1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC

32 2,4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 630 KB

Nội dung

Kinh tế quốc tế ngày nay không ngừng phát triển và trở thành một xu hướng tất yếu của các Quốc gia trên thế giới

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế quốc tế ngày nay không ngừng phát triển và trở thành một xu hướng tấtyếu của các Quốc gia trên thế giới Khi tham gia toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ kinhdoanh với các nước trên thế giới thì việc nghiên cứu văn hóa của một quốc gia cómột vai trò rất lớn trong việc đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng và được thị trường.Ngày nay, đã có nhiều sản phẩm khi xâm nhập vào thị trường quốc tế đã không tìmhiểu kỹ văn hóa của thị trường và kết quả là sản phẩm của họ vi phạm yếu tố văn hóa

và thị trường đã không chấp nhận sản phẩm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất thế giới Từsau khi thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế Trung Quốc đã có nhiều sự phát triểnvượt bậc Từ năm 1979-2006, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên9,6 %, đạt mức cao nhất thế giới Tính riêng năm 2006, GDP đạt 20.940 tỷNDT (khoảng 2.700 tỷ USD), tăng 10,7%; tổng kim ngạch thương mại đạt 1.760 tỷUSD, tăng 23,8% (là năm thứ 5 liên tiếp tăng trên 20%); FDI thực tế đạt 69,5 tỷUSD; tạo thêm 11,84 triệu việc làm mới; thu nhập bình quân cư dân ở thành thịđạt 11.759

NDT (khoảng 1.500 USD), tăng 10,4%; thu nhập bình quân ở nông thôn đạt 3587NDT (khoảng 460 USD), tăng 7,4%; sản lượng lương thực đạt 497,4 triệu tấn (năm thứ 3 liên tiếp tăng); dự trữ ngoại tệ hơn 1200 tỷ USD (tính đến hết tháng 4/2007).Kinh tế Trung Quốc phát triển cộng với chính sách của Nhà nước Trung Quốc

là toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ kinh doanh quốc tế, thu hút đầu tư…tạo ra nhiều cơhội phát triển cho các doanh nghiệp nước ngoài Khi thâm nhập thị trường này, việc hiểu rõ văn hóa sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh

Bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa phong phú,các doanh nghiệp Trung Quốc có văn hóa kinh doanh đa dạng rất đáng để tìm hiểu.Các doanh nghiệp Trung Quốc là đối tác quan trọng, cung cấp nhiều sản phẩmcho thị trường Việt Nam Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nhiều cơ hội để pháttriển kinh

doanh Đó là lý do nhóm chọn nghiên cứu đề tài này

Trang 2

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC

Tên quốc gia: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Thủ đô: Bắc Kinh

Dân số: Trên 1,3 tỷ người

Diện tích: 9,6 triệu km2

Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của đông bán cầu, phía

đông- nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa Châu Á, phía Tây của Thái BìnhDương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirghitan,Taghikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía TâyNam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông)

Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô

Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7oC, tháng 2 là 26oC Ba khu vực đượccoi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán và Trùng Khánh

Dân tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc Dân tộc Hán là chủ

yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên50-60% diện tích toàn qu

Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực

thuộc Trung ương, 4 cấp hành chính gồm: Tỉnh, địa khu, huyện, xã

Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi và Thiên Chúa

Giáo

Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm chuẩn.

1 Các ngành kinh tế trọng điểm

Nông nghiệp: Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới và và một

trong những nước sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhiều nhất, 45%dân số lao động của Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

Công nghiệp và chế tạo

Công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 48% GDP của Trung Quốc

Trang 3

Năng lượng và khoáng sản

Từ năm 1980 sản xuất năng lượng của Trung quốc đã tăng mạnh, tỷ trọng đạtđược trong việc tiêu dùng nội địa

1154,7 tỷ USD, với mức này, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và vươn lên đứng thứ 3trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức Như vậy, sau hơn 20 năm, Trung Quốc đã đưa thứhạng của mình về kim ngạch thương mại từ vị trí thứ 32 lên thứ 3 thế giới.Năm

2005, tổng kim ngạch thương mại đạt 1422 tỷ USD, tăng 23,2%, gấp 60 lần so với năm 1978 và tiếp tục xếp thứ 3 thế giới

3 Đầu tư

Hiện nay, có hơn 170 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc, trong đó

có 10 nhà đầu tư hàng đầu, chiếm tới 97%, đặc biệt, Hồng Kông, Ma Cao và ĐàiLoan chiếm tới 65% tổng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc Theo thống kê, TrungQuốc đã có trên 14,5 vạn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số côngnhân là 17 triệu người, chiếm 11% tổng số lao động phi nông nghiệp toàn quốc, nộpthuế cho Nhà nước đạt 12%, chiếm 14% GDP toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu củacác doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 74,9 tỷ USD, chiếm 41% kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước Nhờ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đãtăng đáng kể thu ngân sách, bảo đảm việc làm

Trang 4

CHƯƠNG 2:

CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC

1 Tư tưởng kinh tế chính trị

*Tư tưởng kinh tế:

Kinh tế Trung Quôc được định hướng là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trênthế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghịvới các nước láng giềng theo phương châm "mục lân, an lân, phú lân" (thân thiện vớiláng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng)

*Tư tưởng chính trị:

Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước XHCN củanền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nônglàm nền tảng Chế độ XHCN là chế độ cơ bản của Trung Quốc Chuyên chính nhândân là thể chế của nhà nước

Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội),Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (tương tựMặt trận tổ quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân vàChính phủ các cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân

.Đảng Cộng sản Trung Quốc (là đảng cầm quyền) thành lập ngày

1-7-1921, hiện có 70,8 triệu Đảng viên Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9

Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người

Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sựlãnh đạo của ĐCS trong khuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS",bao gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc dân chủ, HộiXúc tiến dân chủ, Đảng Dân chủ Công nông, Đảng Chí công, Cửu tam học xã vàĐồng minh Tự trị Dân chủ Đài Loan

Trang 5

Chính trị của Trung Quốc hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện

ở mức cao hơn, hình thành cục diện toàn dân làm hết năng lực- hưởng theo năng lực

và chung sống hài hòa

Định hướng nhiệm vụ từ nay đến năm 2020: Hoàn thiện pháp chế dânchủ XHCN; Giải quyết chênh lệnh phát triển vùng miền, hình thành cơ chế phân phốithu nhập hợp lý; Tạo việc làm, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội cả ở thànhthị và nông thôn; Hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ công; Nâng cao tố chất về tưtưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học và sức khỏe toàn dân; Tăng cường năng lực sángtạo xã hội; Hoàn thiện hệ thống quản lý xã hội; Nâng cao hiệu quả sử dụng tàinguyên, bảo vệ môi trường

2 C ấ u trúc xã h ộ i

Đơn vị cấu trúc xã hội:

Cơ cấu dân số:

 0-14 tuổi: 20,8%

 15-64 tuổi: 71,4%

 65 tuổi trở lên: 7,7%

Độ tuổi trung bình: 32,7 tuổi (Nam 32,3 tuổi/ Nữ: 33,2 tuổi)

Tốc độ tăng trưởng dân số: 0,59% (ước 2006)

Tỷ lệ sinh: 13,25 /1,000 (ước 2006)

Tỉ lệ tử: 6,97/1.000 (ước 2006)

Tỉ lệ nhập cư: -0,39 người/1.000 người

Cơ cấu giới tính: 1,06 nam/nữ

Tuổi thọ trung bình: 72,58 tuổi

Người Trung Quốc xem mình là thuộc về gia đình và đồng thời như là nhữngđứa con của Nhà nước Trong bản thân gia đình, họ không phải là những “nhân vị”(Personen), bởi sự thống nhất bản thể ở đây là sự thống nhất của huyết thống và củatính tự nhiên Trong Nhà nước, họ cũng không phải là những “nhân vị”, vì quan hệthống trị ở đây là quan hệ gia trưởng, và chính quyền dựa trên việc thực thi sự chăm

lo của vua đối với dân như của cha đối với con… để giữ mọi việc trong vòng trậttự”…

Trang 6

Nền tảng gia đình cũng là nền tảng của “hiến pháp”, nếu có thể dùng một từnhư thế Ở Trung Quốc, sự khác biệt giữa nô lệ và tự do tất nhiên là không lớn, bởitrước mặt hoàng đế, tất cả đều bình đẳng, nghĩa là, đều bị giáng cấp như nhau.

3 Tôn g i áo

Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng Sảnluôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên dân số của các tôn giáo không xácdịnh rõ ràng Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáoTrung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnhhưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trởthành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà PhậtGiáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệchỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:

 Lão giáo

Xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với nhữngtôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo Theo các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo

Phật giáo

Khoảng 8% tổng dân số (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốckhoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểuthừa thì không đáng kể Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủyếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa

có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%) Nhờ vậy mà TrungQuốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là NhậtBản và Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trênkhắp Thế Giới Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chungvới các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo)

Cơ Đốc giáo

Chiếm khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh của đạo này được truyền rảirác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII Ngoài racòn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốctheo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ

Trang 7

Nho giáo

Không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đạiTrung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiêntheo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy

Hồi giáo

Chiếm khoảng 1% đến 2% tổng dân số, có ở Tân Cương và các vùng có ngườidân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác Đạo này phát triển mạnh vào thờinhà Nguyên (1271-1368)

Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc

Tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, làkiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tínngưỡng khác

Ngoài ra còn có Pháp Luân Công là một phương pháp tập luyện tinh thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90 tuy nhiên đã bị ĐCSTQ đàn áp vào năm

1999 Theo thống kê của chính phủ có khoảng 70-100 triệu người

4 Ngôn n g ữ

* Ngôn ngữ viết

Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn tự, ở Trung Quốc có

56 dân tộc, 81 loại hình ngôn ngữ và 31 loại văn tự Ta thấy rằng tiếng Hán là ngôn ngữ đa phương ngôn

Tại Trung Quốc tiếng Quan Thoại được sử dụng nhiều nhất Ngoài ra còn cótiếng Quảng Đông được sử dụng tại tỉnh Quảng Đông, đặc khu Hồng Kông, tiếngNgô sử dụng tại tỉnh Triết Giang, tiếng Mân tại tỉnh Phúc Kiến , đây lànhững phương ngôn (tiếng địa phương)

Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán

Về mặt phát âm những phương ngôn này có nhiều từ ngữ phát âm giống tiếngQuan Thoại hoàn toàn, một số chỉ đọc hơi giống và cũng có những từ phát âm khác

xa tiếng Quan Thoại Các phương ngôn trên có cách phát âm đa dạng hơn tiếng QuanThoại do đó từ đồng âm trong những phương ngôn này cũng ít hơn

Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếngTrung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới

Trang 8

phương diện này Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chínhthức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũngnhư là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngônngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc Tiếng Trung Quốc nói ở thể QuảngĐông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng vớitiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).

Người châu Á trong đó có người Trung Quốc, thường giữ khoảng cách ít nhất

là 1 mét khi giao tiếp Trong khi đó, người Mỹ Latin và Trung Đông thích đứng gầnnhau, đôi khi chỉ cách nhau chừng nửa mét Đối với người Mỹ và châu Âu, khoảngcách này là trung bình cộng của hai khoảng cách trên

Bạn nên giữ khoảng cách phù hợp khi giao tiếp với đối tác hay đồng nghiệp Ví

dụ khi bạn phỏng vấn ứng viên, khoảng cách tiếp xúc quá gần sẽ khiến cho ứng viên cảm thấy không thoải mái, mất bình tĩnh và không nghe rõ những gì bạn nói Hoặckhi đánh giá thành tích làm việc của nhân viên, bạn sẽ khiến cho nhân viên có cảmgiác bị uy hiếp và có khuynh hướng bác bỏ đề nghị hay phê bình của bạn nếu bạnđứng quá gần anh ta

5 Giáo d ục

Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho giáo dục Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trởnên đạt 90% ( năm 2005)

Trang 9

Phương châm chiến lược phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới Đây

là tư tưởng xác lập vị trí chiến lược của giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm tăng cường hội nhập quốc tế Sau khi gia nhập WTO, TrungQuốc chủ trương bồi dưỡng, giáo dục nhân tài theo ba hướng này

Trang 10

CHƯƠNG 3:

NĂM CHIỀU VĂN HÓA GEERT-HOFSTEDE

VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TRUNG QUỐC

Bảng: Điểm cho 5 chiều văn hóa của một số quốc gia (nguồn:http: / /www hofstede.com/)

cách Quyền Lực

Chiều thứ nhất: Khoảng Cách Quyền Lực (Power Distance - PD)

Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ bình đẳng / bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó

Trung Quốc là quốc gia có khoảng quyền lực lớn với chỉ số là 80, trong khi chỉ

số trung bình của các nước trên thế giới là 55

Một quốc gia có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn sẽ CHẤP NHẬN và kéodài sự bất bình đẳng giữa người và người Một ví dụ về xã hội như vậy sẽ là một thápquyền lực cao và nhọn; và việc một người di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rấtkhó khăn và hạn chế

Vì thế, trong xã hội Trung Quốc, người ta chấp nhận sự độc tài hoặc các thể chếmang tính mệnh lệnh, nhân dân ngoan ngoãn phục tùng lãnh đạo, nhân viên làm theolời sếp, học sinh răm rắp nghe theo thầy cô, con cái không dám cãi cha mẹ - bởi họcoi đó là bổn phận, là điều đương nhiên Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng Việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn

Trang 11

Chiều thứ hai: Chủ nghĩa Cá Nhân (Individualism - IDV)

Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể

Người Trung Quốc xếp hạng thấp hơn so với trung bình các nước trong bảngxếp hạng IDV, chỉ số này là 20 so với chỉ số trung bình là 43 Điều này có thể mộtphần là do chế độ Cộng sản có mức độ tập trung vào xã hội tập thể là cao so với chủnghĩa cá nhân

Ở Trung Quốc con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộngđồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bàv.v ) Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trungthành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc Trong cộng đồng nhưthế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng(thể diện dòng họ, thể diện hàng xóm láng giềng, v.v ) Vấn đề sống hòa hợp vàtránh làm mất mặt người khác được người Trung Quốc đặt nặng

Chiều thứ ba: Tránh Rủi ro (Uncertainty Avoidance - UAI)

Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, nhữngđiều mới mẻ của một cộng đồng

Chỉ số tránh rủi ro Trung Quốc là 30, thấp hơn nhìu so với chỉ số trung bình của các nước trên thế giới là 64

Văn hóa Trung Quốc thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ trung bình.Mọi người trong xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõràng (hay không biết trước kết quả), và cố gắn tránh những tình huống như thếbằng cách tìm công việc ổn định, thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ýtưởng và hành vi mang tính đột biến Đây cũng là một trở ngại cho việc xâm nhậpcủa các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn thống trị Thay đổi thể chếchính trị cũng gặp khó khăn, trừ khi có những biến động kinh tế - xã hội rất lớnkhiến thể chế cũ không

thể tồn tại

Chiều thứ tư: Nam Tính (Masculinity - MAS)

Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực truyền thống của người đàn ông trong xã hội

Trang 12

Chỉ số nam tính ở Trung Quốc là 66, chỉ số này là tương đối cao so với chỉ sốtrung bình của các nước là 50

Điểm Nam Tính cao chỉ ra ở Trung Quốc có sự phân biệt giới tính Đàn ông có

xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội Luôn tồn tại

sự đối xử bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong mọi khía cạnh xã hội

Chiều thứ năm: Hướng tương lai (Long-term orientation – LTO)

Chiều Hướng tương lai mô tả cách nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại

Geeft Hofstede phân tích định hướng tương lai của Trung Quốc có chỉ số LTDcao nhất (118), đó là sự thật cho tất cả các nền văn hóa của châu Á

Điều này chứng tỏ người Trung Quốc rất quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn,bền chí), thích tiết kiệm, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xãhội, có khái niệm về "xấu hổ" Các cá nhân trong xã hội luôn lo lắng tương lai củamình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trờihay về già, họ trông đợi việc kiên gan sẽ đem lại thành công trong tương lai Họ cũngcoi trọng "kết quả cuối cùng" (virtue) hơn là "sự thật" (truth), họ thường lấy kết quảbiện hộ cho phương tiện

LỐI SỐNG, MỘT SỐ THÓI QUEN PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

là khu nhà rộng rãi như vậy

Trang 13

Nhà chính và nhà lầu

Kiến trúc nhà ở của miền Nam Trung Quốc khá chặt chẽ, nhiều nhà tầng, nhà ởđiển hình là nhà hướng vào sân có diện tích nhỏ hình chữ nhật Kiểu nhà ở này bênngoài vuông vắn, chất phác đơn giản, phân bố rất rộng tại các tỉnh miền nam TQ.Người Khách Gia ở khu vực phía nam Phúc Kiến, phía bắc QuảngĐông và Quảng Tây thường ở khu nhà tập đoàn cỡ lớn, khu nhà ở có hình tròn vàvuông, gồm khu nhà chính một tầng ở giữa và khu nhà 4-5 tầng ở xung quanh tạothành, loại kiến trúc này có tính phòng thủ rất mạnh, tiêu biểu là nhà lầu Khách Giahuyện Vĩnh Định Phúc Kiến Vĩnh Định có hơn 8 nghìn ngôi nhà lầu với các hìnhvuông, hình tròn, hình tám cạnh và hình bầu dục, những lầu đất này quy mô lớn,tạo hình đẹp, vừa khoa học thực dụng, vừa có đặc điểm riêng, đã tạo thành thế giớinhà ở kỳ diệu

Thổ Lâu (nhà lầu đất) ở tỉnh Phúc Kiến được xây bằng đất sét, cát đá, mảnh gỗ,nối liền với nhau thành một cụm kiến trúc thành quách mang tính phòng ngự khépkín, gọi là Thổ Lâu Thổ Lâu mang tính kiên cố, an toàn, khép kín và đặc thù tôngtộc Trong Thổ Lâu có giếng nước, có kho chứa lương thực, nếu xảy ra chiến loạn,thổ phỉ thì chỉ cần đóng cửa lại là hình thành một khối, dù bị vây hãm vài tháng vẫn

có đủ lương thực Cộng thêm có đặc tính mùa đông ấm áp mùa hè mát mẻ, kháng chấn và bão, Thổ Lâu là nời nơi sính sống của các đời người Hẹ

Kiến trúc nhà ở dân tộc Thiểu số

Kiến trúc nhà ở vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng rất đa dạng, như nhà ởcủa dân tộc Vây-ua Tân Cương tây bắc Trung Quốc phần lớn là nhà mái bằng, tườngđất, một đến ba tầng, bên ngoài có vườn vây quanh; nhà ở điển hình của người dântộc Tạng tường ngoài xây bằng đá, bên trong kết cấu gỗ, mái bằng; dân tộc Mông Cổthường ở trong lều bạt Mông Cổ có thể di động; còn các dân tộc thiểu số vùng tâynam thường xây các nhà sàn bằng gỗ dựa vào thế núi hướng ra mặt nước, dưới sàn đểkhông, bên trên ở người, trong đó nhà sàn tre của dân tộc Mèo, dân tộc Thổ Gia.Nhà sàn thường xây trên đường dốc, không đổ nền nhà, chỉ lấy cột chống, nhà có haihoặc ba tầng, tầng trên cùng rất thấp, chỉ để lương thực không người ở, dưới sàn để

đồ lặt vặt hoặc nuôi gia súc

Trang 14

Nhà hang miền bắc và kiến trúc nhà ở thành cổ

Vùng trung và thượng du sông Hoàng Hà miền bắc Trung Quốc có khá nhiều nhà hang

Tại vùng hoàng thổ Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Sơn Tây… cư dânđịa phương đào hang trên vách đất tự nhiên, và thường nối liền mấy hangvới nhau, trong hang lát gạch đá, làm thành nhà hang Nhà hang tránh lửa, tránhtiếng ồn, mùa đông thì ấm mùa hè thì mát, tiết kiệm đất đai, ít tốn công lại kinh tế,kết hợp hữu cơ giữa cảnh tự nhiên với cảnh sinh hoạt, là hình thức kiến trúc hoàn mỹtuỳ nơi mà vận dụng linh hoạt, thể hiện sự thiết tha và quyến luyến của mọi ngườiđối với đất hoàng

thổ

Trang phục

Sườn xám (hay còn gọi là Xường xám) là trang phục truyền thống nổi tiếng củathiếu nữ Trung Quốc Xuất hiện lần đầu tiên dưới thời nhà Thanh và nhanh chóngđược các thiếu nữ đón nhận và trở thành biểu tượng của thiếu nữ Trung Hoa

Sườn xám lúc đó là kiểu cổ cao tròn ôm sát, ống tay hẹp, bốn mặt vạt đều xẻ,

có khuy nối các vạt lại với nhau kèm theo thắt đai lưng, chất liệu vải thường là dathuộc và chỉ có những thiếu nữ con nhà quý tộc, địa chủ hoặc những thương gia mớimặc

Theo thời gian và văn hóa phương Tây tràn vào cách thiết kế cũng như chất liệu của Sườn xám cũng thay đổi nhiều với chiều hướng gọn gàng hơn, hấp dẫn hơn 6msát người nhằm tôn lên các đường cong và vẻ đẹp của phụ nữ Và cho đến ngày nay trên đường phố Trung Quốc đặc biệt ở thành phố Thượng Hải những thiếu nữ thướttha với những bộ Sườn xám hiện đại nhưng không kém phần truyền thống, hấp dẫn nhưng cũng rất kín đáo

Từ những năm đầu thế kỉ hai mươi, Sườn Xám có sự thay đổi khá nhiều về mặtkết cấu,ví dụ như: cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xẻ, ôm sát thân, tay áo có thể liềnhoặc rời thân Và bắt đầu từ những năm hai mươi, Sườn Xám xuất hiện dần dần trênđường phố Thượng Hải rồi lan sang Tô Châu, Hàng Châu, Dương Châu… Sau đó doảnh hưởng của nền văn hóa phương tây Sườn Xám đã có một vài đổi mới so với thờiMãn Thanh: Cổ áo có thể cao hoặc thấp, ống tay lúc hẹp lúc loe, vạt áo dài ngắn tùy

Trang 15

Trang phục truyền thống tiêu biểu của giới nam gồm có: Trường Bào, Mã Quái(một dạng áo khoác bên ngoài), hai loại trang phục này đều là trang phục của dân tộcMãn Thanh, áo cổ tròn, ống tay cửa hẹp, Mã Quái thường là xẻ giữa, cài nút thắt, ốngtay áo hình chữ U, còn Trường Bào thường là xẻ bên.

Cũng có loại trang phục được kết hợp giữa Trường Bào và Mã Quái, loại trangphục này chỉ có vạt áo dưới của Trường Bào còn phần trên là Mã Quái, hai phầnđược nối với nhau bằng một dải cúc được đính ở mặt trong của Trường Bào, mặc hailoại trang phục này không chỉ thể hiện được sự long trọng mà còn đem lại cảm giác

tự nhiên, thoải mái cho người mặc

Ngoài ra, trang phục của từng vùng, từng dân tộc cũng không giống nhau, đều mang những bản sắc riêng của mình Ví dụ như, Yếm là loại trang phục truyền thốngsát thân của trẻ con Trung Quốc tại Quan Trung và Thiểm Bắc, hai vạt của Yếm phíatrên được buộc với nhau bởi hai dây vải vòng qua cổ, phía dưới cũng được nối vớinhau bởi hai dây buộc vòng qua thắt lưng Mặt trước của Yếm thường được dùng chỉngũ sắc để thêu các hình đầu hổ và ngũ tú, thông qua đó muốn gửi gắm hy vọng cầumong cho con cái mình được manh khỏe…

Các trang phục truyền thống của những dân tộc thiểu số cũng rất đặc biệt, ví dụnhư trang phục của Nữ Huệ An tại Phúc Kiến hay của các dân tộc thiểu số Di, Bạch,Cáp Nê, Miêu (H’Mông), Mông Cổ…

Ăn uống

Đất nước Trung Quốc rộng lớn với hơn 1,3 tỉ dân và lịch sử lâu đời, nền ẩmthực của họ cũng rất đa dạng và phong phú Người ta thường nói ” ăn cơm Tàu, ởnhà Tây, lấy vợ Nhật” qua đó có thể thấy nền ẩm thực Trung Hoa được đánh giá rấtcao Ẩm thực Trung Quốc bao gồm 8 trường phái lớn đó là: Sơn Đông, Quảng Đông,

Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy

Có sự khác biệt văn hóa rất lớn giữa các vùng khác nhau của Trung Quốc và do

đó dẫn đến sự khác nhau giữa phong cách ẩm thực các vùng miền của Trung Quốc

Có 8 vùng ẩm thực chính ở Trung Quốc: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, HồNam, Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy, Bắc Kinh

Một bữa ăn theo văn hóa Trung Quốc thương gồm hai thành phần chính: (1)nguồn cấp chất bột, gọi là "主食" trong tiếng Trung, (''zhǔshí'' Pinyin , nghĩa "Thức

Trang 16

ăn chính") - thường là cơm, mỳ, hay mantou), và (2) thức ăn kèm theo như rau, thịt,cá.

Cơm là một phần quan trọng bậc nhất trong ẩm thực Trung Hoa, Tuy nhiên, nhiều nơi ở Trung Quốc, đặc biệt là miền Bắc Trung Quốc, các sản phẩm làm từ lúa

mỳ như mỳ sợi và các loại bánh bao (như mantou) thì chiếm ưu thế, trái với miềnNam Trung Quốc nơi gạo là chủ lực Tuy nhiên có nhiều trường hợp thì cơm là mónphụ và được dùng sau dùng dưới dạng cơm chiên Món xúp thường được dùng trước

và sau một bữa ăn ở Nam Trung Hoa

Đũa là dụng cụ ăn uống của Trung Quốc

Uống trà

Trong sinh hoạt hằng ngày của người Trung Quốc không thể thiếu mộtloại nước giải khát là trà Tục ngữ nước này có câu: “Củi đóm, gạo dầu, muối,tương, dấm và trà”

Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống Ở Trung Quốc,trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo Mọi người coi việc pha, thưởng thức trà

là một nghệ thuật Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc Khi cókhách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uốngvừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái

Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người Năm 780,ông Lục Vũ chuyên gia về trà của nhà Đường đã tổng kết kinh nghiệm trồng, làm và

uống trà, viết cuốn sách Kinh nghiệm về trà đầu tiên của Trung Quốc.

Đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết các đại thần, tự taypha trà Trong hoàng cung nhà Thanh, trà không những dùng để uống, mà còn đượcpha tiếp khách nước ngoài Ngày nay, hằng năm vào những ngày tết quan trọng nhưtết dương lịch hoặc tết xuân…, có một số cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà

Từ xưa đến nay, ở các nơi đều có mở quán, hiệu trà với những hình thức khácnhau Trên phố Tiền Môn tấp nập ở Bắc Kinh cũng có quán trà Ở miền Nam, khôngnhững có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phongcảnh tươi đẹp, du khách vừa nhâm nhi, vừa ngắm cảnh

Ngày đăng: 19/04/2013, 17:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Điểm cho 5 chiều văn hóa của một số quốc gia (nguồn:http://www. geert- geert-hofstede.com/) - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
ng Điểm cho 5 chiều văn hóa của một số quốc gia (nguồn:http://www. geert- geert-hofstede.com/) (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w