Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VSMT
NÔNG THÔN VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: HUỲNH TRÚC CHI
Mã số sinh viên: 4053505
ĐỖ THỊ TUYẾT Lớp: Kế toán tổng hợp khóa 31
Cần Thơ, 2009
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 6
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 6
2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh 7
2.1.2 Nhân tố doanh thu 8
2.1.2.1 Khái niệm, nội dung về doanh thu 8
2.1.2.2 Vai trò của doanh thu 8
2.1.3 Nhân tố chi phí 9
2.1.4 Nhân tố lợi nhuận 9
2.1.4.1Các bộ phận cấu thành lợi nhuận 10
Trang 3a Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 10
b Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 10
c Lợi nhuận từ hoạt động khác 10
2.1.4.2 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận 11
2.1.4.3 Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình lợi nhuận 12
2.1.4.4 Khái niệm báo cáo tài chính 12
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm 13
2.1.5.1 Phân tích tình hình thanh toán 13
2.1.5.2 Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 14
a Kỳ thu tiền bình quân 14
b Hiệu quả sử dụng tổng số vốn 14
c Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 14
d Hiệu quả sử dụng vốn cố định 14
2.1.5.3 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi 15
a Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Retun on sales – ROS) 16
b Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA) 16
c Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE) 16
2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích tình hình lợi nhuận 16
2.1.6.1 Phương pháp phân tích 16
2.1.6.2 Công thức tính lợi nhuận 16
2.1.6.3 Đối tượng phân tích 16
2.1.6.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 16
2.1.7 Các chỉ tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu 17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu 17
2.2.2.1 Phương pháp so sánh giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua lại giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc 17
Trang 42.2.2.2 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đối với phân tích nhân tố lợi
3.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm 21
b Nhiệm vụ của các phòng ban 24
3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long qua 3 năm ( 2006 – 2008) 27
3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) 31
3.2.1 Phân tích tình hình biến động của doanh thu 31
3.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần 32
3.2.1.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo sản lượng tiêu thụ 36
3.2.2 Phân tích chung tình hình biến động chi phí 38
3.2.2.1 Chi phí hoạt động 39
3.2.1.2 Giá vốn 40
3.2.3 Phân tích tình hình biến động của lợi nhuận 41
3.2.3.1 Phân tích chung 41
Trang 53.2.3.2 Lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính
xã hội 43
3.2.3.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) 44
3.2.3.4 Lợi nhuận từ hoạt động khác 45
3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 47
3.3.1 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 47
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về quản trị tài sản 48
3.3.2.1 Kỳ thu tiền bình quân (DSO) 49
3.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 49
3.3.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 50
3.3.2.4 Hiệu quả sử dụng toàn bộ số vốn 50
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi 48
3.3.3.1 Lợi nhuận trên doanh thu 51
3.3.3.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 52
3.3.3.3 Lợi nhuận trên tổng tài sản 52
3.4 Phương hướng phát triển của Trung tâm trong thời gian tới 53
CHƯƠNG IV: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM CUNG SẠCH & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VĨNH LONG 54
4.1 Sự ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến hoạt động của Trung tâm 54
4.2 Yếu tố tài chính 53
4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 53
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 53
4.3 Môi trường luật pháp 58
4.4 Giá cả 58
4.5 Các đối thủ cạnh tranh 59
Trang 64.6 Sự ảnh hưởng của tình hình nhân sự đến hiệu quả hoạt động của Trung
tâm 59
CHƯƠNG V: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VỆ SINH MÔITRƯỜNG NÔNG THÔN VĨNH LONG 62
5.1 Tăng khối lượng tiêu thụ trên cơ sở tăng mạng lưới phân phối và có những chính sách nâng cao sản lượng sử dụng sản phẩm 64
5.2 Xây dựng chiến lược kinh tế để thu hút các nguồn vốn hỗ trợ 65
5.3 Mở rộng quan hệ cầu nối giữa đơn vị với khách hàng 65
5.4 Quản lý tốt các chi phí 66
5.5 Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ 67
5.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 68
5.6 Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động 69
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
6.1 KẾT LUẬN 71
6.2 KIẾN NGHỊ 71
6.2.1 Đề xuất đối với Trung tâm 72
6.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước 73
Trang 7DANH MỤC BIỂU BẢNG
1 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm giai đoạn (2006 -
2008) 28
2 Bảng 2: Số trạm nước phân phối giai đoạn 2006 - 2008 29
3 Bảng 3: Doanh thu theo thành phần của Trung tâm nước sạch 32
4 Bảng 4: Sản lượng nước tiêu thụ qua các năm 2006 - 2008 36
5 Bảng 5: Chi phí quản lý của Trung tâm giai đoạn 2006 - 2008 39
6 Bảng 6: Lợi nhuận của Trung tâm giai đoạn 2006 - 2008 42
7 Bảng 7: Lợi nhuận từ hoạt động khác giai đoạn 2006 - 2008 46
8 Bảng 8: các chỉ số về khả năng thanh toán 47
9 Bảng 9: Các tỷ số về quản trị tài sản 48
10 Bảng 10: Các chỉ số về khả năng sinh lợi 50
11 Bảng 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2006 - 2007 56
12 Bảng 12:Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007 – 2008………57
13 Bảng 13: Tình hình số lượng lao động tại Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long năm 2008 60
14 Bảng 14:Tình hình chất lượng lao động tại Trung tâm năm 2008………60
Trang 8DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu giai đoạn 2006 - 2008 33 2 Hình 2: Biểu đồ biểu hiện sản lượng nước tiêu thụ giai đoạn 2006 - 2008 37 3 Hình 3: Biểu đồ biểu hiện lợi nhuận sau thuế của Trung tâm giai đoạn ( 2006 - 2008) 43 4 Hình 4: Biểu đồ biểu diễn một số tỷ số về quản trị tài sản giai đoạn (2006 - 2008) 49 5 Hình 5: Biểu đồ biểu diễn các tỷ số về khả năng sinh lợi qua 3 năm (2006 - 2008) 51
Trang 9CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Một khi đã bước vào lĩnh vực kinh doanh, các nhà lãnh đạo hay các chủ doanh nghiệp đều mong muốn doanh nghiệp mình được tồn tại trên thương trường và không ngừng phát triển Để đạt những mong muốn đó họ luôn luôn đặt ra cho mình những mục tiêu ngày càng cao hơn và phải nổ lực, phấn đấu, quyết tâm để đạt được những mục tiêu này Đây có lẽ là một quy luật mà ai đã bước chân vào làm kinh tế cũng phải biết Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khu vực và thế giới Ngày nay quy luật trên càng đúng hơn nữa để các doanh nghiệp cạnh tranh nhau phát triển Nước Việt Nam đang trên đà công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, từng bước hoàn thiện hơn về cơ chế pháp lý mới, hệ thống pháp lý và luật đầu tư kinh tế ngày càng hoàn chỉnh hơn Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thông thoáng cho các thành phần kinh tế hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đã cải tổ nền kinh tế như hình thành cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh
Thực tế đã đặt ra cho các nhà sản xuất kinh doanh đứng trước những cơ hội và thách thức nên đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh muốn thắng được phải có đủ trình độ và khả năng tiếp thu để vận dụng một cách sáng tạo nhất, có hiệu quả nhất Điều đó cho thấy phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của m ình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để tìm ra những biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản
Trang 10xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn
Để đóng góp một phần làm tăng trưởng nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung, Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường Vĩnh Long đã nỗ lực hết mình và ngày càng phát triển, tạo được thế đứng cho mình, tích lũy mở rộng kinh doanh đảm bảo cho người lao động Để làm được điều đó Trung tâm hết sức chú ý đến tình hình hoạt động của mình Nhận thấy được tầm quan trọng
của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nên tôi chọn đề tài: “ Phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long” làm đề tài tốt nghiệp
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh
Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí
Mà Doanh thu = Sản lượng hàng hóa x Giá bán
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối Trong đó:
- Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc, hay chung hơn so sánh số phân tích và số gốc
- Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích
Mặt khác, để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì thế mà luận văn mang tính khoa học
Trang 111.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh
Với tư cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như ở từng bộ phận cấu thành
Như chúng ta đã biết: mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mới giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng
Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật - tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng Từ đó, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 121.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long để phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Trung tâm Thông qua đó sẽ đề ra một số biện pháp khắc phục giúp Trung tâm hoạt động hiệu quả hơn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
– Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận – Mục tiêu 2: Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm
– Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
– Mục tiêu 4: Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Về không gian
Chuyên đề nghiên cứu tổng quát một số mặt hoạt động tại Trung tâm có ảnh hưởng đến kết quả doanh thu và lợi nhuận của Trung tâm như:
Tình hình biến động về tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài là những nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Trung tâm
Thông tin thu thập để hoàn thành đề tài từ nguồn số liệu xin được ở Trung tâm, các đề tài nghiên cứu về trung tâm để tham khảo và các tài liệu khác lấy từ
sách, báo và thông tin từ những trang web có liên quan đến đề tài này
1.3.2 Về thời gian
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy trong 3 năm 2006 – 2008
- Đề tài được thực hiện từ ngày 3/2/2008 đến ngày 25/4/2008
- Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long từ năm 2006-2008
Trang 131.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kinh doanh của Trung tâm là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu:
- Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích thực trạng của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long thông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
– Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường Vĩnh Long biến động qua các năm từ 2006 – 2008 như thế nào?
– Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của trung tâm? – Những giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho trung tâm?
Trang 14Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh được coi là một công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh
- Trong bất cứ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau mà đặc biệt kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay, môi trường cạnh tranh luôn gay gắt Những rủi ro tiềm ẩn cũng như những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được những nguyên nhân cùng với những mấu chốt cốt lõi để xoáy sâu vào khai thác cùng với những giải pháp cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả
Trang 15- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp
- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không
2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh
- Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
Trang 16nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp
- Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn
- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh- tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp
2.1.2 Nhân tố doanh thu
2.1.2.1 Khái niệm, nội dung về doanh thu
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng
Vậy doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền thu được khi doanh nghiệp đã nhận được toàn bộ số tiền bán hàng
Doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính, doanh thu về cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
2.1.2.2 Vai trò của doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
Doanh thu bán hàng là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ hàng hóa kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp
Doanh thu bán hàng phản ánh khối lượng công tác của doanh nghiệp, phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất và trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất
Trang 17kinh doanh của doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu tài chính chủ yếu để doanh nghiệp dùng làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính, nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được những khoản lãi nhất định
Thực hiện được doanh thu bán hàng có ý nghĩa là kết thúc được giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau Nếu doanh nghiệp không thực hiện được doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định
2.1.4 Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá thành tiêu thụ của toàn bộ số lượng hàng hóa
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
Trang 18chất kinh doanh Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận
2.1.4.1Các bộ phận cấu thành lợi nhuận
a Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo
Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm: Giá thành sản phẩm dịch vụ tiêu thụ (giá vốn hàng bán) Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ được xác định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Giá thành sản xuất – CPBH – CPQLDN
Lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh nghiệp Nó là điều kiện tiền đề cho việc tái sản xuất kinh doanh mở rộng Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng hay phúc lợi…là điều kiện để nâng cao đời sống công nhân viên
b Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động
Trang 19tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động n ày Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn + Lợi nhuận về cho thuê tài sản
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng
+ Lợi nhuận thu được do vay vốn + Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác
c Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp, là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới, bao gồm:
+ Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ + Thu các khoản nợ không xác định được chủ
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp đồng, chi về việc vi phạm hợp đồng … sẽ là lợi nhuận khác của doanh nghiệp
2.1.4.2 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
– Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng d ư do kết quả lao động của công nhân mang lại
– Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người lao động trong doanh nghiệp phát huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật nâng cao sức lao động để không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở của các chính sách phân phối đúng đắn
Trang 20– Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất, đầu tư mở rộng nền kinh tế quốc dân của đơn vị
– Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế, các hoạt động hỗ trợ xã hội, phát triển đất nước
– Lợi nhuận được giữ lại được đưa vào các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
– Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của đơn vị kinh doanh, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất, kết quả của các chính sách, biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
2.1.4.3 Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình lợi nhuận
Với những ý nghĩa nêu trên cho thấy tầm quan trọng của lợi nhuận Do đó nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm:
Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và từng doanh nghiệp Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận
Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của đơn vị nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận
2.1.4.4 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp
- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn
Trang 21Tài sản được trình bày phía bên trái bảng cân đối kế toán và bao gồm nhóm hai loại tài sản chính: tài sản lưu động và tài sản cố định Nguồn vốn bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu, được trình bày phần bên phải của bảng cân đối kế toán Về mặt nguyên tắc, giá trị tổng tài sản phải bằng giá trị tổng nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước Người ta ví bảng cân đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó ( thời điểm cuối năm chẳng hạn)
- Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm
2.1.5.1 Phân tích tình hình thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn (Current ratio)
Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được thực hiện tốt hơn
2.1.5.2 Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh a Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một công ty Tỷ số này cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Trang 22Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh trong từng thời điểm cụ thể
(lần)
b Hiệu quả sử dụng tổng số vốn
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:
(lần)
c Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu:
2.1.5.3 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi
a Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Retun on sales – ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được tạo ra trong kỳ Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được xác định như sau:
=
Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân mỗi ngày DSO
Doanh thu Tổng số vốn Số vòng quay toàn bộ số vốn =
Doanh thu Vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu Vốn cố định Số vòng quay vốn cố định =
Trang 23Tỷ số lợi nhuận ròng được tính bằng công thức sau:
Trang 242.1.6.2 Công thức tính lợi nhuận
L = ∑Q1 (Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti)
2.1.6.3 Đối tượng phân tích ∆L= L1– L0
2.1.6.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
– Ảnh hưởng bởi các nhân tố khối lượng hàng hóa ∆Q=Lk x % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - Lk Mà:
% hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ
– Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm ∆K = ﴾∑(Q1i –Qki )(Pki – Zki – CBHki – CQLki- Tki)﴿ - ∆Q – Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm ∆P = ∑ Q1i(P1i – Pki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm ∆Z = ∑ Q1i(Z1i - Zki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng ∆CBH= ∑ Q1i(CBH1i–CBHki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm ∆T= ∑ Q1i(T1i–Tki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý ∆CQL= ∑ Q1i(CQL1i–CQLki)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận ∆L = ∆Q + ∆K + ∆P + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL + ∆T
Dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao lợi nhuận của đơn vị
2.1.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Trang 252.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu
Thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận đạt được thông qua những số liệu có thể thu thập ở Trung tâm như những báo cáo có liên quan phục vụ cho quá trình phân tích trong 3 năm 2006 – 2008
Ngoài ra thu thập thông tin thông qua việc quan sát, tìm hiểu tình hình của
Trung tâm để có thể định hướng những giải pháp cũng như những phương hướng
phát triển trong thời gian tới
Đồng thời thu thập nguồn thông tin từ một số trang Web, từ sách có liên quan đến nội dung phân tích
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua lại giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
F = Ft– F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế
2.2.2.2 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đối với phân tích nhân tố lợi nhuận
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố được thay thế theo một trình tự nhất định chính xác nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả
Trang 26hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh Từ đó xem xét để có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.2.3 Sử dụng ma trận SWOT để đề ra những biện pháp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp hay mỗi tổ chức, kinh doanh cá nhân đều có một số cơ hội và mối đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu bên trong có thể được sắp xếp để hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa chọn
Các bước lập ma trận SWOT:
Liệt kê cơ hội lớn bên ngoài
Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu
Liệt kê các điểm yếu bên trong
Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp
Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO
Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST
Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT
Trang 27 Chiến lược SO sử dụng các điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để tổ chức có thể đứng vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO Khi một công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội
Chiến lược WO Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn
BÊN TRONG
Những điểm mạnh ( S ) Liệt kê điểm mạnh Cơ hội thứ nhất Cơ hội thứ nhì ………
Những điểm yếu Liệt kê điểm yếu ( W ) Cơ hội thứ nhất
Cơ hội thứ nhì ………
Các cơ hội(O) Liệt kê cơ hội Cơ hội thứ nhất Cơ hội thứ nhì ……
Kết hợp S – O PHÁT TRIỂN, ĐẦU
TƯ
Kết hợp W – O TẬN DỤNG, KHẮC
PHỤC
Các mối đe dọa (T) Đe dọa thứ nhất Đe dọa thứ nhì ………
Kết hợp S – T DUY TRÌ, KHỐNG
CHẾ
Kết hợp W – T KHẮC PHỤC, NÉ
TRÁNH
Trang 28tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này
Chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài
Chiến lược WT: Là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi đe dọa từ môi trường bên ngoài Một tổ chức đối đầu với vô số những mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể lâm vào tình trạng không an toàn chút nào Trong thực tế, một công ty như vậy thường phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ
Trang 29Ngày 30 tháng 11 năm 2004 căn cứ vào Quyết định số 4381/QĐ.UB của UBND tỉnh Vĩnh Long V/v thay đổi tên gọi Trung tâm nước sinh hoạt & VSMTNT Vĩnh Long thành Trung tâm nước sạch & VSMTNT
Trụ sở chính đặt tại:63 Trần Phú Phường 4, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Đơn vị chủ quản: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long
Số điện thoại: 070.382835 - 3825954 - 3852721 -3827346 Fax: 070.825954
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm 3.1.2.1 Chức năng
Trung tâm là đơn vị trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác tài nguyên nước sinh hoạt về vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt)
Ngoài các chức năng trên Trung tâm vừa là đơn vị chủ quản, quản lý trực tiếp đầu tư thực hiện các dự án
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, có con dấu riêng để giao dịch công tác
Trang 303.1.2.2 Nhiệm vụ
– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về các Dự án, loại hình cung cấp nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn thôn qua Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện khi phê duyệt
– Tổ chức tiếp nhận, quản lý vật tư, thiết bị và tiền vốn được phân bổ cho Chương trình nước sạch & VSMT nông thôn, tiến hành thi công xây dựng khai thác các loại hình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đưa công trình vào sử dụng đúng mục đích đúng đối tượng
– Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất l ượng công trình, chất lượng nước, tổ chức các mạng lưới bảo dưỡng công trình, hướng dẫn cho người sử dụng biết cách vận hành, sửa chữa khi cần thiết
– Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội trong công tác truyền thông, tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức được về nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường
– Phối hợp lồng ghép Chương trình nước sinh hoạt nông thôn do UNICEF tài trợ với các Chương trình di dân phát triển kinh tế mới, xóa đói giảm nghèo và các Chương trình kinh tế xã hội của ngành y tế, giáo dục, Xây dựng, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên
– Thực hiện quản lý, tài chính, tài sản, đất công và các nguồn lực khác được giao theo các quy định của pháp luật
– Thực hiện các nhiệm khác do Giám đốc sở Nông nghiệp & PTNT giao
3.1.2.3 Quyền hạn
Theo yêu cầu của nhiệm vụ Trung tâm được tổ chức các Phòng nghiệp vụ, Đội thi công các công trình nước và vệ sinh môi trường nước & VSMT và được hợp đồng lao động có kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ
Được phép thi công, nâng cấp mở rộng, sửa chữa, lắp đặt đồng hồ đến hộ sử dụng nước
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức quản lý các trạm cấp nước
Được phép kiểm nghiệm và phân tích mẫu nước theo một số chỉ tiêu cơ bản về nước sạch nông thôn theo đề án được duyệt
Trang 31Quản lý tổ chức bộ máy, quản lý lao động theo phân cấp, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức theo quy định
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Trung tâm là mặt hàng nước, lu ximăng, bể chứa nước, giếng khoan bơm tay và các phụ kiện phục vụ cho việc cung cấp nước sạch như: đồng hồ nước, hóa chất xử lý, đường ống…Ngoài ra Trung tâm còn là đơn vị chủ quản, quản lý trực tiếp đầu tư thực hiện các dự án cấp nước nông thôn
Địa bàn hoạt động chính của Trung tâm là trong tỉnh Vĩnh Long, khách hàng là tất cả những người dân có nhu cầu sử dụng nước sạch
3.1.4 Cơ cấu tổ chức a Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH - KT PHÒNG HC - TC PHÒNG KT - TV
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC TRẠM
CẤP
TRẠM CẤP NƯỚC 1
TRẠM CẤP NƯỚC 2
TRẠM CẤP NƯỚC 3…
Trang 32SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH QUẢN LÝ TRẠM CẤP NƯỚC
b Nhiệm vụ của các phòng ban Phòng tổ chức hành chính
۞Chức năng: Tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị trong việc xây dựng,
cũng cố quản lý tổ chức bộ máy cán bộ công chức ۞Nhiệm vụ:
– Theo dõi tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của cán bộ công chức như thi đua, khen thưởng, nâng lương Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm lao động
– Quản lý hành chính đơn vị bao gồm: tiếp nhận, xử lý, phát hành các loại văn bản đúng quy trình quy định, đảm bảo thực hiện hiệu quả trong hoạt động
– Tham mưu, theo dõi tổ chức thực hiện chương trình công tác của đơn vị – Quản lý tài sản cơ quan, kiểm kê định kỳ theo quy định, quản lý bảo vệ trụ sở bảo đảm an toàn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, môi trường cơ quan
– Giúp lãnh đạo thu thập thông tin hai chiều, quản lý nhân sự đơn vị
Trang 33– Phụ trách biên soạn dịch thuật tài liệu Anh ngữ, báo cáo tuần theo yêu cầu thực hiện tiến độ dự án
Phòng kế hoạch kỹ thuật và đầu tư
۞
Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc Xây dựng các kế hoạch đầu
tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về các Dự án cấp nước và vệ sinh Môi trường Nông thôn trong tỉnh theo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị dựa trên cơ sở chủ trương và mục tiêu của tỉnh
Nhiệm vụ:
– Lập kế hoạch tiến độ thi công về các tình hoạt động thi công của đơn vị theo từng tháng, quý, năm của từng mô hình, định mức các tài sản trang thiết bị cho Đội thi công phù hợp với từng công việc
– Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của tất cả các công trình, theo dõi giám sát thi công, kiểm tra chất lượng công trình, chất lượng nguồn nước
– Kiểm tra chất lượng công trình theo quy định hiện hành, chất lượng nguồn nước đối với các loại hình cấp nước được thi công trên địa bàn tỉnh theo định kỳ; đề xuất Ban giám đốc các biện pháp giải quyết nhằm bảo đảm chất lượng nguồn nước cấp cho người sử dụng
– Lập kế hoạch cung ứng vật tư hàng tháng, đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư trang thiết bị cho Đội thi công theo kế hoạch đề ra
– Theo dõi lập kế hoạch sữa chữa bảo trì các dụng cụ trang thiết bị cho đội thi công trên cơ sở định mức đã lập
– Phối hợp với ban quản lý Chương trình nước các huyện lập kế hoạch theo dõi thi công và quản lý Chương trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Vận động người dân tham gia sử dụng và bảo vệ các nguồn nước sạch, các công trình Cấp nước sạch nông thôn
– Quan hệ với các cơ quan chức năng để thẩm định các hồ sơ thiết kế dự toán các công trình cấp nước
– Thực hiện công tác kiểm kê, báo cáo với Sở nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh, văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia, văn phòng Unicef, Trung tâm nước sinh hoạt & VSMT nông thôn Trung ương
Trang 34– Kết hợp Phòng kế toán Tài vụ đẻ quyết toán vốn đầu tư xây dựng căn bản hoàn thành theo quy định của Nhà nước
– Kiểm tra các thủ tục về xây dựng cơ bản theo chế độ hiện hành
Phòng tài vụ
Chức năng: Làm tham mưu cho Giám đốc về các nguyên tắc, chế độ
trong mọi hoạt động tài cính của đơn vị đúng quy định của Nhà nước ban hành Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, chế độ về quản lý hành chính để xác nhận các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động của đơn vị nhằm làm cơ sở cho Giám đốc duyệt chi
Nhiệm vụ:
– Báo cáo quyết toán theo quy định của nhà nước
– Hàng quý, năm lập dự toán kinh phí trên cơ sở theo từng Dự án, kế hoạch Khi được tiếp nhận vốn hoặc có thông báo vốn (bao gồm nhiều nguồn vốn)
– Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tài chính, vật tư tiền vốn trong tất cả các hoạt động các hoạt động của đơn vị theo từng nguồn vốn đúng chế chính sách của Nhà nước
Phòng quản lý khai thác
Chức năng: Giúp ban giám đốc tổ chức quản lý, duy tu bảo dưỡng, vận
hành khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước tập trung Nông thôn đã được đầu tư xây dựng và đảm bảo yêu cầu phục vụ Nước sạch trong sinh hoạt nhân dân
Nhiệm vụ:
– Tiếp nhận các công trình đầu tư xây dựng cấp nước tập trung nông thôn sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng theo đúng hồ sơ thiết kế và quy trình công nghệ chuyên ngành
– Lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng các công trình đưa vào sử dụng mang tính chất lâu dài, mở rộng đường ống tại các khu vực trọng điểm và xây dựng kế hoạch tái đầu tư mở rộng và đầu tư mới trang bị phương tiện và vật tư sửa chữa các Trạm cấp nước theo định kỳ
– Xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng nước, theo dõi thu chi các Trạm cấp nước đánh giá hiệu quả hoạt động và báo cáo kịp thời theo quy định
Trang 35– Lập kế hoạch huấn luyện bồi dưỡng Tổ quản lý Trạm cấp nước trong công tác tổ chức quản lý duy tu bảo dưỡng vận hành khai thác sử dụng theo đúng quy định công nghệ
– Quản lý kiểm tra và theo dõi chất lượng cung cấp theo kế hoạch và đề xuất các biện pháp xử lý có liên quan đến chất lượng nguồn nước
– Lập kế hoạch truyền thông, tuyên truyền vận động người dân đăng ký tham gia sử dụng Nước sạch và giữ vệ sinh môi trường
– Theo dõi quản lý hồ sơ sơ đồ quản lý đường ống kỹ thuật của các Trạm cấp nước, tiếp nhận thông tin xử lý, sữa chữa những hỏng hóc nhỏ thường gặp ở các Trạm cấp nước
3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long qua 3 năm ( 2006 – 2008)
Kết quả kinh doanh là những gì mà đơn vị kinh doanh đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết Kết quả kinh doanh có thể là những đại lượng cân đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần…
Trang 37Phân tích kết quả kinh doanh qua chỉ tiêu doanh thu
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu của 3 năm tăng liên tục Năm 2007 với tốc độ tăng 101,4% đã đưa doanh thu tăng lên đến 3.413.247 ngàn đồng so với năm 2006 Nguyên nhân dẫn dến sự gia tăng như vậy là do Trung tâm đã mở rộng mạng lưới phân phối nước ở các huyện nên làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm Cụ thể như: Ở huyện Trà Ôn năm 2006 có 12 trạm phân phối nước thì đến 2007 đã mở rộng thêm 2 trạm, Tam Bình năm 2006 chỉ có 18 trạm nhưng sau một năm con số này đã là 22 trạm, Bình Minh năm 2007 là 18 trạm so với năm 2006 là 14 trạm tức đã mở rộng thêm tuyến phân phối là 4 trạm, đặc biệt là ở huyện Măng Thít năm 2006 chỉ có 10 trạm phân phối nhưng đến năm 2007 tăng lên 17 trạm, tức tăng gần gấp đôi so với năm 2006 Sở dĩ trong năm 2007 Trung tâm có thể mở rộng được nhiều mạng lưới phân phối như vậy là do có sự xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm đặc biệt là kêu gọi được các nguồn vốn hỗ trợ trong đó có nguồn vốn của ODA Đến năm 2008 doanh thu tăng 712.845 ngàn đồng, tăng với tốc độ 10,5% Trong năm này Trung tâm chỉ mở rộng hệ thống phân phối ở 2 huyện đó là Bình Minh và Long Hồ; ở mỗi huyện tăng 2 trạm so với năm 2007 So về tốc độ xây dựng mạng lưới phân phối thì năm nay tuy có tăng nhưng không thể bằng so với năm 2007 Trung tâm cần xem xét xây dựng những kế hoạch dài hạn bên cạnh những kế hoạch đã xây dựng hàng năm nhằm có thể thu hút được các nguồn vốn với mục đích mở rộng thêm năng lực hoạt động của mình
BẢNG 2: SỐ TRẠM NƯỚC PHÂN PHỐI GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
Trà Ôn 12 trạm 14 trạm 14 trạm Tam Bình 18 trạm 22 trạm 22 trạm Bình Minh 14 trạm 18 trạm 20 trạm Long Hồ 15 trạm 15 trạm 17 trạm Măng Thít 10 trạm 17 trạm 17 trạm Vũng Liêm 16 trạm 16 trạm 16 trạm Thị xã Vĩnh Long 2 trạm 2 trạm 2 trạm
Nguồn: Phòng kế toán - tài chính
Trang 38Qua chỉ tiêu giá vốn hàng bán và các khoản chi phí
Giá vốn hàng bán trong giai đoạn này cũng có sự biến động Cụ thể, năm 2006 giá vốn hàng bán là 1.654.342 ngàn đồng, năm 2007 giá vốn hàng bán là 4.600.514 ngàn đồng tăng 178,1% so với 2006 Sang năm 2008 giá vốn hàng bán có chiều hướng giảm so với 2007, giảm 5,54% so với năm 2007 Một trong những nguyên nhân góp phần làm cho giá vốn hàng bán năm 2007 tăng cao như vậy chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ của Trung tâm tăng cao Nhưng Trung tâm cũng nên chú ý về tốc độ tăng của giá vốn hàng bán để có những biện pháp như thế nào để có thể hạn chế sự gia tăng đến mức thấp nhất nhằm góp phần đưa lợi nhuận tăng lên
Cùng với sự biến động của giá vốn hàng bán thì chi phí tài chính và chi phí quản lý của Trung tâm cũng biểu hiện sự biến động qua các năm Năm 2006 chi phí của Trung tâm là 869.342 ngàn đồng Đến năm 2007 mức chi phí tăng với tốc độ 57,25 % tức tăng với mức tuyệt đối 497.716 ngàn đồng so với năm 2006 Một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí năm này tăng là do Trung tâm tăng đầu tư vào lĩnh vực này nhiều hơn Đến năm 2008 tổng số tiền chi cho hoạt động tài chính và chi cho việc quản lý đơn vị giảm 344.115 ngàn đồng tức giảm 25,2% so với 2007 Nguyên nhân là do trong năm 2008 ảnh hưởng bởi sự khó khăn của nền kinh tế nên việc đầu tư vào hoạt động tài chính có phần giảm so với năm 2007, ngoài ra Trung tâm có sự quản lý tốt về chi phí trong đơn vị, và không có sự đầu tư mới trang thiết bị văn phòng, sửa chữa và nâng cấp các trạm cung cấp nên chi phí trong năm này giảm
Qua chỉ tiêu lợi nhuận
Năm 2006 lợi nhuận của Trung tâm đạt 2.302.012 ngàn đồng Đến năm 2007 con số này lên tới 2.654.772 ngàn đồng tức tăng 15,3% so với năm 2006 Trong năm 2008 lợi nhuận đạt 4.032.569 ngàn đồng tức tăng 1.377.797 ngàn đồng , tăng với tốc độ 51,9% so với 2007 Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm này tăng là do tiết kiệm được những khoản chi phí và tăng những nguồn thu khác
Qua bảng phân tích trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm giai đoạn 2006 - 2008 là khá hiệu quả Biểu hiện là lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm Nhưng để biết thật sự một đơn vị làm ăn có hiệu quả hay không thì
Trang 39phải biết sự biến động cụ thể của từng chỉ tiêu Do đó nội dung bài viết dưới đây sẽ tập trung đi sâu phân tích ở từng khoản mục xem thật sự Trung tâm hoạt động có hiệu quả hay không?
3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm qua 3 năm ( 2006 – 2008 )
3.2.1 Phân tích tình hình biến động của doanh thu
Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ, đây là nguồn doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, là nguồn vốn để tái sản xuất, trang trải các chi phí
Trang 403.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần