Bullard nguyên nhân chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao và tăng trưởng kinh tế chậm chạp mặc dù tỷ lệ lãi suất ở mức thấp trong nhiều năm qua là do suy thoái kinh tế đã khiến thị trường nhà ở sụp đổ khiến tài sản của người dân bị bào mòn. Niềm tin rằng chi phí đi vay đủ thấp và đủ dài là cầu nối duy nhất để cứu nền kinh tế Mỹ đang bị tổn thương do “lỗ hổng đầu ra” là sai và nếu chúng ta tiếp tục giải thích nguyên nhân suy yếu của nền kinh tế theo cách này, thảm họa đang dần lộ rõ với nền kinh tế Mỹ. Ông Bullard còn cho biết thêm, việc duy trì tỷ lệ lãi suất thấp trong vài quý là rất khác nhau so với việc duy trì nó trong vòng vài năm vì việc này đồng nghĩa với FED đang trừng phạt người dân gửi tiết kiệm. Trong khi đó, do ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp cao, sự gia tăng tiêu dùng của thế hệ trẻ là không đủ bù đắp cho sự sụt giảm tiêu dùng của thế hệ lớn tuổi. “Theo cách này, chính sách của FED đang phản tác dụng”, ông cho biết. Một ý kiến khác đáng lưu ý của người sáng lập tập đoàn Charles Schwab Corp’s khi ông này cho rằng, duy trì tỷ lệ lãi suất thấp trong thời gian dài đang phá hủy niềm tin của người dân vào nền kinh tế và là một hành động không thông minh khi người dân lại phải bỏ tiền nhiều hơn vào tiết kiệm để cân bằng rủi ro trong kinh doanh. Ông Bullard dự đoán, kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển với tốc độ 3% trong năm nay và sẽ tăng hơn nữa trong năm tới trong khi tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống dưới 8% trong năm nay. - Lãi suất chiết khấu: FED vừa bán đấu giá các khoản cho vay ngắn hạn trị giá 50 tỷ USD cho các ngân hàng trong nước đang eo hẹp tiền mặt với lãi suất 2,615%. Động thái này nhằm giúp các ngân hàng này vượt qua cuộc khủng hoảng tín dụng kéo dài hiện nay. Mức lãi suất 2,615% là mức thấp nhất trong bất kỳ đợt đấu giá nào kể từ tháng 12 năm ngoái.Đã có 88 ngân hàng tham gia đấu giá để giành khoản vay 50 tỷ USD, có thời hạn 28 ngày. Do nhu cầu cao, FED đã nhận số tiền bỏ thầu lên tới 88,9 tỷ USD. 35 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Như vậy, kể từ tháng 12/2007 đến nay, FED đã bơm tổng cộng 260 tỷ USD tiền mặt vào hệ thống ngân hàng Mỹ.Đây là đợt bán đấu giá tín dụng thứ tám của FED nhằm bơm thêm tiền mặt vào hệ thống ngân hàng trong nước kể từ giữa tháng 12/2007, khi FED bắt đầu chương trình bán đấu giá tín dụng ngắn hạn để cấp các quỹ ngắn hạn cho những ngân hàng thiếu thanh khoản. Đợt bán đấu giá này là một phần trong nỗ lực của FED xoa dịu cơn khủng hoảng tín dụng đang lan rộng, đã gây lo ngại cho các thị trường tài chính và có nguy cơ đẩy kinh tế Mỹ vào một cuộc khủng hoảng sâu. - Các cải cách mới: Tương lai, trong trường hợp có ngân hàng bị phá sản, sẽ không phải cứu bằng mọi giá từ tiền đóng thuế của dân chỉ với lí do: vì quá lớn, không thể cứu. Theo dự thảo luật, những ngân hàng khổng lồ sẽ bị bắt buộc dần dần thu nhỏ kích cỡ. Chính quyền cũng sẽ để mắt sát sao tới các quĩ đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể khởi kiện lại những công ty đánh giá tài chính. Ngoài việc các ngân hàng lớn bị chia nhỏ, tất cả các công ty tài chính đều bị đánh thuế - lí do cơ bản :trong khủng hoảng các ngân hàng đã được chính phủ cứu trợ và bây giờ đến lượt các nhà băng đóng góp trách nhiệm . Ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ phải trả một khoản thuế tổng cộng 19 tỉ USD. Một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng mới sẽ được thành lập trong khuôn khổ của hệ thống ngân hàng trung ương(FED). Hoạt động của cơ quan này được tài trợ từ phí chi trả của các ngân hàng, chịu trách nhiệm loại bỏ các hành động thương mại gây hại đến người tiêu dùng. Một điều mới nữa là FED sẽ tối đa hóa những thanh toán bằng thẻ tín dụng, và mọi công dân đều có quyền yêu cầu một cuộc kiểm tra miễn phí về khả năng tín dụng của mình hàng năm. Đối với các trường hợp vay thế chấp việc kiểm tra nguồn thu nhập là bắt buộc . Các giao dịch chứng khoán phức tạp (điều đã đưa hai ngân hàng lớn AIG và Lehman tới sụp đổ) sẽ được làm minh bạch và kiểm tra thường xuyên. Những đầu tư phi truyền thống (chẳng hạn các cổ phiếu bắt nguồn từ việc cho vay thế chấp) sẽ dần bị loại khỏi hoạt động của các ngân hàng thương mại – với mục đích : các ông chủ nhà băng không có cơ hội đầu cơ rủi ro vì lợi nhuận. Mức độ đầu tư mạo hiểm của các ngân hàng cũng bị giới hạn (nhiều nhất là 3% tài sản thực tế ). Theo các nhà phân tích, chưa thể phán đoán chính xác mức độ tác động cụ thể của cải cách tài chính này tới các ngân hàng, nhưng chắc chắn rằng các nhà băng buộc phải nâng vốn. Điều này làm giảm lợi nhuận ngân hàng và tác động xấu tới giá trị cổ phiếu của các nhà băng. Theo phân tích trước đó của Citi Group : những ngân hàng lớn như Goldman Sachs có thể mất tới 23% lợi nhuận, Morgan Stanley mất 20%, JP Morgan mất 18 % và Bank of America mất 16 %. Thực tế sau thỏa thuận ngày thứ sáu (25/6) các cổ phiếu ngân hàng lại nhỉnh lên. Mâu thuẫn này được giải thích rằng các nhà đầu tư đã dự kiến tới những qui định còn ngặt nghèo hơn. Theo các chuyên gia phân tích, còn quá sớm để đánh giá tác động cụ thể của dự thảo dài nhiều nghìn trang này. 36 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 Điểm tích cực với giới ngân hàng là các giao dịch hoán đổi không bị cấm đoán, nếu không các công ty tài chính của Mỹ có thể chuyển ít nhất một phần hoạt động đầu cơ ra nước ngoài. PHẦN C. TỔNG KÊT-Ý KIẾN CHỦ QUAN 37 [...]... sao chính sách tài khóa lại thích hợp hơn trong việc chống thất nghiệp, trong khi chính sách tiền tệ lại hiệu quả hơn trong việc - - - - 14 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 chống lạm phát Có một giới hạn đối với mức độ mà chính sách tiền tệ có thể thực thi để khôi phục nền kinh tế sau một giai đoạn suy sụp trầm trọng như giai đoạn mà nước Mỹ đã phải đương đầu vào những năm 1930 Phương sách của chính sách tiền. .. chỉ số tiền tệ - tín dụng như thế nào, Ngân hàng Nga có kế hoạch áp dụng các công cụ cung cấp tiền mặt cho ngành ngân hàng hay là chấp nhận tính 13 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 thanh khoản tự do của nó, cũng như sử dụng các yêu cầu dự trữ bắt buộc như là một công cụ quản lý tiền tệ - tín dụng và kìm hãm lạm phát PHẦN B TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I TÁC ĐỘNG CHUNG 1 Các chính sách tiền tệ và hoạt... nghiệp - Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm phức tạp thêm khả năng của Fed trong việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm thực thi các mục tiêu cụ thể Chẳng hạn, tiền tệ có nhiều hình thái khác nhau và thường không rõ chính sách tiền tệ nên nhằm vào loại nào Dạng cơ bản nhất của tiền gồm có tiền xu và tiền giấy Tiền xu cũng có nhiều loại khác nhau dựa trên giá trị đồng đôla: đồng penny có giá trị một cent... cứu và hoạch định chính sách kinh tế - tài chính Việt Nam quan tâm 2 Nga: Theo tin từ Bộ Tài chính Nga, Chính phủ nước này đã thông qua dự thảo các định hướng cơ bản cho chính sách tiền tệ - tín dụng năm 2012 và thời kỳ 2013-2014 Trong giai đoạn 3 năm tới, theo dự thảo, Ngân hàng Nga sẽ hoàn thành việc chuyển sang giới hạn lạm phát Có nghĩa là, trong những năm tới, chính sách tiền tệ - tín dụng của... dụng hệ thống công cụ của chính sách tiền tệ - tín dụng trong trung hạn, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, việc giảm dần sự can thiệp trực tiếp của các cấp quản lý vào quá trình hình thành tỷ giá sẽ nâng cao hiệu quả kênh lãi suất của cơ chế chuyển đổi trong chính sách tiền tệ - tín dụng Như thế, chính sách quản lý bằng lãi suất sẽ đóng vai trò chính trong cơ chế điều hành tiền tệ - tín dụng Ngoài ra,... đem cho vay theo chương trình này FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008 17 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 FED tăng mua chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp vào cuối năm 2007 3 Việc vận dụng các chính sách tiền tệ của Mỹ từ năm 2010-2012 a Giai đoạn năm 2010-đầu năm 2011 - FED thử công cụ rút các gói kích thích... khôn ngoan đó là Gia tăng nhập khẩu Mỹ lúc này tha hồ in thêm tiền để cho các nước khác vay và tất nhiên là đồng USD của Mỹ tự nhiên sẽ ngày càng rộng lớn trên thế giới Nhưng chính động thái này làm cho số tiền mà Mỹ bơm ra 20 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 ngoài thị trường các nước ngày càng tăng, làm suy giảm trầm trọng tính thanh khoản của nó Vì cho đến lúc này, số lượng tiền giấy có mặt trên thị trường... nghiệp Mỹ đang phải đối mặt… Ngành Tài chính ngân hàng Lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn được xã hội quan tâm bởi đây là ngành được tuyển dụng khá lớn do nhu cầu kinh tế phát triển Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển tốt thì phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh.Ở lĩnh vực vĩ mô, ngành Tài chính- Ngân hàng khá quan trọng Nó liên quan đến hệ điều hành chính sách cơ bản đó là chính sách tiền tệ Chính sách. .. dụng ở Trung Quốc đang trở lại mức bình thường sau khi chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp Theo Tổng cục Thống kê quốc gia, nền kinh tế Trung Quốc đạt tăng trưởng 9,2% trong năm 2011, giảm tốc 12 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 do thị trường bên ngoài bị thu hẹp trong khi chính phủ triển khai nhiều biện pháp thắt chặt để kiềm... ngân sách giảm đi và cuối cùng biến mất vào những năm 1990 Tầm quan trọng ngày càng tăng của chính sách tiền tệ và vai trò đang mất dần của chính sách tài khóa trong những nỗ lực nhằm ổn định kinh tế phản ánh những hiện thực cả về kinh tế lẫn chính trị Kinh nghiệm của những năm 1960, 1970 và 1980 cho thấy rằng các chính quyền được bầu một cách dân chủ thường gặp nhiều rắc rối hơn khi sử dụng chính sách ... kết ý kiến chủ quan Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 PHẦN A GIỚI THIỆU TỔNG QUAN I CHÍNH Khái niệm: - - SÁCH TIỀN TỆ Chính sách tiền tệ trình quản lý cung tiền quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung... vai trò lớn sách tiền tệ thời kỳ lạm phát Một nguyên nhân giải thích sách tài khóa lại thích hợp việc chống thất nghiệp, sách tiền tệ lại hiệu việc - - - - 14 Chính sách tiền tệ Mỹ 2012 chống... sách tiền tệ công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, chia làm: + Chính sách mở rộng: tăng lượng cung tiền mức bình thường + Chính sách thu hẹp: giảm lượng cung tiền mức bình thường Các dạng sách tiền tệ: