1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn thiết kế bài toán trắc nghiệm khách quan phần số tự nhiên môn toán lớp 4

44 996 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 362 KB

Nội dung

THIẾT KẾ BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN SỐ TỰ NHIÊN MÔN TOÁN LỚP 4 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I -LÝ DO CHỌN SKKN Trong thời đại hiện nay, khi xã hội ngày càng tiến lên, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là phải giáo dục con người phát triển một cách toàn diện, hài hoà đủ các mặt tri thức, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất... Tiểu học là bậc học nền tảng đặt nền móng vững chắc cho ngành giáo dục. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng vì: Toán học là môn học cung cấp các kiến thức cơ bản, hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Toán học, qua đó phát triển tư duy lô gíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới khách quan về mặt số lượng và hình dạng như trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp... nhờ đó biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống. Thực tế hiện nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ mạnh mẽ, trẻ em được tiếp cận tri thức qua nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau như thông tin đại chúng, thông qua truyền hình... Trẻ em sớm phát triển về tư duy. Khối lượng tri thức của trẻ em ngày một gia tăng, nhận thức của các em ngày càng mở rộng. Trẻ em phát triển nhanh hơn có khả năng nhận thức tốt hơn. Vì thế dạy học không chỉ trang bị những kiến thức kỹ năng kỹ xảo xác định mà cũng cùng với việc dạy học đó cần phải tổ chức như thế nào để đảm bảo dạy học rèn tư duy cho học sinh. Cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhấn mạnh: "Chương trình sách giáo khoa phải đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lý cơ bản, toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục. Đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển óc thông minh, khả năng độc lập sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là: Rèn luyện óc thông minh và sức suy nghĩ...”(Phạm Văn Đồng-Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc 2 thành những chiến sỹ cách mạng dũng cảm, thông minh sáng tạo-NXBGD- 1996tr137) Môn toán có vai trò lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết có vấn đề có căn cứ khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Môn Toán còn góp phần hình thành và phát triển phẩm chất của người học sinh như kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, ý thức vượt khó khăn làm việc một cách khoa học có hệ thống. Đồng thời nó cũng là công cụ để giúp học sinh học tập các bộ môn khác và cần thiết cho mọi hoạt động trong cuộc sống, trong thực tiễn. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của dạy học Toán trong trường phổ thông là làm cho học sinh nắm được hệ thống kiến thức toán học phổ thông cơ bản, hiện đại và những kỹ năng cơ bản vận dụng kiến thức thực hành. Trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức, tư duy độc lập sáng tạo..., xây dựng những quan điểm tư tưởng tình cảm đúng đắn có thái độ đúng đắn đối với sự vật hiện tượng trong đời sống thực tiễn. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên đặt nền móng đầu tiên cho giáo dục phổ thông. Trong luật phổ cập giáo dục Tiểu học có ghi: "Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho người Việt Nam XHCN". Hội nghị quốc tế về giáo dục phổ thông họp ở Maxcơva năm 1968 đã có kết luận rằng: Nếu đứa trẻ không đạt kết quả tốt ở Tiểu học thì chắc chắn nó cũng không tiến bộ được trong những năm sau. Với một vị trí quan trọng của môn toán như vậy nên mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy của mình đều rất chú trọng tới việc tổ chức dạy và học môn toán, nhưng dạy như thế nào để tiết dạy, bài dạy đảm bảo đúng tinh thần: “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Đó là sự đổi mới phương pháp dạy học. Như chúng ta đã biết: “ Phương pháp là con đường, là biện pháp, cách thức thực hiện mục đích đã đề ra” và phương pháp chính là sự vận động của nội dung, có nghĩa là: Nội dung dạy học nào sẽ ứng với phương pháp dạy học ấy. 3 Môn Toán ở bậc Tiểu học, mỗi lớp có một vị trí, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Riêng môn Toán lớp 4 mới có một vị trí quan trọng vì nó hệ thống, khái quát lại nội dung môn Toán ở các lớp 1, 2, 3 đồng thời nâng cao mở rộng và bổ sung các kiến thức khác chưa có ở các lớp dưới. Môn toán lớp 4 mở đầu cho giai đoạn học tập sâu Nội dung Toán 4 gồm 4 mạch kiến thức cơ bản: Số học ; Đại lượng và đo đại lượng ; các yếu tố hình học và giải toán có lời văn.(Một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp ở nội dung số học). Trong 4 mạch kiến thức cơ bản của Toán 4, mạch số học đóng vai trò trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho mạch nội dung số học khoảng 70% tổng thời lượng Toán 4. Trong hệ thống kiến thức về số học thì nội dung về số tự nhiên lại là hạt nhân của mạch kiến thức số học. Mặt khác, bước sang thế kỷ 21, nước ta tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Tình hình mới đặt ra cho giáo dục những thời cơ và thách thức mới. Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi con người được nhà trường đào tạo phải có năng lực thích ứng với những biến động của thị trường, biết khai thác các yếu tố tích cực của việc chuyển đổi này để tiếp tục tự phát triển và góp phần phát triển xã hội. Khoa học công nghệ có những bước nhảy vọt đòi hỏi người học phải thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật , phải thay đổi căn bản phương pháp học tập, chuyển từ việc học để tiếp thu kiến thức sang học cách tự mình tìm kiếm kiến thức. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là xu thế khách quan đang tác động mạnh đến giáo dục.Để chủ động bước vào hội nhập, chúng ta cần chuẩn bị đội ngũ nhân lực không chỉ có đạo đức, kiến thức, kỹ năng mà còn phải tư duy độc lập sáng tạo, có ý chí vươn lên mạnh mẽ, có những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam hiện đại 4 Nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, xu hướng học tập suốt đời và yêu cầu xây dựng xã hội học tập đòi hỏi giáo dục phải tạo cho người học lòng say mê học tập, ham hiểu biết óc tò mò khoa học, khả năng và phương pháp tự học để tự học suốt đời. Các môn học trong nhà trường trong đó có môn Toán cần phải có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới về trang thiết bị dạy học và kiểm tra đánh giá để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu nêu trên của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, để nắm lấy thời cơ và vượt qua thách thức do tình hình mới đặt ra. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu cấp học nêu trong luật giáo dục (1998) chương trình Toán không quá coi trọng tính cấu trúc, hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lý thuyết thuần tuý. Tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác. Giúp học sinh phát triển tư duy lôgic, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua học tập môn Toán. Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới và những cơ sở lý luận trên và qua thực tế trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy từ khi tiếp cận với chương trình - SGK Toán mới thì việc đánh giá học sinh có nhiều đổi mới. Mặc dù ở các lớp 1, 2,3 các em đã được đánh giá kết quả học tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan nhưng thường các em còn lúng túng và còn mất nhiều thời gian để hoàn thành bài trắc nghiệm. Mà việc đưa các bài trắc nghiệm khách quan vào đề kiểm tra lại chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 60%). Để đánh giá đúng trình độ của học sinh và giúp học sinh rèn tư duy học Toán, tôi đã chọn Kinh nghiệm nghiên cứu: "THIẾT KẾ BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN SỐ TỰ NHIÊN MÔN TOÁN LỚP 4" 5 II -LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học hiện nay nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng đã được ngành GDĐT đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều tài liệu ra các bài tập trắc nghiệm. Tuy nhiên để những bài tập trắc nghiệm đó chỉ dùng để kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở một nội dung trong một tiết học cụ thể chứ chưa xếp thành các đề kiểm tra kiến thức các em đã học một cách hệ thống và chưa rèn cho các em tư duy học toán từ các đề kiểm tra kiến thức đó. Trước đây để đánh giá kết quả học tập của học sinh thì đề bài thường ra các câu hỏi tự luận. Để giải được học sinh mất rất nhiều thời gian (cùng một thời gian 40’ học sinh chỉ có thể làm được 4 -5 bài) mà số lượng bài ít không thể đánh giá được việc học của học sinh qua nhiều nội dung kiến thức khác nhau. Hơn nữa học sinh còn có thể chép bài của bạn hay đưa vào bài mẫu lại không phát huy hết sự nhạy bén của học sinh. III -MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Mục đích của của kinh nghiệm là: Tìm hiểu thế nào là trắc nghiệm khách quan? + Nguyên tắc và cách thiết kế đề toán trắc nghiệm khách quan + Xây dựng hệ thống đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan và việc rèn cho học sinh cách làm các làm các đề kiểm tra trắc nghiệm đó để nâng cao chất lượng dạy học IV-TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu về nội dung, chương trình SGK toán 4 phần số tự nhiên - Tìm hiểu một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan - Tìm hiểu về các loại trắc nghiệm - Nghiên cứu cách thiết kế bài toán trắc nghiệm khách quan - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm phần số tự nhiên - Đề xuất phương án giúp học sinh giải các bài trắc nghiệm khách quan 6 V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện kinh nghiệm tôi đã sử dụng phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp quan sát PHẦN II. NỘI DUNG I. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG Thành tích học tập của học sinh sau mỗi năm học là thước đo đánh giá người thầy trong năm học đó. Bởi vậy người thầy trông đợi kết quả thi của trò với một hy vọng lớn lao. Trò sẽ lớn lên về thể chất, trí tuệ, tâm hồn. Bởi vậy ngưòi giáo viên luôn tìm cách nâng cao chất lượng thực sự bằng trí tuệ, công sức, thời gian, tâm huyết của mình. Vậy làm thế nào để học sinh biết cách làm bài, làm thế nào để đề thi đánh giá được đúng thực chất, chất lượng học của học sinh, chất lượng dạy của giáo viên? Muốn vậy thì đề thi đòi hỏi tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh mà không cho phép chép bài của bạn, chép bài mẫu lại làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước khi mà trước đây để phân hoá học sinh chúng ta thường ra một câu khó trong đề kiểm tra chính vì vậy mà báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đã “rùm beng” việc dạy thêm học thêm của ngành giáo dục ta. Làm thế nào để phân hoá được giữa học sinh khá và học sinh giỏi mà không phải dạy thêm học thêm như hiện nay? Đây là một câu hỏi lớn không phải ngày một ngày hai ngành giáo dục có thể có câu trả lời thấu đáo được và tất nhiên đã, đang và sẽ có nhiều chuyên gia giáo dục nghiên cứu vấn đề này. Từ năm 2002 - 2003 cả nước ta bắt đầu thực hiện chương trình Tiểu học mới. Việc thực hiện này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới đồng bộ cả nội dung dạy 7 học, phương pháp dạy học và cách kiểm tra đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là khâu rất quan trọng. Trước đây chúng ta thường cho học sinh các đề toán, các đề kiểm tra, các đề thi theo kiểu tự luận. Cách ra đề thi theo kiểu tự luận tuy có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có nhiều hạn chế như: - Trong một khoảng thời gian làm bài có hạn, không thể nêu nhiều vấn đề thuộc một phạm vi rộng của trương trình. - Việc chấm bài thường mang tính chủ quan và do đó thiếu chính xác, thiếu khách quan - Rất khó có thể tổ chức cho học sinh tự đánh giá ( tự chấm ) hoặc đánh giá nhau. Điều này cũng có nghĩa ta chưa có cách giúp học sinh trở thành nhân vật trung tâm trong quá trình kiểm tra đánh giá. Để khắc phục được các nhược điểm trên, từ lâu trên thế giới, người ta đã áp dụng rộng rãi lối ra đề toán theo kiểu trắc nghiệm khách quan, trong đó học sinh phải tự lựa chọn phương án đúng trong nhiều phương án đã cho. Hiện nay nhiều giáo viên Tiểu học có mong muốn đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng này để tiếp cận với giải pháp hiện đại của khu vực và thế giới. Trong phạm vi kinh nghiệm này tôi chỉ mạo muội đưa ra một cách làm mà đã được tham khảo, đọc qua các tài liệu nhằm giúp học sinh làm quen với bài tập trắc nghiệm ngay từ mỗi tiết học, mỗi mạch kiến thức cơ bản. II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH SGK TOÁN 4 MỚI. 1. Đặc điểm chủ yếu của toán 4. 1.1 . Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở Tiểu học. Quá trình dạy học toán trong Chương trình tiểu học được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5. 8 - Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giai đoạn này HS được chuẩn bị những kiến thức, những kỹ năng cơ bản nhất về đếm, đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên và bốn phép tính về số tự nhiên ( trong phạm vi các số đến 100 000) về đo lường với các đơn vị đo và dụng cụ đo thông dụng nhất; về nhận biết, vẽ các hình học đơn giản, thường gặp; về phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập và trong đời sống, chủ yếu thông qua giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn,... Đặc biệt, ở giai đoạn này, HS được chuẩn bị về phương pháp tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.Nhờ sự hỗ trợ của các đồ dùng học toán đơn giản, dễ làm như: hình vẽ, mô hình,... của SGK, học sinh được tập dượt tự pháp hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, kết hợp học cá nhân với hợp tác học nhóm, trong lớp; thực hiện học gắn với thực hành, vận dụng một cách linh hoạt, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Với cách chuẩn bị phương pháp tự học toán như trên, HS không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ ( nói, viết) để diễn đạt chính xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin, để giao tiếp khi cần thiết; không chỉ bước đầu phát triển các năng lực tư duy ( phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá đúng mức ) mà còn từng bước hình thành tư duy phê phán, biết lựa chọn và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí. - Giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu ( so với giai đoạn trước ). Ở các lớp 1, 2, 3, HS chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thực hoặc mô hình, tranh ảnh,... do đó chủ yếu chỉ nhận biết “ cái toàn thể “, “ cái riêng lẻ “, chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tượng. Giai đoạn các lớp 4, 5, HS vẫn học tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức sâu hơn,khái quát hơn, tường minh hơn. Nhiều nội dung toán học có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với học sinh ở giai đoạn các lớp 1, 2, 3 thì đến các lớp 4, 5 lại trở lên cụ thể, trực quan và dùng làm chỗ dựa ( cơ sở ) để học các nội dung mới. Do đó, tính trừu tượng khái quát của nội dung môn Toán ở các lớp 4, 5 được nâng lên một bậc ( so 9 với các lớp 1, 2, 3 ). HS có thể nhận biết và vận dụng một số tính chất của số, phép tính, hình học ở dạng khái quát hơn. Một trong những đổi mới trong dạy học toán ở giai đoạn các lớp 4, 5 của CTTH là không quá nhấn mạnh lí thuyết và tính hàn lâm như trước mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giản nội dung, tăng hoạt động thực hành - vận dụng, tăng chất liệu thực tế trong nội dung, đặc biệt, tiếp tục phát huy dạy học dựa vào hoạt động của học sinh để phát triển năng lực làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự hỗ trợ có mức độ của thiết bị học tập. 1.2. Toán 4 bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy học phân số - Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, số học là nội dung trọng tâm, là hạt nhân của toàn bộ quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5. Các nội dung về đo lường, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, giải các bài toán có lời văn được tích hợp với nội dung số học; tức là chúng được dạy học dựa vào các nội dung số học và tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nội dung của môn Toán, tạo thành môn Toán thống nhất trong nhà trường Tiểu học. - Ở học kì I của lớp 4, môn Toán chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hoá, khái quát hoá ( dù còn rất đơn giản, ban đầu ) về số tự nhiên và dãy số tự nhiên, hệ đếm thập phân, bốn phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia ) và một số tính chất của chúng. Từ các nội dung này có thể làm nổi rõ dần một số đặc điểm của tập hợp số tự nhiên. Gắn bó với quá trình tổng kết số tự nhiên và hệ đếm thập phân là sự bổ sung và tổng kết thành bảng đơn vị đo khối lượng ( tương tự như bảng đơn vị đo độ dài ở lớp 3 ), giới thiệu tương đối hoàn chỉnh về các đơn vị đo thời gian và tiếp tục giới thiệu một số đơn vị đo diện tích. Nhờ khái quát hoá bằng các công thức chữ ( hoặc khái quát hoá bằng lời ) trong số học mà học sinh có điều kiện tự lập một số công thức tính chu vi, tính diện tích của một số hình đã và đang học. Một số quan hệ toán học và ứng dụng của chúng trong thực tế cũng được giới thiệu gắn với dạy học về biểu đồ, giải toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của nhiều số,.... 10 Có thể nói, trong CHTH mới, việc dạy học số tự nhiên được thực hiện liên tục từ đầu lớp 1 đến cuối kì I của lớp 4, theo các mức độ từ đơn giản và cụ thể đến khái quát và trừu tượng hơn. Việc dạy học và thực hành, vận dụng số tự nhiên luôn gắn bó với các đại lượng thường gặp trong đời sống như độ dài, khối lượng, thời gian ( khoảng thời gian và thời điểm ), diện tích,...; với các mối quan hệ trong so sánh hoặc tính toán thực hiện trên các số, trong quá trình giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống của HS Tiểu học. 1.3.Toán 4 kế thừa và phát huy các kết quả của đổi mới PPDH toán và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập toán ở các lớp 1, 2, 3 Cụ thể là: - GV phải lập kế hoạch dạy học; tổ chức, hướng dẫn và hợp tác với HS triển khai các hoạt động học tập để thực hiện kế hoạch dạy học ( cả năm học, từng tuần lễ, từng bài học ). - HS phải tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, có trách nhiệm và có hứng thú đối với học tập môn Toán. - Cả GV và HS đều phải chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong dạy và học; phát triển năng lực học tập toán theo từng đối tượng học sinh; tạo ra môi trường học tập thân thiện và hợp tác giữa GV và HS, giữa HS và HS; sử dụng hợp lí các thiết bị dạy và học toán theo đặc điểm của giai đoạn các lớp 4 và 5. - Phối hợp giữa kiểm tra thường xuyên và định kì, giữa các hình thức kiểm tra ( miệng, viết, tự luận và trắc nghiệm khách quan,....). - Thực hiện dạy học và kiểm tra theo chuẩn chương trình đảm bảo công bằng, trung thực, khách quan, phân loại tích cực trong kiểm tra. 2. Mục tiêu dạy học Toán 4 phần số tự nhiên - Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên. - Biết đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên. - Biết công, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số ( tích không quá sáu chữ số ); chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số ( chủ yếu là chia cho số có đến hai chữ số ). 11 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia. - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính ( có hoặc không có dấu ngoặc ) và biểu thức chứa một, hai, ba, chữ dạng đơn giản. - Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp cuả phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bắng cách thuận tiện nhất. - Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10; 100; 1000;....; chia cho 10; 100; 1000;....; nhân số có hai chữ số với 11. - Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. 3. Phương pháp dạy học Toán 4 Định hướng chung của PPDH Toán 4 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là GV phải tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của SGK Toán 4 và của các đồ dùng dạy và học toán, để từng học sinh (hoặc từng nhóm HS ) tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân của HS. Toán 4 kế thừa và phát huy các PPDH toán đã sử dụng trong giai đoạn các lớp 1, 2, 3 đồng thời tăng cường sử dụng các PPDH giúp HS tự nêu các nhận xét, các quy tắc, các công thức ở dạng khái quát hơn( so với lớp 3).Đây là cơ hội tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá trong học tập môn toán ở đầu giai đoạn các lớp 4 và 5; tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của HS theo mục tiêu của môn toán ở lớp 4. III.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHẦN THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TOÁN Ở LỚP 4 CHƯƠNG TRÌNH MỚI 1. Thực trạng của giáo viên: Hiện nay trong nhà trường tiểu học, ngoài các bài tập trong chương trình, giáo viên đã chú ý đến việc ra các bài tập thêm để bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Song giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ ra bài tập mà mình tham 12 khảo ở các sách, chưa chú ý đến việc bổ xung nguồn bài tập hoặc thay thế các bài tập cùng dạng trong SGK cho phù hợp những đặc điểm về trình độ của học sinh, về thực tiễn của địa phương. 2. Thực trạng của học sinh. Qua tìm hiểu điều tra cho thấy đa số học sinh làm được các bài tập trong SGK. Song khi làm đến bài tập nâng cao thì học sinh thường gặp khó khăn trong nhận dạng bài toán, chưa hiểu sâu sắc bản chất của bài toán từ đó dẫn đến kết quả chưa đúng. Ví dụ: Học sinh sẽ lúng túng khi làm bài tập toán về “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Do học sinh không xác định được đâu là số lớn, đâu là số bé, đâu là tổng, đâu là hiệu khi ở bài toán cho dưới dạng ẩn: Tổng của hai số bằng 8, hiệu của chúng cũng bằng 8. Tìm hai số đó. IV. HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN SỐ TỰ NHIÊN 1.Khái niệm Trắc nghiệm kháh quan, hệ thống bài tập Trắc nghiệm kháh quan. 1.1. Khái niệm Trắc nghiệm kháh quan: Bài trắc nghiệm được gọi là khách quan, vì hệ thống cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như bài trắc nghiệm tự luận. Thông thường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi của bài trắc nghiệm nhưng chỉ có một câu là câu trả lời là đúng hay câu trả lời tốt nhất. Bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần mà người làm trắc nghiệm đã chọn được câu trả lời đúng trong số các câu trả lời đã được cung cấp.( Một số cách chấm điểm còn có cả sự phạt điểm do đoán mò, ví dụ như trừ đi một tỷ lệ nào đó có câu trả lời sai đối với số câu trả lời đúng ). Có thể coi là kết quả chấm điểm sẽ như nhau không phụ thuộc vào ai chấm bài chắc nghiệm đó. Thông thường một bài trắc nghiệm khách quan gồm có nhiều câu trả lời hơn một bài trắc nghiệm tự luận, và mỗi câu hỏi thường có thể được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản. Nội dung của một bài trắc nghiệm khách quan 13 cũng có phần chủ quan theo nghĩa là nó đại diện cho một sự phán xét của một người nào đó về bài trắc nghiệm. Chỉ có việc chấm điểm khách quan. Có một số loại hình câu hỏi và các thành tố của bài trắc nghiệm được sử dụng trong khi viết một bài trắc nghiệm khách quan. 1.2.Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan: Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan là hệ thống gồm các bài tập trắc nghiệm khách quan với nhiều mức độ phức tạp khác nhau, có nội dung lo gic với nhau giúp học sinh rèn luyện tư duy. 1.3.Yêu cầu với hệ thống bài tập Trắc nghiệm kháh quan - Hệ thống bài tập bao gồm các bài tập với nhiều mức độ phức tạp khác nhau phù hợp với trình độ học sinh khá- giỏi. - Hệ thống bài tập chứa đựng những phương pháp giải quyết các vấn đề điển hình, vừa sức với học sinh và có ý nghĩa quan trọng đối với nội dung môn toán ở Tiểu học, đặc biệt với nội dung môn toán ở lớp 4. - Hệ thống bài tập bao gồm các bài tập có phương pháp giải logic với nhau, kiến thức trong các bài tập đi liền mạch với nhau. - Hệ thống bài tập bao gồm các bài tập nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh: bài tập rèn luyện khả năng tính toán, khả năng lí luận, khả năng ghi nhớ, khả năng nhận biết và khả năng sáng tạo. 2.Cách thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan: 2.1. Yêu cầu khi thiết kế bài tập trắc nghịêm khách quan. - Đảm bảo nội dung: Nội dung của bài trắc nghiệm phụ thuộc vào loại trắc nghiệm và lứa tuổi làm trắc nghiệm. Nội dung các bài tập có văn phải phù hợp với thực tiễn. - Đảm bảo tính vừa sức:Nội dung bài trắc nghiệm phù hợp với cấp lớp (cấp tiểu học-lớp 4) và hiểu biết kiến thức toán sẵn có của lứa tuổi, thời gian làm bài phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. 2.2. Cách thiết kế một bài tập trắc nghiệm khách quan nói chung. 14 Khi thiết kế một bài tập trắc nghiệm khách quan, ta tiến hành theo ba bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu và điều kiện của bài trắc nghiệm. - Mục tiêu của bài trắc nghiệm là rèn luyện phần kiến thức nào? Sử dụng bài tập đó để làm gì? ( Rèn luyện các thao tác tư duy, các loại hình tư duy nào?...) - Điều kiện của bài trắc nghiệm là thời gian làm bài, hình thức làm bài..... Bước 2: Xác định dạng trắc nghiệm khách quan. Bước 3: Lập các câu trắc nghiệm. 3.Nguyên tắc và cách thiết kế từng bài tập Trắc nghiệm khách quan. 1. Trắc nghiệm “ đúng - sai ” Đây là loại câu hỏi chỉ có hai phương án để lựa chọn là đúng hoặc sai, câu lệnh thường là: đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống hoặc điền dấu x thích hợp vào bảng sau. 1.1 Ưu điểm và hạn chế của dạng trắc nghiệm đúng - sai.  Ưu điểm của dạng trắc nghiệm đúng - sai. Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Loại câu hỏi đúng - sai giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian ngắn. Soạn loại câu hỏi đúng - sai tuy cũng cần nhiều công phu nhưng chỉ trong thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu hỏi. Có thể viết ít nhất 10 câu hỏi loại đúng sai trong khoảng thời gian cần thiết để viết được 1 câu hỏi có 4 hay 5 câu trả lời cho sẵn để chọn. Có tính chất khách quan khi chấm điểm. Khi làm bài, học sinh chỉ cần chọn một trong hai câu trả lời cho sẵn cần điền đúng ( Đ ) hoặc sai ( S ) vào ô trống.  Hạn chế của dạng trắc nghiệm đúng - sai. Có thể khuyến khích sự đoán mò, học sinh có khuynh hướng đoán may rủi để có 50% hy vọng trả lời đúng. 15 Do yếu tố đoán mò nên khó phát hiện ra điểm yếu của học sinh. Loại trắc nghiệm đúng - sai có độ tin cậy thấp. Học sinh có thể được điểm cao nhờ đoán ra câu trả lời. Khi dùng loại câu hỏi này để kiểm tra phần lý thuyết, giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên vẹn các câu trong danh sách và do đó học sinh tập thói quen học thuộc lòng hơn là tìm hiểu suy nghĩ. Với các học sinh còn bé, những câu phát biểu sai có thể khiến cho học sinh những điều sai lầm một cách vô thức. 1.2.Những nguyên tắc khi soạn câu hỏi loại trắc nghiệm “Đúng - sai “ Một câu trắc nghiệm đúng - sai thường gồm một câu phát biểu để học sinh phán đoán xem nội dung đúng hay sai hoặc một phần phát biểu chính gọi là phần dẫn và hai phương án trả lời cho sẵn để học sinh chọn phương án trả lời đúng: + Nếu câu hỏi gồm một phần phát biểu chính và hai phương án trả lời cho sẵn thì phần chính hay câu dẫn của câu hỏi phải mạch lạc rõ ràng. Trong hai phương trả lời cho sẵn có một phương án đúng và một phương án sai. Phương án sai phải có lí, cách tạo ra phương án sai dựa vào những hướng suy nghĩ sai mà học sinh thường mắc phải. + Nếu câu hỏi gồm một câu phát biểu để học sinh phán đoán xem nội dung đúng hay sai thì nên dùng những chữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ ràng mang ý nghĩa xác định, trọn vẹn. Mỗi câu hỏi loại đúng - sai chỉ nên mang một ý tưởng chính yếu hơn là có cái hay nhiều ý tưởng trong mỗi câu. Nội dungcủa các câu hỏi đưa ra phải có nghĩa hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Không nên trích nguyên văn câu hỏi từ SGK. Nên diễn tả lại các điều đã học dưới dạng những câu mới. Không nên dùng số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngược lại. Số câu đúng và số câu sai nên bằng nhau. 1.3 Các dạng bài tập có thể đưa vào bài tập trắc nghiệm đúng - sai " Có thể đưa tất cả các dạng bài tập trong chương trình toán lớp 4 kể cả phần bài tập lý thuyết vào dạng trắc nghiệm “ đúng - sai” 1.4 Cách thiết kế hệ thống bài tập trắc nghiệm đúng - sai 16 Thiết lập bài tập trắc nghiệm đúng - sai cũng tuân theo 3 hướng chính như thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan nói chung, cụ thể. Bước 1: Xác định mục tiêu, điều kiện của bài trắc nghiệm. Bước 2: Đưa ra tình huống - Đưa ra 2 hướng suy nghĩ trong đó một hướng suy nghĩ đúng, một hướng suy nghĩ sai mà học sinh thường gặp - Giải tình huống theo hai hướng đã suy nghĩ rồi ghi lại kết quả. Bước 3: Viết lại thành bài trắc nghiệm hoàn chỉnh Ví dụ: Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống. 248 x 311 = 77028 205 x 378 = 77490 164 x 125 372 x 604 = 223 688 1.5-Một số bài tập dạng trắc nghiệm đúng - sai Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống Bài 1: 457 895 < 467 895 350 001 > 360 001 399 950 = 399 960 796 312 < 797 312 Bài 2: Can thứ nhất đựng 12 lít nước. Can thứ hai đựng 16 lít nước. Trung bình mỗi can đựng 15 lít nước. Can thứ ba đựng 30 lít nước. 17 28 lít nước 43 lít nước 13 lít nước 17 lít nước Bài 3: Một đoàn xe có hai loại xe. 6 xe mỗi xe chở được 3 tấn. 4 xe mỗi xe chở được 2 tấn. Trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tấn hàng ? 5 tạ 10 tấn 26 tạ 26 tấn Bài 4: Tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 200. Số trừ lớn hơn hiệu 10 đoan vị. Số trừ và số bị trừ là: 200 và 10 100 và 55 200 và 190 190 và 100 Bài 5: Mẹ hơn con 24 tuổi. Sau 5 năm nữa thì tổng số tuổi của hai mẹ con là 46. Hỏi tuổi của mẹ và tuổi con hiện nay. 35 tuổi và 11 tuổi 30 tuổi và 6 tuổi 46 tuổi và 22 tuổi 18 46 tuổi và 29 tuổi. Bài 6: Tổng các chữ số của một số có 2 chữ số bằng 12. Nếu đổi chỗ 2 chữ số ấy thì số đó giảm đi 18 đơn vị. Tìm số đó. 57 30 75 216 Bài 7 A. Số 240 chia hết cho 3 và 5 B. Số 24 1562 không chia hết cho 3 C. Số nào chia hết cho 3 thì tận cùng là 5 D. Số nào chia hết cho 9 thì tận cùng làn 3 Bài 8: A. 31007 x 4 - 74876 = 49153 B. 45365 + (10432 + 21425) x 3 = 140936 C. 7698 x 4 + 6715 x 4 = 97616 D. 47662 x 9 = 428988 Bài 9: Số nào sau đây chia hết chi 5: A. 4976 B. 64210 C. 84273 19 D. 4554 2. Trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời để lựa chọn. - Đây là loại câu hỏi đưa ra nhiều phương án để lựa chọn. Mỗi câu hỏi có ít nhất 3 lựa chọn cũng có thể có tới 5, 6 lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng, các phương án còn lại là phương án gây nhiễu dựa vào những sai lầm của học sinh để xây dựng. - Câu hỏi loại này thường gồm 2 phần: Phần dẫn trình bày dưới dạng 1 câu hỏi hoặc 1 câu chưa hoàn chỉnh. Phần các phương án trả lời gồm 1 số câu hỏi trả lời hoặc các ý hoàn chỉnh câu dẫn. Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng mà mình đã chọn. 2.1. Ưu điểm và hạn chế của dạng trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời để lựa chọn. *Ưu điểm: - Có thể kiểm tra, rèn luyện được nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau, đánh giá những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau. - Có độ tin cậy cao. Yếu tố đoán mò, may rủi của học sinh giảm đi nhiều so với dạng trắc nghiệm đúng sai. - Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi. Học sinh phải chọn lựa câu trả lời đúng nhất hayb hợp lí nhất trong số các phương án trả lời đã cho. - Có thể kiểm tra rèn luyện được nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau. Có thể đo đưpợc, rèn luyện được các khả năng ghi nhớ, áp dụng các quy tắc công thức suy diễn trừu tượng hóa tốt. - Đảm bảo tính khách quan khi chấm. * Hạn chế: - Khó soạn câu hỏi vì để soạn được 1 bài trắc nghiệm có nhiều phương án hay, đúng, chuẩn đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng, mất nhiều thời 20 gian và công phu. Việc phải tìm cho được 1 câu trả lời đúng nhất trong lúc các câu, các phương án trả lời khác cũng có vẻ hợp lí là rất khó thêm vào đó các câu hỏi phải rèn luyện được mức độ kiến thức cao hơn mức ghi nhớ. - Các câu hỏi lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo 1 cách hiệu quả bằng câu hỏi loại tự luận. 2.2 Nguyên tắc khi soạn câu hỏi trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời để lựa chọn. - Một bài toán dạng này gồm 1 phần phát biểu chính gọi là phần dẫn "hay câu hỏi" và 4, 5 hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để học sinh chọn câu trả lời đúng nhất. - Phần chính hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng phải mạch lạc 1 vấn đề (bao gồm tất cả các thông tin cần thiết). - Trong 4 hoặc 5 phư\ơng án trả lời cho sẵn chỉ có 1 câu đúng các câu còn lại phải có vẻ hợp lí đối với học sinh (gọi là câu nhiễu): + Câu đúng phải chính xác, không được gần đúng hoặc suy ra là đúng. + Câu nhiễu phải có lí và có dạng câu đúng. Các nguồn để tạo ra câu nhiễu là những hướng suy nghĩ sai, cách hiểu sai từ đề bài và những sai lầm học sinh thường mắc phải trong quá trình học sinh làm bài tập. - Phân bố một cách ngẫu nhiên câu trả lời đúng. Câu trả lời đúng phải được đặt ở những vị trí khác nhau số lần tương đương nhau (nếu bài trắc nghiệm có 5 phương án trả lời thì câu trả lời đúng nhất ở vị trí A, B, C, D, E số lần ngang nhau). - Vị trí các câu trả lời để lựa chọn được sắp xếp nên theo một thứ tự "tự nhiên nào đó nếu có thể được". 2.3. Các dạng bài tập có thể đưa vào bài tập trắc nghiệm có nhiều phương án lựa chọn. Các dạng bài tập có thể đưa vào là các loại bài về đọc, viết, so sánh số, dãy số tự nhiên, cấu tạo số, các phép tính . 2.4. Cách thiết kế bài tập trắc nghiệm có nhiều phương án để lựa chọn. - Khi thiết kế ta tuân theo các bước của một bài trắc nghiệm nói chung. 21 Bước 1: Xác định mục tiêu của bài trắc nghiệm. Bước 2: - Đưa ra 1 tình huống. - Đưa ra 4 hoặc 5 hướng suy nghĩ trong đó chỉ có 1 hướng suy nghĩ đúng, các hướng suy nghĩ khác đều sai mà học sinh thường gặp. - Giải tình huống theo các hướng đã suy nghĩ, đưa ra và ghi lại kết quả của mỗi tình huống. Bước 3: Viết lại thành bài trắc nghiệm hoàn chỉnh. Ví dụ: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Có hai dãy ghế, dãy thứ nhất có 45 cái, được xếp thành các hàng, mỗi hàng có 6 cái. Hỏi tất cả có bao nhiêu hàng. a. 15 hàng b. 17 hàng c. 16 hàng d. 14 hàng. 2.5. Một số bài tập dạng trắc nghiệm có nhiều phương án lựa chọn 22 Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng Câu 1 Số gồm có năm vạn tám nghìn hai chục và sáu đơn vị được viết là: A. 58 026 B. 58 260 C. 58 206 D. 58 602 Câu 2: Trong các số: 67 382; 37 682; 62 837; 62 783; 3865; 286 730 Thì số lớn nhất là: A. 67 832 B. 62 837 C. 286 730 D. 3865 Câu 3: Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp là 21. Tìm 3 số tự nhiên đó ? A. 21, 22, 23 C. 7, 8, 9 B. 6, 7, 8 D. 19, 20, 21 Câu 4: Tuấn có nhiều hơn Tú 12 hòn bi. Hỏi Tuấn phải cho Tú mấy hòn bi để hai bạn có số bi bằng nhau. A. 2 hòn C. 10 hòn B. 6 hòn D. 12 hòn Câu 5: Một cửa hàng trong 3 ngày bán được 720 kg gạo. Hỏi trong tám ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki lô gam gạo ? Biết rằng số gạo mỗi ngày bán được là như nhau. A, 1820 kg C. 1220 kg B. 1920 kg D. 1290 kg 23 Câu 6 Trong các số :5 647 532, 7 685 421, 8 000 000, 11 048 502, 4 785 367, 7 071 071 thì số bé nhất là: (A) 5 647 632 (B) 4 785 367 (C) 11 048 502 (D) 8 000 000 Câu 7 Số bé nhất gồm 6 chữ số khác nhau là: (A) 66 666 (B) 123 456 (C) 102 345 (D) 012 345 Câu 8 Kể từ trái sang phải các chữ số 3 trong số 53 683 230 lần lượt chỉ (A) 3 triệu, 3 ngàn, 3 chục. (B) 3 vạn, 3 nghìn, 3 chục. (C) 3 trăm ngàn, 3 ngàn, 3 đơn vị (D) 3 chục triệu, 3 ngàn, 3 chục. Câu 9: 94 x 73 + 621 : 23 = ? (A) 6889 (C) 6989 (B) 6862 (D) 6879 Câu 10: Tìm số tự nhiên X lớn nhất để: 238 x X < 1193 (A) X = 5 (B) X = 4 (C) X = 6 (D) X = 7 24 3. Trắc nghiệm ghép đôi. - Trắc nghiệm loại ghép đôi rất thông dụng. Trong loại này có 2 cột gồm danh sách những chữ, nhóm chữ hay câu. dựa trên 1 hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh sẽ ghép mỗi chữ, nhóm chữ hay câu của 1 cột với 1 phần tử tương ứng của cột thứ hai. Số phần tử trong 2 cột thường là bằng nhau. Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng nhiều lần để ghép với các phần tử trong cột câu hỏi. Loại trắc nghiệm ghép đôi thường được hỏi dưới dạng: Nối dòng (mỗi ô) ở cột bên trái với 1 dòng (1 ô) ở cột bên phải để được ý hoàn chỉnh hoặc để được kết quả đúng, cũng có thể nối theo mẫu. - Các câu ghép đôi được trình bày thành 2 dãy. Dãy bên trái (dùng kí hiệu A, B, C, D) là phần gồm các câu hỏi hoặc các ý chưa hoàn chỉnh, dãy bên phải (thường kí hiệu 1, 2, 3, 4 ..) gồm các câu trả lời hoặc các ý để hoàn chỉnh các câu ở cột bên trái. - Thông thường dãy bên trái phải có nhiều phương án hơn để tăng sự cân nhắc của học sinh khi lựa chọn. Học sinh có thể nối trực tiếp hoặc dùng kí hiệu A  3, B  1, C  5, để chỉ rằng: Nối dòng A ở cột trái với dòng 3 ở cột phải, nối dòng B ở cột trái với dòng 1 ở cột phải, nối dòng C ở cột trái với dòng 5 ở cột phải . 3.1: Ưu điểm và hạn chế của dạng trắc nghiệm ghép đôi. * Ưu điểm: - Trắc ngghiệm loại ghép đôi rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng "Nếu". Giáo viên có thể dùng loại này để cho học sinh ghép một số từ kê trong 1 cột với ý nghĩa kê trong cột thứ hai. - Các câu hỏi ghép đôi dễ viết và dễ dùng đặc biệt rất thích hợp cho việc nhận biết các hệ thức lập những mối tương quan, rèn luyện trí nhớ, rèn luyện các thao tác tư duy, các loại hình tư duy với những bài toán đơn giản. - Loại trắc nghiệm này rất phù hợp với học sinh tiểu học. - Khi làm bài tập ở dạng trắc nghiệm này, học sinh phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi nối, yếu tố đoán mò giảm đi nhiều. * Hạn chế: 25 - Khó soạn câu hỏi trắc nghiệm loại ghép đôi với bài toán khó khăn. - Tốn giấy khi viết bài tập trắc nghiệm ghép đôi. 3.2: Những nguyên tắc khi soạn câu hỏi trắc nghiệm loại ghép đôi. - Trong mỗi loại trắc nghiệm loại ghép đôi phải có ít nhất 3 phần tử và nhiều nhất 6 phần tử trong mỗi cột. - Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một phần tử của cột trả lời vào phần tử tương ứng của cột câu hỏi. Phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ được dùng 1 lần hay được dùng nhiều lần. - Có thể dùng hình vẽ để tăng sự thích thú của học sinh cũng như để thay đổi dạng câu hỏi. - Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ với nhau. - Sắp xếp các phần tử trong danh sách theo một thứ tự hợp lí nào đó. - Tất cả các phần tử cùng danh sách nên nằm trong cùng một trang để học sinh đỡ nhầm lẫn hay gặp khó khăn khi phái lật qua lật lại một trang nhiều lần. 3.3: Những bài tập có thể đưa vào dạng trắc nghiệm ghép đôi. - Tính giá trị biểu thức. - Toán về số và chữ số. 3.4: Cách thiết kế bài tập trắc nghiệm ghép đôi. * Bước 1: Xác định mục tiêu, điều kiện của bài tập trắc nghiệm *Bước 2: - Đưa ra nhiều tình huống thuộc cùng một loại bài tập. - Đưa ra một hướng suy nghĩ đúng tương ứng với mỗi tình huống. - Giải mỗi tình huống theo hướng suy nghĩ đã đưa ra và ghi lại các kết quả. * Bước 3: Viết lại bài trắc nghiệm hoàn chỉnh. - Viết các tình huống ở cột trái (hoặc phải) sau đó viết kết quả của từng tình huống ở cột phải ( hoặc trái). Các kết quả không nên viết ngang với tình huống đúng. Yêu cầu học sinh nối mỗi kết quả với một tình huống tương ứng. - Có trường hợp một kết quả được nối với hai tình huống. Ví dụ: Nối phép toán với kết quả đúng. 26 (75 + 25) : 10 11 21 : 3 + 12 : 3 6 50 : 5 + 24 : 4 10 (45 - 15) : 5 16 3.5: Một số bài tập dạng trắc nghiệm ghép đôi Nối kết quả đúng Câu 1: Nối phép tính ở cột trái với kết quả ở cột phải cho thích hợp. 58 462 + 24 737 = 10 228 98 205 - 69 417 = 86 199 18 326 x 4 = 73 304 92 052 : 9 = 58 788 Câu 2 Nối mỗi dòng ở cột bên trái với mỗi dòng ở cột bên phải để được kết quả đúng. Năm trăm triệu. 50 000 Năm chục triệu. 500 000 000 Năm trăm nghìn. 50 000 000 Năm mươi nghìn. 500 000 Câu 3: A. (25 + 30 + 20) : 3 1.27 B. (35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 2.25 (96 + 82 + 70) : 4 3.37 (31 + 35 + 17 + 65) : 4 4.62 Câu 4: 27 A. (4 x 5) : 5 1. 35 B. (18 x 45) : 9 2. 4 C. (7 x 15) : 3 3. 10 D. (10 x 5) : 5 4. 90 Câu 5: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 1845 Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 2767 Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 356780 Số vừa không chia hết cho 2 vừa không chia hết cho 5 4248 4. Trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn. - Đây là dạng bài tập đưa ra một mệnh đề hoặc nhiều mệnh đề chưa hoàn thiện và yêu cầu học sinh hoàn thiện một mệnh đề đó bằng các từ, cụm từ, con số (cho trước hoặc không cho trước). - Nếu được trình bày dưới dạng câu hỏi chúng ta gọi là loại câu hỏi có câu trả lời ngắn. Nếu được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ ta gọi là loại điền khuyết. - Trắc nghiệm loại điền khuyết thường dùng câu lệnh: "điền vào chỗ trống" hoặc "viết tiếp vào chỗ trống". Hoc sinh cần chọn cụm từ hoặc kí hiệu thích hợp để điền vào chỗ trống (chỗ trống đó thường được biểu thị bằng dấu ... hoặc ô vuông hay dấu ?. 4.1. Ưu điểm và hạn chế của dạng trắc nghiệm điền khuyết * Ưu điểm: - Học sinh có được cơ hội trình bày những câu trả lời theo ý mình, phát huy óc sáng kiến. 28 - Phương pháp chấm điểm nhanh hơn, đáng tin cậy hơn loại trắc nghiệm tự luận, mặc dù việc cho điểm có phần rắc rối hơn so với các loại trắc nghiệm khách quan khác. - Học sinh mất cơ hội đoán mò câu trả lời như các trường hợp trắc nghiệm khách quan khác. Học sinh phải nhớ ra hoặc nghĩ ra câu trả lời, thay vì chỉ chọn lựa câu trả lời đúng trong các câu trả lời cho sẵn. - Loại trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn dễ soạn hơn loại ghép đôi hoặc loại có nhiều câu trả lời để lựa chọn. Tuy nhiên khi soạn câu hỏi loại này không nên lấy nguyên văn từ sách giáo khoa mà phải thêm bớt từ ngữ hoặc sửa thành dạng câu hỏi. - Loại trắc nghiệm điền khuyết rất thích hợp khi dùng để rèn luyện và kiểm tra những điều đòi hỏi trí nhớ. Nhờ vào câu trả lời ngắn, số câu hỏi có thể ra để luyện tập trong thời gian có hạn sẽ được nhiều hơn so với dạng trắc nghiệm tự luận, do đó loại trắc nghiệm điền khuyết có độ tin cậy cao hơn, và việc chấm điểm cũng khách quan hơn. Tuy nhiên loại trắc nghiệm điền klhuyết này không đánh giá được khả năng lí luận và sắp đặt ý tưởng hữu hiệu bằng trắc nghiệm tự luận. - Các câu hỏi loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn rất thích hợp cho những vấn đề như tính toán điền số hoặc chữ số còn thiếu, đánh giá hiểu biết mặt lí thuyết, giải thích dữ kiện, diễn đạt ý kiến. - Giúp học sịnh luyện trí nhớ khi học. Nếu sự học chỉ căn cứ hoàn toàn trên trí nhớ hoặc đòi hỏi trí nhớ mà không hiểu mới đáng công kích, ngược lại nhớ những điều căn bản để suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác là một điều cần thiết. * Hạn chế - Người soạn trắc nghiệm loại điền khuyết thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa. - Nhiều câu hỏi loại điền khuyết ngắn và gọn có khuynh hướng đề cập các vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt. 29 - Các yếu tố như chữ viết, đọc hiểu sai đề, có thể hiểu ảnh hưởng đến việc đánh giá câu trả lời. - Việc chấm bài mất nhiều thì giừo hơn so với loại trắc nghiệm khác. - Khi có nhiều chỗ trống trong một câu hỏi học sinh dễ rối trí. - Thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm mặc dù bài trắc nghiệm điền khuyết có tính khách quan hơn tự luận. Giáo viên gặp nhiều phiền phức hơn khi chấm các câu trắc nghiệm điền kghuyết vì giới hạn câu trả lời đúng rộng rãi hơn. Giáo viên có thể phải cho điểm một phần hay toàn phần cho một câu trả lời khác với trong đáp án để chấm bài. 4.2. Những nguyên tắc khi soạn bài trắc nghiệm điền khuyết. - Soạn trắc nfghiệm loại điền khuyết thích hợp rèn luyện trí nhớ, sự hiểu biết về các khái niệm toán học, rèn luyện óc suy luận. - Lời chỉ dẫn phải rõ ràng. Học sinh phải biết các chỗ trống cần điền hoặc câu trả lời cần thêm dựa trên cơ sở nào. - Tránh lấy nguyên văn các câu từ sách giáo khoa để học sinh tránh thuộc lòng máy móc. - Tránh viết các câu diễn tả mơ hồ chỗ trống cần điền phải là các từ quan trọng. - Nên đặt chỗ tróng vào cuối câu hỏi hơn là đầu câu. 4.3. Các dạng bài tập có thể đưa vào dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết Toán có lời văn Số và chữ số 4.4. Cách thiết kế bài tập trắc nghiệm điền khuyết. * Bước 1: Xác định mục tiêu, điều kiện của bài tập trắc nghiệm *Bước 2: - Đưa ra nhiều tình huống thuộc cùng 1 loại bài tập. - Đưa ra một hướng suy nghĩ đúng tương ứng với mỗi tình huống. - Giải mỗi tình huống theo hướng suy nghĩ đã đưa ra và ghi lại các kết quả. * Bước 3: Viết lại bài trắc nghiệm hoàn chỉnh. Ví dụ: Điền chữ hoặc số vào dấu chấm. 30 m x n = .... x n a x (b + c) = a x b + .... ..... : n = 0 (n > 0) m x (n x p) = (m x n) x ..... 4.5. Một số baì tập dạng trắc nghiệm điền khuyết Điền dấu thích hợp vào ô trống, chỗ chấm Câu 1 87 425 87 452 + 13 065 100 000 976 543 976 543 90 000 99 999 80 000 - 20000 Câu 2: Điền vào chỗ ... - Lớp nghìn của số 745 623 gồm các chữ số ...., .... ... - Lớp nghìn của số 605 654 gồm các chữ số..., ..., ... - Lớp đơn vị của số 70 924 gồm các chữ số ..., ..., ... - Lớp đơn vị của số 687 904 bồm các chữ số ..., ..., ... Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống m 855 769 542 600 m - 35 Câu 4: Số 57 269 879 653 Giá trị của chữ số 5 Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống 31 724 597 597 689 Số bị chia Số chia 17286 48 4960 80 3445 28 Thương Số dư Câu 6: Điền dấu thích hợp vào ô trống: 39585 : 195 39585 : (5 x 39) 65880 : 216 92862 : 231 856 : 214 + 1284 : 214 85796 : 410 100 : 10 5796 : 510 Câu 7: Viết các số chẵn thích hợp vào chỗ trống 242 < ... < ... < 248 < ... < ... < 254 Câu 8: Viết các số lẻ thích hợp vào chỗ trống 153 < ... < ... < 159 < ... < ... < 165 Câu 9: Với 3 chữ số 805 hãy viết thành những số có 3 chữc số khác nhau và chia hết cho 5. Các số đó là: ..., ..., ..., .... Câu 10: A. 4 000 000 m2 = ..............................km2 B. 406 cm2 = ......................dm2 ...........cm2 C. 4700 dm2 = ....................m2 D. 26 dm2 37 cm2 = ...................cm2 32 V/ MỘT SỐ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN TIẾT 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ Ngày soạn: 02/12/2005 Ngày dạy: 06/12/2005 Lớp dạy: 4A I/ MỤC TIÊU - Biết chia cho số có một chữ số - Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách giáo khoa toán 4. - Phiếu học tập III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu tính chất một tổng chia cho một số. - Gọi một em tóm tắt và chữa bài tập 3. - Sửa chữa nhận xét. * Hoạt động 2: Dạy bài mới a) : Trường hợp chia hết - GV đưa VD 128472 : 6 - Đặt tính b) Tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm Lần 1: . 12 chia 6 được 2, viết 2 2 nhân 6 bằng 12; 128472 12 trừ 12 bằng 0, viết 0 0 6 2 Lần 2: . Hạ 8; 8 chia 6 đươc 1, viết 1; 1 nhân 6 bằng 6; 128472 6 8 trừ 6 bằng 2, viết 2. 08 33 21 Lần 3: . Hạ 4, được 24; 24 chia 6 đươc 4, viết 4; 4 nhân 6 bằng 24; 124872 6 24 trừ 24 bằng 0, viết 0 08 214 24 0 Lần 4: . Hạ 7; 7 chia 6 được 1, viết 1; 1 nhân 6 bằng 6; 128472 6 7 trừ 6 bằng 1, viết 1. 08 2141 24 07 1 Lần 5: . Hạ 2, được 12; 12 chia 6 được 2, viết 2; 128472 6 08 2 nhân 6 bằng 12; 21412 24 12 trừ 12 bằng 0, viết 0. 07 12 0 c) Häc sinh ghi: 128472 : 6 = 21412 b) Tr­êng hîp chia cã d­ - 230859 : 5 a) ®Æt tÝnh b) TÝnh tõ tr¸i sang ph¶i: TiÕn hµnh nh­ tr­êng hîp chia hÕt c) HS ghi: 203859 : 5 = 46171 (d­ 4) d) L­u ý HS Trong phÐp d­ cã d­, sè d­ bÐ h¬n sè chia. 34 * H§ 3: Thùc hµnh Bµi 1,2,3. - HS ®äc ®Ò, thùc hiÖn phÐp chia ë bµi 1 - HS tù lµm vµ ch÷a bµi ë bµi 2, 3 - NhËn xÐt söa ch÷a. * Ho¹t ®éng 4: Cñng cè dÆn dß: - NhËn xÐt bµi häc. - ChuÈn bÞ bµi sau. PHIẾU HỌC TẬP Khoanh vào trước kết quả đúng Bài toán: Người ta đổ đều 128610 lít xăng vào 6 bể. Hỏi mỗi bể có bao nhiêu lít xăng ? a) 771660 ; b) 21435 ; c) 21345 ; d) 21453. KẾ HOACH BÀI DẠY MÔN: TOÁN TIẾT 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ O Ngày soạn: 15/12/2005 Ngày dạy: 20/12/2005 Lớp dạy: 4A I/ MỤC TIÊU - Biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - Giúp học sinh rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách giáo khoa toán 4. - Phiếu học tập 35 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ. - Gọi học sinh làm bài tập 3 SGK. - Sửa chữa nhận xét. * Hoạt động 2: Dạy bài mới. a) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị - Gv nêu phép tính: 9450 : 35 = ? - Tính từ trái sang phải. Lần 1: 94 chia 35 được 2, viết 2; 2 nhân 5 bằng 10; 14 trừ 10 bằng 4, viết 4 nhớ 1 9450 35 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 24 2 9 trừ 7 bằng 2, viết 2 Lần 2: Hạ 5, được 245; 245 chia 35 đươc 7, viết 7; 7 nhân 5 bằng 35; 35 trừ 35 bằng 0, viết 0 nhớ 3; 9450 35 7 nhân 3 bằng 21, thêm 3 bằng 24; 245 24 trừ 24 bằng 0, viết 0 27 00 Lần 3: Hạ 0; 0 chia 35 được 0, viết 0; 0 nhân 35 bằng 0; 0 trừ 0 bằng 0. 9450 35 245 270 000 lưu ý cho HS ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 đươc 0 ; phải viết chữ số 0 ở vị trí thứ 3 của thương. b) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục - Gv đưa VD : 2448 : 24 = ? - Tính từ trái sang phải. 36 Lần 1: 24 chia 24 được 1, viết 1; 1 nhân 4 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0; 2448 24 1 nhân 2 bằng 2 ; 2 trừ 2 bằng 0, viết 0 00 1 Lần 2: Hạ 4 ; 4 chia 24 được 0, viết 0; 0 nhân 4 bằng 0 ; 4 trừ 0 bằng 4, viết 4; 2448 24 0 nhân 2 bằng 0 ; 0 trừ 0 bằng 0, viết 0; 004 10 04 Lần 3: Hạ 8 , được 48 ; 48 chia 24 được 2, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8 ; 8 trừ 8 bằng 0, viết 0; 2448 24 2 nhân 2 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0 004 102 048 00 - Lưu ý ở lần chia thứ 2 ta có 4 chia 24 được 0 ; phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương. * Hoạt động 3: Thực hành Bài 1,2,3. - HS đọc đề, đặt tính, hoặc giải toán. - Làm việc cá nhân, hoặc theo nhóm. - HS trình bày kết quả. - Nhận xét sửa chữa. * Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: - Nhận xét bài học. - Chuẩn bị bài sau. 37 PHIẾU HỌC TẬP Nối kết quả ở cột phải với phép tính tương ứng ở cột trái. A: 8750 : 35 1. 107 B: 23520 : 56 2. 308 dư 10 C: 11780 : 42 3. 201 dư 8 D: 2996 : 28 4. 250 E: 2420 : 12 5. 420 G: 13870 : 45 6. 280 dư 20 G2;A4;C6;D1;E3;B5 38 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN TIẾT 84 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 Ngày soạn: 23/12/2005 Ngày dạy: 29/12/2005 Lớp dạy: 4A I - MỤC TIÊU TIẾTHỌC Giúp Hs : - Biết dấu hiệu chia hết cho 2, 5 và không chia hết cho 2, 5. Nhận biết số chẵn số lẻ và các số chia hết cho cả 2 và 5. - Vận dụng vào giải toán có liên quan. - Học sinh yêu thích học toán. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách giáo khoa toán 4. - Phiếu học tập III- CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Hs làm bài tập 3 - trang 90 SGK. - Nhận xét. * Hoạt động 2: Dạy bài mới a) Hướng dân HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2. a) Gv đặt vấn đề: Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết b) Gv cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2. - Cho học sinh tự tìm vài số chia hết cho 2 và vài số không chia hết cho 2. (Học sinh có thể làm bằng các cách khác nhau) c) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2. 39 - Một số Hs lên bảng viết kết quả (các số chia hết cho 2 và phép chia tương ứng vào cột bên trái, viết các số không chia hết cho 2 và phép chia tương ứng vào cột bên phải). Các Hs khác bổ sung vào cột 2. - GV cho Hs quan sát đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2. Chẳng hạn: Số 32 có chữ số tận cùng là 2. Số 32 chia hết cho 2. GV cho học sinh nhẩm nhanh: số 2, số 12, số 22, số 42 …có chữ số tận cùng là 2, các số này cũng chia hết cho 2. Từ đó rút ra kết luận nhỏ: Các số có chữ số tận cùng là 2 thì chia hết cho 2. - Các số tận cùng là 0, 2, 4 ,6 ,8 cũng được tiến hành tương tự. - GV cho HS nhận xét gộp lại: "Các số có chữ số tận cùng là : 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2" - Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát cột thứ hai để phát hiện, nêu nhận xét: Các số có chữ số tận cùng là 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 thì không chia hết cho 2. - Cho một vài học sinh nêu lại kết quả bài học. - GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. b) GV giới thiệu số chẵn số lẻ. - Gv nêu " Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn" " Số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ. - Hs cả lớp thảo luận và nhận xét. c) GV hướng dẫn Hs tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5. Tổ chức tương tự như " Dấu hiệu chia hết cho 2" - GV cho HS nêu VD về các số chia hết cho 5 , các số không chia hết cho 5. - Gv cho HS chú ý đến các số chia hết cho 5 để rút ra nhận xét chung về các số chia hết cho 5: Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. - GV tiếp tục cho học sinh chú ý đến cột ghi các phép tính không chia hết cho 5 để nêu được là chữ số tận cùng của các số bị chia không phải là 0 hoặc 5 - Cho một vài HS nêu, sau đó cho HS đọc nhiều lần dấu hiệu chia hết cho 5. 40 - Gv chốt lại bài. * Hoạt động 3 : Thực hành. Bài 1:a) Cho hS chọn ra các số chia hết cho 2. - Hs đọc bài làm của mình và giải thích lí do tại sao chọn các số đó. b) tương tự phần a. Bài 2: - Hs viết số sau đó Hs tự làm vào vở - Cho HS kiểm tra chéo vở của nhau. Bài 3: a) HS tự làm vào vở, sau đó cho vài Hs lên bảng viết kết quả. Gv và cả lớp nhận xét. Bài 4: - Gv cho HS làm bài sau đó chữa bài. * HS làm bài 1, 2, 3 trong bài dấu hiệu chia hết cho 5 - Tiến hành tương tự như trên. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Gv nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau PHIẾU HỌC TẬP Bài tập: Trong các số: 35, 8, 57, 660, 945, 5553, 3000. a) Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: ......................................................... b) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: ................................................. 41 PHẦN III - KẾT LUẬN 1. Qua quá trình thực hiện đã thu được một số kết quả sau: 1. Nghiên cứu được nội dung môn toán lớp 4 và thiết kế hệ thống một số bài toán trắc nghiệm khách quan. 2. Nghiên cứu những ưu điểm và hạn chế của từng loại trắc nghiệm khách quan. 3. Nêu ra những nguyên tắc thiết kế từng dạng bài tập trắc nghiệm khách quan và những bài tập có thể đưa vào mỗi dạng trắc nghiệm khách quan. 4. Nêu được các bước thiết kế một bài tập trắc nghiệm khách quan nói chung và cách thiết kế từng dạng bài tập trắc nghiệm khách quan 5. Thiết kế một số bài toán trắc nghiệm khách quan. 6. Cách sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm mục đích rèn luyện tư duy cho học sinh. 2. Bài học kinh nghiệm - Ngoài thiết kế đã nêu trong kinh nghiệm giáo viên cần nắm vững trình độ học sinh, đặc điểm tâm lí để lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Nắm vững mục tiêu của từng bài học, yêu cầu cơ bản của từng bài tập, ý đồ của nhà biên soạn sách để khai thác có hiệu quả. Đối với những học sinh yếu cần có sự giúp đỡ riêng, cách khai thác riêng để đạt yêu cầu, ngược lại với học sinh khá giỏi cần phát triển bài tập ở mức độ cao hơn. Quá trình kiểm tra cần sử dụng đề trắc nghiệm khách quan. Nếu sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có sẵn thì phải nhìn nhận được mục đích của người thiết kế. Trong đề kiểm tra cần kết hợp bài tập trắc nghiệm khách quan với bài tập tự luận để giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy. Những ưu điểm và hạn chế của hai hình thức bài tập này bổ sung bù đắp cho nhau trong quá trình luyện tập. Có như thế tư duy của học sinh mới được rèn luyện và phát triển một cách toàn diện. - Người giáo viên cần không ngừng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, linh hoạt và đổi mới phương pháp dạy học. Biết cách khai thác và 42 phát triển nội dung, ý đồ của sách giáo khoa để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Ý kiến đề xuất: - Việc thiết kế hệ thống bài tập là việc làm cần thiết với mỗi giáo viên. - Để dạy tốt toán 4 thì giáo viên phải có cái nhìn tổng quát về chương trình, hiểu sâu sắc ý đồ của từng bài tập và xem xét có thể phát triển bài tập đó ở mức độ nào cho học sinh. - Khi thiết kế hệ thống bài tập cho học sinh, giáo viên phải dựa vào trình độ nhận thức của các em, dựa vào nội dung kiến thức đã học. - Giáo viên phải chuẩn bị bài, nghiên cứu nội dung chương trình SGK để tìm ra được nội dung cần thiết kế cho học sinh. - Khi thiết kế hệ thống bài tập, giáo viên phải đưa ra các tình huống hay phải hướng dẫn cho học sinh. - Có hệ thống câu hỏi gợi mở rõ ràng, có tính kích thích hoạt động học tập. - Tập cho học sinh làm bài bằng nhiều cách để chọn cách hay nhất. - Giáo viên cần phải lập và biến đổi đề toán dưới nhiều hình thức như: + Lập bài toán tương tự bài toán đã giải. + Lập bài toán ngược. + Từ bài toán đã cho gợi ý để học sinh phát hiện ra một số tính chất quan trọng của phép toán. Mặc dù rất cố gắng nhưng kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn ! Hải Dương, tháng 3 năm 2006 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Trần Diên Hiển - Đào Thái Lai - Phạm Thanh Tâm - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Vũ Dương Thuỵ Toán 4 - Nhà xuất bản Giáo dục 2. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Trần Diên Hiển - Đào Thái Lai - Phạm Thanh Tâm - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Vũ Dương Thuỵ Vở bài tập toán 4 - Nhà xuất bản Giáo dục 3. trần Diên Hiển : Các bài toán về suy luận lô gíc - Nhà xuất bản Giáo dục 4. Tạ Thập - Trần Kim Cương - Tô Thị Yến - Lê Thị Kim Phượng - Trần Thị Thanh Nhàn Bài tập trắc nghiệm toán 4 - Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai 5. Phạm Đình Thực : 500 bài toán trắc nghiệm Tiểu học 4 - Nhà xuất bản đại học sư phạm 44 [...]... gim i 18 n v Tỡm s ú 57 30 75 216 Bi 7 A S 240 chia ht cho 3 v 5 B S 24 1562 khụng chia ht cho 3 C S no chia ht cho 3 thỡ tn cựng l 5 D S no chia ht cho 9 thỡ tn cựng ln 3 Bi 8: A 31007 x 4 - 748 76 = 49 153 B 45 365 + (1 043 2 + 2 142 5) x 3 = 140 936 C 7698 x 4 + 6715 x 4 = 97616 D 47 662 x 9 = 42 8988 Bi 9: S no sau õy chia ht chi 5: A 49 76 B 642 10 C 842 73 19 D 45 54 2 Trc nghim cú nhiu phng ỏn tr li la chn... chia ht - GV a VD 12 847 2 : 6 - t tớnh b) Tớnh t trỏi sang phi Mi ln chia u tớnh theo 3 bc: chia, nhõn, tr nhm Ln 1: 12 chia 6 c 2, vit 2 2 nhõn 6 bng 12; 12 847 2 12 tr 12 bng 0, vit 0 0 6 2 Ln 2: H 8; 8 chia 6 c 1, vit 1; 1 nhõn 6 bng 6; 12 847 2 6 8 tr 6 bng 2, vit 2 08 33 21 Ln 3: H 4, c 24; 24 chia 6 c 4, vit 4; 4 nhõn 6 bng 24; 1 248 72 6 24 tr 24 bng 0, vit 0 08 2 14 24 0 Ln 4: H 7; 7 chia 6 c 1,... trỏi sang phi Ln 1: 94 chia 35 c 2, vit 2; 2 nhõn 5 bng 10; 14 tr 10 bng 4, vit 4 nh 1 945 0 35 2 nhõn 3 bng 6, thờm 1 bng 7; 24 2 9 tr 7 bng 2, vit 2 Ln 2: H 5, c 245 ; 245 chia 35 c 7, vit 7; 7 nhõn 5 bng 35; 35 tr 35 bng 0, vit 0 nh 3; 945 0 35 7 nhõn 3 bng 21, thờm 3 bng 24; 245 24 tr 24 bng 0, vit 0 27 00 Ln 3: H 0; 0 chia 35 c 0, vit 0; 0 nhõn 35 bng 0; 0 tr 0 bng 0 945 0 35 245 270 000 lu ý cho HS... 3 1.27 B (35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 2.25 (96 + 82 + 70) : 4 3.37 (31 + 35 + 17 + 65) : 4 4.62 Cõu 4: 27 A (4 x 5) : 5 1 35 B (18 x 45 ) : 9 2 4 C (7 x 15) : 3 3 10 D (10 x 5) : 5 4 90 Cõu 5: S va chia ht cho 2 va chia ht cho 5 1 845 S chia ht cho 2 nhng khụng chia ht cho 5 2767 S chia ht cho 5 nhng khụng chia ht cho 2 356780 S va khụng chia ht cho 2 va khụng chia ht cho 5 42 48 4 Trc nghim in khuyt... 6; 12 847 2 6 7 tr 6 bng 1, vit 1 08 2 141 24 07 1 Ln 5: H 2, c 12; 12 chia 6 c 2, vit 2; 12 847 2 6 08 2 nhõn 6 bng 12; 2 141 2 24 12 tr 12 bng 0, vit 0 07 12 0 c) Học sinh ghi: 12 847 2 : 6 = 2 141 2 b) Trường hợp chia có dư - 230859 : 5 a) đặt tính b) Tính từ trái sang phải: Tiến hành như trường hợp chia hết c) HS ghi: 203859 : 5 = 46 171 (dư 4) d) Lưu ý HS Trong phép dư có dư, số dư bé hơn số chia 34 * HĐ... 269 879 653 Giỏ tr ca ch s 5 Cõu 5: in s thớch hp vo ụ trng 31 7 24 597 597 689 S b chia S chia 17286 48 49 60 80 344 5 28 Thng S d Cõu 6: in du thớch hp vo ụ trng: 39585 : 195 39585 : (5 x 39) 65880 : 216 92862 : 231 856 : 2 14 + 12 84 : 2 14 85796 : 41 0 100 : 10 5796 : 510 Cõu 7: Vit cỏc s chn thớch hp vo ch trng 242 < < < 248 < < < 2 54 Cõu 8: Vit cỏc s l thớch hp vo ch trng 153 < < < 159 < < ... 12 847 2 tr bng 2, vit 08 33 21 Ln 3: H 4, c 24; 24 chia c 4, vit 4; nhõn bng 24; 1 248 72 24 tr 24 bng 0, vit 08 2 14 24 Ln 4: H 7; chia c 1, vit 1; nhõn bng 6; 12 847 2 tr bng 1, vit 08 2 141 24 07... tr bng 4, vit 4; 244 8 24 nhõn bng ; tr bng 0, vit 0; 0 04 10 04 Ln 3: H , c 48 ; 48 chia 24 c 2, vit 2 nhõn bng ; tr bng 0, vit 0; 244 8 24 nhõn bng ; tr bng 0, vit 0 04 102 048 00 - Lu ý ln chia... : 244 8 : 24 = ? - Tớnh t trỏi sang phi 36 Ln 1: 24 chia 24 c 1, vit 1; nhõn bng ; tr bng 0, vit 0; 244 8 24 nhõn bng ; tr bng 0, vit 00 Ln 2: H ; chia 24 c 0, vit 0; nhõn bng ; tr bng 4, vit 4;

Ngày đăng: 19/10/2015, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w