1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử DỤNG HIỆU QUẢ bản đồ TRONG dạy học môn địa lí NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG học tập của học SINH lớp 8

31 884 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 8 ” I.. Muốn làm được điều đó người giáo viên ngoài kiến thức

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 8 ”

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (SKKN):

Để hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa của thế giới nước ta đang trên đà phát triển

để vững bước vào hội nhập Sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu bởi sự cạnh tranh trí tuệ đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục

Gần đây việc đổi mới giáo dục đang diễn ra ngày càng rộng rãi thường xuyên và hiệu quả hơn với định hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mỗi học sinh đòi hỏi trong mỗi tiết học học sinh phải “ Hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn” Vì vậy, việc dạy các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng đồ dùng dạy học là một phương tiện tri thức không thể thiếu được nhất là bản đồ đối với môn Địa

lí Xã hội loài người không ngừng vận động và phát triển, thế giới tư duy loài người không một phút giây nào ngủ yên Sự thăng tiến của loài người từ xưa đến nay đã chứng minh điều đó Vì vậy, việc mở rộng tri thức càng quan trọng và cấp bách của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, người chủ tương lai

Chính vì vậy trong những năm gần đây đã dấy lên phong trào thay đổi sách giáo khoa, thay đổi phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn Muốn làm được điều đó người giáo viên ngoài kiến thức vốn

có, ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, thì người giáo viên luôn tích cực chủ động sáng tạo tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng mục trong từng tiết dạy đúng với yêu cầu bộ môn, mang đến sự lôi cuốn, tính hấp dẫn, sinh động trong từng tiết dạy, nhất là học sinh lớp 8 nội dung Địa Lí 8 chủ yếu học về tự nhiên, cần có sự tư duy cao và liên quan nhiều đến địa đại cương để giải thích nên rất khó Vì vậy bản thân tôi trong quá trình giảng dạy, đã thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, áp dụng nhiều phương pháp mới để khai thác kiến thức, rèn kĩ năng từ bản đồ, lược đồ, tranh ảnh… nhằm phát huy tình tích cực tự giác học tập của học sinh, làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, thú vị hơn.Với tất cả các lý do trên mà tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng hiệu quả bản đồ trong dạy học môn Địa lí nhằm nâng cao chất lượng học tập của

học sinh lớp 8” với mục đích nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hậu Trang 2

1 Thuận lợi:

- Nhìn chung trong những năm gần đây trong việc trang bị phương tiện dạy học truyền thống như bản đồ, sách giáo khoa, tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy tương đối phong phú và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin thì hầu hết giáo viên đã ứng dụng vào việc soạn giảng nên tiết học cũng sinh động hơn

- Đội ngũ giáo viên đa số trẻ có tâm huyết với nghề nghiệp, năng động và luôn luôn không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Mặt khác được đào tạo chuyên sâu, không phải dạy chéo ban Đó cũng là điều kiện, là cơ hội để mỗi giáo viên phát huy năng lực của mình trong sự nghiệp giảng dạy

- Đối tượng giảng dạy là học sinh khối 8, độ tuổi phát triển mạnh về tâm sinh lý nên các em thích tìm hiểu những thông tin mới, biết tư duy để giải thích những sự vật, hiện tượng địa lý xảy ra trong cuộc sống

- Được sự quan tâm của các cấp, ban nghành, đoàn thể và nhà trường

2 Khó khăn

- Một số bộ phận học sinh có tư tưởng học lệch môn, coi đây là môn phụ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc học tập bộ môn Từ đó môn Địa Lý chưa được đầu tư đúng mức

- Tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy còn hạn chế chỉ có sách giáo khoa và sách giáo viên Việc sử dụng phương tiện dạy học đặc biệt là bản đồ cũng có nhiều khiếm khuyết, nên ít có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh Có một số bản đồ quá cũ, rách nát nên việc sử dụng quá bất cập, một số bản đồ có sự sai lệch lớn

về diện tích và hình dạng nên học sinh cũng khó xác định chính xác về diện tích của từng quốc gia

- Màu sắc ở bản đồ,lược đồ trong sách giáo khoa hoàn toàn không trùng khớp với bản

đồ treo tường, vì khi dặn học sinh về nhà nghiên cứu bài học trước khi lên lớp đa số học sinh phải dựa vào sách giáo khoa, nên giáo viên khi gọi học sinh lên bảng sử dụng bản đồ treo tường các em thường hay lúng túng làm mất thời gian

- Số liệu và hình ảnh ở sách giáo khoa quá cũ kỹ nên trong quá trình soạn giảng giáo viên phải cập nhật số liệu - thông tin mới, thậm chí số liệu trên các trang mạng tràn lan nên giáo viên phải tìm tốn mất nhiều thời gian

3 Số liệu thống kê

Khảo sát chất lượng bộ môn Địa Lý 8 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trang 3

( Học sinh 6 lớp khối 8 tôi dạy tại trường THCS Nguyễn Đình Chiểu)

sử dụng bản đồ đạt hiệu quả cao, trước hết giáo viên phải có sự đầu tư nhiều về kiến thức Sâu rộng về chuyên môn, có kỹ năng bản đồ thành thạo Đặc biệt phải có lòng yêu nghề, thái độ gần gũi với học sinh, luôn tìm mọi phương pháp để khơi dậy trong học sinh ý chí học hỏi, nghiên cứu tìm tòi kiến thức Có như vậy tiết dạy mới đạt hiệu quả cao

B Nội dung cơ bản và biện pháp thực hiện:

1 Nội dung:

Nội dung chương trình rất phong phú, đa dạng nhưng mức độ thì từ thấp đến cao,

từ cái khái quát chung của châu lục, các khu vực đến cái chi tiết gần gũi với chúng ta

là phần địa lý Việt Nam và cụ thể hơn nữa là nghiên cứu về địa lý địa phương Tất cả

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Nó là nền tảng để các em nắm vững tri thức địa lí ở mức độ cao hơn

Vì vậy để chuẩn bị một tiết lên lớp, giáo viên cần hệ thống lại chương trình và phân

Trang 4

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hậu Trang 4

Đồ dùng dạy học cần thiết : Bản đồ các đới khí hậu Châu Á hoặc bản đồ thế giới

* Bài 9- Tiết 11: Khu vực Tây Nam Á

Đồ dùng dạy học cần thiết : Bản đồ tự nhiên, kinh tế khu vực Tây Nam Á

2 Biện pháp thực hiện

a Vai trò của bản đồ trong dạy học địa lý

Bản đồ là phương tiện dạy học không thể thiếu đối với bộ môn Địa lý Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực, lãnh thổ rộng lớn, những vùng

đất xa xôi trên bề mặt Trái đất mà các em chưa một lần đặt chân tới

Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lý một cách cụ thể mà không có một phương tiện nào có thể làm được Mỗi loại bản đồ có một chức năng riêng Vì vậy trong dạy học Địa lí, giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các loại bản đồ với nhau để tận dụng tối đa chức năng, ưu thế của từng loại bản đồ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho học sinh thường xuyên được tiếp xúc với bản đồ, biết cách tìm kiếm thông tin từ các bản đồ riêng lẻ hoặc đối chiếu, so sánh, phối hợp các bản đồ với nhau trên cơ sở đó mà nắm vững tri thức, phát triển tư duy và

kỹ năng sử dụng bản đồ

Tóm lại nếu giáo viên sử dụng bản đồ trong dạy học một cách khoa học, hợp lý, kết hợp tốt các phương pháp tích cực thì không những đỡ khó nhọc, mà học sinh còn tiếp thu khắc sâu kiến thức từ bản đồ một cách dễ dàng, kích thích khả năng tự học của học sinh, tích cực hóa hoạt động tư duy trong học tập, đồng thời làm tiết học không bị nhàm chán, lạc lẽo

Ví dụ: Khi dạy bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Người giáo viên phải xoay xở ra sao khi dạy bài này mà không sử dụng bản đồ Vì yêu cầu của bài học là học sinh phải biết vị trí địa lý, giới hạn lảnh thổ nước ta trên bản đồ

và nước ta có đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km Vị trí và hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

Về mặt phương pháp, bản đồ giúp học sinh khai thác, vận dụng kiến thức và phát triển năng lực tư duy Việc hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ địa lý cho học sinh là nhiệm

vụ quan trọng đối với mỗi giáo viên dạy Địa lý Như vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải đạt những yêu cầu sau:

+ Sử dụng bản đồ phù hợp nội dung bài dạy

+ Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ

Trang 5

+ Thao tác của giáo viên phải chuẩn, dứt khoát

+ Phát huy hết tác dụng và hiệu quả của bản đồ trong từng tiết dạy

b Hướng dẫn học sinh hiểu, đọc và vận dụng bản đồ

Để học sinh nhanh chóng tiếp thu mặc dù ở lớp 6 giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh làm quen với bản đồ nhưng giáo viên cũng nên nhắc lại:

- Muốn hiểu được bản đồ trước tiên phải đọc chú giải để biết các kí hiệu và các đối tượng trên bản đồ

- Biết được chức năng của từng bản đồ

- Hiểu được những quy ước trên bản đồ, từ đó xác lập các mối quan hệ địa lý, tìm

ra kiến thức mà bản đồ không biểu hiện trực tiếp

Ví dụ 1: Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản

Mục 2: Đặc điểm địa hình và khoáng sản

b Khoáng sản

Giáo viên giới thiệu bản đồ: Địa hình và khoáng sản Châu Á

? Dựa vào lược đồ cho biết Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào

HS: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom và nhiều kim loại màu

? Em có nhận xét gì về khoáng sản Châu Á

Trang 6

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hậu Trang 6

HS: Phong phú, đa dạng

? Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào

HS: Tây Nam Á và Đông Nam Á

Ví dụ 2: Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

Mục 2: Các đới cảnh quan tự nhiên

Giáo viên giới thiệu bản đồ: Các đới cảnh quan tự nhiên của Châu Á

? Xác định vị trí các đới cảnh quan tự nhiên trên bản đồ theo thứ tự từ bắc xuống nam

? Nhận xét chung về cảnh quan tự nhiên của Châu Á

HS: Nhiều đới cảnh quan và phân hóa đa dạng

? Tại sao các đới cảnh quan của Châu Á lại phân hóa đa dạng như vậy

HS: Do địa hình và khí hậu Châu Á đa dạng, nhiều kiểu

Để rút ra được kết luận trên, học sinh phải biết kết hợp kiến thức bản đồ và kiến thức địa lý rồi vận dụng tư duy để rút ra kiến thức địa lý mới Tùy theo mức độ nhận thức của từng lớp, từng học sinh trong lớp mà giáo viên có những yêu cầu ở mức độ khác nhau đối với mỗi em, tránh bỏ qua đối tượng học sinh yếu, kém mà chỉ tập trung vào học sinh khá giỏi

c Biện pháp cụ thể

Trang 7

Quá trình dạy học là một quá trình vận dụng tất cả các khâu của công việc dạy học

Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy nói chung và bộ môn Địa lý nói riêng thì người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài trước khi dạy, đến soạn giáo

án chi tiết, xác định mục tiêu bài học, lựa chọn phương pháp phù hợp kèm theo đồ dùng dạy học tương ứng Đồng thời hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp Trên cơ sở đó, việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, rèn kỹ năng củng phải tuân thủ theo những yêu cầu trên mà cụ thể đó là việc sử dụng bản đồ một cách đầy đủ vào các khâu của quá trình dạy học:

- Sử dụng bản đồ trong việc chuẩn bị bài (soạn giảng)

- Sử dụng bản đồ trong việc giảng dạy trên lớp (Kiểm tra bài bài cũ, giảng bài mới, tổng kết và hướng dẫn học tập )

- Sử dụng bản đồ trong việc kiểm tra đánh giá ( Kiểm tra định kỳ)

c1 Chuẩn bị bài

Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình địa lý lớp 8 để có kế hoạch chuẩn bị phương tiện bản đồ cho phù hợp với nội dung từng bài cụ thể Giáo viên phải xác định không phải sử dụng bản đồ treo lên để minh họa mà đây là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, mà là phương tiện tri thức Địa lý để học sinh khai thác kiến thức rèn kỹ năng Với chương trình địa lý 8 cần phải chuẩn bị một số bản đồ sau:

1.Bản đồ tự nhiên thế giới

2.Bản đồ tự nhiên Châu Á

3 Bản đồ khí hậu Châu Á

4.Bản đồ các đới cảnh quan Châu Á

5.Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Á

6.Bản đồ phân bố các cây trồng và vật nuôi của Châu Á

7.Bản đồ tự nhiên kinh tế khu vực Tây Nam Á

8.Bản đồ tự nhiên kinh tế khu vực Nam Á

9.Bản đồ tự nhiên kinh tế khu vực Đông Á

10.Bản đồ tự nhiên kinh tế khu vực Đông Nam Á

11.Bản đồ tự nhiên Việt Nam

12.Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam

13.Bản đồ địa chất Việt Nam

14.Bản đồ khoáng sản Việt Nam

Trang 8

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hậu Trang 8

15.Bản đồ sông ngòi Việt Nam

16.Bản đồ khí hậu Việt Nam

17.Bản đồ đất Việt Nam

18.Bản đồ động thực vật Việt Nam

19.Bản đồ tự nhiên Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

20.Bản đồ tự nhiên Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

21.Bản đồ tự nhiên Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Trên cơ sở hệ thống bản đồ trên, giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch kết hợp với lược đồ trong SGK và giáo viên có thể sử dụng treo tường hoặc trình chiếu ở tiết dạy công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy Phối hợp giữa sử dụng bản đồ với các phương tiện dạy học như tranh, ảnh, video với các hình thức tham quan, khảo sát địa phương và phương pháp dạy học khác như mô tả, thảo luận để tạo biểu tượng cụ thể, sinh động về các đối tượng địa lí cho học sinh, đồng thời phát huy cao độ tính tích cực trong học tập của học sinh

Việc chuẩn bị bài giảng không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị bản đồ mà bản thân người giáo viên muốn phát huy tối đa phương tiện bản đồ, phát huy tính sáng tạo, say mê chủ động của học sinh thì cần phải định hướng, lựa chọn hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy một cách khoa học, chuẩn mực, vừa sức, có những câu hỏi gợi mở để tránh làm mất thời gian Phương châm câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để dẫn dắt học sinh đi từ nhận xét trực quan đến phát triển năng lực tư duy, hứng thú học tập, tạo mọi điều kiện cho các đối tượng nhận thức khác nhau cùng tham gia vào tiết học

Ví dụ: Bài 34: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Trang 9

Khi dạy mục: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam, giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ sông ngòi Việt Nam và đặt câu hỏi:

? Em có nhận xét gì về mạng lưới và sự phân bố sông ngòi Việt Nam

Học sinh quan sát bản đồ dễ dàng nhận thấy nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp

Về hướng chảy của sông, giáo viên gọi 1 học sinh lên chỉ và đọc tên các hệ thống sông lớn của Việt Nam theo thứ tự từ bắc vào nam và đặt câu hỏi: Sông ngòi nước ta chảy theo những hướng chính nào?

Qua bản đồ học sinh xác định được hướng chính là hướng Tây bắc- Đông nam và hướng vòng cung Sau đó học sinh đặt câu hỏi cao hơn: Vì sao hướng chính của sông ngòi nước ta lại là hướng Tây bắc- Đông nam và hướng vòng cung?

Trang 10

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hậu Trang 10

Câu hỏi này học sinh phải vận dụng kiến thức trong phần địa hình để giải thích, qua đó học sinh nhìn thấy được mối quan hệ nhân quả giữa thành phần tự nhiên địa hình và sông ngòi

Tóm lại khâu chuẩn bị bài giảng chuẩn bị bản đồ có ý nghĩa quan trọng nên mỗi giáo viên của chúng ta cần cố gắng phát huy hết khả năng của mình để tiết dạy có kết quả cao hơn, sinh động hơn, học sinh học tập tích cực hơn

c2 Sử dụng bản đồ trên lớp:

Giáo viên phải sử dụng tối đa bản đồ trong tất cả các công việc trên lớp từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới cho đến việc đánh giá, hoạt động nối tiếp và trong kiểm tra đánh giá

*Sử dụng bản đồ trong việc kiểm tra bài cũ:

Một số giáo viên thường không sử dụng bản đồ trong việc kiểm tra bài cũ, điều này khó lòng khuyến khích học sinh học bài cũ bằng bản đồ Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã tích cực áp dụng việc sử dụng bản đồ để kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách xen giữa lý thuyết với rèn luyện kỹ năng bản đồ và điều này đã tạo cho học sinh thói quen học tập chủ động, độc lập sáng tạo Đồng thời với hình thức này không những kiểm tra được kiến thức của một học sinh mà còn có tác dụng giúp tất cả học sinh trong lớp nhớ lại bài học khắc sâu kiến thức

Ví dụ 1:

Khi kiểm tra bài cũ bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

Giáo viên treo bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á lên bảng hoặc trình chiếu nếu sử dụng công nghệ thông tin :

Trang 11

? Em hãy dựa vào bản đồ, trình bày sự khác nhau về địa hình của nữa phía Đông và nữa phía Tây phần đất liền khu vực Đông Á

? Xác định vị trí các đồng bằng lớn, các sơn nguyên, các bồn địa của khu vực này

Ví dụ 2

Khi kiểm tra bài cũ bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Giáo viên treo bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á lên bảng yêu cầu HS:

Trang 12

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hậu Trang 12

Lược đồ tự nhiên Nam Á

? Nam Á có mấy miền địa hình Nêu đặc điểm địa hình khu vực Nam Á

? Xác định hệ thống sông lớn của Nam Á

Ví dụ 3:

Khi kiểm tra bài cũ bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Giáo viên treo bản đồ địa hình và khoáng sản Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ và đặt câu hỏi:

? Xác định vị trí, giới hạn của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

? Dựa vào lược đồ cho biết những dãy núi, những con sông lớn của miền

? Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có những tài nguyên khoáng sản nào

Trang 13

HS: trình bày trên lược đồ

* Sử dụng bản đồ trong việc giảng dạy bài mới:

Trong quá trình giảng dạy bài mới việc sử dụng bản đồ nhằm hướng dẫn học sinh tìm kiếm, phát hiện kiến thức của bài học là rất hiệu quả Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, đồng thời qua đó rèn cho các em kĩ năng đọc, tư duy bản

đồ

Trang 14

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hậu Trang 14

Ví dụ 1:

Khi dạy bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Giáo viên giới thiệu bản đồ khoáng sản Việt Nam

Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:

? Quan sát bản đồ cho biết nước ta có những loại khoáng sản nào

HS: Than, dầu mỏ, apatit, sắt, đá vôi, bô xít

? Em có nhận xét gì về nguồn tài nguyên khoáng sản và sự phân bố các loại khoáng sản của nước ta

Trang 15

HS: Nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta rất phong phú và đa dạng Phân bố tập

trung nhiều ở miền Bắc nước ta

Ví dụ 2:

Khi dạy phần khí hậu Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Giáo viên giới thiệu bản đồ tự nhiên Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Học sinh quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi:

? Giải thích vì sao khí hậu mùa đông của miền lại đến sớm và kết thúc muộn

Học sinh dựa vào đặc điểm địa hình núi thấp, hướng núi cánh cung để giải thích

Ví dụ 3:

Khi dạy bài 9: Khu vực Tây Nam Á

Giáo viên giới thiệu lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á

Ngày đăng: 01/06/2018, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w