1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giới thiệu tổng quan về đất nước, con người brazil

32 5,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 250,5 KB

Nội dung

Đây cũng chính là một trong những yếu tố tiên quyết giúp đất nước Brazil có thể phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn con người.. Những người Châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đ

Trang 1

A- Giới thiệu tổng quan về đất nước, con người Brazil.

I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của đất nước Brazil.

Tên gọi chính thức của đất nước Brazil là Cộng hoà liên bang Brazil

Thủ đô chính thức của Brazil là Brazilia

Thành phố lớn nhất là SaoPaulo

Brazil thuộc Đông Nam châu Mỹ La tinh, giáp Đại Tây Dương, trải rộng gần một nửaNam Mỹ và là đất nước lớn nhất vùng này Brazil trải dài 4,772 km từ Bắc xuống Nam; 4,331 km từ Đông sang Tây và có biên giới chung với mọi quốc gia Nam Mỹ trừ Chile vàEcuador Brazil có thể được phân chia thành Brazil cao nguyên ở phía Nam và Brazil sông Amazon ở phía Bắc

Brazil có diện tích 8.514.215 km², đứng thứ 5 trên Thế Giới

Phần lớn đất nước Brazil nằm trong vùng nhiệt đới và có các loại hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và xích đạo

Tài nguyên thiên nhiên của Brazil dồi dào, phong phú với sắt, nhôm, đá quý, gỗ, dầu khí, tài nguyên nước

Địa hình của Brazil phân bố rất đa dạng và phức tạp.Phần lớn lãnh thổ ở phía Bắc củaBrazil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon Phía Nam của nước này

Trang 2

có địa hình chủ yếu là đồi và những vùng núi thấp Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao.

Brazil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới (tính theo dung lượng nước)

và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới.Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu

mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với hệ thống sinh vật phong phú Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu; sông Iguacu nơi có thác nước Iguacu nổi tiếng

Tuy nhiên nhìn chung địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon Trong khi

đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp Vùng

bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là

2900 m

Do có sự ưu đãi về thiên nhiên nên Brasil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhấttrên thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác Đây cũng chính là một trong những yếu

tố tiên quyết giúp đất nước Brazil có thể phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn con người

II- Các yếu tố xã hội.

Đa phần người Brazil ngày nay có tổ tiên là người Bồ Đào Nha từ thời nước này còn

là thuộc địa của Đế chế Bồ Đào Nha (từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18) và những người dân di

cư Bồ Đào Nha (thế kỉ 19 và thế kỉ 20), và sau đó là người nhập cư Ý

Người da đỏ bản xứ Brazil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi người Bồ Đào Nha Từ đầu thời kỳ thực dân hoá Brazil, những cuộc hôn nhân lai chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brazil bản xứ đã trở nên phổ biến Ngày nay, Brazil có khoảng 700.000 dân bản xứ, chiếm chưa tới 1% dân số nước này

Brazil cũng có một số lượng lớn người da đen, là con cháu của những người nô lệ Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19 Những người Châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brazil

Bắt đầu từ thế kỷ 20, Brazil cũng đã tiếp nhận một số lượng lớn người Châu Á: ngườiHàn Quốc, người Trung Quốc, người Đài Loan và người Nhật Bản Người Nhật là cộng

Trang 3

đồng thiểu số Châu Á lớn nhất tại Brazil, và những người Nhật Bản-Brazil là cộng đồng người Nhật bên ngoài nước Nhật lớn nhất với 1,6 triệu người.

Theo thống kê năm 2004,dân số của Brazil là 186.112.794 (hạng 5 trên Thế Giới).Dân số Brazil chủ yếu tập trung dọc bờ biển, trong nội địa mật độ dân số khá thấp, khoảng 22 người/km2 ( năm 2004) Dân chúng các bang miền nam chủ yếu là con cháu người Âu da trắng, trong khi đa số dân chúng miền bắc và đông bắc là người lai giữa các chủng tộc (người da đỏ Châu Mỹ, người Phi, người Âu)

Văn hóa của Brazil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha Nước này đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di cư Bồ ĐàoNha đã mang đến cho Brazil những nền tảng quan trọng của nền văn hóa nước này là tiếng Bồ Đào Nha, Đạo Thiên Chúa và kiến trúc Bên cạnh đó còn có những phong tục tập quán và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha

Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brazil còn chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc khác nữa Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng đến vốn từ vựng và ẩm thực của Brazil, trong khi người da đen gốc châu Phi, vốn được mang đến Brazil để làm nô lệ trước kia, lại có ảnh hưởng quan trọng trong âm nhạc và các điệu nhảy của nước này Vào thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những dòng người nhập cư đến từ Ý, Đức,Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brazil và thiết lập nên những cộng đồng lớnsinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền những dấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brazil

Ngôn ngữ chính thức của Brazil là Tiếng Bồ Đào Nha Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trêncác phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính Hơn nữa, Brasil là nước nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại Châu Mỹ nên nó đã biến ngôn ngữ này trở thành một trong những đặc trưng riêng của quốc gia

Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ yếu ở phía bắc Brazil Dù nhiều trong số các cộng đồng đó tiếp xúc thường xuyên với người Bồ Đào Nha, hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích.Người Brazil chủ yếu là theo Đạo Thiên chúa Nước này cũng là nước có cộng đồng người theo đạo Thiên chúa lớn nhất trên thế giới Bên cạnh đó, số lượng tín đồ theo đạo

Trang 4

Môn thể thao phổ biến nhất tại Brazil là môn bóng đá Brazil cũng là nước có thế mạnh tại nhiều môn thể thao khác như bóng rổ, bóng chuyền, tennis, bơi lội Ngoài ra, đất nước này còn sản sinh ra nhiều môn thể thao khác nữa Có thể kể ra như môn bóng đábãi biển, bắt nguồn trên những bãi biển của Rio de Janeiro hay biribol, một biến thể chơi dưới nước của bóng chuyền.

Nền kiến trúc của Brasil bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa Bồ Đào Nha, khi những pháo đàitrung cổ đầu tiên được người Bồ Đào Nha thiết lập tại đây từ khoảng năm 1530

Lễ hội Carnaval ở Brasil rất nổi tiếng, đặc biệt là tại Rio de Janeiro Lễ hội này cũng

là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch nước ngoài tới Brazil

B- Brazil và các giai đoạn phát triển.

I Thời kì tiền Colombo.

Những hóa thạch được tìm thấy tại Brasil là bằng chứng về việc con người đã đến định cư tại vùng đất này ít nhất 8000 năm về trước Tuy nhiên câu hỏi về việc ai là người đầu tiên đến Brasil vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi

Người da đỏ ở Brazil lại sống theo hình thức bán du mục gồm săn bắn, đánh bắt cá vàtrồng trọt Họ không có chữ viết hay xây dựng những công trình kiến trúc quy mô cho nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn, chủ yếu là qua đồ gốm Khi người châu Âu tìm ra Brazil, mật độ thổ dân ở Brazil rất thấp, dân số chỉ khoảng 1 triệu người Ngày nay, thổ dân da đỏ ở Brazil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong những rừng Amazon

Có thể nói, trong giai đoạn này, Brazil vẫn còn sơ khai, cuộc sống của người dân còn khá nguyên thuỷ, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên trong khi ở Châu Âu đây đang

là giai đoạn phát triển rực rỡ đạt được thành tựu trên trên tất cả các mặt

II Thuộc địa Brazil.

Brasil được khám phá bởi nhà thám hiểm Pedro Álvares Cabral người Bồ Đào Nha vào ngày 22 tháng 4 năm 1500 Với nguồn tài nguyên và đất đai chưa khai phá hết sức lớn, nhiều nước châu Âu khác như Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brazil song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha Brazil trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha

Trang 5

Từ đây, xã hội Brazil có sự thay đổi, xáo trộn rất lớn.

1 Về văn hóa.

Dân cư Brazil khá đa dạng, gồm người da đỏ châu Mỹ (chủ yếu là người Tupi và Guarani), người châu Âu (chủ yếu là Bồ Đào Nha , Ý, Đức, Tây Ban Nha) và người ChâuPhi (chủ yếu là Bantu và Yoruba), với một số cộng đồng thiểu số Châu Á (chủ yếu là Nhật Bản), Liban, và Ả Rập Syria

Miền nam Brazil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác Đông bắc Brazil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi, trong khi miền bắc Brazil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước.Hơn 90 triệu người Brazil có nguồn gốc từ các làn sóng di cư từ nước ngoài vào Những nhóm người đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ý và người Đức ở Trung Âu Các nhóm thiểu số gồm người Slav (đa số là người Ba Lan, Ukraina và Nga) Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp, người Hungary, người Romania, người Anh và người Ireland Trong số các nhóm thiểu

số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi

Dân nhập cư Brasil có cơ cấu như sau:

 79 triệu người Châu Phi và người đa chủng

 13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syria và Liban ở Đông Địa Trung Hải

 1,6 triệu người Châu Á, chủ yếu từ Nhật Bản

Phân bố chủng tộc ở Brazil (2006)

49.7 42.6

6.9 0.5 0.3

Người da trắng Người Lai Người da đen Người da vàng Thổ dân Brazil

Trang 6

Văn hóa của Brazil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha Nước này đã từng

là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di cư Bồ Đào Nha

đã mang đến cho Brasil những nền tảng quan trọng của nền văn hóa nước này là tiếng BồĐào Nha, Đạo Thiên chúa và kiến trúc Bên cạnh đó còn có những phong tục tập quán và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha

Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brazil còn chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc khác nữa Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng đến vốn từ vựng và ẩm thực của Brazil, trong khi người da đen gốc châu Phi lại có ảnh hưởng quan trọng trong âm nhạc và các điệu nhảy của nước này Vào thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những dòng người nhập cư đến từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brazil

và thiết lập nên những cộng đồng lớn sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền nhữngdấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brazil

2 Về kinh tế.

Thoạt tiên, người Bồ Đào Nha không tìm thấy nguồn khoáng vật quan trọng tại Brazil nhưng họ không bao giờ đánh mất hy vọng vào ngày tìm thấy của cải ở đây Để ổnđịnh và bảo vệ thuộc địa từ những kẻ muốn tranh giành thuộc địa, người Bồ Đào Nha đã tiên phong mở đường cho một ngành công nghiệp mới: công nghiệp sản xuất đường (1540 – 1640) Vào giữa thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha có được thành công trong việc thiết lập một nền kinh tế đường chủ yếu nằm ở khu bờ biển Đông Bắc của thuộc địa Các doanh nghiệp sản xuất đường ở thuộc địa có quy mô lớn đầu tiên được phép hoạt động nhờ một loạt các điều kiện thuận lợi như: đã tìm ra được bí quyết nông nghiệp và cách sản xuất mía như thế nào ở những hòn đảo Đại Tây Dương và sản xuất các thiết bị đặc biệt để rút đường từ cây mía Hơn nữa, việc buôn bán nô lệ Châu Phi vẫn được phép do

đó các nhân lực được huy động tối đa

Sự bùng nổ đường tại khu vực Caribbean đã gây ra một sự giảm sút trong giá đường thế giới Không thể cạnh tranh , xuất khẩu đường của Brazil đã suy giảm một cách rõ nét

mà những mầm mống của sự suy giảm này đã có từ giữa thế kỷ XVII

Khoảng những năm 1531, gia súc được đưa đến Brazil và ngành công nghiệp chăn nuôi cũng được phát triển nhanh chóng để đáp lại nhu cầu của vận tải và thức ăn cho công nhân

Trang 7

Vào thế kỉ thứ XVIII, kim loại quý được phát hiện tại phía Nam trung tâm thuộc địa, ngành công nghiệp khai thác mỏ tại đây cũng được hình thành mà lịch sử gọi là “ cuộc săn vàng thế kỉ XVIII”.

Ta có thể thấy được tác dụng to lớn của việc khai thác vàng và kim loại quý tại Brazil.Nó đã góp phần hợp nhất lãnh thổ, tạo ra hình dáng đất nước Brazil như hiện nay Cũng từ ngành công nghiệp khai thác mỏ, hàng hoá được khuyến khích lưu thông, ngành nông nghiệp cũng được phát triển tại nơi khai thác mỏ Trung tâm kinh tế và hành chính của thuộc địa Brazil cũng di chuyển tới vùng Đông Nam

Tuy nhiên, nó cũng để lại những hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế những năm

về sau này: tài nguyên cạn kiệt, kinh tế sa sút…

Cuối thế kỉ XVIII, nền kinh tế thuộc địa Brazil rơi vào tình trạng sa sút, xuất khẩu bông của Brazil bị Mỹ qua mặt

Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn thay đổi lớn nhất của Brazil trong lịch sử Từ một vùng đất hoang sơ, Brazil đã trở thành thuộc địa, bị khai thác cạn kiệt, kinh tế suy tànngười dân bị bó lột tàn tệ và cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào Bồ Đào Nha

III- Đế chế Brazil ( 1808 – 1888).

Vào năm 1808, để chạy trốn khỏi quân đội Napoléon, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brazil là Rio de Janeiro Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử

Năm 1815, vua John VI của Bồ Đào Nha tuyên bố Brazil là một vương quốc hợp nhấtvới Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha) Từ đó, về mặt danh nghĩa thì Brazil không còn là một thuộc địa nữa nhưng quyền nhiếp chính thì vẫn nằm trong taycủa Bồ Đào Nha.Chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brazil bị xoá bỏ vào năm 1888

Những năm đầu dành được độc lập là thời kỳ vô cùng khó khăn của BrazilLúc này, nền kinh tế của Brazil rơi vào tình trạng khó khăn, xuất khẩu nhỏ và kinh tế trong nước bịnén xuống Những tài nguyên (đất, những nô lệ và những động vật dùng làm sức kéo) không còn cần thiết như trước bởi sự suy tàn của việc xuất khẩu, thay vào đó nó được hútvào trong phần lớn những hoạt động tự tiêu thụ Đây là giai đoạn duy nhất mà kinh tế tư nhân là chủ yếu

Trang 8

Nguồn thu từ tài nguyên như khai thác mỏ, buôn bán nô lệ… cũng không làm giảm gánh nặng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên trong giai đoạn này, Brazil nhanh chóng tìm ra cho minh nguồn hàng xuất khẩu tiềm năng mới – cà phê Ảnh hưởng của cà phê lên kinh tế Brazil mạnh hơn ảnh hưởng của đường và vàng Cà phê được giới thiệu ở Brazil vào đầu thế kỷ mười tám, nhưng thoạt tiên cà phê chỉ được sử dụng trong nước Giá cà phê thế giới tăng cao vào cuối những năm 1820 và đầu những năm 1830, cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Brazil

Trong năm 1885 sản lượng cà phê của Brazil sản xuất ra chiếm hơn một nửa lượng càphê được sản xuất ra trên toàn thế giới Thương mại của Brazil vào năm 1890 là hơn 71 triệu trong khi Achentina và Chi lê là 14 triệu đôla và 6 triệu đôla tương ứng

Sự mở rộng của cà phê đòi hỏi sự cải tiến của các phương tiện chuyên chở Từ yêu cầu đó, hệ thống đường sắt đầu tiên đã được xây dựng, đầu tiên nối từ xung quanh Rio deJaneiro và vào trong Thung lũng Paraíba, và sau đó vào trong những vùng đất cao phì nhiêu (của) Paulo São Vào năm 1885 Brazil chỉ có 223 km (140 dặm) đường sắt và năm

1860 số km đường sắt tăng tới 6.930 kilômet (4.330 dặm)…

Tất cả những thay đổi trên đều chứng tỏ rằng kinh tế Brazil tuy vẫn bị lệ thuộc vào

Bồ Đào Nha song cũng đã có những bước tiến vượt bậc Brazil đã khẳng định vai trò của mình với các nước trên Thế Giới cũng như đã xác định được hướng đi đúng đắn cho riêng mình - trở thành đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Thế Giới Điều này vẫn được Brazil duy trì cho tới hiện tại

IV- Nền Cộng hòa cũ (1889-1930).

Vua Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảochính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brazil Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brazil Từ năm 1889 đến năm 1930, Brazil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến Cũng trong thời kì này nổ ra cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ I ( 1914- 1918) và tiếp theo đó là “ Đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ”

Trang 9

Giai đoạn này,Brazil trở thành một nước độc lập và nền kinh tế không còn bị phụ thộcvào Bồ Đào Nha nữa Brazil trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới

Tác động của cây cà phê vào nền kinh tế Brazil là hết sức to lớn: hình thành thị trường cà phê lớn trong nước Giảm thất nghiệp do dư thừa lao động là những người được tự do, không còn là nô lệ nữa và làn sóng người di cư từ châu Âu sang.Phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt

Thêm vào đó, đường, bông, thuốc lá, cacao, cao su vẫn là những mặt hàng quan trọngcủa Brazil

Giai đoạn từ 1880 – 1930 cũng là thời kì phát triển của những ngành công nghiệp nhẹ: dệt, chế biến thực phẩm, thuốc lá…

Tất cả các yếu tố trên đã góp phầnlàm nên sự tăng trưởng trong thu nhập Những nhân tố quan trọng khác là sự mở rộng của vận tải, công suất thiết kế điện năng, sự đô thị hóa đang gia tăng, và sự hình thành hệ thống điều hành linh hoạt Tuy nhiên, sự tăng trưởng sản xuất trong thời kỳ này không phát sinh những sự biến đổi cấu trúc quan trọng.Tuy nhiên, chiến tranh Thế Giới lần I ( 1914 – 1918) và Đại khủng hoảng ( 1929 –

1933 ) đã làm nền kinh tế Brazil rơi vào tình trạnh “khủng hoảng thừa” về cà phê Nền kinh tế Brazil bị chao đảo Sau năm 1896, lượng cung cà phê đã vượt cầu gây ảnh hưởng đến giá Brazil cất trữ cà phê của họ thay vì việc bán tất cả nó, và khi cà phê mất mùa họ lại sử dụng lượng cà phê tích trữ ấy

Cùng với đó là sự chênh lệch về mức sống giữa vùng phía Nam, Đông Nam và nhữngvùng phía Đông Sự phát triển và tăng trưởng được tập trung ở phía Đông nam Phía Namcũng đạt được sự phát triển đáng kể được dựa vào cà phê và những sản phẩm nông nghiệp khác.Tuy nhiên phía Đông Bắc kinh tế lại chậm phát triển, dân cư sống dựa vào tựcung tự cấp

Trong giai đoạn này Brazil vẫn chứng tỏ được vị trí số một của mình trên thị trường

cà phê Thế Giới Kinh tế Brazil vẫn tăng trưởng tốt trên các lĩnh vực Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống của người dân Brazil vấn chưa được chú ý đến

Trang 10

V- Brazil tồn tại Chủ nghĩa dân túy, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc (1930 – 1964).

Getulio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930 Ông đã cai trị Brazil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen kẽ Tổng thống Getulio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai nhiệm kỳ 1930-1934

và 1937-1945 Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brazil trong khoảng thời gian 1951-1954.

Tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brazil một cách tương đối ổn địnhtrong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954 Năm 1954, tổng thống GetulioVargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết lập lại

Cũng trong thời gian này, Thủ đô của Brazil được chuyển từ thành phố Rio de Janeirosang thành phố Brazilia

1 Những sự thay đổi kinh tế từ 1930 – 1945.

Kinh tế cà phê rơi vào tình trạng suy tàn khi cuộc “ Đại khủng hoảng” và sản xuấtthừa hoành hành dữ dội trên toàn Thế Giới Thêm vào đó là các điều khoản mậu dịch trởnên lỗi thời, không thể tiếp tục áp dụng được nữa đã khiến cho nền kinh tế Brazil rơi vàotình trạng nợ nước ngoài trầm trọng

Để cứu vãn tình trạng bi đát của nền kinh tế, Chính phủ đã có những biện pháp đóngvai trò quyết định trong việc vực dậy nền kinh tế Trước tiên, Chính Phủ Brazil đã hoãnviệc thanh toán những món nợ nước ngoài mà thay vào đó áp dụng những chính sáchquản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ Vào năm 1930, các chương trình trợ giá của ChínhPhủ nhằm phát triển sản xuất cà phê lần lượt bị phá sản Và để tránh cho giá cà phê sụtgiảm thêm nữa, Chính Phủ đã có một chính sách hết sức táo bạo: Thu mua số lượng lớn

cà phê dư thừa trên thị trường để tiêu huỷ nhằm mục đích giảm sản lượng cà phê trên thịtrường, từ đó làm giảm nhẹ vấn nạn sản xuất thừa Chính phủ Brazil hi vọng rằng cơnkhủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi và sự bùng nổ của xuất khẩu sẽ lại tái diễn

Tuy nhiên, khi cuộc “Đại khoảng hoảng” với sức ảnh hưỏng to lớn đi qua, Brazilnhanh chóng hiểu rằng không thể chỉ trông chờ vào việc xuất khẩu mặt hàng cà phê được

mà cần phải có sự đa dạng hoá nền kinh tế Năm 1930, thiết lập doanh nghiệp nhà nướcđầu tiên, nhà máy luyện thép tổng hợp

Trang 11

Dần dần, nền kinh tế Brazil đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế Brazil đãsẵn sàng cho phát triển Tuy nhiên đúng lúc này, chiến tranh Thế Giới lần II nổ ra và các

cơ sở hạ tầng, vận tải bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cũng làm giảm những nỗ lựcphát triển của Brazil

2 Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( 1945 – 1964).

Trong giai đoạn này, tổng thống Getulio Vargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết

lập lại, việc dự trữ, trao đổi với nước ngoài cũng được tiến hành một cách khẩn trương.Tuy nhiên, tự do hoá thương mại nhanh chóng lộ ra nhiều điểm yếu Cùng với đó là tìnhtrạng lạm phát kéo dài, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu trong khi xuất khẩu lại trìtrệ đã làm nền kinh tế Brazil phải đối mặt với cơn khủng hoảng tín dụng và rơi vào tìnhtrạng nhập siêu, đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng

Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế, khắc phụctình trạng nhập siêu Năm 1951, Chính Phủ thiết lập hệ thống cấp phép nhập khẩu, chỉ ưutiên nhập khẩu hàng hoá và đầu vào quan trọng ( nhiên liệu, máy móc…), và hạn chế việcnhập khẩu các loại hàng hoá tiêu dùng Tiếp đó, Chính Phủ đưa ra chính sách côngnghiệp hoá thay thế nhập khẩu mà công cụ quan trọng nhất là việc sử dụng “ foreignexchanges controls” - khiểm soát sự trao đổi với nước ngoài để bảo vệ một ngành côngnghiệp quan trọng của đất nước và cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩuthiết bị và các yếu tố đầu vào

Năm 1953, một hệ thống tỉ giá hối đoái mới linh hoạt hơn được Chính Phủ giới thiệu:những mặt hàng nhập khẩu quan trọng được xem xét với một tỉ giá ưu đãi còn nhập khẩucác hàng hoá thiết yếu có thể được cung cấp bởi thị trường trong nước sẽ phải đối mặtvới một tỉ giá tương đối cao Tương tự, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống cũng đượckhuyến khích Đây là công cụ chính thúc đẩy chính sách công nghiệp hoá thay thế nhậpkhẩu của Brazil Tuy nhiên, sự chuyển biến của khu vực xuất khẩu tương đối chậm chạp.Vào những năm 1950, Chính Phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm loại bỏnhững vướng mắc và đẩy mạnh việc liên kết dọc trong những ngành Công nghiệp nhấtđịnh Chính Phủ đặc biệt chú ý đến phát triển các ngành công nghiệp cơ bản như ximăng, thép, hoá chất, nhôm…); công bố Luật thuế quan năm 1957 để bảo vệ và mở rộng

Trang 12

các ngành Công nghiệp trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tưnước ngoài…

Kết quả của việc áp dụng chính sách Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu là kinh tếBrazil tăng trưởng và đa dạng hoá một cách nhanh chóng Từ năm 1950 đến năm 1961, tỉ

số tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP là 7%, của Công nghiệp là 9% và của Nôngnghiệp là 4,5% Ngoài ra, cơ cấu của khu vực chế tạo thay đổi đáng kể, Công nghiệptruyền thống được duy trì ở một tỉ lệ nhất định còn Công nghiệp hoá chất, chế tạo máy,trnag thiết bị… được mở rộng

Tuy nhiên, vì chú trọng vào Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu mà không quan tâmđến cơn khủng hoảng tín dụng lúc bấy giờ, Brazil vẫn lâm vào tình trạng nợ nước ngoài

VI- Sự ngưng trệ và sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1962 -1980).

1 Sự ngưng trệ (1962 – 1967).

Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội - kết quả từ sự méo mó của các chiến lược

ở giai đoạn trước đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964 Sau cuộc đảochính, một giai đoạn độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc

quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước Chính phủ mới đưa ra chủ trươngbiến Brazil thành một nước có nền kinh tế Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại bằng sức mạnhquân đội

Một loạt các chính sách đã được mới được ban hành nhằm tập trung giảm lạm phát,loại bỏ một số méo mó trong chính sách Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, kích thíchphát triển thị trường vốn… Cuối cùng, Chính quyền quân nhân mới này cũng được ngườidân Brazil chấp nhận do thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu vàtừng bước cải thiên cơ sở hạ tầng để sau đó phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.Tuy nhiên, từ tháng 3 năm1964, nền kinh tế Brazil có dấu hiệu chững lại Tỉ số tăngtrưởng bình quân GDP thời kì 1962 – 1967 có 4% và của công nghiệp chỉ còn 3,9% mànguyên nhân là do sự biến dạng của chiến lược trên và các rắc rối liên quan đến chính trị

2 Sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1968 – 1973).

Những nỗ lực đáng kể của chính phủ nhằm khôi phục nền kinh tế cùng với tình hìnhkinh tế Thế Giới tương đối ổn định đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để nền kinh tế

Trang 13

Brazil phục hồi và phát triển à quả thực nền kinh tế Brazil đã tăng trưởng rất nhanh trongthời kì này.

Thời kì 1968 – 1973, Brazil có tỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP là11,1% ; của Công nghiệp là 13,1% Trong đó các ngành công nghiệp cơ bản như ximăng, sắt, thép… tăng trưởng không ngừng Đáng chú ý là cổ phiếu của ngành cơ khítăng mạnh từ 3,2% lên 10,3% ; cổ phiếu của các ngành công nghiệp khác cũng thay đổinhưng không đáng kể

Xuất khẩu công nghiệp cũng gia tăng từ 1,4tỉ USD năm 1963 tới 6,2tỉ USD vào năm

1973 Sự mở rộng công nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở các vùng trung tâm của phía NamBrazil Cũng vì thế mà thu nhập bình quân đầu người tại khu vực này cao hơn so với thunhập bình quân cả nước và cơ sở hạ tầng phát triển hơn

Mặc dù Chính Phủ cũng đưa ra các chính sách đặc biệt nhằm phát triển kinh tế ở khuvực Đông Bắc song những chính sách này chỉ làm lợi cho một số ít các thành phố trongkhu vực Sự khắc nghiệt về khí hậu, việc chiếm hữu đất tập trung cao đã cản trở sự pháttriển của khu vực này

3 Sự tăng trưởng và món nợ ( 1974 – 1980).

Cú sốc dầu hoả năm 1973 đã làm hệ thống giao dịch của Brazil gặp nhiều khó khăn.Sức ép trên làm cán cân thương mại mất cân bằng Brazil tiếp tục lựa chọn chính sáchtăng trưởng cao, đẩy mạnh sản xuất các ngành công nghiệp cơ bản ( sắt, thép, nhôm, hoáchất có nguồn gốc từ dầu…), xây dựng các cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xuất khẩu Trongthời kì này, tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP là 6,2% ; của công nghiệp là7,2%

Chiến lược này đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng nó đã làm tăng nhu cầu nhậpkhẩu của Brazil, tăng sự thiếu hụt trong Ngân sách Quyết toán thường kỳ được chi trảbởi các món nợ nước ngoài Nợ nước ngoài tăng lên đáng kể từ 1,7 tỉ USD năm 1973 đến12,8 tỉ USD năm 1980 Trong khi thời kì 1968 – 1974, tỉ lệ lạm phát luôn giảm đều đềuthì thời kì 1974 – 1980 là thời kì tỉ lệ lạm phát tăng đáng kể từ 16,2% năm 1973 lên đến110,2% Đây là con số hết sức báo động

Trang 14

VII- Sự ngưng trệ, lạm phát và cơn khủng hoảng 1981 – 1994.

Năm 1985, Brasil bắt đầu quay trở lại tiến trình dân chủ Năm 1979, cú sốc dầu hoảthứ hai đã làm nền kinh tế Brazil lao đao Giá dầu nhập khẩu tới Brazil trong thời kì nàytăng gấp đôi so với trước đây Chính Ohủ tiếp tục vay mượn nước ngoài và món nợ nướcngoài này ngày càng lớn Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm vực dậy kinh tế tuy nhiênBrazil lại càng rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng

Tuy nhiên,một loạt các cuộc cải cách tài chính trên quy mô lớn nhằm giảm tỉ lệ lạmphát được goi là “ heterodox economic shocks" Tiêu biểu là ba cú sốc : kế hoạchCruzado (1986 ), Planar brea (1987), kế hoạch mùa hè (1989 )

Mục tiêu của kế hoạch Cruzado là loại trừ lạm phát Từ 1980 – 1985, GPI tăng từ86,3% đến 248,5% hàng năm Những biện pháp chính của kế hoạch này là: điều chỉnhlại tiền lương, đóng băng giá cả…Và kết quả là những điều chỉnh tiền lương quá lớn,tăng tổng cầu quá mức đã đẩy mạnh chỉ số lạm phát Hơn nữa, việc đóng băng giá cả quálâu cũng dẫn tới tình trạng thiếu hụt một lượng sản phẩm lớn Ngày 20 tháng 2 năm 1987,Brazil đã xin hoãn trả nợ nước ngoài

Hai kế hoạch còn lại là những nỗ lực của Chính Phủ cũng nhằm làm giảm tỉ lệ lạmphát đang tăng rất nhanh Mục tiêu của kế hoạch mùa hè chỉ là tránh lạm phát trong cuộcbầu cử năm đó Những năm 1980 kết thúc với việc chỉ số lạm phát tăng khá cao và nềnkinh tế bị đình trệ mà chưa bao giờ phục hồi sau thất bại của kế hoạch Cruzado Việc banhành công trái với lãi suất khổng lồ mà Chính Phủ đưa ra chỉ nhằm thuyết phục ngườidân tiếp tục mua những chứng khoán nợ của Chính Phủ

Từ năm 1990 đến năm 1992, Tổngg thống chế độ hậu quân đội đầu tiên , CollorFernando Mello de, được bầu bởi sự bỏ phiếu của đa số dân chúng Chính phủ ban hànhmột kế hoạch nhằm vực lại nền kinh tế, tập trung hạn chế tự do kinh doanh, tư hữu hoánhững doanh nghiệp quốc doanh, tăng năng suất…Tuy nhiên, kế hoạch bị phá sản, việcngăn cản sự gia tăng lạm phát không có hiệu quả, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế giảm sútnghiêm trọng

Trang 15

GDP của Brazil từ 1990 đến 1992

4

0 1 2 3 4 5

VIII- Thực thi kế hoạch Plano ( 1994 – 2002 ).

Tình hình chính trị Brazil thời kì này đã khá ổn định Tuy nhiên, Cuộc khủng hoảngtài chính châu Á 1997 đã lan ra toàn Thế Giới và gây ra nhiều biến động cho các nước

Kế hoạch Plano được Chhính Phủ Brazil thiết lập vào mùa xuân năm 1994với mụcđích ổn định nền kinh tế, giảm tỷ lệ lạm phát Kế hoạch Plano gồm 3 giai đoạn: lập dựthảo về cân bằng Ngân sách do cơ quan Lập pháp thực hiện, quy trình tác động của việctrợ cấp ( giá cả, lương, thuế, hợp đồng…) và giới thiệu về đồng tiền mới sẽ được lưuhành đồng RealBrazil, ổn định so với đồng Dollar Kế hoạch Plano nhanh chóng đượcthực thi vào ngày 1 tháng 7 năm 1994, khi mà tốc độ lạm phát của Brazil lúc này tăng7000%/năm - một con số đáng kinh ngạc Vào khoảng cuối năm 1996, nhịp độ lạm phát

đã ổn định không quá 20%/năm và cơn khủng hoảng nợ nước ngoài những năm 1980 mờdần đi Kế hoạch Plano đã thực sự thành công khi loại trừ được lạm phát sau tất cả những

nỗ lực kiểm soát nó bị phá sản Gần 25 triệu người dân trở thành người tiêu thụ

Trang 16

Tỷ lệ lạm phát của Brazil từ năm 1998 đến năm

Brazil được IMF cam kết giúp đỡ với tổng giá trị là 41.5 tỉ Dolar để phát triển Năm

2000, kinh tế Brazil tăng trưởng 4.4% Thêm vào đó là vấ đề của đất nước Achentina vàonăm 2001 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển của Brazil.Tóm lại, trong thời kì này,nền kinh tế Brazil đã tăng trưởng so với thời kì trước tuynhiên vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn

IX- Từ năm 2002 đến nay.

1 Thể chế chính trị:

Theo hiến pháp, Brazil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạolập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị vàquận liên bang Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trịnày Chính quyền Brazil được chia thành các nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp.Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w