Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại việt nam

105 366 2
Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM VĂN BẰNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG ANH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Văn Bằng MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT .............................................................................................. 10 1.1. Quan niệm và mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật ...........10 1.1.1. Quan niệm về đánh giá tác động pháp luật .................................................10 1.1.2. Mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật .........................................12 1.2. Kinh nghiệm một số nước trong đánh giá tác động pháp luật và bài học rút ra ............................................................................................. 14 1.2.1. Thời điểm thực hiện việc đánh giá tác động pháp luật ............................... 14 1.2.2. Phạm vi chính sách phải thực hiện đánh giá tác động, mức độ và nội dung đánh giá .............................................................................................. 16 1.2.3. Cơ chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện đánh giá tác động pháp luật .....18 1.2.4. Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật ..................20 1.2.5. Chủ thể thực hiện đánh giá tác động pháp luật ...........................................21 1.2.6. Các biện pháp đảm bảo đánh giá tác động pháp luật được thực thi và đạt chất lượng .............................................................................................. 23 1.3. Mục tiêu đưa quy định đánh giá tác động pháp luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 .........................................25 Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM ...................................................27 2.1. Tình hình xây dựng và thi hành pháp luật nước ta trong thời gian qua ....27 2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật ............32 2.2.1. Khung pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật ...........................32 2.2.2. Phạm vi văn bản phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật .....................36 2.2.3. Các hình thức đánh giá tác động pháp luật .................................................40 2.2.4. Vấn đề lấy ý kiến trong quá trình tiến hành đánh giá tác động pháp luật .......49 2.2.5. Cơ chế kiểm soát, giám sát việc tuân thủ thực hiện quy định về đánh giá tác động pháp luật..................................................................................53 2.2.6. Kinh phí đảm bảo thực hiện đánh giá tác động pháp luật ...........................54 2.3. Thực tiễn thi hành các quy định về đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua ....................................................................................56 2.3.1. Về nhận thức và năng lực của cán bộ ..........................................................56 2.3.2. Về việc tổ chức thực hiện và tuân thủ các quy định đánh giá tác động pháp luật ......................................................................................................60 2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém...............................................67 2.4.1. Bất cập trong quy định pháp luật về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ............................................................................................ 67 2.4.2. Trình độ, năng lực cán bộ thực hiện RIA còn hạn chế................................ 69 2.4.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện đánh giá tác động pháp luật còn hạn chế ........................................................................................................70 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TẠI VIỆT NAM .........73 3.1. Quan điểm hoàn thiện chế định RIA và nâng cao hiệu quả thực hiện đánh giá tác động pháp luật ............................................................. 73 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy định đánh giá tác động pháp luật ....................................75 3.2.1. Đổi mới quy trình đề xuất và xây dựng chính sách, luật ............................ 75 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật ............................ 78 3.2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện đánh giá tác động pháp luật ......................................................................................................88 3.2.4. Giải pháp tăng cường bảo đảm điều kiện thực hiện đánh giá tác động pháp luật ......................................................................................................89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 93 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT OBPR Cơ quan kiểm soát, đánh giá chất lượng của các đề xuất tại Australia OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế RIA Đánh giá tác động pháp luật UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc USD Đô la VNCI Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam CIEM Viện Quản lý kinh tế Trung ương BTP Bộ Tư pháp USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chi phí hàng năm và lợi ích của việc đưa RIA bắt buộc đối với ban hành văn bản quy phạm pháp luật .................................................37 Bảng 2.2: Chi phí hàng năm và lợi ích của việc đưa RIA sơ bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ............................................................... 42 Bảng 2.3: Kinh phí xây dựng báo cáo RIA và chất lượng báo cáo RIA ................55 Bảng 2.4: Số lượng dự thảo Luật, Pháp lệnh có RIA .............................................63 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mối liên hệ giữa các báo cáo đánh giá tác động pháp luật ....................41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Đánh giá tác động kinh tế xã hội về một đạo luật (Regulatory Impact Assessment - gọi tắt là RIA), là một khái niệm mới ở Việt Nam, được tiếp thu từ quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Với ý nghĩa chung nhất, RIA là phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích của những tác động có thể xảy ra đối với các nhóm trong xã hội, các khu vực hoặc toàn bộ xã hội và nền kinh tế từ sự thay đổi chính sách hoặc pháp luật, được thực hiện trong quá trình làm luật, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành chính sách mới [32]. Đặc biệt, điều quan trọng, cơ bản nhất là nó đưa ra nhiều phương án khác nhau; nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh tác động của các giải pháp, từ đó cung cấp thông tin cho các cơ quan, người có thẩm quyền để họ có thể lựa chọn được giải pháp tốt nhất. “Lần đầu tiên RIA được áp dụng trên thế giới là vào giữa những năm 1970 tại Mỹ dưới thời Tổng thống Ford do có lo ngại về gánh nặng quy định pháp luật đè lên vai xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; cộng với lo ngại điều đó có thể làm gia tăng lạm phát”[36]. Lúc đầu, người ta chỉ chú ý phân tích tác động đối với doanh nghiệp, sau đó mới chú ý đánh giá tác động đến chủ thể khác. Đến nay, RIA đã được áp dụng ở đại đa số các nước OECD, nhiều nước châu Âu chuyển đổi, châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Ở các nước khác nhau, RIA có thể được tiến hành ở những công đoạn khác nhau, tuy nhiên có thể tóm lại ở các công đoạn sau: 1. Khi xem xét sự cần thiết ban hành văn bản, RIA được tiến hành để xác định các phương án, so sánh tác động của chúng, từ đó xác định phương án tối ưu; 1 2. Trong quá trình soạn thảo dự thảo phương án đã được lựa chọn, RIA được tiến hành để phân tích xem mục đích ban hành có đạt được một cách tối ưu trong dự thảo hay không; các nhóm chịu sự điều chỉnh của văn bản có dễ dàng thực thi, tuân thủ không; mức độ mà văn bản làm giảm hoặc tăng gánh nặng đối với các nhóm chịu sự điều chỉnh của văn bản đó; 3. Sau khi văn bản được ban hành, RIA được thực hiện để đánh giá tác động thực tế của một văn bản đang có hiệu lực so với các tác động được dự tính để xác định văn bản đó đạt được mục tiêu đề ra không, có cần sửa đổi không, sửa đổi ở mức nào [57]… Với ý nghĩa chung nhất, RIA là một tập hợp các bước logic hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Nó bao gồm việc nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập. Trách nhiệm thực hiện RIA được giao cho tổ chức phụ trách việc đề xuất chính sách. Tuy nhiên, RIA là công cụ trợ giúp cho việc xây dựng chính sách chứ không phải là công cụ thay thế nó (không nên nhầm lẫn giữa RIA với đề xuất chính sách hoặc với tờ trình trước khi đề xuất). “Cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu các kết quả của RIA khi ra quyết định. Việc đề xuất, thông qua chính sách là quyết định chính trị thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo mà không phải nhiệm vụ của các chuyên gia thực hiện việc đánh giá tác động của văn bản”[18]. Về nội dung, RIA tập hợp và trình bày các chứng cứ để xác định việc lựa chọn chính sách có thể được ban hành với các ưu, nhược điểm của chúng. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, RIA được thực hiện song song với việc nêu sáng kiến lập pháp, lập quy và được lồng ghép vào quy trình xác lập chính sách của các bộ, ngành… hoặc chủ thể khác khi đề xuất xây dựng luật và văn bản của Chính phủ. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu các kết 2 quả của RIA khi ra quyết định có ban hành văn bản điều chỉnh chính sách đó hay không. Việc đề xuất, thông qua chính sách là quyết định chính trị thuộc về cơ quan chủ trì soạn thảo, Chính phủ, Quốc hội (theo các giai đoạn khác nhau), mà không phải là nhiệm vụ của các chuyên gia thực hiện đánh giá tác động của văn bản. Bản chất của RIA là việc xem xét, đánh giá các đề xuất chính sách quản lý khi được thể chế hoá thành quy phạm pháp luật. Quá trình đó tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau: - Tính tương xứng – xem xét và cân nhắc rủi ro có thể. Chỉ áp dụng khi cần và khi lợi ích cân xứng với rủi ro có thể xảy ra khi chính sách được lựa chọn. - Tính chịu trách nhiệm – người, cơ quan có thẩm quyền ban hành phải chịu trách nhiệm đối với văn bản được ban hành và trước nhân dân. Chịu trách nhiệm trước các đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định và người có thẩm quyền trao quyền ban hành quy định. - Tính nhất quán và minh bạch – tức là có thể dự báo được, do đó mọi người có thể biết mình thuộc đối tượng nào, có thuộc đối tượng bị áp dụng không … dựa trên việc lấy ý kiến và phản hồi của các bên liên quan. - Tính rõ ràng (dễ hiểu) – Công khai rõ ràng (open), đơn giản và gần gũi với người sử dụng. - Có mục tiêu - tập trung vào vấn đề chính sách cần giải quyết và giảm thiểu các tác động không mong muốn. Chất lượng của RIA được xem xét thường xuyên bởi một cơ quan chuyên môn về lập pháp. Chúng cũng được sử dụng trong các biên bản họp của Quốc hội khi chúng được đưa ra như là căn cứ (chứng cứ) và các thông tin thu thập được về sự lựa chọn chính sách đang được xem xét. Báo cáo RIA phải xác định được các phương án, chính sách và sự chọn 3 lựa tối ưu để giải quyết vấn để đang đặt ra. Những chính sách đưa ra để tiến hành RIA phải gồm có một lựa chọn không hành động và lựa chọn không mang tính pháp lý giống như các quy tắc thông lệ, các tiêu chuẩn công nghệ (công nghiệp) hoặc chính sách mang tính sự phối hợp. Tại Việt Nam, trước đây theo quy định tại Điều 22 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 mới chỉ quy định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dự báo tác động kinh tế - xã hội của văn bản. Nội dung của dự báo nhiều trường hợp mang tính hình thức và tính chủ quan của cơ quan đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh...Tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, yêu cầu về đánh giá tác động kinh tế xã hội được quy định trong một đạo luật - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Theo đó, đánh giá tác động pháp luật của văn bản được thực hiện ở hai giai đoạn: (1) giai đoạn đề nghị xây dựng văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định); (2) giai đoạn soạn thảo văn bản. Việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của một đạo luật là một yêu cầu bắt buộc, là một khâu trong quy trình xây dựng pháp luật. Về thực chất, hoạt động đánh giá tác động kinh tế xã hội đề cập trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ở Việt Nam chính là đánh giá tác động pháp luật (RIA) mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng trong hoạt động xây dựng pháp luật của họ. Trong thực tiễn thi hành quy định nói trên của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trừ việc đánh giá tác động pháp luật (RIA) đã được tiến hành một cách khá bài bản trong quá trình xây dựng hai Dự án Luật là Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp mới (ban hành 2005) thì đối với đại đa số các dự án luật còn lại, việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội mới chỉ được tiến hành một cách hình thức, sơ sài. Phần ánh giá tác động kinh tế- xã hội trong Bản thuyết minh đề nghị xây dựng Luật của đa số các Bộ, Ngành hoặc tổ chức khác đều 4 mới chỉ dừng ở mức sơ lược, thiếu các luận cứ khoa học và thực tiễn được nghiên cứu và phân tích một cách thấu đáo trên cơ sở kết quả các điều tra và tham vấn công phu với những tài liệu, số liệu rõ ràng, chính xác khoa học để chứng minh cho những chính sách pháp lý của một dự án luật và các phương án khác nhau trong quá trình hình thành dự án luật đó. Việc hỏi ý kiến những đối tượng chịu tác động trực tiếp của luật tuy có thực hiện nhưng nhiều lúc chỉ là hình thức, không đạt hiệu quả cao” [5]. Từ thực tiễn thực hiện chế định RIA trong gần 3 năm qua cho thấy, việc tuân thủ chế định RIA còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cơ bản sau: Một là, thiếu nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa, vai trò, nội dung của hoạt động đánh giá tác động kinh tế xã hội đối với toàn bộ quá trình xây dựng một dự án Luật (bắt đầu từ khi đưa ra sáng kiến lập pháp và cho đến khi đạo luật được ban hành); Hai là, chúng ta thiếu quy trình, phương pháp và kỹ năng để thực hiện hoạt động đánh giá tác động kinh - tế xã hội đối với một đạo luật một cách có hiệu quả. Cũng tương tự như đối với hoạt động xây dựng pháp luật, lý do chủ yếu những hạn chế trong công tác tổng kết thi hành luật hiện nay là nó chưa được xem là cơ sở rất quan trọng để hình thành các chính sách pháp lý cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế một đạo luật mới và thiếu các tiêu chí, phương pháp cần thiết để đảm bảo hiệu quả của hoạt động tổng kết thi hành luật (mà trong đó một số phương pháp, tiêu chí của hoạt động đánh giá tác động kinh tế- xã hội của đạo luật phải được xem là cốt lõi để vận dụng, làm căn cứ so sánh hiệu quả). Ba là, các bản RIA đa số còn mang tính hình thức, hợp lệ theo thủ tục để trình cơ quan có thẩm quyền, coi như đủ hồ sơ, thủ tục. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi chúng ta đang tiến hành sửa đổi 5 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thống nhất thì vấn đề chất lượng của các báo cáo đánh giá tác động pháp luật là một trong 4 vấn đề chính mà Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật và các giải pháp để đảm bảo các quy định đó được thực thi trên thực tế là điều hết sức cần thiết, do đó tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam” nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật là một vấn đề quan trọng hiện nay đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu nhằm đánh giá một cách tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành cũng như tình hình thực thi các quy định về đánh giá dự báo tác động luật ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo đó, công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn và ứng dụng trong bối cảnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động trong Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, đã có một số công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài viết tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, trong đó, có các công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Bộ Tư pháp – UNDP, Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, (NXB Tư pháp, 2011); Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Rosa, Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, (NXB Thế giới, 2011); Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2008; Học viện Hành chính, Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, (NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2010); GTZ, Thực hiện hiệu quả quy trình đánh giá dự báo tác động pháp luật tại Việt 6 Nam; ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Luận văn thạc sỹ, Đánh giá tác động của pháp luật trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận, sự hình thành và quy định RIA tại Việt Nam… ở dưới các góc độ khác nhau. Một số công trình có đề cập đến các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đánh giá dự báo tác động pháp luật hoặc đã tiến hành đánh giá thực tiễn thi hành chế định RIA qua việc chấm điểm, rà soát các báo cáo RIA đã được công bố....Tuy nhiên, trong bối cảnh Bộ Tư pháp đang tiến hành đánh giá tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và tiến tới xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất thì vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định RIA là một vấn đề quan trọng, có tính thời sự. Theo đó, tác giả đã lựa chọn đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện thể chế hiện hành điều chỉnh về đánh giá tác động pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động pháp luật và đưa các quy định này vào thực tiễn một cách có hiệu quả. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu của đề tài: Hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng pháp luật. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Những vấn đề chung về đánh giá tác động pháp luật và việc đưa quy định đánh giá tác động pháp luật vào Việt Nam. - Thực trạng pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam. -Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua tại Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng pháp luật. 7 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu tại chỗ. Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật, thu thập, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của Đề tài. b. Thu thập, thống kê số liệu: + Số liệu thống kê từ các website về cơ sở dữ liệu luật như: http://thuvienphapluat.vn/; http://www.luatvietnam.vn; http://moj.gov.vn; http://quochoi.vn;http://chinhphu.vn; http://congbao.chinhphu.vn; http://ria.net.vn/VN/Thu-vien-dien-tu.html... + Số liệu thống kê từ Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Viện Khoa học Pháp lý của Bộ Tư pháp,…. + Phương tiện truyền thông, báo chí… c. Phân tích, tổng hợp Để đi đến những kết quả cuối cùng một trong những phương pháp không thể thiếu chính là sự phân tích, đánh giá, tổng hợp mà tác giả nghiên cứu cần phải tiến hành sau khi đã có đầy đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết. 5. Những nét mới của Luận văn Đây là một trong những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về đánh giá tác động pháp luật, những vấn đề lí luận và thực tiễn đối với Việt Nam một cách tương đối toàn diện và có hệ thống. Luận văn làm rõ khái niệm, nhận diện đúng bản chất về đánh giá tác động pháp luật trên cơ sở nhìn nhận kinh nghiệm quốc tế và thực tế cách hiểu ở Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Luận văn còn đánh giá một 8 cách toàn diện về thể chế hiện hành đang điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật cũng như thực trạng tổ chức thi hành chế định RIA ở nước ta sau 3 năm thi hành từ đó đề xuất một số các giải pháp, cơ chế nhằm cải thiện tình hình thực thi hoạt động đánh giá tác động RIA ở Việt Nam trong thời gian tới 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của Luận văn Luận văn được thực hiện trong bối cảnh Bộ Tư pháp đang trong quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất và tác giả cũng đã được tham dự các buổi hội thảo, buổi họp của Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất. Theo đó, những phát hiện, ý kiến của tác giả cũng kịp thời phản ánh, bày tỏ quan điểm cá nhân liên quan đến chế định đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản ở Việt Nam. Do đó, việc thực hiện công trình nghiên cứu sẽ góp phần tích cực, hiệu quả hơn khi công trình đánh giá một cách tổng thể, có hệ thống, logic về đánh giá tác động pháp luật sẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng cho Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên qua đến chế định RIA. Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học và phần nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật để tìm hiểu, vận dụng để xây dựng quy định và thực thi đánh giá tác động pháp luật. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu thì luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về đánh giá tác động pháp luật. Chương 2. Pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về đánh giá tác động pháp luật ở Việt Nam. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đánh giá tác động pháp luật ở Việt Nam. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT 1.1. Quan niệm và mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật 1.1.1. Quan niệm về đánh giá tác động pháp luật Thuật ngữ Regulatory Impact Assessment được dịch sang tiếng Việt là đánh giá tác động pháp luật hay còn được gọi tắt là RIA, là một khái niệm được “du nhập” vào Việt Nam, được tiếp thu từ quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. RIA là một tập hợp các bước logic hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Nó bao gồm việc nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một báo cáo độc lập. RIA được xác định là công cụ chủ yếu cho việc xây dựng chính sách, giúp cho người ra quyết định có những thông tin chính xác dựa trên những đánh giá khoa học để có những quyết định đúng. RIA được áp dụng để đánh giá dự kiến tác động của chính sách, pháp luật. Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (gọi tắt là OECD) “chính sách, pháp luật ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng nhất, tức là bất kỳ một sự can thiệp nào của Chính phủ mà có tác động lên cá nhân, cơ quan, tổ chức, một nhóm người ở khu vực tư nhân hay nhà nước, xã hội nói chung” [26]. RIA đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của môi trường pháp lý. RIA được xem như một phương pháp đánh giá một cách thống nhất và có hệ thống một số tác động tiềm năng của một hành động của Chính phủ trên cơ sở so sánh với bối cảnh giả định và không có hành động đó, đồng thời phổ biến các thông tin cho người ra quyết định và công chúng. 10 Về bản chất, RIA hướng tới mục đích mở rộng sứ mệnh của các nhà lập pháp từ chỉ việc tập trung vào giải quyết vấn đề sang việc quyết định nhằm đảm bảo tính cân bằng trong việc giải quyết vấn đề và các mục tiêu kinh tế và phân phối lại. RIA được thực hiện khi xem xét có nên triển khai một đề xuất về thay đổi chính sách hay pháp luật hay không? [9]. Một đặc điểm quan trọng của RIA là quá trình dự báo và đánh giá một cách có hệ thống các tác động về kinh tế, chủ yếu các tác động về lợi ích, chi phí của một đề xuất quyết định chính sách, pháp luật. RIA không thay thế trình tự, thủ tục ban hành chính sách, luật pháp mà nó góp phần hỗ trợ tích cực cho quá trình này bằng cách cung cấp các chứng cứ rõ ràng cho cơ quan soạn thảo lựa chọn phương án tốt nhất, chuẩn bị dự thảo và cơ quan có thẩm quyền thảo luận và thông qua chính sách, pháp luật. Quá trình RIA phải được coi là một phần trong quá trình soạn thảo và ban hành chính sách, pháp luật; quá trình này được khuyến nghị thực hiện từ trước hoặc cùng với việc soạn thảo và hoàn thiện dự thảo. RIA là một công cụ quan trọng kiểm soát quá trình rà chính sách, luật. Nó giúp các nhà hoạch định chính sách gạt bỏ được những chính sách không cần thiết, có hại. Thực tế thực hiện RIA cho thấy, RIA có thể bị hiểu nhầm với việc đánh giá tác động chính sách, pháp luật - tức là việc tổng kết, đánh giá thực tế thực hiện một chính sách, quy định pháp luật sau một thời gian thực hiện. Hoặc RIA cũng thể bị hiểu lầm rằng khi hoạt động soạn thảo, quy phạm hoá được thực hiện xong thì mới thực hiện RIA. Chúng tôi cho rằng, RIA và việc đánh giá thực tế thực hiện chính sách, pháp luật là cơ bản khác nhau ở chỗ RIA là dự báo những tác động trong tương lai nếu đề xuất chính sách, pháp luật được thực hiện; còn đánh giá tác động chính sách, pháp luật thông thường là đánh giá tác động đã xảy ra của chính sách, pháp luật đã được ban hành. Hai quá 11 trình này có quan hệ mật thiết với nhau, “việc đánh giá tác động chính sách, pháp luật hỗ trợ cho quá trình thực hiện RIA bằng việc cung cấp các thông tin cần thiết cho RIA”.[26] Như vậy, đánh giá tác động pháp luật là quá trình đánh giá các tác động của một quy định, chính sách và các phương án thay thế cho các quy định đang có hoặc chưa có. Đánh giá này được thể hiện trong báo cáo đánh giá tác động pháp luật và báo cáo này là một công cụ hỗ trợ giúp đưa ra quyết định tốt nhất trên cơ sở những thông tin, bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự tách bạch khâu xây dựng chính sách và quy phạm hóa chính sách nên khi công cụ đánh giá tác động pháp luật này được du nhập vào Việt Nam nó được đưa vào quy trình xây dựng pháp luật và được thực hiện chủ yếu sau khi chính sách đã được quyết định phê duyệt và bước đầu hoạt động phân tích đánh giá chính sách được đề cập đến trong báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của chính sách trong quá trình đề xuất chính sách. “Công cụ đánh giá tác động pháp luật cũng được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và thường với cụm từ đánh giá tác động dự thảo văn bản” [47] điều này rất dễ gây nhầm lẫn về cách hiểu, tổ chức thực hiện trong thực tiễn với cách hiểu có dự thảo văn bản xong thì mới thực hiện việc đánh giá tác động. Do đó, việc nhìn nhận đúng bản chất của hoạt động đánh giá dự báo tác động RIA sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và người dân có cách nhìn đúng đắn hơn về RIA trong hoạt động xây dựng, ban hành chính sách. 1.1.2. Mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật “Đánh giá tác động pháp luật với tư cách là một công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định dựa trên những bằng chứng sẽ giúp quá trình ra quyết sách tốt hơn nhằm đảm bảo các quy định đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả” [1]. “Do đó, mục tiêu của công cụ đánh giá tác động pháp luật nhằm hướng tới đảm bảo các văn bản pháp luật có chất lượng cao hơn” [9]. 12 Việc sử dụng công cụ đánh giá tác động pháp luật ở các nước phương tây đặt ra với mục đích chính là kiểm soát quá trình ra chính sách thông qua công cụ RIA nhằm hướng tới gạt bỏ những chính sách không hiệu quả. “Ví dụ, ở Hoa Kỳ mỗi năm, gần chục ngàn dự án luật được các nghị sỹ đệ trình trước Lưỡng viện Quốc hội. Tuy nhiên, số dự án luật được chính thức thông qua chỉ vào khoảng 125-400. Ví dụ, năm 2009, trong số hơn 9000 dự án luật được đệ trình, chỉ có 125 dự án luật được chính thức ký bởi Tổng thống để trở thành luật” [39]. Điều đó hàm ý rằng, để một dự án luật được sống sót, các lý do để ngăn chặn sự thông qua của dự án luật, dù là lý do chính trị hay lý do kỹ thuật (như dự luật kém chất lượng, không khả thi v.v.) thường phải được vượt qua. Nói cách khác, để một dự luật được thông qua một cách thành công, sự đầu tư của chủ thể bảo trợ và ủng hộ dự án luật phải rất lớn và công phu, trong đó có sự đầu tư cho việc lý giải về tính cấp thiết của việc ban hành đạo luật, đánh giá những tác động và ích lợi của dự án luật khi thông qua mang lại cho quốc gia... Điều này cũng lý giải vì sao quy trình xây dựng, ban hành chính sách của các nước thường có tên là quy trình kiểm soát. Bởi để thông qua một chính sách thì nó phải trải qua rất nhiều thủ tục, công đoạn và một trong những công cụ giúp kiểm soát được quy trình đó chính là RIA. Trên thực tế, những dự án luật do phía hành pháp chuẩn bị, thường có tỷ lệ thông qua khá cao. “Tùy sự đầu tư và kỹ năng xây dựng ưu tiên lập pháp của các đời tổng thống mà tỷ lệ dự án luật phía hành pháp sáng kiến, bảo trợ có thể khác nhau, nhưng thông thường, những năm đầu tiên của mỗi nhiệm kỳ tổng thống, tỷ lệ thông qua này có thể lên tới trên 80% (những năm sau đó, có khi tỷ lệ chỉ đạt khoảng trên 40%)”[39]. Do đó, có thể khẳng định mục tiêu của hoạt động đánh giá tác động chính sách, pháp luật để loại bỏ những đề xuất không cần thiết, có hại ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, đánh giá tác động pháp luật được các nước sử dụng như một 13 công cụ để kiểm soát, hạn chế ban hành các văn bản không cần thiết, gây hại cho xã hội. Từ đó chúng ta cũng phải nhìn nhận lại các quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện với ý nghĩa là tạo điều kiện cho việc xây dựng, ban hành ra chính sách hay là Luật để cản trở, hạn chế ra chính sách. Chúng tôi cho rằng, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi xây dựng quy trình với các công cụ khác nhau, trong đó có RIA là các bước, công cụ kiểm soát, hạn chế việc ban hành ra các chính sách không cần thiết, tránh trường hợp như rừng luật như hiện nay. 1.2. Kinh nghiệm một số nước trong đánh giá tác động pháp luật và bài học rút ra 1.2.1. Thời điểm thực hiện việc đánh giá tác động pháp luật Theo kinh nghiệm của các nước OECD, RIA phải được thực hiện càng sớm càng tốt và được thực hiện trước khi bắt tay vào việc quy phạm hóa chính sách, viết dự thảo quy định. Trong sổ tay hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động hướng dẫn các cán bộ làm chính sách ở Việt Nam cũng khẳng định RIA phải được thực hiê ̣n sớm ngay trong giai đoạn đầu của quy trình hoạch định chính sách, trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định có cần can thiệp hay không và cần can thiệp như thế nào. “Không nên thực hiện RIA sau khi đã hoàn thành viê ̣c soa ̣n thảo văn bản , vì như thế những phân tích trong RIA chỉ là đánh giá phương án đã được lựa chọn rồi , chứ không phải là đánh giá , so sánh các phương án khác nhau nhằm tìm ra một giải pháp tố i ưu”. [4] Thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật trước năm 2008 thì đánh giá tác động pháp luật cũng bước đầu được thực hiện thông qua việc tổng kết đánh giá thi hành luật để xác định những khó khăn, vướng mắc để từ đó đề xuất các giải pháp. Hay trong các Tờ trình thuyết minh về sự cần thiết, Báo cáo về những định hướng lớn của các đơn vị xây dựng pháp luật xin ý kiến Ban soạn thảo, xin ý kiến Chính phủ trong quá trình xây dựng pháp luật... Tuy 14 nhiên, những văn bản này thường thuần tuý mang tính pháp lý khi chỉ nhận diện, phân tích đưa ra các lỗi từ hệ thống pháp luật như tính thống nhất, sự trùng chéo, mâu thuẫn về pháp luật mà không có sự đánh giá một cách toàn diện, không có các đánh giá về chi phí và lợi ích. Bên cạnh đó, với quy trình làm xây dựng pháp luật trong thời gian qua mang tính thời hạn và chỉ tiêu dẫn đến những báo cáo này chỉ xuất hiện khi chính sách đó được thông qua. Bên cạnh đó, kinh nghiệm các nước trong việc lập chương trình, kế hoạch ban hành chính sách cũng khẳng định việc này phải được thực hiện sớm và chỉ có giá trị trong thời gian ngắn. Điều này thể hiện trong việc quy định khoảng thời gian của kế hoạch, chương trình xây dựng chính sách của các nước. Đối với Canada thì kế hoạch xây dựng chi tiết của Bộ được đưa lên website và Báo cáo một năm về kế hoạch và ưu tiên (RPP) trình Quốc hội cho từng Bộ, cơ quan. Đối với Hoa kỳ tóm tắt RIA được đăng tải sớm 2 lần trong 1 năm trên Website của Chính phủ trong chương trình lập quy liên bang hợp nhất. Chương trình tóm tắt của quy định từng cơ quan liên bang dự kiến ban hành trong vòng 6 tháng tới. Đối với Uỷ ban châu âu (EC), RIA được đưa vào chương trình và kế hoạch chiến lược hàng năm của Uỷ ban EC. “Việc lập kế hoạch sớm này là điều kiện nâng cao chất lượng đánh giá tác động”[16]. Điều đặc biệt, quy trình đề xuất chính sách của các nước này là hoạt động thường xuyên. Bất kỳ chủ thể nào có quyền đề xuất chính sách đều có quyền đề xuất chính sách đó vào chương trình xây dựng của nước đó vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, việc chính sách đó có được ghi tên vào chương trình hay không phụ thuộc vào các tài liệu đi kèm, trong đó báo cáo RIA được xem như một tài liệu quan trọng để cơ quan kiểm soát, đánh giá xem đề xuất chính sách đó có được trình lên cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt chính sách. Đối với các đề xuất đã được ghi tên nhưng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng chính sách cơ quan đề xuất cũng có quyền rút chính sách đó. 15 Từ thực tiễn kinh nghiệm thế giới về lập chương trình, kế hoạch chính sách chúng ta có thể thấy việc lập chương trình, dự kiến kế hoạch ban hành chính sách được thực hiện sớm nhưng khoảng cách từ khi đề xuất đến khi xây dựng chính sách là rất ngắn. Điều đó thể hiện việc nghiên cứu, đánh giá, rà soát các chính sách được xem như hoạt động thường xuyên không phải chỉ khi đề xuất chính sách đó được thông qua thì cơ quan đề xuất mới bắt bắt vào việc tổng kết, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần có sự nghiên cứu điều chỉnh các quy định về lập Chương trình xây dựng pháp luật theo khóa, theo năm như hiện nay. 1.2.2. Phạm vi chính sách phải thực hiện đánh giá tác động, mức độ và nội dung đánh giá Theo kinh nghiệm của Australia thì việc thực hiện RIA không chia theo loại văn bản mà chia theo nội dung chính sách tác động. Theo đó, báo cáo RIA được yêu cầu thực hiện với tất cả các đề xuất có thể gây tác động thể chế cho doanh nghiệp, người dân khối phi lợi nhuận, trừ khi tác động tạo ra không đáng kể hoặc tác động có tính chất máy móc. Cơ quan chịu trách nhiệm đề xuất chính sách sẽ liên hệ với cơ quan kiểm soát, đánh giá chất lượng của các đề xuất (gọi tắt là OBPR) kèm theo đánh giá RIA sơ bộ. OBPR sẽ quyết định việc cần thiết phải thực hiện báo cáo RIA hay không. Ở Anh, RIA được áp dụng đối với các luật, quy định hướng dẫn thi hành mà có tác động không thể bỏ qua đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp phi lợi nhuận và lĩnh vực tình nguyện. “Đối với các quy định chỉ có tác động lên khu vực nhà nước thì chỉ áp dụng đánh giá hiệu ứng chính sách PEF (policy effects framework)” [17]. Ở Hoa kỳ yêu cầu thực hiện RIA đầy đủ đối với tất cả các trường hợp sẽ tạo ra tổng chi phí tuân thủ hàng năm lớn hơn 100 triệu USD hoặc tăng đáng kể chi phí tuân thủ cho một ngành, khu vực hoặc có tác động xấu đến cạnh tranh, việc làm, đầu tư, hiệu quả sản xuất và sáng tạo 16 khoa học. Ở Hà Lan áp dụng phân tích tác động đối với hoạt động kinh doanh, đặt trọng tâm vào đánh giá các tác động phát sinh từ lĩnh vực kinh doanh; Cộng hòa Séc áp dụng phân tích các tác động tài chính và tác động đối với nền kinh tế, sau đó mở rộng ra các lĩnh vực kinh tế - xã hội; ở Pháp áp dụng phương pháp đánh giá tiền kiểm (ex-ante) để tính toán chi phí pháp lý phát sinh đối với doanh nghiệp và khu vực hành chính công. Đối với Cộng hòa Áo, Bồ Đào Nha áp dụng phân tích ngân quỹ, phương pháp này đặt trọng tâm vào chi phí ngân sách trực tiếp phát sinh đối với các cơ quan nhà nước; Đối với Phần Lan áp dụng phương pháp phân tích bộ phận trên một quy mô rộng bao gồm ngân sách, kinh tế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, môi trường, xã hội, y tế, chính sách vùng và bình đẳng giới; “Ở nước Bỉ chỉ thực hiện đánh giá tác động về rủi ro đối với các văn bản pháp luật liên quan đến y tế, an toàn và môi trường” [20]. Theo kinh nghiệm một số nước lớn của OECD như Cộng hòa Sec, Mexico, Canada, Đan Mạch, Newzelan, Đức, Vương quốc Anh... việc thực hiện RIA trên cơ sở toàn diện phân tích kinh tế đầy đủ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ở các nước đang phát triển, hầu hết các văn bản pháp luật được xem xét thông qua đánh giá tác động về mặt kinh tế và ít liên quan đến các tác động về môi trường, xã hội [21]. Từ những thông tin chúng ta có thể thấy các chính sách phải thực hiện đánh giá tác động RIA nếu chính sách đó thuộc một trong những tiêu chí sau [26]: - Có những tác động lớn và xấu đến năng lực cạnh tranh quốc gia. - Có những tác động lớn và xấu đến các nhóm đối tượng không được tham gia, hưởng các lợi ích xã hội hoặc dễ bị tổn thương. - Có tác động lớn đến việc hủy hoại về môi trường. - Có liên quan đến thay đổi đáng kể về các chính sách liên quan đến kinh tế thị trường, cạnh tranh hoặc người tiêu dùng. 17 - Có ảnh hưởng đến quyền của công dân. - Tạo ra chi phí tuân thủ lớn. - Tạo ra chi phí lớn cho Chính phủ hoặc bên thứ ba, hoặc cho một nhóm đối tượng hoặc một ngành, lĩnh vực. Chi phí tuân thủ ban đầu là 10 triệu Euro hoặc tổng chi phí tuân thủ trong 10 năm là 50 triệu Euro (bao gồm chi phí tuân thủ cho cả Chính phủ và doanh nghiệp, người tiêu dùng, v.v..) thì được coi là lớn. Như vậy, kinh nghiệm các nước cho thấy khi mới bắt đầu áp dụng RIA không áp dụng RIA một cách đại trà, rộng rãi, mà phải xác định phạm vi ưu tiên áp dụng và khuyến khích áp dụng RIA trong các trường hợp khác. Về cơ bản, RIA chỉ bắt buộc áp dụng đối với chính sách, quy định có tác động đến doanh nghiệp. Qua kinh nghiệm các nước cũng cho thấy, yêu cầu bắt buộc tuân thủ RIA không phải dựa vào hình thức văn bản chứa đựng chính sách mà là nội dung của chính sách sẽ tác động đến ai, có ảnh hưởng đến quyền của người dân và tạo ra chi phí tuân thủ lớn. Nội dung thực hiện đánh giá cũng theo các tiêu chí khác nhau, có nước chính sách phải đánh giá với nhiều nội dung, có nước chỉ sử dụng một đến hai tiêu chí để đánh giá nhưng về cơ bản đều có tiêu chí đó là tiêu chí đánh giá chi phí và lợi ích nếu chính sách đó được thông qua. 1.2.3. Cơ chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện đánh giá tác động pháp luật Theo kinh nghiệm của Australia việc kiểm soát, giám sát và đánh giá chất lượng báo cáo RIA được giao cho một cơ quan thống nhất. Cơ quan này có tên là OBPR. OBPR là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính. Lý giải về việc tại sao cơ quan kiểm soát RIA chung lại thuộc Bộ Tài chính, GS.Adrian Chippindale cho rằng, “Bộ tài chính là một trong những Bộ có quyền lực nhất ở Australia.Bộ Tài chính là cơ quan sẽ đảm bảo về mặt tài chính cho 18 việc thực hiện chính sách đó. Khi chính sách đó không tuân thủ quy định về RIA thì đồng nghĩa sẽ không được đảm bảo về tài chính cho việc thực hiện chính sách đó”. [1] OBPR ra quyết định độc lập với Bộ trưởng và lãnh đạo cơ quan. OBPR có vai trò quản lý các yêu cầu đánh giá tác động pháp luật của Chính phủ; Tham vấn cho các cán bộ chính sách về RIA (Tính cần thiết phải thực hiện một báo cáo RIA – Sơ bộ; xây dựng và hoàn thiện các báo cáo này, tuân thủ các yêu cầu về đánh giá RIA); Kiểm soát chất lượng của các báo cáo RIA và đánh giá việc thực hiện RIS; Báo cáo về các đơn vị không tuân thủ; duy trì trang Web về RIS (ris.finance.gov.au). Website này giúp đảm bảo tuân thủ và minh bạch thông qua các yêu cầu thực tiễn tốt nhất, các đơn vị không tuân thủ sẽ được nêu tên trên website. Đối với Hoa kỳ cơ quan kiểm soát này nằm trong Văn phòng Tổng thống. Điều này cũng thuận lợi vì đây là nơi tập hợp các đề xuất chính sách. Như vậy, ở các nước khác nhau thì có cơ quan kiểm soát và thẩm quyền của cơ quan này cũng có sự khác nhau. Có nước trao thẩm quyền cho cơ quan kiểm soát đưa ra phán quyết rằng báo cáo RIA đó có đảm bảo bảo hình thức, chất lượng hay không và trả lại các cơ quan đề xuất chính sách đó (Australia: Yes - No). Có nước chỉ đưa ra khuyến nghị rằng báo cáo RIA đó chưa đảm bảo và yêu cầu cơ quan đề xuất đó làm lại đến khi nào mà cơ quan kiểm soát cho rằng đã đạt yêu cầu (Scotland). Như vậy, dù quyết định đó là cứng hay mền thì về cơ bản cơ quan kiểm soát cũng đạt được mục tiêu đó là trả lại các đề xuất chính sách chưa thuyết phục. Tuy nhiên, để đảm bảo các Bộ/Ngành không có xung đột với cơ quan kiểm soát chất lượng và việc cơ quan kiểm soát chất lượng đưa ra các phán quyết đó khách quan, thuyết phục thì các nước này thường xây dựng hệ tiêu chí kiểm soát chất lượng mà dựa vào đó cơ quan kiểm soát có thể đưa ra những nhận định khách quan. Các 19 tiêu chí này được đăng tải công khai trên các trang website của cơ quan kiếm soát, phụ trách tổng hợp các đề xuất, báo cáo RIA hoặc được in thành các cuốn sổ tay sổ tay dành cho các Bộ/Ngành được Chính phủ và các Bộ/Ngành cam kết thực hiện. Từ kinh nghiệm các nước cho thấy Việt Nam cần nghiên cứu về một mô hình cơ quan kiểm soát chất lượng các báo cáo RIA để đảm bảo việc tuân thủ RIA trong quá trình tổ chức thực hiện. Điều quan trọng trong việc thành lập cơ quan kiểm soát RIA này đó là tính thống nhất và các phán quyết của cơ quan kiểm soát phải được tôn trọng, khách quan. Để có được điều này thì việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng các báo cáo RIA là rất cần thiết. 1.2.4. Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật Cơ sở pháp luật cho việc áp dụng RIA có thể nói là một chỉ số cho thấy RIA được áp dụng ở nước đó như thế nào. Ở các nước OECD thì cơ sở pháp luật này cũng là tương đối đa dạng ở các nước khác nhau, đó có thể là Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị hay hướng dẫn của Thủ tướng, nội các. Nhìn chung thì cơ sở pháp luật cho việc áp dụng RIA chia làm 4 loại sau: + Ban hành Luật: các nước Séc, Hàn Quốc, Mexico + Sắc lệnh của Tổng thống: ở Mỹ + Nghị định của Chính phủ hoặc hướng dẫn của Thủ tướng chính phủ: Các nước Australia, Cộng hòa Áo, Pháp, Ý và Hà Lan. + Quyết định hoặc chỉ thị của nội các; nghị quyết của Chính phủ,…: các nước Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Irland, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Anh.[35] Do tầm quan trọng của hoạt động đánh giá tác động RIA trong quá trình soạn thảo và thông qua chính sách. RIA là một công cụ hỗ trợ cho quy trình soạn thảo và ra quyết định. Tuy nhiên, RIA không thay thế quy trình 20 này. Chính vì vậy, cần phải có một sự đánh giá, phân tích kỹ quy trình soạn thảo và thông qua chính sách pháp luật ở mỗi nước, để từ đó có thể lồng ghép với quy trình RIA vào quy trình soạn thảo, thông qua chính sách, pháp luật một cách có hiệu quả nhất. Đối với điều này, Việt Nam đã có sự tiếp thu kinh nghiệm các nước và lồng ghép vào quy trình xây dựng luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Điều quan trọng khi đưa vào quy trình xây dựng văn bản, chính sách thì RIA phải được xem như một công cụ kiểm soát, đánh giá chất lượng của các chính sách. Để đảm bảo điều này, điều quan trọng là xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để các Bộ/Ngành thuận lợi cho quá trình áp dụng cũng như để các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định kiểm soát được chất lượng của các chính sách, văn bản. 1.2.5. Chủ thể thực hiện đánh giá tác động pháp luật Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố đều khẳng định “pháp luật được coi là công cụ được hầu hết các cơ quan công quyền sử dụng, vì vậy, RIA cần được chính các cơ quan này soạn thảo” [26]. Theo đó, người trực tiếp soạn thảo quy định pháp luật sẽ trực tiếp thực hiện RIA. Nói cách khác, Ban soạn thảo sẽ chịu trách nhiệm chính và trực tiếp thực hiện RIA. Các công trình nghiên cứu này cũng khẳng định “RIA sẽ không còn ý nghĩa gì nếu được mua nếu ban soạn thảo thuê hoàn toàn chuyên gia tư vấn bên ngoài thực hiện RIA cho mình”[26]. Bởi chỉ có người trực tiếp thực hiện RIA thì mới hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ tác động và giải pháp lựa chọn của quy định dự kiến ban hành. Khi đó RIA mới trở thành hữu ích cho quá trình soạn thảo chính sách, pháp luật. Tất nhiên, Ban soạn thảo có thể thuê tư vấn thực hiện một số công đoạn của RIA, như tiến hành điều tra (nếu cần thiết), thu thập số liệu,... nhưng cuối cùng thì Ban soạn thảo phải trực tiếp viết báo cáo RIA và đưa ra kết luận. Tại Australia việc thực hiện báo cáo RIA có thể thuê doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thuê doanh nghiệp thực hiện dịch 21 vụ thực hiện báo cáo RIA thì cơ quan chủ trì vẫn chịu trách nhiệm trước cơ quan kiểm soát RIA, chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc doanh nghiệp thực hiện RIA. Do yếu tố trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc xây dựng báo cáo RIA, Bộ cũng là khách hàng của công ty thực hiện dịch vụ đánh giá tác động, do đó, Bộ không phải muốn nghe những điều dễ nghe mà nghe những thông tin khoa học, có căn cứ để có thể có những quyết sách đúng đắn trên cơ sở phân tích đánh giá chi phí và lợi ích từ Báo cáo RIA. Trong trường hợp cần thiết cơ quan đề xuất sẽ phối hợp với OBPR thực hiện báo cáo RIA. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, trách nhiệm và thái độ của cán bộ, công chức, đặc biệt là người lãnh đạo đối với công việc ở nước phương tây khác với Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm hiện nay. Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo RIA được thực hiện khách quan thì việc thực hiện RIA do chủ thể độc lập với chủ thể soạn thảo chính sách. Chủ thể này có thể là một đơn vị trong Bộ hoặc có thể thuê doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp dịch vụ thực hiện báo cáo RIA. Bên cạnh đó, cần phải tách cán bộ thực hiện việc quy phạm hóa chính sách với cán bộ thực hiện hoạt động đánh giá RIA. Điều này sẽ giúp cho báo cáo RIA được đánh giá một cách khách quan, tránh trường hợp “chọn cái đã chọn” như phát biểu của PGS.TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng, Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CEM) phát biểu kết luận tại Hội thảo, Kinh nghiệm một số nước về RIA và Việt Nam tổ chức năm 2012. Điều này cũng phù hợp với nước ta khi các Bộ, ngành – chủ thể chủ yếu thực hiện việc đề xuất, xây dựng chính sách thường có các Viện nghiên cứu chiến lược của mình như Bộ Tư pháp có Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư có Viện Quản lý Kinh tế trung ương, Viện chính sách phát triển, Bộ Công thương có Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp,…. Đây có thể xem là một giải pháp trong việc đào tạo nguồn nhân lực xây dựng các báo cáo đánh giá tác động. 22 Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận, “trách nhiệm thực hiện RIA được giao cho cơ quan phụ trách việc đề xuất chính sách” [18]. Người trực tiếp soạn thảo chính sách sẽ trực tiếp thực hiện RIA. Thông thường các quốc gia Chính phủ sẽ xây dựng một đội ngũ chuyên gia về RIA là những thành viên có kiến thức, kinh nghiệm đa dạng có nhiệm vụ hỗ trợ, đào tạo và giúp đỡ các ban soạn thảo thực hiện. Ví dụ, ở Australia, cơ quan kiểm soát RIA thường cử người tham gia vào các nhóm làm RIA hoặc độc lập giúp các Bộ/Ngành thực hiện hoạt động RIA đó. Tuy nhiên, Ban soạn thảo thực hiện thực hiện hay thuê bên ngoài thì người thực hiện đánh giá tác động đối với chính sách phải là người am hiểu, có năng lực, kỹ năng, trình độ trong đánh giá tác động pháp luật và trong lĩnh vực chính sách dự kiến tác động vào nó. Tiếp thu kinh nghiệm này, trong thời gian qua ở Việt Nam khi các Bộ/Ngành thực hiện RIA và xây dựng các Báo cáo RIA cho các dự án luật thì thường phối hợp với VNCI – mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá RIA giúp mình xây dựng các báo cáo RIA. 1.2.6. Các biện pháp đảm bảo đánh giá tác động pháp luật được thực thi và đạt chất lượng Theo kinh nghiệm của Australia thì các đề xuất chính sách không thể được trình lên Chính phủ nếu không có RIS (regulatory impact statement báo cáo RIA). RIS phải được trình lên người ra quyết định. Trong một số trường hợp khẩn cấp thì có thể miễn trừ việc thực hiện RIS. Ví dụ trong năm 2008 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toà cầu và bán khống được xem là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của thị trường. Chính phủ đã cho xây dựng và ban hành lệnh cấm bán khống sau một đêm. Theo đó, Thủ tướng ra lệnh miễn trừ do tình trạng khẩn cấp. Nhưng sau đó lệnh này vẫn được yêu cầu đánh giá sau thực hiện. “Tại Mexico, Hội đồng pháp luật văn phòng Tổng thống không xem xét các đệ trình mà không có báo cáo RIA đính kèm”[9].... 23 Để đạt được cam kết chính trị giữa các Bộ/Ngành trước khi trình đề xuất đó lên cho cơ quan, người có thẩm quyền phải kèm theo báo cáo RIA thì người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng/Tổng thống sẽ chỉ đạo nội các, các Bộ trưởng của mình phải tuân thủ và cho phép cơ quan kiểm soát, tập hợp chính sách gác cổng có quyền gạt bỏ các đề xuất không đảm bảo yêu cầu này. Bên cạnh sự cam kết của người đứng đầu Chính phủ đảm bảo các đề xuất chính sách phải được đánh giá tác động trước khi được xem xét thông qua thì sức ép từ xã hội, cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng buộc các Bộ/Ngành phải thực hiện yêu cầu này. Theo đó, việc các đề xuất chính sách nếu không được đánh giá tác động, không được lấy ý kiến đối tượng bị tác động làm ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc mất uy tín và sức ép này có thể làm họ phải từ chức. Như vậy, việc tối đa hóa cam kết đối với việc sử dụng công cụ đánh giá tác động pháp luật cũng như quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể như những cam kết chính trị là cơ sở quan trọng để đánh giá tác động pháp luật được tuân thủ trên thực tế. Bên cạnh đó, để hướng dẫn cho các Bộ, ngành tuân thủ về RIA một cách thuận lợi nhất các nước này đều xây dựng một website về RIA. Bên cạnh đó, các cơ quan kiểm soát đánh giá chất lượng báo cáo RIA còn cung cấp sổ tay hướng dẫn về các yêu cầu đối với việc thực hiện RIA. Sổ tay này ở dưới dạng giấy và điện tử. Ngoài ra, báo cáo RIA của các đơn vị lập sẽ được đăng tải lên website chung của cơ quan kiểm soát về RIA để lấy ý kiến. “Ở Hồng Kông trang web lấy ý kiến doanh nghiệp đã được thiết lập trong cổng thông tin Chính phủ Hồng Kông nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp về các quy định, biện pháp hành chính, thủ tục hành chính có tác động tiềm tàng đến doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể góp ý đề xuất với cơ quan chính phủ liên quan” [45]. Đối với “Nhật Bản cũng có một trang web chung có chuyên mục góp ý cho phép đăng tải và xem xét ý kiến góp ý” [46]. Đối với “Hoa kỳ website chung cung cấp thông tin toàn diện về thể chế”[51]... 24 Như vậy, việc thành lập một website thống nhất sẽ đảm bảo cho người có thẩm quyền quyết định theo dõi được việc tuân thủ thực hiện việc đánh giá tác động pháp luật của các Bộ/Ngành. Đây cũng là cơ sở tạo điều kiện để các chủ thể chịu sự tác động cho ý kiến trong quá trình lấy ý kiến tham vấn chính sách. 1.3. Mục tiêu đưa quy định đánh giá tác động pháp luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 Năm 2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48 – NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Nghị quyết hướng tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật (văn bản pháp luật) đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch nhằm đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó chúng ta ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001-2010 nhằm hướng tới nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo các nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường. Một trong những nội dung để triển khai chương trình này đó là chương trình cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Theo đó, trong năm 2008, khi chúng ta xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đưa chế định RIA vào nhà làm luật đã kỳ vọng và hướng tới các mục tiêu sau: Thứ nhất, nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, tính minh bạch của chính sách và quy định luật. Thứ hai, đảm bảo tính công khai, hiệu quả trách nhiệm giải trình trong xây dựng pháp luật, góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thứ ba, chế định RIA sẽ tạo được bộ lọc có thể giảm đi ¼ đề xuất văn bản và tiết kiệm được hàng tỷ đồng chi phí cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. 25 Như vậy, khi đưa quy định bắt buộc RIA vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì nhà làm luật không chỉ mong muốn nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thảo luận và thông quá chính sách mà còn thiết lập quy trình sàng lọc bớt các dự thảo văn bản không cần thiết trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thông qua chính sách và nâng cao chất lượng dự thảo văn bản thông qua việc đánh giá chi phí tuân thủ và mục tiêu của chính sách. Trên cơ sở những mục tiêu ban đầu khi đưa chế định RIA vào quy trình xây dựng chính sách, luật người nghiên cứu lấy đó làm tiêu chí để đánh giá lại một cách tổng thể việc thi hành chế định RIA trong 3 năm qua để thấy được những điểm tích cực cũng như hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chế định RIA để từ đó có những giải pháp để hoàn thiện thể chế để đưa chế định RIA ngày càng chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng chính sách, luật ở Việt Nam. Kết luận chương 1 Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong hoạt động đánh giá tác động pháp luật, chúng tôi cho rằng, Việt Nam khi thể chế hóa các quy định RIA trong hoạt động xây dựng văn bản cần lưu ý các vấn đề liên quan đến thời điểm thực hiện RIA - phải thực hiện sớm trước khi người có thẩm quyền ra quyết định; phạm vi chính sách phải thực hiện đánh giá tác động RIA cần đánh giá theo nội dung chính sách không nên đánh giá theo hình thức văn bản như hiện nay; đối với vấn đề nhân lực cần có cơ chế, cách nhìn mới trong việc cử, sử dụng cán bộ xây dựng báo cáo đánh giá tác động, đặc biệt lưu ý sử dụng cơ chế chuyên gia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm các nước liên quan đến mô hình cơ quan kiểm soát, đánh giá chất lượng báo cáo RIA cũng như các biện pháp khác để đảm bảo RIA được thực thi trên thực tế. 26 Chương 2 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM 2.1. Tình hình xây dựng và thi hành pháp luật nước ta trong thời gian qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã sửa đổi một cách căn bản Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, (được sửa đổi bổ sung năm 2002) nhằm hướng tới mục tiêu “Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản, phải bảo đảm chất lượng của văn bản; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong việc bảo đảm chất lượng của dự thảo, cũng như kỹ thuật soạn thảo văn bản” [7]. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã thể chế hóa nhiều tư tưởng đổi mới, nhiều chính sách pháp lý quan trọng đồng thời “nội luật hóa” một số kỹ thuật hiện đại trong hoạt động lập pháp, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật theo định hướng đã được xác định tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 48-NQ/TW). Điển hình là quy định mới về thu gọn hình thức và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của một số chủ thể thuộc các cơ quan hành pháp và tư pháp ở trung ương; đổi mới quy trình và yêu cầu lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dài hạn và hàng năm; văn bản quy định chi tiết, 27 hướng dẫn thi hành phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết; áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.... Trong số các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, chế định về đánh giá tác động pháp luật của văn bản là chế định mang tính cải cách quan trọng. Các quy định này nhằm đột phá vào những khâu yếu nhất trong quy trình lập pháp đã được thực hiện trong những năm qua. Đó là khâu xác định nhu cầu, lập và luận giải chính sách khi đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh và khâu lựa chọn các giải pháp hợp lý, hiệu quả khi soạn thảo văn bản để thực hiện chính sách đã được xác định; sự cắt khúc giữa xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo phải xây dựng RIA sơ bộ đối với các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đươ ̣c đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hàng năm và Chương trình cả nhiệm kỳ Quốc hội… Việc xây dựng báo cáo RIA trong quá trình soạn thảo phải được thực hiện trước khi xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Sau 3 năm thi hành, cần phải đánh giá tác động thực tế của văn bản quy phạm pháp luật để kiểm chứng lại những dự báo tác động của chính sách và văn bản trong quá trình soạn thảo. Với các quy định này, RIA được kỳ vọng là một công cụ, một phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, tăng cường tính cẩn trọng, tính hiệu quả và trách nhiệm giải trình đối với các giải pháp pháp luật được lựa chọn để đưa các chính sách này vào cuộc sống. Sau 02 năm thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, vào năm 2010, Báo cáo của Chính phủ sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 48NQ/TW bước đầu ghi nhận những kết quả đạt được từ việc đưa RIA vào quy trình xây dựng chính sách, pháp luật. Theo đó, Báo cáo khẳng định Luật Ban 28 hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã tạo cơ sở pháp lí cho sự đổi mới khá cơ bản cách làm chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật của Quốc hội và Chính phủ như khắc phục tính hành chính, hình thức của hoạt động đề xuất, ghi danh vào chương trình làm luật, (các dự án luật được đưa vào chương trình phải thể hiện rõ chính sách, dự báo sơ bộ tác động kinh tế - xã hội để đảm bảo tính khả thi của đề xuất, xác định rõ lộ trình ban hành, cơ quan soạn thảo và các điều kiện bảo đảm...). Quy trình ban hành đã có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng minh bạch, chặt chẽ, dân chủ, huy động tối đa trí tuệ của toàn xã hội vào hoạt động lập pháp, lập quy bảo đảm tốt hơn tính khả thi của văn bản thông qua việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của văn bản ngay từ khi đề xuất sáng kiến và cả trong quá trình soạn thảo;…. Đồng thời, Báo cáo cũng nhận định hạn chế, bất cập trong quá trình thi hành luật, đó là: những điểm cải cách, đổi mới trong thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật như đánh giá tác động của văn bản, thu hút sự tham gia của nhân dân, huy động trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học... chưa phát huy hiệu lực đầy đủ trên thực tiễn. Việc thực hiện các các quy định về việc đánh giá tác động RIA chưa được các bộ, ngành thực hiện hoặc phần nhiều chỉ thực hiện một cách hình thức, mang tính đối phó; thiếu các luận cứ khoa học và thực tiễn thấu đáo, thiếu những tài liệu, số liệu rõ ràng, chính xác khoa học để chứng minh cho sự cần thiết, hợp lý của những chính sách pháp lý của một dự án luật được đưa vào chương trình, được soạn thảo và được thông qua. “Bên cạnh đó, bằng kết quả nghiên cứu độc lập về việc thực hiện RIA, một số chuyên gia cũng có nhận xét rằng, ngoại trừ một số báo cáo RIA được thực hiện tương đối tốt, còn lại phần lớn vẫn làm theo kiểu hình thức, chiếu lệ, không đúng theo yêu cầu luật định”[42]. Mục tiêu chế định RIA khi đưa vào quy trình xây dựng luật gần như không đạt được trong qua. Điền này thể hiện tình hình xây dựng và thi hành 29 pháp luật ở nước ta trong thời gian qua. Hệ thống pháp luật nước ta còn rất phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, với nhiều chủ thể ban hành nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật. “Vẫn còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, trùng chéo, thậm chí trái với văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, những quy phạm lỗi thời chưa được kịp thời phát hiện, loại bỏ hoặc có những lĩnh vực cần điều chỉnh thì lại chưa có quy định” [42]. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày càng nhiều. Trong một số lĩnh vực pháp luật, số lượng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn luật là rất lớn, đến nay chưa được thống kê đầy đủ. Theo số liệu của Chính phủ , chỉ trong năm 2010, Chính phủ đã ban hành 122 nghị định. Còn theo thống kê từ Cơ sở dữ liệu Luâ ̣t của Văn phòng Quốc hội, tính đến tháng 02/2009, tổng số văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành là 19.095 văn bản. Trong vòng 5 năm (2005-2009), Việt Nam đã ban hành 20.569 văn bản pháp luật, lớn hơn cả số 14.641 văn bản pháp luật được ban hành trong 18 năm trước đó (1987-2004). Theo Báo cáo số 135/BC-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ thì từ ngày 01/5/2005 đến tháng 10/2010, Quốc Hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 125 văn bản Luật, Pháp Lệnh; Chính phủ ban hành 769 Nghị định và các Bộ Ngành đã ban hành 1769 thông tư và 461 thông tư liên tịch. Theo đó, tính trung bình mỗi 01 Luật, Pháp lệnh có 6-7 Nghị định và 20 Thông tư, Thông tư liên tịch [8]. Sự tồn tại một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật như vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc tiếp cận, tra cứu. Hơn nữa những văn bản này lại không được thường xuyên rà soát, hệ thống hoá toàn diện nên rất khó tiếp cận, lại khó hiểu, khó sử dụng gây khó khăn cho cả phía cơ quan nhà nước và người dân. Trên cơ sở những con số này, chúng ta có thể thấy mục tiêu giảm 30 số lượng văn bản khi đưa RIA vào quy trình xây dựng pháp luật hiện nay của chúng ta chưa đạt được. Do không giảm được lượng văn bản thì các mục tiêu như cắt giảm chi phí, đặc biệt là chi phí tuân thủ của các đối tượng khác cũng sẽ không giảm, trong một số trường hợp còn làm tăng thêm chi phí cho các đối tượng khác trong xã hội. Đối với vấn đề chất lượng văn bản của nước ta trong thời gian qua không đi lên thậm chí còn giảm trước yêu cầu của tình hình thực tiễn. Điều này được thể hiện trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh, về năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục giảm trong 2 năm qua. “Trong báo cáo môi trường kinh doanh của Việt Nam của World Bank giảm 21 bậc từ vị trí 78 năm 2010 xuống vị trí 99 năm 2012. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới WEF giảm 16 bậc từ vị trí 59 năm 2010 xuống vị trí 75 năm 2012”. [14] Điều này được tiếp tục khẳng định trong việc đánh giá tổng thể nhìn lại sau 4 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 khi chế định RIA được đưa vào quy trình xây dựng pháp luật và được chỉ rõ trong Báo cáo số 135/BC-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ sơ kết triển khai Kế hoạch 900/UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết 48 – NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Báo cáo thẳng thắn chỉ ra các tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật của nước ta trong thời gian qua như tính thống nhất của hệ thống pháp luật không cao; tính ổn định của hệ thống pháp luật còn thấp, tác động đến sự ổn định của các quan hệ xã hội; tính công khai minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn chế,không thực hiện việc giải thích pháp luật. Tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn chế. Đối với việc thực hiện đánh giá tác động pháp 31 luật, Báo cáo cũng chỉ rõ “việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội trước khi ban hành luật chưa được chú trọng đúng mức... việc xác định một văn bản pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung trong nhiều trường hợp còn mang tính cảm tính, dựa vào sự phản ánh cá biệt từ một vài chủ thể hoặc một nhóm cá nhân không lớn mà chưa tiến hành đánh giá đầy đủ, nhất là đánh giá tác động kinh tế-xã hội của chính văn bản đó một cách khách quan, khoa học.” [8] Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được từ việc đổi mới quy trình xây dựng văn bản pháp luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, chúng ta cũng phải nhìn lại thực trạng đang diễn ra về việc tuân thủ các quy định và chất lượng của các chính sách đã ban hành trong thời gian qua. Từ thực trạng tổ chức xây dựng và thi hành pháp luật trong thời gian qua có thể thấy việc đưa chế định RIA vào quy trình xây dựng văn bản ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều hạn chế cả về thể chế và việc tổ chức thực thi nó trên thực tế. 2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật 2.2.1. Khung pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật Công cụ đánh giá tác động pháp luật RIA bắt đầu được sử dụng từ những năm 1974 ở các nước OECD và nó không ngừng tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng. Hoạt động này chính thức được du nhập vào Việt Nam vào năm 2008 khi chúng ta lồng ghép quy định này trong trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 việc đánh giá tác động của văn bản được thực hiện ở 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định (khoản 1 Điều 23 và khoản 1, Điều 59 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008), (2) Giai đoạn soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định (khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 61 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 32 2008) và (3) Giai đoạn sau 3 năm thi hành văn bản kể từ ngày văn bản có hiệu lực pháp luật (Điều 39 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Nghị định 24/2009/NĐ-CP)). - Ở giai đoạn đề xuất xây dựng Luật, Pháp lệnh và Nghị định. Theo yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, cơ quan chủ trì soạn thảo phải xây dựng RIA sơ bộ đối với các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đươ ̣c đưa vào Chương trình xây dựng luật , pháp lệnh, hàng năm và nhiệm kỳ Quốc hội. - Ở giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Để cung cấp thêm thông tin cho cơ quan có thẩm quyền cũng như các đối tượng liên quan trong việc xem xét, thảo luận, thông qua văn bản, đồng thời, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải bảo đảm chất lượng của dự thảo, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh có trách nhiệm tổ chức đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của văn bản (RIA). Nội dung báo cáo phải nêu rõ được các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó; chi phí, lợi ích của các giải pháp, so sánh chi phí lợi ích của các giải pháp (khoản 2 Điều 33); nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị định là xây dựng báo cáo đánh giá tác động của văn bản khoản 2 Điều 61). Đặc biệt, hồ sơ thẩm định, hồ sơ trình Chính phủ và hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có một tài liệu bắt buộc đó là báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản (điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). - Giai đoạn sau 3 năm thi hành văn bản kể từ ngày văn bản có hiệu lực pháp luật. Đây là hoạt động đánh giá tác động sau khi chính sách đã được ban 33 hành, tổ chức thực hiện nhằm đánh giá tính hợp lý, khả thi của các quy định đó. Nội dung báo cáo đánh giá tác động của văn bản sau khi thi hành gồm: phân tích các chi phí, lợi ích thực tế và các tác động khác; mức độ tuân thủ văn bản của các nhóm đối tượng thi hành văn bản và kiến nghị các giải pháp thực thi văn bản hoặc sửa đổi, bãi bỏ văn bản trong trường hợp cần thiết. Với các quy định cụ thể của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, các nhà làm luật hướng tới việc tổ chức việc đánh giá tác động của văn bản sẽ làm giảm bớt rủi ro các lỗi về chính sách, vì các cơ quan có thẩm quyền đã: (1) Xác định được mục tiêu của việc ban hành văn bản; (2) Đánh giá tác động đầy đủ sự điều chỉnh của văn bản dự kiến (sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới); (3) Xác định và đánh giá các phương án lựa chọn để đạt được mục tiêu; (4) Đảm bảo tính hài hoà, thống nhất với các phương án đang sử dụng; (5) Dự liệu về lợi ích mà văn bản mang lại và các chi phí bỏ ra để thực thi văn bản; (vi) Thu hút sự tham gia tham gia của người dân và đảm bảo tính minh bạch của việc xây dựng chính sách; (vii) Bảo đảm tuân thủ các thoả thuận quốc tế. Nội dung của bản đánh giá phải luôn luôn được bổ sung cùng với quá trình chỉnh lý dự thảo. Đặc biệt là sau giai đoạn thẩm định, giai đoạn trình, giai đoạn thẩm tra. Như vậy, quá trình thực hiện đánh giá tác động của văn bản giúp cơ quan soạn thảo có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề sẽ được giải quyết trong văn bản, trong đó bao gồm những đánh giá mặt được và mặt hạn chế của các phương án đưa ra; từ đó tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hướng giải quyết đúng và sát thực hơn. Về phía cơ quan ban hành, Đánh giá tác động của văn bản chính là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về các phương án lựa chọn, không lựa chọn – làm cơ sở để các thành viên Chính phủ, đại biểu Quốc hội, thảo luận, quyết định phương án giải quyết vấn đề một cách phù hợp, hiệu quả và kinh tế. 34 Để cụ thể hóa các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định chi tiết về nội dung này. Cụ thể: - Ngay trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh tại các Bộ, ngành phải lập báo cáo đánh giá tác động sơ bộ (Điều 3) và trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi Bộ Tư pháp phải có Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản (Điều 4); - Việc đưa các đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh vào dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chỉ được thực hiện khi đã được đánh giá tác động sơ bộ về mục tiêu, chính sách cơ bản và nội dung chính của văn bản (Điều 8); Tương tự như lập đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh, khi các Bộ, Ngành lập đề nghị xây dựng Nghị định cũng phải được đánh giá tác động sơ bộ các chính sách cơ bản và nội dung chính của văn bản (Điều 14). - Trong quá trình soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, soạn thảo dự thảo Nghị định của Chính phủ phải lập báo cáo đánh giá tác động của văn bản và có báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo (Điều 26). Và đặc biệt, Nghị định 24/2009/NĐ-CP đã giành toàn bộ Chương III để quy định cụ thể về đánh giá tác động của văn bản (từ Điều 37 đến Điều 40). Việc đánh giá được thực hiện từ đánh giá tác động sơ bộ văn bản, đến đánh giá tác động trước và trong quá trình soạn thảo văn bản và cuối cùng là đánh giá tác động sau khi thi hành văn bản. Mặt khác để hướng dẫn các nội dung cần đánh giá tác động và mẫu của 35 Báo cáo đánh giá tác động đối với các dự án luật ngày 18/11/2010 của Bộ Tư pháp đã có công văn số 408/CV-BTP hướng dẫn việc thực hiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật. Ngoài ra, ở các Bộ, Ngành khác nhau đều ban hành các quy định hướng dẫn về trình tự thủ tục, soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, Ngành đó dưới hình thức thông tư trong đó chứa đựng các quy định về đánh giá tác động pháp luật như: - Thông tư số 13/2009/TT- NHNN ngày 3/7/2009 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Thông tư số 13/2011/TT- BVHTTDL ngày 7/11/2011 của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch - Thông tư số 09/2012/TT- BKHĐT ngày 6/12/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về việc xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, ngoài những quy định hướng dẫn chung về đánh giá tác động trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ thì hầu hết các Bộ, Ngành đều có hướng dẫn riêng, cụ thể trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan mình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chủ trì xây dựng chính sách tiến hành đánh giá tác động pháp luật trên thực tế. 2.2.2. Phạm vi văn bản phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật Trong quá trình xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2008 khi vấn đề RIA đưa vào quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam thì vấn đề phạm vi RIA được xác định là một trong 6 vấn đề lớn đã được đánh giá tác động. 36 Theo báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chúng ta đưa ra 4 phương án về phạm vi áp dụng RIA ở Việt Nam bao gồm: Phương án 4 A. giữ nguyên hiện trạng; Phương án 4 B. RIA sẽ được áp dụng đối với một số loại văn bản QPPL bao gồm luật, pháp lệnh, nghị định; Phương án 4 C: RIA áp dụng như 4 C + nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội; Phương án 4 D: RIA áp dụng đối với tất cả các loại văn bản có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và/hoặc ngân sách nhà nước; Phương án 4 E: như 4 D nhưng chia làm 2 loại: về cơ bản áp dụng RIA đơn giản đối với các loại như 4 D nhưng đối với chính sách tác động lớn về chi phí với doanh nghiệp và/hoặc ngân sách nhà nước (dự kiến 20%) thì thực hiện RIA đầy đủ. Theo đó, Báo cáo cũng khẳng định Việt Nam nên học kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng RIA theo nội dung chính sách tác động và khuyến nghị Việt Nam lên chọn phương án áp dụng RIA theo nội dung chính sách tác động (phương án 4 E) do phương án này đem lại lợi ích lớn nhất. (xem Bảng 2.1) [13]. Bảng 2.1: Chi phí hàng năm và lợi ích của việc đưa RIA bắt buộc đối với ban hành văn bản quy phạm pháp luật [13]. Lợi ích cho chính phủ Đơn vị: triệu đồng Lợi ích Cân bằng cho doanh lợi ích và nghiệp chi phí Phương án Chi phí cho chính phủ Chi phí cho doanh nghiệp 4B 3.067 35.530 Chưa định lượng được 660.496,6 621.899,6 4C 3.247 38.930 Chưa định lượng được 723.702 681.525 4D 9.160 150.620 Chưa định lượng được 2.800.000 2.640.220 4E 2.037,8 80.803,2 Chưa định lượng được 2.800.000 2.717.159 37 Tuy nhiên, giải pháp phạm vi áp dụng RIA theo nội dung chính sách này khi Chính phủ trình chưa được Quốc hội thông qua. Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Nghị định 24/2009/NĐ-CP thì phạm vi chính sách thực hiện đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật dựa trên hình thức văn bản. Theo đó, đối với các loại văn bản pháp luật ở hình thức Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ thì phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật. Đối với các loại văn bản pháp luật khác thì không đặt yêu cầu phải đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng luật. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi cũng đã tìm hiểu những người đã từng tham gia soạn thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm văn bản năm 2008 về lý do áp dụng RIA theo phương án hình thức văn bản như ông Nguyễn Quốc Việt, Nguyên vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp, Bộ Tư pháp; Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ hành chính tư pháp, Nguyễn Văn Đạt, Phó vụ trưởng, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp. Theo đó, tại thời điểm đó, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, đối với hình thức văn bản như Luật, Pháp lệnh, Nghị định là những văn bản chứa đựng những chính sách chung, bao quát. Đối với các văn bản còn lại chỉ là sự cụ thể hoá, hướng dẫn cụ thể hơn nữa để thuận lợi cho việc thi hành Luật, Pháp lệnh và Nghị định không thể chứa đựng những chính sách mới. Do đó, những văn bản như thông tư, thông tư liên tịch, văn bản của chính quyền địa phương.... không thuộc phạm vi phải thực hiện đánh giá tác động. Mặt khác, với nguyên tắc về hiệu lực văn bản cấp trên cao hơn văn bản cấp dưới. Do đó, Quốc hội đã thông qua và lựa chọn phương án đánh giá RIA theo hình thức văn bản. Như vậy, pháp luật hiện hành quy định khá rõ ràng về phạm vi văn bản phái thực hiện hoạt động đánh giá tác động RIA. Tuy nhiên, do bản chất của đánh giá tác động pháp luật là áp dụng cho nội dung chính sách chứ không áp dụng cho hình thức văn bản chứa đựng chính sách. Điều này cũng được khẳng 38 định trong việc kinh nghiệm các nước trong việc giới hạn phạm vi đánh giá tác động pháp luật. Từ thực tiễn thi hành quy định này trên thực tế cho thấy, việc thực hiện quy định RIA theo hình thức văn bản không đạt được mục đích. Điều này thể hiện rõ nét khi đơn vị đề xuất, chính sách lẩn tránh chính sách phải thực hiện đánh giá tác động. Theo đó, “nhiều Bộ/Ngành đã lách thay bằng việc đưa quy định đó vào Luật, Pháp lệnh, Nghị định - văn bản phải thực hiện đánh giá tác động thì các Bộ/Ngành đưa Thông tư do chính Bộ/Ngành đó kiểm soát thì không phải thực hiện đánh giá tác động RIA”[14]. Như đã phân tích tại Chương 1, mục đích các nhà xây dựng luật các nước khi đưa vấn đề RIA vào quá trình xây dựng chính sách, luật nhằm giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Nhìn từ thực tiễn hệ thống pháp luật Việt Nam thì văn bản tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến người dân và doanh nghiệp thường các quy định về trình tự, thủ tục ở dạng Thông tư. Nhiều chính sách “mới” tác động đến người dân, doanh nghiệp trong một số trường lại không nằm ở các văn bản thuộc hình thức phải đánh giá tác động RIA. Điều này được thể hiện trong Báo cáo số 224/BC-VPCP ngày 5/4/2012 của Văn Phòng chính phủ về tình hình thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tại các Bộ, Ngành địa phương trong quý 1 năm 2012. Theo đó, Báo cáo khẳng định “... còn nhiều thủ tục hành chính trái với quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP”. Thực tiễn công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp trong thời gian cũng cho thấy, có rất nhiều văn bản dưới luật như Thông tư, Thông báo, Công văn trong một số trường hợp ban hành ra các chính sách mới, thậm chí trái cả văn bản cấp trên và những văn bản tác động một cách trực tiếp, mạnh mẽ lên người dân. Đơn cử trong năm 2011, Bộ Công thương ban hành thông báo 197/TB-BCT ngày 05/6/2011 thông báo về việc nhập khẩu rượu, mỹ phẩm và điện thoại di động. Văn bản này yêu cầu ngoài các 39 chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định hiện hành, thương nhân phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Các giấy tờ này được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật; Thương nhân chỉ được làm thủ tục nhập khẩu, thông quan tại các cảng biển quốc tế: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. trong khi đó các văn bản quy định pháp luật hiện hành không đưa ra các yêu cầu này. Từ thực tiễn trên, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần có nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án phù hợp trong việc áp dụng phạm vi văn bản cần phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật để đảm bảo tính khá thi và hiệu quả khi tổ chức thực thi trên thực tế. 2.2.3. Các hình thức đánh giá tác động pháp luật Theo quy định tại Điều 23, Điều 33, Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định bước đầu về một số báo cáo đánh giá tác động của văn bản như báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản và được cụ thể hóa tại Nghi ̣đinh 24/2009/NĐ-CP từ Điều 37 đến Điều 40 của Nghị ̣ định. Theo đó, pháp luật đưa ra 4 loại báo cáo RIA trong đó có báo cáo RIA sơ bộ (đươ ̣c thực hiê ̣n k hi chuẩn bị đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị định, chủ yếu theo phương pháp định tính). Báo cáo RIA đơn giản (đươ ̣c thực hiê ̣n trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật , sử du ̣ng kế t hơ ̣p phương pháp phân tích đinh ̣ lươ ̣ng và đinh ̣ tính ); Báo cáo RIA đầy đủ (đươ ̣c thực hiê ̣n đố i với quy đinh ̣ quan tro ̣ng , chủ yếu sử dụng phương pháp định lươ ̣ng) và Báo cáo RIA sau thực thi (đươ ̣c thực hiê ̣n 3 năm sau khi thực hiê ̣n văn bản ). “Các loại báo cáo này có mối liên hệ với nhau được thể hiện trong hình vẽ dưới đây” (Hình 2.1)[27]: 40 Hình 2.1: Mối liên hệ giữa các báo cáo đánh giá tác động pháp luật [15]. Tuy nhiên, trong thực tiễn các báo cáo RIA này không hề có mối liên hệ với nhau, trong nhiều trường hợp các báo cáo RIA nhận diện vấn đề, đưa ra các giải pháp hoàn toàn khác nhau[10]. Điều này thể hiện rõ nét nhất giữa báo cáo RIA sơ bộ và RIA trong quá trình soạn thảo. Theo đó, Báo cáo RIA sơ bộ được thực hiện trong giai đoạn đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị định. Tuy nhiên, không phải đề xuất nào cũng được thực hiện ngay, có đề xuất phải 2 đến 4 năm sau mới được thông qua, đó là chưa tính đến các đề xuất xin gia hạn, bị trả lại. Do đó, trên thực tế có sự “lãng quên” RIA sơ bộ ban đầu. Báo cáo RIA trong quá trình soạn thảo hoàn toàn khác biệt so với báo cáo RIA sơ bộ. Chúng tôi đồng ý khi cho rằng trong quá trình soạn thảo chính sách có thể điều chỉnh một số nội dung trong báo cáo RIA sơ bộ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự thay đổi hoàn toàn so với báo cáo RIA sơ bộ ban đầu. Việc thay đổi này phải được đánh giá tác 41 động RIA. Việc chấp nhận cơ quan soạn thảo “tự thay đổi” so với các vấn đề, giải pháp sơ bộ ban đầu mà không thực hiện việc đánh giá lại làm cho RIA không còn ý nghĩa. a. Đánh giá tác động sơ bộ văn bản Trước năm 2008 xuất phát từ thực trạng các đề xuất chính sách đưa vào chương trình xây dựng pháp luật không được thuyết trình đầy đủ, thiếu thông tin về sự cần thiết ban hành chính sách và thiếu cơ sở khoa học, thiếu căn cứ thực tiễn đã dẫn đến khó khăn cho cơ quan xét duyệt khi quyết định thông qua chương trình và ảnh hưởng đến tính khả thi của chương trình. Do đó, năm 2008 khi chúng ta đặt vấn đề sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2002 đã đặt vấn đề đưa RIA sơ bộ vào quá trình xây dựng Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng năm của Quốc hội. Theo báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), khi chúng ta đưa vấn đề RIA sơ bộ vào quá trình xây dựng Luật, Pháp lệnh thì Chính phủ sẽ bác những đề xuất không cần thiết và giảm chi phí cho xã hội lên đến 700 tỷ đồng (xem Bảng 2.2). [13] Bảng 2.2: Chi phí hàng năm và lợi ích của việc đưa RIA sơ bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.[13] Phương án RIA + lấy ý kiến công chúng RIA Chi phí cho chính phủ Chi phí cho doanh nghiệp Lợi ích cho chính phủ Đơn vị: triệu đồng Lợi ích Lợi ích cho chung doanh nghiệp 187,5 250 5.222,2 700.000 704.784,6 125 Trên cơ sở những đánh giá này, RIA sơ bộ đã được đưa vào quá trình xây dựng chương trình Luật, Pháp lệnh, Nghị định trong Luật Ban hành văn 42 bản quy phạm pháp luật năm 2008. Theo đó, việc thực hiện đánh giá tác động văn bản sơ bộ (RIA sơ bộ) được quy định tại khoản 1, Điều 23, khoản 1, Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Điều 37 Nghị định 24/2009/NĐ-CP. Theo đó, việc thực hiện đánh giá tác động sơ bộ văn bản được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đề xuất xây dựng văn bản do cơ quan đề xuất xây dựng văn bản. Việc thực hiện đánh giá tác động sơ bộ do cơ quan đề xuất xây dựng văn bản thực hiện. Pháp luật cũng yêu cầu việc đánh giá tác động sơ bộ văn bản nhằm xác định rõ các vấn đề cơ bản trong xã hội cần giải quyết bằng văn bản, cung cấp cơ sở để lựa chọn các chính sách cơ bản trong dự thảo văn bản. Đặc biệt, trong các phương án mà báo cáo đánh giá RIA sơ bộ đưa ra để giải quyết vấn đề thì phương án ban hành văn bản là giải pháp tối ưu. Báo cáo RIA sơ bộ phải dự báo tác động về kinh tế, môi trường, hệ thống pháp luật, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khả năng tuân thủ của các chủ thể và các tác động khác. Với yêu cầu sáu cộng (6+) việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động sơ bộ RIA nhằm là kiểm chứng tính cầ n thiế t của viê ̣c ban hành chính sách , văn bản. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định về việc lập, thực hiện hoạt động đánh giá tác động sơ bộ chúng tôi thấy một số vấn đề sau: Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ trì xây dựng chương trình xây dựng pháp luật. Điều này ảnh hưởng đến các quyết định trong việc đưa đề xuất đó vào chương trình xây dựng luật. Thứ hai, các nhà quyết định chính sách chưa sử dụng báo cáo đánh giá tác động văn bản như là một kênh cung cấp thông tin chính thức trong quá trình quyết định chính sách. Điều này thể hiện rõ trong các nội dung thẩm tra các đề nghị, kiến nghị về Luật, Pháp lệnh tại Điều 25 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Theo đó, nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần 43 thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính đồng bộ, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản và thường các nội dung này được nêu trong tờ trình hoặc bản thuyết minh đề xuất văn bản. Thứ ba, việc đề xuất xây dựng văn bản và xây dựng báo cáo đánh giá tác động sơ bộ văn bản thường mang tính chất vội vã, xếp hàng và thiếu các căn cứ. Một trong những căn cứ quan trọng cho việc đề xuất chính sách đó là “báo cáo đánh giá tổng kết thi hành các quy định đang điều chỉnh vấn đề đó” thì thực tiễn khâu này chỉ được thực hiện khi đề xuất đó được phê duyệt đưa vào chương trình thì chúng ta mới thực hiện việc đánh giá tổng kết. Báo cáo tổng kết phải là nguồn quan trọng để cơ quan đề xuất chính sách dựa vào đó để xác định vấn đề trong hoạt động đánh giá tác động sơ bộ. Từ thực tiễn thực thi các quy định về đánh giá tác động sơ bộ văn bản có thể thấy mục đích của chế định này không đạt được. Mục đích việc đặt ra quy định về đánh giá tác động sơ bộ văn bản để cắt giảm, máy chém là khó đạt được khi mà cơ quan “gác cổng” không có quyền nó có hoặc không đối với đề xuất không có đánh giá tác động sơ bộ hay chất lượng báo cáo đánh giá tác động sơ bộ không đảm bảo. Pháp luật hiện hành cũng chưa có hướng dẫn cụ thể để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đâu để nói rằng báo cáo RIA sơ bộ của cơ quan đề xuất chính sách chưa đảm bảo yêu cầu. Đây là những điều đang gây khó khăn cho các cơ quan gác cổng khi sử dụng RIA như là một công cụ để kiểm soát quá trình đề xuất chính sách, luật. b. Đánh giá tác động pháp luật trong quá trình soạn thảo Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2008 xác định các mục tiêu của quy định về RIA soạn thảo gồm: Thứ nhất, nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 44 khi được ban hành, quy định pháp luật có chất lượng cao phải là quy định đạt được mục tiêu đề ra với rủi ro ít nhất và chi phí tuân thủ thấp nhất. Thứ hai, cung cấp nhiều hơn thông tin cho các cơ quan xem xét, phê duyệt, thông qua chính sách (Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội và Quốc hội) nhằm đẩy nhanh quá trình thảo luận và thông qua chính sách đó. Thứ ba, thiết lập quy trình sàng lọc và loại bỏ những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật kém chất lượng trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thông qua chính sách. Theo đó, đánh giá tác động trong quá trình soạn thảo văn bản gồm 2 loại, đó là RIA đơn giản và RIA đầy đủ được quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 33, khoản 2, Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Điều 38 Nghị định 24/2009/NĐ-CP. Theo đó, việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động được thực hiện trước khi soạn thảo văn bản và được hoàn thiện trong quá trình soạn thảo. Cơ quan thực hiện việc đánh giá tác động văn bản là cơ quan chủ trì soạn thảo. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động là phân tích các phương án và giải pháp cho mỗi vấn đề theo các phương án định tính, định lượng, chi phí và lợi ích. Cung cấp kết quả phân tích làm cơ sở cho việc ban hành văn bản để đạt được các mục tiêu quản lý với chi phí hợp lý. Báo cáo đánh giá dự báo tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp lý, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khả năng tuân thủ của các chủ thể và các tác động khác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thể chế hiện hành điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật trong quá trình soạn thảo văn bản chúng tôi thấy một số điểm còn hạn chế như sau: Thứ nhất, đối tượng phải đánh giá tác động RIA đầy đủ là quá rộng. Theo đó, đối với các văn bản “có thể làm phát sinh chi phí từ 15 (mười lăm) tỷ đồng hàng năm trở lên cho Nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp, cá nhân; Văn bản có thể tác động tiêu cực 45 đáng kể đến các nhóm đối tượng trong xã hội;Văn bản có thể tác động tới số lượng lớn doanh nghiệp; Văn bản có thể làm tăng đáng kể giá tiêu dùng;Văn bản còn nhiều ý kiến khác nhau, được công chúng quan tâm và có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích chung” phải làm báo cáo đánh giá tác động đầy đủ.[47] Chúng tôi cho rằng, phạm vi các loại văn bản phải đánh giá tác động đầy đủ văn bản là quá rộng, nếu dựa vào tiêu chí văn bản có thể làm phát chi phí từ 15 tỷ đồng trở lên thì gần như các văn bản đều phải thực hiện đánh giá tác động đầy đủ. Theo quy định khoản 1, Điều 38 Nghị định 24/200/NĐ-CP thì “trên cơ sở kết quả đánh giá tác động sơ bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định có trách nhiệm đánh giá tác động trước khi soạn thảo văn bản và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động đơn giản trong quá trình soạn thảo nhằm bảo đảm nội dung các quy định của dự thảo được dựa trên kết quả đánh giá tác động và là phương án tối ưu, theo cách thức tiết kiệm nhất để đạt được mục tiêu quản lý”. [48] Như vậy, pháp luật quy định việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động đơn giản phải có sự gắn kết với kết quả đánh giá tác động sơ bộ. Tuy nhiên, thực tiễn quy trình xây dựng luật cho thấy thì 2 hoạt động này hoàn toàn không có sự gắn kết với nhau. Thực tiễn xây dựng luật cho thấy cơ quan chủ trì khi đề xuất chính sách chủ yếu là giữ chỗ trong chương trình xây dựng luật. RIA sơ bộ cũng chỉ là sự sao chép đề xuất về sự cần thiết xây dựng văn bản đó. Mặt khác, từ giai đoạn đề xuất đến khi chương trình xây dựng luật được thông qua, đến khi thành lập Ban soạn thảo để xây dựng văn bản đó thì mất một khoảng thời gian dài và nhiều quan điểm đã có sự thay đổi so với đề xuất ban đầu. Thực tiễn thi hành các quy định về đánh giá tác động trong quá trình 46 xây dựng văn bản cho thấy hầu hết các báo cáo đánh giá tác động không được thực hiện trước khi xây dựng văn bản mà thường xây dựng song song với quá trình soạn thảo, đặc biệt có trường hợp báo cáo RIA được xây dựng sau khi đã có dự thảo. Mục đích xây dựng báo cáo RIA không đạt được trong quá trình xây dựng văn bản. Bên cạnh đó, cơ quan xây dựng báo cáo RIA thường chính là cơ quan chủ trì soạn thảo nên việc xem báo cáo đánh giá RIA chỉ mang tính chất cho đủ thủ tục, hình thức. Điều này dẫn đến các thông tin, các phương án được phản ánh trong báo cáo đánh giá tác động theo hướng chọn cái đã chọn. Thứ hai, phạm vi phải thực hiện đánh giá tác động không khả thi Theo yêu cầu tại khoản 1, Điều 37 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP thì báo đánh giá tác động phải đảm bảo yêu cầu 6 cộng (6+). Theo đó, phạm vi về nội dung báo cáo phải đánh giá rất toàn diện “Việc đánh giá tác động tập trung vào tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật; tác động đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tác động khác”. Chúng tôi cho rằng, phạm vi phải thực hiện đánh giá tác động quá rộng. Nhìn từ kinh nghiệm các nước áp dụng chế độ đánh giá tác động trong thời gian qua thì phần lớn cũng chỉ đánh giá dưới góc độ chi phí và lợi ích – góc độ kinh tế học pháp luật. Chỉ một số ít có nhiều kinh nghiệm thực hiện RIA mới đưa ra nhiều yêu cầu đánh giá tác động. Do vậy, việc đưa ra phạm vi đánh giá tác động quá rộng trong điều kiện chế định RIA mới được thực hiện ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến chất lượng của các báo cáo RIA. Điều này thể hiện trong thực tiễn thi hành trong thời gian qua cho thấy không có báo cáo nào đánh giá được đầy đủ các tiêu chí này. Thứ ba, pháp luật không quy định cụ thể các tiêu chí để kiểm soát chất lượng đối với các báo cáo đánh giá tác động. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì đánh giá tác 47 động pháp luật với tên gọi là báo cáo đánh giá tác động pháp luật. Tuy nhiên, qua rà soát các văn bản pháp luật hiện hành chúng tôi thấy rằng chưa thấy các hướng dẫn cụ thể quy định thể thức, cách thức trình bày, các nội dung trong các báo cáo RIA (bao gồm cả RIA sơ bộ). Hiện nay, hình thức và cách thức tổ chức thực hiện, nội dung của các báo cáo RIA chủ yếu được đề cập qua các tài liệu hướng dẫn, tập huấn đối với cán bộ làm công tác đánh giá tác động pháp luật hoặc được hướng dẫn tại website http://ria.net.vn/VN/Trangchu.html theo chương trình hợp tác giữa Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (CIEM), Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) và Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hoặc quy định dưới dạng thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng ban hành các văn bản ở các Bộ, Ngành.”[52] Do pháp luật không quy định cụ thể đối với các tiêu chí để kiểm soát chất lượng của các Báo cáo đánh giá tác động RIA nên thực tế các cơ quan gác cổng như Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Các Uỷ ban của Quốc hội gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong việc đánh giá chất lượng của các Báo cáo đánh giá tác động. Điều này ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định có hoặc không đối với chính sách, dự thảo chính sách đang đệ trình của các cơ quan kiểm soát chất lượng chính sách, văn bản. c. Đánh giá tác động pháp luật sau khi luật được ban hành và tổ chức thực hiện Đánh giá tác động sau khi văn bản bản được thi hành được quy định tại Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Theo đó, sau 3 (ba) năm, kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị định có hiệu lực thì các Bộ/Ngành thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của văn bản trong thực tiễn, đối chiếu với kết quả đánh giá tác động trong giai đoạn soạn thảo để xác định tính hợp lý, tính khả thi của các quy định. Việc đánh giá tác động sau khi văn bản thông qua và đi vào thực tiễn sẽ tạo cơ sở quan trọng để 48 kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả của văn bản hoặc hoàn thiện văn bản. Luật cũng yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động của văn bản sau phải phản ánh các nội dung như phân tích các chi phí, lợi ích thực tế và các tác động khác; mức độ tuân thủ văn bản của các nhóm đối tượng thi hành văn bản và kiến nghị các giải pháp thực thi văn bản hoặc sửa đổi, bãi bỏ văn bản trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra pháp luật cũng yêu cầu dự thảo báo cáo đánh giá tác động của văn bản sau khi thi hành phải được đăng tải kèm theo các dữ liệu và cách tính chi phí, lợi ích trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trong thời hạn ít nhất là 30 (ba mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Trên cơ sở ý kiến góp ý đó, cơ quan thực hiện đánh giá tác động có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo và gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Thực tiễn thực hiện quy định về đánh giá tác động sau khi văn bản được thi hành trong thời gian cho thấy chưa có một cơ quan, Bộ/Ngành nào thực hiện, tuân thủ các quy định này. Khó khăn lớn nhất hiện nay là quy định đã được đưa vào luật nhưng chưa có bất kỳ phương pháp và hướng dẫn nào liên quan đến việc đánh giá tác động sau khi thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian qua, trong quá trình Bộ Tư pháp chuẩn bị xây dựng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 sửa đổi, lúc đầu Bộ Tư pháp cũng đặt ra đặt ra yêu cầu phải đánh giá tác động đối với dự án luật này nhưng sau đó không thực hiện được. Đồng thời, trong quá trình xây dựng báo cáo đánh giá tác động Luật Ban hành văn bản sửa đổi này cũng có nhiều quan điểm đề cập đến phương pháp luận của báo cáo đánh giá tác động dự án luật sửa đổi và báo cáo đánh giá tác động Luật Ban hành hành văn bản năm 2008. 2.2.4. Vấn đề lấy ý kiến trong quá trình tiến hành đánh giá tác động pháp luật Vấn đề lấy ý kiến trong quá trình tiến hành đánh giá tác động pháp luật 49 khi đề xuất chính sách, trong quá trình soạn thảo chính sách. Việc lấy ý kiến báo cáo đánh giá tác động văn bản được quy định tại khoản 3, Điều 37 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP đối với báo cáo RIA sơ bộ, khoản 4, Điều 38 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP đối với báo cáo RIA trong quá trình soạn thảo và khoản 3, Điều 39 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP. Theo đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến đối với báo cáo đánh giá tác động RIA được giao cho cơ quan chủ trì soạn thảo. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 33, Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định về việc lấy ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, pháp luật quy định chưa rõ và chưa hợp lý thời điểm cụ thể việc lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến công chúng, đối tượng chịu sự tác động của chính sách, văn bản trong đánh giá tác động pháp luật là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện trong quá trình đề xuất, xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, qua rà soát các quy định hiện hành chúng tôi thấy rằng, pháp luật chưa quy định thời điểm cụ thể việc lấy ý kiến đối với báo cáo đánh giá tác động RIA thực hiện khi nào? Theo đó, pháp luật chưa quy định cụ thể thời điểm cơ quan chủ trì soạn thảo phải thực hiện việc lấy ý kiến báo cáo đánh giá tác động RIA để lấy ý kiến thực hiện trước hay sau khi đã có dự thảo. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ về thời điểm đăng tải Báo cáo đánh giá tác động trên trang thông tin điện tử của các Bộ/Ngành thì chúng ta có thể biết được thời điểm thực hiện việc lấy ý kiến. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi cho rằng, thời điểm mà luật quy định là không hợp lý. Theo quy định điểm a, khoản 1, Điều 3, Nghị định số 24/2009/NĐCP về việc lấy ý kiến Báo cáo đánh giá tác động RIA sơ bộ của Luật, Pháp lệnh “Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị liên quan về đề nghị 50 xây dựng luật, pháp lệnh; đăng tải bản thuyết minh về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong thời gian ít nhất là 20 (hai mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến”[47]. Đối với RIA sơ bộ của Nghị định được quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 14 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP về việc lấy ý kiến yêu cầu “Tổ chức các đơn vị liên quan về đề nghị xây dựng nghị định; đăng tải bản thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị định và báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong thời gian ít nhất là 20 (hai mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến”.”[47] Đối với vấn đề lấy ý kiến đối với báo cáo đánh giá tác động trong quá trình soạn thảo cũng tương tự. Theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP “Cơ quan chủ trì soạn thảo khi đăng tải dự thảo trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan mình để lấy ý kiến phải đồng thời đăng tải báo cáo đánh giá tác động của văn bản, xác định địa chỉ và thời hạn tiếp nhận ý kiến; có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình những nội dung tiếp thu, không tiếp thu các ý kiến tham gia.””[47] Điều này có nghĩa rằng, việc thực hiện lấy ý kiến đối với Báo cáo đánh giá tác động tiến hành song song cùng hoạt động xây dựng thuyết minh đề nghị xây dựng pháp luật, pháp lệnh. Với quy định này, chúng ta không thể biết được hoạt động lấy ý kiến báo cáo đánh giá tác động thực hiện khi nào? Đồng thời việc Luật quy định như vậy sẽ dẫn đến trường hợp các cơ quan đề xuất, xây dựng chính sách khi có dự thảo luật thì mới tiến hành xây dựng Báo cáo đánh giá tác động mang tính hình thức, đối phó. Chúng tôi cho rằng, quy định này không hợp lý bởi thời điểm thực hiện 51 báo cáo đánh giá tác động phải được thực hiện trước đồng nghĩa với nó thì hoạt động lấy ý kiến đối với Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ phải được thực hiện trước. Sau khi thực hiện xong giai đoạn lấy ý kiến đối với báo cáo đánh giá tác động sơ bộ thì cơ quan đó mới quy phạm hoá các chính sách, phương án đã được đánh giá dự báo tác động. Thứ hai, pháp luật chưa quy định cụ thể hình thức, phương pháp lấy ý kiến báo cáo đánh giá tác động. Pháp luật chỉ đưa ra quy định bắt buộc đối với các cơ quan đề xuất, cơ quan chủ trì soạn thảo phải thực hiện việc lấy ý kiến đối với báo cáo đánh giá tác động lên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình lấy ý kiến. Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật chỉ yêu cầu cơ quan đó chỉ đưa “nguyên” dự thảo báo cáo đánh giá tác động mà không có một tài liệu hướng dẫn, giải thích, tóm tắt,... như dự kiến chính sách tác động đến ai, chính sách này là gì? Khi nào chính sách đó có hiệu lực? Thời gian, địa điểm, phương thức đóng góp ý kiến tạo điều kiện tham gia đóng góp ý kiến của người dân.... để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng cho ý kiến dễ tiếp cận và bày tỏ quan điểm. Đặc biệt là khi có ý kiến góp ý của người dân thì cơ quan tổ chức lấy ý kiến sẽ “phản hồi” người dân như thế nào. Để làm rõ vấn đề này người nghiên cứu cũng đã truy cập vào một số website của Quốc hội [53], Chính phủ [54], một số Bộ/Ngành cho thấy chưa có một ý kiến góp ý nào góp ý về Báo cáo đánh giá tác động pháp luật đối với các dự thảo lấy ý kiến, ngay cả đối với dự thảo thì con số cho ý kiến cũng rất ít. Thứ ba, việc lấy ý kiến chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng cho ý kiến. Điều này thể hiện trong việc pháp luật quy định việc lấy ý kiến được đăng tải trên website của cơ quan chủ trì soạn thảo. Theo đó, “cơ quan nào được giao chủ trì soạn thảo sẽ đăng tải lên website của cơ quan mình. Ở các 52 cơ quan khác nhau thì giao diện cổng thông tin điện tử cũng khác nhau” [55]. Việc pháp luật quy định như vậy sẽ gây khó khăn trong vấn đề kiểm soát việc tuân thủ của các Bộ/Ngành cũng như không nắm rõ được chất lượng của các báo cáo RIA đó khi lấy ý kiến. Như vậy, việc pháp luật chưa quy định cụ thể thời điểm lấy ý kiến, nội dung lấy ý kiến,... cũng như trách nhiệm giải trình, phản hồi đối với các ý kiến góp ý của các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Thực tế cũng cho thấy các Bộ, Ngành thường đăng tải nguyên dự thảo chính sách, dự thảo báo cáo giá tác động RIA lên trang thông tin của cơ quan mình lấy ý kiến. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo đánh giá tác động RIA cũng như ý đồ của nhà xây dựng pháp luật khi đưa vấn đề lấy ý kiến trong quá trình xây dựng xây dựng, quy phạm chính sách chưa thực hiện được. 2.2.5. Cơ chế kiểm soát, giám sát việc tuân thủ thực hiện quy định về đánh giá tác động pháp luật Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định 24/2009/NĐ-CP, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu hỗ trợ có liên quan khác, trong đó có RIA. Bộ Tư pháp phải tập hợp các báo cáo RIA sơ bộ trình Chính phủ và Quốc hội xem xét như một phần của hồ sơ đề nghị xây dựng pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định 24/2009/NĐ-CP cũng quy định các Bộ hữu quan có trách nhiệm thực hiện RIA soạn thảo trong quá trình xây dựng văn bản và thực hiện hiện RIA sau khi thi hành văn bản. Tuy nhiên, một số chức năng trong hệ thống RIA vẫn còn đang bị bỏ ngỏ và chưa quy định cơ quan giám sát việc thực hiện hoạt động báo cáo đánh giá tác động pháp luật. Chẳng hạn như chức năng tổ chức tuân thủ và kiểm soát chất lượng RIA vẫn chưa được Chính phủ thực hiện. Theo đó, 53 hiện chúng ta chưa có một cơ quan kiểm soát chung về việc tuân thủ các quy định về RIA. Mặc dù, pháp luật đã quy định các nội dung báo cáo RIA phải thực hiện (6+) nhưng trên thực tế các cơ quan gác cổng của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ là các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp trong quá trình tập hợp các đề xuất vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Chương trình xây dựng Nghị định của Chính phủ, trong quá trình thẩm định, thẩm tra còn lúng túng, thậm chí là không biết dựa vào đâu để đưa ra các quyết định trong việc đánh giá chất lượng của các báo cáo RIA do các đơn vị đề xuất chính sách, luật gửi. Do không có các tiêu chí đánh giá chất lượng của các Báo cáo RIA mà các Bộ trình lên một cách khoa học, khách quan dẫn đến một thực tế là hầu hết các đề xuất được gửi không có đề xuất nào bị trả lại chỉ vì RIA không đạt yêu cầu, ngay cả là “không có RIA”. Bởi nếu trả lại hồ sơ, đề xuất thì sẽ dẫn đến xung đột giữa cơ quan gác cổng với cơ quan đề xuất mà điều này các cơ quan gác cổng không hề muốn. 2.2.6. Kinh phí đảm bảo thực hiện đánh giá tác động pháp luật Hiện nay, vấn đề kinh phí đảm bảo cho quá trình thực hiện đánh giá tác động RIA được quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTPVPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP). Theo quy định khoản 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP thì định mức chi cho hoạt động xây dựng báo cáo đánh giá tác động rất thấp. Theo đó, Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ: mức chi tối đa 4.000.000 đồng/báo cáo; Báo cáo đánh giá tác động đơn giản: mức chi tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo; Báo cáo đánh giá tác động đầy đủ: mức chi tối đa 6.000.000 đồng/báo cáo. 54 Nhìn vào định mức chi cho việc xây dựng các báo cáo đánh giá tác động pháp luật là chưa tương xứng, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Điều này phản ánh việc chưa coi trọng việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động trong hoạt động xây dựng luật ở Việt Nam. Điều này thể hiện trong việc phân bổ kinh phí vẫn quá chú trọng ngân sách cho công tác soạn thảo mà chưa chú trọng, phân bổ nguồn lực cho công tác tiền soạn thảo – khâu phân tích chính sách trong đó có hoạt động đánh giá dự báo tác động RIA. Đây cũng được xem như một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo đánh giá tác động pháp luật ở nước ta trong những năm qua. Thực tiễn cho thấy những báo cáo đánh giá tác động pháp luật nào được đảm bảo kinh phí lớn thì việc đánh giá RIA được bài bản, chỉnh chu và chất lượng tốt hơn. Một khảo sát nhanh về nguồn lực thực tế được huy động cho việc lập báo cáo RIA tại Bộ Tư pháp năm 2010-2011[10] khi đánh giá chất lượng của các Báo cáo đánh giá tác động của các Dự thảo Luật có báo cáo đánh giá tác động RIA qua việc chấm điểm trong thời gian qua cho thấy: (xem Bảng 2.3)[12] Bảng 2.3: Kinh phí xây dựng báo cáo RIA và chất lượng báo cáo RIA [12] Tên văn bản Luật Nuôi con nuôi Pháp lệnh pháp điển quy phạm pháp luật Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật Luật Thủ đô Tổng chi phí Từ ngân sách Hỗ trợ từ các Chất lượng XDPL nguồn khác báo cáo RIA 150 triệu đồng 60 triệu đồng 90 triệu đồng 18 điểm/ 20 55 triệu đồng 2 triệu đồng 20 triệu đồng 53 triệu đồng 19/20 điểm 18,5/20 điểm 130 triệu đồng 21,4 triệu đồng 108,7 triệu đồng 19/20 điểm Việc thiếu nguồn lực tài chính cho việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng chính sách được xem là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của các Báo cáo đánh giá tác động RIA trong thời gian qua. 55 Điều này được một số nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực RIA tại Bộ Tư pháp khẳng định “Rõ ràng là để có được những báo cáo RIA đạt chất lượng với sự huy động tham gia của các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm phân tích chính sách, tính toán chi phí - lợi ích và thực hiện tham vấn với các đối tượng có liên quan trong khi thực hiện việc đánh giá tác động thì các quy định về tài chính hiện hành là quá bất cập, hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu thực tế, phản ánh một tư duy rất cũ về kiểu làm luật theo phương châm nhanh, nhiều, tốt, rẻ” [12]. Do đó, việc thay đổi nhận thức trong việc phân bổ nguồn lực là một trong những điều kiện bảo đảm quan trọng để hoạt động đánh giá tác động RIA được thực thi. 2.3. Thực tiễn thi hành các quy định về đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua 2.3.1. Về nhận thức và năng lực của cán bộ Từ khi chế định RIA được đưa vào quy trình xây dựng pháp luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã có một số công trình đánh giá về tình hình thực thi chế định RIA, trong đó có phải kể đến Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010 do USAID, VNCI và CEM thực hiện và Đề án khoa học cấp Bộ do Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện trong việc đánh giá tác động của chế định RIA trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Trên cơ sở những thông tin từ các báo cáo này, chúng ta có thể thấy được một thực tiễn nhận thức của cán bộ, công chức cũng như giá trị của chế định RIA trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay qua 4 nội dung sau: 56 Thứ nhất, về vấn đề nhận thức của cán bộ công chức đối với đánh giá tác động pháp luật. Theo kết quả từ báo cáo của USAI-VNCI-CIEM cho thấy, hầu hết những người tham gia khảo sát đều cho biết đã từng nghe nói đến RIA (95% số cán bộ soạn thảo và 86% số cán bộ thẩm tra, thẩm định). Đối với những người chưa từng nghe đến RIA, các nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất là: (i) thông tin trên Internet về RIA quá ít; (ii) chưa có sách giới thiệu, hướng dẫn về RIA; và (iii) chưa được tham dự một khóa học về RIA. Tuy hầu hết cán bộ được hỏi đã nghe đến RIA nhưng hiểu biết của họ về RIA vẫn chưa được đầy đủ. Chỉ có 65,2% cán bộ soạn thảo và 76,3% cán bộ thẩm tra, thẩm định trả lời đúng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn về “RIA như một văn bản” trong khi chỉ 51,1% cán bộ soạn thảo và 59,5% cán bộ thẩm tra, thẩm định trả lời đúng câu hỏi về RIA “như một quá trình nghiên cứu, phân tích chính sách”[22]. Điều này cho thấy các cơ quan soạn thảo không có thói quen sử dụng một công cụ phân tích có cấu trúc tốt như RIA trong quá trình soạn thảo văn bản của họ. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao các văn bản pháp luật của Việt Nam thường có chất lượng thấp. Thứ hai, về vai trò của RIA trong hoạt động xây dựng, ban hành chính sách. Theo đó, Báo cáo khẳng định, hầu hết những người tham gia khảo sát đều khẳng định sự cần thiết của RIA (100% cán bộ thẩm tra thẩm định và 93% cán bộ soạn thảo). Chỉ có duy nhất một cán bộ soạn thảo cho rằng RIA không cần thiết. Về tác động cụ thể, hầu hết cán bộ soạn thảo đều cho rằng việc thực hiện RIA có tác động tích cực đến công tác xây dựng pháp luật: nâng cao chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (89%); tạo thuận lợi cho việc ra quyết định 57 lựa chọn chính sách (82%); và tạo thuận lợi cho việc thuyết phục các cơ quan thẩm tra, thẩm định. Về tác động tiêu cực, 19,3% cán bộ soạn thảo cho rằng RIA tạo thêm gánh nặng và 8,4% cho rằng RIA gây trì hoãn đối với hoạt động xây dựng văn bản. Một số ít cán bộ soạn thảo cho rằng RIA không có tác động tích cực gì. Nhận định này cũng phù hợp với một thực trạng là chất lượng của RIA rất thấp và nhiều ban soạn thảo chỉ làm báo cáo RIA để đủ bộ hồ sơ trình lên các cơ quan có thẩm quyền. Theo các cán bộ thẩm tra và thẩm định, RIA giúp nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (92%), giúp họ hiểu được các lập luận về lựa chọn chính sách (89,4%) và giúp cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật tìm kiếm các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề bất cập (76,3%). Về tác động tiêu cực, chỉ có hai cán bộ thẩm tra, thẩm định cho rằng RIA gây ra trì hoãn đối với hoạt động xây dựng pháp luật. [22] Như vậy, đa số cán bộ đều thừa nhận vai trò của RIA trong hoạt động đề xuất, xây dựng và soạn thảo chính sách và ý thức được tầm quan trọng của nó nếu nó thực hiện tốt sẽ là công cụ hữu hiệu để có được chính sách tốt. Thứ ba, về năng lực cán bộ thực hiện đánh giá tác động pháp luật Theo số liệu từ kết quả khảo sát của Báo cáo của USAID, VNCI và CEM cho thấy chưa đến một nửa (43%) các cán bộ soạn thảo tham gia cuộc khảo sát cho biết đã được đào tạo về RIA. Tuy nhiên, hầu hết (91%) đều mong muốn tham gia một khóa đào tạo nâng cao về RIA. Đối với những người chưa được đào tạo về RIA, đa số (83%) muốn được tham gia một khóa đào tạo cơ bản về RIA. Phần lớn những người tham gia trả lời (72%) đều cho rằng thực hiện RIA là khó hoặc rất khó. Chỉ có hai người (trong tổng số 86 người) cho rằng thực hiện RIA là dễ hoặc rất dễ. [22] Đặc biệt, thực tiễn việc 58 cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng, kiến thức về hoạt động đánh giá tác động RIA thì phần lớn là các cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật [29]. Cuộc khảo sát này cho thấy những quan ngại về năng lực cán bộ trong thực hiện RIA là có cơ sở. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà phạm vi nội dung yêu cầu đánh giá tác động RIA đối với các chính sách là rất rộng (6+) thì đòi hỏi người thực hiện đánh giá tác động không những có kinh nghiệm, kỹ năng về đánh giá tác động pháp luật mà đòi hỏi người có có kiến thức chuyên môn sâu, toàn diện. Nếu căn cứ những đòi hỏi từ thể chế hiện hành, chúng tôi có thể đưa ra nhận định tính đến thời điểm hiện nay (ngày 1/1/2013) chúng ta chưa có cán bộ nào đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu cho thực hiện việc đánh giá tác động pháp luật một cách bài bản, chuyên nghiệp. Những con số này thể hiện nhu cầu nâng cao năng lực cán bộ trong việc thực hiện phân tích chính sách nói chung và thực hiện báo cáo RIA nói riêng. Điều này cũng được Bộ Tư pháp thừa nhận trong Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật Ban hành văn văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất “Mặc dù việc thực hiện RIA đã được tiến hành 03 năm nhưng vẫn còn thiếu hướng dẫn chuẩn của BTP, thiếu cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm trong việc xây dựng báo cáo RIA để hướng dẫn về kỹ thuật cho cơ quan chủ trì soạn thảo” [6]. Thứ tư, đối với việc sử dụng tư vấn độc lập hỗ trợ ban soạn thảo thực hiện RIA cũng là một cách hữu hiệu để bù đắp sự thiếu hụt về năng lực của ban soạn thảo. “Cuộc điều tra cho thấy các ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nhu cầu sử dụng tư vấn và 25% người tham gia khảo sát cho biết ban soạn thảo của họ đã thuê tư vấn độc lập để thực hiện báo cáo RIA” [22] Điều này cũng dễ thấy bởi không phải các Bộ/Ngành không muốn mình có được báo cáo RIA tốt mà là do nguồn lực, điều kiện đảm bảo đặc biệt là vấn đề tài chính như hiện hành thì các Bộ khó có thể mời chuyên gia trong nước 59 chứ không nói là chuyên gia nước ngoài. Thực tế việc sử dụng các chuyên gia bên ngoài cơ quan tham gia cùng cơ quan soạn thảo xây dựng báo cáo RIA đa phần các Bộ nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan nước ngoài khi xây dựng chính sách đó. Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh RIA mới được áp dụng ở Việt Nam, khó có thể tìm được các chuyên gia tư vấn có hiểu biết về RIA và lĩnh vực chính sách đang cần điều chỉnh. Do đó, một số dự án Luật do có nguồn tài trợ của các dự án nước ngoài nên mời một số chuyên gia RIA của nước ngoài cùng tham gia quá trình xây dựng RIA để đảm bảo chất lượng của báo cáo RIA. 2.3.2. Về việc tổ chức thực hiện và tuân thủ các quy định đánh giá tác động pháp luật a. Đánh giá tác động pháp luật sơ bộ - RIA sơ bộ Theo quy trình xây dựng luật, pháp lệnh việc rà soát, tổng hợp các đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội được giao cho Bộ Tư pháp mà trực tiếp là Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật tổng hợp. Qua số liệu tổng hợp của Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp thì thấy tỉ lệ đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh có RIA sơ bộ không ổn định, “cụ thể năm 2009 chỉ có một đề xuất có kèm theo báo cáo RIA sơ bộ; năm 2010 cả đề xuất đưa vào chương trình chính thức và chương trình dự bị có 36/47 (76,6%) đề xuất có RIA sơ bộ; năm 2011 có 26/31 (84%) đề xuất dự án luật có báo cáo RIA sơ bộ; năm 2012 có 23/45 (51,1%) đề xuất dự án luật có báo cáo RIA sơ bộ” [23]. Điều này cũng được đề cập trong Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010 do USAID, VNCI và CIEM thực hiện. Báo cáo khẳng định trong năm 2009, Quốc hội thông qua 20 dự án luật nhưng chỉ có 01 dự án luật có báo cáo đánh giá tác động RIA đó là Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Trong năm 2010, Quốc hội thông qua 25 dự án luật trong đó có 3 dự án luật 60 không có báo cáo đánh giá tác động RIA đó là Luật Thi hành án hình sự, Luật Trọng tài thương mại và Luật Người khuyết tật. Tính đến tháng 6/2011 với 18 dự án Luật đang lấy ý kiến thì 6 dự án luật không có báo cáo đánh giá tác động. Từ thực tiễn tuân thủ các quy định RIA sơ bộ trong thời gian qua, chúng tôi có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm 1: chưa có RIA sơ bộ, vì trong Bản đề xuất chỉ có tên dự án luật, không có giải trình về sự cần thiết, không có đề xuất về phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh, nội dung chính và không có đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế xã hội, bao gồm đề xuất xây dựng các dự án luật sau: Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam (sửa đổi); Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật thuế nhà, đất; Luật an toàn thực phẩm; Luật thi hành án hình sự; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Luật người tàn tật; Luật nuôi con nuôi; Luật tiếp cận thông tin; Luật viên chức. Điều này đặt ra vấn đề đó là việc tuân thủ các quy định về RIA chưa được các Bộ/Ngành tuân thủ, ngay cả Dự án Luật Con nuôi 2010 của Bộ Tư pháp mà đơn vị đề xuất lên là Cục Con nuôi cũng không có báo cáo RIA sơ bộ. Nếu như điều này diễn ra ở các nước có sử dụng RIA thì chắc chắn đề xuất đó sẽ không được đưa vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội. - Nhóm 2: RIA sơ bộ sơ sài, chưa đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật mặc dù bản đề xuất được chuẩn bị khá kỹ (có luận giải về sự cần thiết, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo, bao gồm đề xuất xây dựng các dự án: Luật khiếu nại; Luật tố cáo; Luật giám định tư pháp…. Đây đang là vấn đề cần hoàn thiện thể chế trong thời gian tới, bởi chúng ta chưa có các tiêu chí và hệ quy chuẩn để đánh giá chất lượng của các báo cáo RIA khi các cơ quan đề xuất trình lên. Việc cơ quan tập hợp đề xuất, gác cổng khó có thể đưa ra phán quyết mang tính khách quan khi cho rằng bản báo cáo RIA mà các Bộ trình lên là sơ sài, chưa đạt yêu cầu. 61 - Nhóm 3: Chất lượng báo cáo RIA sơ bộ đáp ứng về các yêu cầu tối thiểu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP, các nội dung khác trong Bản đề xuất cũng được chuẩn bị tương đối công phu, bao gồm đề xuất xây dựng các dự án: Luật chứng khoán (sửa đổi); Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật kiểm toán độc lập; Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật đo lường; Luật lưu trữ; Pháp lệnh tạm giữ, tạm giam. Đây chỉ là các bản báo cáo RIA theo đánh giá của các chuyên gia dưới góc độ hình thức của một bài bản và theo “mẫu” còn các thông số, số liệu khoa học chứng minh về chi phí tuân thủ, lợi ích mà chính sách đó sẽ đam lại thì các báo cáo này chưa có. Đây mới là nội dung quan trọng của bản báo cáo RIA. Để tìm hiểu về thực tiễn tuân thủ đánh giá tác động pháp luật sơ bộ trong hoạt động đề xuất các dự án luật, pháp lệnh, người nghiên cứu đã tiến hành trao đổi với các cán bộ, chuyên gia làm công tác tổng hợp, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp trong việc tổng hợp các đề xuất vào Chương trình xây dựng Luật Pháp lệnh của Quốc hội cho thấy việc đề xuất, sáng kiến luật không gửi kèm Báo cáo RIA sơ bộ vẫn còn nhiều. Có một số trường hợp do thời hạn tổng hợp sắp hết các Bộ, Ngành chỉ “điện thoại” đối với tên đề xuất sang Bộ Tư pháp. Nhóm cán bộ, chuyên gia này cũng cho biết trong một số trường hợp họ phải làm thay báo cáo RIA sơ bộ cho các Bộ/Ngành. Như vậy, từ thực tiễn thi hành chế định RIA sơ bộ trong quá trình đề xuất chính sách trong thời gian qua cho thấy mục tiêu khi chúng ta đưa chế định RIA vào không đạt được. Nhiều đề xuất không có RIA, cán bộ đề xuất phải thực hiện RIA thay cho cơ quan đề xuất là điều không thể chấp nhận được trong quá trình kiểm soát đề xuất, ban hành chính sách. Đây mới chỉ là sự tuân thủ về hình thức còn về nội dung của các Báo cáo RIA sơ bộ đề xuất chính sách đưa vào Chương trình thì chỉ thuần tuý là sự sao chép, đổi tên của Bản thuyết minh về sự cần thiết ban hành chính sách đó. 62 b. Đánh giá tác động pháp luật trong quá trình soạn thảo- RIA đơn giản và RIA đầy đủ “Trên cơ sở rà soát các hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định và căn cứ vào Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp cho thấy, trong tổng số dự án Luật, Pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua hàng năm” [24], tỷ lệ có báo cáo RIA soạn thảo như sau (xem Bảng 2.4).[12] Bảng 2.4: Số lượng dự thảo Luật, Pháp lệnh có RIA [12] Số dự án luật có Số dự án pháp báo cáo RIA/tổng lệnh có báo cáo số dự án trình RIA/tổng số dự án trình Năm 2009, có 18 luật và 2 pháp lệnh Ghi chú Đây là số liệu được 05/18 0/2 Viện Khoa học được thông qua Pháp lý tiến hành Năm 2010, có 19 rà soát trong các luật và 1 pháp lệnh 13/19 0/1 Báo cáo thẩm định được thông qua đối với các Dự án Năm 2011, có 8 Luật, luật và 3 pháp lệnh 6/8 0/3 năm Năm 2012, có 22 thực 20/22 2/5 lệnh trong thời gian từ được thông qua luật và 5 pháp lệnh Pháp 2009-2012 hiện trong năm 2012 được thông qua - Về số lượng: năm 2009 mới chỉ có 2/20 dự án luật có báo cáo RIA soạn thảo; năm 2010, việc tuân thủ RIA đã được cải thiện hơn, có 22/25 dự án luật có báo cáo RIA soạn thảo; năm 2011 có 13/13 dự án Luật được Quốc hội xem xét, thông qua đều có báo cáo RIA, và năm 2012 tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII có 8 dự án Luật được trình Quốc hội xem xét, thông qua đều có báo cáo RIA; 63 - Vê chất lượng của báo cáo RIA. Theo kết quả rà soát nhóm chuyên gia của Bộ Tư pháp trong quá trình thực hiện Đề án khoa học cấp Bộ “Đánh giá tác động của chế định RIA trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008” thì tỷ trọng các báo cáo RIA không đạt yêu cầu có giảm theo thời gian (năm 2010: 9/14 báo cáo RIA không đạt yêu cầu, chiếm 67%, các năm 2011 và 2012 đều ở mức: 2/5 báo cáo (40%). Những báo cáo RIA đạt chất lượng tốt ở những năm sau có tăng lên nhưng chưa bền (2010: 1/14 báo cáo; 2011: 3/5 báo cáo và 2012: 1/5 báo cáo). Trong đó, các báo cáo RIA soạn thảo đạt yêu cầu đều nêu được thực trạng của vấn đề và luận giải sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; Một số báo cáo RIA soạn thảo có chất lượng tốt, xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra được các phương án cần đánh giá và lựa chọn được các phương án giải quyết phù hợp chủ yếu dựa trên phân tích tác động tích cực/ tiêu cực, có số liệu làm cơ sở cho việc phân tích định lượng. Báo cáo cũng nêu rõ đối với những báo cáo RIA có sự hỗ trợ của chuyên gia (trong nước và quốc tế) và có đầu tư hỗ trợ ngoài kinh phí xây dựng pháp luật thì chất lượng báo cáo cao hơn, sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và định lượng. Ví dụ: trong năm 2010, RIA Luật Nuôi con nuôi được, RIA Luật Bảo vệ người tiêu dùng; năm 2011, RIA Pháp lệnh pháp điển quy phạm pháp luật đạt, RIA Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, RIA Luật Đo lường; năm 2012, RIA Luật Thủ đô. - Về hình thức của một số báo cáo RIA soạn thảo chưa tuân thủ đúng quy định, ví dụ: lấy nội dung của phần thuyết minh thành nội dung của báo cáo RIA nên chất lượng không cao; chưa xác định được nguyên nhân cốt lõi, cơ bản gây ra vấn đề bất cập cần được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật (các lập luận, phân tích chưa đúng, chưa đủ, chưa sâu...); chưa phân tích được đầy đủ các tác động tích cực và tiêu cực đến các đối tượng chịu sự ảnh hưởng của vấn đề bất cập, các nhóm lợi ích có liên quan...; chưa nêu được 64 đầy đủ được phương án khác nhau có khả năng giải quyết vấn đề; kết luận lựa chọn phương án chưa thuyết phục do chưa dựa trên cơ sở so sánh chi phí - lợi ích và tiêu chí rõ ràng. Như vậy, mặc dù pháp luật không quy định số lượng trang văn bản của một báo cáo đánh giá tác động pháp luật cũng như chúng ta coi trọng chất lượng của các báo cáo chứ không phải số trang của báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng báo cáo đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua cho thấy số lượng trang đối với mỗi dự thảo Luật từ 30-50 trang; Dự thảo Nghị định từ 10-25 trang. Qua nghiên cứu một số báo cáo đánh giá tác động pháp luật các nước cho thấy độ dày của mỗi báo cáo này đối với một dự thảo luật trung bình từ 200 đến 300 trang. Điều đó, thể hiện sự nghiêm túc, tính chuyên nghiệp và phân tích, đánh giá thấu đáo các vấn đề. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì vấn đề không phải là số lượng trang của báo cáo RIA là bao nhiêu, điều quan trọng là lượng thông tin mà báo cáo cung cấp. “Các thông tin đó phải được xem xét dưới nhiều khía cạnh và phải là những thông tin khoa học đáng tin cậy để nhà quyết định chính sách quyết định”.[34]. - Về nội dung của báo cáo RIA: Nhiều ban soạn thảo chỉ làm báo cáo RIA để đủ bộ hồ sơ trình lên các cơ quan có thẩm quyền, không thật sự quan tâm dùng RIA làm công cụ phân tích để lựa chọn và quyết định chính sách đưa vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, việc thực hiện RIA không được thực hiện trước khi soạn thảo và tiếp tục hoàn chỉnh sau khi tham vấn trong quá trình xây dựng dự án văn bản quy phạm pháp luật như quy định của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP. Trong nhiều trường hợp , RIA được thực hiện đồng thời hoặc sau khi xây dựng văn bản , vì vậy, RIA trở thành công cụ biện minh cho một chính sách đã được lựa chọn chứ không phải là công cụ giúp ban soạn thảo lựa chọn chính sách, giải pháp tối ưu, nhìn từ góc độ chi phí/lợi ích cũng như từ tác động tích cực, tiêu cực của chính sách, giải pháp đối với các đối tượng điều chỉnh của văn bản. 65 - Về lựa chọn thực hiện RIA: Cơ quan xây dựng RIA gặp khó khăn trong việc lựa chọn xây dựng báo cáo RIA đầy đủ hay đơn giản vì tiêu chí phân biệt không rõ ràng. Hơn nữa, nếu lấy tiêu chí cụ thể, có tính định lượng để xác định có lập RIA đầy đủ hay không là tổng chi phí xã hội trên 15 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân để tuân thủ văn bản) thì với tốc độ lạm phát thực tế những năm gần đây, hầu hết các văn bản đều sẽ phải lập báo cáo RIA đầy đủ, như vậy vừa không thật sự cần thiết, vừa rất tốn kém vì việc tính toán chi phí/lợi ích đầy đủ là việc làm phức tạp và khó chuẩn xác trong điều kiện nhiều thông tin liên quan phục vụ cho việc tính toán chưa minh bạch. Nghiên cứu độc lập của một số chuyên gia về việc thực thi RIA ở Việt Nam cũng có nhận xét tương tự về chất lượng báo cáo RIA. Chẳng hạn nghiên cứu của CIEM phối hợp với USAID và VNCI đánh giá rằng: Nhìn chung, chất lượng phần lớn các báo cáo RIA rất kém, thường có bố cục không rõ ràng, nhiều báo cáo sao chép các nội dung giống nhau, không nêu rõ được vấn đề bất cập thực sự cần quan tâm giải quyết, không giải thích rõ ràng, đầy đủ nguyên nhân gây ra các bất cập đó, các mục tiêu chính sách và đánh giá tác động phương án quá chung chung, mang tính khẩu hiệu, không có tính thuyết phục, nhiều báo cáo RIA không nêu phương án nào khác ngoài phương án đã được lựa chọn nêu trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật [27]. Ông Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế của Economica Việt Nam cũng cho rằng, ngoại trừ một số báo cáo RIA được thực hiện tương đối tốt, còn lại phần lớn vẫn làm theo kiểu hình thức, chiếu lệ, hoàn toàn không đúng theo yêu cầu luật định. Thậm chí, không ít trường hợp báo cáo RIA gần như được "bê nguyên xi nội dung của tờ trình”[49]. Chẳng hạn, trong báo cáo RIA của 66 Dự luật Thuế nhà đất, ngoài phần nội dung về những mặt ưu, khuyết chung chung của dự luật, người đọc hầu như không tìm thấy các phương án để giải quyết vấn đề chi phí, lợi ích của từng giải pháp ra sao; phương án nào là tối ưu và vì sao... Các báo cáo RIA của dự Luật Đầu tư công, Luật Khiếu nại... cũng trong tình trạng tương tự. Một số báo cáo RIA như của dự án Luật Bưu chính; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm..., mặc dù có đưa ra các phương án giải quyết nhưng việc đánh giá tác động lại có phần sơ sài, chủ quan và cũng không giải trình được chi phí, lợi ích cụ thể của từng giải pháp. Đối với chất lượng của các báo cáo RIA của các dự án Luật, Nghị định theo nhận định đánh giá từ báo cáo cho thấy “chất lượng của phần lớn báo cáo đánh giá tác động là rất kém. Báo cáo RIA thương không có bố cục rõ ràng, nhiều báo cáo sao chép, giống nhau”[22]. 2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 2.4.1. Bất cập trong quy định pháp luật về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã quy định cụ thể về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của từng chủ thể có thẩm quyền. Bên cạnh những đổi mới quan trọng trong công tác soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bước đầu phát huy hiệu quả làm cho tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật được cải thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên thông qua một thời gian triển khai thi hành luật, quy trình văn bản pháp luật đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn, vuớng mắc, bất cập như việc phân tích đề xuất xây dựng pháp luật chưa bám sát thực tiễn, thiếu tính chiến lược, thiếu tầm nhìn. “Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của đề xuất xây dựng luật và dự thảo còn hạn chế, chưa thực sự thu hút sự tham gia của nhân 67 dân, huy động trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật”. [5] Sự yếu kém từ hệ thống pháp luật thể hiện rõ rất trong quy trình xây dựng chính sách, pháp luật. Điều này thể hiện chưa có sự tách bạch khâu đề xuất chính sách, quyết định chính sách và quy phạm hóa chính sách. Hoạt động xây dựng pháp luật mang tính cắt khúc. Hiện nay, quy trình xây dựng luật chưa được chuyên nghiệp hoá. Các đơn vị quản lý của các Bộ/Ngành tự đề xuất chính sách, tự xây dựng và quy phạm hoá chính sách cũng như tự làm khâu đánh giá tác động của chính sách. Các nhà làm luật “chăm chú ra văn bản” mà ít chú trọng đến các điều kiện bảo đảm cho chính sách đó thực thi trên thực tế. Theo quy định Chính phủ đệ trình dự án luật, pháp lệnh. Dự án này được chuyển sang các Ủy ban của Quốc hội. Theo đó, từ khi Dự án luật được chuyển cho các Uỷ ban của Quốc hội thì vai trò của Chính phủ gần như hết và trách nhiệm lúc này thuộc về các Uỷ ban của Quốc hội. Điều này có thể dẫn đến trường hợp RIA được thực hiện ban đầu do Chính phủ trình hoàn toàn khác với các chính sách do các Uỷ ban của Quốc hội soạn ra. Điều này sẽ mâu thuẫn với xu hướng lập pháp đó là Quốc hội chất vấn, thông qua chính sách do Chính phủ trình mà thay vào đó là việc tự Quốc hội đưa ra chính sách, Quốc hội tự chất vấn dự thảo của các Uỷ ban hay còn gọi là đại biểu Quốc hội chất vấn đại biểu Quốc hội. Bên cạnh văn bản của Quốc hội, Chính phủ thì đối với quy trình xây dựng văn bản dưới hình thức thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ/Ngành thì hiện nay không được kiểm soát. Theo đó, các Bộ ngành tự ban hành văn bản hướng dẫn quy trình xây dựng văn bản của Bộ Ngành mình trong đó việc theo dõi kiểm soát văn bản của Bộ ngành đó được giao cho Vụ pháp chế được giao chủ trì thực hiện. Theo đánh giá của ông Scott Jacobs khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 được ban hành với nhiều điểm mới nhưng 68 khi nhìn lại 3 năm thi hành có thể thấy các Bộ/Ngành vẫn không hề có sự thay đổi trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật kể cả khi chúng ta sử dụng công cụ RIA. Ông Scot Jacobs cho rằng, các Bộ Ngành vẫn chú tâm vào quá trình soạn thảo mà không chú tâm vào đánh giá tác động pháp luật. Với 99% nguồn lực, kinh phí dành cho Ban soạn thảo văn bản và chỉ có 1% nguồn lực còn lại dành cho hoạt động RIA và lấy ý kiến. 2.4.2. Trình độ, năng lực cán bộ thực hiện RIA còn hạn chế Từ kết quả nghiên cứu của các công trình trước đây đều chỉ ra một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, việc tổ chức thực hiện chế định RIA trong thời gian qua được xác định là do trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác phân tích chính sách và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay nói một cách khác là do đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp triển khai thực hiện RIA chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng thực hiện RIA và lập Báo cáo RIA. Chế định RIA là một trong những quy định mới – sự đổi mới trong quy trình lập pháp ở nước ta. Tuy nhiên, số lượng cán bộ được tập huấn về những kỹ năng để phục vụ cho đánh giá tác động pháp luật đối với chính sách không nhiều. Qua trao đổi với một số chuyên gia của VNCI - đơn vị thường xuyên giúp các Bộ/Ngành tổ chức các hoạt động tập huấn về kỹ năng thực hiện RIA cho thấy, “hầu hết cán bộ tham gia tập huấn là cán bộ trẻ (mới được tuyển dụng chưa có hoặc có ít kinh nghiệm xây dựng pháp luật) tham dự. Những cán bộ tham dự tập huấn thường lại không tham gia hoạt động xây dựng chính sách, không được giao thực hiện đánh giá tác động pháp luật.”[28] Chúng tôi cho rằng, điều này cũng xuất phát từ nhận thức của cán bộ lãnh đạo đơn vị đối với hoạt động đánh giá tác động RIA trong quá trình làm chính sách. Ngoài ra, từ thực tiễn thi hành chế định RIA trong thời gian qua chúng ta có thể thấy còn thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và ý thức chịu trách 69 nhiệm của lãnh đạo cơ quan đề xuất xây dựng và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, lãnh đạo mà trên hết là thủ trưởng cơ quan đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về RIA sơ bộ, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về báo cáo RIA soạn thảo và RIA sau khi thi hành. Chính sự thiếu quan tâm và chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm đối với chất lượng báo cáo RIA của thủ trưởng các cơ quan đề xuất, cơ quan soạn thảo trong nhiều trường hợp dẫn đến thực tế hoặc là buông lỏng chỉ đạo việc tuân thủ nghiêm các quy định về lập báo cáo RIA hoặc không coi trọng các khuyến nghị lựa chọn giải pháp từ báo cáo RIA và quyết định áp dụng chính sách, giải pháp trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo ý chí của mình. 2.4.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện đánh giá tác động pháp luật còn hạn chế Thứ nhất, thiếu nguồn tài chính đảm bảo thực hiện. Như đã phân tích các quy định pháp luật hiện hành trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính cần thiết cho việc thực hiện RIA. Theo đó, hiện nay tỷ lệ ngân sách dành cho hoạt động này chưa thực sự cân xứng. Nguồn ngân sách vẫn tập chung cho hoạt động soạn thảo mà chưa có sự phân bổ hợp lý đối với hoạt động đánh giá, phân tích chính sách. Với quy định kinh phí cho việc xây dựng một báo cáo RIA trong quá trình soạn thảo là 4 hoặc 6 triệu đồng là quá thấp không đủ chi phí cho quá trình tổ chức, thực hiện RIA. Đây được xác định là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng các Báo cáo RIA không cao. Thứ hai, thiếu các công cụ để thực hiện RIA, cụ thể là chưa chuẩn hóa quy trình, phương pháp và tiêu chí để thực hiện hoạt động đánh giá tác động kinh - tế xã hội của một dự án văn bản quy phạm pháp luật một cách có hiệu quả. Đồng thời, về mặt phương pháp luận, để khắc phục sự cắt khúc giữa xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật đòi hỏi phải có sự kết nối, liên thông 70 giữa việc dự báo tác động của văn bản (các báo cáo RIA sơ bộ, RIA soạn thảo) với việc đánh giá tác động thực tế của văn bản sau một thời gian thi hành, qua đó đánh giá được tính phù hợp, khả thi của văn bản nhằm kịp thời có các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hoặc tiếp tục hoàn thiện thể chế. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 3 năm thi hành Luật 2008, vẫn chưa có cơ quan nào, kể cả Bộ Tư pháp, thực hiện việc đánh giá tác động của văn bản sau 3 năm thi hành như đã được quy định tại Nghị định 24/2009/NĐ. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện quy trình, phương pháp, tiêu chí lập báo cáo RIA sơ bộ và RIA soạn thảo, cần sớm xây dựng nội dung, tiêu chí và phương pháp đánh giá tác động của văn bản sau một thời gian thi hành. Việc tạo ra các công cụ (quy trình, tiêu chí và phương pháp) khoa học, thống nhất để dùng cho việc đánh giá tác động của văn bản trong quá trình xây dựng pháp luật và trong quá trình thi hành pháp luật, sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thứ ba, thiếu cơ chế kiểm soát hiệu quả chất lượng và quy trình thực hiện RIA. Bộ Tư pháp được trao nhiệm vụ thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng trở lên, trong đó có nội dung thẩm định việc tuân thủ pháp luật về nội dung, trình tự thực hiện RIA. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có thẩm quyền thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét thông qua, trong đó cũng có nội dung thẩm tra việc thực hiện báo cáo RIA theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các chủ thể này không có trách nhiệm và thẩm quyền chuyên biệt về kiểm soát chất lượng của Báo cáo RIA. Điều này dẫn đến thực trạng là một số cơ quan, đơn vị không “e ngại” về chất lượng của Báo cáo RIA không được bảo đảm mà chỉ làm sao cho có đủ hồ sơ. Vì vậy, việc thực hiện báo cáo RIA trong không ít trườn hợp còn nặng về tính hình thức và mang ý nghĩa thủ tục nhiều hơn là một công cụ để nâng cao chất lượng chính sách được đưa vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 71 Thứ tư, thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê chính xác, đầy đủ Một trong những nguồn dữ liệu quan trọng cho việc thực hiện RIA đó là nguồn cơ sở dữ liệu, những con số thống kê để đảm bảo tính khách quan, tính chính xác của việc phân tích, tính toán nhận định trong báo cáo RIA. Việc thống xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê ở Việt Nam hiện nay đang được giao cho Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư. Ngoài ra, các ngành, lĩnh vực khác nhau thì các Bộ/Ngành đều xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê của mình để phục vụ công tác quản lý. Tuy nhiên, “từ thực tiễn công tác thống kê cho thấy các dữ liệu thống kê ở nước ta cho thấy các con số thống kê còn có độ kênh nhau giữa các cơ quan, chưa đầy đủ”[2].... đã ảnh hưởng dến quá trình phân tích các yếu tố định lượng trong các báo cáo RIA Trên đây là những nguyên nhân cơ bản đã và đang ảnh hưởng đến việc tuân thủ, thực thi chế định RIA trong thực tế đề xuất, xây dựng chính sách, pháp luật. Việc nhận diện các nguyên nhân này có vai trò quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tồn tại yếu kém này và cải thiện được tình hình thực thi chế định RIA ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng chính sách khi được ban hành. Kết luận chương 2 Trên cơ sở nghiên cứu thể chế hiện hành điểu chỉnh hoạt động đánh giá tác động pháp luật ở Việt Nam trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng những vướng mắc, bất cập về công tác thể chế hiện hành đã và đang tạo rào cản, cản trở việc thực thi RIA trên thực tế. Điều này thể hiện rõ trong các chỉ số về số lượng, chất lượng văn bản nước ta trong thời gian. Có thể nói rằng, mục tiêu đưa RIA vào quy trình xây dựng pháp luật chưa đạt được. Đây là một vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới trong công tác hoàn thiện thể chế và nhận thức của các nhà lập pháp Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được trong thời gian tới đặc biệt khi chúng ta đang hướng tới xây dựng Luật Ban hành vản bản quy phạm pháp luật hợp nhất. 72 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM 3.1. Quan điểm hoàn thiện chế định RIA và nâng cao hiệu quả thực hiện đánh giá tác động pháp luật Nghị quyết 48-NQ/TW đề ra mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch với trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật; pháp huy vai trò và hiệu quả của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, mở rộng hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra nhiều chủ trương lớn với một hệ thống các giải pháp đồng bộ và giải pháp đột phá nhằm mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, công bằng, phụng sự công lý... tạo cơ sở quan trọng cho công tác cải cách tư pháp theo chiều sâu. Trong Báo cáo 135/BC-CP của Chính phủ sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TƯ về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chỉ rõ “đổi mới mạnh mẽ về tư duy lập pháp, chấm dứt tình trạng tham mưu xây dựng pháp luật mà tách rời với các điều kiện bảo đảm tổ chức thực thi pháp luật. Về mặt kỹ thuật, cần xoá bỏ tư duy lập dự kiến chương trình theo kiểu “giữ chỗ”, tăng cường thẩm định, thẩm tra các kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của văn 73 bản đề xuất (về cả chi phí và lợi ích) trước khi đề xuất đưa vào dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”[8]. Báo cáo nhấn mạnh trong thời gian tới cần đổi mới quy trình xây dựng pháp luật theo hướng “Khẩn trương xây dựng các văn bản pháp luật về đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; hợp nhất hai đạo luật về ban hành văn bản quy phạm hiện hành (của trung ương và địa phương) nhằm tạo ra những chuẩn mực chung trong quy trình xây dựng văn bản, bảo đảm tính hiệu quả trong công tác xây dựng pháp luật và sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật quốc gia” [8] và các điều kiện bảo đảm “Bổ sung, sửa đổi văn bản quy định cụ thể về kinh phí cho công tác xây dựng Luật, Pháp lệnh. Trong đó cần quy định rõ, chi tiết nguồn kinh phí dành riêng cho các hoạt động phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: như nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, điều tra, khảo sát, đánh giá tác động của văn bản....”. [8]. Như vậy, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật giai đoạn 2011-2020. Theo đó, một trong công cụ giúp cải thiện được tình hình này đó là tăng cường áp dụng công cụ đánh giá tác động RIA trong hoạt động xây dựng văn bản. Tuy nhiên, để cho chế định này được đảm bảo tuân thủ cần hoàn thiện về mặt thể chế, thiết chế nhằm đảm bảo tính phù hợp, khả thi của RIA để RIA thực sự được sử dụng và phát huy vai trò là công cụ phân tích, lựa chọn chính sách, pháp luật trong điều kiện cải cách lập pháp ở Việt Nam. Đồng thời phải thực hiện triệt để nguyên tắc “RIA là công cụ kiểm soát quá trình ra chính sách và quyết định chính sách”[8]. Để làm được điều này đòi hỏi sự quyết tâm chính trị hệ thống chính trị mà trực 74 tiếp là người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ/Ngành, thủ trưởng các đơn vị đề xuất, chủ trì xây dựng chính sách trong việc tuân thủ thực hiện các quy định này, đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật để tạo điều kiện cho các chủ thể tuân thủ trong quá trình tổ chức thực hiện. 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy định đánh giá tác động pháp luật 3.2.1. Đổi mới quy trình đề xuất và xây dựng chính sách, luật Một trong những định hướng lớn trong quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) đó là nghiên cứu xem xét lại Chương trình xây dựng Luật, Pháp luật theo khoá của Quốc hội theo hướng bỏ quy định Quốc hội ban hành nghị quyết về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh theo khoá của Quốc hội. Theo đó, “việc lập Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành mang tính định hướng không bắt bộc. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ hơn Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng năm của Quốc hội”. [5] Để thực hiện điều này cần thay đổi cách tư duy trong quá trình xây dựng luật, đặc biệt là sự tách bạch giữa các khâu đề xuất chính sách, quy phạm hoá chính sách hay còn gọi khâu soạn thảo chính sách, soạn thảo quy phạm. Để đảm bảo luật đi vào cuộc sống thì công tác chuẩn bị phải được thực hiện ngay từ ý tưởng ban đầu. Trong đó chú trọng đến việc thay đổi từ chính các Bộ/Ngành thay vì chỉ chú trọng, quan tâm vào quá trình soạn thảo, ra chính sách thay bằng phân bổ nguồn lực, quan tâm hơn đến khâu đề xuất và phân tích chính sách. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để tách khâu đề xuất chính sách và khâu quy phạm hóa chính sách cần tập trung trong giai đoạn đề xuất Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội và Chương trình xây dựng Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, Ngành. 75 Việc đổi mới tư duy lập pháp và thông qua chính sách phải đảm bảo nguyên tắc, các Bộ, Ngành phải hình thành rõ ràng chính sách ngay trong các đề xuất xây dựng Luật, Pháp lệnh; Chính phủ xem xét, duyệt và chịu trách nhiệm về chính sách trong các dự án Luật, Pháp lệnh được đưa vào dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh; Quốc hội phê chuẩn, thông qua Chương trình cũng đồng thời là phê chuẩn các chính sách do Chính phủ đề xuất và sẽ chỉ đạo, đồng thời giám sát việc luật hoá chính sách đó trong các dự án Luật, Pháp lệnh. Để đạt được mục tiêu này chúng tôi cho rằng thể chế cần hoàn thiện trong việc yêu cầu hồ sơ, cơ chế kiểm soát chất lượng. Thứ nhất, hồ sơ đề xuất chính sách đưa vào chương trình phải đáp ứng 3 tài liệu sau đây: Báo cáo đánh giá tổng kết, báo cáo RIA, Báo cáo quá trình tham vấn ý kiến công chúng và báo cáo quan điểm định hướng hoàn thiện. Một điểm đáng lưu ý thay đổi căn bản so với quy trình cũ là nếu như trước đây chúng ta chỉ đề xuất mỗi “tên” của chính sách thì nay chúng ta phải đề xuất cả nội dung của chính sách và có sự đánh giá đối với chính sách đó. Đặc biệt nhấn mạnh báo cáo đánh giá tác động RIA. Hoạt động nghiên cứu, tổng kết đánh giá chính sách phải được thường xuyên nhằm phát hiện các vấn đề tồn tại. Việc đưa ra yêu cầu hồ sơ trên sẽ tránh được tình trạng khi đề xuất được phê duyệt thì các cơ quan mới bắt tay vào nghiên cứu, tổng kết đánh giá. Thứ hai, về cơ chế kiểm soát chất lượng đề xuất. Để cơ quan kiểm soát có thể đưa ra những ý kiến, phán quyết thống nhất, khách quan thì cần xây dựng hệ tiêu chính đánh giá đề xuất chính sách đó. Trên cơ sở hệ tiêu chí đó, cơ quan giúp Chính phủ lập dự kiến chương trình có thể đưa ra kết luận rằng đề xuất đó là chưa đủ thông tin và trả lại đơn vị đề xuất hoàn thiện. Điều này cũng giúp cho cơ quan kiểm soát-gác cổng tránh được các xung đột với các cơ quan đề xuất. Thứ ba, về quyền đề xuất và rút đề xuất chính sách. Theo quy định 76 khoản 2, Điều 22 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội theo nhiệm kỳ là 5 năm và Điều 24 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định các chủ thể có quyền đề xuất, kiến nghị về Luật, Pháp lệnh phải gửi đề xuất trước ngày 1 tháng 3 năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội mới. Điều này dẫn đến một thực tế và cách hiểu cứ đến ngày 01 tháng 3 năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội thì các chủ thể có quyền đề xuất chính sách mới vội vàng, giữ chỗ chính sách của mình vào Chương trình do đó, không đủ thời gian, kiều kiện để có bộ hồ sơ hoàn chỉnh, chất lượng gửi cơ quan tập hợp đề xuất. Việc xây dựng chương trình theo nhiệm kỳ của Quốc hội dẫn đến một thực tế có nhiều dự án lúc giữ chỗ với tên sửa đổi, bổ sung nhưng quá trình nghiên cứu thấy cần sửa đổi toàn diện thì việc thay đổi là rất khó hoặc vì lý do khách quan nào đó cần kéo dài thời gian nghiên cứu thì khó chấp thuận. Do đó, chúng ta cần thay đổi thời gian Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh có thể rút gắn lại khoảng 1 hoặc 2 năm theo hướng gối đầu. Bên cạnh đó, hoạt động đề xuất chính sách phải là hoạt động diễn ra thường xuyên, bất kể lúc nào chủ thể có quyền sáng kiến luật cũng có quyền đề xuất. Chúng tôi cho rằng, không nên quy định thời hạn gửi đề xuất chính sách. Các đơn vị, Bộ ngành phải tự thấy rằng có nhu cầu và họ đề xuất chính sách đó lên. Đây phải là hoạt động thường xuyên của tất cả các chủ thể có quyền đề xuất sáng kiến chính sách tránh tình trạng giữ chỗ và ép tiến độ để rồi phải thông qua như khi chính sách đó chưa đủ độ chín như hiện nay. Hiện nay, quy trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội được quy định từ Điều 25 đến Điều 28 và từ Điều 41 đến Điều 55 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Theo đó, thì Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh cũng như quá trình xem xét thông qua dự án luật, pháp lệnh hoàn toàn mang tính khép kín ở các Ủy ban, Hội đồng của Quốc hội. Khi dự thảo 77 chuyển sang bên Quốc hội thì các Uỷ ban, Hội đồng của Quốc hội sẽ tiến hành “sửa” trong một số trường hợp chính sách được sửa hoàn toàn khác với đề xuất ban đầu. Trong trường hợp này, thể chế cần trao quyền cho Chính phủ rút dự án luật khi mà chính sách đó đã thay đổi. Theo đó, các Uỷ ban, Quốc hội chỉ đóng vai trò thẩm tra trước các dự án luật và bày tỏ quan điểm đó trước mang tính chất để các đại biểu Quốc hội có điều kiện tiếp cận dự án luật đó được dễ dàng trước khi ấn nút đồng ý hay không đồng ý dự án luật đó. Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng theo quy trình hiện hành sẽ dẫn đến một thực tế đó là đại biểu quốc hội chất vấn đại biểu quốc hội đối với dự án chính sách đó. Do đó, việc thay đổi quy trình hiện hành sẽ làm thay đổi động cơ của cơ quan đề xuất chính sách thay bằng việc cứ chú tâm vào quá trình soạn thảo chính sách mà không quan tâm đến việc đánh giá dự báo chính sách đó, chất lượng chính sách đó. Việc thay đổi này cũng làm thay đổi nguồn lực trong hoạt động xây dựng chính sách pháp luật. Thay vào tỷ lệ 1% như hiện nay thì các đơn vị đề xuất chính sách quan tâm nhiều hơn đến khâu phân tích chính sách. Việc đề xuất chính sách này phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học chứ không phải theo ngẫu hứng, ý kiến chủ quan của chủ thể đề xuất. Ví dụ, các tiêu chí như tính thống nhất, sự cần thiết, cơ quan có thực hiện việc tham vấn nghiêm túc chưa? Chính sách đó sẽ tác động gì đến người dân, lợi ích đem lại và chi phí phải bỏ ra. Trên cơ sở sự thay đổi quy trình như vậy thì mới thay đổi được chất lượng của chính sách, đồng thời sẽ giết, gạch bỏ những đề xuất, chính sách có hại, không cần thiết đến sự phát triển của đất nước. 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật Để đảm bảo việc lập, xem xét báo cáo RIA ở các giai đoạn khác nhau của quy trình xây dựng và thi hành pháp luật được thực hiện nghiêm nhằm nâng cao chất lượng báo cáo RIA, một bất cập cần được khắc phục ngay tình trạng thiếu quy định trong Luật và văn bản hướng dẫn về thẩm quyền, 78 trách nhiệm, quy trình, thủ tục lập, thẩm định, thẩm tra báo cáo RIA ở giai đoạn đề xuất, đặc biệt là RIA trong quá trình soạn thảo và RIA sau khi thi hành văn bản. Luật năm 2008 và Nghị định 24/2009/NĐ-CP mới chỉ quy định nội dung RIA, trách nhiệm của cơ quan đề xuất xây dựng văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trong việc lập báo cáo RIA, thủ tục lấy ý kiến và đăng tải báo cáo RIA nhưng chưa có quy định hướng dẫn quy trình đánh giá tác động và lập báo cáo đánh giá tác động, chưa quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp), cơ quan thẩm tra (Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội) trong việc xem xét, đánh giá báo cáo RIA đồng thời với quá trình thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản; chưa quy định trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Tư pháp với nhiệm vụ theo dõi chung về thi hành pháp luật trong việc hướng dẫn, đôn đốc, xem xét chất lượng báo cáo RIA văn bản sau khi thi hành do các bộ, ngành thực hiện. a. Xác định phạm vi chính sách, văn bản phải áp dụng đánh giá tác động pháp luật Thực tiễn cho thấy, do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chỉ quy định đánh giá tác động đối với 4 loại văn bản có hiệu lực cao nhất nên đã bỏ lọt một số văn bản có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến nhiều đối tượng khác nhau, nhất là các thông tư của các Bộ ban hành các quy trình, thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp. Cần lưu ý rằng, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, các dự thảo thông tư do các Bộ ban hành không phải qua thủ tục thẩm định của Bộ Tư pháp. Do vậy, nội dung hay những đánh giá tác động kinh tế - xã hội của các văn bản này hoàn toàn không phải qua bất kỳ một sự đánh giá, kiểm soát nào từ phía các cơ quan bên ngoài cơ quan ban hành. Việc thiếu bộ lọc RIA và thẩm định thì sẽ khó kiểm soát được những biện pháp pháp luật mang tính chủ quan, cục bộ, 79 những thủ tục có thể gây tác động tiêu cực cho xã hội, cản trở việc thực hiện quyền hợp pháp của công dân. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần có sự thay đổi quan niệm về phạm vi đánh giá tác động RIA từ hình thức văn bản sang nội dung chứa đựng chính sách. Theo đó, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá phạm vi tác động chính sách trong việc đưa ra yêu cầu đánh giá tác động đối với chính sách đó. Điều này chúng ta có thể hoàn toàn học tập kinh nghiệm của các nước khi áp dụng phạm vi đánh giá tác động của chính sách. Trong điều kiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) sửa đổi đưa ra phương án kết hợp giữa văn bản của chính quyền trung ương và địa phương. Một trong những định hướng trong quá trình xây dựng luật nảy đó là đưa việc đánh giá tác động áp dụng với cả văn bản của địa phương [5]. Trên cơ sở thực tiễn thi hành chế định RIA trong thời gian qua chúng tôi cho rằng trong thời gian tới chúng ta cũng sẽ chỉ áp dụng RIA đối với văn bản của chính quyền Trung ương. Điều này cũng phù hợp với nhân lực, điều kiện bảo đảm để RIA được tuân thủ, tăng tính khả thi khi áp dụng trên thực tế. Trong các văn bản trung ương, hiện vẫn có 2 luồng quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng, vẫn nên áp dụng theo loại hình văn bản với nhiều phương án khác nhau. Quan điểm thứ hai cho rằng, trên cơ sở kết quả RIA sơ bộ trong quá trình đề xuất chính sách thì cơ quan kiểm soát chất lượng căn cứ nội dung chính sách và sự tác động chính sách sẽ đưa ra yêu cầu các cơ quan có cần thiết phải đánh giá tiếp RIA hay không. Theo đó, những chính sách mà tác động đến doanh nghiệp và người dân dẫn đến chi phí tuân thủ cao thì phải áp dụng đánh giá đầy đủ về RIA. Với cách tiếp cận như vậy, đòi hỏi Chương trình xây dựng văn bản của cơ quan trung ương phải tập chung. Theo đó, việc lập chương trình xây dựng văn bản và kiểm soát chương trình đó cần phải được thực hiện tập trung. Với giải pháp này bước đầu sẽ “quét” được tất cả 80 các chính sách cần phải đánh giá ở cơ quan trung ương đồng thời giảm thiểu việc lẩn tránh chính sách của các Bộ/Ngành đang diễn ra hiện nay. b. Xác định một số hình thức cần thực hiện và nội dung cần đánh giá tác động pháp luật Đây là vấn đề liên quan chặt chẽ với việc đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp, trong đó có những định hướng lớn và rất quan trọng đang được bàn luận sôi nổi và nghiêm túc trong giới nghiên cứu lý luận cũng như các nhà hoạt động thực tiễn, đó là: sự cần thiết và tính hợp lý của việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dài hạn theo nhiệm kỳ của Quốc hội; tính ổn định và linh hoạt của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội; phạm vi ủy quyền lập pháp của Quốc hội và quyền lập quy độc lập của Chính phủ để thực hiện quyền hành pháp; sự cần thiết và tính khả thi của việc tách biệt quy trình chính sách với quy trình quy phạm hóa chính sách và trách nhiệm của từng chủ thể trong mỗi quy trình đó.... Quy định hiện hành về nội dung RIA sơ bộ (khoản 2 Điều 37) và RIA soạn thảo (khoản 1 Điều 38) tại Nghị định 24/2009/NĐ-CP về cơ bản không có sự khác biệt. Việc đưa ra phạm vi nội dung cần đánh giá quá rộng, không phù hợp với điều kiện, trình độ ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến tính khả thi của quy định. Từ thực trạng thể chế điều chỉnh các loại chính sách cần đánh giá tác động và phạm vi nội dung cần đánh giá tác động người nghiên cứu kiến nghị như sau: Thứ nhất, “giảm tải” yêu cầu nội dung RIA sơ bộ, cụ thể là RIA sơ bộ chỉ bao gồm: (i) xác định rõ vấn đề cần giải quyết; (ii) luận giải sự cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề; (iii) nêu được chính sách cơ bản của văn bản và dự báo tác động của chính sách, giải pháp lựa chọn nếu được ban hành (nghĩa là giảm việc xác định các phương án và dự báo tác động của các phương án đó). Đây là RIA sơ bộ phục vụ cho đề 81 xuất xây dựng luật, pháp lệnh đưa vào chương trình hàng năm hoặc với chương trình 5 năm (nếu vẫn tiếp tục duy trì với ý nghĩa là định hướng hoạt động lập pháp cả nhiệm kỳ Quốc hội). Thứ hai, “giảm tải” loại tác động cần đánh giá trong RIA soạn thảo. Theo quy định hiện hành, có 6 loại tác động phải đánh giá nhưng từ thực tiễn tuân thủ trong thời gian qua, qua đánh giá của bản thân người nghiên cứu, đồng nghiệp làm công tác thẩm định đánh giá việc tuân thủ các quy định về nội dung RIA, chúng tôi nhận thấy phần lớn các báo cáo RIA chỉ tập trung đánh giá các tác động về mặt kinh tế và xã hội; chỉ một số ít báo cáo RIA đánh giá tác động của văn bản đối với hệ thống pháp luật hay tác động về môi trường và thường thì những đánh giá này cũng chỉ là những nhận xét chung chung, thiếu bằng chứng thuyết phục. Kể cả những đánh giá tác động đầy đủ (có phân tích định tính và định lượng) thì cũng thường chỉ tập trung vào tác động kinh tế và xã hội. Trong khi đó, nội dung quan trọng nhất của Báo cáo RIA đó là đánh giá chi phí và lợi ích, dự báo được các chi phí tuân thủ của doanh nghiệp, người dân thì thấy rất ít báo cáo đánh giá được nội dung này. Để đảm bảo tính khả thi của chế định RIA trong điều kiện Việt Nam hiện nay, phù hợp với quan điểm phát triển bền vững đất nước, người nghiên cứu đề xuất điều chỉnh lại phạm vi các loại tác động bắt buộc phải đánh giá theo hướng thu gọn và chỉ tập trung vào 2 loại: đánh giá tác động kinh tế, xã hội (đối với tác động môi trường không đưa vấn đề này vào); riêng đối với các thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp thì bắt buộc phải đánh giá tác động đối với quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là đánh giá chi phí- lợi ích tuân thủ của cá nhân, tổ chức. Tùy theo mục đích và phạm vi điều chỉnh cụ thể của từng văn bản, các tác động khác có thể được lựa chọn để đánh giá bổ sung, ví dụ như khi soạn thảo các văn bản liên quan đến hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật thì bắt buộc phải đánh giá tác động đối với hệ thống pháp luật. 82 Thứ ba, xác định lại sự cần thiết và tính hợp lý của tiêu chí định lượng phân định RIA đơn giản và RIA đầy đủ Các tiêu chí xác định khi nào thì phải lập RIA đầy đủ theo Điều 38, khoản 3, Nghị định 24/2009/NĐ-CP bao gồm cả tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng (gây chi phí xã hội trên 15 tỷ đồng; gây sự gia tăng lớn về giá cả tiêu dùng…) còn đang gây nhiều tranh luận về sự cần thiết cũng như tính hợp lý. Như đã phân tích trong phần thực trạng, qua tham vấn với những người đang tham gia vào xây dựng báo cáo RIA, các tiêu chí ngưỡng mang tính định lượng này không còn hoàn toàn phù hợp và cũng không khả thi trong điều kiện thông tin, số liệu, dữ liệu không đầy đủ, thiếu minh bạch hiện nay. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng không cần quy định rạch ròi tiêu chí phân biệt RIA đơn giản và RIA đầy đủ cũng như điều kiện áp dụng mỗi loại. Trên thực tế, tùy theo mức độ quan trọng và phạm vi tác động của đề xuất giải pháp chính sách mà cơ quan soạn thảo sẽ quyết định mức độ chi tiết, đầy đủ của việc tính toán (định lượng) chi phí - lợi ích. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề xuất chỉ thay đổi tiêu chí chi phí xã hội đối với từng loại văn bản (ví dụ như đối với luật, pháp lệnh thì mức ngưỡng để xây dựng báo cáo RIA đầy đủ là 100 tỷ còn với nghị định - từ 20 tỷ trở lên). Người nghiên cứu chia sẻ quan điểm vẫn cần phải có tiêu chí phân định những trường hợp phải thực hiện RIA đầy đủ (phân tích định tính và định lượng) nhưng cần nghiên cứu cách quy định các tiêu chí linh hoạt hơn, không nên quy định số tuyệt đối để tránh việc phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung hay ban hành văn bản mới. Thứ tư, bỏ quy định về đánh giá tác động sau khi văn bản được ban hành Từ thực tiễn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 về đánh giá tác động thi hành pháp luật sau khi văn bản được ban hành trong 4 năm qua cho thấy không một chủ thể nào thực hiện quy định của Luật. Điều 83 này cũng xuất phát từ tình hình thực tế, điều kiện đảm bảo, trình độ của Việt Nam hiện nay. Theo khuyến nghị của một số chuyên gia quốc tế như ông Scott Jacobs và chuyên gia Việt Nam thì trong thời gian tới chúng ta chưa nên đưa yêu cầu này vào quy trình xây dựng luật ở Việt Nam để đảm bảo tính khả thi của quy định. c. Hoàn thiện các quy định về lấy ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động pháp luật Vấn đề lấy ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động pháp luật là một trong nội dung quan trọng góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng của báo cáo đánh giá tác động pháp luật. Từ thực trạng thể chế điều chỉnh hoạt động lấy ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua cho thấy, chúng ta cần khắc phục những hạn chế đó, cụ thể như sau: Thứ nhất, thời điểm, thời hạn đăng tải công khai và lấy ý kiến về báo cáo RIA: để chất lượng của RIA cao hơn, phản ánh đúng được tác động của chính sách, giải pháp trong văn bản đối với người dân và doanh nghiệp, cần quy định thời điểm đăng tải báo cáo RIA sớm hơn và thời hạn đăng tải công khai báo cáo RIA dài hơn so với dự thảo văn bản. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm là báo cáo RIA phải được thực hiện trước việc soạn thảo văn bản, bảo đảm thu thập được nhiều hơn, khách quan hơn ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách, giải pháp; việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp cho báo cáo RIA cũng sẽ được thực hiện sớm hơn để có những điều chỉnh cần thiết giúp cho việc đưa ra các đề xuất lựa chọn tốt hơn. Mặt khác, việc công bố báo cáo RIA độc lập với dự thảo văn bản cũng là một yếu tố giúp hạn chế những ảnh hưởng mang tính chủ quan của các cá nhân, tổ chức, cơ quan đến việc lựa chọn chính sách không dựa trên các phân tích có căn cứ khoa học, khách quan. Do đó, pháp 84 luật cần có sự quy định cụ thể thời điểm cụ thể đối với vấn đề lấy ý kiến trong quá trình đánh giá tác động pháp luật. Thứ hai, nâng cao hiệu quả, chất lượng trong hoạt động lấy ý kiến. Để thực hiện được mục tiêu này cần xác định lại phương thức lấy kiến công chúng. Theo đó, việc xây dựng một cổng thông tin điện tử thống nhất cho việc lấy ý kiến các đối tượng với các nội dung, thông báo đầy đủ về chính sách sẽ tạo điều kiện cho công chúng tham gia đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo, chủ trì cần phải thuyết minh, xác định cụ thể, dễ hiểu, gắn gọn các nội dung chính sách khi lấy kiến thay bằng đem nguyên văn dự thảo báo cáo đăng tải lấy kiến. Một điểm cần lưu ý khác đó là trách nhiệm giải trình của cơ quan lấy ý kiến đối với mọi ý kiến góp ý đối với báo cáo đánh giá tác động, dự thảo chính sách. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc “tôn trọng” các ý kiến đóng góp của công chúng. d. Quy định rõ thời điểm thực hiện đánh giá tác động pháp luật trong giai đoạn soạn thảo văn bản: Cần xác định rõ phải thực hiện RIA trước khi soạn thảo văn bản; việc đánh giá tác động của dự án văn bản mới cần phải có sự gắn kết với việc tổng kết thực tiễn thi hành văn bản hiện hành vì đây là 2 hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (một bên là dự báo tác động của chính sách mới, một bên là đánh giá tác động của chính sách sẽ phải thay thế hoặc sửa đổi) và đều là những cơ sở, căn cứ tiền đề cho việc soạn thảo văn bản (phân tích, lựa chọn chính sách), do đó, đều là những công việc phải được tiến hành trước khi soạn thảo. e. Quy định về thành phần chủ thể xây dựng báo cáo đánh giá tác động pháp luật: Để đảm bảo tính chuyên môn đồng thời đảm bảo tính độc lập, khách quan của Báo cáo RIA, Nhóm nghiên cứu chia sẻ với đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản vẫn phải là chủ thể việc đánh giá tác động cũng như xây 85 dựng báo cáo RIA, nhưng trong thành phần của nhóm soạn thảo cần mời thêm các chuyên gia độc lập có kỹ năng, kinh nghiệm và bản lĩnh chuyên môn. f. Về cơ chế kiểm soát chất lượng báo cáo đánh giá tác động pháp luật: Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng cần thiết lập một cơ chế độc lập và được giao đủ thẩm quyền để kiểm soát tính khách quan và chất lượng của báo cáo RIA. Đây cũng là kinh nghiệm của một số nước đã và đang áp dụng RIA trong quy trình lập pháp. Tuy nhiên, nếu cơ quan này được thành lập thì nó sẽ nằm ở đâu? trực thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài Chính hay Văn phòng Chính phủ. Người nghiên cứu cho rằng, trong quy trình xây dựng pháp luật mang tính phân tán, không chuyên nghiệp như hiện nay ở Việt Nam thì đề xuất này chưa hoàn toàn thích hợp. Phương án khả thi hơn nên chăng là giao trách nhiệm và quyền hạn cho cơ quan thẩm định, thẩm tra kiểm soát chất lượng và việc tuân thủ quy trình, thủ tục lập báo cáo RIA. Cơ chế này hiện đang được áp dụng đối với việc tập hợp các đề xuất vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội; Nghị định của Chính phủ và thẩm quyền thẩm định các văn bản phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật. Tuy nhiên, nếu RIA được áp dụng cả đối với chính sách ban hành ở dạng Thông tư, Thông tư liên tịch do các Bộ/Ngành ban hành thì cần có sự nghiên cứu thấu đáo hoặc có thể trao thẩm quyền cho các Vụ Pháp chế của Bộ/Ngành đó. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm này qua việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật (Quy định tại Luật Bình đẳng giới, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (điều 47), Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới). Theo đó, cơ quan thẩm định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh đồng thời thực hiện việc thẩm định, thẩm tra cả về nội dung và về trình tự, thủ tục thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh. Điều khác biệt là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 giao trách nhiệm cho Ủy ban các vấn đề xã hội là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm 86 tra việc lồng ghép bình đẳng giới đối với mọi dự án luật, pháp lệnh có vấn đề giới, còn về phía Chính phủ thì ngoài Bộ Tư pháp còn có Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới cung phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về Luật bình đẳng giới gửi Bộ Tư pháp. Hệ quả pháp lý của hoạt động thẩm định, thẩm tra này là nếu báo cáo RIA không tuân thủ các quy định về nội dung và trình tự, thủ tục thì hồ sơ có thể bị gửi trả lại cơ quan soạn thảo để tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, trong văn bản thẩm định, thẩm tra cần thể hiện rõ đánh giá việc tuân thủ các quy định về RIA và sử dụng kết quả trong Báo cáo RIA của các cơ quan soạn thảo. Điều thuận lợi trong điều kiện Cục kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Chính phủ từ ngày 01/1/2013 được chuyển giao về thành một đơn vị của Bộ Tư pháp. Ở các bộ, ngành, cần giao cho Vụ pháp chế trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tuân thủ quy định RIA, nội dung RIA khi tham gia soạn thảo, thẩm định nội bộ văn bản do các đơn vị thuộc bộ, ngành chủ trì soạn thảo thực hiện. Với việc phân công trách nhiệm thẩm định, thẩm tra chất lượng báo cáo RIA cho các cơ quan thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản, theo Nhóm nghiên cứu, một mặt, buộc các cơ quan thẩm định, thẩm tra phải xem xét, sử dụng các kết quả của Báo cáo RIA khi đánh giá tính khả thi, tính hợp lý của các giải pháp chính sách trong dự thảo văn bản, mặt khác, thiết lập được cơ chế kiểm soát chất lượng RIA. Trong tương lai, nếu việc hoàn thiện quy trình lập pháp đi theo hướng thiết lập mô hình lập pháp tập trung (ở mức tập trung thấp thì pháp chế các Bộ, ngành là đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo các dự thảo văn bản; hoặc ở mức tập trung cao, Bộ Tư pháp hoặc một cơ quan khác của Chính phủ chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo các dự thảo văn bản) thì việc thiết lập cơ chế độc lập kiểm soát chất lượng báo cáo RIA sẽ là cần thiết và hợp lý. 87 3.2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện đánh giá tác động pháp luật Thứ nhất, Sự quan tâm và xác định trách nhiệm của cấp lãnh đạo có ý nghĩa rất lớn đối với việc chỉ đạo, tổ chức, tuân thủ các quy định về đánh giá tác động pháp luật cũng như việc đảm bảo các điều kiện, nguồn lực cần thiết để đảm bảo chất lượng của các báo cáo RIA khi trình lên cấp có thẩm quyền. Để đảm bảo điều này thì vấn đề tuân thủ nghiêm việc Báo cáo RIA phải có chữ ký xác nhận của thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời trong Chính phủ cũng cần có những cam kết chính trị riêng để đảm bảo nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đề xuất, xây dựng chính sách. Thứ hai, đối với cán bộ, công chức trực tiếp tham gia tham gia soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở các bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh, cần có cơ chế đảm bảo họ được định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng về phân tích chính sách, đánh giá tác động, chi phí – lợi ích của chính sách, giải pháp, kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật... Theo đó, mỗi Bộ/Ngạnh có thể tự xây dựng cho mình đội ngũ chuyên gia của mình làm nòng cốt trong quá trình xây dựng các Báo cáo đánh giá tác động đối với các dự án luật do mình chủ trì. Thứ ba, đối với đại biểu Quốc hội, nhất là các đại biểu Quốc hội chuyên trách và các cơ quan của Quốc hội cần thay đổi nhận thức và thói quen trong của họ trong việc đọc, phản biện chính sách. Báo cáo RIA phải là một trong những tài liệu quan trọng để các đại biểu dự vào đó phản biện đối với các chính sách của cơ quan hành pháp trình sang. Dự vào báo cáo này, các đại biểu có thể biết được chính sách nào là có lợi hay có hại cho xã hội. Để làm được điều này thì cần đưa vấn đề này vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trực 88 thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội nội dung về kỹ năng phân tích, thảo luận chính sách, kỹ năng đọc, hiểu và sử dụng báo cáo RIA khi thảo luận, thẩm tra và thông qua dự thảo văn bản. Thứ tư, đối với các đối tượng khác, đặc biệt là các nhà khoa học, các nhà phản biện xã hội, người chịu sự tác động của chính sách thì cần tăng cường phổ biến, giới thiệu rộng rãi về chế định RIA và ý nghĩa của nó đối với việc nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật để tạo sự quan tâm của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi tham gia, giám sát và phản biện đối với quá trình xây dựng và thi hành pháp luật. Để làm được điều này trong điều kiện hiện nay, một trong những giải pháp theo chúng tôi đó là cần thực hiện nguyên tắc “cam kết và giải trình” các ý kiến đóng góp của họ để từ đó họ thấy được lợi ích cũng như trách nhiệm xã hội khi phản biện ý kiến đối với các chính sách do Nhà nước ban ra. 3.2.4. Giải pháp tăng cường bảo đảm điều kiện thực hiện đánh giá tác động pháp luật Thứ nhất, phân bổ ngân sách xây dựng chính sách và ngân sách quy phạm hóa chính sách. Hiện nay tỷ lệ ngân sách chủ yếu tập chung cho khâu soạn thảo văn bản, chính sách, quy phạm hóa chính sách trong khi đó nguồn lực dành cho việc nghiên cứu, phân tích đề xuất chính sách lại rất hạn chế. Do đó, cần có sự điều chỉnh lại vấn đề này cho hợp lý. Đặc biệt, các cơ quan chủ trì cũng phải huy động các nguồn lực bên ngoài xã hội tham gia, đặc biệt là khối doanh nghiệp bởi những chính sách này nếu được thông qua thì nó sẽ tác động lên chính họ. Việc doanh nghiệp tham gia cùng nhà nước trong hoạt động này không những làm cho doanh nghiệp “biết sớm” về các chính sách sẽ được thông qua mà họ có thể “ngăn cản” được các chính sách có hại bởi những thông tin chính xác, khoa học trong báo cáo RIA sẽ giúp người quyết định có quyết định đúng đắn. 89 Thứ hai, xây dựng hệ tiêu chí kiểm tra chất lượng RIA để làm công cụ hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, công chức, người trực tiếp tham gia xây dựng RIA và cơ quan kiểm soát đánh giá chất lượng đưa ra các quyết định trong việc đánh giá chính sách. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm “Bộ chỉ số MEI” do VCCI ban hành và thực hiện trong thời gian qua với các chỉ số định lượng, định tính để biết được Báo cáo RIA nào tuân thủ, đảm bảo chất lượng, báo cáo RIA nào chưa đáp ứng yêu cầu phải trả lại. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách đó có được đệ trình hay bị trả lại do tài liệu RIA không đáp ứng yêu cầu. Hệ tiêu chí này trong quá trình xây dựng cần tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và lấy ý kiến đối với các Bộ/Ngành. Bởi việc các Bộ/Ngành cho ý kiến – bước đầu đã cam kết với việc tuân thủ hệ tiêu chí này nếu nó được thông qua. Điều này cũng sẽ giúp giảm được xung đột giữa cơ quan kiểm soát, đánh giá chất lượng của báo cáo RIA với các Bộ/Ngành khác. Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia về xây dựng pháp luật như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong đó, có các cơ sở dữ liệu bộ phận như cơ sở dữ liệu lịch sử lập pháp; cơ sở dữ liệu về RIA; cơ sở dữ liệu về thông tin, tài liệu, tư liệu pháp lý để làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động xây dựng báo cáo RIA, hoạt động soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là chúng ta phải chuẩn hóa được các dữ liệu thống kê quốc gia. Như vậy, sau 4 năm thi hành chế định RIA mặc dù còn nhiều điểm hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi nhưng chúng ta có thể khẳng định RIA là một công cụ hỗ trợ tốt cho hoạt động xây dựng chính sách. Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công cụ này trong thời gian tới cho phù hợp với điều kiện, trình đô phát triển của Việt Nam sẽ giúp chúng ta cải thiện được việc tuân thủ thực hiện quy định này. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế “Việt Nam không cần phải nóng vội và quá lo lắng về tình hình thực 90 hiện RIA trong thời gian qua, bởi công cụ RIA xuất hiện từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, để có được thành tựu như ngày nay các nước đã phải trải qua hơn 60 năm tổ chức thực hiện”. Theo kinh nghiệm các nước OECD thì có 10 nhân tố chính góp phần thực hiện tốt RIA đó là, tối đa hoá cam kết chính trị đối với RIA; Phân bổ trách nhiệm về nhân tố chương trình RIA một cách cẩn thận, tập huấn đào tạo cho các nhà lập quy, sử dụng một phương pháp phân tích nhất quán nhưng linh hoạt, xây dựng và thực hiện các chiến lược thu thập dữ liệu, định hướng lỗ lực thực hiện RIA, tích hợp RIA vào quá trình hoạch định chính sách càng sớm càng tốt, truyền thông về các kết quả đạt được, huy động sự tham gia rộng rãi của công chúng và áp dụng RIA với quy định hiện tại cũng như quy định mới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế là một trong điều kiện đảm bảo quan trọng góp phần cải thiện tình hình tuân thủ RIA ở Việt Nam hiện nay. 91 KẾT LUẬN Đánh giá tác động pháp luật - RIA là một trong những công cụ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng chính sách, ban hành chính sách. Thực tiễn thi hành chế định RIA ở Việt Nam trong thời gian qua bên cạnh những hạn chế, vướng mắc nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng RIA tuy mới được du nhập vào Việt Nam nhưng bước đầu đã góp phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự thay đổi về nhận thức trong hoạt động xây dựng chính sách. Từ kinh nghiệm các nước thực hiện đánh giá tác động RIA tốt trên thế giới như Hoa kỳ, Australia… phải trải qua 40, 50 năm mới có được những kết quả như hiện nay. Do đó, chúng ta khi nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cũng phải tính đến yếu tố hoàn cảnh, điều kiện chính trị, văn hóa… cho phù hợp. Do đó, để làm tốt công tác đánh giá tác động RIA trong thời gian tới thì một trong những giải pháp quan trọng và hữu hiệu cũng như dễ thực hiện đó là hoàn thiện thể chế cho hoạt động này. Qua hoạt động nghiên cứu, tôi thấy còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ cụ thể: - Nghiên cứu mô hình cơ quan kiểm soát, giám sát đánh giá chất lượng báo cáo RIA. - Nghiên cứu hệ tiêu chí xác định chính sách cần phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật và hệ tiêu chí kiểm soát đánh giá chất lượng báo cáo RIA. Đây là những nội dung nghiên cứu cần được các học giả tiếp tục nghiên cứu để chế định RIA ngày càng hoàn thiện và đi vào cuộc sống hơn nữa. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Adiran chippindale – Australia (2012), Đánh giá tác động pháp luật của Australia, Hội thảo đánh giá tác động pháp luật kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Viện Quản lý kinh tế trung ương năm 2012, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Đề cương xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp, UNDP (2011), Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (2012), Dự thảo Tờ trình - Một số định hướng lớn trong xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật - hợp nhất, Hội thảo về công tác xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 21/12/2012, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp (2012), Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất, Hà Nội. 7. Chính phủ (2007), Tờ trình số 102/TTr-CP ngày 25/10/2007 của Chính phủ về dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Hà Nội. 8. Chính phủ (2012), Báo cáo số 135/BC-CP ngày 01/10/2012 của Chính phủ, Sơ kế triển khai Kế hoạch 900/UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW, Hà Nội. 9. GTZ (2007), Thực hiện hiệu quả quy trình đánh giá dự báo tác động pháp luật tại Việt Nam, Hà Nội. 10. Dương Thanh Mai (2012) - Tham luận RIA và việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tham luận tại buổi họp Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất ngày 21/12/2012, Hà Nội. 93 11. Dương Thị Thanh Mai (2012), Kỳ vọng, thực trạng thách thứ trong việc thực hiện RIA tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, Hội thảo “Đánh giá tác động pháp luật kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”, Viện Quản lý kinh tế trung ương năm 2012, Hà Nội. 12. Dương Thị Thanh Mai, Dương Bạch Long (2012), Chế định RIA trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Thực trạng và giải pháp, Số thông tin Khoa học Pháp lý, năm 2012, Hà Nội. 13. MOJ-UNDP-VNCI- STAR – VIET NAM (2008), Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Hà Nội. 14. Ngô Hải Phan (2012), Đánh giá tác động và chất lượng thể chế nhìn từ kiểm soát thủ tục hành chính, tham luận tại buổi họp Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất ngày 21/12/2012, Hà Nội. 15. Raymond Mallon & Lê Duy Bình (2007), Cẩm nang thực hiện một quá trình Đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA), Hà Nội. 16. Scott Jacobs (2012), Kết hợp chất lượng văn bản và rà soát thủ tục hành chính trong Bộ Tư pháp, Hội thảo về công tác xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 21/12/2012, Hà Nội. 17. Tài liệu RIA in OECD – 2004. 18. Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hạnh (2009), Đánh giá tác động pháp luật – kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tài liệu tập huấn về đánh giá tác động và lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật ngày 13/3/20009, Hà Nội. 19. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Rosa (2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, NXB Thế giới, Hà Nội. 20. USAI, Bộ Tư pháp, VNCI (2009), Tài liệu tập huấn về đánh giá tác động và lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 94 21. USAID, Bộ Tư pháp, VNCI (2009), Xây dựng khung thể chế phục vụ đánh giá tác động văn bản - Tài liệu hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, Hà Nội. 22. USAID, VNCI và CEM (2011), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010, Hà Nội. 23. Viện Khoa học Pháp lý (2012), Chế định RIA Trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Số thông tin Khoa học Pháp lý (12). 24. Viện Khoa học Pháp lý (2013), Đánh giá tác động của chế định RIA trong Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008, Đề án Khoa học cấp Bộ năm 2013. 25. Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật và Phát triển (2008), Báo cáo nghiên cứu đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh – thực trạng và giải pháp, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội. 26. Viện Quản lý kinh tế trung ương (2009), Áp dụng phương pháp “đánh giá tác động pháp luật” (RIA) để nâng cao chất lượng quy định pháp luật ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 27. VNCI (2011), Tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật RIA tại VIệt Nam giai đoạn 2009-2010, Hà Nội. 28. Ngô Quang Vịnh, Đặng Quang Vinh VNCI (2012), Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tập huấn, thực hiện hoạt động đánh giá tác động pháp luật, Hội thảo Khoa học “Hoạt động đánh giá tác động ở Việt Nam”, Viện Khoa học Pháp lý ngày 1/2/2013, Hà Nội. 29. Ngô Quang Vịnh, VNCI (2012), Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tập huấn, thực hiện hoạt động đánh giá tác động pháp luật, Hội thảo Khoa học “Hoạt động đánh giá tác động ở Việt Nam”, Viện Khoa học Pháp lý ngày 1/2/2013, Hà Nội. 95 Tiếng Anh 30. Colin Kirkpatrick el al., RIA in developing and transition economies: A survey on current practice and recommendations for further 31. Development, paper presented at Conference on RIA, Center for Regulation and Competition, University of Manchester, 11/2003. 32. Norman Lee, Developing and Applying Regulatory Impact Assessment Methodologies in low and middle income countries, Working Paper No 30, Centre on Regulation and Competition, University of Manchester, 2002. 33. OECD (2001), Improving Policy Instrument through Impact Assessement, SIGMA Papers No 31, p.10. 34. OECD (2004). 35. OECD, Improving Policy Instruments through Impact Assessment, SIGMA Papers No 31, 2001, tr.10. 36. OECD, Law Drafting and Regulatory Management in Central and Eastern Europe, Sigma Paper No 18. 37. Scott Jacobs (2006), Current trends in RIA: The challenges of mainstreaming RIA into policy making, Jacobs and Associates. 38. Susan Welch, et.al, Understanding American Government, 13th ed. (Boston, MA: Wadsworth, 2012) at 303. 39. Ulrich Karpen, Implementation of Legislative Evaluation in Europe, Current Models and Trends (2004) 6 European Journal of Law Reform 57, tr. 58. Trang Web 40. Báo cáo đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp và kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Nguồn: http://agro.gov.vn. 41. Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật Nuôi con nuôi. http://www.moj.gov.vn. 42. Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Hà Nội tháng 5/2008. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn. 96 43. Báo cáo đánh giá tác động dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh và các tài liệu kèm theo. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn. 44. Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá 18 năm thực hiện pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh tại một số địa phương. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn. 45. Bộ kế hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt; Bộ Công Thương: http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx; Bộ Giao thông vận tải: http://www.mt.gov.vn/; Bộ Y tế: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn; 46. Đánh giá tác động pháp luật (RIA): Cần nhận thức đúng về RIA – Bài đăng trên báo Đại đoàn kết ngày 30/8/2011. Nguồn: http://daidoanket.vn/ 47. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Deta il.aspx?ItemID=12817 48. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nguồn: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-24-2009-NDCP-huong-dan-Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luatvb86129.aspx 49. Nghị quyết số 07/2011/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011. Nguồn: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet07-2011-QH13-Chuong-trinh-xay-dung-luat-phap-lenh-nam-2012vb127966t13.aspx 50. Trong bài viết “Đánh giá tác động pháp luật (RIA): Cần nhận thức đúng về RIA” của tác giả L.Bình được công bố tại địa chỉ http://www.baomoi.com/Home/ ThoiSu/daidoanket.vn/Danh-gia-tacdong-phap-luat-RIA-Can-nhan-thuc-dung-ve-RIA/6906680.epi 97 51. http://www.gov.hk/en/theme/bf/consultation/calendar.htm 52. http://www.e-gov.go.jp/ 53. http://www.regulations.gov/ 54. http://luatvietnam.vn/default.aspx?tabid=659&ID=EEF29F48-5E554155-A8DF-149CA390CAD2&t=Nghi-dinh-242009NDCP-cua-Chinhphu-ve-viec-quy-dinh-chi-tiet-va-bien-phap-thi-hanh-Luat-Ban-hanh-van 55. http://duthaoonline.quochoi.vn/Pages/default.aspx 56. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan 57. http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/Vie w_Detail.aspx?ItemID=472&TabIndex=6 98 [...]... luật vào Việt Nam - Thực trạng pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam -Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua tại Việt Nam - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng pháp luật 7 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận: Luận... động pháp luật Chương 2 Pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về đánh giá tác động pháp luật ở Việt Nam Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đánh giá tác động pháp luật ở Việt Nam 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT 1.1 Quan niệm và mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật 1.1.1 Quan niệm về đánh giá tác động pháp luật Thuật ngữ Regulatory Impact... luật về đánh giá tác động pháp luật và đưa các quy định này vào thực tiễn một cách có hiệu quả 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục tiêu của đề tài: Hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng pháp luật 3.2 Nội dung nghiên cứu - Những vấn đề chung về đánh giá tác động pháp luật và việc đưa quy định đánh giá tác động pháp luật vào Việt. .. giá tác động pháp luật tại Việt Nam nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình 2 Tình hình nghiên cứu luận văn Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật là một vấn đề quan trọng hiện nay đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam Đây là công trình nghiên cứu nhằm đánh giá một cách tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành cũng như tình hình thực thi các. .. cáo đánh giá tác động pháp luật là một trong 4 vấn đề chính mà Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất quan tâm Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật và các giải pháp để đảm bảo các quy định đó được thực thi trên thực tế là điều hết sức cần thiết, do đó tôi đã chọn đề tài Hoàn thiện các quy định về đánh. .. văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định) ; (2) giai đoạn soạn thảo văn bản Việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của một đạo luật là một yêu cầu bắt buộc, là một khâu trong quy trình xây dựng pháp luật Về thực chất, hoạt động đánh giá tác động kinh tế xã hội đề cập trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ở Việt Nam chính là đánh giá tác động pháp luật (RIA)... được quy định chi tiết; áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Trong số các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, chế định về đánh giá tác động pháp luật của văn bản là chế định mang tính cải cách quan trọng Các. .. soát, đánh giá chất lượng báo cáo RIA cũng như các biện pháp khác để đảm bảo RIA được thực thi trên thực tế 26 Chương 2 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình xây dựng và thi hành pháp luật nước ta trong thời gian qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. .. đắn hơn về RIA trong hoạt động xây dựng, ban hành chính sách 1.1.2 Mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật Đánh giá tác động pháp luật với tư cách là một công cụ hỗ trợ quá trình ra quy t định dựa trên những bằng chứng sẽ giúp quá trình ra quy t sách tốt hơn nhằm đảm bảo các quy định đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả” [1] “Do đó, mục tiêu của công cụ đánh giá tác động pháp luật nhằm... sách, pháp luật được thực hiện; còn đánh giá tác động chính sách, pháp luật thông thường là đánh giá tác động đã xảy ra của chính sách, pháp luật đã được ban hành Hai quá 11 trình này có quan hệ mật thiết với nhau, “việc đánh giá tác động chính sách, pháp luật hỗ trợ cho quá trình thực hiện RIA bằng việc cung cấp các thông tin cần thiết cho RIA”.[26] Như vậy, đánh giá tác động pháp luật là quá trình đánh ... trạng pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật Việt Nam -Thực tiễn thi hành quy định pháp luật đánh giá tác động pháp luật thời gian qua Việt Nam - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp. .. chung đánh giá tác động pháp luật Chương Pháp luật thực tiễn thi hành quy định đánh giá tác động pháp luật Việt Nam Chương Một số giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu đánh giá tác động pháp luật Việt. .. chỉnh đánh giá tác động pháp luật quy trình xây dựng pháp luật 3.2 Nội dung nghiên cứu - Những vấn đề chung đánh giá tác động pháp luật việc đưa quy định đánh giá tác động pháp luật vào Việt Nam

Ngày đăng: 17/10/2015, 13:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan