Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
1,18 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ BỬU HÒA
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI
SUẤT VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN:
NGHIÊN CỨU TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
12 - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ BỬU HÒA
MSSV: 4114231
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI
SUẤT VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN:
NGHIÊN CỨU TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Cán bộ hƣớng dẫn
Đoàn Tuyết Nhiễn
12 - 2014
LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 3 tháng thực hiện luận văn, dƣới sự hƣớng dẫn của cô Đoàn Tuyết
Nhiễn đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến cô. Xin chúc cô đƣợc nhiều sức khỏe, công tác tốt và gặt
hái nhiều thành công.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Ngô Bửu Hòa
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dựa trên kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Ngô Bửu Hòa
ii
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................2
1.3.1 Giới hạn về không gian ........................................................................2
1.3.2 Giới hạn về thời gian ...........................................................................2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu: .........................................................................2
1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .................................................................................2
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....3
2. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................3
2.1.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán .....................................................3
2.1.2. Vai trò của thị trƣờng chứng khoán ....................................................3
2.1.3 Khái niệm và phân loại lãi suất............................................................5
2.1.4. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế ...............................................7
2.1.5. Chỉ số VN-Index ...............................................................................10
2.1.6 Những yếu tố tác động đến thị trƣờng chứng khoán .........................10
2.1.6.1 Cung tiền .....................................................................................10
2.1.6.2 Lạm phát .....................................................................................11
2.1.6.3 Tỷ giá ..........................................................................................11
2.1.6.3 Lãi suất ........................................................................................12
2.1.7 Lƣợc khảo tài liệu ..............................................................................12
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................14
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................14
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ..........................................................14
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT
NAM ...............................................................................................................17
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM ...............................................................................................................17
3.2 GIỚI THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ
MINH ..............................................................................................................18
3.2.1 Giới thiệu ...........................................................................................18
3.2.2 Tầm nhìn,sứ mệnh và giá trị cốt lõi ...................................................19
3.2.3 Cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh .........21
3.2.4 Những thành tựu, khó khăn và hạn chế của thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam .....................................................................................................21
3.3 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM................................................23
iii
3.3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ..................................23
3.3.2 Chức năng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ...............................23
CHƢƠNG 4 ẢNH HƢỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN .........................................................................................26
4.1 NHỮNG DIỄN BIẾN TRÊN THỊ TRƢỜNG TỪ KHI ĐI VÀO HOẠT
ĐỘNG ĐẾN NAY ..........................................................................................26
4.2 THỰC TRẠNG VỀ LÃI SUẤT CƠ BẢN VÀ TRẦN LÃI SUẤT HUY
ĐỘNG .............................................................................................................35
4.2.1 Biến động của lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động từ năm 2001
đến 6 tháng đầu năm 2014 ..........................................................................35
4.2.2 Đo lƣờng mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số VN-Index ..................44
4.2.2.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu....................................................44
4.2.2.2 Xác định sự rò rỉ thông tin thay đổi giảm của lãi suất ................44
4.2.2.3 Đo lƣờng mối quan hệ giữa lãi xuất và chỉ số VN-Index ...........45
4.2.3 Kết luận ..............................................................................................46
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN .......................................48
5.1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN ..........................................................................................................48
5.1.1 Phối hợp và hoàn thiện hơn các cơ chế chính sách cho sự phát triển
bền vững của thị trƣờng chứng khoán ........................................................48
5.1.2 Nâng cao hơn nữa tính minh bạch cho thị trƣờng chứng khoán .......49
5.1.3 Tăng nguồn cung cho thị trƣờng chứng khoán ..................................50
5.2 DUY TRÌ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TÍCH CỰC, LINH
HOẠT, CHẶT CHẼ, GIỮ VAI TRÒ ĐỊNH HƢỚNG CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƢỚC ...................................................................................................51
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN .............................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................55
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSTT
DNNN
LSCB
LSCK
NHTM
SGDCK TP.HCM
TCTD
TTCK
UBCKNN
UPCoM
USD
VNĐ
VN-Index
Chính sách tiền tệ
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
Lãi suất cơ bản
Lãi suất chiết khấu
Ngân hàng thƣơng mại
Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức tín dụng
Thị trƣờng chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc
Thị trƣờng giao dịch chứng khoán của các công ty
đại chúng
Đồng đô la Mỹ
Việt Nam đồng
Chỉ số chứng khoán của Việt Nam
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diễn giải các biến trong mô hình ................................................ 15
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định sự rò rỉ thông tin thay đổi giảm của lãi suất .. 44
Bảng 4.2 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số VN-Index 45
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ..... 21
Hình 4.1: Biến động của chỉ số VN-Index giai đoạn 2000 – 2005.............. 26
Hình 4.2: Biến động của VN-Index năm 2006 ............................................ 28
Hình 4.3: Biến động của VN-Index năm 2007 ............................................ 29
Hình 4.4: Biến động của VN-Index năm 2008 ............................................ 29
Hình 4.5: Biến động của VN-Index năm 2009 ............................................ 30
Hình 4.6: Biến động của VN-Index năm 2010 ............................................ 31
Hình 4.7: Biến động của VN-Index năm 2011 ............................................ 32
Hình 4.8: Biến động của VN-Index năm 2012 ............................................ 33
Hình 4.9: Biến động của VN-Index năm 2013 ............................................ 34
Hình 4.10: Biến động của VN-Index 6 tháng đầu năm 2014 ...................... 34
Hình 4.11 Diễn biến lãi suất cơ bản từ 2002 -2007 ..................................... 38
Hình 4.12 Diễn biến lãi suất cơ bản từ 2008 -2010 ..................................... 40
Hình 4.13 Diễn biến lãi suất cơ bản từ 2011 tháng 3/2014 ......................... 44
vii
CHƢƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lãi suất là một biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác
động làm thay đổi hành vi sản xuất và hành vi tiêu dùng của xã hội. Và đối
với Ngân hàng Nhà nƣớc đây đƣợc xem là công cụ điều hành chính sách
tiền tệ và đƣợc sử dụng một cách linh hoạt nhằm có những tác động ổn định
lƣợng cung-cầu tiền tệ, ổn định lãi suất thị trƣờng ngân hàng, còn tác động
gián tiếp kéo giảm lạm phát, tác động lên quyết định của các tổ chức cá
nhân về việc có nên tiếp tục đầu tƣ mở rộng sản xuất hay chuyển sang một
kênh đầu tƣ khác hiệu quả và ít có biến động. Những quyết định dựa trên sự
thay đổi lãi suất này dù lớn, dù nhỏ cũng có những ảnh hƣởng nhất định lên
thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng là một
bộ phận của thị trƣờng tài chính.
Sự biến động của lãi suất lên thị trƣờng chứng khoán tuy là tác động
gián tiếp, nhƣng đã và đang đƣợc các nhà đầu tƣ, các nhà nghiên cứu kinh
tế rất quan tâm tìm hiểu nhằm hiểu rõ hơn bản chất và tìm giải pháp phòng
tránh những rủi ro có thể gặp phải khi lãi suất thay đổi. Vì khi lãi suất tăng
lƣợng vốn đầu tƣ vào chứng khoán sẽ bị ảnh hƣởng đáng kể do mức sinh lời
cao khi gửi tiền vào ngân hàng từ đó dòng vốn chảy vào ngân hàng sẽ nhiều
hơn. Lãi suất tăng cũng khiến cho ngƣời đầu tƣ kỳ vọng có lợi nhuận nhiều
hơn từ chứng khoán, trƣờng hợp này nhiều khả năng giá chứng khoán sẽ
giảm và làm cho giá trị chung của thị trƣờng giảm theo. Mặt khác, khi lãi
suất thay đổi, chi phí cho việc sử dụng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh
cũng thay đổi, hệ quả là doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng sau cùng
là kỳ vọng về lợi nhuận cuối kỳ của nhà đầu tƣ đối với doanh nghiệp bị suy
giảm, từ đó làm cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp cũng bị thay đổi theo.
Ngoài yếu tố lãi suất, trong những năm gần đây giá trị cổ phiếu của các
doanh nghiệp, giá trị thị trƣờng chứng khoán cũng bị ảnh hƣởng khá nhiều
vào những yếu tố khác do sự suy giảm chung của kinh tế trong nƣớc và từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Do vậy, để hiểu về thực trạng chung của
thị trƣờng chứng khoán, thực trạng về lãi suất và mối quan hệ giữa thị
trƣờng chứng khoán và các biến số kinh tế vĩ mô mà cụ thể ở đây là biến lãi
suất. Với đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và thị trƣờng
chứng khoán: Nghiên cứu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí
Minh”, dựa trên những luận cứ khoa học nhằm đạt đƣợc sự hiểu biết một
cách đầy đủ hơn về vấn đề này
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số VN-Index dựa trên việc
phân tích thực trạng của thị trƣờng chứng khoán từ những tác động của lãi
suất nhằm tìm ra những giải pháp nhằm góp phần ổn định hoạt động của thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng thay đổi của lãi suất và hoạt động
của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
Mục tiêu 2: Đo lƣờng tác động của lãi suất đến sự biến động của chỉ
số VN-Index
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần ổn định hoạt
động của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn về không gian: Nghiên cứu trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Tp. Hồ Chí Minh và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
1.3.2 Giới hạn về thời gian:
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ năm 2/2001 – 3/2014
Thời gian thực hiện đề tài: 09/2014 – 11/2014
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là sự biến động của lãi suất cơ
bản và trần lãi suất huy động từ năm 2001 đến 2014 và hoạt động của thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam
1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Chƣơng 1: Phần mở đầu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Chƣơng 3: Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Viêt Nam
Chƣơng 4: Phân tích ảnh hƣởng của lãi suất đến thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam
Chƣơng 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam
Chƣơng 6: Kết luận
2
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận của thị trƣờng tài chính vì thị
trƣờng chứng khoán là nơi huy động nguồn vốn nhỏ lẻ và ngắn hạn, tạo
thành những nguồn vốn lớn và dài hạn để cung cấp trực tiếp cho những chủ
thể có nhu cầu về nguồn vốn dài hạn (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2012,
trang 129)
2.1.2. Vai trò của thị trƣờng chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh
tế thị trƣờng phát triển, là chiếc cầu nối vô hình giữa cung cầu vốn trong
nền kinh tế. Với một thị trƣờng chứng khoán lành mạnh, hoạt động có hiệu
quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, giúp cho
việc thu hút vốn và phân phối vốn trở nên có hiệu quả nhất. Những vai trò
chính của TTCK đƣợc thể hiện nhƣ sau (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự,
2012, trang 133-135):
-
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Thị trƣờng chứng khoán hoạt động nhƣ một trung tâm thu gom mọi
nguồn vốn tiết kiệm lớn, nhỏ của từng hộ dân cƣ, thu hút tạm thời nguồn
vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trở thành nguồn vốn
khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phƣơng thức khác không thể làm
đƣợc. Bên cạnh đó, thị trƣờng chứng khoán là công cụ cho phép vừa thu hút
vừa kiểm soát vốn đầu tƣ nƣớc ngoài một cách tốt nhất vì nó hoạt động theo
nguyên tắc công khai. Thông qua thị trƣờng chứng khoán, Chính phủ sẽ
kiểm soát đƣợc việc tham gia đầu tƣ của các định chế, cá nhân nƣớc ngoài
vào các ngành, các công ty hay loại chứng khoán tại từng thời điểm nhất
định.
Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có vốn mở rộng sản xuất và thu đƣợc
nhiều lợi nhuận hơn, đồng thời góp phần vào việc kích thích các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn bằng cách vừa sản xuất kinh doanh hàng hóa
vừa mua bán thêm chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp, thị
trƣờng chứng khoán đã có những tác động quan trọng tới sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Qua đây, Chính phủ và chính quyền địa phƣơng có
3
thể huy động đƣợc vốn cho mục đích sử dụng và đầu tƣ vào việc phát triển
hạ tầng kinh tế phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội.
khoán
Cung cấp môi trường đầu tư và tính thanh khoản cho chứng
Từ khi thị trƣờng chứng khoán ra đời, công chúng có thêm một công
cụ đầu tƣ mới, đa dạng và phong phú hơn. Những ngƣời tiết kiệm có thể tự
mình hoặc thông qua các nhà tài chính chuyên môn lựa chọn những loại cổ
phiếu, trái phiếu của các công ty khác nhau từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực
khác nhau.
Cung cấp cho công chúng một môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh, với cơ
hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trƣờng rất khác nhau
về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, vì thế cho phép nhà đầu tƣ có cơ hội lựa
chọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Vì
vậy, thị trƣờng chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc
gia.
Nhờ có thị trƣờng chứng khoán mà các nhà đầu tƣ có thể chuyển đổi
các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khác khi
muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của
chứng khoán đối với nhà đầu tƣ. Thị trƣờng chứng khoán hoạt động càng
năng động và hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của
các chứng khoán giao dịch trên thị trƣờng.
-
Kích thích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn
Khi tham gia niêm yết trên thị trƣờng tập trung, các doanh nghiệp
niêm yết phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể nhất định theo quy định nhƣ:
vốn điều lệ, tình hình tài chính,…Và các doanh nghiệp phải công khai tình
hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ báo cáo
định kỳ và nhà đầu tƣ chỉ mua cổ phiếu của các công ty có tăng trƣởng hoặc
có tiềm năng. Với sức ép thƣờng xuyên của thị trƣờng, vì quyền tự do lựa
chọn chứng khoán mà nhà đầu tƣ đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải
biết tính toán nâng cao hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Từ đó,
tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, khuyến khích áp dụng công nghệ mới và nâng cao chất lƣợng sản
phẩm.
-
Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng
Thị trƣờng chứng khoán là nơi tập trung toàn bộ cung cầu về vốn, và
cũng là nơi hội tụ nhiều nhất các nhà đầu tƣ, do đó các tác động rất lớn
4
trong việc nhanh chóng chuyển các DNNN thành các công ty cổ phần một
hiệu quả nhất. Với nguyên tắc hoạt động trung gian, đấu giá, công khai và là
nơi mà hoạt động mua bán chứng khoán diễn ra hằng ngày, hàng giờ. Thị
trƣờng chứng khoán làm cơ sở cho việc cổ phần hóa theo đúng pháp luật và
phù hợp với tâm lý nhà đầu tƣ. Thông qua thị trƣờng chứng khoán nhà nƣớc
thực hiện đƣợc việc cổ phần hóa với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào.
Mục tiêu chủ yếu của việc cố phần hóa các DNNN và các loại hình doanh
nghiệp khác là thu hút mọi nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân chúng vào đầu tƣ.
Vì vậy, thị trƣờng chứng khoán còn là tiền đề vật chất cho quá trình cổ phần
hóa diễn ra nhanh chóng.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
và phát triển kinh tế xã hội
Các chỉ số của thị trƣờng chứng khoán phản ánh động thái của nền
kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá cả chứng khoán tăng lên cho
thấy đầu tƣ đang đƣợc mở rộng, nền kinh tế tăng trƣởng và ngƣợc lại giá
chứng khoán giảm sẽ cho thấy dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị
trƣờng chứng khoán sẽ là một công cụ quan trọng cho Chính phủ trong việc
điều chỉnh các chính sách vĩ mô. Chính phủ có thể mua hoặc bán trái phiếu
Chính phủ để tạo ra nguồn thu nhằm bù đắp cho việc thiếu hụt ngân sách và
quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ có thể sử dụng một số chính sách,
biện pháp tác động vào thị trƣờng chứng khoán nhằm định hƣớng đầu tƣ,
đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
2.1.3 Khái niệm và phân loại lãi suất
Khái niệm
Lãi suất đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng. Vì nó
là giá của quyền đƣợc sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất
định, mà ngƣời sử dụng phải trả cho ngƣời cho vay. Là tỷ lệ của tổng số tiền
phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định (Phan
Thị Cúc, 2012, trang 159).
Lãi suất cơ bản: Theo định nghĩa của luật Ngân hàng Nhà nƣớc năm
1997, tại điều 9 khoản 12 thì lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà
nƣớc công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh
doanh. Lãi suất cơ bản đƣợc xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trƣờng liên
ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở của Ngân hàng Nhà nƣớc, lãi
suất huy động đầu vào của các tổ chức tín dụng và xu hƣớng biến động
cung-cầu vốn. Tóm lại lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nƣớc là một công
cụ quan trọng và chủ yếu của chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm ổn định giá
5
cả, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Dựa vào lãi suất cơ bản các NHTM sẽ xác
định lãi suất cho vay sau khi đã cộng thêm rủi ro
Trần lãi suất huy động: Là mức lãi suất cao nhất trong một khung lãi
suất nào đó mà NHNN quy định để can thiệp vào hoạt động tín dụng.
Ảnh hưởng của lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động
Đối với lãi suất cơ bản: Khi NHNN công bố về việc điều chỉnh tăng
hoặc giảm thì các NHTM sau đó cũng phải tuân thủ điều chỉnh tăng hoặc
giảm tƣơng ứng đối với lãi suất cho vay trong biên độ cho phép. Khi lãi
suất cho vay tăng hoặc giảm thì lãi suất huy động đầu vào cũng sẽ tăng
hoặc giảm theo nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng
Đối với trần lãi suất huy động: Chỉ ảnh hƣởng đến lãi suất huy động
đầu vào của các NHTM, khi có quyết định về việc thay đổi trần lãi suất huy
động thì NHTM phải có điều chỉnh tƣơng ứng hoặc dƣới mức trần, tác động
từ lãi suất huy động sẽ gián tiếp làm thay đổi lãi suất cho vay tƣơng ứng, vì
lúc này ngân hàng vừa phải đảm bảo huy động vốn ổn định mà còn phải
nâng cao hiệu quả cho vay, nếu lãi suất huy động vốn giảm mà ngân hàng
vẫn giữ lãi suất cho vay ở mức cao thì rất khó tiềm đƣợc khách hàng và có
nguy cơ dẫn đến thừa vốn.
Ý nghĩa
Ở tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cá nhân cũng nhƣ doanh nghiệp đƣa
ra quyết định kinh tế của mình nhƣ: chi tiêu hay để dành tiết kiệm, đầu tƣ số
vốn tích lũy đƣợc gửi vào danh mục đầu tƣ này hay danh mục đầu tƣ khác
(Phan Thị Cúc, 2012, trang 160).
Ở tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết cho vay nhạy bén và hiệu
quả; thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất
định. Lãi suất cao hay thấp do quan hệ cung cầu vốn quyết định. Khi cung
lớn hơn cầu thì lãi suất giảm, và ngƣợc lại. Giới hạn cao nhất của lãi suất
bao giờ cũng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, nếu bằng thì không
có ngƣời nào đi vay (Phan Thị Cúc, 2012, trang 160).
Phân loại.
Căn cứ vào hình thức tín dụng
Lãi suất tín dụng thƣơng mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau
vay dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
Lãi suất ngân hàng: áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Bao
gồm các loại lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu của
6
NHTM, lãi suất chiết khấu của NHNN, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên
ngân hàng, lãi suất cơ bản.
Lãi suất tín dụng Nhà nƣớc: Áp dụng khi Nhà nƣớc đi vay của các chủ
thể khác nhau trong xã hội dƣới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái
phiếu.
Căn cứ vào thời hạn của tín dụng
Lãi suất ngắn hạn: Áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn
Lãi suất dài hạn: Áp dụng đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn
Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất
Lãi suất cố định: Là lãi suất áp dụng trong suất thời hạn của khoản vay
Lãi suất biến đổi: Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo
trƣớc hoặc không đƣợc báo trƣớc. Điều chỉnh theo biến động của lãi suất
trên thị trƣờng.
Căn cứ vào phƣơng pháp trả lãi
Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi lãi của khoản cho vay đƣợc khấu trừ
từ đầu kỳ vào giá trị vốn cho vay. Nó đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm trên
mệnh giá của giấy tờ có giá trị và đƣợc khấu trừ ngay khi ngân hàng phát
tiền vay cho khách hàng
Lãi suất coupon: Là lãi suất đƣợc hoàn trả định kỳ cố định cho đến
ngày đáo hạn
Lãi suất mãn hạn: Là lãi suất đƣợc hoàn trả toàn bộ vào lúc cuối kỳ.
Có thể đƣợc xác định theo phƣơng pháp lãi suất đơn hoặc lãi suất kép
2.1.4. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
Lãi suất với quá trình huy động vốn
Vốn đối với nền kinh tế là hết sức quan trọng. Do đó việc tích lũy và
sử dụng vốn nhƣ thế nào là rất cần thiết đối với nền kinh tế của một quốc
gia. Một chính sách vốn đúng sẽ giúp cho nguồn vốn đƣợc phát huy tối đa
vai trò cũng nhƣ chức năng của nó. Và chính sách lãi suất là một trong
những nhân tố tác động lên chất lƣợng nguồn vốn. Lãi suất phải bảo tồn
đƣợc giá trị vốn vay, đảm bảo giá trị tích lũy cho cả ngƣời cho vay và ngƣời
cho vay. Chúng ta có thể cụ thể nhƣ sau:
Lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát để bảo đảm quyền lợi
giữa ngƣời cho vay và ngƣời gửi tiền. Để có lợi nhuận, ngân hàng phải thực
hiện một lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi, nhƣng không đƣợc lớn
7
hơn tỷ suất lớn hơn bình quân. Nếu lớn hơn sẽ làm cho doanh nghiệp kinh
doanh không có lợi nhuận, dẫn đến thua lỗ phá sản, mất khả năng trả nợ cho
ngân hàng, làm ngân hàng bị ảnh hƣởng và cuối cùng là ảnh hƣởng đến toàn
bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, lãi suất ngắn hạn phải nhỏ hơn lãi suất dài hạn đối với cả
hai khoản tiền gửi và vay nhằm đảm bảo tính ổn định cho khoản vốn (Phan
Thị Cúc, 2012, trang 161-164).
Lãi suất với quá trình đầu tƣ
Việc đầu tƣ vào một tài sản cố định hay một dự án đƣợc thực hiện khi
doanh nghiệp dự tính lợi nhuận thu đƣợc lớn hơn số tiền họ phải bỏ ra để
thực hiện khoàn vay đó. Khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có xu hƣớng đi vay
nhiều để mở rộng đầu tƣ và ngƣợc lại. Ngay cả khi doanh nghiệp thừa vốn
thì chính sách thì chính sách lãi suất vẫn ảnh hƣởng đến doanh nghiệp, vì
nếu lãi suất cao doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi tiền vào ngân hàng thay vì
mở rộng đầu tƣ. Do đó lãi suất và đầu tƣ có mối qun hệ tỷ lệ nghịch với
nhau (Phan Thị Cúc, 2012, trang 161-164).
Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
Đối với nguồn thu nhập của gia đình, số tiền này sẽ đƣợc dùng thực
hiện 2 mục tiêu: tiêu dùng và tiết kiệm. Sự phân chia giữa tiêu dùng và tiết
kiệm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu con ngƣời, giá cả hàng hóa và lãi suất tiền
gửi. Lãi suất ảnh hƣởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa và tỷ suất tiền gửi, do
đó tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập. Khi lãi suất thấp, giá cả hàng hóa
thấp, ngƣời ta sẽ chi tiêu nhiều hơn so với việc tiết kiệm. Ngƣợc lại, khi lãi
suất cao, ngƣời ta lại có xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lợi
nhuận, làm tiêu dùng giảm, tiết kiệm tăng lên (Phan Thị Cúc, 2012, trang
161-164).
Lãi suất đối với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Sự thay đổi của lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ ảnh hƣởng lên tỷ giá
hối đoái quốc gia. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng, khi đó xét 2 trƣờng hợp.
Thứ nhất tăng là do tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất thực không đổi, thì điều này
sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá, tỷ giá tăng. Thứ hai là lãi suất danh nghĩa
tăng do lãi suất thực tăng, lạm phát không đổi, ngƣời ta sẽ chuyển sang năm
giữa đồng nội tệ nhiều hơn làm cầu nội tệ tăng, làm cho đồng nội tệ tăng giá
dẫn đến tỷ giá giảm
Lãi suất thay đổi ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái, từ đó ảnh hƣởng đến
hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Tỷ giá tăng sẽ làm cho hàng
8
hóa trong nƣớc ở nƣớc ngoài trở nên rẻ hơn và hàng hóa nƣớc ngoài ở trong
nƣớc sẽ trở nên đắt hơn, từ đó xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm và làm tăng
xuất khẩu ròng. Tƣơng tự khi lãi suất giảm sẽ làm tăng nhập khẩu ròng
(Phan Thị Cúc, 2012, trang 161-164).
Lãi suất với lạm phát
Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong thời kỳ
lạm phát tăng cao, việc tăng lãi suất có ý nghĩa làm giảm lƣợng tiền lƣu
thông, giúp kìm hãm sự gia tăng của lạm phát. Tuy nhiên không nên lạm
dụng vì khi tăng lãi suất sẽ làm giảm tổng cầu, tổng đầu tƣ, làm nền kinh tế
không phát triển (Phan Thị Cúc, 2012, trang 161-164).
Lãi suất với quá trình phân bổ nguồn lực
Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt, nó có vai trò quan trọng trong việc
phân bổ hiệu quả các nguồn lực giữa các ngành kinh tế. Vai trò của nó đƣợc
hiểu nhƣ sau: Khi quyết định đầu tƣ vào một dự án, một lĩnh vực, một
ngành kinh tế nào đó thì điều chúng ta xem xét đầu tiên chính là dự án có
mang lại lợi nhuận không và lợi nhuân này có đảm bảo hiệu quả kinh
doanh, có đảm bảo khả năng chi trả khoản lãi cho số tiền vay là chi phí ban
đầu hay không. Để đánh giá quyết định phân bổ nguồn lực, ta phải xem xét
đến sự chênh lệch giữa nguồn thu nhập đem lại và số tiền vay phải trả. Khi
chênh lệch này là dƣơng, thì nguồn lực sẽ đƣợc phân bổ hiệu quả (Phan Thị
Cúc, 2012, trang 161-164).
Lãi suất với ngân hàng thƣơng mại.
Với vai trò là đi vay để cho vay lại, muốn hoạt động tốt NHTM phải
xác định cho mình một chính sách lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay hợp
lý nhất. Nếu lãi suất tiền gửi huy động quá thấp sẽ không thu hút đƣợc
ngƣời gửi tiền, điều này dẫn đến ngân hàng không có đủ nguồn vốn để đáp
ứng cho những ngƣời có nhu cầu đi vay. Nếu lãi suất cho vay quá cao,
doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay sẽ không thể vay đƣợc, vì lợi
nhuận tạo ra không đủ để bù đắp phần lãi vay, nên việc kinh doanh bị thu
hẹp hoặc ngừng hoạt động. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ là đòn bẩy
vừa giúp cho ngân hàng làm ăn có lãi, vừa giúp nền kinh tế phát triển. Do
vậy, lãi suất vừa là nhân tố quyết định kết quả kinh doanh của ngân hàng,
vừa là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Sự thay đổi của lãi suất góp
phần điều tiết sản xuất, tiêu dùng, cung cầu hàng hóa, là công cụ thực hiện
mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia (Phan Thị Cúc, 2012, trang 161-164).
9
2.1.5. Chỉ số VN-Index
Chỉ số VN-Index là chỉ số chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam. VN-Index đƣợc Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc tính toán theo
phƣơng pháp Peasche.
Chỉ số Peasche đƣợc thể hiện qua công thức sau:
I=
x 100
(2.1)
Trong đó
và
là giá trị tại thời điểm n và thời điểm gốc;
là sản
lƣợng tiêu thụ trung bình ở thời điểm gốc, và
thƣờng đƣợc đo lƣờng qua
điều tra mẫu. Chỉ số Peasche chọn lƣợng sản phẩm tiêu thụ ở thời điểm n
làm quyền số.
Theo đó, VN-Index đƣợc tính theo công thức sau:
(2.2)
VN-Index =
Trong đó:
2.1.6 Những yếu tố tác động đến thị trƣờng chứng khoán
Ngoài yếu tố lãi suất thì còn nhiều yếu tố vĩ mô khác có tác động lên
thị trƣờng chứng khoán. Trên thế giới và Việt Nam, việc phân tích những
yếu tố vĩ mô này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nhận ra những
tác động của nó đến thị trƣờng, từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp với
thực tiễn. Sau đây là những yếu tố vĩ mô chính tác động lên thị trƣờng
chứng khoán
2.1.6.1 Cung tiền
Trong nghiên cứu của Friedman và Schwert (1963) đã đƣa ra những
lời giải thích đầu tiên về mối quan hệ giữa cung tiền và thu nhập chứng
khoán, theo đó thì khi gia tăng lƣợng cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản
và tín dụng cho ngƣời mua cổ phiếu dẫn đến giá chứng khoán cao hơn.
Nghiên cứu thực nghiệm của Hamburger và Kochin (1972), Kraff (1977) đã
chứng minh đƣợc có mối liên hệ mạnh mẽ giữa lƣợng cung tiền và giá
chứng khoán. Trong nghiên cứu của Mukherjee & Naka (1995), các tác giả
cho rằng ảnh hƣởng của cung tiền lên giá chứng khoán là một câu hỏi thực
nghiệm, những nghiên cứu thực nghiệm ở những thị trƣờng khác nhau thì sẽ
10
cho ra những kết quả khác nhau, có mối quan hệ cùng chiều, ngƣợc chiều
hay thậm chí là không có mối liên hệ ràng buộc nào giữa TTCK và cung
tiền. Theo nghiên cứu của Fama (1981): mối quan hệ cơ bản giữa chính
sách tiền tệ và TTCK là do sự xáo trộn trong lƣợng tiền tệ chủ yếu thông
qua hai chính sách tiền tệ của Chính phủ và là mối quan hệ nghịch biến.
2.1.6.2 Lạm phát
Kết quả nghiên cứu của Fama và Schwert (1977); Chen, Roll, Ross
(1986); Nelson (1976), những nghiên cứu của các tác giả đã nhấn mạnh đến
mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và giá chứng khoán. Về căn bản,
TTCK sẽ hoạt động mạnh dƣới hai điều kiện; tăng trƣởng kinh tế cao và
lạm phát thấp. Nhƣng nếu nền kinh tế phát triển mà lạm phát ở mức cao thì
chƣa chắc đã tốt. Khi mối nguy về lạm phát tăng cao, các nhà đầu tƣ sẽ nghi
ngờ về sự ổn định của nền kinh tế hay những báo cáo về việc làm. Lý do mà
họ sợ rằng có một sự bùng nổ về lạm phát, một sự phát triển giả tạo đã tạo
nên một sự dễ dãi trong chính sách tín dụng, do chính phủ bù đắp thiếu hụt
ngân sách cao hơn và mở rộng cung tiền.
Mối quan hệ giữa lạm phát và giá cổ phiếu luôn là một câu hỏi thực
nghiệm khó và mối quan hệ này sẽ thay đổi theo thời gian. Kinh nghiệm từ
TTCK ở các nƣớc phát triển cho thấy lạm phát và giá cổ phiếu có mối tƣơng
quan nghịch, bởi lẻ xu hƣớng của lạm phát xác định tính chất tăng trƣởng.
Lạm phát cao là dấu hiệu cho thấy một nền kinh tế tăng trƣởng nóng, báo
hiệu cho việc tăng trƣởng kém bền vững. Lạm phát tăng cao còn ảnh hƣởng
tới các doanh nghiệp dù họ kinh doanh có lãi, chia cổ tức ở mức cao, nhƣng
tỉ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao. Vì thế điều này khiến cho
việc đầu tƣ chứng khoán không còn là một kênh sinh lợi nữa.
2.1.6.3 Tỷ giá
Các lý thuyết vĩ mô cho rằng nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ dẫn đến
sự thay đổi của dòng tiền, thay đổi đầu tƣ và lợi nhuận của doanh nghiệp vì
thế nó sẽ ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm của Joseph (2002), Vygodina (2006),
Radman và Uddin (2009) xem xét mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và tỷ giá
hối đoái trong giai đoạn từ 2003 đến 2008 trên 3 nƣớc thuộc khu vực Nam
Á kết quả cho thấy không giống với lý thuyết ban đầu, kết quả kiểm định
cũng cho thấy không có mối liên hệ nào giữa tỷ giá và giá chứng khoán
trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn. Aggarwal (1981) thực hiên nghiên cứu
mối liên hệ giữa đồng USD, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán trên thị
trƣờng Mỹ trong giai đoạn từ 1974-1978 với kết quả là ba biến nêu trên có
11
tƣơng quan thuận mạnh trong dài hạn. Kutty (2010) nghiên cứu mối liên hệ
giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu trên thị trƣờng Mexico trong giai đoạn
từ tháng 1 năm 1989 tới tháng 12 năm 2006 đã kết luận có mối liên hệ giữa
hai biến trong ngắn hạn nhƣng không tìm thấy mối liên hệ giữa các biến này
trong dài hạn. Nói cách khác những nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy
mối liên hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán hầu nhƣ không có một xu hƣớng
chung cho tất cả các thị trƣờng.
2.1.6.3 Lãi suất
Nghiên cứu của Zhou (1996) dựa trên các phân tích thực nghiệm giữa
giá chứng khoán và lãi suất, tác giả đã đi đến kết luận rằng lãi suất có vai trò
quan trọng đối với giá cổ phiếu đặc biệt trong dài hạn. Ibrahim (2003) ứng
dụng mô hình toán kinh tế phân tích đồng tích hợp và vector tự hồi quy để
đánh giá mối quan hệ và tƣơng tác trong dài hạn giữa các biến kinh tế khác
nhau trên thị trƣờng chứng khoán Malaysia. Kết quả chỉ ra rằng chỉ số giá
cổ phiếu của thị trƣờng Malaysia có quan hệ cùng chiều với lƣợng cung
tiền, chỉ số giá tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp nhƣng lại có quan hệ
ngƣợc chiều với lãi suất. Mukherjee & Naka (1995) thực hiện nghiên cứu
mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các biến kinh tế vĩ mô trong đó có biến lãi
suất, các tác giả đã chỉ ra đƣợc rằng mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lãi
suất là ngƣợc chiều nhau.
2.1.7 Lƣợc khảo tài liệu
Kết quả nghiên cứu của Zhou (1996), bài nghiên cứu mối quan hệ giữa
lãi suất và giá cố phiếu, lãi suất đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu là lãi
suất trái phiếu. Dữ liệu đƣợc thu thập từ năm 1952-1990. Bằng phƣơng
pháp phân tích hồi quy, tác giả nhận thấy rằng lãi suất này có tác động đến
lãi cổ phiếu. Ngoài kết quả trên, tác giả còn nhận thấy rằng lãi suất dài hạn
giải thích một phần quan trọng trong sự thay đổi tỷ lệ giá trị cổ tức và cho
thấy sự biến động cao của thị trƣờng đến sự biến động cao của lãi suất trái
phiếu dài hạn và biến động này là biến động ngƣợc chiều.
Mukherjee & Naka (1995) đã chứng minh mối quan hệ giữa giá cổ
phiếu ở Tokyo với 6 biến kinh tế vĩ mô trong đó có biến lãi suất. Trong
nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM
(Vector error correction model). Nghiên cứu bao gồm 240 quan sát hàng
tháng cho các biến trong giai đoạn từ năm 1971 đến năm 1990, lãi suất đƣợc
tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn
của trái phiếu chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa
các yếu tố vĩ mô đến giá chứng khoán và đối với yếu tố lãi suất vừa có mối
12
quan hệ với giá chứng khoán vừa có mối quan hệ với một vài biến còn lại.
Trong nghiên cứu này tƣơng quan giữa biến lãi suất của trái phiếu với giá
cổ phiếu là tƣơng quan âm.
Nguyễn Phú Hiếu (2011) nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô
đến chỉ số giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu
thực hiện trong giai đoạn từ tháng 7/2004 đến tháng 9/2010. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, trong dài hạn chỉ số chứng khoán bị tác động ngƣợc chiều của
yếu tố lạm phát và yếu tố lãi suất bình quân liên ngân hàng, trong ngắn hạn
chỉ số chứng khoán bị tác động cùng chiều bởi chính nó vơi độ trễ 1 tháng
và 4 tháng. Đồng thời bị tác động ngƣợc chiều bởi yếu tố lãi suất với độ trễ
4 tháng
Huỳnh Thế Nguyễn & Nguyễn Quyết (2013) trong bài nghiên cứu về
mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại Tp. Hồ Chí
Minh, tác giả đã sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ tháng 10 năm 2007 đến
tháng 10 năm 2012 và phƣơng pháp phân tích số liệu dựa trên kiểm định
nghiệm đơn vị, kiểm định granger, mô hình VAR và hàm phân rã phƣơng
sai. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn lãi suất trên thị trƣờng
liên ngân hàng và tỷ giá có tác động lên giá cổ phiếu và không tìm thấy
chiều tác động ngƣợc của giá cổ phiếu lên tỷ giá và lãi suất.
Nhìn chung: Về các bài phân tích của các tác giả và nhóm các tác giả
đã chọn nhiều nhân tố vĩ mô, mục tiêu nghiên cứu rất xác thực và có ý
nghĩa. Phần lớn các nghiên cứu đều tìm hiểu về mối quan hệ của nhiều biến
số vĩ mô đến giá chứng khoán. Các tác giả tập trung vào các yếu tố vĩ mô
chính tỷ giá, giá vàng, lãi suất…và các nghiên cứu này đã làm sáng tỏ một
vài khía cạnh của vấn đề về tác động của các yếu tố vĩ mô lên thị trƣờng
chứng khoán, và những tác động qua lại của những yếu tố này ảnh hƣởng
thế nào lên giá chứng khoán
Các bài nghiên trên đây các tác giả đã sử dụng nhiều mô hình nghiên
cứu khác nhau để so sánh và đối chiếu với nhau. Nhƣng các tác giả cũng có
điểm chung khi thƣờng sử dụng các mô hình nhƣ mô hình vector hiệu chỉnh
sai số (VECM), mô hình vector tự hồi quy (VAR). Các mô hình này đều có
thể giúp cho việc nghiên cứu các yếu tố có tác động trong ngắn hạn và trong
dài hạn nhƣ thế nào. Từ đây có thể thấy rằng các mô hình này đều đƣa ra
các ƣớc lƣợng tốt hơn so với các mô hình tuyến tính thông thƣờng khác.
Do các công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các quốc gia khác
nhau, với điều kiện và đặc trƣng về kinh tế cũng khác nhau, khác nhau về
thể chế, chính trị, khác nhau về thị trƣờng chứng khoán, khác nhau về mức
13
độ phát triển kinh tế. Do đó không thể có một kết quả chung nhất cho tất cả
các nghiên cứu.
Tuy nhiên, từ những nghiên cứu của các tác giả trƣớc, sẽ góp phần
nâng cao khả năng hiểu biết đến việc phân tích việc ảnh hƣờng của lãi suất
đến chỉ số VN-Index trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Từ đó làm
nền tảng vững chắc mang tính khoa học cho những nội dung nghiên cứu
trong luận văn này.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu chủ yếu qua internet, trong đó những thông tin
tin về giá chứng khoán, chỉ số VN-Index lấy từ trang web nhƣ
cophieu68.com, thông tin về lãi suất huy động, lãi suất cho vay sẽ đƣợc lấy
chủ yếu từ trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (sbv.gov.vn).
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết và vai trò
của thị trƣờng chứng khoán và lãi suất đối với nền kinh tế Việt Nam. Phân
tích thực trạng về thị trƣờng chứng khoán và lãi suất: Nghiên cứu cơ sở lý
luận, tìm hiểu tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu và sử dụng phƣơng pháp
thống kê mô tả
Đối với mục tiêu 2: Phân tích ảnh hƣởng của lãi suất đến chỉ số VNIndex đến sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Phân tích dữ
liệu có đƣợc, để làm sáng tỏ các căn cứ, cơ sở khoa học của vấn đề nghiên
cứu bằng việc tiến hành thực hiện hai nội dung nhƣ sau:
Sử dụng kiểm định One Sample t-test
Kiểm định này đƣợc sử dụng trong kiểm định sự khác biệt về giá trị
trung bình của tổng thể với một giá trị cho trƣớc, hoặc kiểm định sự khác
biệt về giá trị trung bình giữa hai tổng thể
Việc sử dụng kiểm One Sample t-test trong nghiên cứ này nhằm kiểm
tra về sự rò rỉ thông tin trƣớc khi có công bố lãi suất với quy tắc bác
bỏ/chấp nhận giả thuyết H0 cùng với giá trị P_value thu đƣợc nhƣ sau:
P_value > α => Chấp nhận giả thuyết H0 cho rằng không có sự rò rỉ
thông tin
P_value < α => Bác bỏ giả thuyết H0 và cho rằng có sự rò rỉ thông tin
Với mức ý nghĩa α = 10%
Các biến sử dụng trong kiểm định lần lƣợt là các biến RVNt-5, RVNt-4,
RVNt-3, RVNt-2, RVNt-1
14
Đo lƣờng ảnh hƣởng của lãi suất đến thị trƣờng chứng khoán bằng
phƣơng pháp hồi quy
Đối với bài nghiên cứu này mô hình hồi quy tuyến tính có dạng :
RVNt = β0+β1RI+β2RVNt-5+β3RVNt-4+β4RVNt-3+β5RVNt-2+β6RVNt-1+εt
Trong đó: RVNt: Là phần trăm thay đổi của VN-Index tại thời điểm
công bố lãi suất so với VN-Index của lần công bố lãi suất trƣớc đó (%)
RVNt-5, RVNt-4, RVNt-3, RVNt-2, RVNt-1: Là các biến số độc lập đƣợc
diễn giải nhƣ sau
Bảng 2.1: Diễn giải các biến trong mô hình
Biến số
Cách tính
Lãi suất cơ bản và trần lãi
suất huy động (RI)
Lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động
do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố theo
tháng (%)
Thay đổi của VN-Index
trƣớc 5 ngày công bố lãi
suất (RVNt-5)
Phần trăm thay đổi giữa chỉ số VN-Index
trƣớc 5 ngày công bố lãi suất và trƣớc đó
4 ngày công bố lãi suất (%)
Thay đổi của VN-Index
trƣớc 4 ngày công bố lãi
suất (RVNt-4)
Phần trăm thay đổi giữa chỉ số VN-Index
trƣớc 4 ngày công bố lãi suất và trƣớc đó
3 ngày công bố lãi suất (%)
Thay đổi của VN-Index
trƣớc 3 ngày công bố lãi
suất (RVNt-3)
Phần trăm thay đổi giữa chỉ số VN-Index
trƣớc 3 ngày công bố lãi suất và trƣớc đó
2 ngày công bố lãi suất (%)
Thay đổi của VN-Index
trƣớc 2 ngày công bố lãi
suất (RVNt-2)
Phần trăm thay đổi giữa chỉ số VN-Index
trƣớc 2 ngày công bố lãi suất và trƣớc đó
1 ngày công bố lãi suất (%)
Thay đổi của VN-Index
trƣớc 1 ngày công bố lãi
suất (RVNt-1)
Phần trăm thay đổi giữa chỉ số VN-Index
trƣớc 1 ngày công bố lãi suất và VNIndex ngay tại thời điểm công bố lãi suất
(%)
15
Đối với mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của thị trƣờng chứng khoán và hạn chế tác động của lãi suất
đến thị trƣờng: Tiến hành tổng hợp từ việc phân tích trên để đề xuất giải
pháp.
16
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM
Trên công cuộc đổi mới và hội nhập sâu rộng hơn, thì việc xây dựng
và phát triển TTCK đã trở thành mục tiêu quan trọng trong những năm đầu
của thập niên 90, với mục đích huy động vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế
xã hội. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Tài chính và các cơ quan có
liên quan đã có những nỗ lực, nhằm nghiên các cứu lĩnh vực có liên quan
đến chứng khoán, từ đó đƣa ra những đề xuất về những mô hình TTCK của
Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ
phận quản lý và vận hành mô hình này trong tƣơng lai; nghiên cứu, khảo sát
thực tế một số thị trƣờng chứng khoán trong khu vực và trên thế giới.
Với những cố gắng và nỗ lực đó, ngày 28/11/1996 Ủy ban Chứng
khoán Nhà nƣớc (UBCKNN) đã đƣợc thành lập theo Nghị định số 75/CP
của Chính phủ, là cơ quan thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà
nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Việc thành lập cơ quan
quản lý thị trƣờng chứng khoán trƣớc là bƣớc đi phù hợp với chủ trƣơng
xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam, có ý nghĩa
quyết định cho sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán sau đó hơn 3 năm.
Song, sự kiện chính đánh dấu sự hình thành của thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam là Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của
Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán đầu tiên tại Việt Nam ở hai thành phố lớn của cả nƣớc là Thành phố
Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội:
- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đây đƣợc
xem là sàn giao dịch chính thức và lớn nhất của thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động với phiên giao dịch cổ phiếu lần đầu
vào ngày 28/7/2000.
- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, là sàn giao dịch chính ở
phía Bắc và bắt đầu giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 8/3/2005.
Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và thị
trƣờng chứng khoán, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn
bị các điều kiện cho sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán, đồng thời tổ chức
và quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán với mục
17
tiêu chính là tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tƣ
phát triển, đảm bảo cho thị trƣờng chứng khoán hoạt động có tổ chức, an
toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp
pháp của các nhà đầu tƣ.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ
MINH
3.2.1 Giới thiệu
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM) tiền
thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đƣợc chuyển
đổi theo quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở
hữu của Nhà nƣớc, đƣợc tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên hoạt động theo Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp, Điều
lệ của Sở giao dịch chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange
Tên việt tắt: HOSE
Địa chỉ: 16 Võ Văn Kiệt, Q1, Tp. Hồ Chí Minh
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ
nhƣ sau:
Quyền hạn
Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng
khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi đƣợc Ủy ban
Chứng khoán Nhà nƣớc chấp thuận;
Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao
dịch chứng khoán;
Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy
chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trƣờng hợp
cần thiết đề bảo vệ nhà đầu tƣ;
Chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì
điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán;
18
Chấp thuận, hủy bỏ tƣ cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động
giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng
khoán;
Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành
viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
Cung cấp thông tin thị trƣờng và các thông tin có liên quan đến chứng
khoán niêm yết;
Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi
phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
Nghĩa vụ
Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng đƣợc tiến
hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả;
Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật;
Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ
chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng
khoán, công ty quẩn lý quỹ, quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty đầu tƣ chứng
khoán và thông tin giám sát hoạt động của thị trƣờng chứng khoán;
Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền trong công tác điều tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật
về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán;
Phối hợp thực hiện công tác tuyến truyền, phổ biến kiến thức về chứng
khoán và thị trƣờng chứng khoán cho nhà đầu tƣ;
Bồi thƣờng thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trƣờng hợp Sở
giao dịch chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trƣờng
hợp bất khả kháng.
3.2.2 Tầm nhìn,sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn
SGDCK TP.HCM phấn đấu trở thành một trong những Sở giao dịch
Chứng khoán mang đẳng cấp quốc tế, là niềm tin và sự lựa chọn ƣu tiên của
các cá nhân tổ chức trong việc huy động vốn và đầu tƣ chứng khoán
19
Sứ mệnh
Xây dựng SGDCK TP.HCM thành một tổ chức hoạt động, theo chuẩn
mực quốc tế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ đáp ứng tốt các nhu cầu thị
trƣờng, góp phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành turng tâm tài
chính của quốc gia và khu vực.
Tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên SGDCK
TP.HCM nhằm đảm bảo thị trƣờng hoạt động công khai, công bằng, minh
bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ
Đƣa thị trƣờng chứng khoán trở thành một kênh huy đông vốn chủ đạo
và hiệu quả cho nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị
trƣờng vốn Việt Nam và tăng trƣởng thịnh vƣợng của nền kinh tế.
Giá trị cốt lõi
Hƣớng đến con ngƣời: Con ngƣời đƣợc xem là tài sản có giá trị trong
quá trình phát triển của SGDCK TP.HCM thể hiện qua thái độ luôn tôn
trọng và tạo điều kiện để mọi thành viên của SGDCK TP.HCM đƣợc phát
triển tài năng đóng góp cho tổ chức, đƣợc đãi ngộ xứng đáng về vật chất và
tinh thần.
Quan tâm đến trách nhiệm tổ chức: Luôn luôn tôn trọng và đặt lợi ích
của SGDCK TP.HCM trong lợi ích chung của thị trƣờng chứng khoán,
không ngừng nỗ lực thực hiện sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng
chứng khoán nói riêng và của cả thị trƣờng vốn Việt Nam nói chung
Phát triển bền vững: Sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực
để phát triển, đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng phải đi đôi với trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng và môi trƣờng
Hoạt động chuyên nghiệp: Thiết lập và luôn gìn giữ môi trƣờng làm
việc năng động, chuyên nghiệp, hợp tác và trách nhiệm dựa trên nền tảng hạ
tầng công nghệ hiện đại, đảm bảo thị trƣờng vận hành an toàn và hiệu quả
20
3.2.3 Cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P. QUẢN LÝ
VÀ THẨM
ĐỊNH NIÊM
YẾT
P. ĐỐI
NGOẠI
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P. NHÂN
SỰ & ĐÀO
TẠO
P. GIÁM SÁT
GIAO DỊCH
P. THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG
P. QUẢN LÝ
THÀNH
VIÊN
P. HÀNH
CHÍNH
TỔNG HỢP
P. NGHIÊN
CỨU &
PHÁT TRIỂN
P. KIỂM
SOÁT NỘI
BỘ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P. THÔNG
TIN THỊ
TRƯỜNG
P. PHÁP
CHẾ
P. TÀI CHÍNH
& KẾ TOÁN
BAN
QUẢN
LÝ DỰ
ÁN
(Nguồn: www.hsx.vn/hsx/Modules/Gioithieu/Tochuc.aspx)
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
3.2.4 Những thành tựu, khó khăn và hạn chế của thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam
Thành tựu
Về quy mô hoạt động
Theo tài liệu của Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh thì quy
mô của thị trƣờng đang từng ngày lớn mạnh với hơn 700 doanh nghiệp đăng
ký niêm yết trên sàn giao dịch chính thức và hơn 147 doanh nghiệp niêm
yết trên sàn giao dịch UPCoM tăng hơn 140 lần so với năm 2000. Mức vốn
hóa của thị trƣờng cổ phiếu đạt khoảng 52 tỷ USD, chiếm 32% GDP, giá trị
của trái phiếu niêm yết chiếm 17%. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014,
giá trị giao dịch chứng khoán bình quân tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm
2013. Bên cạnh đó TTCK Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của
công chúng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc khi có gần 1,3 triệu tài khoản đƣợc
mở với giá trị danh mục đầu tƣ nƣớc ngoài lên đến 13 tỷ USD. Số vốn mà
thị trƣờng huy động thành công là 1,7 triệu tỷ đồng trong 14 năm qua, trong
đó thì Chính phủ huy động từ Trái phiếu Chính phủ với hơn 1 triệu tỷ đồng,
các doanh nghiệp huy động khoảng 700.000 tỷ đồng.
Về chủ thể tham gia thị trƣờng
Tính đến cuối năm 2013 thì có 104 công ty chứng khoán với số vốn
khoảng 36.910 tỷ đồng, mạng lƣới hoạt động công ty chứng khoán bao gồm
114 chi nhánh, 41 phòng giao dịch, 4 phòng đại diện. Số lƣợng thành viên
21
lƣu ký là khoảng 111 thành viên, và các ngân hàng thanh toán. Các chủ thể
này đã và đang tham gia tích cực và hiệu quả. Thông qua các hoạt động thị
trƣờng các công ty chứng khoán, công ty niêm yết tận dụng đƣợc lợi thế này
mà thị trƣờng đem lại. Các công ty đã cải tiến phƣơng thức hoạt động, công
khai hóa thông tin, nâng cao chất lƣợng quản trị công ty nhờ vậy vị thế, uy
tín đã dần khẳng định trên thị trƣờng.
Về cơ chế quản lý
Với mục tiêu hƣớng tới một thị trƣờng chứng khoán công bằng, minh
bạch, phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian qua, các bộ ngành, Ủy
ban chứng khoán Nhà nƣớc va SGDCK TP.HCM đã chú trong nhiều đến
công tác giám sát thị trƣờng. Qua đó đã phát hiện và xử lý những hành vi vi
phạm trên TTCK đã góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của
các tổ chức và cá nhân tham gia thị trƣờng, phần nào hạn chế những hành vi
vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.
Hạn chế
Mặc dù có đƣợc những thành công nhƣ trên, nhƣng bên cạnh đó thì
vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó khăn đòi hỏi sự tham giam phối hợp
từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ các chủ thể tham gia thị
trƣờng. Những hạn chế và khó khăn đƣợc thể hiện qua những mặt nhƣ sau:
Về hàng hóa thị trường
Số lƣợng chứng khoán nhiều nhƣng chất lƣợng còn thấp, sản phẩm thị
trƣờng chƣa đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ. Đối với
trái phiếu, số lƣợng mã trái phiếu đƣợc niêm yết là khá lớn nhƣng khối
lƣợng mỗi mã lại nhỏ, đây là rào cản đối với việc tăng cƣờng thanh khoản
của thị trƣờng. Sản phẩm thị trƣờng còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một
số loại trái phiếu, chứng chỉ quỹ vẫn chƣa có sản phẩm phái sinh và các
công cụ đầu tƣ khác, vì vậy hàng hóa thị trƣờng còn khiếm khuyết, chƣa có
công cụ phòng ngừa rủi ro.
Về cơ sở các nhà đầu tư
Cơ sở các nhà đầu tƣ chƣa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tƣ có tổ
chức làm nền tảng. Số lƣợng các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng chứng
khoán nhiều chủ yếu là các nhà đầu tƣ cá nhân, các tổ chức đầu tƣ chỉ chiếm
số lƣợng nhỏ và tập trung vào các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm,, quỹ
đầu tƣ. Các loại hình nhƣ công ty đầu tƣ chứng khoán, quỹ mở…chƣa đƣợc
phát triển. Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán với
nhiều hình thức khác nhau. Sự liên kết của các tổ chức tín dụng với thị
22
trƣờng chứng khoán là cần thiết, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt
khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao, làm cho đầu tƣ chứng khoán
trở nên không hấp dẫn và làm cho khả năng thu hút vốn đầu tƣ trên thị
trƣờng đã bị hạn chế rất nhiều.
Về tổ chức kinh doanh chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều nhƣng quy mô và năng lực
tài chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống.
Đặc biệt có một số công ty chứng khoán có hạn chế về năng lực nghiệp vụ,
kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng thua lỗ. Các công ty
quản lý quỹ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các công ty thuộc tổ chức
tín dụng, công ty bảo hiểm. Các công ty quản lý quỹ khác rất khó khăn
trong việc huy động vốn, chủ yếu là quản lý danh mục vốn đầu tƣ ngắn hạn,
năng lực hoạt động của các công ty còn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý
tài sản, đầu tƣ cho khách hàng đạt thấp, chƣa chuyên nghiệp.
3.3 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
3.3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là ngân hàng phát hành tiền, là cơ
quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ trong phạm vi toàn quốc. NHNN
là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền
tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ
chức tín dụng khác trong nền kinh tế. NHNN đã góp phần quan trọng vào
việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống
Ngân hàng tại Việt Nam, phục vụ tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
3.3.2 Chức năng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng
NHNN có nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ một cơ quan của Chính phủ,
thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ ngân
hàng. Nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện chức năng này bao gồm:
Tham gia xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nƣớc. Xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng. Xây dựng
các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng theo sự phân công của Chính phủ. Xây dựng chính sách tiền tệ quốc
gia trong từng thời kỳ trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện. Chủ
động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, các biện pháp khác nhau để
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
23
Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực
hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim
loại.
Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín
dụng, giấy phép mở về hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và
văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài.Thanh tra, giám sát, xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối. Quản lý dự trữ ngoại hối
Nhà nƣớc. Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài theo
quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
tiền tệ - ngân hàng
Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà
nƣớc. Tham gia với Bộ Tài chính về các chỉ tiêu phát hành trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật.
Chức năng nghiệp vụ của NHNN
Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ
Ngân hàng Nhà nƣớc có chức năng cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế,
đảm bảo đủ cơ số để đáp ứng nhu cầu tiền giao dịch của nền kinh tế, đồng
thời điều tiết lƣu thông tiền tệ, lúc tăng lên, lúc giảm xuống cho phù hợp với
nhịp độ phát triển của nền kinh tế.
Phát hành tiền và điều tiết lƣu thông tiền tệ là chức năng quan trọng và
cơ bản nhất của NhNN. Nếu việc phát hành tiền và điều tiết tiền tệ làm tốt,
phù hợp với nhu cầu, sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, lạm phát
đƣợc kiểm soát ở mức thích hợp, ngƣợc lại, nếu việc phát hành tiền không
đƣợc kiểm soát phù hợp với nhu cầu, thì kinh tế sẽ bị ảnh hƣởng, lạm phát
sẽ gia tăng gây ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.
Thực hiện chức năng Ngân hàng của Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nƣớc không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế và cá nhân, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thƣơng mại
và các tổ chức tín dụng, đó chính là chức năng ngân hàng của các ngân
hàng:
- NHNN mở tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thực hiện
việc giao dịch thanh toán qua NHNN. Công bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong
24
từng thời kỳ. Các tổ chức tín dụng phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy
định của NHNN. Thực hiện tái cấp vốn, tái chiết khấu và các hình thức tín
dụng khác đối với tổ chức tín dụng.
- Tổ chức hoạt động thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng liên ngân hàng. Tổ
chức thanh toán bù trừ điện tử trên phạm vi cả nƣớc.
- Áp dụng các tỷ lệ quy định để kiểm soát tín dụng, kiểm soát khả
năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian. Thực hiện các nhiệm vụ
khác với tƣ cách là Ngân hàng của Ngân hàng.
Thực hiện chức năng ngân hàng của chính phủ
Làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành và thanh toán trái
phiếu khi đáo hạn.
Cho ngân sách vay vốn khi cầu thiết
Mở tài khoản và giao dịch với hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc
Đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế
25
CHƢƠNG 4
ẢNH HƢỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
4.1 NHỮNG DIỄN BIẾN TRÊN THỊ TRƢỜNG TỪ KHI ĐI VÀO
HOẠT ĐỘNG ĐẾN NAY
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005
600
500
Điểm
400
300
200
100
0
28/07/2000
28/07/2001
28/07/2002
28/07/2003
28/07/2004
28/07/2005
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.1: Biến động của chỉ số VN-Index giai đoạn 2000 – 2005
Dựa vào đồ thị biến động của giai đoạn đầu thị trƣờng mới đi vào hoạt
động, có thể chia ra thành 3 giai đoạn chính trong khoảng 5 năm đầu của thị
trƣờng với những đặc điểm của từng giai đoạn nhƣ sau:
Giai đoạn 2000 - 2001
Thời kỳ này chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với 2 loại cổ phiếu của 2
doanh nghiệp đó là Công ty Cổ phần cơ điện lạnh và Công ty Cổ phần đầu
tƣ và phát triển Sacom tƣơng ứng với 2 mã chứng khoán là REE và SAM
với số vốn là 270 tỷ và một số ít Trái phiếu Chính phủ. Khởi đầu với mốc là
100 điểm, thị trƣờng trong giai đoạn này từng bƣớc, từng bƣớc tăng điểm
liên tục và đỉnh điểm là chuỗi tăng điểm trong 6 tháng, VN-Index lập kỷ lục
với 571.04 điểm. Nhƣng kể từ khi lập định là một chuỗi những ngày giảm
điểm liên tục, khiến cho các cổ phiếu mất tới 70% giá trị, VN-Index chỉ còn
200 điểm. Có thể nói đây là giai đoạn điều chỉnh rất khó khăn, nó khiến cho
các nhà đầu tƣ vô cùng hoảng loạn và tháo chạy khỏi thị trƣờng.
Giai đoạn 2001 – 2003
Tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm từ cuối năm 2001, trong giai đoạn này
thị trƣờng có xu hƣớng đi ngang và dốc xuống điều này cho thấy rằng thị
trƣờng tiếp tục điều chỉnh để trở lại đúng với giá trị thực của chính mình,
26
sau những ngày tháng tăng điểm không bền vững. Năm 2002 VN-Index ở
quanh mốc 200 điểm nhƣng sang năm 2003 thì chỉ quanh mốc 160 điểm, thị
trƣờng tiếp tục những ngày tháng hết sức ảm đạm, khi nhà đầu tƣ trở nên dè
chừng hơn với khoảng đầu tƣ của mình. Nhƣng điều đáng chú ý là số lƣợng
cổ phiếu tham gia giao dịch đã tăng hơn trƣớc , chứng tỏ các doanh nghiệp
đã chú ý tới việc tham gia vào thị trƣờng chứng khoán và dựa vào thị trƣờng
chứng khoán để thu hút những nguồn vốn trong ngắn hạn.
Giai đoạn từ 2003 – 2005
Những dấu hiệu trở lại của thị trƣờng chỉ xuất hiện vào những tháng
cuối năm 2003 khi chỉ số VN-Index đã dần dần tiến sát về mốc 200 điểm để
đến năm 2004 chỉ số này bật tăng lên tới trên 250 điểm, có vẻ nhƣ thị
trƣờng đã hồi phục trong năm 2004 nhƣ kỳ vọng của nhiều nhà đầu tƣ, thị
trƣờng tiếp tục đi ngang đến hết năm 2004. Giai đoạn “tỉnh ngủ” của thị
trƣờng chỉ dần dần xuất hiện từ năm 2005, khi thị trƣờng bật tăng vƣợt mốc
300 điểm. Cũng trong năm này thì những tin tốt lành từ phía cơ quan quản
lý cũng đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trƣởng chung của thị trƣờng,
khi quyết định cho phép tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tăng
lên từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng) đã có tác động hết sức tích cực
làm cho thị trƣờng trở nên rất “hƣng phấn”. Đến hết năm 2005 thì tổng giá
trị thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ, chiếm 0,69% tổng
thu nhập quốc nội, tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng tăng gấp đôi so với
năm 2004 với số vốn huy động đƣơc là 44.600 tỷ. Thị trƣờng chuẩn bị bƣớc
vào một thời kỳ tăng trƣởng mới, với dự báo hết sức lạc quan từ những
chuyên gia phân tích.
Giai đoạn từ 2006 - 2013
Năm 2006
Hoạt động của thị trƣờng trở nên sôi động với 3 “sàn” giao dịch: Sở
giao dịch Tp.HCM, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trƣờng OTC. Mức
tăng trƣởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thi trƣờng chứng khoán
Việt Nam trở thành “điểm” có tốc độ tăng trƣởng nhanh thứ hai thế giới,
khối lƣợng vốn hóa tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm, chỉ số VN-Index
tăng 144% năm 2006. Giá trị cổ phiếu do khối nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm
giữ đạt 4 tỷ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trƣờng. Số công
ty niêm yết tăng gấp 5 lần, chỉ số VN-Index lúc này từ mốc 300 điểm đã
tăng 500 điểm để lên mốc 800 điểm tính đến cuối năm 2006. Lúc này thị
trƣờng bắt đầu có tình trạng đầu tƣ vào cổ phiếu mang tâm lý “đám đông”,
27
mua bán theo phong trào nên đẩy thị trƣờng vào tình trạng “nóng” bất
thƣờng và hiện tƣợng “bong bóng” là có thật.
700
Điểm
500
300
100
Nguồn: Cophieu68.com
Hình 4.2: Biến động của VN-Index năm 2006
Năm 2007
Luật Chứng khoán ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 nó góp
phần thúc đẩy thị trƣờng phát triển và tăng cƣờng khả năng hội nhập vào thị
trƣờng tài chính quốc tế. Tính công khai và minh bạch của các tổ chức niêm
yết đƣợc tăng cƣờng. Cũng trong năm này thì thị trƣờng chứng khoán đã ghi
nhận kỷ lục khi chỉ số VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm, có thể nói, đây là
giai đoạn thị trƣờng đạt mức tăng trƣởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức
tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch. Bình quân mỗi phiên giá trị
giao dịch đạt trên 1.000 tỷ. Nhƣng việc tăng trƣởng “nóng” này đã không
còn kéo dài khi thị trƣờng bắt đầu có những đợt điều chỉnh kể từ tháng
4/2007 đến tháng 9/2007, VN-Index trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi
xuống 905,53 điểm (24/04/2007) giảm tới 22,6% so với mức đỉnh, nhƣng từ
tháng 9/2007 đến cuối tháng 10/2007 thị trƣờng bắt đầu hồi phục nhƣng
không thể tái lập đƣợc so với mức đỉnh và lại tiếp tục với đợt điều chỉnh lần
hai với những dấu hiệu suy giảm rất đáng kể.
28
Điểm
1500
1300
1100
900
700
500
300
100
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.3: Biến động của VN-Index năm 2007
Năm 2008
Điểm
Những dấu hiệu bất ổn trong kinh tế vĩ mô của Việt Nam và bắt đầu bị
ảnh hƣởng bởi cuộc suy thoái của kinh tế thế giới đã có những tác động
mạnh vào TTCK, năm 2008 là một năm mà VN-Index liên tục giảm điểm,
thị giá của các loại cổ phiếu giảm mạnh thậm chí có những loại cổ phiếu giá
trị còn dƣới cả mệnh giá, tính thanh khoản kém, khối nhà đầu tƣ nƣớc ngoại
thoái vốn và lúc này bắt đầu xuất hiện việc can thiệp của các cơ quan quản
lý Nhà nƣớc, lúc này tâm lý lo ngại của nhà đầu tƣ đã xuất hiện. Việc đẩy
mạnh cổ phần hóa tại các DNNN cùng với đó là các ngân hàng, công ty
chứng khoán việc phát hành ồ ạt trái phiếu và cổ phiếu để tăng vốn dẫn đến
tình trạng TTCK có nguy cơ thừa “hàng”.
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.4: Biến động của VN-Index năm 2008
29
Điểm
Năm 2009
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh
hƣởng mạnh tới Việt Nam, dù kinh tế gặp khó khăn nhƣng năm 2009 vẫn là
năm đánh dấu bƣớc phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Mặc dù vào
những tháng cuối năm, TTCK đã có những điểu chỉnh giảm do tác động của
chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, nhƣng nhìn chung với một chu
kỳ tăng điểm kéo dài hơn 8 tháng trong những tháng giữa năm, thì cả năm
2009 TTCK Việt Nam có một năm tăng trƣởng rất tốt, chỉ số VN-Index
phục hồi mạnh trên 50%. Số lƣợng công ty mới niêm yết tăng vọt, trong đó
nhiều doanh nghiệp lớn tham gia niêm yết. Điều đặc biệt là giai đoạn thị
trƣờng hồi phục từ đáy 234,66 điểm chủ yếu đƣợc dẫn dắt nhờ vào khối các
nhà đầu tƣ cá nhân. So với các kênh đầu tƣ khác nhƣ: vàng, đô la, bất động
sản, tiết kiệm, có thể nói là kênh chứng khoán vẫn có một sức hút riêng rất
hấp dẫn và đem lại nhiều lợi nhuận. Đây là năm đầu tiên TTCK Việt Nam
bắt đầu có sự liên hệ chặt chẽ với TTCK thế giới, đây đƣợc xem là một tín
hiệu tích cực vì điều này nói lên rằng TTCK Việt Nam và kinh tế Việt Nam
bƣớc đầu trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới chứ không còn biệt
lập.
700
600
500
400
300
200
100
0
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.5: Biến động của VN-Index năm 2009
Năm 2010
Đây đƣợc coi là một năm đầy biến động và để lại nhiều cảm xúc trái
ngƣợc cho nhà đầu tƣ, từ cao trào thất vọng cho đến những cảm xúc thăng
hoa. TTCK đã khởi đầu năm 2010 một cách khởi sắc với tâm lý hứng khởi
tiếp nối từ năm 2009. Nhƣng với chính sách tiền tệ đƣợc thắt chặt nên thị
trƣờng bắt đầu rơi vào giai đoạn lình xình dẫn đến VN-Index biến động
trong dải hẹp trong cả năm. Bên cạnh đó, việc thực thi Thông tƣ 13, trong
đó đƣa ra những quy định chặt chẽ hơn nhiều liên quan đến tỷ lệ vốn cho
vay trên vốn huy động (LDR) và hệ số an toàn vốn (CAR), các nhà đầu tƣ
30
bắt đầu lo ngại về không chỉ sự pha loãng cổ phiếu trong ngành mà cả việc
các ngân hàng sẽ buộc phải bán cổ phiếu ra thị trƣờng để có đủ vốn đáp ứng
những quy định mới. Tâm lý vốn bất ổn của nhà đầu tƣ do việc giá cổ phiếu
không tăng trƣởng đã trở nên bi quan hơn. Lúc này, pha loãng đã trở thành
một từ phổ biến và thị trƣờng đã trừng phạt những công ty tăng vốn mà
không có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý. Vào cuối năm, chỉ số VN-Index đã
phục hồi đáng kể. Và thị trƣờng đang nhìn về năm 2011 với tâm lý lạc quan
nhƣng thận trọng.
700
Điểm
500
300
100
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.6: Biến động của VN-Index năm 2010
Năm 2011
2011 tiếp tục tục là năm khó khăn với TTCK Việt Nam, khác với
những dự đoán đây sẽ là năm “thị trƣờng từng bƣớc hồi phục” của các
chuyên gia đƣa ra vào cuối năm 2010. Năm 2011 có thể xem nhƣ một năm
“thiên tai đại hạn” của TTCK Việt Nam. TTCK liên tiếp bắt đáy với nhiều
cổ phiếu “rẻ hơn giá mua một mớ rau”, thậm chí giá nhiều cổ phiếu tƣơng
đƣơng giá nửa cốc trà đá. Xu hƣơng suy giảm chiếm ƣu thế rõ rệt với việc
VN-Index giảm 27,5%. Thanh khoản thị trƣờng sụt giảm mạnh, hiện tƣợng
“xanh vỏ đỏ lòng” diễn ra nhiều trong cả năm 2011. Thêm vào đó chất
lƣợng thị trƣờng dù đã tăng về lƣợng nhƣng thực sự giảm về chất, hàng loạt
công ty chứng khoán giảm quy mô quy mô, sáp nhập, bị rút giấy phép hoạt
động, thậm chí đã xuất hiện tình trạng phá sản của công ty Dƣợc Viễn
Đông. Năm 2011 chứng kiến niềm tin của giới đầu tƣ sụt giảm mạnh mẽ,
khi liên tiếp các thông tin vỡ nợ từ những vụ tín dụng đen có liên quan đến
lĩnh vực bất động sản và chứng khoán lần lƣợt đƣợc đƣa ra ánh sáng. Hầu
hết các nhóm ngành đều giảm trong năm 2011.
31
700
Điểm
500
300
100
-100
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.7: Biến động của VN-Index năm
2011
Năm 2012
Trái ngƣợc với năm 2011, chỉ số chứng khoán đã tăng ngay từ đầu
năm. Thị trƣờng tiếp tục sôi động và tạo đỉnh trong năm cho đến đầu tháng
5, cùng với đó là sự cải thiện rõ nét của kinh tế vĩ mô, VN-Index tăng mạnh
đến 27%. Sau đó thị trƣờng lại bƣớc vào giai đoạn điều chỉnh tích lũy, giảm
điểm cùng với những cú sốc có liên quan đến ngành ngân hàng, đặc biệt là
trƣờng hợp của ngân hàng ACB, ngân hàng Sacombank, khi ông Nguyễn
Đức Kiên, ông Trần Xuân Giá (ACB) bị bắt, ông Đặng Văn Thành
(Sacombank) từ chức. Đến cuối năm, thị trƣờng ghi nhận sự phục hồi trở lại
khi nền kinh tế đã ổn định hơn và có dấu hiệu đƣợc cải thiện cùng với sự kỳ
vọng về một số chính sách hỗ trợ mạnh, đặc biệt là đề án xử lý nợ xấu của
chính phủ đã giúp thị trƣờng tăng mạnh vào những tháng cuối năm.
Giá trị cổ phiếu của các công ty đã “đắt” hơn so với thời điểm đầu
năm. TTCK năm 2012 không thực sự phát huy tốt vai trò là kênh huy động
vốn cho doanh nghiệp do rủi ro tăng cao và triển vọng của các doanh nghiệp
niêm yết bị tác động xấu trƣớc những biến động không tích cực của kinh tế
trong nƣớc và kinh tế thế giới. TTCK năm 2012 vẫn còn nhiều bất ổn do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mặc dù có những điểm sáng
đƣợc ghi nhận nhƣ lạm phát ở mức thấp, tỷ giá ổn định và lãi suất giảm,
thặng dƣ cán cân thƣơng mại, song xu thế thoái vốn của các tập đoàn, tổng
công ty cộng với vấn đề tái cơ cấu ở các tổ chức tín dụng và ở các DNNN
khiến thị trƣờng khó có những cải thiện trong trung hạn.
32
700
Điểm
500
300
100
-100
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.8: Biến động của VN-Index năm 2012
Năm 2013
Năm 2013 đƣợc ghi nhận là một năm mà thị trƣờng có bƣớc phục hồi
rất mạnh mẽ VN-Index tăng hơn 22%. Trong suốt 12 tháng giao dịch thì chỉ
số này liên tiếp vƣợt mốc 500 điểm và khối lƣợng giai dịch tăng kỷ lục. Sự
gia tăng này đã giúp cho TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị
trƣờng có độ phục hồi chứng khoán mạnh nhất thế giới, mức vốn hóa của
thị trƣờng tăng hơn 200.000 tỷ so với năm 2012 tƣơng đƣơng 31% GDP.
TTCK tăng trƣởng mạnh diễn ra trong bối cảnh mà có sự đan xen lẫn nhau
giữa những yếu tố thuận lợi và những yếu tố bất lợi của kinh tế vĩ mô,
nhƣng nhìn chung thì đã có những tín hiệu khởi sắc hơn so với năm 2012 về
các yếu tố nhƣ tài chính, tiền tệ đặc biệt là mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn
định, dự trữ ngoại tệ tăng lên, cán cân thanh toán đƣợc cải thiện, tất cả
những yếu tố này đã hộ trợ phần nào cho sự phục hồi đáng khích lệ của
TTCK Việt Nam.
Trong năm 2013 thì sự xuất hiện của một loại hình công ty chuyên
mua bán nợ xấu VAMC, sự xuất hiện này đƣợc kỳ vọng sẽ giúp các ngân
hàng giảm áp lực về việc trích lập dự phòng hàng năm, tạo nguồn vốn hoạt
động khi cần thiết, đặc biệt khi lãi suất tái cấp vốn bằng trái phiếu đặc biệt
thấp hơn 2% so với mức thông thƣờng, giúp tháo gỡ khó khăn (bằng việc cơ
cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay..) và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục
phát triển. Do đó, việc VAMC đấy nhanh hoạt động mua nợ xấu của các tổ
chức tín dụng trong thời gian này đã mang đến sự tích cực về mặt tâm lý
cho giới đầu tƣ. Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng đã có mức
tăng trƣởng trở lại đã tạo niềm tin nơi nhà đầu tƣ, khi đây là thời gian mà
doanh nghiệp rất cần vốn để tái sán xuất.
33
600
500
Điểm
400
300
200
100
0
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.9: Biến động của VN-Index năm 2013
Diễn biến 6 tháng đầu năm 2014
Thị trƣờng chứng khoán 6 tháng đầu năm có những điểm đáng chú ý
nhƣ sau: Có một nhịp tăng trƣởng khá tốt nhờ một số thông tin hỗ trợ rất
tích cực nhƣ tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế đạt mức cao hơn năm 2013
và 2012; lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở trong tầm kiểm soát; kim
ngạch xuất hàng hóa vẫn đạt mức tăng trƣởng nhƣ dự báo; mặt bằng lãi suất
hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhƣng tăng trƣởng tín dụng chƣa cao, nợ xấu
vẫn khá lớn ở các ngân hàng. Có thể nói những thông tin trên đã hỗ trợ
phần nào việc đi lên của chỉ số VN-Index cụ thể trong quý I chỉ số này đã
vƣợt mốc 600 điểm kể từ năm 2009, thanh khoản ở mức cao với trung bình
130,9 triệu đơn vị cố phiếu/phiên. Sang quý II, với sự kiện Biển Đông, thị
trƣờng chứng khoán đã ngay lập tức có phản ứng và tạo ra một nhịp giảm
điểm mạnh trên thị trƣờng, VN-Index giảm xuống mức sâu nhất trong nửa
đầu năm xuống còn 513,91 điểm.
700
600
Điểm
500
400
300
200
100
0
(Nguồn: Cophieu68.com)
Hình 4.10: Biến động của VN-Index 6 tháng đầu năm 2014
34
Từ thời gian đó đến hết quý II thị trƣờng đã ổn định trở lại và dần
quay lại mốc 600 điểm. Có thể thấy rằng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã tận dụng
cơ hội đầu tƣ rất tốt trong bối cảnh chính trị phức tạp nhƣ hiện tại, khi họ đã
tranh thủ gom hàng, trong khi nhà đầu tƣ trong nƣớc hết sức hoảng loạn và
tranh thủ bán tháo, điều này cho thấy rằng việc nhận định, phân tích tình
hình của nhà đầu tƣ trong nƣớc chƣa nhạy bén bằng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Chính nhờ khối ngoại mua vào đã giúp cho thị trƣờng tăng điểm trở lại, đây
cũng là một bài học lớn cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc cần rút ra kinh
nghiệm khi gặp những tình huống tƣơng tự.
4.2 THỰC TRẠNG VỀ LÃI SUẤT CƠ BẢN VÀ TRẦN LÃI SUẤT
HUY ĐỘNG
4.2.1 Biến động của lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động từ
năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2014
Với bƣớc phát triển mạnh mẽ của NHNN trong cơ chế điều chỉnh lãi
suất, sử dụng đa dạng các công cụ hiện đại. Cơ chế lãi suất tại Việt Nam
dần chuyển từ kế hoạch hóa tập trung, tách biệt với mặt bằng lãi suất kinh
tế thế giới sang điều chỉnh linh hoạt, từng bƣớc tự do hóa, hội nhập với hệ
thống tài chính toàn cầu. Do đó, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN đã có
những thay đổi căn bản và thể hiện qua từng giai đoạn cụ thể nhƣ: lãi suất
cơ bản kèm theo biên độ dao động (2000-2002); lãi suất thỏa thuận (20022010); chính sách tiền tệ chặt chẽ, cụ thể là chính sách trần lãi suất huy
động theo Thông tƣ 02/2011 ngày 3/3/2011 (2011 đến nay)
Lãi suất cơ bản kèm theo biên độ dao động (2000-2002)
Trong một thời gian dài trƣớc khi ban hành lãi suất cơ bản, thì từ cuối
những năm 80 cho tới tận năm 2000, cơ chế lãi suất của Việt Nam luôn cố
gắng duy trì mức lãi suất thực dƣơng nhƣ một giải pháp cho vấn đề lạm
phát. Với chính sách lãi suất nhƣ vậy thì mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đạt
đƣợc, và thậm chí có thời điểm có xuất hiện cả giảm phát. Lãi suất cao,
trong tƣơng quan với các nền kinh tế khu vực, là cơ hội tốt đầu tƣ vào trái
phiếu Việt Nam trong thời kỳ này
Luật Ngân hàng Nhà nƣớc năm 1997 đã đƣa ra định nghĩa về lãi suất
cơ bản nhƣng phải đến tháng 8 năm 2000, NHNN mới đƣa ra một cơ chế lãi
suất cho vay nội tệ của các ngân hàng đƣợc điều chỉnh theo lãi suất cơ bản.
Trong đó quy định các ngân hàng không đƣợc tính lãi suất cho vay vƣợt quá
vƣợt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0,5%/tháng
đối với vốn trung, dài hạn. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại
luôn cao hơn lãi suất cơ bản, nhƣng thay đổi theo lãi suất cơ bản. Cơ chế
35
điều hành lãi suất với một mức cơ bản kèm biên độ dao động hai chỉ tiêu
này đƣợc công bố chính thức định kỳ hàng tháng và điều chỉnh kịp thời
trong trƣờng hợp cần thiết. Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ
bản, các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng đƣợc ấn định lãi suất
cho vay trên cơ sở lãi suất thị trƣờng quốc tế và cung-cầu trong nƣớc của
từng loại ngoại tệ. Đây là nền tảng cho việc xác định điểm cân bằng tỷ giá
theo cách tính sức mua tƣơng đƣơng (PPP), từ đó hình thành một cơ chế tự
điều chỉnh.
Từ khi NHNN đặt ra mức lãi suất cơ bản khi cộng thêm biên độ
0,3%/tháng thì mức lãi suất cho vay lúc này đã cao hơn hẳn thực tế. Nhƣ
vậy, khi có cơ chế lãi suất cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất
trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng nhƣng vẫn tuân theo sự biến động của
lãi suất cơ bản. Từ năm 2000 đến năm 2001 thì lãi suất có bản cùng với lãi
suất cho vay có xu hƣớng giảm. Trong thời gian này thì lãi suất tiền gửi lại
tăng lên do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm thu hút vốn, nhƣng lãi
suất cho vay vẫn không tăng và nằm trong biên độ của lãi suất cơ bản, do
vậy chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động đã thu hẹp đáng
kể.
Trong phạm vi biên độ cho phép, các ngân hàng giờ đây có thể định
mức lãi suất cho vay khác nhau tùy theo mức độ rủi ro, chứ không áp dụng
chung một mức đối với tất cả các khách hàng, nhờ đó cạnh tranh trong hệ
thống tín dụng sẽ gia tăng hiệu quả phân bổ vốn đƣợc cải thiện. Xu hƣớng
của lãi suất cho vay lúc này là thay đổi cùng với lãi suất cơ bản vì vậy trong
nhiều trƣờng hợp thì NHNN đã thay đổi LSCB cho phù hợp với lãi suất thị
trƣờng, đây có thể là một tín hiệu tiến tới tự do hóa lãi suất hoàn toàn.
Lãi suất thỏa thuận (2002-2010)
Giai đoạn từ 2002 – 2007: Trước khủng hoảng kinh tế thế giới
Vào 6/2002 lãi suất đƣợc tự do hóa hoàn toàn, với việc các
NHTM đƣợc phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở thẩm định và thƣơng
lƣợng với khách hàng. Sau khi đƣợc tự do trong việc ấn định lãi suất thì
đồng loạt các ngân hàng đều điều chỉnh lãi suất cho vay, lãi suất huy động
theo hƣớng tăng, cũng nhƣ động thái gia tăng lãi suất cơ bản từ NHNN.
Qua đây dẫn đến những hoài nghi về tự do hóa lãi suất cho rằng cạnh tranh
giữa các ngân hàng khi không còn kiểm soát dễ dẫn đến tình trạng “cá lớn
nuốt cá bé”. Các ngân hàng nhỏ khó có khả năng cho vay với lãi suất thấp
nhằm cạnh tranh với ngân hàng lớn. Khi tự quyết định lãi suất các ngân
36
hàng thƣờng có xu hƣớng tăng lãi suất huy động rồi đầu tƣ rủi ro cao do
trƣớc sức ép của cạnh tranh.
Từ năm 2003 đến năm 2005 có những điểm đáng chú ý nhƣ các
loại lãi suất nhƣ lãi suất thị trƣờng mở đƣợc điều hành linh hoạt trong
khung lãi suất cho vay cầm cố và lãi suất tái chiết khấu. Từ khi thực hiện cơ
chế lãi suất thỏa thuận, thị trƣờng có lúc tăng, rồi lại giảm do NHNN đã
điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cho vay cầm cố và lãi
suất tái chiết khấu, sửa đổi cơ chế cho vay ngắn hạn, chiết khấu giấy tờ có
giá để mở rộng khả năng tái cấp vốn của các ngân hàng thƣơng mại. Cùng
với đó là nền kinh tế đối mặt với lạm phát, nên trong giai đoạn 2004 – 2005,
NHNN đã chủ trƣơng giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu, mặc dù về mặt nào đó lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái
chiết khấu có tác dụng nhất định đến cung cầu thị trƣờng.
Năm 2006 với sự biến động lãi suất trên thế giới đặc biệt là lãi
suất của đồng đô la Mỹ. Việc đồng tiền này có những biến động đã có
những tác động nhất định tới chính sách của NHNN trong việc điều chỉnh
tỷ giá cũng nhƣ có những điều chỉnh về lãi suất của đồng Việt Nam cho phù
hợp xu thế của thị trƣờng. Mặc khác, những tác động từ chỉ số giá, giá vàng
và quan hệ cung - cầu vốn trên thị trƣờng cũng là những nhân tố tác động
tới sự biến động của lãi suất đồng Việt Nam. Việc điều chỉnh lãi suất trong
năm 2006 của NHNN theo hƣớng thận trọng, linh hoạt nhằm không tạo ra
những bất ổn trong tình hình thị trƣờng có những diễn biến khó lƣờng.
Việc điều hành của NHNN trong năm 2007 nổi bật là chính sách
thắt chặt tiền tệ để rút mạnh tiền từ lƣu thông về, nhằm kiểm soát lạm phát
và giữ cho nền kinh tế vẫn tăng trƣởng. Nhằm giữ cho kinh tế vẫn tăng
trƣởng một cách ổn định NHNN đã không điều chỉnh các loại loại lãi suất
cụ thể là lãi suất cơ bản vẫn giữ ở mức 8,25%/năm. Điều này góp phần
không nhỏ trong việc định hƣớng thị trƣờng hạn chế tối đa việc tăng lãi suất
sẽ có tác động gián tiếp làm gia tăng chi phí sản suất qua đây sẽ giúp kiểm
soát đƣợc lạm phát. Đối với tiền gửi ngoại tệ, trong năm 2007 thì NHNN
cũng đã có quy định bỏ trần lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ, các
TCTD đƣợc phép ấn định mức lãi suất theo cơ chế thỏa thuận, phù hợp với
nhu cầu vốn kinh doanh, cung cầu vốn ở thị trƣờng trong nƣớc và lãi suất
thị trƣờng quốc tế.
37
%
8.4
8.2
8
7.8
7.6
7.4
7.2
7
07/2002
07/2003
07/2004
07/2005
07/2006
07/2007
(Nguồn: www.sbv.gov.vn)
Hình 4.11 Diễn biến lãi suất cơ bản từ 2002 -2007
Giai đoạn từ 2008 – 2010: Kinh tế thế giới bước vào khủng khoảng
Trƣớc sự vận động bất lợi của nền kinh tế và lạm phát tăng cao
ngay từ đầu năm 2008. Ngân hàng Nhà nƣớc thực thi chính sách thắt chặt
tiền tệ bằng việc sử dụng nhiều biện pháp nhƣ sử dụng biện pháp nhƣ:
Phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc để hút tiền trong lƣu thông về
theo Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008, biện pháp này đã tạo ra
nhiều thuận lợi hơn cho các ngân hàng so với tăng dự trữ bắt buộc, do lãi
suất tín phiếu cao hơn lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc cùng thời điểm và đối
tƣợng mua tín phiếu là các ngân hàng có quy mô huy động vốn lớn.
Tiếp theo là quy định trần lãi suất huy động đối với VNĐ để chấm dứt
cuộc đua tăng lãi suất huy đông giữa các tổ chức tín dụng, quy định này
đƣợc áp dụng từ ngày 26/2/2008 – 15/5/2008, đây đƣợc xem là biện pháp
hành chính cần thiết và kịp thời nhằm lập lại trật tự giữ ổn định thị trƣờng
tiền tệ, ngoài ra NHNN còn hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD gặp khó
khăn về thanh khoản thông qua công cụ tái cấp vốn.
Sau 6 năm áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận thì từ ngày 19/5/2008
NHNN quyết định điều hành theo lãi suất cơ bản cho phù hợp với Luật
NHNN và Bộ luật Dân sự, trong đó TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng
VNĐ đối với khách hàng không vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN
công bố trong từng thời kỳ, với cơ chế này thì lãi suất cơ bản đã trở thành
công cụ điều hành chính sách tiền tệ hữu hiệu của NHNN và không chỉ thu
hút sự quan tâm của các TCTD mà còn, của cả nền kinh tế.
Kể từ khi áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản NHNN đã sử dụng công cụ
này hết sức linh hoạt trƣớc những diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình
kinh tế trong và ngoài nƣớc, cụ thể là 3 lần điều chỉnh tăng từ 8,25%/năm
lên 8,75%, 12% và 14%/năm nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dƣ nợ tín
dụng và 4 lần điều chỉnh giảm từ mức 14%/năm xuống 13%, 12%, 11% và
38
8,5%/năm việc điều chỉnh giảm này có ý nghĩa nới lỏng từng bƣớc chính
sách tiền tệ, góp phần ngăn chặn đà suy giảm của kinh tế. Với những sự
điều chỉnh này, mức ấn định lãi suất cho vay tối đa của các TCTD đối với
khách hàng đã giảm từ mức 21% xuống 12,75%/năm, mức cho vay này đã
thấp hơn so với năm 2007.
Bƣớc sang năm 2009, với những bƣớc tiến đáng kể đạt đƣợc
trong năm 2008, NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt
nhƣng đã có bƣớc nới lỏng theo hƣớng thận trọng, hệ thống tài chính ngân
hàng đã ổn định hơn với những điểm nổi bật có thể kể đến.
Chính sách tiền tệ đƣợc điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả, góp phần
duy trì các chỉ số tiền tệ, kinh tế vĩ mô ở mức hợp lý.
Nhìn chung, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hƣớng nới
lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng
mở rộng tín dụng hiệu quả. NHNN vào tháng 4/2009 đã quyết định điều
chỉnh một số loại lãi suất quan trọng trên thị trƣờng tiền tệ bao gồm: lãi suất
tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt trong toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng đều đƣợc điều
chỉnh giảm ở mức phổ biến 1%. Đặc biệt, đối với lãi suất cơ bản, NHNN đã
quyết tâm giữ nguyên lãi suất cơ bản trong 10 tháng áp dụng mức 7%/năm
từ tháng 2 đến tháng 11/2009, đây đƣợc xem nhƣ động thái lãi suất nới lỏng
nhằm đẩy mạnh tiền ra cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chƣơng trình hỗ trợ lãi suất 4% để hỗ trợ nền kinh tế trong
bối cảnh bị tác động bởi suy thoái tài chính toàn cầu trong thời gian 8 tháng,
kết thúc vào ngày 31/12/2009.
Trong khi xu thế phục hồi nền kinh tế đã rõ rệt, tình hình tiền tệ, tín
dụng lại có rất nhiều biến động, đặc biệt đà nới lỏng tín dụng tăng cao, cùng
với đó là việc NHNN ngƣng hỗ trợ lãi suất vào ngày 31/12/2009 và bắt đầu
tăng lãi suất cơ bản lên mức 8%/năm cũng đƣợc áp dụng nay sau đó.
Diễn biến lãi suất trong năm 2010 cũng có những điểm giống với
năm 2009. Lãi suất đƣợc giữ ổn định trong thời gian dài và chỉ tăng vào
những tháng cuối năm, nhằm kiềm chế lạm phát.
Năm 2010, là một năm đầy biến động với những diễn biến bất lợi từ
trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Trƣớc những biến động này thì NHNN
vẫn tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, nhằm hỗ trợ
tối đa cho thị trƣờng tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần vào hỗ
trợ tăng trƣởng kinh tế kiềm chế lạm phát gia tăng vào những tháng cuối
39
năm một cách có hiệu quả. Nên, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng
VNĐ ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng và chỉ tăng nhẹ lên 9% nhằm
đối phó với lạm phát tăng cao vào cuối năm.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trƣờng tiền tệ hoạt động theo
quy luật thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc, NHNN đã từng bƣớc ràng
buộc những quy định về các loại lãi suất của các TCTD. Cụ thể, NHNN ban
hành Thông tƣ 03/2010/TT-NHNN, Thông tƣ 07/2010/TT-NHNN, Thông
tƣ 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD đƣợc thực hiện cho vay bằng VNĐ
theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, chính sách điều hành của NHNN
vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế, cũng nhƣ những áp lực từ những biện
pháp vĩ mô từ Chính phủ. Vì vậy, đã có những khó khăn nhất định trong
công tác điều hành ổn định mặt bằng lãi suất của NHNN.
%
11/2010
09/2010
07/2010
05/2010
03/2010
01/2010
11/2009
09/2009
07/2009
05/2009
03/2009
01/2009
11/2008
09/2008
07/2008
05/2008
03/2008
01/2008
16
14
12
10
8
6
4
2
0
(Nguồn: www.sbv.gov.vn)
Hình 4.12 Diễn biến lãi suất cơ bản từ 2008 -2010
Chính sách trần lãi suất huy động (Giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng
đầu năm 2014)
Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn chƣa ổn định, chính
sách tiền tệ của NHNN đã có những thay đổi hơn nữa nhằm chủ động hơn
trong việc dẫn dắt thị trƣờng nhằm bám sát những diễn biến vĩ mô nhằm
kiểm soát tốt hơn nữa lạm phát, tập trung vào tìm giải pháp giúp hỗ trợ cho
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trƣởng chung của nền
kinh tế và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Những điểm đáng chú ý
trong chính sách tiền tệ nhƣ sau:
Theo đó lƣợng cung tiền đƣợc điều hành chặt chẽ từ đầu năm, góp
phần kiểm soát tăng trƣởng tín dụng, góp phần kiểm soát lạm phát luôn ở
dƣới 1%/tháng từ tháng 8 cho đến cuối năm 2011.
40
Các mức lãi suất điều hành đƣợc điều chỉnh hợp lí hơn, phản ánh vai
trò dẫn dắt của NHNN; từ tháng 9/2011, lãi suất tái cấp vốn đƣợc điều chỉnh
tăng lên 15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng tăng lên 16%/năm; nghiệp vụ thị trƣờng mở đƣợc sử dụng linh
hoạt hàng ngày phù hợp với diễn biến vốn khả dụng của hệ thống và lãi suất
thị trƣờng liên ngân hàng, nhờ vậy lãi suất liên ngân hàng đã đi vào ổn định,
dần hình thành đƣợc mặt bằng lãi suất hợp lí vào cuối năm mức lãi suất này
ở mức 14% - 14,5%/năm đối với kỳ hạn qua đêm, kỳ hạn 1 tuần là 15% 16%/năm, kỳ hạn 2 tuần là 16% - 17%/năm, 1 tháng là 18% - 19%/năm.
Các mức lãi suất trên thị trƣờng đã đi vào ổn định phù hợp với diễn
biến kinh tế vĩ mô. Theo đó, vào cuối năm 2010 thị trƣờng đã bắt đầu có
dấu hiệu của cuộc đua trong việc tăng lãi suất huy động, do vậy 3/3/2011
NHNN đã ban hành Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy
động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam với mức lãi suất 14%/năm, Thông tƣ
này ra đời với những mục đích khẳng định vai trò chính của NHNN trong
việc điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả và Thông tƣ này kết hợp với
các chính sách tiền tệ khác sẽ góp phần vào kiểm soát tốt hơn lạm phát, ổn
định vĩ mô, đây cũng sẽ là cơ sở pháp lý nhằm xử lý những vi phạm của các
TCTD trong việc huy động vƣợt trần lãi suất. Nhờ vào sự quyết liệt, tăng
thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những NHTM vi phạm vƣợt trần nên lãi
suất huy động đã bắt đầu chựng lại và có chiều hƣớng giảm.
Nối tiếp những chính sách đề ra từ năm 2011, năm 2012 NHNN
vẫn kiên trì với mục tiêu là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt,
và thận trọng trong thời điểm mà kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới đang
đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ châu Âu. Những điều
NHNN làm đƣợc trong năm 2012 có thể thấy qua những việc sau:
Đầu tiên là lạm phát đã đƣợc đẩy lùi về mức một con số, song vẫn
đảm bảo tăng trƣởng một cách hợp lý. Yếu tố quan trọng giúp cho việc
kiềm chế lạm phát thành công đó là NHNN đã kiên trì chính sách điều tiết
hợp lí của việc cung tiền, và cũng nhờ vào sự nhất quán trong chỉ đạo giữa
Chính phủ và NHNN là kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô và tạo ra tiền đề bền vững cho tăng trƣởng ổn định.
Thứ hai là chính sách tiền tệ đang từng bƣớc nâng cao niềm tin cho thị
trƣờng. Nếu trƣớc đây ngƣời dân quan tâm nhiều vào bất động sản, vàng,
ngoại tệ…thì nay chuyển sang gửi tiền bằng VNĐ vào ngân hàng. Thị
trƣờng ngoại hối và tỷ giá ổn định, cùng với những giải pháp phù hợp đã tạo
điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản
41
suất – kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu, thành công đạt đƣợc là lần đầu
tiên kể từ năm 1993 Việt Nam đã xuất siêu, điều này góp phần trong việc
cải thiện cán cân thanh toán, và tăng dự trữ ngoại hối.
Thứ ba là việc điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ
mô và lạm phát, bằng chứng là lãi suất cho vay và huy động đã giảm xuống
theo định hƣớng của NHNN, với việc ban hành Thông tƣ 05/2012/TTNHNN ngày 12/3/2012 thì trần lãi suất đã đƣợc giảm xuống dƣới 14%/năm
ở mức 13%/năm và cũng thời điểm này thì đồng loạt các loại lãi suất khác
nhƣ chiết khấu, tái cấp vốn cũng đƣợc điều chỉnh giảm. Có thể thấy rằng
trong năm 2012 NHNN đã liên tục điều chỉnh các loại lãi suất điều hành và
mỗi lần giảm tƣơng ứng ở mức 1%. Trần lãi suất huy động đƣợc điều chỉnh
giảm 4 lần đƣa lãi suất này về mức 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu, lãi suất
tái cấp vốn đƣợc điều chỉnh giảm 6 lần lần lƣợt về các mức 7%/năm,
9%/năm. Động thái này giúp lãi suất trên thị trƣờng nhƣ lãi suất cho vay
giảm từ 5% - 9%/năm và lãi suất huy động giảm từ 3% - 6%/năm so với
cuối năm 2011. Giảm lãi suất cho vay ở mức thấp là một trong những điều
kiện làm giảm chi phí sản suất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ những khó
khăn trƣớc mắt cho các doanh nghiệp, duy trì tăng trƣởng và đảm bảo an
toàn cho hệ thống ngân hàng
Những bƣớc tiến dài trong việc ổn định thị trƣờng tiền tệ của
NHNN đã đƣợc khẳng định trong năm 2012, vì vậy năm 2013 NHNN vẫn
tiếp tục triển khai những chính sách và giải pháp quyết liệt hơn. Những
điểm nổi bật mà NHNN đã thực hiện trong chính sách tiền tệ năm 2013:
Việc điều hành đồng bộ các công cụ tiền tệ, kết hợp giữa điều hành
theo lãi suất và điều hành lƣợng tiền cung ứng nhằm kiểm soát các chỉ tiêu
tiền tệ, qua đó chỉ tiêu lạm phát năm 2013 đã giảm thấp nhất trong 10 năm,
sức ép của lạm phát đối với mức sống thực tế đã không còn, lạm phát thấp
đã góp phần giảm lãi suất huy động, tạo điều kiện giảm lãi cho vay
Điều hành lãi suất của NHNN vẫn theo hƣớng chủ động, dẫn dắt thị
trƣờng, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô. Lãi suất điều hành trong năm tiếp
tục đƣợc điều chỉnh. Mức trần lãi suất huy động điều chỉnh giảm thêm hai
lần, tổng cộng từ năm 2011 đến 2013 đã giảm tổng cộng 8 lần và về mức
7%/năm, các loại lãi suất điều hành khác nhƣ tái chiết khấu và tái cấp vốn
cũng lần lƣợt điều chỉnh giảm thêm về mức 5%/năm và 7%/năm. Đây là lý
do cho việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản
suất. Với sự kết hợp trong việc điều hành linh hoạt tiền tệ mặt bằng lãi suất
đã giảm rất nhiều so với thời gian trƣớc nhƣng nhìn chung vẫn đảm bảo
42
mục tiêu kiểm soát tốt lạm phát, tính kỷ luật của thị trƣờng đƣợc nâng cao,
những điều này đã giúp cho mặt bằng lãi suất năm 2013 khá ổn định.
Về thị trƣờng ngoại hối, ngay từ đầu năm, NHNN đặt mục tiêu tiếp tục
ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không qua 2% - 3%. NHNN đã điều hành
linh hoạt tỷ giá và hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm ổn định thị trƣờng và
gia tăng dự trữ ngoại hối thông qua điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng tăng 1% lên mức 23.036USD/VND, đồng thời giảm lãi suất tiền
gửi bằng USD, những điều này phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ. Có
thể thấy về cơ bản thị trƣờng ngoại hối đã ổn định, thanh khoản ngoại hối
của hệ thống cải thiện, tâm lý găm giữ ngoại tệ đã không còn, tình trạng đô
la hóa giảm và lòng tin vào đồng Việt Nam đƣợc nâng cao.
Chính sách tiền tệ của NHNN trong 6 tháng đầu năm 2014
không có những biến động khi những yếu tố vĩ mô đã đƣợc kiểm soát tốt
hơn, niềm tin thị trƣờng đã quay trở lại, sự phục hồi của nền kinh tế đã rõ
hơn so với năm 2013 cụ thể:
Việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vào tháng 3/2014, đƣợc
giảm thêm 1% về mức 6%/năm đối với kỳ hạn dƣới 6 tháng vì vậy mặt
bằng lãi suất huy động, cho vay tiếp tục giảm thêm 1% - 1,5%/năm so với
cuối năm 2013, cùng với đó các loại lãi suất điều hành khách cũng đƣợc
điều chỉnh giảm nhƣ lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn cũng đƣợc giảm thêm
0,5%. Đây sẽ là động lực giúp cho các doanh nghiệp, cũng nhƣ các cá nhân
có nhu cầu vay vốn cho sản suất, kinh doanh và tiêu dùng đƣợc tiếp cận vốn
rẻ hơn nữa.
Về lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2014, tiếp tục đƣợc kiểm soát tốt
dƣới mức 5%, nhờ những thông tin về giá cả của các mặc hàng thiết yếu
cũng đã điều chỉnh giảm và cũng nhờ vào chính sách tiền tệ linh hoạt chặt
chẽ từ phía NHNN, và từ động thái giảm mặt bằng các loại lãi suất vào
những tháng đầu năm. Theo những dự bào từ các chuyên gia thì lạm phát cả
năm 2014 có thể sẽ ở quanh mức 5%.
Về thị trƣờng ngoại hối vẫn duy trì đƣợc sự ổn định, tỷ giá mua-bán
trên thị trƣờng liên ngân hàng, tỷ giá trên thị trƣờng tự do và tỷ giá niêm yết
tại các NHTM tiếp tục xu hƣớng giảm và xu hƣớng đi ngang. Một điểm
đang ghi nhận đó là chênh lệch giữa tỷ giá thị trƣờng tự do với tỷ giá niêm
yết của các NHTM đã thu hẹp đáng kể và điều này giúp cho tình trạng găm
giữ và sốt ngoại tệ giảm đáng kể.
Nhìn chung năm 2014 theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, thị
trƣờng tiền tệ cũng nhƣ là những chính sách điều hành từ phía Chính phủ và
43
NHNN sẽ không có quá nhiều biến động. NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính
sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ theo hƣớng nới lỏng hơn, nhằm tạo điều kiện
tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm khôi phục sản xuất kinh
doanh, hoàn thành các chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra từ đầu
năm.
%
03/2014
01/2014
11/2013
09/2013
07/2013
05/2013
03/2013
01/2013
11/2012
09/2012
07/2012
05/2012
03/2012
01/2012
11/2011
09/2011
07/2011
05/2011
03/2011
16
14
12
10
8
6
4
2
0
(Nguồn: www.sbv.gov.vn)
Hình 4.13 Diễn biến lãi suất cơ bản từ 2011 tháng
3/2014
4.2.2 Đo lƣờng mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số VN-Index
4.2.2.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu
Sau khi thu thập các số liệu cần thiết cho việc phân tích, tiến hành lọc
lại số liệu với những trƣờng hợp khi lãi suất thay đổi
Đối với việc xác định sự rò rỉ thông tin do số quan sát thu đƣợc khi lãi
suất tăng khá ít chỉ có 8 quan sát, nên trong phân tích sự rò rỉ thông tin chỉ
sử dụng phần lãi suất giảm với 15 quan sát.
Đối với việc xác định mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số VN-Index số
quan sát thu đƣợc là 25 quan sát
4.2.2.2 Xác định sự rò rỉ thông tin thay đổi giảm của lãi suất
Tiến hành phân tích bằng kiểm định trung bình One Sample t-test để
kiểm định xem có sự rò rỉ thông tin khi lãi suất thay đổi giảm. Kết quả xử lý
số liệu:
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định sự rò rỉ thông tin thay đổi giảm của
lãi suất
44
Biến
Số quan
sát
RVNt-5
15
Giá trị
trung
bình
-0,0380
RVNt-4
15
0,6300
0,339
RVNt-3
15
-1,0603
0,097
RVNt-2
15
-0,3139
0,602
RVNt-1
15
-0,3502
0,581
Giá trị
P_value
0,959
Mức ý nghĩa thống kê
= 10%
(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu thu thập được)
Từ kết quả phân tích bằng kiểm định trung bình One Sample t-test, ta
thấy không có sự rò rỉ thông tin trƣớc khi có thông tin về việc hạ lãi xuất.
Các biến đa phần đều có giá trị p-value > 10%, chấp nhận giả giả thuyết H0
cho rằng không có sự rò rỉ thông tin trƣớc 5 ngày công bố lãi suất. Riêng
với biến RVNt-3 tuy giá trị p-value < 10% nhƣng về giá trị trung bình là 1,0603 không phù hợp với sự kỳ vọng là khi lãi suất giảm thì VN-Index sẽ
tăng, nên cũng không chấp nhận biến số này.
4.2.2.3 Đo lƣờng mối quan hệ giữa lãi xuất và chỉ số VN-Index
Ƣớc lƣợng mô hình
RVNt = β0+β1RI +β2RVNt-5 + β3RVNt-4+β4RVNt-3+β5RVNt-2+β6RVNt-1+εt
Kết quả xử lý số liệu:
Bảng 4.2 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số
VN-Index
45
Ký hiệu
biến
Tên biến
Hệ số
Sai số
chuẩn
RI
Lãi suất cơ bản và trần lãi
suất huy động
-4,204665
2,790429
0,149
đổi của VN-Index
5 ngày công bố lãi
0,052428
0,031192
0,110
đổi của VN-Index
4 ngày công bố lãi
-0,019002
0,037097
0,615
đổi của VN-Index
3 ngày công bố lãi
-0,021406
0,044450
0,636
đổi của VN-Index
2 ngày công bố lãi
0,034430
0,521552
0,518
đổi của VN-Index
1 ngày công bố lãi
-0,031566
0,037289
0,408
RVNt - 5
RVNt - 4
RVNt - 3
RVNt - 2
RVNt - 1
Thay
trƣớc
suất
Thay
trƣớc
suất
Thay
trƣớc
suất
Thay
trƣớc
suất
Thay
trƣớc
suất
Mức ý nghĩa thống kê
Giá trị
P_value
= 10%
(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu thu thập được)
Từ bảng kết quả thu đƣợc từ việc xử lý hồi quy, nhận thấy rằng với giá
trị P_value = 0,149 > 10% của biến RI, nên chấp nhận giả thuyết H0 cho
rằng lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động không có tác động đến sự thay
đổi của chỉ số VN-Index. Và sự tác động của việc thay đổi lãi cũng không
ảnh hƣởng đến những ngày sau khi công bố. Với các biến RVNt - 5, RVNt - 4,
RVNt - 3, RVNt - 2, RVNt - 1 cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê điều này nói
lên rằng trƣớc khi công bố lãi suất VN-Index cũng không bị ảnh hƣởng.
Ngoài ra ta còn thu đƣợc R2= 0,3194, điều này nói lên rằng yếu tố lãi suất
trong mô hình giải thích đƣợc 31,94% sự biến động của chỉ số VN-Index
nhƣng tác động này là chƣa đủ lớn để có thể khẳng định rằng sự thay đổi
của lãi suất từ NHNN sẽ làm chỉ số VN-Index thay đổi. Nhƣ vậy thì ngoài
yếu tố lãi suất thì VN-Index còn chịu nhiều tác động của các biến số khác
chƣa đƣợc nghiên cứu.
4.2.3 Kết luận
Kết quả phân tích kết quả hồi quy trên giữa lãi suất và chỉ số VNIndex, không giống nhƣ những bài nghiên của các tác giả đã thực hiện trƣớc
đây và kỳ vọng ban đầu mà về ảnh hƣởng của lãi suất đến TTCK là khi lãi
suất biến động giảm thì VN-Index sẽ tăng, ngƣợc lại khi tăng lãi suất thì
VN-Index giảm. Nhƣ vậy chính sách lãi suất ở các quốc gia khác nhau một
điều nữa là tùy thuộc vào đó lãi suất gì thì ảnh hƣởng của nó lên TTCK
46
cũng khác nhau. Ngoài nhân tố lãi suất điều hành của NHNN, TTCK cũng
chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ những yếu tố vĩ mô trong nƣớc nhƣ lạm phát, tỷ
giá…cùng với đó là tác động cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới từ
năm 2008 đến nay.
Lãi suất là một công cụ tiền tệ quan trọng của NHNN, nó có tác động
trong việc điều tiết lƣợng tiền và tác động đến lãi suất của các NHTM. Tuy
nhiên qua phân tích thực trạng, cũng nhƣ là phân tích ảnh hƣởng của lãi suất
lên thị trƣờng chứng khoán, có thể thấy là những tác động, ảnh hƣởng của
lãi suất là không đủ lớn để tác động đến thị trƣờng tài chính cũng nhƣ thị
trƣờng chứng khoán. Ban đầu khi mới ban hành lãi suất cơ bản, thì lãi suất
này cũng chỉ có tác dụng trong một, hai năm đầu tuy nhiên dần dần lãi suất
này lại không còn hiệu quả cho đến năm 2008, NHNN quyết định điều hành
theo cơ chế lãi luất cơ bản thì những tác động của nó đến thị trƣờng trong
thời kỳ này là kiềm chế lạm phát và cũng nhƣ là tránh những tác động của
cuộc khủng hoảng trên thế giới, nhƣng một lần nữa lãi suất này chỉ có tác
dụng trong nhất thời, không những vậy còn không theo kịp với diễn biến
trên thị trƣờng. Do vậy, từ năm 2011 cho đến nay thì lãi suất này đã không
còn đƣợc NHNN áp dụng tuy trong quy định thì lãi suất này vẫn còn chƣa
xóa bỏ hoàn toàn, thay thế cho lãi suất này những năm gần đây là trần lãi
suất huy động với những quy định kèm theo khi áp dụng loại lãi suất đã kịp
thời can thiệp thị trƣờng khi lãi suất thị trƣờng có những biến động rất lớn.
Có thể thấy việc điều hành lãi suất của NHNN trong những năm gần
đây có những bƣớc tiến khá mạnh mẽ, điều đó thể hiện qua mục tiêu điều
hành của NHNN là linh hoạt, thận trọng và chặt chẽ. Trong thời gian tới
NHNN cũng cần thống nhất trong quy định về việc sử dụng loại lãi suất nào
cho phù hợp với những diễn biến trên thị trƣờng, để nó trở thành một công
cụ điều tiết có sức ảnh hƣởng và quan trọng trong chính sách điều hành thị
trƣờng tiền tệ.
47
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
Từ việc tìm hiểu về thực trạng về thị trƣờng chứng khoán cụ thể là
việc tìm hiểu trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh, thực trạng về lãi suất điều
hành của NHNN từ năm 2000 cho đến nay, cùng với đó là phân tích tác
động của lãi suất đến TTCK. Qua đó có thể thấy đƣợc những lợi ích từ tác
động của TTCK đến kinh tế Việt Nam, những thành tựu mà TTCK đã đạt
đƣợc trong 14 năm hoạt động, song bên cạnh những điểm tích cực vẫn còn
những mặt hạn chế mà TTCK Việt Nam vẫn cần phải hoàn thiện hơn nữa.
Những tác động từ chính sách tiền tệ từ phía NHNN, cũng nhƣ những yếu
tố vĩ mô trong nƣớc tác động đến TTCK, đã và đang cản trở quá trình hồi
phục của TTCK sau một thời gian hoạt động trầm lắng, từ nghiên cứu này
tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
5.1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN
5.1.1 Phối hợp và hoàn thiện hơn các cơ chế chính sách cho sự
phát triển bền vững của thị trƣờng chứng khoán
Rà soát, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật đã có từ trƣớc nhƣ Luật
Chứng khoán , Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản có liên quan khác để
đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc TTCK, tiếp tục hoàn thiện các đề án TTCK
phái sinh, Nghị định về TTCK phái sinh. Đây sẽ là xu hƣớng tất yếu trong
quá trình phát triển của TTCK Việt Nam. Thực tế đang đòi hỏi việc cần
sớm ban hành các quy định pháp lý, cũng nhƣ các Thông tƣ hƣớng dẫn chi
tiết nhằm định hƣớng việc sử dụng chứng khoán phái sinh nhƣ một công cụ
phòng ngừa rủi ro cho thị trƣờng. Những công cụ phái sinh sẽ là một sự lựa
chọn mới cho các nhà đầu tƣ để có thể tự phòng ngừa rủi ro khi thị trƣờng
có những biến động bất thƣờng từ các yếu tố vi mô và vĩ mô. Việc nhanh
chóng chỉnh sửa cũng nhƣ ban hành mới về cơ sở pháp lý sẽ tạo ra một
khuôn khổ pháp luật phù hợp với thực tế những hoạt động chứng khoán tại
Việt Nam, cũng nhƣ phù hợp với các thông lệ chung trên thế giới trong quá
trình đất nƣớc ngày càng hội nhập sâu rộng hơn.
Sự đồng bộ trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng là một
động lực phát triển cho TTCK. Chính sách tiền tệ cần có sự linh hoạt, chặt
chẽ bám sát diễn biến trên thị trƣờng kết hợp với chính sách tài khóa minh
bạch, ổn định và có sự định hƣớng tốt. Hai chính sách này có mối quan hệ
48
rất chặt chẽ với nhau và có những ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
Nếu nhƣ hai chính sách này không bám sát diễn biến thị trƣờng, cũng nhƣ
việc điều hành quản lý không hiệu quả sẽ dẫn đến tâm lý không tốt ở các
nhà đầu tƣ, từ đó kỳ vọng về lạm phát sẽ tăng cao, nguy cơ về những yếu tố
khác nhƣ mức cung tiền, lãi suất điều hành cũng tăng theo. Khi đó TTCK sẽ
bị tác động theo xu hƣớng giảm, nhà đầu tƣ trở nên dè dặt hơn dẫn đến
thanh khoản của thị trƣờng giảm xuống. Do vậy cần phải xem xét, và nhận
thức đúng đắn về mối quan hệ mật thiết giữa hai chính sách này nhằm giảm
đến mức tối thiểu những tác động khi những chính sách này ban hành
5.1.2 Nâng cao hơn nữa tính minh bạch cho thị trƣờng chứng
khoán
Công bằng, minh bạch là tôn chỉ hoạt động của TTCK vì đây là một
kênh huy đông vốn rất quan trọng, do đó cần hoàn thiện các văn bản pháp lý
để đảm bảo cho nguyên tắc này, phải từng bƣớc theo hƣớng nâng cao tiếp
cận với thông lệ quốc tế, các quy định về chào bán chứng khoán ra công
chúng và chào bán riêng lẻ, giao dịch cổ phiếu quỹ, chào mua công khai, về
quản trị công ty, công bố thông tin, đồng thời cũng tăng cƣờng giám sát
thƣờng xuyên các hoạt động này. Hoạt động công bố thông tin thị trƣờng
chiếm vị trí khá quan trọng trong việc xây dựng một TTCK công khai, minh
bạch và tạo ra môi trƣờng đầu tƣ công bằng, cung cấp kịp thời thông tin, dữ
liệu cần thiết cho các nhà đầu tƣ
Việc công khai, minh bạch sẽ giúp nâng cao niềm tin nơi các nhà đầu tƣ,
tạo ra sự công bằng trong hoạt động đầu tƣ, từ đây giúp cho thị trƣờng thu
hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tƣ cả trong lẫn ngoài nƣớc khi đƣợc tham gia
vào một môi trƣờng kinh doanh tốt.
Với những loại thông tin gọi là tin đồn, những thông tin rò rỉ từ một
nguồn nào đó sẽ trở thành cơ hội cho những hoạt động không lành mạnh
trên thị trƣờng nhƣ tạo ra tâm lý hoảng loạn hay cung- cầu ảo làm đảo lộn
những quy luật cũng nhƣ trật tự của thị trƣờng. Vì vậy phải hạn chế đến
mức tối đa những loại tin đồn và thông tin rò rỉ, cụ thể:
Thống nhất các văn bản pháp lý có liên quan đến việc hƣớng dẫn về
việc công bố thông tin, tăng cƣờng kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm việc
chậm công bố thông tin, công bố thông tin sai sự thật, để lộ hay làm rò rỉ
thông tin của các cá nhân và tổ chức.
Cần quản lý chặt chẽ việc lợi dụng việc sử dụng các công cụ truyền
thông, báo chí để tung tin gây hiểu lầm cho nhà đầu tƣ; những thông tin có
lợi cho tổ chức, cá nhân mà gây hại cho cả thị trƣờng. Từ đó tiến hành xử
49
nghiêm các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc làm sai lệch thông tin và
trả lại thông tin chính xác để trấn an thị trƣờng.
Đối với những chỉ tiêu, chính sách lớn của Chính phủ hay các cơ
quan có liên quan về những vấn đề tài chính, cần sớm tổ chức họp báo hoặc
công bố qua các phƣơng tiện truyền thông để mọi ngƣời dân nắm và hiểu
đúng bản chất của vấn đề, tránh tạo ra những xôn xao trong dƣ luận từ đó
gây ảnh hƣởng không tốt đến TTCK.
Số doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng giao dịch chính thức là
vẫn còn tƣơng đối ít, đa phần còn lại hiện vẫn đang tiến hành giao dịch trên
thị trƣờng tự do với việc trao đổi mua-bán cổ phiếu vẫn chƣa chịu sự điều
chỉnh bởi những quy định pháp lý, vì vậy cần tiếp tục yêu cầu các công ty
đại chúng này đăng ký trên sàn giao dịch UpCoM bằng những chế tài và
quy định cụ thể đối với những công ty đã có đủ điều kiện nhƣng chƣa thực
hiện đang ký trên sàn này. Điều này có thể giúp thu hẹp lại phần nào thị
trƣờng tự do, từ đây có thể yêu cầu các công ty này phải tuân thủ các quy
định về kiểm toán, công bố thông tin, quản trị các công ty này giống các
công ty niêm yết. Do đó, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm
cho các giao dịch vừa công khai, dễ kiểm soát, từng bƣớc thu hút vào thị
trƣờng chính thức.
5.1.3 Tăng nguồn cung cho thị trƣờng chứng khoán
Tăng cƣờng hoạt động phát hành nhằm tạo nguồn cung hàng hóa
phong phú cho TTCK, trên cơ sở đảm bảo duy trì sự ổn định và bền vững
của thị trƣờng là một phần tất yếu trong việc tăng quy mô của TTCK.
Nguồn cung dồi dào sẽ giúp cho nhà đầu tƣ có thể chọn đƣợc loại hàng
hàng hóa làm họ thỏa mãn với những đồng vốn mà họ đã bỏ ra đúng với
nhu cầu của mình.
Trong thời gian gần đây một trong những chủ trƣơng quan trọng của
Chính phủ là đẩy mạnh việc cổ phần hóa của các doanh nghiệp Nhà nƣớc,
đây sẽ là một nguồn cung hàng hóa dồi dào trong thời gian sắp tới. Do thời
gian các doanh nghiệp Nhà nƣớc khi đã cổ phần hóa xong đến khi niêm yết
kéo dài dẫn đến tính thanh khoản sau khi nhà đầu tƣ chọn mua trở nên thấp,
công với đó là giá trị nội tại của doanh nghiệp Nhà nƣớc chƣa tạo đƣợc sự
thu hút đối với các nhà đầu tƣ. Cho nên, khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nƣớc phải gắn liền với niêm yết trên TTCK sẽ tạo sự hào hứng cho các nhà
đầu tƣ, giúp gia tăng tính thanh khoản cho TTCK.
Để thực hiện việc tăng nguồn cung hàng hóa cho TTCK, không chỉ
đảm bảo về số lƣợng mà vấn đề chất lƣợng, chủng loại và đẩy mạnh cầu về
50
hàng hóa cũng phải hết sức chú ý đến nhƣ tăng cƣờng quản trị công ty, quản
trị rủi ro tài chính, tính minh bạch trên TTCK, những yếu tố này sẽ giúp
nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, tạo sự thu hút về giá trị nội
tại của doanh nghiệp. Áp dụng nhiều biện pháp để thu hút nhà đầu tƣ cá
nhân tham gia thị trƣờng, phát triển thêm các nhà đầu tƣ có tổ chức và nâng
cao khả năng tiếp cận thị trƣờng của các nhà đầu tƣ để đẩy mạnh cầu về
hàng hóa
Tóm lại, tăng cung hàng hóa trên TTCK là rất cần thiết nhƣng phải
đảm bảo sao cho số lƣợng phải song hành cùng với chất lƣợng nhằm giúp
cho nhà đầu tƣ yên tâm khi mua những loại cổ phiếu đảm bảo chất lƣợng và
giúp tránh đƣợc những rủi ro từ những loại hàng hóa kém chất lƣợng không
đúng với giá trị của nó.
5.2 DUY TRÌ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TÍCH CỰC,
LINH HOẠT, CHẶT CHẼ, GIỮ VAI TRÒ ĐỊNH HƢỚNG CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
Dù qua phân tích tác động của lãi suất cơ bản, trần lãi suất huy động
dƣờng nhƣ không ảnh hƣởng đến TTCK, nhƣng về tổng thể thì hai loại lãi
suất này vẫn có tác động đến những thị trƣờng khác vì thế chính sách tiền tệ
nói chung và chính sách về lãi suất của NHNN từng giai đoạn qua phân tích
có thể thấy NHNN đã có những cố gắng giữ ổn định thị trƣờng tiền tệ, hoàn
thành những mục tiêu lớn là Chính phủ giao thông qua các công cụ tiền tệ
của mình. Có những giai đoạn các công cụ này chƣa thực sự sát với diễn
biến trên thị trƣờng, luôn đi sau thị trƣờng không thể hiện rõ vai trò dẫn dắt
và định hƣớng. Tuy nhiên, NHNN đã có những thay đổi và điều chỉnh các
quy định, chính sách để từng bƣớc thu hẹp khoảng cách này và đến nay vai
trò định hƣớng và dẫn dắt thị trƣờng ngày một rõ ràng hơn. Cùng với những
kết quả đạt đƣợc này NHNN cần tiếp tục kiên định với các mục tiêu lớn của
Chính phủ, nỗ lực mạnh mẽ trong công tác điều hành, đảm bảo các chính
sách tiền tệ trong đó có chính sách lãi suất phù hợp với diễn biến thực tế
trên thị trƣờng.
NHNN cần tiếp tục các giải pháp nhằm thúc đẩy kênh tín dụng
cho các NHTM hiện nay bằng các chính sách ƣu đãi về lãi suất với các gói
hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, thực hiện các giải pháp về
tái cấu trúc ngành ngân hàng, giải quyết tình trạng nợ xấu tồn đọng, hoàn
thiện cơ chế quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng. Bên cạnh những gói
hỗ trợ tín dụng, NHNN cũng cần có những buổi tiếp túc với các doanh
nghiệp để hiểu rõ nguyện vọng và nhu cầu của họ để tìm ra giải pháp tối ƣu
51
nhất. Các giải pháp này nếu đƣợc tiến hành quyết liệt hơn nữa trong các
năm tới thì đây sẽ là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản
xuất qua đó gián tiếp tạo niềm tin nơi các thị trƣờng tài chính trong đó có
thị trƣờng chứng khoán.
Công cụ về lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô hết sức nhạy cảm,
có tác động đến nhiều đối tƣợng trong kinh tế. Hiện NHNN đang sử dụng 3
loại lãi suất chính trong điều hành là lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu,
lãi suất tái cấp vốn. Trong đó là lãi suất cơ bản đƣợc NHNN dùng phản ánh
thực tế lãi suất kinh doanh (huy động, cho vay) trên thị trƣờng ngân hàng
trong một vài thời điểm đã không làm đúng với vai trò của nó, đôi khi còn
là một cản trở không phù hợp với cơ chế thị trƣờng, cản trở các giao dịch
dân sự. Có những giai đoạn NHNN tập trung tối đa vào công cụ lãi suất cơ
bản, khi sử dụng để kiềm chế lạm phát bằng cách nén lãi suất của các
NHTM xuống và cũng đạt đƣợc những hiệu ứng khá tích cực. Vấn đề đặt ra
là NHNN nên sớm có những định nghĩa cụ thể, đƣa ra những văn bản
hƣớng dẫn cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao vai trò của lãi suất cơ bản giống
nhƣ những nƣớc trên thế giới đang áp dụng. Khả năng thứ hai là nên loại bỏ
hoàn toàn lãi suất này để cho phù hợp với thị trƣờng và thay thế bằng các
loại lãi suất hiện có khác nhƣ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Hai
loại lãi suất đã và đang phát huy rất tích cực vai trò vốn có của nó.
Phát huy vai trò của nghiệp vụ thị trƣờng mở, vì đây cũng là một
công cụ điều hành quan trọng của NHNN, phối hợp nhịp nhàng với các
kênh của thị trƣờng tiền tệ để điều tiết lƣợng tiền cung ứng. Trong những
giai đoạn gần đây thông qua kênh thị trƣờng mở NHNN đã phát huy tốt
điều tiết đƣợc lƣợng tiền cung ứng và lãi suất cho vay, huy động của các
NHTM cũng đƣợc điều chỉnh theo thị trƣờng này, vì thế NHNN cần phát
huy hơn nữa của nghiệp vụ thị trƣờng mở cho phù hợp với diễn biến của thị
trƣờng nhằm hỗ trợ thanh khoản và điều hòa vốn khả dụng cho các TCTD
Bên cạnh những giải pháp hỗ trợ cho thị trƣờng, thì giải pháp
thiết lập kỷ luật thị trƣờng tiền tệ cần đƣợc thực hiện thực sự nghiêm túc
trên cơ sở điều hành chính sách tiền tệ gắn với công tác thanh tra, giám sát,
đảm bảo việc thực thi nghiêm các chính sách của NHNN, qua đó giúp cho
cơ chế truyền tải CSTT đƣợc vận hành tốt hơn.
52
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN
Thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng chứng khoán là hai thị trƣờng có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Những thay đổi trong cơ chế chính sách trên thị
trƣờng tiền tệ sẽ làm ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khoán. Những nghiên
cứu trƣớc đó đã chứng minh rằng lãi suất ngân hàng khi tăng hoặc giảm đều
có những tác động ngƣợc chiều lên thị trƣờng chứng khoán, mà lãi suất của
các ngân hàng lại phụ thuộc vào sự điều hành từ NHNN. Vì vậy, một chính
sách giúp duy trì ổn định thị trƣờng tiền tệ và bám sát với diễn biến thực tế
sẽ có tác dụng hỗ trợ, điều chỉnh các ngân hàng, gián tiếp ảnh hƣởng và tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên
qua bài nghiên cứu về tác động của lãi suất đến TTCK, cùng với đó là tìm
hiểu về thực trạng về lãi suất và TTCK có thể kết luận nhƣ sau:
Kết quả phân tích hồi quy giữa lãi suất và chỉ số VN-Index không cho
thấy sự tác động của lãi suất đến TTCK. Tuy nhiên không thể chắc chắn
rằng lãi suất không có tác động hoàn toàn đến thị trƣờng chứng khoán do
những tác động này là tƣơng đối ít và cũng một phần từ những giai đoạn
điều hành lãi suất chƣa phù hợp với thực tế thị trƣờng của NHNN. Ngoài
yếu tố lãi suất ra thì còn nhiều yếu tố vĩ mô khác tác động đến lãi suất mà
bài nghiên cứu này chƣa quan sát đƣợc, nó đã và đang có những tác động
đến TTCK trong những năm gần đây.
Đối với kiểm định về sự rò rỉ thông tin đều không cho thấy có sự
rò rỉ thông tin trƣớc công bố lãi suất, kiểm định này tƣơng đối chính xác khi
trƣớc những đợt công bố mới về lãi suất đều đƣợc NHNN công bố rộng rãi
qua các phƣơng tiên thông tin, truyền thông và đƣợc những ngƣời đứng đầu
NHNN xác nhận.
Qua phân tích về thực trạng cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô
trong nƣớc cũng nhƣ những chính sách từ phía nhà quản lý đã có những tác
động nhất định để tạo nên những thay đổi trên TTCK
TTCK Việt Nam đã bắt đầu “hòa nhịp” cùng với TTCK của các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới khi những tác động từ các yếu tố kinh tế
và chính trị cũng đã tác động đến TTCK Việt Nam điển hình là giai đoạn
kinh tế thế giới rơi khủng hoảng từ năm 2008
TTCK đang trên đà hồi phục từ cuối năm 2013 do đó thị trƣờng
đang chờ đợi những chính sách, cũng nhƣ những biện pháp tích cực hơn từ
phía Chính phủ và các cơ quan có liên quan sẽ có những tác động cả gián
53
tiếp lẫn trực tiếp để TTCK Việt Nam hồi phục và tăng trƣởng mạnh mẽ hơn
nữa trong thời gian tới.
Tóm lại, để có một thị trƣờng chứng khoán phát triển ổn định và bền
vững rất cần sự phối hợp từ cơ quan quản lý, nhằm xử lý những khó khăn
tồn đọng của TTCK, góp phần giải quyết những khó khăn nội tại của nền
kinh tế kèm theo đó là những chính sách phải hết sức thiết thực. Trên tinh
thần đó, thị trƣờng chứng khoán sẽ trở thành một kênh đầu tƣ an toàn hiệu
quả, một kênh huy động vốn chủ lực của nền kinh tế và sớm đƣa thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam trở thành một bộ phần quan trọng của khu vực.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bùi Kim Yến, Nguyễn Thái Sơn, 2014. Sự phát triển của thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô. Tạp chí
phát triển & hội nhập, số 16, trang 3-10.
Huỳnh Thanh Bình, 2011. Tác động của giá vàng, giá dầu và các chỉ số
chứng khoán lớn trên thế giới đến chỉ số Vn-index. Luận văn thạc sĩ. Đại
học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Quyết, 2013. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM. Tạp chí phát triển & hội nhập, số
11, trang 37-41.
Nguyễn đăng Dờn và cộng sự, 2012. Thị trường tài chính. Tp. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Phƣơng Đông.
Nguyễn Phú Hiếu, 2011. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại
học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phan Thị Bích Nguyệt, Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo, 2013. Phân tích tác
động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Tạp chí phát triển & hội nhập, số 8, trang 34-41.
Phan Thị Cúc, 2012. Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ. Tp. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Phƣơng Đông.
Tiếng Anh
Aggarwal, R., 1981. Exchange Rate and Stock Price: A study of the US
Capital Markets under Floating Exchange Rate. Akron Business and
Economic Review. 12(11), pp 835-842.
Chen, N., R. Roll and S. Ross, 1986. Economic forces and the stock market.
Journal of Business, vol 59 No.3, pp 383-403
Fama, E.F and Schwerts, G., 1977. Asset returns and inflation, Journal of
Financial Economics 5, pp 115–146.
Fama, E.F., 1981. Stock return, real activity, inflation and money. American
Economic Review, vol 71, pp 545-565
Hamburger, M.J. and Kochin, L.A., 1972. Money anhd stock price: The
channel Influence. Journal of Financial, pp 1056-1066
55
Humpe, A., Macmillan, 2007. Can macroeconomic variables explain long
term stock market movements? A comparision of the US and Japan, CDMA
Working paper No, 07/20.
Ibrahim, Mansor H., 2003. Macroeconomic force and capital market
integraion: A Var Analysis for Malaysia. Journal of the Asia pacific
Economy, pp. 19-40.
Joseph, N., 2002. Modelling the impacts of interest rate and exchange rate
changes on UK Stock Return. Derivatives Use, Trading & Regulation. 7(4),
306-323
Kraff, J and Kraff, A., 1977. Determinants of Common Stock Prices: A
Time Series Analysis. Journal of Finance, 32, pp 417–425.
Mukherjee, Tarun, A.Nake, 1995. Dynamic linkage between
Macroeconomic variables and the Japanes stock Market: An application of a
vector Error correction model. Journal of financial Research, 2:223-267.
Nelson, C., 1976. Inflation and Rate of Return on Common Stocks, Journal
of Finance, 31: 471-483
Ralph I. Udegbunam, P.O.Erike, 2001. Inflation and stock price behavior:
Evidence from Nigerian stock market. Journal of financial management &
Analysis, 1:1-10.
Zhou, C., 1996. Stock Market Fluctuations and the Term Structure. Board
of governors of the federal Reserve systerm, finance and economics
discussion series, Finance and Economics Discussion Series: 96/0
56
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng số liệu về lãi suất, VN-Index và sự thay đổi của VNIndex trƣớc và sau khi công bố thong tin lãi suất
Lãi suất
(RI) %
VN-Index
RVN
RVNt-5
RVNt-4
RVNt-3
RVNt-2
RVNt-1
8,4
7,8
7,2
7,44
7,5
7,8
8,25
8,75
12
14
13
12
11
10
8,5
7
8
9
14
12
11
9
8
7
6
264,7
321,07
261,35
195,16
145,41
235,1
312,09
663,3
414,1
386,48
370,8
347,73
325,74
306,22
307,26
303,21
503,41
457,27
452,34
428,02
437,38
432,90
396,78
482,95
600,36
0,049
0,213
-0,186
-0,253
-0,255
0,617
0,327
1,125
-0,376
-0,067
-0,041
-0,062
-0,063
-0,060
0,003
-0,013
0,660
-0,092
-0,011
-0,054
0,022
-0,010
-0,083
0,217
0,243
0,685
1,894
-6,084
1,103
-0,565
-0,043
2,548
4,066
-1,667
-1,942
4,752
-1,968
1,684
-2,630
2,918
-0,372
1,123
-0,347
1,229
-2,671
3,005
-2,833
0,362
-0,134
0,824
0,315
1,859
6,197
1,805
-0,464
0,064
-0,417
-3,095
-1,585
0,801
2,009
2,732
-1,994
3,690
-3,847
-0,695
-0,752
-1,055
-1,197
-0,220
-0,018
1,049
-0,061
-1,824
0,258
-0,578
-1,265
-6,527
0,290
-0,263
0,515
-0,133
-0,927
-1,541
1,903
-3,157
1,493
-1,264
-0,010
1,552
-0,931
-3,337
-0,479
1,030
-2,784
-2,498
1,275
1,322
-3,414
0,881
0,196
0,488
-6,793
-1,484
-0,941
0,324
1,157
-1,219
-1,761
2,077
-0,546
3,114
-1,115
-2,307
1,508
0,360
-1,891
1,078
-1,779
0,104
-2,251
1,881
0,273
0,108
0,270
1,765
1,840
-6,544
0,344
-3,401
-0,017
0,244
-2,185
-1,524
0,704
-3,061
0,196
-3,310
-0,400
0,556
0,694
-4,500
1,853
-1,199
-0,947
2,450
-0,348
-0,726
1,989
0,591
i
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định One Sample t-test
One-Sample Statistics
N
Mean
Std. Deviation
Std. Error Mean
RVNt-5
15
-.0380
2.81482
.72678
RVNt-4
15
.6300
2.46295
.63593
RVNt-3
15
-1.0603
2.30739
.59577
RVNt-2
15
-.3139
2.27841
.58828
RVNt-1
15
-.3502
2.40015
.61972
One-Sample Test
Test Value = 0
t
df
Sig. (2-tailed)
Mean Difference
95% Confidence Interval of the
Difference
Lower
Upper
RVNt-5
-.052
14
.959
-.03797
-1.5968
1.5208
RVNt-4
.991
14
.339
.62996
-.7340
1.9939
RVNt-3
-1.780
14
.097
-1.06031
-2.3381
.2175
RVNt-2
-.534
14
.602
-.31391
-1.5757
.9478
RVNt-1
-.565
14
.581
-.35021
-1.6794
.9790
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định hồi quy
. reg RVN RI RVNt5 RVNt4 RVNt3 RVNt2 RVNt1
Source
SS
df
MS
Model
Residual
.813895825
1.73458935
6 .135649304
18 .096366075
Total
2.54848517
24 .106186882
RVN
Coef.
RI
RVNt5
RVNt4
RVNt3
RVNt2
RVNt1
_cons
-4.204665
.0524285
-.0190027
-.0214068
.0344306
-.031566
.4386467
Std. Err.
2.790429
.0311926
.0370971
.0444506
.0521552
.0372898
.2714521
t
-1.51
1.68
-0.51
-0.48
0.66
-0.85
1.62
ii
Number of obs =
25
F( 6,
18) = 1.41
Prob > F
= 0.2653
R-squared
= 0.3194
Adj R-squared = 0.0925
Root MSE
= .31043
P>|t|
0.149
0.110
0.615
0.636
0.518
0.408
0.124
[95% Conf. Interval]
-10.06714
-.0131047
-.0969408
-.1147941
-.0751433
-.109909
-.1316529
1.657808
.1179617
.0589354
.0719805
.1440046
.046777
1.008946
[...]... lệ của Sở giao dịch chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange Tên việt tắt: HOSE Địa chỉ: 16 Võ Văn Kiệt, Q1, Tp Hồ Chí Minh Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ nhƣ sau: Quyền hạn Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, ... TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số VN-Index dựa trên việc phân tích thực trạng của thị trƣờng chứng khoán từ những tác động của lãi suất nhằm tìm ra những giải pháp nhằm góp phần ổn định hoạt động của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng thay đổi của lãi suất và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ. .. quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến giá chứng khoán và đối với yếu tố lãi suất vừa có mối 12 quan hệ với giá chứng khoán vừa có mối quan hệ với một vài biến còn lại Trong nghiên cứu này tƣơng quan giữa biến lãi suất của trái phiếu với giá cổ phiếu là tƣơng quan âm Nguyễn Phú Hiếu (2011) nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng. .. tổng quan về cơ sở lý thuyết và vai trò của thị trƣờng chứng khoán và lãi suất đối với nền kinh tế Việt Nam Phân tích thực trạng về thị trƣờng chứng khoán và lãi suất: Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu và sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả Đối với mục tiêu 2: Phân tích ảnh hƣởng của lãi suất đến chỉ số VNIndex đến sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Phân. .. Naka (1995) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các biến kinh tế vĩ mô trong đó có biến lãi suất, các tác giả đã chỉ ra đƣợc rằng mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lãi suất là ngƣợc chiều nhau 2.1.7 Lƣợc khảo tài liệu Kết quả nghiên cứu của Zhou (1996), bài nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất và giá cố phiếu, lãi suất đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu là lãi suất trái phiếu Dữ liệu đƣợc... công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc chấp thuận; Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán; Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trƣờng hợp cần thiết đề bảo vệ nhà đầu tƣ; Chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc... yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán; 18 Chấp thuận, hủy bỏ tƣ cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán; Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán; Cung cấp thông tin thị trƣờng và các thông tin có liên quan đến chứng. .. HỒ CHÍ MINH 3.2.1 Giới thiệu Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM) tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đƣợc chuyển đổi theo quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu của Nhà nƣớc, đƣợc tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật chứng khoán, ... không tìm thấy mối liên hệ giữa các biến này trong dài hạn Nói cách khác những nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy mối liên hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán hầu nhƣ không có một xu hƣớng chung cho tất cả các thị trƣờng 2.1.6.3 Lãi suất Nghiên cứu của Zhou (1996) dựa trên các phân tích thực nghiệm giữa giá chứng khoán và lãi suất, tác giả đã đi đến kết luận rằng lãi suất có vai trò quan trọng đối... chính thức và lớn nhất của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động với phiên giao dịch cổ phiếu lần đầu vào ngày 28/7/2000 - Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, là sàn giao dịch chính ở phía Bắc và bắt đầu giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 8/3/2005 Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn