Chủ thể thực hiện đánh giá tác động pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại việt nam (Trang 28)

Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố đều khẳng định “pháp luật được coi là công cụ được hầu hết các cơ quan công quyền sử dụng, vì vậy, RIA cần được chính các cơ quan này soạn thảo” [26]. Theo đó, người trực tiếp soạn thảo quy định pháp luật sẽ trực tiếp thực hiện RIA. Nói cách khác, Ban soạn thảo sẽ chịu trách nhiệm chính và trực tiếp thực hiện RIA. Các công trình nghiên cứu này cũng khẳng định “RIA sẽ không còn ý nghĩa gì nếu được mua nếu ban soạn thảo thuê hoàn toàn chuyên gia tư vấn bên ngoài thực hiện RIA cho mình”[26]. Bởi chỉ có người trực tiếp thực hiện RIA thì mới hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ tác động và giải pháp lựa chọn của quy định dự kiến ban hành. Khi đó RIA mới trở thành hữu ích cho quá trình soạn thảo chính sách, pháp luật. Tất nhiên, Ban soạn thảo có thể thuê tư vấn thực hiện một số công đoạn của RIA, như tiến hành điều tra (nếu cần thiết), thu thập số liệu,... nhưng cuối cùng thì Ban soạn thảo phải trực tiếp viết báo cáo RIA và đưa ra kết luận. Tại Australia việc thực hiện báo cáo RIA có thể thuê doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thuê doanh nghiệp thực hiện dịch

vụ thực hiện báo cáo RIA thì cơ quan chủ trì vẫn chịu trách nhiệm trước cơ quan kiểm soát RIA, chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc doanh nghiệp thực hiện RIA. Do yếu tố trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc xây dựng báo cáo RIA, Bộ cũng là khách hàng của công ty thực hiện dịch vụ đánh giá tác động, do đó, Bộ không phải muốn nghe những điều dễ nghe mà nghe những thông tin khoa học, có căn cứ để có thể có những quyết sách đúng đắn trên cơ sở phân tích đánh giá chi phí và lợi ích từ Báo cáo RIA. Trong trường hợp cần thiết cơ quan đề xuất sẽ phối hợp với OBPR thực hiện báo cáo RIA. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, trách nhiệm và thái độ của cán bộ, công chức, đặc biệt là người lãnh đạo đối với công việc ở nước phương tây khác với Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm hiện nay. Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo RIA được thực hiện khách quan thì việc thực hiện RIA do chủ thể độc lập với chủ thể soạn thảo chính sách. Chủ thể này có thể là một đơn vị trong Bộ hoặc có thể thuê doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp dịch vụ thực hiện báo cáo RIA. Bên cạnh đó, cần phải tách cán bộ thực hiện việc quy phạm hóa chính sách với cán bộ thực hiện hoạt động đánh giá RIA. Điều này sẽ giúp cho báo cáo RIA được đánh giá một cách khách quan, tránh trường hợp “chọn cái đã chọn” như phát biểu của PGS.TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng, Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CEM) phát biểu kết luận tại Hội thảo, Kinh nghiệm một số nước về RIA và Việt Nam tổ chức năm 2012.

Điều này cũng phù hợp với nước ta khi các Bộ, ngành – chủ thể chủ yếu thực hiện việc đề xuất, xây dựng chính sách thường có các Viện nghiên cứu chiến lược của mình như Bộ Tư pháp có Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư có Viện Quản lý Kinh tế trung ương, Viện chính sách phát triển, Bộ Công thương có Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp,…. Đây có thể xem là một giải pháp trong việc đào tạo nguồn nhân lực xây dựng các báo cáo đánh giá tác động.

Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận, “trách nhiệm thực hiện RIA được giao cho cơ quan phụ trách việc đề xuất chính sách” [18]. Người trực tiếp soạn thảo chính sách sẽ trực tiếp thực hiện RIA. Thông thường các quốc gia Chính phủ sẽ xây dựng một đội ngũ chuyên gia về RIA là những thành viên có kiến thức, kinh nghiệm đa dạng có nhiệm vụ hỗ trợ, đào tạo và giúp đỡ các ban soạn thảo thực hiện. Ví dụ, ở Australia, cơ quan kiểm soát RIA thường cử người tham gia vào các nhóm làm RIA hoặc độc lập giúp các Bộ/Ngành thực hiện hoạt động RIA đó. Tuy nhiên, Ban soạn thảo thực hiện thực hiện hay thuê bên ngoài thì người thực hiện đánh giá tác động đối với chính sách phải là người am hiểu, có năng lực, kỹ năng, trình độ trong đánh giá tác động pháp luật và trong lĩnh vực chính sách dự kiến tác động vào nó. Tiếp thu kinh nghiệm này, trong thời gian qua ở Việt Nam khi các Bộ/Ngành thực hiện RIA và xây dựng các Báo cáo RIA cho các dự án luật thì thường phối hợp với VNCI – mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá RIA giúp mình xây dựng các báo cáo RIA.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại việt nam (Trang 28)