1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh cần thơ

95 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LƢU THỊ HÀO MSSV: 4114224 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN THỊ KIM HÀ Tháng 08 - 2014 i LỜI CẢM TẠ Đƣợc sự phân công của các thầy cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trƣờng Đại học Cần Thơ, sau hơn 02 tháng thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ”. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô và các anh chị trong Ngân hàng. Đạt đƣợc kết quả này, em vô cùng biết ơn thầy cô của khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình dạy bảo em trong năm học vừa qua. Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, thầy cô còn tạo điều kiện để em đƣợc tiếp cận với những kiến thức thực tế ngoài xã hội mà em tin chắc rằng những kiến thức đó sẽ giúp em trở nên vững vàng và tự tin hơn khi bƣớc vào đời. Hơn nữa, em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Hà là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Bản thân em nhận thấy lúc đầu bài luận văn của mình còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề em chƣa hiểu rõ nhƣng cô đã chỉ bảo, giải thích chi tiết và rõ ràng cho em. Ngoài ra, em xin cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em có đƣợc khoảng thời gian thực tập để học hỏi những kinh nghiệm vô cùng quý giá. Xin cám ơn các anh, chị của Phòng Tín dụng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tiếp cận với một số nghiệp vụ tín dụng cũng nhƣ trong vấn đề thu thập số liệu. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Hiện tại, các vấn đề về bài luận văn hầu nhƣ em đã nắm rõ. Em hy vọng rằng kết quả báo cáo sẽ tốt đẹp để không phụ lòng mong đợi và công sức của các thầy cô, các anh chị trong Ngân hàng đã dành cho em. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện Lƣu Thị Hào ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện Lƣu Thị Hào iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày iv tháng năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 06/2014. ........................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi về thời gian .......................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi về không gian ...................................................................... 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2 CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 3 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 3 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 3 2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng....................................................... 3 2.1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ..................................... 3 2.1.3 Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng ....................................... 6 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng ........................... 9 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 12 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................... 12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................ 12 2.3 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 12 CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 14 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN .............. 14 BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................................................... 14 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á ................................. 14 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................... 14 3.3 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN .............................................................................................. 15 3.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức .................................................................... 15 3.3.2 Chức năng của các phòng ban ......................................................... 16 3.4 QUI TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................... 17 v 3.5 SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG .............................. 18 3.5.1 Khối cá nhân .................................................................................... 18 3.5.2 Khối doanh nghiệp .......................................................................... 19 3.6 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 – 06/2014 .................................................. 19 3.6.1 Thu nhập .......................................................................................... 19 3.6.2 Chi phí ............................................................................................. 21 3.6.3 Lợi nhuận......................................................................................... 22 3.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ............................................................. 23 3.7.1 Thuận lợi ......................................................................................... 23 3.7.2 Khó khăn ........................................................................................ 24 3.8 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2014 ......................................... 25 CHƢƠNG 4 ............................................................................................ 27 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ......................... 27 TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ .......... 27 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 06/2014 ........................... 27 4.1 SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014 ............ 27 4.1.1 Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn ........................................ 27 4.1.2 Phân tích về tình hình huy động vốn ............................................. 30 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014 ........................................................................................................ 34 4.2.1 Doanh số cho vay ............................................................................ 34 4.2.2 Doanh số thu nợ............................................................................... 43 4.2.3 Dƣ nợ ............................................................................................... 51 4.2.4 Nợ xấu ............................................................................................. 58 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014 ........................................................................................................ 66 4.3.1 Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động ...................................................... 66 4.3.2 Hệ số thu nợ tiêu dùng .................................................................... 69 4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng .................................................. 72 4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng .................................................................... 73 CHƢƠNG 5 ............................................................................................ 75 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ....................................................... 75 CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................... 75 vi 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI ................................................. 75 5.1.1 Thành tựu ....................................................................................... 75 5.1.2 Tồn tại............................................................................................. 75 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................................................................... 76 5.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn ................................................... 76 5.2.2 Đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng………………………………………….77 5.2.3 Nâng dần chỉ số vòng quay vốn tín dụng…………………………...….78 5.2.4 Hạn chế nợ xấu ............................................................................... 79 5.2.5 Tập trung xử lý nợ xấu ................................................................... 79 CHƢƠNG 6 ............................................................................................ 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 81 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 81 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 81 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc......................................................... 82 6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng .................................................... 82 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…………………………………………….…….20 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014……………………………………………..28 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…………………………………….....31 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014……………………………….35 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…………………….38 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…………………....41 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014……………………………….44 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014……………….47 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014………………….....50 Bảng 4.9: Dƣ nợ theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014……………………………………………..52 Bảng 4.10: Dƣ nợ theo mục đích sử dụng vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…………………..…….54 Bảng 4.11: Dƣ nợ theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014……………………………….57 Bảng 4.12: Nợ xấu theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…………………………………….…59 Bảng 4.13: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…………………...…….62 Bảng 4.14: Nợ xấu theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014……………………………….64 viii Bảng 4.15: Các chỉ số tài chính của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014………………………………...….….67 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ……………………………………………………………………………..16 Hình 3.2: Qui trình vay vốn………………………………………………......18 Hình 4.1: Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động (2011 – 2013)…………................68 Hình 4.2: Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 – 2014..…69 Hình 4.3: Hệ số thu nợ tiêu dùng (2011 – 2013)………………….................70 Hình 4.4: Hệ số thu nợ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014………........71 Hình 4.5: Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng (2011 – 2013)………...............72 Hình 4.6: Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng (2011 – 2013) …………………………….73 Hình 4.7: Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014…….............74 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu QĐ-NHNN : Qui định Ngân hàng Nhà nƣớc TCTD : Tổ chức tín dụng IT : Information Technology CBTD : Cán bộ tín dụng QHKH : Quan hệ khách hàng CVQHKH : Chuyên viên quan hệ khách hàng GD : Giao dịch KTTH : Kế toán tổng hợp KT – NQ : Kế toán – Ngân quỹ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long USD : United States dollar VND : Việt Nam đồng TT-NHNN : Thông tƣ Ngân hàng Nhà nƣớc ATM : Automated Teller Machine POS : Point of Sale TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân GDP : Gross Domestic Product xi CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, mặc dù cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ những năm 1980, nhƣng hầu nhƣ các tổ chức tín dụng ít quan tâm đến. Nguyên nhân là vì quy mô của từng món vay thƣờng nhỏ nhƣng số lƣợng các món vay lại lớn, làm tăng chi phí dịch vụ lên cao, đồng thời việc thu hồi nợ thƣờng gặp nhiều rủi ro do tài sản thế chấp có giá trị không lớn. Tuy nhiên ngày nay, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, mức thu nhập tăng, tỷ lệ nợ của hộ gia đình vẫn còn ở mức rất thấp, cơ cấu dân số thay đổi, giới trẻ có thể nhanh chóng tiếp cận các thói quen tiêu dùng mới. Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng bắt đầu chú trọng phát triển tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, trong đó có cho vay tiêu dùng. Từ cuối năm 2012 đến nay, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đã đặc biệt quan tâm đến khoản mục cho vay tiêu dùng, nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng, bù đắp phần nào vào hoạt động cho vay doanh nghiệp đang bị chậm lại. Riêng về tình hình kinh tế nƣớc ta hiện nay, Tổng giám đốc Công ty Tài chính PPF Việt Nam (Home Credit), ông Friedrich Weiss cho rằng, lạm phát của Việt Nam đƣợc kiểm soát ở mức thấp và chính sách kích cầu tiếp tục đƣợc quan tâm, thì nhu cầu về vốn tiêu dùng sẽ tăng. Lạm phát 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1,38%, thấp nhất trong 13 năm qua. Dấu hiệu này cho thấy mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô của Việt Nam đã phát huy tác dụng nhƣng lại là lời cảnh báo về sức mua thấp đối với nền kinh tế. Sức mua thấp, lạm phát thấp, tăng trƣởng kinh tế không đƣợc cải thiện nhiều khiến các chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lo ngại về sự trì trệ của nền kinh tế trong năm 2014. Câu chuyện kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó là hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng. Một khi nền kinh tế khó khăn thì sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa các ngân hàng thƣơng mại về khách hàng, sản phẩm, uy tín…Trong mảng cho vay tiêu dùng, các ngân hàng nhƣ Sacombank, ACB, Đông Á, Việt Á, Phƣơng Đông… cũng quyết liệt đƣa ra các loại hình sản phẩm cho vay thu hút khách hàng. Cho vay tiêu dùng ngày càng trở thành tiêu điểm của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thƣơng mại, và thị trƣờng Việt Nam đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam chính thức bƣớc vào thời kỳ cơ cấu “Dân số vàng”, ngƣời dân trong độ tuổi 30 chiếm tỷ lệ khá cao 15,6% (theo thống kê Tổng điều tra dân số 2009). Độ tuổi 30 là thời điểm cần nhu cầu vay tiêu dùng nhất vì phải đáp ứng hai nhu cầu chính là an cƣ và lập nghiệp. Cả hai nhu cầu đều 1 cần một số vốn lớn nhất định trong tay. Đồng thời, nhóm khách hàng này có kiến thức và khả năng phân tích để cân nhắc nên hay không, lợi hay hại khi đƣa ra quyết định vay. Trƣớc tình hình đó, một trong những NHTM đang phát triển là Ngân hàng TMCP Bắc Á đã chú trọng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngân hàng đang từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mở rộng qui mô hoạt động, đƣa tên tuổi đến gần với khách hàng. Xuất thân từ miền Bắc, BacABank đã mở rộng phạm vi hoạt động vào miền Nam, trong đó có chi nhánh Cần Thơ. Cần Thơ là vùng đất chín rồng, luôn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, ngƣời dân có thu nhập khá ổn định, góp phần giúp Ngân hàng tăng trƣởng tín dụng. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 06/2014”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 06/2014. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 06/2014.  Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng cũng nhƣ những thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế cần phải khắc phục.  Đƣa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014. Các số liệu và thông tin chỉ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 06/2014. 1.3.2 Phạm vi về không gian Đề tài thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng trong những năm sắp tới. 2 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngƣời cho vay sau một thời gian nhất định. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36) 2.1.1.2 Phân loại tín dụng dựa vào chủ thể tham gia Tín dụng thƣơng mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp đƣợc biểu hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Khi đó, ngƣời bán chuyển giao cho ngƣời mua để sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định. Đến hạn đƣợc thỏa thuận, ngƣời mua hoàn lại vốn cho ngƣời bán dƣới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất. Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là ngƣời cho vay đồng thời là ngƣời đi vay. Với tƣ cách là ngƣời đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hay phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tƣ cách là ngƣời cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng Nhà nƣớc: Là quan hệ tín dụng mà trong đó ngƣời đi vay là Nhà nƣớc Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng, ngƣời cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nƣớc ngoài. Mục đích đi vay của tín dụng Nhà nƣớc là bù đắp khoản bội chi Ngân sách. 2.1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng 2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Nguyễn Minh Kiều (2006, trang 23) từng phát biểu rằng: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định. Cũng nhƣ quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:  Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng.  Sự chuyển nhƣợng này mang tính chất tạm thời hay có thời hạn.  Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí.” Theo đó, NHTM đƣợc cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dƣới các hình thức cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho 3 thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của NHNN. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. 2.1.2.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế, thể hiện trên hai mặt sau: - Ngân hàng tiến hành huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. - Trên cơ sở tập trung đƣợc, ngân hàng tiến hành cho vay. Tín dụng ngân hàng góp phần tiết kiệm tiền trong lƣu thông: - Ngân hàng phát hành các kỳ phiếu thƣơng mại, các loại séc ngân hàng thay cho tiền mặt. - Thông qua hoạt động tín dụng sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm đƣợc tiền mặt trong lƣu thông. Tín dụng ngân hàng còn có chức năng kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế. Chức năng này đƣợc thực hiện qua việc sử dụng và phân tích các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay vốn, từ đó, cho phép kiểm soát đƣợc các hoạt động của nền kinh tế. 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Các ngân hàng tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi trong xã hội và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tƣ phát triển của các doanh nghiệp và qua đó tạo điều kiện cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục, không bị gián đoạn, thúc đẩy quá trình chu chuyển của vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: + Các NHTM thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng góp phần làm giảm khối lƣợng tiền mặt trong lƣu thông. Lƣợng tiền này nếu không đƣợc huy động và sử dụng kịp thời thì có thể ảnh hƣởng xấu đến lƣu thông tiền tệ. + NHNN bằng các hoạt động cụ thể và công cụ lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu để điều tiết lƣợng tiền trong lƣu thông. Tín dụng ngân hàng góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất, phát triển nền kinh tế theo các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Vai trò này đƣợc thể hiện thông qua việc phân phối vốn tín dụng với các chính sách ƣu tiên cho các ngành, lĩnh vực nhất định nhƣ ƣu tiên về lãi suất, hạn mức tín dụng… Tín dụng ngân hàng còn góp phần củng cố chế độ hạch toán kế toán ở doanh nghiệp, làm giảm chi phí lƣu thông tiền mặt và tạo điều kiện cho việc điều hòa lƣu thông tiền mặt, tăng cƣờng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. 4 2.1.2.4 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng cần đảm bảo 2 nguyên tắc cơ bản sau:  Nguyên tắc 1: Tiền vay phải có mục đích sử dụng hợp pháp, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.  Nguyên tắc 2: Tiền vay phải đƣợc hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn đã đƣợc thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.2.5 Phân loại tín dụng ngân hàng a. Dựa vào mục đích của tín dụng      Cho vay công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ. Cho vay tiêu dùng cá nhân. Cho vay bất động sản. Cho vay nông nghiệp. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu… b. Dựa vào thời hạn tín dụng Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dƣới một năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm bổ sung, bù đắp thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân. Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này nhằm để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tƣ dài hạn nhƣ xây dựng nhà ở, các thiết bị, phƣơng tiện vận tải có qui mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. c. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. d. Dựa vào phương thức cho vay Cho vay theo món vay Cho vay theo hạn mức tín dụng e. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay 5 Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. Cho vay trả nợ nhiều lần nhƣng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy vào khả năng tài chính của mình ngƣời đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.1.2.6 Các loại đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng đƣợc xem nhƣ là một phƣơng tiện tạo cho ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có nguồn tiền khác để hoàn trả nợ vay khi ngƣời đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm, việc giao dịch bảo đảm gồm có các hình thức sau: + Cầm cố tài sản +Thế chấp tài sản + Đặt cọc, ký cƣợc + Kí quỹ + Bảo lãnh + Tín chấp 2.1.3 Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng 2.1.3.1 Đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng a. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của ngƣời tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ… Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng còn đáp ứng những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch. (Võ Thị Thúy Anh, 2009, trang 84) Đặc điểm của cho vay tiêu dùng thể hiện:  Qui mô của từng hợp đồng vay thƣờng nhỏ, nên chi phí tổ chức cho vay cao. Vì vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thƣờng cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thƣơng mại, công nghiệp.  Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thƣờng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế.  Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hầu nhƣ ít co dãn với lãi suất. Thông thƣờng, ngƣời đi vay quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu.  Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. 6  Chất lƣợng thông tin tài chính của khách hàng vay thƣờng không cao.  Nguồn trả nợ của ngƣời đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng, và kinh nghiệm đối với công việc của những ngƣời này.  Tƣ cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay. b. Lợi ích của cho vay tiêu dùng Đối với ngân hàng: Ngoài hai nhƣợc điểm là rủi ro và chi phí, cho vay tiêu dùng có lợi ích nhƣ sau:  Giúp ngân hàng mở rộng quan hệ khách hàng, từ đó tăng khả năng huy động các loại tiền gởi cho ngân hàng.  Tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Đối với ngƣời tiêu dùng: Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng, họ đƣợc hƣởng các tiện ích trƣớc khi tích lũy đủ tiền, hơn nữa, giúp họ đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu bức thiết (thƣờng là cho y tế và giáo dục). Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng đi vay để tiêu dùng thì sẽ ảnh hƣởng đến khả năng tiết kiệm và gặp khó khăn trong tƣơng lai. Đối với nền kinh tế: Hoạt động này kích thích ngƣời dân mua sắm hàng hóa, dịch vụ (kích cầu), tạo điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. 2.1.3.2 Các loại cho vay tiêu dùng a. Căn cứ vào mục đích vay Cho vay tiêu dùng cƣ trú: Đây là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở. Cho vay tiêu dùng phi cƣ trú: Đây là khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng sinh hoạt, chi phí y tế, học hành, giải trí, du lịch… b. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay tiêu dùng trả góp: Là hình thức cho vay mà ngƣời đi vay trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay (thƣờng áp dụng cho món vay lớn, thời gian vay dài). Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Là phƣơng thức vay mà khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn (thƣờng áp dụng cho món vay nhỏ, thời gian vay ngắn). Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc đƣợc phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Với phƣơng thức này, thời hạn tín dụng phải đƣợc 7 thỏa thuận trƣớc căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm đƣợc từng kỳ, khách hàng đƣợc ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng nhất định. Cho vay theo thẻ tín dụng: Ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng cho khách hàng. Khách hàng đƣợc vay tiền qua việc mua hàng bằng thẻ tín dụng với hạn mức tối đa đƣợc ngân hàng cho phép. Số tiền này đƣợc trả một lần hoặc trả dần với lãi suất tƣơng đối cao. c. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Các hình thức mua nợ áp dụng trong trƣờng hợp này có thể truy đòi toàn bộ, truy đòi hạn chế, miễn truy đòi, tài trợ có mua lại. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là khoản cho vay mà ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để cho vay và thu nợ. 2.1.3.3 Những điểm cần xét khi cho vay tiêu dùng Những yếu tố mà cán bộ tín dụng cần phải xem xét khi xét duyệt hồ sơ xin vay của khách hàng:  Mức thu nhập: Ngân hàng ƣu tiên cho vay đối với những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định từ tiền lƣơng. Việc xác định thu nhập của khách hàng đƣợc tiến hành thông qua việc liên hệ trực tiếp đến công ty nơi khách hàng làm việc và thông qua số sổ bảo hiểm xã hội ghi trên đơn xin vay. Độ dài của thời gian làm việc cũng rất quan trọng.  Số dƣ tài khoản tiền gửi: Phản ánh thu nhập của khách hàng cũng nhƣ khả năng kiểm soát chi tiêu của khách hàng.  Sự ổn định về việc làm và nơi cƣ trú: Đối với những khoản cho vay lớn, ngân hàng thƣờng hạn chế cho vay đối với những khách hàng mới có việc làm hoặc mới chuyển việc, chỗ ở thay đổi thƣờng xuyên do rủi ro lớn và khó khăn trong việc quản lý khi khách hàng chuyển chỗ ở.  Hoạt động đảo nợ: Việc đảo nợ theo kiểu vay tiền từ ngƣời này trả cho ngƣời khác thể hiện sự không trung thực và khả năng thanh toán kém của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng thƣờng từ chối cho vay đối với những khách hàng có số dƣ thẻ tín dụng tăng nhanh, quy mô các khoản nợ tăng nhanh hơn so với thu nhập. 8 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 2.1.4.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chƣa. Doanh số cho vay thƣờng đƣợc xác định theo tháng, quý, năm. 2.1.4.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn trong một khoản thời gian nhất định. 2.1.4.3 Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc bao gồm nợ trong hạn, nợ gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn tại một thời điểm nhất định. 2.1.4.4 Nợ xấu Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 qui định về phân loại nợ nhƣ sau: + Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo qui định tại Điểm b Khoản này; Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. + Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. + Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; 9 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Cụ thể, nợ nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả hoặc lãi hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại điều 7 của Quyết định nói trên cũng qui định các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. 2.1.4.5 Dư nợ trên tổng vốn huy động Tổng dƣ nợ Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng vốn huy động (%) = x 100 Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động trong hoạt động cho vay, giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này lớn hay nhỏ đều không tốt, vì nếu chỉ tiêu quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại nếu chỉ tiêu quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả. 2.1.4.6 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ (lần) = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay x 100 Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, đồng thời cho biết số tiền mà ngân hàng thu đƣợc trong một kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số vay. Chỉ số này càng lớn càng chứng tỏ ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng. 2.1.4.7 Nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (%) = Nợ xấu Tổng dƣ nợ x 100 Đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng cũng nhƣ đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này càng cao. Các TCTD luôn mong muốn và duy trì tỷ lệ này dƣới mức 3%. 10 2.1.4.8 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân Trong đó: Dƣ nợ bình quân = Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả. 2.1.5 Phƣơng pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Là hình thức trình bày số liệu và thông tin đã thu thập, từ đó có những nhận xét và đánh giá. - Phương pháp so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối: Là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 phƣơng pháp so sánh: + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.  y = yt – y0 Trong đó: y0: Chỉ tiêu năm gốc yt: Chỉ tiêu năm đang nghiên cứu  y: Phần chênh lệch tăng (giảm) của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm gốc của các chỉ tiêu để xác định mức biến động về khối lƣợng, quy mô và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y = Trong đó: y0: Chỉ tiêu năm gốc yt – y0 y0 11 yt: Chỉ tiêu năm đang nghiên cứu  y: Biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian phân tích. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Phương pháp tỷ trọng: Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng số liệu để xem xét sự biến động cơ cấu của các chỉ tiêu nghiên cứu. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu của đề tài là số liệu thứ cấp, chủ yếu là kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc thu thập từ Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ 2011 đến tháng 06/2014. Các thông tin thu thập từ sách, báo, tạp chí và internet nhƣ tình hình kinh tế tài chính Việt Nam và thế giới, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ giai đoạn từ 2011 đến tháng 06/2014 nhằm phục vụ cho việc phân tích thực trạng, đánh giá và từ đó đƣa ra giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu  Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối, phƣơng pháp tỷ trọng để phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 đến tháng 06/2014.  Thông qua các tỷ số tài chính để đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 đến tháng 06/2014.  Từ những phân tích trên ta tiến hành tổng hợp và suy luận để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới. 2.3 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Hồng Diễm (2011), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – Phòng giao dịch Ninh Kiều”. Giáo viên hƣớng dẫn là ThS. Trần Thị Thu Duyên, Đại học Cần Thơ. Bài viết phân tích về thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nam Việt – Phòng giao dịch Ninh Kiều. Qua đó, đánh giá lại chất lƣợng tín dụng tiêu dùng thông qua các chỉ số tài chính. Từ đây, mới tiến hành đề ra các giải pháp nhằm phát triển, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nam Việt – Phòng giao dịch Ninh Kiều hơn nữa. 12 Bài viết “Sóng mới vay tiêu dùng” đăng trên website trực tuyến http://doanhnhanonline.com.vn. Bài viết trình bày thực trạng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng và tổ chức tài chính trên thị trƣờng Việt Nam và một số nƣớc khác. Hơn nữa, bài viết cũng đã đánh giá phƣơng thức cho vay tiêu dùng là loại tín dụng mang nhiều tiềm năng có thể khai thác sâu hơn, nhằm bù lắp vào khoản sụt giảm doanh số mà tín dụng doanh nghiệp tạo nên. Bài viết “Cảnh báo rủi ro cho vay tiêu dùng” đăng trên website trực tuyến http://baodautu.vn. Bài viết rung lên hồi chuông báo động về tình hình cho vay tiêu dùng đang tăng trƣởng mạnh mẽ ở nhiều tổ chức tín dụng trên thị trƣờng cả nƣớc. Thông qua việc đƣa ra các con số chứng minh về thực trạng cho vay tiêu dùng đã kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Từ đó, bài viết đã đề cập đến qui định đƣợc triển khai của NHNN liên quan đến vấn đề nhức nhói này nhằm muốn nhắc nhở, cảnh báo cho các tổ chức tín dụng kịp thời ngăn chặn và xử lý. 13 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á Ngân hàng TMCP Bắc Á đƣợc thành lập năm 1994 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các Ngân hàng TMCP lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Nghệ An nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trụ sở chính của Ngân hàng đƣợc đặt ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mạnh lƣới hoạt động rộng khắp trên các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nƣớc. Là thành viên chính thức của Hiệp hội thanh toán Viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam và Phòng thƣơng mại công thƣơng Việt Nam. Ngân hàng TMCP Bắc Á hoạt động dựa trên 5 tôn chỉ Tiên phong – Chuyên nghiệp – Đáng tin cậy – Cải tiến không ngừng – Vì hạnh phúc dích thực. Giữ tâm sáng nhƣ sao, Ngân hàng TMCP Bắc Á xây dựng chuẩn mực Ngân hàng mới, kết hợp hài hòa giữa bản sắc truyền thống với tinh hoa tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra sức mạnh tài chính cân bằng để cùng cả dân tộc hƣớng đến tƣơng lai thịnh vƣợng. Trụ sở: 117 Quang Trung, thành phố Vinh, Nghệ An Giấy phép ĐKKD: 2900325526 do Sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Nghệ An cấp Điện thoại: 038.3844 277 Fax: 038.3841 757 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ Tên giao dịch: Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Tên tiếng anh: Bank of North Asia Commercial Joint Stock Bank Branch in Can Tho. Viết tắt: BacABank Ngày thành lập: 26/04/2008 Địa chỉ: Số 34 Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á thành lập trên địa bàn TP. Cần Thơ do nhu cầu phát triển của nền kinh tế khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng, đây cũng là một thách thức cũng nhƣ một cơ hội cho Ngân hàng TMCP Bắc Á (trụ sở chính đặt ở thành phố Vinh, tỉnh 14 Nghệ An) trong quá trình mở rộng địa bàn cũng nhƣ thị phần kinh doanh trên thị trƣờng tài chính. Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ là một ngân hàng thƣơng mại chuyên nghiệp, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cƣ, các thành phần kinh tế khác và cho vay trong nhiều lĩnh vực công – thƣơng nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và tiêu dùng… Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Cần Thơ hoạt động dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Bắc Á với chiến lƣợc là “phát triển thành một Ngân hàng hiện đại và đa năng”, đã và đang đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong những năm đầu thành lập, Chi nhánh không ngừng nổ lực phấn đấu vƣơn lên và đạt đƣợc những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh và hiệu quả:  Về huy động vốn: Nhận tiền gửi, huy động tài khoản nội và ngoại tệ. Phát hành các giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác.  Về hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, thực hiện các dự án phát triển sản xuất hoặc cho vay lãi suất thấp trong các chƣơng trình vay vốn ƣu đãi.  Chiết khấu, tái chiết khấu.  Thƣc hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán thẻ tín dụng, séc.  Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ.  Dịch vụ thanh toán điện tử, tƣ vấn quản lý tài chính và dịch vụ khác. 3.3 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức 15 Giám Đốc PGD/QTK Trƣởng phòng tác nghiệp Trƣởng phòng QHKH IT CBTD & CV QHKH Bán lẻ Chuyên viên QHKH Bán Buôn Hỗ trợ Tín dụng Kiểm soát Viên GD Giao dịch viên Trƣởng quỹ Kiểm soát viên KTTH Ngân quỹ Kế toán viên Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ 3.3.2 Chức năng của các phòng ban Giám đốc trực tiếp quản lý mảng bán hàng, mảng tác nghiệp và phòng giao dịch.  Mảng tác nghiệp của Chi nhánh: - Bộ phận dịch vụ khách: Bao gồm Kiểm soát viên, Giao dịch viên và Trƣởng quỹ. Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng bộ phận này là sử lý các giao dịch trực tiếp với khách hàng nhƣ gửi và rút tiền gửi tiết kiệm; giải ngân và thu nợ; thu và trả tiền dịch vụ; nhận tiền, chuyển tiền, phát hành thẻ và tất cả các giao dịch khác đƣợc thực hiện tại quầy giao dịch. - Bộ phận Hỗ trợ sau: + Kế toán tài chính: Gồm Trƣởng bộ phận và các Kế toán viên. Chức năng nhiệm vụ chính là quản lý và lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê; hạch toán bút toán nhƣ thanh toán chi phí nội bộ, tài sản, công cụ; tập hợp lƣu trữ chứng từ toàn chi nhánh gồm chứng từ các phòng giao dịch trực thuộc đến các phòng tại Chi nhánh; kiểm soát sau tất cả các chứng từ giao dịch hàng ngày của toàn Chi nhánh (công tác hậu kiểm). + Hàng chính: Quản lý tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Chi nhánh, an ninh, văn phòng phẩm và nhận/gửi/lƣu công văn. 16 Hành chính  Mảng Bán hàng và phân phối của Chi nhánh: Do trƣởng phòng quan hệ khách hàng quản lý bao gồm hai bộ phận: Bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận hỗ trợ tín dụng. - Bộ phận Quan hệ khách hàng: Chức năng và nhiệm vụ chính là quản lý quan hệ khách hàng tìm kiếm khách hàng mới, bán tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng nhƣ tiền vay, tiền gửi, chuyển tiền, bảo lãnh, phát hành thẻ…; lần đầu nối tiếp nhận hồ sơ khách hàng, quản lý khách hàng để trao đổi thông tin, chuyển tiếp các thông tin, thông báo, hoàn chỉnh các thủ tục giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng. - Bộ phận Hỗ trợ Tín dụng: Bao gồm trƣởng bộ phận Hỗ trợ Tín dụng và Chuyên viên Hỗ trợ Tín dụng. Chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện các bƣớc tiếp theo trong quy trình cho vay sau khi phê duyệt nhƣ kiểm soát các hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp, tác nghiệp với Phòng bộ phận liên quan để thực hiện giải ngân, thu nợ, quản lý, kiểm soát và lƣu trữ toàn bộ số liệu báo cáo và hồ sơ tín dụng; theo dõi và quản lý nợ xấu.  Phòng giao dịch có chức năng nhƣ phòng hành chánh. 3.4 QUI TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ  Hồ sơ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:  Đơn xin vay vốn.  Sổ vay vốn (đối với sản xuất nông – lâm – ngƣ – nghiệp vay vốn không cần phải đảm bảo tiền vay).  Sổ hộ khẩu.  Giấy chứng minh nhân dân.  Giấp chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính, giấy sở hữu tài sản thế chấp khác bản chính.  Dự án sản xuất, kinh doanh nếu có.  Hợp đồng tín dụng.  Sơ đồ qui trình vay vốn 17 (6) Phòng KT - NQ Khách hàng (1) (2) Phòng tín dụng (5) (3) (4) Giám đốc Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 3.2: Qui trình vay vốn (1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách để nộp hồ sơ xin vay vốn. (2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm định những điều kiện cần thiết. (3) Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên giám đốc. (4) Ban giám đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng sau đó trả hồ sơ đƣợc duyệt cho trƣởng phòng tín dụng. Trƣởng phòng tín dụng gửi lại cho cán bộ tín dụng. (5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phòng kế toán. (6) Phòng kế toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lƣu trữ hồ sơ vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ sang phòng thủ quỹ. Ngân quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng. 3.5 SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3.5.1 Khối cá nhân  Sản phẩm thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ đồng thƣơng hiệu – TH true mart.  Sản phẩm tiết kiệm: Tiết kiệm có kì hạn, tiết kiệm gửi góp.  Sản phẩm bảo hiểm: Bảo hiểm phi nhân thọ (“BIC 24/24” và “BIC - Bình An”), bảo hiểm nhân thọ (“Thành tài lập nghiệp” và “Viên mãn trọn đời”).  Sản phẩm cho vay: Cho vay sổ tiết kiệm, True Shopping, cho vay thấu chi tiêu dùng, True business, True house, True land, Dream car. 18 3.5.2 Khối doanh nghiệp  Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, True account.  Sản phẩm tiền vay: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay mua ô tô dành cho khách hàng doanh nghiệp.  Tài trợ thƣơng mại: Dịch vụ thanh toán quốc tế. 3.6 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 – 06/2014 3.6.1 Thu nhập Thu nhập luôn là thƣớc đo khái quát đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhìn vào thu nhập, chúng ta có thể biết đƣợc qui mô, uy tín của doanh nghiệp. Việc phân tích thu nhập giúp nhà quản trị nhận định đƣợc tình hình thu nhập ra sao, cơ cấu thu nhập nhƣ thế nào. Từ đó, nhằm đƣa ra giải pháp để tăng thu nhập, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ số liệu bảng 3.1, ta có thể thấy thu nhập đều tăng trƣởng qua ba năm (2011 – 2013). Năm 2012 tăng 6.268 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 23,42% so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013, tốc độ tăng trƣởng chậm lại chỉ còn 4,18% so với năm 2012. Sự khó khăn của nền kinh tế năm 2012 đã thẩm thấu vào hầu hết các lĩnh vực với tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho và nợ quá hạn tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản… nên Chính phủ đã đƣa ra nhiều giải pháp để gỡ khó cho nền kinh tế, “đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp” là một trong những yêu cầu của NHNN đối với các NHTM, trong đó Ngân hàng Bắc Á là một điển hình. Từ yêu cầu của hệ thống, Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần thơ đã cùng đồng hành chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua việc duy trì lãi suất hợp lý, triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất ƣu đãi, triển khai chƣơng trình khuyến mãi với nhiều đối tác liên kết để bình ổn giá và kích thích tiêu dùng, ra mắt Gói tài khoản True Account đáp ứng nhu cầu giao dịch trên tài khoản thanh toán nhƣng vẫn hƣởng mức lãi suất ƣu đãi cao. Đây là nguyên nhân tác động đến sự tăng trƣởng thu nhập khá nhanh vào năm 2012. Hơn nữa, Cần Thơ đang ngày càng phát triển, nền kinh tế phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, mức sống ngƣời dân đƣợc nâng cao. Nhu cầu của ngƣời dân, các tổ chức kinh tế tìm đến ngân hàng để đầu tƣ kiếm lời là chuyện tất yếu. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, thị trƣờng bất động sản dƣờng nhƣ đóng băng, thị trƣờng chứng khoán chịu nhiều biến động gây tâm lý bất ổn cho nhà đầu tƣ nên họ chọn giải pháp an toàn là gửi ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Bắc Á sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao chất lƣợng sản phẩm thì uy tín BacAbank đã nâng lên 19 Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền Số tiền 1. Thu nhập 26.766 33.034 34.415 14.626 16.745 6.268 23,42 1.381 4,18 2.119 14,49 2. Chi phí 22.217 27.689 27.996 11.499 12.563 5.472 24,63 307 1,11 1.064 9,25 4.549 5.345 6.419 3.127 4.182 796 17,50 1.074 20,09 1.055 33,74 % Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 20 Số tiền 6T 2014/6T 2013 Số tiền 3. Lợi nhuận Số tiền 2013/2012 % Số tiền % tầm mới. Vì thế, số lƣợng khách hàng lựa chọn Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giao dịch cũng đông hơn trƣớc rất nhiều. Lƣợt giao dịch tăng lên đồng nghĩa với thu nhập từ các dịch vụ và lãi cho vay khách hàng cũng tăng lên. Trong cơ cấu thu nhập, thu nhập từ lãi cho vay chiếm phần chủ yếu, phần còn lại là thu nhập ngoài lãi nhƣ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối...Nguồn thu từ hoạt động cho vay khách hàng chiếm ƣu thế với những gói tín dụng hấp dẫn. Mặt khác, nhu cầu vốn của ngƣời dân, tổ chức kinh tế ở vùng ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng luôn ở mức cao. Đây là tiền đề để Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động cho vay. Tuy nhiên, hiện nay đa số các ngân hàng đang từng bƣớc tăng cƣờng nguồn thu từ các dịch vụ, vì nguồn thu này không sinh lời cao nhƣng ít rủi ro hơn. Thu nhập từ dịch vụ đƣợc chú trọng với các chiến lƣợc kinh doanh nhƣ triển khai dịch vụ quản lý tài khoản qua tin nhắn – True SMS Banking, dịch vụ quản lý tài khoản qua internet – True Internet Banking… Sáu tháng đầu năm 2014, tổng thu nhập đạt tốc độ tăng 14,49% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này nói lên tình hình thu nhập của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đang trên đà tăng trƣởng ở mức khá. Kết quả đạt đƣợc là nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ. Sáu tháng đầu năm 2014, tăng trƣởng kinh tế ƣớc tăng với 8,87% so với cùng kì năm trƣớc. Trong đó, về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 6,4% so với cùng kì năm 2013. Về thƣơng mại – dịch vụ, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,14% so với tháng 12 năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 36.001 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kì năm trƣớc. Về sản xuất nông nghiệp, năng suất và sản lƣợng lúa ổn định so với cùng kì: Lúa Đông Xuân 2013 – 2014 với sản lƣợng thu hoạch đƣợc 655.885 tấn, vƣợt 2,9% kế hoạch, tăng 3,5%; lúa Hè Thu 2013 – 2014 với sản lƣợng ƣớc đạt 417.200 tấn, vƣợt 1,3% kế hoạch; diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 71% so với cùng kì… (theo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, 2014), cơ hội để các ngân hàng tại đây thu hút khách hàng, phát triển các loại hình sản phẩm kinh doanh. Tuy nhiên, Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong sáu tháng cuối năm để đạt đƣợc kế hoạch phát triển đã đề ra. 3.6.2 Chi phí Bên cạnh thu nhập, chúng ta cần xét đến yếu tố chi phí, vì nếu nhƣ thu nhập của Ngân hàng cao nhƣng chi phí cao thì lợi nhuận vẫn thấp, hiệu quả kinh doanh chƣa đạt đƣợc. Nhìn vào bảng số liệu 3.1, ta thấy đi kèm với mức tăng thu nhập thì chi phí cũng tăng không kém, mặc dù lạm phát kể từ 2012 đã giảm đi rất nhiều. Năm 2011, lạm phát cao ngất ngƣởng ở con số 18,13% đến 21 năm 2012 giảm xuống 6,81% và chỉ còn 6,04% vào năm 2013. Năm 2012, chi phí tăng 24,63% so với năm 2011, mức tăng cao hơn mức tăng cùng kì của thu nhập 1,21%. Nguyên nhân chủ yếu là vì Ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn nên chi phí trả lãi từ việc nhận tiền gửi của khách hàng ngày càng tăng cao. Vốn vay ngân hàng cấp trên, phát hành giấy tờ có giá cũng kéo theo những chi phí phát sinh. Thêm vào đó, các chi phí ngoài lãi nhƣ chi phí nhân viên, chi phí quản lý, chi phí điện nƣớc hoạt động, chi phí tiếp thị quảng cáo, chi phí mua sắm máy móc thiết bị… tăng không kém do Ngân hàng đang mở rộng phạm vi hoạt động. Đặc biệt, Ngân hàng đã định hƣớng đầu tƣ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ nên cũng cần nhiều chi phí ban đầu tốn kém. Đến năm 2013, mức tăng rất thấp, chỉ chiếm 1,11%. Mức tăng nhƣ thế thì hợp lý vì giai đoạn 2011 – 2012 đã chi ở mức khá cao nên thời điểm này nếu tăng nhiều hơn nữa sẽ trở thành một dấu hiệu báo động. Nhìn chung, tổng chi phí luôn nhỏ hơn tổng thu nhập, Ngân hàng vẫn tìm ra đƣợc đồng lợi nhuận, đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hơn nữa, kết quả trên đã nói lên Chi nhánh đã thực hiện tốt đƣợc việc giảm thiểu chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh, góp phần tăng thêm lợi nhuận. So với số liệu sáu tháng đầu năm 2013, chi phí vào sáu tháng đầu năm 2014 tăng 1.064 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng là 9,25%. Để tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận, Ngân hàng chấp nhận bỏ ra thêm một số chi phí nhất định. Ngân hàng đã chính thức áp dụng hai dịch vụ tiện ích mới dành cho khách hàng: Thanh toán cƣớc điện thoại dành cho thuê bao trả sau Vinaphone và nạp Facebook Credits với thẻ ghi nợ BacABank. Biểu hiện số liệu sáu tháng đầu năm của năm 2013, 2014 cho thấy Ban Giám đốc muốn nỗ lực đầu tƣ, xây dựng Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ ngày càng lớn mạnh, khẳng định đƣợc uy tín trên thị trƣờng ngành, đƣa thƣơng hiệu Bắc Á đến gần với khách hàng ở địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. 3.6.3 Lợi nhuận Doanh nghiệp nào cũng thế, chuyên tâm nỗ lực hoạt động kinh doanh, tận tụy với từng sản phẩm làm ra thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ tổ chức kinh tế nào cũng mong làm sao thu về đƣợc lợi nhuận tối đa. Do đó, yếu tố này sẽ luôn là trọng yếu trong quá trình phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Cho nên, lợi nhuận rất cần đƣợc xem xét và phân tích đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Nhìn chung, lợi nhuận trong tinh thần tăng trƣởng khá tốt qua các năm. Năm 2011, lạm phát ngất ngƣỡng nhƣng hoạt động kinh doanh mang về lợi 22 nhuận khá cao, 4.549 triệu đồng. Giai đoạn 2011 – 2012 tăng 796 triệu đồng, tƣơng ứng 17,50%. Giai đoạn năm 2012 – 2013 tăng 1.074 triệu đồng tăng 20,09%. Mức tăng không cao nhƣng biểu hiện chậm mà chắc, phát triển theo hƣớng bền vững. Xét cơ bản, lợi nhuận có đƣợc sức khỏe tốt nhƣ thế là do Ngân hàng đã thực hiện tốt phƣơng pháp giảm chi phí và tăng thu nhập. Ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng nhằm bù đắp khoản chi trả lãi cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Mặt khác, Chi nhánh đã thực hiện tốt các chỉ đạo từ ngân hàng hội sở, giải quyết kịp thời các tình huống xấu nên hoạt động kinh doanh vẫn trong tình trạng ổn định phát triển. Hơn nữa, giai đoạn 2011 – 2013, mặc dù kinh tế thị trƣờng còn nhiều bất ổn nhƣng với chính sách, chiến lƣợc đúng đắn đƣợc đề ra phù hợp với từng thời kỳ. Đạt đƣợc thành tựu đó, phần lớn là nhờ sự quản lý của ban lãnh đạo cũng nhƣ sự nỗ lực hết mình của các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Lợi nhuận của Chi nhánh có thể tăng trƣởng khá tốt, một phần dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội ổn định và phồn thịnh của thành phố Cần Thơ. Do thu nhập bình quân của mỗi ngƣời dân khá cao nên khi cho vay, Ngân hàng cũng an tâm hơn vì khả năng trả nợ phần lớn nằm trong phạm vi có thể. Ngƣợc lại, với nhịp độ tăng trƣởng kinh doanh qua các năm của Ngân hàng cũng góp phần vào nền kinh tế Cần Thơ thêm phát triển. Xét về mức chênh lệch lợi nhuận sáu tháng đầu năm, năm 2014 tăng 1.055 triệu đồng, tƣơng ứng 33,74%, mức tăng cao hơn mức tăng của cả thu nhập và chi phí. Thu nhập chỉ tăng ở mức 14,49%, còn chi phí chỉ có 9,25%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho những tháng đầu kinh doanh thuận lợi của Chi nhánh. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, kinh tế dần phục hồi, công tác hoạt động tín dụng sẽ tăng nhanh hơn nữa. Tóm lại, hơn 5 năm thành lập và phát triển, với những bƣớc đi ngày đầu còn chập chững, Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ ngày nay sẽ càng uy tín và hoàn thiện, vấn đề thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra sẽ trở nên dễ dàng hơn. 3.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.7.1 Thuận lợi Mặc dù mới thành lập vào năm 2008, tính đến nay Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ hoạt động đƣợc khoảng 6 năm. Nhƣng Ngân hàng đã khẳng định đƣợc vai trò của mình trong nền kinh tế Cần Thơ và tạo đƣợc uy tín với ngƣời dân trên địa bàn. Tất cả xuất phát từ những thuận lợi nhƣ sau: 1) Địa điểm giao dịch thuận lợi, đƣợc nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, là vị trí chiến lƣợc của ĐBSCL. Cần Thơ là thành phố lớn, cơ hội để mở rộng phát triển, nâng cao chất lƣợng và uy tín Ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thông tin, hình ảnh của Bắc Á sẽ đến với nhiều ngƣời hơn. 23 2) Tình hình kinh tế - xã hội ở địa phƣơng tƣơng đối ổn định. Ngƣời dân Cần Thơ hòa nhã, thân thiện, cho nên, việc thực hiện các giao dịch về cho vay hay nhận tiền gửi đối với khách hàng đều thuận lợi, ít xảy ra vấn đề phát sinh. 3) Chi nhánh làm việc đƣợc trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, cập nhật thông tin nhanh chóng. Nhƣ thế, điều này giúp hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động làm việc đƣợc tiện lợi, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 4) Ban lãnh đạo Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hết mình trong công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn và giúp đỡ nhân viên. Ngoài ra, họ đã đƣa ra những đƣờng lối, chính sách đúng đắn và sáng suốt trong từng thời kỳ phù hợp. 5) Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, luôn tận tâm tận lực vì công việc, không ngừng học hỏi tiếp thu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo đó, thái độ phục vụ khách hàng vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình, thể hiện đƣợc phong cách chuyên nghiệp của một nhân viên ngân hàng. Cho nên, Ngân hàng Bắc Á chi nhánh cần Thơ đã tạo đƣợc sự tín nhiệm của khá đông khách hàng tại địa phƣơng. 6) Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đƣợc duy trì thƣờng xuyên nên các thiếu sót trong hoạt động thƣờng đƣợc sửa chữa kịp thời, định hƣớng cải thiện nhằm nâng cao chất lƣợng các công tác. 7) Chi nhánh thƣờng xuyên đa dạng hóa các sản phẩm, đơn giản hóa các thủ tục nên thị hiếu khách hàng hƣớng đến thƣơng hiệu Bắc Á càng ngày càng đông. Đây một phần là cơ sở tạo nên lòng tin cho khách hàng trong thời gian qua. 8) Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng đã đƣa ra những chính sách đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thêm hoàn thiện, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Năm 2010, cầu Cần Thơ đƣợc khánh thành cùng với hàng loạt dự án xây dựng cầu đƣờng mới nhƣ Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt…giúp cho các phƣơng tiện đi lại đƣợc lƣu thông thuận lợi, thu hút các nhà đầu tƣ hƣớng về thành phố Cần Thơ. 3.7.2 Khó khăn Ngƣợc với những thuận lợi, Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ còn tồn tại không ít khó khăn, bất cập nên cần phải chỉnh lý kịp thời nhằm cải thiện hoạt động, nâng cao chất lƣợng cho bản thân Ngân hàng. Một số khó khăn nhƣ: 24 1) Vấn đề cạnh tranh là mối lo quan trọng của Ngân hàng. Hiện tại, trên thành phố Cần Thơ có hơn 50 chi nhánh TCTD và 200 điểm giao dịch ngân hàng. Đây là thách thức lớn đối với ngân hàng có qui mô tƣơng đối nhƣ Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. 2) Thời kỳ hội nhập kinh tế mang đến nhiều công nghệ hiện đại, nhiều nhà đầu tƣ nhƣng song song đó, các ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã hoạt động và cạnh tranh gay gắt với những ngân hàng trong nƣớc, trong đó có Ngân hàng Bắc Á. 3) Tình hình kinh tế diễn biến khá phức tạp, kéo theo hệ lụy biến động lãi suất làm ngƣời gửi tiền bất an, lo sợ nên họ chỉ gửi tiền theo kỳ hạn ngắn. Ngân hàng khó giữ chân đƣợc khách hàng tốt vì nếu tăng lãi suất huy động thì phải tăng lãi suất cho vay. Hơn nữa, Ngân hàng còn phải thực hiện đúng theo chính sách lãi suất của NHNN đƣa ra. Cho nên, lợi nhuận Ngân hàng dù có tăng trƣởng nhƣng vẫn chƣa cao. 4) Ngân hàng chƣa có sự tập trung cao độ vào công tác quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng. Vì thế mà, thƣơng hiệu Bắc Á chỉ dừng lại ở địa bàn Cần Thơ. Một số vùng lân cận ít ai biết đến. 5) Ngoài ra, tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ nhân viên ở Chi nhánh, đặc biệt là bộ phận quan hệ khách hàng. Khi đó, hiệu năng công việc của nhân viên có thể bị giảm sút, ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 3.8 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2014  Thực hiện kế hoạch: Bền vững, ổn định, có hiệu quả, tập trung tăng trƣởng cao huy động vốn khách hàng, phát triển dịch vụ.  Xây dựng văn hóa kinh doanh và lấy nó làm nền tảng xây dựng đầu tƣ chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự và đào tạo đúng ngƣời, đúng việc, thực hiện chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên.  Tăng cƣờng công tác huy đông vốn ở thị trƣờng 1, thúc đẩy mạnh mẽ công việc tiếp thị và thiết lập quan hệ với khách hàng doanh nghiệp tốt.  Tiếp tục tăng trƣởng nợ phù hợp với mức tăng trƣởng nguồn vốn, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng.  Phát triển dịch vụ Ngân hàng theo định hƣớng đa dạng hóa, hiện đại hóa chất lƣợng ngày một hoàn thiện.  Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, hình ảnh, vị thế Ngân hàng Bắc Á trong nƣớc, hƣớng tới khu vực và quốc tế. 25  Phát triển Ngân hàng theo định hƣớng của một Ngân hàng đa năng, vừa có hoạt động đầu tƣ vào các dự án lớn có hiệu quả, vừa có hoạt động bán lẻ.  Xây dựng đề án phát triển và tầm nhìn, trong đó yêu cầu phát triển phải mang tính đột phá, phù hợp với xu hƣớng phát triển thời đại để xây dựng thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần đúng nghĩa hoạt động theo luật Doanh nghiệp, có các cổ đông chiến lƣợc mạnh trong và ngoài nƣớc để hỗ trợ phát triển vững mạnh các mặt hoạt động Ngân hàng.  Xây dựng phát triển Ngân hàng TMCP Bắc Á vững mạnh về mọi mặt, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, lấy chất lƣợng sản phẩm dịch vụ đƣợc khách hàng công nhận làm tiêu chí. 26 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 06/2014 4.1 SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014 4.1.1 Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn Đối với hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, việc hình thành nguồn vốn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn có hai lợi ích cơ bản. Thứ nhất là công cụ giúp ngân hàng thực hiện mọi hoạt động kinh doanh. Thứ hai, nguồn vốn góp phần quan trọng trong việc đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua việc huy động vốn mà các ngân hàng đã và đang thực hiện các dịch vụ trung gian trong nền kinh tế quốc dân, có huy động vốn thì nguồn vốn mới tăng lên. Vì thế, mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đến nguồn hình thành vốn và cơ cấu nguồn vốn để có chiến lƣợc huy động và sử dụng vốn một cách thật hiệu quả. Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Nhìn chung, từ bảng số liệu 4.1, ta thấy tổng nguồn vốn đều tăng qua ba năm, từ 234.890 triệu đồng vào năm 2011, đến 269.382 triệu đồng vào năm 2012 và 286.304 triệu đồng vào năm 2013. Đặc biệt, giai đoạn 2011 – 2012 tăng trƣởng khá tốt với mức tăng là 14,68%. Giai đoạn 2012 – 2013 chỉ tăng trƣởng 6,28%. Nền tảng cho sự tăng trƣởng này là do sự chi phối của hai nhân tố bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển của Ngân hàng. Sau đây, chúng ta đi đến xem xét hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là vốn huy động. Thông thƣờng, các ngân hàng dù quốc doanh hay TMCP đều có nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, vốn huy động của Ngân hàng Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ lại nhỏ hơn nguồn vốn điều chuyển. Do Ngân hàng mới thành lập cách đây cũng chƣa lâu, qui mô chƣa lớn, công tác huy động vốn còn non yếu, cần phải có chính sách quảng cáo, chiêu thị khách hàng. Do đó, Chi nhánh cần điều chuyển nguồn vốn từ hội sở hay các chi nhánh khác xuống để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh hằng ngày. Năm 2011, nguồn vốn huy động chỉ chiếm tỷ trọng 25,59% so với tổng nguồn vốn. Nhận thức đƣợc vấn đề trƣớc mắt, Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đã có biểu hiện tăng trƣởng rất tốt (đạt 101.624 triệu đồng) trong hoạt động huy động vốn vào năm 2012, với mức tăng 69,09%, tƣơng ứng 41.524 triệu đồng. Trong khi đó, điểm gốc năm 27 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của BacABank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 Số tiền Vốn huy động Vốn điều chuyển 2012 CHÊNH LỆCH 6T 6T 2013 2014 Số tiền Số tiền Số tiền % 64.337 102.352 41.524 69,09 2013 Số tiền Số tiền 60.100 101.624 74.447 174.790 167.758 211.857 182.343 220.272 Tổng nguồn vốn 234.890 269.382 286.304 246.680 322.624 2012/2011 Số tiền % (27.177) (26,74) 6T 2014/6T 2013 Số tiền % 38.015 59,09 (7.032) (4,02) 44.099 26,29 37.929 20,80 34.492 16.922 6,28 75.944 30,79 14,68 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 28 2013/2012 2011 chỉ có 60.100 triệu đồng. Tỷ trọng của nguồn vốn huy động vƣợt lên 37,72%, cao hơn năm 2011 là 12,13%. Trong năm 2012, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đã triển khai các chƣơng trình khuyến mãi “Gửi tiền năm Thìn, hàng nghìn giải thƣởng”, “Nhận quà liền tay, cơ may trúng thƣởng”, “Chung vui sinh nhật, hân hoan quà tặng”. Hơn nữa, Ngân hàng Bắc Á còn thi đua nhau huy động vốn tiền gửi khách hàng giữa các chi nhánh, phòng giao dịch. Mặc dù, trần lãi suất huy động bắt đầu hạ nhiệt theo thông tƣ 30/2011/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 28/09/2011 với mức lãi suất 14%/năm, rồi giảm còn 11%/năm từ thông tƣ 17/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ 28/05/2012, mức tăng trƣởng huy động vốn không chỉ ở Ngân hàng Bắc Á chi nhánh cần Thơ mà cả các ngân hàng khác trong toàn ngành cũng thế. Có lẽ một phần do lãi suất huy động giảm chƣa nhiều. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN TP.HCM lý giải, sở dĩ tiết kiệm tiền đồng tăng mạnh là do chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ vẫn ở mức hấp dẫn, cùng với tỷ giá ổn định và kênh tiền gửi tại ngân hàng an toàn, hiệu quả (Thùy Vinh, 2012). Thế nhƣng, lãi suất vẫn chƣa là yếu tố duy nhất quyết định sự lựa chọn của khách hàng. Việc thực hiện tốt khâu chăm sóc và tạo đƣợc ấn tƣợng với khách hàng sẽ giúp Ngân hàng thu hút và giữ chân khách hàng. Thái độ nhiệt tình, cử chỉ ân cần, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thủ tục nhanh chóng và tiện lợi là một ƣu điểm đáng quí của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ, ghi điểm trong thị hiếu khách hàng. Nhƣng đến năm 2013, tình hình huy động vốn lại tụt dốc. Năm này, huy động vốn chỉ đạt 74.447 triệu đồng, giảm 26,74%, tƣơng ứng với 27.177 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng cơ cấu trở về 26%. Một phần nguyên nhân chắc hẳn do trần lãi suất huy động đã giảm xuống còn 7%/năm kể từ thông tƣ 15/2013/TT-NHNN có hiệu lực vào ngày 28/06/2013. Khách hàng dần chuyển sang các kênh đầu tƣ khác nhƣ chứng khoán, vàng.... Biểu hiện giảm sút về nguồn vốn huy động nhƣ thế là do chính sách mà Nhà nƣớc đã đƣa ra, cho nên bản thân Ngân hàng cần tích cực triển khai các hình thức khuyến mãi nhằm chiêu dụ khách hàng để tăng trƣởng nguồn vốn huy động, góp phần nâng tầm hoạt động cho Chi nhánh. Từ bảng số liệu 4.1, ta cũng có thể thấy tình hình vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 đạt 64.337 triệu đồng, chiếm khoảng 86% kết quả cả năm. Vào những tháng đầu năm, khách hàng cá nhân tranh thủ gửi tiền nhằm tiết kiệm dùng cho chi tiêu những tháng cuối năm. Ngân hàng cũng tranh thủ huy động vốn để cho vay kịp thời các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu hay các dự án đầu tƣ kinh doanh. Đến sáu tháng đầu năm 2014, vốn huy động đạt 102.352 triệu đồng, tăng 38.015 triệu đồng, tƣơng đƣơng mức tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng đang 29 rơi vào tình trạng thừa tiền, đặc biệt là khối quốc doanh. NHNN hạ trần lãi suất huy động không còn là vấn đề quan trọng nữa, thậm chí các ngân hàng còn giảm lãi suất sâu hơn mức trần qui định nhƣ một biện pháp tự vệ giúp giảm chi phí vốn đầu vào, giảm áp lực phải đẩy tín dụng ra với ngân hàng. Tuy nhiên, phần riêng Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ, do chỉ là một chi nhánh nhỏ, vốn dùng cho hoạt động kinh doanh thì không thể thiếu nguồn vốn huy động nên Ngân hàng vẫn tăng cƣờng nhận tiền gửi. Lãi suất tuy có giảm nhƣng nhờ các chƣơng trình khuyến mãi và uy tín của Bắc Á trên thị trƣờng đã giúp Ngân hàng đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Thứ hai là vốn điều chuyển. Qua ba năm, tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển luôn lớn hơn nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn với diễn biến tăng giảm không đều. Năm 2011 chiếm tỷ trọng 74,41%, năm 2012 chiếm 62,28%, năm 2013 chiếm 74%. Tỷ trọng trung bình ba năm chiếm khoảng 70% trên tổng cơ cấu nguồn vốn. Năm 2012, tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển có phần giảm là do công tác huy động vốn đạt đƣợc doanh số cao, nhu cầu điều chuyển vốn ít lại. Đến năm 2013, công tác huy động vốn không thuận lợi, do đó, Ngân hàng cần điều chuyển nhiều hơn, tổng cộng cả năm là 211.857 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, vốn điều chuyển đã đạt đến 182.343 triệu đồng, chiếm gần 86% so với cả năm nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng đƣợc diễn ra ổn định và kịp thời. Năm 2014, số liệu sáu tháng đầu năm cũng tăng lên đáng kể, đạt 220.272 triệu đồng, gần bằng con số của cả năm 2013. Những biểu hiện trên cho thấy, tùy vào từng bƣớc đi của nguồn vốn huy động mà vốn điều chuyển sẽ đƣợc chuyển đến một cách thích hợp, đem đến nguồn lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, do chi phí vốn điều chuyển thƣờng cao hơn chi phí huy động vốn nên Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nhằm giảm thiểu điều chuyển vốn, đỡ tốn kém phần chi phí không nên có. 4.1.2 Phân tích về tình hình huy động vốn 4.1.2.1 Tiền gửi không kì hạn Tiền gửi không kì hạn là khoản tiền gửi có thể rút bất cứ lúc nào, tùy theo nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Hai đối tƣợng khách hàng chính là cá nhân và doanh nghiệp. Ở loại tiền gửi không kì hạn, thông thƣờng Ngân hàng nhận đƣợc tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán cho doanh nghiệp và đối tác làm ăn, điều này giúp doanh nghiệp giảm bớt phần chi phí vận chuyển thanh toán, và bản thân Ngân hàng hƣởng đƣợc lợi nhuận từ phí chuyển khoản. Riêng đối với khách hàng cá nhân, tiền gửi không kì hạn thƣờng là những khoản tiết kiệm chƣa có 30 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Không kì hạn 14.021 25.043 4.398 3.248 8.160 11.022 78,61 (20.645) (82,44) 4.912 151,23 Có kì hạn 46.079 76.581 70.049 61.089 94.192 30.502 66,20 (6.532) (8,53) 33.103 54,19 Vốn huy động 60.100 101.624 74.447 64.337 102.352 41.524 69,09 (27.177) (26,74) 38.015 59,09 CHỈ TIÊU 2012/2011 2013/2012 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 31 6T 2014/6T 2013 Số tiền % mục đích sử dụng nhất định, khách hàng sẽ gửi đến Ngân hàng vừa dùng thanh toán, vừa tích lũy lợi nhuận. Để đƣợc thuận tiện, khách hàng cần đăng ký làm thẻ ATM tại Ngân hàng, công cụ này sẽ giúp khách hàng tiếp cận đƣợc nguồn tiền một cách nhanh nhất có thể. Từ bảng số liệu 4.2, ta nhận thấy tiền gửi không kì hạn có tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động và số dƣ tiền gửi tăng giảm không đều trong giai đoạn 2011 – 2013. Tỷ trọng trung bình của loại hình này qua ba năm gần 18%. Số dƣ tiền gửi năm 2011 đạt 14.021 triệu đồng, tăng 78,61% vào năm 2012, tƣơng ứng với chênh lệch dƣơng là 11.022 triệu đồng. Kinh tế năm 2012 thành phố Cần Thơ với nhiều biến động phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất còn cao, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân. Từ đó mà khách hàng cần gửi không kì hạn phòng hờ khi nhu cầu thanh khoản phát sinh thì rút vốn kịp thời. Cho nên, số dƣ tiền gửi không kì hạn năm 2012 cứ thế tăng lên. Đến kỳ năm 2013, số dƣ tiền gửi có biểu hiện giảm đến 82,44%, tƣơng ứng với 20.645 triệu đồng. Khi nền kinh tế thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 62,9 triệu đồng, dẫn đầu các tỉnh ĐBSCL (Thế Đạt, 2013). Phần lớn là nhờ vào các chính sách của Thành ủy, UBND thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đƣợc phát triển đúng hƣớng. Ngƣời dân có thu nhập cao hơn, bắt đầu tìm đến Ngân hàng để gửi tiết kiệm có kì hạn, tích lũy cho kế hoạch tiêu dùng hay sản xuất trong tƣơng lai. Tiền gửi không kì hạn giảm để nhƣờng chỗ cho khoản tiền gửi có kì hạn tăng lên trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Tính đến số dƣ sáu tháng đầu năm, năm 2014 tăng 4.912 triệu đồng, tƣơng ứng với 151,23%. Phần trăm tăng trƣởng tuy rất cao nhƣng thực chất số dƣ chƣa vƣợt lên nhiều, vẫn thể hiện tỷ trọng thấp của thành phần tiền gửi không kì hạn trong cơ cấu nguồn vốn huy động. 4.1.2.2 Tiền gửi có kì hạn Tiền gửi có kì hạn là khoản tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi sẽ đƣợc rút tiền sau một kì hạn thỏa thuận nhất định. Nếu khách hàng rút tiền trƣớc thời hạn thỏa thuận thì sẽ đƣợc hƣởng lãi suất không kì hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần lƣu ý rằng lãi suất có kì hạn cao hơn lãi suất không kì hạn. Vì đối với tiền gửi có kì hạn, Ngân hàng chủ động đƣợc dòng tiền, tùy theo kỳ hạn gửi ngắn, trung hay dài hạn mà có chiến lƣợc đầu tƣ hay cho vay vào những nơi khác để sinh lợi. Còn tiền gửi không kì hạn thì ngƣợc lại. Có thể nói, tiền gửi có kì hạn là kênh đầu tƣ sinh lời an toàn, hiệu quả của khách hàng, là kênh huy động vốn tiện dụng giúp Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, khách hàng song hành cùng loại hình này, chủ yếu là cá nhân. Ngân hàng nhận 32 tiền gửi tiết kiệm nhƣ một hình thức cất giữ tiền hộ và nhận phí bảo quản. Ngoài ra, nếu phân loại theo thời hạn, thành phần tiền gửi này gồm có ngắn và trung dài hạn, trong đó tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm chủ yếu. Bởi vì mặc dù khách hàng muốn sinh lời cao từ nguồn vốn tích lũy nhƣng do những bất thƣờng, biến cố trong cuộc sống luôn xảy ra, hình thức ngắn hạn không chỉ giúp họ có đƣợc tiền lời mà còn chủ động đƣợc dòng tiền của bản thân hơn so với khi gửi theo hình thức trung dài hạn. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tiền gửi có kì hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi không kì hạn. Năm 2011, loại hình này chiếm tỷ trọng 76,67% trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Năm 2012 chiếm 75,36% và năm 2013 chiếm 94,10%. Từ đây, ta có thể thấy đƣợc Ngân hàng rất chú trọng đến loại hình tiền gửi này. Đặc biệt vào năm 2013, tỷ trọng chiếm 94,10%, tăng 18,74% so với năm 2012 là dấu hiệu cho thấy xu hƣớng của Ngân hàng đang chuyển dần sang tiền gửi có kì hạn rất rõ ràng. Xét về số dƣ tiền gửi, tình hình diễn biến thất thƣờng, năm 2011 đạt 46.079 triệu đồng, năm 2012 thì tăng lên đến 76.581 triệu đồng và năm 2013 giảm nhẹ còn 70.049 triệu đồng. Mức tăng vào năm 2012 khá cao, một phần cũng do tình hình các kênh đầu tƣ khác nhƣ thị trƣờng bất động sản, chứng khoán và vàng… đều bất ổn nên ngƣời dân chọn giải pháp gửi ngân hàng cho an toàn. Lãi suất tuy có thấp nhƣng hình thức khuyến mãi hấp hẫn, vận dụng linh hoạt các chƣơng trình trong từng thời kỳ là yếu tố giúp Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ có biểu hiện tăng trƣởng về loại hình này. Cụ thể là, BacABank chi nhánh Cần Thơ đã triển khai chƣơng trình khuyến mãi “Chung vui sinh nhật, hân hoan nhận quà” vào dịp kỷ niệm 18 năm thành lập của hệ thống ngân hàng TMCP Bắc Á. Theo đó, từ ngày 17/09 đến hết ngày 15/12/2012, khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại bất kỳ điểm giao dịch nào của BacABank trên cả nƣớc với số tiền tối thiểu từ 10 triệu đồng hoặc 500 USD, kỳ hạn một tháng trở lên tùy theo mức tiền gửi, sẽ có cơ hội nhận rất nhiều quà tặng hấp dẫn nhƣ chăn thu, ga bọc Everon, ô dù, áo mƣa cao cấp và sản phẩm sữa tƣơi sạch TH true milk. Về câu chuyện sáu tháng đầu năm, chúng ta có thể thấy năm 2014 tiếp nối xu hƣớng 2013, vấn đề tiền gửi có kì hạn vẫn đƣợc chú trọng và đặt lên hàng đầu. Sáu tháng đầu năm 2014, tiền gửi có kì hạn đạt số dƣ cao hơn năm 2013 là 33.103 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 54,19%. Trong thời gian này, thành phố Cần Thơ đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa, góp phần làm tăng tốc độ tăng trƣởng của các ngành kinh tế (tăng trƣởng kinh tế đạt 8,87%). Hơn nữa, công tác an sinh xã hội đƣợc thực hiện với nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ góp phần giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho ngƣời lao động. Về lĩnh vực văn hóa – xã hội, các cấp lãnh đạo của thành phố 33 Cần Thơ cũng đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tƣ vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân tại địa bàn. Kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, ngƣời dân có thu nhập khá cao, vấn đề sức khỏe không còn nhiều mối lo ngại, từ đó, ngƣời dân có cơ hội tích góp đƣợc nhiều nhiều tiền hơn để gửi tiết kiệm có kì hạn cho Ngân hàng. Cho nên, kết quả sau cùng là số dƣ tiền gửi có kì hạn của BacABank chi nhánh Cần Thơ đã tăng trƣởng khá nhanh trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014 4.2.1 Doanh số cho vay 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Nếu xét theo thời gian, doanh số cho vay gồm ngắn và trung dài hạn. Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 60% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay. Năm 2011, Chi nhánh cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 61,82%, tăng lên 65,81% vào năm 2012 và đạt đƣợc 71,04% vào năm 2013. Đi cùng với tỷ trọng thì số dƣ cho vay ngắn hạn cũng tăng đáng kể. Năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 2.688 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 16,66%, đến năm 2013, lại tăng thêm 5.680 triệu đồng, tƣơng ứng 30,18%. Vấn đề tăng trƣởng này là tất yếu, khi mà tại các thành phố lớn nhƣ Cần Thơ, ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng mong muốn nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhƣ tham gia các khóa học ngắn hạn, mua sắm vật dụng cần thiết trong gia đình, sửa sang nhà cửa, tổ chức các sự kiện lớn trong đời hay tham quan những chuyến du lịch đáng nhớ… Do đó, sự xuất hiện của cho vay tiêu dùng ngắn hạn nhƣ một giải pháp tài chính tiện lợi và hữu ích. Đây là sự lựa chọn thông minh cho ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, vào những năm gần đây, các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ, chính sách tiền tệ của NHNN luôn có nhiều thay đổi bất ngờ, các ngân hàng thì thƣờng xuyên cập nhật. Cho nên, ngƣời tiêu dùng thƣờng chọn các sản phẩm vay ngắn hạn, để sau khi kết thúc kì hạn họ có thể dễ dàng vay lại mà không còn lo ngại về sự biến đổi của lãi suất thị trƣờng. Ngoài ra, một phần là do lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn, ngƣời vay sẽ ít áp lực hơn. Chỉ trừ trƣờng hợp, ngƣời vay thật sự rất cần các khoản vay trung dài hạn nhƣ khi mua ô tô, mua nhà có giá trị cao… đòi hỏi phải có khoản vay lớn. Bên cạnh đó, các món vay ngắn hạn thƣờng kèm theo những thủ tục thẩm định xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi vay. Nguyên nhân sau cùng là vì vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Việc đáp ứng đầu ra tín dụng ngắn hạn nhằm cân 34 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng cộng 2011 2012 2013 6T 2013 CHÊNH LỆCH 6T 2014 2012/2011 Số tiền 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 16.132 18.820 24.500 17.924 14.951 2.688 16,66 5.680 30,18 (2.973) (16,59) 9.963 9.778 9.987 5.638 3.936 (185) (1,86) 209 2,14 (1.702) (30,19) 26.095 28.598 34.487 23.562 18.887 2.503 9,59 5.889 20,59 (4.675) (19,84) % Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 35 Số tiền 6T 2014/6T 2013 % Số tiền % bằng nguồn vốn, cố gắng đƣa thanh khoản về trạng thái cân bằng và giảm đƣợc rủi ro lãi suất. Giả dụ, Ngân hàng nhận tiền gửi ngắn hạn và ngƣợc lại đi cho vay trung dài hạn, vậy khi đến thời điểm khách hàng đến rút vốn và lãi với số lƣợng lớn thì rất khó để điều chuyển vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hai thời điểm không khớp với nhau sẽ là một vấn đề trở ngại cho Ngân hàng. Hơn nữa, NHNN cũng đã đƣa ra qui định đối với các NHTM chỉ đƣợc sử dụng tỷ lệ 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo thông tƣ 15/2009/TT-NHNN ban hành ngày 10/08/2009. Còn về doanh số cho vay trung dài hạn, số dƣ cho vay cầm chừng đạt mức khoảng gần 10 tỷ đồng ở thời điểm từng năm, khoảng chênh lệch rất thấp. Cụ thể là, năm 2011 đạt 9.963 triệu đồng, năm 2012 giảm nhẹ còn 9.778 triệu đồng (giảm xuống 1,86%), lại tăng trƣởng chậm vào năm 2013 với 9.987 triệu đồng (tăng lên 2,14%). Tỷ trọng của doanh số cho vay trung dài hạn thì ngày càng giảm đi. Lần lƣợt, năm 2011 chiếm tỷ trọng là 38,18%, năm 2012 chiếm 34,19%, sau cùng còn 28,96% vào năm 2013. Từ những biểu hiện trên, ta có thể thấy đƣợc mức độ ƣu tiên cũng nhƣ tầm quan trọng của loại hình cho vay ngắn hạn. Ngân hàng luôn cố gắng, nỗ lực tìm ra những chiến lƣợc chiêu thị hấp dẫn khách hàng, mở rộng phạm vi cho vay nhằm tăng doanh số cho vay cho cả hai loại hình này, tuy nhiên, hình thức ngắn hạn vẫn là số một. Qua biểu hiện về tình hình doanh số cho vay trong giai đoạn 06/2013 – 06/2014, ta nhận thấy Ngân hàng vẫn tiếp tục định hƣớng theo sự chuyển dịch cơ cấu lệch về bên hình thức ngắn hạn. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao (76,07%), nhƣng đến năm 2014 lại tiếp tục tăng lên với 79,16%. Tuy nhiên, tình trạng tổng doanh số cho vay đang có dấu hiệu giảm xuống, ứng với chênh lệch âm là 4.675 triệu đồng. Bởi thế, doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn cũng vì thế mà giảm theo. Doanh số cho vay ngắn hạn vào sáu tháng đầu năm 2014 giảm 2.973 triệu đồng so với cùng kì năm 2013, tƣơng ứng với chênh lệch 16,59%. Còn doanh số trung dài hạn giảm 1.702 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 30,19%. Lý giải cho sự sụt giảm này là do từ đầu năm 2014, các cấp, các ngành trong thành phố Cần Thơ đã tập trung chỉ đạo, triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ thị trƣờng, tập trung nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực ƣu tiên (nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ…). Do đó, nguồn lực đầu tƣ cho tín dụng tiêu dùng, phần nào cũng sẽ bị giảm sút. Hơn nữa, trên thực tế, thời điểm sau Tết âm lịch là lúc mà cho vay tiêu dùng tăng trƣởng kém. Tâm lý khách hàng vào thời điểm sau Tết thƣờng e ngại mua sắm đồ dùng, thiết bị hay xe cộ…Mảng cho vay tiêu dùng chỉ tăng mạnh nhất vào những lúc cuối năm, sát với Tết nguyên đán. Mặt khác, ngày 01/10/2013, tại thành phố Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam 36 (PVcombank) chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phƣơng tây (WesternBank), dƣới sự chấp thuận thành lập của NHNN theo Quyết định số 279/GP-NHNN. Thêm sự ra đời của một ngân hàng, tức là thêm một đối thủ cạnh tranh, trong khi đó, PVcombank lại có qui mô lớn mạnh, sức hút đối với khách hàng Cần Thơ sẽ không thấp. Vì thế, vấn đề tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng Bắc Á sẽ càng gặp nhiều thử thách. Chính những nguyên nhân trên làm cho mảng cho vay tiêu dùng giảm, cho nên, Ngân hàng cần đƣa ra giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng tiêu dùng tối đa, góp phần vào việc kích cầu cho nền kinh tế. 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng Xét về mục đích sử dụng vốn vay, doanh số cho vay tiêu dùng bao gồm vay mua ô tô, vay mua nhà và vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa, vay du học…Nhìn chung, doanh số cho vay theo từng nhóm có diễn biến tăng giảm không giống nhau. Mặt khác, xét về tỷ trọng, vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…chiếm giá trị cao nhất trong tổng cơ cấu doanh số cho vay. Biểu hiện cụ thể là tỷ trọng trung bình ba năm khoảng 49%. Lý giải nguyên nhân vì nhóm vay theo mục đích này thƣờng có qui mô tƣơng đối nhỏ, không cần tài sản đảm bảo hay nếu cần thì tỷ lệ tài sản đảm bảo có thể ở giá trị thấp. Tuy nhỏ lẻ nhƣng nhóm vay này đáp ứng đƣợc nhu cầu bức thiết của ngƣời dân, mở rộng đƣợc phạm vi cho vay với những ngƣời có thu nhập không cao. Thiện chí cũng nhƣ khả năng trả nợ là nằm trong mức an toàn, đồng nghĩa với nguy cơ bị quỵt nợ sẽ rất ít. Vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa... sẽ là giải pháp hữu hiệu giải quyết những vấn đề chi tiêu thƣờng khi của khách hàng. So với món vay mua ô tô hay mua nhà thì vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa… có vẻ nhƣ đáp ứng đƣợc những nhu cầu cơ bản của con ngƣời hơn. Tuy nhiên, đối với công tác cho vay tiêu dùng theo nhóm nhỏ lẻ nhƣ thế, bản thân Chi nhánh không nên bỏ qua việc điều phối nhân viên sao cho phù hợp để nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay. Cũng chính vì thế, doanh số cho vay theo mục đích mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa… đã có biểu hiện tăng từ năm 2011 (12.090 triệu đồng) đến năm 2012 (14.308 triệu đồng) và năm 2013 (17.561 triệu đồng). Chi nhánh đã khai thác tốt các sản phẩm cho vay, đại diện nhƣ True shopping và Cho vay thấu chi tiêu dùng. True shopping sẽ đáp ứng nhu cầu nếu nhƣ bạn muốn mua sắm, đi du lịch, hay du học… với thời hạn vay linh hoạt lên đến 5 năm, khoản vay tối đa là 500 triệu đồng. Còn sản phẩm Cho vay thấu chi tiêu dùng giúp bạn có thể giải quyết các vấn đề tài chính khẩn cấp, bất chợt khi không có đủ thời gian làm thủ tục vay ngân hàng, với hạn mức thấu chi lên đến 500 triệu 37 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền Số tiền 2.301 2012/2011 % 32,32 2013/2012 Số tiền 6T 2014/6T 2013 Số tiền % (2.383) (29,11) 4,17 214 5,42 % Vay mua ô tô 7.119 9.420 11.853 8.185 5.802 Vay mua nhà 6.886 4.870 5.073 3.947 4.161 Vay mua sắm vật dụng… 12.090 14.308 17.561 11.430 8.924 2.218 18,35 3.253 22,74 (2.506) (21,92) Tổng cộng 26.095 28.598 34.487 23.562 18.887 2.503 9,59 5.889 20,59 (4.675) (19,84) (2.016) (29,28) Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 38 2.433 25,83 203 đồng, thời hạn cấp hạn mức đƣợc 12 tháng. Cách sử dụng sản phẩm Cho vay thấu chi tiêu dùng khá đa dạng, bạn có thể rút tiền từ máy ATM, thanh toán tại POS, chuyển khoản... Phƣơng thức trả nợ gốc và lãi linh hoạt cùng lãi suất hấp dẫn, đƣợc Ngân hàng áp dụng thích hợp ở từng đối tƣợng, từng thời kì. Bên cạnh đó, các khoản vay mua ô tô hay mua nhà tuy không chiếm chủ yếu nhƣng cũng không kém phần quan trọng. Khoản vay mua ô tô chiếm tỷ trọng trung bình ba năm khoảng 31,53% và khoản cho vay mua nhà thì đạt 19,38%. Sở dĩ khoản vay mua nhà có tỷ trọng thấp hơn so với khoản vay mua ô tô là vì vào những năm nay thị trƣờng bất động sản luôn có nhiều biến động thất thƣờng, giá nguyên vật liệu cao làm cho giá thành nhà ở cũng theo đà tăng lên. Đặc biệt năm 2012, thị trƣờng bất động sản tại Cần Thơ dƣờng nhƣ đóng băng. Nhu cầu nhà ở thì cao, giá sản phẩm có dấu hiệu giảm nhƣng do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, nhà đầu tƣ thiếu vốn, cùng với chiến lƣợc kinh doanh phát triển nhà ở chƣa đi đúng hƣớng khiến các dự án bỏ hoang. Đó cũng chính là nguyên nhân chính làm cho doanh số cho vay theo mục đích mua nhà năm này giảm xuống còn 4.870 triệu đồng. Đến cuối năm 2013, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tồn kho bất động sản toàn quốc khoảng hơn 27 nghìn căn, tập trung ở phân khúc nhà cao cấp và nhà hạng sang, còn phân khúc nhà ở trung bình và nhà ở xã hội không đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu của ngƣời có thu nhập thấp lại rất lớn, cả nƣớc hiện cần khoảng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội, trong đó có ngƣời dân Cần Thơ. Nhƣ vậy, cung nhà ở xã hội còn rất thiếu so với cầu, kéo theo nhu cầu vay tiêu dùng để mua nhà của ngƣời dân cũng sẽ hạn chế. Mặt khác, các dự án xây dựng nhà ở xã hội thƣờng xa trung tâm thành phố, xa nơi làm việc của ngƣời dân nên ít ai lựa chọn mua. Cho nên, vào năm này, doanh số cho vay mua nhà cũng chỉ tăng nhẹ lên với số tiền 5.073 triệu đồng. Nói về sản phẩm tiêu biểu cho loại hình cho vay theo mục đích mua nhà, đó chính là sản phẩm True house của Ngân hàng. Thời hạn vay kéo dài đến 15 năm, Ngân hàng sẽ hỗ trợ tín dụng đến 70% nhu cầu vốn. Tuy không có sự tăng trƣởng nổi bật, khoản cho vay mua nhà vẫn giữ vị trí không thể nào thay thế. Ngƣợc lại, cho vay mua ô tô luôn có dấu hiệu tăng trƣởng trong giai đoạn 2011 – 2013. Nếu tính năm 2011 là năm gốc, doanh số cho vay đạt 7.119 triệu đồng, thì đến năm 2012 tăng lên 32,32%, năm 2013 cũng tăng không kém với 25,83%. Bởi vì Nhà nƣớc đã có chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô, mức thuế suất qui định tại biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2012 – 2014 theo Thông tƣ 161/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011. Rất nhiều loại ô tô nhập khẩu đƣợc giảm thuế, ngƣời tiêu dùng vui mừng khi đến gần với cơ hội mua xe cùng các thƣơng hiệu phổ biến nhƣ Ford, Toyota, Honda. Cho nên, 39 lƣợng khách hàng có nhu cầu tăng lên đáng kể. Hơn nữa, đối với nhu cầu vay mua ô tô, khi chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản nhƣ ăn mặc, nơi ở thì họ sẽ quan tâm đến nhu cầu xã hội nhƣ thể hiện đẳng cấp chẳng hạn. Bằng phƣơng thức cho vay, Chi nhánh sẽ giúp khách hàng dễ dàng thỏa mãn nhu cầu, có phƣơng tiện đi lại tiện lợi và sang trọng nhƣ xe ô tô. Đồng hành cùng khoản vay này là sản phẩm Dream car, thời hạn vay linh hoạt lên đến 60 tháng, hỗ trợ tối đa 80% nhu cầu vay vốn thực tế. Điều kiện cho vay sẽ đƣợc áp dụng linh hoạt tùy vào loại hình tài sản đảm bảo của khách hàng. Chính những nguyên nhân trên đã đƣa doanh số cho vay mua ô tô ngày càng tăng trƣởng bền vững. Về tình hình sáu tháng đầu năm, tổng doanh số cho vay tiêu dùng có dấu hiệu giảm vào năm 2014, do đó các khoản vay cũng lần lƣợt giảm theo. Vay mua ô tô giảm 2.383 triệu đồng, ứng với chênh lệch âm là 29,11%. Vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…giảm từ 11.430 triệu đồng vào sáu tháng năm 2013 còn 8.924 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2014. Duy nhất chỉ có khoản cho vay mua nhà có diễn biến tăng nhẹ, với mức tăng 5,42%. Từ đó, ta nhận thấy Chi nhánh đã ƣu tiên cho khoản vay này khi tình hình bất động sản từ đầu năm 2014 có nhiều khởi sắc, đƣợc sự quan tâm đặc biệt của UBND TP.Cần Thơ. Ngoài ra, theo bà Trần Thị Bích Anh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tƣ Nam Long cho rằng, hệ thống Ngân hàng cần khoan nợ cho doanh nghiệp bất động sản, qua đó, nhằm cho vay bổ sung tạo sản phẩm phục vụ thị trƣờng, bƣớc đà phục hồi đi lên. Hơn nữa, Ngân hàng luôn cố gắng triển khai các sản phẩm cho vay đa dạng và tiện ích, góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu càng cao của khách hàng trên thị trƣờng tiêu dùng. 4.2.1.3 Doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo Ngoài ra, cho vay tiêu dùng còn chia làm hai loại là vay thế chấp và tín chấp nếu xét theo hình thức đảm bảo. Vay tín chấp đƣợc hình thành dựa trên uy tín của khách hàng, có thể là uy tín của cá nhân hay tổ chức đang mà họ đang công tác. Còn vay thế chấp là dùng tài sản bằng vật chất mà khách hàng đang có để đảm bảo rằng khoản vay sẽ đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Thêm nữa, cho vay thế chấp sẽ an toàn cho ngân hàng hơn nên lãi suất sẽ thấp hơn lãi suất cho vay tín chấp. Thông thƣờng, cả ngân hàng và khách hàng đều chọn cho vay thế chấp, loại hình có đảm bảo truyền thống của các ngân hàng. Bởi vậy, tỷ trọng vay thế chấp trong cơ cấu cho vay tiêu dùng luôn chiếm giá trị cao hơn so với vay tín chấp. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ trọng trung bình ba năm của vay thế chấp là 80,68%. Doanh số cho vay thế chấp luôn có sự tăng trƣởng qua từng năm. Năm 2011 đạt 20.803 triệu đồng, tăng 11,89% vào năm 2012, tiếp tục 40 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % 6T 2014/6T 2013 Số tiền % Vay thế chấp 20.803 23.276 27.910 19.217 15.077 2.473 11,89 4.634 19,91 (4.140) (21,54) Vay tín chấp 5.292 5.322 6.577 4.345 3.810 30 0,57 1.255 23,58 (535) (12,31) 26.095 28.598 34.487 23.562 18.887 2.503 9,59 5.889 20,59 (4.675) (19,84) Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 41 tăng thêm 19,91% đến năm 2013. Tăng trƣởng tuy không cao nhƣng thể hiện đƣợc dấu hiệu bền vững. Bắt nhịp cho sự tăng trƣởng này là việc Chi nhánh đã đƣa ra một loạt những sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp đa dạng, theo đuổi kịp tiến độ phát triển nhu cầu của thị trƣờng. Tiêu biểu, món Cho vay sổ tiết kiệm là sản phẩm tín dụng ƣu đãi dành cho khách hàng cá nhân với mong muốn kịp thời bù đắp những khoản chi tiêu sinh hoạt bất chợt trong cuộc sống gia đình, tài sản đảm bảo chính là sổ tiết kiệm do Ngân hàng phát hành cho khách hàng. Một ví dụ nữa là sản phẩm Cho vay thấu chi tiêu dùng đƣợc giao dịch với tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc ô tô. Ngoài các sản phẩm đa dạng, lãi suất cho vay thế chấp của Chi nhánh cũng rất hấp dẫn, có thể cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Hơn nữa, các khoản cho vay tiêu dùng thế chấp do có tài sản đảm bảo nên giá trị các khoản vay thƣờng lớn ở mỗi hợp đồng tín dụng, điều này góp phần giúp doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng dễ dàng tăng trƣởng cao. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng thế chấp luôn đƣợc Ngân hàng chú trọng hoạt động để duy trì và phát triển. Còn về cho vay tiêu dùng tín chấp, hình thức này cũng không kém phần hấp dẫn sự đầu tƣ phát triển của Ngân hàng. Năm 2011, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tín chấp chiếm 20,28% trong tổng cơ cấu cho vay. Năm 2012 giảm nhẹ còn 18,61%, năm 2013 tăng lên 19,07%. Nhìn chung, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tín chấp chiếm không cao bởi vì vay tín chấp do chỉ dựa vào uy tín và mức thu nhập thực tế của khách hàng nên các khoản vay thƣờng có giá trị nhỏ và độ an toàn chƣa bằng khi so với vay thế chấp. Ngoài ra, gần đây, đối tƣợng khách hàng đƣợc Ngân hàng “săn lùng” không chỉ áp dụng với những ngƣời đi làm hƣởng lƣơng mà còn là những đối tƣợng đã mua bảo hiểm nhân thọ hoặc có thẻ tín dụng. Tùy từng đối tƣợng, điều kiện thực tế của khách hàng, mức lãi suất Ngân hàng đƣa ra sẽ khác nhau. Tuy nhiên, xét về giá trị cho vay, thì doanh số vẫn tăng qua ba năm. Năm 2011, năm 2012 và 2013 lần lƣợt với các giá trị là 5.292; 5.322 và 6.577 triệu đồng. Thời gian qua, NHNN đã triển khai chủ trƣơng tăng cƣờng cho vay tín chấp, các NHTM nói chung cũng nhƣ Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ nói riêng đang tiến hành thực hiện nhƣng còn khá dè dặt, bởi lo lắng cho nguy cơ rủi ro nợ xấu sẽ gia tăng. Vì nếu so với hợp đồng tín dụng thế chấp, khi có sự cố xảy ra, Ngân hàng còn thu đƣợc vốn gốc, nhƣng đối với hợp đồng tín dụng tín chấp thì dƣờng nhƣ mất trắng. Cho nên, đối với các hợp đồng tín dụng tín chấp, Ngân hàng cần phải hết sức thận trọng với khâu thẩm định trong thời buổi kinh tế còn khó khăn. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014, doanh số cho vay tiêu dùng thế chấp có dấu hiệu giảm tỷ trọng từ 81,56% xuống còn 79,83%. Nhƣng đây không phải là do sự yếu kém trong hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Bắc 42 Á mà do có sự chuyển dịch cơ cấu về bên mảng cho vay tín chấp. Bởi vì, NHNN vẫn không ngừng đẩy mạnh chủ trƣơng tăng cho vay tín chấp, biểu hiện đó nhƣ một phần thực thi theo chính sách đã đƣa ra. Tuy nhiên, Ngân hàng cần lƣu ý một vấn đề quan trọng nhƣ theo ông Trần Du Lịch (Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội) từng cho biết, chủ trƣơng của NHNN đƣa tín hiệu cho NHTM tăng tín chấp là một chủ trƣơng tốt nhƣng bản thân mỗi ngân hàng cần có trách nhiệm, tăng tín chấp nhƣng không tăng nợ xấu, đồng nghĩa với việc phải giám sát chặt chẽ dòng tiền. Tuy thế, vấn đề đáng nói ở đây là nợ xấu trầm trọng nhƣ hiện nay bởi do giám sát dòng tiền quá kém. Nhƣ vậy, bản thân Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ nói riêng cũng nhƣ các NHTM khác nói chung cần có những giải pháp thiết thực để kiểm soát dòng tiền sao cho vừa phù hợp chủ trƣơng của Nhà nƣớc, vừa hạn chế đƣợc nợ xấu. 4.2.2 Doanh số thu nợ 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Sau khi thực hiện công tác cho vay, công việc kế tiếp cần đƣợc tiến hành là thu nợ. Doanh số thu nợ sẽ giúp ta biết đƣợc tình hình quản lý nguồn vốn, hiệu quả vốn đầu tƣ cũng nhƣ tính chính xác của việc thẩm định khách hàng để thu hồi vốn tín dụng. Cho nên, nếu nhƣ cho vay nhƣng không thu hồi đƣợc nợ, chẳng khác nào phí công vô ích, thậm chí bản thân chịu lỗ. Công tác thu nợ là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi nhà tƣ nói chung và Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Tƣơng thích với doanh số cho vay theo thời hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu nợ trung và dài hạn. Tỷ trọng trung bình của doanh số thu nợ ngắn hạn qua ba năm là 70,65%. Tỷ trọng của doanh số này luôn có sự tăng trƣởng ở từng năm. Năm 2011 đạt tỷ trọng 68,54%, năm 2012 đƣợc 71,03% và năm 2013 là 72,39%. Xét về giá trị cũng thế, năm 2011 đạt doanh số 15.424 triệu đồng, tăng thêm 6,71% vào năm 2012. Năm 2013 tiếp tục tăng thêm 37,63% so với năm 2012. Sở dĩ năm 2013 có sự tăng trƣởng cao gần gấp 6 lần so với mức tăng trƣởng của năm 2012 là do doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2013 cũng tăng ở mức gần đó (30,18%), khoản vay lại đƣợc tính theo thời hạn ngắn nên trong năm số lƣợng thu hồi nợ nhiều là chuyện đƣơng nhiên. Hơn nữa, lãi suất cho vay ngắn hạn cùng với qui mô cho vay thƣờng không lớn, nên vấn đề thu hồi vốn để trả nợ của khách hàng sẽ trở nên dễ dàng. Đạt đƣợc thành tích này, công lao một phần là không thể không kể đến sự sáng suốt của Ban lãnh đạo, những tận tụy, cố gắng của các nhân viên Chi nhánh tạo nên những đóng góp xuất sắc trong công tác thẩm định tín dụng cũng nhƣ thu nợ. Tất cả những nguyên nhân trên 43 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng cộng 2011 2012 2013 6T 2013 CHÊNH LỆCH 6T 2014 2012/2011 Số tiền 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 15.424 16.459 22.653 15.339 14.198 1.035 6,71 6.194 37,63 (1.141) (7,44) 7.079 6.713 8.640 4.889 3.574 (366) (5,17) 1.927 28,71 (1.315) (26,90) 22.503 23.172 31.293 20.228 17.772 669 2,97 8.121 35,05 (2.456) (12,14) % Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 44 Số tiền 6T 2014/6T 2013 % Số tiền % đã giúp cho doanh số thu nợ của Chi nhánh có những chuyển biến khách quan, tạo niềm tin vững mạnh để vƣơn xa hơn. Ngƣợc lại với doanh số thu nợ ngắn hạn, tỷ trọng của doanh số thu nợ trung và dài hạn có diễn biến giảm đều qua từng năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm đầu của giai đoạn chiếm 31,46%, năm thứ hai thì 28,97% và chỉ còn 27,61% vào năm thứ ba. Xét về mặt giá trị, doanh số thu nợ có biểu hiện tăng giảm không ổn định từ năm 2011 – 2013. Năm 2011, doanh số đạt 7.079 triệu đồng, năm 2012 giảm đi một khoảng là 366 triệu đồng. Năm 2013 có dấu hiệu tăng trƣởng so với năm 2012, mức tăng là 28,71%, tƣơng đƣơng với 1.927 triệu đồng. Biểu hiện giảm sút của năm 2012, làm cho mức độ hoàn thành chỉ tiêu doanh số thu nợ trung và dài hạn trong công tác tín dụng chƣa đạt nhƣ ý muốn. Mặc dù khách hàng vay vào những năm trƣớc đến thời điểm này thì trả nợ, thế nhƣng năm 2012 nền kinh tế còn nhiều biến động, lạm phát tuy có giảm nhƣng còn dƣ âm của cuối năm trƣớc chuyển sang. Đồng thời, những khoản vay thƣờng có giá trị lớn, khách hàng lại không có kế hoạch trả nợ cụ thể, thích hợp thì việc gom góp, thu hồi nguồn vốn lớn sẽ rất khó khăn. Ở khía cạnh này, Chi nhánh cần đi sâu, thâm nhập vào từng khoản vay để có thể tƣ vấn chi tiết cho khách hàng, để họ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo đúng hạn. Về giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014, doanh số thu nợ ngắn hạn có tỷ trọng tăng, nhƣng giá trị lại giảm. Tỷ trọng của sáu tháng đầu năm 2014 đạt 79,89% cao hơn cùng kì năm 2013 khoảng 4,06%. Doanh số thì giảm từ 15.339 triệu đồng xuống 14.198 triệu đồng. Vào hai quý đầu năm 2014, khi doanh số cho vay ngắn hạn đạt 14.951 triệu đồng thì doanh số thu nợ ngắn hạn ở con số 14.198 triệu đồng. Mức độ hoàn thành của công tác thu hồi nợ ngắn hạn chiếm gần 95%. Kết quả này là do vào những tháng đầu năm 2014 nền kinh tế cả nƣớc cũng nhƣ ở Cần Thơ đã có nhiều tín hiệu lạc quan, thu nhập và đời sống của ngƣời dân ổn định hơn, tạo tiền đề cho việc hoàn trả các khoản nợ vay ngắn hạn của Ngân hàng. Hơn nữa, các chính sách, chiến lƣợc của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện góp phần đẩy mạnh công tác tín dụng ngắn hạn khỏe mạnh và đi lên. Còn về doanh số thu nợ trung và dài hạn, tỷ trọng cùng giá trị đều giảm. Sáu tháng đầu năm 2014, tỷ trọng doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm từ 24,17% xuống còn 20,11%. Tƣơng tự, giá trị doanh số thu nợ giảm từ 4.889 triệu đồng xuống còn 3.574 triệu đồng. Nguyên nhân là do một phần các khoản nợ trung và dài hạn chƣa đến thời hạn thu hồi nợ, phần khác thì gia hạn nợ nhằm kéo dài thời hạn trả. Đối với khoản nợ trung và dài hạn, khách hàng vay tiền chủ yếu để mua nhà ở, xe ô tô…Tuy nhiên, khách hàng vay tiền mua nhà ở chính là đối tƣợng xin gia hạn nợ. Bởi vì các khoản vay có thời hạn dài nên khi khách hàng vay tiền và mua nhà, đến lúc kết thúc 45 hợp đồng thì trong khoảng thời gian đó, căn nhà hình thành từ vốn vay cũng có những hƣ hỏng đáng kể, đòi hỏi chi phí khá cao. Chính vì thế, khách hàng đã xin gia hạn nợ vì lấy số tiền trả nợ để sửa chữa nhà ở kịp thời. Một vài khoản vay khách hàng không đến thanh toán hoặc xin gia hạn nợ, Ngân hàng cần có biện pháp xử lý thích hợp để thu hồi cả vốn và lãi. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn Nhìn vào bảng số liệu 4.7, ta nhận thấy diễn biến của tình hình doanh số thu nợ ở các khoản vay theo mục đích sử dụng vốn có sự khác nhau rõ rệt. Đầu tiên, ta xét đến khoản vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…Khoản vay này có doanh số thu nợ liên tục tăng trƣởng qua từng năm từ năm 2011 – 2013. Năm 2011 đạt 10.435 triệu đồng, tăng thêm 657 triệu đồng vào năm 2012. Đến năm 2013, doanh số thu nợ tăng thêm đến 6.254 triệu đồng so với năm trƣớc đó, tƣơng ứng với mức tăng là 56,38%. Đi kèm với giá trị thu nợ thì tỷ trọng cũng không ngừng tăng lên. Biểu hiện lần lƣợt là 46,37%; 47,87%; 55,43% vào năm 2011, 2012, 2013. Chính vì thế, ta có thể thấy đƣợc tính khả thi nếu nhƣ Ngân hàng luôn cố gắng đầu tƣ tối đa vào khoản vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…Đặc biệt vào năm 2013, doanh số thu nợ đạt đến 17.346 triệu đồng, trong khi doanh số cho vay tƣơng ứng trong năm là 17.561 triệu đồng, kết quả thu hồi nợ đạt đến 98,78%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế Cần Thơ năm 2013 có nhiều bƣớc chuyển tích cực hơn so với hai năm trƣớc đó, thu nhập của ngƣời dân khá cao và ổn định hơn nên việc hoàn trả nợ gốc và lãi trong kì hạn ngắn cho Ngân hàng là không khó. Hơn nữa, khách hàng có tính tự giác cao trong việc cố gắng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, khoản vay này cũng chính là khoản vay ít phát sinh nợ xấu nhất. Thứ hai là khoản cho vay mua ô tô của Ngân hàng. Mặc dù, tỷ trọng có sự tăng giảm thất thƣờng qua ba năm nhƣng xét về giá trị thì doanh số thu nợ của khoản cho vay mua ô tô vẫn tăng trƣởng không ngừng. Năm 2011 đạt 6.634 triệu đồng, tăng thêm 13,20% vào năm 2012. Năm 2013 lại tăng thêm 27,46% so với giá trị năm 2012. Phần lớn những khách hàng vay tiền mua ô tô là những khách hàng có thu nhập ổn định và cao, thuộc dạng giàu có trong xã hội, họ nắm chắc khả năng trả đƣợc nợ trong tay, chỉ trừ khi những trƣờng hợp bất thình lình xảy ra không kịp chở tay mới có nguy cơ mất vốn. Hơn nữa, khi khách hàng không hoàn trả số nợ theo đúng kì hạn, buộc Ngân hàng phải phát mãi tài sản đảm bảo. Trong khi đó, các tài sản đảm bảo thƣờng là tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay. Giả dụ, vay mua ô tô thì tài sản đảm bảo là ô tô, vay mua nhà thì tài sản đảm bảo chính là căn nhà từ nguồn vốn vay đó. Tuy nhiên, việc phát mãi tài sản đối với những chiếc ô tô là chuyện khá dễ dàng đối với Ngân hàng vì thị trƣờng nhu cầu xe ô tô tại các thành phố lớn nhƣ Cần Thơ 46 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền Số tiền 876 2012/2011 % 13,20 2013/2012 Số tiền Vay mua ô tô 6.634 7.510 9.572 5.690 5.280 Vay mua nhà 5.434 4.570 4.375 3.044 3.220 Vay mua sắm vật dụng... 10.435 11.092 17.346 11.494 9.272 657 6,30 6.254 Tổng cộng 22.503 23.172 31.293 20.228 17.772 669 2,97 8.121 (864) (15,91) Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 47 2.062 % 6T 2014/6T 2013 Số tiền % 27,46 (410) (7,21) (195) (4,27) 176 5,78 56,38 (2.222) (19,33) 35,05 (2.456) (12,14) luôn đƣợc nhiều ngƣời săn đón, khi thỏa thuận đƣợc giá cả hợp lí thì tất cả vấn đề đều đƣợc giải quyết. Khách hàng cần ô tô thì có ô tô, khách hàng thiếu nợ thì xóa đƣợc nợ, còn Ngân hàng cũng đảm bảo an toàn về vốn cho vay và lãi. Vì thế mà bản thân Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đang cố gắng đƣa ra những chính sách nhằm khai thác hơn nữa tiềm năng vốn có của hình thức cho vay theo mục đích này. Thứ ba là khoản cho vay theo mục đích mua nhà. Tình hình doanh số thu nợ của khoản cho vay mua nhà giảm qua ba năm về cả tỷ trọng lẫn giá trị. Giá trị doanh số thu nợ năm 2011 là 5.434 triệu đồng, năm 2012 giảm còn 4.570 triệu đồng, và 4.375 triệu đồng là mức giảm cuối cùng của năm 2013. Về tỷ trọng, năm 2011, năm 2012 và năm 2013 lần lƣợt là 24,15%; 19,72%; 13,98%. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình bất động sản rơi vào thảm cảnh khốc liệt nhất, Ngân hàng đã thực hiện hành động cắt giảm bớt doanh số cho vay cũng nhƣ việc thẩm định tín dụng khắc khe hơn. Công tác thu hồi nợ đƣợc siết chặt, các nhân viên quản lý nợ luôn theo dõi sâu sát các hợp đồng tín dụng. Vì thế, mức thu hồi nợ đạt đƣợc thành tích khá lớn. Bên cạnh đó, vài trƣờng hợp khách hàng không thể hoàn trả các khoản vay. Ngân hàng cũng có sự cố gắng phát mãi tài sản đảm bảo tƣơng tự nhƣ đối với trƣờng hợp cho vay mua ô tô. Thế nhƣng, thị trƣờng bất động sản luôn ẩn chứa những khó khăn, đối tƣợng muốn mua nhà có thái độ e dè, lo ngại làm cho các khoản vay bị ứ đọng, chƣa xử lý kịp thời, đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Cho nên, riêng đối với công tác cho vay theo mục đích vay vốn mua nhà, Ngân hàng cần có những giải pháp thiết thực nhằm tích cực xóa sạch triệt để các khoản vay quá hạn, đem lại hiệu quả kinh doanh. Cuối cùng, ta xét đến diễn biến tình hình sáu tháng đầu năm ở năm 2013 và 2014. Khoản vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa… và vay mua ô tô đều có biểu hiện giảm, ngƣợc lại khoản vay mua nhà thì tăng lên nhẹ. Khoản vay mua ô tô vào hai quý đầu năm 2014 giảm 7,21% so với cùng kỳ 2013, còn vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…thì giảm đi 19,33%. Biểu hiện giảm sút của hai khoản vay không có nghĩa là Ngân hàng không ƣu tiên hay chú trọng mà là do ảnh hƣởng của chủ trƣơng thắc chặt tín dụng của Chính phủ, nên Ngân hàng đã giảm chỉ tiêu tổng doanh số cho vay, theo đó tổng doanh số thu nợ cũng giảm theo. Hai khoản vay trên giảm chỉ tiêu, còn riêng khoản cho vay mua nhà thì tăng lên không đáng kể. Khoản vay mua nhà tăng nhẹ từ 3.044 triệu đồng lên 3.220 triệu đồng, tƣơng ứng với diễn biến tăng của doanh số cho vay theo mục đích này trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014. Sự đồng điệu của tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ ở đây cho thấy đƣợc những bƣớc chuyển thuận lợi và tốt đẹp về xu hƣớng cho vay mua nhà. Do đó, Ngân hàng cần có chủ trƣơng, chính sách mới nhằm sát cánh 48 với thị trƣờng nhà ở, đem lại cho khách hàng những khoản vay đúng lúc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân thành phố Cần Thơ trong những năm sắp tới. 4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo Nhìn vào bảng số liệu 4.8, ta nhận thấy tình hình cho vay thế chấp tăng trƣởng trong giai đoạn 2011 – 2013 từ tỷ trọng đến giá trị. Tỷ trọng tăng từ 79,23% ở năm 2011 lên 81,76% trong năm 2012, tiếp tục tăng lên 82,76% vào năm 2013. Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 17.829 triệu đồng, tăng thêm 6,26% vào năm 2012. Đến năm 2013, doanh số thu nợ tăng 36,70% so với năm trƣớc đó. Nguyên nhân làm cho diễn biến thu hồi nợ có tiến triển tốt nhƣ vậy là do áp lực từ tâm lý khách hàng. Với khoản vay lớn, tài sản đảm bảo thƣờng là bất động sản, khách hàng luôn có ý thức trả nợ đúng hạn, nếu không Ngân hàng sẽ tịch thu tài sản, tiến hành xóa nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Hơn nữa, lãi suất cho vay thế chấp rẻ hơn lãi suất cho vay tín chấp nên khách hàng tranh thủ trả món nợ vì sợ sẽ phải đóng lãi chịu phạt, làm mất đi lợi ích ban đầu của việc lựa chọn hình thức vay này. So với hình thức cho vay thế chấp, tình hình doanh số thu nợ của cho vay tín chấp có sự khác biệt. Tỷ trọng của cho vay tín chấp giảm qua các năm, năm 2011 là 20,77%; năm 2012 là 18,24%; năm 2013 là 17,24%. Còn về giá trị, doanh số thu nợ năm 2012 giảm 9,56% so với năm 2011, vào năm 2013 tăng 27,63% so với năm 2012. Giai đoạn 2011 – 2012, do công tác thẩm định xét duyệt cho vay còn ít nhiều sơ suất nên ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả thu hồi nợ. Vào năm 2013, Chi nhánh đã kịp thời xem xét và khắc phục lại các sơ suất đã xảy ra. Cho vay tín chấp luôn ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm tàng nên Ban lãnh đạo có sự nhắc nhở các nhân viên quản lý nợ tích cực kiểm soát các khoản vay. Đồng thời, cho vay tín chấp không chỉ là những khoản vay ngắn hạn trong năm mà còn là vài khoản vay trung và dài hạn. Vài khoản vay trung và dài hạn đến thời điểm thanh toán nợ từ những năm trƣớc kết chuyển sang. Một hai khoản vay trung và dài hạn phát sinh trong năm nhƣng khách hàng lại trả nợ trƣớc thời hạn, chấp nhận chịu mức lãi phạt từ Ngân hàng. Tích hợp từ các nguồn thu hồi nợ ngắn hạn, trung và dài hạn khác nhau, Ngân hàng nhận đƣợc kết quả đầu vào tín dụng tín chấp nhƣ ý vào năm 2013. Sáu tháng đầu năm 2013, tình hình doanh số thu nợ cho vay thế chấp chƣa cao so với cả năm. Mức doanh số cả năm 2013 đạt 25.898 triệu đồng, trong khi sáu tháng đầu năm mới có 16.725 triệu đồng, từ đó, ta có thể thấy Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ cho vay thế chấp vào những tháng cuối năm. Đến cùng kỳ năm 2014, doanh số thu nợ cho vay thế chấp khá thấp, chỉ 14.783 triệu đồng. Ngân hàng cũng cần phải tiếp tục tăng doanh số 49 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU 6T 2013 CHÊNH LỆCH 6T 2014 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Vay thế chấp 17.829 18.945 25.898 16.725 14.783 1.116 6,26 6.953 36,70 (1.942) (11,61) Vay tín chấp 4.674 4.227 5.395 3.503 2.989 (447) (9,56) 1.168 27,63 (514) (14,67) 22.503 23.172 31.293 20.228 17.772 669 2,97 8.121 35,05 (2.456) (12,14) % Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 50 Số tiền 6T 2014/6T 2013 Số tiền Tổng cộng Số tiền 2013/2012 % Số tiền % vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, nếu so sánh doanh số thu nợ cho vay thế chấp ở hai thời điểm cùng kỳ, ta nhận thấy giá trị của năm 2013 cao hơn 2014. Còn vay tín chấp cũng chẳng khác gì, doanh số thu nợ vẫn giảm. Sáu tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ tín chấp đã giảm 14,67% so với cùng kỳ năm 2013. Đối với khoản vay tín chấp, nguyên nhân sụt giảm là do doanh số cho vay tƣơng ứng đã giảm đi 12,31% nên biểu hiện nhƣ thế là hợp lí. Còn về khoản vay thế chấp, do vài hợp đồng đƣợc kí kết nhƣng khách hàng không thực hiện đúng theo cam kết. Họ không thanh toán nợ và cũng không xin gia hạn. Do đó, Ngân hàng đã tiến hành phát mãi tài sản thế chấp nhƣng hiện trạng vẫn chƣa có ngƣời mua. Đây là vấn đề khó khăn của Ngân hàng trong lúc bấy giờ, cần có thêm những cố gắng và nỗ lực để thanh lý món nợ. 4.2.3 Dƣ nợ 4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn Từ doanh số cho vay và doanh số thu nợ, ta mới có thể tính đƣợc dƣ nợ. Dƣ nợ giúp Ngân hàng tính toán một cách chính xác số tiền mà khách hàng đã vay tại một thời điểm nhất định. Nếu dƣ nợ gần bằng doanh số cho vay thì Ngân hàng sẽ thiếu thanh khoản về tiền để đảm bảo giải ngân cho khách hàng trong kỳ tiếp theo. Nói cách khác, vòng quay vốn tín dụng sẽ chậm lại, nguy cơ gây tắc nghẽn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhƣ thế, việc phân tích dƣ nợ cho vay là không thể thiếu trong hoạt động tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh. So sánh từ số liệu của tổng doanh số cho vay tiêu dùng và dƣ nợ cho vay tiêu dùng, ta có thể thấy tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng khá thấp so với tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Cụ thể là, giai đoạn 2011 – 2013, tổng doanh số cho vay tiêu dùng lần lƣợt đạt là 26.095; 28.598; 34.487 triệu đồng. Trong khi đó, tổng dƣ nợ tiêu dùng thì đạt 13.866; 19.292; 22.486 triệu đồng. Cho nên, tình hình thanh khoản của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đƣợc xem là khá ổn định, không có ảnh hƣởng gì nghiêm trọng. Xét về thời hạn, dƣ nợ tiêu dùng ngắn hạn và trung dài hạn chiếm tỷ trọng xấp xỉ bằng nhau. Mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn cao khoảng gấp đôi so với doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn luôn đƣợc ƣu tiên vì vòng quay vốn nhanh hơn, cập nhật lãi suất cũng nhanh hơn nếu so với việc điều chỉnh lãi suất của cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do đối với khoản cho vay ngắn hạn, thời hạn dƣới một năm, nên doanh số thu nợ trong năm cao, đồng nghĩa dƣ nợ sẽ giảm xuống đáng kể. Mặt khác, dƣ nợ ở cả hai hình thức này luôn tăng trƣởng tốt qua từng năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn tăng 33,48% trong giai đoạn 2011 – 2012, tăng tiếp tục 19,62% vào giai đoạn 2012 – 2013. Tƣơng tự, dƣ nợ cho vay trung và dài hạn tăng với mức 44,97% và 51 Bảng 4.9: Dƣ nợ theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU 6T 2013 CHÊNH LỆCH 6T 2014 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Ngắn hạn 7.051 9.412 11.259 11.997 12.011 2.361 33,48 1.847 19,62 14 0,12 Trung và dài hạn 6.815 9.880 11.227 10.630 11.590 3.065 44,97 1.347 13,63 960 9,03 13.866 19.292 22.486 22.626 23.601 5.426 39,13 3.194 16,56 975 4,31 % Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 52 Số tiền 6T 2014/6T 2013 Số tiền Tổng cộng Số tiền 2013/2012 % Số tiền % 13,63% ở hai giai đoạn liên tiếp. Dƣ nợ tăng thì có hai lí do chính. Thứ nhất là doanh số cho vay tăng lên, thứ hai là doanh số thu nợ giảm xuống. Đối với trƣờng hợp của cho vay tiêu dùng ngắn hạn, doanh số cho vay tăng, doanh số thu nợ vẫn tăng nhƣng mức tăng không cao bằng. Hơn nữa, một số hợp đồng tín dụng ngắn hạn đƣợc thỏa thuận ký kết vào những tháng cuối năm vì vậy khi kết chuyển số dƣ tổng kết cả năm, làm cho dƣ nợ ngắn hạn cứ thế mà tăng lên. Riêng đối với cho vay tiêu dùng trung và dài hạn, doanh số cho vay tăng còn doanh số thu nợ tăng giảm ở mức nhẹ (giảm xuống năm 2012, tăng lên năm 2013). Dƣ nợ tiêu dùng trung và dài hạn tăng trƣởng một phần là do các món vay có giá trị cao, đƣợc chia thành nhiều kỳ hạn trả nợ. Thời gian thu hồi vốn sẽ đƣợc trải rộng ra cho nên sau khi mỗi lần Ngân hàng giải ngân thì dƣ nợ sẽ tiếp tục tăng không ngừng. Tóm lại, tình hình tăng trƣởng của dƣ nợ tiêu dùng ngắn hạn và trung dài hạn nhƣ thế là phù hợp so với những chủ trƣơng, chính sách mà Ngân hàng đã đƣa ra. Sáu tháng đầu năm của hai năm 2013 và 2014, diễn biến tình hình cũng thế. Dƣ nợ tiêu dùng ngắn và trung dài hạn vẫn tăng, tuy nhiên mức chênh lệch không cao. Dƣ nợ ngắn hạn đạt 11.997 triệu đồng vào đầu nửa năm 2013, tăng lên 12.011 triệu đồng vào cùng kì năm 2014. Tƣơng tự, dƣ nợ trung và dài hạn tăng từ 10.630 triệu đồng vào sáu tháng đầu năm 2013 lên 11.590 triệu đồng vào cùng kì năm 2014. Xét về tỷ trọng, dƣ nợ tiêu dùng ngắn hạn luôn chiếm giá trị cao hơn dƣ nợ cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Chênh lệch dƣơng tuy ít nhƣng giúp ta nhận ra đƣợc xu hƣớng của Ngân hàng chuyển dịch cơ cấu sang hình thức cho vay ngắn hạn. Ngân hàng thực hiện hành động cố gắng cắt giảm bớt các khoản dƣ nợ trung và dài hạn nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo kế hoạch đã đề ra. 4.2.3.2 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn Theo mục đích sử dụng vốn, dƣ nợ có ba thành phần chính đều tăng trƣởng qua ba năm. Mỗi thành phần dƣ nợ có biểu hiện riêng biệt khác nhau. Đầu tiên, ta xét đến khoản vay mua ô tô. Đây là khoản vay có mức tăng bình quân cao nhất (gần 46%) trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012, dƣ nợ tăng thêm 51,34% so với năm 2011, năm 2013 lại tăng thêm 40,52% so với năm 2012. Giá trị cuối cùng đạt đƣợc của giai đoạn là 7.911 triệu đồng. Đồng thời, tỷ trọng của dƣ nợ cho vay mua ô tô cũng tăng không kém. Năm 2011 chiếm tỷ trọng 26,83%, năm 2012 chiếm 29,18% và năm 2013 là 35,18%. Tuy nhiên, chúng ta cần lƣu ý một điều là biểu hiện đó không đồng nghĩa với việc Chi nhánh không thực hiện tốt công tác cho vay mua ô tô. Trái lại, chúng ta suy ra đƣợc một kết luận, Chi nhánh đã có sự ƣu tiên nghiêng về hình thức cho vay mua ô tô. Nhìn lại doanh số cho vay mua ô tô, ta thấy Ngân hàng đã tăng tỷ 53 Bảng 4.10: Dƣ nợ theo mục đích sử dụng vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 Số tiền 2012 2013 Số tiền Số tiền 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền % Vay mua ô tô 3.720 5.630 7.911 8.126 8.433 Vay mua nhà 4.039 4.340 5.037 5.242 5.978 Vay mua sắm vật dụng… 6.107 9.322 9.538 9.258 9.190 3.215 52,65 13.866 19.292 22.486 22.626 23.601 5.426 39,13 Tổng cộng 1.910 51,34 301 7,44 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 54 2013/2012 Số tiền % 6T 2014/6T 2013 Số tiền % 2.281 40,52 307 3,78 697 16,06 736 14,04 216 2,32 (68) (0,73) 3.194 16,56 975 4,31 trọng, tăng giá trị liên tiếp qua các năm. Còn doanh số thu nợ thì tăng ít hơn bởi vì các khoản cho vay mua ô tô thƣờng là những khoản vay trung và dài hạn, quá trình trả nợ chia thành nhiều kỳ, vì thế dẫn đến tích lũy dƣ nợ lên cao. Nói cách khác, thật ra là do chƣa đến thời điểm thu hồi vốn nợ một cách triệt để. Dƣ nợ cho vay mua ô tô có biểu hiện tăng trƣởng, phần nào thể hiện đƣợc những thành tích cố gắng của Chi nhánh trong suốt quá trình thực hiện. Mặt khác, số lƣợng hợp đồng giao dịch tăng cao không chỉ do cung tăng mà về khía cạnh cầu cũng thế. Với thị trƣờng hiện nay, các loại mẫu mã, kiểu dáng, chất lƣợng xe ô tô ngày càng đƣợc cải tiến, phát triển không ngừng. Nhiều ngƣời trƣớc kia không có nhu cầu nhƣng giờ cũng mong muốn khao khát đƣợc sở hữu. Chính vì thế, kết quả đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời tăng cao. Tóm lại, tất cả nguyên nhân đƣợc kể nhƣ trên đã góp phần nâng mức dƣ nợ cho vay mua ô tô tăng trƣởng liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013. Thứ hai, cho vay với mục đích mua nhà cũng không kém phần thiết yếu. Dƣ nợ cho vay mua nhà có dấu hiệu tăng nhƣng biểu hiện còn rất chậm. Năm 2011, dƣ nợ cho vay mua nhà đạt 4.039 triệu đồng, năm 2012 đạt 4.340 triệu đồng, và năm 2013 là 5.037 triệu đồng. Xét về tỷ trọng, tình hình thể hiện sự sụt giảm. Năm đầu, dƣ nợ cho vay mua ô tô chiếm 29,13%, năm thứ hai chiếm 22,49% và năm thứ ba thì còn 22,40%. Tình hình bất động sản rơi vào trạng thái đóng băng, tâm lý khách hàng còn chờ giá nhà đất cũng nhƣ lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ giảm thêm. Tuy nhiên, nếu nhƣ Ngân hàng giảm mức lãi suất cho vay thấp hơn nữa thì chỉ có lợi cho khách hàng mà bản thân Ngân hàng sẽ chịu thiệt thòi. Vì lãi suất giảm thấp hết mức, đối với khoản vay khách hàng sẽ không mặn mà trong việc chú tâm vào món nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn hay việc nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao. Hơn nữa, khoản vay đã mang giá trị lớn, thời hạn kéo dài có thể đến 15 năm, Ngân hàng chấp nhận cho vòng quay vốn tín dụng chậm lại nhƣng với lãi suất hạ thấp thì lợi nhuận tạo ra chẳng phải là quá ít ỏi, chƣa tính đến vấn đề lạm phát mỗi năm, đồng tiền mất giá, khi đó giá trị nhận đƣợc còn lại chắc hẳn trở về con số không. Cho nên, diễn biến dƣ nợ cho vay mua nhà nhƣ thế là khá phù hợp với tình hình hiện nay và sự phát triển của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Thứ ba, thành phần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản cho vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…Tỷ trọng trung bình qua ba năm khoảng 45% trong tổng cơ cấu dƣ nợ cho vay tiêu dùng. Tuy thế, tỷ trọng có sự tăng giảm không đều. Năm 2011 chiếm 44,04%, năm 2012 chiếm 48,32% và năm 2013 là 42,42%. Về giá trị, dƣ nợ của khoản cho vay này luôn tăng trƣởng qua các năm, năm 2011 là 6.107 triệu đồng, năm 2012 là 9.322 triệu đồng và năm 2013 là 9.538 triệu đồng. Giai đoạn 2011 – 2012 có sự tăng trƣởng tốc độ với 55 mức chênh lệch dƣơng là 3.215 triệu đồng, tƣơng ứng 52,65%. Bởi vì ở thời điểm năm 2011, lạm phát tăng cao đột biến, đạt 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008. Giá cả hàng hóa tăng nhanh, đồng tiền mất giá, ngƣời dân tại thành phố Cần Thơ cũng nhƣ trong cả nƣớc gặp khó khăn trong vấn đề chi tiêu nên việc trả nợ cho ngân hàng trở nên chậm trễ. Dƣ âm chuyển đến năm 2012, hậu quả trầm trọng nhất là vào lúc này, một phần khách hàng xin gia hạn nợ, một phần xin vay thêm, còn phần khác thì bỏ bê luôn khoản nợ. Mặt khác, ta có thể thấy dƣ nợ của khoản cho vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa… có giá trị không cao quá so với hai khoản vay còn lại. Bởi vì phần lớn đây là những khoản vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ phát sinh vào những tháng đầu năm thu hồi gần nhƣ trọn vẹn. Chỉ còn sót lại là những khoản vay phát sinh vào thời điểm cuối của năm và những khoản trung dài hạn chƣa đến hạn hoàn trả. Tóm lại, tuy tình hình tăng trƣởng không đều đặn nhƣng dƣ nợ cho vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa… vẫn đảm bảo ở thế tối ƣu nhất. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014, mỗi thành phần dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn đều có bƣớc đi riêng biệt. Sáu tháng đầu năm 2014, dƣ nợ của khoản cho vay mua ô tô tăng trƣởng 3,78% so với cùng kỳ năm 2013, dƣ nợ của khoản cho vay mua nhà tăng với mức 14,04% và dƣ nợ của khoản cho vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa… lại giảm nhẹ 0,73%. Xét về tỷ trọng, ta nhận thấy khoản vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…giảm là để dành sức cho khoản cho vay mua nhà tăng lên. Cụ thể là, tỷ trọng của khoản cho vay mua nhà vào sáu tháng đầu năm 2013 là 23,17%, tăng lên 25,33% vào cùng kỳ năm 2014. Bƣớc sang năm 2014, đây là thời điểm các ngân hàng TMCP và quốc doanh trong nƣớc dành sự ƣu ái cho khoản vay mua nhà, vì tình hình bất động sản có đƣợc tín hiệu lạc quan và Nhà nƣớc chủ trƣơng khuyến khích kích cầu ở thị trƣờng từng gặp nhiều sóng gió này. Mặt khác, khoản cho vay mua ô tô vẫn trong trạng thái tăng trƣởng ổn định, không có nhiều thay đổi. Nhìn chung, các thành phần dƣ nợ vẫn thể hiện tốt trong từng vai trò riêng của mình đối với sự trƣởng thành của Chi nhánh. 4.2.3.3 Dư nợ theo hình thức đảm bảo Giai đoạn 2011 – 2013, dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo với hai loại hình là vay thế chấp và vay tín chấp. Dƣ nợ cho vay thế chấp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu so với cho vay tín chấp. Tỷ trọng bình quân qua ba năm là gần bằng 80%. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hƣớng giảm. Cụ thể là, năm 2011 chiếm tỷ trọng 80,44%, năm 2012 chiếm 80,26% và năm 2013 là 77,81%. Ngƣợc lại, dƣ nợ cho vay tiêu dùng tín chấp lại tăng tỷ trọng. Năm đầu trong giai đoạn 2011 – 2013 chiếm 19,56%, năm thứ hai chiếm 19,74% và năm cuối là 22,29%. Khoảng chênh lệch tuy không cao nhƣng vẫn thể hiện 56 Bảng 4.11: Dƣ nợ theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng CHÊNH LỆCH 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Vay thế chấp 11.154 15.484 17.497 17.977 17.791 4.330 38,82 2.013 13,00 (186) (1,03) Vay tín chấp 2.712 3.808 4.989 4.649 5.810 1.096 40,41 1.181 31,01 1.161 24,97 13.866 19.292 22.486 22.626 23.601 5.426 39,13 3.194 16,56 975 4,31 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU Tổng cộng 2012/2011 Số tiền % Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 57 2013/2012 Số tiền % 6T 2014/6T 2013 Số tiền % đƣợc định hƣớng mà Ngân hàng đang theo đuổi, giảm tỷ trọng vay thế chấp, tăng tỷ trọng vay tín chấp. Nhìn về giá trị, ta thấy dƣ nợ ở cả hai hình thức đảm bảo đều có biểu hiện tăng trƣởng. Đối với vay thế chấp, dƣ nợ ban đầu là 11.154 triệu đồng, tăng thêm 38,82% vào năm 2012, tiếp tục tăng thêm 13% vào năm 2013. Còn đối với cho vay tín chấp, mức tăng trƣởng vƣợt bậc hơn. Năm 2011 với dƣ nợ cho vay tiêu dùng tín chấp là 2.712 triệu đồng, tăng thêm 40,41% vào năm 2012 và lại tăng thêm 31,01% vào năm 2013. Nhìn chung, dƣ nợ cho vay tín chấp vẫn thấp hơn dƣ nợ cho vay thế chấp khoảng 4 lần. Tuy nhiên, nguyên nhân giúp cho sự tăng trƣởng ở cả hai hình thức này là do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác tăng doanh số cho vay tiêu dùng. Xét về cho vay thế chấp, doanh số cho vay tăng trong khi nợ thƣờng là dài hạn, trả lãi thành nhiều kỳ nên càng ngày dƣ nợ sẽ càng tăng. Riêng về cho vay tín chấp, dƣ nợ tăng ở mức khá cao, do các hợp đồng tín dụng có giá trị nhỏ, không có tài sản đảm bảo thực tế, tâm lý khách hàng thờ ơ với các khoản vay, vì thế, dẫn đến chậm trễ trong việc trả nợ. Các khoản nợ đến hạn thanh toán nhƣng khách hàng không đến thanh toán, một số khác xin gia hạn thêm. Rủi ro mất vốn đang từng ngày chờ đợi Ngân hàng. Cho nên, Ngân hàng cần đề ra những biện pháp thiết thực đối với từng trƣờng hợp cụ thể, nhằm xóa sạch những biểu hiện nợ quá hạn, nợ xấu còn tồn đọng. Sáu tháng đầu năm 2013 và năm 2014, tình hình dƣ nợ cho vay thế chấp có dấu hiệu giảm nhẹ, với số tiền 186 triệu đồng. Bởi vì thời gian này Ngân hàng thu hồi đƣợc một khoản nợ còn tồn đọng của năm trƣớc chuyển sang. Tình hình dƣ nợ cho vay tín chấp vẫn tiếp tục tăng với số tiền là 1.161 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 24,97%. Nguyên nhân là vì công tác thu nợ trong cho vay tín chấp đang gặp trắc trở, khách hàng không có thiện chí trả nợ, họ xin gia hạn thêm thời gian vì những phát sinh bất ngờ trong cuộc sống. Mặt khác, trong giai đoạn này, ta có thể thấy đƣợc sự chuyển dịch cơ cấu sang hình thức cho vay tín chấp càng rõ rệt, tỷ trọng của sáu tháng đầu năm 2013 đạt 20,55%, tăng lên 24,62% vào cùng kì năm 2014. 4.2.4 Nợ xấu 4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn Về câu chuyện nợ xấu, thực trạng đang diễn ra khá phức tạp. Khởi điểm từ năm 2011, rủi ro nợ xấu đe dọa toàn hệ thống ngân hàng. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và sự lƣu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Do đó, bản thân mỗi ngân hàng cũng nhƣ NHNN cùng nhau tìm ra giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển tối ƣu, nâng cao lợi nhuận. Trƣớc tình hình đó, ta cần xem xét đến vấn đề 58 Bảng 4.12: Nợ xấu theo thời hạn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU 6T 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 6T 2014 2012/2011 Số tiền Số tiền % 2013/2012 Số tiền % Ngắn hạn 61 175 132 196 106 114 186,89 (43) (24,57) Trung và dài hạn 85 238 220 267 151 153 180,00 (18) 146 413 352 463 257 267 182,88 Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 59 6T 2014/6T 2013 Số tiền % (90) (45,92) (7,56) (116) (43,45) (61) (14,77) (206) (44,49) nợ xấu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Nhìn chung, nợ xấu cho vay tiêu dùng có chiều hƣớng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013. Nợ xấu tiêu dùng năm 2012 đặc biệt tăng cao vì dƣ nợ tƣơng ứng bắt đầu tăng lên khá cao. Sức hấp dẫn của phân khúc tín dụng tiêu dùng trở nên bùng cháy khi NHNN ban hành thông tƣ 07/2010/TT-NHNN vào ngày 26/02/2010 nói về Qui định cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận và tháo dỡ sự phân biệt giữa tăng trƣởng tín dụng khu vực sản xuất với phi sản xuất, trong đó khu vực phi sản xuất có sự góp mặt chủ yếu của tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó, kết quả nợ xấu tiêu dùng này đƣợc xây dựng trên nền tảng biểu hiện của hai thành phần: nợ xấu ngắn hạn và trung dài hạn. Xét về cho vay tiêu dùng ngắn hạn, nợ xấu tăng mạnh vào năm 2012 với mức tăng 186,89%, tƣơng ứng 114 triệu đồng. Khi tình hình nền kinh tế Cần Thơ còn nhiều khó khăn, mặc dù Ngân hàng đã dốc toàn lực trong công tác đốc thúc khách hàng, kiểm tra các khoản nợ cho vay nhƣng vẫn không đạt kết quả khách quan. Bởi vì việc trả nợ chủ yếu dựa vào thu nhập thực tế mà họ kiếm đƣợc. Đối diện với thực trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí một số đóng cửa, thì thu nhập từ lƣơng hàng tháng của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng theo. Hơn nữa, những hộ kinh doanh riêng lẻ cũng thế, việc tạo ra lợi nhuận trở nên trắc trở. Chi phí sinh hoạt, tiêu dùng các thứ lại tăng cao, chính vì thế mà số lƣợng khách hàng đến thanh toán đúng hạn không nhƣ Ngân hàng mong đợi. Sau đó, nợ xấu lại giảm xuống 24,57%, tƣơng ứng với 43 triệu đồng vào năm 2013. Ở thời điểm này, nợ xấu tuy có giảm nhƣng mức độ vẫn đƣợc xem là khá cao. Thừa hƣởng hệ lụy nợ xấu của năm 2012 chuyển sang, nhƣng năm 2013 tình hình lại có vài khởi sắc. Những khách hàng của năm trƣớc có thiện chí trả nợ nhƣng không đủ vốn, đến năm này thì tìm đến Ngân hàng để hoàn trả và chấp nhận phí chịu phạt. Đối với cho vay tiêu dùng trung và dài hạn, Ngân hàng vẫn luôn có sự quan tâm đặc biệt về vấn đề nợ xấu đối với hình thức này. Giống nhƣ hình thức cho vay tiêu dùng ngắn hạn, nợ xấu của loại hình cho vay này có diễn biến tƣơng tự, tăng vào năm 2012, giảm ở năm 2013. Năm 2012, nợ xấu trung và dài hạn tăng lên với mức 180%, tƣơng ứng 153 triệu đồng. Năm 2013 thì giảm đi một khoảng 7,56%, tƣơng ứng với số tiền là 18 triệu đồng. Mặt khác, tỷ trọng của nợ xấu tiêu dùng trung và dài hạn luôn chiếm giá trị cao hơn so với nợ xấu tiêu dùng ngắn hạn. Tỷ trọng trung bình qua từng năm trong giai đoạn 2011 – 2013 chiếm gần 60%. Bởi vì khoản cho vay có thời hạn từ trung đến dài thƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho nợ xấu phát triển. Vốn dĩ là do tâm lý chủ quan của con ngƣời ở cả bên Ngân hàng và khách hàng. Khi hoàn tất 60 một hợp đồng giao dịch, trong một thời gian ngắn, ngƣời ta sẽ tập trung cao độ vào những gì đã ký kết thỏa thuận, nhƣng càng về sau, chúng ta sẽ trở nên lơ là hơn đối với những vấn đề trƣớc đó. Vì thế, mà mỗi nhân viên trong khâu quản lý nợ của Ngân hàng phải thƣờng xuyên cảnh tỉnh bản thân, không đƣợc vô tâm với những khoản vay trung dài hạn. Khách hàng có thể quên, nhƣng nhiệm vụ xử lý nợ, xóa sạch các vết tích nợ xấu luôn là trọng yếu đối với mỗi thành viên của Ngân hàng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014, nợ xấu tiêu dùng ngắn hạn giảm 45,92%, tƣơng ứng với số tiền là 90 triệu đồng và nợ xấu trung và dài hạn giảm 43,45%, tƣơng ứng với 116 triệu đồng. Về tỷ trọng, sự chuyển dịch cơ cấu sang khoản nợ xấu tiêu dùng trung và dài hạn. Tỷ trọng của sáu tháng đầu năm 2013 là 57,67%, tăng lên 58,75% vào cùng kì năm 2014. Mặc dù, dƣ nợ ở cả hai hình thức vào sáu tháng đầu năm 2014 đều tăng lên, nhƣng nợ xấu thì giảm xuống đáng kể. Nợ xấu chỉ cao vào sáu tháng đầu năm 2013, bởi vì Chi nhánh mải miết chăm lo cho vấn đề chạy đua tăng trƣởng tín dụng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Nhƣng Chi nhánh quên mất một điều quan trọng là ngăn ngừa rủi ro nợ xấu trong khi thực hiện việc mở rộng phạm vi cho vay và nới lỏng điều kiện cho vay. Từ đó, ta thấy đƣợc công tác tổ chức nhân sự và biện pháp quản trị rủi ro còn bộc lộ nhiều hạn chế, Ngân hàng cần cải thiện và điều chỉnh nhiều hơn để có thể tiếp cận hoàn chỉnh theo chuẩn quốc tế (Basel III). Đối với vấn đề nợ xấu thì phòng bệnh hơn là chữa bệnh. 4.2.4.2 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn Tiếp theo, ta xét đến diễn biến nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn. So sánh với bảng số liệu dƣ nợ tƣơng ứng, ta nhận thấy khoản cho vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…có dƣ nợ hoàn toàn chiếm tỷ trọng cao nhất so với hai khoản cho vay mua nhà và mua ô tô nhƣng đến lƣợt nợ xấu thì không phải nhƣ vậy. Bởi vì khoản cho vay theo mục đích này chủ yếu theo hình thức ngắn hạn cho nên việc thanh toán nợ khá dễ dàng, đồng nghĩa với nợ xấu hiếm có cơ hội phát sinh. Ngƣợc lại, hai khoản cho vay mua nhà và mua ô tô thƣờng là trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho những nguy cơ nợ xấu phát tán, khó kiểm soát. Cụ thể, năm 2011, tỷ trọng có giá trị cao nhất là của khoản cho vay mua nhà (36,30%). Vào lúc đó, khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng suy yếu dần, Cần Thơ lại là một trong những thành phố trọng điểm của cả nƣớc, ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng. Vì thế, mức thu nhập của ngƣời dân từ cán bộ, công nhân viên hay những hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ đều bị sụt giảm. Trong khi đó, đối tƣợng cho vay mua nhà chủ yếu là những thành phần xã hội còn khó khăn, có nhu cầu cao về nhà ở. Việc áp dụng cho vay với những đối tƣợng này, một phần là do làm theo chủ trƣơng 61 Bảng 4.13: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % 6T 2014/6T 2013 Số tiền % Vay mua ô tô 45 148 125 157 90 103 228,89 (23) (15,54) (67) (42,68) Vay mua nhà 53 131 88 143 75 78 147,17 (43) (32,82) (68) (47,55) Vay mua sắm vật dụng… 48 134 139 163 92 86 179,17 3,73 (71) (43,56) 146 413 352 463 257 267 182,88 (61) (14,77) (206) (44,49) Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 62 5 của cấp trên Nhà nƣớc đƣa xuống nhằm giúp ngƣời dân tại địa phƣơng đáp ứng đƣợc nhu cầu nhà ở thỏa đáng. Bởi vậy, Ngân hàng đã thực hiện công tác cho vay mua nhà, chấp nhận với nguy cơ nợ xấu có thể tăng cao. Đến năm 2012 và 2013, tình hình tỷ trọng của nợ xấu cho vay mua nhà tuy có giảm nhƣng số tiền vẫn tăng lên ở mức cao. Ngân hàng cần có sự cân nhắc lại trong quá trình cho vay, không nên để tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho hoạt động kinh doanh và đầu tƣ. Năm 2012, nợ xấu trong cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng cao nhất là 35,84%, ứng với giá trị số tiền 148 triệu đồng. Nhƣ ta đã biết, khách hàng vay mua ô tô chủ yếu là những tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội. Họ có thể là chủ của các doanh nghiệp tƣ nhân chẳng hạn. Do việc làm ăn năm này rơi vào tình trạng thua lỗ, cộng với lối tiêu tiền khá thoải mái của họ, khiến cho những khoản nợ đi đến kết cuộc quá hạn rồi thành nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu tuy có suy giảm nhƣng vẫn còn ở mức khá cao, số nợ còn lại là 125 triệu đồng. Mặt khác, đối với khoản cho vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…, nợ xấu đạt giá trị cao nhất vào năm 2013. Số nợ xấu tồn đọng là 139 triệu đồng. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay tiêu dùng của hầu hết các ngân hàng là 14 – 17%/năm. Tuy nhiên, để có thể “chiêu dụ” khách hàng, Ngân hàng đã đƣa ra chƣơng trình cho vay tiêu dùng với lãi suất chỉ 0 – 8%/năm trong thời gian đầu giải ngân, những tháng sau đó vẫn áp dụng lãi suất 14 – 17%/năm, làm cho khách hàng tƣởng lầm là áp dụng lãi suất ƣu đãi cho cả quá trình cho vay. Sau cùng, khi vỡ lẽ ra thì khách hàng hết sức bất ngờ, vài trƣờng hợp không chịu hợp tác trả nợ. Cho nên, Ngân hàng cần có lời nhắc nhở khách hàng đọc kỹ bản hợp đồng trƣớc khi ký kết vay mƣợn để tránh trƣờng hợp bất hòa xảy ra. Vào sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu của khoản cho vay mua sắm vật dụng, sửa chữa nhà cửa…chiếm giá trị cao nhất là do việc thừa hƣởng từ hậu quả của năm 2013. Ngân hàng vẫn chƣa thanh toán đƣợc hết các khoản nợ xấu. Nhìn chung, nợ xấu của cả ba khoản cho vay theo mục đích khác nhau đã có biểu hiện sụt giảm. Nợ xấu cho vay mua ô tô giảm 42,68% (67 triệu đồng), mua nhà giảm 47,55% (68 triệu đồng), và nợ xấu của khoản còn lại giảm 43,56% (71 triệu đồng). Đây đƣợc xem nhƣ bức tranh cho vay đã xóa bớt đƣợc một ít vết nhơ nợ xấu, tô điểm thêm chút màu sắc tƣơi sáng và lạc quan. Tuy thế, Ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu, dọn đƣờng sạch sẽ cho sự phát triển đi lên của tín dụng với khởi đầu mới. 4.2.4.3 Nợ xấu theo hình thức đảm bảo Theo hình thức đảm bảo, nợ xấu của hai loại hình cho vay tín chấp và thế chấp có sự khác nhau rõ rệt. Tỷ trọng trung bình qua ba năm của nợ xấu cho 63 Bảng 4.14: Nợ xấu theo hình thức đảm bảo của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 6T 2013 6T 2014 Số tiền Số tiền Số tiền 2012/2011 % 2013/2012 Số tiền % 6T 2014/6T 2013 Số tiền % Vay thế chấp 103 298 257 341 181 195 189,32 (41) (13,76) (160) (46,92) Vay tín chấp 43 115 95 122 76 72 167,44 (20) (17,39) (46) (37,70) 146 413 352 463 257 267 182,88 (61) (14,77) (206) (44,49) Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 64 vay tín chấp chiếm giá trị thấp hơn 30% trong tổng cơ cấu nợ xấu theo hình thức đảm bảo. Đồng thời, tỷ trọng diễn biến giảm qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, chúng ta cần so sánh với dƣ nợ tƣơng ứng để có thể đánh giá chính xác chất lƣợng tín dụng tiêu dùng tín chấp. Nếu nhƣ so sánh với dƣ nợ cho vay tiêu dùng tín chấp thì lƣợng nợ xấu hiện có là khá cao. Đặc biệt năm 2012, dƣ nợ tín chấp không chiếm giá trị cao nhất (3.808 triệu đồng) trong ba năm nhƣng nợ xấu đã ở mức cao nhất (115 triệu đồng). Khách hàng dính nợ xấu cao bởi vì vấn đề thẻ tín chấp (thẻ tín dụng). Thẻ tín chấp đƣợc Ngân hàng cấp cho khách hàng căn cứ vào uy tín của cá nhân đó, thƣờng là những ngƣời có lƣơng chuyển khoản cao và ổn định tại đây, hoặc khi đi vay thế chấp cũng đƣợc Ngân hàng cấp cho thẻ tín dụng để mua hàng. Dù thế, việc sử dụng đƣợc thẻ tín chấp giống nhƣ con dao hai lƣỡi, giàu có đến đâu cũng có thể bị nợ bao vây nếu nhƣ khách hàng có lối tiêu xài không kiểm soát. Thẻ tín chấp do Ngân hàng cấp có mệnh giá khá cao, tầm khoảng 30 đến 50 triệu đồng, trƣờng hợp không trả nợ đúng hạn thì lãi mẹ sinh lãi con và nguy cơ nợ xấu là chuyện không thể tránh khỏi. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu qua thẻ tín chấp khá cao. Nợ xấu từ thẻ tín dụng trên cả nƣớc đã tăng 100%/năm, từ con số 1000 tỷ đồng cuối năm 2011 đến 2000 tỷ đồng cuối năm 2012 (Ánh Hồng, 2013). Nguyên nhân là do hầu hết ngƣời tiêu dùng không có kinh nghiệm sử dụng. Thẻ tín chấp là kênh vay tiêu dùng nhanh và tiện lợi nhất khi khách hàng có nhu cầu mua sắm nhỏ lẻ nhƣ mua các đồ dùng, thiết bị trong nhà…ở các khu công cộng. Cho nên, bản thân khách hàng phải tìm hiểu rõ ràng và sử dụng thẻ một cách an toàn, thông minh. Nhƣ thế, không chỉ bảo vệ đƣợc lợi ích của chính mình mà còn góp phần giảm bớt những hiểu lầm không đáng có với Ngân hàng và giúp Ngân hàng hạn chế đƣợc một phần nợ xấu phát sinh. Mặt khác, kết cuộc nợ xấu này chính là cái giá phải trả cho việc dễ dãi phát hành thẻ nhằm chạy đua doanh số của các tổ chức tín dụng trong cả nƣớc nói chung cũng nhƣ Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Trong đó, hành động sai lầm chính là phát hành thẻ không đúng đối tƣợng. Khi đƣợc cấp hạn mức tín dụng, họ thụ hƣởng số tiền rồi hủy thẻ và biến mất. Hay đối với những ngƣời có uy tín và lịch sử tín dụng tốt, những khoản vay ban đầu họ vẫn thanh toán đầy đủ nhƣng sau khi đổi chỗ làm việc rồi nhân cơ hội “xù nợ” luôn. Để giải quyết hiểm họa nợ xấu, ra tòa thì khó kiện vì các khoản vay có giá trị nhỏ, cùng với chi phí hầu tòa, tính ra thì cũng chẳng ích lợi đƣợc bao nhiêu. Ngân hàng chỉ còn cách thƣơng lƣợng hoặc là nhờ sự can thiệp của Chính quyền địa phƣơng nhƣng số tiền thu về khá ít ỏi. Nhìn lại vấn đề, ta thấy tổn thất cũng không phải quá nghiêm trọng bởi vì Ngân hàng đã tính toán 65 đến phần bù rủi ro là lợi nhuận từ lãi suất cho vay cao. Sau giai đoạn bùng nổ nợ xấu thẻ tín dụng cho đến hết năm 2012, Chi nhánh siết chặt lại qui định về phát hành thẻ. Việc phát hành thẻ chỉ đƣợc áp dụng cho khách hàng có tài sản thế chấp và chi lƣơng qua BacABank thay vì phát hành thẻ theo dạng tín chấp trƣớc đây, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. Đây cũng chính là lí do tại sao đến năm 2013 nợ xấu cho vay tín chấp giảm tỷ trọng và cả giá trị, nhƣờng chỗ cho nợ xấu tiêu dùng thế chấp. Vì thế mà tỷ trọng nợ xấu tiêu dùng thế chấp tăng lên. Ngân hàng cần có những cải cách phù hợp cho những định hƣớng mới này. Sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu tiêu dùng thế chấp thấp hơn gần 2 lần cho so với cùng kì năm 2013. Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2013 tồn tại với 341 triệu đồng, còn cùng kì năm 2014 là 181 triệu đồng. Đối với tiêu dùng tín chấp, nợ xấu cũng biểu hiện giảm đến 37,70%, tƣơng đƣơng với 46 triệu đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác quản lý và thu hồi nợ của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Đồng thời, tình hình với nợ xấu tiêu dùng thế chấp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng cơ cấu nợ xấu tiêu dùng, 73,65% hay 70,43% đều nói lên tầm thiết yếu của nó. Tƣơng lai sắp tới, Ngân hàng cần tiếp tục đƣa ra những giải pháp khắc phục nợ xấu phù hợp hơn cũng nhƣ việc xem xét kỹ càng điều kiện và đối tƣợng cho vay để hạn chế tối đa rủi ro đến mức thấp nhất. 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014 Qua những gì đã phân tích ở phần trƣớc, chúng ta có thể nắm bắt và hiểu rõ tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng một cách cơ bản cũng nhƣ hiệu quả đạt đƣợc của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 06/2014. Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác hơn công tác tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng, ta cần tiếp tục phân tích các chỉ số tài chính liên quan nhƣ dƣ nợ tiêu dùng/vốn huy động, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng… 4.3.1 Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động Chỉ tiêu này là thƣớc đo khả năng sử dụng vốn để cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu quá lớn hay quá nhỏ, tất cả đều không tốt. Bởi vì khi chỉ tiêu quá lớn thì khả năng huy động vốn thấp, khách hàng đến vay tiền nhƣng nguồn vốn có thể không đủ giải ngân kịp thời, bắt buộc phải điều chuyển thêm vốn từ hội sở hay những chi nhánh khác cùng hệ thống. Ngƣợc lại, chỉ tiêu quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả, mục đích huy động vốn nhiều để cho vay nhƣng dƣ nợ cho vay lại quá 66 Bảng 4.15: Các chỉ số tài chính của BacABank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1. Tổng vốn huy động 2. Doanh số cho vay tiêu dùng 3. Doanh số thu nợ tiêu dùng 4. Dƣ nợ tiêu dùng 5. Dƣ nợ tiêu dùng bình quân 6. Nợ xấu tiêu dùng 7. Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động 8. Hệ số thu nợ tiêu dùng = (3)/(2) 9. Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng (3)/(5) 10. Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng (6)/(4) ĐVT triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng % % vòng % 2011 60.100 26.095 22.503 13.866 12.070 146 23,07 86,23 1,86 1,05 2012 101.624 28.598 23.172 19.292 16.579 413 18,98 81,03 1,40 2,14 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 67 2013 74.447 34.487 31.293 22.486 20.889 352 30,20 90,74 1,50 1,57 6T/2013 64.337 23.562 20.228 22.626 20.959 463 35,17 85,85 2,05 6T/2014 102.352 18.887 17.772 23.601 23.044 257 23,06 94,10 1,09 thấp, nhƣ vậy không sinh lợi cao mà phải chi trả lãi cho khách hàng gửi tiền. Sau đây, ta sẽ phân tích chỉ số này trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. (Triệu đồng) (%) 120,000 35.00 30.20 100,000 23.07 30.00 25.00 80,000 18.98 60,000 20.00 15.00 40,000 10.00 20,000 5.00 0 Dƣ nợ tiêu dùng Tổng vốn huy động Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động 0.00 2011 2012 2013 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 4.1: Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động (2011 – 2013) Dựa vào bảng số liệu 4.15 và hình 4.1, ta thấy chỉ tiêu Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động có diễn biến thất thƣờng trong giai đoạn 2011 – 2013. Chỉ tiêu giảm 4,09% vào năm 2012, chỉ còn 18,98%. Mặc dù, dƣ nợ tiêu dùng và tổng nguồn vốn huy động đều tăng so với năm trƣớc đó, tuy nhiên, tổng nguồn vốn huy động tăng với tốc độ cao hơn dƣ nợ tiêu dùng một khoảng khá lớn. Vào năm 2012, dƣ nợ tiêu dùng tăng với mức 39,13%, nhƣng còn tổng nguồn vốn huy động tăng với mức 69,09%, chênh lệch gần 30%. Đến năm 2013, chỉ tiêu bắt đầu tăng lại, số liệu phản ánh là 30,20%. Điều này đồng nghĩa là khi Ngân hàng huy động đƣợc 1 ngàn đồng vốn thì đã sử dụng 0.302 ngàn đồng vốn để cho vay tiêu dùng. Thời điểm này, nền kinh tế Cần Thơ đã có nhiều điểm tƣơi sáng cùng với nhu cầu của ngƣời dân tăng lên nên Ngân hàng đã tranh thủ kịp lúc đƣa lƣợng cung vốn cho vay ra thị trƣờng. Nhìn chung, chỉ tiêu trung bình tồn tại ở mức 24,08% qua ba năm là hợp lý, với chênh lệch tăng giảm từng giai đoạn không cao. Ngân hàng đã dành trọng tâm cho vay sản xuất kinh doanh đối với các cá nhân, hộ gia đình hay các tổ chức kinh doanh, ƣu tiên trong các lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ…Đây đƣợc xem là hoạt động cho vay truyền thống của Ngân hàng vừa phù hợp với chủ trƣơng của Nhà nƣớc, vừa hạn chế đƣợc rủi ro. Trong khi, cho vay tiêu dùng có nhiều mặt lợi nhƣng cái đánh đổi là rủi ro cao. Theo nhƣ phân tích ở phần trƣớc, ta cũng thấy đƣợc nợ xấu gia tăng khá cao trong công tác tín dụng tiêu dùng. Thực trạng này không chỉ riêng Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ mà cả các tổ chức tín dụng khác trên toàn hệ thống cũng rơi vào tình cảnh tƣơng tự. Cho nên, Ngân hàng chỉ có thể cung ứng 68 lƣợng vốn tín dụng ở mức cầm chừng nhƣ thế không những đảm bảo đủ doanh số cho vay, mà còn giúp Ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận cho vay tối đa. (Triệu đồng) (%) 120,000 100,000 40.00 35.17 35.00 30.00 80,000 25.00 23.06 60,000 40,000 20.00 15.00 10.00 20,000 Dƣ nợ tiêu dùng Tổng vốn huy động Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động 5.00 0 0.00 6T/2013 6T/2014 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 4.2: Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014, chỉ tiêu Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động có biểu hiện suy giảm. Sáu tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu đạt khá cao (35,17%) và giảm 12,11% vào cùng kì năm 2014, còn 23,06%. Thực ra, trong giai đoạn này, dƣ nợ tăng rất chậm, chứng tỏ một phần Ngân hàng không quá đẩy mạnh công tác cho vay. Vấn đề cốt lõi là tổng nguồn vốn huy động. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tổng nguồn vốn huy động của sáu tháng đầu năm 2014 tăng đột ngột và cao hơn so với cùng kì năm 2013 một khoảng lớn (mức tăng tƣơng ứng gần 60% tổng nguồn vốn ban đầu). Bởi vì khởi đầu năm 2014, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với những chính sách lãi suất hấp dẫn, chiêu thị khách hàng và triển khai những ƣu đãi, quà tặng cho khách hàng đến gửi tiền. Dƣ nợ vẫn thấp, tổng nguồn vốn huy động tăng cao, cho nên kéo chỉ tiêu Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động tuột dốc là chuyện đƣơng nhiên. Mặt khác, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn diễn ra bình thƣờng với tốc độ tăng trƣởng chậm nhƣng bền vững. 4.3.2 Hệ số thu nợ tiêu dùng Hệ số thu nợ nhƣ bản tƣờng trình của ngân hàng giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Nó chính là tỷ lệ giữa số nợ mà ngân hàng thu hồi đƣợc so với lƣợng cung vốn tín dụng đã giải ngân cho khách hàng trong cùng một thời điểm nhất định. Vì vậy, nếu nhƣ chỉ tiêu càng cao thì càng thuận lợi cho hoạt động phát triển tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Điều này đồng nghĩa là công tác quản lý và thu hồi nợ, thẩm định khách hàng đều đạt chất lƣợng cao. Ngân hàng sẽ thu hồi đƣợc nguồn vốn nhanh và kịp thời với việc cung ứng nguồn vốn cho những khoản vay mới. Công tác tín dụng tiêu dùng của ngân hàng sẽ sớm đƣợc mở rộng và đạt hiệu quả tối ƣu. 69 (Triệu đồng) (%) 40,000 92.00 90.74 35,000 30,000 90.00 88.00 86.23 25,000 86.00 20,000 84.00 15,000 82.00 81.03 10,000 80.00 5,000 78.00 0 Doanh số thu nợ tiêu dùng Doanh số cho vay tiêu dùng Hệ số thu nợ tiêu dùng 76.00 2011 2012 2013 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 4.3: Hệ số thu nợ tiêu dùng (2011 – 2013) Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động, hệ số thu nợ cũng có diễn biến giảm giá trị vào năm 2012 và tăng vào năm 2013. Năm 2011, chỉ tiêu đạt 86,23%, giảm 5,2% vào năm sau đó, còn lại 81,03%. Bởi vì doanh số thu hồi nợ tăng chậm so với doanh số cho vay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay cũng chỉ ở mức khá do Ngân hàng đã hành động siết chặt các khoản cho vay tiêu dùng hơn lúc trƣớc. Còn về doanh số thu nợ, với thực trạng kinh tế khó khăn, ngƣời vay có thiện chí trả nợ đôi khi không thể trả, thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình còn ngày đủ ngày thiếu, chƣa ổn định thì tiền đâu để trả ngân hàng. Cho nên, phần thì xin gia hạn nợ, phần thì cố ý “xù” nợ. Nhƣng đó là số ít, phần lớn khách hàng vẫn cố gắng thanh toán. Doanh số thu nợ tăng chậm, không có nghĩa là công tác thu hồi nợ hoạt động không hiệu quả, nhiều món nợ vẫn chƣa đến hạn thanh toán, tiền hiện tại thu đƣợc chính là lãi từ hoạt động cho vay. Riêng đối với những trƣờng hợp khách hàng chƣa trả nợ đúng hạn, Ngân hàng có thể tìm hiểu kỹ về khách hàng, để giúp họ đƣa ra phƣơng pháp trả nợ phù hợp. Năm 2013, chỉ tiêu tăng lên đến 90,74%. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy cả doanh số thu hồi nợ và doanh số cho vay đều tăng lên khá vƣợt trội. Từ đó, biểu hiện này chứng tỏ Ngân hàng đã ra sức hết mình trong công tác thu hồi nợ cũng nhƣ thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng đến lúc đƣợc đi kèm song song. Tuy nhiên, thành tích tăng trƣởng này đƣợc xây dựng trên nền tảng chủ trƣơng tăng cƣờng cho vay ngắn hạn nhằm tạo đƣợc thanh khoản tốt cho Ngân hàng trong giai đoạn kinh tế biến động. Các khoản nợ trung và dài hạn đến hạn thanh toán và khách hàng phần lớn chịu hợp tác trả nợ. Các khoản nợ vay có thế chấp bị quá hạn, Ngân hàng đã tiến hành xóa nợ và phát 70 mãi tài sản thành công, thu về đƣợc đầy đủ gốc, còn lãi thì khá ít. Mặt khác, khi nhìn nhận lại vấn đề, ta thấy chỉ tiêu đã đạt ngƣỡng khá cao, trung bình qua ba năm với con số khá ấn tƣợng 86%. Con số này đánh dấu đƣợc những thành tích xuất sắc mà Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng nhƣ các nhân viên của từng phòng ban đã tận tình, quyết chí phấn đấu trong thời gian qua. Hơn nữa, đƣờng lối chính sách đúng đắn một phần đã giúp Ngân hàng ghi kết quả cao. Thành tích này sẽ trở thành nền tảng và động lực giúp Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ hoạt động tăng tiến trong thời gian sắp tới. (Triệu đồng) (%) 25,000 96.00 94.10 20,000 94.00 92.00 90.00 15,000 88.00 10,000 86.00 85.85 84.00 5,000 82.00 0 Doanh số thu nợ tiêu dùng Doanh số cho vay tiêu dùng Hệ số thu nợ tiêu dùng 80.00 6T/2013 6T/2014 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 4.4: Hệ số thu nợ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014, diễn biến của hệ số thu nợ tiêu dùng có sự khác biệt so với diễn biến của chỉ tiêu Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động. Tình hình là hệ số thu nợ đã có sự tăng trƣởng, khoảng 8%. Vào sáu tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu đạt 85,85%, đến cùng kì năm 2014 là 94,10%. Tại đây, doanh số thu nợ đạt gần bằng doanh số cho vay, song song với việc lấy 1 ngàn đồng cho vay, Ngân hàng thu hồi nợ đƣợc 0,941 ngàn đồng trong cùng thời điểm sáu tháng đầu năm 2014. Bởi vì các khoản nợ ngắn hạn của năm trƣớc chuyển sang đã đƣợc tất toán, còn các khoản nợ trung và dài hạn đã đƣợc khách hàng xin trả trƣớc hạn và chấp nhận lãi phạt. Biểu hiện phản ánh đƣợc kết quả tốt đẹp, tuy nhiên, có một điều Ngân hàng không hy vọng nhƣng xảy ra. Đó là việc khách hàng trả nợ trƣớc hạn đối với khoản vay trung và dài hạn, Ngân hàng mong muốn cho vay thời gian dài để có thể tạo ra lợi nhuận đều đặn và lâu dài trong tƣơng lai, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Chấp nhận cho khách hàng trả nợ trƣớc hạn, khác nào Ngân hàng bị mất đi một khoảng lợi nhuận mặc dù thu đƣợc phí chịu phạt. 71 4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng Một đồng vốn đƣợc gọi là quay hết một vòng khi nó đã đƣợc ngân hàng giải ngân và nợ thu hồi cũng đã về đến ngân hàng. Cho nên, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng sẽ làm tiêu chuẩn đo lƣờng vốn tín dụng tiêu dùng. Nói chính xác hơn, nó thể hiện thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Nếu vòng quay càng cao, thời gian thu hồi nợ nhanh, ngân hàng sẽ tập trung đƣợc nguồn vốn nhanh nhất có thể, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc. Vì thế mà chỉ tiêu này là rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. (Triệu đồng) (Vòng) 35,000 2.00 Doanh số 1.80 30,000 thu nợ 1.60 tiêu dùng 1.50 25,000 1.40 1.40 Dƣ nợ 1.20 20,000 tiêu dùng 1.00 bình quân 15,000 0.80 Vòng 0.60 10,000 quay vốn 0.40 tín dụng 5,000 0.20 tiêu dùng 0 0.00 2011 2012 2013 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 1.86 Hình 4.5: Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng (2011 – 2013) Từ bảng số liệu 4.15 và hình 4.5, ta nhận thấy vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng có sự biến động từ năm 2011 – 2013. Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng là 1,86 vòng, nhƣng năm 2012 thì giảm còn 1,4 vòng, năm 2013 tăng lên 1,5 vòng. Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng giảm là vì dƣ nợ tiêu dùng bình quân tăng lên đáng kể (với mức 37,36%) trong khi doanh số thu nợ tăng rất chậm (chỉ có 2,97%). Vì kinh tế khó khăn, ngƣời dân làm ăn thua lỗ, họ đến Ngân hàng xin gia hạn nợ. Trong khi Ngân hàng thì trông đợi trả nợ để chuẩn bị tốt nguồn vốn cho những đối tƣợng mới phát sinh nhu cầu vay. Do đó mà đồng vốn của Ngân hàng quay không nhanh nhƣ dự định, ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Sang năm 2013, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng có biểu hiện tăng nhƣng còn khá ít. Lúc này, tình hình thu nợ có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng của doanh số thu nợ là 35,05% trong khi dƣ nợ bình quân tăng khoảng 26%. Qua những biểu hiện trên, ta thấy vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của Ngân chƣa thật sự đạt hiệu quả cao, đâu đó có thể gây nên tình trạng ứ động 72 vốn. Vì thế, Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ nên đƣa ra giải pháp thu hồi nợ cấp bách, nhằm tăng vòng quay tín dụng tiêu dùng, cứu cánh hoạt động tín dụng tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2014. 4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng Nợ xấu là thành tố gây nên những tồn tại, trắc trở trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong công tác tín dụng, nợ xấu luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm đặc biệt, tìm cách hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và xử lý các phần nợ xấu còn tồn đọng. Cho nên, để đánh giá chất lƣợng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng là chỉ tiêu không thể không đề cập. Sau đây, chúng ta đi đến phân tích chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng của BacABank Cần Thơ. Nhìn vào bảng số liệu 4.15 và hình 4.7, ta thấy tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng tăng giảm không ổn định qua ba năm. Lấy năm 2011 làm năm gốc, năm thứ nhất tăng gấp 2 lần (2,14%), năm thứ ba tỷ lệ có giảm nhƣng vẫn còn cao (1,57%). Năm 2012, Ngân hàng bắt tay vào việc chạy đua doanh số, mở rộng phạm vi cho vay làm cho tín dụng tiêu dùng tăng trƣởng nhanh, thế nhƣng lại quên rằng những rủi ro tiềm ẩn đằng sau những cú tăng đó. Đồng thời, Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, có thể vay mua hàng phục vụ đời sống dƣới dạng thấu chi mà khách hàng không cần thế chấp tài sản. Do khách hàng không có kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng dẫn đến tình trạng lãi phát sinh không ngừng, mất kiểm soát. Khách hàng cho rằng Ngân hàng lừa gạt nên không chịu trả tiền. Từ đây, rủi ro nợ xấu mới tăng tốc đột ngột. Bản thân Ngân hàng vẫn chƣa tìm ra cách giải quyết thỏa đáng và dứt điểm vấn đề này. (Triệu đồng) (%) 25000 2.50 2.14 20000 2.00 15000 1.50 1.57 1.05 10000 1.00 5000 0.50 0 Nợ xấu tiêu dùng Dƣ nợ tiêu dùng Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng 0.00 2011 2012 2013 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 4.6: Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng (2011 – 2013) 73 Cộng với những khoản vay thế chấp, một số tài sản phát mãi nhƣng chƣa tìm đƣợc ngƣời chịu mua. Cho nên, nợ xấu vẫn nằm lì ở đó. Năm 2013, biểu hiện giảm xuống đã chứng tỏ đƣợc sự nỗ lực của Chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu. Ngân hàng cần có những bƣớc cố gắng hơn nữa trong công tác này. Nhìn khía cạnh khác, ta có thể khẳng định một điều. Lƣợng nợ xấu trong giai đoạn 2011 – 2013 là khá cao. Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trung bình qua ba năm là 1,59%. Đây là hồi chuông báo động tới BacABank Cần Thơ. Ngân hàng cần tập trung nhân lực, phấn đấu tìm ra những hƣớng giải quyết triệt để các rủi ro nợ xấu. Ngoài ra, để tránh tình trạng nợ cũ chƣa đi, nợ mới ập tới, Chi nhánh cần siết chặt đầu vào của công tác cho vay tiêu dùng, tăng trƣởng nhƣng phải an toàn. Điều kiện cho vay, đối tƣợng cho vay luôn luôn phải đƣợc xem xét cẩn thận. (Triệu đồng) (%) 25000 20000 2.50 2.05 2.00 15000 1.50 10000 1.09 5000 1.00 0.50 0 Nợ xấu tiêu dùng Dƣ nợ tiêu dùng Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng 0.00 6T/2013 6T/2014 Nguồn: Phòng tín dụng BacABank chi nhánh Cần Thơ, 2014 Hình 4.7: Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Sáu tháng đầu năm 2014, ta mới nhận thấy hiệu quả của việc tập trung xử lý nợ xấu mà Ngân hàng đạt đƣợc. Sáu tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng là 2,05%, giảm còn 1,09% vào cùng kì năm 2014. Dƣ nợ tiêu dùng tiếp tục tăng trƣởng khá cao, ngƣợc lại, nợ xấu thì giảm xuống. Đầu năm 2014, nền kinh tế khởi điểm phục hồi dần, chính là điều kiện thuận lợi cho tăng trƣởng tín dụng và các vấn đề nợ xấu đƣợc xóa tan. Một số khách hàng đã tìm đến Ngân hàng để thanh toán nợ quá hạn. Những giải pháp mà Ngân hàng đƣa ra đã kịp thời ngăn chặn và giải quyết nợ xấu. Việc này càng khẳng định đƣợc năng lực của BacABank Cần Thơ đủ sức để vƣơn ra biển lớn thị trƣờng. 74 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI 5.1.1 Thành tựu Trong giai đoạn 2011 – 06/2014, diễn biến kinh tế - xã hội tại Cần Thơ cũng nhƣ cả nƣớc còn nhiều khó khăn. Ngân hàng vẫn luôn nỗ lực cố gắng và khẳng định đƣợc vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho ngƣời dân tại Cần Thơ, góp phần đƣa nền kinh tế của thành phố ngày càng phát triển. Chi nhánh đã tạo đƣợc niềm tin vững chắc đối với khách hàng, làm số lƣợng giao dịch tăng lên. Biểu hiện cụ thể là lợi nhuận kinh doanh luôn tăng trƣởng qua các năm, trong đó có sự tồn tại của lợi nhuận đến từ hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, Ngân hàng đã hấp dẫn đƣợc khách hàng đến vay vốn với số lƣợng ngày càng tăng lên với dấu hiệu tăng trƣởng từ doanh số cho vay cũng nhƣ dƣ nợ tiêu dùng. Hơn nữa, công tác huy động vốn cũng không ngừng tăng lên, chuẩn bị lực lƣợng dồi dào cho việc đáp ứng nhu cầu vay vốn tiêu dùng. Cùng với các chính sách cho vay với lãi suất ƣu đãi và đa dạng các loại hình tín dụng tiêu dùng, Ngân hàng từng bƣớc tạo đƣợc uy tín và đƣợc phần đông khách hàng lựa chọn giao dịch. Đạt đƣợc thành quả tốt đẹp nhƣ thế này, phần lớn là nhờ phía Ban lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ tín dụng thực hiện tốt vai trò của mình trong từng nhiệm vụ riêng, ví dụ nhƣ: tìm đƣợc nhiều khách hàng uy tín nhờ vào mối quan hệ xã hội, giám sát chặt chẽ khách hàng sử dụng vốn vay, công tác thu hồi nợ… 5.1.2 Tồn tại Qua việc phân tích tình hình thực trạng cho vay tiêu dùng và đánh giá tình hình từ các chỉ số tài chính, ta nhận thấy bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, vẫn còn tồn tại một số điểm yếu kém. Vấn đề nhức nhói nhất chính là nợ xấu tiêu dùng đang ở mức khá cao. Nợ xấu tạo nên rào cản kìm hãm sự phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng. Thay vì Ngân hàng thu hồi đƣợc nợ và giải ngân những khoản vay mới thì nợ xấu một phần nào đó tồn tại, che lắp đi nguồn lợi nhuận mới. Về công tác huy động vốn, mặc dù nhìn chung tình hình có sự tăng trƣởng nhƣng lƣợng vốn này vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, còn phải điều chuyển thêm nhiều từ Hội sở chính hay những Chi nhánh 75 khác. Cùng với thực trạng trần lãi suất huy động hạ thấp từ qui định của Chính phủ, BacABank cần đƣa ra những chính sách khuyến mãi mới, hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch. Về hoạt động tín dụng tiêu dùng, cho vay mua nhà gặp khó khăn do ảnh hƣởng từ tình hình bất động sản trầm lắng tiêu cực trong những năm qua. Điều này đã làm cho doanh số cho vay của khoản vay mua nhà giảm xuống. Kế đến là doanh số cho vay tín chấp cũng giảm bởi những rủi ro phát sinh, Ngân hàng phải siết chặt qui định và tìm ra định hƣớng mới, phù hợp hơn. Mặt khác, chỉ số vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng còn thấp trong khi biểu hiện doanh số cho vay của Ngân hàng cho thấy thành phần cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với thành phần trung và dài hạn. Đáng lý chỉ số vòng quay vốn tín dụng phải cao hơn chừng vài vòng mới phù hợp. Từ đây, ta lại thấy thêm một tín hiệu xấu từ mảng cho vay tiêu dùng nên cần có sự quan tâm đúng mực. Đứng trƣớc hiện trạng nhƣ trên, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là tìm giải pháp khắc phục những tồn tại, dọn đƣờng cho việc đẩy mạnh công tác tín dụng tiêu dùng, tạo ra lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn Ngân hàng cần đẩy mạnh tăng trƣởng nguồn vốn huy động cả ngắn, trung và dài hạn. Bởi vì chỉ có việc chuẩn bị đầy đủ, lớn mạnh nguồn cung vốn thì Ngân hàng mới sẵn sàng cho khách hàng vay bất kỳ vào thời điểm nào. Cho nên, Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện các chính sách, chƣơng trình khuyến mãi hiện có và khai thác các hình thức mới hấp dẫn cho việc nhận tiền gửi khách hàng. Nếu nhƣ Chi nhánh đã có sản phẩm tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng là ngƣời đi làm và ngƣời hƣu trí với thu nhập ổn định thì nên mở rộng thêm đối tƣợng sinh viên. Tuy sinh viên có số dƣ không cao, gửi tiền với mục đích chủ yếu là thanh toán hay rút tiền mặt nhƣng vẫn có một số bạn cố gắng đi làm thêm để tích lũy tiền mua xe, mua điện thoại, máy tính… Ngân hàng cần tận dụng điểm này để triển khai các sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp, thu hút sinh viên. Trƣớc hết, Chi nhánh nên phát hành miễn phí thẻ ATM tạo điều kiện thuận lợi khi sinh viên có nhu cầu sẽ tìm đến giao dịch. Kế đến, Ngân hàng nên triển khai chƣơng trình “Sinh viên tích lũy, hoan hỉ quà hay”, với lãi suất hấp dẫn và những phần quà thật ý nghĩa nhƣ áo, bút, thƣớc… có in logo và biểu tƣợng của BacABank. Theo đó, các chính sách lãi suất nên đƣợc công bố rõ ràng, cụ thể giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn các khoản tiền gửi. Hơn nữa, phong cách phục 76 vụ cũng nhƣ thái độ của nhân viên phải luôn luôn thân thiện, vui vẻ, khách hàng có nhu cầu hay thắc mắc thì hƣớng dẫn tận tâm tận lực. Ngoài ra, cần truyền bá thƣơng hiệu Bắc Á cho các khách hàng không chỉ ở Cần Thơ mà còn các vùng lân cận ĐBSCL thông qua các hoạt động từ thiện (ví dụ nhƣ thăm viện dƣỡng lão, trẻ mồ côi…), các hoạt động văn hóa thể thao (đá bóng, chƣơng trình hội diễn văn nghệ chẳng hạn) và những hoạt động thiết thực khác. 5.2.2 Đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng Công tác đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng tiêu dùng phải hƣớng đến mục đích lành mạnh và bền vững. Đây là nhiệm vụ quan trọng mà Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ cần phải thực hiện. Ngân hàng nên vạch ra những định hƣớng rõ ràng, cụ thể. Thứ nhất, gỡ vƣớng cho vay mua nhà là nhiệm vụ cấp bách cần thực thi. Khi thị trƣờng nhà ở còn tồn đọng hàng loạt, khách hàng ít ai tìm đến. Vấn đề là nhiều công trình sắp hoàn thành nhƣng thiếu vốn giữa chừng, muốn vay thêm tiền để thi công nhƣng ngại vì nợ cũ còn chƣa xóa nên các nhà đầu tƣ phải im lặng. Khách hàng có nhu cầu mua thì không thể đáp ứng. Cho nên, Ngân hàng cần phải có chính sách nới lỏng và mở rộng cho vay bất động sản giúp nhà đầu tƣ có vốn để tiếp tục tiến trình dang dở. Khi hoàn tất các công trình, khách hàng có nhu cầu mà chƣa đủ vốn sẽ đến Ngân hàng để vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu nhà ở. Nhƣ vậy, Ngân hàng mƣợn việc tăng trƣởng tín dụng bất động sản, thúc đẩy công tác tăng trƣởng tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng đạt đƣợc hai nguồn thu lợi nhuận. Kết quả xem nhƣ tốt đẹp, cả ba bên Ngân hàng, nhà đầu tƣ và ngƣời tiêu dùng đều đáp ứng đƣợc nhu cầu thuận lợi. Thứ hai, vấn đề liên quan đến thẻ tín dụng cần đƣợc kiểm soát và chỉnh đốn. Ngân hàng đã phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dƣới hình thức tín chấp, gây ra nhiều biểu hiện nợ xấu. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra là phải xem xét lại lịch sử phát hành các thẻ tín chấp cho khách hàng, trƣờng hợp nào có nợ chuyển sang xử lý, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ, nếu không có thì xem nhƣ ổn định. Đối với các lần phát hành thẻ tín dụng sau này, Ngân hàng cần siết chặt lại qui định, đòi hỏi thêm tài sản đảm bảo, tức là chuyển sang cho vay thế chấp và phải chi lƣơng qua hệ thống. Mặt khác, nếu khách hàng không có nơi cƣ trú ổn định thì không phát hành thẻ hoặc việc phát hành thẻ ở hạn mức rất thấp để tránh rủi ro về sau. Giải quyết đƣợc khó khăn này góp phần giúp cho công tác tín dụng tiêu dùng trở nên tốt đẹp hơn. Thứ ba là nhiệm vụ mở rộng cho vay du học. Cần Thơ là vùng đất nổi tiếng hiếu học, tập trung nhiều trƣờng Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Tất 77 nhiên, nhu cầu học tập ngày càng tăng cao, nhiều gia đình sinh viên có mong muốn cho con du học. Tuy vậy, không phải gia cảnh nào cũng thuận lợi cho việc thực hiện nhu cầu du học. Thấu hiểu đƣợc điều đó, Ngân hàng sẽ mở rộng cho vay du học, nhằm giúp cho sinh viên chắp cánh ƣớc mơ, bản thân Ngân hàng cũng có nguồn lợi nhuận. Do đó, Ngân hàng cần triển khai các gói cho vay du học với ƣu đãi kèm theo là dịch vụ tƣ vấn miễn phí cho khách hàng về cách thức, các thủ tục cần có khi xuất cảnh và nhập học. Phạm vi cho vay áp dụng cho tất cả các đối tƣợng có nhu cầu, nhƣng phải nắm đƣợc nguồn thu nhập thực tế có ổn định không, thu nhập cao hay thấp. Các khoản vay này thƣờng là trung hạn, nợ cần đƣợc chia thành nhiều kì để trả. Khách hàng sẽ giảm bớt áp lực khoản vay và Ngân hàng có đƣợc lợi nhuận đều đặn từng kỳ trong thời gian khá dài. Thứ tƣ, nhiệm vụ sau cùng là mở rộng cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Với thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 qui định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài vừa đƣợc ban hành, các NHTM đƣợc phép sử dụng tối đa 60% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đây là cơ sở cũng nhƣ điều kiện thuận lợi giúp các NHTM nói chung và BacABank chi nhánh Cần Thơ nói riêng tăng trƣởng tín dụng. Trƣớc thực trạng thị trƣờng luôn biến động, khách hàng chủ yếu gửi tiết kiệm ngắn hạn, việc cho vay ngắn hạn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mà bản thân Ngân hàng cũng chƣa thu đƣợc nguồn lợi nhuận tối đa từ hoạt động kinh doanh. Cho nên, Chi nhánh cần đẩy mạnh các chƣơng trình khuyến mãi, ƣu đãi lãi suất hấp dẫn cho khách hàng vay. Tuy nhiên, Chi nhánh nên thận trọng tránh phát sinh những tín hiệu rủi ro cao. 5.2.3 Nâng dần chỉ số vòng quay vốn tín dụng Một vấn đề cấp bách cần phải khắc phục nữa là nâng dần chỉ số vòng quay vốn tín dụng. Bởi vì thực trạng phân tích chỉ số này trong giai đoạn 2011 – 2013, số vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng chƣa thật sự đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng cần đƣa ra những hƣớng giải quyết cụ thể. Chẳng hạn, Chi nhánh nên tăng doanh số cho vay ngắn hạn để rút ngắn thời gian thu hồi nợ, khi đó tốc độ của vòng quay sẽ nhanh hơn. Mặt khác, các cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh cũng cần theo dõi tình hình thu nhập của khách hàng vay, đối với công nhân viên chức thì tiền lƣơng, đối với hộ gia đình hay cá nhân kinh doanh thì nguồn thu nhập từ hoạt động mua bán, sản xuất. Từ đó, tùy theo từng trƣờng hợp mà Chi nhánh đƣa ra những giải pháp 78 xử lý kịp thời, nhằm tránh ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác thu hồi nợ và kết quả hoạt động tín dụng tiêu dùng. 5.2.4 Hạn chế nợ xấu Ngân hàng cần nâng cao chất lƣợng thẩm định khách hàng, trong đó có thẩm định hồ sơ và thẩm định tài sản thế chấp. Đối với hồ sơ khách hàng, Ngân hàng không nên chỉ căn cứ trên giấy tờ mà cần phải đến tận nhà, tận cơ sở, hay tìm hiểu qua thân nhân, ngƣời quen, nếu nhƣ có quen biết trƣớc thì sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời siết chặt các qui định tín dụng tiêu dùng với những khoản vay có tính rủi ro cao, đặc biệt là nên hạn chế cho vay tiêu dùng tín chấp. Hơn nữa, Chi nhánh cần quán triệt tƣ tƣởng, đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhân viên, phấn đấu vì lợi ích chung của tập thể và xã hội. Chi nhánh nên có những khóa tập huấn cho nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra, Chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ qui trình cho vay, từ khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ, giải ngân, giám sát sau giải ngân đến khi thu nợ và tất toán hồ sơ. Công tác giám sát chặt chẽ khách hàng từ cách sử dụng nguồn vốn vay có hợp lý nhƣ thỏa thuận, thông tin từ lƣơng, thu nhập khác, kể cả những khoản thu nhập đột xuất, chuyện làm ăn kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng cần có sự can thiệp, nhắc nhở kịp thời với trƣờng hợp dùng tiền sai mục đích hay kinh doanh đi xuống…Vì thế, mỗi nhân viên sẽ đảm nhận một khâu trong quy trình cấp tín dụng tiêu dùng giúp quá trình giám sát thuận tiện và dễ dàng. Nhƣng lƣu ý, phải chú ý đến tốc độ, thời gian giải quyết của mỗi khâu để tránh mất thời gian ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ. Cho nên, để khắc phục vấn đề thời gian, Chi nhánh hãy qui định thời gian giải quyết tối đa kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cho mỗi khâu làm việc. 5.2.5 Tập trung xử lý nợ xấu Ngân hàng cần nâng cao công tác thu nợ, đặc biệt khi khách hàng trễ hạn trả. Khi khách hàng trễ hạn, nhân viên Chi nhánh cần tìm cách liên hệ nhắc nhở, đôn đốc nhƣ nhắn tin, gọi điện, gửi thƣ điện tử, chuyển phát nhanh…Tuy nhiên, nhân viên phải khéo léo, mềm mỏng tránh trƣờng hợp xung đột với khách hàng. Nếu công việc làm ăn thua lỗ, khách hàng muốn gia hạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để đi đến hƣớng phù hợp, có thể gia hạn cho họ hoặc cho vay thêm... Nếu khách hàng cố tình chiếm dụng vốn, nhẹ thì thƣơng lƣợng, đàm phán, nếu khoản vay lớn thì buộc phải ra tòa. Ra tòa là phƣơng án cuối cùng và bế tắc nhất, vì phải tốn mất khoản chi phí không nên có. Vì thế, Ngân hàng nên có sự cân nhắc kỹ lƣỡng, làm thế nào để giảm bớt chi phí đáng kể. 79 Khi xảy ra nợ xấu, ta không nên siết chặt việc thu hồi vốn, ép họ vào đƣờng cùng, điều này sẽ bóp chết khách hàng, món nợ và cả mối quan hệ về sau. Các nhân viên cần phải xử lý một cách uyển chuyển, ví dụ nhƣ có thể giúp họ tìm ra hƣớng giải quyết món nợ. Hành động nhƣ thế sẽ giúp khách hàng trả đƣợc nợ mà bản thân Ngân hàng cũng xử lý xong nợ xấu. Tuy nhiên, giải pháp chắc ăn nhất là Ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro theo qui định hiện có của NHNN và sử dụng dự phòng khi cần thiết. 80 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Sau khi phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng (2011 – 06/2014), ta có thể thấy BacABank Cần Thơ đã chú trọng khá nhiều đối với công tác này. Nhìn chung, dù biểu hiện tăng trƣởng không đều nhƣng doanh số cho vay tiêu dùng đã lớn dần qua từng năm. Theo đó, doanh số thu nợ cũng đạt nhiều thành tích khả quan với hệ số thu nợ trung bình trên 85%. Hơn nữa, biểu hiện của chỉ số Dƣ nợ tiêu dùng/Vốn huy động trung bình đạt trên 24% là hợp lý vì mảng cho vay tiêu dùng chỉ mới phát triển gần đây, kết quả nói lên rằng Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay tiêu dùng. Từ những thành tích trên, chúng ta không thể phủ nhận đƣợc những đóng góp xuất sắc của các nhân viên Chi nhánh, họ đã tận tâm tận lực hoàn thành các chỉ tiêu do cấp trên đề ra, đoàn kết với nhau, chung sức phấn đấu. Chính những điều đó càng khẳng định Ban lãnh đạo Ngân hàng rất sáng suốt trong công tác quản lý, đƣa ra chính sách đãi ngộ cho nhân viên, cùng với những chủ trƣơng, chiến lƣợc kinh doanh linh hoạt và kịp thời. Đây là nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trƣờng ngành. Tuy nhiên, tăng trƣởng tốt không đồng nghĩa với việc không có sai sót và hạn chế. Ngân hàng còn đối mặt với một số tồn tại. Vấn đề nổi cộm nhất là nợ xấu. Chính vì doanh số cho vay cũng nhƣ dƣ nợ tiêu dùng tăng lên thì đi kèm theo đó những hệ lụy nợ xấu mà các TCTD dễ gặp phải. Mặt khác, chỉ số vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng cũng chƣa thật sự đạt hiệu quả cao. Ngân hàng cần cố gắng đề ra những biện pháp thiết thực để giám sát tốt dòng tiền, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngăn chặn và xử lý nợ xấu, nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tiêu dùng của bản thân, chấm phá thêm một vài nét tƣơi sáng cho bức họa tín dụng chung của hệ thống. Bƣớc sang năm 2014, tình hình kinh tế Cần Thơ bắt đầu chuyển đến thời kỳ mới với những tín hiệu lạc quan, thuận lợi để cho BacABank Cần Thơ có thể khai thác nhiều hơn tiềm năng cho vay tiêu dùng tại thành phố. Ngân hàng cần kịp thời nắm bắt tình hình và cơ hội phát triển, chuẩn bị nhân lực và tiền lực để vững bƣớc vƣơn xa. Bên cạnh đó, Chi nhánh vẫn phải luôn lƣu ý và thận trọng với những rủi ro phát sinh nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tăng trƣởng ổn định và lành mạnh. 6.2 KIẾN NGHỊ Mặc dù mới thành lập năm 2008, với những bƣớc đi chập chững của ngày đầu, giờ đây Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đã có những 81 thành tích phát triển khá tốt và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng ngành tài chính. Trong giai đoạn 2011 – 06/2014, hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng đã đạt đƣợc lợi nhuận và giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng có một số kiến nghị để hoạt động kinh doanh trong thời gian tới đƣợc phát huy nhiều hơn. 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc  Cần có những chính sách phù hợp giúp các cá nhân, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn.  Cần có chính sách phù hợp giúp các ngân hàng trong nƣớc có lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài.  Cần có chính sách giúp ngân hàng thanh lý tài sản dễ dàng hơn trong việc giải quyết các hợp đồng nợ xấu của khách hàng.  Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, trong đó cần chú ý đồng bộ giữa các văn bản. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng  Chính quyền địa phƣơng cần thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn và hỗ trợ tốt cho ngân hàng trong việc cung cấp và xác nhận thông tin về khách hàng vay vốn cho ngân hàng một cách chính xác đầy đủ. Từ đó có thể giúp ngân hàng có những đánh giá đúng về tƣ cách cũng nhƣ năng lực trả nợ của khách hàng từ đó ngân hàng có thể đƣa ra những quyết định cho vay đúng và hiệu quả hơn.  Hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo khi các khoản vay không còn khả năng thu hồi với thời hạn nhanh nhất có thể. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ánh Hồng, 2013. Nhiều chủ thẻ tín dụng “xù” http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20130719/nhieu-chu-the-tin-dung-xuno/559864.html. [Ngày truy cập: 19/10/2014] nợ. 2. Báo cáo kinh tế xã hội các năm 2011, 2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 thành phố Cần Thơ. 3. Châu Đình Linh, 2014. Nặng nợ với lãi suất cho vay tín chấp tiêu dùng. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nang-no-voi-lai-suat-cho-vay-tin-chaptieu-dung-201409170804422677ca34.chn. [Ngày truy cập: 20/10/2014] 4. Huy Thắng, 2014. Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng. http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Ngan-hang-day-manh-tin-dungtieu-dung/203906.vgp. [Ngày truy cập : 12/10/2014] 5. Minh Ngân, 2014. Sóng mới cho vay http://doanhnhanonline.com.vn/song-moi-vay-tieu-dung/. cập :18/10/2014] tiêu dùng. [Ngày truy 6. Nguyễn Hồng Diễm, 2011. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – Phòng giao dịch Ninh Kiều. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB lao động xã hội. 8. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. NXB Tài chính. 9. Nguyễn Thị Mùi, 2008. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính. 10. Phạm Văn Hiếu, 2014. Tháo gỡ vƣớng mắc trong triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 16 (409), trang 20 – 21. 11. Phạm Thanh Ngọc, 2014. Kinh nghiệm quốc tế về tín dụng tiêu dùng và một số khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 47 – 51. 12. Phạm Hữu Hùng, 2014. Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 19 (412), trang 21 – 23. 13. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. 14. Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN đƣa ra Qui định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với tổ chức tín dụng. 83 15. Thông tƣ 07/2010/TT-NHNN nói về Qui định cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 16. Thông tƣ 30/2011/TT-NHNN, thông tƣ 17/2012/TT-NHNN và thông tƣ 15/2013/TT-NHNN nói về Qui định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 17. Thế Đạt, 2013. Cần Thơ dẫn đầu ĐBSCL về thu nhập bình quân đầu ngƣời. http://www.vietnamplus.vn/can-tho-dan-dau-dbscl-ve-thu-nhapbinh-quan-dau-nguoi/233134.vnp. [Ngày truy cập: 11/10/2014] 18. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. NXB Đại học Cần Thơ. 19. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Đại học Cần Thơ. 20. Thùy Vinh, 2013. Cảnh báo rủi ro cho vay tiêu dùng. http://baodautu.vn/canh-bao-rui-ro-cho-vay-tieu-dung.html. [Ngày truy cập: 12/10/2014] 21. Võ Thị Thúy Anh và Lê Phƣơng Dung, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB Tài chính. 22. Vân Linh, 2014. Ồ ạt cho vay tiêu dùng: Rủi ro nợ xấu thế nào. http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/o-at-cho-vay-tieu-dung-rui-ro-noxau-the-nao-104489.html. [Ngày truy cập: 17/10/2014] 84 [...]... Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 06/2014” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 06/2014 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 06/2014  Đánh giá hoạt động cho. .. Đề tài thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ Trên cơ sở phân tích để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng trong những năm sắp tới 2 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những... pháp phân tích số liệu  Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối, phƣơng pháp tỷ trọng để phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 đến tháng 06/2014  Thông qua các tỷ số tài chính để đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 đến tháng... các thành phần kinh tế khác và cho vay trong nhiều lĩnh vực công – thƣơng nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và tiêu dùng Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Cần Thơ hoạt động dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Bắc Á với chi n lƣợc là “phát triển thành một Ngân hàng hiện đại và đa năng”,... THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ Tên giao dịch: Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Bắc Á chi nhánh Cần Thơ Tên tiếng anh: Bank of North Asia Commercial Joint Stock Bank Branch in Can Tho Viết tắt: BacABank Ngày thành lập: 26/04/2008 Địa chỉ: Số 34 Trần Văn Khéo, P Cái Khế, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á thành lập trên địa bàn TP Cần Thơ do nhu cầu phát triển... 13 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á Ngân hàng TMCP Bắc Á đƣợc thành lập năm 1994 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các Ngân hàng TMCP lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Nghệ An nói... 06/2014  Từ những phân tích trên ta tiến hành tổng hợp và suy luận để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới 2.3 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Hồng Diễm (2011), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – Phòng giao dịch Ninh Kiều” Giáo viên hƣớng dẫn... khách hàng, từ đó tăng khả năng huy động các loại tiền gởi cho ngân hàng  Tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng Đối với ngƣời tiêu dùng: Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng, họ đƣợc hƣởng các tiện ích trƣớc khi tích lũy đủ tiền, hơn nữa, giúp họ đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu bức thiết (thƣờng là cho y... nợ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng Các hình thức mua nợ áp dụng trong trƣờng hợp này có thể truy đòi toàn bộ, truy đòi hạn chế, miễn truy đòi, tài trợ có mua lại Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là khoản cho vay mà ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để cho vay. .. Duyên, Đại học Cần Thơ Bài viết phân tích về thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nam Việt – Phòng giao dịch Ninh Kiều Qua đó, đánh giá lại chất lƣợng tín dụng tiêu dùng thông qua các chỉ số tài chính Từ đây, mới tiến hành đề ra các giải pháp nhằm phát triển, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nam Việt – Phòng giao dịch Ninh Kiều hơn nữa 12 Bài viết “Sóng mới vay tiêu dùng đăng trên

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN