Về phương pháp thanh tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG (TRỤ CỘT 2) TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

Đặc thù hoạt động ngân hàng cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung xử lý rủi ro, vi phạm xảy ra. Công tác thanh tra, giám sát hiện tại chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, phương pháp thanh tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng.

Bởi vì, phương pháp này không giúp các thanh tra ngân hàng đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các TCTD - mục đích chính của hoạt động thanh tra giám sát. Trong khi đó, yêu cầu của thanh tra, giám sát ngân hàng là phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường... của TCTD được giám sát.

Phương pháp thanh tra tuân thủ sẽ không khuyến khích phát triển khả năng và kinh nghiệm của các thanh tra viên trong việc đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, phương pháp này cũng sẽ làm cho các nguồn lực của hoạt động thanh tra giám sát không được phân bổ một cách hợp lý theo nguyên tắc tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực, TCTD bị đánh giá là có rủi ro cao đối với sự an toàn của hệ thống tài chính trong bối cảnh các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phức tạp.

Công tác giám sát từ xa

• Hệ thống thông tin số liệu sử dụng trong giám sát từ xa còn sơ sài, chưa có chương trình giám sát cảnh báo sớm, kết quả đánh giá phân tích đối với TCTD chỉ có tác dụng để báo cáo, và mới chỉ dừng ở việc cung cấp số liệu để tham khảo khi xây dựng chính sách, cơ chế và hỗ trợ một ít cho hoạt động thị trường tài chính trong việc đánh giá khái quát tình hình

hoạt động của TCTD, kết quả đó gần như chưa phát huy được tác dụng phát hiện rủi ro, để cảnh báo và có biện pháp phòng ngừa.

Hiện nay, Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng đã tiến hành xây dựng và thực hiện phương pháp đánh giá năng lực tài chính theo các tiêu chí CAMELS [C= Capital (Vốn); A= Assets (tài sản có); M = Management (Quản lý); E = Earnings (Lợi nhuận); L= Liquidity (Khả năng thanh khoản); S = Sentitivity (Độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường)] đối với các TCTD như là một bước trung chuyển để tiến tới thực hiện phương pháp thanh tra giám sát dựa trên rủi ro. Mặc dù hoạt động giám sát từ xa đã phân tích, đánh giá TCTD theo CAMELS, nhưng các tiêu chí đánh giá còn chưa đạt chuẩn mực quốc tế về nội dung và chưa đảm bảo tính kịp thời. Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro là phương pháp giám sát mà hiện nay hầu hết các thị trường tài chính phát triển đang áp dụng.

Trên cơ sở các điều kiện dần dần được hội tụ đủ, phương pháp giám sát sẽ được chuyên dần từ giám sát theo CAMELS sang phương pháp giám sát dựa trên rủi ro trong khi vẫn đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Chẳng hạn, theo chuẩn mực quốc tế, giám sát từ xa được tự động hoá bằng phần mềm chuyên dụng được thực hiện hàng ngày, trong khi ở Việt Nam, được thực hiện hàng tháng, chỉ tiêu hệ số an toàn vốn CAR lại không gửi cho thanh tra ngân hàng mà chỉ gửi cho vụ các ngân hàng hàng quý. Do đó chức năng cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra của TCTD của giám sát từ xa gần như không thực hiện được một cách hiệu quả.

• Nội dung giám sát phân tích còn rườm rà, bao gồm: thống kê số liệu trong kỳ, so sánh tăng giảm một số chỉ tiêu thuộc nguồn vốn, sử dụng vốn, khả năng thanh khoản, thu nhập, chi phí…

• Phối hợp giữa giám sát từ xa và thị trường tài chính còn bất cập nên xử lý những vấn đề tồn tại đối với TCTD còn chậm. Giám sát từ xa hầu như chưa phát hiện và chỉ ra TCTD nào cần thanh tra, kiểm tra. Giám sát từ xa đối với các chi nhánh của TCTD ở các địa phương khá tốn kém nhưng chưa phát huy hiệu quả. Chưa thực hiện được việc đánh giá xếp loại TCTD, do chưa xác định nguồn thông tin để tính toán các chỉ tiêu và chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu làm chuẩn mực trong đánh giá xếp loại TCTD. Có thế nói, hoạt động giám sát từ xa

chưa thực hiện được nhiệm vụ quan trọng nhất. Theo chuẩn mực quốc tế là đánh giá rủi ro và đưa cảnh báo rủi ro sớm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG (TRỤ CỘT 2) TẠI VIỆT NAM (Trang 28)