pháp luật
Theo kinh nghiệm của Australia việc kiểm soát, giám sát và đánh giá chất lượng báo cáo RIA được giao cho một cơ quan thống nhất. Cơ quan này có tên là OBPR. OBPR là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính. Lý giải về việc tại sao cơ quan kiểm soát RIA chung lại thuộc Bộ Tài chính, GS.Adrian Chippindale cho rằng, “Bộ tài chính là một trong những Bộ có quyền lực nhất ở Australia.Bộ Tài chính là cơ quan sẽ đảm bảo về mặt tài chính cho
việc thực hiện chính sách đó. Khi chính sách đó không tuân thủ quy định về RIA thì đồng nghĩa sẽ không được đảm bảo về tài chính cho việc thực hiện chính sách đó”. [1]
OBPR ra quyết định độc lập với Bộ trưởng và lãnh đạo cơ quan. OBPR có vai trò quản lý các yêu cầu đánh giá tác động pháp luật của Chính phủ; Tham vấn cho các cán bộ chính sách về RIA (Tính cần thiết phải thực hiện một báo cáo RIA – Sơ bộ; xây dựng và hoàn thiện các báo cáo này, tuân thủ các yêu cầu về đánh giá RIA); Kiểm soát chất lượng của các báo cáo RIA và đánh giá việc thực hiện RIS; Báo cáo về các đơn vị không tuân thủ; duy trì trang Web về RIS (ris.finance.gov.au). Website này giúp đảm bảo tuân thủ và minh bạch thông qua các yêu cầu thực tiễn tốt nhất, các đơn vị không tuân thủ sẽ được nêu tên trên website. Đối với Hoa kỳ cơ quan kiểm soát này nằm trong Văn phòng Tổng thống. Điều này cũng thuận lợi vì đây là nơi tập hợp các đề xuất chính sách.
Như vậy, ở các nước khác nhau thì có cơ quan kiểm soát và thẩm quyền của cơ quan này cũng có sự khác nhau. Có nước trao thẩm quyền cho cơ quan kiểm soát đưa ra phán quyết rằng báo cáo RIA đó có đảm bảo bảo hình thức, chất lượng hay không và trả lại các cơ quan đề xuất chính sách đó (Australia: Yes - No). Có nước chỉ đưa ra khuyến nghị rằng báo cáo RIA đó chưa đảm bảo và yêu cầu cơ quan đề xuất đó làm lại đến khi nào mà cơ quan kiểm soát cho rằng đã đạt yêu cầu (Scotland). Như vậy, dù quyết định đó là cứng hay mền thì về cơ bản cơ quan kiểm soát cũng đạt được mục tiêu đó là trả lại các đề xuất chính sách chưa thuyết phục. Tuy nhiên, để đảm bảo các Bộ/Ngành không có xung đột với cơ quan kiểm soát chất lượng và việc cơ quan kiểm soát chất lượng đưa ra các phán quyết đó khách quan, thuyết phục thì các nước này thường xây dựng hệ tiêu chí kiểm soát chất lượng mà dựa vào đó cơ quan kiểm soát có thể đưa ra những nhận định khách quan. Các
tiêu chí này được đăng tải công khai trên các trang website của cơ quan kiếm soát, phụ trách tổng hợp các đề xuất, báo cáo RIA hoặc được in thành các cuốn sổ tay sổ tay dành cho các Bộ/Ngành được Chính phủ và các Bộ/Ngành cam kết thực hiện.
Từ kinh nghiệm các nước cho thấy Việt Nam cần nghiên cứu về một mô hình cơ quan kiểm soát chất lượng các báo cáo RIA để đảm bảo việc tuân thủ RIA trong quá trình tổ chức thực hiện. Điều quan trọng trong việc thành lập cơ quan kiểm soát RIA này đó là tính thống nhất và các phán quyết của cơ quan kiểm soát phải được tôn trọng, khách quan. Để có được điều này thì việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng các báo cáo RIA là rất cần thiết.