Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
893,59 KB
Nội dung
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
-2-
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển
đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có hiểu biết về tổ chức, phối hợp, kiểm tra, ra quyết định
và điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu là hướng cho doanh nghiệp
hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải nắm
được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh. Muốn vậy ta cần phải làm gì để có được những thông tin hữu ích
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp kịp thời để có thể giúp cho
các nhà quản trị ra quyết định đúng. Để giải quyết vấn đề đó chỉ có một cách là thông qua
phân tích, nghiên cứu đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp dựa trên số liệu kế toán và tài chính, chỉ có thể thông qua phân tích doanh
nghiệp mới khai thác hết những tiềm khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp chưa được phát
hiện.
Qua phân tích hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân, nguồn
gốc của các vấn đề phát sinh và các giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Có thể nói việc
phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là cái nhìn tổng quát về toàn bộ doanh
nghiệp cũng như nói lên sự vững vàng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
trong quá trình hội nhập.
Hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển, cụ thể năm 2007 Việt Nam trở
thành thành viên của WTO đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo
nhiệt và sôi động hơn nữa. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt không chỉ với các
doanh nghiệp trong nước mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong
một sân chơi chung, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng như nhau. Vì vậy nó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững.
Cũng như, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh hơn và không ngừng đưa
ra những biện pháp nhằm nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế hiện nay. Vì vậy mà việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là
một công việc hết sức cần thiết giúp cho nhà quản lý có được cơ sở vững chắc trong việc
ra quyết định, cung cấp thông tin, khẳng định vị trí doanh nghiệp trên thương trường, xây
dựng chiến lược phát triển ổn định và hợp lý trong kinh doanh.
Mặt khác, qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp
tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh
nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về vốn, lao động, đất đai,… vào quá trình sản xuất
-3-
kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo
xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra
những quyết định về chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại
Công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất PISICO cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy
Nguyễn Ngọc Tiến và các anh chị trong Công ty nên em chọn đề tài “Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất PISICO” làm
chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung
Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Chế biến
gỗ nội thất PISICO để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Công ty. Từ đó, phát huy
những mặt tích cực, đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế
nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt trong tương lai.
Mục đích cụ thể
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP chế biến gỗ nội thất
PISICO trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014.
- Đề ra nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh tại Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP
chế biến gỗ nội thất PISICO qua 3 năm 2012 – 2014.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO.
Các số liệu và thông tin liên quan đến doanh nghiệp được thu thập từ bộ phận kế toán của
Công ty.
- Về thời gian: Đề tài được tiến hành trong thời gian từ ngày 05/04/2015 đến ngày
31/05/2015 và sử dụng số liệu của doanh nghiệp trong ba năm 2012 – 2014 để hoàn
thành bài chuyên đề này.
-4-
4. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn số liệu: Được lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp, lấy từ số liệu đã có sẵn do các anh
chị ở phòng Kế toán cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập được, thông qua sàng
lọc xử lý số liệu để từ đó là cơ sở cho việc phân tích thực tế hoạt động của đơn vị.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liên hệ cân đối
- Phương pháp tổng hợp
5. Kết cấu của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục sơ đồ, bảng biểu, danh mục tham khảo,
danh mục các từ viết tắt, phụ lục, Khóa luận có 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế biến gỗ
nội thất PISICO
Chương 3: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty CP chế biến gỗ nội thất PISICO
Quy Nhơn, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện
Tô Thị Quí Hậu
-5-
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so sánh với chi phí
bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Hay nói cách khác hiệu quả là
những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các
yếu tố đầu vào.
Kinh doanh là thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lời.
Hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ của
pháp luật của các tổ chức, các nhân tố nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua
việc cung cấp hàng hóa dịch vụ trên thị trường, đồng thời hoạt động kinh doanh còn để
kiếm lợi nhuận.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra
trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra
các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Tùy theo mục đích
nghiên cứu và sử dụng mà người ta có thể phân loại hiệu quả theo những tiêu thức khác
nhau. Về cơ bản, hiệu quả kinh doanh được phân loại theo những tiêu thức sau:
1.1.2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinh
doanh của từng doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh cá biệt biểu
hiện thông qua lợi nhuận thu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng
-6-
thời phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh
doanh.
Hiệu quả kinh doanh xã hội hay hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả mang tính
chất tổng hợp được xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh xã hội
phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế thông qua việc tăng nguồn thu
cho Ngân sách Nhà nước, nâng cao mức sống của người lao động…
Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội có mối quan hệ tương
trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu đi vào hoạt động đều phải tuân
thủ theo những quy định của Nhà nước và toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, muốn đạt
được hiệu quả kinh doanh cao, nhất thiết phải hoạt động vì mục tiêu chung của xã hội
hay phải đặt mình trong hiệu quả xã hội.
1.1.2.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán một cách cụ thể cho từng phương
án kinh doanh bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra khi tiến
hành hoạt động kinh doanh. Hiệu quả tuyệt đối được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu
như: thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận…
Hiệu quả so sánh là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối của các phương án kinh doanh. Hay hiệu quả so sánh là mức chênh lệch về
doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các phương án kinh doanh. Mối quan hệ giữa hiệu quả
tuyệt đối và hiệu quả so sánh vừa là độc lập vừa mang tính phụ thuộc, đều là căn cứ để
doanh nghiệp có thể lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu.
1.1.2.3. Hiệu quả từng nhân tố và hiệu quả tổng hợp
Hiệu quả từng nhân tố được phản ánh thông qua trình độ sử dụng từng nguồn lực
của doanh nghiệp. Các nhân tố đó là: lao động, vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản
lý…
Hiệu quả tổng hợp là hiệu quả đánh giá toàn bộ khả năng kết hợp các nguồn lực
của doanh nghiệp nhằm hoàn thành một mục tiêu chung.
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bao gồm nhiều yếu tố tham gia, mỗi yếu
tố lại sẽ không phản ánh được kết quả cuối cùng của một chu kỳ kinh doanh. Do vậy,
hiệu quả tổng hợp chỉ có thể đạt mức cao nhất khi sử dụng triệt để hiệu quả của từng
nhân tố.
1.1.3. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh đúng
đắn, đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
-7 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các chức năng quản trị sẽ mang lại hiệu
quả cho doanh nghiệp nâng cao quá trình nhận thức kinh doanh, là cơ sở cho việc ra
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là khả năng kiểm tra, đánh giá và điều
hành hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng về khả năng, sức mạnh cũng như những mặt hạn chế trong doanh nghiệp
mình. Chính trên cơ sở này doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến
lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng
trong doanh nghiệp và là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở trong
doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có quan hệ về nguồn
lợi với doanh nghiệp, vì thông qua việc phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn
trong việc hợp tác đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp hay không.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.1. Các nhân tố bên trong
a. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh
nghiệp. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế
hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản
phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh
các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với Nhà nước. Vậy sự thành
công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị.
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp, sự
sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá nhân
được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ
phận hoạt động kém hiệu quả, không khí làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành
mạnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng tổ chức bị hạn chế thì kết quả hoạt động
SXKD sẽ không cao.
b. Nhân tố lao động và vốn
-8-
Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao động,
trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên tác
động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD. Ngày nay hàm lượng khoa học kỹ thuật kết
tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định
để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào cũng nói lên tầm quan trọng của
nhân tố lao động.
Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào có vai trò
quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng
tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD ổn định
mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, tiếp thu công nghệ sản xuất
hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính còn
nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu
đầu vào.
c. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Doanh nghiệp phải biết luôn làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du
nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời hiện đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của
doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt
động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận
dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng
năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thị trường, nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
d. Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của
các doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của
mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của
khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại.
Chất lượng sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị
trường.
Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp góp phần rất lớn tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ
sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả
SXKD của doanh nghiệp.
-9-
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh
nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều quan trọng nhất. Tốc
độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu. Cho nên
nếu doanh nghiệp tổ chức được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và
các chính sách tiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp
mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu
Chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu
được tốt, tức là luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng,
chủng loại các loại nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hóa chi phí kinh
doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không những đảm bảo cho sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Các nhân tố bên ngoài
a. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SXKD
của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc
độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại… luôn là các nhân tố tác
động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp.
Ngoài ra tình hình kinh doanh hiện nay hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh
tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Một
môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng
hướng tới muc tiêu hiệu quả SXKD của mình.
b. Môi trường chính trị - luật pháp
Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài
liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định
thì không những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài
hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong nước cũng gặp
nhiều bất ổn.
- 10 -
Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh
sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại
vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên
khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra,
các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
c. Môi trường thông tin
Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin diễn ra mạnh mẽ bên
cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình sản
xuất kinh doanh cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để
điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất,
thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin
về kinh ngiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước.
Doanh nghiệp muốn hoạt động sản suất kinh doanh của mình có hiệu quả thì phải có một
hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.
d. Môi trường văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập
quá, trình độ, lối sống của người dân… Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu,
thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản
xuất.
e. Môi trường quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức
ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các xu hướng, chính
sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động,
khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc
gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hóa có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường quốc
tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
của mình.
1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh người ta thường sử dụng
một số phương pháp sau:
- 11 -
1.3.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích. Phương pháp này
được sử dụng để đánh giá kết quả, chỉ ra sự khác biệt, xác định nhịp điệu, tốc độ và xu
hướng biến động khái quát của từng chỉ tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp giữa các kỳ kinh doanh khác nhau, phục vụ việc ra
quyết định kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo được những nội
dung sau đây:
Xác định tiêu chuẩn so sánh (gốc so sánh)
Để có thể so sánh được, cần lựa chọn chỉ tiêu để làm căn cứ so sánh hay còn gọi là
gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà gốc so sánh được lựa chọn thích hợp.
- Về mặt thời gian: Gốc so sánh có thể là tài liệu thực tế kỳ trước nhằm đánh giá sự
biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu thực tế kỳ này; các mục tiêu đã dự kiến (kế
hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán, định
mức; hay các điểm thời gian (năm, tháng, ngày cụ thể…) nhằm đánh giá tiến bộ thực hiện
nhiệm vụ hay mức độ đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu trong cùng khoảng thời gian.
- Về mặt không gian: Gốc so sánh được lựa chọn cũng có thể là chỉ tiêu tổng thể
nhằm đánh giá mức độ phổ biến của chỉ tiêu bộ phận; chỉ tiêu của đơn vị khác có cùng
điều kiện hay chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, hay nhu cầu đơn đặt
hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu,…Thông
thường gốc so sánh này doanh nghiệp khó tiếp cận và có thông tin, hơn nữa hiện nay tiêu
chuẩn chung của một ngành chưa được quan tâm đúng mức.
Về điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu kinh tế khi so sánh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các chỉ tiêu phản ánh phải có cùng nội dung kinh tế.
- Phải được xem xét trong cùng một khoảng thời gian và không gian, phương pháp
tính và đơn vị đo lường…
Kỹ thuật so sánh
Phương pháp so sánh được thể hiện dưới hai hình thức khác nhau. Dạng thứ nhất
được gọi là so sánh bằng số tuyệt đối, kết quả so sánh biểu hiện cho sự biến động về khối
lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. Dạng thứ hai được gọi là so sánh bằng số tương
đối, cách so sánh này cho thấy kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến
của các chỉ tiêu phân tích.
- 12 -
Ngoài ra, nhà phân tích còn sử dụng phương pháp so sánh có liên hệ giữa chỉ tiêu
phân tích với một chỉ tiêu kinh tế tổng quát khác để thấy rõ khả năng tận dụng nguồn lực
của doanh nghiệp.
Phương thức so sánh: So sánh ngang (so sánh giữa các kỳ), so sánh dọc (so sánh kết
cấu), so sánh bằng số bình quân (so sánh với số trung bình ngành hoặc bình quân của một
thời kỳ).
Ưu điểm: Đơn giản và dễ thực hiện, song khi sử dụng phương pháp này để cho thấy rõ
xu hướng phát triển của đối tượng phân tích thì cần xem xét chúng qua nhiều kỳ liên tiếp
hoặc có thể lâu hơn.
Nhược điểm: Khi dùng phương pháp này để phân tích thì các nhà phân tích và nhà quản
lý chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá trạng thái biến đổi tăng lên hay giảm xuống của các
chỉ tiêu mà không thấy được bản chất dẫn đến sự biến đổi đó, hay nói cách khác, phương
pháp so sánh chưa thể giúp xác định nguyên nhân để đề xuất giải pháp.
1.3.2. Phương pháp chi tiết
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không chỉ dựa vào các chỉ
tiêu tổng hợp mà còn phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ tiêu tổng hợp, tức
là chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích được tiến hành các hướng sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu: Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả
hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Việc chi tiết nhằm đánh giá
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành đến sự biến động của chỉ tiêu, từ đó phát
hiện ra trọng điểm của công tác quản lý. Tùy theo yêu cầu và mục đích trong công tác
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà tiến hành chi tiết theo các
yếu tố cấu thành ở mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả đạt được.
- Chi tiết theo thời gian: Cách chi tiết này dựa vào đặc điểm của kết quả kinh doanh
– đó là kết quả kinh doanh không chỉ là kết quả của một công đoạn mà là kết quả của một
quá trình kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Trong từng khoảng thời gian
khác nhau, doanh nghiệp có những chính sách kinh doanh khác nhau và đương nhiên kết
quả đem lại cũng không thể giống nhau. Cách chi tiết theo thời gian giúp doanh nghiệp
đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, từ đó lựa
chọn được những quyết sách phù hợp cho từng giai đoạn.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Để chi tiết theo cách này, cần dựa
vào đặc điểm kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm
khác nhau tạo nên. Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo hướng này, nhà quản lý doanh nghiệp
có thể nhận thấy khả năng cũng như những yếu kém của từng bộ phận, từng phạm vi hoạt
- 13 -
động, từ đó sẽ có những quyết định đúng nhằm khai thác các mặt mạnh cũng như khắc
phục các mặt yếu kém trong từng bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp chi tiết là giúp các nhà phân tích đánh giá được
cụ thể, chi tiết hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, từng công đoạn, từng thời điểm
kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như phương pháp so sánh, nhược điểm của phương pháp chi
tiết là vẫn chưa giúp nhà phân tích đánh giá được toàn bộ các ảnh hưởng từ hoạt động
kinh doanh đến chỉ tiêu phân tích.
1.3.3. Phương pháp loại trừ
Đây là phương pháp phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố, bằng cách giả định loại
trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Nghĩa là, khi đánh giá ảnh hưởng của một nhân tố
nào đó đến chỉ tiêu phân tích thì ta phải cố định trị số của các nhân tố còn lại. Có hai
phương pháp loại trừ:
1.3.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này dùng để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần
phân tích, bằng cách thay thế trị số của từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Khi
thay thế nhân tố nào thì các nhân tố còn lại phải cố định. Phương pháp thay thế liên hoàn
có thể áp dụng cho cả phương trình dạng tích và dạng thương.
Trình tự thay thế giữa các nhân tố cũng được thực hiện nguyên tắc lượng trước, chất
sau, tổng thể trước – chi tiết sau.
Gọi Q0, Q1 lần lượt là đối tượng phân tích ở kỳ gốc và kỳ thực hiện
a, b, c là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
- Trường hợp 1: Khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số đến đối tượng phân
tích.
+ Xác định đối tượng phân tích: Q
+ Xây dựng phương trình kinh tế: Q = a b c
Từ đó, ta có: Q0 = a0 b0 c0 (1.1)
Q1 = a1 b1 c1 (1.2)
Vậy chênh lệch giữa kết quả thực hiện với kế hoạch sẽ là:
Q = Q1 – Q0
(1.3)
+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức đọ ảnh hưởng của từng
nhân tố a, b, b đến đối tượng phân tích như sau:
Thay thế lần 1: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
- 14 -
Qa = a1 b0 c0 – a0 b0 c0 (1.3.1)
Thay thế lần 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
Qb = a1 b1 c0 – a1 b0 c0 (1.3.2)
Thay thế lần 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
Qc = a1 b1 c1 – a1 b1 c0 (1.3.3)
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Q = Qa + Qb + Qc = a1 b1 c1 – a0 b0 c0
- Trường hợp 2: Khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ thương số đến đối tượng
phân tích.
+ Xác định đối tượng phân tích: Q
+ Xây dựng phương trình kinh tế: Q =
Từ đó, ta có: Q0 =
c0
Q1 =
c1
c
Xác định mức định mức độ biến đổi của đối tượng phân tích:
Q = Q1 – Q0
+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích:
Thay thế lần 1: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
Qa =
c0 -
c0
Thay thế lần 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
Qb =
c0 -
c0
Thay thế lần 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
Qc =
c1 -
c0
Tổng hơp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Q = Qa + Qb + Qc = c1 -
c0
- 15 -
1.3.3.2. Phương pháp số chênh lệch
Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, khi các nhân tố có
quan hệ tích số với nhau. Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào
đó đến chỉ tiêu phân tích bằng số chênh lệch của nhân tố đó với các nhân tố khác đã định.
Cũng sử dụng những giả thiết ở trên, phương pháp này được thực hiện như sau:
Chênh lệch giữa kết quả thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch
Q = Q1 – Q0
(2.3)
Thay thế lần 1: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
Qa = (a1 – a0) b0 c0
(2.3.1)
Thay thế lần 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
Qb = a1 (b1 – b0) c0
(2.3.2)
Thay thế lần 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
Qc = a1 b1 (c1 – c0)
(2.3.3)
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Q = Qa + Qb + Qc = a1 b1 c1 – a0 b0 c0
Nếu các nhân tố có quan hệ tích số với đối tượng phân tích, thì việc sử dụng
phương pháp số chênh lệch trong quá trình phân tích không những sẽ tiết kiệm thời gian
mà còn đảm bảo mức độ chi tiết hóa của quá trình phân tích là tốt hơn so với phương
pháp thay thế liên hoàn.
Ưu điểm của phương pháp loại trừ là việc sử dụng khá đơn giản, dễ hiểu, dễ tính
toán, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố do đó phản ánh được nội dung bên trong
của hiện tượng kinh tế. Tuy nhiên, khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải giả
định nhân tố khác không đổi, nhưng trên thực tế có trường hợp các nhân tố khác cũng
thay đổi cho nên độ tin cậy của chỉ tiêu được lượng hóa là không đảm bảo tính chính xác
hoàn toàn.
1.3.4. Phương pháp liên hệ cân đối
Để áp dụng phương pháp liên hệ cân đối, chúng ta thường lập bảng số liệu theo tính
cân đối của hiện tượng kinh tế cần phân tích, có thể kết hợp thêm các phương pháp phân
tích khác như phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh…
Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh
tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố
và quá trình sản xuất kinh doanh. Dựa vào các quan hệ cân đối này, nhà phân tích sẽ xác
- 16 -
định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh đối
tượng phân tích.
Phương pháp liên hệ cân đối có ưu điểm là có thể cho phép đánh giá sự biến động
đồng thời của các chỉ tiêu kinh tế có sự cân bằng về lượng. Nhưng nhược điểm của
phương pháp này là không thể chỉ ra nguyên nhân tác động đến sự biến động của các chỉ
tiêu.
1.3.5. Phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp phân tích Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tác
động qua lại của các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu thành một hàm số với
nhiều biến số là các chỉ tiêu tài chính khác. Chẳng hạn, tách chỉ tiêu “Sức sinh lời của tài
sản” (ROA), “Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu” (ROE) thành những bộ phận có liên hệ
với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng bằng cách sử dụng
phương pháp loại trừ.
Ví dụ: Chỉ tiêu “Sức sinh lời của tài sản” có thể biến đổi như sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản bình quân
Nhân tử số và mẫu số với cùng chỉ tiêu “Doanh thu thuần” ta được:
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản bình quân
Doanh thu thuần
Hay:
ROA = Số vòng quay của tài sản Sức sinh lời của doanh thu thuần
Nếu ký hiệu: HTS là Số vòng quay của tài sản
ROS là Sức sinh lời của doanh thu thuần
Ta có thể viết phương trình Dupont của ROA ở dạng ngắn gọn như sau:
ROA = HTS ROS
Sau khi đã xây dựng phương trình Dupont, áp dụng phương pháp loại trừ, có thể
xác định được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản” (H TS) và
“Sức sinh lời của doanh thu thuần” (ROS) đến sự biến động của chỉ tiêu “Sức sinh lời của
tài sản” (ROA) như sau:
- Ảnh hưởng của chỉ tiêu HTS đến sự biến động của ROA:
- 17 -
∆ROAHTS = (HTS1 − HTS0 ) × ROS0
- Ảnh hưởng của chỉ tiêu ROS đến sự biến động của ROA:
∆ROAROS = HTS1 × ( ROS1 − ROS0 )
Phương pháp phân tích Dupont thường được các nhà quản lý trong nội bộ doanh
nghiệp sử dụng để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định chính xác nên cải thiện hoạt động
kinh doanh từ bộ phận nào để đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể cho phép nhà phân tích đánh giá sự biến
động của một chỉ tiêu tài chính trong mối quan hệ tác động của các chỉ tiêu tài chính
khác, từ đó xác định chính xác nguyên nhân tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu.
Tuy nhiên đây không phải là phương pháp dễ sử dụng với các doanh nghiệp vì việc xây
dựng được một phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính không hề
đơn giản. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp này còn cần kết hợp với phương pháp
loại trừ nên việc xác định chỉ tiêu nào sẽ được xác định ảnh hưởng trước là rất khó khăn.
1.3.6. Các phương pháp phân tích khác
Ngoài các phương pháp phân tích đã được trình bày trên đây, có thể sử dụng một số
phương pháp khác như phương pháp đại số, phương pháp đồ thị, phương pháp toán kinh
tế, phương pháp chuyên gia,.. để phân tích về đối tượng của mình. Việc sử dụng phương
pháp nào trong quá trình phân tích còn tùy thuộc vào mục đích và nguồn dữ liệu phân
tích.
1.4. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1. Tài liệu phân tích
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân tích
thông qua việc phân tích báo cáo kế toán tài chính, qua đó người sử dụng thông tin có thể
đánh giá tiềm năng, cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản
của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn
trong một thời kỳ nhất định. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán quy định trong chế độ
bao gồm 4 biểu mẫu sau:
- Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của Công
ty tại những thời điểm nhất định. Kết cấu của bảng được chia thành hai phần: Tài sản và
Nguồn vốn.
- 18 -
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tổng hợp cho biết tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng lĩnh
vực (Sản xuất, thương mại và dịch vụ, đầu tư tài chính) tại những thời điểm nhất định.
Ngoài báo cáo hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với Nhà nước trong kỳ kinh doanh đó. Ngoài ra còn có báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
thuyết minh báo cáo tài chính.
1.4.2. Nội dung phân tích
Phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm các nội dung chính sau:
- Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Nội dung này được tiến hành bằng cách lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
dạng so sánh ngang và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu kết quả cũng như các chỉ
tiêu có tác động đến sự biến động đó để có thể có cái nhìn sơ bộ về hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu cụ thể, bao gồm: nhóm chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí.
Nội dung phân tích này sẽ giúp nhà phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng từng nguồn lực
riêng lẻ cũng như hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bằng cách
sử dụng cách phương pháp phân tích phù hợp. Nội dung phân tích này sẽ cho thấy rõ bản
chất biến động của các chỉ tiêu hiệu quả là do những nhân tố hay chỉ tiêu nào tác động.
1.4.3. Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung là một phạm trù kinh tế tổng hợp,
được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy hiệu quả
kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng quát mà còn
được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt.
1.4.3.1. Các chỉ tiêu phân tích phản ánh hiệu quả cá biệt
Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người
ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ
sở so sánh từng loại phương tiện, từng loại nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu
biểu hiện hiệu quả các biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng
với nhiều tên gọi như: Hiệu suất, năng suất, tỷ suất…
a. Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp (Số vòng quay của tài sản)
Doanh thu thuần
HTS =
(Vòng/kỳ)
Tổng tài sản bình quân
- 19 -
Từ chỉ tiêu này có thể tính tương tự cho các loại TSNH, TSDH.
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp, hiệu quả chung của doanh nghiệp trong việc
quản lý và sản xuất. Nói lên rằng trong kỳ phân tích tài sản của doanh nghiệp được quay
bao nhiêu lần. Hoặc cứ một đồng tổng tài sản bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ, tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch
vụ. Giá trị chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tăng.
Doanh thu thuần bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ
hoạt động tài chính, thu nhập khác…
Nếu xem xét hiệu quả sử dụng tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thì nên
sử dụng chỉ tiêu sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc GVHB
HTS =
Tổng tài sản bình quân dùng vào hoạt động SXKD
Tổng TS đầu kỳ + Tổng TS cuối kỳ
Tổng TS b/q =
2
b. Hiệu suất sử dụng TSDH
Đối với doanh ghiệp sản xuất, giá trị sản xuất được hình thành chủ yếu từ năng lực
TSDH nên để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, người ta sử dụng chỉ
tiêu hiệu suất sử dụng TSDH.
Doanh thu thuần
HTSDH =
(Vòng/kỳ)
Giá trị TSDH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng TSDH bình quân khi đầu tư vào sản xuất thì có
thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu suất
đầu tư càng lớn, điều này phản ánh chất lượng quản lý và sử dụng TSDH tại doanh
nghiệp càng tiến bộ và ngược lại.
Giá trị TSDH bình quân
TSDH đầu kỳ + TSDH cuối kỳ
Giá trị TSDH bình quân =
2
Tỷ suất lợi nhuận TSDH
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận TSDH =
100
Giá trị TSDH bình quân
- 20 -
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSDH trong kỳ có thể tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị còn lại TSCĐ đem lại mấy đồng
doanh thu thuần. Sức sản xuất của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tăng
và ngược lại. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, một mặt phải nâng cao quy mô về kết
quả đầu ra, mặt khác phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu của TSCĐ.
c. Phân tích hiệu suất sử dụng TSNH
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, TSNH không
ngừng vận động. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ luân chuyển nhanh so với TSCĐ.
TSNH sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu
thông phân phối.
Việc quay nhanh TSNH có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả
năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSNH được
xem xét qua chỉ tiêu Số vòng quay TSNH (HTSNH), Số ngày 1 vòng quay TSNH (NTSNH).
Số vòng quay TSNH (HTSNH)
Doanh thu thuần
HTSNH =
(Vòng/kỳ)
Giá trị TSNH bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy vòng quay của TSNH trong kỳ phân tích hay một
đồng TSNH bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì
tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh góp phần tiết kiệm tương đối được cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh, hạn chế được sự ứ đọng hoặc chiếm dụng vốn và ngược lại. Đó là
kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền
đề cho tình hình tài chính được lành mạnh.
Số ngày một vòng quay TSNH (NTSNH)
NTSNH =
360
H TSNH
(Ngày/vòng)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để TSNH quay được một vòng. Hệ
số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của TSNH càng lớn, chứng tỏ hiệu suất sử dụng
TSNH càng cao.
- 21 -
Trong đó: nếu ký hiệu V1, V2,…, Vn lần lượt là TSNH được lấy ở nhiều thời điểm
khác nhau của kỳ kinh doanh (phải lấy nhiều thời điểm mới đảm bảo tính chính xác vì
TSNH luân chuyển nhiều lần trong một kỳ), ta có:
1/2V1 + V2 + V3 + … + Vn-2 + Vn-1 + 1/2Vn
Giá trị TSNH bình quân =
n-1
Nếu chỉ tiêu HTSNH tăng thì tương ứng chỉ tiêu NTSNH sẽ giảm, có nghĩa tốc độ luân
chuyển TSNH tăng
sử dụng TSNH hiệu quả (tiết kiệm).
Thông qua hai chỉ tiêu ta có thể xác định số vốn tiết kiệm được lãng phí do thay đổi
tốc độ luân chuyển của TSNH bằng chỉ tiêu:
DTT1
Giá trị TSNH tiết kiệm =
hoặc lãng phí
(NTSNH1 − NTSNH 0 )
360
Bên cạnh đó, có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá sự thay
đổi của doanh thu và công tác quản lý, sử dụng TSNH đến tốc độ luân chuyển TSNH.
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, HTK là một trong những tài sản rất quan
trọng, giá trị của nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị TSNH. Mặt khác, HTK có
mặt hầu hết trong các công đoạn mua, dự trữ và bán, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Tốc độ quay vòng của HTK có ảnh hưởng rất lớn
đến tốc độ quay vòng của TSNH nói chung. Vì thế, để thấy rõ hơn hiệu suất sử dụng
TSNH phải phân tích số vòng quay của HTK thông qua các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay HTK (HHTK)
Doanh thu thuần hoặc Giá vốn hàng bán
HHTK =
(Vòng/kỳ)
Giá trị HTK bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển HTK của doanh nghiệp. Trị
giá của chỉ tiêu này cao thì công việc kinh doanh được đánh giá tốt, khả năng hoán
chuyển HTK thành tiền cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cải thiện. Hay
nói cách khác doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng
hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt giảm bớt nguy cơ
hàng hóa tồn kho thành hàng ứ đọng.
Tuy nhiên, số vòng quay hàng tồn kho quá cao có thể dẫn đến nguy cơ doanh
nghiệp không đủ hàng hóa cung cấp cho việc bán hàng, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất
khách hàng gây ảnh hưởng tới tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp trong lâu dài. Khi
- 22 -
phân tích chỉ tiêu này cần quan tâm đến đặc điểm mặt hàng kinh doanh và ngành nghề
khác biệt thì cần phải tính toán số vòng quay cho từng nhóm hàng.
- Số ngày một vòng quay HTK (NHTK)
NTSNH =
360
H HTK
(Ngày/vòng)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số bình quân hàng hóa được dự trữ trong kho. Giá
trị của chỉ tiêu này càng nhỏ thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt. Dự trữ ngoài việc
duy trì khả năng hoạt động thông suốt của dây chuyền sản xuất và các hoạt động phân
phối khác của doanh nghiệp thì bên cạnh đó, hoạt động dự trữ này còn gắn liền với các
chi phí như chi phí tồn trữ, chi phí hoạt động, chi phí đặt hàng, chi phí cơ hội… Để quản
lý và sử dụng có hiệu quả TSNH cần hạn chế tối đa các chi phí đầu tư cho HTK.
- Hiệu quả sử dụng HTK (THTK): Hiệu quả sử dụng HTK được xác định theo công
thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
THTK =
Giá trị HTK bình quân
Phân tích số vòng quay nợ phải thu (HPTh)
Nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp trong luân chuyển, là phần vốn
của doanh nghiệp tất yếu tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Quy mô nợ phải thu của
doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, chính sách
bán hàng và thu nợ, chu kỳ thu nợ và tình hình tài chính của các con nợ. Tốc độ luân
chuyển nợ phải thu vừa thể hiện khả năng luân chuyển vốn, khả năng thu hồi nợ và dòng
tiền dùng thanh toán.
Để phân tích tình hình quản lý và sử dụng các khoản nợ phải thu người ta sử dụng
các chỉ tiêu phân tích sau:
- Số vòng quay của các khoản phải thu (HPTh)
Doanh thu thuần (hoặc DT bán chịu
hoặc DT bán chịu + thuế GTGT đầu ra)
HPTh =
(Vòng/kỳ)
Giá trị khoản phải thu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Trị
giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh.
Điều này được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứng
nhu cầu thanh toán nợ. Hệ số nợ này quá cao sẽ không tốt, ảnh hưởng đến doanh thu bán
hàng của doanh nghiệp do có thể doanh nghiệp thắt chặt tín dụng bán hàng. Vì vậy, khi
- 23 -
đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách
tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.
- Số ngày một vòng quay khoản phải thu (Thời gian thu tiền bán hàng)
NTSNH =
360
H KPT
(Ngày/vòng)
Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân của một chu kỳ nợ từ khi bán hàng đến khi
thu tiền. Chỉ số này càng nhỏ thì càng tốt vì doanh nghiệp có thể đẩy nhanh được tốc độ
luân chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí và có thể đảm bảo được những khoản nợ đến
hạn.
Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp không ứ đọng vốn trong khâu thanh
toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi. Ngược lại, nếu chỉ tiêu càng cao, doanh
nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách tín dụng của doanh nghiệp để tìm ra
nguyên nhân tồn đọng nợ. Chính sách tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến
các khoản phải thu. Với chính sách tín dụng của doanh nghiệp thông thoáng thì doanh
nghiệp sẽ đẩy mạnh được doanh số, đồng thời các khoản phải thu tăng lên, còn nếu doanh
nghiệp thắt chặt chính sách tín dụng thương mại thì lúc này các khoản phải thu giảm
xuống. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh thu và có khả năng doanh nghiệp sẽ bị
thu hẹp thị phần.
d. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm hiệu suất sử dụng lao động và tỷ suất lợi nhuận của lao
động.
Hiệu suất sử dụng lao động (H LĐ): Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất của lao động,
được tính bằng công thức:
Doanh thu thuần
HLĐ =
∑ Số lao động bình quân trong kỳ
- 24 -
Hiệu suất sử dụng lao động phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu. Thực chất đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động. Chỉ tiêu này càng lớn
càng chứng tỏ doanh nghiệp càng có hiệu suất sử dụng lao động càng cao.
Tỷ suất sinh lời của lao động (TLĐ): được xác định bằng công thức sau:
∑ Lợi nhuận sau thuế
TLĐ =
∑ Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động làm trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
1.4.3.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tích hiệu
quả tổng hợp của các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để
nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
a. Phân tích khả năng sinh lời từ doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này phản ánh trong 100đ doanh thu thuần doanh nghiệp thu được thì có bao nhiêu
đồng LNTT hoặc LNST. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả của doanh
nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao.
LNTT (LNST)
ROS =
100
Doanh thu thuần
Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá công tác tiêu thụ, công tác quản lý và sử dụng chi
phí của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh được sản xuất trên cơ sở
mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh thuần. Tỷ
suất này phản ánh mức sinh lời của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm.
Tỷ suất lợi nhuận thuần
từ HĐSXKD
=
Tỷ suất
lãi gộp
- Phân tích tỷ lệ lãi gộp:
Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp =
100
Doanh thu
-
Tỷ suất chi phí
hoạt động trên
doanh thu
- 25 -
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100đ doanh thu thu được trong kỳ thì có bao nhiêu đồng
lãi gộp. Tỷ suất lãi gộp càng tăng thì càng tốt, thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu: có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận của doanh nghiệp, nó đánh giá chi phí cần thiết bỏ ra để đem lại lợi nhuận cần đạt
được.
CP bán hàng + CP QLDN
Tỷ lệ chi phí hoạt động =
trên doanh thu
100
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100đ doanh thu tạo ra trong kỳ thì có bao nhiêu đồng chi
phí bỏ ra. Chỉ tiêu trên càng nhỏ phản ánh việc sử dụng chi phí hợp lý vào hoạt động
SXKD.
b. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản
Khi phân tích khả năng sinh lời từ tài sản các chỉ tiêu nghiên cứu có thể riêng lẻ cho
từng hoạt động và cũng có thể tính chung cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời từ tài sản (ROA)
Tỷ suất này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài sản.
LNTT (LNST)
ROA =
100
Tổng TS bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100đ TS bình quân dùng vào hoạt động của doanh nghiệp
sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng LNTT hoặc LNST. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả
năng sinh lời tài sản càng lớn.
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA
còn được chi tiết qua phương trình Dupont sau:
Doanh thu thuần
LNTT (LNST)
ROA =
= H TS ROS
Tổng TS bình quân
Doanh thu thuần
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA, ta áp dụng phương pháp loại
trừ để phân tích. Cách phân tích này còn chỉ ra phương hướng nâng cao sức sinh lời tài
sản của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của chỉ tiêu HTS đến sự biến động của ROA: Thể hiện hiệu quả của quá
trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt việc quản lý,
tiết kiệm vốn thì số vòng quay của tài sản sẽ tăng lên.
- 26 -
∆ROAHTS = (HTS1 − HTS0 ) × ROS0
- Ảnh hưởng của chỉ tiêu ROS đến sự biến động của ROA: Thể hiện hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ các chi phí. Liên quan đến vấn đề tiêu thụ, vấn đề
bán hàng tại doanh nghiệp.
∆ROAROS = HTS1 × ( ROS1 − ROS0 )
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:
∆ROA = ∆ROAHTS + ∆ROAROS
Trên cơ sở các số liệu đã tính toán ta có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng
chủ yếu dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các phương
hướng, biện pháp nhằm tăng hiệu quả của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (RE)
Kết quả về lợi nhuận trước thuế của chỉ tiêu ROA còn chịu tác động bởi cấu trúc
nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, để xác định hiệu quả kinh doanh trong điều kiện
giả định doanh nghiệp không đi vay (loại trừ ảnh huởng của cấu trúc nguồn vốn) có thể
sử dụng chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của TS.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
LNTT + CP lãi vay
RE =
EBIT
100 =
Tổng TS bình quân
100
Tổng TS bình quân
Chỉ tiêu này không quan tâm đến cấu trúc của nguồn vốn, nó đánh giá khả năng
sinh lợi của vốn đầu tư so với chi phí cơ hội vốn khác. Với tỷ suất này doanh nghiệp sẽ
quyết định nên huy động vốn từ nguồn vốn vay hay nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ suất
sinh lời kinh tế lớn hơn lãi vay ngân hàng thì doanh nghiệp nên đi vay và tạo ra phần tích
lũy cho vốn chủ sở hữu và ngược lại, nếu tỷ suất sinh lời kinh tế nhỏ hơn lãi vay ngân
hàng thì doanh nghiệp không nên đi vay mà sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
c. Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của chỉ tiêu
này.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
100
Vốn chủ sở hữu bình quân
- 27 -
Chỉ tiêu này phản ánh 100đ vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh sẽ mang lại cho
doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả tài
chính càng cao, doanh nghiệp có cơ hội tìm được nguồn vốn mới (huy động qua thị
trường tài chính) hay nói cách khác tỷ suất này càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực nó
đo lường lợi nhuận đạt được trên vốn góp của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, chỉ tiêu này
càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn đầu tư, thu
hút vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp càng khó.
Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến khả năng
thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra.
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lời vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu
ROE còn được chi tiết qua phương trình Dupont sau:
LNST (LNTT)
DT thuần
TS
ROE =
DT thuần
= HTS
{ (1 -t) }
Vốn CSH
TS
1
ROS
{ (1 - t) }
Tỷ suất tự tài trợ
Như vậy:
1
ROE = ROA
{ (1 - t) }
Tỷ suất tự tài trợ
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE, ta áp dụng phương pháp loại
trừ để phân tích. Cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất tự tài trợ đến sự biến động của chỉ tiêu ROE:
Doanh nghiệp càng tự chủ về tài chính (Tỷ suất tự tài trợ càng cao hoặc tỷ suất nợ càng
thấp) thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng thấp.
∆ROEHTTT = ROA0 × (
1
1
−
){ × ( 1− t ) }
H TTT1 H TTT0
- Ảnh hưởng của nhân tố ROA đến sự biến động của chỉ tiêu ROE: Hiệu quả sử
dụng tài sản càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao.
∆ROEROA = ( ROA1 − ROA0 ) ×
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
1
H TTT1
∆ROE = ∆ROEHTTT + ∆ROE ROA
{ ×( 1− t )}
- 28 -
d. Hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu suất sử dụng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng chi phí =
Tổng chi phí từng loại
Doanh lợi trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện quá trình luân chuyển
hàng hóa thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi trên chi phí =
Tổng chi phí từng loại
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ
NỘI THẤT PISICO
2.1. Giới thiệu về Công ty CP chế biến gỗ nội
thất PISICO
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của
Công ty CP chế biến gỗ nội thất PISICO
2.1.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Chế Biến Gỗ
Nội Thất PISICO.
Tên giao dịch quốc tế: PISICO INDOOR FURNITURE PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt: PISICO
Địa chỉ: Lô C6 – C7 Khu công nghiệp Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định.
Mã số thuế: 4100669786
Điện thoại: (056).3641264 – 3641265 – 3641266 – 3641267
Fax: (84.8) 056-641263
Email: furniture_pisico@dng.vnn.vn
Website: Furniture_pisico@dng.vnn.vn
Tài khoản ngân hàng tại: VIETCOMBANK Quy Nhơn.
Số tài khoản ngoại tệ: 0051370341911.
Số tài khoản VND: 0051000341899.
- 29 Ngành nghề kinh doanh: Khai thác và chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ da dụng, trang
trí nội thất.
2.1.1.2. Thời điểm thành lập Công ty và các mốc quan trọng
Tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định PISICO là doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Bình Định, có tiền thân là Công ty hợp tác khai
thác chế biến lâm sản xuất khẩu Nghĩa Bình (tỉnh Bình Định và Phú Yên hiện nay) –
Ratanakiri (Campuchia) (1985). Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
110882 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp ngày 24/06/1996. Tổng công ty hoạt
động chủ yếu các lĩnh vực về sản xuất – kinh doanh xuất khẩu các loại mặt hàng nông –
lâm - thủy sản và nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
trong nước.
Trong quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty PISICO đã không ngừng
phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, chấp hành đầy đủ các chế độ chính
sách của Đảng và Nhà nước, từng bước mở rộng quy mô sản xuất và tập trung vào các
ngành nghề truyền thống, đặc biệt là lĩnh vực chế biến gỗ, những năm 2001 – 2002 Tổng
công ty đầu tư vào chế biến gỗ tăng quy mô lên 50%.
Trước tình hình phát tiển ngày càng rộng lớn của Tổng công ty thì vào ngày
24/12/2002 dự án đầu tư xây dựng “Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO” được
thông qua và đã được xây dựng tại KCN Phú Tài.
Ngay từ khi mới ra đời xác định được sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp
cùng ngành Công ty đã chú tâm đến việc đầu tư và mở rộng sản xuất có trọng điểm để
nâng cao hiệu quả kinh doanh từ sản xuất gỗ ngoài trời chuyển sang mặt hàng gỗ nội thất.
Việc chuyển hướng đầu tư đã tạo điều kiện cho đơn vị đảm bảo được sản xuất kinh
doanh liên tục và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO
Theo quy định hiện hành, Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO là một trong
những doanh nghiệp được xếp vào loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn, với:
Vốn điều lệ: 15 tỷ đồng bao gồm 108 cổ đông sở hữu 1.500.000 cổ phần, chiếm 100%
vốn điều lệ, trong đó:
- Cổ đông pháp nhân: 02 cổ đông sở hữu 626.000 CP, chiếm 41,74%.
- Cổ đông các nhân: 47 cổ đông sở hữu 595.500 CP, chiếm 39,70%.
- Đại diện nhóm cổ đông: 59 cổ đông sở hữu 278.500 CP, chiếm 18,56%.
- Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2014 là 264 tỷ đồng.
- 30 -
2.1.1.4. Kết quả kinh doanh và đóng góp vào ngân sách của Công ty qua các năm
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế nói
chung và ngành sản xuất nói riêng, Công ty cổ phần chế biến gỗ nội thất PISICO đã đạt
được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Điều đó được
thể hiện qua các chỉ tiêu đạt được như sau: (Xem bảng 2.1 trang 29)
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh đạt được trong 3 năm
từ 2012 đến 2014
(Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
2. Tổng chi phí
3. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
4. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
5. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
6. Lợi nhuận sau thuế
TNDN
Năm 2012
230.502.056.353
Năm 2013
239.599.687.433
Năm 2014
246.808.784.065
(181.212.277.537) (192.522.811.598) (195.100.389.362)
49.289.778.816
47.076.875.835
51.708.394.703
(6.962.451.483)
(9.648.882.940)
(14.191.657.228)
434.121.927
874.870.319
(1.152.970.341)
42.761.449.260
38.302.863.214
36.363.767.134
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Từ bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế tăng đều từ năm 2012 đến năm 2014, đồng thời các khoản nộp ngân sách nhà nước
qua các năm cũng tăng cao. Tuy nhiên tổng chi phí trong năm 2013 tăng cao rất nhiều so
so với năm 2012 nên làm cho lợi nhuận sau thuế TNDN trong giai đoạn 2012 – 2013
giảm 4.458.586.046 đồng tương ứng tốc độ giảm 10,43% và trong giai đoạn 2013 – 2014
mặc dù tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng nhưng việc tăng nộp ngân sách nhà nước
năm 2014 cao hơn so với các năm trước nên lợi nhuận sau thuế TNDN đã tiếp tục giảm
1.939.096.080 đồng nghĩa là giảm 5,06%. Điều này đã cho thấy sự nỗ lực hết mình vì sự
phát triển của Công ty từ Ban lãnh đạo đến các cán bộ, công nhân viên chức của Công ty,
cho thấy Công ty hoạt động ngày càng ổn định và có xu hướng phát triển cao.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1. Chức năng của Công ty
Chức năng của Công ty là sản xuất kinh doanh mặt hàng gỗ tinh chế xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, thu nhập và đảm bảo đời sống cho người lao động.
- 31 Khai thác và tận dụng thế mạnh của địa phương, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào ở địa
phương để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đàm phán ký kết hợp đồng với nước
ngoài các hợp đồng kinh tế về xuất khẩu - nhập khẩu tổng hợp.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Luôn bảo toàn và phát triển nguồn vốn đảm bảo tự trang trải về tài chính, tuân thủ các
quy định của Nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ của Công ty.
Chấp hành bảo vệ môi sinh, môi trường và an toàn lao động.
Thực hiện chính sách về thuế và nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ đúng thời
gian, tuân thủ các chính sách, chế độ luật doanh nghiệp do Nhà nước ban hành, chấp
hành nghiêm túc việc báo cáo sổ sách, chứng từ kế toán hàng tháng, hàng quý.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP chế biến gỗ nội thất
PISICO
2.1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty
đang kinh doanh
Loại hình kinh doanh
- Liên doanh kết hợp với các tổ chức nước ngoài nhằm ổn định nguồn cung cấp các
mặt hàng sản xuất và đảm bảo chất lượng mặt hàng sản xuất ra.
- Không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được mức lương tối đa
cho công nhân viên, cải tiến chất lượng mẫu mã và hợp lý các chi phí để hạ thấp giá
thành sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sản phẩm hàng hóa chủ yếu
- Sản xuất kinh doanh mặt hàng gỗ tinh chế xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các mặt hàng bàn, ghế gỗ xuất khẩu như các loại
bàn: Oval table, Lounge table, Riviera,… và các loại ghế như: Foldingchair, Deckchair,
Poschair,…
- Các loại bàn ghế ngoài trời (out door): Bàn bát giác, ghế xếp không tay, có tay,
các loại bàn, ghế làm bằng khung sắt và nhôm, các loại giường tắm nắng,…
- Các sản phẩm hàng nội thất (in door): Các loại tủ, bộ bàn, ghế sofa, tấm lót sàn,
khung cửa…
- Đa số các sản phẩm đều có chứng nhận SFC, và được sản xuất theo quy trình
chứng chỉ ISO 9001 – 2000.
2.1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty
Thị trường đầu vào
- 32 -
Trong cơ cấu nguyên vật liệu của Công ty thì vật liệu phụ được lấy từ nội địa, đây
là những sản phẩm phổ thông được đem bán khá rộng rãi đặc biệt là Quy Nhơn, nguồn
nguyên liệu chính của Công ty chủ yếu là gỗ được nhập từ nước ngoài như: Costa Rica
(gỗ Teak), Salomon (gỗ Khuynh Diệp), Việt Nam (gỗ Keo), Lào (gỗ Chò), Singapore,
Thái Lan… Đặc biệt là Indonexia, Myanmar, đây là hai nguồn cung ứng nguyên vật liệu
nhiều nhất cho Công ty (chiếm đến hơn 80% tổng nguyên liệu nhập ngoại). Phần số ít
NVL còn lại thì được khai thác từ nội địa tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên như KonTum,
Gia Lai, Lâm Đồng… nhưng số lượng này rất thấp.
Thị trường đầu ra
Thị rường đầu ra của Công ty chủ yếu là thị trường Châu Âu như Anh, Pháp, Hà
Lan, Đức… trong đó Anh là thị trường tiêu thụ nhiều nhất. Nhìn chung thị trường tiêu
thụ Châu Âu là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính và
khắt khe về yêu cầu chất lượng cũng như về giá cả và mẫu mã hàng hóa. Chính điều này
đã đặt ra cho Công ty nhiều cơ hội cũng như những yêu cầu thách thức.
2.1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty
Bảng 2.2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2014
(Đơn vị tính: Đồng)
Đầu năm
Chỉ tiêu
1.Nợ phải
trả
2.Vốn
chủ sở
hữu
Tổng
nguồn
vốn
Cuối năm
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
37,49
88.999.891.397
33,74
-7.386.280.312
-3,75
160.709.500.594
62,51 174.766.634.014
66,26
14.057.133.420
3,75
257.095.672.303
100 263.766.525.411
100
6.670.853.108
Số tiền
96.386.171.709
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Căn cứ vào số liệu ở bảng trên, ta thấy:
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty vào cuối năm 2014 so với đầu năm 2014 đã
tăng 6.670.853.108 đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,59%. Trong đó, Nợ phải trả cuối
năm 2014 giảm 3,75% nghĩa là giảm 7.386.280.312 đồng và Vốn chủ sở hữu cuối năm
2014 so với đầu năm 2014 tăng 14.057.133.420 đồng tương ứng tăng 3,75%. Do nợ phải
trả giảm, cơ cấu nợ phải trả so với tổng nguồn vốn giảm (từ 37,49% xuống 33,74%) do
- 33 -
đó khả năng thanh toán cuối năm 2014 tăng lên so với đầu năm 2014. Cơ cấu vốn chủ sở
hữu so với tổng nguồn vốn cao nên ít rủi ro tài chính. Tuy nhiên, Công ty nên tăng cường
sử dụng nguồn vốn huy động từ bên ngoài hay nói cách khác cần phát huy công cụ đòn
bẩy tài chính nhằm đem lại hiệu quả sử dụng vốn cho mình.
2.1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty
a. Đặc điểm lao động
Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên
sản xuất, chế biến và kinh doanh các loại lâm sản xuất khẩu. Do yêu cầu sản phẩm có tiêu
chuẩn chất lượng cao, đúng kỹ thuật, bao bì đóng gói đúng quy cách, đồng thời quy trình
công nghệ chế biến lâm sản hiện nay của Công ty phải trải qua nhiều công đoạn và các
bước công việc khác nhau được thực hiện chủ yếu bằng lao động thủ công nên đòi hỏi
trình độ tay nghề của công nhân cao mới đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành, năng
suất lao động của Công ty. Vì là đơn vị trực thuộc nên kế hoạch sản xuất của Công ty
được Tổng công ty giao theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trên cơ sở đó Công ty tuyển
dụng lao động phải biết ít nhiều về công việc, sau khi tuyển dụng Công ty tiến hành đào
tạo thêm.
Bảng 2.3: Tình hình lao động tại Công ty từ năm 2013 – 2014
STT
01
02
Chỉ tiêu
Tổng số
lao động
xí nghiệp
Lao động
trực tiếp
Đơn vị
tính
2013
% tổng số
Số lượng
lượng
2014
% tổng số
Số lượng
lượng
Người
1033
100
1041
100
Người
950
91,97
960
92,22
Trình độ chuyên môn
03
04
Đại học
Cao
đẳng,
trung cấp
Khác
Bậc thợ
Người
37
3,6
42
4,07
Người
112
10,76
120
11,62
Người
25
2,4
36
3,48
Thợ bậc 2
Người
68
6,5
63
6,09
Thợ bậc 3
Người
110
10,57
115
11,13
Thợ bậc 4
Người
83
7,97
90
8,7
Thợ bậc 5
Thợ bậc 6
trở lên
Người
97
9,32
104
10,08
Người
32
3,074
36
3,48
- 34 -
05
Chính trị
Đảng
viên
Đoàn
viên công
đoàn
Người
36
3,46
39
3,78
Người
609
58,50
920
89,06
(Nguồn: Báo cáo tình hình tổ chức lao động của Công ty năm 2013 - 2014)
b. Đặc điểm tài sản cố định
TSCĐ là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất
của Công ty, nó góp phần thúc đẩy năng suất lao động tăng, do đó TSCĐ có ảnh hưởng
đến hiệu năng sản xuất. Tính đến thời điểm 31/12/2014, TSCĐ của Công ty bao gồm:
Bảng 2.4: Đặc điểm về TSCĐ của Công ty năm 2014
Chỉ tiêu
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị văn phòng
Tổng TSCĐ
Giá trị hao mòn lũy kế
Giá trị còn lại
Năm 2014
33.074.144.316
30.099.062.339
5.136.608.178
1.217.134.967
69.526.949.800
(39.311.535.617)
30.215.414.183
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty CP
chế biến gỗ nội thất PISICO
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty
Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là một quá trình liên tục từ
khâu chuẩn bị nguyên vật liệu chế biến các loại sản phẩm đảm bảo quan hệ chặt chẽ với
nhau, không có tình trạng NVL hay bán thành phẩm của các khâu đi ngược chiều nhau
hoặc chồng chéo lên nhau.
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần chế biến gỗ
nội thất PISICO được thể hiện qua sơ đồ sau: (Xem sơ đồ 2.1 trang 33 )
Gỗ tròn
nhập kho
Nhập kho thành
phẩm
Xẻ gỗ tròn
Mộc ghép
làm đẹp
Sấy và tẩm
thuốc
Cắt
phôi
Tinh
chế
- 35 -
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất
Công đoạn xẻ gỗ tròn: Từ nguyên vật liệu chính là gỗ tròn các loại đưa vào máy cưa
vòng xẻ theo kích cỡ, theo yêu cầu sản xuất sản phẩm.
Công đoạn sấy khô và tẩm thuốc: Khi gỗ xẻ còn tươi, ẩm nên đưa vào lò sấy (nhiệt độ
từ 40 - 80). Độ ẩm quy định từ 20 – 21%. Tùy theo từng loại gỗ, kích thước của từng loại
mà thời gian sấy từ 15 – 45 ngày mới đảm bảo yêu cầu.
Công đoạn cắt phôi: Khi gỗ có độ ẩm nhất định thì đưa vào cắt phôi tạo thành phôi chi
tiết, tùy theo kích cỡ quy cách của từng loại sản phẩm, khi phôi chi tiết cắt xong được
xếp vào palet chuyển vào kho để bảo quản.
Công đoạn tinh chế phôi: Phôi chi tiết được đưa vào lộng tạo cho phôi có những đường
cong lượn hay gợn sóng tùy theo yêu cầu bảng và chi tiết sản phẩm, rồi đưa vào máy bào
hai mặt hoặc bốn mặt, máy tubi, máy cắt phay mộng, máy đục lỗ, soi rãnh… để tạo ra các
chi tiết sản phẩm sau đó chuyển qua tổ mộc ghép để hoàn chỉnh sản phẩm.
Tổ ghép hoàn thiện: Các công đoạn trên được thực hiện bằng máy thì công đoạn này sử
dụng lao động thủ công, công nhân sẽ dùng tay để sửa chữa những chỗ máy không làm
được, tiến hành lắp ghép các chi tiết SP hoàn chỉnh. Nếu sản phẩm làm ra bị dính bẩn thì
tổ làm đẹp sẽ sửa chữa lại như tram lỗ mộng, đánh nhám, đánh bóng lại SP.
Nhập kho thành phẩm: Chi tiết mộc ghép hoàn thành SP, nhập kho phải qua khâu kiểm
tra của Công ty.
Cơ cấu tổ chức sản xuất (xem sơ đồ 2.2 trang 34)
Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất chính
PX I
Bộ phận sản xuất phụ
PX II
PX III
Tổ
tinh
chế
Tổ
tinh
chế
- 36 -
Tổ
sấy
Tổ
bốc
xếp
Tổ
xẻ
Tổ
phôi
2
Tổ
tinh
chế
2
Tổ
lắp
ráp
2
Tổ
hoàn
thiệ
n2
Tổ
phôi
3
Tổ
tinh
chế
3
Tổ
lắp
ráp
3
Tổ
hoàn
thiệ
n3
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp là hệ thống các phân xưởng sản xuất chính, sản
xuất phụ, các bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất và có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong quy trình sản xuất.
2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty CP chế biến gỗ nội thất PISICO
Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty
Cơ cấu bộ máy của Công ty có quan hệ chặt chẽ với đặc điểm của hoạt động sản
xuất kinh doanh của riêng mình. Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, đó là mô
hình trực tuyến – chức năng, được thể hiện thông qua sơ đồ sau: (xem sơ đồ 2.3 trang 35)
Giám đốc
PGĐ Kinh doanh
P.Kế hoạch
PGĐ Kỹ thuật
P.Kế toán
P.TC-HC
BP.Sản xuất
- 37 -
Tổ xẻ phôi
Tổ mộc máy
Tổ lắp ráp
Tổ hoàn
thiện
Tổ kỹ thuật
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ phối hợp
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong Công ty
Để cho việc sản xuất đúng kế hoạch, đúng tiến độ và đạt năng suất cao, Công ty đã
phân chia chức năng cũng như nhiệm vụ cho các bộ phận quản lý như sau:
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật.
- Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc, đóng góp ý kiến cho
những quyết định quan trọng trong điều hành công ty. Có thể thay mặt giám đốc điều
hành hoạt động của công ty, giải quyết một số vấn đề khi giám đốc vắng mặt.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Có chức năng xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự
của công ty sao cho hợp lý.
- Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm lập các chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh,tổng hợp các chứng từ.
- Phòng Kế hoạch: Theo dõi tình hình nguyên vật liệu trên thị trường các khả năng
phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Phân xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm gồm: tổ xẻ phôi,
tổ mộc máy, tổ lắp ráp, tổ hoàn thiện, tổ kỹ thuật.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO
2.1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty
Kế toán trưởng
- 38 -
Kế toán vật
tư
Kế toán
thanh toán
và theo dõi
công nợ
Kế toán chi
tiết
Thủ quỹ
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Sơ đồ 2.4: Sơ dồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán
Kế toán trưởng: Là người có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán
trong công ty. Kế toán trưởng vừa là người tham mưu cho Giám đốc, vừa là người kiến
tạo, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
Kế toán vật tư: Là người theo dõi tình hình nhập xuất NVL, tổng hợp các chứng từ, tổng
hợp tính toán về tình hình sử dụng NVL trong sản xuất.
Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ: Là người có trách nhiệm theo dõi tính lương,
phân bổ lương; theo dõi thu chi… đồng thời theo dõi công nợ và các khoản phải thu, phải
trả.
Kế toán chi tiết: Là người theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn công cụ dụng cụ…các
loại.
Thủ quỹ: Là người phụ trách việc thu, chi tiền mặt theo chứng từ thu chi hợp lý, theo dõi
và phản ánh chính xác việc cấp phát và nhận tiền mặt từ quỹ.
2.1.5.3. Hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng
Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO sản xuất kinh doanh với số lượng lớn
nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất nhiều và thường xuyên. Vì vậy, Công ty đã áp
dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Quy trình hạch toán trên sổ của Công ty từ
chứng từ gốc ra báo cáo tài chính, theo trình tự thông qua sơ đồ sau: (xem sơ đồ 2.5 trang
37)
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Sổ (Thẻ) kế
toán chi tiết
- 39 -
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối tài
khoản
Các báo cáo Tài chính
cuối kỳ
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”
Ghi chú:
: Ghi chép hàng ngày
: Ghi chép định kỳ
: Ghi chép cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng
loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ. Căn cứ vào CTGS để ghi vào Sổ Cái. Các
chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế
toán chi tiết có liên quan.
• Cuối tháng khóa sổ tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng
tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ lập Bảng cân đối số phát sinh.
• Sau khi khớp đúng, số liệu trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng lập BCTC.
•
2.1.5.4. Một số chính sách kế toán khác áp dụng tại Công ty
- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban
hành ngày 30/06/2006 của Bộ Tài Chính.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Kỳ kế toán: Tháng và Quý.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên.
- 40 -
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho theo Bình quân sau mỗi lần nhập.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng.
- Tính bảo hiểm theo hệ số lương và lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Chế
biến gỗ nội thất PISICO
2.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế
biến gỗ nội thất PISICO
Để đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty, bên cạnh những dữ liệu thông tin thu thập
được, chúng ta còn sử dụng chủ yếu tập trung vào hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
- 41 -
2.2.1.1. Đánh giá khái quát hiệu quả HĐKD của Công ty qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định.
Bảng 2.5: Bảng đánh giá khái quát hiệu quả HĐKD của Công ty từ năm 2012 -2014 qua bảng cân đối kế toán
(Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN
NGẮN HẠN
I. Tiền và các
khoản tương đương
tiền
II. Các khoản đầu
tư ngắn hạn
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
1. Phải thu khách
hàng
2. Trả trước cho
người bán
3. Các khoản phải
thu khác
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn
hạn khác
1. Chi phí trả trước
Chênh lệch 2013/2012
Tương
Tuyệt đối
đối
Chênh lệch 2014/2013
Tương
Tuyệt đối
đối
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
109.537.201.314,5
145.446.466.016,
5
179.493.845.746
35.909.264.702
43.000.360.003
37.293.444.913,5
19.237.667.523
-5.706.915.089,5
0
23.950.000.000
69.450.000.000
23.950.000.000
100
45.500.000.000
189,98
16.862.138.772,5
20.370.311.271,5
24.257.111.219
3.508.172.499
20,81
3.886.799.947,5
19,08
13.986.563.478,5
17.782.551.270,5
20.834.481.659
3.795.987.792
27,14
3.051.930.388,5
17,16
2.328.783.379
1.944.451.342
2.314.995.348
-384.332.037
-16,50
370.544.006
19,07
546.791.915
643.308.659
1.107.634.212
96.516.744
17,65
464.325.553
72,18
46.497.565.340,5
60.342.870.027
63.056.153.562,
5
13.845.304.686,5
29,78
2.713.283.535,5
4,49
3.177.137.198,5
3.489.839.804,5
3.492.913.441,5
312.702.606
9,84
3.073.637
0,09
745.540.153
612.427.278
502.484.985
-133.112.875
-17,85
-109.942.293
-17,95
32,78
34.047.379.729,5
23,41
-13,27 -18.055.777.390,5
-48,42
- 42 -
ngắn hạn
2. Thuế GTGT
được khấu trừ
3. Thuế và các
khoản khác phải
thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn
khác
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN
I. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định
hữu hình
2. Tài sản cố định
vô hình
3. Chi phí xây
dựng cơ bản dở
dang
II. Tài sản dài hạn
khác
TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả người
bán
3. Người mua trả
tiền trước
4. Thuế và các
1.381.315.449
1.623.112.966
1.866.346.548
241.797.517
17,50
243.233.582
14,99
27.796.209,5
27.796.209,5
0
0
0
-27.796.209,5
-100
1.022.485.387
1.226.503.351
1.124.081.908,5
204.017.964
19,95
-102.421.442,5
-8.35
89.947.337.304
86.225.267.707,5
80.937.253.111
-3.722.069.596,5
-4,14
-5.288.014.596,5
-6,13
66.730.572.855
60.148.430.331
-6.582.142.524
-9,86
-7.896.917.359,5
-13,13
39.241.870.327
35.987.074.893
-3.254.795.434
-8,29
-4.004.440.086,5
-11,13
8.832.086.877
10.789.540.569,5
12.601.241.413
1.957.453.692,5
22,16
1.811.700.843,5
16,79
18.656.615.651
13.371.814.868,5
7.667.636.752
-5.284.800.782,5
-28,33
-5.704.178.116,5
-42,66
23.216.764.449
26.076.837.376,5
2.860.072.927,5
12,32
2.608.902.763
10
199.484.538.618,5
231.671.733.724
32.187.195.105,5
16,14
28.759.365.133
12,41
51.000.807.085
44.179.713.069,5
72.639.974.076
67.427.007.820,5
21.639.166.991
23.247.294.751
42,43
52,62
20.053.057.477
22.192.943.732,5
27,60
32,91
17.030.676.437,5
32.683.826.965
15.653.150.527,5
91,91
12.785.182.465,5
39,12
5.410.925.921
8.096.248.896,5
9.841.695.834
2.685.322.975,5
49,63
1.745.446.937,5
21,56
2.316.084.348
2.665.049.061
3.153.823.461,5
348.964.713
15,07
488.774.400,5
18,34
1.891.617.914,5
3.882.029.923
7.660.761.987,5
1.990.412.008,5
105,22
3.778.732.064,5
97,34
52.251.512.971,
5
31.982.634.806,
5
28.685.740.139,
5
260.431.098.857
92.693.031.553
89.619.951.553
45.469.009.430,
5
- 43 -
khoản phải nộp nhà
nước
5. Phải trả người
lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải
trả, phải nộp ngắn
hạn khác
8. Quỹ khen
thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn
khác
2. Quỹ phát triển
khoa học và công
nghệ
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn cổ phần
2. Thặng dư vốn cổ
phần
3. Quỹ đầu tư phát
triển
4. Quỹ dự phòng
tài chính
5. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối
TỔNG NGUỒN
VỐN
3.324.066.708
3.676.175.207,5
4.137.379.500
352.108.499,5
10,59
461.204.292,5
12,55
8.602.290.565
11.222.904.167,5
15.370.161.206,
5
2.620.613.602,5
30,46
4.147.257.039
36,95
1.115.500.285,5
1.329.709.453,5
1.075.462.765
214.209.168
19,20
-254.246.688,5
-19,12
4.488.550.890
3.871.064.146,5
2.911.657.368
-617.486.743,5
-13,76
-959.406.778,5
-24,78
6.821.094.015,5
5.212.966.255,5
3.073.080.000
-1.608.127.760
-23,58
-2.139.886.255,5
-41,05
1.830.475.437,5
2.261.471.250
2.573.080.000
430.995.812,5
23,55
311.608.750
13,78
4.990.618.578
2.951.495.005,5
500.000.000
-2.039.123.572,5
-40,86
-2.451.495.005,5
-83,06
148.483.731.533,5
159.031.759.648
167.738.067.304
10.548.028.114,5
7,10
8.706.307.656
5,47
148.483.731.533,5
103.723.650.000
159.031.759.648
103.723.650.000
167.738.067.304
103.723.650.000
10.548.028.114,5
0
7,10
0
8.706.307.656
0
5,47
0
2.856.594.870
2.856.593.370
2.856.593.370
-1.500
0
0
0
6.703.925.474,5
8.730.533.286,5
9.688.104.867
2.026.607.812
30,23
957.571.580,5
10,97
59.9705.6254,5
8.023.664.066,5
8.981.235.647
2.026.607.812
33,79
957.571.580,5
11,93
29.202.506.434,5
35.697.318.925
42.488.483.420
6.494.812.490,5
22,24
6.791.164.495
19,02
199.484.538.618,5
231.671.733.724
260.431.098.857
32.187.195.105,5
16,14
28.759.365.133
12,41
- 44 -
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012 – 2014 – Phòng kế toán Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
- 45 Nhận xét:
Dựa vào số liệu của bảng phân tích trên ta có thể thấy tổng quy mô tài sản cũng như
tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng lên đáng kể trong giai đoạn năm 2012 –
2014. Cụ thể quy mô của tài sản năm 2013 so với năm 2012 tăng hơn 32 tỷ đồng, tương
ứng tốc độ tăng là 16,14%, đến năm 2014 tổng tài sản của Công ty đạt hơn 260 tỷ đồng,
tăng gần 29 tỷ đồng so với năm 2013, nhưng tốc độ tăng chỉ còn 12,41%. Sự tăng lên của
tổng tài sản thể hiện sự mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có kết
luận chính xác và cụ thể hơn về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của Công
ty, ta đi sâu phân tích cụ thể sự biến động và cơ cấu của từng loại như sau:
Trước tiên, xét phần tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2012 là
109.537.201.314,5 đồng chiếm 54,9%, năm 2013 là 145.446.466.016,5 đồng chiếm
62,8% và đến năm 2014 là 179.493.845.746 đồng, chiếm 68,9% trong tổng tài sản. Như
vậy, tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 35.909.264.702 đồng so với năm 2012 tương ứng
32,78%, năm 2014 đã tăng lên 34.047.379.729,5 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
23,41%. Nguyên nhân của sự thay đổi này chủ yếu là do các nhân tố sau:
Đối với khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2013 giảm 5.706.915.089,5 đồng
tức là giảm với tốc độ 13,27% so với năm 2012, và mức độ giảm đã không ngừng ở đó
mà đến năm 2014 khoản mục này tiếp tục giảm với con số đáng chú ý đó là
18.055.777.390,5 đồng, với tốc độ là 48,42%. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do
trong giai đoạn 2012 - 2014 Công ty đã tận dụng một lượng lớn vốn nhàn rỗi để đầu tư
chủ yếu vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, thể hiện ở khoản mục đầu tư tài chính
ngắn hạn năm 2012 và năm 2014 tăng với tốc độ khá cao là trên 100%. Với sự đầu tư lớn
như vậy làm cho lượng tiền sẵn có của Công ty giảm đi nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo
đủ lượng tiền tồn tại quỹ để đáp ứng khả năng thanh toán. Tuy nhiên, về lâu dài cần có
biện pháp lưu trữ lượng tiền phù hợp để có thể chi, tiêu và trả nợ mà không phải chịu áp
lực thanh toán cao.
Đối với khoản phải thu ngắn hạn của Công ty trong năm 2013 so với năm 2012 tăng
3.508.172.499 đồng, nghĩa là tăng 20,81%, năm 2014 so với năm 2013 tăng lên
3.886.799.947,5 đồng, trong đó phải thu khách hàng là tăng hơn cả. Sở dĩ như vậy là do
trong hai năm qua Công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại đồng thời kết hợp
chính sách bán hàng để kích thích tiêu thụ nên đã làm cho khoản mục này tăng lên. Tuy
nhiên, điều cần quan tâm ở đây là Công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng số vốn quá
lớn, nếu với thời gian dài nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Do vậy,
Công ty cần phải quan tâm đến công tác quản lý và thu hồi nợ thật tốt.
- 46 -
Còn về Hàng tồn kho ta thấy có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2012
giá trị HTK là 46.497.565.340,5 đồng, chiếm 23,31%, sang năm 2013 là 60.342.870.027
đồng, tỷ trọng chiếm 26,05%. Nếu như năm 2013 tỷ trọng HTK đạt 26,05% thì đến năm
2014 tỷ trọng này lại giảm đi còn 24,21% nhưng giá trị HTK vẫn đảm bảo tăng đều. Bởi
lẽ đặc thù đồ gỗ nội thất thì nhà nhà đều cần, thị trường tiêu thụ khắp thế giới nên có thể
sản xuất quanh năm, nên với một Công ty mới được thành lập không lâu như Công ty CP
chế biến gỗ nội thất PISICO nhưng đã trở thành doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh
vực sản phẩm bàn ghế ngoài trời cũng như các sản phẩm nội thất từ gỗ. Chính vì vậy các
sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng được nhiều hơn các đơn đặt hàng trong nước
cũng như ngoài nước làm cho sản phẩm được sản xuất nhiều hơn vào hàng năm và lượng
nguyên vật liệu dự trữ vì thế cũng tăng lên.
Bên cạnh đó, khi nhìn và bảng trên ta thấy trong cơ cấu tài sản của Công ty, tỷ trọng
tài sản ngắn hạn chiếm trên 50%, còn lại là tài sản dài hạn, trong đó TSCĐ là chiếm đa
số. Cụ thể ta thấy TSCĐ giảm từ 66.730.572.855 đồng trong năm 2012 xuống còn
60.148.430.331 đồng trong năm 2013 và tiếp tục giảm trong năm 2014 còn
52.251.512.971,5 đồng, điều này cho thấy Công ty đang trong thời kỳ thanh lý một số
dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, nhưng việc đầu tư mới máy móc thiết bị chưa được
thực hiện thể hiện ở TSCĐ hữu hình trong năm 2013 so với năm 2012 giảm
3.254.795.434 đồng, tương ứng giảm 8,92%, chuyển sang năm 2014 giảm 11,13% so với
năm 2013 nghĩa là giảm khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên Công ty đã tiến hành đầu tư mua
một số mảnh đất để xây dựng nhà kho cũng như các phân xưởng mới để đáp ứng nhu cầu
mở rộng quy mô của mình. Điều đáng chú ý hơn cả trong khoản mục này là ta thấy chi
phí xây dựng cơ bản dở dang lại giảm đi đáng kể là 5.704.178.116,5 đồng trong năm
2014 với tỷ lệ 42,66%, cho ta thấy một số công trình xây dựng cơ bản còn đang thực
hiện, chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Tiếp theo xét phần nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty có chiều hướng gia
tăng, chủ yếu tập trung ở hai nguồn đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể như sau:
Nợ phải trả trong năm 2013 là 72.639.974.076 đồng tăng so với năm 2012 là
21.639.166.991 đồng với tốc độ tăng 42,43%, đến năm 2014 tăng với tốc độ thấp hơn là
27,60%. Trong đó, nợ ngắn hạn có xu hướng tăng cao qua các năm mà chủ yếu là vay
ngắn hạn tăng đáng kể trong năm 2013 là 15.653.150.527,5 đồng, tương ứng 91,91%,
năm 2014 tăng so với năm 2013 là 12.785.182.465,5 đồng, tức tăng 31,12%. Bên cạnh đó
không thể không kể đến các khoản phải trả người bán tăng 49,63% trong năm 2013,
khoản người mua trả tiền trước tăng khoảng 2 tỷ đồng, các khoản chi phí phải trả cũng
tăng 36,95 % tương ứng với 4.147.257.039 đồng trong năm 2014… Mặt khác ta lại thấy
nợ dài hạn của Công ty cũng giảm tương đương với tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn
- 47 -
nhưng trong đó các khoản phải trả dài hạn khác vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm.
Chứng tỏ các nguồn tài trợ kết hợp trong ngắn hạn và dài hạn và các khoản chiếm dụng
từ nhà cung cấp và khách hàng mang lại hiệu quả cao trong việc sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 là 159.031.759.648 đồng tăng 10.548.028.114,5
đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 7,1%, đồng thời sang năm 2014 vốn chủ sở hữu
tăng 5,47% tức là tăng 8.706.307.656 đồng so với năm 2013. Trong đó chủ yếu là quỹ
đầu tư phát triển tăng 2.026.607.812 đồng trong năm 2013, với tốc độ tăng 30,23%, đến
năm 2014 tăng 957.571.580,5 đồng so với năm 2013 với tỷ lệ 10,93% và Quỹ dự phòng
tài chính trong năm 2013 tăng 2.026.607.812 đồng so với 2012 và năm 2014 tăng
957.571.580,5 so với năm 2013 tương ứng tỷ lệ lần lượt là 33,79 % và 11,93%. Các quỹ
này tăng do lợi nhuận phân phối vào, điều này chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh
mang lại hiệu quả cao.
2.2.1.2. Đánh giá khái quát hiệu quả HĐKD của Công ty qua bảng báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Để phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty qua bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh ta tiến hành thực hiện các bước sau:
Thứ nhất, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ kỳ này với kỳ
trước (năm nay với năm trước). So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu
với kỳ này và kỳ trước (năm nay với năm trước). Điều này có tác dụng rất lớn nếu đi sâu
xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.
Thứ hai, tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi
phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Công ty ta lập bảng
đánh giá khái quát hiệu quả HĐKD của Công ty từ năm 2012 -2014 như sau: (Xem bảng
2.6 trang 45)
- 48 -
Bảng 2.6: Bảng đánh giá khái quát hiệu quả HĐKD của Công ty từ năm 2012 -2014 qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
(ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
16. Thu nhập thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 2013/2012
Tương
Tuyệt đối
đối
Chênh lệch 2014/2013
Tương
Tuyệt đối
đối
1.060.358.596
219.685.393.56
8
146.357.801.72
9
73.327.591.839
7.643.670.334
2.844.772.647
1.772.829.990
12.475.522.698
18.435.070.876
231.931.578.51
1
648.068.973
231.283.509.53
8
162.021.118.34
5
69.262.391.193
7.067.983.362
1.884.623.178
1.534.488.869
13.491.877.568
15.024.091.923
47.215.895.952
45.929.781.886
50.780.565.219
-1.286.114.066
-2,72
4.850.783.333
9,55
3.172.992.451
1.099.109.587
2.073.882.864
1.248.194.533
101.100.584
1.147.093.949
2.708.583.135
1.780.753.651
927.829.484
-1.924.797.918
-998.009.003
-926.788.915
-60,66
-90,80
-44,69
1.460.388.602
1.679.653.067
-219.264.465
53,92
94,32
-23,63
49.289.778.816
47.076.875.835
51.708.394.703
-2.212.902.981
-4,49
4.631.518.868
8,96
6.962.451.483
9.648.882.940
14.191.657.228
2.686.431.457
38,58
4.542.774.288
32,01
434.121.927
874.870.319
1.152.970.341
440.748.392
101,53
278.100.022
24,12
220.745.752.164
238.360.193.177
11.185.826.347
5,07
6.428.614.666
2,70
993.263.788
-412.289.623
-38,88
345.194.815
34,75
237.366.929.389
11.598.115.970
5,28
6.083.419.851
2,56
156.792.641.530
15.663.316.616
10,70
-5.228.476.815
-3,33
80.574.287.859
6.733.271.541
2.210.703.635
1.101.597.106
13.829.152.229
20.487.138.317
-4.065.200.646
-575.686.972
-960.149.469
-238.341.121
1.016.354.870
-3.410.978.953
-5,54
-7,53
-33,75
-13,44
8,15
-18,50
11.311.896.666
-334.711.821
326.080.457
-432.891.763
337.274.661
5.463.046.394
14,04
-4,97
14,75
-39,30
2,44
26,67
- 49 -
17. Lợi nhuận sau thuế
42.761.449.260
38.302.863.214
36.363.767.134
-4.458.586.046
-10,43
-1.939.096.080
-5,33
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 - 2014 – Phòng Kế toán Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
- 50 Tình hình thực hiện doanh thu:
Tổng doanh thu của Công ty được hình thành từ 3 nguồn chính là DT từ
bán hàng, DT hoạt động tài chính và một số nguồn thu nhập khác. Trong những năm qua,
Công ty không ngừng cố gắng, nỗ lực nhằm tăng doanh thu, trong đó doanh thu từ hoạt
động bán hàng chiếm tỷ trọng hơn cả.
Căn cứ bảng số liệu vừa tính toán được ở trên ta thấy doanh thu bán hàng
có xu hướng tăng lên, cụ thể doanh thu từ bán hàng năm 2012 đạt 220.745.752.164 đồng,
năm 2013 đạt doanh số là 231.931.578.511 đồng, tăng 11.185.826.347 đồng so với năm
2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,07%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 6.428.614.666
đồng, tăng 2,70%. Việc tăng doanh thu trong giai đoạn này là do Công ty đã áp dụng
chính sách tín dụng thương mại và mở rộng thị trường ra nhiều khu vực trên toàn quốc,
đồng thời kết hợp các chính sách bán hàng làm cho doanh thu thuần cũng tăng lên với
mức độ và tỷ lệ gần như tương đương với doanh thu bán hàng. Điều này chứng tỏ ban
lãnh đạo cũng như công nhân viên trong Công ty đã nỗ lực trong việc tăng doanh thu.
Trong sản xuất kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng tiêu thụ là một trong những biện
pháp nâng cao lợi nhuận.
Doanh thu tài chính phản ánh nguồn thu từ hoạt động tài chính của Công
ty. Nguồn thu này chiếm tỷ thấp trong cơ cấu tổng DT. Chỉ tiêu này liên tục giảm qua các
năm 2012, 2013, 2014 và có xu hướng giảm xuống trong tương lai. Cụ thể trong năm
2012, DT thu được là 7.643.670.334 đồng, đến năm 2013 DT giảm còn 7.067.983.362
đồng, giảm 575.686.972 đồng, tương ứng giảm 7,53% so với năm 2012 và con số này
vẫn còn tiếp tục giảm cho đến năm 2014, DT đạt 6.733.271.541 đồng, tương ứng giảm
4,97%. Nguồn thu này do Công ty thu được từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và một số hoạt
động khác. Sự giảm sút về giá trị cũng như tỷ trọng của khoản mục này cho thấy Công ty
đang trong thời kỳ tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên hạn chế
việc nâng cao nguồn vốn đầu tư vào hoạt động tài chính.
Thu nhập khác của Công ty chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tổng
doanh thu, chiếm hơn 1%. Chỉ tiêu này có sự biến động trong ba năm từ năm 2012 đến
năm 2014 cụ thể như sau: Nếu như năm 2013, thu nhập khác giảm mạnh với con số tuyệt
đối là 1.924.797.918 đồng, tương ứng với số tương đối là 60,66% so với năm 2012, thì
đến năm 2014 tăng lên 1.460.388.602 đồng tương ứng tăng 53,92%.
Tình hình sử dụng chi phí:
Qua bảng số liệu ta thấy tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty có sự biến động tăng, giảm khác nhau qua 3 năm tùy vào mỗi loại chi phí. Cụ thể
như sau:
- 51 -
Giá vốn hàng bán năm 2012 là 146.357.801.729 đồng đến năm 2013 là
162.021.118.345 đồng tăng so với năm 2012 là 15.663.316.616 đồng, tương ứng 10,70%,
năm 2014 là 156.792.641.530 đồng, giảm so với năm 2013 là 5.228.476.815 đồng, tương
ứng với tỷ lệ là 3,33%. Sở dĩ trong năm 2013 giá vốn hàng bán tăng so với năm 2012 là
do Công ty bán được hàng làm cho doanh thu tăng lên, do đó việc giá vốn hàng bán tăng
lên là điều hiển nhiên. Tuy nhiên khi xét kỹ hơn ta thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
trong năm này là 10,70% cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu trong cùng thời kỳ,
điều này cho thấy Công ty chưa tiết kiệm được các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán.
Còn trong năm 2014 giá vốn hàng bán giảm nguyên nhân chính là do một số đơn đặt
hàng từ nước ngoài có giá trị lớn bị trả lại vì chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu
cầu, sai quy cách, phẩm chất.
Tiếp theo ta thấy chi phí tài chính của Công ty 2013 giảm 33,75% tức là
giảm 960.149.469 đồng so với năm 2012 và sang năm 2014 so với năm 2013 tăng
326.080.457 đồng, tương ứng tăng 14,75%. Trong đó chi phí lãi vay giảm liên tiếp trong
hai năm 2013 và 20134lần lượt tương ứng với tỷ lệ 13,44% và 39,30%, điều này đã góp
phần không nhỏ trong việc tiết kiệm chi phí để làm tăng lợi nhuận.
Đối với khoản chi phí bán hàng năm 2013 tăng 1.016.354.870 đồng, tương
ứng 8,15% so với năm 2012, năm 2014 tăng 337.274.661 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng
2,44% so với năm 2013. Nguyên nhân là do công ty mở rộng một số đại lý do đó năm
2013 Công ty phải trả tiền thuê mặt bằng và trả tiền hoa hồng cho địa lý nhiều hơn năm
2012. Với tỷ lệ tăng cao như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Công ty.
Bên cạnh đó ta thấy nếu như năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm
3.410.978.953 đồng so với năm 2012, tương ứng 18,50% là do một số tài sản của Công ty
đã hết thời gian khấu hao, thêm vào đó Công ty đã quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh
trong quá trình hoạt động; thì năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên với con số
đáng kể là 5.463.046.394 đồng, tương ứng tăng 26,67% là do Công ty mở rộng mạng lưới
tiêu thụ thì đồng thời phải tuyển thêm nhiều nhân viên quản lý hơn. Trong quá trình hoạt
động kinh doanh thì chi phí phát sinh là điều tất yếu nhưng không thể vì thế mà chúng ta
quên lãng không quản lý chặt chẽ, cần hạn chế những chi phí phát sinh chưa hợp lý
nhưng vẫn đảm bảo là không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của Công ty. Nếu
chúng ta kiểm soát có hiệu quả các chi phí phát sinh không cần thiết thì lợi nhuận của
Công ty sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tình hình thực hiện lợi nhuận:
Dựa vào bảng số liệu phân tích trên ta thấy lợi nhuận khác trong năm 2013
giảm 926.788.915 đồng, tương ứng giảm 44,69%, sang năm 2014 con số này tiếp tục
giảm 219.264.465 đồng so với năm 2013 nhưng với tốc độ chậm hơn là 23,63%. Bởi lẽ,
- 52 -
trong năm 2014 tốc độ tăng của thu nhập khác thấp hơn so với tốc độ tăng của chi phí
khác.
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, vì vậy
kết quả kinh doanh của đơn vị cũng thể hiện thông qua phần lợi nhuận. Năm 2013 do
Công ty đã gặp phải một số khó khăn khách quan nên việc kinh doanh có chiều hướng đi
xuống thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế giảm hơn 4 tỷ đồng so với năm 2012, tương
ứng 10,43%, đến năm 2014 hoạt động kinh doanh của Công ty có biểu hiện ổn định hơn
nên lợi nhuận sau thuế giảm 1.939.096.080 đồng, tương đương 5,33%. Điều này chứng tỏ
Công ty luôn nỗ lực để mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh nhờ các biện pháp
kinh doanh hợp lý, tuy nhiên Công ty luôn phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cao nhất nhằm
tăng lợi nhuận.
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh các biệt của Công ty
2.2.2.1. Phân tích hiệu suất sử dụng TSNH
Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO là Công ty chuyên sử dụng
các loại gỗ tự nhiên để cho ra đời những sản phẩm bàn ghế ngoài trời cũng như đồ gỗ gia
dụng, trang trí nội thất vừa có chất lượng cao vừa đa dạng về mẫu mã. Do đặc điểm kinh
doanh như vậy nên TSNH tại Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản. Vì
vậy, việc sử dụng hợp lý TSNH có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của Công
ty.
Để phân tích hiệu suất sử dụng TSNH ta sử dụng hai chỉ tiêu là số vòng
quay TSNH (HTSNH), số ngày một vòng quay TSNH (N TSNH). Căn cứ vào số liệu trên
BCTC của Công ty từ năm 2012 đến năm 2014, ta lập được bảng phân tích sau:
Bảng 2.7: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSNH
C
h
ỉ
t
i
ê
u
1
.
D
T
T
2
.
T
S
N
H
Đ
V
T
Đ
ồ
n
g
Đ
ồ
n
g
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
Chênh lệch
Chênh lệch
2013/2012
2014/2013
+/-
219.685
231.283
237.366
11.59
.393.56
8
.509.53
8
.929.38
9
8.115.
970
145.446.
466.016,
5
179.493
35.90
.845.74
6
9.264.
702
109.537.
201.314,
5
%
5
3
+/-
6.083.4
19.851
34.047.
379.729
,5
%
2
2
- 53 -
b
/
q
3
.
H
V
ò
n
g
/
k
ỳ
T
S
N
H
4
.
N
T
S
N
H
N
g
à
y
/
v
ò
n
g
2,0
1,59
1,32
-0,41
180
226,42
272,73
46,41
-0,27
-
2
46,31
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Qua bảng phân tích trên ta thấy, hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty giảm
xuống thể hiện số vòng quay TSNH năm 2013 đạt 1,59 vòng, giảm 0,41 vòng so với năm
2012, đến năm 2014 con số này lại tiếp tục giảm 0,27 vòng, tương ứng tốc độ giảm
16,84%. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ
hơn tốc độ tăng TSNH (năm 2013 tốc độ tăng doanh thu thuần là 5,28%, tốc độ của
TSNH là 32,78%, năm 2014 tốc độ tăng doanh thu 2,56, tốc độ của TSNH là 23,41%).
Điều này dẫn đến số ngày một vòng quay TSNH tăng cụ thể năm 2013 tăng 46,41 ngày
so với năm 2012 và sang năm 2014 tăng 46,31 ngày so với năm 2013, đây là tín hiệu xấu
cần có giải pháp khắc phục ngay.
Để có thể xác định chính xác nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng
TSNH ta tiến hành đánh giá ảnh hưởng của hai nhân tố giá trị TSNH bình quân và doanh
thu thuần đến số vòng quay của TSNH qua phương trình sau:
Doanh thu thuần
HTSNH =
TSNH bình quân
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến chỉ tiêu số vòng quay TSNH.
Năm 2013 so với năm 2012:
- Ảnh hưởng của nhân tố giá trị TSNH đến sự biến động của số vòng quay
TSNH:
∆H TSNHTSNH =
DTT2012
DTT2012
−
TSNH 2013b / q TSNH 2012b / q
-
2
- 54 -
=
219.685.393.568
219.685.393.568
−
145.446.466.016, 5 109.537.201.314, 5
= 1,51 – 2,01 = - 0,5
(vòng/kỳ)
- Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến sự biến động của số vòng
quay TSNH:
∆H TSNH DTT =
DTT2013
DTT2012
−
TSNH 2013b / q TSNH 2013b / q
=
231.283.509.538
219.685.393.568
−
145.446.466.016, 5 145.446.466.016, 5
= 1,59 – 1,51 = + 0,08
(vòng/kỳ)
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai
nhân tố:
HTSNH = -0,5 + 0,08 = - 0,42
(vòng/kỳ)
DTT2013 × (NTSNH 2013 − NTSNH 2012 )
360
- Giá trị TSNH lãng phí =
231.283.509.538 × (226, 42 − 180)
360
=
= 29.822.723.646,54 (đồng)
Năm 2014 so với năm 2013:
- Ảnh hưởng của nhân tố giá trị TSNH đến
sự biến động của số vòng quay TSNH:
∆H TSNHTSNH =
=
DTT2013
DTT2013
−
TSNH 2014b / q TSNH 2013b / q
231.283.509.538 231.283.509.538
−
179.493.845.746 145.446.466.016, 5
= 1,29 – 1,59 = - 0,3
(vòng/kỳ)
- Ảnh hưởng của nhân
tố doanh thu thuần đến sự biến động của số vòng quay TSNH:
∆H TSNH DTT =
DTT2014
DTT2013
−
TSNH 2014b / q TSNH 2014b / q
=
237.366.929.389 231.283.509.538
−
179.493.845.746 179.493.845.746
= 1,32 – 1,29 = + 0,03
(vòng/kỳ)
- 55
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
HTSNH = - 0,3 + 0,03 = - 0,27
(vòng/kỳ)
- Giá trị TSNH lãng phí
DTT2014 × (NTSNH 2014 − NTSNH 2013 )
360
=
237.366.929.389 × (272, 73 − 226, 42)
360
=
= 30.534.618.055,57(đồng)
Từ kết quả trên ta có thể thấy rằng nhân tố
chính tác động làm giảm hiệu suất sử dụng TSNH là giá trị TSNH. Cụ thể năm 2013 so
với năm 2012 do giá trị TSNH tăng nhiều hơn DTT nên tác động mạnh đã làm cho H TSNH
giảm 0,5 vòng/kỳ. Đến năm 2014 giá trị TSNH tăng 34.047.379.729,5 đồng so với năm
2013, tương ứng 23,41%, trong khi đó tốc độ tăng của DTT chỉ 2,56%. Điều này đã góp
phần làm cho HTSNH giảm 0,3 vòng/kỳ. Nguyên nhân là do công tác quản lý HTK cũng
như thu hồi nợ của Công ty còn nhiều bất cập chưa được quan tâm giải quyết.
Bên cạnh đó ta thấy DTT của Công ty tương đối cao cụ thể trong năm
2013, DTT đạt 231.283.509.538 đồng tăng 11.598.115.970 đồng so với năm 2012, tương
ứng tỷ lệ 5,28%, năm 2014 so với năm 2013 tăng với tốc độ là 2,56%, tức là tăng
6.083.419.851 đồng. Điều này đã góp phần làm tăng số vòng quay TSNH nhưng không
đáng kể cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,08 vòng/kỳ, năm 2014 so với năm 2013
tăng 0,03 vòng/kỳ. Sở dĩ như vậy là do trong giai đoạn này Công ty đã sử dụng nhiều
chính sách bán hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ.
Từ những phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty CP
Chế biến gỗ nội thất PISICO giảm đi đáng kể, nguyên nhân chính là do lượng TSNH
được luân chuyển trong một kỳ kinh doanh vẫn còn ứ đọng ở nhiều nơi mặc dù doanh số
Công ty đạt được không thấp. Điều này cho thấy Công ty đã chưa quan tâm đầu tư TSNH
đúng mức hay nói cách khác đã lãng phí một số TSNH với giá trị trong năm 2013 là
29.822.723.646,54 đồng so với năm 2012 và lãng phí 30.534.618.055,57 đồng trong năm
2014. Đòi hỏi Công ty cần có những biện pháp sử dụng TSNH hiệu quả hơn.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về việc sử dụng TSNH tại Công ty như thế nào,
ta đi sâu và xem xét việc phân bổ trong khâu dự trữ, khả năng thu hồi nợ của Công ty qua
các chỉ tiêu Số vòng quay HTK (HHTK)và Số vòng quay khoản phải thu (HKPT):
Bảng 2.8: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng HTK và KPT
- 56 C
h
ỉ
t
i
ê
u
1
.
D
T
T
2
.
K
P
T
b
/
q
3
.
H
T
K
b
/
q
4
.
H
Đ
V
T
Đ
ồ
n
g
Đ
ồ
n
g
Đ
ồ
n
g
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
Chênh lệch
Chênh lệch
2013/2012
2014/2013
+/-
219.685
231.283
237.366
11.59
.393.56
8
.509.53
8
.929.38
9
8.115.
970
16.862.
20.370.
138.772
,5
311.271
,5
46.497.
565.340
,5
60.342.
870.027
24.257.
3.508.
111.219
63.056.
153.562
,5
%
5
172.4
99
2
13.845
.304.6
86,5
2
+/-
6.083.
419.8
51
3.886.
799.9
47,5
2.713.
283.5
35,5
%
2
1
4
K
P
T
=
(
1
)
/
(
2
)
5
.
N
K
P
T
=
V
ò
n
g
/
k
ỳ
N
g
à
y
/
v
ò
13,03
11,35
9,79
27,63
31,71
36,79
-
1,67
4,07
-
-1,57
5,08
1
-
1
- 57 -
3
6
0
/
(
4
)
6
.
H
n
g
H
T
K
=
(
1
)
/
(
3
)
7
.
N
H
T
K
=
3
6
0
/
(
6
)
V
ò
n
g
/
k
ỳ
4,72
3,83
3,76
N
g
à
y
/
v
ò
n
g
76,20
93,93
95,63
-
0,89
17,7
3
-
2
-0,07
1,71
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng HTK
và các khoản phải thu chiếm tỷ lệ tương đối cao trong TSNH cụ thể Khoản phải thu năm
2012 chiếm 15,39%, năm 2012 chiếm 14,01% đến năm 2014 chiếm 13,51%; HTK năm
2012 chiếm tỷ lệ rất lớn 42,45%, sang năm 2013 giảm còn 41,49%, đến năm 2014 giảm
còn 35,13% trong tổng TSNH. Vì vậy việc sử dụng có hiệu quả TSNH hay không phụ
thuộc rất lớn vào việc sử dụng hai loại tài sản này.
Trước tiên ta xét khoản mục KPT, ta thấy số vòng quay Khoản phải thu có
chiều hướng giảm cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, đây là biểu hiện xấu.
Năm 2012, khoản phải thu quay được 13,03 vòng, tức bình quân cứ một đồng các khoản
-
1
- 58 -
phải thu trong năm thì thu được 13,03 đồng doanh thu. Năm 2013 số vòng quay khoản
phải thu giảm xuống còn 11,35 vòng, giảm 1,67 vòng tương ứng giảm 12,85% so với
năm 2012. Sang năm 2014 con số này tiếp tục giảm còn 9,79 vòng, tức giảm 1,57 vòng
so với năm 2013. Điều này làm cho số ngày một vòng quay khoản phải thu cũng tăng qua
các năm lần lượt là 27,63 ngày trong năm 2011, 31,71 ngày trong năm 2013 và năm 2014
là 36,79 ngày trên một vòng. Sở dĩ như vậy là do tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn so
với tốc độ tăng của số dư bình quân các khoản phải thu. Trong năm 2013 doanh thu thuần
tăng 11.598.115.970 đồng, tốc độ tăng 5,28% trong khi các khoản phải thu tăng
3.508.172.499 đồng, tốc độ tăng là 20,81% so với năm 2012. Năm 2014 doanh thu thuần
tiếp tục tăng so với năm 2013 là 6.083.419.851 đồng, tương ứng tăng 2,56%, nhưng tốc
độ tăng của KPT trong năm này là 19,08%, tức là tăng 3.886.799.947,5 đồng so với năm
2013. Đây là biểu hiện chưa tốt cho thấy Công ty thu hồi chưa được nhanh các khoản
phải thu và không hạn chế được vốn bị khách hàng chiếm dụng. Hay nói cách khác Công
ty đã sử dụng chính sách tín dụng thương mại để kích thích tiêu thụ làm cho giá trị các
khoản phải thu tăng lên.
Trong những năm tiếp theo, nếu tình trạng này kéo dài sẽ bất lợi cho Công
ty và các khoản nợ này có thể trở thành nợ quá hạn hay nợ khó đòi, khi đó khả năng
thanh toán của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp
hợp lý để khắc phục bên cạnh đó Công ty cũng cần phải xem xét kỳ hạn thanh toán như
thế nào để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, đến sự tin cậy lẫn nhau giữa
Công ty và khách hàng.
Tiếp theo xem xét khoản mục HTK, ta thấy hiệu suất sử dụng một đồng
HTK giảm cho thấy việc quản lý HTK chưa được tốt. Năm 2013 một đồng vốn đầu tư
vào hàng tồn kho khi được tiêu thụ mang về cho Công ty 3,83 đồng doanh thu, trong khi
đó năm 2012 con số này là 4,72 đồng, giảm 0,89 đồng, tương ứng giảm 18,88% so với
năm 2012. Tương tự trong năm 2014 hàng tồn kho chỉ quay được 3,76 vòng để tạo ra
237.366.929.389 đồng doanh thu thuần. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho vì thế mà
cũng tăng dần từ 76,20 ngày trong năm 2012 lên 93,93 ngày năm 2013 và 95,63 ngày
trong năm 2014. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần qua các năm đều
nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho cụ thể năm 2013 tốc độ tăng của HTK là 29,78%
so với 5,28% tốc độ tăng của doanh thu thuần, năm 2014 tốc độ tăng của HTK là 4,49%
so với 4,49% tốc độ tăng của doanh thu thuần. Hay nói cách khác sản phẩm của Công ty
đáp ứng được nhu cầu của thị trường về chất lượng và mẫu mã phong phú nên thu hút
nhiều đơn đặt hàng nên lượng nguyên vật liệu mua vào tăng lên và làm cho giá trị HTK
cũng tăng lên qua các năm.
- 59 -
Qua các phân tích ở trên ta thấy hiệu suất sử dụng HTK và khoản phải thu
không cao mà còn giảm qua các năm từ 2012 đến 2014. Nguyên nhân chính là do tốc độ
tăng của HTK và khoản phải thu cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần, do vậy
Công ty cần đưa ra các chính sách bán hàng linh hoạt hơn như cho khách hàng hưởng
chiết khấu để kích thích khách hàng thanh toán sớm và đúng thời hạn, khi đó sẽ giảm bớt
các khoản phải thu. Có như vậy mới đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển HTK và các khoản
phải thu, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.
2.2.2.2. Phân tích hiệu suất sử dụng TSDH
Tài sản dài hạn của Công ty hầu hết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nên để đánh giá tình hình tài sản dài hạn ta thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài
sản dài hạn để phân tích. (Xem bảng 2.9 trang 53)
Bảng 2.9: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
C
Chênh lệch
Chênh lệch
h
ỉ
t
i
ê
u
1
.
D
T
T
2
.
T
S
D
H
2013/2012
2014/2013
b
/
q
3
.
H
T
S
D
H
=
(
Đ
V
T
Đ
ồ
n
g
Đ
ồ
n
g
V
ò
n
g
/
k
ỳ
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
+/-
219.685
231.283
237.366
11.59
.393.56
8
.509.53
8
.929.38
9
8.115.
970
86.225.2
67.707,5
80.937.
89.947.
337.304
2,44
2,68
253.111
2,93
3.722.
069.59
6,5
0,24
%
5
-
9
+/-
6.083.4
19.851
5.288.0
14.596,
5
0,25
%
2
-
9
- 60 -
1
)
/
(
2
)
4
.
N
T
S
D
H
=
3
6
0
/
(
3
)
N
g
à
y
/
v
ò
n
g
147,4
134,21
122,75
13,19
-
-11,46
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Dựa vào số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy, TSDH của Công ty chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong tổng tài sản và giá trị TSDH qua các năm có sự giảm xuống
nhưng với tốc độ chậm. TSDH của Công ty năm 2012 là 89.947.337.304 đồng, năm 2013
là 86.225.267.707,5 đồng, giảm 3.722.069.596,5 đồng, tương ứng giảm 4,14%. Đến năm
2014 TSDH của Công ty còn 80.937.253.111 đồng, giảm với tỷ lệ 6,13% tức là giảm
5.288.014.596,5 đồng. Điều này đã góp phần làm cho hiệu suất sử dụng TSDH của Công
ty có xu hướng tăng đều qua ba năm nhưng không đáng kể. Năm 2012, cứ một đồng
TSDH đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 2,44 đồng DTT, sang năm 2013
tăng lên được 2,68 đồng cao hơn năm 2012 0,24 đồng, tăng 9,82%; con số này đến năm
2014 tiếp tục tăng được 2,93 đồng, cao hơn năm 2013, tương ứng tăng 9,34%. Hiệu suất
sử dụng TSDH tăng lên làm cho số ngày một vòng quay TSDH giảm xuống, cụ thể: Năm
2012 một vòng quay của TSDH mất 147,4 ngày, sang năm 2013 giảm xuống 134,21 ngày
và đến năm 2014 chỉ còn 122,75 ngày/vòng. Nguyên nhân chính của việc tăng hiệu suất
sử dụng TSDH là do Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất nên thanh lý,
nhượng bán bớt một số máy móc, thiết bị lạc hậu hay hư hỏng không còn sử dụng để thay
thế bằng máy móc tiên tiến hơn. Nhưng việc này chưa được thực hiện mà Công ty chỉ
mới mua thêm một vài mảnh đất để tiến hành xây dựng thêm phân xưởng mới hơn.
Nói tóm lại, hiệu suất sử dụng TSDH của Công ty tăng đều qua ba năm
2012 – 2014 thể hiện việc sử dụng TSDH của Công ty đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời
gian tới Công ty cần đầu tư thêm máy móc thiết bị và xây dựng thêm nhà xưởng để đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
-
- 61 -
2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, lao động con người là
có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động, tận dụng hết khả năng lao động
kỹ thuật của con người là một yếu tố hết sức quan trọng giúp Công ty nâng cao hiệu quả
kinh doanh của mình. (Xem bảng 2.10 trang 54)
- 62 -
Bảng 2.10: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Chênh lệch
Chỉ tiêu
1. Doanh
ĐV
T
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
2013/2012
+/-
219.685.3
231.283.5
237.366.9
11.598.
thu thuần
Đồn
g
93.568
09.538
29.389
115.970
2. LNST
Đồn
g
42.761.44
38.302.86
36.363.76
9.260
3.214
7.134
3. Tổng lao
Ngư
ời
980
1033
1041
53
Ngà
y
310
310
310
0
Giờ
8
8
8
0
động
4. Số ngày
làm việc bq
năm
5. Số giờ
làm việc bq
ngày
6. Tổng số
ngày làm
việc
7. Tổng số
giờ làm việc
8. Năng suất
LĐ bq năm
= (1)/(3)
Ngà
y
Chênh lệch
-
4.458.5
86.046
2014/2013
%
5,
-
+/ 6.083.4
19.851
1.939.09
6.080
+
0
0
320.230
322.710
16.430
5,
8
0
0
Đồn
g/ng
ười/n
ăm
2.430.400
2.561.840
2.581.680
224.168.7
223.894.9
228.018.1
68,95
75,35
83,85
131.440
273.793
,60
5,
-
2,
-
+0
0
0
2.480
Giờ
%
303.800
0,
19.8400
4.123.2
08,50
0,
1,
- 63 9. Năng suất
LĐ bq ngày
=(1)/(6)
10. Năng
suất LĐ bq
giờ =(1)/(7)
11. Tỷ suất
sinh lời của
LĐ = (2)/(3)
Đồn
g/ng
ười/n
gày
Đồn
g/ng
ười/g
iờ
Đồn
g/ng
ười
723.125,0
722.241,8
735.542,5
6
6
3
-883,21
90.390,63
90.280,23
91.942,82
43.634.13
37.079.24
34.931.57
2
8
3
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
-110,40
-
6.554.8
84
-
13.300,
67
1.662,5
8
-
2.147.6
75
1,
1,
-
- 64 Hiệu suất sử dụng lao động
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năng suất lao động có sự thay đổi tăng
giảm khác nhau qua ba năm. Cụ thể, năm 2013 trung bình một lao động của Công ty thực
hiện được 223.894.975,35 đồng doanh thu, giảm so với năm 2012 là 273.793,60 đồng,
tương ứng tỷ lệ giảm là 0,12%, đến cuối năm 2014 thì con số này lại tăng lên, tăng đến
228.018.183,85 đồng/người với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,84%, tức tăng 4.123.208,50
đồng/người. Qua ba năm doanh thu và số lượng lao động cũng tăng, điều này cho thấy
việc tuyển dụng của Công ty đạt hiệu quả.
Đối với năng suất lao động bình quân ngày và giờ có biến động tăng, giảm
khác nhau trong 3 năm trong khi số ngày và số giờ làm việc bình quân trong năm không
đổi. Cụ thể, năm 2013 NSLĐ BQ ngày giảm 2,12% so với năm 2012 và NSLĐ BQ giờ
cũng giảm 0,12% so với năm 2012. Sang năm 2014, NSLĐ BQ ngày và NSLĐ BQ giờ
đều tăng 1,84%, tức tăng tương ứng lần lượt là 13.300,67 đồng và 1.662,58 đồng. Ta thấy
qua ba năm DTT tăng đáng kể và số LĐ cũng tăng lên chứng tỏ trong thời gian qua Công
ty đã tuyển dụng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao và đã qua trường lớp đào
tạo. Nguyên nhân của việc năng suất lao động có sự biến động liên tục qua ba năm là do
Công ty đã có những chính sách bố trí, sử dụng và quản lý lao động hợp lý và có hiệu quả
hơn. Việc tăng năng suất lao động còn ý nghĩa kích thích người lao động tích cực tham
gia sản xuất, hăng say làm việc, góp phần hoàn thành các mục tiêu mà công ty đã đề ra.
Lao động và các chỉ tiêu năng suất lao động thường ảnh hưởng không nhỏ
đến doanh thu, để thấy rõ mức độ ảnh hưởng đó như thế nào ta tiến hành phân tích như
sau.
Xét phương trình kinh tế sau:
Trong đó:
Y=a b cd
Y: Doanh thu thuần
a: Số công nhân SX bình quân năm
b: Số ngày làm việc bq năm 1 công nhân sản xuất
c: Số giờ làm việc bq ngày
d: NSLĐ bq giờ
Áp dụng phương pháp số chênh lệch có thể xác định được ảnh hưởng của
các nhân tố trên đến DTT của Công ty qua 3 năm từ 2012 – 2014 như sau:
- 65 -
* Năm 2013 so với năm 2012
- Ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất bình quân năm đến DTT:
∆Y2013/2012 = (a 2013 − a 2012 ) × b 2012 × c2012 × d 2012
=
(1033 − 980) × 310 × 8 × 90.390, 63
= +11.880.944.407,20
(đồng)
- Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân năm đến DTT:
∆Y2013/2012 = a2013 × (b2013 − b 2012 ) × c2012 × d 2012
1033 × (310 − 310) × 8 × 90.390, 63
=
= 0 (đồng)
- Ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân ngày đến DTT:
∆Y2013/2012 = a2013 × b2013 × (c2013 − c2012 ) × d 2012
1033 × 310 × (8 − 8) × 90.390, 63
=
= 0 (đồng)
- Ảnh hưởng của nhân tố NSLĐ bình quân giờ đến DTT:
∆Y2013/2012 = a2013 × b2013 × c2012 × (d 2013 − d 2012 )
1033 × 310 × 8 × (90.280, 23 − 90.390, 63)
=
= -282.827.136 (đồng)
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của DTT:
Y2013/2012 = 11.880.944.407,20 + 0 + 0 - 282.827.136 = 11.598.117.271,20(đồng)
* Năm 2014 so với năm 2013
- Ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất bình quân năm đến DTT:
∆Y2014/2013 = (a 2014 − a 2013 ) × b 2013 × c2013 × d2013
=
(1041 − 1033) × 310 × 8 × 90.280, 23
= +1.791.159.763,20 (đồng)
- Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân năm đến DTT:
∆Y2014/2013 = a2014 × (b 2014 − b 2013 ) × c 2013 × d 2013
=
1041× (310 − 310) × 8 × 90.280, 23
= 0 (đồng)
- Ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân ngày đến DTT:
∆Y2014/2013 = a2014 × b2014 × (c2014 − c2013 ) × d 2013
=
1041× 310 × (8 − 8) × 90.280, 23
= 0 (đồng)
- 66
- Ảnh hưởng của nhân tố NSLĐ bình quân giờ đến DTT:
∆Y2014/2013 = a2014 × b2014 × c2014 × (d 2014 − d 2013 )
=
1041× 310 × 8 × (91.942,82 − 90.280, 23)
= +4.292.275.351,20
(đồng)
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của DTT:
Y2014/2013 = 1.791.159.763,20 + 0 + 0 + 4.292.275.351,20 = 6.083.435.114,40(đồng)
Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy sự biến động của DTT là do ảnh hưởng
của các nhân tố đó là số LĐ, số ngày làm việc bình quân năm, số giờ làm việc bình quân
ngày và năng suất lao động bình quân giờ.
Trước hết, xét nhân tố số lượng LĐ ta thấy số công nhân tăng liên tục qua
ba năm nhưng với số lượng khá khiêm tốn cụ thể năm 2013 tăng 53 người so với năm
2012, năm 2014 tăng 8 người so với năm 2013 tương ứng tốc độ tăng lần lượt là 5,41%
và 0,77%. Điều này đã góp phần làm cho DTT năm 2013 so với năm 2012 tăng
11.880.944.407,20 đồng và năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.791.159.763,20 đồng.
Nguyên nhân là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất nên cần thêm nhiều lao động để
sản xuất.
Tiếp theo ta thấy hai nhân tố đó là số ngày làm việc bình quân năm và số
giờ làm việc bình quân ngày không đổi qua ba năm, do đó không tác động cũng như
không làm biến động giá trị của DTT.
Cuối cùng xét ảnh hưởng của nhân tố NSLĐ BQ giờ, ta thấy đã giảm
110,40 đồng/người/giờ làm cho DTT giảm đi 282.827.136 đồng trong năm 2013 so với
năm 2012 và sang năm 2014 thì tăng lên 1.662,58 đồng so với năm 2013 góp phần làm
cho DTT cũng đã tăng lên đáng kể 4.292.275.351,20 đồng. Sở dĩ như vậy là do trong
năm 2013 công tác quản lý về mặt thời gian của Công ty chưa hiệu quả nên năm 2014
ban lãnh đạo Công ty đã tìm cách khắc phục nhằm gia tăng kết quả sản xuất hay DTT
tăng lên.
Nói tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy nhân tố chính làm tăng DTT đó
là số LĐ và NSLĐ BQ giờ nhằm đáp ứng quy mô sản xuất gia tăng. Điều này chứng tỏ
công ty đã làm tốt công tác tổ chức và bố trí lao động hợp lý.
Phân tích tỷ suất sinh lời của lao động
Tỷ suất sinh lời của lao động còn được gọi là khả năng sinh lời của lao
động cho biết bình quân 1 người lao động tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Qua bảng phân
tích số liệu trên ta thấy tỷ suất sinh lời qua ba năm đạt với con số tương đối cao nhưng lại
có xu hướng giảm. Cụ thể: tỷ suất sinh lời năm 2011 là 43.634.132 đồng/người, điều này
- 67 -
có nghĩa là cứ 1 LĐ của Công ty sẽ tạo ra được 43.634.132 đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh
lời năm 2013 đạt 37.079.248 đồng/người giảm so với năm 2012 là 6.554.884 đồng/người
tương ứng giảm 15%. Đến năm 2014 con số này tiếp tục giảm còn 34.931.573
đồng/người, so với năm 2013 thì giảm 2.147.675 đồng/người với tốc độ giảm gần 6%. Tỷ
suất lợi nhuận của lao động giảm liên tục qua ba năm nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ
giảm của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ tăng của số LĐ.
Tổng hợp kết quả phân tích trên cho ta cái nhìn tổng quát về việc quản lý
và sử dụng lao động ở Công ty như sau: Công ty sử dụng đạt năng suất nhưng chưa hiệu
quả là do lợi nhuận sau thuế của Công ty có xu hướng giảm nhanh, do đó Công ty cần có
biện pháp nhằm tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí hợp lý.
2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp tại Công ty
2.2.3.1. Phân tích khả năng sinh lời từ doanh thu
Để phân tích hiệu quả HĐKD trong mối quan hệ giữa chi phí và DT, người ta sử
dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) để phân tích.
Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng sinh lời từ doanh thu
C
Chênh lệch
Chênh lệch
h
ỉ
t
i
ê
u
1
.
D
T
T
2
.
L
N
S
T
3
.
R
O
S
2013/2012
2014/2013
Đ
Năm
2012
Nă
m
2013
Năm
2014
+/-
Đ
219.685
231.2
237.366
11.59
.393.56
8
83.50
9.538
.929.38
9
8.115.
970
Đ
42.761.
%
19,46
449.260
38.30
2.863.
214
16,56
36.363.
-
767.134
4.458.
586.0
46
15,32
-2,9
%
+/-
6.083.
5
-
-
419.8
51
1.939.
096.0
80
-1,24
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Từ kết quả ở bảng trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 tương đối cao nhưng có xu hướng giảm
%
2
-
-
- 68 -
xuống. Cụ thể: năm 2012 cứ 100 đồng DTT tạo ra được 19,46 đồng lợi nhuận sau thuế
thì đến năm 2013 hạ xuống chỉ còn 16,56 đồng, giảm 2,9 đồng so với năm 2012, đến năm
2014 con số này đạt 15,32 đồng, giảm 1,24 đồng, tương ứng giảm 7,5% so với năm 2013.
Sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chứng tỏ việc kinh doanh của Công
ty chưa có hiệu quả. Nguyên nhân là do DTT hàng năm vẫn tăng lên đáng kể là do công
tác tiêu thụ sản phẩm được quan tâm hiện tốt nhưng đã góp phần làm cho ROS giảm đi,
bên cạnh đó trong giai đoạn này giá cả các loại có nhiều biến động trong thị trường dẫn
đến giá các nguyên vật liệu tăng cao và các chi phí khác cũng tăng lên, kèm theo công tác
quản lý, dự trữ, bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu chưa thật sự tốt làm cho định mức
tiêu hao nguyên vật liệu tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng thêm kéo theo giá
vốn sản phẩm tiếp tục tăng. Do vậy, lợi nhuận sau thuế mang về vì thế mà cũng giảm đi.
Như vậy, trong thời gian tới để đảm bảo việc tăng doanh thu nhiều hơn và
tiết kiệm chi phí, Công ty cần tập trung nghiên cứu, làm tốt công tác tạo nguồn hàng và
có chính sách giá phù hợp hơn. Và mặc dù việc tăng doanh số thường kéo theo những gia
tăng về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng Công ty cần rà soát lại
nội dung của từng loại chi phí để có biện pháp thích hợp.
2.2.3.2. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời từ tài sản là biểu hiện của mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế so
với tổng tài sản. Để biết được mức độ đầu tư tài sản của Công ty tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế, ta sử dụng chỉ tiêu phân tích tỷ suất sinh lời từ tài sản (ROA).
Như đã đề cập trong phần cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh, khả năng sinh lời từ tài sản phụ thuộc vào hiệu suất sử dụng tài sản (H TS) và
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, qua phương trình sau:
ROA = H TS × ROS
Để đánh giá khái quát tình hình biến động của ROA và các chỉ tiêu liên
quan ta lập được bảng sau:
Bảng 2.12: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời từ tài sản
C
Năm
Năm
h
ỉ
t
i
ê
Đ
2012
2013
Nă
m
2014
Chênh lệch
2013/2012
+/
%
Chênh lệch
2014/2013
+/
%
- 69 -
u
1
.
L
N
S
T
2
.
D
T
T
3
.
T
S
Đ
42.761.
38.302.
449.260
Đ
b
/
q
4
.
H
36.36
-
863.214
3.767.
134
4.458.
586.04
6
219.685
231.283
237.3
11.598
.393.56
8
.509.53
8
66.92
9.389
.115.9
70
199.484
231.671
260.4
32.187
.538.61
8,5
.733.72
4
31.09
8.857
.195.1
05,5
L
1,10
0,99
0,91
-0,11
19,46
16,56
15,32
-2,9
21,44
16,53
13,96
-4,9
-
-
5
1.939.0
96.080
6.083.4
19.851
-
-
2,
28.759.
365.13
3
12
1
-0,08
-
T
S
5
.
R
O
S
6
.
R
O
A
%
%
-
-
-1,24
-2,57
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
Căn cứ vào số liệu trên ta thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản có xu
hướng giảm, cụ thể năm 2012 tỷ sinh lời từ tài sản đạt 21,44%, năm 2013 đạt 16,53%
giảm xuống 22,87%, về số tương đối, hay tuyệt đối là 4,9 lần so với năm 2012, con số
này tiếp tục giảm 2,57 lần, tương ứng giảm với tốc độ chậm hơn là 15,55% trong năm
2014. Đó là do lợi nhuận sau thuế giảm đồng thời tổng tài sản cũng tăng lên nên làm cho
tỷ suất sinh lời từ tài sản giảm.
Để có cái nhìn cụ thể hơn ta tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến sự biến động của ROA bằng phương pháp thay thế liên hoàn sau:
Năm 2013 so với năm 2012:
-
-
- 70
của ROA:
- Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản (H TS) đến sự biến động
∆ROAHTS = (HTS2013 − HTS2012 ) × ROS2012
= (0,99 - 1,10) 19,46 = -2,14%
của ROA:
- Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến sự biến động
∆ROAROS = H TS2013 × (R OS2013 − ROS2012 )
= 0,99 (16,56 - 19,46) = -2,87%
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng:
∆ROA = ∆ROAHTS + ∆ROAROS
= -2,14% - 2,87% = -5,01%
Năm 2014 so với năm 2013:
- Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản (H TS) đến sự biến động
của ROA:
∆ROAHTS = ( H TS2014 − H TS2013 ) × ROS2013
= (0,91 -0,99) 16,56 = -1,32%
- Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến sự biến động
của ROA:
∆ROAROS = H TS2014 × (ROS2014 − ROS2013 )
= 0,91 (15,32 - 16,56 ) = -1,13%
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng:
∆ROA = ∆ROAHTS + ∆ROAROS
= -1,32% - 1,13% = -2,57%
Từ kết quả của việc phân tích trên ta thấy cả hai nhân tố trên có tác động
gần tương đương nhau đến sự biến động của ROA. Cụ thể như sau:
Trước hết xét ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng TS, ta thấy trong
năm 2012, HTS của Công ty là 1,10 lần đến năm 2013 giảm với con số không đáng kể là
0,11, tương ứng giảm 9,35%, năm 2014 so với năm 2013 hiệu suất sử dụng TS của Công
ty tiếp tục giảm còn 0,91 lần, nghĩa là giảm 0,08 lần với tỷ lệ là 8,71%. Điều này đã góp
phần làm cho ROA năm 2013 giảm 5,01% so với năm 2012 và năm 2014 ROA giảm
2,57% so với năm 2013. Nguyên nhân là do nhà quản lý của Công ty đã chưa thực hiện
tốt một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của mình. Hay
nói cách khác do việc sử dụng một số loại tài sản ở Công ty chưa hợp lý và chưa tận dụng
- 71 -
hết tiềm năng của các loại tài sản để tạo ra lợi ích cao. Chẳng hạn thực tế Công ty đã tiến
hành mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện chính sách tín dụng để tăng doanh thu và thu
hút thêm nhiều đơn đặt hàng mới, đồng thời sản xuất thêm nhiều sản phẩm hơn. Điều này
thể hiện ở những con số cụ thể như sau giá trị KPT năm 2013 tăng 3.508.172.499 đồng so
với năm 2012 và năm 2014 so với năm 2013 tăng 3.886.799.947,5 đồng; giá trị HTK
bình quân năm 2013 tăng 13.845.304.686,5 đồng so với năm 2012 và năm 2014 tăng so
với năm 2013 là 2.713.283.535,5 đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu thuần hàng năm
thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của TSNH nên hiệu quả sử dụng TSNH có xu
hướng giảm làm cho hiệu quả sử dụng TS cũng giảm theo mặc dù hiệu suất sử dụng
TSDH đã có sự tăng lên qua ba năm nhưng chỉ có thể làm giảm đi chênh lệch âm của H TS
chứ chưa thể làm tăng hiệu quả sử dụng TS. Do đó, HTS giảm kéo theo ROA giảm.
Tiếp theo xét ảnh hưởng của nhân tố ROS đến ROA, ta thấy năm 2012 cứ
100 đồng DTT tạo ra được 19,46 đồng LNST nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn
16,56 đồng, tức giảm 2,9 đồng, tương ứng giảm 14,92%. Tương tự năm 2014, trong 100
đồng DTT thì có 15,32 đồng, giảm 1,24 đồng so với năm 2013 với tốc độ giảm chậm hơn
là 7,5%. Do đó đã làm cho ROA trong năm 2013 giảm 2,87% so với năm 2012 và giảm
1,13% trong năm 2014 so với năm 2013. Sở dĩ ROS trong ba năm liên tiếp đều giảm như
vậy là do doanh nghiệp đã chưa thực sự quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí tưởng chừng
như không quan trọng như CP nhân công, CP mua ngoài… hay thực hiện chưa triệt để
các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm làm cho tổng chi phí tăng lên. Điều này làm
cho tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của DT, hay cho thấy Công ty chỉ tập
trung tăng doanh thu nhưng chưa thục hiện tiết kiệm chi phí hiệu quả nên làm cho LNST
giảm hàng năm nên khả năng sinh lợi từ doanh thu (ROS) vì thế mà cũng giảm kéo theo
sự giảm đi của ROA.
Tóm lại, trong 3 năm qua ta thấy khả năng sinh lời từ tài sản có chiều
hướng giảm xuống, đây là điều đáng lo ngại. Vì vậy, cần phải tích cực nâng cao hiệu quả
cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt việc sản
xuất, những nỗ lực trong việc mở rộng thị trường nhằm tăng doanh số, tiết kiệm chi phí,
làm tốt công tác quản lý vốn lưu động, khai thác hơn nữa năng lực tài sản cố định hiện
có.
2.2.3.3. Phân tích khả năng sinh lời từ nguồn vốn (ROE)
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu được thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu khả
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là chỉ số tài chính rất quan trọng, thông qua
tỷ suất này ta thấy được mức lợi đem lại về đồng vốn đầu tư của người chủ sở hữu và đây
là tỷ số được quan tâm hàng đầu, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của Công ty.
- 72 -
Để đánh giá khái khát tình hình biến động của ROE ta tiến hành so sánh
các chỉ tiêu liên quan dựa vào bảng phân tích dưới đây: (xem bảng 2.12 trang 62)
- 73 -
Bảng 2.13: Bảng phân tích sức sinh lời từ vốn chủ sở hữu
Chỉ
tiêu
1.
LNST
Chênh lệch
Đ
Đ
Năm 2012
42.761.449
.260
Năm
Năm
2013
2014
38.302.8
63.214
36.363.7
67.134
Chênh lệch
2013/2012
+/ -
4.458.586.
046
2014/2013
%
-
+/ -
1.939.096
.080
%
-
2. Nợ
phải
trả
bình
quân
3.VCS
H
bình
quân
4.
Tổng
TS
bình
quân
Đ
Đ
Đ
51.000.807
.085
148.483.73
1.533,5
199.484.53
8.618,5
72.639.9
74.076
92.693.0
31.553
159.031.
167.738.
759.648
067.304
231.671.
260.431.
733.724
098.857
21.639.166
.991
10.548.028
.114,5
32.187.195
.105,5
42,
7,1
16,
20.053.05
7.477
8.706.307
.656
28.759.36
5.133
27,
5,4
12,
5. Tỷ
suất tự
tài trợ
(HTTT)
= (3)/
(4)*10
0
6. Tỷ
%
74,43
68,65
64,41
-5,79
-
-4,24
-
25,57
31,35
35,59
5,79
4,24
- 74 -
suất nợ
= 100
– (5)
7.
ROA
%
%
21,44
16,53
13,96
-4,9
22,
13,
-
-2,57
-
8.
ROE =
(1)/
(3)*10
0
%
28,80
24,09
21,68
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
-4.71
-
-2.41
-
- 75 -
Qua bảng phân tích sức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) trên ta thấy năm
2012, cứ 100 đồng VCSH đem đi đầu tư thì thu được 28,80 đồng LNST nhưng đến năm
2013 lại giảm xuống nhanh chóng và chỉ đạt 24,09 đồng LNST, giảm so với năm 2012 là
4,71 đồng, tương ứng 16,37%. Tiếp tục sang năm 2014, chỉ tiêu ROE giảm với tốc độ
chậm hơn là 9,99%, đạt 21,68%, tức là cứ 100 đồng VCSH đem đi đầu tư thì thu được
21,68 đồng LNST, giảm 2,41 đồng so với năm 2013. Mặc dù ta thấy ROE qua ba năm đạt
con số tương đối cao nhưng lại có xu hướng giảm xuống với tốc độ đáng quan tâm, hay
nói cách khác Công ty sử dụng không hiệu quả nguồn vốn. Đây là một bất lợi đối với
Công ty, nó sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn đầu tư từ bên ngoài, mở
rộng quy mô sản xuất… Nguyên nhân ROE giảm đi như vậy là do sự tác động của tỷ suất
tự tài trợ (HTTT) và khả năng sinh lời từ tài sản (ROA).
Để làm rõ điều này, ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont kết hợp với
phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sức sinh
lợi từ tài sản (ROA) và tỷ suất tự tài trợ (HTTT).
ROE = ROA ×
Ta có công thức sau:
1
H TTT
Năm 2012 so với năm 2011:
- Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất tự tài trợ đến sự biến động của chỉ tiêu
ROE:
∆ROEHTTT = ROA2012 × (
1
H TTT2013
−
1
H TTT2012
)
= 21, 44 × (
1
1
−
)
68, 65% 74, 43%
= 2,43%
- Ảnh hưởng của nhân tố sức sinh lời từ tài sản đến sự biến động của ROE:
∆ROEROA = (ROA 2013 − ROA 2012 ) ×
1
H TTT2013
= (16, 53 − 21, 44) ×
1
68, 65%
= -7,15%
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:
∆ROE = ∆ROEHTTT + ∆ROEROA
= 2, 43% − 7,15% = −4, 73
%
- 76 -
Năm 2014 so với năm 2013:
- Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất tự tài trợ đến sự biến động của chỉ tiêu
ROE:
∆ROEHTTT = ROA2013 × (
1
H TTT2014
−
1
H TTT2013
)
= 16, 53 × (
1
1
−
)
64, 41% 68, 65%
= 1,59%
- Ảnh hưởng của nhân tố sức sinh lời từ tài sản đến sự biến động của ROE:
∆ROEROA = (ROA 2014 − ROA 2013 ) ×
= (13, 96 − 16, 53) ×
1
H TTT2014
1
64, 41%
= -3,99%
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:
∆ROE = ∆ROEHTTT + ∆ROEROA
= 1, 59% − 3, 99% = −2, 40%
Căn cứ vào số liệu tính toán được ở trên ta thấy nhân tố chính tác động làm
giảm sức sinh lời của VCSH là sức sinh lời từ tài sản. Cụ thể ROA năm 2013 chỉ đạt
16,53%, tức giảm 4,9% so với năm 2012, tương ứng giảm 22,87% đã làm giảm ROE tới
7,15%. Trong năm 2014, ROA chỉ còn 13,96% giảm 2,57% so với năm 2013, với tốc độ
giảm là 15,55% đã góp phần làm cho ROE giảm 3,99%. Nguyên nhân là do trong ba năm
qua Công ty đã sử dụng không hiệu quả các yếu tố sử dụng trong quá trình sản xuất kinh
doanh cũng như chỉ nỗ lực tăng doanh số mà bỏ qua việc tiết kiệm chi phí. Do đó, ROA
giảm kéo theo ROE giảm.
Ngoài ROA còn có tỷ suất tự tài trợ có ảnh hưởng không nhỏ trong việc
làm ROE thay đổi qua ba năm. Cụ thể ta thấy trong năm 2013 so với năm 2012, tỷ trọng
vốn chủ sở hữu chiếm 68,65% trong tổng nguồn vốn, giảm 5,79% với tốc độ giảm
7,78%, sang năm 2014 tỷ suất tự tài trợ giảm 4,24% tương ứng giảm 6,17% so với năm
2013. Tỷ suất tự tài trợ giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014, đồng nghĩa với việc tỷ suât
nợ cũng tăng lên tương ứng.Vì vậy đã góp phần làm cho ROE năm 2013 tăng 2,43% so
với năm 2012, và tăng 1,59% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ trong ba năm qua
- 77 -
Công ty đã dần thay đổi chính sách tài trợ bằng cách tăng tỷ trọng nợ phải trả, hay giảm
tỷ trọng vốn chủ sở hữu, nghĩa là sự tự chủ về tài chính của Công ty giảm đi hay nói cách
khác sự phụ thuộc về nguồn tài trợ vào bên ngoài tăng lên nhưng vẫn đảm bảo sự tự chủ
về tài chính cao.
Sự tác động của nhân tố HTTT và ROA đã làm cho ROE trong năm 2013
giảm đi 4,73% so với năm 2012, và đến năm 2014 giảm 2,40% so với năm 2013. Qua đó
ta thấy ROA là nhân tố tác động mạnh mẽ làm cho ROE của Công ty giảm. Mặc dù sự
tăng lên của tỷ suất nợ giúp ROE tăng lên nhưng mức tăng này còn thấp không đủ để
ROE tăng lên do sự tác động của ROA được.
Như vậy, để cải thiện tình hình này Công ty phải tìm ra biện pháp thích hợp
để làm gia tăng thêm ROE bằng cách nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng TS
cũng như các biện pháp làm gia tăng doanh thu và kiểm soát chi phí. Chẳng hạn như thực
hiện việc đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao sản phẩm nhằm tăng được doanh số bán
ra, đồng thời Công ty nên giải phóng nhanh lượng HTK để giảm bớt các chi phí sản xuất,
việc này sẽ góp phần rất lớn trong việc gia tăng ROE. Ngoài ra, để ROE tăng trong
những năm sau, Công ty nên đi vay các đối tượng bên ngoài vì như vậy sẽ làm cho độ lớn
của đòn bẩy tài chính tăng, từ đó sẽ góp phần năng cao chỉ tiêu ROE.
2.2.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và
lao động vật hóa mà công ty bỏ ra, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong
một thời kỳ nhất định. Việc tính toán đúng các khoản chi phí bỏ ra giúp công ty phác
thảo được viễn cảnh kinh donah của công ty mình.
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do
đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách cẩn thận để hạn chế sự gia
tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm
tăng lọi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
Để xem xét việc sử dụng chi phí ở Công ty Cổ phần chế biến gỗ nội thất
PISICO có hiệu quả hay không ta dựa vào bảng phân tích số liệu dưới đây: (Xem bảng
2.14 trang 66)
- 78 -
- 79 -
Bảng 2.14: Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí năm 2012 – 2014
(ĐVT: Đồng)
Năm
2012
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2013/2012
Năm 2013
Năm 2014
(+/-)
1. Doanh thu
219.685.3
93.568 231.283.509.538 237.366.929.389
thuần
2. LNST
3. Tổng CP
4. Hiệu suất sử
dụng CP = (1)/(3) (lần)
5. Tỷ suất lợi
nhuận trên CP = (2)/
(3)*100 (%)
%
11.598.115.97
0
(+/-)
5,28
%
6.083.419.851
2.63
42.761.44
9.260 38.302.863.214 36.363.767.134 -4.458.586.046 -10,43
-1.939.096.080 -5,06
181.212.2
77.537 192.522.811.598 195.100.389.362
1,2123
Chênh lệch 2014/2013
23,59
1,2013
11.310.534.06
1
1,2166
19,89
6,2
-0,011
18,64
2.577.577.764
-0,91
-3,70 -15,69
1,34
0,015
1,25
-1,25
-6,28
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO)
- 80 -
- 81 Phân tích hiệu suất sử dụng chi phí
Hiệu suất sử dụng chi phí cho thấy tốc độ gia tăng của doanh thu thuần so
với chi phí bỏ ra qua các năm. Từ kết quả phân tích ở trên ta thấy năm 2013 hiệu suất sử
dụng chi phí thấp hơn so với năm 2012 nhưng không nhiều, trong năm 2012 hiệu suất sử
dụng chi phí là 1,2123 lần, năm 2013 hiệu suất sử dụng chi phí giảm còn 1,2013 lần,
giảm 0,011 lần so với năm 2012, và thấp hơn hiệu suất sử dụng chi phí trong năm 2014,
trong năm 2014 hiệu suất sử dụng chi phí tăng 0,015 lần so với năm 2013. Điều này cho
thấy qua ba năm hiệu suất chi phí có biến động tăng nhứng mức tăng không lớn chứng tỏ
công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả, đó là nguyên nhân góp phần làm giảm lợi nhuận
của Công ty.
Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là chỉ tiêu cho thấy lợi nhuận đạt được trên
100 đồng chi phí bỏ ra. Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi
phí có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2013. Cụ thể như sau: Năm 2012, Công ty
bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu lại được 23,59 đồng lợi nhuận, sang năm 2013 khi bỏ ra
100 đồng chi phí thì lợi nhuận mà Công ty thu lại đã giảm đi chỉ còn 19,89 đồng, về tuyệt
đối thì giảm 3,7 đồng và giảm 15,69% về số tương đối. Đến năm 2014 tiếp tục giảm chỉ
còn 18,64 đồng, tương ứng giảm 1,25 đồng so với năm 2013 với tốc độ chậm hơn là
6,28%. Trong ba năm ta thấy lợi nhuận đạt được trên 100 đồng chi phí bỏ ra trong năm
2012 là cao nhất, điều này chứng tỏ trong năm 2012 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
hơn so với năm 2013 và năm 2014.
Việc khả năng sinh lời của chi phí giảm trong ba năm qua là do ảnh hưởng
của hai nhân tố đó là lợi nhuận sau thuế và tổng chi phí kinh doanh. Để đánh giá mức độ
ảnh hưởng của hai nhân tố này ta xây dựng phương trình kinh tế sau đây:
∑ Lợi nhuận sau thuế
TCP =
100%
∑ Chi phí sản xuất kinh doanh
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố đến tỷ suất sinh lời của chi phí.
* Năm 2013 so với năm 2012:
- Ảnh hưởng của nhân tố tổng CP đến sự biến động của tỷ suất sinh lời của
chi phí:
∆TCP =
LNST2012
LNST2012
× 100 −
× 100
∑ CP2013
∑ CP2012
- 82 -
=
42.761.449.260
42.761.449.260
× 100 −
×100
192.522.811.598
181.212.277.537
= -1,39%
- Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế đến sự biến động của tỷ suất
lợi nhuận trên CP:
∆TCP =
LNST2013
LNST2012
× 100 −
× 100
∑ CP2013
∑ CP2013
38.302.863.214
42.761.449.260
× 100 −
× 100
192.522.811.598
192.522.811.598
=
= -2,32%
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆TCP = −1, 39% − 2, 32%
= -3,71%
* Năm 2014 so với năm 2013:
- Ảnh hưởng của nhân tố tổng CP đến sự biến động của tỷ suất sinh lời của
chi phí:
∆TCP =
LNST2013
LNST2013
×100 −
× 100
∑ CP2014
∑ CP2013
=
38.302.863.214
38.302.863.214
× 100 −
× 100
195.100.389.362
192.522.811.598
= -0,26%
- Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế đến sự biến động của tỷ suất
lợi nhuận trên CP:
∆TCP =
LNST2014
LNST2013
× 100 −
× 100
∑ CP2014
∑ CP2014
36.363.767.134
38.302.863.214
× 100 −
× 100
195.100.389.362
195.100.389.362
=
= -0,99%
- 83
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆TCP = −0, 26% − 0,99%
= -1,25%
Căn cứ vào số liệu vừa tính toán được ta thấy cả hai nhân tố đó là tổng chi
phí kinh doanh và lợi nhuận sau thuế đều có tác động làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên chi
phí trong ba năm qua. Cụ thể từ năm 2012 đến năm 2014 tổng chi phí của Công ty tăng
lên liên tục đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên chi phí dưới sự tác động của tổng chi phí
trong năm 2013 giảm 1,39% so với năm 2012 và trong năm 2014 giảm so với năm 2013
là 0,26%. Bên cạnh đó việc lợi nhuận sau thuế không ngừng giảm qua các năm cũng có
ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đó là năm 2013 giảm
2,32% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 0,99% so với năm 2013. Để giải thích cho sự
giảm sút này chỉ có một nguyên nhân đó là trong ba năm qua để đáp ứng được nhu cầu
thị trường, đưa Công ty hội nhập nền kinh tế thế giới cũng như đưa Công ty thoát khỏi
những khó khăn hiện tại của ngành chế biến gỗ ở Bình Định, Công ty đã tiến hành mở
rộng quy mô sản xuất, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,
không những đầu tư ở khâu bán hàng mà còn ở công tác quản lý doanh nghiệp. Điều này
khiến cho tốc độ tăng của chi phí kinh doanh tăng cao làm lợi nhuận giảm đi, từ đó kéo
theo tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cũng giảm xuống.
Nhìn chung tình hình sử dụng chi phí của Công ty như hiện nay chưa thực
sự có hiệu quả, chi phí bỏ ra nhiều hơn nhưng lợi nhuận mang lại chưa cao. Do đó muốn
hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải biết sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.
Chính vì thế, Công ty cần thực hiện những biện pháp tiết kiệm chi phí để một đồng vốn
bỏ ra thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều.
- 84 -
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ NỘI THẤT
PISICO
3.1. Những nhận xét, đánh giá chung về hiệu quả HĐKD tại Công ty
3.1.1. Nhận xét chung
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt như hiện
nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải xây dựng được bộ
máy tổ chức, quản lý sao cho khoa học và hợp lý. Để làm được điều này, không thể
không kể đến tầm quan trọng của công tác kế toán sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO, bằng
kiến thức đã học kết hợp với thục tế công việc, em có một số nhận xét khái quát về công
tác kế toán tại Công ty như sau:
Đội ngũ cán bộ, quản lý nhân viên kế toán của Công ty nhìn chung làm việc khá đồng bộ,
có hiệu quả, năng động sáng tạo, có đủ trình độ kiến thức để xây dựng một mô hình quản
lý kinh tế chủ động đáp ứng kịp thời việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho các
công tác lãnh đạo, phục vụ tốt cho công tác quản lý Công ty.
Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức đơn giản, tập trung gọn nhẹ
phù hợp với mô hình quản lý, mô hình tổ chức sản xuất và quy tình sản xuất sản phẩm
của Công ty.
Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô, đặc
điểm, tình hình thực tế của Công ty, phù hợp với trình độ kế toán viên.
Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng hệ thống kế toán được ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài ra, Công
ty còn mở một số tài khoản tài sản chi tiết nhằm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh tại Công ty, tạo điều kiện cho việc hạch toán được dễ dàng.
- 85 Sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán: Công ty đã
mở đầy đủ các sổ sách chi tiết và sổ tổng hợp cần thiết cho công việc hạch toán của mình,
kết cấu mẫu sổ theo quy định, dễ làm, dễ hiểu; chứng từ rõ ràng, ghi chép đầy đủ hợp lý,
hợp lệ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty là
tương đối hợp lý, tránh được sự chồng chéo trong công việc, phê duyệt và hạch toán
chứng từ. Chứng từ được đóng tập hàng tháng theo từng loại chứng từ giúp việc tra cứu,
tìm kiếm chứng từ được dễ dàng. Hàng quý toàn bộ chứng từ phát sinh các tháng trong
quý được kế toán tập hợp và cho vào hộp để lưu trữ. Thời gian lưu trữ chứng từ tại Công
ty thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật kế toán.
3.1.2. Những mặt mạnh Công ty đạt được
Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Chế biến gỗ
nội thất PISICO qua các chỉ tiêu cụ thể chúng ta có thể đánh giá được tình trạng hiện tại
của Công ty về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng sử dụng lao
động và các tiềm năng của Công ty. Bên cạnh đó rút ra được thế mạnh của Công ty trong
quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
- Sự sáng tạo không ngừng, chủ động đầu tư chiều sâu và liên tục cung cấp
cho thị trường các dòng sản phẩm bàn ghế ngoài trời chất lượng cao đã và đang góp phần
tạo nên những giá trị mới cho thương hiệu PISICO. Đến nay các sản phẩm của PISICO
luôn được khách hàng tin dùng với chất lượng sản phẩm vượt trội, mẫu mã đa dạng, đặc
biệt giá cả lại rất hợp lý. Đây chính là yếu tố tiên quyết để PISICO ngày càng khẳng định
vị thế thương hiệu của mình có sức cạnh tranh tốt trên thị trường.
- Với nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các hoạt động
của PISICO đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến gỗ
xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định. Nhằm xây dựng thương hiệu PISICO Uy tín Chất lượng, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, PISICO đang tiếp tục nghiên
cứu cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; đầu tư dây chuyền công nghệ cao,
trang thiết bị hiện đại để mở rộng xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất có giá trị cao, tiêu hao
nguyên liệu ít. Đây là một trong những vấn đề mà ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất
khẩu tỉnh Bình Định nói riêng cũng như Việt Nam nói chung đang rất quan tâm, hướng
đến phát triển bền vững và hiệu quả.
- Sản xuất tương đối ổn định và theo kế hoạch, đúng quy định. Doanh thu
qua các năm đạt giá trị cao và có xu hướng tăng lên.
- Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng TSNH có xu hướng tăng lên, các khoản phải
thu cũng như hàng tồn kho tăng nhanh.
- 86 -
- Đảm bảo được việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Chế độ
lương, thưởng, phạt rõ ràng, minh bạch và công bằng, đồng thời cũng gắn liền với trách
nhiệm của từng lao động cụ thể, do vậy người lao động có tâm lý tốt trong làm việc và
mang lại hiệu quả lao động cao. Sắp xếp lao động hợp lý, lương bình quân tính cho một
lao động tăng qua các năm.
- Quản lý tài sản dài hạn thống nhất, minh bạch, gắn liền trách nhiệm của
cá nhân sử dụng và quản lý. Tiến hành dán nhãn hiệu của từng tài sản theo sự phân giao
tài sản cho người dùng quản lý, lập hồ sơ tài sản. Vì vậy, việc kiểm kê và đánh giá tình
trạng tài sản được tiến hành rất thuận tiện.
- Các hoạt động đoàn thể luôn được chú trọng đúng mức, nhằm nâng cao
tinh thần trách nhiệm của mỗi người lao động trong Công ty.
- Có chiến lược đầu tư kinh doanh đúng hướng, không ngừng nâng cao chất
lượng hàng hóa và phát triển nguồn nhân lực, đào tạo trong và ngoài nước.
- Thế mạnh của PISICO nằm ở quy mô nhà xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn;
quy trình sản xuất khép kín với hệ thống dây chuyền chế biến gỗ hiện đại nhập khẩu châu
Âu, đội ngũ hơn 400 công nhân - kỹ thuật viên được đào tạo bài bản. Riêng đội ngũ thiết
kế của Công ty cũng rất năng động, sáng tạo, luôn chủ động bám sát và nắm bắt ý tưởng
của khách hàng để cho ra đời những dòng sản phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền
thống và hiện đại, đáp ứng hiệu quả yêu cầu của khách hàng về mặt kỹ thuật, mỹ thuật
cũng như chất lượng. Ngoài ra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế trong sản xuất cũng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng sức
cạnh tranh của thương hiệu PISICO trong tiến trình hội nhập và phát triển.
3.1.3. Một số điểm còn hạn chế tại Công ty
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty còn tồn tại một số mặt hạn
chế. Chính những yếu tố này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công
ty. Thông qua quá trình phân tích ta thấy:
- Tình hình thu hồi các khoản phải thu năm 2013 kém đi so với năm 2012
và 2011, do vậy các khoản phải trả tăng lên ở Công ty tạo áp lực thanh toán. Số nợ phải
thu cao chủ yếu tập trung ở các khoản phải thu khách hàng, như vậy Công ty đã để cho
các đối tượng bên ngoài chiếm dụng với số vốn khá lớn. Trong khi đó, số nợ phải trả cho
người bán cũng tăng lên, do vậy Công ty cần phải có biện pháp thu hồi số nợ còn đọng lại
ở khách hàng, đồng thời cần tìm nguồn tài chính bên ngoài để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
- 87 -
- Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty chưa tốt, giá thành sản xuất ngày
càng tăng, lượng HTK qua ba năm tăng đều làm giá vốn hàng bán cũng tăng lên tương
ứng. Nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động theo chiều hướng tăng,
tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới suy thoái, hiện tại đang trên đà phục hồi
và phát triển nên chưa ổn định. Vì vậy Công ty cần có biện pháp sử dụng tài sản một cách
hợp lý hơn và có giải pháp để xây dựng, thực hiện một giá thành sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường.
- Về tình hình sử dụng TSCĐ, mặc dù Công ty đã thanh lý, nhượng bán
một số máy móc, thiết bị cũ hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn chưa triệt để.
- Cơ cấu vốn còn mất cân đối, sự tự chủ về nguồn tài chính còn khá cao,
chưa vận dụng tốt công cụ đòn bẩy tài chính khiến cho hiệu quả sử dụng vốn không cao.
- Công tác quản lý và kiểm soát chi phí chưa hiệu quả làm chi phí trong ba
năm tăng cao kéo theo lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm xuống.
- Việc chấp hành kỷ luật lao động ở một số phòng còn yếu, công tác quản
lý và điều hành ở một số phòng có lúc còn lơi lỏng, việc nhắc nhở kiểm tra đôn đốc và
giám sát công việc có lúc chưa chặt chẽ.
3.2. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mỗi
doanh nghiệp, vì đó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của chính họ. Để
hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phải có những biện pháp thích
hợp nhằm phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế.
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty CP Chế biến gỗ nội
thất PISICO em nhận thấy để hoạt động SXKD của Công ty đạt hiệu quả cao hơn nữa thì
Công ty phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong quá trình sản xuất, cần phải giải
quyết một cách đồng bộ và hợp lý những vấn đề còn tồn tại. Với thời gian thực tập có
hạn và kiến thức bản thân cò hạn chế, em xin nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới như sau:
3.2.1. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu
Lý do thực hiện
Trong kinh doanh, ngoài vấn đề doanh nghiệp quan tâm đó là giá cả, chất
lượng và lợi nhuận cuối cùng, một vấn đề khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là
khả năng thanh toán của khách hàng trong quan hệ mua bán. Khoản phải thu là khoản
tiền bị khách hàng chiếm dụng, do đó bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn
- 88 -
khách hàng thanh toán ngay sau khi giao hàng xong. Nếu một doanh nghiệp có những
điều kiện phù hợp với khách hàng trong việc thanh toán nợ sẽ góp phần thu hút khách
hàng. Về phía mình, bởi lẽ việc mua chịu, bán chịu là điều không thể tránh khỏi trong
kinh doanh. Tuy nhiên để tình trạng mua bán chịu không có giới hạn sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của Công ty thông qua tốc độ quay vòng nợ phải thu.
Qua phân tích về tình hình phải thu trong ba năm từ năm 2012 đến năm
2014, ta thấy trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty thì các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng tương đối cao. Cụ thể số liệu qua ba năm lần lượt là khoản phải thu năm 2012
chiếm 15,39%, năm 2013 chiếm 14,01% đến năm 2014 chiếm 13,51%, mặc dù tỷ trọng
có xu hướng giảm đi nhưng không đáng kể, trong khi đó giá trị khoản phải thu vẫn tiếp
tục tăng qua từng năm phân tích. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty trong vấn đề
quay vòng vốn ngắn hạn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty vì phải
chịu chi phí sử dụng vốn cho những khoản tiền phải thu của khách hàng.
Vấn đề đặt ra cho Công ty là làm sao giảm tỷ trọng của các khoản phải thu
hơn nữa để thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào quá trình kinh doanh, tăng khả năng sinh lãi
nhằm mang lại lợi nhuận cho Công ty cao nhất nhưng vẫn không làm tổn hại đến mối
quan hệ của Công ty với khách hàng. Đây là mục tiêu đặt ra cho các nhà quản lý trong
chính sách bán hàng và thu hồi công nợ sao cho việc thanh toán nhanh gọn nhất.
Nội dung của biện pháp
Đối với Công ty, cơ sở xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán chính là
lãi suất tiền vay ngân hàng và tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn. Có nghĩa là với số
tiền vay ngân hàng, thay vì đầu tư vào các khoản phải thu của khách hàng, Công ty sẽ
đầu tư vào mục đích khác để sau khi bù đắp chi phí lãi vay còn được một khoản lợi
nhuận.
Thực tế ta thấy các khoản phải thu của Công ty bị khách hàng chiếm dụng
nhiều, nhưng số ngày bình quân thu hồi khoản phải thu của Công ty không đến nỗi quá
chậm, nghĩa là thu hồi được trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, số ngày một vòng quay
khoản phải thu lại có xu hướng tăng lên. Thời gian trung bình để thu hồi các khoản nợ
của khách hàng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến vốn vay và lãi suất. Vì vậy Công ty phải đưa ra
các chính sách ưu đãi với những khách hàng thường xuyên của Công ty và thanh toán
đúng hạn. Để giảm thời gian thanh toán chậm Công ty cần đưa ra các giải pháp sau:
- Trước khi ký hợp đồng mua bán cần tìm hiểu tình hình tài chính của các
chủ thể xem có đủ khả năng thanh toán tiền hàng đúng hạn hay không. Đối với những
khách hàng đặt hàng với khối lượng lớn, Công ty cần phải đòi các khoản ứng trước và
những cam kết một cách chắc chắn rằng khách hàng đó sẽ thanh tóan cho Công ty.
- 89 -
- Khi làm hợp đồng ký kết cần ghi rõ thời hạn trả tiền, nếu đến hạn chưa
thanh toán hết thì khách phải chịu thêm một lãi suất của khoản tiền chưa thanh toán hết
bằng lãi suất ngân hàng.
- Giảm giá cho những khách hàng thường xuyên của Công ty.
- Thưởng cho những khách hàng đến thanh toán tiền hàng sớm và đúng hạn
bằng những phần thưởng mang giá trị tinh thần cao.
- Công ty của cán bộ đi đôn đốc thu hồi nợ, có khuyến khích khen thưởng
theo tỷ lệ % số tiền đòi được.
- Nếu gặp trường hợp nợ khó đòi do khách hàng khó khăn về tài chính và
xét về lâu dài khách hàng không có khả năng trả nợ thì Công ty cũng cần chấp nhận
phương thức đòi nợ bằng cách chiết khấu dần, nhằm thu hồi lại các khoản nợ khó đòi.
- Công ty cần lập kế hoạch và quản lý các khoản nơ khó đòi. Muốn vậy, kế
toán có thể sử dụng phương pháp ước tính nợ khó đòi theo thời gian nợ của từng khách
hàng. Đây là phương pháp theo dõi chi tiết thời gian nợ của từng khách hàng , qua đó xây
dựng tỷ lệ nợ khó đòi cho từng khoản thời gian cụ thể.
Theo phương pháp này, Công ty cần lập một bảng kê theo dõi các khoản
phải thu của khách hàng, số tiền nợ, thời điểm thu nợ và thời gian trễ hạn. Sau đó phân
loại thời gian trễ hạn theo từng khoản (30 ngày, 60 ngày, 90 ngày,..) và dựa vào kinh
nghiệm để ước tính tỷ lệ mỗi loại có thể trở thành nợ khó đòi. Nguyên tắc chung là thời
gian nợ quá hạn càng lớn thì tỷ lệ nợ khó đòi càng cao.
Thủ tục thu nợ bao gồm trình tự hợp lý các giải pháp mà nó sử dụng cho
các hóa đơn quá hạn. Các biện pháp có thể sử dụng như: Gửi thư yêu cầu, gọi điện nhắc
nhở, viếng thăm.. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:
Thời gian quá
Giải pháp
hạn
10 ngày
Gọi điện thoại nhắc nhở các hóa đơn đến hạn thanh toán
và yêu cầu trả lời
Gửi thư hoặc Fax kèm theo thông tin hóa đơn thúc giục trả
30 ngày
tiền và khuyến cáo có thẻ giảm tín nhiệm trong các yêu
cầu tín dụng
Gửi thư, gửi thông tin hóa đơn, thông báo nếu không
60 ngày
120 ngày
thanh toán đủ tiền trong thời hạn 30 ngày, Công ty sẽ hủy
bỏ các giá trị tín dụng đã thiết lập
Cho người đến thăm thường xuyên và khẳng định cuối
cùng về việc hủy tín dụng
- 90 150 ngày
Trên 1 năm
Nhờ cơ quan Nhà nước can thiệp
Chuyển vào nợ khó đòi, nếu giá tri lớn thì nhờ pháp luật
can thiệp
- Ngoài ra, Công ty cũng nhờ phương pháp ủy nhiệm thu. Trong trường hợp
thiếu vốn để kinh doanh thì có thể đem hóa đơn quá hạn thanh toán tới ngân hàng để thế
chấp vay vốn kinh doanh và dĩ nhiên số vốn mà ngân hàng cho vay bao giời cũng nhỏ
hơn khoản phải thu và được xem xét kỹ lưỡng các hóa đơn đó trước khi quyết định có
cho vay hay không.
Kết quả mong muốn khi sử dụng biện pháp
- Dự kiến năm 2015 nếu các biện pháp trên được Công ty thực hiện một
cách nhất quán thì có thể rút ngắn được số ngày một vòng quay khoản phải thu khách
hàng, hạn chế được các khoản nợ khó đòi cũng như các khoản nợ của khách hàng có khó
khăn về tài chính, mang lại nhiều đồng vốn hơn cũng như rủi ro kinh doanh cũng được
hạn chế. Giảm được không ít số vốn bị khách hàng chiếm dụng trước đây nhưng vẫn đảm
bảo điều hòa được chính sách tín dụng thương mại để khuyến khích mua hàng của khách
hàng.
- Các chính sách được thực hiện có ý nghĩa to lớn trong việc huy động vốn
ngắn hạn, tiết kiệm chi phí lãi vay, nâng cao khả năng thanh toán hiện hành và khả năng
thanh toán nhanh của Công ty.
- Kèm theo việc áp dụng chính sách chiết khấu theo tỷ lệ hợp lý sẽ giúp
Công ty thu được một khoản lợi nhuận tăng lên, từ đó làm cho ROA tăng lên.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng HTK
Lý do thực hiện
- Trong quá trình luân chuyển hàng tồn kho phục vụ sản xuất kinh doanh,
việc tồn tại vật tư dự trữ là bước đệm cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Vật tư
tồn kho của Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO chủ yếu là gỗ các loại, công cụ
dụng cụ, phụ tùng thay thế, phụ gia các loại. Trong hoạt động SXKD, vật tư và nguyên
vật liệu dự trữ tuy không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn trong việc
đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra bình thường.
- Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản tại Công ty CP Chế biến gỗ nội thất
PISICO cho thấy hàng tồn kho của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản,
cụ thể năm 2012 giá trị HTK là 46.497.565.340,5 đồng, chiếm 23,31%, sang năm 2013 là
60.342.870.027 đồng, tỷ trọng chiếm 26,05%. Nếu như năm 2013 tỷ trọng HTK đạt
26,05% thì đến năm 2013 tỷ trọng này lại giảm đi còn 24,21% nhưng giá trị HTK vẫn
- 91 -
đảm bảo tăng đều. Do vậy, nếu trong năm tới Công ty không có những biện pháp để đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh của đơn vị.
Nội dung của biện pháp
- Trên cơ sở cân đối chi phí lưu kho và những thiệt hại mà Công ty gánh
chịu do hao hụt và thất thoát, Công ty xác định mức dự trữ và thời điểm đặt hàng. Về lý
thuyết, khi nào lượng hàng lưu kho hết mới nhập kho lượng hàng mới, nhưng trong thực
tiễn, Công ty không thể hết NVL, vật tư rồi mới nhập kho, ngược lại nếu mua hàng về
quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên vật liệu, vật tư tồn kho. Do đó, cần xác định thời điểm
mua hàng phù hợp bằng cách xác định số lượng nguyên vật liệu, vật tư sử dụng mỗi ngày
là đại lượng biến thiên, để đảm bảo tính ổn định sản xuất, Công ty cần duy trì lượng tồn
kho an toàn tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Lượng dự trữ an toàn chính là lượng dự trữ ở
thời điểm đặt hàng.
- Để quá trình cung cấp nguyên vật liệu được đảm bảo Công ty cần có
những chính sách quản lý, dự trữ hợp lý. Với các ưu điểm như các thông số sử dụng
trong mô hình ít, đơn giản, mô hình có thể dùng trong doanh nghiệp sản xuất nhiều sản
phẩm, ít nhạy cảm với sai số của các tham số. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng mô hình
Wilson để ứng dụng cho giải pháp này.
Ứng dụng mô hình Wilson, với công thức:
CDT = CLK + CĐH
CLK = H ×
Q
2
C ĐH = S ×
D
Q
TC = P × D + H ×
Q
D
+S×
2
Q
Trong đó:
CDT : Chi phí dự trữ
CLK : Chi phí lưu kho
CĐH : Chi phí đặt hàng
TC : Tổng chi phí
- 92 -
H : Chi phí tồn trữ đơn vị hàng trong một đơn vị thời gian
I
: Tỷ lệ chi phí lưu kho so với giá mua (30%)
P
: Giá mua 1m3 gỗ nguyên liệu: 2.500.000 đồng
Q
: Số lượng một lần đặt hàng của Công ty 250m3/lần
Q/2 : Mức dự trữ trung bình của Công ty: 125m3
S
: Chi phí bỏ ra khi đặt hàng một lần 450.000 đồng
D
: Nhu cầu gỗ nguyên liệu dùng cho sản xuất trong năm là 1000m 3/năm
- Khi đó:
TC = P × D + I × P ×
Q
D
+S×
2
Q
TC = 2.500.000 × 1000 + 30% × 2.500.000 ×
250
1000
+ 450.000 ×
2
250
TC = 2.595.500.000
- Hiện nay phía nhà cung cấp có chính sách ưu tiên giảm giá theo số lượng:
+ Nếu đặt hàng 0 < Q < 100m3 thì đơn giá là 2.500.000 đồng/m3
+ Nếu đặt hàng 100 Q < 200m3 thì đơn giá là 2.400.000 đồng/m3
+ Nếu đặt hàng Q 200m3 thì đơn giá là 2.300.000 đồng/m3
- Vậy ta phải xem xét, nếu Công ty chọn mua mức sản phẩm tối ưu Q* vừa
tính toán ở trên và mức chiết khấu theo số lượng như vậy thì đã thật sự đem lại lợi ích
cao nhất cho Công ty hay chưa. Ta có:
Q* =
2 DS
IP
Với mức giá 2.500.000 đồng/m3 thì:
Q1* =
2 × 1000 × 450.000
30% × 2.500.000
Q1* = 34m3
- 93
Tổng chi phí tương ứng là:
TC1 = 2.500.000 ×1000 + 30% × 2.500.000 ×
TC1 = 2.527.455.882
đồng
+ Với mức giá 2.400.000 đồng/m3 thì:
Q2 * =
34
1000
+ 450.000 ×
2
34
2 × 1000 × 450.000
30% × 2.400.000
Q2 * = 35m3
Cần điều chỉnh Q2* lên 100m3 để được hưởng chính sách ưu tiên.
Tổng chi phí khi đó là:
TC2 = 2.400.000 × 1000 + 30% × 2.400.000 ×
TC2 = 2.442.000.000
100
1000
+ 450.000 ×
2
100
đồng
Với mức giá 2.300.000 đồng/m3 thì:
Q3 * =
2 ×1000 × 450.000
30% × 2.300.000
Q3 * = 36m3
Ta điều chỉnh Q3* lên 200m3 khi đó:
TC3 = 2.300.000 ×1000 + 30% × 2.300.000 ×
TC3 = 2.371.250.000
Kết luận:
đồng
200
1000
+ 450.000 ×
2
200
- 94 -
Ta thấy tổng chi phí với mức Q3* là nhỏ nhất nên Công ty sẽ chọn mức sản
lượng Q* = Q3* = 200 m3, TC3 = 2.371.250.000 đồng. Như vậy khi đặt mua ở mức sản
lượng 200m3 Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí so với mức sản lượng cũ Q =
250m3 là:
TC = TC – TC3 = 2.595.500.000 – 2.371.250.000 = 224.250.000 đồng.
Bên cạnh đó, ngoài việc áp dụng mô hình dự trữ hàng tồn kho hợp lý, Công
ty cần kết hợp áp dụng các biện pháp khác để có thể giải phóng nhanh lượng hàng tồn
kho, giúp vốn được luân chuyển nhanh chóng, cụ thể như sau:
- Thời gian tới Công ty cần tấn công vào các thị trường tiềm năng, có nhu
cầu gia tăng trong tương lai. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, đồng thời
Công ty nên thiết lập thêm các chi nhánh phân phối tiêu thụ trên nhiều tỉnh hơn.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo trong từng sản
phẩm, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận
chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên.
- Đối với hàng tồn kho do sản xuất mà thị trường ít tiêu thụ thì nhanh chóng
giải phóng, linh hoạt trong giá cả, giảm giá và những ưu tiên khác để thu hồi vốn nhanh
nhất.
- Đảm bảo cân đối giữa nhu cầu thị trường và sản lượng sản xuất trong
năm.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, từ đó dự
đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất.
-Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu thật sự chắc chắn và cần
thiết.
Kết quả mong muốn khi sử dụng biện pháp
Nếu so sánh mô hình đặt hàng Wilson với phương pháp đặt hàng hiện tại
của Công ty thì phương pháp này ưu việt hơn, cụ thể:
- Giảm được chi phí là 224.250.000 đồng, kéo theo giá thành sẽ hạ, sản
phẩm tiêu thụ nhanh hơn và hạn chế được hàng tồn kho nhiều.
- Nâng cao giá trị khoản mục “Tiền và tương đương tiền” lên thêm
224.250.000 đồng, góp phần cải thiện khả năng thanh toán và giảm rủi ro.
Lúc này số lần đặt hàng tối ưu là:
- 95 -
N* =
D 1000
=
=5
Q * 200
(đồng)
Vậy phương án tối ưu là Công ty nên đặt mua 200 m 3 gỗ nguyên liệu cho
quá trình sản xuất cho mỗi lần đặt hàng. Mỗi năm nên đặt 5 lần (với giả định số ngày đợi
hàng là 0).
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dựa vào chỉ tiêu Sức sinh lời kinh tế của
tài sản (RE)
Lý do thực hiện
Một trong những vấn đề mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp quan
tâm nhất là xây dựng cấu trúc nguồn vốn như thế nào, vốn chủ sỡ hữu bao nhiêu, vay
ngân hàng bao nhiêu dể có thể tối đa hóa giá trị cuối cùng của doanh nghiệp, hay còn gọi
là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong
nghiên cứu lý thuyết lẫn áp dụng trong thực tiễn.
Thực tế trong ba năm từ năm 2012 đến năm 2014 ta thấy sức sinh lời
VCSH của Công ty có xu hướng giảm dần, hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty giảm. Cụ thể: năm 2012 cứ 100 đồng VCSH đem đi đầu tư thì thu được 28,80
đồng LNST nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống nhanh chóng và chỉ đạt 24,09 đồng
LNST, giảm so với năm 2012 là 4,71 đồng, tương ứng 16,37%. Tiếp tục sang năm 2014,
chỉ tiêu ROE giảm với tốc độ chậm hơn là 9,99%, đạt 21,68%, tức là cứ 100 đồng VCSH
đem đi đầu tư thì thu được 21,68 đồng LNST, giảm 2,41 đồng so với năm 2013.
Công ty đã dần thực hiện chuyển đổi cơ cấu vốn bằng cách giảm tỷ trọng
nguồn VCSH và tăng tỷ trọng nợ phải trả, đồng thời Công ty đang có nhiều đơn đặt hàng
và hiện nay tỉnh cũng đang có nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành chế biến gỗ nên
việc tăng cường đi vay nợ sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
Nội dung của biện pháp
EBIT
Sức sinh lời kinh tế của tài sản (RE) =
100
∑ Tài sản bình quân
Khi RE > lãi suất đi vay (r) thì doanh nghiệp nên tăng cường đi vay nếu có
nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và muốn tăng các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh. Ngược lại, thì không nên tiếp tục đi vay nữa.
- 96 -
Bảng 3.1. Sức sinh lời kinh tế của tài sản của Công ty CP Chế biến gỗ nội thất
PISICO từ năm 2012 đến năm 2014
Đ
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận
trước thuế
2. Chi phí lãi
vay
3. Tổng tài sản
V
T
Đ
ồ
n
g
Đ
ồ
n
g
Đ
ồ
n
g
Năm
Năm 2013
Năm 2014
49.289.7
47.076.875.8
51.708.394
78.816
35
.703
1.772.82
1.534.488.86
1.101.597.
9.990
9
106
206.247.
257.095.672.
263.766.52
795.145
303
5.411
24,76
18,91
20,02
2012
4. Tỷ suất sinh
lời kinh tế của
tài sản
(4)=[(1)+(2)]/
(3)100
%
%
5. Lãi suất trần
/
n
12
11
10
ă
m
(Nguồn: Tính toán của tác giả dưa vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO từ năm 2012
-2014)
cho vay của
NHNN (r)
Qua số liệu tính toán được ở trên, rõ ràng ta thấy RE > r (hiệu quả sử dụng
tài sản > lãi suất vay) trong cả ba năm, điều này cho thấy nếu Đòn bẩy tài chính càng cao,
khi đó ROE càng cao. Do đó việc Công ty tăng cường đi vay sẽ làm cho hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu tăng. Nếu trong thời gian tới Công ty có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh mà vẫn muốn giữ được, thậm chí tăng các chỉ tiêu hiệu quả thì doanh nghiệp nên
tiếp tục đi vay.
Ta tiến hành thực hiện giải pháp, ở hiện tại NPT của Công ty là
92.693.031.553 đồng (năm 2014), giả sử bây giờ Công ty đi vay một khoản là
71.724.985.055 đồng. Khi đó, NPT mới của Công ty đạt 117.193.994.486 đồng, VSCH
giảm còn 143.237.104.371 đồng.. Đồng thời, ĐBTC mới sẽ nâng lên thành 81,82%
- 97 (=
117.193.994.486
× 100)
143.237.104.371
so với trước là 55,26%. Chi phí lãi vay mới khi tăng vay nợ là
8.274.095.612 đồng. Tỷ suất sinh lời kinh tế lúc này đạt 22,74%.
Gải sử các nhân tố khác không đổi, và số liệu được dựa trên số liệu năm
2014 của Công ty. Ta có phương trình sau:
ROE = [(RE − r) × ĐBTC + RE ] × (1 − t )
Với: r là lãi suất cho vay của ngân hàng = 10%
t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (22%)
Ta có: ROE2014 trước khi tiến hành thực hiện giải pháp là 21,68%.
Sau khi thực hiện thì:
ROE ' = [(22,74% − 10%) × 81,82% + 22,74%] × (1 − 22%)
= 26%
Như vậy, việc vay nợ của tổ chức tín dụng mang lại tác động tích cực cho CSH.
Đồng thời, Công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát là khá tốt
(KTQ ) ≥ 2
:
KTQ =
∑ TS
260.431.098.857
=
= 2, 2
∑ NPT 117.193.994.486
lần
Kết quả đạt được
Rõ ràng ta thấy khi thực hiện giải pháp, một đồng vốn CSH bỏ ra lúc này mang lại
26 đồng LNST thay vì chỉ là 21,68 đồng lúc chưa thực hiện giải pháp.
3.2.4. Giảm chi phí sản xuất nhằm tăng doanh thu tối đa hóa lợi nhuận
Lý do thực hiện
Như chúng ta đã biết giá thành là một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh và đo
lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó còn giữ chức năng thông tin
và thẩm tra về chi phí giúp các nhà quản lý có cơ sở để ra quyết định kinh doanh đúng
đắn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cần tìm ra biện pháp để tiết kiệm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm sản xuất.
- 98 -
Qua phân tích ở chương 2 ta thấy tổng chi phí toàn doanh nghiệp năm 2012
là 181.212.277.537 đồng, sang năm 2013 tăng 11.310.534.061 đồng so với năm 2012,
tương đương 6,2%, đến năm 2014 là 195.100.389.362 đồng, tăng 2.577.577.764 đồng so
với năm 2013, tương ứng tốc độ tăng là 1,34%. Trong đó, chi phí giá vốn hàng bán chiếm
tỷ trọng cao nhất. Điều này cho thấy qua ba năm chi phí có biến động tăng với giá trị lớn
chứng tỏ công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả, đó là nguyên nhân góp phần làm giảm
lợi nhuận của Công ty.
Nội dung của biện pháp
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tiến hành giảm chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
kinh doanh, tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, thông thường tỷ
lệ này chiếm khoảng 60 – 70%. Bởi vậy việc tích cực tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu
còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí sản xuất. Trong quá trình sử dụng nguyên vật
liệu cần có những tính toán cụ thể sao cho tiết kiệm tối đa nhất nguồn nguyên vật liệu mà
vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Tận dụng hết công suất thiết bị, giảm bớt chi phí
thiệt hại.
Hiện tại, nguồn nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là gỗ được nhập
từ nước ngoài, ở xa Công ty nên chi phí vận chuyển lớn. Vì thế, Công ty thường mua với
số lượng lớn nhằm giảm giá cũng như giảm chi phí vận chuyển, điều này dẫn đến nguyên
vật liệu tồn kho nhiều, làm cho hiệu quả sử dụng TSNH thấp. Vì vậy, Công ty nên mở
rộng mạng lưới thu mua nguyên vật liệu ở các tỉnh lân cận để tiết kiệm chi phí vận
chuyển, sử dụng nguyên liệu thay thế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như
tính thẩm mỹ cao, đồng thời Công ty cần có chính sách triệt để, linh hoạt về giá trước
những biến động của thị trường.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Để giảm được chi phí trên một đơn vị
sản phẩm tạo ra trước tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nguồn lực
bằng cách nâng cao năng suất lao động. Đây chính là cốt lõi quan trọng nhất để tiết kiệm
chi phí tiền lương, tiền công của công nhân sản xuất như lao động, quản lý nhờ đó giảm
giá thành sản phẩm, thu được lợi nhuận lớn. Đối với công tác này yêu cầu phải xây dựng
cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học phù hợp với yêu cầu của sản xuất
kinh doanh, tiến hành xây dựng bản kế hoạch về công việc, thời gian làm việc, số lượng
công việc hợp lý.
- 99 -
- Đối với chi phí sản xuất chung: Trong tình hình hiện nay để tối đa hóa lợi
nhuận và tối thiểu hóa chi phí thì Công ty phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất
phù hợp tránh được những hao tổn không cần thiết. Để có một kế hoạch sản xuất phù hợp
thì phải nắm rõ các yêu cầu sau:
+ Thông thạo và nắm vững lịch sản xuất.
+ Lập hóa đơn nguyên vật liệu: Bộ phận lập hóa đơn vật liệu chi tiết cho
từng đơn hàng cụ thể bởi sản phẩm được cấu tạo nhiều loại số lượng, chủng loại của từng
loại nguyên vật liệu cũng khác nhau. Vì vậy, khi tính toán chính xác hóa đơn nguyên vật
liệu thì sẽ làm giảm mức hao tốn nguyên vật liệu một cách đáng kể.
+ Phải đảm bảo chính xác trong báo cáo hàng tồn kho vì nếu không biết
nguyên vật liệu tồn kho thì không thể hoạch định chính xác lượng nguyên vật liệu cung
ứng và cũng không có chính xác tồn kho hợp lý.
+ Cần tìm hiểu những đơn hàng còn tồn tại: Nếu tổ chức kiểm soát tồn kho
tốt thì sẽ nắm vững được một số đơn hàng còn tồn tại từ đó sẽ chuẩn bị tốt.
+ Kế hoạch sản xuất cần phân phối thời gian cho mọi bộ phận cấu thành:
Nắm vững thời gian giao hàng để định ra thời gian chờ đợi di chuyển nguyên vật liệu từ
kho đến xưởng sắp xếp chuẩn bị và thực hiện cho mỗi bộ phận cấu thành sản phẩm.
- Bên cạnh việc giảm giá thành sản phẩm thì Công ty cần cải thiện chất
lượng sản phẩm để nâng cao hơn nữa uy tín của Công ty đối với khách hàng, từ đó làm
cho doanh số bán hàng tăng lên làm cho lợi nhuận cũng tăng lên. Để giải quyết vấn đề
này cần thực hiện một số biện pháp như:
+ Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất, quy cách mẫu mã,
đóng gói, vận chuyển…
+ Cần nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên, thường xuyên tổ chức thi,
kiểm tra tay nghề, phát động phong trào tổ, nhóm sản xuất giỏi với các hình thức khen
thưởng thích hợp.
+ Sắp xếp lại bộ máy quản lý cho thích hợp với tình hình mới, phân công
đúng người, đúng việc, nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên. Công ty
cần xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh
nghiệp, hoàn thiện bộ máy quản lý gọn nhẹ. Có như vậy mới giảm bớt được chi phí quản
lý doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi nhuận cho Công ty.
+ Quản lý tốt tài sản, trang thiết bị văn phòng nhằm giảm chi phí sửa chữa,
mua sắm. Đồng thời thực hiện tốt chỉ thị tiết kiệm điện của chính phủ để giảm chi phí.
- 100 -
+ Nâng cao trình độ, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng bán hàng cho nhân viên là
rất cần thiết để tạo ra lực lượng bán hàng giỏi, có phong cách phục vụ khách hàng khách
hàng tận tình chu đáo, chuyên nghiệp, đem lại sự thõa mãn tốt nhất cho khách hàng, từ đó
đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng được doanh số bán hàng cho Công ty.
Kết quả mong muốn
Kết hợp tốt các hoạt động trên thì trong thời gian tới tổng chi phí của doanh
nghiệp có xu hướng giảm xuống, đồng thời doanh số của Công ty tăng lên đáng kể góp
phần mang lại lợi ích cao cho nhà quản lý cũng nư các nhà đầu tư.
3.2.5. Thực hiện đầu tư mới tài sản cố định
Lý do thực hiện biện pháp
Máy móc thiết bị giữ vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD, là tư liệu
lao động được cong người sử dụng tác động vào đối tượng loa động để làm ra sản phẩm
hàng hóa. Nó là TSCĐ, là cơ sở vật chất của mỗi DN, nó thể hiện năng lực sản xuất,
quyết định NSLĐ, quy mô sản xuất của DN. Do vậy đầu tư thêm cho máy móc thiết bị có
tác dụng rất lớn trong việc sử dụng tiết kiệm NVL, góp phần giảm lượng phế thải, phế
phẩm, nâng cao NSLĐ, giảm giá thành SP.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để
đảm bảo sản phẩm của Công ty đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng về chất lượng
cũng như mẫu mã, Công ty đã thực hiện thanh lý, nhượng bán bớt TSCĐ để thay thế vào
đó là máy móc thiết bị hiện đại nhưng việc đầu tư này chưa được thực hiện. Điều này đã
được thể hiện trong ba năm qua, TSCĐ của Công ty có xu huớng giảm. Cụ thể ta thấy
TSCĐ giảm từ 66.730.572.855 đồng trong năm 2011 xuống còn 60.148.430.331 đồng
trong năm 2012 và tiếp tục giảm trong năm 2013 còn 52.251.512.971,5 đồng.
Cho nên trong thời gian tới Công ty cần phải có kế hoạch đầu tư mua sắm
và nâng cấp TSCĐ để có thể phát triển về quy mô cũng như hiệu suất hoạt động của
Công ty, hạn chế được những công đoạn bị lỗi, gián đoạn sản xuất, đảm bảo nhanh
chóng, chất lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời cần
phải xác định nguồn tài trợ cho TSCĐ tăng thêm này thì Công ty có thể sử dụng nguồn
vốn kinh doanh hoặc có thể huy động từ các nguồn tài trợ từ đối tác, vay vốn Ngân hàng
sao cho phù hợp với thời gian và chi phí sử dụng vốn.
Nội dung của biện pháp
Bằng cách tiến hành rà soát kiểm tra máy móc thiết bị của Công ty về giá
trị sử dụng, khả năng hoạt động để có hướng liệt kê danh sách và bổ sung.
- 101 -
Đổi mới công nghệ, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, áp dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến một cách có hiệu quả để nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Khi mua sắm tài sản cố định Công ty cần sử dụng biện pháp khấu hao
nhanh, tuy khấu hao nhanh làm giảm lợi nhuận trong những năm đầu nhưng xét về lâu
dài thì đây là con đường đúng đắn để bảo toàn và phát triển TSCĐ.
Công ty cần phải thường xuyên sửa chữa theo định kỳ máy móc thiết bị,
tránh tình trạng sử dụng quá công suất. Còn đối với những TSCĐ không còn phù hợp cho
hoạt động của Công ty thì nên giải phóng nhanh để thu hồi vốn, nên điều chỉnh hoạt động
đầu tư một cách thuận lợi để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Bên cạnh việc hợp lý hóa trang thiết bị mới, Công ty cần phải có mục tiêu
hướng tới sử dụng những công nghệ hiện đại hơn nhằm tránh sự lạc hậu, gây tốn kém cho
Công ty. Có như thế thì việc nâng cao năng suất càng nhanh hơn.
Định kỳ đánh giá lại tài sản cố định cho phù hợp với giá cả thị trường để
tránh sự mất giá của đồng tiền.
Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp
Việc mua thêm máy móc thiết bị mới sẽ góp phần nâng cao năng suất lao
động, tiến độ sản xuất tăng nhanh góp phần hoàn thành đơn đặt hàng trước thời hạn,
Công ty sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
Mặt khác, việc mua thêm máy móc thiết bị giúp Công ty giảm được một
khoản chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận, tạo uy tín cho khách hàng.
3.2.6. Tăng cường quản lý và đào tạo lao động
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh, đóng vai
trò chủ động trong việc vận hành máy móc thiết bị, kết hợp nguyên vật liệu và các yếu tố
để hoàn thành nên hoạt động sản xuất của Công ty. Do đó để hoạt động SXKD mang lại
hiệu quả cao, máy móc thiết bị hoạt động hết công sức cần phải có đội ngũ công nhân
không chỉ có tay nghề mà còn phải có trình độ học vấn nhất định, đây là một vấn đề
quan trọng.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông khá nhiều,
vì vậy khả năng chuyên môn và tính chuyên nghiệp chưa cao. Để khắc phục tình trạng
này, Công ty cần phải đào tạo và tuyển dụng những lao động có tay nghề và kỹ thuật
chuyên môn cao để hướng dẫn công nhân làm việc đúng tiêu chuẩn, đúng kế hoạch mà
Công ty đề ra. Từ đó hoàn thành kế hoạch với chất lượng cao, đảm bảo uy tín cho Công
ty.
- 102 -
Ngoài ra, một khi công nghệ phát triển lao động tay chân dần dần thay thế
bằng máy móc. Do đó vấn đề đặt ra đối với Công ty là làm thế nào để sử dụng máy móc
một cách có hiệu quả nhất, phải bù đắp khoản chi phí mà Công ty đã bỏ ra và đem lại lợi
nhuận cao. Đó là điều mà các nhà quản lý quan tâm. Để làm được điều này đòi hỏi mỗi
cán bộ công nhân viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo và sắp xếp thời gian làm việc sao
cho hợp lý nhất.
Tiến hành giải quyết đời sống người lao động, thực hiện chính sách lương,
thưởng, BHXH và đãi ngộ đối với người lao động để tạo gắn bó công tác lâu dài ổn định
cho doanh nghiệp. Với mục tiêu khuyến khích, thu hút người lao động giỏi đồng hành với
doanh nghiệp.
Đoàn kết nội bộ, thi đua tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ, tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng và tổ chức đoàn thể, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.
Tóm lại
Thực hiện đồng bộ 6 giải pháp trên giúp Công ty:
- Rút ngắn được số ngày một vòng quay khoản phải thu khách hàng, hạn
chế được các khoản nợ khó đòi.
- Hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm được ít nhất một khoảng chi phí là 224.250.000
đồng.
- Đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát khá tốt KTQ = 2,2.
- Nâng cao chỉ tiêu ROE từ 21,68% lên 26%.
- Máy móc thiết bị được đầu tư đổi mới, cán bộ công nhân viên được nâng cao tay
nghề cũng như được quan tâm hơn.
Trên đây là những biện pháp mang tính chủ quan của bản thân nhằm kiến nghị với
Công ty để hoạt động của Công ty ngày càng trở nên tốt hơn.
- 103 -
KẾT LUẬN
------
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp
nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến, tiếp thu cách làm việc kinh doanh, quản lý khách hàng của nước ngoài, có cơ
hội đưa sản phẩm của nước mình đến nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, các doanh
nghiệp chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên thị trường phạm vi toàn cầu trong
nền kinh tế thị trường một khi không có sự bảo hộ của Nhà nước. Các doanh nghiệp nước
ta phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để
đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển.
Thông qua việc phân tích các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng của
doanh nghiệp mình, phát hiện ra những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố
doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời cũng thấy được sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ, hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, là một nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh,
là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao đời sống của người lao động và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển nền kinh tế xã hội.
- 104 -
Từ đó chủ động đề ra các biện pháp thích hợp để khắc phục những mặt tiêu
cực, phát huy những mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động tối đa nguồn
lực nhằm tăng lợi nhuận, doanh thu và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Sau hơn 3 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO
được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong
Công ty đã giúp em có điều kiện tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán và các vấn đề
liên quan đến đề tài. Cùng với những kiến thức đã được học ở trường và thời gian tìm
hiểu thực tế, em đã hoàn thành đề tài của mình với sự cố gắng và hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn - Thầy Nguyễn Ngọc Tiến và các anh chị trong Công
ty. Dẫu vậy, đề tài này vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô cũng như các anh chị trong Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy
Nhơn,
ngày
tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện
Tô Thị Quí Hậu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
[2]. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh,
Nhà xuất bản thống kê.
[3]. ThS. Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Phân tích hoạt động kinh doanh phần
II, NXB giáo dục.
[4]. TS. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, Nhà xuất
bản thống kê.
[5]. Tài liệu của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ nội thất PISICO.
[6]. Các bài mẫu của các khóa trước.
[...]... pháp phân tích phù hợp Nội dung phân tích này sẽ cho thấy rõ bản chất biến động của các chỉ tiêu hiệu quả là do những nhân tố hay chỉ tiêu nào tác động 1.4.3 Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy hiệu quả kinh doanh của một doanh. .. tích hiệu quả kinh doanh bao gồm các nội dung chính sau: - Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nội dung này được tiến hành bằng cách lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu kết quả cũng như các chỉ tiêu có tác động đến sự biến động đó để có thể có cái nhìn sơ bộ về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. .. của doanh nghiệp - Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu cụ thể, bao gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí Nội dung phân tích này sẽ giúp nhà phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng từng nguồn lực riêng lẻ cũng như hiệu quả kinh doanh tổng hợp - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bằng cách sử... động kinh doanh của doanh nghiệp 1.4.1 Tài liệu phân tích Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân tích thông qua việc phân tích báo cáo kế toán tài chính, qua đó người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp Báo cáo kế toán tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản của đơn vị tại những... dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả SXKD của doanh nghiệp Từ đó đề ra các phương hướng, biện pháp nhằm tăng hiệu quả của doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (RE) Kết quả về lợi nhuận trước thuế của chỉ tiêu ROA còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Vì vậy, để xác định hiệu quả kinh doanh trong điều kiện giả định doanh nghiệp không đi vay (loại trừ ảnh huởng của cấu trúc nguồn... sau: Doanh thu thuần LNTT (LNST) ROA = = H TS ROS Tổng TS bình quân Doanh thu thuần Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA, ta áp dụng phương pháp loại trừ để phân tích Cách phân tích này còn chỉ ra phương hướng nâng cao sức sinh lời tài sản của doanh nghiệp - Ảnh hưởng của chỉ tiêu HTS đến sự biến động của ROA: Thể hiện hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp. .. tổng hợp Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp của các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Để nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp a Phân tích khả năng sinh lời từ doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này... thuế Doanh lợi trên chi phí = Tổng chi phí từng loại CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ NỘI THẤT PISICO 2.1 Giới thiệu về Công ty CP chế biến gỗ nội thất PISICO 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP chế biến gỗ nội thất PISICO 2.1.1.1 Tên, địa chỉ của Công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Chế Biến Gỗ Nội Thất PISICO Tên giao dịch quốc tế: PISICO. .. việc duy trì khả năng hoạt động thông suốt của dây chuyền sản xuất và các hoạt động phân phối khác của doanh nghiệp thì bên cạnh đó, hoạt động dự trữ này còn gắn liền với các chi phí như chi phí tồn trữ, chi phí hoạt động, chi phí đặt hàng, chi phí cơ hội… Để quản lý và sử dụng có hiệu quả TSNH cần hạn chế tối đa các chi phí đầu tư cho HTK - Hiệu quả sử dụng HTK (THTK): Hiệu quả sử dụng HTK được xác... = Giá trị HTK bình quân Phân tích số vòng quay nợ phải thu (HPTh) Nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp trong luân chuyển, là phần vốn của doanh nghiệp tất yếu tồn tại trong hoạt động kinh doanh Quy mô nợ phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, chính sách bán hàng và thu nợ, chu kỳ thu nợ và tình hình tài chính của các con nợ Tốc độ luân ... trình phân tích tùy thuộc vào mục đích nguồn liệu phân tích 1.4 Nội dung phân tích hiệu hoạt động kinh doanh doanh nghiệp 1.4.1 Tài liệu phân tích Phân tích hiệu hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. .. đến hiệu hoạt động kinh doanh doanh nghiệp 1.2.1 Các nhân tố bên a Nhân tố quản trị doanh nghiệp cấu tổ chức Hoạt động SXKD doanh nghiệp đạo máy quản trị doanh nghiệp Tất hoạt động doanh nghiệp. .. luận phân tích hiệu hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Chương 2: Phân tích hiệu hoạt động kinh doanh Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO Chương 3: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu hoạt động