Cơ sở pháp luật cho việc áp dụng RIA có thể nói là một chỉ số cho thấy RIA được áp dụng ở nước đó như thế nào. Ở các nước OECD thì cơ sở pháp luật này cũng là tương đối đa dạng ở các nước khác nhau, đó có thể là Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị hay hướng dẫn của Thủ tướng, nội các. Nhìn chung thì cơ sở pháp luật cho việc áp dụng RIA chia làm 4 loại sau:
+ Ban hành Luật: các nước Séc, Hàn Quốc, Mexico + Sắc lệnh của Tổng thống: ở Mỹ
+ Nghị định của Chính phủ hoặc hướng dẫn của Thủ tướng chính phủ: Các nước Australia, Cộng hòa Áo, Pháp, Ý và Hà Lan.
+ Quyết định hoặc chỉ thị của nội các; nghị quyết của Chính phủ,…: các nước Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Irland, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Anh.[35] Do tầm quan trọng của hoạt động đánh giá tác động RIA trong quá trình soạn thảo và thông qua chính sách. RIA là một công cụ hỗ trợ cho quy trình soạn thảo và ra quyết định. Tuy nhiên, RIA không thay thế quy trình
này. Chính vì vậy, cần phải có một sự đánh giá, phân tích kỹ quy trình soạn thảo và thông qua chính sách pháp luật ở mỗi nước, để từ đó có thể lồng ghép với quy trình RIA vào quy trình soạn thảo, thông qua chính sách, pháp luật một cách có hiệu quả nhất. Đối với điều này, Việt Nam đã có sự tiếp thu kinh nghiệm các nước và lồng ghép vào quy trình xây dựng luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Điều quan trọng khi đưa vào quy trình xây dựng văn bản, chính sách thì RIA phải được xem như một công cụ kiểm soát, đánh giá chất lượng của các chính sách. Để đảm bảo điều này, điều quan trọng là xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để các Bộ/Ngành thuận lợi cho quá trình áp dụng cũng như để các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định kiểm soát được chất lượng của các chính sách, văn bản.