Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trở thành thành viên WTO, thị trường được mở rộng cùng vớimức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lựchết mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài Đẩy mạnh thâmnhập vào thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp ViệtNam vừa đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởngtrong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận đượcnhững công nghệ hiện đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết chophát triển kinh tế nội địa
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới Thị trường HoaKỳ thực sự hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào: Thu nhập Quốc dân GDP luônduy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng đối vớicác loại hàng hoá là rất đa dạng, kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 1850 tỷUSD chiếm 22.5% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới – Đây là thịtrường khổng lồ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập.
Trong điều kiện mới hiện naymôi trường kinh doanh trong đó có môitrường kinh tế có nhiều bất ổn, để có được một vị trí ổn định vững chắc cũngnhư đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, phía Nhà nước,các doanh nghiệp và cả nền kinh tế còn phải làm rất nhiều việc.Vì vậy em đã
chọn vấn đề nghiên cứu là: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ vàrút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường”
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn.
Trang 2CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ1.Khái quát chung:
Tên nước: Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ (The United State of America)
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía
Tây là Bắc Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Canada và phía Nam giáp vớiMeehico.
Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và
Canada) km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu trong đó diện tích đất liền là9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82,1%, tiếng Tây Ban Nha 10,7%, các ngôn ngữ
châu Á và đảo Thái Bình Dương 2,7%, và các ngôn ngữ khác 0,7%.
Dân số Hoa Kỳ: 298.444.215 người (tính đến tháng 7-2006) người trong đó
độ tuổi 0 – 14 chiếm 21%; có 66,4% dân số trong độ tuổi 15 – 64 và có 12,6%dân số ở độ tuổi trên 65 Tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ là 77,4 tuổitrong đó nam trung bình là 75,5 tuổi và nữ là 80,2 tuổi Đây là một quốc gia đasắc tộc với người da trắng chiếm 77,1%; người da đen chiếm 12,9%; người châuÁ chiếm 4,2% còn lại là thổ dân và các dân tộc khác Có khoảng 30% dân sốHoa Kỳ hiện nay là người nhập cư và trung bình hàng năm có khoảng một triệungười nhập cư vào Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là quốc gia theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện(từ năm 1789) Hiện nay Hoa Kỳ có 50 bang, 1 quận (Washington DC – Districtof Columbia) và 13 lãnh thổ quốc đảo phụ thuộc khác.
Thủ đô của Hoa Kỳ là WashingtonDC với diện tích 176 km2 và khoàng
600 nghìn dân Các thành phố chính: New York, Los Angeles, Chicago, SanPrancisco, Philadelphia và Boston
Đơn vị tiền tệ: Dollar Hoa Kỳ (USD)
Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống George Bush.
Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệphùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thếgiới.
GDP: GDP thực tế tăng 3,9% trong vòng 4 quý năm 2007 Sự tăng trưởng
này nhờ những khoản thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tư cố định kinh doanh,đầu tư nhà đất và chi phí của chính phủ Xuất khẩu ròng giữ ở mức tăng trưởngtrong 4 quý năm 2007 Năm 2007 GDP của Hoa Kỳ ước tính khoảng 13,36 ngàntỷ USD, GDP tính theo đầu người là 43.800 USD.
Trang 3Lạm phát: Lạm phát giữ ở mức thấp năm 2006, nhưng tăng trong suốt năm
2007 Chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,3% trong vòng 12 tháng năm 2007 Trừ tínhkhông ổn định ở lương thực và năng lượng, mức giá tiêu dùng tăng 2,4% năm2007 từ 1,9% năm 2005 Giá tiêu dùng năng lượng tăng 19% năm 2006, đặc biệtở giá năng lượng cơ bản Giá lương thực tăng 2,8% năm 2007 Lạm phát (đượcđo bởi chỉ số tiêu dùng) được dự đoán sẽ tăng ở mức 3,5% thời gian tới Tuynhiên năm 2006, lạm phát đã tăng lên ở mức 3,2%.
Việc làm: Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng khoảng 2,2 triệu
người trong năm 2007, lớn nhất kể từ năm 2000 Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống4,4% vào tháng 12 năm 2007 (thấp so với đỉnh điểm 6,3% tháng 6 năm 2003).Tỷ lệ thất nghiệp năm 2007 dưới mức trung bình của những thập niên 70, 80, 90của thế kỷ XX Việc làm gia tăng ở những khu vực ngành nghề chính năm 2007.Dịch vụ đóng góp 85% sự gia tăng việc làm trong năm, chiếm 83% lao động.Lao động gia tăng ở những ngành: lương thực, xây dựng, sản xuất Năm 2007 tỷlệ thất nghiệp ước tính giảm xuống 4,3%.
Cán cân thanh toán: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán tăng năm 2007
Xuất khẩu tăng 5 % nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở những đối tác thươngmại nhưng nhập khẩu tăng mạnh hơn ở mức 7,2% Sự thiếu hụt trong hàng hóavà dịch vụ đạt mức 5,6% GDP trong quý 4 năm 2007 Sự gia tăng nhanh nhậpkhẩu thực tế trải rộng ở nhiều lĩnh vực: của cải và cung ứng công nghiệp, xăngdầu và hàng hóa tiêu dùng.
Năm 2007 xuất khẩu ước tính đạt 972,5 tỷ USD với những sản phẩm chủ yếulà hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm côngnghiệp (chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêudùng Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, TrungQuốc Nhập khẩu ước tính là 1.737 ngàn tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu lànông sản, dầu thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng,hàng tiêu dùng Thị trường nhập khẩu chính là Canada, Trung Quốc, Mexico,Nhật Bản, Đức.
Chính sách tài chính: Quốc hội Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách cứ 4 năm có
những thay đổi giảm thuế nhằm khắc phục những hậu quả của việc thị trườngchứng khoán kìm giữ sự phát triển kinh tế; phục hồi sự tăng trưởng của sảnlượng hàng hóa, thu nhập và việc làm Cùng với kích thích nhu cầu tiêu dùngngắn hạn, Chương trình hành động năm 2005, 2007 được thiết lập nhằm nâng sựtăng trưởng dài hạn, giảm những hạn chế của hệ thống thuế Chương trình nàygiảm thuế đánh vào thu nhập, cổ phần, tài sản Thuế thấp kích thích những cánhân và doanh nghiệp sản xuất, dự trữ, và đầu tư nhiều hơn Dự trữ và đầu tưnhiều tạo ra tích lũy tư bản, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và nângcao mức sống.
Trang 4Chính sách tiền tệ: Trong vòng 4 năm qua, chính sách tiền tệ tập trung vào
khắc phục những hạn chế của thị trường chứng khoán và giữ vững tăng trưởng.Từ đầu năm 2005 đến giữa năm 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang hạ thấp tỷ lệlãi suất tài chính Liên bang 15 lần, từ 7,5% xuống 1% Tỷ lệ này được giữ đếntháng 6 – 2007, sau đó Ngân hàng được tăng tỉ lệ từ từ trở lại Trong năm 2007,kinh tế tăng trưởng mạnh, thị trường lao động được cải thiện, làm giảm nhu cầukích thích tiền tệ Tháng 5 – 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã tăng tỉ lệ lãisuất lên 3,2%.
Triển vọng trung – dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đạt hiệu quả tăng
trưởng lâu dài Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phátđược giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh GDP thực tế dự kiếnsẽ tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 4 năm từ 2005 - 2008 Tỷlệ thất nghiệp dự tính sẽ dưới mức 5,4% vào cuối năm 2005 và dưới 5,1% năm2006 Kinh tế tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm2009, 2010
2.Một số đặc điểm về môi trường kinh tế:
2.1.Môi trường kinh tế có tính mở cao
Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại vìvậy các quy chế xuất nhập khẩu mà quốc gia này đã và đang áp dụng đều phùhợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO, đây là quốc gia nhập khẩu với khốilượng lớn các mặt hàng có hàm lượng lao động cao: dệt may, giày dép…trongđó có nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Hoa Kỳ hầu như không sảnxuất Một thực tế là sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ đã liên tục đóng gópcho sự phát triển toàn cầu nhờ duy trì chính sách mở cửa thị trường Thông quachính sách mở cửa của mình, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng HoaKỳ có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện ưuđãi nhất Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế, Hoa Kỳ luôn chủtrương đặt hệ thống thương mại đa phương vào trung tâm của các quan hệthương mại quốc tế của mình, luôn có xu hướng mở cửa thị trường một cách caođộ thông qua các cuộc đàm phán từ song phương cho tới khu vực để đạt tới mộtchiến lược tự do hóa thương mại mang lại nhiều lợi ích quốc gia nhất.
Tính mở của thị trường còn được thể hiện ở nhu cầu thị hiếu cũng nhưnhững yêu cầu trong tiêu dùng của người Hoa Kỳ không quá khắt khe, nhu cầutiêu dùng nhiều nhưng họ không quá kỹ tính như những người tiêu dùng châuÂu hay Nhật Bản Mặt khác, là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xãhội cũng có sự phân hóa nhất định vì vậy nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớpkhác nhau thì cũng khác nhau, hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đadạng phong phú hơn cả về chủng loại lẫn chất lượng Sức tiêu thụ hàng hóa trên
Trang 5thị trường Hoa Kỳ là vô cùng hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào.Theo một khảo sát mới đây thì bình quân một năm, một người phụ nữ Hoa Kỳmua khoảng 54 bộ quần áo và 6 đôi giày, và người tiêu dùng chủ yếu hiện nay làphụ nữ sau đó đến giới trẻ Thị trường đồ gỗ cũng hấp dẫn không kém khi kimngạch nhập khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và đồ nội thất là trên 40 tỷ USD/ năm,nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng này hàng năm không ngừng tăng lên Vớimặt hàng thủy sản thì trung bình một người Hoa Kỳ tiêu dùng khoảng 16,3pound/ người/ năm, tức là họ đã tiêu thụ khoảng 8 % tổng sản lượng thủy sảnthế giới… Có thể thấy, những mặt hàng mà thị trường Hoa Kỳ có kim ngạchnhập khẩu lớn và có nhu cầu cao đều là những hàng hóa Việt Nam hoàn toàn cókhả năng cung ứng tốt, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽcó thêm nhiều cơ hội kinh doanh tại thị trường này.
2.2.Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm
Là thị trường rộng, sức mua lớn, nhu cầu đa dạng nhưng đồng thời cũng làthị trường có những quy định tương đối chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu.Thông thường, hàng hóa được các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập về phải có khốilượng lớn, phải đảm bảo đúng quy chuẩn, đúng thời hạn và đặc biệt là khôngđược phương hại đến lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các công ty nhậpkhẩu Hàng hóa trước khi đưa vào phân phối đến tay người tiêu dùng đều phảiđược kiểm nghiệm chặt chẽ, chỉ khi đã đáp ứng được các chuẩn mực nhất địnhmới được phép đưa vào lưu thông tới người tiêu dùng cuối cùng Ngoài ra, trongquá trình nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nội địa, Hoa Kỳ cũng đưa ra nhữngquy định chung về cách tính trị giá hải quan, về nội dung hình thức của một hóađơn thương mại đặc biệt vấn đề xuất xứ sản phẩm rất được coi trọng Mức thuếnhập khẩu được áp dụng khác nhau cho các hàng hóa đến từ các nhóm nướckhác nhau và một số mặt hàng còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theoquốc gia do đó việc xác định được xuất xứ hàng hóa là hết sức quan trọng.
2.3.Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định
Do đặc tính là thị trường lớn, thị hiếu tiêu dùng đa dạng nên việc cung ứngcác loại hàng hóa tới người tiêu dùng cũng phải có quy mô tương ứng Thực tếđã cho thấy hệ thống phân phối hàng hóa ở Hoa Kỳ phát triển ở trình độ cao vàcó một tổ chức hoàn chỉnh Tại Hoa Kỳ hiện nay có nhiều loại công ty lớn, vừavà nhỏ sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau Các công ty lớnthường có hệ thống phân phối riêng và tự mình thực hiện các khâu từ nghiêncứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu Còn đối với các công ty vừavà nhỏ thì vận động xung quanh hệ thống thị trường và được sự hỗ trợ từ phíaChính phủ Các công ty vừa và nhỏ của Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu hàng hóavề và bán tại thị trường trong nước thông qua nhiều cách khác nhau: bán cho cáccửa hàng bán lẻ, bán cho các nhà phân phối, tiến hành bán lẻ trực tiếp…Khi nóitới các kênh phân phối trên thị trường Hoa Kỳ không thể không nhắc tới vai trò
Trang 6của hệ thống bán lẻ Hiện nay Hoa Kỳ có trên 1 triệu doanh nghiệp bán lẻ chiếmkhoảng 11,7% tổng số việc làm tại Hoa Kỳ, riêng trong ngành may mặc đã cóhàng trăm cửa hàng bán lẻ quần áo với doanh thu khoảng 93 tỷ USD/ năm Vớimặt hàng thủy sản, việc cung ứng cũng rất tiện lợi với hệ thống các nhà hàng, hệthống cung cấp cho các cơ sở ăn uống công cộng như trường học, hộ gia đinh;hệ thống bán lẻ là các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, các cửahàng…
2.4.Cường độ cạnh tranh cao
Như đã biết, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ hàng năm là lớn nhất thế giới,đây là cái đích hướng tới của nhiều nhà xuất khẩu Do đó trên thị trường nàyluôn có mặt của rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, đóchính là nguyên nhân cơ bản của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩuvới nhau, giữa nhà xuất khẩu với nhà sản xuất nội địa, và trong những chiếnlược cạnh tranh đó, giá cả và chất lượng là hai yếu tố cơ bản nhất giữ vai tròquan trọng cần được các doanh nghiệp xuất khẩu lưu tâm Trong hai yếu tố đó,giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn so với chất lượng sản phẩm bởi người tiêudùng Hoa Kỳ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết, hàng hóa bán tại trịtrường Hoa Kỳ phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng, số lượng và chất lượng củanhững dịch vụ này có ý nghĩa quan trọng trong sự lựa chọn mua hàng của họ.Nắm được đặc điểm này mà các doanh nghiệp thường tập trung cao vào phục vụtốt các dịch vụ sau bán hàng cũng như tìm cách để hạ thấp giá thành sản phẩmđến mức tối thiểu có thể Các nhà kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ phải chấpnhận cạnh tranh gay gắt và cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn.
2.5.Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao
Mặc dù là thị trường có tính mở khá cao nhưng trên thực tế các chính sáchthương mại của quốc gia này vẫn mang xu hướng bảo vệ các doanh nghiệp sảnxuất trong nước tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt Điều này được thể hiện ởmột số lượng lớn các Hiệp hội, các tổ chức của các nhà kinh doanh giữ vai tròhướng dẫn, phối hợp hoạt động và bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong nướctrước sự thâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài Điều này vừatạo ra những thách thức và những cơ hội mà nếu doanh nghiệp nước ngoài khaithác được thì sẽ có được một sự đảm bảo vững chắc cho xuất khẩu hàng hóa vàothị trường Hoa Kỳ là: thông qua thiết lập mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng với cáctổ chức Hiệp hội ngành hàng của Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ có thể dễdàng tìm cho mình những đối tác làm ăn là các doanh nghiệp nội địa phù hợpnhất từ đó thiết lập quan hệ thương mại, cơ sở cho việc mở rộng thị trường xuấtkhẩu, đây là cách tiếp cận thị trường hiệu quả cao và đảm bảo được sự tin cậy.
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ vốn phức tạp nên để có thể hiểu được nhữngvấn đề liên quan đến pháp luật cũng như có một sự đảm bảo pháp lý vững chắccho hoạt động kinh doanh của mình, nhà xuất khẩu thường lựa chọn cho mình
Trang 7những cố vấn luật pháp riêng Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ rất đề cao vai trò củacác dịch vụ tư vấn đặc biệt là dịch vụ tư vấn luật, họ rất sợ trong hợp đồng củamình có bất cứ điều gì không rõ ràng hay không đúng với quy định của phápluật, và họ cũng muốn các đối tác làm ăn của mình nắm vững cơ sở pháp lý chocác điều khoản hợp đồng Các nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nước ngoài luôn cầnphải có sự hỗ trợ của các loại hình dịch vụ này cho quá trình hoạt động của mìnhtrong quan hệ làm ăn với thương nhân Hoa Kỳ, tuy nhiên cũng cần phải tínhtoán cụ thể vì giá của những dịch vụ này tại Hoa Kỳ là tương đối cao Với ngườiHoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”, họ cũng coi thời gian là một loại hàng hóa nhưtất cả các loại hàng hóa khác, người Hoa Kỳ tiết kiệm thời gian như tiết kiệmtiền bạc đặc biệt là những người làm dịch vụ tư vấn, luật sư…thường tính phíhoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc với khách hàng Vì vậy, các nhà kinhdoanh nước ngoài khi cần phải sử dụng các dịch vụ này phải hết sức lưu ý:chuẩn bị đầy đủ và chu đáo mọi câu hỏi cần giải đáp cũng như nội dung cần tưvấn để đi thẳng vào vấn đề, tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng các dịch vụ này.Cũng chính vì tiết kiệm thời gian mà các nhà kinh doanh Hoa Kỳ không cónhiều thời gian cho những câu chuyện rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặcphải chờ đợi sự trả lời chậm trễ Do đó, các bức thư chào hàng hoặc giao dịchtrước hết phải đảm bảo được sự ngắn gọn súc tích thu hút được sự chú ý của đốitác, nội dung phải rõ ràng và trả lời thẳng vào vấn đề mà đối tác quan tâm Sựchậm trễ trả lời các thư hỏi hàng sẽ làm mất cơ hội kinh doanh.
CHƯƠNG 2: BÀI HỌC Ý NGHĨA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆTNAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Trong chiến lược đẩy Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam, khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mang lại những kết quảtốt đẹp trong quan hệ thương mại của hai nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trởthành thành viên chính thức của WTO, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơhội hơn tại thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên để đạt được những mục tiêu đã đặt rađòi hỏi phải có sự cố gắng rất nhiều từ phía các cơ quan Nhà nước, Chính phủvà từ phía các doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu mình đang đứng ở vị trínào, và đứng ở đâu tại thị trường này, từ đó mới có thể đưa ra những định hướngphát triển trong những giai đoạn tới.
1.Cần dự báo về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần đây pháttriển theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này vẫn đangphải chịu rất nhiều tác động chủ quan và khách quan Mới đây, Chính phủ HoaKỳ đã ban hành cơ chế giám sát hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ,một hình thức của sự gia tăng rào cản thương mại và bảo vệ hàng hóa nội địa.Mặc dù vậy, theo dự báo của các nhà kinh tế thì với tốc độ tăng trưởng thương
Trang 8mại như hiện nay, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể đạt 11tỷ USD tăng 35% so với năm 2006, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu dự kiến: dệt mayđạt 4 tỷ USD tăng 30%; thuỷ sản đạt 650 triệu USD tăng 8%; giày dép đạt 1,2 tỷUSD tăng 40%; đồ gỗ đạt 1,2 tỷ USD tăng 40%; rau quả (chủ yếu là hạt điều)đạt 240 triệu USD tăng 20%; cà phê đạt 320 triệu USD tăng 28%; dầu khí đạt900 triệu USD (không tăng) và máy thiết bị đạt 950 triệu USD.
Trước hết là đối với hàng dệt may, hạn ngạch dệt may Hoa Kỳ áp dụng vớiViệt Nam đã được xóa bỏ từ ngày 11/1/2007 nhưng thay vào đó Hoa Kỳ lại thựchiện cơ chế giám sát chặt chẽ nhập khẩu dệt may từ Việt Nam và sẽ thực hiệnđiều tra về chống bán phá giá (dự kiến vào tháng 7/2007) theo đó hàng dệt maynước ta có thể sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá Mục đích cuối cùngcủa cơ chế này là tạo ra một thị trường không ổn định làm cho các nhà sản xuấtkhông an tâm đầu tư tăng khả năng cung ứng, còn các nhà nhập khẩu không tintưởng để đặt hàng tại Việt Nam Các mặt hàng có khả năng bị giám sát là quầndài, áo sơ mi, đồ bơi, đồ lót và áo thun – đây là những mặt hàng đóng góp 60%tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ Trước tình hình đó, Nhànước mà trực tiếp là Bộ Thương mại chủ trương việc đầu tiên then chốt cần phảilàm ngay để tăng cường xuất khẩu vào Hoa Kỳ là nâng cao sức cạnh tranh sảnphẩm và sức cạnh tranh doanh nghiệp Bộ đã chỉ thị cho các doanh nghiệp trongnghành dệt may phải tích cực cải tiến quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩmphải đạt từ bậc trung trở lên mới được phép đưa vào thị trường Hoa Kỳ BộThương mại nhận định thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng tập trung nhậphàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định để có thể dễ dàng trong quản lýchất lượng và tạo sức ép giảm giá, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thựchiện liên kết với nhau về mặt sản xuất thậm chí sát nhập để có thể trở thành đốitác sản xuất chiến lược lâu dài ổn định của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ Bên cạnhchủ trương mở rộng sản xuất, Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiệnchiến lược sản xuất linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của các hãng bán lẻ đặt nhiềuđơn hàng nhỏ với thời gian giao hàng kế tiếp nhau Để đối phó với nguy cơ bịkiện bán phá giá hàng dệt may vào Hoa Kỳ, liên Bộ Thương mại – Công nghiệpđã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT-BTM-BCN để giám sát xuấtkhẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ Theo thông tư này liên Bộ sẽ tăng cườngcử các đoàn kiểm tra thực tế việc nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu của một sốdoanh nghiệp về việc chấp hành các quy định của thông tư, đặc biệt là các phápnhân sở hữu những lô hàng có giá thấp phải báo cáo chi tiết sản xuất và cấuthành giá trị sản phẩm.
Đối với nhóm hang thuỷ sản, Nhà nước đã tính đến việc thành lập các côngty con ở Hoa Kỳ để trực tiếp nhập khẩu và tham gia vào hệ thống phân phối ởHoa Kỳ với mục đích vừa ổn định thị trường vừa ổn định mức giá xuất khẩu khimà mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vẫn còn phải chịu mức thuế chốngbán phá giá ít nhất trong 5 năm tới.
Trang 9Mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ chưa đạt 1 tỷ USD trong khixuất khẩu sang EU đã đạt 2 tỷ USD Bộ Thương mại đã đưa chỉ tiêu làm saophải đạt quy mô xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới là 2 – 3 tỷ USD/năm, đây là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể khi chúng ta có nội lực cùng vớiviệc đây là mặt hàng được sản xuất tại thị trường Hoa Kỳ rất ít (chỉ khoảng 1/3mức tiêu dùng) và mức bảo hộ không cao nên các doanh nghiệp Việt Nam cóthể cạnh tranh và phát huy tối đa những lợi thế sẵn có Hơn nữa các nhà nhậpkhẩu giày dép Hoa Kỳ hiện nay đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhậpkhẩu từ Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm có nhiều chi tiết sản xuấtphức tạp, chất lượng trung bình khá trở lên, nguyên nhân là do nước ta có mộtđội ngũ lao động khéo tay tỉ mỉ có khả năng gia công được các chi tiết phức tạp.Mặt khác thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong những nămgần đây lớn, thị phần giày dép Trung Quốc tại Hoa Kỳ quá lớn khiến cho cácdoanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại và họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốcbằng cách tìm thêm những nguồn cung ứng hàng mới từ các quốc gia khác vàViệt Nam luôn được quan tâm hơn nhờ sự ổn định về môi trường chính trị tạo ratâm lý tin cậy cho các nhà nhập khẩu.
Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, nhập khẩu đồ gia dụng của quốc gia nàynăm 2006 đạt trên 10,87 tỷ USD Hiện nay Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhậpkhẩu từ thị trường châu Á, đặc biệt các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao sựphát triển của các ngành sản xuất sản phẩm gỗ của Việt Nam, họ cho rằng ViệtNam có lợi thế hơn các nước khác trong khu vực về sự đa dạng trong sử dụngcác loại chủng loại gỗ nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu và ngườitiêu dùng Hoa Kỳ cũng rất ưu thích các sản phẩm này Với hàng thủ công HoaKỳ nghệ, khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là làm sao thuyết phục đượcngười tiêu dùng Hoa Kỳ chuyển từ mua hàng của Trung Quốc sang mua hàngcủa Việt Nam, để làm được điều đó đòi hỏi các mặt hàng của chúng ta phải cótính mới, độc đáo và rẻ hơn so với hàng Trung Quốc Nhận thấy điều đó, Nhànước đã chủ trương khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tớinên thâm nhập thị trường Hoa Kỳ theo hướng sáng tạo những mặt hàng tinh xảocó mẫu mã độc đáo trên cơ sở thị hiếu người tiêu dùng, số lượng của từng chủngloại mặt hàng không cần quá lớn chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các hãng bán lẻ.
2.Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ
Với vai trò của người dẫn đường, những chương trình xúc tiến thương mạicủa Chính phủ tại thị trường Hoa Kỳ cần thể hiện được định hướng cho hoạtđộng của doanh nghiệp thông qua việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp xungquanh cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động thương mại, nhữngthông tin về thị trường Hoa Kỳ:
Thứ nhất, Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Luật thương mại điện
tử Phát triển thương mại điện tử và hệ thống công nghệ thông tin là đòi hỏi tất
Trang 10yếu trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay Trong chương trình phát triển côngnghệ thông tin, vấn đề xây dựng và kiện toàn hệ thống mạng quốc tế, mạng nộibộ cũng như nâng cao chất lượng các webside của Chính phủ cần được quan tâmnhiều hơn Thực tế là Chính phủ đã có những trang thông tin điện tử cho cácchuyên ngành khác nhau, nhưng chất lượng của chúng cần được xem xét lại khimà thông tin trong nhiều trang web không được cập nhập thường xuyên nhất làthông tin về các văn bản mới về xuất khẩu, thông tin về thị trường xuất khẩuchung chung… Vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước của các trangthông tin điện tử chưa phát huy được tác dụng Vì thế vấn đề đặt ra đối với bộphận chuyên môn về phát triển thương mại điện tử của Chính phủ là làm sao đểcông nghệ thông tin trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo kiểm soátcác doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, còn vớidoanh nghiệp đây là cơ sở để mở rộng thị trường gia tăng hiệu quả hoạt độngkinh doanh.
Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tại thị
trường Hoa Kỳ thông qua các hội chợ triển lãm, thiết lập các kênh phân phốihiệu quả tại Hoa Kỳ Các Bộ chủ quản của doanh nghiệp cung cấp những thôngtin mới nhất về các hội trợ có uy tín tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào một thời điểm cụthể, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định liên quan đến hoạt độnghội chợ sắp diễn ra Việc liên hệ đặt chỗ tại hội chợ mà nhất là những hội chợ cóuy tín tại Hoa Kỳ rất khó, đôi khi tự doanh nghiệp không thể liên hệ được, khiđó các cơ quan chức năng có thể giúp doanh nghiệp đặt chỗ trước, tìm nhữnggian hàng phù hợp, tránh đặt chỗ quá muôn vì như thế doanh nghiệp sẽ bị bố tríở những khu vực không thuận lợi ít được chú ý, khó cho việc quảng bá các mặthàng của doanh nghiệp Các gian hàng trưng bày cần được sắp xếp tập trung vàomột khu vực tránh sự dàn trải sẽ không gây được chú ý của người tham quan.Nguồn kinh phí Nhà nước cho hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại nên đượcdành một phần để quảng bá về sự có mặt của Việt Nam tại hội chợ và một trongnhững cách quảng bá hiệu quả là đăng tin, quảng cáo trên danh bạ hội chợ hoặccác tạp chí chuyên ngành gắn với hoạt động của hội chợ Ngoài ra, để tham giacó hiệu quả, các cơ quan chức năng tham gia tư vấn cho doanh nghiệp đặc biệtlà những doanh nghiệp lần đầu tham gia hội chợ về cách thức lựa chọn hàngmẫu tham dự, cách thiết kế gian hàng sao cho phù hợp nhất, việc sử dụngcatalogue, quà tặng hay các tài liệu liên quan…
Thứ ba, củng cố và phát huy vai trò của cơ quan thương vụ tại Hoa Kỳ, đại
diện của các hiệp hội ngành hàng Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đãđược thành lập một thời gian nhưng hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cungcấp các thông tin đơn thuần về thị trường cho doanh nghiệp trong khi chức năngliên kết thị trường chưa thực sự được chú trọng Vì vậy, trong thời gian tới đây,cơ quan thương vụ cần phát huy vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, thựchiện điều tiết các mối quan hệ Với tư cách là đại diện các doanh nghiệp Việt