Cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán nghiên cứu trên sở giao dịch chứng khoán tp. hồ chí minh (Trang 30)

(Nguồn: www.hsx.vn/hsx/Modules/Gioithieu/Tochuc.aspx)

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh 3.2.4 Những thành tựu, khó khăn và hạn chế của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Thành tựu

Về quy mô hoạt động

Theo tài liệu của Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh thì quy mô của thị trƣờng đang từng ngày lớn mạnh với hơn 700 doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chính thức và hơn 147 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch UPCoM tăng hơn 140 lần so với năm 2000. Mức vốn hóa của thị trƣờng cổ phiếu đạt khoảng 52 tỷ USD, chiếm 32% GDP, giá trị của trái phiếu niêm yết chiếm 17%. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị giao dịch chứng khoán bình quân tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó TTCK Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của công chúng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc khi có gần 1,3 triệu tài khoản đƣợc mở với giá trị danh mục đầu tƣ nƣớc ngoài lên đến 13 tỷ USD. Số vốn mà thị trƣờng huy động thành công là 1,7 triệu tỷ đồng trong 14 năm qua, trong đó thì Chính phủ huy động từ Trái phiếu Chính phủ với hơn 1 triệu tỷ đồng, các doanh nghiệp huy động khoảng 700.000 tỷ đồng.

Về chủ thể tham gia thị trƣờng

Tính đến cuối năm 2013 thì có 104 công ty chứng khoán với số vốn khoảng 36.910 tỷ đồng, mạng lƣới hoạt động công ty chứng khoán bao gồm 114 chi nhánh, 41 phòng giao dịch, 4 phòng đại diện. Số lƣợng thành viên

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

P. ĐỐI NGOẠI P. NHÂN SỰ & ĐÀO TẠO P. HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN P. KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN P. PHÁP CHẾ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

P. QUẢN LÝ VÀ THẨM ĐỊNH NIÊM YẾT P. GIÁM SÁT GIAO DỊCH P. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG P. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG P. TÀI CHÍNH & KẾ TOÁN P. QUẢN LÝ THÀNH VIÊN

22

lƣu ký là khoảng 111 thành viên, và các ngân hàng thanh toán. Các chủ thể này đã và đang tham gia tích cực và hiệu quả. Thông qua các hoạt động thị trƣờng các công ty chứng khoán, công ty niêm yết tận dụng đƣợc lợi thế này mà thị trƣờng đem lại. Các công ty đã cải tiến phƣơng thức hoạt động, công khai hóa thông tin, nâng cao chất lƣợng quản trị công ty nhờ vậy vị thế, uy tín đã dần khẳng định trên thị trƣờng.

Về cơ chế quản lý

Với mục tiêu hƣớng tới một thị trƣờng chứng khoán công bằng, minh bạch, phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian qua, các bộ ngành, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc va SGDCK TP.HCM đã chú trong nhiều đến công tác giám sát thị trƣờng. Qua đó đã phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm trên TTCK đã góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trƣờng, phần nào hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Hạn chế

Mặc dù có đƣợc những thành công nhƣ trên, nhƣng bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó khăn đòi hỏi sự tham giam phối hợp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ các chủ thể tham gia thị trƣờng. Những hạn chế và khó khăn đƣợc thể hiện qua những mặt nhƣ sau:

Về hàng hóa thị trường

Số lƣợng chứng khoán nhiều nhƣng chất lƣợng còn thấp, sản phẩm thị trƣờng chƣa đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ. Đối với trái phiếu, số lƣợng mã trái phiếu đƣợc niêm yết là khá lớn nhƣng khối lƣợng mỗi mã lại nhỏ, đây là rào cản đối với việc tăng cƣờng thanh khoản của thị trƣờng. Sản phẩm thị trƣờng còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số loại trái phiếu, chứng chỉ quỹ vẫn chƣa có sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tƣ khác, vì vậy hàng hóa thị trƣờng còn khiếm khuyết, chƣa có công cụ phòng ngừa rủi ro.

Về cơ sở các nhà đầu tư

Cơ sở các nhà đầu tƣ chƣa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tƣ có tổ chức làm nền tảng. Số lƣợng các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng chứng khoán nhiều chủ yếu là các nhà đầu tƣ cá nhân, các tổ chức đầu tƣ chỉ chiếm số lƣợng nhỏ và tập trung vào các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm,, quỹ đầu tƣ. Các loại hình nhƣ công ty đầu tƣ chứng khoán, quỹ mở…chƣa đƣợc phát triển. Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán với nhiều hình thức khác nhau. Sự liên kết của các tổ chức tín dụng với thị

23

trƣờng chứng khoán là cần thiết, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao, làm cho đầu tƣ chứng khoán trở nên không hấp dẫn và làm cho khả năng thu hút vốn đầu tƣ trên thị trƣờng đã bị hạn chế rất nhiều.

Về tổ chức kinh doanh chứng khoán

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều nhƣng quy mô và năng lực tài chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt có một số công ty chứng khoán có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng thua lỗ. Các công ty quản lý quỹ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các công ty thuộc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm. Các công ty quản lý quỹ khác rất khó khăn trong việc huy động vốn, chủ yếu là quản lý danh mục vốn đầu tƣ ngắn hạn, năng lực hoạt động của các công ty còn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý tài sản, đầu tƣ cho khách hàng đạt thấp, chƣa chuyên nghiệp.

3.3 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

3.3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là ngân hàng phát hành tiền, là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ trong phạm vi toàn quốc. NHNN là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. NHNN đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam, phục vụ tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.3.2 Chức năng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng

NHNN có nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ một cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện chức năng này bao gồm:

Tham gia xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. Xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo sự phân công của Chính phủ. Xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện. Chủ động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, các biện pháp khác nhau để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

24

Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại.

Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép mở về hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài.Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối. Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc. Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng

Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nƣớc. Tham gia với Bộ Tài chính về các chỉ tiêu phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Chức năng nghiệp vụ của NHNN

Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ

Ngân hàng Nhà nƣớc có chức năng cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế, đảm bảo đủ cơ số để đáp ứng nhu cầu tiền giao dịch của nền kinh tế, đồng thời điều tiết lƣu thông tiền tệ, lúc tăng lên, lúc giảm xuống cho phù hợp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế.

Phát hành tiền và điều tiết lƣu thông tiền tệ là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NhNN. Nếu việc phát hành tiền và điều tiết tiền tệ làm tốt, phù hợp với nhu cầu, sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức thích hợp, ngƣợc lại, nếu việc phát hành tiền không đƣợc kiểm soát phù hợp với nhu cầu, thì kinh tế sẽ bị ảnh hƣởng, lạm phát sẽ gia tăng gây ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.

Thực hiện chức năng Ngân hàng của Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nƣớc không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng, đó chính là chức năng ngân hàng của các ngân hàng:

- NHNN mở tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thực hiện việc giao dịch thanh toán qua NHNN. Công bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong

25

từng thời kỳ. Các tổ chức tín dụng phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Thực hiện tái cấp vốn, tái chiết khấu và các hình thức tín dụng khác đối với tổ chức tín dụng.

- Tổ chức hoạt động thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng liên ngân hàng. Tổ chức thanh toán bù trừ điện tử trên phạm vi cả nƣớc.

- Áp dụng các tỷ lệ quy định để kiểm soát tín dụng, kiểm soát khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian. Thực hiện các nhiệm vụ khác với tƣ cách là Ngân hàng của Ngân hàng.

Thực hiện chức năng ngân hàng của chính phủ

Làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu khi đáo hạn.

Cho ngân sách vay vốn khi cầu thiết

Mở tài khoản và giao dịch với hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc

Đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

26

CHƢƠNG 4

ẢNH HƢỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

4.1 NHỮNG DIỄN BIẾN TRÊN THỊ TRƢỜNG TỪ KHI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẾN NAY HOẠT ĐỘNG ĐẾN NAY

Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005

(Nguồn: Cophieu68.com)

Hình 4.1: Biến động của chỉ số VN-Index giai đoạn 2000 – 2005

Dựa vào đồ thị biến động của giai đoạn đầu thị trƣờng mới đi vào hoạt động, có thể chia ra thành 3 giai đoạn chính trong khoảng 5 năm đầu của thị trƣờng với những đặc điểm của từng giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn 2000 - 2001

Thời kỳ này chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với 2 loại cổ phiếu của 2 doanh nghiệp đó là Công ty Cổ phần cơ điện lạnh và Công ty Cổ phần đầu tƣ và phát triển Sacom tƣơng ứng với 2 mã chứng khoán là REE và SAM với số vốn là 270 tỷ và một số ít Trái phiếu Chính phủ. Khởi đầu với mốc là 100 điểm, thị trƣờng trong giai đoạn này từng bƣớc, từng bƣớc tăng điểm liên tục và đỉnh điểm là chuỗi tăng điểm trong 6 tháng, VN-Index lập kỷ lục với 571.04 điểm. Nhƣng kể từ khi lập định là một chuỗi những ngày giảm điểm liên tục, khiến cho các cổ phiếu mất tới 70% giá trị, VN-Index chỉ còn 200 điểm. Có thể nói đây là giai đoạn điều chỉnh rất khó khăn, nó khiến cho các nhà đầu tƣ vô cùng hoảng loạn và tháo chạy khỏi thị trƣờng.

Giai đoạn 2001 – 2003

Tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm từ cuối năm 2001, trong giai đoạn này thị trƣờng có xu hƣớng đi ngang và dốc xuống điều này cho thấy rằng thị trƣờng tiếp tục điều chỉnh để trở lại đúng với giá trị thực của chính mình,

0 100 200 300 400 500 600 28/07/2000 28/07/2001 28/07/2002 28/07/2003 28/07/2004 28/07/2005 Đ iể m

27

sau những ngày tháng tăng điểm không bền vững. Năm 2002 VN-Index ở quanh mốc 200 điểm nhƣng sang năm 2003 thì chỉ quanh mốc 160 điểm, thị trƣờng tiếp tục những ngày tháng hết sức ảm đạm, khi nhà đầu tƣ trở nên dè chừng hơn với khoảng đầu tƣ của mình. Nhƣng điều đáng chú ý là số lƣợng cổ phiếu tham gia giao dịch đã tăng hơn trƣớc , chứng tỏ các doanh nghiệp đã chú ý tới việc tham gia vào thị trƣờng chứng khoán và dựa vào thị trƣờng chứng khoán để thu hút những nguồn vốn trong ngắn hạn.

Giai đoạn từ 2003 – 2005

Những dấu hiệu trở lại của thị trƣờng chỉ xuất hiện vào những tháng cuối năm 2003 khi chỉ số VN-Index đã dần dần tiến sát về mốc 200 điểm để đến năm 2004 chỉ số này bật tăng lên tới trên 250 điểm, có vẻ nhƣ thị trƣờng đã hồi phục trong năm 2004 nhƣ kỳ vọng của nhiều nhà đầu tƣ, thị trƣờng tiếp tục đi ngang đến hết năm 2004. Giai đoạn “tỉnh ngủ” của thị trƣờng chỉ dần dần xuất hiện từ năm 2005, khi thị trƣờng bật tăng vƣợt mốc 300 điểm. Cũng trong năm này thì những tin tốt lành từ phía cơ quan quản lý cũng đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trƣởng chung của thị trƣờng, khi quyết định cho phép tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tăng lên từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng) đã có tác động hết sức tích cực làm cho thị trƣờng trở nên rất “hƣng phấn”. Đến hết năm 2005 thì tổng giá trị thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội, tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng tăng gấp đôi so với năm 2004 với số vốn huy động đƣơc là 44.600 tỷ. Thị trƣờng chuẩn bị bƣớc vào một thời kỳ tăng trƣởng mới, với dự báo hết sức lạc quan từ những chuyên gia phân tích.

Giai đoạn từ 2006 - 2013

Năm 2006

Hoạt động của thị trƣờng trở nên sôi động với 3 “sàn” giao dịch: Sở giao dịch Tp.HCM, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trƣờng OTC. Mức tăng trƣởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thi trƣờng chứng khoán Việt Nam trở thành “điểm” có tốc độ tăng trƣởng nhanh thứ hai thế giới, khối lƣợng vốn hóa tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm, chỉ số VN-Index tăng 144% năm 2006. Giá trị cổ phiếu do khối nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ đạt 4 tỷ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trƣờng. Số công ty niêm yết tăng gấp 5 lần, chỉ số VN-Index lúc này từ mốc 300 điểm đã tăng 500 điểm để lên mốc 800 điểm tính đến cuối năm 2006. Lúc này thị trƣờng bắt đầu có tình trạng đầu tƣ vào cổ phiếu mang tâm lý “đám đông”,

28

mua bán theo phong trào nên đẩy thị trƣờng vào tình trạng “nóng” bất thƣờng và hiện tƣợng “bong bóng” là có thật.

Nguồn: Cophieu68.com

Hình 4.2: Biến động của VN-Index năm 2006

Năm 2007

Luật Chứng khoán ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 nó góp phần thúc đẩy thị trƣờng phát triển và tăng cƣờng khả năng hội nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế. Tính công khai và minh bạch của các tổ chức niêm yết đƣợc tăng cƣờng. Cũng trong năm này thì thị trƣờng chứng khoán đã ghi nhận kỷ lục khi chỉ số VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm, có thể nói, đây là

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán nghiên cứu trên sở giao dịch chứng khoán tp. hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)