TỔNG NGUỒN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gỗ PISICO (Trang 43)

b. Đặc điểm tài sản cố định

TỔNG NGUỒN

Nhận xét:

Dựa vào số liệu của bảng phân tích trên ta có thể thấy tổng quy mô tài sản cũng như tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng lên đáng kể trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Cụ thể quy mô của tài sản năm 2013 so với năm 2012 tăng hơn 32 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng là 16,14%, đến năm 2014 tổng tài sản của Công ty đạt hơn 260 tỷ đồng, tăng gần 29 tỷ đồng so với năm 2013, nhưng tốc độ tăng chỉ còn 12,41%. Sự tăng lên của tổng tài sản thể hiện sự mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có kết luận chính xác và cụ thể hơn về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của Công ty, ta đi sâu phân tích cụ thể sự biến động và cơ cấu của từng loại như sau:

 Trước tiên, xét phần tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2012 là 109.537.201.314,5 đồng chiếm 54,9%, năm 2013 là 145.446.466.016,5 đồng chiếm 62,8% và đến năm 2014 là 179.493.845.746 đồng, chiếm 68,9% trong tổng tài sản. Như vậy, tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 35.909.264.702 đồng so với năm 2012 tương ứng 32,78%, năm 2014 đã tăng lên 34.047.379.729,5 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,41%. Nguyên nhân của sự thay đổi này chủ yếu là do các nhân tố sau:

Đối với khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2013 giảm 5.706.915.089,5 đồng tức là giảm với tốc độ 13,27% so với năm 2012, và mức độ giảm đã không ngừng ở đó mà đến năm 2014 khoản mục này tiếp tục giảm với con số đáng chú ý đó là 18.055.777.390,5 đồng, với tốc độ là 48,42%. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do trong giai đoạn 2012 - 2014 Công ty đã tận dụng một lượng lớn vốn nhàn rỗi để đầu tư chủ yếu vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, thể hiện ở khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2012 và năm 2014 tăng với tốc độ khá cao là trên 100%. Với sự đầu tư lớn như vậy làm cho lượng tiền sẵn có của Công ty giảm đi nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng tiền tồn tại quỹ để đáp ứng khả năng thanh toán. Tuy nhiên, về lâu dài cần có biện pháp lưu trữ lượng tiền phù hợp để có thể chi, tiêu và trả nợ mà không phải chịu áp lực thanh toán cao.

Đối với khoản phải thu ngắn hạn của Công ty trong năm 2013 so với năm 2012 tăng 3.508.172.499 đồng, nghĩa là tăng 20,81%, năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 3.886.799.947,5 đồng, trong đó phải thu khách hàng là tăng hơn cả. Sở dĩ như vậy là do trong hai năm qua Công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại đồng thời kết hợp chính sách bán hàng để kích thích tiêu thụ nên đã làm cho khoản mục này tăng lên. Tuy nhiên, điều cần quan tâm ở đây là Công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng số vốn quá lớn, nếu với thời gian dài nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Do vậy, Công ty cần phải quan tâm đến công tác quản lý và thu hồi nợ thật tốt.

Còn về Hàng tồn kho ta thấy có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2012 giá trị HTK là 46.497.565.340,5 đồng, chiếm 23,31%, sang năm 2013 là 60.342.870.027 đồng, tỷ trọng chiếm 26,05%. Nếu như năm 2013 tỷ trọng HTK đạt 26,05% thì đến năm 2014 tỷ trọng này lại giảm đi còn 24,21% nhưng giá trị HTK vẫn đảm bảo tăng đều. Bởi lẽ đặc thù đồ gỗ nội thất thì nhà nhà đều cần, thị trường tiêu thụ khắp thế giới nên có thể sản xuất quanh năm, nên với một Công ty mới được thành lập không lâu như Công ty CP chế biến gỗ nội thất PISICO nhưng đã trở thành doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm bàn ghế ngoài trời cũng như các sản phẩm nội thất từ gỗ. Chính vì vậy các sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng được nhiều hơn các đơn đặt hàng trong nước cũng như ngoài nước làm cho sản phẩm được sản xuất nhiều hơn vào hàng năm và lượng nguyên vật liệu dự trữ vì thế cũng tăng lên.

Bên cạnh đó, khi nhìn và bảng trên ta thấy trong cơ cấu tài sản của Công ty, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trên 50%, còn lại là tài sản dài hạn, trong đó TSCĐ là chiếm đa số. Cụ thể ta thấy TSCĐ giảm từ 66.730.572.855 đồng trong năm 2012 xuống còn 60.148.430.331 đồng trong năm 2013 và tiếp tục giảm trong năm 2014 còn 52.251.512.971,5 đồng, điều này cho thấy Công ty đang trong thời kỳ thanh lý một số dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, nhưng việc đầu tư mới máy móc thiết bị chưa được thực hiện thể hiện ở TSCĐ hữu hình trong năm 2013 so với năm 2012 giảm 3.254.795.434 đồng, tương ứng giảm 8,92%, chuyển sang năm 2014 giảm 11,13% so với năm 2013 nghĩa là giảm khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên Công ty đã tiến hành đầu tư mua một số mảnh đất để xây dựng nhà kho cũng như các phân xưởng mới để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của mình. Điều đáng chú ý hơn cả trong khoản mục này là ta thấy chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại giảm đi đáng kể là 5.704.178.116,5 đồng trong năm 2014 với tỷ lệ 42,66%, cho ta thấy một số công trình xây dựng cơ bản còn đang thực hiện, chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng.

 Tiếp theo xét phần nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty có chiều hướng gia tăng, chủ yếu tập trung ở hai nguồn đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể như sau:

Nợ phải trả trong năm 2013 là 72.639.974.076 đồng tăng so với năm 2012 là 21.639.166.991 đồng với tốc độ tăng 42,43%, đến năm 2014 tăng với tốc độ thấp hơn là 27,60%. Trong đó, nợ ngắn hạn có xu hướng tăng cao qua các năm mà chủ yếu là vay ngắn hạn tăng đáng kể trong năm 2013 là 15.653.150.527,5 đồng, tương ứng 91,91%, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 12.785.182.465,5 đồng, tức tăng 31,12%. Bên cạnh đó không thể không kể đến các khoản phải trả người bán tăng 49,63% trong năm 2013, khoản người mua trả tiền trước tăng khoảng 2 tỷ đồng, các khoản chi phí phải trả cũng tăng 36,95 % tương ứng với 4.147.257.039 đồng trong năm 2014… Mặt khác ta lại thấy nợ dài hạn của Công ty cũng giảm tương đương với tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn

nhưng trong đó các khoản phải trả dài hạn khác vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm. Chứng tỏ các nguồn tài trợ kết hợp trong ngắn hạn và dài hạn và các khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp và khách hàng mang lại hiệu quả cao trong việc sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 là 159.031.759.648 đồng tăng 10.548.028.114,5 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 7,1%, đồng thời sang năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng 5,47% tức là tăng 8.706.307.656 đồng so với năm 2013. Trong đó chủ yếu là quỹ đầu tư phát triển tăng 2.026.607.812 đồng trong năm 2013, với tốc độ tăng 30,23%, đến năm 2014 tăng 957.571.580,5 đồng so với năm 2013 với tỷ lệ 10,93% và Quỹ dự phòng tài chính trong năm 2013 tăng 2.026.607.812 đồng so với 2012 và năm 2014 tăng 957.571.580,5 so với năm 2013 tương ứng tỷ lệ lần lượt là 33,79 % và 11,93%. Các quỹ này tăng do lợi nhuận phân phối vào, điều này chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gỗ PISICO (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w