skkn kỹ NĂNG sử DỤNG DỤNG lược đồ TRONG dạy học môn LỊCH sử 8 PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM

10 4.1K 5
skkn kỹ NĂNG sử DỤNG DỤNG lược đồ TRONG dạy học môn LỊCH sử 8   PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Q5 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KỸ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG LƯỢC ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 8 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Họ và tên : Vũ Thị Xuân Hương Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Kim Đồng 1 Phần giới thiệu 1.Tên sáng kiến : KỸ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG LƯỢC ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 8 - PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 2.Tác giả Giáo viên : Vũ Thị Xuân Hương 3. Thời gian thực hiện Tháng 10 - 2014 4. Thực hành Tại các lớp 8 5.Xác nhận của thủ trưởng đơn vị ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. 6.Nhận xét trực tiếp của cấp trên ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. 2 ................................................................................................................. ................................................................................................................. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục đích yêu cầu Như chúng ta được biết, con đường nhận thức ngắn nhất sẽ là con đường “ Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, do đó phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “ Con đường” nhận thức này chính là các “ Lược đồ ” trong sách giáo khoa. 2. Thực trạng ban đầu Trong phương hướng dạy học mới hiện nay, “ Hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, tư duy khai thác kiến thức, thông qua các “ Lược đồ, Bản đồ”, vì chỉ có các lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa học sinh mới có thể nhìn thấy được sự việc diễn ra trong quá khứ, mà nếu như chúng ta tái hiện lại sự việc đó sẽ rất khó khăn đối với một tiết dạy ở trong lớp.chính vì thế mà “ lược đồ ” đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì đó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng và phong phú. 3. Giải pháp đã sử dụng Xuất phát từ tình hình thực tế ở các tiết dạy, đặc biệt là trước công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như vũ bão, việc chỉnh lý chương trình giáo dục và thay đổi nội dung sách giáo khoa là một vấn đề rất cấp thiết và vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà cả nước ta đã ra sức thực hiện việc thay đổi chương trình giáo dục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục. Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Là một trong những phương pháp đặc trưng đối với bộ môn Lịch sử, đó là phương pháp “ Sử dụng lược đồ ” trong giảng dạy. Từ thực tế cho thấy để chuẩn bị một lược đồ, làm dụng cụ trực quan là một công tác rất khó khăn, và rất công phu vi: + Sử dụng “lược đồ” như thế nào để đảm bảo tính trực quan, tính khoa học. + Sử dụng “ Lược đồ ” như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy lịch sử lại là một vấn đề càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là vấn đề của mỗi người giáo viên lịch sử đã và đang quan tâm hiện nay. Không thể 3 một sớm một chiều mà có thể giải quyết được. Do đó trước mắt, với điều kiện của nhà trường, của lớp học bản thân tôi cố gắng thực hiện trong phạm vi nhỏ, với hy vọng “ kỹ năng sử dụng lược đồ trong dạy học môn Lịch sử 8” với các lớp tôi đang dạy sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới, và việc thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan, phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh. Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học.. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,…Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Điều quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là tái hiện các sự kiện lịch sử thông qua các lược đồ trong sách giáo khoa cũng như vẽ thêm các lược đồ mà trong sách không có dể giúp học sinh hiểu rõ hơn về quá khứ nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. 2. Tình hình sử dụng lược đồ đối với việc dạy học trước đây 4 Trước đây, đa số các trường đều thiếu thốn về cơ sở vật chất, nghèo nàn về các thiết bị dạy học đối với bộ môn Lịch sử, chỉ có một số lược đồ đơn giản. - Theo phương pháp sử dụng này thì lược đồ chưa phát huy hết vai trò của mình, đôi khi chưa thể hiện được tính trực quan và tính khoa học của nó, giờ dạy Lịch sử sẽ rơi vào những hạn chế sau: + Giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. + Các kiến thức Lịch sử do giáo viên cung cấp học sinh sẽ không hiểu sâu, nhớ kỹ bằng chính các em tự nhận thức. + Các nguồn trí thức từ các lược đồ chưa thực sự hấp dẫn đối với các em. Do đó không gây hứng thú học tập, không có khả năng phát triển tư duy. + Chưa tạo cho học sinh các kỹ năng Lịch sử quan trọng như: Đọc, chỉ, bản đồ, lược đồ phân tích các sự kiện ... 3. Biện pháp thực hiện Trương THCS Kim đồng là một trường tiến tiến cấp quận. Trường đã có rất nhiều cải tiến các phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình giáo dục mới ở bộ môn Lịch sử, thiết bị của trường học được trang bị khá đầy đủ các loại lược đồ, bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa. Đối với các loại phương tiện này thì người giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử cần có phương pháp sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao: * Lược đồ: Trong giảng dạy Địa lý có nhiều loại lược đồ nhưng đối với môn Lịch Sử 8 thì các em sẽ được học: “ lược đồ những địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa ở Nam Kì, lược đồ kinh thành Huế, lược đồ vị trí Mã Cao, lược đồ căn cứ Yên Thế” vv… - Đối với loại lược đồ này ta cần cho học sinh nắm được yếu tố nào được thể hiện trên lược đồ. - Đặc điểm của các yếu tố qua lược đồ. - Thông qua lược đồ giúp học sinh nhận xét, phân tích. - Bước đầu tập cho học sinh xây dựng được các lược đồ thể hiện quân và dân ta chống giặc ngoại xâm qua các thời kì lịch sử. Với loại phương tiện này người giáo viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất kĩ, và cơ bản là phải hướng dẫn, chỉ đạo tốt cho học sinh mới lĩnh hội chắc về kiến thức. 5 Trong chương trình lịch sử lớp 8 - Phần lịch sử Việt Nam có đầy đủ các loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử… Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ giới thiệu phương pháp sử dụng một số lược đồ tiêu biểu: * Hình 86 -Lược đồ những địa diểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam kì ( 18601875) Lược đồ này được sử dụng khi dạy bài 24 mục II - Cuộc kháng chiến chống pháp từ năm 1858 đến năm 1873. GV giới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn HS quan sát kết hợp với theo dõi nội dung SGK để thảo luận một số câu hỏi sau: - Quan sát lược đồ, em thấy quy mô các cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? - Kết hợp với lược đồ và SGK em hãy chỉ ra những địa điểm có các cuộc khởi nghĩa lớn? - Kết quả của các cuộc khởi nghĩa này? - Em có nhận xét gì về phong trào kháng Pháp của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì? 6 Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên cần chốt những nội dung cơ bản và định hướng để học sinh chỉ ra được những đặc điểm của cuộc kháng chiến. * Hình 95 - Lược đồ căn cứ Hương Khê Lược đồ này được sử dụng khi dạy bài 26 mục II, ý 3 - Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895). Khi sử dụng, trước hết giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn học sinh quan sát, kết hợp với SGK và gợi mở: - Em hãy xác định căn cứ chính của nghĩa quân trên lược đồ? - Vì sao nghĩa quân Hương Khê lại chọn căn cứ Ngàn Trươi làm đại bản doanh? - Vị trí của Hương Khê có lợi gì cho nghĩa quân, nó có gì khác gì với căn cứ Ba Đình và Bãi Sậy? - Chiến thuật và hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là gì? - Cuộc khởi nghĩa trải qua mấy giai đoạn, kết quả ra sao? 7 * Hình 96 - Lược đồ căn cứ Yên Thế Lược đồ nhằm cụ thể hóa vị trí địa lí của căn cứ Yên thế, giáo viên có thể dựa vào đó để giảng về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913). Khi sử dụng, Giáo viên giải thích các kí hiệu và hướng dẫn học sinh quan sát.: - Dựa vào lược đồ, em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của nghĩa quân. chiến thuật đánh địch chủ yếu của nghĩa quân là gì? - Cuộc khởi nghĩa chia làm mấy giai đoạn? - Cuộc khởi nghĩa này có gì khác với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương? Qua đó nói lên điều gì? Sau khi đã hướng dẫn các em kĩ năng sử dụng lược đồ thì phần củng cố kiến thức rất quan trong, vì đây mới là lúc cho các em thực hành. Các em sẽ có điều kiện lên bảng tự mình chỉ lên lược đồ: căn cứ của nghĩa quân, vị trí diễn ra cuộc khởi nghĩa, các kí hiệu hoặc nơi nghĩa quân xây dựng lực lượng… Khi các em chỉ trên lược đồ dã giúp cho các em tái hiện một phần lịch sử cũng như khắc sâu kiến thức dể việc học bài nhanh hơn và dễ dàng hơn. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Trong năm học 2014 - 2015, sau khi hoàn thành đề tài tôi đã mạnh dạn áp dụng vào quá trình giảng dạy và kết quả thu được tương đối khả quan. Cụ thể: 8 - Tỉ lệ học sinh yêu thích môn Lịch sử ở học kì II (2014-2015) cao hơn so với học kì II năm học 2013-2014 ( thời kì điều tra là cuối học kì II và sau bài 30 của học kì II). - Đa số HS có hứng thú khi học môn Lich sử - Kết quả kiểm tra một tiết, diểm thi cao hơn so với kì I. Học kì II(1314) II(1415) Kém Yếu TB Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % 4 2.22 14 7.77 77 42.77 45 25.00 40 22.22 1 0.55 9 5.00 80 44.44 50 27.77 40 22.22 III BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.Kinh nghiệm cụ thể Qua đề tài này tôi nhận thấy muốn cho học sinh yêu thích bộ môn này thì trước hết người giáo viên phải hiểu vấn đề một cách sâu sắc, vì vậy tôi phải luôn học hỏi, tìm tòi, đào sâu kiến thức của từng bài và điều đặc biệt là không ngừng nâng cao chuyên môn cho chính bản thân mình. 2. Sử dụng sáng kiến kimh nghiệm Học sinh lớp 8 trường THCS Kim Đồng 3. Kết luận chung và đề xuất Trong năm học này, chủ đề của năm học là: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy- phát triển năng khiếu học sinh đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó, giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập, cần nắm bắt được những điểm mới của SGK nói chung và chuẩn kiến thức, kỹ năng nói riêng. Các lược đồ trong sách giáo là một nguồn kiến thức quan trọng. Tôi hi vọng với nội dung của đề tài này sẽ giúp GV giảng dạy môn Lịch sử giảm bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng các lược đồ trong sách giáo khoa. Trên đây là phần trình bày mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Kim Đồng cũng như trong quá trình học tập, tham gia các chuyên đề thay sách giáo khoa của ngành giáo dục. Tuy nhiên, để có được đề tài này, tôi đã tham khảo và tiếp thu ý kiến của đồng 9 nghiệp cũng như dựa vào tài liệu sách giáo viên và sách giáo khoa để rút ra kinh nghiệm riêng cho mình. Và cũng nhờ có những suy nghĩ này mà tôi càng cảm thấy tự tin hơn trong việc dạy học lịch sử. Quận 5, ngày 19 tháng 3 năm 2015 Người thực hiện Vũ Thị Xuân Hương 10 .. .Phần giới thiệu 1.Tên sáng kiến : KỸ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG LƯỢC ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 2.Tác giả Giáo viên : Vũ Thị Xuân Hương... dạy môn Lịch Sử cần có phương pháp sử dụng để đạt hiệu cao: * Lược đồ: Trong giảng dạy Địa lý có nhiều loại lược đồ môn Lịch Sử em học: “ lược đồ địa điểm nổ khởi nghĩa Nam Kì, lược đồ kinh... kiến thức Trong chương trình lịch sử lớp - Phần lịch sử Việt Nam có đầy đủ loại: đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử Tuy nhiên, khuôn khổ đề tài giới thiệu phương pháp sử dụng số lược đồ tiêu

Ngày đăng: 18/10/2015, 03:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan