NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MTVH KHI ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC (Trang 28 - 31)

VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Th

u ậ n lợi :

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ.

Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như nhau, và mức giá có thể cách nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Miền duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20 nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300 USD/người/năm.

Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thường chọn sản phẩm rẻ, tuy nhiên khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn. Do trình độ phát triển và nhu cầu, người Trung Quốc cũng rất ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại. Hiện những sản phẩm công nghệ cao nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại... nhưng những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba... họ thường chọn sản phẩm nội địa.

Quốc gia này không bảo thủ một nền văn hoá duy nhất mà luôn có sự hội nhập, giao lưu và đón nhận những luồng văn hoá mới. Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, dân tộc Trung Hoa là người học tập văn hoá công nghiệp; bước vào thế kỷ 21, dân tộc này sẽ mở đường tiên phong cho một nền văn hoá tiên tiến. Thực hiện hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc là đòi hỏi chiến lược của chấn hưng văn hoá và chấn hưng dân tộc Trung Quốc.

Để tiến tới con đường hiện đại hoá nền văn hoá, Trung Quốc đã xây dựng mục tiêu chiến lược “một chủ hai cánh”, tức lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá làm chủ thể, lấy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá làm hai cánh, trong đó bao gồm nội dung ba mặt: thực thi “chương trình tố chất văn hoá toàn

Trung Quốc”, nâng cao sức cạnh tranh văn hoá; thực thi “công trình tinh tuý văn minh Trung Hoa”, nâng cao sức ảnh hưởng văn hoá.

Khó kh ă n:

Trên khắp đất nước Trung Quốc, “công cuộc” viết lại hoặc cải biến lịch sử theo kiểu như vậy còn có những mặt tối và đáng buồn hơn. Bằng chứng mới nhất là việc phá huỷ một số công trình biểu tượng của thành phố Kashgar thuộc khu tự trị Tân Cương. Có ý kiến cho rằng hành động này là cuộc tấn công công khai nền văn hoá của dân tộc Duy Ngô Nhĩ, là một phần của quá trình đồng hoá văn hoá nhằm thiết lập một đất nước Trung Quốc ổn định hơn. Chính phủ Trung Quốc quan niệm rằng đất nước chỉ có thể tiến lên khi mang một bản sắc dân tộc đồng nhất. Quan niệm này đã ảnh hưởng tới người Nội Mông và khoảng 120 thổ ngữ được sử dụng trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.

Là một tỉnh nằm sâu trong lục địa, kẹt giữa Trung Quốc và Mông Cổ, Nội Mông ở trong tình trạng “vô gia cư” về mặt văn hoá. Người dân ở đây chẳng ra là người Mông Cổ, cũng chẳng ra người Trung Quốc. Từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được khai sinh vào năm 1949, tỉnh này trở thành một phần không thể tách biệt của Trung Quốc và người Mông Cổ nghiễm nhiên bị coi là một dân tộc thiểu số. Khoảng 20 thổ ngữ ở khu vực này đã được UNESCO cảnh báo là có nguy cơ biến mất, hiện có chưa đầy 1000 người sử dụng. Khi các nỗ lực bảo tồn của chính phủ dường như vô hiệu, những ngôn ngữ có sứ mệnh lưu giữ sự khác biệt giữa các dân

tộc đang mai một nhanh chóng. Vậy cái giá phải trả đối với nền văn hoá Trung Quốc là gì?

Tỷ lệ người biết chữ ở Trung Quốc đã tăng lên trong vài thập kỷ qua nhờ nhiều lý do khác nhau nhưng không phải nhờ chữ Hán giản thể. Hồng Kông và Đài Loan đều sử dụng chữ Hán phồn thể mà vẫn có tỷ lệ người biết chữ cao hơn. Có thể nói cú sốc lớn nhất đối với giáo dục Trung Quốc là cuộc Cách mạng Văn hoá bởi đến cuối thời kỳ này, tỷ lệ biết chữ ở Trung Quốc tụt xuống thấp hơn bao giờ hết. Hiện nay, sau nhiều năm vận hành khá ổn định, bộ máy giáo dục Trung Quốc chỉ còn một lựa chọn duy nhất là phải tiến lên cho dù ngôn ngữ có như thế nào. Đơn giản hoá chữ Hán giản thể là lãng phí tiền bạc và thời gian. Thay vào đó, những tiếng nói

KẾT LUẬN

Khi kinh doanh ở thị trường Trung Quốc các doanh nghiệp nên lưu ý tìm hiểu một cách kỹ lưỡng văn hóa kinh doanh của quốc gia và doanh nghiệp.

Người xưa thường nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Càng hiểu rõ các giá trị và chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro, thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Tóm lại, đồng minh quan trọng nhất trong giao dịch kinh doanh là nghiên cứu và chuẩn bị, càng cẩn thận càng tốt, để thông suốt tập tục của quốc gia mà mình sẽ đến trước khi bước lên phi cơ. Không giống như với du khách, các lỗi văn hóa không bao giờ được chấp nhận đối với một đại diện kinh doanh.

Ngoài việc nắm các giá trị văn hóa, thói quen kinh doanh cơ bản doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ từng khía cạnh văn hóa liên quan đến ngành hàng, sản phẩm kinh doanh để tránh vi phạm các giá trị, chuẩn mực và có thể kinh doanh thành công.

Phương Tây coi trọng lý thuyết". "Trung Hoa coi trọng Đạo", Đạo là Con đường của sự Biến hóa. Văn hóa Trung Hoa cổ dè dặt hơn với sự tranh cãi. không phải vì người ta không thích bàn cho ra phải trái, đúng sai mà người ta thấy trong lĩnh vực xã hội, nhân văn, nhìn cho ra sự thật, phải trái là rất khó, hơn nữa, nhìn cho ra cũng là để giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn trong cuộc sống, cho nên tốt hơn hết là chuyện phải trái bàn vừa thôi, nó chỉ là một khâu có liên quan đến những khâu khác, hãy tập trung vào việc tìm giải pháp thỏa đáng cho từng vấn đề cụ thể, thay cho sự cãi vã là sự thương lượng đi đến sự phân xử thỏa đáng. Người Trung Hoa quan tâm đến hiệu quả mà những sự thương lượng đem lại, coi trọng hiệu quả này hơn những gì mà sự tìm tòi chân lý dẫn đến.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC (Trang 28 - 31)