Vị trí địa lý của Hàn Quốc Hình 1.1 Nguồn: Có thủ đô là Seoul là một trong những trung tâm đô thị lớn của thế giới với khoảng 11.5 triệu người năm 2017 và được mệnh danh là thành phố đ
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC
1.1 Giới thiệu chung:
Hàn Quốc (hay còn gọi là Đại Hàn Dân Quốc) có tên tiếng Anh chính thức là Republic of Korea (ROK) Là một quốc gia thuộc Đông Bắc Á, nằm ở phía nam của bán đảo Triều Tiên Phía bắc giáp Bắc Triều Tiên, phía đông giáp biển Nhật Bản và phía tây giáp Hoàng Hải
Vị trí địa lý của Hàn Quốc
Hình 1.1 (Nguồn:
<https://news.zing.vn/my-han-hoan-tat-lap-dat-he-thong-phong-thu-ten-lua-thaad-post777809.html>)
Có thủ đô là Seoul là một trong những trung tâm đô thị lớn của thế giới với khoảng 11.5 triệu người (năm 2017) và được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất thế giới thậm chí vượt cả New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản)
Khí hậu ôn đới có 4 mùa rõ rệt, địa hình chủ yếu là đồi núi ( chiếm 70%), địa chất tương đối ổn định không có núi lửa hoạt động
1.2 Lịch sử:
Theo các nhà khảo cổ học, bán đảo Triều Tiên có người sống từ thời kì đồ đá cũ Vương triều đầu tiên chính là Cổ Triều Tiên thành lập khoảng năm 2333 TCN bởi Đoàn Quân-người được coi là hậu duệ của thượng đế
Cổ Triều Tiên trải qua các thời kì đồ đồng, thời kì đồ sắt sau đó suy tàn và sụp đổ do không thể quản lý được các quốc gia lệ thuộc Từ lãnh thổ của quốc gia cũ các nước nhỏ nổi lên như: Phù Dư, Ốc Trở, Đông Quế, Cao Câu Ly, Lý Bách Hề,…
Sau Cổ Triều Tiên sụp đổ là thời kì của Tam Quốc và triều đại Cao Ly Đến năm 1392, tướng Lee Seonggye đánh đổ vua Cao Ly thành lập triều đại Triều Tiên, đây là triều đại nắm quyền lâu nhất Đông Á
Trang 2Do bối cảnh chính trị ở Đông Bắc Á nên cuối thế kỉ XIX, Triều Tiên trở thành một vũ đài tập trung lợi ích của nhiều cường quốc trên thế giới điều này dẫn đến các cuộc xung đột liên tiếp, đôi khi là những cuộc xung đột bạo lực Sau chiến tranh Trung - Nhật 1895
và chiến tranh Nga - Nhật năm 1905, Nhật Bản đã mở rộng chiến tranh xâm lược Triều Tiên và kết thúc với chiến thắng của người Nhật năm 1910
Thời kì thuộc Nhật Bản (1910-1945) là thời kì lịch sử đen tối của người dân Triều Tiên Người Nhật đã gây nên nạn đói ở Triều Tiên, thực thi các biện pháp dã man gồm
ám sát, bắt buộc lao động nô lệ xây dựng công trình đường xá, hầm mỏ, nhà máy và những vùng lãnh thổ Nhật Bản chiếm đóng
Đến năm 1945, Nhật Bản đầu hàng đồng minh, chế độ thuộc địa mới chấm dứt tuy nhiên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Vĩ tuyến 38 là ranh giới và thành lập hai chính phủ riêng, phía bắc là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, phía nam là Đại Hàn Dân Quốc Mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai miền tăng lên đã dẫn đến chiến tranh Triều Tiên đây là một trong những cuộc nội chiến lớn nhất thế giới Ngày 25 tháng 6 năm
1950 chiến tranh hai miền bùng nổ, Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc hậu thuẫn cho Đại Hàn Dân Quốc, Trung Quốc và Liên Xô hậu thuẫn cho Triều Tiên Sau 13 năm chiến tranh ròng rã, đến ngày 27 tháng 7 năm 1953 thoải thuận đình chiến được ký kết và bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt cho đến ngày nay
Về cơ bản, hai bên vẫn tiếp tục bát bỏ sự tồn tại của nhau, duy trì những quan điểm cứng nhắc và không nhân nhượng làm cho quan hệ căng thẳng Cho đến năm 1970, quan
hệ hai bên mới được cải thiện và công nhận chính phủ của nhau
Thỏa thuận “hòa bình” đầu tiên giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 19 tháng 9 năm 2018 sẽ mở ra một kỉ nguyên hòa bình mới trên bán đảo Triều Tiên
1.3 Văn hóa:
1.3.1 Dân tộc:
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia không có đa sắc tộc, chỉ có một dân tộc duy nhất
là dân tộc Hàn (hay còn gọi là dân tộc Triều Tiên)
1.3.2 Ngôn ngữ và chữ viết:
Về ngôn ngữ, tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên) là ngôn ngữ chính thức Người ta bắt
đầu dạy tiếng Anh cho học sinh ngay từ cấp tiểu học, có thể nói tiếng Anh chính là ngoại ngữ thứ hai của Hàn Quốc Ngoài ra tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc cũng là những ngôn ngữ phổ biến
Trang 3Về chữ viết, người ta sử dụng bảng chữ cái là hangeul- bảng chữ chính thức gồm 51 kí
tự trong đó 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép Thoạt nhìn có vẻ phức tạp như chữ Hán nhưng nếu nắm được quy tắc thì có thể nắm được căn bản của chữ này trong 4 đến 5 giờ
1.3.3 Tôn giáo:
Hàn Quốc là quốc gia tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhân dân và gần như hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều có mặt ở đây chẳng hạn: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo,… các nhóm tôn giáo tồn tại đan xen và hài hòa tạo nên tính đa dạng tín ngưỡng và văn hóa cho đất nước Có lẽ bởi vậy mà các công trình, các di tích văn hóa lịch sử của Hàn Quốc mang nhiều dấu ấn của tôn giáo
1.3.4 Ẩm thực:
Văn hóa ẩm thực của người Hàn mang đậm nét cổ truyền từ ngàn đời xưa Nếu kim chi là món ăn đại diện cho ẩm thực của xứ Hàn là món ăn không thể thiếu cho bữa ăn hằng ngày cũng như các bữa tiệc của người Hàn thì Bibimbap (cơm trộn), Gimbap (cơm cuộn rong biển), naengmyeon (mì lạnh),… những nồi lẩu nghi ngút khói đã trở thành nét truyền thống trong văn hóa Hàn mà có lẽ mỗi khi nhắc tới Hàn Quốc không khỏi không nghĩ đến
1.3.5 Âm nhạc:
K-Pop (Korean Pop) bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX và đã trở thành làn sóng lớn tấn công mọi ngõ ngách trên thế giới, tạo ra hàng triệu “con nghiện” văn hóa Hàn Là cái nôi của các nhóm nhạc với màu sắc riêng, dẫn dầu xu thế thời trang, vũ điệu hấp dẫn
và lôi cuốn là những nhân tố tạo nên nét độc đáo Một số nhóm nhạc nổi tiếng mà tầm ảnh hưởng đã vượt qua phạm vi quốc gia: Big Bang, Supper Junior, EXO, EXID, SNSD,
…
1.3.6 Điện ảnh:
Hàn Quốc cũng là một trong những nước có nền điện ảnh vượt biên giới quốc gia được mệnh danh là Hollywood phương Đông Đó là những bộ phim truyền hình tình cảm nhẹ nhàng đã lấy đi trái tim của hàng triệu người trên thế giới Là những bộ phim được đầu tư kĩ lưỡng cả về nội dung và hình thức, kinh phí bỏ ra cũng xứng tầm đã tạo nên những siêu phẩm Có thể kể đến các bộ phim truyền hình nổi tiếng như: Cô nàng đẹp trai (2009), Vì sao đưa anh tới (2013), Hậu duệ mặt trời (2016),… hay những bộ phim bom tấn: Silmido (2003), Điều kì diệu ở phòng giam số 7 (2013), Train to Busan (2016),…
Trang 41.3.7 Trang phục truyền thống:
Mỗi quốc gia đều đặc trưng về một trang phục truyền thống thể hiện vẻ đẹp văn hóa của quốc gia Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc và hiện nay được mặc trong các dịp lễ hay kỉ niệm đặc biệt
1.3.8 Văn hóa ứng xử:
Là một trong những quốc gia tôn trọng lễ nghĩa, người Hàn luôn có một số quy tắc: trao đồ vật bằng cả hai tay, gật đầu khi chào hỏi, giữ trật tự và tránh ngồi vào ghế ưu tiên trên tàu điện ngầm, bỏ dép ngoài trước khi vào nhà,…
1.4 Một số thông tin khác:
1.4.1 phương tiện di chuyển:
Đa dạng phương tiện như : xe bus, tàu điện ngầm, tàu hỏa, taxi, xe đạp, tàu biển,… Taxi ở Hàn Quốc được đánh giá là sạch sẽ, an toàn và khá phù hợp với túi tiền Có ba loại taxi: taxi thông thường, taxi cao cấp, taxi lớn Đặc biệt taxi quốc tế các nhân viên lái
xe có thể nói được nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh, Nhật và Trung
Đường dây nóng Du lịch Hàn Quốc (+ 82-2-1330) hoặc Trung tâm Cuộc gọi Dasan (+ 82-2-120) để được hỗ trợ bằng tiếng Anh
Trung tâm taxi Quốc tế (+82-1644-2255), email reserve@intltaxi.co.kr
1.4.2 Tiền tệ:
Tiền tệ chính thức là đồng Won (KRW) Tiền giấy có loại 1.000, 5.000, 10.000 won
và 50.000 won Tiền xu có loại 10, 50, 100 và 500 won
Tỷ giá: 1000KRW= 20 800 VND ( Ngày 27.9.2018)
1.4.3 Đại sự quán Việt Nam tại Hàn Quốc:
Địa chỉ : 28-58, Samchong-Dong, Chongno-Ku, 110-230 Seoul
Điện thoại : 822 - 739 - 2065
Fax : 822 - 739 - 2064
Code : 00-82-2
Trang 51.4.4 Múi giờ: (UTC+9)
1.4.5 Tên miền Internet: kr
1.4.6 Mã số điện thoại: +82
Nguồn tham khảo:
Trà My, Thỏa thuận "hòa bình" đầu tiên giữa Kim Jong-un và Tổng thống HQ, xem 27.9.2018,<www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/ong-kim-va-ong-moon-ky-thoa-thuan-chung-tai-binh-nhuong-c415a991201.html>
Sơ lược về tôn giáo ở Hàn Quốc – Lịch sử và thống kê, xem 27.9.2018,
<http://thongtinhanquoc.com/ton-giao/>
16 bom tấn không thể bỏ qua của điện ảnh Hàn Quốc, xem 27.9.2018,
<http://ilike.com.vn/16-bom-tan-khong-the-bo-qua-cua-dien-anh-han-quoc-teeQ1.html>
Những điều bạn cần biết để tiết kiệm chi phí khi đi taxi tại Hàn Quốc, xem 27.9.2018,
<https://visitkorea.org.vn/phuong-tien/taxi-1838.html >
Sử dụng các phương tiện đi lại khi du lịch Hàn Quốc, xem 27.9.2018,
<https://www.tourchaua.net/kinh-nghiem-du-lich/su-dung-cac-phuong-tien-di-lai-khi-du-lich-han-quoc>
Biên dịch Kiến Văn, Nguyễn Anh Dũng, 2010, Hàn Quốc - Đất nước & con người, lần 2, NXB Thời Đại, TP Hồ Chí Minh
Wikimedia