Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuấtbởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhàgiám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Bài tiểu luận:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT
NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HAI HẰNG LỚP : K09.404.A
SVTH : NHÓM 18
NGUYỄN THỊ BÌNH K094040516 NGUYỄN THANH HƯƠNG K094040557 ĐẶNG THỊ ANH THÙY K094040608
TP Hồ Chí Minh, Năm 2013
Trang 2BASEL I ĐẾN BASEL III VIỆC THỰC THI HIỆP ƯỚC BASEL TRÊN THẾ GIỚI .1
1.1 Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel 1
1.2 Sơ lược về Basel I 2
1.3 Sự ra đời của Basel II và Base III 5
1.3.1 Basel II 5
1.3.1 Basel III 9
1.4 Việc thực thi Basel trên Thế giới 10
CHƯƠNG II: TRỤ CỘT II TRONG BASEL II VÀ VIỆC THỰC THI HIỆP ƯỚC BASEL TẠI VIỆT NAM 12
2.1 Nội dung chính của trụ cột II Basel II 12
2.2 Sơ lược về thực tiễn áp dụng Basel tại Việt Nam: 13
2.2.1 Về phía cơ quan quản lý, NHNN 14
2.2.2 Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam 15
2.3 Thực tiễn áp dụng trụ cột 2 Hiệp ước Basel II tại Việt Nam 16
2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng Basel II nói chung và trụ cột 2 nói riêng trong hệ thống các NHTM Việt Nam 19
2.4.1 Những nguyên nhân thuộc về nội dung của Basel II 19
2.4.2 Những nguyên nhân trong nội tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam 21
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 25
3.1 Sự cần thiết ứng dụng hiệp ước Basel II trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 25 3.2 Lộ trình và phương pháp 26
3.3 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam 27
3.4 Giải pháp về phía ngân hàng nhà nước 32
Trang 3NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTW: Ngân hàng Trung Ương
NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTD: Tổ chức tín dụng
Trang 4CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TỪ HIỆP ƯỚC BASEL I ĐẾN BASEL III VIỆC THỰC
THI HIỆP ƯỚC BASEL TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel
Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và cónhững dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng Nhằm củng cốhoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision -BCBS) được thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quangiám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ Ủy ban đượcnhóm họp 4 lần trong một năm Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuấtbởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhàgiám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổchức tín dụng tài chính thành viên
Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơquan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước Ủy ban Basel không có bất
kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tínhpháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng Thay vào
đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫngiám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳvọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chitiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ Theo cách này, Ủy bankhuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố
Trang 5gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên Ủy ban báo cáothống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng củanhóm G10 Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban.Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính Một mục tiêuquan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tếtrên hai nguyên lý cơ bản là:
Không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát
Việc giám sát phải tương xứng
1.2 Sơ lược về Basel I
Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bảnđầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (the Basel Capital Accord hay BaselI), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu
để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra Mức vốn tối thiểu này là một tỷ
lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũngđược hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó Basel Ikhông chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ởhầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế Thời đó, các nhàhoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng Vì vậy, mức rủi ro tíndụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điều chỉnh theo rủi ro củangân hàng Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi rotín dụng của ngân hàng đó Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988,
Trang 6Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lạicác hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thươngmại và đến năm 1996, Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốnđối với rủi ro thị trường
Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thịtrường cụ thể Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thịtrường do có sự biến động lớn trên thị trường Rủi ro thị trường cụ thể là nhữngthay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định Có 4 loại biến số kinh tế làmphát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hànghóa Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mô hìnhBasel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngânhàng Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoảmãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel
Mục đích của Basel I:
Chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa nhằm củng
cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế
Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảmcạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế
Thành tựu của Basel I:
Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc
tế chung nhất về vốn của ngân hàng Theo đó, vốn của ngân hàng được chia làm 2loại: Vốn cấp 1, Vốn cấp 2 Trong đó: Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2
Trang 7Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòngđược công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sởhữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số tại các công tycon, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh.
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm tất cả các vốn khác như: Lợi nhuận giữ
lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thấtthu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào cáccông ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác
Đưa ra tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBSvới mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là nhữngngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốcgia
Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mứcvốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khiCAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%
Những hạn chế của Basel I:
Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm
1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế Trong đó, điểm hạn chế cơ bản của Basel I
là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ
ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro
Trang 8tác nghiệp)
Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: Không phân biệt theo loại
rủi ro; Việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay; Chưa tính đến lợi ích từ việc đa dạng hóa hoạt động (theo lý thuyết thì rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư…).
1.3 Sự ra đời của Basel II và Base III
1.3.1 Basel II
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã
đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệpước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành Sự khácbiệt lớn nhất của Basel II so với Basel I được thể hiện ở việc cấu trúc của Basel IItập trung vào định lượng rủi ro cho các mục đích phân bổ vốn Theo đó, Basel IIhướng tới 03 mục đích chính sau đây:
Đảm bảo vốn phân bổ theo hướng nhạy cảm rủi ro
Phân biệt rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, đồng thời định lượng 02 loại rủi ro này
Thu hẹp khoảng cách giữa vốn theo quy định và vốn kinh tế
Ba trụ cột chính
Trụ cột thứ I
Liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tốithiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuy nhiên, rủi rođược tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng,
Trang 9rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường So với Basel I, cáchtính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường
có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp.Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rấtnhạy cảm với xếp hạng
T rụ cột thứ II
Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp chocác nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I Trụ cộtnày cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, nhưrủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ropháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát
Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ
đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắnnhằm duy trì mức vốn đó
Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ
vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảotuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sátphù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này
Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao
hơn mức tối thiểu theo quy định
Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn
Trang 10của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầusửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
Trụ cột thứ III
Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theonguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngânhàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủvốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi rotín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàngđối với từng loại rủi ro này
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức nàyđưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động mộtcách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và dovậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro
Mục tiêu của Basel II:
Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạolập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diệnquốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vựcquản lý rủi ro
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ướcvốn Basel I Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyểndần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới,hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ
Trang 11và các mô hình.
Ư u điểm của Basel II so với Basel I:
Về cấu trúc và nội dung
Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốntối thiểu” Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộcủa chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trênnguyên tắc thị trường
Về tính linh động của ứng dụng
Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng Basel IIlinh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích
để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa
Về tính nhạy cảm với rủi ro
Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua
độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai bắtbuộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro
Về trọng số rủi ro
Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ chức hợptác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation andDevelopment) Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào,bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài
Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng
Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi
Trang 12ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lậpmạng lưới vị thế.
Những hạn chế của Basel II:
Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng
cố toàn bộ công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảngtài chính hiện tại đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II Đó là:
- Việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêuchuẩn có thể được chấp nhận rộng rãi
- Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt độngcủa chu lỳ kinh doanh
- Các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sảnphẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao
1.3.1 Basel III.
Mới đây, lãnh đạo hàng đầu của các nền kinh tế thuộc G20 đã hối thúc Ủyban Basel đưa ra biện pháp cải thiện chất lượng và số lượng vốn của các ngânhàng và thắt chặt yêu cầu thanh khoản (Basel III) để các ngân hàng ứng phó tốthơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài chính lặp lại mà không cần đến hỗtrợ từ chính phủ
Theo dự thảo đưa ra tại G20, đến cuối năm 2012, Basel khuyến cáo cácnước cần áp dụng tiêu chuẩn mới về vốn và đưa ra các biện pháp linh hoạt hơn đểkhuyến khích các ngân hàng thay đổi Hiệp định Basel III được thống đốc cácngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý ngân hàng 27 thành viên (gồm
Trang 13Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ,Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê
Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh vàMỹ) ký kết hôm 12/9/2010 tại Thành phố Basel, Thụy Sỹ
Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểucao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổilịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng Trong đó, hệ số an toàn vốn tốithiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức 8%, nhưng Basel III yêu cầu vốn chủ sở hữu(vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6% Trong 6% vốn cấp 1 đó,4,5% phải là vốn của các cổ đông phổ thông Thời hạn để thực hiện riêng quyđịnh này là ngày 1/1/2015 Lộ trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013
và hoàn thành vào cuối năm 2018
1.4 Việc thực thi Basel trên Thế giới
Như đã nói ở trên, Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi Thốngđốc NHTW của 10 nhóm nước (G10) Các quốc gia thuộc nhóm G10 được đạidiện bởi NHTW hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, vì không phảiNHTW ở quốc gia nào cũng đồng thời là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng
Ví dụ ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng thời phụ trách việc giámsát hoạt động hệ thống NHTM Ở Trung Quốc, bên cạnh Ngân hàng Nhân dânTrung quốc còn có hẳn một cơ quan riêng được thành lập để giám sát hoạt độngngân hàng
Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ
Trang 14quan giám sát hoạt động ngân hàng ở các nước Ủy ban Basel không có bất kìmột cơ quan giám sát nào và những kết luận của nó không có tính pháp lý và yêucầu tuân thủ đối với hoạt động giám sát ngân hàng Thay vào đó, Ủy ban chỉ xâydựng và công bố những tiêu chuẩn, những hướng dẫn giám sát rộng rãi Đồngthời, giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng rằng các tổ chức riêng
lẻ sẽ áp dụng thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống
Trang 15CHƯƠNG II: TRỤ CỘT II TRONG BASEL II VÀ VIỆC THỰC
THI HIỆP ƯỚC BASEL TẠI VIỆT NAM
2.1 Nội dung chính của trụ cột II Basel II
Nguyên tắc 1
Các ngân hàng cần có một quy trình đánh giá mức độ vốn nội bộ theo danhmục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.Trong nội dung này, quản lý ngân hàng phải gánh một trách nhiệm cơ bản đối vớiviệc khẳng định rằng ngân hàng phải có vốn đủ để hỗ trợ các rủi ro xảy ra Quátrình quản lý rủi ro ngân hàng bao gồm các nội dung sau: giám sát quản lý củaban giám đốc và cấp cao, đánh giá vốn chắc chắn, đánh giá về rủi ro toàn diện,thanh tra và báo cáo, kiểm tra kiểm soát nội bộ
Nguyên tắc 2
Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ
và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ
lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợpnếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này Các tổ chức giám sát cầnkiểm tra các nội dung sau: kiểm tra tính đầy đủ của vốn của các đánh giá rủi ro,đánh giá về tính đầy đủ vốn, đánh giá về môi trường kiểm soát, kiểm tra giám sát
về sự tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu, đáp ứng giám sát
Nguyên tắc 3
Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối
Trang 16thiểu theo quy định
Nguyên tắc 4
Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngânhàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngaylập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu
2.2 Sơ lược về thực tiễn áp dụng Basel tại Việt Nam:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD ViệtNam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là nănglực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩnmực quốc tế Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II đượcđặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu thời gian qua
Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao CácTCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình,thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụngkhác nhau Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn pháttriển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, tháchthức và mất nhiều thời gian Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thịtrường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới,việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lựchoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các NHTM
Trang 172.2.1 Về phía cơ quan quản lý, NHNN
Chỉ sau 2 năm kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tíndụng được ban hành vào năm 1997, những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo antoàn lần đầu tiên đã được NHNN nghiên cứu và cụ thể hóa bằng 2 Quyết định: (i)Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 quy định về giới hạn chovay với một khách hàng của TCTD; và (ii) Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNNngày 25/8/1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD– Đến ngày 23/4/2003, NHNN có Quyết định số 381/2003/QĐ-NHNN về việcsửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàntrong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN
Tiếp theo đến năm 2005, để cụ thể hơn các quy định của Basel, NHNN đãban hành các quyết định nhằm thay thế các QĐ 296, 297, bao gồm:
(i) Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó quy định về: (i) Cách xácđịnh Vốn tự có=vốn cấp I + vốn cấp II; (ii) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tổ chứctín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữavốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro
(ii) Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về phânloại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt độngngân hàng của TCTD Theo đó, nợ của TCTD được chia làm 5 loại: Nhóm 1(Nợ
đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4
Trang 18(Nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).Tương ứng với từng nhóm
nợ có các mức trích lập dự phòng khác nhau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm
3: 20%, Nhóm 4: 50% và Nhóm 5: 100% Các quy định tại QĐ 493 đã tiến dần
đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dựphòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theoBasel II
Các quy định tại QĐ 457 và 493 tuy đã đề cập đến 1 số vấn đề liên quanđến các điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn còn ở mức hạn chế Chính vìvậy, vào tháng 5/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng(thay thế QĐ 457 và các sửa đổi có liên quan) Trong đó ngoài việc quy định lại
về việc xác định Vốn tự có= vốn cấp I + vốn cấp II, NHNN đã hướng dẫn cáchxác định tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, nâng tỷ lệ antoàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng lên 9% Hiện tại, NHNN Việt Nam đangkhẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng(thay thế QĐ 493 và các sửa đổi có liên quan) Đây là bước tiến quan trọng trongviệc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam
2.2.2 Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam
Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điềuhành, nhất là năng lực quản lý rủi ro Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắtbuộc của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống
Trang 19quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thểcủa mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II CácNHTM đã chuyển từ quản lý rủi ro thụ động (với các đặc trưng: Quản lý sau đốivới các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Đơn thuần thực hiện báo cáocác kết quả đã xảy ra) sang quản lý rủi ro chủ động (với các đặc trưng: Quản lýtrước và trong quá trình của các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Thựchiện giám sát trong quá trình hoạt động, cảnh báo những ngưỡng rủi ro; Đưa racác báo cáo rủi ro, phân tích rủi ro) Theo đó:
- Các NHTM đã có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt, ngoài việc quản lýrủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, các TCTD đã quan tâm đến rủi ro tác nghiệp,một số NHTM lớn như BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank, Techcombank,ACB… đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ví dụ: BIDV đang hoànthiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế với 3 nhóm kháchhàng: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổchức tín dụng Căn cứ vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng,BIDV chấm điểm và xếp khách hàng thành 10 loại: AAA, AA, A, BBB, BB, B,CCC, CC, C và D Đối với mỗi hạng khách hàng, BIDV có chính sách riêng, cụthể như: chính sách về tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sảnđảm bảo…
2.3 Thực tiễn áp dụng trụ cột 2 Hiệp ước Basel II tại Việt Nam
Công tác thanh tra, giám sát thực hiện thông qua 2 phương thức: thanh tra
Trang 20tại chỗ và giám sát từ xa
Thanh tra tại chỗ: đây là hoạt động kiểm tra trực tiếp của Thanh tra Ngânhàng tại các NHTM thông qua các đoàn kiểm tra Hàng năm Thanh tra ngân hàngxây dựng chương trình kế hoạch thanh tra trình Thống đốc phê duyệt và xây dựng
Đề cương chi tiết chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện
Hoạt động giám sát từ xa: được thực hiện thông qua việc thu thập và xử lýcác số liệu báo cáo của NHTM để đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn cơbản trong hoạt động ngân hàng Đồng thời, tổng hợp đánh giá chung hoạt độngcủa cả hệ thống, phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành toàn ngành của Thống đốcNHNN Hiện nay, hoạt động giám sát từ xa được tiến hành hàng tháng và đượcthực hiện qua mạng máy tính
Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đã từngbước được đổi mới trên cơ sở các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro
và giám sát an toàn hệ thống ngân hàng Cụ thể: NHNN đã có quy định, thông tư
về việc yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo, duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là8% Đồng thời, cũng quy định về việc NHNN có thể yêu cầu các NHTM duy trìcác tỷ lệ đảm bảo an toàn cao hơn mức quy định dựa vào kết quả thanh tra, kiểmtra của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Tuy nhiên công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính vẫn còn nhiềubất cập:
Bộ máy giám sát tài chính tại ngân hàng Việt Nam chưa được xâydựng đồng bộ và hiệu quả để đảm bảo giảm thiểu rủi ro Hiện nay, thanh tra ngân
Trang 21hàng được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động giám sát an toàn hệ thốngngân hàng trong khi vẫn có chức năng thanh tra chuyên ngành như mọi cơ quanthanh tra trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác Đây là một trong những nguyênnhân dẫn đến sự hạn chế việc thực thi có hiệu quả chính sách giám sát ngân hàng.
Mô hình tổ chức, giám sát của Việt Nam là phân tán nhưng rất chồngchéo, làm giảm hiệu quả công tác giám sát gây khó khăn cho các định chế tàichính Cụ thể: việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi thông tingiữa các cơ quan thực hiện giám sát chưa được quy định cụ thể gây khó khăntrong quá trình tác nghiệp, hoạt động chồng chéo
Quy định giám sát còn chưa đồng bộ, nhiều quy định còn chưa phùhợp với thông lệ quốc tế
Năng lực quản lý so với yêu cầu quản lý mới còn khoảng cách đáng
kể Năng lực phát hiện, xử lý sai phạm còn hạn chế trong khi chế tài xử lý vi phạmchưa đủ mạnh Chính vì vậy, đã không hiếm trường hợp các thành viên tham giathị trường “chủ động” vi phạm và chịu phạt để thu được khoản lợi nhuận nhiềuhơn mức thiệt hại do bị phạt
Tình trạng nhiều “lượng” nhưng ít “chất”, thậm chí dẫm chân lênnhau cũng đang khiến hệ thống giám sát thị trường tài chính bộc lộ nhiều lỗ hổngđáng ngại
Phương pháp thanh tra, giám sát đang từng bước được đổi mới nhưngchưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Kiểm tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là vẫn