DUY TRÌ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TÍCH CỰC, LINH

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán nghiên cứu trên sở giao dịch chứng khoán tp. hồ chí minh (Trang 60)

LINH HOẠT, CHẶT CHẼ, GIỮ VAI TRÒ ĐỊNH HƢỚNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

Dù qua phân tích tác động của lãi suất cơ bản, trần lãi suất huy động dƣờng nhƣ không ảnh hƣởng đến TTCK, nhƣng về tổng thể thì hai loại lãi suất này vẫn có tác động đến những thị trƣờng khác vì thế chính sách tiền tệ nói chung và chính sách về lãi suất của NHNN từng giai đoạn qua phân tích có thể thấy NHNN đã có những cố gắng giữ ổn định thị trƣờng tiền tệ, hoàn thành những mục tiêu lớn là Chính phủ giao thông qua các công cụ tiền tệ của mình. Có những giai đoạn các công cụ này chƣa thực sự sát với diễn biến trên thị trƣờng, luôn đi sau thị trƣờng không thể hiện rõ vai trò dẫn dắt và định hƣớng. Tuy nhiên, NHNN đã có những thay đổi và điều chỉnh các quy định, chính sách để từng bƣớc thu hẹp khoảng cách này và đến nay vai trò định hƣớng và dẫn dắt thị trƣờng ngày một rõ ràng hơn. Cùng với những kết quả đạt đƣợc này NHNN cần tiếp tục kiên định với các mục tiêu lớn của Chính phủ, nỗ lực mạnh mẽ trong công tác điều hành, đảm bảo các chính sách tiền tệ trong đó có chính sách lãi suất phù hợp với diễn biến thực tế trên thị trƣờng.

NHNN cần tiếp tục các giải pháp nhằm thúc đẩy kênh tín dụng cho các NHTM hiện nay bằng các chính sách ƣu đãi về lãi suất với các gói hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, thực hiện các giải pháp về tái cấu trúc ngành ngân hàng, giải quyết tình trạng nợ xấu tồn đọng, hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng. Bên cạnh những gói hỗ trợ tín dụng, NHNN cũng cần có những buổi tiếp túc với các doanh nghiệp để hiểu rõ nguyện vọng và nhu cầu của họ để tìm ra giải pháp tối ƣu

52

nhất. Các giải pháp này nếu đƣợc tiến hành quyết liệt hơn nữa trong các năm tới thì đây sẽ là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản xuất qua đó gián tiếp tạo niềm tin nơi các thị trƣờng tài chính trong đó có thị trƣờng chứng khoán.

Công cụ về lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô hết sức nhạy cảm, có tác động đến nhiều đối tƣợng trong kinh tế. Hiện NHNN đang sử dụng 3 loại lãi suất chính trong điều hành là lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn. Trong đó là lãi suất cơ bản đƣợc NHNN dùng phản ánh thực tế lãi suất kinh doanh (huy động, cho vay) trên thị trƣờng ngân hàng trong một vài thời điểm đã không làm đúng với vai trò của nó, đôi khi còn là một cản trở không phù hợp với cơ chế thị trƣờng, cản trở các giao dịch dân sự. Có những giai đoạn NHNN tập trung tối đa vào công cụ lãi suất cơ bản, khi sử dụng để kiềm chế lạm phát bằng cách nén lãi suất của các NHTM xuống và cũng đạt đƣợc những hiệu ứng khá tích cực. Vấn đề đặt ra là NHNN nên sớm có những định nghĩa cụ thể, đƣa ra những văn bản hƣớng dẫn cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao vai trò của lãi suất cơ bản giống nhƣ những nƣớc trên thế giới đang áp dụng. Khả năng thứ hai là nên loại bỏ hoàn toàn lãi suất này để cho phù hợp với thị trƣờng và thay thế bằng các loại lãi suất hiện có khác nhƣ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Hai loại lãi suất đã và đang phát huy rất tích cực vai trò vốn có của nó.

Phát huy vai trò của nghiệp vụ thị trƣờng mở, vì đây cũng là một công cụ điều hành quan trọng của NHNN, phối hợp nhịp nhàng với các kênh của thị trƣờng tiền tệ để điều tiết lƣợng tiền cung ứng. Trong những giai đoạn gần đây thông qua kênh thị trƣờng mở NHNN đã phát huy tốt điều tiết đƣợc lƣợng tiền cung ứng và lãi suất cho vay, huy động của các NHTM cũng đƣợc điều chỉnh theo thị trƣờng này, vì thế NHNN cần phát huy hơn nữa của nghiệp vụ thị trƣờng mở cho phù hợp với diễn biến của thị trƣờng nhằm hỗ trợ thanh khoản và điều hòa vốn khả dụng cho các TCTD

Bên cạnh những giải pháp hỗ trợ cho thị trƣờng, thì giải pháp thiết lập kỷ luật thị trƣờng tiền tệ cần đƣợc thực hiện thực sự nghiêm túc trên cơ sở điều hành chính sách tiền tệ gắn với công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo việc thực thi nghiêm các chính sách của NHNN, qua đó giúp cho cơ chế truyền tải CSTT đƣợc vận hành tốt hơn.

53

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng chứng khoán là hai thị trƣờng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những thay đổi trong cơ chế chính sách trên thị trƣờng tiền tệ sẽ làm ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khoán. Những nghiên cứu trƣớc đó đã chứng minh rằng lãi suất ngân hàng khi tăng hoặc giảm đều có những tác động ngƣợc chiều lên thị trƣờng chứng khoán, mà lãi suất của các ngân hàng lại phụ thuộc vào sự điều hành từ NHNN. Vì vậy, một chính sách giúp duy trì ổn định thị trƣờng tiền tệ và bám sát với diễn biến thực tế sẽ có tác dụng hỗ trợ, điều chỉnh các ngân hàng, gián tiếp ảnh hƣởng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên qua bài nghiên cứu về tác động của lãi suất đến TTCK, cùng với đó là tìm hiểu về thực trạng về lãi suất và TTCK có thể kết luận nhƣ sau:

Kết quả phân tích hồi quy giữa lãi suất và chỉ số VN-Index không cho thấy sự tác động của lãi suất đến TTCK. Tuy nhiên không thể chắc chắn rằng lãi suất không có tác động hoàn toàn đến thị trƣờng chứng khoán do những tác động này là tƣơng đối ít và cũng một phần từ những giai đoạn điều hành lãi suất chƣa phù hợp với thực tế thị trƣờng của NHNN. Ngoài yếu tố lãi suất ra thì còn nhiều yếu tố vĩ mô khác tác động đến lãi suất mà bài nghiên cứu này chƣa quan sát đƣợc, nó đã và đang có những tác động đến TTCK trong những năm gần đây.

 Đối với kiểm định về sự rò rỉ thông tin đều không cho thấy có sự rò rỉ thông tin trƣớc công bố lãi suất, kiểm định này tƣơng đối chính xác khi trƣớc những đợt công bố mới về lãi suất đều đƣợc NHNN công bố rộng rãi qua các phƣơng tiên thông tin, truyền thông và đƣợc những ngƣời đứng đầu NHNN xác nhận.

 Qua phân tích về thực trạng cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nƣớc cũng nhƣ những chính sách từ phía nhà quản lý đã có những tác động nhất định để tạo nên những thay đổi trên TTCK

 TTCK Việt Nam đã bắt đầu “hòa nhịp” cùng với TTCK của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới khi những tác động từ các yếu tố kinh tế và chính trị cũng đã tác động đến TTCK Việt Nam điển hình là giai đoạn kinh tế thế giới rơi khủng hoảng từ năm 2008

 TTCK đang trên đà hồi phục từ cuối năm 2013 do đó thị trƣờng đang chờ đợi những chính sách, cũng nhƣ những biện pháp tích cực hơn từ phía Chính phủ và các cơ quan có liên quan sẽ có những tác động cả gián

54

tiếp lẫn trực tiếp để TTCK Việt Nam hồi phục và tăng trƣởng mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Tóm lại, để có một thị trƣờng chứng khoán phát triển ổn định và bền vững rất cần sự phối hợp từ cơ quan quản lý, nhằm xử lý những khó khăn tồn đọng của TTCK, góp phần giải quyết những khó khăn nội tại của nền kinh tế kèm theo đó là những chính sách phải hết sức thiết thực. Trên tinh thần đó, thị trƣờng chứng khoán sẽ trở thành một kênh đầu tƣ an toàn hiệu quả, một kênh huy động vốn chủ lực của nền kinh tế và sớm đƣa thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trở thành một bộ phần quan trọng của khu vực.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Bùi Kim Yến, Nguyễn Thái Sơn, 2014. Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô. Tạp chí phát triển & hội nhập, số 16, trang 3-10.

Huỳnh Thanh Bình, 2011. Tác động của giá vàng, giá dầu và các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới đến chỉ số Vn-index. Luận văn thạc sĩ. Đại

học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Quyết, 2013. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM. Tạp chí phát triển & hội nhập, số 11, trang 37-41.

Nguyễn đăng Dờn và cộng sự, 2012. Thị trường tài chính. Tp. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

Nguyễn Phú Hiếu, 2011. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số

giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại

học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phan Thị Bích Nguyệt, Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo, 2013. Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Tạp chí phát triển & hội nhập, số 8, trang 34-41.

Phan Thị Cúc, 2012. Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ. Tp. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

Tiếng Anh

Aggarwal, R., 1981. Exchange Rate and Stock Price: A study of the US Capital Markets under Floating Exchange Rate. Akron Business and Economic Review. 12(11), pp 835-842.

Chen, N., R. Roll and S. Ross, 1986. Economic forces and the stock market. Journal of Business, vol 59 No.3, pp 383-403

Fama, E.F and Schwerts, G., 1977. Asset returns and inflation, Journal of Financial Economics 5, pp 115–146.

Fama, E.F., 1981. Stock return, real activity, inflation and money. American

Economic Review, vol 71, pp 545-565

Hamburger, M.J. and Kochin, L.A., 1972. Money anhd stock price: The channel Influence. Journal of Financial, pp 1056-1066

56

Humpe, A., Macmillan, 2007. Can macroeconomic variables explain long term stock market movements? A comparision of the US and Japan, CDMA

Working paper No, 07/20.

Ibrahim, Mansor H., 2003. Macroeconomic force and capital market integraion: A Var Analysis for Malaysia. Journal of the Asia pacific Economy, pp. 19-40.

Joseph, N., 2002. Modelling the impacts of interest rate and exchange rate changes on UK Stock Return. Derivatives Use, Trading & Regulation. 7(4), 306-323

Kraff, J and Kraff, A., 1977. Determinants of Common Stock Prices: A Time Series Analysis. Journal of Finance, 32, pp 417–425.

Mukherjee, Tarun, A.Nake, 1995. Dynamic linkage between Macroeconomic variables and the Japanes stock Market: An application of a vector Error correction model. Journal of financial Research, 2:223-267. Nelson, C., 1976. Inflation and Rate of Return on Common Stocks, Journal

of Finance, 31: 471-483

Ralph I. Udegbunam, P.O.Erike, 2001. Inflation and stock price behavior: Evidence from Nigerian stock market. Journal of financial management & Analysis, 1:1-10.

Zhou, C., 1996. Stock Market Fluctuations and the Term Structure. Board of governors of the federal Reserve systerm, finance and economics discussion series, Finance and Economics Discussion Series: 96/0

i

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng số liệu về lãi suất, VN-Index và sự thay đổi của VN- Index trƣớc và sau khi công bố thong tin lãi suất

Lãi suất (RI) % VN-Index RVN RVNt-5 RVNt-4 RVNt-3 RVNt-2 RVNt-1 8,4 264,7 0,049 0,685 0,315 -0,578 0,196 1,765 7,8 321,07 0,213 1,894 1,859 -1,265 0,488 1,840 7,2 261,35 -0,186 -6,084 6,197 -6,527 -6,793 -6,544 7,44 195,16 -0,253 1,103 1,805 0,290 -1,484 0,344 7,5 145,41 -0,255 -0,565 -0,464 -0,263 -0,941 -3,401 7,8 235,1 0,617 -0,043 0,064 0,515 0,324 -0,017 8,25 312,09 0,327 2,548 -0,417 -0,133 1,157 0,244 8,75 663,3 1,125 4,066 -3,095 -0,927 -1,219 -2,185 12 414,1 -0,376 -1,667 -1,585 -1,541 -1,761 -1,524 14 386,48 -0,067 -1,942 0,801 1,903 2,077 0,704 13 370,8 -0,041 4,752 2,009 -3,157 -0,546 -3,061 12 347,73 -0,062 -1,968 2,732 1,493 3,114 0,196 11 325,74 -0,063 1,684 -1,994 -1,264 -1,115 -3,310 10 306,22 -0,060 -2,630 3,690 -0,010 -2,307 -0,400 8,5 307,26 0,003 2,918 -3,847 1,552 1,508 0,556 7 303,21 -0,013 -0,372 -0,695 -0,931 0,360 0,694 8 503,41 0,660 1,123 -0,752 -3,337 -1,891 -4,500 9 457,27 -0,092 -0,347 -1,055 -0,479 1,078 1,853 14 452,34 -0,011 1,229 -1,197 1,030 -1,779 -1,199 12 428,02 -0,054 -2,671 -0,220 -2,784 0,104 -0,947 11 437,38 0,022 3,005 -0,018 -2,498 -2,251 2,450 9 432,90 -0,010 -2,833 1,049 1,275 1,881 -0,348 8 396,78 -0,083 0,362 -0,061 1,322 0,273 -0,726 7 482,95 0,217 -0,134 -1,824 -3,414 0,108 1,989 6 600,36 0,243 0,824 0,258 0,881 0,270 0,591

ii

Phụ lục 2: Kết quả kiểm định One Sample t-test

Phụ lục 3: Kết quả kiểm định hồi quy

_cons .4386467 .2714521 1.62 0.124 -.1316529 1.008946 RVNt1 -.031566 .0372898 -0.85 0.408 -.109909 .046777 RVNt2 .0344306 .0521552 0.66 0.518 -.0751433 .1440046 RVNt3 -.0214068 .0444506 -0.48 0.636 -.1147941 .0719805 RVNt4 -.0190027 .0370971 -0.51 0.615 -.0969408 .0589354 RVNt5 .0524285 .0311926 1.68 0.110 -.0131047 .1179617 RI -4.204665 2.790429 -1.51 0.149 -10.06714 1.657808 RVN Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total 2.54848517 24 .106186882 Root MSE = .31043 Adj R-squared = 0.0925 Residual 1.73458935 18 .096366075 R-squared = 0.3194 Model .813895825 6 .135649304 Prob > F = 0.2653 F( 6, 18) = 1.41 Source SS df MS Number of obs = 25 . reg RVN RI RVNt5 RVNt4 RVNt3 RVNt2 RVNt1

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

RVNt-5 15 -.0380 2.81482 .72678 RVNt-4 15 .6300 2.46295 .63593 RVNt-3 15 -1.0603 2.30739 .59577 RVNt-2 15 -.3139 2.27841 .58828 RVNt-1 15 -.3502 2.40015 .61972 One-Sample Test Test Value = 0

t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper RVNt-5 -.052 14 .959 -.03797 -1.5968 1.5208 RVNt-4 .991 14 .339 .62996 -.7340 1.9939 RVNt-3 -1.780 14 .097 -1.06031 -2.3381 .2175 RVNt-2 -.534 14 .602 -.31391 -1.5757 .9478 RVNt-1 -.565 14 .581 -.35021 -1.6794 .9790

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán nghiên cứu trên sở giao dịch chứng khoán tp. hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)