NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: LÊ THỊ NGA Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 23/06/1985 Nơi sinh: Thanh Hóa I- Tên đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
Trang 1LÊ THỊ NGA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO CHỨNG
Trang 2LÊ THỊ NGA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên Ngành: Kế Toán
Mã Ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S PHẠM NGỌC TOÀN
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 Năm 2016
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS PHẠM NGỌC TOÀN
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 24 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ THỊ NGA Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 23/06/1985 Nơi sinh: Thanh Hóa
I- Tên đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HVDCLN của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu các CS lý thuyết nền tảng, đưa ra các giả thuyết và XD MH các yếu tố ảnh hưởng đến HVĐCLN của các DN niêm yết trên SGDCK TP.HCM
- Phân tích thực trạng và nhận diện các yếu tố tác động đến HVĐCLN của các công ty của các công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM
- Thu thập, xử lý số liệu của của các công ty niêm yết trong năm tài chính năm
2015 Từ đó, đưa ra các kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến HVĐCLN
- Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng điều chỉnh lợi nhuận
III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/07/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS PHẠM NGỌC TOÀN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi cùng với
sự hổ trợ từ thầy hướng dẫn Các số liệu, trích dẫn lý luận trong nghiên cứu này đều
có nguồn gốc chính xác và rõ ràng Những phân tích trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu trước đó
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016
Tác giả
Lê Thị Nga
Trang 6là hành trang quan trọng giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này
Đồng thời, xin gửi đến những lời cảm ơn chân thành, cũng như trân trọng những lời chia sẻ, đóng góp giúp đỡ của anh chị, bạn bè, trong quá trình hỗ trợ thu thập dữ liệu thực hiện đề tài nghiên cứu
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 27 Tháng 07 Năm 2016
Lê Thị Nga
Trang 7TÓM TẮT
Với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và đưa ra các hàm ý cho các đối tượng liên quan Từ các lí thuyết nền tảng, động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận, các mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của của Healy (1985); DeAngelo (1986); Jones (1991); Dechow, Sloan
và Sweeney (1995) hay còn gọi là mô hình cải tiến Modified Jones (1995), mô hình nghiên cứu được đề xuất có 6 nhân tố với 5 giả thuyết trong đó các biến độc lập bao gồm: Quy mô công ty (SIZE), Khả năng sinh lời (ROA); Đòn bẩy tài chính (LEV); Chất lượng kiểm toán (AUD); Sở hữu của ban giám đốc (BGD)
Nghiên cứu đã tiến hành thu thập và phân tích các dữ liệu từ báo cáo tài chính của 94 công ty đang niêm yết trên sàn HOSE Sau khi thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được, Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dich chứng khoán TP.HCM theo mô hình nhận diện của Jones (1991) cho thấy mô hình có 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lợi nhuận là Quy mô công ty (SIZE), Khả năng sinh lời (ROA), Sở hữu của ban giám đốc (BGD), Đòn bẩy tài chính (LEV) Theo mô hình nhận diện của Modified Jones (1995) cho thấy mô hình có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lợi nhuận
là Khả năng sinh lời (ROA), Sở hữu của ban giám đốc (BGD) Xem xét các hệ số mô hình cho thấy, mô hình hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo mô hình Jones (1991) tương thích với bối cảnh nghiên cứu của đề tài
Từ khóa: Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Quy mô công ty, Khả năng sinh lời, chất lượng kiểm toán, Đòn bẩy tài chính, Sở hưu của Ban giám đốc
Trang 8ABSTRACT
The aim of this research is studying some factors that affect to the profit behavioral adjustment, which is listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange Besides, this research will show the implications for stakeholders In this research, I use some data and evidence of Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991), Dechow, Sloan and Sweeney (1995) known as Modified Jones (1995) about the theoretical foundation, the motive of profit behavioral adjustment, and the model, which identifies the profit behavioral adjustment In addition, there are seven elements with six hypothesizes on this research such as company size (SIZE), profitability (ROA); Financial leverage (LEV); Quality Audit (AUD); and ownership of directors (BGD)
This research conducts and analyzes the data from the financial statements of
94 companies, which are listed on the HOSE Based on the recognition of Jones (1991), where are four elements, which affect to the profit behavioral adjustment such
as the company size (SIZE), profitability (ROA), ownership of the board of directors (BGD), and financial Leverage (LEV) According to Modified Jones (1995), there are two elements, which affect to the adjustment profit These are profitability (ROA), ownership of directors (BGD) Considering the factors of the model, the Jones’ model
is compatible with the aim of the research
Key words: Earnings Management, Company Size, Return On Assets, Quality Audit, Financial Leverage, Ownership on directors
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC HÌNH xii
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 5
Các công trình nghiên cứu trong quốc tế 5
Nghiên cứu trong nước 8
Điểm mới của đề tài 9
1.7 Phương pháp nghiên cứu 10
1.8 Những đóng góp của đề tài 10
1.9 Kết cấu của đề tài 11
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 12
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 13
Trang 102.1 Hành vi điều chỉnh lợi nhuận 13
Khái niệm 13
Mục đích của hành vi điều chỉnh lợi nhuận 15
Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận 16
Phương pháp kế toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận 18
Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua chính sách kế toán 21
2.2 Các lý thuyết nền tảng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận 23
Lý thuyết đại diện (Agency Theory) 23
Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis) 25
Lý thuyết kế toán thực chứng 25
2.3 Các mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thực nghiệm 26
Mô hình của Healy (1985) 26
Mô hình của DeAngelo (1986) 27
Mô hình Jones (1991) 28
Mô hình của Dechow, Sloan, Sweeney (1995) 29
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận 30
Quy mô công ty (SIZE) 30
Khả năng sinh lời (ROA) 32
Đòn bẩy tài chính (LEV) 33
Chất lượng kiểm toán (AUD) 34
Sở hữu cổ phần của ban giám đốc (BGD) 35
2.5 Mô hình nghiên cứu tổng quát 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 37
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
Trang 113.1 Quy trình trình nghiên cứu 38
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 38
3.2 Quy trình thu thập dữ liệu nghiên cứu 40
3.3 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” 41
Xây dựng mô hình và hệ thống các giả thuyết nghiên cứu 41
Bảng 3.1: Hệ thống các giả thuyết nghiên cứu 42
Bảng 3.2: Mã hoá các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 43
Đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 43
Bảng 3.3: Đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 43
3.4 Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu 46
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 49
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát 50
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 50
Bảng 4.2: Thống kê nhóm ngành nghề của các công ty nghiên cứu 52
4.2 Phân tích tương quan Pearson giữa các biến quan sát 53
Bảng 4.3: Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình 53
4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình 55
Sử dụng mô hình hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991) 55
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy lần 1 theo mô hình Jones (1991) 55
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy lần 2 theo mô hình Jones (1991) 57
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố phần dư chuẩn hoá mô hình Jones 58
Trang 12Hình 4.2: Biểu đồ phân tán giữa các giá trị phần dư và các giá trị dự đoán
của mô hình hồi quy tuyến tính mô hình Jones 58
Hình 4.3: Đồ thị P-P Plot phần dư chuẩn hóa của mô hình Jones(1991) 59 4.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 59
Hình 4.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh theo mô hình Jones (1991) 60
Bảng 4.6: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 63
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Giải pháp 66
Đối với công ty niêm yết 66
Đối với cơ quan quản lý và các tổ chức kiểm toán độc lập 68
Đối với các nhà đầu tư 69
5.3 Hạn chế của đề tài 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Trang 14DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
AUD Chất lượng kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
BGD Sở hữu ban giám đốc
CEO Giám đốc tài chính
DA Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được
HVDCLN Hành vi điểu chỉnh lợi nhuận
LEV Đòn bẩy tài chính
NDA Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được
ROA Khả năng sinh lời
SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán
SIZE Quy mô công ty
TA Biến kế toán dồn tích
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 15DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hệ thống các giả thuyết nghiên cứu 42
Bảng 3.2: Mã hoá các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 43
Bảng 3.3: Đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 43
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 50
Bảng 4.2: Thống kê nhóm ngành nghề của các công ty nghiên cứu 52
Bảng 4.3: Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình 53
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy lần 1 theo mô hình Jones (1991) 55
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy lần 2 theo mô hình Jones (1991) 57
Bảng 4.6: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 633
Trang 16DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM” 36 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 38 Hình 4.1: Biểu đồ phân bố phần dư chuẩn hoá mô hình Jones 58 Hình 4.2: Biểu đồ phân tán giữa các giá trị phần dư và các giá trị dự đoán của
mô hình hồi quy tuyến tính mô hình Jones 58 Hình 4.3: Đồ thị P-P Plot phần dư chuẩn hóa của mô hình Jones(1991) 59 Hình 4.5: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh theo mô hình Jones (1991) 60
Trang 17CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Mục đích của hoạt động kinh doanh là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
và đây cũng là một chỉ số quan trọng được ghi nhận trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Các nhà đầu tư thường dựa vào lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp để quyết định đầu tư Xuất phát từ một số nhóm nguyên nhân như chế độ trả công dành cho nhà quản trị theo mức lợi nhuận nào đó, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay làm tăng thị giá của công ty, các công ty có xu hướng điều chỉnh tang, giảm mức lợi nhuận trên báo cáo tài chính Trong bối cảnh sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản trị và nhà đầu tư, hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ gây ra các nguy
cơ về rủi ro phá sản cho bản thân doanh nghiệp và làm sai lệch các quyết định của các nhà đầu tư
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường chứng khoán cũng đã và đang ngày càng phát triền Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư vào công ty là đó chính là chỉ tiêu lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận là yếu tố quan trọng phản ánh tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của của công ty Đó cũng chính là lý do khiến quản trị công ty luôn tìm cách để thay đổi và thổi phồng lợi nhuận nhằm thu hút nhà đầu tư Đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cần tạo sức hấp dẫn với nhà đầu tư thông qua chỉ tiêu lợi nhuận Việc điều chỉnh lợi nhuận (Earnings management) trong kế toán là hành vi các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng các ước tính trong kế toán và lựa chọn chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn của mình và nó sẽ làm sai lệch tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp và dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với nhà đầu
tư, bị đánh lừa về hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và có thể bị chịu thiệt hại nặng nề về quyết định đầu tư của mình liên quan đến thông tin sai lệch được cung cấp bởi doanh nghiệp Và việc điều chỉnh lợi nhuận sẽ ảnh hưởng
Trang 18không nhỏ đến sự minh bạch và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua đã phát hiện một số, công ty, tập đoàn kinh tế niêm yết vì danh tiếng, vì lo sợ gây hoang mang và dẫn đến sự tháo chạy của các nhà đầu tư các công ty, các tập đoàn kinh tế này đã thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
từ lỗ thành lãi nhằm che dấu thông tin tài chính thực tế của mình như:
- Trường hợp Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết đã có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính năm 2006 và 2007 từ lỗ thành lãi nhằm che dấu thông tin lỗ đến các nhà đầu tư Cụ thể theo báo cáo kiểm toán năm 2007, Bông Bạch Tuyết bị lỗ 8,48 tỉ đồng trong năm 2006, lỗ 6,8 tỉ đồng trong năm
2007 Trong khi đó, theo báo cáo kiểm toán năm 2006 đã được công bố thì công ty này đạt lợi nhuận ròng 2,25 tỉ đồng trong năm 2006 Kết quả thanh tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau đó đã bóc tách hàng loạt sai phạm tại Bông Bạch Tuyết như thực chất Công ty lỗ liên tục từ khi bắt đầu niêm yết vào năm 2004, các BCTC công bố có lãi nhưng bị ngoại trừ nhiều điểm trọng yếu như không hạch toán chi phí quảng cáo sản phẩm mới, không trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, thay đổi chính sách khấu hao Hậu quả của việc này là công ty Bông Bạch Tuyết là công ty đầu tiên bị hủy niêm yết bắt buộc
và gây thiệt hại lớn cho hơn 3.000 cổ đông
- Trường hợp công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà (BIBICA) đã “phép lợi” nhuận để trên báo cáo tài chính năm 2002 từ lỗ nhiều thành lỗ ít Ngày 23/05/2003, BIBICA đã công bố BCTC năm 2002 (đã kiểm toán) cho thấy, cả năm 2002 BIBICA lỗ 5,4 tỷ đồng, trong khi BCTC ba quý đầu năm rất khả quan, lãi 4,1 tỷ đồng, đồng thời kèm theo văn bản giải trình là do gánh nặng chi phí dồn vào cuối năm Tuy nhiên theo báo cáo độc lập của ban kiểm soát công bố số lỗ thực tế của công ty BIBICA là 12,7 tỷ
- Trường hợp của Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông (DVD) Hai năm trước khi niêm yết, Dược Viễn Đông chỉ đạt lợi nhuận lần lượt 18,5 tỷ đồng
và 25,5 tỷ đồng, nhưng vào năm 2009, khi vừa niêm yết, lợi nhuận bất ngờ nhảy vọt lên 109 tỷ đồng Lợi nhuận của Dược Viễn Đông xuất phát từ hoạt
Trang 19động sản xuất-kinh doanh chính, chứ không phải từ các thu nhập bất thường như thanh lý tài sản, chuyển nhượng vốn Dược Viễn Đông đã gian lận báo cáo tài chính với chiêu thức thực hiện các giao dịch đáng ngờ với hệ thống các công ty liên quan bên ngoài được lập ra bởi chính các thành viên Ban lãnh đạo Dược Viễn Đông Việc ghi nhận doanh thu của Dược Viễn Đông theo chứng
từ, hóa đơn với nhóm công ty này có thể thực hiện dễ dàng, đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu, lợi nhuận, qua mặt cả công ty kiểm toán dù trong thực tế không phát sinh hoạt động bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ Đồng thời để tạo giá trị ảo cho cổ phiếu Dược Viễn Đông nhằm thu hút nhà đầu tư , Dược Viễn Đông đã thâu tóm, sáp nhập một số công ty dược phẩm vào Dược Viễn Đông, trong số này có Dược phẩm Hà Tây để thực hiện nhiều lần mua đi bán lại cổ phiếu Dược Hà Tây với khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng cao so với khối lượng giao dịch toàn thị trường mua (mua hơn 6,5 triệu cổ phiếu Dược Hà Tây chiếm 64,2% khối lượng giao dịch Dược Hà Tây toàn thị trường) Theo kết quả thanh tra của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, trong 106 phiên giao dịch
có 36 phiên với 160 lần khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm mua với tổng số tiền là hơn 186 tỷ đồng để thanh toán mua cổ phiếu Dược Hà Tây để
tạo ra cung cầu giả tạo với loại cổ phiếu Dược Viễn Đông, Dược Hà Tây trên thị trường Hiệu quả của hành vi này là Công ty cổ phần Dược Viễn Đông bị hủy niêm yết và tuyên bố phá sản và theo thống kê, tính đến ngày giao dịch cuối cùng, có 1702 cổ đông đầu tư vào Dược Viễn Đông, hiện có gần 12 triệu
cổ phiếu Dược Viễn Đông đang phát hành trên thị trường chứng khoán giá trị
là 64,61 tỷ đồng
Vì vậy, việc nhận diện được hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị thông qua các điều chỉnh lợi nhuận nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt nhà nhà đầu tư có được thông tin chính xác để đưa ra các quyết định đúng đắn
và có thể mang lại lợi ích cho nhà đầu tư là một đề có ý nghĩa rất lớn Nhận thấy được
ý nghĩa thiết thực đó, tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh
Trang 20lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh Và giúp các nhà đầu tư có khả năng nhận biết được hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh và từ đó đưa
ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuân của
và nâng cao chất lượng thông tin báo các tài chính của các công ty niêm yết
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh?
- Giải pháp nào nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nâng cao chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các doanh nghiệp niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
các doanh nghiệp đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua báo cáo tài chính của năm tài chính 2015
- Về mặt không gian: Mẫu lựa chọn là 94 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
Trang 21- Về mặt Thời gian: Báo cáo tài chính của 94 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh trong năm 2015
1.6 Tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu trong quốc tế
Nghiên cứu “Analysis of factors affecting on the earnings management (Empirical study on the manufacturing company go public in Indonesia)” của Fauziah (2016) tạm dịch là "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hành vi điều chỉnh lợi nhuận (nghiên cứu thực nghiệm về các công ty sản xuất công khai tại Indonesia)" đã sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones
(1991) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận là quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, thời gian hoạt động trên thị trường chứng khoán, giá của các cổ phiếu chào bán, uy tín của kiểm soát viên và số lương của ban giám đốc Bài nghiên cứu sử dụng 35 mẫu quan sát được lấy từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán chứng Indonesia trong giai đoạn từ năm 2000-2015 để tiến hành khảo sát và nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sáu biến trên không ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia
Nghiên cứu “Earnings Management: An Analysis of Opportunistic Behaviour, Monitoring Mechanism and Financial Distress” của Aziatul và các sự (2015) với tên tạm dịch là " Hành vi điều chỉnh lợi nhuận: Phân tích các cơ hội hành vi, giám sát cơ chế và gặp nạn tài chính" đã sử dụng mô hình dồn tích của
dồn tích Kothari (2005) Nghiên cứu với một mẫu gồm 1166 quan sát của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia từ năm 2010-2012 Nghiên cứu này phân tích các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia như: Z-Score (khủng hoảng tài chính), FCF (dòng tiền tự do), LEV (đòn bẩy tài chính), ROA (khả năng sinh lời) và Size (quy mô doanh nghiệp) Và kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có biến FCF và ROA là có tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp vì các nhà quản lý sẽ tham gia thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi công ty có tình hình tài chính
Trang 22lành mạnh và có lợi nhuận cao, các yếu tố còn lại như Z-Score, LEV và SIZE không
có ý nghĩa trong việc điều chỉnh lợi nhuận
Nghiên cứu “The effect of information asymmetry, firm size, leverage, profitability anh employee stack ownership on earnings management with accrual model” của Wiyadi và các cộng sự (2015) tạm dịch với tên gọi là "Tác động của sự bất đối xứng thông tin, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, lợi nhuận và quyền sở hữu
cổ phiếu của nhân viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuân với việc sử dụng mô hình dồn tích” đã sử dụng sử dụng mô hình nhận diện của Jones (1991) với 191 mẫu quan
sát được được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Jakarta Islamic và 226 quan sát được niêm yết trong LQ 45 trong giai đoạn 2004-2013 Nghiên cứu phân tích sự tác động của bất cân xứng thông tin, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, lợi nhuận (ROA)
và các nhân viên sở hữu chứng khoán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Jakarta Islamic và LQ 4 Kết quả cho thấy rằng thông tin không đối xứng có tác dụng tích cực đối với việc quản lý thu nhập (DACC) trong cả hai chỉ số Biến quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, lợi nhuận (ROA) không ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty và các nhân viên chứng khoán quyền sở hữu có một tác động tiêu cực về quản lý thu nhập (DACC) trong cả hai chỉ số
Nghiên cứu “Analysis of Factors Affecting the Motivation of Earnings Management in Manufacturing Listed in Indonesia Stock Exchange” của Dade (2015) tạm dịch là "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia" đã sử
dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991) để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận là ROA, đòn bẩy và quy mô công ty Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu thực nghiệm thu được từ thị trường vốn của Indonesia bao gồm các dữ liệu báo cáo tài chính hàng năm và dữ liệu hỗ trợ khác Các mẫu của nghiên cứu này bao gồm 12 công ty sản xuất ngành ô tô trong cho giai đoạn 2011-2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ
Trang 23có biến đòn bẩy tài chính là có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
Nghiên cứu “Firm size, timing, and arnings management of seasoned equity offerings” của Pei-Gi Shu, Sue –Jane Chiang (2015) tạm dịch là "Công ty quy mô, thời gian, và hành vi điều chỉnh thu nhập của vốn chủ sở hữu" Trong nghiên cứu
tác giả sử dụng mô hình (DeAngelo, 1986; DeFond & Jiambalvo, 1994; Healy, 1985; Jones, 1991; Rangan, 1998; Teoh et al., 1998) đã đưa ra các nhân tố tác đông đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận là quy mô công ty (SIZE), thời gian hoạt động trên thị trường thông qua 463 mẫu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Đài Loan Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn hạn chế là áp dụng đặc biệt cho thị trường Đài Loan và sử dụng cho các thị trường khác sẽ có sự khác biệt
Nghiên cứu “Company size in response to earnings management anh company performace” của Wuryani Eni (2012) tạm dịch là "Quy mô công ty tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận và hoạt động của công ty" đã sử dụng mô
hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Healy (1985) – Modified Jones (1991) và thuyết Tobins Q để đo lường hiệu suất của công ty Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến quản lý lợi nhuận và hiệu suất của công ty Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương tiện điều tra dân số của 69 công ty đại chúng trong giai đoạn 2004-2008 Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tiêu cực đang kể đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các công ty có quy mô lớn sẽ tránh làm thực hiện hành vi quản lý lợi nhuận Bên cạnh đó, kích thước của công ty có ảnh hưởng đáng kể và tích cực hiệu suất công
ty và các công ty có quy mô lớn sẽ có cơ hội để có lợi nhuận lớn hơn thông qua việc bán cổ phiếu
Nghiên cứu “Effects of Audit Quality on Earnings Management and Cost of Equity Capital: Evidence from China” của Hawen Chen và các cộng sự (2010) tạm dịch "Ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán về hành vi điều chỉnh lợi nhuận và chi phí của vốn chủ sở hữu : chứng từ Trung Quốc" đã sử dụng mô hình nhận diện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991) để nghiên cứu sự tác động của chất
Trang 24lương kiểm toán đến hành vi quản lý doanh nghiệp và chi phí vốn của chủ sở hữu với
3310 quan sát trong giai đoạn từ 2001-2004 Kết quả nghiên cứu cho rằng chất lượng kiểm toán tốt sẽ dẫn đến giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Mối quan hệ quản trị công ty với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”
của Đào Thị Ngọc Thương (2015) đã sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết là Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, quy
mô hội đồng quản trị, sở hữu của ban giám đốc, quy mô doanh nghiệp, ban kiểm soát, khả năng thanh toán, thời gian hoạt động của công ty Bài nghiên cứu sử dụng 100 mẫu quan sát trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm
2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ thành viên HĐQT có mối tương quan ngược chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, các biến quy mô hội đồng quản trị, tỷ
lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc, khả năng thanh toán , thời gian họa động có mối quan hệ cùng chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận còn lại biến quy mô doanh nghiệp và biến tỷ lệ ban kiểm soát là không có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty
Nghiên cứu “Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Trường hợp Việt Nam” của Bùi Thị Mai
Hoài, Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) đã sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của theo DeAnglelo (1986) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận: (i) Thay đổi CEO, (ii) tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO, (iii) Hưởng chính sách ưu đãi thuế, (iv) Thay đổi thuế suất thuế TNDN, (v) Vốn điều
lệ công ty, (vi) Lợi nhuận sau thuế TNDN, (vii) Phát hành chứng khoán, (viii) Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ, (ix) Ghi nhận dự phòng, (x) Thuế TNDN hoãn lại Bài nghiên cứu sử dụng 211 mẫu quan sát từ hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có biến hưởng chính sách ưu đãi thuế; ghi nhận doanh thu chưa thực
Trang 25hiện, doanh thu theo tiến độ; ghi nhận các khoản dự phòng, ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại là 4 biến có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm thuế TNDN phải nộp
“Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Huỳnh Thị Vân (2012)
đã sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của DeAngelo (1986) và
mô hình Friedlan (1994) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là: phát hành thêm cổ phiếu, ưu đãi thế thu nhập doanh nghiệp công ty được hưởng và quy
mô công ty Nghiên cứu sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của của được chọn ngẫu nhiên từ tổng thể ban đầu là các công ty cổ phần niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM có năm đầu niêm yết trong giai đoạn 2008–2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy biến phát hành thêm cổ phiếu và biến ưu đãi thuế thuế thu nhập doanh nghiệp công ty được hưởng có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận còn biến quy mô doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Tất cả các nghiên cứu trước đây đều là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại các thời điểm khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được các nhận đinh rõ ràng về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Dựa trên nghiên cứu của Fauziah, nghiên cứu của Aziatul và nghiên cứu của Dade với sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991), và mô hình cải tiến Modified Jones (1995), tác giả để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Điểm mới của đề tài
Thông qua việc kế thừa các kết quả của nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở Việt Nam bằng việc sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp
Trang 26Hồ Chí Minh Thông qua kết quả kiểm định, tác giả có thể lựa chọn được mô hình nhận diện hành vi chỉnh lợi nhuận phù hợp với bối cảnh Việt Nam
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích tương quan, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính của 94 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Thành Phố Hồ Chí Minh.Nghiên cứu sẽ thực hiện thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:
• Thông tin thứ cấp: Các số liệu thống kê đã được xuất bản, các lý luận được đúc kết trong các sách giáo khoa chuyên ngành tài chính, kế toán Các kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu trước đây đã được công bố trong các tạp chí khoa học trong và ngoài nước Tác giả sẽ thu thập, đánh giá, so sánh
và đối chiếu để kế thừa làm nền tảng xây dựng nên mô hình nghiên cứu ban đầu
• Thông tin sơ cấp: là các nguồn thông tin có được từ việc thực hiện các kỹ thuật phân tích để tìm ra các yếu tố tác động và đặc điểm tác động của nó đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
1.8 Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở vững chắc cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư của công ty để mang lại hiệu quả cao cho đồng vốn Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt các chỉ số tài chính và hoạt động quản trị tài chính của công ty đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính
Mô hình nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn các mô hình lý thuyết về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp trong bối cảnh nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí
Trang 27Minh Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu, có được thang đo hoàn chỉnh và mở rộng nghiên cứu cho các nhóm doanh nghiệp khác nhau
1.9 Kết cấu của đề tài
Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được khái quát trong năm chương:
Chương 1- Tổng quan về nghiên cứu: Trong chương này tác giả trình bày các nội dung chính của đề tài: lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu có liên quan, phương pháp thu thập và xử lí thông tin và ý nghĩa
đề tài
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: Nội dung của chương này trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp thông qua các mô hình của Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991) và Modified Jones (1995) Đồng thời giới thiệu các mô hình nghiên cứu trước đây, từ đó làm cơ sở đề xuất mô
hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh”
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu thông qua việc tiếp cận các nội dung: Thiết kế nghiên cứu định tính, định lượng, xây dựng và tính toán thang đo
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: Nội dung chương này tập trung mô tả mẫu và phân tích các kết quả thu thập được báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và mức điều chỉnh lợi nhận của các doanh nghiệp
Chương 5 – Kết luận – Kiến nghị: Dựa trên các kết quả nghiên cứu có được, nghiên cứu sẽ được tóm tắt làm cơ sở vững chắc cho các đề xuất, kiến nghị cho các đối tượng
có liên quan đến đề tài
Trang 28TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương này tác giả giới thiệu chung về nội dung, kết cấu chung của đề tài nghiên cứu Đầu tiên, tác giả cho thấy được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu
mà đề tài nghiên cứu đề ra Ngoài ra, tác giả còn trình bày tổng quan lại các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công
ty niêm yết liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu trong luận văn này Tất cả các nghiên cứu trước đây đều là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại các thời điểm khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được các nhận đinh rõ ràng về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Dựa trên nghiên cứu của Fauziah và nghiên cứu của Dade với sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991),Modified Jones (1995) tác giả để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Các chương tiếp theo sẽ làm rõ hơn về cơ sở lý thuyết hành vi điều chỉnh lợi nhuận và phương pháp nghiên cứu của đề tài này
Trang 29CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 sẽ mở đầu cho nội dung của nghiên cứu bằng việc trình bày các lý thuyết về hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của loại hình công ty
cổ phần đại chúng Các nghiên cứu thuộc phạm vi tương tự sẽ được tổng hợp và làm
cơ sở cho việc xây dựng các thang đo, giả thuyết nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”
2.1 Hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Khái niệm
Thông tin kế toán là yêu cầu cơ bản nhất để các nhà đầu tư thu nhập các thông tin tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó đưa ra các quyết định đầu tư Một trong những nguồn thông tin kế toán đó là các báo cáo tài chính, các báo tài chính này là một thông tin về tình hình tài chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp (Rilla, 2015) Các đối tượng sử dụng thông tin này gồm các, nhân viên công ty, quản
lý, giám đốc công ty hoặc các chủ nợ, các nhà đầu tư, công chúng nói chung, kế toán được chia thành kế toán nội bộ và kế toán bên ngoài Trong khi kế toán nội bộ được
sử dụng cho việc ra quyết định trong công ty như dự án và đấu tư sinh lợi thì kế toán bên ngoài sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng…vì vậy thông tin được trình bày trong các báo cáo tài chính phải hiểu được, có liên quan, đáng tin cậy, và so sánh với mô tả tình trạng của công ty vào các dự án trong quá khứ và tương lai Một trong những thông tin được các nhà đầu tư quan tâm nhất là chỉ tiêu lợi nhuận, việc một doanh nghiệp có chỉ tiêu lợi nhuận không tốt, lúc cao lúc thấp thì các nhà đầu tư sẽ nghi ngờ khả năng hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp đó Vì vậy, các nhà quản trị công ty sẽ sử dụng sự bất cân xứng trong thông tin giữa nhà quản trị công ty và các đối tượng sử dụng thông tin tài chính bên ngoài công ty để quản lý lợi nhuận bằng cách lựa chọn các chính sách kế toán và các phương pháp kế toán dồn tích hoặc là các hành động cụ thể trong khuân khổ cho phép của các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán để ảnh hưởng đến lợi nhuận để đạt được
Trang 30một số mục tiêu lợi nhuận cụ thể trên các báo cáo lợi nhuận theo mong muốn có lợi cho mình trong ngắn hạn và cung cấp thông tin kế toán này cho các nhà đầu tư, để các nhà đầu tư yên tâm đưa ra các quyết định đầu tư Việc sử dụng các chính sách kế toán, các phương pháp kế toán và các hành động cụ thể để tác động lên lợi nhuận trong các báo cáo tài chính được gọi là hành vi điều chỉnh lợi nhuận Không có một định nghĩa cụ thể hoặc rõ ràng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận Trong các nghiên cứu trước đây có rất nhiều định nghĩa cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận:
Theo Schipper (1989) đã định nghĩa hành vi điều chỉnh lợi nhuận là “Sự can thiệp có mục đích trong quá trinh công bố các báo cáo tài chính ra bên ngoài với mục đích cung cấp các thông tin có lợi”
Theo Levit (1998), hành vi điều chỉnh thu nhập là hành động làm cho báo cáo tài chính phản ánh lợi nhuận theo mong muốn của nhà quản trị chứ không phải la hoạt động tài chính cơ bản của công ty bằng cách tạo ra các nghiệp vụ kinh tế không có thực hoặc các dự trữ kế toán không hợp lý
Theo Healy & Wahlen (1999) định nghĩa: “Hành vi điều chỉnh lợi nhuận xuất hiện khi các nhà quản lý sử dụng các xét đoán trong báo cáo tài chính và trong cấu trúc các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi báo cáo tài chính nhằm đánh lừa các bên liên quan về kết quả hoạt động kinh doanh tiền ẩn của doanh nghiệp hoặc nhằm tác động đến kết quả của hợp đồng mà nó phụ thuộc vào các số liệu kế toán báo cáo”
Dựa trên sự hiểu biết ở trên có thể kết luận rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận là một sự can thiệp trong quy trình báo cáo tài chính ra bên ngoài với mục đích cá nhân Hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay còn gọi là quản lý thu nhập được thực hiện với mục đích thao tác các dữ liệu để cung cấp cho những người sử dụng báo cáo tài chính Sự hiểu biết này là phù hợp với lý thuyết cơ quan cho rằng việc tách quyền sở hữu và quản lý của công ty sẽ khuyến khích các nhà quản lý tìm cách tối đa hóa phúc lợi, mặc dù họ đã phải thao tác các dữ liệu cho các bên khác
Trang 31Mục đích của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
“Đối với các doanh nghiệp niêm yết, mối quan hệ giữa cổ đông, nhà quản lý và nhà đầu tư luôn là mối quan hệ chủ đạo trong hoạt động của doanh nghiệp Đối với
cổ đông, nhà quản lý được giao những trách nhiệm phải hoàn thành, cụ thể hoàn tành các chỉ tiêu kinh doanh, trong đó, quan trọng nhất là chỉ tiêu về lợi nhuận tạo ra áp lực lớn mà có thể khiến cho nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng Bên cạnh đó, doanh nghiệp một khi đã niêm yết tức là mong muốn có được cơ hội tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường một cách
dễ dàng hơn Để có thể thuyết phục được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được triển vọng về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp Đây cũng
là một động lực lớn thúc đẩy nhà quản lý doanh nghiệp có hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm mục tiêu huy động vốn với chi phí vốn thấp hơn” (Đường Nguyễn Hưng, 2013)
Bên cạnh mối quan hệ với cổ đông, doanh nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các bên có lợi ích liên quan khác, đặc biệt là mối quan hệ với nhà cung cấp tín dụng và thuế Trong mối quan hệ với người cấp tín dụng cho doanh nghiệp như các ngân hàng, các công ty tài chính, doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng với nhiều điều khoản ràng buộc dựa trên các chỉ tiêu tài chính nhà quản lý có thể có các hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh vi phạm các điều khoản Liên quan đến thuế, doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận phải chịu thuế Mặc
dù, ngày nay, kế toán cho mục đích thuế và kế toán cho mục đích cung cấp thông tin
đã có sự tách biệt, nếu muốn giảm thuế, một khả năng xảy ra là doanh nghiệp tránh báo cáo lợi nhuận kế toán ở mức cao để hợp lý hóa hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận chịu thuế, từ đó giảm số thuế thu nhập phải nộp
Trong mối quan hệ giữa nhà quản lý và doanh nghiệp nhà quản lý doanh nghiệp
có thể điều chỉnh lợi nhuận vì những lợi ích cá nhân, nhà quản lý sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi hoàn thành các chỉ tiêu được giao, chẳng hạn như các khoản thưởng, đề bạt, tăng lương, và cả việc giữ được vị trí của mình Do đó, nếu không hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, nhà quản lý có thể điều chỉnh tăng lợi nhuận để đạt được các
Trang 32chỉ tiêu này, hoặc khi đã đạt vượt chỉ tiêu lợi nhuận nhưng mức thưởng có giới hạn, nhà quản lý có thể điều chuyển bớt lợi nhuận sang năm sau Mặt khác, nhà quản lý cũng có thể sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp Khi này, nếu muốn bán đi số cổ phiếu nắm giữ và thu lợi được mức cao, nhà quản lý cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng
để tác động vào giá cổ phiếu nhằm thu lợi
Cuối cùng, doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh công bố các mức lợi nhuận cao, để tránh cơ quan quản lý Nhà nước có những hành động chính sách điều tiết hoạt động của doanh nghiệp như rút bớt các chính sách ưu đãi điều tra hành vi được cho là độc quyền của doanh nghiệp Mà đang đem lại lợi ích quá cao cho doanh nghiệp”
Dựa trên nghiên cứu tác giả đưa ra các mục đích để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận:
(1) Huy động vốn với mức chi phí vốn thấp
(2) Giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
(3) Tác động vào giá cổ phiếu niêm yết
(4) Hưởng lợi tối đa từ việc ưu đãi thuế khi có chính sách ưu đãi thuế
(5) Mang lại lợi ích cho người kế toán
(6) Tăng mức thưởng và uy tín cho nhà quản trị
Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận là việc thao tác lợi nhuận trên báo cáo tài chính nhằm tạo ra thông tin có lợi cho mình mà các đối tượng sử dụng thông tin kế toán không nhận ra nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư và tạo hình ảnh đẹp trước các nhà đầu tư của các doanh nghiệp và tạo được danh tiếng cũng như mức tiền thưởng mà nhà quản lý nhận được khi thực hiện các thao tác quản lý lợi nhuận này Theo Rina (2015) đã đưa ra các động cơ cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận: thị trường vốn, chi phí liên quan đến thuế, tạo hình ảnh đẹp cho giám đốc tài chính, giao ước nợ
2.1.3.1 Động cơ về thị trường vốn
Thị trường chứng khoán là một thị trường vốn với nhiều cơ hôi và mạo hiểm
Ở đó, nhà đầu tư sẽ kiếm được cơ hội đầu tư của mình thông qua các quan điểm và
Trang 33dự báo của các nhà phân tích thị trường chứng khoán đẻ có thể đạt được thành công
Để đáp ứng được quan điểm và các dự báo của các nhà phân tích, nhà quan trị thường thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận Theo nghiên cứu của Rina (2015) việc công
bố mức giá thị trường của cổ phiếu các công ty chào trên thị trường vốn không phải
là vấn đề mà nó nằm ở việc nhà quản trị thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận là nhằm mục đích thiết lập giá cổ phiếu theo mong muốn để đáp ứng được mức dự báo của các nhà phân tích chứng khoán để cung cấp ra thị trường vốn Các thông tin được công bố trên báo cáo tài chính là công cụ đẻ các nhà phân tích đưa ra căn cứ để nêu quan điểm và các dự báo về tương lai của các công ty và các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào
đó để đưa ra các quyêt định đầu tư, do đo, các nhà quản trị sẽ xử lý các thông tin tài chính chứa đựng trong các báo cáo tài chính như lợi nhuận ròng có thể được chia ra bên ngoài như là một tín hiệu để nâng cao giá trị công ty Từ đó, các công ty sẽ thu được mức giá bán cổ phiếu cao hơn Hay là theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012) đã đưa ra kết quả hầu hết các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Viêt Nam thực hiện hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu để có thể bán cổ phiếu với giá cao
2.1.3.2 Động cơ về giao ước nợ
Giao ước nợ là việc doanh nghiệp phải thực hiện được các giao ước đã được kỳ kết với các bên cho vay như chủ nợ, các công ty tài chính hay các ngân hàng về một kết quả hoạt động kinh doanh của mình thông qua số liệu kê toán đã được quy ước trong các hợp đồng cho vay Nếu doanh nghiệp không đạt được kết quả như trong giao ước nợ đã ký kết thì doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực mạnh mẽ từ các chủ nợ, công ty tài chính và các ngân hàng bằng việc họ sẽ cắt nguồn cung cấp vốn hày bắt bồi thường hợp đồng do vi phạm giao ước nợ đã ký Các nhà quản lý doanh nghiệp
vi phạm các thỏa thuận của nợ sẽ tiến hành sử dụng các phương pháp kế toán mà có thể làm tăng lợi nhuận Theo Rina (2015) Điều này được thực hiện để duy trì danh tiếng của họ trong quan điểm của các nhà phân tích bên ngoài bên ngoài, thỏa thuận
nợ là một thỏa thuận để bảo vệ nợ của của các nhà quản lý như cổ tức cao, vay bổ sung, hoặc để cho vốn lưu động là dưới mức cho phép, và điều này làm tăng rủi ro
Trang 34cho người cho các công ty vay Và các doanh nghiệp sẽ thay đổi các chính sách kế toán, phương pháp kế toán để điều chỉnh lợi nhuận của mình Vậy có thể kết luận rằng, mà các giao ước nợ là một trong những động lực của các nhà quản lý để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
2.1.3.3 Động cơ về thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Scott (2006), thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế mà chính phủ áp dụng mức thuế cao đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có mức lợi nhuận càng cao thì mức đóng thuế càng nhiều vì vậy mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ thấp Do đó, các doanh nghiệp thường cung cấp thông tin lợi nhuận ròng trên báo cáo tài chính thấp hơn thực tế để tối thiểu hóa số thuế phải đóng thông qua
sử dụng các phương pháp kế toán như sử dụng phương pháp trích khấu hao theo số
dư giảm dần cùng với áp dụng mức thời gian trích khấu hao tài sản cố định linh hoạt
để gia tăng chi phí nhằm giảm bớt lợi nhuận
2.1.3.4 Động cơ về chính trị
Khía cạnh chính trị không thể tách rời khỏi công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và các ngành công nghiệp chiến lược, vì nó hoạt động liên quan đến cuộc sống của nhiều người (Scott, 2006) Một số động cơ chính trị mà các nhà quản lý công ty
đã thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận để bởi giảm lợi nhuận để giảm chi phí của chính trị và giám sát của chính phủ, để có được cơ sở của chính phủ, ví dụ, trợ cấp, bảo vệ từ đối thủ cạnh tranh nước ngoài, để giảm thiểu nhu cầu của các công đoàn
2.1.3.5 Động cơ tạo dựng hình ảnh của ban giám đốc
Theo nghiên cứu của Godfrey (2003) về sự thay đổi của CEO và Reitenga và Tearny (2003) trong nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Tú (2014) đã đưa ra bằng chứng
về hành vi điều chỉnh lợi nhuận bị tác động khi có sự thay đổi CEO hoăc CEO nghỉ hưu Đối với những công ty có sự thay đổi CEO thì giám đốc công ty thường điều chỉnh giảm lợi nhuận vào năm thay đổi và điều chỉnh lợi nhuận vào những năm tiếp theo để chứng tỏ năng lục quản trị của mình còn với các CEO về hưu thì họ cố gắng điều chỉnh tăng lợi nhuận vào năm chuẩn bị nghỉ hưu để tạo được danh tiếp cho họ
Phương pháp kế toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Trang 352.1.4.1 Kế toán cơ sở dồn tích
Kế toán cơ sở dồn tích (Accrual basis) là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở
Dự thu - Dự chi Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán chung (VAS 01), “mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.”
Cơ sở kế toán dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp Theo đó, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực
tế thu hoặc chi tiền (Chuẩn mực kế toán số 01, 2002)
Một ví dụ điển hình của phương pháp Kế toán dồn tích là hoạt động bán chịu Doanh thu được ghi nhận vào sổ kế toán khi phát hành hoá đơn, giao hàng thay vì vào thời điểm thu được tiền Tương tự, một khoản chi phí phát sinh và được ghi nhận khi hàng đã được đặt mua hoặc đã chấm công cho công nhân thay vì thời điểm thanh toán tiền Do đó, điểm yếu chính của phương pháp Kế toán dồn tích đó là công ty phải trả thuế thu nhập trước khi thực nhận được tiền từ doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ
Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ
đó, báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng được lập trên
cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kinh
tế trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp một cách đầy đủ, hợp lý Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,…
Trang 362.1.4.2 Kế toán cơ sở tiền
Kế toán cơ sở tiền là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Thực thu - Thực chi tiền Phương pháp kế toán dựa trên dòng tiền là phương pháp đơn giản nhất Theo phương pháp này thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền Ngược lại với kế toán theo cơ sở dồn tích, kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền Nếu lợi nhuận được xác định theo cơ sở tiền, lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một
kỳ sẽ bằng nhau Tuy nhiên, kế toán theo cơ sở tiền hiện nay chỉ được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp)
Theo Nguyễn Công Phương (2005) kế toán theo cơ sở tiền có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình bày thông tin trong BCTC Tiền thu vào và chi ra
là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu, chi tiền được xác định chính xác,
cụ thể không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị DN
Việc áp dụng các phương pháp kế toán dồn tích và cơ sở tiền mặt này đã tạo cho nhà quản trị có cơ hội thực hiện hành vi quan trị lợi nhuận của mình thông qua các giao dịch không bằng tiền mặt nhằm đạt được mục tiêu mong muốn Theo chuẩn mực kế toán quy định, đối với bảng KQKD phải áp dụng phương pháp kế toán dòn tích, còn kế toán cơ sở tiền được áp dụng cho bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp dựa trên cơ sở thực thu – thực chi nên nhà quản trị sẽ không thực hiện được hành vi quản trị lợi nhuận vì không điều chỉnh các hoạt động giao dịch Chính vì vậy, giữa bảng báo cáo này sẽ tạo ra sự chênh lệch về lợi nhuận trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh và dòng tiền trên bảng lưu chuyển tiền tệ tạo nên biến kế toán gọi là biến dồn tích Được tính bằng công thức
Tổng dồn tích = lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Từ đó suy ra:
Lợi nhuận sau thuế = biến kế toán dồn tích + Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Trang 37Biến kế toán dồn tích (TA) = Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được (DA) + Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được (NDA)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo
cơ sở tiền nên không thể điều chỉnh được, nên muốn điều chỉnh lợi nhuận các nhà quản trị phải điều chỉnh các biến kế toán dồn tích Theo các nhà nghiên cứu, các biến
kế toán dồn tích (Accruals) gồm hai phần: phần không thể điều chỉnh (NDA) và phần
có thể điều chỉnh từ nhà quản trị (DA) Biến NDA phản ánh tình hình kinh doanh cụ thể của công ty nên không bị ảnh hưởng bởi nhà quản lý nên không thể điều chỉnh, biến DA là biến mà các nhà quản lý có thể điều chỉnh thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán, tác động vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh Để đo lường phần biến DA, tác giả nghiên cứu và trình bày mô hình hồi quy để tính toán biến NDA (biến dồn tích) ở những chương sau
Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua chính sách kế toán
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2013) lợi nhuận là một chỉ tiêu vô cùng quan trong trên báo cáo tài chính Chỉ tiêu này được đo lương và trình bày trên báo cáo tài chính phải tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành Tuy nhiên các nhà quản trị dựa vào các tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán đặc biệt là GAAPs cho phép nhà quản trị “thực hiện” một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hướng khác nhau
để mang lại lợi ích cho công ty hoặc mang lại lợi ích cho chính các nhà quản trị nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp lý
Doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách sẽ giúp các cơ quan quản lý, nhà đầu tư nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp Từ kết quả doanh thu – lợi nhuận đó sẽ đưa đến những quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp Vậy doanh nghiệp có thể dùng những cách nào để điều chỉnh con số
đó một cách hợp lệ?
Cấp tín dụng ảo cho khách hàng
Một thủ thuật các doanh nghiệp thường dùng vào cuối năm nhằm tăng con số doanh thu là cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xuất trước hóa đơn để ghi nhận doanh thu hay thực hiện các hợp đồng “hàng bán có
Trang 38thể trả lại” (nghĩa là thỏa thuận với khách hàng lấy hàng vào cuối năm và đầu năm sau trả lại hàng với lý do nào đó) Nhà đầu tư hoàn toàn có thể phát hiện thủ thuật này thông qua việc so sánh nợ phải thu/doanh thu qua các kỳ của doanh nghiệp
Chuyển giá
Doanh nghiệp còn có thể làm tăng lợi nhuận nhờ chuyển giá từ các công ty con hay công ty liên quan khác Ví dụ công ty A vào cuối năm báo cáo tài chính đang đứng trước tình hình lỗ do doanh thu bán hàng thấp không đủ bù lỗ các khoản chi phí, nhà quản trị công ty có thể thực hiện thao tác điều chỉnh lợi nhuận bằng cách chuyển giá nếu công ty A này có giám đốc là người nhà với giám đốc công ty B, vào ngày 20.12 mua hàng của công ty B Doanh thu từ lô hàng này vừa đủ để B không bị
lỗ trong năm tài chính Như vậy, công ty A đã thoát lỗ và điều này hoàn toàn nằm trong khuôn khổ pháp lý Thông thường, các công ty dùng thủ thuật này sẽ không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính với các công ty con hoặc không công bố giao dịch với các công ty liên quan
Thanh lý tài sản cố định
Doanh nghiệp còn có thể làm tăng lợi nhuận từ chính tài sản cố định Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh nghiệp không được đánh giá lại giá trị tài sản khi đang sử dụng Tuy nhiên, nếu dùng tài sản này góp vốn kinh doanh thì sau quá trình định giá theo “giá thị trường” doanh nghiệp sẽ có nguồn lợi nhuận khác đáng
kể Hay đơn giản hơn là thanh lý một số tài sản cố định có giá trị lớn
Điều chỉnh chi phí
Đi đôi với doanh thu là chi phí Với các thủ thuật hợp lệ lẫn bất hợp lệ, ban giám đốc có thể làm giảm đi chi phí thật sự của doanh nghiệp Thủ thuật cắt giảm chi phí thường tập trung vào các ước tính kế toán, như thay đổi phương pháp tính khấu hao, chi phí phân bổ trong năm của doanh nghiệp, phương pháp xác định giá vốn Doanh nghiệp cũng có thể không ghi nhận toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh vào chi phí hoặc giá vốn mà treo lại tại các tài khoản tạm như chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang, chi phí chờ phân bổ, tạm ứng… hay lập các khoản dự phòng nợ phải thu, giảm giá chứng khoán, hàng chậm luân chuyển, hàng hỏng… không chính xác
Trang 39Cắt giảm chi phí thông qua các thủ thuật kế toán
Việc cắt giảm chi phí thông qua các thủ thuật kế toán cũng thường đi kèm với hiện tượng gia tăng các tài khoản trên bảng tài sản như hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, các chi phí phân bổ hoặc sự sụt giảm trong các tài khoản nợ như phải trả người lao động Doanh nghiệp cũng có thể làm giảm chi phí thông qua việc vốn hóa các khoản chi phí không đủ điều kiện Theo chuẩn mực kế toán, các chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian xây dựng cơ bản được vốn hóa vào giá vốn Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần kéo dài thời gian xây dựng cơ bản qua niên độ tài chính là đã giảm được đáng kể chi phí lãi vay Vốn hóa các khoản hoa hồng thông qua các hợp đồng
tư vấn cũng là một cách giảm chi phí phổ biến Ngoài hiện tượng phổ biến trên, việc nhà quản lý tăng chi phí vào các năm kinh doanh khó khăn nhằm làm giảm chi phí cho năm sắp tới cũng là rủi ro có thể xảy ra
2.2 Các lý thuyết nền tảng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976) mô tả một mô hình lý thuyết mô tả mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên nhận được ủy quyền Các khái niệm về lý thuyết đại diện của Anthony và Govindarajan (1995) trong nghiên cứu của Ma'ruf (2006) là mối quan hệ giữa nhà đầu tư (cổ đông) và nhà quản trị của công ty,
và các cổ đông với nhà quản trị công ty thông qua hợp đồng giữa các nhà đầu tư và nhà quản lý của công ty, các nhà đầu tư yêu cầu các nhà quản trị thực hiện nhiệm vụ cho lợi ích của mình theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công
ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình Tuy nhiên, lý thuyết đại diện lại cho rằng việc giao quyền cho nhà quản trị thì nhà quản trị sẽ có lợi thế về thông tin hơn so với các nhà đầu tư, và khi có những vấn đề về đại diện thì nhà quản trị sẽ thực hiện hành động có lợi cho bản thân nhưng bất lợi cho nhà đầu tư (Godono, 2012) Trong nghiên cứu này, các lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ đại diện trong phạm vi quản lý thu nhập của doanh nghiệp, nơi mà nó có thể ảnh
Trang 40hưởng đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhà quản trị, việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm ảnh hưởng chặt chẽ đến các xung đột lợi ích giữa các các nhà quản trị của công ty và nhà đầu tư Nhà quản trị đạt được nhiều thông tin liên quan đến hoạt động của công ty hơn là nhà đầu tư Khi có sự quan tâm khác nhau giữa nhà đầu tư
và nhà quản trị thì nhà quản trị sẽ thực hiện hành động có ích cho bản thân mà gây bất lợi lợi cho bên chủ thể (Godono, 2012) Chính vì vậy, Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách
sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa nhà đầu tư và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty
Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư, thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị doanh nghiệp (và chủ doanh nghiệp) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài Những hợp đồng này thường yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi
hệ thống KTQT như: hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị doanh nghiệp có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu
tư bên ngoài
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống kế toán quản trị cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường chứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin kế toán quản trị doanh nghiệp cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư