Các biện pháp đảm bảo đánh giá tác động pháp luật được thực thi và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại việt nam (Trang 30)

thi và đạt chất lượng

Theo kinh nghiệm của Australia thì các đề xuất chính sách không thể được trình lên Chính phủ nếu không có RIS (regulatory impact statement - báo cáo RIA). RIS phải được trình lên người ra quyết định. Trong một số trường hợp khẩn cấp thì có thể miễn trừ việc thực hiện RIS. Ví dụ trong năm 2008 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toà cầu và bán khống được xem là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của thị trường. Chính phủ đã cho xây dựng và ban hành lệnh cấm bán khống sau một đêm. Theo đó, Thủ tướng ra lệnh miễn trừ do tình trạng khẩn cấp. Nhưng sau đó lệnh này vẫn được yêu cầu đánh giá sau thực hiện. “Tại Mexico, Hội đồng pháp luật văn phòng Tổng thống không xem xét các đệ trình mà không có báo cáo RIA đính kèm”[9]....

Để đạt được cam kết chính trị giữa các Bộ/Ngành trước khi trình đề xuất đó lên cho cơ quan, người có thẩm quyền phải kèm theo báo cáo RIA thì người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng/Tổng thống sẽ chỉ đạo nội các, các Bộ trưởng của mình phải tuân thủ và cho phép cơ quan kiểm soát, tập hợp chính sách gác cổng có quyền gạt bỏ các đề xuất không đảm bảo yêu cầu này. Bên cạnh sự cam kết của người đứng đầu Chính phủ đảm bảo các đề xuất chính sách phải được đánh giá tác động trước khi được xem xét thông qua thì sức ép từ xã hội, cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng buộc các Bộ/Ngành phải thực hiện yêu cầu này. Theo đó, việc các đề xuất chính sách nếu không được đánh giá tác động, không được lấy ý kiến đối tượng bị tác động làm ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc mất uy tín và sức ép này có thể làm họ phải từ chức. Như vậy, việc tối đa hóa cam kết đối với việc sử dụng công cụ đánh giá tác động pháp luật cũng như quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể như những cam kết chính trị là cơ sở quan trọng để đánh giá tác động pháp luật được tuân thủ trên thực tế.

Bên cạnh đó, để hướng dẫn cho các Bộ, ngành tuân thủ về RIA một cách thuận lợi nhất các nước này đều xây dựng một website về RIA. Bên cạnh đó, các cơ quan kiểm soát đánh giá chất lượng báo cáo RIA còn cung cấp sổ tay hướng dẫn về các yêu cầu đối với việc thực hiện RIA. Sổ tay này ở dưới dạng giấy và điện tử. Ngoài ra, báo cáo RIA của các đơn vị lập sẽ được đăng tải lên website chung của cơ quan kiểm soát về RIA để lấy ý kiến. “Ở Hồng Kông trang web lấy ý kiến doanh nghiệp đã được thiết lập trong cổng thông tin Chính phủ Hồng Kông nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp về các quy định, biện pháp hành chính, thủ tục hành chính có tác động tiềm tàng đến doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể góp ý đề xuất với cơ quan chính phủ liên quan” [45]. Đối với “Nhật Bản cũng có một trang web chung có chuyên mục góp ý cho phép đăng tải và xem xét ý kiến góp ý” [46]. Đối với “Hoa kỳ website chung cung cấp thông tin toàn diện về thể chế”[51]...

Như vậy, việc thành lập một website thống nhất sẽ đảm bảo cho người có thẩm quyền quyết định theo dõi được việc tuân thủ thực hiện việc đánh giá tác động pháp luật của các Bộ/Ngành. Đây cũng là cơ sở tạo điều kiện để các chủ thể chịu sự tác động cho ý kiến trong quá trình lấy ý kiến tham vấn chính sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại việt nam (Trang 30)