1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG (TRỤ CỘT 2) TẠI VIỆT NAM

49 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG (TRỤ CỘT 2) TẠI VIỆT NAM GVHD : Nguyễn Thị Hai Hằng Lớp : K09404A Nhóm : 34 Thành viên nhóm: 1/ Nguyễn Thị Minh Trâm K094040622 2/ Lương Minh Tuấn K094040630 3/ Phạm Lan Hương K095011513 TP.HCM, Năm 2013  MỤC LỤC  O 47 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước  NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước KLTT Kỷ luật thị trường BHTG Bảo hiểm tiền gửi TTNH Thanh tra ngân hàng     ! PHẦN MỞ ĐẦU  Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 diễn ra vừa qua, đã kéo nền kinh tế thế giới vốn đang hoạt động một cách trơn tru nay lại bị ảnh hưởng một cách nặng nề và dư âm của nó vẫn còn kéo dài cho đến ngày hôm nay, với những nét cơ bản gồm “tăng trưởng chậm, không cân bằng, và luôn bất ổn”. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (giai đoạn 2007-2009) đối với ngành ngân hàng là rất nghiêm trọng. Hàng loạt ngân hàng bị phá sản hoặc phải sáp nhập vào các ngân hàng khác. Chỉ trong vòng 6 tháng trong năm 2008, 3 tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng Mỹ (Bear Stearns, Lehman Brothers và Merrill Lynch) đã lần lượt biến mất thông qua sự sáp nhập hoặc phá sản. Theo thống kê của tờ báo Washington Post, số lượng ngân hàng bị phá sản trong năm 2010 đã lên đến đỉnh điểm là 157 ngân hàng, nhiều hơn 17 ngân hàng so với năm 2009. Tình trạng này là kết quả của cuộc khủng hoảng thị trường cho vay thế chấp “dưới chuẩn” của thị trường tài chính Mỹ. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xuất phát từ những lỏng lẻo trong việc cấp tín dụng cũng như quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn đối với mỗi hệ thống giám sát tài chính cho mỗi quốc gia. Trong vài năm qua, những đóng góp của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn, không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Điều này chứng tỏ rằng hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội nhập quốc tế. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ này, kinh doanh ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh chung đó, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế.  "   ! Để hệ thống NHTM Việt Nam tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, cần phải tuân thủ theo một số điều ước quốc tế, để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài của các quốc gia khác trên thế giới. Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời từ cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Ở Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên chỉ dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong Hiệp ước Basel I để vận dụng và việc tiếp cận với Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao và Basel III thì càng chưa được áp dụng rộng rãi vào hệ thống Việt Nam ta. Tuy nhiên trong tương lai, các ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là những ngân hàng có hoạt động quốc tế, sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực Basel để hoàn thiện chính hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì thế mà bài tiểu luận “Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng (trụ cột 2) ở Việt Nam” được chọn. Đây chỉ là một trụ cột trong Hiệp ước Basel nhưng việc nghiên cứu về bài tiểu luận trên giúp cho ta hiểu được một phần nào đó về những quy định thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam đang được thực hiện ra sao, mức độ như thế nào, Từ đó, tìm được điểm mạnh và điểm yếu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tồn tại nhằm giúp việc áp dụng Hiệp ước Basel một cách tốt và phù hợp hơn và cũng là cho hệ thống được hoạt động một cách trơn tru cũng như phát triển kinh tế ngày một tăng trưởng.  #   ! CHƯƠNG 1 BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG $%$% Những vấn đề chung về rủi ro và quản trị rủi ro NHTM 1.1.1. Khái niệm về rủi ro trong hoạt động NHTM Rủi ro là những điều không chắc chắn của những kết quả trong tương lai, hay là những khả năng của kết quả bất ổn; là khả năng mà tại đó tỷ suất sinh lợi nhuận thực tế khác biệt so với tỷ suất sinh lợi mong đợi. Trong lịch sử về định giá các tài sản rủi ro, có thể kể đến các lý thuyết nổi tiếng như: lý thuyết danh mục của Markowitz, mô hình định giá tài sản vốn CAPM (thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng), mô hình kinh doanh chênh lệch giá APT. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có nghĩa là khả năng ngân hàng bị thua lỗ một phần hoặc thậm chí là tất cả các khoản đầu tư ban đầu. Trong hoạt động của các NHTM, thường phát sinh những rủi ro sau: • Rủi ro tín dụng: là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. • Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn. • Rủi ro lãi suất: là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. • Rủi ro giá cả: là rủi ro về việc giá trị các tài sản của một ngân hàng có thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu,… • Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động theo chiều bất lợi cho ngân hàng. Rủi ro tỷ giá cũng phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. • Rủi ro pháp lý: rủi ro phát sinh do ngân hàng bị khởi kiện, hoặc khi nhà nước thay đổi đột ngột chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên,… thì điều này có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ cho ngân hàng.  &   ! • Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng. 1.1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động NHTM Quản trị rủi ro so với quản lý rủi ro là khác nhau về mặt ý nghĩa. Quản lý rủi ro là việc sử dụng các công cụ, biện pháp, quy trình cần thiết nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra tổn thất, vì vậy chỉ cần né tránh rủi ro thông qua lựa chọn khách hàng giao dịch hoặc chỉ lựa chọn những danh mục đầu tư an toàn hơn. Trong khi quản trị rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để xác định và đo lường rủi ro, lựa chọn chấp nhận rủi ro, quản lý kiểm soát rủi ro để nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả và an toàn. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của ngân hàng với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát và hạn chế các loại rủi ro phát sinh cũng như đưa ra giải pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất, đồng thời xác định tương quan hợp lý giữa vốn tự có của ngân hàng với mức độ mạo hiểm trong sử dụng vốn của ngân hàng. Quản trị rủi ro ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó bao gồm 9 nguyên tắc cơ bản sau:  Nguyên tắc chấp nhận rủi ro.  Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép.  Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt.  Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập.  Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.  Nguyên tắc hiệu quả kinh tế.  Nguyên tắc hợp lý về thời gian.  Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng.  Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép. Trước khi có thể đánh giá được mức độ đáp ứng các quy định về thanh tra, giám sát (trụ cột 2) tại Việt Nam thì ta cần tìm hiểu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển cũng như nội dung của Hiệp ước Basel, nhằm từ đó cho ta cái nhìn tổng quan để đi vào đánh giá chung tình hình đang diễn ra ở Việt Nam. $%'% Hiệp ước quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng  (   ! Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1974 nhằm tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các Hiệp ước yêu cầu về an toàn vốn như sau: Năm 1988: ban hành Hiệp ước Basel I Năm 1999: đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu. Năm 2004: ban hành Hiệp ước Basel II 1.2.1.Hiệp ước Basel I (năm 1988) Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I). Ban đầu, Basel I chỉ áp dụng trong hoạt động của các ngân hàng quốc tế thuộc nhóm 10 nước phát triển. Sau này, Basel I đã trở thành chuẩn mực toàn cầu và được áp dụng ở trên 120 quốc gia. Theo quy định của Basel I, các ngân hàng cần xác định được tỷ lệ vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) đạt tối thiểu 8% để bù đắp cho rủi ro, đây là biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền. Mục đích của Basel I:  Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế;  Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. Hệ số CAR được tính như sau: Trong đó, - Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 - Vốn cấp 1: lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh     ! viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). - Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung): Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. - Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn - Vốn tính theo rủi ro gia quyền:Basel I mới chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng, và tùy theo mỗi loại tài sản sẽ được gắn cho một hệ số rủi ro. RWA = Tài sản * Hệ số rủi ro Theo Basel I, hệ số rủi ro của tài sản có rủi ro được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50%, và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Nhìn chung, Basel I đã thể hiện một bước đột phá cơ bản liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Basel I phân loại tài sản có rủi ro và xác định hệ số rủi ro cho từng loại tài sản, quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro.  Những hạn chế của Basel I Mặc dù Basel I đã giúp quản trị ngân hàng hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng chống đỡ của ngân hàng với rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, qua quá trình dài áp dụng với xu thế phát triển như vũ bão của hệ thống ngân hàng trên thế giới thì Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.  Thứ nhất, phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản cho vay. Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối tác (ví dụ khả năng tài chính của khách hàng) hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng (ví dụ như theo thời hạn). Điều này chỉ ra rằng có thể các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng có thể đang đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức độ khác nhau.  $   !  Thứ hai, Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hoá hoạt động. Các lý thuyết về đầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hoá danh mục đầu tư. Tuy nhiên, theo Basel I, quy định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tập trung (nhiều rủi ro hơn). Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị (ví dụ không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1).  Thứ ba, Basel I chưa tính đến các rủi ro khác. Trong quy định vốn tối thiểu của mình, Basel I mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng, chưa đề cập đến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối; đề cập chưa đầy đủ về rủi ro thị trường.  Thứ tư, một số các quy tắc do Basel I đưa ra không thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng sáp nhập hay tập đoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng - chi nhánh. Xu thế phát triển hiện nay là các ngân hàng dần dần sáp nhập với nhau để tạo thành những tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh cao và có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, các ngân hàng không còn chỉ hoạt động trọng phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn vươn ra tầm quốc tế, mở rộng mạng lưới ngân hàng dưới hình thức hoạt động của ngân hàng quốc tế. Chính vì vậy, một số qui định trong Basel I đã không còn phù hợp khi áp dụng tại những ngân hàng này, đòi hỏi phải có một sự cải tiến toàn diện trong việc xây dựng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro và giám sát hoạt động ngân hàng. 1.2.2. Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng (năm 1999) (sau được bổ sung thành Bộ 29 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng) Nhóm chúng em đã tìm nhiều nguồn thông tin khác nhưng vẫn không thể tìm ra thêm bốn nguyên tắc được thêm vào, vì thế nhóm chúng em xin chỉ tập trung nói về Bộ 25 nguyên tắc và sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất nếu nhóm chúng em tìm được và nghiên cứu kỹ nhằm đáp ứng đúng thông tin chân thật về bộ nguyên tắc mới được ban hành. Tiếp theo sau Hiệp ước Basel I, để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, đặc biệt là đối với những tập đoàn ngân hàng lớn có phạm vi hoạt động quốc tế, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu.  [...]... Thanh tra, giám sát ngân hàng được coi là một công cuộc cải tổ đáng kể của NHNN nhằm tăng cường khả năng thanh tra, giám sát của hệ thống tài chính ngân hàng Theo quy t định này, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng gồm 6 vụ chuyên ngành, Văn phòng và Cục phòng, chống rửa tiền Trên thực tế, cơ cấu tổ chức hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng đã có sự cải cách nhưng các chức năng thanh tra giám. .. xây dựng các tiêu chí cho việc giám sát từ xa còn bị hạn chế, các NHTM chưa xây dựng cho mình được một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì phương thức thanh tra, kiểm tra tại chỗ vẫn có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sai phạm va ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng 2.2 Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định về thanh tra, giám sát ở Việt Nam Một hệ thống giám sát ngân hàng hiện... đủ vốn của các đánh giá rủi ro, đánh giá về tính đầy đủ vốn, đánh giá về môi trường kiểm soát, kiểm tra giám sát về sự tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu, đáp ứng giám sát K09404A_Nhóm 34 14 Bài tiểu luận GVHD: Nguyễn Thị Hai Hằng - Nguyên tắc 3: Các tổ chức giám sát cần kỳ vọng các ngân hàng hoạt động trên các tỷ lệ vốn yêu cầu tối thiểu và khuyến nghị ngân hàng cần duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu... hiện các quy chế an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng bằng phương pháp giám sát từ xa theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước + Tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các đối tượng được quy định và theo quy định của pháp luật về thanh. .. việc giám sát ngân hàng, bao gồm:        Nguyên tắc về điều kiện cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả Nguyên tắc về cấp phép và cơ cấu Nguyên tắc về quy định và yêu cầu thận trọng Nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng Nguyên tắc về yêu cầu thông tin Nguyên tắc về quy n hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát Nguyên tắc về ngân hàng xuyên biên giới 1.2.3 Hiệp ước Basel II Nhằm khắc phục các. .. thách thức cho hoạt động của thanh tra ngân hàng, đặc biệt khi lĩnh vực tài chính ngân hàng được mở cửa mạnh mẽ 2.2.6 Chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát Trong bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng chưa có nhiều chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng hay những người có kinh nghiệm thực tiễn ngân hàng lâu năm, điều này tất yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng Thực tế cho... dịch vụ ngân hàng chứ chưa đi vào các vấn đề an toàn hoạt động Ngoài ra, khung pháp lý ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có các quy định về việc bảo vệ đối với đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng khi thực thi nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn và hợp lý Các quy định để hỗ trợ áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đến nay vẫn chưa có, như các quy định về các loại rủi ro, cơ chế đánh giá, đo... tắc 2: Các tổ chức giám sát cần rà soát, kiểm tra và đánh giá lại quy trình đánh giá về yêu cầu vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng của họ để thanh tra và khẳng định sự tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu Các tổ chức giám sát cần thực hiện hành động giám sát phù hợp nếu các ngân hàng không hài lòng với kết quả của quy trình này Các tổ chức giám sát cần kiểm tra các nội dung sau: kiểm... chất chính trị vào hoạt động giám sát Do đó, nguyên tắc đầu tiên mà BIS đưa ra đó là coi sự độc lập của cơ quan giám sát như là điều kiện tiên quy t cho hoạt động giám sát hiệu quả Theo BIS: “Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm và mục tiêu của các đơn vị giám sát liên quan tới hoạt động ngân hàng phải rõ ràng Mỗi đơn vị đó phải được độc lập trong hoạt động chức năng của mình... hoạt động thanh tra giám sát Trong khi đó, yêu cầu của thanh tra, giám sát ngân hàng là phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường của TCTD được giám sát Phương pháp thanh tra tuân thủ sẽ không khuyến khích phát triển khả năng và kinh nghiệm của các thanh tra viên trong việc đánh giá, đo . quản trị rủi ro ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì thế mà bài tiểu luận Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng (trụ cột 2) ở Việt Nam được chọn HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG (TRỤ CỘT 2) TẠI VIỆT NAM GVHD : Nguyễn Thị Hai Hằng Lớp :. tính đầy đủ vốn của các đánh giá rủi ro, đánh giá về tính đầy đủ vốn, đánh giá về môi trường kiểm soát, kiểm tra giám sát về sự tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu, đáp ứng giám sát.  $ 

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w